You are on page 1of 14

ÔN TẬP KHXH&NV

Nội dung 1: ( 3 điểm )


1. Thế nào là tri thức khoa học?
 Tri thức khoa học là hệ thống phổ quát những quy luật và lý thuyết
nhằm giải thích một hiện tượng hoặc hành vi nào đó có được thông
qua loạt hoạt động nghiên cứu khoa học bằng cách sử dụng phương
pháp khoa học
Ví dụ: Thuyết tiến hóa của Darwin; Định luật Newton

Tri thức kinh nghiệm là những điều được thu nhận thông qua trải nghiệm
thực tế, rất khó để truyền đạt và chuyển giao mà người hoc phải tự trải nghiệm,
tập luyện ở một mức độ nhất định.

2. KHXH&NV gồm những ngành khoa học nào?

 Triết học
 Chính trị học
 Kinh tế học
 Ngữ văn học
 Tâm lí học
 Đạo đức học
 Logic học
 Nghệ thuật học
 Khoa học lich sử
3. Khái niệm “ khoa học xã hội và nhân văn”?
- Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu
về con người trong những mối quan hệ nhân tạo – con người với xã
hội, con người với tự nhiên, con người với chính mình
4. Phân biệt khoa học xã hội và khoa học nhân văn?

KHOA HỌC XÃ HỘI


 “ Khoa học xã hội” là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận
động và phát triển của xã hội-đó cũng là những quy luật phản ánh mối
quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người và xã hội, mà
đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy sinh từ mối quan hệ
giữa người và người
 “ Tri thức khoa học xã hội là loại hình tri thức khách quan về xã hội,
nghiên cứu các quy luật vận hành, phát triển của các lĩnh vực xã hội riêng
biệt và của toàn thể xã hội, các quy luật khách quan của vận động xã
hội… Khoa học xã hội áp dụng chương trình nghiên cứu duy tự nhiên,
chủ yếu tiếp cận giải thích, tách biệt chủ thể - khách thể”
(A.A.Mavlyudov (2019), cơ sở triết học khoa học xã hội và nhân văn)

, KHXH gồm:

Địa Thông
Khoa lý Khoa
Kinh tế Khoa tin đại
học kinh học
Tâm và kinh Xã Pháp học chúng
giáo tế xã hội
lí học doanh hội luật chính và
dục và khác
học trị truyền
xã thông
hội

KHOA HỌC NHÂN VĂN

 “ Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người. Tuy
nhiên, chỉ nghiên cứu đời sống tinh thần của con người, những cách
xử sự, hoạt động của cá nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết
học, văn học, Tâm lí học, Đạo đức học, Ngôn ngữ học… Khoa học
nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân cách về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm… của con người(…)
Khoa học nhân văn góp phần hình thành và phản ánh thế giới quan,
nhân sinh quan, năng lực tư duy của con người, của một cộng đồng
giai cấp…”
 Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn hóa… Khoa
học nhân văn áp dụng chương trình nghiên cứu mang tính văn hóa trung
tâm luận, chủ yếu tiếp cận thông hiểu, loại bỏ sự đối lập chủ thể-khách
thể”
 học nhân văn

Lịch sử và Ngôn ngữ Triết học,


khảo cổ học và văn đạo đức Nghệ
học hoc học và tôn thuật học
giáo học
Mối quan hệ giữa Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn
 Giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn tuy có sự phân biệt nhưng
vẫn có mối quan hệ mất thiết, gần gũi giao thoa, thâm nhập lẫn nhau.
 Khoa học xã hội luôn bao hàm trong nó những nội dung, mục đích nhân
văn
 Còn khoa học nhân văn luôn mang bản chất xã hội.
 Do đó, các khoa học này ở nước ta được xếp chung thành nhóm ngành
Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV)

