You are on page 1of 7

1.

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH


1.1. Khái niệm gia đình
Theo chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin:” Hằng ngày tái tạo
ra đời sống của bản than mình, con người bắt đầu tạo
ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái, đó là gia đình”.
Còn theo luật hôn nhân gia đình:” Gia đình là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thông hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
ra các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”
=>Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của xã hội

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản:


1. Quan hệ hôn nhân:
Là 1 quan hệ cơ bản của sự hình thành đi cùng với đó là sự tồn tại và phát triển
của gia đình.
Hôn nhân là gì? Là 1 hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoải
mãn các nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm, và đảm bảo tái sản xuất ra con người
nhằm duy trì và phát triển nòi giống.
Hôn nhân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau thì có hình thức khác nhau. Từ gia
đình tập thể(hôn nhân tập thể) là chế độ quần hồn trong xã hội nguyên thủy phát
triển đến gia đình cả thể (hôn nhân 1 vợ 1 chồng)
2. Quan hệ huyết thống(cha,mẹ và con cái)
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh
từ quan hệ hôn nhân.Đây là 1 trong những quan hệ cơ bản của gia đình, chịu sự
chi phối của điều kiện kinh tế xã hội.
Quan hệ huyết thông này trong xã hội công sản nguyên thủy tồn tại chế độ mẫu
hệ (tức tính về quan hệ anh em họ hàng là về người phụ nữ). Khi xã hội phân
chia thành giai cấp thì nó chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ( tức tính
quan hệ anh em, họ hàng là về người chồng)
3. Quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục:
Cũng là 1 trong những quan hệ cơ bản của gia
đình. Trong xã hội truyền thống, việc nuôi
dưỡng chăm sóc con cái chủ yếu là công việc
của gia đình. Các thành viên như cha mẹ, ông
bà, anh chị phải có trách nhiệm quan tâm, chăm
sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con cái nên người.
Trong xã hội hiện đại này, quan hệ nuôi dưỡng
này 1 phần không nhỏ đã đc chuyển giao cho
các thiết chế khác, VD như nhà trường và các tổ chức khác.
Ở đây nuôi dưỡng đừng hiểu chỉ 1 chiều, cha mẹ ông bà nuôi dưỡng,giáo
dục,săn sóc con cái. Mà còn vế ngược lại đó là bản thân, con cháu phụng dưỡng,
chăm sóc cha mẹ, ông bà khi về nhà khi ốm đau bệnh tật.
 Đây là quan hệ 2 chiều

KL: Các mối quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát
triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị xã hội

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền với nghĩa vụ của các
thành viên trong gia đình.

