You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ


KHOA LỊCH SỬ

Tiểu luận

Đề tài:
THIỀN PHÁI LÂM TẾ LIỄU QUÁN
DƯỚI GÓC NHÌN TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên: Đỗ Quang Lâm


PSG.TS Đặng Văn Chương Lớp: Sử 3
Mã SV: 20S6020015

1
Lời cảm ơn!

Để hoàn thành bài tập này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Đặng
Văn Chương, người thầy kính yêu luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và hướng dẫn em trong quá trình thực hiện tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử , Trường đại học
Sư phạm Huế đã luôn tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em tạo điều kiện cho em trong quá
trình học.
Em xin chân thành cám ơn phòng tư liệu- khoa lịch sử, thư viện Trường Đại
học sư phạm Huế đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài.

2
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................05
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................05
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................05
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................05
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................05
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................05
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................05
5. Phương pháp luận..........................................................................................06
6. Đóng góp của tiểu luận...................................................................................06
7. Bố cục của tiểu luận.......................................................................................06
B. NỘI DUNG........................................................................................................07
CHƯƠNG 1: TỔ LIỄU QUÁN.............................................................................07
1.1 Nguồn gốc..........................................................................................................07
1.2 Các đệ tử đắc pháp của Tổ Liễu Quán...........................................................11
CHƯƠNG 2: THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN Ở HUẾ..............................................17
2.1. Tiền đề về lịch sử, văn hóa, tư tưởng và ảnh hưởng của Phật giáo
Huế..........................................................................................................................17
2.1.1. Tiền đề lịch sử, văn hóa của thiền phái Liễu Quán........................17
2.1.2. Tiền đề tư tưởng của thiền phái Liễu Quán.....................................18
2.1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo Huế...........................................................20
2.2. Thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán - Người sáng lập thiền phái
Liễu Quán...............................................................................................................21
2.3 Đóng góp của thiền phái Liễu Quán đối với Phật giáo Việt Nam..........22
2.4 Tiếp biến văn hóa của thiền phái Liễu Quán...........................................23

3
2.4.1 Dung hòa Nho - Lão - Phật và thờ cúng tổ tiên..............................23
2.4.2 Dung hòa Thiền - Tịnh - Mật song tu..............................................25

CHƯƠNG 3: THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG


KHÁC.....................................................................................................................27
3.1 Thiền phái Liễu Quán ở Phú Yên.............................................................27
3.1.1 Nguồn gốc.................................................................................................27
3.1.2 Ảnh hưởng của thiền phái Liễu Quán ở Phú Yên................................28
3.2 Thiền phái Liễu Quán ở Khánh Hòa........................................................28
3.2.1 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Hiển Bửu Dương.........................28
3.2.2 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Nhơn Hữu Bùi.............................31
3.2.3 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Căn Từ Chiếu..............................33
KẾT LUẬN.............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................37

4
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hàng ngàn năm qua, với lịch sử dựng nước và giữ nước và có một truyền thống
văn hóa lâu đời, Việt Nam đã tiếp nhận và biến đổi nhiều tư tưởng để phục vụ cho
đời sống văn hóa của mình, trong đó có Phật giáo. Từ lâu, Phật giáo đã gắn bó với
thăng trầm của lịch sử dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, một trong những
nhân tố tạo nên đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Chính vì Phật giáo chiếm
vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt, do đó nghiên cứu Phật
giáo giúp chúng ta hiểu rõ và phát huy được giá trị của nó. Đặc biệt trong những lúc
Phật giáo tưởng như đã suy tàn thì nó được nhen nhóm và phục hồi trở lại, một trong
những chi phái của Phật giáo đã đi đầu trong việc phục hưng Phật giáo đó là thiền
phái Lâm Tế Liễu Quán. Vậy Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán có nguồn gốc ở đâu,
được du nhập vào nước ta như thế nào và nó có gì khác so với dòng thiền gốc? Để
giúp độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề trên nên tôi chọn “Thiền phái Lâm Tế Liễu
Quán dưới góc nhìn tiếp biến văn hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm làm rõ nguồn gốc, phương thức du nhập của Thiền phái Lâm
Tế Liễu Quán vào nước ta và những giá trị nào của nó được phật tử Việt Nam chọn
lọc và tiếp biến phù hợp với Phật giáo Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu về dòng thiền của Phật giáo, cụ thể hơn đó là Thiền
phái Lâm Tế Liễu Quán
3.2. Phạm vi nghiên cứu

5
- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là từ khi Thiền phái Lâm Tế
được du nhập vào Việt Nam và đến nay.
- Về không gian: Bài tiểu luận nghiên cứu về Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán ở Việt
Nam những không có nghĩa là không được mở rộng về không gian địa lý để là rõ
hơn nội dung, đồng thời không chỉ đề cập đến Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán mà còn
có một số dòng thiền khác để so sánh, đối chiếu, làm rõ nội dung bài tiểu luận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp nghiên cứu logic,
tận dụng ưu thế của phương pháp lịch sử để tái hiện lại các sư kiện, tư liệu và nội
dung có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Trương Định, đồng thời qua đó áp
dụng phương pháp logic để đánh giá, nhìn nhận vấn đề.
Bên cạnh đó để hoàn thành bài nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề,
xử lí các nguồn tư liệu khi trước khi sử dụng trong công trình nghiên cứu
5. Phương pháp luận
Bài tiểu luận quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu khoa học lịch sử.
6. Đóng góp của tiểu luận
Bài tiểu luận cung cấp cho độc giả kiến thức về quá trình du nhập Thiền phái
Lâm Tế vào Việt Nam, quá trình tiếp biến của thiền phái này và sự ảnh hưởng của
thiền phái Lâm Tế Liễu Quán ở một số địa phương trên đất nước Việt Nam.
7. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề tài bao
gồm 3 chương

Chương I: Tổ Liễu Quán.


Chương II: Thiền phái Lâm tế Liễu Quán ở Huế.
Chương III: Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán ở một số địa phương khác.

6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔ LIỄU QUÁN
1.1 Nguồn gốc.
Ở Trung Hoa, thiền tông bắt đầu từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, truyền qua Nhị Tổ Nhị
Khả, Tam Tăng Xám, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng.
Lục Tổ Huệ Năng có 43 đệ tử đắc pháp chia làm năm thiền phái “Ngũ gia tông phái”:
Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn. Thiền phái Lâm Tế do tổ
sư Nghĩa Huyền ở chùa Lâm Tế thành lập. Vào cuối thế kỷ XVII, sau khi Tổ sư
Nguyên Thiều – Siêu Bạch trở về Trung Quốc (Chúa Nghĩa – Nguyễn Phước Trăn
sùng đạo Phật nên nhờ Tổ sư Nguyên Thiều về Trung Quốc1) thỉnh các thiền tăng,
kinh sách, Phật Tượng và pháp khí qua Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế phát triển
mạnh, một trong số những đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều là Thiền sư Minh Hoằng
– Tử Dung, chính là sư phụ của Thiền sư Thiệt Diệu, Tổ Liễu quán. Như vậy, thiền
phái Liễu Quán ít nhiều có sự tiếp nhận từ phật giáo Trung Quốc.
Tổ Liễu Quán, Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu hiệu Liễu Quán người làng Bạc Mã,
huyện Đồng Xuân, nay là thôn Trường Xuân thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên. Sinh giờ Thìn ngày 13 tháng 1 năm Đinh Vị (1667) đời vua Lê Huyền Tôn.
Năm 6 tuổi mẹ mất, Ngài được thân sinh cho xuất gia với Tế Viên Hòa thượng tại
chùa Hội Tôn. thôn Hội Tín xã An Thạch, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Ngài tỏ ra
thông minh khí tiết hơn các chúng đồng tu. Học đạo được 7 năm thì Hòa thượng
qua đời. Năm Canh Thìn (1680), Ngài ra Huế thọ học với Hòa thượng Giác Phong
ở chùa Hàm Long Huế, tức chùa Báo Quốc ngày nay. Năm Tân Mùi (1691) Ngài
phải trở vào Phú Yên để nuôi cha già yếu, nhà nghèo phải hái củi để có tiền thuốc
thang lúc cha bệnh và qua đời năm Ất Hợi (1695). Ma chay xong, Ngài trở ra Huế

7
thọ sa di với Hòa thượng Thạch Liêm và thọ cụ túc giới với Hòa thưọng Từ Lâm
vào năm Đinh Sửu (1697). Năm Kỷ Mão (1699), Ngài đi tham lễ cầu học ở các thiền
môn, đến năm Nhâm Ngọ (1702) Ngài đến Long Sơn bái yết Hòa thượng Minh
Hoằng Tử Dung, Tổ sáng lập chùa Ấn Tôn nay là Từ Đàm và được trao công án:
Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xư 萬法歸一一歸何處 (Muôn pháp quy về một.
một quy về đâu). Sau một thời gian không tìm ra giải đáp, Ngài trở về Phú Yên và
một hôm nhân đọc Truyền đăng lục: Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ 指物傳伈,
人不會處 (Chỉ vật truyền tâm, chỗ mà người ngoài không biết). Ngài bỗng nhiên
ngộ nhập và tìm ra câu giải đáp, nhưng vì xa cách không thể trình Thầy nên mãi đến
năm Mậu Tý (1708) Ngài đến Long Sơn để cầu Hòa thượng ấn chứng, nhưng không
được. Hòa thượng Tử Dung còn nêu ra nhiều câu hỏi khác nữa. Sau đó, Ngài phải
đến núi Thiên Thai lập thảo am để tham thiền nhập định. Thảo am đó là chùa Thuyền
Tôn ở Huế hiện nay, một ngôi chùa của tông phái Thiền.
Với Tổ Liễu Quán, ta thấy đủ những nét của các vị Thiền Tổ ngày xưa đã có. Xuất
thân từ trong một gia đình dân dã, thân mẫu lìa trần sớm, chưa được học hành một
chữ nào. Nhưng, có thể đã có Phật chủng mạnh và có căn cơ từ trước; tuy với tuổi
thơ ấu lên 6, Tổ đã nhận thức được chỉ có con đường duy nhất để tự độ mình ra khỏi
nỗi đau thương tận cùng của con người: mồ côi mẹ sớm, cha phải sống trong cảnh
gà trống nuôi con; nên tuy mới 6 tuổi, Tổ đã xin phụ thân cho đi ở chùa, theo thầy
tu học Phật pháp. Không hiểu khi ở chùa Hội Tôn tại phủ Phú Yên, Tổ đã thờ Tế
Viên Hòa thượng làm thầy, thì bước sơ cơ nhập đạo này, Tổ đã theo thầy thuộc phái
nào? Nhưng đến bảy tám năm sau, khi về Thuận Đô để theo học Giác Phong Lão Tổ
ở Hàm Long Sơn, Tổ đã học theo Thiền Tào Động; đến khi thọ Sa di giới với Thạch
Liêm Hòa thượng ở đại giới đàn Thiền Lâm năm Ất Hợi (1695), Tổ vẫn thọ giới
theo phái Thiền Tào Động; có thể cả đến lúc thọ Tỳ kheo giới với Từ Lâm Lão Tổ,
Tỳ-kheo Liễu Quán vẫn còn tu học theo Thiền Tào Động. Điều này khả hữu, bởi
nhìn lại Phật giáo Thuận Hóa vào cuối thế kỷ thứ XVII, dường như Thiền phái Tào
Động có thế lực. Tổ Giác Phong, Tổ Khắc Huyền, Quả Hoàng Quốc sư, Thạch Liêm
Hòa thượng với ba giới đàn của Ngài; Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu... đều thuộc Tào
Động cả. Vẫn biết Thiền Lâm Tế hay Thiền Tào Động thì phương pháp trao "công
án" vẫn là chính; nhưng, tuy có thể lực trên mặt rộng; mà về chiều sâu, dường như
phương pháp tu học và sự hoằng dương chánh Pháp có phần suy giảm. Đó là điều
không có đệ tử đắc Pháp tâm truyền để kế thế và phát huy dòng Tào Động này. Ngay
tại Trung Hoa, nhà Thanh đã thay nhà Minh để cai trị toàn lãnh thổ.

8
Tổ Liễu Quán đang tu học lại phải về đi củi bán để lấy tiền nuôi cha già đang bệnh,
cha mất, lại phải vượt dặm ngàn tìm đường cầu Pháp; lập thảo am trong rừng sâu,
ăn rong, uống nước suối... Tự đi tầm sư cầu Pháp từ chỗ này sang chỗ khác, đến khi
gặp được Thiền Tổ Minh Hoàng Tử Dung thuộc Lâm Tế chánh tông trao cho "công
án", trải tám chín năm tham công án không ra; Tổ thấy tự thẹn cho trình độ tu chứng
của mình. Đến khi thấy được "bản lai diện mục" lại bị đường sá cách trở không trình
thầy được. Khi trình Thiền Tổ (1708), chỉ được khen mà không được ấn khả. Tổ
phải lui về tham công án thêm bốn năm nữa; đến mùa hạ Nhâm Thìn (1712); Ngài
trình Kệ lên Tổ Tử Dung nhưng vẫn chưa đến chỗ tột cùng. Nếu dùng phương pháp
"bổng, hát" của Lâm Tế chính tông, chắc tổ Liễu Quán được nghe một tiếng "hét",
hoặc được hưởng một "thiền trượng" của Thiền Tổ Minh Hoàng Tử Dung. Đằng
này, theo một phương pháp khác, để soi rọi cơ tâm. Tổ nói:
“- Tổ tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền tho cá thâm ma?(祖祖將傳
佛佛授受未審傳受 個甚麼 )
Thiền sư đáp: lan kinh sát
- Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng, quy mao phất tit trong tam cán (石筍抽
條長一丈龜毛拂子重三 斤)
Thiền Tổ đọc:
- Cao cao sơn thượng hành thuyền, thậm thâm hải để tẩu mā, hữu tác ma sinh?(高高
山上行船深深海底走馬,又 作魔生?)
Thiền sư đáp : Chiếc giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tàn nhât dàn (折
角泥牛撤夜吼,沒絃琴子沒盡日彈)”(2)
Chính giờ phút này mà Tổ Liễu Quán đắc ngộ và được truyền tâm ấn; chứ không
phải là được truyền tâm ấn vì bài Kệ "Dục Phật" vậy. Một câu văn bia ở tháp Ngài
đã viết: "Tứ thập tam truyền y, thuyết Pháp lợi sanh; tam thập tứ tải, tự Pháp tứ Tháp
cư nhân". (四十三傳說法利生三十四載, 嗣法四十九人).