5. Mục đích nghiên cứu của KHXH & NV ( có so sánh với khoa học tự
nhiên )?
KHXH VÀ NHÂN VĂN KHTN

 Nhận thức, mô tả, giải thích


và tiên đoán về các hiện
tượng, quy luật xã hội  Nhận thức, mô tả, giải thích và
 - Giúp con người nhận thức tiên đoán về các hiện tượng, quy
được thế giới xung quanh và luật tự nhiên, dựa trên những dấu
chính bản thân mình một hiệu được kiểm chứng chắc chắn;
cách khách quan hơn. bảo vệ con người, nâng cao chất
 - Định hướng hành động cho lượng cuộc sống
con người.
 - Trau dồi cho con người
những kiến thức về lịch sử,
văn hóa,… để từ đó áp dụng
hiệu quả trong việc xây dựng
nền kinh tế, chính trị, xã hội
ổn định.
6.Đối tượng nghiên cứu của KHXH & NV ( có so sánh với khoa học tự
nhiên)?
KHXH VÀ NV KHTN

Đối tượng Đối tượng


Đối tượng của KHXH&NV là con Đối tượng nghiên cứu của khoa học
người-con người trong hệ thống quan hệ tự nhiên là các hiện tượng, quy luật
“con người và thế giới”, “con người và tự nhiên xảy ra trên trái đất cũng
xã hội”, “con người và chính mình” như ngoài vũ trụ.
Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu
-Khoa học xã hội: kinh tế học, xã hội -Vật chất: Toán-Tin, Hóa-Lý,
học, chính trị học, văn hóa học, nhà Thiên văn học, Khoa học Trái đất
nước và pháp luật…  -Sự sống: sinh học (sinh thái
-Khoa học nhân văn: KH nghiên cứu học, Khoa học môi trường)
văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, nhân
loại học,…

7.Tính khách quan học đồng thời chú trọng trực giác và ý thức chủ thể
nghiên cứu trong KHXH & NV?
- Khách quan khoa học trong nghiên cứu KHXH&NV (giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn)
 Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật
khách quan là yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính
khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn
của người nghiên cứu khoa học.
 Nghiên cứu bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền
đề, sự thật, chân lý đúng đắn.
 Nghiên cứu đối tượng bảo đảm tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử - cụ thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của
thực tiễn, kiểm chứng kết quả bằng thực tiễn; chú trọng đặc thù trường
hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, nhất thời để phát
hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Chủ thể nghiên cứu khoa học: Chủ thể cá nhân, chủ thể tập thể
 Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV không thể hoàn toàn khách quan với các
khách thể nghiên cứu của mình là con người - xã hội – văn hóa – tư duy,
vốn bao chứa cả chính mình vào đó.
 Trong nhiều trường hợp, chủ thể nghiên cứu KHXH&NV còn cần phải
thâm nhập sâu vào đối tượng tới mức loại trừ quan hệ chủ thể - khách thể,
để thông hiểu đối tượng “từ bên trong”.
 Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV còn phải thể hiện rõ lập trường thái độ,
đánh giá đối tượng, các biểu hiện của nó và cả kết quả nghiên cứu.
- Trực giác và ý thức chủ thể trong nghiên cứu KHXH&NV
 Trực giác là một hoạt động hay quá trình thuộc về cảm tính, cho phép
chúng ta hiểu, biết sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận, phân
tích hay bắc cầu giữa phần ý thức và phần tiềm thức của tâm trí, hay giữa
bản năng và lý trí. Trực giác có thể là một hoạt động nội tâm, nhận thấy
những sự việc không hợp lý và dự cảm mà không cần lý do…
 Ý thức là là sự phản ánh năng động thế giới khách quan vào bộ óc con
người một cách có chọn lọc, có căn cứ, chỉ phản ánh những gì cơ bản
nhất mà con người quan tâm. Ý thức đã bao hàm trong nó một thái độ
đánh giá và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ sáng rõ.
 KHXH&NV đòi hỏi chú trọng cả trực giác, lẫn ý thức của chủ thể nghiên
cứu ở mức độ cao hơn so với KH tự nhiên. Khoa học về tinh thần phải là
ý thức thông hiểu dựa trên cơ sở thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới
những mối quan hệ mang tính người trong thế giới. Do vậy những yếu tố
phi lý tính và lý tính trong nhận thức của chủ thể nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn đều đóng vai trò vô cùng quan trọng.
8. Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong KHXH &
NV?
KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ:
Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét
trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không
gian, thời gian cụ thể.
Các thành tố của giá trị văn hóa (GS Trần Ngọc Thêm)

