You are on page 1of 250

LỊCH SỨ

VAN HỌC.
tRUNG(ẳlốc
SỎ NGHIÊN CỨU VẢN HỌC
THUỘC VIỆN KHOA HỌC XẢ HỘI TRƯNG QUỐC

LỊCH SỬ
VĂN HỌC
TRUNG QUỐC
TẬP HAI

(Tái bản lần thứ tư)

Ngưdỉ dịch : LÊ HUY TIÊU (Chủ hiên) -LƯƠNG DUY THỨ -NGÔ HOÀNG MAI
NGUYỄN TRUNG HỀN - LÊ DỨC NIỆM - TRẦN THANH LIÊM

Người hiệu đính tái bản lần thứ nhất (1997): NGUYỄN KHẮC PHI

(Từ Thượng cổ đến đời Đường và có xem lại cả bộ sách)

NHÀ XUẤT BẤN GIÁO DỤC


Bản quyền thuộc H EV O BC O - Nhà xuất bản Giáo dục.

11 - 20 0 7 /C X B /4 0 0 - 2 1 1 9/GD - Mã số : 7 X 188T 7 - DAI


VAN HỌC ĐÒI TỐNG
Chương I

VẢN HỌC ĐÒI TỐNG KẾ THỪA ĐÒI TRƯÓC


MỎ ĐƯÒNG CHO ĐÒI SAU

Cục diện cát cứ hỗn loạn vào cuối đời Đường và Ngũ đại rốt cục đến
Bác Tống- đã thống nhất lại. Để củng cố nền thống trị, vương triéu Triệu
Tống đã tăng cường chế độ tập quyến ; quân sự, tài chính, tư pháp đều
do trung ương nắm giữ. Nhờ đó đã ngăn được th ế lực địa phương trỗi dậy,
không lâm vào tình trạng đối đẩu giữa tiết độ sứ và triểu đình như ở đời
Đường, cục diện trong nước tương đối yên ổn. Đổng thời, để khôi phục và
phát triển kinh tế, vương triều Triệu Tống cũng có những cố gáng, như
áp dụng các biện pháp có lợi cho sản xuất nông nghiệp, bãi bỏ nhiều loại
quyên góp thuế khóa nặng né. Thành ra, cảnh tượng "ruộng vườn hoang phẽ"
do binh hỏa loạn li mà các nhà thơ thời Ngũ đại thường nói đến lại dần dà
biến thành cảnh tượng phồn vinh. Như nhà thơ đầu Tống đã từng ca ngợi :
L ú a uề săn, thóc d ầ y xe,

C hó g à nliộn nhịp, n h à n h à dâu day.

(Dằng Bạch: Thăm lúa)

Song song với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, công thương
nghiệp cũng phát triển chưa từng thấy, thu hút vô số người buôn bán nhỏ
và người làm nghẽ thủ công vào các thành phố lớn vốn là trung tâm công
thương nghiệp, hình thành một tầng lớp thị dân đông đảo. Cục diện phồn
vinh ấy có bị vùi dập do sự xâm lược của người Kim, nhưng sau "sự biến
Tĩnh Khang" o thì nước Nam Tống náu mình ở phương Nam vẫn là một
"mảnh trời nhỏ" có kinh tế phát triển. Văn hóa đời Tống đã được xây dựng
trên cơ sở đó. Trên lịch sử vãn hóa Trung Quốc, có mấy triều đại được
đặt ngang hàng nhau: văn học đời "Đường, Tống"; hội họa đời "Tống,
Nguyên"; tư tưởng học thuật đời "Hán, Tống"... trong đó chỗ nào cũng kể
đến Tống cả.

(1 ) ITnh Khang là niên hiôu Tông Khâm tỏng Triêu Hoàn (1126 - 1127). Quân Kim bắt giữ
Khâm lAng (1 1 2 7 ), nhà Tổng dài đồ xuống phUtlng Nam, gọi là Nam Tổng (1127 - 1279) (N D ).

5
Đương nhiên nếu đem so với Hán, Đường, Nguyên có địa bàn rộng lớn,
võ công hiển hách thì đời Tống, nhất là Nam Tống, rõ ràng là hèn yếu và
kém cạnh hơn nhiéu. Sự nghiệp kết thúc cục diện cát cứ phân tranh đời
Đường và Ngũ đại, quả đúng như câu thơ của Triệu Khuông Dận (Tống
Thái tổ) - người được coi như thần tượng:
Vừng đ ô n g ló rạn g p h í a ch ăn trời,
Đ uổi sạ ch tră n g tàn vói s a o rơi.
( Vịnh mặt trời m ọc)

Có điểu phạm vi nhất thống đã bị thu hẹp, vùng Hà Bác và bác Sơn
Tây (gồm 16 châu Yên Vân) mà Thạch T ấn cát cho nước Liêu vẫn thuộc
nước Liêu. Đời Hán, Đường từ buổi khai quốc đã mở rộng cương vực triều
đại trước cai trị, th ế mà triều Tống lại không đủ sức khôi phục toàn bộ
đất đai đời Hán, Đường, thiếu đi cái "chí bốn phương" (bài thơ B ạ c h câu
của Lưu Nhân, trong tập 9 T inh tu tiên s in h văn tập), "vẻ hưng thịnh" của
đời Tống đã sút kém đi, người Tống trong lòng không khỏi nuối tiếc. Giống
như đối với một tậ t nguyền từ thuở lọt lòng, các tác phẩm than thở vể
quốc sỉ quốc nạn của người Tống hầu như xuất hiện đổng thời với sự xuất
hiện của triều Tống, ví như bài P h ạ t cức của L ộ C hán (T ốn g văn g iá m
quyển 13). H ết lần này đến lượt khác, nhà Tống thua trận, m ất đất, chứng
tỏ nó không chông cự nổi sự quấy nhiễu của Liêu, Tây Hạ, Kim. Chính
sách đối ngoại của giai cấp thống trị Tống cũng ngày một nhu nhược, từ
chỗ "chiều như chiều con cưng" đến "kính như kính bậc huynh trưởng",
thậm chí "phụng sự như cha như vua" (T h á i sử th ă n g a m toàn tập của
Dương Thận, Dương Hữu Nhân biên soạn, quyển 48). Tâm tình ái quốc
ưu quốc th ể hiện trong vãn học Tống cũng ngày một nặng né thống thiết.
Sau sự biến Tĩnh Khang, âm điệu bi phẫn hầu như bao trùm thơ ca một
trăm năm mươi năm Nam Tống. Đó là hiện tượng chưa hễ thấy trong văn
học Hán, Đường. Trong số các tác phẩm yêu nước ấy, thơ của Lục Du và
từ của Tân Khí T ật là nổi bật hơn cả. Tác phẩm của hai nhà thơ chiếu
sáng lẫn nhau, phản ánh mâu thuẫn dân tộc gay gát thời bấy giờ, th ể hiện
hùng tâm trán g chí của các sĩ phu mong muốn khôi phục giang san, rửa
nhục cho nước, cổ vũ mạnh mẽ độc giả đời sau.
Vé đất đai, nhà Tống thống nhất trên một diện tích thu hẹp, nhưng sự
nghiêm ngặt của bộ máy thống trị thì lại được tăng cường hơn. R út được
bài học của sự cát cứ phân tranh của các phiên trán đời Đường, nhà Tống
áp dụng một số biện pháp hữu hiệu, như giao cho triéu đình nám hết quân
đội, thuế khóa, khiến cho các th ế lực địa phương không trỗi dậy được. Tống
Thái tổ tước bỏ binh quyén các tiết độ sứ, dĩ nhiên là để tãng cường quyền

6
lực tập trung của trung ương. Vương An Thạch thi hành "Tân pháp" nhàm
khống chế đại địa chủ, đại thương gia, đại quan liêu, cũng để đạt mục đích
tăng cường quyền lực tập trung của trung ương, làm cho "mọi quyên hành
từ việc lớn việc nhỏ, việc thu việc chi đều do vua nám giữ" (Bài Cầu xin
d ặ t đ ièu lệ tam ti. Vương An Thạch: L ả m Xuyên tiên sin h văn tập, quyển
70), ngân cấm bất kì kẻ nào dám "tranh dân đen với vua" (Bài Đ è vào n h à
ôn g p h ó sứ Đ ộ C hi, sách trên, quyển 82). Khái niệm chính trị ấy thấm sâu
vào ý thức người Tống, biến thành tiền đề tư tưởng của họ. Trong các hoạt
động văn hóa đủ loại, họ đều th ể hiện cùng một nguyện vọng là "hợp nhất
những gì chưa hợp nhất trong thiên hạ" (Bài C h ín h th ốn g lu ận (thượng)
trong Cư s i tập của Âu Dương Tu, quyển 16), "làm cho chín châu hợp lại
làm một" (Tư Mã Quang: Tư trị thôn g g iá m quyển 69, lời chú, năm thứ
2 niên hiệu Hoàng Sơ). Họ đề xướng quan niệm "chính thống" trong việc
nghiên cứu lịch sử, quan niệm "đạo thống" trong thảo luận triết học, quan
niệm "văn thống" hay "nhất vương chi pháp" trong phê bình tản văn (Xem
bài B à n vè văn chư ơn g d ờ i Đường th eo n h á t vương p h á p , sách H ạc Sơn
tiên sin h đ ạ i toàn văn tập của Ngụy Liễu Ông, quyển 101), đều là sự thể
hiện khác nhau của tư tưởng ấy. Chẳng hạn như chủ trương "một tổ ba
tông" của phái Giang Tây, coi Hoàng Đình Kiên nối tiếp Đỗ Phủ cũng
chẳng qua là cái lối gán nhà Hán với nhà Chu, nhà Tấn với nhà Hán của
những người theo thuyết "chính thống". "Thống" có hai nghỉa, nhất thống
và truyển thống. Nói cách khác, thiên hạ chỉ thuộc một nhà này thôi, từ
xưa đến nay nối dõi thành một dòng. Trong sáng tác văn học, quan niệm
này phát triển thành khuynh hướng bảo thủ, nhấn mạnh quá mức sự kế
thừa, thậm chí còn nói "không một chữ nào là không có gốc gác".

Nhà Tống chỉnh đốn bộ máy quốc gia, cũng cần có một hệ thống triết
học phục vụ nó. "Đạo học" hay "Lí học" chính là hệ thống lí luận được tạo
ra để thỏa m ãn nhu cẩu đó. Giống như mọi vũ trụ quan duy tâm khác,
đạo học chăm chì tìm kiếm những cái mà trước đây chính mình chôn vùi.
Nó lấy việc con người và hiện tượng xã hội để giải thích hiện tượng tự
nhiên, sau đó lại đem sự phụ họa và giải thích sai lạc của giới tự nhiên để
biện hộ cho chế độ xã hội. Trước hết nói rằng sự vật trong giới tự nhiên
và loài người có quan hệ cha và con. "Càn gọi là cha, khôn gọi là mẹ"
(Trương T á i’ : T ây m in h ), rồi chứng minh trậ t tự xã hội của chế độ tông
pháp phong kiến chính là sự th ể hiện quy luật tự nhiên đó, phù hợp với
"thiên kinh địa nghĩa”. Lí thuyết tuần hoàn ấy chính là cái mà các nhà đạo
học gọi là "suy lí để tổn nghĩa" (Trình Di: Thư trà lời D ưong T hời b àn vè

7
sá c h T ây m in h ) tủc là suy đoán từ phép tác của tự nhiên để củng cố luân
lí con người. Đạo học và văn học đời Tống cđ thể coi là cùng một nguổn,
đểu thừa nhận Hàn Dũ là người khai phá. Người đề xướng phong trào
phục cổ trong văn học Tống là Liễu Khai đã nói rấ t rành m ạch: "Đạo của
ta chính là đạo của Khổng Tử, Mạnh Kha, Dương Hùng, H àn Dũ vậy" (ứ n g
trách). Nhưng cái quan hệ cùng một nguồn ấy không làm cho nhà đạo học
thêm văn vẻ, ngược lại chỉ làm cho nhà văn học nhiễm phải mùi vị khảo
cứu. Hàn Dũ vừa viết văn vừa giảng đạo, do đó các nhà văn học đời Tống
cũng thích thuyết lí thậm chí thuyết giáo trong tác phẩm, không những
"lấy nghị luận làm thơ", làm thơ cốt " nói lí chủ không tỏ tình", mà trong
các bài từ lại còn thường cao đàm khoát luận về triế t học và tâm lí học
của Nho gia và Thiền tông^1). Đổng thời, Hàn Dũ về cơ bản là m ột nhà
văn, không thể coi là nhà tư tưởng, nâng lực tự biện và phân tích rấ t yếu,
không bàng bản lĩnh sử dụng ngôn ngữ khéo léo của chính ông, cho nên,
các nhà đạo học Tống thường có thái độ bảo lưu đối với H àn Dũ, cho rằng
ông chưa thật xứng đáng, ràng ông đã đảo ngược vị trí văn và đạo, thậm
chí cho ràng văn cđ thể hại đạo chứ vị tấ t đã có th ể "quán đạo", "tải đạo".
Cứ như vậy, nhà văn học giữ lại truyền thống giảng đạo của H àn Dủ,
nhà đạo học lại vứt bỏ truyên thống nđi văn chương của H àn Dũ. K ết quả
là văn nhường bước cho đạo, chiểu theo yêu cầu của đạo, gạt bỏ m ất một
phần di sản vãn học của Hàn Dũ.
Điều này có ảnh hưởng cực kì to lớn đối với văn xuôi đời Tống. Hàn
Dũ và những người cùng phái như Liễu Tông Nguyên, Tôn T iểu,v.v... đểu
rất chú trọng đẽo chữ gọt câu trong vãn xuôi. Họ thích dùng chữ đặt câu
thật mới lạ, thậm chí hiểm hóc, điểm xuyết những từ ngữ bóng bẩy, chọn
lựa công phu. Có lúc, cả những bài văn chương thuyết lí cũng viết rấ t rấc
rối khó hiểu, ví như bài B ả n c h ín h của Hàn Dũ, bài T hu yết x a của Liễu
Tông Nguyên. Hàn Dũ cho rằng, "Văn chương không cần khó, dễ, chỉ cấn
đúng" (T hư trà lời Lư u C h ín h P h u ). Các nhà văn xuôi đời T ống chỉ đẽ
xướng một m ặt "dễ" của ông, rằng "câu văn dễ đọc, nghía dễ hiểu" (Vương
Vũ Xưng: T hư trả lờ i T rư an g P hù , Tiểu sú c tập , quyển 18), vủt bỏ m ặt
"khd" của ông, lược đi cái gọi là "thâm trầm đậm đặc" m à chi nhấn m ạnh
cái gọi là "câu chữ thông thoát" của ông. Điêu đd vừa phù hợp lại cũng
vừa phụ họa cho yêu cầu của các nhà đạo học đối với văn xuồi: V ứt hết
"trang điểm phù phiếm", chỉ cần "lời đạt đến ý" là được (Chu Đôn Di :

(1 ) Thí dụ chín bài (N am hương tù], [Tố trung tinh], [Vọng Giang Nam], [Vũ Lâm linh] của
Vương An Thạch irong Toàn T ổng từ quyẻn 36, ba bài [Túy lạc phách] và hai bài [G iảm tu m ộc
lan hoa] của Thẩm Doanh trong Toàn T ỗng từ, quyẻn 148.

8
T hôn g th ư , chương thủ 28). Do đó vãn xuôi Tống so với vãn xuôi Đường
cũng chẳng khác gì đồng bàng rộng rãi so với núi cao vực sâu. Sự khác
biệt đó người Tống đã phát hiện ra, ví như có người lưu ý: Tô Thức chửi
Hàn Dũ quá đé cao chủ trương "lấy cái sâu sác để diễn tả cái thô thiển"
của Dương Hùng, cũng xem thường quyển Vàn tuyển của Tiêu Thống, bởi
vậy vãn xuôi của Tô Thức cũng "nặng về nghị luận mà thiếu vẻ đẹp"
(Trương Giới : T u ế h àn đư ờng thi th oại, quyển thượng). Nặng vé nghị
luận mà thiếu đi vẻ đẹp - có thể xem đó là lời đánh giá chung đôi với tản
văn đời Tống. Tản vãn Tống rõ ràng, thông suốt, bỉnh dị, gần gũi, là công
cụ thuận tiện để biểu đạt tư tưởng. Vãn xuôi các đời Nguyên, Minh và
nửa đấu Thanh vé cơ bản kế thừa phong cách ấy. Người đời tôn sùng
"Đường Tống bát gia", trên thực tế thỉ Âu Dương Tu, Tô Thức, Tô Tuân,
Tô T riệt, Tàng Củng và Vương An Thạch được người đời sau bát chước
nhiều hơn là Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, v í như "Cổ vãn" của Mao Khôn,
Quy Hữu Quang của phái Đồng Thành hoặc vãn tiểu phẩm của phái Công
An, phái Cánh Lăng đễu chủ yếu được trợ lực từ tản văn Tống cả.
Sau khi ảnh hưởng của Tây Côn thể bị quét sạch, thơ ca đời Tống bước
lên con đường lành mạnh, nội dung phong phú hơn, cảm xúc hiện thực dồi
dào hơn. Việc tẩy trừ này khá triệt để, đem đến những hậu quả sâu xa.
Từ đó vẽ sau, ngay những nhà thơ chú trọng hình thức và chăm chút đẽo
gọt nhất của đời Tống - như Hoàng Đình Kiên và những người cùng phái
- cũng không còn rập khuôn một cách tráng trợn Lí Thương Àn và Tây
Côn th ể nữa, tác phẩm của họ hoặc ít hoặc nhiếu có thêm nội dung liên
quan đến việc nước và đời sống nhân dân, phong cách cũng không còn phù
phiếm như trước. Từ khi Tô Thuấn Khâm và Mai Nghiêu Thần đễ xướng
cuộc cách tân th ể thơ thì trên thi đàn không ngừng xuất hiện các nhà văn
ưu tú. Trong sô' đó, Tô Thức và Lục Du là xuất sắc hơn cả, sánh vai đua
sác trước sau, m à cả hai đều giàu màu sắc lãng mạn, không giống các nhà
thơ đời Tống nói chung. Các nhà thơ đời Tống hết sức chú trọng kế thừa
truyển thống. Các nhà thơ đầu Bắc Tống thì chú trọng học tập Bạch Cư
Dị, Hàn Dũ, các nhà thơ cuối Bác Tống và đầu Nam Tông thỉ chủ yếu học
tập Đỗ Phủ, các nhà thơ cuối Nam Tống chủ yếu học tập Giả Đảo, Diêu
Hợp; ngoài ra, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên cũng là đối tượng học tập của
nhiéu người. Từ rất sớm, tác phẩm của Đỗ Phủ, Hàn Dũ, Bạch Cư Dị đã
th ể hiện khuynh hướng "thơ nghị luận", "thuyết lí" trên những mức độ khác
nhau. Trong thơ đời Tống, khuynh hướng này phát triển dữ dội, thơ ca
tản văn hóa, "lấy văn xuôi làm thơ". Đổng thời, do chỗ nhấn mạnh không
thích đáng một m ặt trong phong cách Đỗ Phủ, lại nảy sinh thói xấu "càng

9
nhiéu sự tích càng thông thái", "lấy tài học để làm thơ". Nhà thơ thu nhặt,
vay mượn thành ngữ cổ điển để biểu đạt tình ý, có lúc còn liệt kê thành
ngữ cổ, lấy đó để che đậy sự thiếu hụt tình cảm. Bởi vậy,'trong vãn học
đời Tống có một sự trái ngược rõ ràng: vãn xuôi thì do ảnh hưởng ngày
một tăng tiến của đạo học mà dần dần càng giản dị, dễ hiểu, còn thơ ca
từ Tô Thức, Hoàng Đình Kiên vể sau, thì lại chịu ảnh hưởng ngày một mở
rộng của phái Giang Tây m à dần dần trở nên đẽo gọt, hiểm hóc. Sự trái
ngược ấy đã lộ rõ trong tác phẩm của Tô Thức, đến nỗi có người đã nói
phóng đại lên rằng: "Xem vãn Tử Chiêm thì thấy ông có tài thật, nhưng
hấu như ông không hể đọc sách, xem thơ Tử Chiêm thì thấy ông đọc sách
nhiều, nhưng hầu như không có tài" (Vương T h ế Trinh : N g h ệ uyển ch i
ngôn, quyển 4)( Các nhà phê bình đời Kim, Minh, Thanh thường đối lập
thơ Tông và văn Tống, đề cao văn Tống mà xem thường thơ Tống^2), cũng
chính là đã dựa vào chỗ trái ngược ấy mà phán đoán.
Đến đời Tống, từ đã phát triển đến thời kì cực thịnh. Sự ổn định của
trật tự xã hội cũng như sự phồn vinh của đô thị lớn đều đưa đến cho sỉ
phu đẩu đời Tống những điều kiện của cuộc sông hưỏng lạc. Từ chính là
thể loại ca xướng thích hợp với việc miêu tả cuộc sống ấy, từ thời Ngũ đại
đến nay nó vẫn được dùng để miêu tả những chuyện phong lưu diễm lệ.
Từ của đầu đời Tông chủ yếu rập khuôn phong cách thời Ngũ đại, đến
Liễu Vĩnh mới cởi bỏ được sự trói buộc của H o a g ia n tập, đến Tô Thức thì
vé hình thức và nội dung càng có sự phát triển, mở đường cho T ân Khí
Tật sau này. Điểu đáng chú ý là, thơ Tống chịu ảnh hưởng của đạo học,
"thuyết lí mà không tỏ tình"(3\ kết quả là biến từ thành một loại chuyên
tả tình yêu và chuyện gió trâng. Một m ặt, nó kế thừa truyẽn thống tả tình
của từ thời Đường, Ngũ đại. Đổng thời, cũng có một nguyên do khác: người
xưa không chỉ phân chia vãn chương theo thể loại, m à còn có sự phân biệt
cấp bậc nữa, từ là cái dư của thơ (thi dư), là "tiểu đạo", so với thơ và tản
văn là một thể loại thấp kém. Trong con m át người Tống, từ vừa mới nảy
sinh từ văn học dân gian, thời gian chưa bao lâu, chỉ có thể coi là loại mới
nảy sinh, không giống như thơ là loại trâm anh thế phiệt có lịch sử lâu
đời, bởi vậy cũng chảng cần giữ gìn danh tiếng như trong thơ. Có những

(1) Tử Chiêm là tên chữ của T ô Thức. Vưdng Thế Trinh là học già dời Minh (N D ).

