You are on page 1of 16

Chương 1

KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


B. NỘI DUNG
I- TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
* NGUỒN GỐC NHẬN THỨC.
Là một loại hình nhận thức, triết học ra đời ở khi con người đạt đến trình độ khái quát
hoá, trừu tượng hoá để hệ thống các quan điểm, quan niệm rời rạc thành học thuyết
* NGUỒN GỐC XÃ HỘI
Triết học ra đời khi xã hội xuất hiện phân chia giai cấp lao động chia thành lao động trí
óc và lao động chân tay.,
b) Khái niệm triết học
Ở Trung Quốc ( phương Đông), chữ triết ( 哲) được ghét từ 3 chữ tượng hình: thủ ( đầu)
cân ( búa) khẩu ( miệng) ã có từ rất sớm,
Ở Ấn Độ, (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
người đến với lẽ phải.
Ở phương Tây (tiếng Hy Lạp; Triết học, philosophia, xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, với
nghĩa là yêu mến sự thông thái.
triết học là hệ thống quan điểm lý luận( tri thức + ý thức_ không cầm nắm được đó)
chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật
vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Vấn đề cơ bản của triết học ***
a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học.
này - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa tự nhiên và con
người. Thật ra chỉ có 1 vấn đề cơ bản mà thôi, vật chất trùng tồn tại, ý thức trùng tư duy,
nhưng có 2 mặt.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- CHỦ NGHĨA DUY VẬT: VẬT CHẤT CÓ TRƯỚC Ý THỨC
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- CHỦ NGHĨA DUY TÂM:. Ý THỨC CÓ TRƯỚC VẬT CHẤT
+ Chủ nghĩa duy tâm CHỦ QUAN thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong
khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định
mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác ( sử dụng các loại giác quan để
cảm nhận, có thể sờ mó được..) ý thức  vật chất (SAI) , mà là Vật chất  vật chất, ý thức
chỉ là yếu tố trung gian.
KANT:” Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở tro g con mắt của
kẻ suy tình”

+ Chủ nghĩa duy tâm KHÁCH QUAN: con người không điều khiển được (thị trường, thời
tiết,…), ý thức sinh ra thế giới nhưng đó là ý thức bên ngoài, có trước và độc lập với con
người. Liên quan đến (thần thánh, tiên phật, cúng kiến ông bà cha mẹ khi quá cố, ngày giỗ)
nó vẫn tồn tại và đan xen với nhau.
c) Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri)
Thuyết khả tri luận (Gnosticism, Thuyết có thể biết). Thuyết khả tri luận: khẳng địnhcon
người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu
tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được
Thuyết bất khả tri luận (Agnosticism, Thuyết không thể biết)., con người không thể hiểu
được bản chất thật sự của đối tượng.
Hoài nghi luận: Nghi ngờ việc đánh giá tri thức đã đặt được và cho rằng con người không
thể đật đến chân lý khách quan
3. Biện chứng và siêu hình
* Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời. Là phương pháp
được đưa ra từ toán học và vật lý học cổ điển vào các KH thực nghiệm và triết học. Có vai trò
to lớn trong việc giải quyết các vẫn đề của cơ học nhưng hạn chế khi giải quyết các vấn đề
vận động liên hệ.
* Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến, vận động,
phát triển; Là phương pháp giúp con người không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy
cả sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của chúng.
. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người
nhận thức và cải tạo thế giới
b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử
: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
- Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát, Âm dương đồ: âm thịnh dương suy và
ngược lại. Âm cùng  dương khởi, dương cực  âm sinh, trong âm có dương và ngược lại.
Phật giáo: vạn vật tồn tại và biến đổi theo quy luật nhân quả, vô thường., Không ai tấm
trên một dòng dòng 2 lần của Haraclit
- Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Biện chứng của ý niệm  biện chứng
sự vật. ( G.W.Ph.Hegen) “Cái gì hợp lý thì tồn tại” phản ánh đúng thực tế, “ Cái gì tồn tại thì
hợp lý” phản ánh nguỵ biện. “cây cây nào rào cây nấy”. “ ăn cơm chúa múa tối ngày” .
( VD: ma tuý, mại dâm, các vấn nạn dịch bệnh,..)
- Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật.
II- TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin
a) Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện
cách mạng công nghiệp. ( Giai cấp vô sản>< giai cấp tư sản)
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội
độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mác.
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học
Mác. Đối lập tư tưởng chính thống thì là cái gai trong mắt của người khác. Không nên đứng
lên chống đối, học chính là những nhà tiên tri. “ một ngàn năm trung cổ”, “Phong Trào Phục
Hưng tổ chức ở Ý”.
* Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên
- Nguồn gốc lý luận
- Kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng nhân loại, trực tiếp nhất là triết học cổ điện Đức, kinh tế
chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Tiền đề khoa học tự nhiên
định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: năng lượng không tự nhiên sinh ra,
không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.  Mác: TG
này không ai sinh ra ( không biết nguồn góc) , không ai có thể tiêu diệt được nó ( kết quả
cuối cùng ko tìm được), nó chỉ tồn tại, vận động, phát triển, chuyển hoá từ dạng này sang
dạng khác. VD: cái ghế (câu to cây to gỗ lâu thành củi  thành tro…….),
- Thuyết tiến hoá: vạn vật rong vũ trụ từ chất vô sinh tự tồn tại, vận động phát triển 
chat hữu sinh ra đời: thực vật  động vật bậc thấp, Đv có thần kinh, hệ thần kinh, thần kinh
trung ương  con người xuất hiện.
 Mác: - sự ra đời của loài người không phải là một khoảnh khoắc mà là 1 quá trình lịch
sử lâu dài.
- Giữa con người, ĐV, TV, giới hữu sinh, vô sinh đều có chung 1 quá trình lịch sử và có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Thuyết tế bào: tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
 Mác: tất cả các cơ thể sống có chung nguồn gốc ( tính thống nhất cật chất chung gồn
vô cơ và hữu cơ)
* Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác
- Xuất thân từ tầng lớp trên (tư sản) nhưng C.Mác và Ph.AWngghen đều tích cực tham gia
hoạt động thực tiễn.
- Hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của giai cấp công nhân trong nền SX TBCN nên đã
đứng trên lợi ích của giai cấp công nhân.
- Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân một công cụ sắc bén để
nhận thức và cải tạo thế giới.

Chương 2
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I- VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm trù vật
chất:
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: các nhà duy vật cho rằng vật chất là chất đầu tiên tạo ra vũ
trụ.
+ Ở PHƯƠNG TÂY: chất dầu tiên tạo ra vũ trụ: nước (Talet), lửa (Hecralit)…
Quan niệm của loxxip, đêmôcrit được xem là tiến bộ nhất thời cổ đại khi cho rằng vật
chất là nguyên tử.
Nguyên tử ( giả thiết): phần nhỏ nhất, không phân chia được, không thể thâm nhập
được.
+ Ở PHƯƠNG ĐÔNG: người trung quốc cho rằng chất đầu tiên tao ra vũ trụ gồm 5 yếu
tố: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, theo vòng tuần hoàn tương sinh tương khắc,…
Các yếu tố này tương sinh tương khắc với nhau:
+ chủ nghĩa duy vật thời kỳ phục hưng, cậnđại:
Tiếp tục thừa nhận vật chất là nguyên tử.
Xuất hiện quan niệm mới: đồng nhất vật chất với khối lượng (m) (BẤT BIẾN)
Tuy nhiên, CNDV, trước mác đã tỏ ra bế tắc trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự
nhiên ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản
của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen (Rơnghen), phát hiện ra tia x, tia này có thể xuyên
qua được cơ thể con người mà không bị thương  chứng minh rằng nguyên tử có thể thâm
nhập được. Năm 1896, Henri Becquerel (Béccơren), phát hiện ra hiện tượng phóng xạ  chứng
tử nguyên tử không phải là không phân chia được. nguyên tố urani. Năm 1897, Joseph John
Thomson (Tômxơn), phát hiện ra điện tử, nó là mộtphần của nguyên tử . Năm 1901, Kaufman đã
chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận
động của nguyên tử.
Những phát minh trên làm cho vật lý lâm vào khủng hoảng  CNDT cho rằng
vật chất đã tiêu tan, nền tảng của CNDV đã sụp đổ. Vai trò của leenin: không
phải vật chất tiêu tan, không phải vật chất mất ddichir là giới hạn nhận thức
của con người về vật chất mà thôi.
c) Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất.
Định nghĩa vật chất của Lênin: vật chất
1. Là một phạm trù triết học: vật chất là khái niệm cơ bản không thể thiếu được trong triết
học và là khái niệm rộng nhất. một ngành khoa học nào đó, nó phản ánh những đặc trưng
chung nhất của nhosm đối tượng. Khái niệm là một hình thúc tư duy, phản ánh nhữngđặc
trung chung nhất của nhóm đối tượng. Ví dụ: lấy cây viết (chung), viết xanh (cụ thể)
2. Dùng để chỉ thực tại giác quan: là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức, không phụ
thuộc vào ý thức con người.