Loại Tiểu loại Ví dụ

Giá trị con người Giá trị 1. Giá trị thể Thể lực, sức khỏe, vẻ
(trực tiếp thuộc về cá nhân chất đẹp...
con người) 2. Giá trị tinh Tính cách, thái độ, nhu
thần cầu...
3. Giá trị hoạt Lao động, vận động, giải
động trí...
Giá trị 4. Giá trị nhận Thế giới quan, nhân sinh
xã hội thức quan...
5. Giá trị tổ Quốc gia (thể chế, luật lệ),
chức nông thôn, đô thị; nghệ
thuật, tôn giáo...
6. Giá trị ứng Với đồng loại, với môi
xử trường tự nhiên, môi
trường xã hội...
Giá trị gián tiếp 7. Giá trị vật Kiến trúc, đồ vật, tiện
(có liên quan đến chất nghi...
con người)
8. Giá trị tinh Tính sông nước, tính núi
thần có gốc tự đá, tính sa mạc, tính đại
nhiên dương...
Tiêu chí xác định giá trị
Chủ thể đánh giá một sự vật, hiện tượng không chỉ theo lý tưởng đạo đức, thẩm
mỹ, những biểu hiện của nhận thức, phương pháp luận cá nhân của mình, mà
còn phải đặt sự vật hiện tượng đó trong tương quan với các hệ giá trị của nhân
loại, xã hội trong bối cảnh không gian - thời gian văn hóa xác định.
Hệ giá trị là toàn bộ những giá trị của một khách thể được đánh giá trong một
bối cảnh không gian – thời gian văn hóa xác định cùng mạng lưới các mối quan
hệ của chúng.
Giá trị xác định ý nghĩa nhân loại, xã hội và văn hóa cho một số hiện tượng nhất
định trong thực tại
Các hệ giá trị chi phối nghiên cứu KHXH&NV
- Hệ giá trị thời đại
- Hệ giá trị toàn cầu
- Hệ giá trị chính thể
- Hệ giá trị dân tộc, quốc gia
- Hệ giá trị khu vực, vùng miền
- Hệ giá trị giai cấp, giai tầng, nhóm xã hội
- Hệ giá trị nghề nghiệp, tổ chức cơ quan, doanh nghiệp...
- Các quan hệ ngoài của đối tượng và khoa học.
9. Tính phức hợp – liên ngành trong KHXH & NV?
- Tính liên kết tri thức thành một hệ thống - nhìn nhận tri thức hệ thống, tư duy
hệ thống ở tầm “tri thức của mọi tri thức” hết sức cần thiết trong nghiên cứu
khoa học, nhất là nghiên cứu về con người và đời sống xã hội với tính phong
phú, muôn vẻ của các quan hệ và liên hệ trong logic và lịch sử của nó.
Đối tượng của KHXH&NV do có tính chi tiết và phiếm định nên nó lệ
thuộc chặt chẽ vào các đối tượng có liên quan. Việc nghiên cứu một khía cạnh,
quan hệ, hoạt động, ứng xử này luôn phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các
khía cạnh, quan hệ, hoạt động, ứng xử khác của con người. Nghiên
cứu KHXH&NV do vậy mang tính liên ngành từ trong bản chất.
- Nghiên cứu phức hợp KHXH&NV không thể tách rời KHXH & KHNV; trong
KHXH không thể tách rời hai lĩnh vực then chốt của đời sống xã hội là kinh
tế và chính trị; sử dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên ngành kết hợp với
liên ngành (sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học...) và đa ngành (nhân
học, văn hóa học); các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, từ thống kê
toán học, sinh lý học, y học, sinh học,... cũng hữu ích và cần thiết cho nghiên
cứu phức hợp con người.
Yêu cầu phức hợp – liên ngành trong nghiên cứu KHXH&NV
Phức hợp tri thức các ngành KHXH với KHNV
Phức hợp tri thức chính trị, kinh tế và môi trường
Tri thức và phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên ngành (sử học, xã hội
học...), đa ngành (nhân học, văn hóa học...)
Kết hợp vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên (thống
kê toán học, sinh lý học, y học, sinh học...)