Như vậy là Tổ đã thuyết Pháp lợi sanh trong ba mươi bốn (34) năm. Lấy năm Tổ
viên tịch là năm Nhâm Tuất (1742) mà trừ cho 34 năm, thì lúc khởi sự thuyết Pháp
và nhận đồ đệ của Tổ là 1708 (1742 - 34 = 1708).
Như thế, vào lúc ra Long Sơn trình Tổ Minh Hoàng Tử Dung về sự liễu ngộ công
án vào năm Mậu Tý (1708), nhưng chưa được, Tổ vẫn về thảo am Thiên Thai để
khai đạo tràng thuyết Pháp, và trong vài năm, thảo am đã trở thành chùa. Mặc dầu

9
chùa ở rất xa đô thành, nơi núi cao rừng thẳm, nhưng đông đảo tín đồ Phật giáo
Thuận Hóa đã thường vẫn tập về đạo tràng Thuyền Tôn để tu học và thỉnh Tổ thượng
đường thuyết Pháp. Đến năm Nhâm Thìn (1712), Tổ được sơ Tổ Minh Hoằng Tử
Dung trao tâm ấn, thì tức khắc chùa Thuyền Tôn trở thành một đạo tràng lớn, có
hàng vạn đồ đệ tới lui cầu Pháp. Trong đó có hạng tể quan ở phủ chúa Nguyễn, có
hạng môn nhân xuất thân từ các đẳng cấp trong xã hội, có hạng nhà Nho cư sĩ, tuy ở
nhà, nhưng vẫn thường lui tới đạo tràng Thuyền Tôn để nghe Tổ thuyết Pháp.
Thời hừng đông của Pháp phái Thiền Tử Dung - Liễu Quán khởi sự nảy mầm và
phát triển rực rỡ rất mau tại cõi Thuận Hóa và Quảng Nam. Đã thế, sau khi đắc đạo,
Tổ lại trở về Phú Yên để hoằng đạo; đi lại về. Thuận Đô, Phú Yên là con đường hóa
đạo, Tổ cứ đi về trong mười năm như thế, cho nên Thiền Lâm Tế Minh Hoằng Tử
Dung - Liễu Quán được phát triển rộng rãi vào cả đàng trong. Văn bia viết tiếp:
"Nhâm Dần niên (1722) sư lai Thuận Đô trú Tổ đình". Cho đến lúc này, chùa Thuyền
Tôn đã trở thành một Tổ đình lớn thật sự, vì đó là nguồn của cả một phái Thiền Lâm
Tế của Thuận Hóa nói riêng và Nam Hà nói chung.
Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738) nghe danh Tổ, vừa kính trọng đạo đức
vừa có lòng cầu Pháp, xuống chiếu thỉnh Tổ về cung thuyết Pháp cho vương phủ.
Nhưng do tâm của Tổ cao thượng, chí Tổ chỉ ưa núi rừng nên Tổ tạ ơn chúa, không
về cung phủ. Các đệ tử ở hàng tể quan, cư sĩ và đại chúng thỉnh Tổ khai đại giới đàn.
Tổ biệt xuất dòng Kệ có 48 chữ:
Thiệt Tế Đại Đạo, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Giới Định Phước Huệ, Vĩnh Siêu Trí
Quả, Truyền Trì Diệu Lý Hạnh Giải Tương Ưng, 實際代道 性海清澄 心原廣司 德
本慈風 戒定福慧 體用圓通 永超智果 演正宗 密契成功 行解將應
Tánh Hải Thanh Trừng, Đức Bổn Từ Phong. Thể Dụng Viên Thông, Mật Khế Thành
Công Diễn Sướng Chánh Tông, Đạt Ngộ Chân Không. 傳持妙理 達悟真空
Hai chữ đầu của bài Kệ đã kế tục câu Kệ "Hạnh Siêu Minh Thật Tế" của sơ Tổ Minh
Hoàng Tử Dung, cho ta thấy Thiền Lâm Tế Tử Dung - Liễu Quán là dòng thiền
chánh tông kế tục không có dứt đoạn một thế hệ nào. Bài Kệ có 48 chữ này cũng là
bài Kệ có nội dung bao hàm cái vi tế và diệu dụng nhất của Thiền Tử Dung – Liễu
Quán mà Tổ muốn khai thị và hoằng truyền ở cõi Nam Hà vậy, Ngoài ra ta lại thấy
Thiền Lâm Tế Tử Dung-Liễu Quán ở Thuận Hóa có một truyền thống: bổn sư truyền
cho đệ tử bằng "Kệ phó Pháp" và người đệ tử được Kệ phó Pháp của bổn sự gọi là
"đắc Pháp Đại sứ, Có lẽ truyền thống này khởi sự từ ba đại giới đàn do chính Tổ
Liễu Quán khai đàn luôn trong ba năm liên tục Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734)
và Ất Mão (1735).

10
Trong các giới đàn này, Tổ làm Đàn Đầu Hòa thượng; còn hai trong Tam sư và bảy
vị Tôn chứng không thấy sách sử ghi rõ, nhưng chúng tôi chắc phải là các Ngài đồng
hàng có chữ "Thiệt" tức là Pháp huynh Pháp đệ với Tổ. Có thể là đệ tử của Tổ Minh
Hoàng Tử Dung ở Ấn Tôn Thuận Hóa, có thể là đệ tử của Tổ Minh Hải Pháp Bảo ở
Chúc Thánh Quảng Nam. Vì có đủ Tam sư Thất chứng và một số tùy trượng như
Dẫn thỉnh sư, Giám đàn và Ban kiến đàn thì mới có phong cách nổi bật.
Ba đại giới đàn nói trên đã được Tổ truyền giới Pháp cho hàng vạn đệ tử. Tất cả các
đệ tử ấy đều có chữ "T" và thế thứ là đời thứ 36. Đặc biệt có những người trong hàng
quan lại như Thái Giám kiêm Cai đội Đoán Tài Hầu, người xã An Xá, Tân Lập,
huyện Duy Xuyên, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam. Thái giám này sinh năm Kỷ Tỵ
(1689) mười tuổi vào cung phủ chúa, đến Ất Tỵ (1725) làm Thái giám Chánh đội
trưởng; năm Mậu Ngọ (1738) thăng làm Chưởng Thái giám kiêm Cai đội, cũng đến
xin quy y với Tổ, được thọ phú chúc, làm Cư sĩ; Tổ cho Pháp danh là Tế Ý. Vị Cư
sĩ này rất có công trong việc hưng kiến Tổ đình Thuyền Tôn vào năm 1747, Thái
giám Đoán Tài Hầu mất năm 1754. Ghi việc này để chúng ta thấy Phật giáo Thiền
Lâm Tế Tử Dung-Liễu Quán lan rộng trong mọi tầng lớp dân chúng Thuận Hóa và
Tổ cũng không từ khước một ai.
Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một thiền phái linh
động, có gốc rễ ở Ðàng Trong. Trước ông, Phật Giáo ở Ðàng Trong mang nặng màu
sắc Quảng Ðông. Ông đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế, và làm cho thiền phái này trở
thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu
sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc. Những bài tán lễ như "Cực lạc
Từ Hàng" chẳng hạn, đã hoàn toàn mang màu sắc Việt. Bốn vị đệ tử lớn của ông là
Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu dã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn,
và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp Ðàng Trong trong thế kỷ thứ mười tám đã
thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật Giáo phục hưng ở thế kỷ thứ hai
mươi đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên ông.
1.2 Các đệ tử đắc pháp của Tổ Liễu Quán
Theo văn bia, Tổ Liễu Quán có đến 49 cao đệ tử đắc Pháp. Tất cả các Thiền sư này
đều được Tổ cho chữ "Tế theo Kệ của Tổ biệt xuất. Theo Lâm Tế chánh tông thì các
đệ tử đắc Pháp của Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán đều ở thế thứ 36, nhưng theo Kệ của
Tổ, 49 cao đệ này đệ nhị Tổ Thiền phái Tử Dung -Liễu Quán ở Thuận Hóa. Tuy
nhiều, nhưng hiện nay, chúng ta cũng khó lòng tìm tiểu sử của các Ngài cho tinh
tường được: trước tiên là sách sử không ghi; tiếp đó là trải qua nhiều cuộc thăng
trầm của lịch sử; các quyển Tự phổ ở các chùa cũng mất gần hết. Cho nên, cũng như
các đệ tử đắc Pháp của Tổ Nguyên Thiều, hiện chúng tôi chỉ tìm biết được một số

11
Thiền sư trong 49 vị đắc Pháp, mà mỗi vị cũng không rõ được năm sinh, năm xuất
gia, nguyên quán và năm viên tịch. Chỉ biết trong 49 Thiền sư đắc Pháp với Tổ Liễu
Quán, có cả người ở phủ Phú Yên, hoặc người ở các huyện Đăng Xương, Hải Lăng
ở Quảng Trị hiện nay.
Ngài Tế Hiệp Hải Điện ( ? - ? ): chùa Thuyền Tôn Năm Nhâm Tuất, vào mùa thu
(1742) Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch. Đệ nhị Tổ Pháp phái Tử Dung - Liễu
Quán là Tế Hiệp Hải Điện được lên kế thế trụ trì chùa Thuyền Tôn. Tổ đình lớn nhất
ở Thuận Hóa. Tại Tổ đình có long vị của Ngài đề là Tự Lâm Tế chánh tông tam thập
lục thế hủy Tế Hiệp thượng Hải hạ Điện thụy Viên Minh Hòa. Cũng trong thời gian
Tổ Tế Hiệp trú trì, chùa được ân tứ tự điền vào năm Cảnh Hưng thứ 12 (1751). Đến
năm Cảnh Hưng 24 hoặc 26 (1763 hoặc 1765) Tổ xin cấp bằng khoán tự điền. Đến
bảy năm sau (1772) chúa Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần mới cấp bằng khoán.
Cuối đời chúa Huệ Vương (1775) Tổ Tế Hiệp viên tịch tại Tổ đình.
Ngài Tế Mẫn Tổ Huấn: Ngài Tế Mẫn Tổ Huấn là đệ tử đắc Pháp của Tổ Liễu Quán
tại chùa Thiền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) Ngài đã phú Kệ đắc Pháp cho đệ
tử húy Đại Cận tự Phước Dương với bài Kệ: Tổ đức tôn phong tế thế truyền, Pháp
vô Pháp thuyết thoại đầu viên. Vu kim niệm nhữ thành tiêu bảng, Hoằng đạo trùng
quang biến đại thiên. Ngài đã lên kế thế Tổ Tế Hiệp trú trì Tổ đình từ năm 1775. Hai
năm sau, Tổ Tế Mẫn mở cuộc trùng tu chùa, lợp lại mái ngói. Năm 1778 Tổ viên
tịch, chỉ trú trì được có 3 năm. Xét theo bản đồ I của Pháp sư Mật Thể vẽ ở Việt
Nam Phật giáo sử lược thì chính Tổ Tế Mẫn là người hoằng Pháp chân truyền, làm
cho Pháp phái Thiền Lâm Tế Tử Dung Liễu Quán phát triển và long thịnh rực rỡ về
sau. Nhưng, theo Hàm Long sơn chí của Điềm Tịnh Cư sĩ thì lại khác. Chúng tôi ghi
lại để tham khảo. (Mật Thể, Sđd, tr.219 ĐN 1960).
Ngài Tế Hiển Trạm Quang: chùa Thuyền Tôn Pháp lữ của hai Tổ trên; nhưng các
niên đại sinh, xuất gia, viên tịch và nguyên quán đều không rõ. Chỉ biết Tổ ở lại Tổ
đình cho đến lúc viên tịch. Không làm trú trì, cũng không có đệ tử.
Ngài Tế Nhơn Hữu Bùi ( ? – 1753 ): chùa Báo Quốc Hàm Long thảo am do Tổ Giác
Phong hủy Pháp Hàm, đời thứ 31 thuộc Thiền phái Tào Động khai sơn. Tổ Liễu
Quán đã hành điệu, học với Tổ Giác Phong trong 10 năm tại đây. Tổ Giác Phong
viên tịch vào năm 1714. Mãi đến 33 năm sau, mới được chúa Nguyễn Phúc Khoát
(1738-1765) cho trùng tu lần thứ nhất và ban biển hiệu "Sắc tử Bảo Quốc Tự", chúa
ký là "Từ Tế Đạo Nhân ngự đề" vào năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747). Chùa lạc thành,
chúa Nguyễn Phúc Khóat đã cung thỉnh Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi từ Tổ đình Thuyền
Tôn ra làm Trú trì. Tổ họ Bùi; không rõ nguyên quán và các niên đại sinh, xuất gia;
thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, nhưng lại là đệ nhị Tổ của Pháp phái Tử Dung - Liễu

