You are on page 1of 8

HỌC PHẦN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Giảng viên: TS Đoàn Thị Thu Hà

HỌC LIỆU
1. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) - Nguyễn Ngân Hoa - Đỗ Việt Hùng - Bùi Minh Toán (2007),
Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
2. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Tái bản lần thứ mười, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (2010), Dẫn
luận ngôn ngữ học, Tái bản lần thứ sáu, Nxb Giáo dục.
4. Vũ Đức Nghiệu (Chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Anouschka Bergmann - Kathleen Currie Hall - Sharon Mirram Ross (2007), Language
files - Materials for an introduction to language and linguistics, Tenth Edition, The Ohio
State University Press, Columbus.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC

1.1 Ngôn ngữ là gì? [Đọc 1:8]


Hiểu một cách đơn giản nhất, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng lời của
loài người. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ của mình và ngôn ngữ nào trên thế giới cũng
có từ riêng để biểu thị khái niệm này, chẳng hạn “language” (tiếng Anh), “langue”
(tiếng Pháp), “strache” (tiếng Đức), “nihonggo” (tiếng Nhật), “eone” (tiếng Hàn Quốc),
“phaxả” (tiếng Thái Lan), “bahasa” (tiếng Malay), “ngôn ngữ”/ “tiếng” (tiếng Việt).
Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi ngôn ngữ là gì, trong đó cách hiểu sau đây có
lẽ được thừa nhận rộng rãi hơn cả: “Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, từ ngữ và các quy
tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp cho một cộng đồng” [Dẫn theo 1:8]. Có thể
nói, ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người;
phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang
thế hệ khác.

1
1.2 Bản chất của ngôn ngữ
1.2.1 Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt [1:14-18]; [4:9-13]
- Ngôn ngữ không phải hiện tượng sinh vật, mang tính di truyền như các đặc tính sinh vật
khác. Ngôn ngữ chỉ phát sinh, phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn, nhu cầu của
chính loài người. Nói cách khác, nó là một sản phẩm mang tính xã hội đặc biệt, thể hiện ý
thức xã hội hội và là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa.
- Ngôn ngữ không phải sản phẩm cá nhân mà là cái chung của cả xã hội. Ngôn ngữ không
của riêng nhà nước, đảng phái, thể chế chính trị, tôn giáo, giai cấp nào, cũng không.thuộc
về riêng ai. Nó ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội cho dù mỗi đối tượng
có thể sử dụng nó theo cách của mình, với bản sắc của mình.
- Ngôn ngữ không bị biến đổi bằng cách mạng chính trị xã hội và sự phát triển của nó luôn
mang tính kế thừa.
1.2.2 Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt [1:34-38]; [4:13-16]
- Hệ thống: Thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau.
- Tín hiệu: Một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta
tri giác được) và có giá trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể ấy.
- Tín hiệu ngôn ngữ: Thể thống nhất của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt là
hình thức ngữ âm, cái được biểu đạt là khái niệm được hình thức ngữ âm đó biểu thị.
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu vì bản thân ngôn ngữ vốn đã có bản chất tín hiệu, thêm
nữa, cơ cấu tổ chức của nó có tính hệ thống.
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì:
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu phức tạp, gồm nhiều yếu tố đồng loại và không đồng
loại (âm vị, hình vị, từ, câu), cấp bậc, quan hệ (quan hệ kết hợp/ tuyến tính/ ngang; quan hệ
liên tưởng/ đối vị/ dọc và quan hệ tôn ti).
+ Tín hiệu ngôn ngữ có tính đa trị, nghĩa là một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái
được biểu đạt khác nhau.
+ So với các hệ thống tín hiệu khác, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu có tính thiết
chế xã hội đậm nét nhất, nó có quy luật phát triển nội tại của mình, không bị phụ thuộc
vào ý muốn cá nhân.