-=> Nghiên cứu liên ngành là nhu cầu, là thuộc tính khách quan của
KHXH&NV... do xuất phát từ bản chất của mối liên hệ phổ biến giữa các sự
vật, hiện tượng quy định.
Nói đến xã hội là nói đến các mối quan hệ. Con người trong mối quan hệ với
thế giới (tự nhiên), với xã hội (con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội),
với chính mình.
Liên ngành giữa KHXH&NV với KHTN, giữa các ngành trong KHXH&NV
với nhau (văn hóa – lịch sử - triết học – văn học nghệ thuật – tâm lí...)
10. Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong KHXH & NV?
- Đặc thù hiện tượng xã hội và văn hóa
Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù mỗi hiện tượng xã hội,
văn hóa bởi:
 Mỗi hiện tượng xã hội, văn hóa có đặc thù cá biệt, được quy định bởi bối
cảnh không gian – thời gian, văn hóa cụ thể, việc đánh giá, đưa ra giải
pháp trước hết là cho trường hợp cụ thể đó, sau đó mới là áp dụng sang
các trường hợp khác cùng loại cũng vẫn phải chú trọng những đặc thù của
đối tượng khác đó.
 Trong trường hợp KHXH&NV nghiên cứu so sánh hay khái quát quy
luật, việc chú trọng đặc thù vẫn rất cần thiết, hướng tới mục đích cuối
cùng là xây dựng xã hội nhân văn, phát triển hài hòa, bền vững không thể
bỏ qua đặc thù của những trường hợp cụ thể để cùng phát triển.
- Đặc thù nhân cách
Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng
nghiên cứu bởi:
 KHXH&NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người như những nhân
cách, những chủ thể kiến thiết văn hóa – xã hội, chú trọng đặc thù đối
tượng nhân cách mới có thể thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá
trình nghiên cứu có hiệu quả.
 KHXH&NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn
hóa, tinh thần của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách
đối tượng còn là đảm bảo tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa
rời mục đích nghiên cứu.
- Đặc thù nội dung nghiên cứu:
Những sự vật, hiện tượng của đời sống xã hội mà KHXH&NV nghiên cứu,
không bộc lộ một cách đầy đủ, rõ ràng trong một không gian, thời gian nhất
định, mà thường chỉ bộc lộ một khía cạnh nào đó của nó. Nghiên cứu
KHXH&NV đòi hỏi phải có sự khái quát hoá, trừu tượng hoá cao mới có thể đi
đến bản chất của sự vật, hiện tượng, quá trình.
Sản phẩm khoa học của KHXH&NV không mang lại hiệu quả kinh tế trực
tiếp và nhanh chóng như khoa học tự nhiên hay khoa học công nghệ. Hiệu quả
của nó là hiệu quả kinh tế - xã hội có ý nghĩa rộng lớn, được thế hiện thông qua
nhiều dạng hoạt động thực tiên khác nhau và nhiều khi, phải sau một thời gian
nhất định, thậm chí là lâu dài mới cho thấy đầy đủ.
Tiếp cận đặc thù đối tượng và đặc thù nội dung nghiên cứu:
Cũng do tính trừu tượng, khái quát cao nên hoạt động nghiên cứu
KHXH&NV dễ rơi vào tình trạng cảm tính, chủ quan, duy ý chí, sai lầm khi
người nghiên cứu chưa đủ một “tầm khái quát”, chưa có “vốn sống” và sự trải
nghiệm thực tiễn nhất định.
Những kết luận của KHXH&NV chỉ sau một thời gian áp dụng vào cuộc
sống, mới được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh. Do vậy, những sai lầm
trong nghiên cứu của KHXH&NV thường gây nên hậu quả nặng nề hơn, bằng
chính cuộc sống của con người, đôi khi bằng sự sụp đổ của một chế độ xã hội.
Vì vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức cẩn trọng.
 Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV biến đổi nhiều hơn trong không
gian và thời gian khác nhau (Tính lịch sử).
Xã hội, con người luôn gắn với hoàn cảnh lịch sử
Sự vận động của các hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
Đối tượng NC của KHXH&NV là những hiện tượng xã hội. Các hiện tượng này
bao giờ cũng tồn tại gắn liền với hoạt động của con người. Các quy luật xã hội
diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Hoạt động của con người
lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý như nhận thức, tình cảm, ý chí, nguyện vọng...
Các yếu tố đó có thể đúng đắn hay sai lầm, có ý thức hoặc không, hay lẫn lộn cả
hai. Tâm lý của người này và người kia lại rất khác nhau và cũng rất hay thay
đổi ngay trong bản thân mỗi con người. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của
KHXH&NV biến đổi trong những điều kiện lịch sử.

