You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG


KHOA NGOẠI NGỮ

Sinh viên: Vũ Đào Minh Hương Mã SV: 183122201078

Lớp: DHNNA2.K19

Học phần: Dẫn Luận Ngôn Ngữ

HẢI PHÒNG - 2021


MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Dẫn luận ngôn ngữ là một trong những
môn học quan trọng nhất trong các môn thuộc khoa học nhân văn, là môn học nền
tảng, có liên quan và chi phối nhiều môn học khác. Nó cung cấp tri thức về ngôn
ngữ, qua đó người học có điều kiện phát triển năng lực tư duy và có kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ tốt. Dẫn luận ngôn ngữ không chỉ cần thiết cho mọi lĩnh vực mà nó
còn ngày càng thể hiện vai trò và vị thế của một ngành khoa học chuyên sâu. Các
môn học thuộc chương trình Ngôn ngữ học không chỉ dành riêng cho học viên
ngành Ngôn ngữ học, mà còn cần thiết cho tất cả các học viên các ngành khác ở
mức độ khác nhau.
BTL DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Câu 1: Nêu hiểu biết về các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ.
 Âm vị: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể phân tácg được trong chuỗi ngữ
lưu, có chức năng cảm nhận và phân biệt nghĩa.
Ví dụ: âm vị /b/ - /m/ 🡪 bàn – màn

 Hình vị: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo và biến
đổi từ.

Ví dụ: các từ ghép: nhà cửa, quần áo, xe cộ… đều được cấu tạo từ 2 hình vị.

 Từ:

- Là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa và có thể đứng độc lập để tạo câu.

- Toàn bộ từ (và các đơn vị tương đương với từ) tạo nên hệ thống từ vựng
của một ngôn ngữ. Hệ thống từ vựng lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn:

+ Xét về mặt cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy

+ Xét về đặc điểm ngữ pháp: thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ),
hư từ (phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ..).

+ Xét về ngữ nghĩa: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa…

+ Xét theo phạm vi và phong cách sử dụng: từ đa phong cách, từ chuyên


phong cách…

Ví dụ: học, giảng, (to) study,(to) teach

 Câu:
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thực hiện hành động ngôn ngữ.
Khác với âm vị, hình vị và từ, câu là đơn vị không có sẵn của hệ thống ngôn
ngữ mà được tạo ra trong từng hoạt động giao tiếp cụ thể. Vì vậy, số lượng
câu là vô hạn.
- Tuy số lượng các câu là vô hạn nhưng chúng vẫn nằm trong những hệ
thống nhất định.

+ Xét theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép, câu phức.

+ Xét theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm than.

Ví dụ: Con mèo đang ngủ

 Đoạn văn: Là đơn vị cơ sở cấu tạo nên văn bản, trực tiếp đứng trên câu,
diễn đạt một nội dung tương đối trọn vẹn- là một tiểu chủ đề trong chủ đề
chung của toàn văn bản. Xét về mặt hình thức, đoạn văn được đánh dấu
bằng chỗ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
 Văn bản: Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tồn tại ở
dạng viết, thường là tập hợp của một số câu. Có tính trọn vẹn về nội dung,
hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết và hướng tới một mục tiêu giao tiếp
nhất định.