(2 ) Thí dụ bài "Văn hiện" trong H ồ Nam di lão tập quyền 37 cùa Vưclng Nhược Hư • T h u trả
lời Tran Nhân Trung trong Thiên dung lử toàn tập quydn 5 cùa Ngài Nam Anh; T hư bàn vẽ lăn
gùi L í Vũ Tùng trong Bộc thu đình tập quycn 31 của Chu Di Tôn v.v...

(3 ) C ố kim từ th o ạ i: Từ phẩm , quyền thƯíỊng, dAn lỏi Trần Từ Long. Sách Tràn Trung Dụ công
toà/1 lập do Vương Sưrtng soạn không có lòi này.

10
chuyện tình duyên khó nói trong thơ, m ất hết vẻ tôn nghiêm, nhưng trong
từ thì chẳng hề gì. Ví như các nhà văn đời Tống, thái độ thể hiện trong
tản văn là thận trọng, trong thơ thì tự do tự tại hơn, còn trong từ thỉ thật
là phóng túng. Đương nhiên, ndi chuyện tinh duyên có lúc chỉ là để "gửi
gám", "ngụ ý"; các nhà làm từ đời Tống thường dùng lối tỉ hứng, mượn "cỏ
thơm người đẹp", mượn "tiệc vui, sầu biệt" của đôi tình nhân để ám chỉ
quốc gia đại sự hoặc thân thế cá nhân, đến nỗi cách nổi bóng gió của tác
giả đã tạo thành một tập quán liên hệ của độc giả. Có điều, tỉnh yêu tượng
trưng kiểu ấy vẫn ít thấy xuất hiện trong thơ Tống. Thực tiễn sáng tác
của người đời Tống nđi lên đầy đủ nhận thức của họ là từ "gần với tình"
hơn thơ, cũng thích hợp với việc "đùa gió cợt trăng" hơn (Trương Viêm :
Từ nguyên quyển hạ, thiên Phú án h ). Do vậy mà nảy sinh một hiện tượng :
trong từ của một số tác giả đời Đường như ô n Đình Quân hoặc Vi Trang,
ý cảnh giống ý cảnh trong thơ của họ, hoặc ăn khớp với nhau, còn trong
thơ và từ của cùng một tác giả đời Tống thỉ lại thường thường lấy đễ tài
ở cuộc sống hoàn toàn khác nhau, thể hiện tâm linh hoàn toàn khác, phảng
phất như do hai người hoặc một người m à hai nhân cách làm ra. Thí dụ
như bài P h ù d iễ m ch i từ của Âu Dương Tu khiến cho người đời sau nghi
hoặc là "kẻ thù vô danh nào làm ra", còn người đã có th ể viết bài C hủ h ả i
c a là Liễu Vĩnh thì trong từ lại gặp m ặt độc giả như là một tay phong lưu
phóng đãng. Từ Tô Thức vể sau, nội dung của từ dần dần phong phú lên,
phản ánh được nhiều điều mà từ đời Đường và Ngũ đại chưa đề cập, nhiểu
sự việc trở thành đê tài chung của cả thơ lẫn từ, nhưng chuyện yêu đương
- bất kể là tả thực hay ngụ ý - vẫn dành riêng cho từ mà thôi. Về hình
thức, do chịu ảnh hưởng của Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, từ cũng chăm
chút cách luật, tô điểm câu chữ, vận dụng thành ngữ cổ điển, từ chỗ điêu
luyện thanh nhã của Chu Bang Ngạn đến chỗ hiểm hóc của Ngô Văn Anh.
Có điểu, từ của đời Tống trước sau vẫn có liên hệ với văn học dân gian,
sự ham chuộng điển nhã, đẽo gọt vẫn chưa hoàn toàn thay th ế khuynh
hướng vận dụng khẩu ngữ thông tục. Ví như từ của Âu Dương Tu rất dễ
hiểu, nhưng ông cũng còn viết những bài càng thông tục và gần khẩu ngữ
hơn nữa. Từ của Hoàng Đình Kiên thì giống thơ ông, đều "chuộng điển
cố" (Điều k h ê ngư ẩn tùng th o ạ i, hậu tập, quyển 33, lời Lí Thanh Chiếu),
nhưng ông cũng viết một số bài từ dùng tục ngữ, lí ngữ t1), phong cách
khác hẳn. Hai loại phong cách ấy của từ tồn tại cùng thời nhưng t/ên
những mức độ không giống nhau trong nhiéu tác phẩm của người Tống.

(1 ) Lòi ca lí (hát vè) dân gian (N D ).

11
Song song với sự phát triển của các đô thị lớn và sự lớn m ạnh của tẩng
lớp thị dân, đã xuất hiện một thứ vân nghệ thích ứng với thị hiếu thị dân
và thể hiện cuộc sống thị dân. Hí khúc dân gian đời Tống không còn tác
phẩm lưu truyền, chúng ta chỉ có th ể dựa vào vài đoạn ghi chép đó đây
để suy đoán, có điều chác chán 'à nđ đã trở thành cơ sở cho kịch đời
Nguyên. Tiểu thuyết nảy sinh từ dân gian của đời Tống là "thoại bản" hoặc
"bình thoại" viết bàng khẩu ngữ. Tỉ lệ khẩu ngữ trong tác phẩm đời Tống
cao hơn bất cứ thời nào trước. Ngoài "thoại bản" hoặc "bình thoại" ra, còn
có từ viết bầng khẩu ngữ đã nói ở trên và "ngữ lục" của các nhà đạo học
cũng viết bàng khẩu ngữ. Từ và ngữ lục đều là sáng tác của văn nhân học
sỉ : người làm từ thường có thái độ ham lạ và đùa bỡn nên cố ý dùng "lời
lẽ của thị dân", tiếng lóng nghề nghiệp, người đời sau xem nhiểu chỗ không
hiểu nổi. Các nhà đạo học lại muốn sửa chữa thói xấu dùng từ trống rỗng
nên thường đưa phương ngôn thổ ngữ vào, đến nỗi những người cùng nghể
cũng đã oán thán là "không hiểu nổi", "khó hiểu" Thoại bản của nghệ
nhân dân gian cao tay hơn nhiêu, họ dùng khẩu ngữ thông thường xen lẫn
một ít văn ngôn dễ hiểu, gẩn đại chúng. Thủ ngôn ngữ này chịu được thử
thách của thời gian năm sáu trăm năm, đến bây giờ vẫn có th ể đọc thông
suốt và thú vị. Còn tiểu thuyết bạch thoại thì không những đã mở rộng
phạm vi phản ánh của văn học, miêu tả những m ặt đời sống m à tản văn,
thơ, từ chưa đề cập đến, mà còn đào sâu hơn, khắc họa tỉ mỉ chân th ật
hơn những đề tài vốn có như nỗi khổ của đời sống nhân dân, tỉnh yêu,
chuyện thần quái)v.v... khiến chúng ta nhìn rõ hơn, gần gụi hơn bộ m ặt
xã hội, cảm nhận được mạch đập thời đại. Hoặc giả có th ể nói, sự mở rộng
để tài và sự đào sâu nội dung đòi hỏi một hình thức mới thích ứng, một
thể loại càng mềm dẻo linh hoạt hơn so với thơ, từ và "cổ văn". Nội dung
thoại bản có chuyện gần giống tiểu thuyết văn ngôn đời Tống như D i k iê n
c h í của Hổng Mại chẳng hạn ; chỉ cẩn so sánh hai loại đđ, lập tức có th ể
phát hiện ra rằng cách miêu tả và kể chuyện trong thoại bản rất linh hoạt,
tinh tế, còn trong tiểu thuyết văn ngôn thì cứng nhấc, thô th iển và gò bó.
Vấn để đối thoại trong tác phẩm văn học cũng gần như được giải quyết
trong thoại bản. Tác phẩm vãn ngôn, khi ghi chép đối thoại, thường chỉ
cho người đọc biết nhân vật nói cái gỉ, mà không truyén đạt được tinh
thần lời nói, cho người đọc biết nhân vật nói như th ế nào, do vậy đã giảm
nhẹ chức năng thể hiện tính cách nhân vật của đối thoại. Trong phần lớn
truyện truyền kì đời Đường, các nhân vật có tính cách và thân phận khác

(1 ) Dày là lòi Chu Hi phô bình ngữ lục của Tnlơng Tái, xem N gũ loại quyẻn 93,98.

12
nhau nói cùng một giọng điệu, thậm chí lời kể của tác giả và đối thoại của
các nhân vật có cùng một phong cách. Đến thoại bản đời Tống bát đầu có
sự phân chia giữa giọng điệu người kể và giọng điệu nhân vật trong
truyện ; giọng điệu các nhản vật khác nhau trong tác phẩm cũng bát đầu
khác nhau. Như vậy, đối thoại không chỉ dẫn dát sự phát triển tình tiết
câu chuyện, mà còn có thể thể hiện tính cách nhân vật. Đó là sự cách tân
lớn vé kĩ thuật viết tiểu thuyết, hơn th ế còn có ảnh hưởng đến đối thoại
của hí khúc đời sau. Bởi vậy, thứ vãn học xuất hiện sau cùng ở đời Tống,
và rất không phù hợp với khẩu vị của văn nhân, học sĩ này, lại chính là
thứ văn học có tiển đổ nhất. Tương lai tươi đẹp của nó chính là tiểu thuyết
Nguyên, Minh, Thanh, nó không giống như thơ Tống, vãn Tống, từ Tống
chỉ trở thành quá khứ tươi đẹp của thơ, vãn, từ.... Nguyên, Minh, Thanh
mà thôi.

13
C hương II

VĂN HỌC ĐẦU ĐÒI TỐNG

1. PH O N G TRẢO P H Ụ C c ổ ĐẦU Đ Ò I TỐNG VÀ VƯONG v ũ XƯ NG

Thơ văn đẩu đời Tống chủ yếu kế thừa lể thdi thời Vãn Đường, Ngũ
đại, lời lẽ đẹp đẽ mà nội dung trống rỗng, từ đđ hình thành Tây Côn thể.
Nhưng cđ một dòng phái do Liễu Khai và Mục Tu đại diện thì lại phản
đối khuynh hướng thịnh hành ấy, cố gáng đề xướng việc học tập cổ văn
của Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, mở đường cho việc cải cách thơ văn của
Âu Dương Tu, Vương An Thạch sau này.
Liễu Khai (946 - 999) sinh vào cuối đời Hậu Tấn thời Ngũ đại. Từ năm
mười bảy tuổi ông đã coi văn chương Hàn Dũ là mẫu mực, "ngày đêm
không rời tay", từng tự đặt tên là Kiên Dũ (ghé vai kế tục sự nghiệp Hàn
Dũ), đặt biệt hiệu Thiệu Nguyên (nối nghiệp Liễu Tông Nguyên), về sau
lại đổi tên là Khai, tên chữ Trọng Đổ với nghĩa là "mở đường cho thánh
đạo". Qua việc đặt tên của ông, cò thể thấy được ông coi Hàn, Liễu là thấy,
coi việc khôi phục văn chương và đạo lí của họ là trách nhiệm của chính
m ỉnh. Có điểu, thời bấy giờ người theo ông thưa thớt, ông từng th an
thở : "Khai này học làm văn không giống mọi người hơn ba mươi năm nay,
ban đẩu những tưởng lập thân hành đạo thì phải có cái gì hơn người để
rồi triển khai ra kháp th ế gian, nào ngờ gây nên thù ghét, bị chèn ép bài
xích" (T hư lạ i gử i H àn K Í). Số phận bất hạnh ấy chủ yếu là do thị hiếu
một thời, nhưng cũng có quan hệ với thành tựu về lí luận và sáng tác của
cá nhân ông.
Cái "đạo" mà Liễu Khai đề xướng vẫn là cái "đạo" của Nghiêu, Thuấn,
Chu Công, Khổng Tử trong học thuật Nho gia truyền thống, chưa hẽ có
sự thuyết minh mới mẻ nào có th ể gợi ý sự chú tâm của mọi người. Còn
về sáng tác thì trong H à Đ ôn g tiên sin h tập hiện còn lưu giữ cũng cơ hổ
đều là những bài văn chương nghị luận kiểu như biểu, sớ, luận, tự ,v .v ễ.ế
không có được cái khí th ế mạnh mẽ như văn chương họ H àn, cũng không
có cái tinh khiết trong sáng về văn từ, cái thấu triệ t về lí lẽ của văn chương

14
họ Liễu. Phần thơ ca trong đó chữ nghỉa lại cứng nhắc thậm chí sống
sượng nên thiếu sức mạnh cảm xúc. Bởi vậy, việc đé xướng phục cổ của
ông chẳng có mấy ảnh hưởng.
Mục Tu suốt đời long đong lận đận, dốc sức đé xướng học tập cổ vãn
Hàn, Liễu. Tương truyén, để khấc in văn tập Hàn, Liễu, ông phải nhờ đến
sự giúp đỡ của bạn bè, in xong lại tự mình đem ra chùa Tướng Quốc ở
kinh đô mà bán. Cũng giống như Liễu Khai, vì th ế cô, lực mỏng, việc phản
đối "bọn theo đòi chương cú" của ông cũng rơi vào tình th ế lẻ loi, cô độc.
Trong Thư trả lời K iều T h íc h của ông có một đoạn nói rõ tình hình tranh
luận trên văn đàn thời này :
"Ấy vì đạo xưa tát hẳn, không được thi hành đã lâu. Thời nay sỉ tử
chuộng sự nông cạn, nếu không phải những lời lẽ chương cú hợp thanh đối
ngẫu thỉ họ không để lọt tai, mát. Vết xe phù phiếm, cứ th ế theo nhau,
chẳng còn lối khác. Thảng hoặc có kẻ dám nói đến cổ văn thì bị coi là nói
chuyện quái dị. Mọi người bài xích, lên án; nếu không coi là gàn dở thì
cũng là huyễn hoặc, buộc cho cái tội làm ngược đời để được nổi danh, cẩu
cạnh phú quý. B ậc tiền bối chẳng ai khen, bạn cùng lứa không ai gần. Nếu
họ không sáng suốt biết mình, giữ gìn chác chán, kiên trì không nản, thì
tấ t sẽ sợ sệt, ngờ vực, rồi hối hận băn khoăn, lập tức bỏ bên này theo bên
kia mà thôi".
Tuy vậy, thơ ca Mục Tu vẫn chưa thoát khỏi phong cách Vãn Đường,
Ngũ đại. Có mấy bài vịnh vật như vịnh, nến (Chúc), vịnh cây đèn (Đãng),
vịnh hoa thược dược (H ợp h o a n thược dược).\.v... tình điệu có chỗ rất gán
với th ể Tây Côn sau này.
R em ngọc rủ bu ôn g láp lá n h dưa,
D ạ hương m an m ác tỏa q u a n h nhà.
K h á c h chơi vội g h ép vần thơ lạ,
N gười d ẹp liếc n hìn ả n h chiếu xa.
C ửa cá m hò tàn tran h b áo sớm,
T ron g cu ng đèn lạ i vẫn chai cờ.
"Đêm d à i d o n g d u ố c ” ta vui nữa
Vô h ạ n p h o n g tình m áy chữ xưa!

(C h ú cý

(1) Câu kết muôn nhăc đốn mấy chữ "hình chúc dạ du" (Cầm duóc đi chổi đêm ) trong cổ thi
đòi Hán. H.H dịch vá chú thích.

15
Có điều, dẫu sao ồng vẫn khác phái Tây Côn, vẫn c ó một số bài hay,
mới mẻ thanh thoát, có th ể đọc được, v í như :
T ây kin h , cung d ế vương thiên cổ
Vườn b ạ t ngàn, tre, nước bọc q u a n h
G iận ch à n g g ặ p m ù a d à o với m ận
G ió thu, lá đ ỏ k h ắ p k in h thàn h.
(Qua Tây kinh

Liễu Khai, Mục Tu tuy đểu để xướng học tập cổ vãn Hàn Dũ, Liễu Tông
Nguyên với tất cả nhiệt huyết, nhưng họ không làm thay đổi được văn
phong thời bấy giờ. Chỉ cđ Vương Vũ Xưng, với tài hoa thanh tao và sáng
tác phong phú, mới cd th ể đem lại cho văn đàn đầu Tống những dấu hiệu
mới mẻ.
Vương Vũ Xưng (954 - 1001), tên chữ Nguyên Chi, người Cự Dã (nay
thuộc Cự Dã, tỉnh Sơn Đông), tiến sỉ năm thứ 8 (983) niên hiệu Thái Bình
Hưng Quốc triều Tống Thái tông (Triệu Quang Nghĩa), làm quan đến chức
Hàn lâm học sĩ, từng ở trong cung viết chiếu lệnh cho nhà vua. Vì ông nhiều
lần thẳng thắn can gián triểu chính nên ba lần bị biếm trích. Nhưng không
vì thế mà ông lơ là trách nhiệm một gián quan, trong bài T am tru ất p h ú ông
từng thđ lộ: "Thân chịu khuất nhưng đạo không thể khuất ; trăm lẩn biếm
trích cũng chảng sao". Tinh thẩn theo lẽ phải không xu nịnh, kiên trì đến
cùng đó, thật là hiếm thấy và quý báu xiết bao trong đám sĩ phu phong kiến.
Vẽ sau, ông mất ở nơi bị biếm trích là Tề An thuộc Ki Châu (nay là KI Xuân,
tinh HỔ Bác). Người đời gọi ông là Vương Hoàng Châu, ô n g để lại Tiều súc
tập và Tiểu súc n g oại tập tất cả bốn mươi ba quyển.
Vương Vũ Xưng cd một số bài tạp văn m ỉa mai và gửi gám, bộc lộ rõ
quan niệm luân lí, xã hội của mình, hoặc là mía mai châm biếm hiện thực
xã hội. Những bài ấy ngấn gọn sinh động, hình tượng mới mẻ, giàu ý vị
văn chương. Ví như bài D ường H à đ iế m ẩu truyện ca ngợi một bà già dũng
cảm cơ trí, đồng thời cũng vạch trần tình th ế yếu kém ở chốn biên phòng
lúc nhà Tống mới dựng nước. Trong bài L ụ c h ả i n h ă n thư lại miêu tả bàng
một ngòi bút trong sáng giản dị bức tranh xã hội lí tưởng m à ông từng
mơ ước. Mượn lời người của biển (hải nhân) ông kể lại câu chuyện của các
đồng nam đồng nữ bị Từ Phúc đời T ần đem ra ngoài biển, họ sống trên
một hòn đảo biệt lập rổi xây dựng một th ế giới bồng lai ngoài trầ n thế.