2
+ Vì sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa nên nó nào cũng là phương
tiện giao tiếp của quá khứ, hiện tại và của những con người thuộc các thời đại khác nhau.
Điều này ít nhiều khác với các loại tín hiệu khác thường được tạo ra để phục vụ nhu cầu
của con người trong một giai đoạn nhất định, có thể dễ dàng thay đổi.
1.3 Chức năng của ngôn ngữ [4:16-27]
1.3.1 Chức năng giao tiếp
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết… giữa những người
tham gia giao tiếp với nhau, từ đó có sự tác động đến nhau.
- Chu trình giao tiếp bằng ngôn ngữ là chu trình vừa truyền đi vừa thu về.
- Không phương tiện giao tiếp nào sánh được với ngôn ngữ về độ phong phú thông tin, mức
độ phức tạp trong tổ chức. Nói khác, phương tiện giao tiếp nào ngoài ngôn ngữ cũng có thể
được “diễn giải” lại bằng ngôn ngữ mà không có chiều ngược lại.
- Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ làm nó trở thành động lực tối quan trọng bảo đảm sự
tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
1.3.2 Chức năng làm công cụ tư duy
- Con người tư duy bằng khái niệm và tri nhận bằng các khái niệm về toàn bộ thế giới.
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (biểu hiện thực tế của tư tưởng). Ngôn ngữ
tàng trữ, chứa đựng các kết quả của hoạt động tư duy. Không có từ nào, câu nào không biểu
hiện khái niệm hay tư tưởng.
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ
trở nên rõ ràng khi được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ không chỉ đóng vai trò làm phương tiện vật chất, làm công cụ để biểu đạt tư
duy mà còn là công cụ của hoạt động tư duy, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và
phát triển tư duy của con người.
- Ngôn ngữ gắn với tư duy trừu tương chính là đặc trưng làm con người khác với các loài
động vật khác. Với ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, con người định hình và dán nhãn thế
giới vật chất và tinh thần theo cách tư duy của mình, làm cho thế giới vốn mênh mông và
phức tạp trở nên dễ hình dung, nắm bắt hơn. Trên cơ sở đó con người có thể khám phá,
chinh phục và chế ngự thế giới - điều mà không sinh vật nào làm được.

3
- Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy như hai mặt của một tờ giấy. Trong ngôn ngữ, nhờ ngôn
ngữ mà ý thức được hiện thực hóa. Trong quan hệ với tư duy, ngôn ngữ trở thành thể chất
có mặt tinh thần, không phải là vỏ âm thanh trống rỗng.
1.4 Chức năng làm nhân tố cấu thành văn hóa và lưu giữ, truyền tải văn hóa
- Trong các thành tố cấu thành nền văn hóa tộc người, ngôn ngữ là quan trọng nhất.
- Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hóa, là phương tiện lưu giữ chuyển tải văn hóa.
- Ngôn ngữ - văn hóa gắn bó khăng khít nhưng không phải là một.
- Muốn hiểu, sử dụng từ ngữ chính xác, người sử dụng ngôn ngữ phải hiểu văn hóa của dân
tộc sản sinh ra ngôn ngữ đó.
1.5 Một số chức năng khác
Chức năng miêu tả: Tổ chức, phản ánh trải nghiệm của con người về thế giới, truyền
đạt thông tin khẳng định hay phủ định được kiểm nghiệm.
Chức năng xã hội: Xác lập, duy trì và thông báo về mối quan hệ giữa người nói với
người nghe.
Chức năng biểu cảm: Biểu thị quan điểm, thái độ đối với trải nghiệm đã qua của
người nói.
Chức năng tạo lập văn bản: Tạo văn bản/ diễn ngôn (nói, viết).
1.6 Đặc trưng của ngôn ngữ [Đọc 4:28-35]
1.6.1 Tính võ đoán
- Giữa từ và đối tượng, khái niệm mà nó biểu thị không có mối liên quan bên trong nào.
- Là dấu hiệu tinh vi và là điểm khác biệt giữa ngôn ngữ của loài người với các phương
thức giao tiếp của loài vật.
- Tính võ đoán không mang tính tuyệt đối:
● Các từ tượng thanh (cạch, đoàng, keng, bốp…), tượng hình (lom khom, chi chít, toe
toét…)
● Những đơn vị từ vựng do các từ kết hợp với nhau (xe đạp, sếu đầu đỏ, chim chào
mào…).