Câu 2: Chứng minh rằng ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là
một hiện tượng xã hội đặc biệt.
 Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên: Con người khác với các
động vật khác là ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một loại
phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải là một
hiện tượng của tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng
như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là một hiện
tượng có tính cá nhân, tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con
người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Nó là sản phẩm của
tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Vì là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó có
phụ thuộc vào sự tồn tại và phát tiển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ
ấy.
 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì:
- Khi đề cập tới một hiện tượng xã hội, người ta thường xem xét chúng trên
cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi tự nó
không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là
phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không thể xếp
ngôn ngữ vào thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng vì mọi thiết chế của kiến
trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo... đều
dựa trên cơ sở của hạ tầng. Cơ sở hạng tầng còn thì kiến trúc thượng tầng
còn, cơ sở hạng tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Khi một cơ sở hạ tầng hạ tầng bị phá vỡ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc
thượng tầng, ngôn ngữ vẫn tồn tại, biến đổi liên tục nhưng không tạo ra một
ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi, và là phương tiện giao
tiếp chung của toàn xã hội.
- Ngôn ngữ ra đời từ khi xã hội chưa có giai cấp, ngôn ngữ không có tính giai
cấp. Tất cả các giai cấp đều dùng chung một ngôn ngữ và nó phục vụ như
nhau cho mọi giai cấp. Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với sản xuất của con
người và tất cả các hoạt động thuộc lĩnh vực khác của con người , trên tất cả
mọi lĩnh vực công tác, từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng.
Ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, chỉ tạo ra những lời nói thôi. Trong khi đó
công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất. Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp
giữa mọi người, phục vụ xã hội, làm phương tiện trao dổi ý kiến trong xã
hội, làm phương tiện giúp con ngươif hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ
chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Câu 3: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? Giải thích ý nghĩa của từ: suy
nghĩ, tư duy.
 Từ đồng nghĩa: là những từ giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm
thanh.
Ví dụ: ăn, xơi, chén..
Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:
  Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn
toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời
nói.
Ví dụ : hổ, cọp, hùm; mẹ, má, u,...
 Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác
sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái
biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng
những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ : mang, khiêng, vác,... (biểu thị những cách thức hành động khác
nhau).
 Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ
tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương
phản về logic. 

Ví dụ : Lành >< rách


Cứng >< mềm
 Ý nghĩa của từ suy nghĩ, tư duy:
 Suy nghĩ: vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu , nhận biết và giải
quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và
ý nghĩ khác có chứa tri thức mới
 Tư duy: là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao một cách khái
quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, suy lý và
phán đoán. Đặc điểm của tư duy là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để hình
thành khái niệm, lý thuyết và hoạt động nhận thức sáng tạo. Có thể nói, trừu
tượng hóa và khái quát hóa luôn song hành với nhau.
Câu 4: Trình bày hiểu biết về các thành phần ý nghĩa của từ. Giải nghĩa từ chăm,
giỏi.
 Các thành phần ý nghĩa của từ:

1. Nghĩa biểu vật:

 Ý nghĩa biểu vật còn được gọi là ý nghĩa sự vật hoặc ý nghĩa sở chỉ. Đây là
thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị sự vật/hiện tượng của
từ. Ý nghĩa này phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách
quan hoặc đặc trưng, tính chất… của chúng.

 Tuy nhiên, đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay hiện
tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan mà là một sự vật hay hiện
tượng mang tính khái quát có thể đại diện cho các sự vật hay hiện tượng
cùng loại. Thật vậy, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt được dùng để chỉ mọi cái bàn
có thể có trong thực tế khách quan, cho dù đó là bàn gỗ, bàn sắt, bàn vuông,
bàn tròn, bàn ba chân, bàn bốn chân… . Từ ‘bàn’ chỉ có thể có được khả
năng ấy, nếu nó không gắn với một cái bàn cụ thể nào cả. Nói cách khác,
“cái bàn” mà từ ‘bàn’ trong tiếng Việt biểu thị là một cái bàn chung chung,
một cái bàn đã được khái quát hoá để đưa vào ngôn ngữ. Nhờ đó, trong hoạt
động giao tiếp, từ ‘bàn’ sẽ ứng được với tất cả những cái bàn cụ thể, bằng
cách gợi lên trong tâm lý người sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của những cái
bàn mà họ muốn nói tới.

