You are on page 1of 18

MỤC LỤC

I. Khái niệm ngôn ngữ...............................................................................1

II. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội và những quan niệm đúng về bản
chất của ngôn ngữ...........................................................................................2

1. Không phải là hiện tượng tự nhiên.............................................2

2. Không phải hiện tượng sinh vật..................................................2

a. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh (di truyền)..................2

b. Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật........3

3. Không phải là hiện tượng cá nhân...................................................3

III. Bản chất xã hội của ngôn ngữ.........................................................4

1. Phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp..................4

2. Thể hiện ý thức xã hội..................................................................5

3. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của xã hội....................................................................................7

IV. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đăc biệt.............................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................10

1
I. Khái niệm ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.

Những cách nói như ngôn ngữ múa, ngôn ngữ hội hoạ, ngôn ngữ âm nhạc,
ngôn ngữ của loài hoa, ngôn ngữ của loài ong... là cách dùng từ ngôn ngữ
theo phép ẩn dụ, dựa trên cơ sở nét tương đồng giữa ngôn ngữ với các đối
tượng được nói đến nên ngôn ngữ được hiểu là công cụ dùng để biểu đạt, để
thể hiện một điều gì đó.

II. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội và những quan niệm đúng về bản
chất của ngôn ngữ 

1. Không phải là hiện tượng tự nhiên

Ngôn ngữ mang tính chủ quan và thể hiện ý chí của con người. Con người
cần giao tiếp để phục vụ các nhu cầu trong đời sống, vì thế mới có sự ra đời
của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không thể tự sinh, tự diệt, tự sinh ra và mất đi bên
ngoài phạm vi xã hội loài người. Thực tế cho thấy, khi bị cô lập khỏi nền thế
giới loài người, con người có thể phát triển nhưng hoàn toàn không biết nói.

Một số người nhầm lẫn ngôn ngữ có cùng quy luật phát triển với thế giới
tự nhiên: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn và diệt vong. Nhưng
thực chất, ngôn ngữ luôn kế thừa các cũ để phát triển cái mới, không bao giờ
bị hủy diệt hoàn toàn. Có những tử ngữ như tiếng Phạn, tiếng Latin dù không
còn là sinh ngữ nhưng vẫn còn nhiều dấu ấn trong kí ức văn hóa ở đời sống
hiện tại và sau này.

2. Không phải hiện tượng sinh vật

a. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh (di truyền)

2
Con người sinh ra đã có bản năng: đi, ngồi, chạy… và có các cơ quan bẩm
sinh liên quan đến phát âm: khoang phát âm như mũi, răng, môi..., cơ quan hô
hấp, trung ương thần kinh. Thế nên mọi người cho rằng hoạt động nói năng
cũng có tính chất bản năng như các hoạt động ăn, khóc, cười, chạy, nhảy của
con người. Họ thấy hầu như đứa trẻ nào cũng biết khóc, cười, biết ăn… rồi
biết nói như nhau và trẻ con ở hầu hết các nước trên thế giới đều bắt đầu nói
những âm giống nhau như papa, mama,…. Nhưng không thể coi đó là cơ sở
để hiểu tính bẩm sinh của ngôn ngữ.

Thực ra những bản năng sinh vật như ăn, khóc, cười có thể phát triển
ngoài xã hội, trong trạng thái cô độc. Còn ngôn ngữ không thể có được những
điều kiện như thế: nếu tách 1 đứa bé ra khỏi xã hội loài người, thì nó biết ăn,
chạy, leo trèo… nhưng nó không biết nói.

Ví dụ: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta tìm được 2 bé gái ở hang sói trong
rừng. Vì bị rơi vào đời sống hoang dã, 2 em đã tiếp thu những kỹ năng đời
sống súc vật và mất đi tất cả những gì thuộc về con người. Hai em không biết
nói mà chỉ rống lên thôi.

Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc xã hội, với mọi
người xung quanh. Ví dụ: Đứa trẻ sinh ra Việt Nam, nhưng lớn lên ở Nga,
tiếp xúc người Nga sẽ nói tiếng Nga.

b. Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật 

Động vật dùng tiếng kêu để báo hiệu sự nguy hiểm hay gọi nhau với bầy
đàn như: tiếng gà mẹ kêu cục cục gọi đàn con, tiếng gáy của gà là đặc trưng
của nó, tiếng chó sủa…. Âm thanh ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của
một số động vật. 