3. Đem lại cho con người trong cảm giác: con người có thể nhận thức được thực tại khách
( vật chất) nhờ vào giác quan của con người. trả lời cho Mặt thứ 2
4. Được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh.Sự hiểu biết của con người về
thực tại khách quan. Đây là kết quả quá trình cảm giác của con người đã chụp lại , chép lại,
phản ánh lại các thực tại khách quan ấy. (hình ảnh có được hờ bộ não). VC  YT có sau.
Trả lời cho Mặt thứ nhất
5. Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: vật chất tồn tại khách quan.
* Ý Nghĩa Định Nghĩa VC Của Lênin:
- Định nghĩa này bác bỏ quan điểm của CNDT về vật chất
- Định nghĩa này khắc phục được những hạn chế của cndv trước mác về vật chất.
- Định nghĩa nghĩa này giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm duy
vật.
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên.
d) Phương thức tồn tại của vật chất
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ
kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
 Quá trình vận động: cơ học, vật lý, hoá học,sinh học, xã hội…
- Vận đọng hoá học: sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ,…
- Vận động vật lý: vận động của các phân tử, điện tử, các hạt nhân cơ bản, các quá trình
nhiệt điện,…
- Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí cuẩ vật thể trong không gian
- Vận động sinh học: sự biến đổi cơ thể sống, giá ăn
- Vận động xã hội: sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,…
Các hình thức vận động cao luôn bao hàm trong mình các hình thức vận động thấp.
XH>SH(Đv,tv)>HH>VL>CH. MỖI SỰ VẬT CÓ THỂ CÓ NHIỀU HÌNH THỨC VẬN
ĐỘNG NHƯNG LÚC NÀO CŨNG ĐƯỢC ĐẶC TRƯNG BỞI 1 HÌNH THỨC VẬN
ĐỘNG CAO NHẤT
- Vận động và đứng im: vận động là tuyết đối, vĩnh viễn. đứng im là trạng thái ổn định về
vật chất của sự vật , hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể.
- đứng im chỉ xảy ra vơi 1 quan hệ chứ không phải mội quan hệ cùng 1 lúc.
- đứng im chỉ xảy ra với 1 hình thức vận động chứ không phải với mọi hình thức vận
động.
* Không gian và thời gian là hình thức tồn tại vật chất.
+ không gian: là cái chỉ vị trí, quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động
lẫn nhau của vật chất.
+ thời gian: là cái nói về độ dài tồn tại, độ dài diễn biến nhanh hay hay chậm của các quá
trình biến đổi sự vật.
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
A. Nguồn gốc của ý thức: đời sống tinh thần của con người nói chung. Riêng thì
là sự phản ánh sáng tạo.
* Nguồn Gốc Tự Nhiên
-Có 2 loại: tự nhiên ( bộ não người, thế giới khách quan) và xã hội.
+ Bộ não người: cái gọi là ý thức chỉ xảy ra ở một dạng vật chất đặc biệt là bộ não người.
+ Thế giới KQ: các sự vật, hiện tượng, của thế giới KQ tác động vào các giác quan, gây
hiện tượng phản ánh. Nhờ các giác quan của chúng ta tiếp xúc vs các sự vật xung quanh.
 Phản ánh là sự tái tạo lại 1 số đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
 Phản ánh vật lý, hoá học: thể hiện ở các vật vô tri vô giác vật không có sự sống. Những
vật nhận sự phản ánh hoàn toàn đều bị động.
 Phản ánh sinh học: được thể hiện ở giới hữu sinh có sự sống, và chủ động được với
môi trường.
 Phản ánh Tâm lí: xuất hiện ở động vật có hệ thần kinh TW, biểu hiện thói quen của
ĐV có hệ thần kinh TW. Nó là phản ánh có tính chất bản năng.phản xạ có diều kiện là cao
nhất ở động vật.
 Phản ánh sáng tạo ý thức: được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất là bộ ốc
con người.
NGUỒN GỐC XÃ HỘI: lao động, ngôn ngữ
+ lao động: là sự tác động của con người vào giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên thay đổi phù
hợp với nhu cầu của con người.
+ Lao động làm cho các giác quan con người phát triển  khả năng thu nhận thông tin
về các sự vật bên ngoài phát triển làm cho ý thức phát triển.
+ ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
 Lao động làm cho ngôn ngữ ra đời và ngôn ngữ (gắn liền với, sự hiểu biết tư duy) đã
trở thành 1 trong những yếu tố làm ý thức ngày càng phát triển. nên cần phải giao tiếp và trao
đổi với nhau
B. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC:
- ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là hình ảnh hiện thực khách quan trong bộ não ốc người, nội dung phản ánh là
khách quan , hình ảnh phản ánh lá chủ quan.
- ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội.
 trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
 sáng tạo ra các tri thức mới
 vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn.
C. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
- Các lớp cấu trúc của ý thức
+ Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
tức.