(1) Theo bản dịch cũ. NKP dịch lại hai câu đầu.

16
Cuộc sống ở đấy như sau :
"Tường, hàng rào, nhà lợp lá nhỏ nhắn, ngay ngắn; cũng có những chỗ
đang cày cấy, vỡ đát. Có người khom lưng dưới náng, có người ngồi rửa
chân, có người đàn ông thả lưới câu cá và ba ba, có người đàn bà hái cỏ
thuốc, cười vui hớn hở trần gian không tài nào sánh được... Cũng không
hề nghe nói đến việc đi thú Ngũ Lĩnh, đi phu dịch Trường Thành, đi lao
dịch xây cung A Phòng, cũng không có việc nộp thuế một nửa, không có
hình phạt tru di ba họ như ta...".
Cuối cùng, tác giả mượn lời đồng nam đổng nữ nói: "Ngươi có thể tâu
việc họ hàng nhà ta cho vua nghe chăng ? Làm cho khắp thiên hạ nhẹ
thuế, thôi việc binh đao, hết tạp dịch, thí muôn dân cũng sẽ sung sướng
như họ hàng nhà ta ở đây thôi, còn phải cấu tiên, lễ thọ làm gì nữa...".
Thiên chí dị này, vô luận vé hình thức hay nội dung đều là mô phỏng
Đ ào h o a nguyên k í của Đào Uyên Minh. Có điễu, nếu đặt nó bên cạnh
hành vi ngu xuẩn luyện đan cầu tiên để đến nỗi vong mạng của vua Tống
Thái tông đương thời, thì bài L ụ c h ả i n h ãn thư này rõ ràng là có một ý
nghĩa hiện thực khá mạnh.
Trong tác phẩm của Vương Vũ Xưng thỉnh thoảng bộc lộ sự quan tâm
và đồng tỉnh với nhân dân lao động. Trong bài Cảm lưu vong ông miêu tả
số phận thê thảm của một gia đình phiêu bạt. Bấy giờ, bản thân ông tuy
cũng đang buồn đau vì bị biếm trích, nhưng cuộc sống của "ông quan nhàn
tản" và cuộc sống của người phiêu bạt vẫn cách xa nhau một trời một vực.
Ngoài việc tự an ủi mình, tác giả cũng động lòng thương xót những kẻ lưu
lạc. Cái khoảng cách giữa đời sống của ông và của nhân dân lao động làm
cho ông suy nghĩ mãi. Trong bài thơ Đối tuyết, chúng ta bát gặp sự cắn
rứt lương tâm của chính tác giả :
K in h d ô n ăm hầu cuối, A

Cửa sà i d ó n g suốt buổi.


N ă m n gày m iễn uào trièu,
B a tòa việc qu an rỗi.
Đ êm n àm đ ọc sá ch khuya,
T rư a ngày chư a d ậ y vội.
T in h ra rét tháu xương,
N g oà i son g h o a tuyết g iội,

K h o á c á o ra cử a nhìn,

17
2 - LSVHTQ-T2
D ây trời bay p h ấ p phớ i.
D ám d â u lo chuyên nghèo,
Mừng được m ù a sẽ trội.
Lư ơng th ản g tuy k h ô n g thừa,
H ôm m a i Vân d ấ p đối.
Cùi d ó m tạm dù dùng,
Rượu n h ả m vân sấm nổi.
Chén d ă n g c h a m ẹ già,
Chén an h em lui tới.
Vợ con dèu ám no,
Dài th ịn h cùng ca ngợi,
Sực n hớ d â n H à Sóc,
T h u ế nộp n g oài biên giới.
N ghìn h ộc xe n ặn g ne,
T răm d ặ m dư ờng diệu vợi.
N gự a ốm cóng kh ôn di,
Tuyết sâu xe k h ó ruổi.
Đ êm n ay d ỗ d â u dãy?
N g oài b ã i h o a n g trơ trọi.
L ạ i n g h i lín h ả i xa,
Vác g iá o ch ốn g quăn m ọi.
Trên th àn h cà trận bay,
T rong lầu lừ a h iệu rọi.
Cung cứng sức giư ơn g găng.
G iáp lạ n h xương bu ốt nhói.
N gày nay d i đ â u d â y ?
B ể cát x a lặn lội.
N g h i m ìn h h ạ n g người g ì ?
S ốn g lén, yên quen thói.
Cam là m con m ọt dán,
N gôi g iá n qu an ỳ m ãi.

18
T h ản g th ần k h ô n g m ột lòi,
Đ âu p h ả i người cứng cỏi.
C hê k h en k h ô n g m ột cảu,
Sử sách d âu p h ả i lối.
M ảnh ruộng k h ô n g h ề cày.
Mủi tên k h ô n g m ó tới.
K ém tài là m d ân giàu ,
T hiếu mưu giữ bờ cõi.
M ột b ài "Tuyết ngâm'' suông,
M ong a n h em thứ lỗi^\
Đó là lời độc thoại nội tâm của một viên quan lại chính trực trong xã
hội phong kiến. Nỗi khổ của nhân dân lao động, mọi nơi mọi lúc như roi
quất vào lương tâm họ, khiến họ tự đáy lòng lên tiếng đòi phải trở thành
quan lại lương thiện, kẻ sĩ chính trực (lương lại, trực sĩ). Đoạn độc thoại
nội tâm mà Vương Vũ Xưng viết ra đây, có thể đại biểu cho tư tưởng một
đời của ông và cũng thật đáng được khảng định.

Mặc dù ông chưa từng lớn tiếng kêu gọi tuyên truyền cổ văn cùa Hàn,
Liễu, nhưng ông cũng là người khinh ghét vãn phong phù phiếm từ cuối
Đường vể sau. Ông cho ràng : "Vãn chương từ sau đời Hàm Thông (niên
hiệu Đường Ý tông) manh mún không còn có được cái cao nhã. Cứ như
thế mà trải qua thời Ngũ đại, người cấm bút chỉ chuộng cái phù phiếm
diễm lệ" (N gủ a i thi). Thơ văn của ông phần lớn bình dị gọn gàng, bất
luận là trữ tình hay tả vật đểu sinh động hơn Liễu Khai, Mục Tu rất nhiều.

Trong các nhà thơ đời Đường, ông sùng bái Lí Bạch, Đỗ Phủ, cũng chịu
ảnh hưởng khá sâu Bạch Cư DỊ. Trong bài L í B ạ ch tả ch ă n tản ông kể lại
tâm tình si mê Lí Bạch. Có điéu, thơ ông, ngoài một số ít bài gần Lí Bạch
như Đối tửu n g â m , chủ yếu lại gần với phong cách thơ Bạch Cư DỊ, chả
trách các nhà phê bình đời Tống đều nói ông học Bạch Lạc Thiên. Vé phong
cách nghệ thuật, m ặc dù Vương Vũ Xưng chưa từng biểu hiện đặc sác nổi
bật, nhưng cũng có màu sác riêng, bàng một ngòi bút thanh nhã ông ca
hát nỗi niém và hoài bão của chính mình :

( 1 ) Hoàng T ạo dịch.

19
N gụ a xuyên dường núi cúc k h o e vàng,
T h ả lỏn g d â y cương m ến cản h lằng.
H an g h ốc vi vu cù ng sá o tối,
N úi non lặn g lẽ dưới tà dư ong.
Đường, lê rụng lá son h ò a p h á n ,
N gô lú a d â m bôn g tuyết tỏa hương.
N g âm hết vì d â u lòn g thổn thức,
Cây gò, cầu xóm g iốn g qu ê hương.
(Thôn hành

T hù n g thừng trống d á n h rượu say ngà,


P h á t lối lên non rẽ k h ó i mờ.
Tự cáy tự cày h ằ n g tự túc,
C h àn g h a y N ghiéu , T h u ấn ấy vua ta.
(D ư dieII íừ)(2)

Những dòng thơ trên không những đối ngẫu công phu mà đã th ật sự
vẽ ra được quang cảnh cảm động của buổi hoàng hôn ở thôn xóm miến
núi. Bài Dư đ ièn từ là bài thơ ngợi ca nhân dân miên sơn cước, tràn đẩy
niềm tự hào và hoan hỉ của người lao động đối với công việc đổng áng.
Vương Vũ Xưng tài và sức đéu dối dào, những chỗ dừng chân cũng như
kinh lịch một đời đéu có thơ ghi lại. Thơ vãn của ông hiện còn giữ được
khá nhiều. Lâm Hòa Tĩnh có thơ khen ông : "Dọc ngang đời Tống ấy Hoàng
Châu" (Đ ộc Vương H oà n g C hâu tập). Ông đích thực là nhà văn có thành
tựu nhất đấu đời Tống.

2. TÂ Y CÔN TH Ừ XƯỚNG TẬP

Cái gọi là Tây Côn thể, chính được đặt tên từ khi Tăy Côn thù xướng
tập ra đòi. Tập thơ này bao gốm hai trăm bốn mươi tám bài thơ cận th ể
ngũ ngôn và th ất ngôn; tác giả chủ yếu là Dương ứ c, T iên Duy Diễn và
Lưu Quân. Đó là tác phẩm xướng họa lúc nhàn rỗi giữa các vị cận thần
trong cung đình, các hàn lâm học sĩ, ngoài việc viết chế, cáo và soạn sách.
Trong lời tựa, Dương ứ c nói : "ô n g Tién ở Tử Vi sảnh, hiệu Hi Thánh,
ông Lưu ở Bí thư các, hiệu Tử Nghi, đéu có vãn hay, càng tinh thông đạo

(1 ), (2 ) N am Trân dịch.

20
nhã, câu chữ gọt giũa, đọc rất khoái chá... Do chỗ đọc rộng sách xưa, nghiền
ngẫm tác phẩm người đi trước, mà chát lọc được nhụy hương, do lòng mến
mộ mà thay nhau xướng họa, cùng nhau phân tích". Điều đó nói rõ họ sáng
tác chì cốt để xướng họa, phương pháp sáng tác của họ là chát lọc nhụy
hương trong tác phẩm người đi trước, rổi sáp xếp lại, cứ như th ế mà cho
ra đời một tập thơ thù xướng không có nội dung, chỉ đơn thuần là việc
chơi chữ và điển cố. Trong bài L ụ c N h á t th i th o ạ i, Âu Dương Tu nói đi
nói lại ràng: "Từ khi T ây Côn tập ra đời, người đời tranh nhau mô phỏng,
thể thơ liền biến đổi". Trên thực tế, ảnh hưởng của Tây Côn không rộng
lớn như vậy. Cd điều, phong cách phù phiếm của các vị trọng thẩn kia
xứng đáng được xem là đại biểu cho thi phong chốn quan trường, có vị trí
quan trọng đương thời, bởi vậy đã dẫn đến sự công kích tới tấp của Thạch
Giới và những người khác.
Thơ ca trong T ây Côn thù xướng tập chủ yếu ca ngợi cuộc sống nhàn
tản của các đại th ẩn trong nội cung như các bài T rự c d ạ , D ạ yến , B iệ t
thự, v.v... đểu th ế cả. Do chỗ cuộc sống của họ vốn là hào hoa an lạc, cho
nên thơ ca của họ cũng chỉ ca ngợi những yến tiệc, những đèn nến hoa lệ,
những gió lan, trướng huệ, thể hiện sự nghèo nàn và trống rỗng trong đời
sống tinh thẩn của các thị thần. Đtí cũng là kết quả tất yếu của chính sách
trói buộc văn nhân đầu Tống. Còn như hàng loạt bài thơ mô phỏng Lí
Thương Ân như loại Vô dè, K hu yết d ề của họ thì cũng chỉ là đẽo gọt và
tối tăm hơn Lí Thương Ấn mà thôi, không hề có cái tư tưởng sâu sác và
cái tình cảm chân thành đáng quý trong thơ Lí Thương Ẩn. v í như đem
hai câu thơ nổi tiếng :
Con tầm đ ến th ác tơ còn vướng
Căy nến th àn h tro lệ ch ử a k h ô
đổi thành "Nhà kín tằm ươn chẳng nhả tơ" và "Cây nến giđ lùa rèm thúy
lạnh" thì cách điệu tầm thường và chẳng cđ chút thi vị. Ngoài ra, trong
tập còn các bài thơ vịnh vật như C ẩn h o a (Hoa râm bụt), H ạ c (Chim
hạc), T h ièn (Ve sầu), H à h o a (Hoa sen), L iễ u n h ú (Liễu rủ), L ệ (Nước
m ắt), v.v... Họ theo đề mà làm thơ, thay nhau xướng họa chứ không phải
vì lòng rung động mà phát ra lời, chỉ cốt lượm lặt th ật nhiều điển cố, sáp
xếp câu chữ, châm chút đối ngẫu cho chỉnh tề, hình thức cho hoa lệ, có
bài gần như thơ đố. Vương Phu Chi gọi là "Câu đố" (T huyền Sơn d i thư,
quyển 64). v í như những bài thơ lấy để tài "lệ" (nước m át) của ba ông
Dương ứ c , Lưu Quân và Tiển Duy Diễn, họ nhập làm một các điển cố liên
quan đến cái buồn thương trong lịch sử và truyển thuyết, như điển cố Biện

21
Hòa ôm ngọc t1), trong thơ Dương ứ c viết :
Uổng thay K in h vương n gà ngọc dẹp
đến Tién Duy Diễn thì trong thơ lại biến thành:
K in h vương n ào biết g iá liên thàn h,
Ôm ngọc người N am luống d o ạ n trường.
Hay như điển cố vé Kinh Kha, trong thơ Dương ứ c viết :
G ió lạ n h sôn g D ịch n g h i buồn g h ẻ
trong thơ Lưu Quân lại đổi thành:
Rượu saỵ nhữ n g dợi b áo thù Tàn
Cứ như th ế thay đi đổi lại, chảng hề có cái gì mới mẻ, nhìn qua thì thấy
toàn là "Giao bàn", "Lũng thủy", nhưng đọc lên thì sạn sạo rời rạc, chẳng
có ý vị gì, chỉ còn lại một chút hình thức hoa mĩ và âm vận du dương để
che đậy nội dung nghèo nàn mà thôi. Loại thơ cứng nhắc ấy, ngay đương
thời đã có người chê trách và phản đối. Thạch Giới từng viết Q uái thuyết,
chỉ trích như sau :
"Nay Dương ứ c ra sủc tô điểm, thêu dệt gió trãng, vẽ vời hoa cỏ, chìm
đắm trong hoa lệ, phù phiếm trau chuốt, đẽo gọt kinh thánh nhân, bdp
méo lời thánh nhân, lìa xa ý thánh nhân, tổn hại đạo thánh nhân... T hật
là quái lắm vậy".
Trong Dữ Q uăn H u ốn g học s i thư lại nói : "Từ khi ngài hàn lâm họ
Dương đề xướng lời dâm loạn, nịnh hót, thay đổi lời ngay thẳng trong thiên
hạ đã hơn bốn mươi năm, khiến cõi đời u ám mê muội, không hễ nghe
thấy tiếng thanh, âm nhã, cho nên người ta nói thói đời ngày một tệ hại,
thì văn cũng suy".
Sô phận cuối cùng của lối thơ ấy cũng giống như ông Phùng Vũ người
đầu Thanh nói trong bài tựa Trừng k h á c Tây Côn thừ xướng tập : "Chưa
hết một buổi mai đã tàn lụi". Lối thơ này bị lịch sử ghẻ lạnh là có lí do
vậy.

(1 ) Dổi Chu. Biện Hòa. ngưòi nườc sò, đuợc mộl hòn ngọc quy. dâng cho Lệ vUổng. Lé vuơng
cho là cùa giả. đem chặt chân trái Biện Hòa. Đến thời Võ viidng. lại đem dâng ngọc, nhà vua cũng
cho là cùa già, đem chặt chân phải. Dến khi Văn vưổng lên ngôi. Biện Hòa ôm ngọc ngồi khóc.
Nhà vua sai nguòi mài ngọc, quà là ngọc thật, bèn dặt tẽn là ngọc Biện Hòa (Hàn Phi tủ).

