You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2: TLH LỨA TUỔI HS THCS

 Nguyên nhân xung đột giữa thiếu niên với người lớn
Nguyên nhân chủ yếu: do người lớn không hiểu thiếu niên và vẫn đối xử với các em như trẻ
con, điều này khiến cho các em cảm thấy bản thân mình không được tôn trọng
Nguyên nhân sâu xa:
1. Khi bước vào độ tuổi thiếu niên, các em có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, thay đổi về
tâm sinh lí và những điều kiện sống xung quanh khiến các em có “cảm giác mình là người
lớn” => Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con và có xu hướng vươn lên làm người lớn
và cố gắng để mọi người công nhận rằng mình đã lớn, trong suy nghĩ và hành động của các
em thường bộc lộ rõ nhu cầu được độc lập, được tự khẳng định chính mình.
2. Các em có nhu cầu thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ cùng những trật tự, khuôn phép,
quy định mà cha mẹ áp đặt từ lúc còn bé. Tuy nhiên, không phải người lớn nào cũng có thể
bắt nhịp được những suy nghĩ của các em mà vẫn đối xử với các em như trẻ con (vẫn muốn
các em phải hoàn toàn nghe theo ý kiến của mình, ra lệnh, can thiệp, kiểm soát những việc
làm của các em). Vì thế, các em sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng và dễ có những lời
nói, hành động chống lại người lớn, dẫn đến xung đột gay gắt giữa người lớn và các em ở độ
tuổi thiếu niên.
Ví dụ:
- Khi bước vào độ tuổi dậy thì, các em bắt đầu quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, từ cách
ăn mặc, đi đứng, kiểu tóc. Các em muốn mặc những kiểu quần áo mà mình cho là hợp thời
trang và thường có phản ứng “không chấp nhận” những yêu cầu của cha mẹ trong cách ăn
mặc, kiểu tóc. Trong khi cha mẹ vẫn nghĩ rằng “con còn nhỏ, cha mẹ cho gì thì mặc nấy,
không được đòi hỏi” => Dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái
- Sở thích, hứng thú ở các em thiếu niên có khuynh hướng phát triển mạnh. Các em say sưa
với những sở thích về âm nhạc, thời trang, phim ảnh,... Do khả năng kiềm chế chưa tốt nên
các em chưa điều chỉnh được thời gian cho việc học tập hay các công việc khác một cách
phù hợp. Ngược lại, trong nhận thức của cha mẹ, học tập vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của các
con, không muốn các con dành quá nhiều thời gian cho những đam mê, sở thích của mình.
Thế nên cha mẹ tìm cách đưa con vào nề nếp bằng cách nhắc nhở, kiểm tra, đôi khi còn la
mắng và giám sát => Dẫn đến xung đột, quan hệ giữa con cái và cha mẹ trở nên nặng nề,
căng thẳng
3. Các em thiếu niên sẽ có những thay đổi về tâm lí, thường có xu hướng cường điệu hóa
những tác động của người lớn mà các em cho là không phù hợp. Các em hay suy diễn, thổi
phồng những vẫn đề mâu thuẫn với người lớn, từ đó có những phản ứng gay gắt, thái quá vì
các em cảm thấy bản thân bị xúc phạm => Dẫn đến sự xung đột giữa thiếu niên và người lớn.
Ở mặt thầy cô giáo cũng có nhiều trường hợp hiểu nhầm học sinh, chúng ta cũng có 1 số
hành động qua lời nói hay cử chỉ vô ý hay có ý đủ để bạn bè hiểu, hoặc thông qua cách
chúng ta ăn mặc, đi đứng để tạo sự chú ý cho bạn bè và thầy cô nhưng lại khiến thầy cô
không có thiện cảm với mình mà quay ra phê bình, khiển trách sẽ tạo sự mâu thuẫn giữa học
trò và thầy cô.