+ Tình cảm: phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế
giới khách quan.
+ Niềm tin: sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn thôi túc
con người hoạt đọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
+ Ý chí: là những nỗ lực cố gắng khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con
người vào hoạt động để vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
* Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. ( tự nhiên: bộ não người, thế giới
khách quan, Xã hội: lao động và ngôn ngữ).
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. thể hiện qua các nội dung các văn bản:
vợ nhặt, tắt đèn,…..cách đồng hoang (phim truyền hình).Các bài bhast hạc cách mạng: cô
gái mở đường, trường sơn đông, sơn tây.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với sự
biến đổicủa thế giới vật chất.
**** Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động thực tiển của con
người;thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
ngày nay,
Ý nghĩa phương pháp luận: trong cuộc sống con người phải tôn trọng nguyên tắc Khách
Quan. Khi muốn đề ra đường lối chính sách, thì con người phải xuất phát từ vật chất, từ thực
tế khách quan chứ không dựa vào ý muốn chủ quan của mình
- Con người phait phát huy tính năng động chủ quan> Tức là phải phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người.
- II- PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- 1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
- a) Hai loại hình biện chứng
- Biện chứng  : là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng
trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc sự
vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng.
- Biện chứng khách quan : là biện chúng của thế giới vật chất.
- Biện chứng chủ quan là tư duy biện chứng.
- b) Khái niệm phép biện chứng duy vật
- - phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu khái quat biện chứng của thế giới thàng các
nguyên lý, quay luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học.
- Đặc điểm của PBCDV: là sự thống nhất giữa these giới quan duy vật và PP luận biện
chuwsnggiuwax lý luận nhận thức và logic biện chứng được chứng minh bằng sự phát
triển của khoa học tự nhiên trước đó.
- Vê vai trò PBCDV là PP luận trong nhận thức và thực tiễn để giải thích quá trình phát
triển của sự vaajtvaf nghiên cứu khoa học.
- 2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
- a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
- * Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- - Khái niệm liên hệ
- - Liên hệ: là quan hệ giữa 2 đối tượng mà sự thay đổi của 1 trong số chúng nhất định làm
đối tượng kia thay đổi.
- “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau.
- -Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối
tượng vật chất mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa
chúng với các đói tượng vật chất sinh ra chúng.
- - Nôi dung nguyên lý về mối quan hệ phổ biến: tất cả sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại
trong mối quan hệ quan hệ qua lại với nhau, quy định về chuyển hoá lẫn nhau không có
sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập tách rời nhau.
- - Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Phép biện chứng duy vật khẳng định
- + tính khách quan: là mối quan hệ phổ biến với cái vốn có, tồn tại độc lập với con người
- + Tính phổ biến:
- # bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác.
- # các mặt, các yếu tố, các quá trình trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng cũng có mối
liên hệ với nhau.
- + tính đa dạng, phong phú.
- # các sự vật hiện tượng có rất nhiều mối liên hệ với nhau.
- # cùng một mối liên hệ ở các giai đoạn khác nhau thì biểu hiện của nó cũng khác nhau.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Nguyên tắc toàn diện.
- Thứ nhất, hậ thức sự vật trong mối lien hệ giữa các yếu tố, các mựt của chính sự vật
và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác
- Thứ hai, cần xem xét trọng tâm trọng điểm làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật hiện
tượng.
- Thứ ba, xem xét sự vật cụ thể tron từng gia đoạn lịch sự cụ thể.
- Thứ tư: xem xét sự vật vật hiện tượng ta cần xem xét 2 toàn toàn diện và phiến diện.
* Nguyên lý về sự phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, của sự vật từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

- Tiến hoá: là một dạng của phát triển diễn ra từ từ, là sự biến đổi hình thức của tồn tại từ
đơn giản đến phức tạp.
- Tiến bộ
- là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn.
Tính chất của sự phát triển:
Cũng như mối liên hệ phổ biến, phát triển có
- tính khách quan nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
-
- Tính Phổ biến ự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội và kể cả tư duy
con người.
-
- Tính đa dạng phong phú: các sự vật hiện tượng khác nhua tồn tại ‘ở không gian và thời
gian khác nhau sẽ có quá trình phát triển khác nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất: khi xem xét dự vật hiện tượng, phải luôn đặt nó trongg khuynh hướng vận động
biến đổi chuyển hoá nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi của nó.
- Thứ 2: nhận tức sự vật hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh coi
phức tạp của sự phát triển.
- Thứ 3: biết phát hiện và ủng hộ cái mới, trống bảo thủ và trị trệ định kiến.
- Thứ 4: biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng củ và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.