22
Chương III

VĂN HỌC THÒI KÌ GIỮA BAC TốNG

Trong vòng hơn bảy mươi năm (1023 - 1100) từ năm đầu hiệu Thiên
Thánh đời vua Tống Nhân tông (Triệu Trinh) đến năm Nguyên Phù đời
Tống T riết tông (Triệu Hú), đặc điểm của tình hình xã hội là đằng sau
bức màn thái bình, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày một sâu sác và
phức tạp, mọi lỉnh vực của kiến trúc thượng táng hầu như đểu có thay đổi
và tranh chấp. Vễ chính trị, cuộc vận động cải lương quán xuyến cả thời
kì này, ban đẩu là Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu với biến pháp, sau khi
họ thất bại không lâu lại xuất hiện biến pháp của Vương An Thạch. Có
điểu, cuộc vận động biến pháp lần sau, với quy mô càng lớn hơn, phạm vi
càng rộng rãi hơn, biện pháp càng kịch liệt và tiên tiến hơn, cuối cùng
cũng đã tuyên bố thất bại trước sự phản đối của các nhân vật ",Cựu đảng"
đại biểu cho quyển lợi của đại địa chủ, đại quan liêu, đại thương gia. Vé
sau, cho dù cuộc tranh chấp giữa Tân đảng và Cựu đảng còn kéo dài một
thời gian nhưng Tân pháp thì chỉ còn cái tên, thực chất đã tiêu vong rồi.
Về tư tưởng triết học, thích ứng với nhu cầu đấu tranh chính trị, đã xuất
hiện sự chống đối giữa Tân học của Vương An Thạch với các phái hệ Nho
học mới như phái Lạc Dương, phái Quan Trung, phái Thục v.v... cuối cùng
dẫn đến sự độc tôn của lí học, tư tưởng bị giam hãm lại. Chỉ có cuộc vận
động cách tân vé văn học là đạt đến thắng lợi. Với sự nỗ lực của các nhà
văn đương thời, thơ, từ, tản văn đều có biến đổi lớn lao, xây dựng nên
phong cách độc đáo của đời Tống, xuất hiện một cục diện phồn vinh của
sáng tác vãn chương.
Lãnh tụ văn đàn đương thời là Âu Dương Tu, đổng thời với việc tiến
hành đấu tranh chính trị, ông đã tham gia cuộc cải cách thi phong, hơn
th ế còn đé xướng việc đổi mới văn phong. Vể m ặt thơ ca, bạn của ông là
Mai Nghiêu Thần đã giương ngọn cờ phản đối thơ Tây Côn. Mai Nghiêu
Thần chủ trương thơ ca phải phản ánh đời sống hiện thực, đế xướng một
thi phong mới khác hẳn phong cách phù hoa tối nghĩa của Tây Côn thể.
Cuộc vận động cách tân này nhờ có Tô Thuấn Khâm, Âu Dương Tu....
tham gia mà rốt cục đã giành tháng lợi. Sau họ, nhờ sự nỗ lực của Vương

23
An Thạch, Tô Thức mà thơ Tống lại ngày một phong phú đa dạng lên. Con
đường phát triển của thơ ca đời Tống cũng được đặt móng từ thời kỉ này.
Về văn xuôi, cuộc cách tân lẩn này được triển khai trên cơ sở cuộc vận
động "phục cổ" đầu Tống, quy mô và thành tựu tấ t nhiên là to lớn hơn.
Âu Dương Tu một m ặt phản đối văn phong không lành m ạnh từ sau thời
Vãn Đường, m ặt khác đề xướng việc kế thừa truyền thống đạo học và
truyền thống văn học của Hàn Dũ. Nhờ ảnh hưởng của ông mà xu ất hiện
một loạt nhà văn như Vương An Thạch, Tăng Củng, Tô Tuân, Tô Thức và
Tô T riệt... Họ chính là sáu bậc đại gia đời Tống trong tám bậc cổ văn đại
gia của Đường, Tống. Cho dù thành tựu vẽ tư tưởng và nghệ thuật trong
văn xuôi của họ không như nhau, nhưng trong số tác phẩm của họ có
không ít những bài văn hay, đó là sự thực. Họ còn cùng chung sức quét
sạch văn phong phù hoa rắc rối, giúp văn xuôi bước lên con đường phản
ánh đời sống hiện thực một cách bỉnh dị, lưu loát. Bởi vậy, xét vể m ật văn
học sử mà nói, thời ki giữa B ắc Tống là một thời kỉ phổn vinh của văn
xuôi sau cuộc vận động cổ văn đời Đường, có ảnh hưởng lớn đến đời sau.
Thời kỉ này, từ cũng có một bước phát triển mới trên cơ sở sáng tác
thời Đường và Ngủ đại. T ác phẩm ngày một nhiểu, để tài không ngừng
mở rộng, phong cách được tôi luyện, cuối cùng cũng đã phổn vinh tươi tốt
như thơ và văn. Hai nhà làm từ bát đẩu sáng tác từ cuối thời ki tiư ớc là
Án Thù và Liễu Vĩnh, tác phẩm có nhiẽu chỗ khác nhau. Án Thù có chỗ
mới mẻ vể m ặt nghệ thuật, nhưng chưa hoàn toàn thoát khỏi tỉnh điệu
"Phái hoa gian". Tiếp bước họ là Âu Dương Tu và Án Cơ Đạo, về phong
cách rất gần gụi với họ, kế thừa nhiểu hơn sáng tạo. Chính cùng trong
một thời kì ấy, Liễu Vĩnh và Tô Thức đi một con đường khác, cđ cống hiến
nhiểu hơn cho sự phát triển của từ. Liễu Vĩnh là người đại biểu thời đầu
của phái "Uyển ước" (Uyển chuyển, giản dị). Ông không những đã mở rộng
đề tài của từ, mà vẽ phương diện thúc đẩy sự thành thục của th ể loại m ạn
từ cũng có nhiểu công lao. Tô Thức là người đã mở ra m ột trường phái
đối lập với phái "Uyển ước", đó là phái "Hào phóng", khai phá thêm vùng
đất mới cho từ, làm cho từ cũng có thể phản ánh đời sống xã hội rộng lớn
như thơ, đó chính là mở đường cho nhà làm từ yêu nước thời Nam Tống
và Tân Khí Tật. Ngoài những đại gia nói ở trên, những nhà làm từ đương
thời, mặc dù mỗi người có những nét riêng, nhưng nhìn chung đểu thuộc
phái "Uyển ước". Nhìn tổng quát, đến thời kì giữa B ấc Tống, từ đã đạt đến
giai đoạn thành thục, trên từ đàn đã xuất hiện quang cảnh trăm hoa đua
sác. Từ đó vể sau, từ vẫn còn phát triển , kết quả là Tống từ giành được
vinh quang đứng ngang hàng với Đường thi và Nguyên khúc trên lịch sử
văn học.
(1 ) Mạn từ : một điệu từ, câu dài, điệu dài hơn c á c điệu "lệnh", "dẫn", "cận".

24
1. M AI N G H IỀ U THẦN, TÔ THUẤN KHÂM

Về m ặt chống phái Tây Côn cũng như gây dựng đặc sác riêng cho thơ
Tống, Mai Nghiêu Thần và Tô Thuấn Khâm đều có tác dụng đáng kể.
Mai Nghiêu Thẩn (1002 - 1060) tự Thánh Du, người Tuyên Thành, (nay
là Tuyên Thành, tỉnh An Huy), người đời gọi ông là Uyển Lãng tiên sinh.
Ông bất đác chí trên con đường hoạn lộ, nhưng lại có danh giá trên thi
đàn. Chủ trương văn học của ông đối chọi gay gát với phái Tây Côn. Đặc
điểm của th ể Tây Côn là diễm lệ, hiểm hóc, nội dung nghèo nàn. Ngược
lại, Mai Nghiêu Thần đề xướng bình dị, đơn giản. Ông yêu cầu thơ ca phải
tả thực, phải có cảm hứng ("nhân việc mà cảm kích, nhân vật mà cảm
hứng"). Theo ông, mục đích sáng tác phải là "thích" (phúng thích) và "mĩ"
(cái đẹp) (T rả lòi H àn Từ H oa, H àn Trì Quốc, H ằn N gọc N hữ tặn g thơ
th u ật h o à i). Vé nghệ thuật, ông đã chú ý đến đặc điểm tính hỉnh tượng
của tác phẩm văn học, từng nói: "Làm văn cũng giống nặn tượng" (T h eo
vận họa thơ v in h T húc). Đương nhiên, tác phẩm của Mai Nghiêu Thần
không phải đều phù hợp với những yêu cáu ông nêu ra, nhưng ông có viết
được nhiều bài thơ hay, và điéu đó có quan hệ mật thiết với những chủ trương
trên. Ví như bài thơ phản ánh đời sống hiện thực N hữ p h ầ n bàn nữ :
Cô g á i n g h èo bến Nhữ,
Trên dư ờng lệ chứ a chan,
R ằ n g ch a g ià ốm yếu, 4
K h ô n g trai sốn g cô dan.
Ác sa o bọn n h a lạ i ?
Ai d á m ch ốn g lạ i quan.
Dốc thúc k h ô n g dược chậm ,
C hốn g g ậ y di lom khom .
D ặn d ò người bên cạnh,
N hờ sớm tối trông nom.
Vừa q u a h à n g xóm v'ê,
Vân tường còn cố gấng,
N ào h ay trong rét mưa,
Trên sông n ấm ch ết cứng.
Vóc yếu biết nhờ ai.
X ác bỏ k h ô n g người táng.

25
S in h g á i ch à n g b ăn g trai.
Công việc lo s a o đ ặ n g
Vỗ bụng kêu trời x an h
S ốn g thừ a thêm đ iêu dứ n g(l \
Trước bài có một lời tựa, ghi lại thảm kịch thây phơi đáy đổng m à tác
giả tận m át trông thấy, nhưng trong bài thơ tác giả chỉ chọn nỗi bất hạnh
của hai cha con cô gái nghèo làm điển hình, lấy đó để khái quát số phận
cay n g hiệt của đông đảo nhân dân, miêu tả th ậ t ch ân th ậ t và sâu sấc.
T ron g thơ ông loại tá c phẩm như th ế không phải là ít, như c á c bài
D iần g i a ngữ, Đ à o g iả , C ố n g u y ên c h iế n , T ố n g V ư ơn g G iớ i P h ủ tr i TÌ
L ă n g , V.V..S2). Những bài ấy hoặc là vạch trần sự bóc lột và áp bức tàn
nhẫn, hoặc là chê trách bọn thống trị hèn nhát trong công cuộc chống
ngoại xâm, hoặc là khuyến cáo người làm quan giảm nhẹ bòn rút, th ể hiện
sự đồng tình với nhân dân và lòng yêu nước nhiệt thành của tá c giả, cd ý
nghĩa tiến bộ trên những chừng mực khác nhau.
Mai Nghiêu Thần còn có một số bài thơ tả cảnh rất hay, mới mẻ, đáng
mừng. Bên cạnh các bài thơ ấy, loại thơ đùa gió cợ t trăn g của phái Tây
Côn càng lộ vẻ hèn kém. Chẳng hạn bài L ỗ san sơn h à n h .ệ
T h ỏa tăm tìn h p h ó n g k h o án g ,
C ao th áp d ã y non bầy,
N úi d ẹp tùy nơi đổi,
Đường ră m d ễ lạ c thay !
R ừ ng h o a n g n ai uống suối,
Sương xu ống g ă u leo căỵ.
X óm là n g d ă u d ă y n h ỉ ?
G à g á y tít n g o à i m ăỵ@\
Tả tình cảnh người đi đường trong núi th ật tinh tế sinh động. Loại thơ
tả cảnh này đã kế thừa được truyền thống ưu tú của Vương Duy, Mạnh
Hạo Nhiên, đổng thời củng có nét riêng độc đáo của tá c giả. Mai Nghiêu
Thẩn giỏi th ể hiện những ý cảnh đẹp đẽ bàng vài câu thơ giản dị, chất
phác. Như :

(1 ) Bản dịch cũ.

(2 ) L ờ i bác nông phu, N gườ i thợ gạch, Bài ch iến trường xưa, Tiễn ông V ươ ng G iới Phủ đi nhậm
chức ở Ti L ăng, v.v...

(3 ) Nam Trân dịch. NKP dịch lại câu đầu.

26
M áy ngày lười biến g ch ản g lén lầu,
Tơ liễu k h ắ p th àn h ú a m ột m àu.
(Kháo thí tăl dăng Thuyên lâu)

Những câu thơ như th ế mở ra con đường lấy cái mới mẻ và công phu
để thành đạt của thơ Tống. Ngoài ra, Mai Nghiêu Thẩn còn có một số tác
phẩm ca vịnh cảnh nghèo túng khốn khổ của chính nhà thơ, rất chân
thành, cảm động lòng người. Có điều, vì ông chịu ảnh hưởng Hàn Dũ,
Mạnh Giao khá nặng, cho nên về nghệ thuật thinh thoảng lại thấy xuất
hiện cái khuyết tậ t cứng nhác, văn xuôi hóa. Đồng thời, thơ ông có lúc lại
quá chất phác, thiếu vãn vẻ, thậm chí thích nghị luận trong thơ, như vậy
là chính ông vi phạm điểu mà ông đặt ra: "Phải viết ra được cảnh tượng
khó viết như trông thấy trước mắt, ngoài lời phải bao hàm cái ý vô tận,
như thế mới là đạt" (Âu Dương Tu: L ụ c N h át thi t h o ạ i, dẫn lời Mai Nghiêu
Thấn). K ết quả là một số hình tượng thơ không tươi tán và có phần khô
cứng vô vị. Tóm lại, đặc điểm đẽo gọt và vãn xuôi hóa, nghị luận hóa của
thơ Tống đã bát đấu thấy mầm mống trong thơ Mai Nghiêu Thần.

Cùng nổi danh với Mai Nghiêu Thần là Tô Thuấn Khâm, (1008 - 1048)
tự Tử Mỉ, người Đổng Sơn, Tử Châu (nay là huyện Trung Giang, tỉnh Tứ
Xuyên), sinh ở Khai Phong (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Bản truyện
trong T ốn g sử nói ông "Thuở nhỏ rất khảng khái, có chí lớn". Lại nói ông
từng nhiều lần dâng sớ lên vua, bàn bạc vé cái được cái m ất trong nền
chính trị các thời đến nỗi làm cho "bọn tiểu nhân cãm ghét”. Chính là vỉ
duyên cớ chính trị đó mà ông bị quan ngự sử trung thừa Vương Củng Thần
đả kích, bỏ không dùng một thời gian dài, vé ở vùng Tô Châu, sống cuộc
đời bạn cùng sông núi. Có điều ngay cả những lúc ấy ông cũng không hể
thờ ơ với hiện thực, cho nên Mai Nghiêu Thần ca ngợi ông là "Thân ông
dù tiểu tụy, Chí ông vẫn hiên ngang" (Đọc th o B à n Đ ào, gử i T ủ Mỉ,
V inh T hú c). Tự ông cũng từng miêu tả trạn g thái tinh thần của chính
mình như sau :
Có k h á c h bàn thời cuộc,
N hìn nhau luống ch á n chường.
G iặc hò g iết tướng lỉnh,
S âu bọ h ạ i m ù a m àng.
Q uạnh qu ẽ lòn g vời vợi,
B ò i h òi c h í d á n g thương.

27
Ai người lo nợ nư ớc?
Trước chén g iậ n còn uương^\
(llữ u khách)

Quả thật trong thơ Tô Thuấn Khâm, cái chỉ hướng giết giặc đén nợ
nước, giúp dân đỡ lầm than trở thành chủ đé quan trọng nhất ; nỗi câm
giận bất bình trở thành tình điệu cơ bản của tác phẩm. Ngay cả những
bài thơ tả cảnh cũng nhuốm màu sác ấy.
Khi vạch trần m ật đen tối của xã hội, Tô Thuấn Khâm mạnh bạo và
thẳng thán hơn Mai Nghiêu Thần. Loại tác phẩm này phẩn lớn là cổ phong.
Thí dụ bài T h à n h n am cả m h o à i trìn h v in h T hú c, tác giả vẽ nên cảnh
tượng bi thảm người chết đói đấy đổng và trách cứ bọn quan lại quý tộc
chỉ nói suông lại lỡ việc nước. Bài L iệp h ò thiên th ể hiện nguyện vọng diệt
trừ lũ cáo chuột trong xã hội.
Các bài K h ả n h C hâu bại, K i M ão d ô n g d ạ i h àn hữu cảm , N gô V iệt d ạ i
h ạn phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh phòng ngự chống Tây Hạ của
Bác Tống. Trong tiếng cười hoan hỉ và tiếng chửi rủa phẫn nộ, tác giả đả
kích sự khiếp nhược bất lực của tướng soái, làm nhục quốc gia, làm hại
binh sĩ, đồng thời cũng chỉ ra rằng sự thất bại trong chiến tranh gắn liền
với việc nội chính thối nát, biên phòng lòng lẻo, tỏ lòng đổng tình sâu sác
với những người lính bị xua ra sa trường đương đẩu với chết chóc và những
người nông dân khôn khô’ vì sưu thuế.

Hiện thực đó thôi thúc nhiệt tinh yêu nước của tác giả. Trong bài Chu
trung cả m h o à i k í qu án trung chư qu ăn (Trong thuyẽn tỏ lòng gửi các bạn
trong quán trọ) ông tỏ ý nuối tiếc tráng chí tiêu ma, nhưng càng ân cán
mong mỏi nước nhà giàu mạnh lên. Trong bài N gô văn (Tôi nghe) tập
trung th ể hiện tư tưởng ngày đêm không bao giờ quên việc bảo vệ biên
cương. Ong ca lên bi tráng :
T a tuy là n h à nho,
C hí m uốn nuốt g iặ c Hò.
Thời t h ế k h ô n g dược gặp,
C ảm thương lòn g d ấ n do.
N gày n ằm trong d ố n g sách,
N gọc Quan d èm lạ i nw ^\

(1 ). (2 ) T h e o hàn dịch cũ.

28
Trong các nhà thd Tống viết về hùng tâm tráng chí giết giặc lập công,
phải kể Tô Thuấn Khâm là người sớm nhất.
Tô Thuấn Khâm còn có một số tác phấm bày tỏ sự phẫn nộ, thể hiện
tư tưởng tình cảm của ông sau khi bị lưu đày. Như bài T h ản h n am quy
trực d ạ i p h o n g tuyết (O thành nam vể gặp bão tuyết) đã công khai tuyên
bố ông quyết không bao giờ thỏa hiệp. K h ó c sư L ỗ và Thục s ỉ lại qua tiếng
khóc nỗi bất hạnh của người bạn và sự bất bình thay cho kẻ sĩ kháp thiên
hạ để vạch trẩn sự vùi dập nhân tài của bọn thống trị. Những hiện tượng
xã hội bất hợp lí đó kích động nhà thơ hát lên câu: "Ta ngờ trời ghét kẻ
thiện lương, Chuyên cùng bọn ác tràm phương trả thù" vô cùng đau xót.
Phong cách cuống phóng của những tác phẩm này có phẩn giống phong
cách Lí Bạch.
Những bài thơ tả cảnh của Tô Thuấn Khâm không hoàn toàn gióng các
tác phẩm mô tả cảnh đẹp thiên nhiên của Mai Nghiêu Thẩn. Chúng in
đậm màu sác tình cảm Như :
T h ôn g g ià n gạo n ghé dường k h in h tục,
Su ối ch ảy rì rầm tựa tránh người^\

(Vìệl Chân Vân Món lự)

không những đã vẽ nên được thần thái cây thông, dòng suối, mà còn thể
hiện được tâm sự giận đời ghét tục của tác giả. Hay như bài H oài Trung
vãn b ạc Dộc D âu (Buổi chiéu, đỗ thuyén ở Độc Đầu đất Hoài Trung):
X an h ràn cỏ nội, án h xuân sang,
H oa n à h a n g sáu cũng rỡ ràng.
C hiều đến, bên dền, thuyên dậu lẻ,
D ầy sôn g m ưa gió, ngọn trieu d ă n g (1\
Bức tranh giàu ý thơ, có điều rõ ràng nhuốm màu sác cô đơn của tác
giả. Phải thừa nhận ràng, Tô Thuấn Khâm trong loại thơ này không có
năng lực quan sát tinh tê' bàng Mai Nghiêu Thán.
Đặc điểm tổng quát vé nghệ thuật của thơ ca Tô Thuấn Khâm là bút
lực khỏe khoán, tình cảm mạnh mẽ. Ong thích ca ngợi sự biến hóa của núi
sông, sấm chớp, mưa gió, có sức tưởng tượng kì lạ. Như những câu :
T rán g si, những m on g lật m ặt trài,
S ả n g soi m uôn d ặm , nỗi sầu vai.

IDụi rụ (Sưong mù lón)]

(1 ), (2 ) T h e o hàn dịch cũ.

29
G ió lớn nhữ n g lo ch ư a h è tất,
K in h Vị có p h e n thổi lậ t n hào.
[Đại ph on g (G ió lỏn)]

đều CÓ đặc điểm như vậy. Nhưng Tô Thuấn Khâm cũng như Mai Nghiêu
Thần, lời thơ thường cứng nhắc thô tháp, cho nên vể nghệ th u ật cũng rõ
ràng chưa đủ thành thục.

2. Â U DƯƠNG T U

Âu Dương Tu (1007 - 1072) tự Vĩnh Thúc, hiệu Túy Ông, cuối đời còn
có hiệu Lục Nhất cư sĩ, người Lư Lăng (nay là C át An, G iang Tây), mồ
côi cha từ bé, gia cảnh tương đối nghèo túng. Năm Thiên Thánh thứ tám
(1030) đời Tống Nhân tông, ông đỗ tiến sĩ, từ đó lần lượt làm quan ở địa
phương và trung ương. Thời ki này, tư tưởng chính trị của ông phản ánh
lợi ích của giai tẩng địa chủ nhỏ không được hưởng đặc quyển phong kiến.
Ông có một nhận thức khá tỉnh táo đối với nguy cơ trẩm trọng về các m ật
kinh tế, chính trị và quân sự đương thời, đã tiếp xúc với các vấn để bản
chất như lấn chiếm đất đai, phu dịch nặng nể. Ông còn đề ra tư tưởng lấy
nông nghiệp làm gốc "vụ nông tiết dụng" (chăm lo cày cấy, tiế t kiệm chi
dùng), yêu cầu trừ bỏ những tệ hại tổn đọng, thực hiện một nẽn chính trị
"khoan giản" (khoan dung, giản tiện) để ổn định nển chuyên chính của giai
cấp địa chủ. Bởi vậy, trong cuộc đấu tranh giữa phái cách tân của Phạm
Trọng Yêm và phái bảo thủ của Lữ Di Giản thời bấy giờ, ông kiên quyết
đứng về phía tiến bộ. Các bài nổi tiếng của ông : Dữ c a o ti g iả n thư và
B à n g đ ả n g lu ận đã phản bác một cách sác bén sự phỉ báng và vu khống
của phái bảo thủ, cđ tính chiến đấu nhất định. Nhưng chẳng bao lâu, cuộc
vận động cải lương lần này đã th ất bại. Âu Dương Tu bị kẻ thù chính trị
chèn ép và đả kích, mấy lần bị bãi chức, biếm trích, làm cho ông có những
nét tiêu cực trong tư tưởng chính trị.
Vể cuối đời, ông liên tục được bổ nhiệm làm phđ sứ khu m ật viện, tham
tri chính sự... những chức vị trọng yếu đương thời. Đ ịa vị x ã hội được
nâng cao khiến ông càng trở nên bảo thủ. Cuối cùng, tron g cuộc vận
động "Biến pháp" của Vương An Thạch ông trở th àn h nhân vật thủ cựu
chống lại tân pháp.