12
Quán khởi sự phát triển là vào năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) khi Tổ Tế Nhơn Hữu
Bùi đã phú Pháp cho đệ tử là Đại sư Đại Triệt với bài Kệ Pháp phủ bổn kế tông, Chư
tướng tổng thị không, 法付本繼宗 諸相總是空 Pháp Pháp diệc phi Pháp, Vạn Pháp
tại kỳ trung. 法法亦非法 萬法在其中 Ngoài ra Tổ còn nhiều vị đệ tử khác như Đại
sư Đại Trí hiệu Quảng Thông; Đại sư Đại Quang hiệu Huệ Chiếu, Đại sư Đại Nguyệt
hiệu Linh Chiếu. Tổ Tế Nhơn viên tịch năm Quý Dậu, Cảnh Hưng thứ 14 (1753)
vào ngày 11 tháng chạp; thụy là Viên Giác.
Vào năm 1917, J.A. Laborde đến nghiên cứu để viết về chùa Báo Quốc, còn thấy tại
sân chùa hiện nay có 19 ngôi tháp, mà ngôi tháp Tổ Tế Nhơn lại rất uy nghiêm. Tháp
có 6 tầng, cao đến 4m 70. J.A. Laborde không chép lại câu văn bia tháp bằng chữ
Hán', mà chỉ nói là tháp của Hòa thượng Bùi Công húy Viên Giác, Ngài đã lo việc
trùng hưng chùa Báo Quốc. Nhưng L. Cadière đã có chép câu văn ở bia tháp Ngài
như sau:
“Cảnh Hưng thập tứ, tuế thứ Quý Dậu lục nguyệt cát đán lập.
Sắc tử trùng hưng Báo Quốc Tự Phi công, thụy Viên Giác Lão Hòa thượng chi tháp.
Tự Pháp môn nhân cập trĩ đồ đồng tự".
J.A. Laborde cho biết Tự phổ chùa Báo Quốc viết tên ngài là Hữu Phỉ. L. Cadière
ngờ rằng người ta ghi và đọc sai từ đầu; ông cho rằng Ngài chính là Hữu Bùi và Bùi
Công mới hợp lý. Bởi trong chữ Hán, hai chữ Phi [ H ] và Bùi [ k] viết gần tương
tự, cho nên người ta có thể đọc và ghi lầm! Giới thuyết của L. Cadière có thể chấp
nhận được. Vì chính Ngài Hữu Bùi được xem là vị Tổ đã trùng hưng chùa Báo Quốc
mà chúa Nguyễn Phúc Khoát là người ngoại hộ; bởi đó mà tháp Ngài mới được xây
cao lớn và uy nghiêm nhất trong số 19 tháp ở vườn chùa Báo Quốc xưa. J.A. Laborde
chỉ nói tháp được xây dựng bởi chư Tăng và môn đệ của Tổ, vào năm Cảnh Hưng
thứ 14 (1753)'. Đại sư Đại Trí - Quảng Thông cũng có tháp ở Báo Quốc. Tháp Ngài
Đại Trí cao khoảng 2m, trên nền tháp hình bát giác, cạnh đo được 0m.45. Văn bia
tháp khắc :“Lâm Tế chánh tông, tam thập thất đại, thượng Quảng hạ Thông hủy Đại
Trí lão công Hòa thượng chi tháp”. Nhưng ông Laborde đọc sai “Đại Trí ra "Thái
Chí" hiệu Quảng Thông, Lâm Tế đời thứ 37. Pháp phái của Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi về
sau truyền vào Phú Yên, có lẽ từ đời thứ 37 do Đại sư Đại Nguyệt Linh Chiếu hoằng
giáo, và phát triển rực rỡ.
Đến đời thứ 39, Ngài Tánh Thông Giác Ngộ - thuộc đời vua Minh Mạng - là một
Thiền sư nổi danh, chỉ ăn cây lá, mặc áo vỏ cây; Ngài được vua Minh Mạng, và vua
Thiệu Trị triệu về Huế để giảng Pháp; đến đời thứ 40 lại có Ngài Hải Lâm Bảo Kể

13
trở lại trú trì chùa Từ Lâm, nơi Tổ Liễu Quán đã thọ Tỳ kheo giới ngày xưa; long vị
của Ngài còn tại chùa Từ Lâm hiện nay. Các Pháp lữ của Ngài Hải Lâm Bảo Kế mở
địa vực hoàng hóa Thiền Lâm Tế Tử Dung-Liễu Quán ra rất rộng trong các tỉnh miền
Nam, kể từ Phú Yên vô tới Phan Rang, Phan Rí, Đồng Nai, Bà Rịa, Biên Hòa. Vừa
khai sơn, vừa trùng tu, các Thiền sư trong Pháp phái đã xây dựng hàng chục ngôi
chùa ở các tỉnh trên, làm cho Thiền Lâm Tế Tử Dung - Liễu Quân long thịnh ở miền
Nam.
Ngài Tế Ân Lưu Quang: Niên đại sinh, xuất gia, kế thế và viên tịch cũng như nguyên
quán đều không rõ. Chỉ biết Ngài đã kế tục trú trì chùa Báo Quốc sau Ngài Tế Nhơn
Hữu Bùi. Nguyên tháp Ngài cũng ở vườn chùa gần sân ngoài hiện nay của chùa Bảo
Quốc. Bia tháp đề "Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế thượng Tế hạ Ân hiệu Lưu
Quang thụy Viên Giác chi tháp" (臨濟正宗三十六世上際下恩號流光謚圓覺之塔
)
Theo Hàm Long sơn chí, Tổ Tế Ân có hai đệ tử là Đại Huệ tự Chiếu Nhiên và Đại
Nghĩa tự Chí Hạo. Nếu theo đúng Hàm Long sơn chí đã nói thì, chính Tổ Tế Ân Lưu
Quang là vị Tổ hoàng Pháp chân truyền làm cho Pháp phái Lâm Tế Tử Dung - Liễu
Quán phát huy và long thịnh khắp xứ Huế hiện nay. Rất tiếc, tiểu sử Tổ đã không
được sách sử bi ký để lại rõ hơn, đó là một thiệt hại quá lớn vậy. Về sau đệ tam Tổ
Đại Huệ Chiếu Nhiên vừa trú trì chùa Báo Quốc vừa trú trì Tổ đình Thuyền Tôn.
Ngài có đệ tử đắc Pháp là Ngài Đạo Minh Phổ Tịnh. Ngài Phổ Tịnh có đến 28 đệ tử
được phú Pháp và các Ngài đều là danh Tăng, trong đó có Ngài Tánh Thiên Nhất
Định, Ngài Tánh Thiên có đến 41 vị đệ tử đắc Pháp. Xuống một đời nữa 41 vị Đại
sư này có đến cả trăm Thiền sư đặc Pháp và trở thành danh Tăng, đi khai sơn, trùng
hưng hàng trăm ngôi chùa ở Huế và hoằng truyền Thiền phái Tử Dung - Liễu Quán
theo Kệ Tổ Liễu Quán khắp cả xứ Thuận Hóa, Quảng Nam, Phú Yên... Chúng tôi
xin minh họa một sơ đồ kế tục Pháp phái của đệ nhị Tổ Tế Ân Lưu Quang với các
danh Tăng của từng thế hệ: 35... Thiệt Diệu - Liễu Quán (Khai sơn Tổ đình Thuyền
Tôn) 36... Tế Ân - Lưu Quang (Trùng hưng và trú trì chùa Báo Quốc) 37... Đại Huệ
- Chiếu Nhiên Đại Nghĩa - Trí Hạo (Trú trì Báo Quốc và Tổ đình Thuyền Tôn) 38...
Đạo Minh - Phổ Tịnh (Trú trì Hàm Long Thiên Thọ) Đạo Tâm - Trung Hậu (Trùng
kiến chùa Thuyền Tồn) 39... Tánh Thiên - Nhất Định Tánh Quảng - Nhất Niệm (Khai
sơn chùa Từ Hiếu) (Trú trì chùa Báo Quốc) 40... Hải Thuận Lương Duyên (C.Báo
Quốc) Hải Thiệu Cương Kỷ (C.Từ Hiếu) Hải Toàn Linh Cơ (C.Tường Vân)
Ngài Tế Vĩ Trường Chiếu : Niên đại sinh, xuất gia và viên tịch không rõ. Chỉ biết
Ngài là người khai sơn chùa Đông Thuyền. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển II,
Phủ Thừa Thiên, mục Tự quán đã ghi: "Chùa Đông Thuyền ở xã Dương Xuân

14
Thượng, huyện Hương Thủy, năm Thiệu Trị thứ 2 Định Hòa Công Chúa Ngọc Ky
sửa chữa lại. Phía Tây có chùa Tây Thuyền tương truyền dựng từ đời Thế Tông đầu
bản triều, nay bỏ..." (Sđd. tr.181). Hiện chùa Đông Thuyền có biển hiệu đề là "Linh
Sơn Đông Thuyền Tự"; có long vị thờ ở bàn Tổ đề: "Truyền Lâm Tế chánh tông đệ
tam thập lục thế khai sơn bổn tự thượng Trường hạ Chiếu hủy Tế Vĩ thụy Viên Hiệu
lão Đại su Pháp tòa (傳臨濟正宗第三十六世開山本寺上 長下照諱際偉圓號老大
師法) Tháp Ngài vườn chùa, bia tháp đề "Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế khai
sơn Đông Thuyền Tự thượng Trường hạ Chiếu thụy Viên Hiêu Dai Lão Hòa thuang
tháp (臨濟正宗三十六世開山 東禪寺上下照謚號大老和尚塔). Tháp mới tái tạo.
Tại chùa Đông Thuyền còn có một khánh đồng. Mặ trước khắc: "Hoằng nguyện
Nguyễn Thị Châu, thân từ Trương Văn (?) tín cúng Tam Bảo Đông Thuyền Tự khai
sơn Sa môn Tế Vĩ phục nguyện. Phật nhật tăng huy, Pháp luận thường chuyển". Mặt
sau khắc: "Chủ mật Đinh Hợi niên Tân Hợi nguyệt, Ất Hợi nhật" (信供三寶東禪寺
開山沙門際偉伏願,佛日增 輝法輪常轉:咒密丁亥年辛亥月乙亥日).Năm Đinh
Hợi có thể là 1776 hoặc 1827. Nếu khánh được cúng vào năm Đinh Hợi 1776 thì
chùa Đông Thuyền chính do Ngài Tế Vĩ khai sơn. Tại bàn thờ Tổ còn có một long
vị, có thể là đệ tử Ngài Tế Vĩ Trường Chiếu; long vị đề là: "Tự Lâm Tế chánh tông
tam thập thất đại hủy Đại Quang thượng Tuệ hạ Chiếu thụy Chánh Văn Hòa thượng"
(HÀ 三十七代大光上下照隘正聞和尚). *.
Ngài Tế Phổ Viên Trì: Vào mùa xuân năm Canh Tuất, Tổ Liễu Quán mở đại giới
đàn tại chùa Viên Thông, nơi Tổ đã dùng am tranh sẵn có để ngồi tham thiền. Mùa
đông năm này, Tổ thị tịch. Có thể Tổ Tế Phổ, một trong 49 đệ tử đắc Pháp của Tổ
đã kế thế trú trì tại chùa Viên Thông. Tổ Tế Phổ là đệ nhị Tổ của phái Tử Dung -
Liễu Quán. Thế nhưng các niên đại sinh, xuất gia, viên tịch cũng không có sách ghi
lại. Chỉ còn long vị của Ngài Tế Phổ ở chùa Viên Thông đề: "Truyền Lâm Tế tông
tam thập lục đại, thượng Trí hạ Thông hủy Tế Phổ Viên Tri Hòa thuang nghe toa”(
傳臨濟正宗三十六代上智 下聰 諱際普圓持和尚猊坐).
Tế Phổ Viên Trì Hòa thượng tiếp tục hoằng giáo của Thiền Tổ Liễu Quán; nhưng có
lẽ không mở rộng, mà chỉ có một số đệ tử ở chùa Viên Thông. Các Pháp tử, Pháp
điệt kế thế tại chùa Viên Thông đều có thụy bắt đầu bằng chữ "Viên": "Truyền Lâm
Tế tông tam thập thất đại thượng Vĩnh hạ Thành hủy Đại Nguyện thụy Viên Đoan
Hòa thượng nghệ roa”(傳臨濟正宗三十七代上永下誠諱大願謚圓 端和尚猊坐)
Tháp Ngài Vĩnh Thành nguyên có bia khắc bằng đồng, nhưng nay đã mất. Ngài Đại
Nguyện Vĩnh Thành truyền cho đệ tử là Ngài Đạo Thiện - Quang Tuấn thụy Viên

15
Trừng, đời thứ 38. Một sơ đồ truyền thừa tại chùa Viên Thông sẽ cho ta thấy ý nghĩa
kế thừa Pháp phái tại đây:
CHÙA VIÊN THÔNG, Tổ khai sơn: 35. Thiệt Diệu - Liễu Quán, thụy Chánh Giác
Viên Ngộ. Tổ kế thừa: 36. Tế Phổ - Trí Thông, thụy Viên Trì. 37. Đại Nguyện - Vĩnh
Thành, thụy Viên Đoàn 38. Đạo Thiện - Quang Tuấn, thụy Viên Trừng. Nhưng, đến
thế hệ 40 thì bị đứt quãng, chùa không có người kế thế. Sau đó có Ngài Chơn Kim
Pháp Lâm thuộc dòng Kệ của Tổ Minh Hải Pháp Bảo ở Hội An, Quảng Nam ra trùng
kiến. Ngoài các vị Hòa thượng, đệ tử đắc Pháp của Tổ Liễu Quán, đã nói ở trên; còn
có Ngài Tế Ngữ Chánh Dõng ở chùa Từ Lâm, Ngài Tế Huy Quãng Tánh ở chùa
Khánh Vân, chùa này vốn do Ngài Giác Thù, đời thứ 31 dòng Thiền Tào Động khai
sơn. Tại đây có long vị cả hai dòng: Tào Động và Lâm Tế cứ thay nhau trú trì rất lạ,
cho nên không có kế thế truyền thừa. Ngoài ra, có một Ngài còn long vị hiện thờ tại
chùa Kim Tiên, nhưng chùa Ngài khai sơn thì đã mất dấu tích. Đó là Ngài Tế Quãng
Phổ Chấn mà long vị đã đề: "Lâm Tế chánh tông khai sơn Bảo Phước Tự tam thập
lục thế hủy Tế Quảng hiệu Phổ Chấn thụy Chánh Giác Đại lão Hòa thượng" (臨濟
正宗開山寶福寺三十六世諱際廣號 普振謚正覺大老和尚).