CHƯƠNG 4: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC


 Hình thành hoạt động học: hình thành động cơ học tập cho học sinh
Khái niệm: Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục
đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kĩ năng kĩ xảo, kinh nghiệm lịch sử xã hội…
một cách khoa học và hệ thống, nhằm thỏa mãn nhu cầu học, qua đó phát triển bản thân.
Kết luận sư phạm:
- Đạt được mục đích thông qua thực hiện hành động => Tổ chức cho học sinh thực hiện và
rèn luyện những hành động tương ứng với nội dung học tập và mục đích học tập
- Động cơ có ý nghĩa trong hoạt động => Chú trọng đến việc kích thích các động cơ để thúc
đẩy học sinh tích cực học tập, tiếp thu tri thức
- Cần chú ý dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức về phía phương pháp, cách thức
- Kết quả của hoạt động học (các tri thức, phương pháp) trở thành phương tiện quan trọng
cho hoạt động tiếp theo => Cần quan tâm đến việc hình thành trí tuệ, thao tác tư duy cho học
sinh
Hình thành động cơ học tập cho học sinh:
a. Khái niệm động cơ: Động cơ là những lực thúc đẩy con người thực hiện một công việc
nào đó. (Ví dụ: động lực thúc đẩy một người đến rạp chiếu phim có thể là: thích xem phim,
có phim mới hoặc được bạn bè rủ đi cùng)
b. Động cơ học tập:
- Để học sinh có thể thường xuyên đến trường học thì cần phải có động cơ học tập
- Có nhiều động lực, ý nghĩa khác nhau với từng học sinh, khi thực hiện hoạt động học thì
kết quả cuối cùng là đạt được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ xã hội, hình thành nhân cách
=> Do vậy, giáo viên muốn tổ chức, điều khiển tốt hoạt động học thì cần nhìn ra được yếu tố
nào có thể là động lực thúc đẩy cho học sinh học tập
c. Các loại động cơ học tập:
- Động cơ bên trong: học sinh muốn tự hoàn thiện kỹ năng, tri thức, hướng nghiệp và
giá trị bản thân
- Động cơ bên ngoài: từ những kì vọng, khen thưởng từ gia đình, nhà trường, sự công
nhận từ xã hội
* Nhóm động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong)
- Động lực thúc đẩy: những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức mà học sinh đạt được trong quá trình
học tập, cảm thấy thích thú khi hiểu được nội dung bài học, tiếp thu được những tri thức mới
hay nắm được những cách thức, phương pháp lĩnh hội tri thức => Từ đó thúc đẩy học tập
- Biểu hiện thường thấy: lòng khát khao được mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu
biết, say mê với việc giải quyết các nhiệm vụ học tập
- Đặc điểm: không gây ra sức ép tâm lí cho học sinh khi học tập, người học không bị những
xung đột bên trong làm cản trở quá trình lĩnh hội tri thức. Hành động nỗ lực để giải quyết
những khó khăn trong nhiệm vụ học tập hoàn toàn xuất phát từ mong muốn của người học,
từ sự khát khao chiểm lĩnh tri thức và đạt được niềm vui trong học tập
=> Hoạt động học được thúc đẩy theo nhóm động cơ hoàn thiện tri thức được đánh giá tối
ưu.
* Nhóm động cơ quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài)
- Động lực thúc đẩy: những yếu tố liên quan đến vấn đề khen thưởng, trừng phạt, ảnh hưởng
đến người khác, thỏa lòng tự ái, mong muốn vị trí xã hội, lợi ích tương lai,… (Ví dụ: Học
sinh cố gắng học tập để làm vui lòng bố mẹ hoặc để tránh những trận đòn roi từ bố mẹ nếu
đạt kết quả kém, cố gắng học tập để đạt được sự ngưỡng mộ của bạn bè hay nhận được sự
khen thưởng từ thầy cô, nhà trường, cố gắng học tập để thực hiện những dự định, ước mơ,
hoài bão trong tương lai)
- Đặc điểm: có thể gây ra những căng thẳng tâm lí cho học sinh, đôi khi còn là sự chống đối
lẫn nhau vì kết quả học tập không như mong đợi
d. Hình thành động cơ học tập cho học sinh
- Động cơ học tập không tự có mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học sinh
tham gia hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên.