Âu Dương Tu có địa vị quan trọng trên lịch sử văn học T rung Quóc.
Trong cuộc vận động cách tân vản học B ác Tống, ông cố những cống hiến

30
nổi bật, trở thành lãnh tụ của văn đàn thời kì giữa Bác Tống. Ông lại là
nhà văn có tài năng nhiéu m ặt: tản vãn, thơ, từ, sử truyện.... m ặt nào
cũng có thành tựu.
Trên lịch sử phê bình văn học, cuốn L ụ c N h á t thi th oạ i của ông mở
đẩu cho th ể loại "thi thoại", nó cung cấp cho sự phát triển lí luận thơ ca
đời sau một hình thức giản tiện, linh hoạt.
Cùng lúc với việc yêu cấu cải cách nén chính trị hủ bại, ông cũng bát
tay tiến hành cuộc cải cách văn phong, cuộc cải cách này liên quan chặt
chẽ và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vễ chính trị. Từ cuối Đường, Ngũ đại trở
đi, trí thức nhìn chung là sùng bái loại văn chương nội dung trống rỗng,
phong cách diễm lệ, phù phiếm. Sau khi thi đỗ, Âu Dương Tu cùng với các
ông Y Thù v.v... lên tiếng chống lại phong cách thời thượng, viết ra những
áng cổ vãn bình dị, mộc mạc, hơn thế còn hiệu đính bổ sung văn tập của
Hàn Dũ để làm kiểu mẫu. Cuộc vận động cách tân cổ vãn từ đó được triển
khai dần dần. Trải qua hơn ba mươi năm phấn đấu, lại được sự ủng hộ
đác lực của Mai Nghiêu Thấn, Tô Thuấn Khâm và cả Tô Thức, T ăng Củng,
Vương An Thạch v.v... phong trào cổ văn cuối cùng đã đạt được sự phát
triển mạnh mẽ, đạt đến chỗ "không phải Hàn Dũ thi không học" (Âu Dương
Tu: K Í cựu b ản H àn văn hậu ).
Mặc dù cuộc vận động cổ vãn của Âu Dương Tu đã kế thừa trực tiếp
tinh thần và chủ trương của vận động cổ vãn của Hăn Dũ thời giữa Đường,
nhưng cũng có đặc điểm thời đại riêng của nó. Thứ nhất, trong mối quan
hệ giữa "văn" và "đạo", cũng giống như các ông Hàn Dũ...., ông cũng nhấn
mạnh nội dung (đạo) của văn chương hơn hỉnh thức (vãn), dựa vào ngọn
cờ "đạo" của Nho gia đê’ phản đối loại văn chương nội dung nghèo nàn
trống rổng, cho ràng: "Đạo mà thuần thì cái bên trong chắc, cái bên trong
chắc thì phát ra vẻ bên ngoài rực rỡ" (Đ áp T ổ T rạch chi thư).
Có điều, ông còn đi xa hơn Hàn Dũ. Tiến thêm một bước, ông cho ràng,
"Đạo mà tháng thì văn không khó mà tự đạt" (Đ áp N gô S u n g tú tài thư),
"Cặm cụi cả đời dồn tâm huyết vào các con chữ, những kẻ ấy th ật đáng
buồn" (T ốn g Từ Vô Đ ản g n am quy tự). Quan điểm có "đạo" tất có "văn",
thậm chí phủ nhận giá trị độc lập của "văn", cho dù chưa chi phối thực
tiễn sáng tác của bản thân ông, nhưng vé lí luận thì đích thực là đã mở
đường cho loại luận văn của các nhà đạo học sau này. Đó cũng là do chịu
ảnh hưởng lí luận văn chương của Liễu Khai, Thạch Giới... đầu đời Tống.
Thứ hai, Hàn Dũ đé xướng văn phong kết hợp giữa "văn thuận theo chữ”
và "gạt bỏ lời sáo mòn", nhưng trong thực tiễn sáng tác của ông, chủ yếu

31
lại phát triển m ặt "mới lạ" (cho dù ông có những tác phẩm hay, giản dị
và sáng sủa), lấy cái khỏe khoán, mới lạ để chống lại cái ủy mị, trau chuốt
từ Tề Lương trở về sau. Âu Dương Tu thì trái lại, trong việc đấu tranh
chống văn phong cổ quái, khó hiểu từ Ngũ đại trở đi, họ phát triể n m ặt
"bình dị" trong lí luận văn chương của Hàn Dũ, xây dựng nên một phong
cách văn chương b5nh dị, thông suốt, uyển chuyển, lưu loát. Những nhà
văn đời sau, phấn lớn đều kế thừa và phát triển phong cách này. Đó cũng
là cống hiến chủ yếu của cuộc vận động cổ văn đời Tống.
Văn chương thuộc các th ể loại khác nhau của Âu Dương Tu là mẫu mực
tốt nhất của phong cách này. B ấ t kể là nghị luận hay tự sự, ông đểu viết
rất rõ ràng, giản dị m à lại sinh động phong phú. Vãn chính luận của ông,
như các bài B à n g đ ả n g lu ận, N gủ d ạ i sử lện h q u a n truyện lu ậ n , hoặc là
khuyên nhà vua dùng người hiển tài, bỏ kẻ gian ác, hoặc trình bày lí lẽ
"ưu lo, nhọc nhằn có th ể chấn hưng đất nước, nhàn tản vui say có th ể
vong mạng", mặc dù chưa cd được cái sung sức, mạnh mẽ như H àn Dũ,
nhưng lật đi lật lại để luận chứng, xoay chuyển phản bác, lên xuống cao
thấp, lấy lí lẽ mà thuyết phục lòng người. Có lúc nghị luận sác bén, như
dao phạt búa chặt, như bài T ún g tù lu ậ n , bác bỏ triệ t để cái "giai thoại"
lịch sử vé việc Đường Thái tông thả tù. Nhưng nhiểu hơn là khoan thai
thong thả, như dòng suối "óc rách. Chẳng hạn bài Dữ c a o ti g iá n thư căm
phẫn chỉ trích phái bảo thủ mà th ật ung dung, không hề đao to búa lớn.
Trong các bài tản văn văn học hay những bài tản văn có tính chất văn,
cách tả người, tả việc, tả cảnh đểu khéo dùng một ngòi bút điêu luyện,
nhuốm đậm ý vị trữ tình. Các bài L o n g cương th iên biểu , T ế T h ạ c h M an
K h a n h văn, T h íc h B Í D iễn thi tập tự, Tô th ị văn tập tụ, Túy Ồ ng d in h
k í, P h o n g lạ c d in h k í, Thu th a n h p h ú , v.v... đểu th ể hiện đầy đủ đặc sác
nghệ thuật đó của ông. Như trong bài Túy Ổng d in h k í cảnh và vật được
tả trên thực tế đều bao hàm tâm tình u uất của ông lúc bị biếm đến Trừ
Châu, cái nhịp điệu ngâm nga do hai mươi mốt chữ "dã" tạo thành, tuy
không khỏi thấp thoáng dấu vết loại tác phẩm cũ nhưng lại khiến bài văn
có phong vị một lời hát ba lời than. Bài T hu th a n h p h ú của ông lại có đặc
điểm riêng về thủ pháp trữ tình :

"Âu Dương tử đang đêm đọc sách, bỗng nghe cd tiếng từ Tây nam đến,
sửng sốt láng nghe, rằng: Lạ thay ! Ban đầu rì rào hát hiu, rổi bỗng cuộn
trào ầm ẩm, như sóng lớn đêm váng, như gió táp mưa sa. T iếng ấy khi
chạm vào vật, xủng xoảng như tiếng vàng tiếng sất cùng vang lên ; lại
như đoàn quân xồng vào giặc, ngậm ngang ngọn giáo m à chạy, không hề

32
nghe hiệu lệnh, chỉ nghe tiếng người ngựa bôn ba. T a bảo tiểu đồng : "Tiếng
gì vậy ? Ra xem sao". Tiểu đống thưa : "Trăng sao vàng vặc, ngân hà giữa
trời, bổn bề không tiếng người, tiếng ấy là tiếng cây cỏ vậy"".
Đó là đoạn đẩu bài Thu th an h p h ú . Nhà vãn bằng mấy nét sinh động
đã miêu tả rất hỉnh tượng âm thanh mùa thu vốn vô hình. Khi ông miêu
tả âm thanh như có th ể lắng tai nghe được thì lại càng hiển hiện lên cái
lặng lẽ quạnh hiu của đêm thu. Đoạn văn này bản thân nó đã giàu ý thơ
nét họa, rung động cảm xúc thẩm mĩ, hơn th ế lại rất nhất trí hài hòa với
cảm khái nhân sinh ở đoạn sau. Vé nội dung tư tưởng, bài phú này cũng
chỉ nhằm phát huy đạo dưỡng sinh, chẳng có gì đáng chú ý, nhưng về nghệ
thuật thì quả th ật rất xuất sắc.
Âu Dương Tu không những đã cải cách văn phong, mà còn c ó ý đổ cách
tân thi phong diễm lệ phù hoa đương thời. T h ạ ch lă m thi th o ạ i quyển
thượng có nói: "Thơ Âu Dương Vãn Trung, bát đấu uốn nán thể Tây Côn,
chuyên lấy khí cốt làm chủ, bởi vậy lời bình dị mà thông suọt sảng khái".
Vé điểm bỉnh dị thì thi phong và văn phong của ông khá nhất trí, có tác
dụng tích cực trên thi đàn. Có điểu, lại coi nhẹ sự trau chuốt ý thơ, hình
tượng thơ và ngôn từ thơ, làm cho không ít bài thơ m ất sức hấp dẫn, khiến
người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lán. Liên quan với phong cách này, vé
thủ pháp biểu hiện, ông chịu ảnh hưởng Hàn Dủ, thường lấy văn thay thơ.
Thủ pháp này, m ặc dù có thể ít chịu sự trói buộc của cách luật thơ, thuận
lợi cho việc tự do th ể hiện tư tưởng tỉnh cảm trong thơ, nhưng lại dễ làm
tổn hại cái mĩ cảm âm nhạc vốn có của thơ, cho nên vể nghệ thuật, phần
lớn đều không th ật thành công.
Nói tóm lại, thành tựu sáng tác thơ của Âu Dương Tu không bàng văn
của ông, nhưng về tư tưởng và nghệ thuật cũng có chỗ khả thủ. Ông có
khả năng phản ánh các hiện tượng xã hội đen tối đương thời. Như bài
T hự c tao d â n , ông vạch trần việc quan lại trưng thu lương thực của nông
dân để nấu rượu, làm cho nông dân phải sống đói khổ. "Nổi không hạt
cháo qua đông xuân", kết quả là nông dân không th ể không "Lại đến nhà
quan mua bã ăn", th ế mà bọn quan lại không những không xấu hổ, ngược
lại coi việc bán bã rượu cho nông dân như là một ơn huệ. Những bài thơ
như th ế có ý nghỉa phê phán hiện thực. Trong hàng loạt bài thơ tỏ lòng
và tả cảnh, như các bài Vãn b ạc N h ạc Dương, H Í d á p N guyên T rân, X uản
n h ậ t T ảy h ò k í Tạ P h á p T ào ca, L a o d in h d ịch, H oà n g K h ê d ạ bạc v.v...
đểu dùng những câu thơ bình dị mà đẹp đẽ thể hiện sự cảm nhận cuộc
sống rất cảm động của nhà thơ :

3 - LSVHTQ-T2 33
C hăn trời d ễ có g ió xu ăn qua,
T h à n h núi th ản g h a i ch ử a tháy hoa.
C àn h trìu tuyết d è quýt văn nỏ,
M ăng non să m d ậ y n ảy ch ồ i ngà.
Đ êm n g h e tiến g n h ạn lòn g q u ê giục,
Ốm g iữ a d ầ u n ă m cá m cả n h xa,
L à k h á c h L ạ c Dương, h o a từng trải,
H ương d ò n g d ù m u ộn s á ch i
(H í đáp Nguyên Trăn)

Bài này viết lúc bị biếm đi Di Lăng (nay thuộc huyện Nghi Xương, tỉnh
HỒ Bác) :
C hân trời d ễ có g ió x u ăn qu a,
T h à n h núi th ản g h a i ch ử a tháy hoa.
Nhà thơ rất tự hào về hai câu này(2\ mà cũng đúng là những câu hay,
mới mẻ, trau chuốt. Toàn bài thơ đại để có thể cùng hai câu này dựa vào
nhau mà nổi danh. Ngoài ra, cần nhác đến các bài thơ bàn vể thơ của ông,
như Thủy Cốc d ạ h à n h k í Tủ M ỉ T h án h Du, Dộc bàn d à o thi k í T ủ Mi, H ọa
Lưu N guyên p h ụ trừng tăm c h i, V .V .Ế. trong đđ thấm đượm lòng khâm phục
hâm mộ đối với các bạn thơ Tô Thuấn Khâm và Mai Nghiêu Thần. Ông còn
vận dụng nhiểu hĩnh ảnh sinh động để miêu tả nét riêng trong phong cách
thơ của họ, chứng tỏ ông nấm chắc và.nghiên ngẫm thấu đáo nghệ thuật thơ.
Điểu này có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển lí luận thơ ca.
Âu Dương Tu cũng giỏi làm từ. T ác phẩm nhiểu và cũng cđ thành tựu
nhất định. Ông là người làm từ được coi trọng trên từ đàn đời Tống. Đặc
sác nổi bật nhất trong từ của ông là bỏ được cái bộ m ặt "trang trọng" của
nhà nho trong cổ vãn, th ể hiện một tình điệu phong lưu súc tích. Nội dung
chủ yếu không ngoài tương tư, yêu đương, rượu chè, ca xướng, tiếc xuân,
thưởng hoa, đại để rất giống sáng tác của người làm từ nổi tiến g thời này
là Án Thù. Từ của Âu Dương Tu chịu ảnh hưởng lớn của từ thời Ngũ đại,
đặc biệt là của Phùng Diên Ki, có điểu ông biết tiếp thu m ặt tả tình sâu
sác uyển chuyển mà gạt đi cái đẽo gọt trau chuốt của "Phái hoa gian",
cũng không có mùi vị phấn son nồng đượm của họ. Từ của ông nói chung
sáng sủa tươi tắn, lời rõ ý sâu :

(1) Theo bản dịch cũ.

(2 ) X em mục H iệp Châu thi thoại sách Ầu D ươ ng Văn Trung công tập : Bút thuyết.

34
Quán k h á c h m a i tàn,
Càu k h e liễu rủ.
G ió lừ a cỏ ám , dãy cương thả,
L i sầu m ỗi bước m ỗi tơ vưong.
T h ă m th ầm dòn g xuân tràn k h ắ p ngả.
Đ òi d o ạ n lòn g ta,
R òn g ròng lệ nhỏ,
L ầ u ca o c h ó ra h iên dứ ng tựa,
N úi xuân x a tít m ã i ch â n trời.
N gười d i tận bên n goài núi d ó o .
[Dạp sa hành]

Đó là tác phẩm tương đối tiêu biểu của Âu Dương Tu. Tình cảm yêu
đương thể hiện trong loại tác phẩm này chưa th ể nói là có ý nghĩa xã hội
gì sâu xa, nhưng cũng không rơi vào phù phiếm trống rỗng, mà uẩn khúc
triễn miên, nhất là hai câu cuối của đoạn trên và đoạn dưới. Qua hỉnh
tượng giàu ý thờ : sông xuân gợi sầu, núi xuân gợi nhớ, tác giả dẫn người
đọc vào chỗ sâu kín của tỉnh cảm, có sức truyển cảm nghệ thuật nhất định.
Những bài từ này của Âu Dương Tu đã hoàn toàn gạt bỏ được sự trói buộc
của tư tưởng đạo học của Nho gia, để cho tình cảm cuộc sống tuôn chảy
một cách chân thực, bởi vậy, so với văn và thơ của ông thì càng mang đặc
điểm lấy tình thực m à cảm động lòng người. Nhưng ông cũng có không ít
bài từ chuyên miêu tả phong tư dáng vẻ phụ nữ, để lộ thị hiếu tầm thường
phóng đãng của sĩ phu quan liêu.
Âu Dương Tu còn giỏi miêu tả cảnh vật tự nhiên bằng nét bút tươi m át
thoáng nhẹ. Mười bài đầu của [Thái tang tử] (cả chùm có mười ba bài) là
thí dụ rất hay.

T huyên n h ẹ ch eo xinh, Tây H ò đẹp


N ước biếc n goàn ngoèo,

Cỏ m ướt d ê d à i

Án h iện theo thuyên tiếng sáo a i ?

(1 ) H ổ lá n g dịch.

35
G ió yên, nước trơn lì như ngọc
N gỡ thuyền ch ằ n g d i
S ón g gạn li ti
Âu sọ bay cá n h lướt b à d ê
(Thái lang íứ )ll)

H ọa t huy en tải rượu, Tây H ò dẹp


S á o rộn d à n vang
Chén ngọc truyền d â n g
Lướt êm són g lặn g, cứ say nàm .

M ây lạ i bay dưới thuyền n h ẹ lướt


Nước tron g tuyệt vời
N g án g cúi kh ô n rời
N gỡ d ã y h ò riên g có m ột trài!
( Thái tang /ứ)*2 '

Chùm từ này miêu tả Tây Hổ ở Dĩnh Châu, tuy có xen lẫn cái buồn xế
bóng của tác giả, nhưng nhìn chung là thanh tĩnh, trong suốt, đượm tình,
thể hiện được vẻ đẹp núi sông của Tổ quốc. Trong một số bài từ khác, có
những câu tả cảnh như :
N ơi h o a h ạ n h dỏ, non x an h khuyết,
N gười bước sườn non, n g h i dưới nonS \
[Ngọc lâu xuân]

B ố n m ặ t sôn g xuân cù ng d ê vỗ,


T hiên thu lầu n g oại liễu dương xanh.

I('án khẽ sa]

(1 ) (2 ) Lúc trẻ. Âu Dưong Tu vì úng hộ phái cải cách do Phạm Trọng Yớm đứng dắu nỏn bị
biếm vể Trừ Châu. Dưclng Châu rổi Dĩnh Châu. Cuối d(ìi. thất thế trổn tnlftng chính trị. ổng cũng
vể ò ẳn tại Dĩnh Châu. BcHi vậy. fing có một câm lình quycn luyến dặc biôt V(íi nơi náy (Nguyễn
Khắc Phi dịch và chú giài).

(3 ) Theo bàn dịch cũ.

36
đều khơi dậy cảm xúc thẩm mỉ, cd thể thấy được cái công phu độc đáo của ông.
Ngoài ra, trong tập từ Túy Ông cằ m thú n g o ạ i th iên (Ngoại thiên bàn
về thú chơi đàn của Túy Ông) còn có hai hiện tượng đáng chú ý: một là
việc sáng tạo và thí nghiệm mạn từ^1), hai là đem khẩu ngữ và từ ngữ
thông tục vào từ. Đó cũng là đặc điểm nổi bật trong từ của Liễu vinh,
một người gẩn như cùng thời với Âu Dương Tu.

