You are on page 1of 26

CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

(Function of Language)

ThS. Đinh Xuân Hảo


TỔNG QUAN
CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan


trọng của con người
2. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
3. Chức năng thẩm mỹ
Theo thần thoại Tháp Babel trong kinh Cựu Ước,
từ thời Adam, loài người chỉ nói một thứ tiếng,
cho đến khi Nimrod dám xây một cái tháp lên
trời. Để ngăn cản, Chúa Trời đã tạo ra sự đa
dạng về ngôn ngữ giữa những công nhân xây
tháp.

(Robert A. Hall, Jr. 1960 - Linguistics and Your Language –


Doubleday & company, INC.Garden City, Newyork, page 228)

Thần thoại này nói lên điều gì về vai trò của ngôn
ngữ?
1.Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng
của con người
Ngoài ngôn ngữ , còn có những phương tiện
giao tiếp khác như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn
ngữ cơ thể (body language), ngôn ngữ ký
hiệu (sign language) như toán học, hóa học,
đèn giao thông, tiếng chuông nhà trường, tín
hiệu hàng hải…, âm nhạc, hội họa…
Nhưng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất
của con người.
- Nhờ ngôn ngữ, con người có thể hiểu nhau trong quá
trình sinh hoạt và lao động.
Do đó, con người có thể cùng nhau chinh phục thiên
nhiên, xã hội, làm cho xã hội tiến bộ không ngừng.
- Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất. Ngôn ngữ
không tạo ra vật chất, nhưng có thể thể hiện hoạt động
sản xuất, giúp con người giành lấy tri thức cần thiết để
đấu tranh sản xuất, giúp con người hợp tác sản xuất,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng là công cụ đấu
tranh giai cấp.
Do đó, trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao thì ngôn ngữ
chính là công cụ hoạt động.
Trong lãnh vực tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, nhà truyền
giáo, nhà cầm bút phải biết sử dụng ngôn ngữ như một
phương tiện để truyền bá, thuyết phục.
- Trong kỉ nguyên tin học hóa hiện nay, với sự hỗ
trợ của các phương tiện thông tin hiện đại, phạm
vi giao tiếp bằng ngôn ngữ càng ngày càng phát
triển cả bề rộng lẫn bề sâu.
- Ngày nay, phạm vi giao tiếp bằng ngôn ngữ
mang tính toàn cầu: thông tin qua trang web, qua
điện thoại, thư điện tử (email), chat qua mạng
internet, skype, voice chat, zalo, viber, facebooks,
tango, twitter, gab.com (thay facebooks),
duckduckgo (thay google), parler, …
1.1. Cơ chế giao tiếp bằng ngôn
ngữ
BỐI CẢNH GIAO TIẾP

NỘI DUNG THÔNG TIN


CHỦ THỂ CHỦ THỂ
GIAO TIẾP A KÊNH VÀ MÃ THÔNG TIN GIAO TIẾP B
1.2. Bối cảnh giao tiếp
-Hoạt động ngôn ngữ luôn xảy ra trong một bối
cảnh giao tiếp.
- Giá trị của cùng một thông tin ngôn ngữ có
thể khác nhau trong những bối cảnh khác
nhau.
- Bối cảnh giao tiếp có thể:
+ Hỗ trợ sự biểu đạt, thông hiểu ngôn ngữ;
+ Gây nhiễu thông tin.
•Bối cảnh giao tiếp:
- Nghĩa rộng: toàn bộ điều kiện tự nhiên – xã hội
trong đó ngôn ngữ hoạt động:
+ không gian,
+ thời gian,
+ hoàn cảnh xã hội - lịch sử chung và riêng,
+ tâm lí từng người,
+ quan hệ giữa hai người,
+ trình độ ngôn ngữ hai đối tượng…
- Nghĩa hẹp: ngữ cảnh là chu cảnh:
chu cảnh của từ là câu, của câu là đoạn văn …
2. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có chức năng phản ánh.
- Đặc trưng quan trọng nhất của con người là năng
lực tư duy.
- Tư duy là quá trình suy nghĩ nhằm khám phá quy
luật của thế giới khách quan.
- Người ta có thể suy nghĩ thầm lặng, nói, viết, đọc
một mình: chức năng thể hiện tư duy là một chức
năng cơ bản của ngôn ngữ , độc lập với chức năng
giao tiếp.
Theo quý thầy cô,
ngôn ngữ có trước
tư duy hay tư duy có
trước ngôn ngữ ?
Hãy trình bày lập
luận cho ý kiến của
mình.
- Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con người
hình thành và phát triển tư duy.
- Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện
ở cả hai khía cạnh:

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng

Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình


hình thành tư tưởng.
Karl Marx: “Ngôn
ngữ là hiện thực Hãy nêu
trực tiếp của tư những ví dụ
tưởng.” làm rõ sự
khác nhau
Ngôn ngữ chính là
hình thức tồn tại, là giữa ngôn ngữ
phương tiện vật chất và tư duy.
để biểu đạt tư duy.
• Ngôn ngữ và tư duy cùng hình thành và phát triển
nhờ lao động.
• Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
• Ngôn ngữ là công cụ để người ta suy nghĩ. Kết quả
của tư duy được ghi lại và củng cố trong ngôn ngữ –
vỏ vật chất của tư duy.
• Ngôn ngữ và tư duy gắn bó nhưng không đồng nhất.
TƯ DUY NGÔN NGỮ
VỀ BẢN CHẤT Là hoạt động của hệ Là hệ thống ký
thần kinh cao cấp; là hiệu đặc biệt; là thể
yếu tố tinh thần thống nhất vật chất
- tinh thần

VỀ CHỨC NĂNG Nhận thức, tìm ra Công cụ giao tiếp


mối liên hệ nội bộ và tư duy
của sự vật để hiểu
bản chất của nó.

VỀ HỆ THỐNG Là khái niệm, phán Là từ, ngữ,câu


SẢN PHẨM
đoán, suy lý.
TƯ DUY NGÔN NGỮ
VỀ QUY LUẬT Chỉ chấp nhận sự Theo quy luật của
HOẠT ĐỘNG
hợp lý, logic. thói quen
VỀ PHẠM VI GIÁ Có tính chất phổ Chỉ gắn với một
TRỊ
biến cho toàn thể cộng đồng nhất
loài người. định
3. Chức năng thẩm mỹ
Ngôn ngữ còn là chất liệu và phương tiện
của nghệ thuật văn chương.

Thầy cô hãy kể tựa một số tác phẩm


văn chương, nghệ thuật mà mình biết.
Thảo luận nhóm: Hãy lí
giải vì sao trong quá
trình sử dụng Tiếng Việt,
cần và có thể phát triển
năng lực tư duy song
song với phát triển năng
lực ngôn ngữ?
1.Theo các bạn, ngôn
ngữ có trước hay tư
duy có trước?
2. Hãy phân tích Các chức năng
của ngôn ngữ.
Hãy điền chi tiết vào những ô trống

TƯ DUY NGÔN NGỮ


VỀ BẢN CHẤT

VỀ CHỨC NĂNG

VỀ HỆ THỐNG
SẢN PHẨM
TƯ DUY NGÔN NGỮ
VỀ QUY LUẬT
HOẠT ĐỘNG

VỀ PHẠM VI GIÁ
TRỊ
CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp


quan trọng nhất của con người.
2. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy.
3. Ngôn ngữ có chức năng thẩm mỹ
(là công cụ sáng tác văn chương).
Chuẩn bị: SV tự nghiên cứu về
Lịch sử phát triển của ngôn
ngữ

You might also like