You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

BÁO CÁO
TƯ VẤN – THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP

HỌ TÊN: LÊ TẤN PHÁT


LỚP: CAO HỌC K28 - TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG HỌC
MÔN: TƯ VẤN – THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP
BẬC TRUNG HỌC VÀ ĐẠI HỌC
GIẢNG VIÊN: TS. TRƯƠNG THỊ HOA

TP.HCM, ngày 25 tháng 08 năm 2019


BẢN TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

I. TÌM HIỂU THÔNG TIN


1. Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Trinh
2. Ngày tháng năm sinh: 20/10/2001
3. Học vấn: Tốt nghiệp THPT
4. Tóm tắt vấn đề:
- Trinh đang trong quá trình chọn ngành và chọn trường để theo học đại học.
Trinh đến phòng tư vấn với trạng thái rất căng thẳng, buồn bã, khóc và thể hiện
sự uất ức.
- Trinh nói mình đang rất căng thẳng với việc chọn nghề, chọn trường đại học vì
Trinh thấy mình thích học ngành Ngôn Ngữ Nhật tại trường Đại học A, nhưng
mẹ lại muốn Trinh học ngành Quản Trị Kinh Doanh hệ liên kết quốc tế tại
Trường Đại học B. Trinh và mẹ đang rất căng thẳng với nhau về việc này, đỉnh
điểm là khi Trinh cùng mẹ đến nộp hồ sơ nhập học tại Trường A theo ý của
Trinh, trong quá trình nhập học mẹ mới phát hiện hiện tại vẫn có thể thay đổi
nguyên vọng và nộp hồ sơ vào Trường B. Vấn đề căng thẳng tăng cao bởi mẹ
phát hiện Trinh đã cố tình nói dối và giấu đi việc có thể thay đổi nguyện vô nêu
trên, điều đó khiến mẹ rất tức giận và muốn Trinh dừng ngay việc nhập học tại
Trường A, hai người đã cãi nhau to tiếng và mẹ Trinh bỏ đi về. Trinh đã rất
căng thẳng, buồn bã, khóc và tìm đến phòng Tư vấn tâm lý của trường để nhờ
sự giúp đỡ.
5. Quá trình học tập:
- Trinh có học lực khá giỏi ở phổ thông.
- Em là một học sinh năng động và hoạt bát, thích tham gia các hoạt động ngoại
khóa.
- Trinh có năng khiếu học ngoại ngữ, kết quả môn Tiếng Anh của em ở phổ
thông luôn đạt điểm tốt. Em rất hứng thú với ngoại ngữ, đặt biệt là Tiếng Nhật,
thích tìm tòi tự học Tiếng Nhật và tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản.
- Ở THPT Trinh lựa chọn tập trung học các môn khối D với mong muốn sẽ theo
học ngành ngôn ngữ, cụ thể là Tiếng Nhật.
6. Thế mạnh nhất: có năng khiếu tiếp thu nhanh về ngoại ngữ; nhiệt tình, năng
động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội
7. Thích làm gì nhất: thích tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội; thích
tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa các nước, nhất là Nhật Bản.
8. Giá trị của bản thân: tri thức; yêu thương; sức khỏe; nhiệt tình; trung thực;
cống hiến cho cộng đồng.
9. Mong muốn làm việc:
- Mong muốn làm một công việc năng động, môi trường hội nhập quốc tế.
Mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
- Đáp ứng được sở thích tìm hiểu về văn hóa các nước trên thế giới.
Qua trò chuyện, nhà tư vấn nhận thấy Trinh có định hướng và mong
muốn học ngành Ngôn Ngữ Nhật, là lĩnh vực mà em thấy mình yêu thích và
có tìm năng phát triển. Tuy nhiên, em chưa tìm hiểu và định hướng lâu dài
mình học Tiếng Nhật để làm công việc gì, vì thế khi trao đổi với mẹ, em
không cung cấp được những thông tin về nghề nghiệp, điều đó khiến mẹ lo
lắng và không tin tưởng vào quyết định của em và muốn em nghe theo sự
lựa chọn của mẹ.
10. Bố: Doanh nhân
11. Mẹ: Kế toán
12. Phương pháp và Công cụ tham vấn:
- Dùng kỹ năng tham vấn để trao đổi, chia sẻ và nâng đỡ Trinh trong lúc em
đang rất căng thẳng, buồn bã và có phần tức giận dẫn đến những hành động, lời
nói tiêu cực với mẹ, điều này khiến mối quan hệ của em và mẹ căng thẳng và
không thể trao đổi tích cực với nhau về lựa chọn nghề nghiệp cua em.
- Dùng trắc nghiệp khí chất; trắc nghiệm John Holland giúp em nhìn nhận năng
lực bản than.
- Cung cấp; hướng dẫn em tìm hiểu thông tin nghề nghiệp một cách rõ ràng, từ
đó trao đổi tích cực với gia đình, cụ thể là mẹ để mẹ hiểu về sở thích, định
hướng nghề nghiệp của em.
II. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, TÍNH CÁCH, SỞ THÍCH
1. Trắc nghiệm khí chất của H. J. Eysenck
Không ổn định
24