3. VƯƠNG A N THẠCH, VƯƠNG L Ệ N H

Vương An Thạch (1021 - 1086) tự Giới Phủ, cuối đời hiệu Bán Sơn,
người ở Lâm Xuyên, Phủ Châu (nay là Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây), xuất
thân trong một gia đình địa chủ thanh bạch. Ông cương trực không xu
phụ, có chí "uốn nán thời cuộc, làm thay đổi phong tục" (Bản truyện, T ống
sử). Từ buổi đẩu làm quan địa phương ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang
ông đã tỏ ra có tài năng chính trị lỗi lạc, thêm vào đó lại có sáng tạo về
học thuật và văn học cho nên tiếng tăm được sĩ phu biết đến và trọng
vọng. Các đại thần như Văn Ngạn Bác, Âu Dương Tu đều đua nhau tiến
cử ông. Nhưng trải qua hai triều Nhân tông và Anh tông (Triệu Thự) đêu
không được trọng dụng. Mãi đến Thần tông (Triệu Húc) lên ngôi, vì muốn
tìm con đường giải thoát từ trong việc cải cách để củng cố nển thống trị,
nên bổ ông làm tể tướng, từ đđ mà xuất hiện biến pháp Vương An Thạch
nổi tiếng.
Trước biến pháp, hiện tượng nghèo nàn yếu đuối trong xã hội Bấc Tống
ngày một nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp gay gát, lực lượng quốc phòng
mỏng manh, tình th ế chung là rất bất lợi cho chính quyền Triệu Tống. Đối
m ật với tình hình đó, Vương An Thạch đề ra biến pháp, chủ yếu nhầm xóa
bỏ các tệ nạn chính trị từ đầu Tống trở lại, hạn chế đặc quyển của đại
quan liêu, đại địa chủ và thương nhân, lấy đó để hòa hoãn mâu thuẫn giai
cấp, mong đạt được hiệu quả nước giàu binh mạnh. X u ất phát từ mục đích
đd, ông để ra các biện pháp mới như thanh miêu, thủy lợi nông điển, đo
ruộng chia đểu thuế, miễn dịch, bảo giáp, bảo mã, thị dịch, quân thâu^2).

(1) Mạn íừ : những bài từ dài, có tiét tấu chậm chạp (N D ).

(2 ) Phép thanh m iêu : Khi giáp hạt, nhà nưóc bỏ tiển cho vay, lãi nhẹ. Phép này chống lại sự
bóc lột cùa phú hộ. Phép do ruộng: Quan lại chiém đoạt ruộng của nhũng người trón thuế bỏ đi
nay đo lại đè đánh thuế. Phép m iễn dịch: Ai có tién bỏ ra thì có thẻ miễn phu dịch. Phép bảo
giáp: 10 nhà dan họp thành một bảo, 50 nhà thành một dại bảo, tự mua sắm cung tên, tập võ nghệ.
Ngày thường đẻ chống trộm cướp, có chiến tranh thì ra lính. Phép thị dịch : Cho dân vay tiẻn
nắm láy thương nghiệp, đặt thương diém, hạn ché quyén thương nhân (N D ).

37
Tuy xét đến cùng thì vẫn là nhàm tăng thêm quyển cho hoàng đế, củng
cố nền thống trị phong kiến, nhưng vào lúc này đích thực là đã giảm nhẹ
gánh nặng của dân, có tác dụng thúc đẩy sức sản xuất phát triển. Dổng
thời cũng tăng cường được lực lượng quốc phòng để chống lại sự xâm lăng
của nước Liêu và Tây Hạ. Đó là ý nghĩa tiến bộ trên lịch sử của tân pháp.
Do chỗ tân pháp đụng chạm đến quyền lợi của bọn đại địa chủ, bọn quan
liêu và thương nhân nên đã dẫn đến sự mở rộng và đào sâu thêm mâu
thuẫn nội bộ giai cấp thống trị. "Cựu đảng" mà người đại biểu là Tư Mã
Quang đã không ngừng chống lại tân pháp, bức bách Vương An Thạch phải
từ chức tể tướng. Đến nỗi vua Thẩn tông vừa chết là tân pháp nhanh
chóng bị phế bỏ, cùng năm ấy Vương An Thạch đau buổn m à chết.
Trong quá trình thực hành tân pháp, để xây dựng cơ sở lí luận cho nó,
cha con Vương An Thạch cùng môn đệ của họ đã biên soạn bộ kinh
nghĩa : Thi, Thư, Chu lẻ và chú giải các sách kinh điển thời trước T ấn
như L ã o Từ chú , đổng thời đã thông qua sức mạnh chính quyén để phổ
biến trong các trường học, lấy đó thay cho cách học chương cú của Hán
nho trước nay. Những cách giải thích mới về "thánh kinh, hién truyện" ấy,
được gọi là "tân học", vể ý thủc tư tưởng, nó đả kích thảng vào Cựu đảng-
kẻ chống lại tân đảng. Nhưng về bản chất, "tân học" vẫn là nhầm phục vụ
giai cấp thống trị phong kiến, nhất là thuyết tính mệnh đạo đức mà Vương
An Thạch hết lời đề xướng thì trên thực tế giống đạo học. Có điều, nhìn
chung mà nói, Vương An Thạch vẫn là một nhà tư tưởng duy vật, ông lấy
tư tưởng phi thiên mệnh để chóng lại thuyết thiên mệnh duy tâm của Tư
Mã Quang, ý nghĩa tiến bộ của nó là đáng khảng định.
Vương An Thạch không chỉ là nhà chính trị, nhà tư tưởng nổi tiếng mà
đồng thời cũng là nhà văn học lỗi lạc.
Quan điểm văn chương của Vương An Thạch đại thể giông quan điểm
của Âu Dương Tu, Mai Nghiêu Thán. Ông nhấn mạnh tác dụng của vãn
học trước hết là phục vụ xã hội. Còn như vẻ đẹp hình thức thì ông cho
rằng nó chỉ có thể tùy thuộc vào mục đích ấy. Trong bài T hư ớn g n h ă n
thư , ông nói : "Cái gọi là văn, là phải bổ ích cho đời vậy. Cái gọi là từ,
cũng giống như chạm trổ, hình vẽ trên đổ dùng vậy. Cốt làm cho khéo và
đẹp thì bất tất đã thích dụng, còn cốt làm cho thích dụng thì bất tấ t phải
khéo và đẹp. Cần phải lấy thích dụng làm gốc, coi chạm trổ, hình vẽ chỉ
là dung nhan bên ngoài. Không thích dụng thỉ không còn là đổ dùng. Không
trau chuốt dung nhan thì có còn là đổ vật nữa không ? Không. Vậy dung
nhan cũng không thể không co', nhưng chớ coi làm đáu, th ế mới được".

38
Xuất phát từ quan điểm đtí, ông không hé bảo lưu mà' chỉ khẳng định có
một nhà thơ Đỗ Phủ mà thôi. Có điểu, vé tác dụng của hình thức nghệ
thuật ông thường xem xét không đấy đủ, đó là điểm hạn chế trong quan
điểm nghệ thuật của ông.
"Phải bổ ích cho đời", đây đúng là tinh thán cán bản trong hoạt động
vãn học của Vương An Thạch, nhất là trong thơ và vãn càng được th ể hiện
rõ. Văn Vương An Thạch chủ yếu là các bài thuyết luận vé chính trị và
học thuật, ngay cả những bài bút kí du ngoạn như Du B a o T hiên sơn k í
và Thương T rọn g v in h tác giả cũng không bỏ lỡ cơ hội mà nghị luận hàng
tràng, cho nên gây cho người đọc cảm giác sức truyền cảm nghệ thuật yếu
kém. Nhưng ảnh hưởng của Vương An Thạch trên lịch sử phát triển tản
văn cổ Trung Quốc là không thể xem thường được. Ông có tài điểu khiển
ngôn ngữ, có tác dụng tốt trong việc hướng văn chương phục vụ chính trị
và củng cố thành quả của phong trào cách tân cổ văn thời Bác Tống. Văn
chính luận của ông có vị trí nổi bật trong Đường Tống bát đại gia. Như
các bài T hư ớng N h ăn tông h o à n g d ế ngôn sự thư, Đ áp Tư M á g iá n n ghị
thư đểu nhằm phục vụ biến pháp, có tính hiện thực mạnh mẽ, thể hiện tư
tưởng tiến bộ"kêu bệnh của dân, trị sai lầm của nước" của nhà vãn. Vế
m ặt hlnh thức biểu hiện, Vương An Thạch kế thừa và phát triển văn chính
luận truyền thống, bất luận trường thiên hay đoản thiên, kết cấu đều chật
chẽ, thuyết lí thấu triệt, ngôn ngữ ngán gọn chân chất, tính khái quát cao,
phù hợp với yêu cầu của văn luận thuyết là "Nội dung quý ở chỗ trọn vẹn
chặt chẽ, lời lẽ tránh rời rạc. Cẩn làm cho tâm và lí kết hợp chặt chẽ,
không có chổ sơ hở; từ và tâm đều chặt chẽ thì kẻ địch đành bó tay" (Vãn
tâm d iêu lon g : L u ậ n thuyết).
Bởi vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn truyén tụng ngâm nga những
bài ấy, coi như kiểu mẫu của văn chính luận. Vương An Thạch còn có một
số bài vãn tiểu phẩm đọc rất khoái chá, như Thư th íc h k h á c h truyện hậu
(Viết sau truyện thích khách) và Độc M ạnh T hường Q uân truyện. Những
bài bàn vé nhân vật lịch sử này, tuyệt không có cái khẩu khí ngụy biện
của người làm văn chương như Tô Tuân v.v... mà bút lực mạnh mẽ, giàu
tỉnh cảm, vãn phong sác sảo, đọc vãn ổng có thể tưởng tượng ra phong độ
cương nghị quả quyết của nhà chính trị.
Thơ ca Vương An Thạch có thành tựu lớn hơn vãn chương của ông, đó
là do chỗ rất nhiều tác phẩm tả thực, vịnh sử, tả cảnh của ông có nội dung
phong phú, nghệ thuật cũng xúc động lòng người. Đáng chú ý trước tiên
là những tác phẩm phản ánh hiện thực của ông ; những tác phẩm này đé

39
cập đến các m ặt đời sống rất rộng rãi, đề xuất những vấn đé xã hội trọng
đại và sắc cạnh. Như các bài C ảm sự, K iêm tín h, T in h b in h đéu xuất phát
từ các m ặt chính trị, quân sự, kinh tế để miêu tả cái hèn yếu của th ế nước
hoặc sự hủ bại của nội chính đời Tống :
D ân H à B ác,
G iữa h a i biên g iớ i sốn g k h ổ cực.
S in h con a i ch ả n g d ạ y n ôn g tang,
N ộp h ết ch o qu an d ề biếu g iặ c!
N ăm n ay d ạ i h ạ n n g h ìn d ặ m khô,
P hu d i là m sôn g huyện uẩn bất.
T rẻ g ià d ả t d íu xu ống m ien N am ,
M iên N am dược m ù a uẩn d ó i rạc,
Trời thảm , d á t sầu, ngày tối sầm ,
B a o k h á c h q u a dư ờng m ặ t n h ọt nhạt.
T iếc k h ô n g g ặ p thời T rin h Q uán xưa,
D ăm tiền đ á u thóc, ch ả n g loạn lạc^\
(Dân Hà Bắc)

Bài thơ ngán này đã vẽ ra như thật nén chính trị hà khác của bọn thống
trị và thảm trạng sống vẫt vưởng của người dân thời Tống. Tình cảm căm
phẫn của tác giả lộ rõ qua câu chữ, khiến sau khi đọc xong người ta bỗng
cảm thấy sự cấn thiết phải có cải cách. Nhận thức của Vương An Thạch
rất sâu sác, ông dám viết rõ sự thực quan bức dân phản (như bài T hu
d iêm ), cũng có lòng đống tình với những người phản kháng bị trấn áp (như
bài T h á n tức h à n h ). Nhưng Vương An Thạch vẫn chưa gạt bỏ được lập
trường cải lương của ông, cho nên ông tìm cách trốn tránh đấu tran h giai
cấp. Mặc dù ông vẫn nghỉ cho dân, ông hi vọng tìm được một suối hoa đào
ngoài cõi trần trong đó "Tuy có cha có con nhưng không có vua tôi" (Đ ào
nguyên h à n h ), nhưng nhiéu hơn là lo láng thay cho số phận của vương
triều phong kiến: "Tuy không có trộm cướp, nhưng e không bển lâu" (C ả m
sự). Lập trường chính trị kiểu ấy là không đáng theo.
Trong thi tập Vương An Thạch còn khá nhiễu bài thơ vịnh sử, nhà thơ
đã thông qua sự đánh giá công tội, cái được cái m ất của nhân vật lịch sử
mà th ể hiện quan điểm chính trị và hoài bão của mình, trong đó không

(1 ) Hoàng T ạo dịch.

40
hiếm những kiến giải mới mể. Như :
N gười nay chớ có ch ê Thương Ưởng,
Thương Ưởng xuống lện h ấ t p h ả i làm .
(T h u ơ n g ư ớ n g )

Lại như :
M ột thời bàn bạc m ới thi hàn h,
Ai nói n h à vua rè G iả Sinh.
(Giá Sinh)

Tinh thần kiên trì cải cách, không tính được m ất cá nhân ấy chính là
sự tự bạch của bản thân nhà thơ.
Còn loại thơ chỉ bộc lộ thẳng ý nghỉ, không cẩn nghiền ngẫm thì lại là
bài M in h p h i k h ú c n h ị thủ, do chỗ khác họa tinh tế, tỉnh cảm chân chất,
cho nên cảm động lòng người. Đó là bài rất nổi tiếng trong thơ Vương An
Thạch. Nhà thơ không những đã thể hiện nổi bật nỗi bất hạnh của Vương
Chiêu Quân, cũng chế giễu sự hôn ám của hoàng đế, mà còn mượn xưa
nói nay, ca lên nỗi bất đác chí về chính trị của mình :
N gười ch ả n g tháy, Trường M ôn g a n g tắc n h ốt A K iêu,
N gười th á t c h í k ề gì N am B ấ c !
Nếu đem những câu như th ế đối chiếu với các câu thơ của chính ông
như:
M ỉ n h ăn p h iêu b ạt nhờ cây cỏ,
C h í si k h ô càn ỏ m ải tranh.
(Dộc son dào hoa

thì ý nghĩa hiện thực càng rõ ràng.


Việc bãi chức tể tướng cũng đem đến những thay đổi trong sáng tác
của Vương An Thạch. Nổi bật nhất là hàng loạt thơ tả cảnh đã thay vị trí
thơ chính trị. Các nhà bình luận xưa nay đều suy tôn loại thơ tả cảnh của-
ông. Quả vậy, trong số đó có một số bài nổi tiếng đã biểu hiện thành công
vẻ đẹp của thiên nhiên, khơi dậy lòng yêu mến cuộc sống của con người,
về nghệ thuật cũng đã đạt đến mức điêu luyện. Cãn cứ vào sự thực đó, có
thể đạt đến một kết luận như sau: Vương An Thạch không chỉ sở trường
thuyết lí, bản lĩnh nấm bát hiện tượng của ông cũng rẵt cao cường.

( 1 ) T h e o bàn dịch cũ.

41
Chiầu thu G ian g B á c nử a trời đen,
M ưa n ặ n g m ây chiều cứ q u ẩ n qu an h.
M ảy p h ủ núi x a n h ngờ h ết lối,
N gàn bu ồm lấp ló bỗn g n hô lên.
(Giang thuợng)

K in h K h ẩ u , Q ua C háu nưóc m ộ t dòng,


C hung Sơn cá ch trỏ núi non chòng.
G ió xu ăn x a n h lạ i bờ N a m áy,
T răn g sản g, ta vè ch iếu n ữ a ch ăn g ?
(Bạc thuyĩn Qua C hâu)

Loại thơ trau chuốt tin h xảo này có đặc điểm là quan s á t tin h tế,
dùng lời khéo léo, ý cảnh mới mẻ, cho nên xưa nay vẫn được m ọi người
th ích đọc.
Nhìn chung, thơ cận thể của Vương An Thạch đẹp đẽ, nhàn dật m à lại
bình dị gần gụi. Thơ cổ th ể chịu ảnh hưởng khá sâu của Hàn Dũ, có điều,
ông thích nghị luận và dùng điển cố trong những bài trường thiên cố chiểu
hướng văn xuôi hda, làm cho thơ trở nên cổ quái và nhợt nhạt, có ảnh
hưởng không tốt đến thơ Tống sau này.
Từ của Vương An Thạch chưa đủ để thành đại gia, nhưng những bài
như [Quế chi hương]:
L ên cao, p h ó n g m ấ t xa,
C h ín h c ố qu ốc ch iều thu,
H iu h ấ t trời se...
thì lại có đặc sác nhất định, đáng gọi là tác phẩm hay trong từ Tống.
Bạn của Vương An Thạch là Vương Lệnh (1032 - 1059) tự Phùng
Nguyên, quê ở Quảng Lăng (nay là Dương Châu, G iang Tô). Ông là m ột
nhà thơ trẻ tài hoa, ôm ấp nguyện vọng quản lí quốc gia, giảm nhẹ đau
khổ cho nhân dân, từng nói:

Vua ch à n g Đ ường N gu áy tội ta,


D ăn n à m h a n g h ố c a i p h ả i lo ?

(Thu nhật ngẫu thành trình D ỗ T ứ T rườ ng


hiển chì h i m giản L ư u Trọng M ĩ)

42
Đáng tiếc ông mất sớm, chưa có dịp cống hiến cho Tổ quốc. Đáng mừng
là ông để lại một số bài thơ hay, thêm sác thêm hương cho thi đàn đời
Tống. Thơ ông chủ yếu thổ lộ hoài bão lớn lao và nỗi bất mãn, phẫn nộ
đối với hiện thực đương thời. Khí phách hùng vỉ, tưởng tượng diệu kì, thể
hiện một đặc sác lãng mạn chủ nghĩa, hiếm thấy trong thơ ca đời Tống.
Ví như bài T hử h ạ n k h ổ n h iệt :
G ió m á t k h ô n g tài trừ dược nóng,
B ón g chiêu sấp cán h vút lên ngàn.
B ể k h ô a i ch ả n g thêm lo sợ,
S ôn g cạn trời k ia củng thờ than.
C ao tít Côn h ô n băn g ván dọng,
X a vòi B ò n g d à o rét chư a tan.
Cả trời k h ô n g xách m an g theo dược,
D âu nỡ riêng thân cứ lượn tràn^l \
Tư tưởng đổng cam cộng khổ với dân như vậy thật đáng quý, không
gian thơ rộng mở, cấu tứ diệu kì. Vương Lệnh cũng giống các nhà thơ lãng
mạn, thích dùng thủ pháp tỉ hứng để gửi gám lí tưởng tốt đẹp và bộc bạch
tình cảm giận đời ghét tục. Hãy đọc lại thơ ông, các hiện tượng và sự vật
tự nhiên đểu chắp cánh cho trí tưởng tượng của ông. Như ngày hạn hán
ông muôn mượn gió m át làm dịu thiên hạ (Thử n h iệt tư p h o n g ), lúc tuyết
sa ông coi hoa tuyết như "tro than" của thần tà (ám chỉ gian thẩn trên cõi
đời) (G iáp N g ọ tuyết). Trong bài N guyên h o à n g , ông mượn lời con châu
chấu vach m ặt bọn quan lại, phú ông hút máu dân, ngòi bút sác cạnh, tình
cảm tràn trề. Ngoài ra, Vương Lệnh cũng có một số tác phẩm hoàn toàn
không có màu sác lãng mạn.
Như bài N g a g iả h à n h :
M ưa tuyết ch à n g ngớt, dường bùn nhơ,
N gự a ngã, người xuống d ỡ dậy cho.
T ron g n h à ch à n g ra, k h á c h d ỗ lại,
Đ ường vảng, người k h ô n g họp chợ trưa.
L a n g th an g con cải n h à ai n hỉ?
N gười d õ i cuốn chiếu m en của, thư a :
N h à sa n g ăn uống còn q u ăn g vứt,
(1 ) T h e o bàn dịch cũ.