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội


Gia đình là tế bào của xã hội
Có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Với
việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia
đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội.
Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát
triển được. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm
xây dựng tế bào gia đình tốt.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất để được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc,
trưởng thành, phát triển.
Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự
hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã
hội.
Liên hệ:Muốn có gia đình như tổ ấm để đi đâu ngta cũng muốn quay trở về thì
các thành viên trong gia đình phải ntn?
nếu cha k ra cha, mẹ không ra mẹ, con không ra con thì làm gì nói tới tổ ấm
hạnh phúc gia đình, thậm chí là môi trường đày đọa lẫn nhau. Cho nên để cho
gia đình trở thành tổ ấm không phải là chỉ có trách nhiệm chỉ 1 phía, của ng
chồng, của người vợ, của cha mẹ mà là của tất cả thành viên trong gia đình. Khi
chúng ta đc đi học như thế này thì tại thời điểm này nhiều cha mẹ nắng mưa phải
lao động quần quật ở bên ngoài, vất vả thậm chí nguy hiểm, hi sinh cả năm
tháng thanh xuân, cả sức khỏe tuổi tác, sinh mệnh của mik để nuôi dưỡng, giáo
dục, tạo đk để con cái phát triển. Với con cái, Bác Hồ có câu:” Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tùy theo sức của mik”, mọi người thì xem lại bản thân xem mọi người
đã làm được điều đó chưa? Cha mẹ quần quật cả ngày, những công việc nhỏ
trong gia đình mọi người hoàn toàn làm đc. Tuy vậy đa số giới trẻ bây h là rất
ích kỷ, ỉ lại, chỉ tranh thủ vui chs giải trí để thỏa mãn cái sự ích kỷ của mik
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không chỉ sống trong quan hệ gia đình, mà còn có
nhu cầu quan hệ xã hội, với những người khác. Mỗi cá nhân không chỉ là thành
viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Ngược lại, gia đình cũng là
một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Nhiều thông tin,
hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc
tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống,
nhân cách v.v.
1.3.Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tải sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay
thế.
-Đáp ứng nhu cầu tâm , sinh lý tự nhiên của con người
-Là chức năng duy trì nòi giống cho gia đình
-Đáp ứng nhu cầu về sức lao động, sự tồn tại của xã hội
Và là vấn đề của xã hội vì nó thực hiện chức năng quyết định đến mật độ dân
cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của
tồn tại xã hội.
Chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã hội vì ảnh hưởng đến
trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao
động.
Liên hệ:Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác
nhau. Ví dụ:
Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con
vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống
cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con.
Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới,
vì thế nên nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề là
con gái. Đến năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so
với 121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004). Tỷ số giới tính sẽ vẫn
tiếp tục chênh lệch ở mức báo động 119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm
2030.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Gia đình còn có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trờ thành người có ích
cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng
liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của
gia đình với xã hội. Và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân
cách, đạo đức, lối sống của mỗi người.
Giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thành viên.
Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa
là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình.
Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm
mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn,
đặc biệt là phương pháp giáo dục.
Liên hệ:Để chức năng này được thực hiện một cách có hiệu quả thì gia đình
phải có phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì nhận sai và
sửa chữa chứ đừng vì cái tôi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp
không thay đổi. Có nhiều gia đình dạy dỗ con cái bằng những trận đòn roi,
những cái bạt tai đến tối mặt mũi.. Liệu đó có phải là biện pháp hiệu quả?
Những biện pháp ấy chẳng những không đem lại tác dụng gì mà càng khiến con
cái trở nên chai lì, tâm lí tiêu cực và mất đi tình cảm thân thiết, niềm tin vào
những người trong cùng một mái nhà.Thay bằng những trận đòn roi đến nhừ
người thì những bậc cha mẹ nên dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹ nhàng, phân
tích rõ đúng sai để con trẻ hiểu. Hơn nữa những bậc cha mẹ, ông bà nên là một
tâm gương để thế hệ trẻ noi theo. Các thành viên trong gia đình sống thuận hòa,
vui vẻ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng


Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của gia đình là đơn vị duy nhất
tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội, thực hiện chức năng tổ chức
tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng
như các sinh hoạt trong gia đình
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bào nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu
vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, gia đình đóng
góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội.
Liên hệ:Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao,
ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở
độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn
cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt
vặt hàng ngày.
Ví dụ: giáo viên có thể nhận dạy lớp học thêm, công nhân có thể nhận thêm sản
phẩm làm ngoài giờ, những người nông dân thì có thể tăng gia chăn nuôi, tranh
thủ buổi tối bện chổi rơm, đan giậu,… Mỗi gia đình cần luôn có ý thức phấn đấu
làm giàu và làm giàu một cách chính đáng, đồng thời biết cách hài hòa giữa đời
sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách nhiệm
chăm lo chung cho mọi gia đình bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa có như
vậy thì chức năng kinh tế của gia đình mới có thể hoàn thiện được.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình.
Bao gồm việc: thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa,tinh thần cho các thành viên,
đảm bảo sự cân bằng tâm lí, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ
em.
Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu
cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người.
Vì thế gia đình là chỗ dựa ,là nơi nương tựa của mỗi cá nhân.
Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có
nguy cơ bị phá vỡ.
Liên hệ:Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu
thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc
lứa đôi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững
tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá
nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng
trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng
trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc
sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia
đình.
Câu hỏi cuối bài: Theo Angen có 1 luận điểm rất hay, ông nói rằng:” Sự
chuyển biến từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ là sự thất bại mang tính lịch
sử thế giới của phái nữ”.Vì sao lại như vậy?
Trả lời: Thời đại nguyên thủy là thời đại hoàng kim của người phụ nữ bởi nó
tồn tại chế độ mẫu hệ. Bởi người phụ nữ có vai trò lớn trong xã hội nguyên thủy
rất lớn. Xét đến cùng, nó chỉ là do yếu tố kinh tế quyết định. Do sự phân công
lao động về phụ nữ là hái lượm, còn đàn ông là săn bắn. Rõ ràng, săn bắn với
công cụ thô sợ thời đó nó sẽ không đảm bảo tính ổn định, còn hái lượm thì dù ít
hay nhiều thì ngày nào cũng có. Phụ nữ là người quản lý gia đình, vai trò kinh tế
là lớn. Đặc biêt do chế độ quần hôn, nên đứa con sinh ra chắc chắn nó chỉ biết
được chính xác rằng mẹ nó là ai nên tính quan hệ huyết thống là về người mẹ.

You might also like