16
CHƯƠNG 2:THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN Ở HUẾ

2.1. Tiền đề về lịch sử, văn hóa, tư tưởng và ảnh hưởng của Phật giáo Huế.
2.1.1. Tiền đề lịch sử, văn hóa của thiền phái Liễu Quán.
Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, Huế là trung tâm chính trị, trung tâm kinh
tế của Đàng Trong và là kinh đô của triều đại phong kiến trung ương tập quyền nhà
Nguyễn. Thời kỳ này do có giao lưu buôn bán với nước ngoài (Nhật, Trung, Anh,
Pháp, Bồ, Tây Ban Nha...) mà ở thế kỷ XVIII Huế được coi là nơi “phồn hoa đô hội”
kinh tế, văn hóa đều rất phát triển. Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi Huế có nhiều biến
động lịch sử buộc con người phải đứng trước những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về
vận mệnh của mình và xã hội. Chính trong những biến động đó mà Huế đã khẳng
định mình, khẳng định cuộc sống và con người Huế trên nhiều mặt: Tiếng Huế, Hò
Huế, Pháp lam Huế, Kinh thành Huế, Ca Huế, Lăng tẩm Huế, đền chùa Huế, Âm
thực Huế, Y phục Huế, Nhà vườn Huế... Trong tính phổ quát của cả nước và của
miền Trung, Thừa Thiên Huế đã biết chọn lọc, tôn kính bảo lưu, phát huy những giá
trị nhân văn của các vị thần địa phương gắn bó với núi sông cảnh sắc con người Huế.
Thông qua hành vi thờ phụng thần linh, cư dân Huế sớm hình thành niềm tin, sự khát
khao mong mỏi về một cuộc sống hài hòa với tự nhiên, phát triển về nhiều mặt trong
một xã hội thuận hòa, nhân ái, no đủ, hạnh phúc dưới sự che chở đùm bọc của cái
tốt, cái đẹp, cải thiện đã hóa thành thần.Gần 400 năm (1558-1945), Huế là thủ phủ
của các Chúa và là kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Nhà
Nguyễn, vì thế tư tưởng Nho giáo để lại khá nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa
tinh thần con người Huế cả trên hai phương diện tích cực và tiêu cực. Huế có khu di
tích văn hóa Nho giáo Văn Thánh, Bia tiến sỹ Ngọ Môn, điều này tạo ra ở Huế những
lớp người hiếu học, chăm học, học giỏi có tiếng ở nhiều thời đại. Lão giáo không
cung cấp cho người Huế một nhân sinh quan, một con đường tu tập hay xử thế nhưng
những biện pháp cầu cùng tôn giáo của nó lại ảnh hưởng phổ biến rộng khắp dân
gian Huế.
Tuy nhiên, việc cầu cúng cũng mang tính hai mặt. Cùng với các tín ngưỡng dân gian
Huế, từ thế kỷ XVII, Công giáo cũng đã để lại những dấu ấn trong đời sống văn hóa

17
tinh thần con người Huế như đạo đức sống thiện nhân từ kiến trúc Tây phương, cách
ứng xử Tây phương. Ngày nay đạo Công giáo cũng là yếu tố góp phần tạo nền văn
hóa Huế. Huế từ lâu đã là một trong các trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Người
Huế xưa đến với Phật giáo trong thể tam giao đồng nguyên họ vừa thờ Phật vừa thờ
Quan Thánh và Thành Mẫu Thiên Yana. Những người tu tại gia cho đã có thuộc
lòng phương chấm quy y làm báo của Phật giáo, thì họ vẫn hưởng về những lực
lượng siêu nhiên nhâm nguyện cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ được siêu thoát ở thể
giới bên kia và nguyên sầu cho con Người phạm tục khỏi ốm đau, bệnh tật cho đất
nước được bình an.
Với hoàn cảnh địa lý - lịch sử, di sản tín ngưỡng bản địa, sự di dân, sự du nhập các
tôn giáo nước ngoài với các triều đại mà văn hóa Huế, văn hóa tinh thần con người
Huế không ngừng giao lưu, lan tỏa, củng cố, phát triển tạo nên nền văn hóa Huế có
màu sắc dung hợp, phong phú, đa dạng nhưng vẫn rất Huế.
2.1.2. Tiền đề tư tưởng của thiền phái Liễu Quán.
Nhìn từ góc độ giáo lý truyền thống, Phật giáo Liễu Quán là sự kết hợp giữa
thiền Lâm Tế với thiền Tào Động của Trung Quốc và với tinh hoa văn hóa dân tộc
Việt Nam tạo nên cái riêng của thiền phái Liễu Quán. Nếu nói Phật giáo Liễu Quán
là Phật giáo Lâm Tế thì đây là Lâm Tế của riêng Huế. Bởi ở Hội An, Thiền sư Minh
Hải, Lâm Tế đời 35, là đệ tử của thiền sư Nguyên Thiều đã có một bài kệ truyền thừa
khác. Liễu Quán cũng là Lâm Tế đời 35, nhưng là đệ tử của thiền sư Minh Hoằng
Tử Dung tại Huế. Ở Nam kỳ trước đây và miền Nam ngày nay, phái Lâm Tế cũng
còn hai bài kệ truyền thừa khác: một của Đạo Mẫn, Lâm Tế đời 31 người Trung
Quốc, một của Trí Thắng Bích Dung, Lâm Tế đời 413 Bạn đã gửi Phái Liễu Quản
của Huế có kệ truyền thừa riêng. “Thật tế đại đạo tánh hải thanh trùng Tâm nguyên
quảng nhuận đức bốn từ phong / Giới định phước huệ, thể dụng viên thông/ Vĩnh
siêu trí quá mật khế thành công. Truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tông/ Hạnh
giải tương ứng đạt ngộ chân không”. Từ bài kệ này mà dễ thấy ở Huế các chùa
Thuyền Tôn, An Tông thời chúa Minh Vương, Chùa Đông thuyền, Quốc An thời
chúa Ninh Vương, Chùa Viên Thông thời chúa Minh Vương, chùa Viên Giác, chùa
Thuyền Tôn thời chúa Định Vương, chùa Thuyền Tôn, chùa Từ Lâm thời chúa Trịnh
chiếm, chùa Viên Thôi Viên Giác thời Tây Sơn Chùa Thuyền Tôn, Ấn Tông (Từ
Đàm), Kỳ Viên thời Gia Long đều thuộc phái Liễu Quán.
Khi Ngài Liễu Quán (1670-1742) đến Huế tu học, Huế (1558–1682) đã là một trung
tâm để thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tồn tại, phục hưng. Ngài tên thật là Thiệt Diệu,
quê ở Bạc Mã, Đồng Xuân, Phú Yên. Ông mồ côi mẹ từ năm lên sáu, xuất gia tu

18
hành với thiền sư Tế Viên tại chùa Hội Tôn từ năm lên 12 và rất được thiền sư yêu
mến. Năm 1690, sau một năm tang lễ của thầy, ông ra Thuận Hoá đến chùa Thiên
Thọ cầu đạo với thiền sư Giác Phong. Năm 21 tuổi, do bố ốm nặng ông quay về Phú
Yên để chăm sóc cha. Năm 1695, sau khi mà chạy cho bố xong ông ra Huế thọ giới
sa di với thiền sư Thạch Liêm (phái Tào Động). Năm 1697, ông lại thọ giới tỳ kheo
với thiền sư Từ Lâm (phái Tào Động tại chùa Từ Lâm - Huế). Năm 1702, ông đến
chùa Long Sơn - Huế cầu ấn chứng với thiền sư Minh Hoàng Tử Dung (phái Lâm
Tế) nhưng chưa phá được công án do Tử Dung nêu ra “Vạn pháp quy nhất, nhất quy
hà xứ”. Năm 1708, khi ông trở lại Long Sơn trình bày công phu của mình thì được
Tử Dụng hết sức khen ngợi và đến năm 1712, tại lễ Toản viện tại Quảng Nam ông
đã được Tử Dung trao ấn chứng. Bạn đã gửi Ngài Liễu Quán là người đã Việt hoá
Lâm Tế và Tào Động trên nền tảng tinh hoa văn hóa dân tộc thành thiền phái Liễu
Quán hoằng dương đạo pháp từ thế kỷ XVIII ở Đàng Trong. Sự chấn hưng của Phật
giáo thế kỷ XX ở miền Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng là dựa trên môn
phái Liễu Quán .
Nhìn từ góc độ sinh hoạt tôn giáo, Phật giáo Liễu Quán là sự dung hợp giữa
thiền tông và tịnh độ tông nhưng nặng về tịnh độ tông. Đây là đặc điểm nổi bật của
Phật giáo Huế - Phật giáo Liễu Quán - so với Phật giáo ở những miền quê khác trên
lãnh thổ Việt Nam, nó là điểm xuất phát và căn cứ để có thể lý giải thấu đáo những
gì liên quan đến Phật giáo Huế. Ở một số các vị xuất gia tu hành thì có thể nặng về
thiền, nhưng trong dân gian, những người dân lao động bình thường thì lại nặng về
tịnh độ. “Đối với sinh hoạt Thiền ở nước ta, việc trao truyền và tham cứu công án,
nếu có thì chỉ diễn ra một cách âm thầm kín đáo, ít khi được ứng dụng trong cách
dạy đạo hằng ngày giữa thầy và trò. Cho nên, tại các chốn thiền môn Việt Nam
không có cái không khí vừa lắng đọng tịch tĩnh, vừa nóng bỏng sôi trào của cách
thức tu tập công án. Trường hợp thầy trò của ngài Liễu Quán là một biệt lệ đáng chú
ý và nổi bật trong sinh hoạt thiền ở nước ta. Có thể nói rằng thiền sư Liễu Quán đã
làm sống dậy cái không khí tham cứu công án đầy hứng khởi của sinh hoạt thiền bắt
nguồn từ Trung Hoa”. Người tịnh độ tông chuộng cái tâm hơn sự học. Học thuyết
của họ là thành tâm mà niệm Adiđà Phật thì khi thác sẽ được về nơi cực lạc. Người
tịnh độ tông không phân biệt xuất gia tu hành hay tu tại gia, không phân biệt kẻ tu
hành với người trần thế, không phân biệt kẻ dữ với người hiền, cũng không phân
biệt người thông kinh sử với kẻ chẳng ăn học gì, tất cả đều bình đẳng trước Phật.
Dốc niệm đến Phật thì đều được giải thoát về với Phật. Người theo tịnh độ tông nhấn
mạnh đức tin tuyệt đối nơi Phật Adiđà mà không cần phải tự cầu khổ tu chứng. Tín
tâm là phương tiện duy nhất để giải thoát. Cốt lõi của tín tâm đó thể hiện rõ ở ba lời
nguyện 18, 19, 20 trong 48 lời nguyện của kinh Adiđà là Tín - Hạnh - Nguyện”.

19
2.1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo Huế.
Do ảnh hưởng của tự nhiên và tính cách người Huế mà mỗi chùa Huế đều là
những nhà vườn làm mê hồn khách. Huế nhà vườn, chùa Huế nhà vườn khó phân
biệt được cái nào đã ảnh hưởng đến cái nào, mà từ lâu nó đã hòa quyện vào nhau
một cách tự nhiên, hài hòa, đẹp đến ngây ngất. Huế đất Thần Kinh, đa thần với nhiều
tôn giáo, tín ngưỡng được nhiều tín đồ tin theo. Người Huế tin ở cái tâm của mình:
Trọng nghĩa, vẹn tình, không làm điều ác, sống đời bình yên. Người Huế thực hành
tập quán trong không gian thờ cúng nơi trang trọng nhất để thờ Phật, sau đó mới là
bàn thờ tổ tiên, là theo đạo đức Phật giáo đem lòng từ bi - hỷ xã đối đãi với mọi
chúng sinh, vì tâm tức Phật. Tâm Phật vừa là thế giới quan vừa là nhân sinh quan
của thực tiễn hầu hết các cư dân trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế. Trong cái chung
nhân ái; yêu nước; lao động cần cù, anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm; đoàn
kết gắn bỏ vì độc lập dân tộc; trọn nghĩa vẹn tình của người Việt Nam, tỉnh Bạn đã
gửi cách con người Huế là bình tĩnh, kín đáo, dịu dàng, thủy chung, giữ trọn chữ tín
và cũng rất hiện đại. Và Phật giáo Huế luôn biết chọn cho mình cách riêng góp phần
quan trọng trong động lực ấy. Tín ngưỡng Phật giáo và sinh hoạt theo nghi lễ Phật
giáo đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng của con người Huế.
Từ 1305–1558, Phật giáo Huế với tư cách là tín ngưỡng truyền thống của
người Việt, với những ngôi chùa đơn sơ bằng tranh, tre, lán lá đã là nơi che chở ôm
ấp cho tâm hồn người Việt Nam vào định cư ở Thuận-Hóa. Tuy dưới thời thuộc
Pháp, Phật giáo Huế cũng như cả nước luôn luôn bị thực dân Pháp chèn ép, nhưng
nhìn chung từ 1558-1945, Phật giáo Huế luôn là phương tiện cứu cánh cho các chúa,
các vua giữ vững sự thống trị của mình, cho dù trong tư tưởng của họ Phật giáo chưa
bao giờ được đưa lên địa vị độc tôn”. Nhưng với việc các chúa thậm chí phải đích
thân sang Trung Quốc mời các thiền sư Trung Quốc sang truyền bá Phật giáo ở Huế
và Đàng Trong, đồng thời cử các thiền sư Trung Quốc làm quốc sư cho thấy hạn chế
của các Chúa do quy định của tư tưởng cát cứ (Đàng Trong, Đàng Ngoài).
Thừa Thiên Huế là vùng lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Văn hóa
Huế chỉ là sản phẩm chung của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và sự tác động của cải tạo
thế giới của con người Huế trên vùng đất Thừa Thiên Huế trong lịch sử của Việt
Nam. Văn hóa Huế nói chung, thiền phải Liễu Quản nói riêng là sản phẩm của quá
trình lao động cần cù, đấu tranh trung dũng kiên cường với các lực lượng tự nhiên

20
khắc nghiệt, các lực lượng xã hội phản tiến bộ ít nhất cũng từ Bạn đã gửi 1306 đến
nay của nhân dân Thừa Thiên Huế tạo nên.