 Do vậy, có thể nói: ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các
sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. Hoặc cũng có
thể nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay hiện tượng là sự
tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải sự tương ứng theo
kiểu một – một. Điều này cũng đúng với cả những trường hợp mà ý nghĩa
biểu vật của từ là một sự vật duy nhất thuộc loại, ví dụ như trường hợp các
từ mặt trời, mặt trăng hay thượng đế chẳng hạn, bởi lẽ ngay cả trong các
trường hợp này, từ cũng loại bỏ mọi biểu hiện riêng biệt của sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan, chỉ giữ lại những gì chung nhất, tức là
những cái có tính chất tổng loại. Ví dụ: từ ‘mặt trăng’ chỉ biểu thị một mặt
trăng chung chung, mà trong thực tế có thể ứng với ‘trăng non’, ‘trăng rằm’,
‘trăng mùa hạ’, ‘trăng mùa thu’, v.v…

 Như vậy, ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng đúng
như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng thuộc
phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thực tế khách
quan vào trong ngôn ngữ. Cho nên, sự vật/hiện tượng do từ biểu thị được gọi
là ‘cái biểu vật’ (‘denotat’). Cái biểu vật chính là hình ảnh chung nhất về sự
vật/ hiện tượng mà từ gợi ra và có thể khác nhau giữa các ngôn ngữ, thậm
chí giữa các cá nhân, do đặc điểm hiện thực của mỗi dân tộc hay của mỗi
người. Ví dụ : Hình ảnh ‘cánh đồng’ trong tâm trí người Nga, người Pháp và
người Việt không hoàn toàn giống nhau.

2. Nghĩa biểu niệm:

 Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị khái niệm của
từ.

 Khái niệm về sự vật/ hiện tượng được hình thành trong quá trình nhận thức
của con người. Đó là kết quả của quá trình tìm hiểu và khái quát hoá nhằm
rút ra những thuộc tính quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng – tức là
những thuộc tính cần và đủ để có thể phân biệt sự vật/ hiện tượng này với sự
vật/ hiện tượng khác. Chẳng hạn, khi nhận thức những con gà trong thực tế
khách quan, một đứa trẻ sẽ tìm hiểu tất cả các thuộc tính của từng con gà cụ
thể, song dần dần, nó sẽ loại bỏ đi những thuộc tính không quan trọng của
những con gà đó, ví dụ: màu lông, kích thước, kiểu mào…, để cuối cùng chỉ
giữ lại những thuộc tính không thể thiếu được khi nói đến con gà, ví dụ như:
gà là ‘động vật nuôi’, ‘thuộc họ chim’, ‘sống trên cạn’, ‘nuôi để lấy thịt hoặc
lấy trứng’… Tập hợp những thuộc tính quan trọng đó chính là ý niệm hay
khái niệm về loài gà nói chung. Sự liên hệ thường xuyên giữa khái niệm về
loài gà với âm “gà” của tiếng Việt trong suốt quá trình nhận thức những con
gà sẽ giúp đứa trẻ sử dụng được từ gà mà không cần phải luôn luôn liên hệ
nó với những con gà trong thực tế khách quan nữa. Đó cũng chính là lúc mà
đứa trẻ hiểu được ý nghĩa của từ gà trong tiếng Việt và sử dụng nó để tiến
hành giao tiếp và tư duy trừu tượng. Ý nghĩa đó của từ “gà” gọi là ý nghĩa
biểu niệm.

 Như vậy, có thể nói một cách khái quát: Ý nghĩa biểu niệm là nội dung khái
niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.

 Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại buộc phải biểu đạt những mảng thực tế khác nhau
và bị chi phối bởi những yếu tố lịch sử – văn hoá – xã hội khác nhau. Điều
đó dẫn đến kết quả là các dân tộc nhìn nhận và chia cắt thực tế khách quan
theo những cách thức khác nhau. Cho nên, khi các ngôn ngữ gán vỏ âm
thanh cho các khái niệm thì nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng được
sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp với cách nhìn, cách chia cắt hiện thực
khách quan của từng dân tộc. Nói cách khác, giữa khái niệm mà con người
có được sau khi nhận thức sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan và
khái niệm do từ của một ngôn ngữ cụ thể biểu thị có thể có chỗ không giống
nhau. Vì vậy, cần phải phân biệt ‘khái niệm của tư duy lôgích’ với khái niệm
do các từ biểu thị: nội dung khái niệm được các từ biểu thị gọi là ‘ý nghĩa
biểu niệm’ của từ. Như vậy, sự khác nhau cơ bản ở đây sẽ là: khái niệm của
tư duy lôgích mang tính toàn nhân loại còn ý nghĩa biểu niệm thì riêng cho
từng ngôn ngữ. Thực vậy, cây lúa và những sản phẩm của nó như thóc, gạo,
cơm, v.v… đối với người châu Âu không phải là những sự vật gần gũi, gắn
bó với đời sồng hàng ngày của họ, do đó trong tiếng Nga hay tiếng Anh
người ta chỉ dành một từ – từ rix/ rice – để chỉ chung tất cả các sự vật đó.
Ngược lại, người Việt chỉ có một từ bánh mì duy nhất để chỉ tất cả các loại
bánh mì mà người Nga thường phân biệt tỉ mỉ bằng các tên gọi riêng, ví dụ:
khleb, bulka, but’erbrod, v.v… Do đó, ý nghĩa biểu niệm (và kéo theo nó là
ý nghĩa biểu vật) của từ rix trong tiếng Nga hay rice trong tiếng Anh không
giống với ý nghĩa biểu niệm của từ ‘lúa’ trong tiếng Việt. Tương tự như vậy,
ý nghĩa biểu niệm của từ bánh mì trong tiếng Việt sẽ không trùng với ý
nghĩa biểu niệm của từ ‘khleb’ trong tiếng Nga. Song, điều đó không có
nghĩa là người Nga không phân biệt được cây lúa và những sản phẩm của
nó, hay người Việt không phân biệt được các loại bánh mì khác nhau. Ở đây
chỉ có sự « mù mờ » về mặt ngôn ngữ mà thôi, còn nếu xét về khả năng nhận
thức thì mọi người trên thế giới, nói chung, đều giống nhau.

 Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm của từ là kết quả nhìn nhận và chia cắt hiện thực
khách quan theo những cách thức khác nhau của mỗi dân tộc hoặc thậm chí
của một địa phương. Do đó ý nghĩa biểu niệm của các từ là hiện tượng thuộc
ngôn ngữ chứ không phải hoặc không nhất thiết phải là hiện tượng thuộc
hiện thực khách quan. Cho nên, về nguyên tắc, ý nghĩa biểu niệm của từ có
thể không trùng với khái niệm của tư duy lôgích. Đây chính là lí do vì sao
cùng một sự vật hay hiện tượng nhưng các ngôn ngữ lại quan niệm theo
những cách thức khác nhau thông qua việc gọi tên. Ví dụ: khái niệm “khăn
mỏng hình vuông, thường được mang theo người để lau tay, lau miệng, chùi
mũi, phủi quần áo…” được tiếng Việt quan niệm là ‘khăn tay’, trong khi
tiếng Nga là ‘noxovoi platok’ – dịch thẳng là ‘khăn mũi’, còn tiếng Đức là
‘Taschentuch’ – dịch thẳng là ‘vải túi’.

 Đi sâu vào bản chất của ý nghĩa biểu niệm, người ta còn phân biệt được
những thành tố nhỏ hơn của nó – đó là cái ‘nét nghĩa’ hay ‘nghĩa vị’. ‘Nét
nghĩa’ chính là những thuộc tính được rút ra từ khái niệm và được giữ lại để
tổ chức nên ý nghĩa biểu niệm của từ. Vấn đề là, các ngôn ngữ có thể giữ lại
những thuộc tính khác nhau và/ hoặc có cách thức riêng để tổ chức các nét
nghĩa thành ý nghĩa của từ. Điều này khiến cho ý nghĩa biểu niệm của từ
trong các ngôn ngữ thường khác nhau và do đó cũng khác với khái niệm tư
duy lôgích.
 Thực vậy, từ ‘nước’ trong tiếng Việt chỉ bao gồm nét nghĩa ‘chất lỏng’,
trong khi từ ‘water’ của tiếng Anh bao gồm các nét nghĩa:
- chất lỏng,
- chất lỏng không màu
- chất lỏng không mùi
- chất lỏng không vị
Do vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ ‘water’tiếng Anh gần với khái niệm tư duy
lôgích hơn ý nghĩa biểu niệm của từ ‘nước’ tiếng Việt. Điều đó dẫn đến
những khác biệt về cách thức và khả năng gọi tên những sự vật liên quan:
người Anh không thể nói ‘nước mắm’, ‘nước dừa’, ‘nước mắt’, ‘nước
miếng’, ‘nước mũi’, hay ‘điệu chảy nước’ như người Việt.