43
X in th eo d à n ch ó n h ặ t m ón thừa.
N g h e tiến g củ a m ờ liền cúi lạy,
L a y m ã i k h ô n g dậy, lủ h ầu xua.
C ổ kh ô, nước m á t cũ n g k h ô ráo,
C hống g ậ y ra d i, s a o bây g i ờ ^ ?
B ên dư ờn g ch à n g trẻ sững k h ô n g nói,
Vẽ n h ìn ch ò n g giáy, d ạ n gẩn n g a( )ệ
Bức tranh ăn mày trong giá tuyết này đã miêu tả được nỗi khổ đói rét
bức bách của người dân, vạch trẩn đời sống kiêu xa trong nội phủ các cao
môn vọng tộc, lòng yêu ghét của nhà thơ rất rõ ràng. Về nghệ thuật, thơ
Vương Lệnh cũng cđ khuyết điểm gẩn giống Vương An Thạch. Ông chịu
ảnh hưởng rất sâu Hàn Dũ, Lư Đổng, Lí Hạ, nhiểu bài cứng và thô.
Cho đù có những khuyết điểm như vậy, ông vẫn là một nhà thơ ưu tú
cđ đặc sắc riêng.

4. L IẾ U V ĨN H VẢ CÁC N H À LÂ M T Ừ K H Á C (3)

Trên từ đàn từ đầu Tống đến nay, về cơ bản nối tiếp phong cách từ
cuối Đường, Ngũ đại của phái uyển ước, các tác giả tiêu biểu có: Án Thù,
Âu Dương Tu, Án Cơ Đạo, v.v...
Án Thù (991 - 1055) tự Đồng Thúc, người Lâm Xuyên, Phủ Châu (nay
là Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây). Tuổi trẻ đã hiển đạt, giữ nhiểu chức quan
trọng yếu, cuối cùng làm đến tể tướng. Nội dung từ của ông không thoát
ra khỏi đề tài truyền thống trai gái yêu đương, sẩu thương li biệt, đặc
trưng phong cách là nhàn nhã, uyển chuyển. Một m ặt ông miêu tả cuộc
sống ca vũ: "Nhạc vàng róc rách lại nổi lên, Thân liễu quay cuổng hổng
thám chen" ([Ngọc lâu xuân]), chìm đấm trong tửu sắc: "Cô nàng cấ t chén
mời ta, Ân cẩn đổi giọng hát ca" ([Thanh bình lạc]); m ặt khác lại m ang

(1 ) Nguyên nghĩa của câu thơ là: "Chóng gậy bỏ nơi này ra đi, song nơi khác thi sao?"(N K P).

(2 ) Theo bàn dịch cũ.

(3 ) C ác nhà làm tù đé cập đén trong tiết này : Á n Thù, Phạm Trọng Yêm , Tniơng Tiên, cà
ba đéu sinh giũa thòi Đoan Củng và Thuán Hóa (9 8 9 - 9 91) đòi Tống Thái tông (Triệu Quang
Nghĩa). Liễu Vĩnh đại đẻ cũng cùng thòi vói họ, có thẻ sớm hơn một chút. Cho nên họ đéu lỏn
tuổi hơn Mai Nghiêu Thán, Âu Dương Tu, Tô Thuán Khâm, Vương A n Thạch, Vương Lệnh. Nhung
họ sáng tác chủ yéu vào thòi Tổng Nhân tông (1 023 - 1055) cho nôn nói đén trong chương này.
Cũng đẻ tiện trình bày, chúng tôi đưa Án Cơ D ạo lên trước đẻ giỏi thiệu.

44
một nỗi ai oán nhàn nhạt: "Giấc mộng buồn đau sau cơn tỉnh, Mặt trời đã
xế quá sân sau" ([Đạp sa hành]), "Hồn mộng nhàn du ngọn nến mờ, Giận
vô âm tín buông rèm hoa, Mát buồn còn đọng đôi dòng lệ..." ([Cán khê sa]).
Phong cách từ như vậy cđ gốc gác xã hội và căn nguyên giai cấp sâu xa.
Một trăm năm đầu Tống, qua một thời ki nghỉ ngơi lại sức, đã xuất hiện
cục diện thái bình tạm thời, giai cấp thống trị ra sức tích lũy, kiêu sa
hưởng lạc. Là vị tể tướng thời bình, Án Thù sống những ngày "Chẳng có
hôm nào không yến ẩm", "Khách đến thường khi giữ lại chơi", "Ca múa
giúp vui, cười nói chen nhau" (Diệp Mộng Đác : Tị thử lục th o ạ i, quyển
thượng). Cả một đời làm quan đắc chí, chưa hể gặp trở ngại gì đáng kể,
đương nhiên sẽ kế thừa cái dư âm của từ phong Ngũ đại, si mê từ của
Phùng Diên Kỉ cùng ở địa vị tể tướng như ông, biến từ khúc thành công
cụ mua vui đón khách. Khi thì viết vể tình yêu nam nữ, ca hát vui chơi,
khi thì viết các bài chúc tụng khô khan vô vị, thể hiện hứng thú giai cấp
ung dung tran g nhã. Nhưng cùng lúc ấy cái tâm lí ngày tàn quạnh quẽ
thường thấy ở các sĩ phu phong kiến, trong không khí chính trị trì trệ bế
tắc của xã hội thượng lưu đời Tống, lại cd được sự đồng cảm rộng rãi, bởi
vậy ông cũng ôm ấp một nỗi buồn thương bâng quơ, than thở cho đời người
biến ảo: "Thời gian chỉ vậy giục tuổi già" ([Thái tang tử]), "Năm qua mau
đời hữu hạn" ([Cán khê sa]).
Nhưng về nghệ thuật, từ của ông cũng còn một số mặt có thể khẳng
định một cách thích đáng. R ất nhiều nhà làm từ trong "Phái hoa gian" như
Ôn Đình Quân v.v... lấy việc chồng chất từ ngữ phú quý hoa lệ và việc
chạm trổ tô vẽ làm quý, Ấn Thù thì lại học tập phong cách đạm bạc của
Phùng Diên Ki, ít nhiều thoát được cái mùi vị son phấn diễm lệ. Từ của
ông không có được cái tình ý triền miên như Âu Dương Tu, nhưng ông
theo đuổi cái trong sáng của hình tượng và cái hổn hậu của ý cảnh, ngôn
ngữ cũng khá điêu luyện, tự nhiên. Như "Giđ xuân đâu biết cấm hoa dương,
Mịt mù táp m ặt kẻ hành nhân" ([Đạp sa hành]), "Biết tính làm sao hoa
rụng hết, Như từng quen biết nhạn bay vể" ([Cán khê sa]) đểu đã tả được
những cảnh có cảm xúc thẩm mĩ nhất định.
Con trai ông là Án Cơ Đạo (1030 ? - 1106 ?) cũng là một nhà làm từ.
Án Cơ Đạo nói về động cơ sáng tác của mình như sau: "Người trước chìm
nổi trong cuộc rượu, làm hỏng ca từ của thế gian, không đủ để giải thoát
nỗi niềm, nên thử kế chân chư hiền phương Nam làm lời ca năm, bảy chữ
để tự vui" (Tiểu Sơn từ tự bạt). X ét từ tác phẩm của ông, thỉ quả thực ông
chưa vượt khỏi cái hàng rào diễm lệ kiểu "trước rượu", "trong hoa" thời
Ngũ đại, về đại thể cùng một phong cách với Án Thù. Nhưng vể sau, do

45
m ất đi chỗ đứng trong cuộc sống con em các bậc quyén quý, rơi vào cảnh
bần cùng, buồn khổ, cho nên hình thành đặc trưng phong cách từ cảm
thương thê lương. Đó lại là chỗ ông không hoàn toàn giống An Thù. Ông
thương nhớ cuộc sống hào hoa: "Dương liễu vờn trăng múa dưới láu, Hoa
đào lay bóng hát canh thâu1' ([Giá cô thiên]), không cam tâm chấp nhận
địa vị xã hội thấp kém của mình, cho nên lại rơi vào phóng đãng: "Mộng
hồn quen thói không câu thúc, Lại đạp hoa dương tới T ạ kiểu" ([G iá cô
thiên]). Có điéu, rất nhiều bài từ nhớ thương kĩ nữ của ông như:
Vết rượu ả o n àn g - chữ thơ ta,
D òng dòng, đ iề m d iểm ch ằ n g p h ô i p h a ,
N hớ thương sầu dứ t ruột !
N ến d ò thương m ìn h d âu k é sách,
Đ êm d ô n g thương n h ó lệ n hòa.
[ Diệp luyến hoa]

L ệ g ạ t văn tràn n hỏ d ẫ m song


G hé n g h iên d em h ò a m ực
Dãn chép h ết ngùôn cơn
B ời tìn h sá t son,
G iấy hòn g bỗn g th ất sấc !

(T u viễn /I/IÚN)111

mặc dù nỗi buổn chia li ấy chẳng có mấy ý nghĩa xã hội, nhưng nhờ tác
giả khéo chọn được từ ngữ mới mẻ tự nhiên, những hình tượng và ý cảnh giàu
tính đặc trưng nên đã thể hiện được sâu sác tình cảm nuối tiếc cảm thương.
Phong cách từ của Âu Dương Tu đại th ể gần với Án Thù, chúng ta đã
bàn đến ở tiết hai.

Trên từ dàn đấu Tống, khi mà phong cách "Phái hoa gian" tràn ngập,
chúng ta còn phải đé cập đến Phạm Trọng Yêm và Trương Tiên. Một người
có công khai phá trong lỉnh vực đé tài của từ khúc, một người có công
phát triển hình thủc của từ.
Phạm Trọng Yêm (989 - 1052) tự Hi ỵ ã n , người Ngô huyện Tô Châu
(nay là Tô Châu, tỉnh Giang Tô), ô n g là một nhà chính trị cương trực, có
lí tưởng cao cả. ô n g từng viết bài tản văn nổi tiếng NliỌLC D ương láu k í,

(1 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

46
nhưng từ khúc thì giữ lại được rất ít. Thời Tống Nhân tông ông từng làm
tuyên vũ sứ trấn thủ biên cương, quân lệnh nghiêm minh, thương yêu sĩ
tốt. Cuộc sống thời này được phản ánh trong từ của ông. Như vậy, ông đã
đưa nội dung của loại thơ biên tái vào trong từ, làm cho từ có thêm nội
dung xã hội phong phú và phong cách phóng khoáng, đó là điều hiếm thấy
trong từ khúc Bác Tống. Như bài [Ngư gia ngạo]:
Dưới ả i thu ve p h o n g cản h lạ,
H o à n h Dương cán h n hạn vút bay qua.
B iên cương bốn m ặ t tù và rúc,
M ây k h ó i h o à n g hôn, th àn h chơ uo.
Vạn d ặ m xa nhà,
Rượu su ôn g m ột cốc.
N gự a Yên n hiên chư a bát,
C h ản g n g h ỉ chuyện về!
Sư ơng s a d à y đất,
S á o K hư ơn g dìu dập.
K h ô n g ngủ dược.
Tướng qu ản tóc sớm bạc,
C h in h p h ụ tràn nước m ắt.
Cảnh biên tái thê lương, tướng quân tóc bạc phơ phơ cùng các binh sĩ
xa nhà đang trấn giữ biên cương. T ất cả những cái đó đểu tô đậm thêm
cảm khái "Ngựa Yên nhiên chưa bát", chí trai chưa đển nợ nước.
Trương Tiên (990 - 1070) tên chữ Tử Dã, người Ô Trình (nay là huyện
Ngô Hưng, tỉnh Chiết Giang). Từ của ông cũng giống như từ của phái Án
Thù, Âu Dương Tu, không ngoài các đé tài "tâm sự trong tim, người trong
thương nhớ, nước m át trong buồn thương". Hơn tám mươi tuổi mà vẫn
sống cuộc sống rượu chè, ca hát. Có điều ông là một trong những tác giả
sáng tác nhiễu mạn từ và xuất hiện sớm vào đời Tống, những tác phẩm
như [Tạ trì đài], [Phá trận lạc], [Tiễn mẫu đơn], [Sơn đình oán], [Bốc toán
tử mạn] v.v... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và phổ biến hình thức
nghệ thuật mạn từ.
Cùng thời với Án Thù, Âu Dương Tu nhưng vé nội dung và nghệ thuật
từ đéu có khám phá mới là nhà làm từ Liễu Vĩnh.
Liễu Vĩnh (1004 - 1054) tên chữ Kì Khanh, trưồc đã đổi tên ba lần,
người Sùng An, tinh Phúc Kiến. Ông đi thi mấy lần không đỗ, về già mới

47
đỗ tiến sĩ, sau đó làm mấy chức quan nhỏ: triện quan ở Mục Châu, diêm
quan ở Định Hải, Hiểu Phong và viên ngoại lang coi việc đồn điên. Trong
các nhà làm từ nổi tiếng thời B ắc Tống, ông là người có chức vị thấp nhất.
Nhưng ông lại là người làm từ chuyên nghiệp đẩu tiên của B ắc Tổng, dốc
hết tài hoa tâm huyết cho sáng tác. Hiện còn giữ được L ạ c chư ơ n g tập một
quyển, gồm gần hai trăm bài từ.
Nội dung chủ yếu của từ Liễu Vĩnh là phản ánh sự buồn giận, bất m ãn
của số đông trí thức dưới chế độ phong kiến trước tình trạn g cđ tà i không
được dùng và long đong trên đường hoạn lộ, th ể hiện sự lạnh nhạt đối với
công danh lợi lộc. Đồng thời, từ góc độ một văn nhân bất đác chí, ông miêu
tả đời sống bị áp bức của các ki nữ dưới ch ế độ phong kiến, tỏ lòng đồng
tình đối với họ. Ông đã mở rộng đề tài vốn chật hẹp của từ khúc truyển
thống, khiến cho từ có nội dung xã hội phong phú, có ý nghỉa nh ất định
trong việc phát triển từ khúc. Nhưng từ của Liễu Vĩnh cũng bộc lộ m ặt
dung tục lạc hậu của trí thủc trong xã hội phong kiến, khuynh hướng tư
tưởng khá là phủc tạp.
Liễu Vinh xuất thân trong một gia đỉnh nho gia đời đời làm quan, tuổi
trẻ sống ở kinh thành Khai Phong, từng "nhiễu phen du ngoạn cùng hiệp
khách", "thích làm các khúc ca trụy lạc". Hành vi đó của ông không được
tập đoàn thống trị quyền quý cho phép, cho nên ông thi m ãi không đỗ. Từ
đó ông bất đẩu có thái độ cao ngạo lạnh nhạt với công danh phú quý.
Trong một bài làm sau khi hỏng thi, bài [Hạc xung thiên], khuynh hướng
tư tưởng ấy đã lộ rõ :
B ả n g vàn g b ia đ á
T rạn g nguyên tén ch à n g có !
T h á n h triều quên người hiền,
L à m sa o h ờ ?
C hư a toại m ộn g p h o n g vãn
S a o ch ả n g chơi th ả cử a !
Được, m át, b àn c h ả b õ !
T ài tủ thi n hăn
Tự p h o n g "đại th ần uải b ố ” /
*
* *

H o a k h ó i n gõ sâu
Mù m ờ đ ỏ x a n h m àn trướng.

48
M ay có ý trung nhản,
T ìm củng d á n g !
H ản g cứ d ự a lục k ẻ hòn g
Chuyện p h o n g lưu
K h o ả i cứ hư ởn g Ể
'
T h a n h xuân c h ỉ m ột thoáng,
Đ àn h d em d a n h hờ
Dổi láy rượu che, h á t xướng ! ^
Thất bại ở khoa trường làm cho ông giận đời, không những không giảm
bớt cuộc sống lui tới nơi son phấn mà lại ngạo mạn tự xưng là "khanh
tướng áo vải", xem công danh là "phù danh” hơn thế không bì được với
"nghiêng chén ngâm nga".
Trong bài [Trường thọ lạc] ông coi tình trai gái ở chốn phong nguyệt
là "Tiên nga cung cấm, đốt lò ngát hương, trước hiên làm câu đối", giống
như một cuộc đại lễ vào điện thí vậy, quả thực đã lộ rõ tâm tình cuồng
phóng không chịu gò bó của ông. Nhưng rồi tư tưởng Liễu Vĩnh cũng không
tiến thêm được một bước nào. Sự căm giận của ông cũng chỉ là sự giải
thoát cá nhân bất đác dĩ sau khi thất bại trên con đường hoạn lộ, một sự
đùa bỡn với đời. Chính bởi vì ông chưa có được lí tưởng cao cả bất hợp tác
với bọn thống trị như Đào Tiểm hoặc tinh thần phản nghịch xem khinh
quyển quý như Lí Bạch, cho nên cùng thời kỉ này ông còn viết một số tác
phẩm ca ngợi công đức, a dua xu nịnh đối với kẻ thống trị tối cao cũng
như bọn đại thần. Đó cũng là điểu không lấy gì làm lạ.
Vé già, Liễu Vĩnh chật vật lám mới đỗ tiến sĩ, nhưng quá trình bôn ba
phiêu bạt làm quan đây đó, đã khiến cho ông càng chán ghét công danh,
càng cảm nhận sâu sắc địa vị thấp hèn và cuộc sống tấm thường ngột ngạt
của quan lại nhỏ, từ đó càng có thái độ phủ định quyết liệt đối với lợi lộc.
Trong đoạn "Hướng thâm thu" bài [Phụng quy vân] ông bày tỏ quyết tâm
từ bỏ "lợi lộc đầu ruổi, côn g danh trôn ốc", mong muốn trở vê nơi núi sông
thiên nhiên đẹp đẽ để hít thở không khí tự do tươi mát. Hoặc như đoạn
"Biệt ngạn biên chu tam lưỡng chỉ" trong bài [Quy triều hoan] ông lạnh
lùng nhìn bọn người đua chen danh lợi, tỏ ý tiếc thương cho họ. Có điều,
quan điểm hư vô "tuổi xuân đễu thoáng chốc" và tư tưởng dổi trụy "Cố mà
chơi cho thỏa, cho say, hà tất bàn được thua, thua được" cũng đổng thời
có phát triển , đoạn "Khuất chỉ lao sinh bách tuế kì" (Tính đốt tay sống
một trăm năm ) bài [Khán hoa hổi], đoạn "Tình yên mộ mộ" (Khói náng

(1 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

4 - LSVHTQ-T2 49
mờ mờ) bài [VI phạm] v.v... nhiéu lẩn đê’ lộ tư tưởng thời gian thãm thoát,
kịp thời hành lạc, là những bàng chứng.
Chính trên cơ sở tư tưởng đó, Liễu Vĩnh viết rất nhiếu bài vế việc công
cán đó đây, đó là bộ phận có thành tựu nghệ thuật cao nhất trong từ Liêu
Vĩnh. Bài thì viết vé việc chia tay khi gặp đường rẽ, bài thì viết vé nỗi
trầm tư khi tựa lan can, đem cái hiểu biết "tường tận" "mùi vị làm quan”
thể hiện ra một cách khúc chiết uyển chuyển. Như bài [B át thanh Cam
Châu] nổi tiếng:
N hìn m ưa chiêu să m sập xuống sông,
M ột p h e n g ột rửa chiêu thu.
G ió buòti thêm gáp,
N úi sôn g tẻ ngất,
B ón g x ế n g an g làu.
K h ấ p nơi h ò n g rai, lục rụng,
C ản h vật d ã p lia i m àu.
C h i có con sông Dương Tử,
Vê d ô n g êm ch ảy làu làu.
K h ô n g nỡ lén ca o trông với.
N hìn cố hương vòi vợi,
N ỗi nhớ dàn dàu.
Ôi! B a o n ăm p h iêu bạt,
Quê người ch ạ n h nỗi buôn đ au !
N gười d ẹp tựa lâu xa ngóng,
Tường thuyên v'ê n h à m trước lẫn sau.
B iết d â u nơi lan can dứ ng tựa,
L ò n g ta chu n g m ột m ối sầu^
Thông qua việc tô đậm cảnh mùa thu tiêu điéu, qua việc miêu tả đường
nét người đẹp ngóng trông để bộc bạch nỗi đau khổ một đời "đơn chiếc lẻ
loi" cũng như "u buồn đa cảm" không cách gì dứt bỏ được. Chả trách trong
một bài từ khác ông than thở "Tuổi già còn bao năm, Đường làm quan,
chảng cần phải ham" ([Tư quy lạc]). Cả bài bao trùm một tình điệu cảm
thương bi ai nặng nề, đương nhiên điếu đó càng biểu đạt sâu sác thêm nỗi
khổ bế tác của trí thức trong xã hội phong kiến, nhưng âu cũng là một

( 1 ) 1 Ioàng T ạo dịch.