4
1.6.2 Tính hình tuyến
- Khi đi vào hoạt động, các đơn vị, yếu tố của ngôn ngữ kết nối với nhau thành chuỗi, xuất
hiện kế tiếp nhau theo trình tự thời gian.
- Tính hình tuyến được thể hiện rõ nhất khi ngôn ngữ được định hình trên chữ viết.
- Có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ, thể hiện ở các điểm sau:
+ Các đơn vị, yếu tố của ngôn ngữ kết nối với nhau thành chuỗi theo những nguyên
tắc nhất định để tạo thành đơn vị lớn hơn.
+ Trên cơ sở đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể nói hay nghe được một cách phân
minh; người phân tích ngôn ngữ có thể nhận diện các đơn vị ngôn ngữ cũng như quy tắc
kết hợp chúng.
1.6.3 Tính phân đoạn đôi (Cấu trúc 2 bậc)
- Hệ thống ngôn ngữ có hai kiểu kết cấu:
● Kết cấu của các âm (Bậc 1): Gồm các đơn vị không mang nghĩa (các âm với số lượng
hữu hạn).
● Kết cấu của ý nghĩa (Bậc 2): Gồm các đơn vị có nghĩa do sự kết hợp các đơn vị tự
thân không nghĩa một số lớn các đơn vị có nghĩa → các đơn vị có nghĩa kết hợp với
nhau → vô hạn câu. Chẳng hạn, từ các âm tự thân không mang nghĩa: a, i, e, ô, m, b, n,
l…, theo quy tắc kết hợp âm của tiếng Việt, chúng ta có các đơn vị mang nghĩa: eo, ai,
ôm, ba, bi, mai, lan…
- Các đơn vị mang nghĩa này lại có thể kết hợp với nhau → các đơn vị mang nghĩa có
trúc phức tạp hơn: ôm eo ai, ai ôm eo…
- Đi theo chiều ngược lại, phân đoạn ngôn bản theo hai bậc, chúng ta có câu được phân
giải ra các ngữ đoạn, ngữ đoạn được phân giải ra các từ, từ được phân giải ra các yếu tố
cấu tạo từ hoặc biến đổi hình thái của từ. Ví dụ: Câu “Ba cô bé xinh đẹp này” được phân
giải thành:
→ Ba cô bé xinh đẹp / này.
→ Ba cô bé // xinh đẹp / này.
→ Ba // cô bé /// xinh đẹp / này.
→ B//// a, c//// ô, b/// é…

5
- Đặc trưng này cũng là biểu hiện rõ nét cho khả năng sản sinh đặc biệt của ngôn ngữ mà
không một phương thức giao tiếp nào khác có được.
1.6.4 Tính sản sinh (Tính năng sản)
- Được thể hiện ở chỗ từ số lượng đơn vị hữu hạn đã có, dựa vào bộ nguyên tắc đã được
xác định, người sử dụng ngôn ngữ có thể tạo sinh và hiểu được nhiều đơn vị mới và vô hạn
những phát ngôn mà họ chưa nghe thấy bao giờ. Đây là đặc điểm riêng của ngôn ngữ loài
người.
- Làm cho năng lực biểu hiện của ngôn ngữ trở nên biến hóa và không có giới hạn.
1.6.5 Tính đa trị
- Là sự không tương ứng một đối một giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nói cách khác,
một vỏ ngữ âm có thể biểu thị nhiều ý nghĩa. Ngược lại, một ý nghĩa có thể được thể hiện
ra bằng nhiều hình thức ngữ âm (từ đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa).
Ví dụ: Tay (tay người) → tay ghế, tay vịn.
Để biểu thị ý nghĩa “chấm dứt sự sống”, có thể có rất nhiều từ khác nhau: chết, mất, viên
tịch, băng hà, từ trần, đi ngủ với giun, về với đất, ngỏm, tèo… (tiếng Việt); die, pass away,
kick the bucket, breath one’s last, kiss the dust, go to aloft… (tiếng Anh).
1.6.6 Tính di vị (Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời
gian)
- Người sử dụng ngôn ngữ có thể nói về một dải rộng các sự vật, hiện tượng (dù là hiện
thực hay phi hiện thực) thoát khỏi sự ngăn trở của không gian, thời gian. Ví dụ: Ông/ cô
/bà tiên, ông trăng bà trời, ma cà rồng…
- Quan hệ với tính võ đoán: Cái được biểu đạt dù có thuộc tính vật chất hay phi vật chất,
là hiện thực hay phi hiện thực đều không quan trọng, chỉ cần người ta bảo nó có, cho
rằng nó tồn tại là được.
- Tiếng kêu của động vật chủ yếu phát ra từ sự phản ứng lại sự thay đổi trực tiếp của
hoàn cảnh.
1.7 Phân loại ngôn ngữ theo đặc trưng hình thái
1.7.1 Loại hình ngôn ngữ hòa kết/ khuất chiết
- Từ có biến đổi hình thái (ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp dung hợp trong từ):

