You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
và biển hiện của nó ở Việt Nam hiện nay và ý nghĩa của việc
nghiên cứu mối quan hệ đó trong học tập, rèn luyện của sinh
viên.
Nhóm 7

Các thành viên trong nhóm:

1. Nguyễn Bình Nhi - 11214551 5. Bùi Lan Phương - 11219772


2. Nguyễn Trung Hiếu - 11212253 6. Hoàng Hà Vi - 11218804
3. Nguyễn Quốc Khánh - 11212855 7. Hoàng Tuấn Vũ - 11216283
4. Nguyễn Duy Linh - 11213231
A. Cơ sở lý thuyết:
I. Khái niệm:
1. Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan
hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người
với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ
vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản.
Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội
loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất
vật chất; điều kiện tự nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ
dân số v.v, trong đó phương thức sản xuất vật chất là thành phần cơ
bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc
v.v cũng có vai trò nhất định đối với tồn tại xã hội.

2. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình
cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận v.v nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội là những
quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong
quá trình lịch sử.
a. Cấu trúc của ý thức xã hội:
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, gồm: ý
thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn
giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học,...
- Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội :
Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức,
những quan niệm…của những con người trong một cộng
đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ
hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái
quát hóa thành lý luận.

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ


thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được
trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý
thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một
cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ
bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt
trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư
tưởng.

- Theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn
tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội:

Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát
vọng, ý chí,…của những cộng đồng người nhất định; là sự
phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ.

Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan


điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo,…; là
sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. Tâm
lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ, hai phương
thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng một
tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau,
tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư
tưởng xã hội.

b. Tính giai cấp của ý thức xã hội:

– Trong xã hội có giai cấp, do các giai cấp có những điều


kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau
do địa vị xã hội mỗi giai cấp quy định, nên ý thức xã hội của
các giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau
hoặc đối lập nhau.

– Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội,
cũng như ở hệ tư tưởng xã hội.

+ Về mặt tâm lý xã hội, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm
trạng, thói quen riêng, có thiện cảm hay ác cảm với tập đoàn
xã hội này hay tập đoàn xã hội khác.

+ Ở trình độ hệ tư tưởng thì tính giai cấp của ý thức xã hội


biểu hiện sâu sắc hơn nhiều. Trong xã hội có đối kháng giai
cấp bao giờ cũng có những tư tưởng hoặc hệ tư tưởng đối lập
nhau: Tư tưởng của giai cấp bóc lột và bị bóc lột, của giai
cấp thống trị và bị thống trị.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội:
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy.
Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng
vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã
hội.Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội
cũng mang tính giai cấp.

Mỗi khi mà tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi
thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và
cả quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có
những sự thay đổi nhất định.

Ví dụ 1: Tâm lý ưa thích nhiều con, trong nhiều con thì ưa thích


nhiều con trai thuộc về hạn chế ý thức xã hội, thuộc về ý thức tinh
thần của người phương Đông. Nhưng nó bắt nguồn từ tồn tại xã
hội. Bên ngoài các tác động tinh thần như Nho giáo, của quan hệ
họ tộc quan niệm con trai nối dõi nhưng trước tiên phải kể đến tồn
tại xã hội: Vì phương thức sản xuất truyền thống của người Việt
Nam cũng như các nước phương Đông là sản xuất nông nghiệp,
nền văn minh lúa nước- đây là phương thức nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong
sản xuất nông nghiệp, người con trai có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai
hơn, làm được những công việc nặng nhọc, xốc vác hơn. Nên trong
tâm lý của người Việt Nam vai trò của người đàn ông quan trọng
hơn, nên người đàn ông được ưu ái hơn người phụ nữ.

Ví dụ 2: Vì sao người Việt Nam có đức tính cần cù, chăm chỉ?

Vì nền văn minh lúa nước, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, chủ yếu dựa vào sức người để gieo trồng, gặt
cấy nên buộc con người phải cần mẫn chăm chỉ, thức khuya dậy
sớm nếu muốn có năng suất cao.