Nội dung 2: ( 7 điểm )


Hãy trình bày ngắn gọn hiểu biết của mình về phương pháp… Nêu một vấn đề
nghiên cứu cụ thể thuộc lĩnh vực mà anh/chị quan tâm và lập kế hoạch nghiên
cứu trong đó có vận dụng phương pháp nghiên cứu… để giải quyết vấn đề.
1. PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
2. PP lịch sử
3. PP quan sát
4. PP phỏng vấn
I. Cách triển khai 1 đề tài Nghiên cứu khoa học
B1: Phần mở đầu
 Chọn đề tài:
- Đảm bảo tính Khoa học ( ko nhảm nhí ); tính thực tiễn ( có ích ko);
tính khả thi ( thực hiện được )
1. Lí do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
- Đề tài này đã được nghiên cứu đến đâu? Nghiên cứu về Nội dung
gì?
3. Đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; khách thể nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu của bạn
7. Kết cấu dự định của bạn
- Gồm phần nào?
B2: Tiến hành nghiên cứu
B3: Công bố thành quả
II. Tìm hiểu các phương pháp
1. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Phương pháp phân loại:
+ Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu, các thông tin, các căn cứ
khoa học theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề có cùng dấu hiệu
bản chất, cùng một hướng phát triển, cùng một mục đích nghiên cứu.
+ Phân loại làm cho khoa học từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung
thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của các đề tài.
+ Phân loại còn giúp phát hiện các quy luật phát triển của khách thể, cũng
như sự phát triển của kiến thức khoa học, để từ đó mà dự đoán được các xu
hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn, đón đầu các xu hướng nghiên
cứu, định hướng sự lựa chọn, tìm tòi.
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết:
+ Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết là phương pháp sắp xếp
những tri thức khoa học đã phân loại theo từng mặt, từng đơn vị kiến
thức, từng vấn đề thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để trên cơ
sở đó xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng
được đầy đủ và sâu sắc hơn.
+ Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết tạo cơ sở lý luận vững chắc
cho quá trình nghiên cứu.

Phạm vi ứng dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
+ Trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trước
khi đi vào nghiên cứu chính thức, bao giờ cũng có bước nghiên cứu tổng quan
các tài liệu đã có, để thấy được một cách khái quát vấn đề mình đang quan tâm
đã được những người đi trước tìm hiểu như thế nào, mức độ tới đâu, những
thành tựu đã đạt được, những nội dung nào còn chưa khám phá. Các tài liệu
trong tổng quan nghiên cứu phải được phân loại và hệ thống hóa.
+ Trên cơ sở phân loại tài liệu nghiên cứu, người nghiên cứu hệ thống
hóa dữ liệu theo một mô hình thống nhất, thiết lập cơ sở lý thuyết và các bước
tiến hành cho công trình nghiên cứu của mình.
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong KHXH&NV
thường được sử dụng trong nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết và
trong khâu xây dựng mô hình, cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu theo hướng đi
tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối tượng, từ đó
phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng; là phương pháp tái hiện trung thực
sự vật, hiện tượng theo tiến trình lịch sử; nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong
bối cảnh lịch sử.
+ Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối
tượng, nắm được vận động cụ thể của đối tượng trong toàn bộ tính phong phú
của nó, luôn bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu
nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển ấy.
+ Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để
phân tích các tài liệu lý thuyết đã có, nhằm phát hiện các xu hướng, các trường
phái nghiên cứu trong tiến trình lịch sử khoa học.
3. Phương pháp quan sát
- Khái niệm, phương tiện quan sát khoa học:
+ Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là phương pháp
tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành
vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu
thập những số liệu, dữ kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện,
hiện tượng đó.
- Chức năng, đặc điểm của quan sát khoa học:
+ Chức năng:
Chức năng thu thập thông tin thực tiễn.
Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
Chức năng so sánh, đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực
tiễn, thực tế.
+ Đặc điểm:
Đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể có
những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ.
Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm,
thế giới quan, cảm xúc tâm lí khác nhau. quan sát bao giờ cũng thông qua lăng
kính chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát.
Quan sát còn chịu sự chi phối của quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong
hoạt động nhận thức.
Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các
thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo các chuẩn nhất
định.