3
Nhiều gia súc còn có thể hiểu con người và một số câu nói của con người.
Chính vì thế chúng ta mới có thể: gọi chó đến, đuổi chó đi, bảo nó nằm xuống
một cách dễ dàng. Thậm chí, đối với con vẹt hay sáo, ta có thể dạy cho chúng
nói một số câu nói của con người nữa. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện trên
đây ở loài động vật vẫn chỉ là những hiện tượng sinh vật, đó chẳng qua chỉ là
những phản xạ không điều kiện hoặc có điều kiện mà thôi. Ivan Pavlov đã gọi
những phản xạ như vậy là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Hệ thống này có cả ở
người lẫn động vật. 

Tiếng nói của con người thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, tức là tín hiệu của
những tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai gắn liền với tư duy trừu
tượng, với việc tạo ra các khái niệm chung và các từ. Ưu thế lớn nhất của con
người đối với loài vật là ở khả năng có những khái niệm chung do từ tạo
thành.

Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư
duy, suy đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu
động vật.

3. Không phải là hiện tượng cá nhân

Có một số ý kiến cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân vì thực tế có sự
khác nhau về vốn từ, cách diễn đạt ở những cá nhân khác nhau cùng sống
trong một cộng đồng xã hội. Sự khác nhau như trên là có thực nhưng đó là sự
khác nhau do việc tiếp nhận và sử dụng cái chung theo từng cá nhân.

Do đó ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân mà nó là của cộng
đồng. Chính vì nó là cái chung của xã hội của chúng ta nên anh nói tôi mới
hiểu và chúng ta hiểu nhau, nếu không có ngôn ngữ chung thống nhất thì làm
sao con người có thể giao tiếp được.

4
Ví dụ: Sinh viên khoa Văn và sinh viên khoa Toán cùng trình bày về một
vấn đề xã hội. Sinh viên khoa Văn về cơ bản sẽ trình bày sâu sắc đầy đủ và có
sức thuyết phục cao hơn sinh viên khoa Toán bởi vì sinh viên khoa Văn được
tiếp nhận nhiều hơn những từ ngữ biểu thị đời sống xã hội được tiếp nhận
cách trình bày cách chọn lọc từ ngữ (sử dụng phương tiện giao tiếp) phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp.

Tuy nhiên khi đã tiếp nhận cái chung đó làm phương tiện giao tiếp, mỗi cá
nhân không có quyền làm thay đổi các yếu tố ngôn ngữ. Nếu làm thay đổi để
có màu sắc riêng không phù hợp với những quy ước chung của xã hội thì lập
tức đó không còn là ngôn ngữ nữa vì không được cộng đồng thừa nhận.

Mặt khác sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chung của
mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác nhau của nó trong các cộng
đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội gọi
là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội, cũng chính là những biểu hiện
sinh động đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ.

III. Bản chất xã hội của ngôn ngữ


1. Phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp

Phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công
tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong tất cả các
phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện
duy nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở
thành một công cụ giao tiếp vạn năng vì nó hành trình cùng con người từ lúc
con người xuất hiện cho tới tận ngày nay.

Chúng ta biết rằng, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã
tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống
tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới

5
quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người, ví dụ như
hệ thống ký hiệu Toán học, Hoá học… Nhưng người dùng chúng lại rất chọn
lọc, ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định hoặc phải là những nhà chuyên
môn có trình độ cao. Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với từng dân tộc
người. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã
hội, trình độ học vấn… mà nó phục vụ cộng đồng một cách vô tư.

Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương
tiện không kén người dùng và có thể chuyển tải được tất cả các nội dung
thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu. Từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ
của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm, nhu cầu trao đổi các
kinh nghiệm thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức... Trong khi đó các phương
tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu bộc lộ và giao
tiếp của con người.

Tóm lại, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng vì về mặt số
lượng, nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng. Về mặt chất
lượng, nó giúp các thành viên trong cộng đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp.
Do đó ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện
trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho chúng ta hiểu biết lẫn nhau,
từ đó cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con
người.