2.2. Thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán - Người sáng lập thiền phái Liễu Quán
Theo đánh giá, kết luận của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu : “Tìm được
một người chấp nhận hy sinh cho đạo pháp, nhất là lúc Phật giáo đang suy đồi như
Hòa thượng Liễu Quán của chúng ta thật là điều hy hữu... Ngài là người có trí thông
minh phi thường, chí nguyện siêu việt... Đương thời Hiếu Minh vương Nguyễn Phúc
Chu cảm phục đạo đức và danh tiếng của ngài, triệu ngài vào cung, nhưng ngài muốn
giữ sự tự tại ở chốn lâm tuyền nên đã từ tạ lời thỉnh mà không đến ... Khi Ngài viên
tịch (1742), Chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu ban thụy hiệu là Chánh Giác Viên
Ngộ Hòa thượng để khắc bia... Xin thú nhận rằng, nhân duyên nhập đạo, sự nghiệp
truyền đăng của ngài quá đặc biệt lớn lao, tôi không sao rõ hết được, nên nơi đây chỉ
thuật lại được đôi phần, như kẻ mù rờ voi vậy”. “Tổ Liễu Quán có 49 đệ tử xuất gia
danh tiếng và rất nhiều đệ tử tại gia. Ở Huế có 9 vị, tỉnh Phú Yên có khoảng 10 vị kế
thừa Tổ Liễu Quán”
Quan niệm truyền tâm ấn của phái Liễu Quán là “Thạch chuẩn trừu điều trường
nhất trượng, quy mao phất phủ trọng tam cân”. Trong truyền đạo, khi gặp cảnh
“Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã”, thì vẫn kiên trì, tâm
cơ ứng biến, hoà như nước với sữa “Chiếc giác nê ngưu triệt dạ hống, một thuyền
cầm tử tận nhựt đờn”1. Mục đích cuối cùng của phái Liễu Quán vẫn 1à “vô
thường”, “vô ngã”, là “giải thoát” và giữ tâm thanh tịnh, thanh thản trước khi thị
tịch :
“Thất thập dư niên thế giới trung/ Không không sắc sắc diệc dung thông./ Kim
triêu mãn nguyện hoàn gia lý/ Hà tất bôn mang vấn tổ tông”.Tổ Liễu Quán đã 1àm
cho thiền phái Lâm Tế trở thành một thiền phái đặc thù Việt Nam, linh động, có
một nền móng vững chắc ở Đàng Trong. Chính tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ
văn hóa, kiến trúc và nghi 1ễ, v.v của Lâm Tế và Tào Động thành văn hóa Phật
giáo Việt Nam. Từ thế kỷ thứ XVIII trở về sau nghiễm nhiên với danh xưng thiền

21
phái Liễu Quán cứ phát triển và lớn dần lên mãi. Trong các thời kỳ chấn hưng Phật
giáo, thiền phái Liễu Quán đã đóng một vai trò trọng yếu của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.

2.3 Đóng góp của thiền phái Liễu Quán đối với Phật giáo Việt Nam.
Tổ Liễu Quán là nhân vật quan trọng cho phong trào phục hưng Phật giáo ở
đàng Trong. Liễu Quán là thiền phái Phật giáo của người Việt do chính người Việt
sáng lập nhờ gạn đục khơi trong, hoà quyện chắt lọc những tinh hoa của dòng thiền
Trung Quốc với thuần phong mỹ tục cua dân tộc Việt Nam. Thiền Liễu Quán là một
tông phái đặc thù Việt Nam và linh động, ró một nền móng vững chắc ở Đàng Trong
(trước đây và miền Nam ngày nay.
“Trong những biến động lịch sử của thời chúa Nguyễn Phúc Chu, các thiền
sư ở trong phái thiền Lâm Tế, có thể đã bị Chúa nghi ngờ, nên Chúa phải nhọc công
tìm kiếm một phái thiền khác để ủng hộ mình, ấy là phá. thiền Tào Động mà Thạch
Liêm Hòa Thượng là tiêu biểu... Nên, bài kệ thị tịch của Tổ Liễu Quán vừa có tính
tác dụng giác tỉnh nội quán, để thể chứng pháp thân thương hay tính không, bất sinh,
bất diệt, nơi tự tâm và vạn hữu, đồng thời cảnh báo cho học trò và những thế hệ tiếp
sau, đừng dong ruổi tìm cầu thầy Tổ bên ngoài, mà luống cuống tu tập và đồng thời
cũng cảnh báo cho những người lãnh đạo xã hội đương thời, thiền Tông trở thành
một công cụ sắc thanh, danh tướng để phục vụ cho thời đại, mà cụ thể là danh tướng
cho bản ngã của chính mình”.
“Thực tại từ bổn lai vẫn như vậy, không sinh không diệt, không đoạn không
thường, không đến không đi, không một không hai... Càng mang tâm vọng động đi
tìm thực tại thì càng đi càng lạc lối. Nếu biết dừng lại thì bến bờ chính là đây... Thật
ra đèn là lửa không hai không khác. Quán trọ cũng là quê nhà. Vậy tại sao còn phải
hỏi đi về đâu ? “Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý/ Hà tất bôn man vấn tổ tông.”
Ngộ chứng của thiền siêu thoát nhân thế, nhưng không phải vì thế mà phóng túng
đối với lục căn, lục trần... Do vậy, cho nên, trong bài kệ truyền pháp Tổ đã dạy :
“Giới định phước huệ, thể dụng viên thông.” Tu tập cả Giới, Định và Tuệ để thể
nhập vào chỗ viên thông vô ngại của thể và dụng. Đây là chỗ đặc thù của thiền học
của Tổ sư Liễu Quán... siêu thoát tự tại cũng chính là tính tối hậu của giới.

22
2.4 Tiếp biến văn hóa của thiền phái Lâm Tế Liễu Quán
Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán tuy ra đời muộn so với các thiền phái khác
tại Huế nhưng đã nhanh chóng trở thành thiền phái lớn mạnh nhờ sự hộ trì của các
vua chúa, hoàng tộc cùng quan lại đương thời. Và thiền phái Liễu Quán nói riêng
hay Thiền nói chung, Thiền Việt Nam được du nhập từ Trung Hoa song nó không
du nhập rập khuôn, máy móc mà có sự chọ lọc, tiếp biến.
2.4.1 Dung hòa Nho - Lão - Phật và thờ cúng tổ tiên
Tư tưởng Tam giáo (Nho – Lão – Phật) đồng nguyên được cổ xúy rất mạnh
trong thời kỳ phong kiến tại nước ta. Các khái niệm “Cư Nho mộ Thích” khá phổ
biến trong ý thức hệ tư tưởng thời bấy giờ. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, Thiền
phái Lâm Tế tất nhiên khi truyền vào Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Dân tộc
Việt Nam ta vào thời xưa cũng có một tín ngưỡng theo đạo Sa bà, tin vào Thượng
đế, Thần linh… Khi xã hội đã văn minh, tiến bộ, các quốc gia có mối liên hệ với
nhau, có sự trao đổi giao lưu về kinh tế, văn hóa nên các luồng tư tưởng cũng theo
đó mà hòa nhập với nền tư tưởng tôn giáo bản địa, làm cho tư tưởng tôn giáo của
nước đó ngày càng đa dạng, phong phú. Riêng dân tộc Việt Nam, vốn là một dân tộc
có tính nhu hòa, dễ dung hợp nên khi các tư tưởng tôn giáo ngoại lai truyền vào ít
có sự xung đột. Những tư tưởng tôn giáo có nhiều ảnh hưởng đối với dân tộc ta là
Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo. Ba tư tưởng này kết hợp với tư tưởng bản địa tạo
nên một hình thái tư tưởng mới chưa từng có trong lịch sử, đồng thời cũng hình
thành nên sắc thái đặc thù trong Thiền tông Việt Nam.
Với lịch sử Thiền tông Trung Quốc, ta hầu như ít thấy vị Tổ sư nào vừa là
Thiền sư vừa là dịch giả, vừa tu thiền vừa tu Tịnh độ. Trái lại, điều này ta thường
thấy những Thiền sư Việt Nam. Cụ thể, Tổ sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) vừa là
Thiền sư vừa là dịch giả. Ngài là tác giả của các kinh: Tượng Đầu Tinh Xá, Báo
Nghiệp Sai Biệt… Hay các vị Thiền sư Việt Nam về sau như Pháp Thuận (925 –
990) viết Bồ tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng và Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn…
Tam Tổ Trúc Lâm chủ trương vừa Thiền vừa Tịnh. Những đặc điểm này góp phần
tạo nên những dấu ấn sâu đậm để hình thành bản sắc đặc thù và làm tôn chỉ cho Phật
giáo Việt Nam.
Trong lịch sử Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mọi Kinh điển đều được đánh
giá cao, được học tập và nghiên cứu bằng nhận thức của Thiền tông. Thiền Lâm Tế
khi truyền vào Việt Nam cũng thế, nó đã bị dung hòa với khuynh hướng tư tưởng

23
này. Việt Nam vốn là một nước dung hòa, coi trọng lễ nghi, ảnh hưởng Nho giáo và
đạo thờ cúng tổ tiên sâu sắc, vì vậy Thiền Lâm Tế khi vào Việt Nam đã dung hòa
với ba tín ngưỡng trên trở thành một dòng Thiền Lâm Tế mang đậm bản sắc của dân
tộc Việt. Khác với Thiền Lâm Tế Trung Quốc, Thiền Lâm Tế Việt Nam không phá
chấp một cách rốt ráo và táo bạo, mà được vận dụng hài hòa, uyển chuyển đầy kiên
nhẫn theo từng căn cơ khác nhau. Đặc chất của Phật giáo Việt Nam là Thiền, hay
nói cách khác, thiền là trái tim của Phật giáo. Nên những Phật tử luôn tự nhận mình
là thuộc dòng Thiền nào đó của các dòng thiền Việt Nam, mặc dù họ thường tu pháp
môn Niệm Phật. Cụ thể, với người xuất gia, dù có tu tập theo pháp môn nào đi nữa,
cuối cùng họ vẫn tự nhận mình là Thiền sư, điều này đã được minh chứng trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo nước nhà.
Tinh thần dân tộc ấy không phải là một sự cố chấp, bảo thủ mà là một niềm tự
hào dân tộc. Bằng chứng là suốt trên bốn nghìn năm dựng nước, dân tộc ta đã tiếp
thu không biết bao nhiêu nguồn tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, sự tiếp thu này
không phải là một sự đón nhận máy móc, rập khuôn mà luôn mang tính chọn lựa,
dung hòa tạo nên một hình thái văn hóa hoàn toàn sai khác. Chẳng hạn, tinh thần
Tam Giáo Đồng Nguyên của Trung Hoa được các Thiền sư Việt Nam vận dụng một
cách uyển chuyển, tạo nên một nguồn tư tưởng đặc thù hoàn toàn khác đối với tư
tưởng ban đầu, không như tư tưởng Ấn Độ, Trung Hoa nơi đã sản sinh ra nó.
Hương Hải từng là một Nho gia, sau khi đã học pháp môn Thiền Lâm Tế, Ngài
vẫn không quên phong cách nói chuyện của Nho gia. Ngài nêu lên tư tưởng “Tam
Giáo Đồng Nguyên” trong công cuộc truyền giáo của mình:
“Thành thị du lai ngụ tự chiền
Tùy cơ ứng hóa mỗi thời nhiên
Song chiêu nguyệt đáo sàng thiền mật
Tùng tiến phong sung bích khách miên.
Sắc ánh lâu đài minh sắc diệu
Thanh truyền chung cỗ diễn thanh huyền
Nguyên lai tam giáo đồng nhất thể
Nhiệm vận hà tằng lý hữu thiên”.
Dịch nghĩa:
Phố thành chơi dạo ở chùa chiền
Ứng biến tùy cơ mỗi tự nhiên
Cửa đón trăng vào thiền chõng ngọt
Thông reo gió thổi ngủ thêm yên