Ưu tư Nóng nảy
Hướng nội 12 Hướng ngoại
0 24
Bình thản Hoạt bát

0
Ổn định

- Qua trắc nghiệm khí chất của H. J. Eysenck cho thấy Trinh thuộc kiểu khí chất
Hoạt bát.
- Kiểu khí chất Hoạt bát này ứng với kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - linh
hoạt, quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh, có sự cân bằng giữa hưng phấn
và ức chế, quá trình chuyển hoá giữa hưng phấn và ức chế nhanh.
- Đặc trưng của kiểu khí chất Hoạt bát:
+ Ưu điểm: có khả năng giao tiếp rộng, thích kết bạn, mở rộng các mối quan hệ
xã hội. Người có kiểu khí chất hoạt bát là người dễ thích ứng với điều kiện
sống, khi thay đổi môi trường thích ứng nhanh, là người năng động, sáng tạo và
giải quyết công việc rất nhanh. Kiểu người này rất phù hợp với những công việc
hay thay đổi, đòi hỏi sự giao tiếp, khả năng thích nghi.
+ Nhược điểm: tình cảm thường hời hợt, không sâu sắc, dễ thay đổi. Những
người có khí chất hoạt bát khi gặp khó khăn dễ nản chí, không kiên trì làm việc
đến cùng.
2. Trắc nghiệm “Chìa khóa nghề nghiệp” của John Holland

- Trắc nghiệm “Chìa khóa nghề nghiệp của John Holland chỉ ra Trinh thuộc
nhóm Người Xã Hội.
- Những người trong nhóm này ưa thích các mối liên hệ xã hội, ngày bé họ thích
được bạn bè bao quanh. Nhạy bén trước cảm xúc của người xung quanh, lúc
nào họ cũng muốn tìm cách giúp đỡ và làm người khác vui. Ngoài ra, họ cũng
có thể trở thành những người lắng nghe tuyệt vời hay người cung cấp thông tin,
chăm sóc, chỉ dẫn, tư vấn, hay đơn giản là người “warm up” không khí của một
buổi tiệc.
- Môi trường Xã hội: Những người có kiểu tính cách xã hội sẽ chiếm đa số
trong môi trường Xã hội. Trong môi trường làm việc này thường những người
có kiểu tính cách Xã hội chiếm số đông hơn những kiểu tính cách khác. Những
tính cách của môi trường này được coi trọng là: tốt bụng, thân thiện và đáng tin
cậy – những người làm tốt công việc như dạy học, tư vấn, y tá, cung cấp thông
tin, và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Môi trường gần nhất với môi trường này là môi trường Nghệ sỹ và môi trường
Lãnh đạo. Môi trường khác nhất với môi trường Xã hội là môi trường Thực tế.

3. Trắc nghiệm tâm lý tìm hiểu sở thích nghề nghiệp của A.E.Golomstoc
- Trắc nghiệm tâm lý tìm hiểu sở thích nghề nghiệp của A.E.Golomstoc chỉ ra
Trinh có hứng thú về lĩnh vực tri thức và hoạt động tương ứng với Cột số 7 –
xu hướng ngôn ngữ học và khoa học báo chí.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ
1. Kết luận:
- Như vậy với đặc điểm nêu trên, em Trinh là một con người năng động, phù
hợp với các ngành nghề trong môi trường xã hội và xu hướng ngôn ngữ là một
sở trường của em.
- Một số ngành, nghề gợi ý:
1. Nhà ngôn ngữ học, giáo viên ngoại ngữ, biên phiên dịch ngoại ngữ.
2. Hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn văn hóa nước ngoài.
3. Nhân viên xã hội, hoạt động xã hội: Tham gia tổ chức các sự kiện, tham gia
các công việc hỗ trợ cộng đồng
2. Nhân viên bán hàng, kinh doanh quốc tế, ngoại thương.
3. Tư vấn
4. Người phát ngôn.
5. Y tá
6. Thủ thư
7. Huấn luyện viên thể thao

2. Đề xuất và tiến hành hỗ trợ:


- Theo kết quả trắc nghiệm và qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp cho thấy
Trinh phù hợp với cả 2 ngành nghề theo mong muốn của mình và của mẹ lần
lượt là Ngôn ngữ Nhật và Quản trị kinh doanh.
- Trinh xác định rõ hứng thú và mong muốn được theo đuổi ngành Ngôn ngữ
Nhật, nhưng những hiểu biết của em về ngành nghề và mục tiêu nghề nghiệp
chưa rõ ràng, em gặp khó khăn trong việc trao đổi với mẹ khiến mẹ mơ hồ về
ngành về và không tin tưởng vào quyết định của em.
- Chuyên viên tư vấn hướng dẫn em cách thức tự tìm hiểu từ các nguồn chính
thống và đáng tin cậy, bên cạnh đó cung cấp thêm thông tin về ngành Ngôn ngữ
Nhật, giúp em hình dung rõ ràng về mô tả ngành nghề và xác định được mục
tiêu chuyên môn mà mình sẽ theo đuổi từ đó có đủ thông tin, sự tự tin, quả
quyết để trao đổi với gia đình để gia đình hiểu rõ sở thích, hứng thú nghề nghiệp
cũng như kế hoạch học tập phục vụ cho chuyên môn sau này của Trinh.
- Trong trường hợp cụ thể này, mẹ của Trinh là người mẹ yêu thương và tôn
trọng sở thích, quyết định của con, nhưng vì thiếu thông tin rõ ràng về nghề con
chọn cũng như đã tức giận khi phát hiện con nói dối mình nên đã phản ứng một
cách tiêu cực, căng thẳng nhưng khi bình tĩnh lại và nhận được sự trao đổi tích
cực từ con, hiểu thêm về ngành nghề mà con chọn bà đã phần nhiều an tâm, tin
tưởng hơn vào quyết định của con và đồng ý cho Trinh theo học ngành Ngôn
ngữ Nhật theo đúng nguyện vọng của em.

Người tư vấn

CN. Lê Tấn Phát

You might also like