- Cách thức hình thành động cơ học tập cho học sinh:
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh tự khám
phá những điều mới lạ => Giúp học sinh tự tiếp cận đối tượng, tạo ra những cảm xúc tích
cực trong học tập, nảy sinh nhu cầu chiếm lĩnh các tri thức khoa học
+ Cần tạo ấn tượng cho học sinh về bài học bằng cách đưa ra những ví dụ thực tiễn,
cho bài tập củng cố và mở rộng để việc học trở thành một nhu cầu không thể thiếu của học
sinh
+ Giáo viên cần sắp đặt nội dung cũng như chọn lọc các phương pháp dạy học phù
hợp, sáng tạo trong phương pháp dạy học nhằm kích thích học sinh lĩnh hội tri thức, nảy sinh
nhu cầu học tập (Ví dụ: chia nhóm cho học sinh tự tìm hiểu về kiến thức mới, sau đó lên
trình bày trước lớp)
+ Có biện pháp tác động phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, giúp khơi dậy tiềm
năng của mỗi học sinh (Ví dụ: sẽ có học sinh không giỏi các môn văn hóa mà có khiếu ở lĩnh
vực thể thao hay nghệ thuật, thì người giáo viên cần có những tác động phù hợp để học sinh
đó có thể cân bằng giữa việc vừa tiếp thu những kiến thức văn hóa, vừa phát triển được khả
năng nghệ thuật hay thể thao của mình)
+ Có biện pháp phát huy tối đa các mặt mạnh, tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em
=> KẾT LUẬN SƯ PHẠM:
Giáo viên cần nhận thức được rằng động cơ học tập của học sinh là rất đa dạng, trong đó
khơi dậy nhu cầu nhận thức của học sinh là một nhiệm vụ cần quan tâm.
Giáo viên cần kết hợp đúng đắn để phát huy tác dụng của các loại động cơ học tập khác
nhau, nhưng quan trọng là phải thiết kế bài giảng sao cho hợp lí, hấp dẫn để đưa nhóm động
cơ hoàn thiện tri thức ưu tiên lên hàng đầu.

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN


 Đặc điểm lao động sư phạm của người GV
1. Nghề có đối tượng quan hệ trực tiếp là con người
2. Nghề có công cụ chủ yếu là nhân cách chính mình
3. Nghề đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo cao
- Tính khoa học: Nắm vững khoa học bộ môn, khoa học giáo dục, khoa học sư phạm, khoa
học tâm lý. Nội dung bài giảng chính xác, nội dung phù hợp dễ hiểu
- Tính nghệ thuật: Sáng tạo trong phương pháp dạy học, khéo léo trong ứng xử với học trò,
yêu cầu về giọng nói, biểu cảm…
- Tính sáng tạo: tìm ra phương pháp dạy học mới, không để kiến thức quá rập khuôn, máy
móc, không để quá nhiều lý thuyết trong bài học lẫn bài giảng.
4. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
- Lao động nghiêm túc, đầu tư chỉn chu cho từng trang giáo án, cho hoạt động giảng dạy,
đầu tư nhiều thời gian, công sức.
 Những phẩm chất, năng lực của người giáo viên (BÀI TẬP)
*Phẩm chất:
- Thế giới quan khoa học: Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng về
các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Thế giới quan này sẽ giúp GV nhìn nhận thế giới
một cách khoa học, truyền bá tri thức và kỹ năng mang tính khoa học, giúp HS hình thành
được thế giới quan khoa học.
- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ: Lý tưởng của GV là đào tạo nhiều thế hệ trẻ đủ đức và tài
giúp ích cho đất nước sau này.
- Lòng yêu trẻ:
 Khái niệm: Lòng yêu trẻ là thái độ yêu thương, tôn trọng HS của người GV.
 Vai trò: Là động lực thôi thúc người GV hết lòng với HS, tạo nên sức mạnh nội tại để
người GV vượt qua khó khăn gian khổ mà ở cạnh HS, là cơ sở để người GV sẵn sàng
hy sinh cho HS đồng thời cũng là yếu tố tạo niềm tin cậy, yêu thương GV ở HS và PH.
 Biểu hiện:
 GV cảm thấy sung sướng khi tiếp xúc với trẻ
 GV mong muốn khám phá thế giới bên trong của HS
 GV muốn tạo ra hạnh phúc, niềm vui cho các em
 GV có thái độ quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với HS
 GV giúp đỡ HS một cách chân thành và giản dị
 GV luôn công bằng, khách quan, không phân biệt đối xử
 GV có lòng trắc ẩn trước những HS cá biệt
 GV không được ủy mị, yếu đuối và thiếu yêu cầu cao ở trẻ
- Lòng yêu nghề:
 Khái niệm: Lòng yêu nghề là thái độ tôn trọng, đề cao và tự hào về nghề sư phạm.
 Biểu hiện:
 Đam mê hoạt động sư phạm, có hứng thú chuyên ngành
 Luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
 Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực cải tiến nội dung và phương
pháp
 Không tự thỏa mãn với trình độ, sự hiểu biết và tay nghề của mình.
- Những phẩm chất cần thiết khác: lòng nhân đạo, sự công tâm, lòng tôn trọng…
*Năng lực:
- Hệ thống năng lực dạy học
 Năng lực hiểu học sinh
 Tri thức, tầm hiểu biết của giáo viên
 Năng lực chế biến tài liệu học tập
 Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
 Năng lực ngôn ngữ
- Hệ thống năng lực giáo dục
 Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
 Năng lực giao tiếp sư phạm
 Năng lực đối xử khéo léo sư phạm
 Năng lực “cảm hóa” học sinh
- Hệ thống năng lực tổ chức sư phạm
+ Tổ chức, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong công tác dạy học cả trên
lớp lẫn cả hoạt động ngoại khóa
+ Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh như truyền đạt nội dung môn học, hoạt động tự
học, rèn luyện cách thức học đi đôi với hành,…
+ Tổ chức thực hiện việc nghiêm chỉnh cho kế hoạch có sẵn cho học sinh, đề xuất thêm các
kế hoạch, phân công, đôn đốc, kiểm tra hoạt động rèn luyện đạo đức, giáo dục học sinh chưa
ngoan.
+ Tổ chức buổi lao động ở trường, lớp, phân công, chỉ đạo, vạch kế hoạch
+ Xây dựng cho học sinh 1 tập thể đoàn kết, thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, nề nếp, bảo
đảm các hoạt động học tập trong lớp diễn ra 1 cách thuận lợi.
BÀI TẬP
BÀI 1: Bài viết về cô giáo Nguyễn Thị Thu Oanh – giáo viên điển hình tiên tiến của trường
Tiểu học Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh như sau: “Ngay từ buổi đầu ra trường,
cô giáo Nguyễn Thị Thu Oanh đã dành hết thời gian cho những bài giảng của mình. Cô luôn
kiên trì, nhẫn nại nỗ lực tìm tòi phương pháp mới sinh động, có hiệu quả để vận dụng vào
việc giảng dạy sao cho học sinh tiếp thu bài, hiểu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cô
thường dành thời gian trò chuyện với học sinh, quan tâm, giúp đỡ các em. (Cổng điện tử
phòng GDĐT huyện Yên Phong).
Hãy nêu tên các năng lực, phẩm chất GV thể hiện trong tình huống trên.