2. Thể hiện ý thức xã hội

Ý thức xã hội là các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã
hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thói quen, phong tục, tập
quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã
hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

6
Chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ mới có thể làm phương tiện
giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ đã ký hiệu hoá các tư tưởng của con
người, hệt như mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong lý
thuyết của tín hiệu học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tư tưởng và tư duy là
cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà
thực tại được phân cắt ra thành các khái niệm (mà cái biểu hiện của nó là các
từ, ngữ). Nếu không có ngôn ngữ thì con người không có phương tiện để phân
cắt thực tại ra thành các khái niệm. Chính các từ, ngữ định danh của một ngôn
ngữ đã cố định hoá các ý tưởng về thực tại của con người vào các khái niệm
cụ thể.

Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên các từ có nội
dung nghèo nàn, mờ nhạt nhưng nhờ có ảnh hưởng của tiến trình văn hoá
nhân loại mà các từ được cấp thêm nét nghĩa tinh tế hơn cho phù hợp với tư
duy của con người về sự vật mà từ phản ánh. Trong tiến trình này, từ chỉ còn
là một cái vỏ, nơi đổ đầy tư duy của chúng ta về một sự vật cụ thể.

Ngôn ngữ nói chung thể hiện ý thức của xã hội loài người vì nó chính là
phương tiện phản ánh, ghi lại bản sắc, văn hóa của cộng đồng, quốc gia. Mỗi
hệ thống ngôn ngữ cụ thể lại phản ánh bản sắc của cộng đồng nói ngôn ngữ
đó Mỗi tập thể khác nhau có một phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư
khác nhau, và theo đó các từ ngữ để gọi tên các khái niệm tương ứng cũng
khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy, những từ ngữ ấy sẽ không được sử dụng và
thậm chí không còn tồn tại nữa. Vì vậy người ta đã bàn đến những nhân tố
dân tộc, nhân tố văn hóa, nhân tố truyền thống trong ngôn ngữ. Chẳng thế mà
thông qua ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy.
Trong cuốn “Hệ tư tưởng Ðức”, Mác và Ăng ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý
thức thực tại, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần
thiết phải giao dịch với người khác”.

7
Ví dụ: Nhật Bản là nước phát triển lúa nước nên có lễ hội cùng với sự xuất
hiện cụm từ gọi tên lễ hội đó: Lễ cầu mùa (Kigasai), lễ mùa thu (Ninamesai),
hội làm ruộng (Taasobi), hội cơm mới (Gohanshiki)…; Việt Nam có các từ:
cày, bừa, găt, sàng, nong, nia,... gắn với nhà nông.

Đặc biệt, ngôn ngữ là công cụ sáng tác văn học và tiếp thu nền văn hóa
dân tộc trong mỗi thời kì lịch sử. Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử.
Mà ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Nên ngôn ngữ là tấm gương
phản chiếu văn hóa, văn học mỗi dân tộc.

3. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội.

Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng
phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của
xã hội. Nhìn lại quá trình phát triển của xã hội loài người chúng ta thấy, tổ
chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc. Đó là tập hợp những người cùng
dòng máu. Một số thị tộc thân thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các
bộ lạc liên kết với nhau tạo thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các
dân tộc hiện đại được hình thành từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự
phát triển từ các thị tộc bộ lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không
theo một con đường thẳng đuột mà trải qua những chặng đường quanh co
khúc khuỷu, rất phức tạp. Trong đó quá trình thống nhất và phân li chằng
chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người
cho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng
phải theo quy luật thống nhất và phân li như thế, qua mỗi chặng đường, ngôn
ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của ngôn
ngữ có thể thấy những bước sau: ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn
ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai.

8
Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu
trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng
đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự
phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống
ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng, ngữ nghĩa, và cơ cấu ngữ pháp
của nó. Nếu như sự phát triển của ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt, nhiều khía
cạnh thì nguyên nhân làm cho nó biến đổi và phát triển cũng đa dạng và
phong phú. Người ta đã từng lý giải sự phát triển của ngôn ngữ là do sự phát
triển của bộ máy phát âm, do ảnh hưởng của điều kiện địa lý và khí hậu, do
ảnh hưởng của tâm lý dân tộc,do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ
máy phát âm, do chơi chữ, do đặc điểm của trẻ em học nói... chúng ta không
phủ nhận tác dụng của các yếu tố kể trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ,
nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chủ yếu, quyết định phương hướng và
cách thức phát triển của ngôn ngữ. Với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt,
sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá
và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ có thể hiểu được một
ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta nghiên cứu nó theo
sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ đó, sáng lập và bảo
tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai cấp xuất hiện, chữ viết ra đời,
các quốc gia hình thành cần giao dịch có thư từ có quy thức ít nhiều cho việc
hành chính. Nền thương nghiệp trưởng thành càng cần giao dịch thư từ có quy
tắc hơn nữa. Báo chí xuất hiện, văn học tiến lên, tất cả điều đó đã đưa lại
những sự biến đỏi lớn lao trong quá trình phát triển của ngôn ngữ.