- b) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Cái riêng và cái chung
Định nghĩa:
- Cái riêng: chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định
Cái chung ( thuộc cái riêng) là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính của một sự vật được lặp đi lặp lại ở nhiệu sự vật khác
Cái đơn nhất (nằm trong cái riêng): chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự
vật mà không lặp lại ở sự vật khác.
 Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung không có cái riêng tách rời
cái chung.
+ Cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung còn cái chung thì sâu sắc hơn
cái riêng.
+ Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn
nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng chứ không được cuất phát
từ ý muốn chủ quan của con người.
- Cần cụ thể hoá cái chung trong mỗi hoàn cảnh để giải quyết cái riêng trong từng trường
hợp cụ thể.
- Trong hoạt động thực tiễn phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con
người trở thành cái chung và ngược lại.( chung có lợi hoặc là chung có hại).
* Nguyên nhân và kết quả
 Định nghĩa:
- Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
- Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
 Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
- Nguyên cớ: là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả.
- Điều kiện: là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân điều kiện
không sinh ra kết quả.
 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả.
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo nên.
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Để nhận thức được sự vật , hiện tượng, thì phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện trong phân tích, giải quyết
và vận dụng quan hệ nhân-quả.
- Cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn
phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể.
* Tất nhiên và ngẫu nhiên
Định nghĩa:
- Tất nhiên: là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật, hiện tượng quyết
định. Trong đó điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứ không thể nào khác.
“Phải xảy ra”
- Ngẫu nhiên: là cái do nguyên nhân bên ngoài quyết định, cho nên nó có thể xảy ra hoặc
không xảy ra, có thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác.”Có thể hoặc không thể xảy ”
Ví dụ: quá trình trồng lúa mùa thì Tất nhiên là thu hoạch lúa, ngẫu nhiên thì trúng mùa
hoặc thất mùa.
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
o Tất nhiên và ngẫu nhiên dều tồn tại khách quan.
o Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Cái
tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên.
o Trong những điều kiện nhất định , tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá
qua lại.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
o Trong thực tiện cần căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải dựa vào cái ngẫu
nhiên.
o Trong cuộc sống cần có những phương án dự phòng bởi ngẫu nhiên có thể xuất
hiện bất ngờ.
o Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau nên cần tạo ra những
điều kiện để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá theo mục đích.
c) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Khái niệm quy luật: Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất
yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
- Quy luật từ thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
o Khái niệm:
+ Chất: dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật , hiện tượng là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác. ( nó có, cái
khác không có)
+ Lượng: dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng về phương
diện số lượng quy định xác suất nức độ,…. ( nó có, cái khác cũng có, chưa phân biệt được nó
với cái khác).
VD 1: mì Hảo Hảo, 3 miền, gấu đỏ,…
Chất: thương hiệu, mùi vị thưởng thức,…
Lượng: gia vị, mì, nhãn mát, thành phần, dầu, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử
dụng.
VD 2: thuốc lá.
Chất: mùi vị, thương hiệu.
Lượng: đều gây nghiện, có 2 đầu 1 đầu lộc và 1 đầu thuốc,…
+ quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
 Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật.
 Quá trình chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất.
VD: Nước: rắn, lỏng, khí
Chất: lỏng, rắn, khí.
Lượng: nước sôi 100oC, bay hơi, đá 0oC
 Độ là khoảng giới hạn mà lượng của sự vật thay đổi mà chất chưa thay đổi.
VD: Nước đang đun sôi trong giai 0oC < x < 100oC
 Điểm nút: là điểm giới hạn mà sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất.
VD: nước đang đun sôi ở 100oC. ( diễn ra trước mới có được bước nhảy)
 Bước nhảy: là giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật ( chất mới ra đời) do sự thay
đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
VD: từ chất lỏng biến thành hơi
+ Các loại bước nhảy: căn cứ vào quy mô: BN cục bộ ( từng bước), toàn bộ ( nhảy 1 lần) .
Căn cứ vào thời gian: có BN đột biến ( củ thành mới, diễn ra trong thời gia rất ngắn), dần
dần.
Ý nghĩa Phướng pháp luận:
- Chống tư tưởng nôn nóng đót cháy giai đoạn. khi chưa tích luỹ đủ về số lượng thì không
nên thực hiện sự chuyển hoá về chất.
- Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ khi đã đủ điều kiện thực hiện bước nhảy.
- Cần phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chin muồi, chủ
động nắm bắt thời cơ bước nhảy khi điều kiện cho phép.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập ( quy luật mâu thuẩn)
o Khái niệm: 2 mặt đối lập sẽ hình thành nên một mâu thuẫn
+ Mâu thuẫn biện chứng dung để chỉ mối liên heejthoosng nhất, đấu tranh và chuyển hoá
giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tưởng hoặc giữa các sư vật hiện tượng với nhau.
+ Mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng ngược chiều nhau trong
một chỉnh thể.
- NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT
o Sự thống nhất của các mđl: sự cùng tồn tại của các mđl và sự rang buộc nhau
của các mđl.
o Sự tồn tại của các mđl là có mđl này thì nhất định phải có mặt đối lập kia.
o Sự rang buộc của các mđl khi mđl này có sự thay đổi thì mật đối lập kia cũng có
sự thay đổi.
- Đấu tranh của các đối lập: là các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, bài trừ nhau, phủ định
nhau.
 Đấu tranh của các mặt đối lập đến một mức độ nhất định thì mâu thuẫn được giải
quyết, sự vật được chuyển hoá.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn để nắm
được nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- Phải biết phân biệt từng loại mâu thuẫn và phải tìm ra được phương pháp tối ưu để giải
quyết mâu thuẫn.
- Quy luật phủ định của phủ định
o Khái niệm:
+ Phủ định: là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật hiện tượng này bởi
sự vật hiện tượng khác. A B
+ Phủ định biện chứng: là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng, là “mắt xích”
trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật
hiện tượng cũ.
o Đăc trưng của phủ định biện chứng
+ Tính khách quan: do nguyên nhân bên trong, do năng lực nội tại của sự vật hiện tượng
gây nên.
+ Tính phổ biến: diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy.
+ Tính đa dạng, phong phú: thể hiện ở nội dung hình thức của phủ định.
o Tính kê thừa của PĐ
+ Kế thừa biện chứng: giữa lại các yếu tố còn thích hợp, biến đổi để phù hợp với sự vật
hiện tượng mới, loại bỏ các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật hiện tượng
mới.
+ Kế thừa siêu hình: giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển
trước, thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển của chính nó, cuatr đối tượng
mới.
o Đường xoáy óc
Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ, nhưng lại trở thành điểm xuất phát của một
chu kỳ mới cao hơn phức tạp hơn…  cứ như thế tạo thành những đường xoáy ốc…cho đến
vô tận.
o Ý nghĩa phương pháp luận
+ phải thấy tính chất phức tạp của quá trình phát triển là không diễn ra theo con đường
thảng mà là đường quanh co, phức tạp để trong cuộc sống con người không bi quan, chán
nãn.
+ Trong thế giới khách quan cái mới tất yếu phải ra đời thay thế cái cũ. Vì vậy, phải tạo
điều kiện để cái mới phát triển, vì xu thế của cái mới là xu thế phát triển.
+ Phải thấy được tầm quan trọng của tính kế thừa để xác định nội dung đúng đắn của kế
thừa và tích cực kế thừa.
III- LÝ LUẬN NHẬN THỨC
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối vs nhận thức
- Khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính có mục đích, mang tính lịch sử ( ở mỗi gia
đoạn LS khác nhau, con người sẽ thực hiện một hoạt động này một cách khác nhau) - xã hội cuả
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- đặc trưng:
+ Thứ nhất: là hoạt động vật chất, cảm tính
+ Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con
người;
+ Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người
* Các hoạt động thực tiễn cơ bản
- Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đầu tiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con
người và xã hội loài người.
- Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất
là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
- Hoạt động thực nghiệm – khoa học: là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng
thí nghiệm để hình thành chân lý.
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
- Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật chất cho nhận thức của con người
- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển cua nhận thức; rèn
luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế hơn, hoàn thiện hơn.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức của con người là nhặm phục vụ thực tiễn soi đường dẵn dắt, chỉ đạo thực tiễn
- Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào thời đời sống thực tiễn một cách trực tiếp
hay gián tiếp để phục vụ con người.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Chỉ qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức.

Chương 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
B. NỘI DUNG
I- HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
- Sản xuất xã hội: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người
( tạo ra con người tiếp bước tương lai, kế thừa tạo ra nồi giống).
 Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người.
 Vai trò của sản xuất vật chất
- SX vật chất trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người.
- SX vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người..
- SX vật chất điều kiện chủ yếu sáng tạo ra con người xã hội.
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
a) Phương thức sản xuất
+ Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chaastowr những giai đoạn
lịch sự nhất định của xã hội loài người
+ Phương thức sản xuất: bao gồm 2 yếu tố: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Khái niệm lực lượng sản xuất: là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất,
tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự
nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
+ Cấu trúc của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất: bao gồm 2 yếu tố: người lao động và tư liệu sản xuất ( tư liệu lao
động ( công cụ lao động và phương tiện lao động) và đối tượng lao động)
 Lực lượng sản xuất:
+ Người lao độnglà con người tham gia vào quá trình sản xuất.