 Để phân biệt hai loại phạm trù khái niệm này, ngôn ngữ học tri nhận đưa ra
khái niệm ‘bức tranh khoa học về thế giới’ và ‘bức tranh ngôn ngữ về thế
giới’, trong đó ‘bức tranh ngôn ngữ về thế giới’ còn được quan niệm là ‘bức
tranh dân gian về thế giới’.

3. Nghĩa biểu thái:

 Là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ ngữ âm với người sử
dụng. Nói cách khác, đó là thành phần nghĩa phản ánh thái độ, tình cảmm,
cảm xúc, sự đánh giá của người nói, người viết đối với đối tượng được nói
đến. Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là tài sản chung của tất cả các thành viên
trong cộng đồng. Nó luôn luôn vô can với tất cả mọi người, không phân biệt
giai cấp, tầng lớp, địa vị xã hội. Nhưng người sử dụng ngôn ngữ lại không
bao giờ tỏ ra vô can với nó. Nghĩa biểu thái là thành phần nghĩa hình thành
trên cơ sở đối lập giữa các từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cơ sở chuyển
nghĩa ở trong từng văn cảnh cụ thể.

 Chẳng hạn, cũng nét nghĩa “ sự vật do con người chế tạo, bằng nguyên liệu
đặc biệt, có động cơ, bay được trên không, tốc độ rất nhanh,...” nhưng khi
nói đến các sự vật ấy của kẻ thù, trong văn chương thường dùng các từ quạ
sắt, quạ đen, diều hâu... Khi miêu tả sự vật ấy trong các buổi, diễu hành,
duyệt binh của ta, người ta lại dùng các từ bồ câu trắng, chim hòa bình, én
bạc... Việc sử dụng các từ ngữ ấy rõ ràng đã bộc lộ thái độ, cách nhìn chủ
quan của người nói.

 Hai từ ngoan cố và ngoan cường đều có nét nghĩa “ không khuất phục đối
phương, dù đối phương dùng đủ mọi cách để tra khảo, khai thác” nhưng từ
ngoan cố mang nét nghĩa xấu, còn từ ngoan cường lại mang nét nghĩa tốt.
Cùng nét nghĩa biểu niệm “ chuyển chủ sở hữu của mình cho một người
khác đối với tiền, vàng hoặc vật quý, hiếm...” nhưng các từ cho, biếu, tặng,
hối lộ, cúng,.. mang những nét nghĩa biểu thái khác nhau.

4. Nghĩa liên hội

 Là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ với văn cảnh mà nó
tồn tại . Mỗi từ do được sử dụng trong những văn cảnh cụ thể , do kinh
nghiệm của từng người khi tiếp xúc với sự vật được nó gọi tên cho nên nó có
thể gợi ra những liên tưởng cho cả một lớp người hay từng cá nhân .