Ngoài ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến
những nhân tố khách quan như: hình thức cộng đồng dân tộc người, dân số,
trình độ học vấn, hình thức thể chế nhà nước, môi trường tộc người, tốc độ
phát triển kinh tế xã hội, mối liên hệ kinh tế chính trị văn hoá, thế tương quan
giữa trình độ phát triển của một dân tộc với nước láng giềng, truyền thống văn

9
hoá, mức độ phân chia thành tiếng các địa phương. Những yêu cầu của xã hội
đặt ra sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn trong nội
bộ của ngôn ngữ.

Còn về yếu tố chủ quan: con người là yếu tố trong sự phát triển của ngôn
ngữ. Thể hiện chính sách đối với ngôn ngữ gắn liền quy luật phát triển ngôn
ngữ và phát triển xã hội. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ
qua lại. Xã hội phát triển và tồn tại nhờ ngôn ngữ và ngược lại. Nhờ ngôn
ngữ, con người giao lưu với nhau và tự hoàn thiện bản thân. Vì thế ngôn ngữ
có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

IV. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đăc biệt

Ngôn ngữ có mối quan hệ với hiện tượng xã hội khác như: kiến trúc
thượng tầng và cơ sở hạ tầng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của một xã hội ở một giai
đoạn phát triển nào đó.
- Kiến trúc thượng tầng là những quan điểm về chính trị, pháp quyền, tôn
giáo, nghệ thuật... của xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở hạ
tầng.

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, vì: 

- Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng. Khi cơ
sở hạ tầng bị tiêu hủy thì kiến trúc thượng tầng cũng bị phá vỡ. Thay vào đó
là kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng mới nhưng ngôn ngữ không thể thay
đổi. Ngôn ngữ chỉ có thể biến đổi liên tục chứ không tạo ra ngôn ngữ mới.
- Kiến trúc thượng tầng có phạm vi tác động nhỏ, hẹp, có hạn. Không
trực tiếp liên hệ với sản xuất, nó chỉ liên liên kết sản xuất một cách gián tiếp.
Trong khi đó, ngôn ngữ có phạm vi tác động lớn, hầu như không có giới hạn.

10
Liên hệ trực tiếp với hoạt động khác của con người trên tất cả các lĩnh vực
công tác, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, phản ánh trực tiếp những
thay đổi trong sản xuất. 
- Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thượng
tầng kiến trúc thuộc về giai cấp thống trị, ngôn ngữ không thuộc về giai cấp
nào. Ngôn ngữ là phương tiện chung, phục vụ cho tất cả các giai cấp.

Như vậy, ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng, không thuộc kiến trúc
thượng tầng, cũng không phải là công cụ để sản xuất, ngôn ngữ là hiện tượng
xã hội đặc biệt.

11
ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐÁP ÁN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

1. Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ >đơn lập


2.  Âm vị khác âm tố> âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất,không thể
phân chia được nữa. Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để
cấu tạo vỏ âm thanh
3. Cái biểu hiện trong tín hiệu ngôn ngữ > là hình thức, là âm
thanh tai người có thể nghe thấy được và con người còn dung chữ
viết 1 loại tín hiệu thị giác mà mắt người có thể nhìn thấy được. 
4. Quan hệ liên tưởng là > quan hệ giữa 1 yếu tố có mặt và các yếu
tố vắng mặt.
5. Từ đa nghĩa > một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng,biểu
thị nhiều khái niệm.
6. Từ đồng âm > là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng
khác nhau hoàn toàn về nghĩa.
7. Đơn vị có chức năng thông báo là >câu
8. Tín hiệu ngôn ngữ bao gồm > Hình vị,từ.
9. Đơn vị ngôn ngữ có tính độc lập về hình thưc và nghĩa > từ.
10. Các tiêu chí phân loại từ loại > có ba tiêu chí: Ý nghĩa khái quát
của từ , đặc điểm về hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của
các từ ở trong câu.
11. Lê Nin nhận định về vai trò của ngôn ngữ > Ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
12. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói > Ngôn ngữ mang tính xã hội ,có
tính khái quát và trừu tượng còn lời nói mang tính cá nhân,cụ thể.
13. Tập hợp các ngôn ngữ có chung nguồn gốc gọi là ngữ hệ các
ngôn ngữ.
14. Nghĩa tình thái > là sự bày tỏ thái độ ,sự đánh giá của người nói
đối với việc đó.
15. Cách thức phát triển của ngôn ngữ > phát triển từ từ,không đột
biến,có sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngôn ngữ( từ
12
vựng biến đổi nhanh nhất,ngữ âm tương đối chậm và ngữ pháp ít
biển đổi).
16. Người ta nghiên cứu ngôn ngữ học từ từ thời cổ đại,muộn nhất
là nửa cuối TK IV trước công nguyên.
17. Ngôn ngữ học nghiên cứu về > ngôn ngữ.
18. Từ vựng > là tập hợp tất cả các từ và các đơn vị tương đương
với từ trong 1 đơn vị ngôn ngữ.
19. Tín hiệu là > một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan con
người,làm cho người ta tri giác được và thông qua đó biết về một
cái gì khác bằng cách lý giãi,suy diễn tín hiệu đó.
20. Lời nói được thể hiện ở > 3 dạng: nói,viết,câm.
21. Mối quan hệ giữa một từ với một câu > từ là đơn vị bậc dưới
của câu,câu được cấu tạo từ những từ.
22. Đơn vị cấu tạo từ là > hình vị.
23.  m tiết là > đơn vị phát âm nhỏ nhất,cứ phát âm một hơi tạo
thành một tiếng là âm tiết.
24. Trọng âm là > là hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết trong
từ.
25. Tiếng Anh và Tiếng Nga cùng thuộc loại hình ngôn ngữ >
không đơn lập,hòa kết.
26. Bản chất tìn hiệu ngôn ngữ > 3 bản chất: vó đoán,tính 2
mặt,tính hình tuyến.
27. Loại hình ngôn ngữ là >khái niệm ngôn ngữ học dùng để chỉ
tập hợp những ngôn ngữ có chung hay một hay nhiều đặc điểm
hình thái nhất định.
28. Tiếng Việt cùng học với nhóm ngôn ngữ> Họ Môn Khơ
me( Việt,Mường,BaNa,Khơ Mú,Cơ Tu,Khơ Me).
29. Phạm trù cách là > phạm trù ngữ pháp của danh từ.
30. Đặc điểm của câu > là đơn vị của ngôn ngữ,thể hiện một nội
dung thông báo,có cấu trúc ngữ pháp và có ngữ điệu kết thúc.
31. Các thành phần nghĩa của từ > có 4 thành phần: nghĩa biểu
niệm,nghĩa biểu vật,nghĩa biểu thái và nghĩa cấu trúc.

13
32. Quan niệm Mac Xit về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy>
Thống nhất nhưng không đồng nhất.
33. Quan hệ ngữ pháp trong câu ca dao: “còn trời,còn nước,còn
non/còn cô bán rượu anh còn say sưa”> quan hệ đẳng lập,quan hệ
liên hợp.
34. Bộ phận của ngôn ngữ biến đổi chậm nhất> ngữ pháp.
35. Tiêu chí phân loại phụ âm > theo phương thức cấu âm và theo
vị trí cấu âm.
36. Tiếng Việt sử dụng > 7 phương thức ngữ pháp(phụ tố,biến
tốtrong,trọng âm,lặp,hư từ,trật tự từ,ngữ điệu)
37. Ngôn ngữ có hai chức năng > giao tiếp và tư duy.
38. Các kiểu quan hệ ngữ pháp > 3 kiểu: chủ vị ,chính phụ,đẳng
lập.
39. Quan niệm đúng đắn về bản chất của ngôn ngữ > ngôn ngữ là
một hiện tượng xã hội và là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
40. Đặc trưng của nguyên âm > tạo ra luống hơi tự do,yếu,có tiếng
vang,các bộ phát âm đều.
41. Đặc trưng của phụ âm > luồn hơi đi ra bị cản khi phát
âm,mạnh,không vang,chỉ tập trung vào tiêu điểm cấu âm.
42. Nghĩa biểu niệm của từ > mối liên hệ giữa từ vơi sý nghĩa.
43. Quan hệ ngữ pháp trong câu “60 tuổi hãy còn xuân chán …..”
là > ẩn dụ.
44. Ý nghĩa ngữ pháp là > ý nghĩa chung của nhiều từ,nhiều đơn vị
ngữ pháp có tính khái quát và trừu tượng.
45. Các cơ sở của ngữ âm > 3 cơ sở: sinh lý,vật lý và xã hội.
46. Thành phần chính của câu gồm > chủ ngữ và vị ngữ.
47.  m vị siêu âm đoạn tính gồm > thanh điệu,trọng âm và ngữ
điệu.
48. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ > 3 mối
quan hệ: hệ.cấp bậc,liên tưởng.
49. Thành phần câu gồm> thành phần chính gồm: chủ ngữ và vị
ngữ,thành phần phụ gồm: trạng ngữ,định ngữ,bổ ngữ.