Người lao động gồm: sức khoẻ, năng lục sáng tạo và tri , kinh nghiệm, kỹ năng.
- Công cụ lao động: là những vật đóng vai trò trung gian để truyền tải sức của người lao
động tác động vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất.
- Phương tiện lao động: là những vật hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất về mặt
chuyên chở , bảo quản.
- Đối tượng lao động: là tất cả những vật chịu sự tác động của công cụ lao động nhằm biến
đổi nó theo mục đích của con người.
* Trong lực lượng sản xuất:
- Người lao động: giữ vai trò quyết định
- Công cụ lao động: quyết định năng suất lao đọng xã hội.
 lục lượng sản xuất là yếu tố động, các yếu tố của nó luôn tự biến đổi không ngừng.
Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động giữ vai trò quyết định.
Trong lực lượng sản xuất thì người lao động giữ vai trò quyết định.
 Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Tính chất và trình độ của LLSX: tính chất các nhân hoặc tính chất xã hội trong việc sử
dụng tư liệu sản xuất.
+ Trình độ của LLSX:
- Trình độ của công cụ lao động
- Trình độ tổ chức lao động xã hội
- Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
- Trình độ kinh nghiệm, kỹ năng người lao động
- Trình độ phân công lao động xã hội
 Khái niệm quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất.
- Quan hệ sản xuất bao gồm 3 yếu tố: QH sở hữu tư liệu sản xuất, QH tổ chức quản lý sản
xuất , QH phân phối sản phẩm lao động.
Lưu ý: CNXH, CSNT  công hữu, CHNL, TB, PK Tư hữu.
- QH sở hữu tư liệu sản xuất ( giữ vai trò quyết định): trả lời cho câu hỏi: TLSX thuộc về ai
ai trong quá trình sản xuất?
Bao gồm 2 hình thức: công hữu: TLSX không ai chiếm đoạt làm của riêng hoặc
thuộc về số đông trong quá trình sản xuất ( CNXH, CSNT). Tư hữu: TLSX: thuộc về số ít
người tham gia vào quá trình sản xuất ( CHNL, PK, TB).
- QH tổ chức quản lý sản xuất: trong quá trình sản xuất ai là người có quyền tổ chức quản
lý sản xuất và phân công lao động? Ai không có quyền ?
- QH phân phối sản phẩm lao động: ai là người có quyền phân phối sản phẩm, ai không có
quyền phân phối sản phẩm trong quá trình sản xuất?
 Trong quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
 Quan hệ sản xuất là yếu tố tỉnh, mang tính bảo thủ.

b) Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
 Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX
- Trình độ LLSX như thế nào thì QHSX phái như thế ấy.
- Nhưng khi LLSX phát triển đến một mức độ nhất định thì QHSX phải biến dổi
như thế ấy
* Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX
- Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển
- Nếu QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ kiềm hãm sự phát triển
của LLSX
* Ý nghĩa trong đời sống
- Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phat triển LLSX, trước hết
là phát triển lực lượng lao đọng và công cụ lao động.
- Muốn xoá bỏ một QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phải căn cứ từ trình độ phát triển
của LLSX.
3. cũng là quy luật: biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những QHXH hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất
định.
- 3 loại QHSX: QHSX thống trị, QHSX tàn dư, QHSX mầm mống
- KTTT: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương
ứng cùng những quan hệ nội tại của thương tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng.
+ Chính trị, pháp quyền: Nhà nước
+ Tôn giáo: Giáo hội
+ Khoa học,...: viện, trung tâm,...
- Nhà nước – bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong KTTT của xã hội có đối kháng giai
cấp.
b) Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
xã hội.
* Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.
- CSHT như thế nào thì KKTT như thế nấy ( người nào nẵm tư liệu sx thì người đó nắm
quyền lực,...)
- Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi theo
* Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.
- Nếu KTT tiên tiến thì sẽ thúc đẩy CSHT phát triển
- Nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu sẽ cản trở triển sự phát triển của CSHT
* ý nghĩa trong đời sống xã hội
- Quy luạt này là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị. Kinh tế quyết định chính trị nhưng chính trị cũng có tác động trở lại kinh tế.
Do đó trong nhận thức và thục tiễn, không được tách rời hoặc tuyệt đối hoá 1 yếu tố nào.
- Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị,
trong đó đổi mới kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, từng bước đổi
mới chính trị.
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
a. Phạm trù hình thái kinh tế -xã hội.
Hình thái kinh tế xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một
kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một
KTTT tương ứng được xây dựng trên QHSX ấy.
b. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội...bắt nguồn từ sự phát triển của
LLSX
- Quá trình phát triển của các HTKT-XH do sự tác động của nhiều nhân tố, nhưng chủ
yếu là sự tác động của các quy luật khách quan.
- Cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội
KTTT  KCKT(CSHT) gọi là QHSX  LLSX: HTKT-XS gọi là XH
c. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
- Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội
- Cung cấp phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội.
Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của đảng ta về con đường đi lên CNXH của nước
ta.
II- GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
a) Giai cấp
 Định nghĩa giai cấp
Người ta gọi người ta gọi là giai cấp, nững tập đoàn to lớn bao gồm những người
khác nhau về địa phương của họ trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch
sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong
trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về
phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn
người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ tập
đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
 Giai cấp là những tập đoàn người rộng lớn khác nhau:
- Về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội
- Về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất
- Về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội
- Về cách thức quy mô thu nhập.
 Nguồn gốc giai cấp.
- Nguồn gốc trực tiếp: do sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
- Nguồn gốc sâu xa: do nguyên nhân về mặt kinh tế do sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm cho năng xuất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư” tạo điều kiện cho tập đoàn
người này chiếm đoạt LĐ của người khác.
 Kết cấu giai cấp
Là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn
lịch sử nhất định.
- Giai cấp cơ bản
- Giai cấp không cơ bản
- Tầng lớp và nhóm xã hội.
b. Đấu tranh giai cấp
* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hoà được giữa
các giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối
lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
- Thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bốc lột chống lại giai cấp
áp bức , bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.
* Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI


a. Nguồn gốc của nhà nước
- Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của LLSX dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải,
xuất hiện chế độ tư hữu.
- Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hoà
được.
b. Bản chất của nhà nước
- Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ
trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp cấp khác.
c. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
- Quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
- Có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế
- Có hệ thống thuế khoá để nuôi bộ máy chính quyềm
d. Chức năng của nhà nước
- Thống trị chính trị  Chức năng xã hội
- Đối nội  đối ngoại
e. Các kiểu và hình thức nhà nước
- Hình thành nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức , phương thức thực
hiện quyền lực nhà nuowsccuar giai cấp thống trị.
- Các kiểu nhà nước:
+ Nhà nước chiếm hữu nô lệ
+ Nhà nước phong kiến
+ Nhà nước tư sản
+ Nhà nước vô sản – kiểu nhà nước đặc biệt.
Chức năng của nhà nước vô sản
+ Chức năng tổ chức, xây dựng
+ Chức năng trấn áp
Các hình thức nhà nước Việt Nam trong lịch sử:
+ Phong kiến
+ Thuộc địa nữa phong kiến
+ Việt nam dân chủ cộng hoà
Hiện nay: Nhà nước pháp quyền XHCN
Quan trọng:
2. Cách mạng xa hội
a. Nguồn gốc của cách mạng xã hội
 Nguồn gốc sâu xa: mâu thuẫn giữa LLSX tiến bộ với QHSX lỗi thời, lạc hậu
 Nguồn gốc trực tiếp: Do trong xã hội có giai cấp
b. Bản chất của cách mạng xã hội
- Cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bảm về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã
hội
- Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền thiết lập một
chính quyền mới tiến bộ hơn. Cách mạng xã hội thường là đỉnh cao của đấu tranh giai
cấp.
c. Phương thức cách mạng
- PP cách mạng bao lực
- PP hoà bình
d. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay
IV. Ý THỨC XÃ HỘI
1. Kn tồn tại xã hội và các yếu cơ bản của tồn tại xã hội
a. Khái niệm tồn tại xã hội
Là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
b. Các yếu tố cơ bản của trật tự xã hội.
- Phương thức sản xuất vật chất ( quan trọng I)
- Điều kiện tự nhiên địa lý
- Dân số và mật độ dân số
2. Ý thức xã hội và kết cấu vủa ý thức xã hội
a. Khái niệm ý nghĩa xã hội
Dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
c. Quan hệ biện chứng giữa TTXh và YTXH
- TTXH quyết định YTXH
+ TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy ( trọng nam khinh nữ, phân biệt giới tính rõ
ràng, nữa thì tam tòng tứ đức, nam là 5 thê bảy thiếp).
+ Mỗi khi TTXH thay đổi thì sớm hay muộn YTXH cũng sẽ thay đổi theo.
f. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
 Thứ nhất, YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
 Thứ hai, YTXH có thể vượt trước TTXH
 Thứ ba YTXH có tính kế thừa
 Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH
 Thứ năm, YTXH tác động trở lại TTXH.
NỘI DUNG CHƯƠNG 3
1. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KTXH
2. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
3. NHÀ NUỚC VÀ CÁCH MẠNG XA HỘI TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐÔI Ý
THỨC XÃ HỘI

You might also like