6
I - me; they - them…; study - studies - studied…; woman - women; tell - told; tooth -
teeth…
- Có đối lập rõ rệt gắn kết chặt chẽ giữa căn tố - phụ tố: Work - worker; talk - talker;
table - tables…
- Một ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng nhiều phụ tố và ngược lại: Books; watches,
children…
Loại hình ngôn ngữ này có thể được chia thành hai tiểu loại:
- Loại hình ngôn ngữ hòa kết phân tích tính: Có sự giảm bớt sự biến đổi hình thái của
từ, tăng cường sử dụng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu để ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ
pháp (tiếng Anh, tiếng Pháp).
- Loại hình ngôn ngữ hòa kết tổng hợp tính: Các ngôn ngữ dòng Slavơ nói chung (tiếng
Đức, tiếng Nga, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng Do Thái…).
1.7.2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ngay trong từ bằng các phụ tố,
chẳng hạn trong tiếng Nhật: Sentaku (việc giặt giũ) - sentakusuru (giặt giũ); ai (tình
yêu) - aisuru (yêu) hay tiếng Thổ Nhĩ Kì: Adam (người đàn ông) - adamlar (những
người đàn ông); Kadin (người đàn bà) - kadinlar (những người đàn bà).
- Mỗi phụ tố chỉ “chứa” một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại, chẳng hạn trong tiếng
Malay: Jahit (may, cắt) - penjahit (thợ may); tulis (viết) - pentulis (nhà văn); Kadai
(cửa hàng) - pekadai (người bán hàng); ladang (ruộng) - peladang (nông dân); besar
(lớn) - pembesar (người quan trọng); jahat (ác) - penjahat (tội phạm).
Tiếng Nhật, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malay, Thổ Nhĩ Kì… là những ngôn ngữ thuộc
loại hình này.
- Căn tố hầu như không biến đổi hình thái, có thể tồn tại hoạt động độc lập khi không
có phụ tố đi kèm, ví dụ tiếng Kazac: Kadin (đàn bà) - kadinlar (những người đàn bà);
col (tay) - colar (những bàn tay); bala (đứa con) - balalar (những đứa con)…
1.7.3 Loại hình ngôn ngữ đơn lập
- Từ không biến đổi hình thái: Hắn được tiền, được vợ đẹp; Hắn được đi chơi đêm;
Hắn được lên báo; Món này ăn được, không chết đâu mà sợ; Làm thế là được.
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ:
7
Mẹ con - con mẹ; xem ôm - ôm xe; cửa trước - trước cửa; tầng chín - chín tầng; ăn -
sẽ ăn - đang ăn - đã ăn - ăn rồi.
- Tồn tại đơn vị gọi là hình tiết (đơn vị có nghĩa, vỏ âm thanh trùng âm tiết).
- Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít, hầu như không phát triển.
Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Môn-Khmer, tiếng Aranta (châu Úc), tiếng
Êvê, Joruba (châu Phi)… là các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ này.
1.7.4 Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp
- Có đơn vị đặc biệt vừa là từ, vừa là câu, cấu tạo trên cơ sở động từ
- Cũng có sự tiếp nối các hình vị vào với nhau (giống ngôn ngữ thuộc loại hình chắp
dính), có thể có sự biến đổi ngữ âm của hình vị.

You might also like