14
50. Các tiêu chí miêu tả hình thang nguyên âm quấc tế > 3 tiêu chí:
độ mở của miệng,hình dáng của môi và chiều hướng của lưỡi.
51. Tiếng Việt và Tiếng Hán khác nhau> tiếng Việt có 6 thanh,tiếng
Hán có 4 thanh.
52. Người Việt chọn > tiếng Hán và tiếng Việt làm ngôn ngữ văn
hóa.
53.  m vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo và phân biệt
vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
54. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo và biến đổi
từ.
55. Từ đơn vị nhỏ nhất độc lập về nghĩa và hình thức.
56. Câu phương tiện chính để biểu đạt và giao tiếp.
57. Từ “ nhí nhảnh” có > 1 từ,2 âm tiết,2 hình vị,3 âm vị và 5 âm tố.
58. Có 4 loại trường nghĩa > biểu vật,biểu niệm,tuyến tính và liên
tưởng.
59. Từ đồng nghĩa chia làm > 2 loại: Tuyệt đối(hán việt thuần
việt,từ cũ và từ mới,địa phương và toàn dân) Tương đối(khác nhau
về sắc thái biểu cảm).
60. Phương thức biến tố trong> biến đổi một bộ phận của chính tố
để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.
61.  m tiết chia làm hai loại chính> mở và khép.Trong đó có nửa
mở và nửa khép.
62. Miêu tả nguyên âm “U” > dòng sau,độ mở hẹp,tròn môi.
63. Gía trị của một đơn vị ngôn ngữ được quy đinh bởi>  m vị,hình
vị,từ,câu.
64.  m tố chia là > 2 loại:  m tố nguyên âm và âm tố phụ âm.
65. Tính vó đoán là > tính không có lý do ,do thói quen cộng đồng
sử dụng ngôn ngữ.
66. Con đường hình thành ngôn ngữ dân tộc > 3 con đường: chất
liệu vốn có(pháp,việt nam),phan trộn nhiều dân tộc(tiếng anh),tập
trung nhiều tiếng địa phương( nga).

15
67. Ăng ghen quan niệm> “ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động
và nảy sinh cùng với lao động”.
68. Gỉa thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ thời Phục Hưng> thuyết
tượng thanh,thuyết cảm thán,thuyết quy ước xã hội,thước ngôn
ngữ cử chỉ.
69. Tính đặc biệt của ngôn ngữ thể hiện ở > ngôn ngữ không thuộc
kiến trúc thượng và hạ tầng,không mang tính giai cấp và không
phát triển theo con đường đọt biến.
70.  m tố chia làm 2 loại > âm tố nguyên âm và âm tố phụ âm.
71. câu ngành ngành là từ láy mang ý nghĩa ngữ pháp 

16
27/ “Là một sự vật tác động vào giác quan
của con người làm cho ta hiểu được,
suy diễn đến nội dung nào đó nằm ngoài sự vật
đó” là khái niệm của?
A. Tín hiệu
B. Ngôn ngữ
C. Dấu hiệu
D. Xã hội

25/ Là hệ thống những


đơn vị vật chất và nhũng
quy tắc hoạt động của
chúng
được phản ánh trong ý
thức cộng đồng là nói
đến?
A. Ngôn ngữ
B. Hệ thống
17
5

C. Cấu trúc
D. Tín hiệu

18

You might also like