Năng lực chế biến tài liệu
Năng lực “cảm hóa” học sinh
Lòng yêu trẻ

BÀI 2: Thầy Cao Bá Nghĩa là một giáo viên dạy Ngữ văn rất có tâm với nghề, được phụ
huynh tin tưởng và học trò yêu quý. Vào đầu năm học, chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc
với các em, Thầy đã hiểu được hoàn cảnh gia đình, sở thích, tính tình, năng lực của từng em
trong lớp. Qua tìm hiểu, Thầy cũng biết được trong lớp một số bạn có cá tính ngỗ ngược nên
trong mỗi bài học Thầy luôn gắn liền với kiến thức xã hội, với những câu chuyện đối nhân
xử thế, những tấm gương hiếu học, những người thành công từ những nhà khoa học nổi tiếng
đến những người thợ lành nghề nổi tiếng. Thầy giúp các em xác định điều gì cần học, điều gì
nên tránh, sự nhẹ nhàng, chăm chút, chu đáo của Thầy đến từng em. Qua bài giảng của Thầy,
các em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rất nhiều em tỏ ra bỡ ngỡ với những kiến
thức của bài học. Thầy nhanh chóng nhận ra sự bỡ ngỡ của các em, Thầy giảng kỹ hơn, sử
dụng phương pháp ngôn từ phù hợp hơn với các em”.
Theo anh/chị, năng lực nào của người giáo viên được thể hiện trong tình huống trên.
Trình bày các biểu hiện năng lực trên và rút ra kế hoạch rèn luyện bản thân.
Năng lực hiểu học sinh
Năng lực chế biến tài liệu
Năng lực ngôn từ
Lòng yêu trẻ
Để có thể tìm hiểu được tính cách, hoàn cảnh của các em, có thể chúng ta không đủ thời gian
để có thể đi đến từng gia đình, thì thay vào đó ta có thể tìm hiểu thông qua cách ứng xử của
các em trong giờ học, giơ tay phát biểu hoặc cách các em trả lời câu hỏi như thể nào và đặc
biệt qua các cuộc trò chuyện của cả thầy trò. Bên cạnh sau khi tìm hiểu được mong ước, tâm
tư nguyện vọng của các em, ta có thể tác động vào chính giáo án của ta là biến đổi tất cả các
tài liệu vốn có trong sách chế biến lại theo cách học sinh hiểu để tránh trường hợp nội dung
học tập quá rập khuôn và cứng. Và trong giáo án và bài giảng có thể bổ sung thêm các kiến
thức ngoài để cho các em có thể hình dung được kỹ hơn.

BÀI 3: Cô An là giáo viên dạy cấp 2. Nhớ lại những buổi đầu đứng lớp, cô cảm nhận được
việc dạy trẻ khá vất vả nhưng cô chưa bao giờ nản lòng mà luôn cố gắng, tận tụy, gương mẫu
trong mọi công việc. Cô làm việc bằng cái tâm và trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Từ
đó, cô được đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh tin tưởng, quý mến. Bên cạnh công tác
giảng dạy, cô An còn chịu khó tìm tòi, học hỏi và có sáng kiến kinh nghiệm phục vụ giảng
dạy, giáo dục học sinh. Với mỗi học sinh, cô quan sát, tìm hiểu, phát hiện ưu điểm của từng
em để động viên, khích lệ, khen ngợi. Mỗi giờ giảng của Cô luôn gây được sự hứng thú đối
với học sinh bởi Cô thường lồng ghép nội dung giảng dạy với các trò chơi, câu chuyện và
tìm cách truyền tải nội dung một cách dễ hiểu, dễ nhớ.
Anh/Chị hãy phân tích các phẩm chất, năng lực của người giáo viên được thể hiện ở
nhân vật Cô An trong tình huống.
Lòng yêu trẻ
Năng lực chế biến tài liệu
Năng lực hiểu học sinh

You might also like