*Ưu điểm của phương pháp quan sát khoa học


Quan sát có ưu điểm trong việc thu thập các dữ liệu ứng xử không lời, cho
phép ghi nhận những ứng xử đang xảy ra một cách trực tiếp, trong hoàn cảnh
tự nhiên, cho phép nghiên cứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít
gây phản ứng từ phía đối tượng.
Quan sát có lợi thế trong những cuộc nghiên cứu thăm dò gợi ý cho người
nghiên cứu những ý tưởng thích hợp; đối với quan sát tham dự trong thời gian
dài, có thể tạo quan hệ thân mật, gần gũi để thông hiểu từ bên trong đối tượng.
Kỹ thuật quan sát không bị bó buộc bởi tổ chức cơ cấu chặt chẽ tạo điều kiện
cho người nghiên cứu chủ động, linh hoạt.
Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng như
trẻ em, chẳng hạn như quan sát các em đang chơi tốt hơn là phỏng vấn thái độ,
hành vi của các em.
Hạn chế của phương pháp quan sát khoa học
Thông tin thu được có thể chỉ mang tính bề ngoài của hiện tượng, đối
tượng.
Nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật, thì chỉ có khả
năng quan sát một không gian giới hạn.
Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người quan sát.
Quy mô nhỏ, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ.
Dữ liệu quan sát khó định lượng, khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết
quả điều tra.
4. Phương pháp phỏng vấn
- Khái niệm
- Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp hỏi –
đáp, trao đổi thông tin bằng ngôn từ trực tiếp giữa người phỏng vấn và
người cung
cấp thông tin, được tiến hành với mục đích, kế hoạch nhất
định.
- Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được
phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn
bộ hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các
câu trả lời và hành vi thì phải thêm câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác
của thông tin. Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi
hỏi phải tiến hành một cách linh hoạt.
- Cơ chế hoạt động, đặc điểm của phương pháp phỏng vấn
- Người phỏng vấn đưa ra loạt câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng, với mục
đích thu thập thông tin, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, để
người cung cấp thông tin (đối tượng phỏng vấn) trả lời, mở rộng, trao đổi
thêm về quan điểm của mình.
Mục đích của phương pháp phỏng vấn
Mục đích chính của việc phỏng vấn là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, ý
nghĩa và khám phá các yếu tố mới thông qua đối tượng phỏng vấn
Chức năng của phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên
cứu khẳng định, xác định vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên
cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và mở rộng đề tài nghiên cứu.
Phạm vi áp dụng của phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản, có thể áp
dụng tốt trong những trường hợp:
Mục tiêu nghiên cứu chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Vấn đề và mục tiêu
nghiên cứu có thể sửa hoặc xem xét lại trong quá trình nghiên cứu.
Một loạt các câu trả lời có khả năng chưa được biết trước. Một số người
trả lời có thể trình bày các quan điểm mới mà người nghiên cứu chưa biết
tới.
Người nghiên cứu cần có sự lựa chọn đề xuất hay trình bày thêm những
câu hỏi dựa trên thông tin từ người trả lời.
Một số người trả lời có thể có thông tin chất lượng cao và người nghiên
cứu mong muốn tìm hiểu sâu hơn với họ về đề tài nghiên cứu.
Các câu hỏi có liên quan tới kiến thức ẩn, không nói ra hoặc quan điểm cá
nhân (thái độ, giá trị, niềm tin, suy nghĩ…).
Lưu ý trong phỏng vấn sâu:

You might also like