24
Lâu đài sắc sáng càng thêm sáng
Chuông trống tiếng đưa tiếng mỗi truyền
Ba giáo xưa nay cùng một thể
Theo thời sao lẽ có nghiêng bên.
Giống như khái niệm nhân nghĩa, phạm trù trung hiếu không phải là một phạm trù
của riêng Nho giáo mà người Việt Nam cũng có đạo lý trung hiếu. Cho nên, các
Thiền sư biết phối hợp tư tưởng trung hiếu của người Việt với lý tưởng Bồ tát để
hình thành nên mẫu người Phật tử Việt Nam – người Phật tử trung hiếu. Một mẫu
người mà ta khó tìm được sự tương đương ở nơi khác. Thực tiễn của dân tộc Việt
Nam đòi hỏi Thiền tông phải đào luyện cho được mẫu người phù hợp với đạo đức
của dân tộc, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn ấy. Cho nên, chúng ta không ngờ
ngay khi Thiền Lâm Tế truyền vào Việt Nam thì không còn những nét phẩm chất
táo bạo, triệt phá tận cùng kiến chấp, ngã chấp, cũng không còn những phong cách
mãnh liệt nguyên sơ của nó. Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền Lâm Tế Việt
Nam nói riêng chưa bao giờ là bản sao của Phật giáo hay Thiền Lâm Tế Trung Quốc,
mà là sự kế thừa có chọn lọc, có sáng tạo cho phù hợp với văn hóa, truyền thống và
tư tưởng của dân tộc. Chính vì thế mà đã có sự dung hòa giữa Thiền Lâm Tế và tư
tưởng Lão, Nho và thờ cúng tổ tiên một cách mật thiết.
2.4.2 Dung hòa Thiền - Tịnh - Mật song tu
Có thể thấy, Thiền Lâm Tế khi vào Việt Nam thì không còn nguyên hình phong
thái Thiền Lâm Tế của Trung Quốc là dùng công án, tiếng hét, cú đánh… để thực
hành và khai thị nữa mà đã được dung hòa với các pháp môn truyền thống một cách
tài tình, khéo léo. Chính nhờ sự dung hợp này mà Thiền Lâm Tế trở thành tài sản
tinh thần vô giá của dân tộc và được truyền bá, duy trì cho đến ngày nay. Cụ thể là,
Phật tử thuộc dòng Lâm Tế hiện nay đa phần đang áp dụng Thiền, Tịnh, Mật song
tu. Hành giả vừa thực hành thiền định vừa trì tụng công phu theo thời khóa của pháp
môn Tịnh độ. Các Thiền sư của dòng Lâm Tế vừa là Thiền sư, vừa là dịch giả, vừa
là người trì kinh, niệm Phật, trì chú. Chẳng hạn, các Tăng đồ Huế đều là truyền thừa
của dòng Lâm Tế, tuy nhiên lại áp dụng pháp môn Tịnh độ và trì chú trong việc tu
tập của mình. Trong các thời công phu hành trì hằng ngày: thời công phu sáng gồm
chú Lăng Nghiêm, Kinh hành, niệm Phật; thời công phu chiều tụng kinh A Di Đà
phát nguyện vãng sanh tịnh độ; tối có thời tọa thiền. Như vậy trong một ngày hành
giả thực hành trọn vẹn cả thiền, tịnh và mật. Thiền bổ sung cho tịnh, tịnh bổ sung
cho thiền, trì chú cũng đưa đến an định tâm. Thiền, tịnh, mật song tu đã trở thành
một pháp môn rất phổ biến từ thời xưa cho đến nay. Tư tưởng này có thể tìm thấy
ngay từ buổi đầu khi Thiền Lâm Tế được truyền vào Việt Nam.

25
Tư tưởng Thiền Tịnh song tu từ lâu đã xuất hiện trong giới Thiền sư Việt Nam.
Ngay từ thời xưa, Ngài Thông Biện cũng đã áp dụng, Ngài thường trì kinh Pháp
Hoa, đến nỗi thời bấy giờ, người ta gọi Ngài là Ngộ Pháp Hoa. Rồi đến vua Trần
Nhân Tông, khi viết Cư Trần Lạc Đạo Phú cũng không quên căn dặn:
“Tịnh độ là lòng trong sạch
Chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương
Di Đà là tính sáng soi
Mựa phải nhọc tìm về cực lạc”.
Chính trong truyền thống tư tưởng Tịnh Độ như thế mà các Thiền sư đã tiếp thu
các tư tưởng truyền thống Thiền Việt Nam để tạo ra một sắc diện mới trong nhận
thức kinh điển của Phật giáo Thiền tông nước ta. Từ đó, các vị Thiền sư đã xây dựng
cho mình một dòng thiền mang đậm bản sắc Phật giáo dân tộc, vừa kết hợp tinh hoa
Phật giáo thiền tông ngoại lai, vừa phát huy tích cực khả năng thể nhập quần chúng,
lập ra nhiều pháp môn phù hợp với căn cơ của người bản địa. Các Thiền sư dòng
Lâm Tế ngoài những lối tu tham Công án, Mặc chiếu còn thực hành một số pháp
môn khác nên phương pháp của Thiền Việt Nam không rập khuôn theo quan điểm
phương pháp tu Thiền của Trung Quốc. Pháp Môn Thiền Tịnh song tu có thể nói là
pháp môn chủ đạo trong phương pháp tu tập của môn đồ Thiền phái Lâm Tế ở Việt
Nam. Thiền học của Tông phái Lâm Tế với những phương pháp tham cứu, thì
phương pháp tham công án được coi là trụ cột chính yếu, còn tiếng hét, cú đánh…
chỉ là những chiêu thức tinh xảo nhằm đâm thủng vỏ bọc của công án. Thiền công
án một thời hưng thịnh ở Trung Hoa và Nhật Bản và đến nay rãi rác một số thiền
viện ở Trung Hoa và Nhật Bản vẫn còn áp dụng, riêng ở Việt Nam thì hoàn toàn
không còn nữa mà đã biến đổi dưới một sắc thái Thiền tông mang đậm nét văn hóa
Việt Nam.
Tóm lại, với phương châm “tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên” Đạo
Phật nói chung và Thiền phái Lâm Tế khi truyền vào Việt Nam cũng thể hiện rõ tinh
thần đó. Sự tiếp biến văn hóa, sự tiếp nhận có chọn lọc đã làm cho Thiền phái Lâm
Tế ở Việt Nam, tiêu biểu là thiền phái Liễu Quán ăn sâu bám rễ và hòa quyện cùng
văn hóa bản sắc dân tộc Việt. Chính nhờ vậy mà dòng thiền này cho đến ngày nay
vẫn còn tồn tại và phát triển vững mạnh.

26
CHƯƠNG 3
THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
3.1 Thiền phái Liễu Quán ở Phú Yên.
3.1.1 Nguồn gốc
Trong lịch sử xa xưa, Phú Yên từng là vùng đất trù phủ, là nơi cư ngụ của người
Chăm trong suốt nhiều thế kỷ, với một nền kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo phát
triển rực rỡ, mà ánh hào quang của nó như còn hắt xuống trên những đền tháp tráng
lệ, các hiện vật, phù điêu, tượng thờ tinh xảo mới được phát hiện trong mấy mươi
năm lại đây, mà quần thể tháp Nhạn sừng sửng giữa trung tâm thành phố Tuy Hòa
hiện còn là một minh chứng Kể từ cuộc chinh Chiêm của vua Lê Thánh Tông năm
1471, và sau đó hơn 100 năm, khi Phủ Quận công Lương Văn Chánh theo chỉ thị
của Tiên chúa Nguyễn Hoàng đưa các đoàn lưu dân Đại Việt vào đây khai hoang
năm 1597, người Việt mới chính thức có mặt cộng cư và dân dân làm chủ mảnh đất
này. Trải hơn 300 năm người Việt làm chủ Phú Yên, cũng chừng ấy thời gian Phật
giáo đã có mặt cùng cư dân trên mảnh đất này như một chỗ dựa tinh thần, mà trong
buổi đầu còn làm ngỡ ngàng, xa lạ. Những ngôi chùa Việt từ đó cũng dần được khai
sinh cùng với quá trình khai áp, lập làng của người dân, nằm ẩn hiện trong mỗi làng
quê thanh binh dọc lưu vực sông Cái và sông Đà Diễn [Đà Ràng]. Có thể nói, ngôi
chùa cổ nhất trên đất Phú Yên chính là có tự Hội Tôn ở làng Bạc Mã, thuộc tổng Hạ,
huyện Đông Xuân - thành lập khoảng nửa đầu thế kỷ XVII. Ngôi cổ tự này không
chỉ là nơi từng ghi dấu bước chân của Hòa thượng Tế Viện - vị tổ sư tử Trung Hoa
sang Đàng Trong hành đạo, mà đặc biệt hơn, chính là ngôi chùa đã mở cảnh của đón
những chân đầu tiên của một cậu bé mà về sau trở thành bậc long tượng thiên môn,
làm rạng danh Phật giáo nước nhà. Đó chính là Tổ sư Lieu Quan. Chùa Hội Tồn nay
không còn. Vị trí được xác định nằm ở thôn Hội Tin, ngay sau lưng nhà thờ Mằng
Lăng hiện nay. Cùng với sự xương long của thiên phải Liễu Quản và thiền phái Chúc
Thánh, kể từ thế kỷ XVIII trở đi, Phật giáo Phú Yên đã dần hưng thịnh với nhiều
ngôi tổ đình liên tục được khai lập, đời nào cũng có các bậc long tượng nối đèn lưu
xuất, và do thế, Phú Yên luôn được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn
tại miền Trung cũng như của cả nước.

27
3.1.2 Ảnh hưởng của thiền phái Liễu Quán ở Phú Yên.
Về lối sống đạo đức: Triết lý cùa Phật giáo có sức ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ
đế lối sống đạo đức của người Việt, một trong số đó là hiếu thảo, đây là đạo đức căn
bản của con người. Trong đạo lý nhà Phật, “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm
Phật”, để thấy rằng hiếu chính là cái nền móng của đạo đức con người.
Khi Phật giáo truyền vào Phú Yên thì Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn 18
thế kỷ, tông phái đặt nền móng cho Phật giáo Phú Yên cũng có những sắc thái riêng,
đó là Thiền Phái Liễu Quán. Với những giá trị riêng “thiện-duyên”, nó không đơn
thuần là những hình thức bên ngoài mà còn là bản chất bên trong. Thiện là tính tình,
là trí tuệ, đó là những đức tính mà Phật giáo hướng đến, tránh sát tâm, bao dung, biết
chia với khó khăn của mọi người, chung thủy, sắt son, sống trung thực, ngay thẳng,
không gian dối.
Dưới ảnh hưởng của thiền phái Lâm Tế, người Phú Yên nói chung cũng lấy
đạo ông bà là cái gốc của hiếu đạo. Phật giáo ảnh hưởng trực tiếp đến cách thờ tự,
các nghi lễ cúng vái, chôn cất,... Dường như người Phú Yên khi có gia đình, việc
đầu tiên họ làm là đến chùa để nhờ quý thầy hướng dẫn. Ăn chay vào các ngày gia
đình có người mất, vào mùng một và ngày rằm như một thói quen không thể thiếu
trong gia đình và dần dần trở thành một tập tục.
3.2 Thiền phái Liễu Quán ở Khánh Hòa.
3.2.1 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Hiển Bửu Dương.
Tổ sư Tế Hiển Bửu Dương là đệ tử của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán, nối dòng
Lâm Tế đời 36, thuộc thế hệ thứ 2 của thiền phái Liễu Quán.Về nguồn gốc của Tổ
Bửu Dương, có nhiều ý kiến cho rằng ngài thuộc dòng thiền Lâm Tế Thiên Đồng,
qua cầu pháp với Tổ sư Liễu Quán. Nguyên nhân là vì tại Tổ đình Thuyền Tôn (Huế)
còn lưu lại long vị có húy là Tế Hiển nhưng hiệu Trạm Quang. Như vậy, nếu quả
thật Tổ Tế Hiển là đệ tử của Tổ Liễu Quán thì rất có thể Tổ Trạm Quang và Bửu
Dương thật sự là cùng một người, hoặc Tổ Liễu Quán có 2 vị đệ tử cùng pháp danh.
Sử liệu đáng tin cậy để trả lời cho gốc gác của Tổ Bửu Dương nằm ở Chính pháp
nhãn tạng hiện lưu tại tổ đình Hội Phước (Nha Trang) do Tổ Đạo An Phổ Nhuận phó
chúc cho đệ tử là ngài Tánh Lý Trí Minh vào ngày 5 tháng 5 năm Tân Sửu [1841].
Nội dung của của pháp quyển này có đoạn:

“Đệ tam thập ngũ thế Thiệt Diệu Liễu Quán Hòa thượng

28
Đệ tam thập lục thế Tế Hiển Bửu Dương Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế Đại Thông Chánh Niệm Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế Đạo An Phổ Nhuận Hòa thượng…
Pháp danh Tánh lý thượng Trí hạ Minh Đại sư”.
Như vậy, qua sử liệu đáng tin này có thể khẳng định Tổ Tế Hiển Bửu Dương chính
là đệ tử đắc pháp của Tổ sư Liễu Quán trên phương diện văn bản truyền thừa.

Năm Quý Tỵ [1653], sau khi mở rộng lãnh thổ đến sông Phan Rang và cho lập phủ
Thái Khang, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần giao cho Hùng Lộc làm trấn thủ, đồng
thời kêu gọi quần chúng nhân dân vào vùng đất mới khai hoang lập ấp. Hậu bán thế
kỷ XVIII, Tổ sư Tế Hiển Bửu Dương rời tổ đình Thuyền Tôn, hòa cùng dòng lưu
dân vào vùng đất Tân Định thuộc phủ Thái Khang (Ninh Hòa ngày nay) hoằng hóa.
Để tiện cho việc thiền tập, Tổ cho dựng một am tranh bên bờ sông Lốt, hàng ngày
thiền định dưới cội me đại thụ. Sau thấy cơ duyên phổ hóa chúng sinh đã đến, Tổ
dựng ngôi già lam lấy tên là “Thiên Bửu tự”. Về năm khai sơn tổ đình Thiên Bửu,
đến nay vẫn không rõ là năm nào nhưng chắc chắn phải trước năm Tân Dậu [1741].
Bởi vào cuối năm này đệ tử của ngài là thiền sư Đại Thông Chánh Niệm rời tổ đình
Thiên Bửu vào trú trì chùa Hội Phước thay ngài Tế Điền mới viên tịch ngày mồng 5
tháng 5 trước đó.