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (5 biểu hiện):
Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị tồn tại
xã hội quy định, song chúng đều có tính độc lập tương đối thể hiện
ở những điểm sau:

a. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:

Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất
đi rất lâu rồi, song ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn
tiếp tục tồn tại. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác
nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là
tập quán.

- Nguyên nhân:

● Trước hết, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong


hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội
diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý
thức xã hội.
● Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền
thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã
hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng
chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và
truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
● Thứ ba, ý thức xã hội mang tính giai cấp. Các tập
đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt
vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền
lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ
trong xã hội.

- Ý nghĩa: Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định
phải từng bước xóa bỏ được những tàn dư, những tư tưởng
và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và
phát triển ý thức xã hội
- Ví dụ: Chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng phong
kiến vẫn còn tới ngày nay,ta có thể thấy điều này qua việc tư
tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn xuất hiện trong một số
gia đình, họ nâng cao nam giới và hạ thấp giá trị của phụ nữ.
Hay nhiều phong tục, tập quán ở Việt Nam rất lạc hậu ví dụ
như: bắt vợ cướp vợ, đốt rừng làm nương rẫy, tảo hôn, gây
cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước nhưng vẫn còn tồn
tại đến ngày nay.

b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:

Triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc
hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã
hội.

- Biểu hiện:

● Tư tưởng khoa học (xuất phát từ tồn tại xã hội) có thể vượt
trước, dự báo sự phát triển của tồn tại xã hội:
● Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ 19, trên
cơ sở phân tích những hiện tồn của chủ nghĩa tư bản, xuất
phát từ tồn tại xã hội thì bản thân Mác và Ăngghen đưa ra dự
báo chủ nghĩa xã hội và cách mạng vô sản tất yếu sẽ nổ ra,
chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ giành được thắng lợi. Đến năm
1917, lời tiên đoán của Mác trở thành hiện thực. Những dự
đoán đó dựa trên những phân tích giữa mâu thuẫn trong lòng
chủ nghĩa tư bản.
● Tư tưởng của Mác: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở những nước
còn lạc hậu về kinh tế chứ không phải là chủ nghĩa tư bản
phát triển cao. Sau này đến thời kỳ của Lênin thì những suy
đoán đó đã xảy ra. Ví dụ điển hình là cách mạng tháng 8 ở
Việt Nam.
● Ý thức xã hội xuất phát từ ý muốn chủ quan (không dựa trên
hiện thực khách quan) là phản khoa học .

- Ví dụ: Chủ trương phát triển công nghiệp nặng thời kỳ trước
đổi mới của nước ta.

Thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ là: Cơ sở vật chất kỹ thuật
còn hết sức lạc hậu, lực lượng sản xuất trong nông nghiệp
mới chỉ bước đầu phát triển, đất nước vẫn trong tình trạng
nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh
tế - xã hội. Và kết thúc kế hoạch 5 năm 1976-1980 ngành
công nghiệp Việt nam nói riêng và nền kinh tế nói chung
không tiến thêm được bao nhiêu mà còn bộc lộ nhiều yếu
kém, nhất là mất cân đối nghiêm trọng.

- Ý nghĩa:

● Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng,


chỉ đạo hoạt động của con người ⇒ thành công và
ngược lại
● Dự báo khoa học chính là biểu hiện của ý thức xã hội
vượt trước khi mà dự báo ấy dựa trên những sự tính
toán, cân đo đong đếm, bằng chứng khoa học xác
đáng cụ thể, có căn cứ đàng hoàng chứ ko như những
lời tiên tri mù quáng nên nó "đúng" hay "khớp" với
những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

- Kết luận: dự báo khoa học là 1 biểu hiện hữu hình của ý
thức xã hội vượt trước tồn tại xã hội vì 1 lý do duy nhất: dự
báo đó mang tính KHOA HỌC.

c. Ý thức xã hội có tính kế thừa

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng,
những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên
mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những
tài liệu lý luận của các thời đại trước.

Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải
thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư
tưởng trước đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng đã cho thấy
những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học,
nghệ thuật…nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai
đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.

Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn
với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa
những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các
giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản, tư tưởng tiến bộ của xã
hội cũ để lại.
- Biểu hiện:

● YTXH mới trước hết phản ánh tồn tại xã hội đương thời
● YTXH còn tiếp thu cả ý thức xã hội cũ.

Chúng ta thấy truyền thống đã kế thừa được rồi như: truyền thống
đoàn kết yêu nước, đức tính cần cù chăm chỉ, tự lực tự cường,...
Chính việc kế thừa những truyền thống tích cực sẽ giúp xây dựng
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Ví dụ 1: Tinh thần đoàn kết từ trước đến nay của dân tộc đã được
thế hệ sau kế thừa, giúp nhân dân ta đánh bại quân xâm lược, giữ
gìn nền độc lập dân tộc.

Ví dụ 2: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tinh thần đoàn kết
của cả dân tộc đã giúp chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch.
- Ý nghĩa: Khi nghiên cứu các hình thái ý thức xã hội phải nghiên
cứu bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó (tồn tại xã hội) và cả những tư
tưởng, ý thức đã có từ trước (ý thức xã hội có tính kế thừa)
- Ví dụ: Khi ta sống trong một gia đình nhiều thế hệ, ta không thể áp
đặt suy nghĩ, tiêu chuẩn của mình cho người khác bởi mỗi thế hệ
có một suy nghĩ khác, quan niệm khác, lối sống khác. Vì vậy, bản
thân là thế hệ sau, là con cái ta phải suy nghĩ thấu đáo, ứng xử nhẹ
nhàng, lễ phép, tôn trong những thế hệ đi trước thì mối quan hệ
trong gia đình mới hài hòa. Nếu không, bản thân cứ cho cái mới cái
hiện đại là tốt, còn ông bà bố mẹ họ cũng lại nghĩ những suy nghĩ
có từ xưa của họ là tốt, ai trong gia đình cũng nghĩ mình đúng thì
trong gia đình mâu thuẫn sẽ xung đột. Ta phải biết điều chỉnh các
mối quan hệ sao cho nó ngày càng tốt hơn.

d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội

Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách
khác nhau, có vai trò khác nhau trong xã hội và trong đời sống của
con người. Tuy nhiên, ở các thời đại lịch sử khác nhau, trong
những hoàn cảnh khác nhau dù vai trò của các hình thái ý thức xã
hội không giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại với
nhau.

- Biểu hiện:
● Các hình thái ý thức xã hội đều có nguồn gốc từ tồn tại xã
hội.
● Mỗi hình thái ý thức xã hội khác nhau về hình thức phản
ánh, phương diện phản ánh nên ko thể thay thế nhau.

Tùy mỗi cách phân chia mà có những hình thái khác nhau, từ ý
thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa học, thẩm mỹ, tôn
giáo, triết học rồi ý thức thông thường, ý thức lý luận, và ý thức
tâm lý xã hội, hệ tư tưởng xã hội
Có rất nhiều loại ý thức xã hội tùy theo mỗi cách phân chia.
Chính vì tùy theo cách phân chia nên chúng không thể thay thế
nhau. Các ý thức xã hội đều tác động qua lại lẫn nhau, nó do tồn
tại xã hội sinh ra.

- Ý nghĩa:
● Khi phân tích một hình thái ý thức xã hội không chỉ chú ý
đến điều kiện kinh tế đã sinh ra nó, những yếu tố mà nó đã
kế thừa mà còn phải chú ý tới sự tác động của nó đến hình
thái ý thức khác.