 Ví dụ: Cũng là cụm từ cánh đồng quê nhưng khi ta nghe câu: Ôi ! Những
cánh đồng quê ngập nước thì cánh đồng quê gợi cho ta hình dung về một
vùng đất thường dùng để trồng lúa , hoa màu , cây lương thực đã bị ngập lụt
do thiên tai ” . Nhưng trong câu: Ôi ! Những cách đồng quê chảy máu thì
cánh đồng quê ( Nguyễn Đình Thi ) lại gợi cho ta hình dung về hình ảnh của
cuộc sống bình yên đã bị bom đạn chiến tranh tàn phá , cày xới tan nát ” .
Cũng là từ mặt trời , khi nghe câu : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
( Viễn Phương ) thì mặt trời được hiệu là một hành tinh trong thái dương hệ
cách trái đất nhiều triệu năm ánh sáng , hàng ngày xuất hiện ở hướng Đông
và biến mất ở hướng Tây , ánh sáng của nó giúp con người nhìn rõ mọi vật ,
duy trì sự sống trên trái đất . Nhưng trong câu: Thấy một mặt trời trong lăng
rất đỏ ( Viễn Phương ) thì từ mặt trời lại không mang nghĩa trên mà biểu thị
“ Chủ tịch Hồ Chí Minh – người mang lại sự sống , niềm hạnh phúc cho
toàn dân tộc , được tỏa sáng bao la ”. Tương tự khi dùng từ chuột để nói về
con người , người ta thường liên tưởng đến nghĩa “ đục khoét , tham nhũng ,
bòn rút của dân ” , khi nói chậm như sên, người ta liên tưởng đến nghĩa “ sự
chậm chạp’, khi nhắc đến vận đỏ, vận đen, người ta liên tưởng đến “sự may,
rủi”,...

5. Nghĩa kết cấu là mối quan hệ giữa từ với các từ trong hệ thống.

 Giải nghĩa từ:

- Chăm: siêng năng, luôn chú ý tới công việc.

- Giỏi: có trình độ cao, đáng khâm phục, khen ngợi.

Câu 5: Trình bày khái niệm quan hệ chính – phụ. Vẽ lược đồ biểu thị các quan hệ
ngữ pháp của câu: Toán học là khoa học của lớp trẻ.
 Khái niệm quan hệ chính – phụ: là quan hệ phụ thuộc một chiều giữ thành tố
chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ
được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính – phụ vào một kết cấu lớn hơn,
còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện
ấy.
Ví dụ: Giáp đang nghe giảng: vị ngữ đang nghe giảng là cụm từ có quạn hệ
chính – phụ, nghe là thành tố chính, đang là thành tố phụ trước, giảng là thành
tố phụ sau.
 Lược đồ biểu thị các quan hệ ngữ pháp của câu: Toán học là khoa học của
lớp trẻ.
Toán học//là khoa học của lớp trẻ.

Câu 6: Trình bày khái niệm ý nghĩa ngữ pháp. Phân tích quan hệ ngữ pháp trong
câu: Hiểu và cảm hết cái hay, cái đẹp của văn chương là điều không phải dễ dàng.
 Ý nghĩa ngữ pháp: là ý nghĩa chung nhất, trừu tượng, khái quát nhất của cả
một phạm trù từ loại, tiểu loại từ vựng- ngữ pháp trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Ý nghĩa “sự vật” là ý nghĩa ngữ pháp chung của các từ như: nhà, cây, xe
đạp, …
 Quan hệ ngữ pháp trong câu: Hiểu và cảm hết cái hay, cái đẹp của văn
chương là điều không phải dễ dàng.

Hiểu và cảm hết cái hay, cái đẹp của văn chương//là điều không phải dễ dàng.

KẾT LUẬN
Môn học dẫn luận ngôn ngữ đã cung cấp kiến thức chuyên sâu, thuần túy về
Ngôn ngữ học, như: kiến thức đại cương về các ngôn ngữ trên thế giới, về các lý
thuyết về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, kiến thức về sự phát triển của một
nhóm ngôn ngữ, v.v.; cung cấp những kỹ năng cơ bản như quan sát phân tích, tổng
hợp các vấn đề thuộc khoa học ngôn ngữ. Đây là môn học thường được những học
viên muốn tập trung vào các vấn đề chuyên sâu Ngôn ngữ theo đuổi.

You might also like