Năm Cảnh Hưng thứ 24 [1763], Tổ Tế Hiển Bửu Dương chứng minh lễ đúc chuông
chùa Thanh Lương ở thôn Nhĩ Sự. Năm Cảnh Hưng thứ 8 [1747], sau khi tổ Tế
Dưỡng Châu Cấp viên tịch, ngài về trùng tu ngôi cổ tự này. Tổ Tế Hiển Bửu Dương
viên tịch ngày 20 tháng 02 nhưng không rõ năm nào. Bảo tháp bảy tầng được đồ
chúng xây dựng trong khuôn viên chùa. Đệ tử ngài độ rất đông, nhưng đến nay chỉ
còn biết đến ba vị là tổ Đại Thông Chánh Niệm trú trì tổ đình Hội Phước (Nha
Trang), khai sơn chùa Linh Sơn Tân Long (Diên Khánh), khai sơn chùa Thiên Lộc
(Diên Khánh); tổ Đại Trì Phước Thành kế thừa trú trì tổ đình Thiên Bửu (Ninh Hòa);
Tổ Đại Bồ Thiện Đề khai sơn chùa Phước Long (nay là chùa Kim Cang ở huyện Thủ
Thừa, tỉnh Long An).

Nhánh truyền thừa của Tổ Tế Hiển Bửu Dương là nhánh truyền mạnh nhất của thiền
phái Liễu Quán tại Khánh Hòa. Nhánh này không những phát triển mạnh trong phạm
vi nội tỉnh mà còn rộng truyền các tỉnh lân cận, đặc biệt là Phú Yên.Tại Khánh Hòa,
nhánh truyền thừa này phát triển bởi chư tổ đời thứ 37, gồm các ngài Đại Thông
Chánh Niệm và Đại Trì Phước Thành.

Đời thứ 38, có các ngài Đạo Hiến trú trì chùa Tổ đình Linh Quang; Đạo An Phổ
Nhuận trú trì Tổ đình Hội Phước; Đạo Phước Bồ Đề trú trì chùa Linh Sơn Tân Long

29
(Diên Khánh); Đạo Nguyên Viên Dung trú trì chùa Thiên Lộc (Diên Khánh); Đạo
Diệu trú trì chùa Bảo Phước (Diên Khánh); Đạo Trung Minh Thiệu trú trì chùa Tân
Long (đảo Hòn Thị, Ninh Hòa); Đạo Phước Minh Tôn trú trì Tổ đình Hội Phước
(Nha Trang); Đạo Thành Phổ Tế Như Cảnh trú trì chùa Linh Sơn Tân Long, khai
sơn chùa Long Sơn (Tuy An)…

Đời thứ 39, gồm các ngài Tánh Lý Trí Minh trú trì chùa Linh Sơn Tân Long; Tánh
Minh Trí Quang trú trì chùa Hội Phước; Tánh Không Chơn Cảnh Tâm Chiếu trú trì
chùa Đại Phước; Tánh Hồng Hải Tạng trú trì chùa Thiên Lộc,…

Đời thứ 40, có các ngài Hải Hòa Từ Nghi Bảo Đàn trú trì chùa Linh Sơn Tân Long;
ngài Hải Ân Thành Đạt Bảo Lâm trú trì chùa Đại Phước; Hải Huệ Khế Chơn Chánh
Nhân trú trì chùa Đại Phước; Hải Mẫn Tâm Lân Thiện Danh trú trì chùa Hoa Tiên….

Đời thứ 41, gồm các ngài Thanh An Thành Viên Chánh Tín trú trì Linh Sơn Tân
Long; ngài Thanh Ân Hoằng Pháp Minh Quang; Thanh Trọng Thành Kính Như
Pháp trú trì chùa Thiên Lộc; Thanh Hương Thành Hữu Như Tấn trú trì chùa Đại
Phước; Thanh Hiến trú trì chùa Linh Quang; Thanh Chơn Trí Chánh Chơn Thiện trú
trì Vạn Thiện cổ tự…

Đời thứ 42, có quý Hòa thượng: Trừng Lộc Chơn Kiến Ấn Minh, Trừng Thông Giác
Tấn Chơn Khánh, Trừng Huệ Như Ý Ấn Bảo trú trì chùa Linh Sơn Pháp Bảo, Trừng
San Minh Hiền Hải Huệ trú trì chùa Diên Thọ…

Đời thứ 43, gồm các Hòa thượng: Tâm Hải Thông Huyền, Tâm Viên trú trì chùa
Linh Sơn Pháp Bảo, Tâm Trí trú trì chùa An Dưỡng, Tâm Niệm Chánh Hoà Minh
Tâm trú trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn (Cam Lâm), Ni sư Tâm Hiền trú trì chùa Linh
Sơn Phước Điền, Tâm Chí Tịnh Hạnh trú trì chùa Diên Thọ…

Tại Phú Yên, căn cứ theo Chánh pháp nhãn tạng do Hòa thượng Thanh Phước
Nguyên Long truyền cho đệ tử là ngài Trừng Minh Thọ Đức ngày 15 tháng 4 năm
Nhâm Ngọ [1942], hiện lưu bản tại tổ đình Long Quang (Sông Cầu, Phú yên) cho
biết, vị tổ truyền nhánh Liễu Quán từ chùa Thiên Bửu (Ninh Hòa) ra Phú Yên là ngài
Đạo Thành tự Phổ Tế hiệu Như Cảnh, trác tích tại tổ đình Long Sơn (Cây Giá, Tuy
An). Nội dung Chính pháp nhãn tạng ghi:

“Đệ tam thập ngũ thế Liễu Quán Thiệt Diệu lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập lục thế Bửu Dương Tế Hiển lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế Chánh Niệm Đại Thông lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế Như Cảnh Đạo Thành lão tổ Hòa thượng

30
Đệ tam thập cửu Quy Trụ Tánh Thường lão tổ Hòa thượng
Đệ tứ thập thế húy Hải Huệ thượng Trí hạ Giác tổ sư Hòa thượng
Đệ tứ thập nhất thế húy Thanh Phước thượng Nguyên hạ Long Hòa
thượng
Đệ tử pháp danh Trừng Minh hiệu Thọ Đức Đại sư dĩ vi biểu tín
vân…”.
Như vậy, nhánh truyền của Tổ sư Tế Hiển Bửu Dương thuộc thiền phái Liễu Quán,
phải đợi đến Hòa thượng Như Cảnh thế hệ 38 mới truyền ngược ra Phú Yên tại chùa
Long Sơn (Cây Giá, Tuy An). Từ tổ đình Long Sơn, nhánh truyền này không ngừng
phát triển và đến nay đã truyền đến thế hệ thứ 47, tức hàng chữ “Đức” theo kệ phái
Liễu Quán, qua các ngôi tổ đình như Thiên Thai Sơn Thạch, Thiên Phước, Thiên
Tôn, Long Quang, Phước Long, Phước Điền…, và chủ yếu tập trung tại huyện Tuy
An và Thị xã Sông Cầu. Các đời truyền thừa tuần tự như sau:

Đời thứ 39, có ngài Tánh Thường Quy Trụ trú trì chùa Long Sơn, chùa Thiên Sơn…

Đời thứ 40, gồm Hòa thượng: Hải Huệ Trí Giác trú trì Tổ đình Thiên Thai Sơn
Thạch; Hòa thượng Hải Thạnh Trí Nguyên trú trì chùa Thiên Tôn…

Đời thứ 41, gồm chư vị Hòa thượng: Thanh Luật Nguyên Giác trú trì Tổ đình Thiên
Thai; Thanh Kim Nguyên Chí trú trì Tổ đình Long Quang; Thanh Chánh Hoằng
Tuyên trú trì chùa Cảnh Phước; Thanh An Nguyên Phước trú trì chùa Thiên Tôn;
Thanh Phước Nguyên Quế trú trì Tổ đình Long Sơn; Thanh Bình Nguyên Chơn trú
trì chùa Phước Long…

Đời thứ 42, gồm chư vị Hòa thượng: Trừng Hằng Công Đương Vĩnh Bảo trú trì chùa
Phước Long; Trừng Thập Vĩnh Thông trú trì chùa Thiên Phước; Trừng Long Vĩnh
Đạo trú trì chùa Thiên Thai; Trừng Thông Quảng Phát trú trì tổ đình Long Quang;
Trừng Tự Vĩnh Châu trú trì chùa Phước Điền…

Đời thứ 43, gồm chư vị Hòa thượng: Tâm Thông Truyền Hiển trú trì chùa Phước
Long; Tâm Bổn Truyền Lai Trí Nghiêm trú trì chùa Thiên Tôn; Tâm Minh Truyền
Chính Liên Châu trú trì tổ đình Long Quang; Tâm Hòa Truyền Kính Huyền Đạo trú
trì chùa Cảnh Phước; Tâm Dung Truyền Diệu Liên Phước trú trì chùa Thiên Hưng;
Tâm Quảng Truyền Độ trú trì chùa Châu Lâm…

3.2.2 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Nhơn Hữu Bùi.

31
Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi họ Bùi, không rõ năm sinh và năm xuất gia nhưng
là một trong những đệ tử đắc pháp của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán, nối dòng Lâm
Tế thứ 36, thế hệ thứ 2 thiền phái Liễu Quán. Năm Cảnh Hưng thứ 8 [1747], sau khi
trùng tu tổ đình Báo Quốc, chúa Nguyễn Phúc Khoát cung thỉnh ngài từ tổ đình
Thuyền Tôn về trú trì. Thiền sư là bậc thạch trụ của tùng lâm xứ Thuận Hóa, vì thế
đương thời có rất nhiều thiện hữu tri thức xin xuất gia. Cho đến nay, những vị đệ tử
nổi danh mà chúng ta được biết đến như: thiền sư Đại Triệt, thiền sư Đại Trí Quảng
Thông, thiền sư Đại Nguyệt Linh Chiếu, thiền sư Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu,
thiền sư Đại Bửu Kim Cang. Trong đó, ngài Đại Triệt được Tổ phú pháp cho bài kệ:
“Pháp phú bổn kế tôn
Chư tướng tổng thị không
Pháp pháp diệc phi pháp
Vạn pháp tại kỳ trung.”
Tổ viên tịch vào ngày 11 tháng Chạp năm Quý Dậu, Cảnh Hưng thứ 14 [1753], được
ban thụy hiệu là Viên Giác.

Nhánh của Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi được truyền vào Khánh Hòa qua hai giai đoạn khác
nhau. Đầu tiên là truyền qua nhánh của Tổ sư Đại Bửu Kim Cang tại tổ đình Linh
Sơn (Vạn Ninh) vào hậu bán thế kỷ XVIII; thứ là nhánh từ Tổ sư Thanh Minh Huệ
Châu truyền vào tại tổ đình Hội Phước (Nha Trang) vào đầu thế kỷ XX.

Căn cứ tư liệu của tổ đình Linh Sơn (Vạn Giã), Tổ sư Đại Bửu hiệu Kim Cang nối
dòng Lâm Tế thứ 37, thế hệ thứ 3 nhánh thiền Liễu Quán. Ngài người gốc Quảng
Nam, cùng đoàn người di dân vào vùng Hiền Lương hoằng pháp nhưng không rõ
năm nào, chỉ biết ngài lập chùa, đúc chuông vào năm Cảnh Hưng thứ 22 [1761]. Sau
nhiều năm hoằng truyền chính pháp, đến ngày mồng một tháng Giêng năm Ất Dậu
[1765], Tổ viên tịch.

Có lẽ vì tinh thần nhạn quá trường không nên chư vị Tổ sư của chúng ta chỉ chú
trọng việc tu tập chuyển hóa nội tâm, hóa độ chúng sinh cho đến ngày viên tịch.
Riêng đối với vấn đề ghi chép về sử ít được quý ngài lưu tâm, dẫn đến gây không ít
khó khăn cho hậu thế khi nghiên cứu về hành trạng và sự truyền thừa tông phong
hoặc có thể những vì trải qua nhiều chiến tranh tàn khốc mà hầu như các sử liệu quan
trọng đều làm mồi cho lửa dữ. Trường hợp của Tổ sư Đại Bửu cũng không ngoại lệ,
hầu như những sử liệu về hành trạng của ngài quá ít ỏi, làm cho việc nghiên cứu gặp
đôi chút trở ngại và nảy sinh nhiều nghi vấn xoay quanh hành trạng cũng như phổ
hệ truyền thừa. Một trong số thông tin còn được biết đến là Tổ có nhiều đệ tử đắc
pháp, nhưng hiện nay chỉ duy nhất tìm thấy mỗi Đại sư Đạo Khoan khai sơn chùa

32
Khánh Long thuộc địa phận thôn Long Hòa, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa vào năm 1827.

Hòa thượng Thanh Minh Huệ Châu nối dòng Lâm Tế đời 41, thế hệ thứ 7 nhánh
thiền Liễu Quán. Chính pháp nhãn tạng viết ngày 4 tháng 10 năm Quý Mão [1903],
hiện lưu giữ tại tổ đình Hội Phước ghi như sau:

“Tam Thập ngũ thế Thiên Thai Thiệt Diệu Liễu Quán Hòa thượng
Tam thập lục thế Hữu Bùi Tế Nhơn Hòa thượng
Tam thập thất thế Đại Quang Chí Thành Hòa thượng
Tam thập bát thế húy Đạo Trừ Quảng Xứ Hòa thượng
Tam thập cửu thế húy Tánh Như Phổ Tế Hòa thượng…
Long Hòa tự tứ thập thế húy Hải Hội thượng Chánh hạ Niệm Hòa
thượng
Phú chúc:
Lâm Tế chánh tông tứ thập nhất thế húy Thanh Minh thượng Huệ hạ
Châu Đại sư”.
Như vậy, Tổ Thanh Minh thuộc đời thứ 41 là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Hải
Hội Chánh Niệm, trú trì chùa Long Hòa ở Bà Rịa-Vũng Tàu, theo nhánh truyền của
Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi. Tương tự trường hợp của ngài Đại Bửu Kim Cang, sử liệu về
ngài hiện nay không còn gì, chỉ biết sau nhân duyên trú trì chùa Hội Phước được 9
năm thì ngài viên tịch, không thấy ghi chép gì về các vị đệ tử của ngài tại tổ đình
Hội Phước.
3.2.3 Nhánh truyền thừa của Tổ sư Tế Căn Từ Chiếu.
Được biết, nhánh truyền của Tổ Tế Căn Từ Chiếu vào Khánh Hòa vào khoảng đầu
thế kỷ XX, với dấu ấn trác tích của Hòa thượng Thanh Chánh Phước Tường.