- Ví dụ:
● Thời Lý - Trần: có nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau
như: Phật giáo, Nho giáo,.. Nhưng lúc bấy giờ tư tưởng Phật
giáo chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, văn hóa
truyền thống, từ bên trên xuống bên dưới, từ bên dưới lên
bên trên, từ những tầng lớp cao nhất, bộ phận giai cấp thống
trị lãnh đạo xã hội, vua quan phong kiến.
● Hiện nay: đời sống xã hội của người dân Việt Nam bị chi
phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Nó chính là chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.. Đảng ta đã xác
định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hành động. Chính nhờ có hệ tư tưởng giai cấp
cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác Lênin mà
ta mới có thể giải phóng dân tộc, phát triển đất nước như
ngày hôm nay

⇒ Các hình thái khác tuân thủ lập trường, hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân.
e. Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội:

- Biểu hiện:

● Tư tưởng chính sách (thuộc về ý thức chính trị/ ý thức pháp


quyền), tiến bộ cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách
quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, tư tưởng chủ
trương không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã
hội
- Ví dụ:

● Nếu truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, bao dung,
nhân nghĩa… được khơi dậy đúng lúc, đúng thời điểm thì
Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn, trong đó có đại
dịch. Có những người hi sinh vì đại dịch cũng có người cống
hiến hết mình vì đại dịch (làm từ thiện…); tuy nhiên, cũng
có những người đi ngược lại chính sách của Đảng và Nhà
nước, không tuân theo các quy định phòng dịch, lợi dụng
dịch để trục lợi : công ty Việt Á nâng giá kit xét nghiệm, làm
thiệt hại cho Nhà nước trong khi số tiền bị thiệt hại có thể
dùng vào nhiều việc khác như đầu tư chữa bệnh, Vaccine…
(tư tưởng, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, vị kỉ, chỉ muốn bòn rút
từ đó gây ra ảnh hưởng đến y tế, đến đời sống kinh tế xã hội)
● Tư tưởng trọng nam khinh nữ tạo nên một xã hội không văn
minh (một trong những tiêu chí để đánh giá xã hội văn minh
là sự bình quyền); nếu giữ quan điểm phụ nữ chỉ làm công
việc nội trợ thì những người phụ nữ sẽ bị kìm hãm sự phát
triển, xã hội sẽ thiếu đi nhiều người tài
- Ý nghĩa: Phải phát huy vai trò của tư tưởng tiến bộ, cách
mạng, khoa học, … Đẩy mạnh Cách mạng xã hội lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa.Thấy tầm quan trọng của ý thức xã hội trong
quá trình hình thành nền văn hóa mới và con người mới.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:

Cần thấy rằng thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay
đổi ý thức xã hội, mặt khác ta cũng thấy rằng không chỉ những biến
đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn
trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại những tác động của
đời sống tinh thần xã hội với những điều kiện xác định cũng có thể tạo
ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta một mặt phải coi trọng cuộc cách
mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của đời
sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai
lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa xảy dựng con
người mới

Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của
xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật
chất tiểu nông truyền thống và xác lập phát triển được phương thức
sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

Ví dụ: Muốn xóa bỏ tư tưởng cũ, lạc hậu thì trước hết phải thay đổi
tồn tại xã hội mà trong đó quan trọng nhất là phương thức sản xuất
nhưng đồng thời cũng phải giáo dục, tuyên truyền, nâng cao dân trí…;
làm cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc
hậu, kế thừa truyền thống tích cực, tiếp thu tư tưởng hiện đại.

B. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ đó trong học tập, rèn luyện
của sinh viên:

Ý thức xã hội là sự phản ánh và do tồn tại xã hội quyết định, do đó, để
xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam, trước hết cần phải tiếp tục đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa chính là nhằm tạo nền tảng vật chất cho sự hình thành và phát
triển của ý thức xã hội mới. Ở nước ta, sự tồn tại của xã hội nông nghiệp
cổ truyền theo phương thức sản xuất châu Á đã kéo dài hàng nghìn năm.
Đó là nền sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc được tiến hành theo kinh
nghiệm; công cụ thủ công, thô sơ, lạc hậu; có tính chất phân tán, khép
kín... Nền sản xuất với những đặc điểm như vậy đã trở thành cơ sở quan
trọng nhất để hình thành nên những quan điểm, tư tưởng, thói quen,
phong tục... của con người Việt Nam. Vì vậy, muốn xây dựng ý thức xã
hội mới thì nhiệm vụ quan trọng có tính nền tảng là cần phải xóa bỏ nền
sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đưa Việt Nam hội nhập với thế giới, tiếp
thu nền tri thức tiến bộ để áp dụng những công nghệ tiên tiến cho đất
nước phát triển.
Để làm được điều đó, thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên nói
riêng cần có 3 nhóm phẩm chất là: Trình độ chuyên môn và tay nghề cao,
đạo đức và lối sống trong sáng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần
cường tráng mới đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp, hóa hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc
tế. Những tiêu chí và phẩm chất trên đòi hỏi bản thân thanh niên phải có
những kỹ năng cần thiết sau:
1. Trau dồi khả năng ngoại ngữ, tin học:
- Đây lại là hai nhân tố có vai trò rất lớn trong việc quyết định hội nhập
vào sân chơi chung trong bối cảnh thế giới ngày nay.Đầu tiên, thông
thạo ngoại ngữ sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như
nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu. Mỗi
thanh niên hãy dành một thời gian nhất định trong ngày cho việc rèn
luyện ngoại ngữ bằng những cách sau: qua trường lớp, băng nghe,
phim ảnh, sách tham khảo…, và cuối cùng, dù cho có phương pháp
học tốt nhưng tinh thần, thái độ học tập không tốt thì cũng không đem
lại hiệu quả. Vì vậy, hãy tạo cho mình sự hứng thú, niềm yêu thích và
tinh thần sảng khoái khi học ngoại ngữ. Cùng với ngoại ngữ, các nhà
tuyển dụng cũng đòi hỏi các sinh viên có kiến thức về tin học để sử
dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo.
2. Kỹ năng chuyên môn:
- Mỗi sinh viên trong giai đoạn hiện nay phải dốc sức trau dồi kỹ năng,
kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể, tuỳ vào năng lực
của từng người.
VD: Với những sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán hay định
hướng tương lai tham gia vào lĩnh vực này thì cần học tập, nâng cao
các kỹ năng như báo cáo tài chính, tổng kết chi tiết, quản lý hoá đơn,
chứng từ cần thiết. Khả năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán, kỹ năng
sử dụng thành thạo excel trong kiểm toán hay học tập, thi cử một số
các chứng chỉ của chuyên ngành này
3. Am hiểu văn hóa dân tộc:
- Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn
ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Nhiều nét mới trong giá trị vǎn hóa và
chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh
những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc và luôn luôn hướng về cội nguồn; Bên cạnh
những mặt tích cực, thì hội nhập Quốc tế cũng có những tác động tiêu
cực đến sự gìn giữ bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay: Tệ sùng bái
nước ngoài, coi thường những giá trị vǎn hóa dân tộc, chạy theo lối
sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục
của dân tộc vì vậy sinh viên phải chủ động lựa chọn, tiếp thu và phát
huy những mặt tích cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt
tiêu cực của nền văn hóa bên ngoài.
4. Cải thiện kỹ năng mềm:
- Kỹ năng mềm là những kỹ năng không gắn liền với kiến thức chuyên
môn mà liên quan tới trí tuệ, tính cách, cảm xúc của con người. Ví dụ
như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng giao tiếp,… Việc cải thiện những kỹ năng mềm ấy là
điều rất quan trọng góp phần trong sự thành công trong công việc, tạo
bàn đạp giúp sinh viên tiến gần hơn trong quá trình đưa Việt Nam hội
nhập với thế giới.
- Vậy để cải thiện thì sinh viên có thể làm một số điều như: Chủ động,
tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, Mạnh
dạn, tự tin thuyết trình trước đám đông, Không ngừng học hỏi, trau dồi
kiến thức, văn hóa qua sách báo hoặc người xung quanh.

You might also like