Hòa thượng Phước Tường nối dòng Lâm Tế đời 41, thuộc thế hệ thứ 7 nhánh thiền
Liễu Quán, là đệ tử của Hòa thượng Hải Nhiễu Thiên Ân. Tuy nhiên, căn cứ Chánh
pháp nhãn tạng ngày 8 tháng 4 năm Quý Sửu [1913] hiện lưu tại tổ đình Hội Phước,
ngài Thanh Chánh Phước Tường có pháp danh là Trừng Chánh tự Quảng Đạt hiệu
Phước Tường, là đệ tử của Hòa thượng Thanh Minh Phổ Quang, tức ngài là pháp
tôn của ngài Hải Nhiễu. Chánh pháp nhãn tạng ghi:

“Đệ tam thập ngũ thế húy Thiệt Diệu thượng Liễu hạ Quán Hòa thượng

33
Đệ tam thập lục thế húy Tế Căn thượng Từ hạ Chiếu Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế húy Đại Đức thượng Vạn Hạ Phước Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế húy Đạo Viên thượng Trí hạ Giác Hòa thượng
Đệ tam thập cửu đại húy Tánh Định thượng Long hạ Quang Hòa thượng
Đệ tứ thập đại húy Hải Nhiễu thượng Thiên hạ Ân Hòa thượng
Đệ tứ thập nhất đại húy Thanh Minh thượng Phố hạ Quang Hòa thượng
Tự Lâm Tế chánh tông Kim Long đường thượng tứ thập nhị thế húy Trừng Chánh
thượng Quảng Hạ Đạt Phước Tường Yết-ma Hòa thượng …”.
Không hiểu vì nguyên nhân gì mà trong tất cả các sử liệu về ngài, từ bia tháp cho
đến long vị đều ghi nhận ngài có pháp danh Thanh Chánh. Nhưng dù pháp danh với
chữ Thanh hay Trừng thì ngài cũng xuất phát từ nhánh truyền của Tổ Tế Căn Từ
Chiếu và có công rất lớn trong Phật sự tiếp tăng độ chúng của thiền phái Liễu Quán
tại Khánh Hòa.

Hòa thượng Thanh Chánh vào Khánh Hòa năm Quý Sửu [1913], trú trì chùa Kim
Long ở Ninh Quang, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Đến năm Đinh Tỵ [1917], ngài vào Nha
Trang trú trì chùa Hội Phước thay Hòa thượng Chơn Hương Thiên Quang. Trú trì
được ba năm thì ngài giao lại cho Hòa thượng Nhơn Hiền rồi trở về trú trì chùa Thiên
Bửu cho đến ngày viên tịch vào năm 1932.

Theo tư liệu chùa Hội Phước, đệ tử đời thứ 42 đắc pháp với ngài rất đông, gồm cả
thế độ và cầu pháp, nhưng đều lấy hiệu bắt đầu từ chữ Nhơn:

Trừng Hằng Nhơn Nguyện: Trú trì chùa Linh Quang, núi Đại An, Diên Khánh.
Trừng Thông Nhơn Duệ: Khai sơn chùa Thiên Quang, Diên Khánh.
Trừng Thọ Nhơn Thị: Trú trì chùa Phước Long, Ninh Hòa.
Trừng Tương Nhơn Sanh: Kế thừa tổ đình Thiên Bửu và chùa Phụng Sơn, Ninh Hòa.
Trừng Dung Nhơn Lý: Trú Trì chùa Hòa Quang, Nha Trang.
Trừng Văn Nhơn Chỉ: Khai sơn chùa Khánh Long, Cam Ranh.
Trừng Khánh Nhơn Thụy: Trú trì chùa Hải Đức, Nha Trang.
Trừng Nghệ Nhơn Sơn: Khai sơn chùa Thiên Sơn, Ninh Hòa.
Trừng Thanh Nhơn Khiết: Kế thừa chùa Phước Long, Cam Ranh.
Trừng Lãnh Nhơn Vinh: Trú trì tổ đình Thiên Bửu sau ngài nhơn Sanh.
Thị Thọ Nhơn Hiền: Trú trì tổ Đình Hội Phước, Nha Trang.
Như Chất Nhơn Trực: Khai sơn chùa Từ Vân, Nha Trang; trú trì chùa Long Quang,

34
chùa Linh Phong, Nha Trang.
Thị Thủy Quảng Đức Nhơn Tri: Trú trì chùa Thiên Tứ, chùa Thiên Lộc, chùa Pháp
Hải, chùa Chi Hộ (Ninh Hòa), chùa Thiên Ân (Ninh Hòa), chùa Linh Sơn (Vạn
Ninh), chùa Quán Thế Âm (Phú Nhuận, Sài Gòn).
Tâm Trung Nhơn Thứ: Khai sơn chùa Linh Quang, Đà lạt.
Tâm Diệu Nhơn Hưng: Khai sơn chùa Thanh Hải, chùa Thanh Sơn, chùa Hòa
Vân, chùa Khánh Phước (Diên Khánh), trú trì chùa Khánh Long ở Cam Ranh.
Nguyên Châu Nhơn Bảo: Trú trì chùa Vĩnh Long (Phú Yên), khai sơn chùa Pháp
Bửu Đường ở Bình Thuận.
Nhơn Duyên: Trú trì chùa Phước Thọ, Ninh Hòa.
Nhơn Hòa: Trú trì chùa Long Phước, Ninh Hòa. Thị Hán Nhơn Thọ: Kế thừa chùa
Long Sơn, Vạn Ninh.
Ngoài ra, ngài còn một số pháp tôn thuộc đời thứ 43 và 44 nổi tiếng khác, như các
ngài: Tâm Phước Hạnh Hải trú trì chùa Thiên Bửu hạ; Tâm Kính Bảo Thành, Tâm
Kỳ Tấn Đạo, Tâm Bảo Bảo Phong, Nguyên Tán Thiện Nghị, Nguyên Hoa Thiện
Tường… Hiện nay, nhánh của Tổ Thanh Chánh vẫn còn truyền thừa khá mạnh tại
vùng Ninh Hòa, Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận.

Như vậy, Khánh Hòa vào thế kỷ XVIII tuy là vùng trấn biên của Đại Việt nhưng
dòng thiền Liễu Quán cũng đã nhanh chóng có mặt và đồng hành cùng lưu dân xa
xứ ngay từ buổi đầu khai ấp lập làng với nhánh truyền của thiền sư Tế Hiển Bửu
Dương, nhánh truyền của thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi, nhánh truyền thừa của thiền
sư Tế Căn Từ Chiếu. Ba nhánh truyền thừa này hiện nay phát triển rất mạnh, không
chỉ trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa mà còn lan rộng đến đất tổ Phú Yên và nhiều tỉnh
thành khác tại miền Trung và miền Nam. Tại vùng Ninh Hòa là nhánh truyền thừa
của Tổ Thanh Chánh Phước Tường; vùng Diên Khánh, Nha Trang, Sông Cầu và Tuy
An là nhánh truyền thừa của Tổ Tế Hiển Bửu Dương. Riêng tại vùng Vạn Ninh, vì
nhiều lý do nên sử liệu phần lớn bị mất hoặc thất lạc, thêm vào đó là những cuộc di
tản lớn của chư tăng do chiến tranh nên hiện nay nhánh truyền thừa của Tổ Đại Bửu
Kim Cang hầu như không còn hậu duệ kế thừa.

Hiện tại, mạch truyền thừa của thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hòa đã truyền đến
hàng chữ Nhuận, chữ Đức và chữ Bổn, tức thuộc các thế hệ thứ 12, 13 và 14 theo kệ
phái Liễu Quán. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của dòng thiền Liễu Quán tại Khánh
Hòa vẫn còn kế thừa sự nghiệp của chư tổ một cách liên tục và quang rạng. Tuy vậy,
cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng, càng truyền xuống về sau thì khoảng cách giữa

35
các thế hệ hôm nay ngày càng xa với cội nguồn của chư Tổ, những tư tưởng mà quý
ngài truyền trao lại ngày càng mai một, tinh thần lợi sinh càng ngày càng mất đi.

KẾT LUẬN
Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) quê làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, phủ Phú
Yên, hiện nay là thôn Trường Xuân thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên. Khi còn rất nhỏ thiền sư Liễu Quán đã vào tu ở chùa Hội Tôn tại quê nhà,
sau đó ông ra Thuận Hóa và đã từng học đạo với các thiền sư thuộc cả hai thiền phái
có gốc từ Trung Quốc, đó là Lâm Tế và Tào Động. Quảng đường tu học của ông trải
nhiều gian lao với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chính vì vậy mà ở ông đã
hình thành một phong cách mới: đó là quan niệm Lâm Tào tổng hợp, tức là đã có
sự kết hợp một cách hài hòa và tự nhiên những tinh hoa của cả hai phái thiền lớn
thời bấy giờở Thuận Hóa. Không những thế, thiền sư Liễu Quán đã trở thành
người có công trong việc đưa Phật giáo xích gần thêm với văn hóa dân tộc,
đặc biệt là ở lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, góp phần quan trọng trong việc
chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XVIII. Sự nghiệp của ông đã có ảnh hưởng rất
sâu rộng trong quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam từ đó đến nay. Phải nói
rằng từ thời các chúa Nguyễn rồi đến các vua Nguyễn, chính quyền phong kiến vẫn
giữ quan niệm cư Nho mộ Thích, nhưng với hấp lực của Phật giáo, nhất là từ khi
phái Liễu Quán hình thành với một hướng đi mới, thích hợp với mọi tầng lớp xã hội,
chính quyền phong kiến đã nhanh chóng và khéo léo nâng cao vai trò của Phật giáo
nhằm tạo thế vững chắc cho sự nghiệp xây dựng nhà nước và quản lý xã hội của
mình. Đó là việc làm mang tính chính trị của họ Nguyễn, nhưng lại là điều kiện thuận
lợi cho Phật giáo phái Liễu Quán phát triển. Do vậy, phái Liễu Quán dần dần có vị
trí xã hội nổi bật và trở thành thiền phái có ảnh hưởng rộng lớn không những thời đó
mà mãi cho đến sau này.
Thiền phái do thiền sư Liễu Quán khởi xướng đã có sức sống mạnh mẽ, vững vàng
không chỉ vì tôn chỉ, phương pháp thiết thực mà điều quan trọng là luôn hướng về
dân tộc, đưa Phật giáo gần lại với con người Việt Nam, hòa vào văn hóa chung của
dân tộc, góp phần xây dựng đạo pháp trường tồn song song với sự hùng mạnh của
quốc gia.
Thiền phái Lâm Tế khi truyền vào Việt Nam cũng thể hiện rõ tinh thần đó. Sự tiếp
biến văn hóa, sự tiếp nhận có chọn lọc đã làm cho Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
ăn sâu bám rễ và hòa quyện cùng văn hóa bản sắc dân tộc Việt. Đều này thể hiện
đúng tinh thần “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Sự hòa quyện này đã

36
trở thành nét đặc thù trong tư tưởng thiền học cởi mở, làm cho hành giả thực hành
dễ dàng tiếp nhận, áp dụng vào trong đời sống tu tập, mang lại lợi lạc cho tự thân và
tha nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Văn hoá
Sài Gòn, 2006.
2. Đoàn Trung Côn (1995), Các tông phái đạo Phật, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr
115-132 .
3. Tuệ Sỹ (Dịch 1973 PL2517), Các tông phái của đạo Phật, Đại học Vạn
Hạnh, Sài Gòn, tr 315-334.
4. Nguyễn Đình Chúc, Lịch sử Phật giáo và các chùa Phú Yên, Nxb. Thuận
Hoá, Huế, 1999.
5. Thích Thanh Từ, Hương Hải thiền sư ngữ lục giảng giải, Nxb. Tổng
Hợp, Tp.HCM, 2005
6. Hoàng Ngọc Vĩnh 1998). Nét riêng Phật giáo Huế, Tạp chí Triết học, 1998.
7. Nguyễn Hữu Thông chủ biên, Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế, Nxb. Văn nghệ,
Tp.HCM, 2008.
8. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2000.
9. Nhiều tác giả, Địa chí Phú Yên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
ghiên cứu Huế, Tập 6, Huế, 2008.
10. Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996.
11. Nghiên cứu Huế, Tập 6, Huế, 2008.
12. https://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/con-nguoi-vn/10657-
Thien-su-Lieu-Quan-nguoi-chan-hung-Phat-giao-xu-Dang-Trong.html
13. https://phatgiaophuyen.net/chua-hoi-ton-co-lam-va-to-su-lieu-quan/
14. http://www.chuaviettoancau.com/chua-mien-trung/to-dinh-thien-ton-hue-
noi-phat-xuat-phap-phai-lieu-quan-cua-phat-giao-viet-nam-756.html
15. https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-anh-huong-cua-thien-phai-lam-te-
lieu-quan-o-vung-dat-phu-yen.html#KET_LUAN
16. https://chuaadida.com/chi-tiet-thien-phai-thiet-dieu-lieu-quan-4060/thien-su-
lieu-quan-chua-thien-ton-hue-1667-1742/#4060
17. https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tim-hieu-bai-ke-truyen-thua-thien-phai-
lam-te-lieu-quan.html
18. https://thuvienphatviet.com/thich-thien-sieu-thien-su-lieu-quan-chua-thien-
ton-hue/

37
19. https://vuonhoaphatgiao.com/lich-su/phat-giao-trung-quoc/chuong-vi-cac-
tong-phai-phat-giao-trung-hoa/
20. https://mangyte.vn/news-phat-giao-phu-yen-lich-su-va-hien-tai-256305.html
21. https://phatgiao.org.vn/
22. https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/17478

38

You might also like