50
cách biểu hiện cái yếu đuối vốn có trong bản chất giai cấp của họ.
Liễu Vĩnh suốt một đời sống trong "lầu Tần quán Sở", cđ quan hệ m ật
thiết với các ca kĩ. Cuộc đời ba chìm bảy nổi của ông cho dù có một nội
dung giai cấp khác số phận bi thảm của ca kĩ nhưng lại làm cho ông cảm
thông với thân phận chung "Cùng một lứa bên trời lận đận"('1\ giúp ông
dễ dàng hiểu được hoàn cảnh bị lăng nhục, bị chà đạp của họ, từ đó thay
họ nói lên đòi hỏi hợp lí vể một cuộc sống hạnh phúc. Như trong bài [Mê
tiên dẫn], ông nói đến lời kêu gào thống thiết của họ: "Muôn dặm mây
hổng, Cớ chi chẳng dát nhau đi cùng, Bỏ mặc bạn yêu hoa không lui tới!
Xin đừng để người biết thiếp vội, Mây sớm mưa chiều thêm nổi". Trong
bài [Tập hiển tân] lại đòi hỏi một cuộc sống bình thường "Tâm đẩu ý hợp,
trăm năm đầu bạc, khỏi bát ai khóc thúy than hổng". Trong từ của Liễu
Vỉnh cđ không ít bài hoài niệm thậm chí truy điệu họ. Ông còn viết vé nỗi
vui mừng đến điên dại khi ở đất khách quê người nhận được thư chị em
"thơ ngán tình dài" mà "quý như châu ngọc", hoặc là bày tỏ nỗi ân hận vì
phiêu bạt vô định mà phụ lời thể "chắp cánh cùng bay". Ông muốn tìm
người tri kỉ tri âm trong chị em, đđn nhận ở họ một niểm an ủi. Tương truyền
khi ông chết, chính là "chị em kĩ nữ gdp vàng chôn cất", rồi lại "Ngày mồng
bảy truy điệu chàng Liễu", "Hội viếng chàng Liễu" v.v... Đd chỉ là lời đổn,
không cố gì chác chán, nhưng cũng nói lên quan hệ mật thiết giữa Liễu Vĩnh
và chị em kĩ nữ thời bấy giờ. Cố điểu, trong từ của Liễu Vĩnh, cũng có
những đoạn miêu tả thanh sắc kĩ nữ dung tục, bẩn thỉu, có chỗ thậm chí
không thể đọc được, đó là phần cặn bã phải vứt bỏ đi.
Ngoài ra, Liễu vin h còn có một số bài từ miêu tả tình hình phồn vinh
của đô thị bấy giờ (như Khai Phong, Hàng Châu, Tô Châu v.v...). Bài [Vọng
hải triều] mô tả cảnh tượng phồn hoa xa xỉ "chợ đầy châu ngọc, nhà chật
lụa là" và phong cảnh tươi đẹp "cành quế ba thu, hoa sen mười dặm" của
Hàng Châu. Mặc dù những tác phẩm ấy có liên quan đến tư tưởng ca ngợi
thời thái bình thịnh trị, theo đuổi đời sống vật chất của ông, nhưng vể đề
tài và nội dung của từ khúc mà nói, thì là một hướng khai thác mới, đồng
thời cũng cố ý nghĩa nhất định trong việc nhận thức bộ mặt đô thị đương thời.
Thòi kì Liễu Vỉnh làm diêm quan ở Định Hải còn viết một bài Cliử h ả i
ca (Xem Phùng Phúc Kinh: Xương quốc ch âu đ ò c h í, quyển 6), miêu tả
nỗi khổ phơi muối, lọc muối của dân làm muối vùng ven biển, hơn th ế còn
vạch trần và đả kích bọn quan lại, địa chủ, bọn cho vay nặng lãi đã bóc
lột và áp bức họ như th ế nào. Đó là một tác phẩm hiện thực ưu tú, có thể
giúp hiểu thêm một m ặt khác của tư tưởng Liễu VTnh.

(1 ) Câu thơ cùa Bạch Cư Dị trong 77 bà hành.

51
Vé nghệ thuật, Liễu Vĩnh có sự sáng tạo càng độc đáo và thành tựu
khá cao, có tác dụng thúc đầy sự phát triển của từ khúc.
Trước hết, Liễu vinh là người đầu tiên làm rất nhiéu m ạn từ. Thích
ứng với việc khai phá những đé tài và nội dung mới mẻ, ông đã học tập
từ khúc dân gian và một số mạn từ của các tác giả Trung Đường, đặc biệt
là hấp thụ kinh nghiệm sáng tác nhạc khúc dân gian đáu Tống, trên cơ
sở đó, hoặc là dựa vào điệu mới mà điển từ mới, hoặc là tự sáng tác ra
điệu mới, nhờ vậy ông đã sáng tác được không ít mạn từ. Trong N h ạ c
chương tập mạn từ chiếm bảy, tám phần mười. Người cùng thời là Trương
Tiên và Âu Dương Tu cũng có một ít mạn từ. Nhưng Liễu Vĩnh đã giúp
mạn từ trở thành một hình thức vãn học thành thục ngang hàng với tiểu
lệnh. Như vậy, ông đã làm cho từ có thể dung nạp càng nhiéu nội dung
hơn, cung cấp một hỉnh thức càng thuận tiện hơn để trong th ể loại từ có
thể trữ tình, tả cảnh, tự sự, thuyết lí v.v... Như bài [B át thanh Cam Châu]
("Mưa chiều tơi tả phủ m ặt sông") chẳng hạn, một nội dung phức tạp như
thế rõ ràng điệu [Cán khê sa] bốn mươi hai chữ hoặc điệu [Ngu mi nhân]
năm mươi sáu chữ đều không biểu đạt nổi. Trong việc vận dụng th ể mạn
từ, ông còn sáng tạo thêm thủ pháp nghệ thuật trình bày mà lại có thứ
ỉớp cũng như phong cách nghệ thuật tinh tế mà lại hàm súc.
Thứ nữa là sự vận dụng tài tình thủ pháp trữ tỉnh lổng cảnh với tỉnh
truyển thống. Trong từ khúc dân gian đời Đường, thường chỉ coi trọng trữ
tình mà ít tả cảnh, Liễu Vĩnh đã biết kết hợp các thủ pháp nghệ thuật
lồng tình vào cảnh của thơ trử tình truyén thống, làm cho tỉnh và cảnh
thống nhất làm một, khiến cho mạch trữ tình càng rộng mở và tự do. Đó
cũng là một sự phát triển so với mạn từ dân gian. Như bài [Vũ lâm linh]:
T iến g ve th ả m thiết,
C hiều n g ắ m trường đìn h.
T rận m ư a vừa dứt,
N g oà i th à n h rượu tiễn kh ô n khuầy.
Đ an g lưu luyến, dưới thuyên d ã giục,
T ay n ám , m ấ t nhìn, lệ nhỏ.
C hư a n ói ra d ã ngạt,

N gười d i són g k h ó i d ặ m ngàn,


Trời Sờ m ây chiêu thêm b át ngát.
K h á c h d a tìn h vốn k h ổ tâm li biệt,
L ạ i k h ổ nỗi lúc trời thu tron g m át,

52
Đ êm nay tỉn h rượu nai nao?
B ến liễu, lúc trăn g tan , g ió rét,
B iên biệt ra d i!
Thôi, cảnh, d ẹp ngày vui, áy lời rỗng tuếch!
S au dù có trăm m ói êm d'êm,
S ẽ b ảo ch o a i cùng biết^l\r
Bài này và bài [Bát thanh Cam Châu] dẫn ở trên là những tác phẩm
nổi tiếng của Liễu Vĩnh. Bài [B át thanh Cam Châu] lấy việc tả cảnh ở đoạn
trên đê’ tạo không khí nghệ thuật cho ngòi bút trữ tình ở đoạn dưới. Còn bài
[Vũ lâm linh] thì lại dung hợp làm một cái "đa tình" "tự cổ đau li biệt” và
cảnh sắc tiêu điểu của mùa thu thanh váng, từ đó sáng tạo ra một khung
cảnh giàu ý thd, thể hiện nỗi đau li biệt một cách triền miên nhức nhối.
Một đặc điểm nữa của từ Liễu Vĩnh là ngôn ngữ càng tiến thêm một
bước thông tục hóa và khẩu ngữ hóa. Trong từ của Âu Dương Tu cũng có
hiện tượng khẩu ngữ hóa, nhưng trong từ Liễu vinh thì trở thành một đặc
điểm phô’ biến. Như các câu: "Vừng nguyệt, vừng nguyệt! Cớ chi vừa tròn
đã khuyết" ([Vọng giang nguyệt]), "Đôi ta chỉ biết thương nhau, Chảng có
cách gì lấy nhau” ([Bà la môn lệnh])(2) "Sớm biết khó quên thế này, Hối
sao không giữ chàng lại" ([Trú dạ lạc])^3\ v.v... đễu rõ ràng, bình dị, như
lời nói vậy. Đó là kết quả của việc học tập và nâng cao khẩu ngữ dân gian
của ông. Nhưng cũng có những chỗ còn thô tháp, gia công chưa tốt.
Từ của Liễu Vĩnh nhờ những đậc điểm vé nội dung và nghệ thuật của
mình mà được truyền bá rất rộng, có ảnh hưởng lớn, rất nổi bật trong các
nhà làm từ thời Bác Tống.
Sách H ậu Sơn thi th o ạ i nói từ của Liễu Vỉnh "kháp thiên hạ ngâm nga",
sách N ăn g cả i trai m ạn lục nói từ của ông từng được "truyén bá kháp bốn
phương", Diệp Mộng Đác cũng ghi chép rằng, cả ở Tây Hạ cũng "phàm
những nơi có giếng nước đểu ca hát từ Liễu Vĩnh" (Tị thử lục th o ạ i), thiên
N h ạc c h í sách C ao L i sử cũng chép các bài [Vũ lâm linh], còn như đương
thời, người học tập ông hoặc chịu ảnh hưởng của ông thì lại càng nhiều.
Mãi đến đời Kim, Nguyên, trong các tác phẩm viện bản, thoại bản, hí vãn,
tạp kịch, vẫn có không ít trường hợp lấy sự tích Liễu Vĩnh làm đề tài. T ất
cả những điéu đó nói rõ Liễu Vĩnh là một nhà vãn có ảnh hưởng xã hội
tương đối lớn.

(1 ) Nam Trân dịch.

(2 ) Nguyên vSn: Anh vói cm chi có lòng Ihưrtng nhau, nhưng không có kế sách gì đề (hưrtng
nhau. Chúng tôi dịch ý (N D ).

(3 ) NKP dịch.

53
C hương IV

TÔ THỨC

1. TH ĂN T H Ế VÀ T Ư TƯỞNG CỦA TÔ TH Ứ C

Tô Thức (1037 - llO l) ^ ) , tự Tử Chiêm, người Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.


Ồng xuất thân từ một gia đình trí thức khá nghèo. Cha là Tô Tuân và em
trai là Tô T riệt đéu là những nhà chính luận nổi tiếng, lại đều là trong
"tám nhà cổ văn lớn thời Đường Tống". Tô Thức từ thuở bé đã tiếp thụ
sự giáo dục và rèn luyện bằng thứ văn hóa phong kiến phong phú, điéu đó
có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng và sáng tác của ông sau này.
Suốt đời Tô Thức sống trong cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt.
Ông lớn lên ngay trong thời đại mà Bác Tông dần dán trở thành kiệt
quệ, suy yếu, khủng hoảng xã hội phát triển nhanh chóng. Từ sau cuộc
"Khánh Lịch tân chính"(2) của Phạm Trọng Yêm thất bại, trong giai tầng
sĩ đại phu vẫn đang âm i phong trào cải cách vé chính trị, một số cải lương
cục bộ cũng được tiến hành dẩn dần. Năm thứ hai Gia Hựu (1057) đời
Tống Nhân tông, Tô Thức hai mươi mốt tuổi, thi đỗ tiến sĩ, được giữ các
chức quan địa phương như chủ bạ, kiềm phán, và liển bị lôi cuốn ngay vào
phong trào này. Tư tưởng chính trị thời ki này của ông được phản ánh tập
trung trong bài thi Tiến sáchS3) khi thi "chế khoa" năm hai mươi sáu tuổi,
và trong bài Tư trị lu ận viết sau đó hai năm. Trong những bài đó, ông
phân tích tình trạn g khủng hoảng nghiêm trọng về các m ật kinh tế, chính
trị và quân sự lúc bấy giờ, xuất phát từ lí tưởng chính trị của nhà nho,
đưa ra yêu cầu cải cách nễn chính trị thối nát. ô n g cũng có những tìm tòi

(1 ) Tô Thức sinh ngày 19 tháng 12 năm cà n h Hựu thứ ba dcli Tống NhAn tông (Triêu Trinh),
căn cứ vào "Bàng đói chiếu lịch hai nghìn nam Trung Quỗc và phiiclng Tây" là ngày 8 tháng 1 năm
1037 công nguyên, nói chung thường lầm là năm 1036.

(2 ) Khánh Lịch là niên hiệu của Tống Nhân tông (1041 - 1059). Phạm Trọng Yêm có đưa ra
mưòi điểu chính kiến như bình quân thuế ruộng, sủa lại võ bị v.v...

(3 ) Gồm năm bài Sách lu ợ c, mư(1 i bày bài Sách biệt, ha bài Sách đoán.

54
vể biện pháp cụ thể, nhưng phần lớn chỉ là biện pháp trị đàng ngọn(1),
như nói "thiên hạ sở dĩ không được thịnh trị là lỗi ở người tùy tiện, chứ
không phải ở pháp chế”, biểu hiện rõ khuynh hướng bảo thủ thời kì đẩu
của ông.
Nãm Hi Ninh thứ hai (1069) đời Tống Thẩn tông (Triệu Húc), Tô Thức
vừa từ Tứ Xuyên để tang cha xong trở về kinh, thì tình hình chính trị có
thay đổi mới. Vương An Thạch tham gia chính trị, đặt ra ba ti, trong đó
ti điều lệ thi hành tân pháp. Phong trào biến pháp lẩn này tuy trực tiếp
kế thừa chủ trương cải cách trước kia, gổm cả chủ trương của Tô Thức,
nhưng cđ đặc điểm triệt để hơn. Nó đánh vào một số lợi ích của giai tầng
địa chủ th ế tộc được hưởng các đặc quyền phong kiến; thanh thế chính trị
như vũ bão của nó càng chấn động toàn bộ bộ máy quan liêu đang suy
yếu. Trước hết, các vị trọng thán nguyên lão như Hàn Kì, Âu Dương Tu,
Phú B ật... đã từng lớn tiếng hô hào cải cách trong thời Khánh Lịch, Gia
Hựu (2•* trở thành những nhân vật trung kiên chống lại cải cách. Về sau,
một loạt sĩ đại phu phong kiến bảo thủ dấn dần liên hợp lại, hình thành
một phái chống đối biến pháp mạnh mẽ, do Tư Mã Quang cấm đầu. Lúc
này, Tô Thức đã có địa vị chính trị cao và lại có liên hệ mật thiết với các
vị cựu thần lão tướng đó, và cùng theo họ phản đối tân pháp. Trong bài
B à n v'ê T hư ơn g Ưởng, ông mượn cổ rãn kim, nói bóng nói gio', hoặc trong
N g h i tiến s i đ ìn h th í sá ch ông mượn cớ đả kích, nối cạnh nói khóe, đến
vạn ngôn thư T hư ớn g T hân tôn g h o à n g d ế (Thư đệ lên vua Thần tông)
và bài T ải luận thời c h ín h thư (Lại bàn vể nển chính trị đương thời) thì
ông công kích công khai, toàn diện. Ong đề ra cương lĩnh "Thẩn muốn nói
ba điều, mong bệ hạ thu phục nhân tâm, giữ gìn phong tục, tôn trọng kí
cương", thực tế là yêu cầu duy trì như cũ những đặc quyén chính trị và
kinh tế của giai tán g địa chủ thế tộc. Ồng lại đe dọa rằng: "Trong tình
hình hiện nay, dùng những biện pháp nhỏ thì thất bại nhỏ, dùng những
biện pháp lớn thì th ất bại lớn, nếu đem hết sức ra mà thi hành mãi, thì
sẽ đi đến chỗ loạn lạc, diệt vong", hòng lung lạc Thần tông trong việc ủng
hộ tân pháp. Thứ thiên kiến giai cấp đó chính là cái cặn bã trong toàn bộ
tư tưởng chính trị của ông. Trước biến pháp Vương An Thạch, trong Thư
d â n g H àn N gụ y côn g bàn về trường vụ, ông đã từng căn cứ vào những
điéu tai nghe mát thấy thực tế ở các địa phương, chỉ trích mạnh mẽ những
nguy hại nghiêm trọng của luật sai dịch đã đem đến cho nhân dân; nhưng

(1 ) Nguyên vỉín lá "trị tiêu", trái với trị bàn lá trị lừ gốc.

(2 ) Nicn hiệu Nhãn tông (N D ).

55
lúc này, ông lại cho rằng việc sai dịch do nông dân gánh vác là thiên kinh
địa nghĩa cũng như "ăn thì phải dùng ngũ cốc, mặc thì phải dùng tơ gai",
nói rằng quan liêu quý tộc m à m ất đậc quyễn, phải làm phu phen như dân
thường thì họ "tất phải oán trách", từ đó mà ông ra sức bài bác luật miễn
dịch của Vương An Thạch. Không còn nghi ngờ gì nữa, lập trường cãn bản
của ông lúc này đã chuyển vé phái bảo thủ.
Cuộc đấu tranh quyết liệt làm cho ông cảm thấy lưu lại Biện Kinh
có thể không lợi, tức thì nhiéu lần ông xin điếu đi tỉnh ngoài. Nãm Hi
Ninh thứ tư ('2\ ông làm thông phán Hàng Châu, sau đó làm tri châu ở
Mật Châu, Từ Châu, Hổ Châu. Lúc này, ông thấy được khá nhiểu khuyết
điểm trong quá trình thi hành thực tế của tân pháp. Sự thông cảm với
nhân dân kết hợp một cách phức tạp với quan điểm bảo thủ ngoan cố, đă
tăng thêm ở ông lòng quyết tâm chống lại tân pháp. Ông đá viết những
bài như B ứ c thư gửi thừ a tướng H àn nói ve n hữ n g tai n ạn d a u lòn g, lại
còn "làm thành thơ văn, ngụ ý châm biếm, để truyén tới tai trên, cho nhà
vua tỉnh ngộ" (K h á t q u ận trát tử), tiếp tục công kích. Nhưng trong thực
tiễn, bản thân ông chấp hành tân pháp thì có lúc lại "theo pháp để lợi dân,
dân nhờ đó mà yên ổn"(3\ Điểm đó thì khác với Âu Dương Tu, Tư Mã
Quang công khai cự tuyệt khi nhậm chức ở ngoài, và cũng khác với âm
mưu của Thiệu Ung, Trình Di ngoài m ặt thuận làm trong lòng chống lại,
đợi thời dấy lên.

Năm Hi Ninh thứ chín^4\ Vương An Thạch từ chức tể tướng, tân pháp
m ất dần ý nghĩa tích cực, những bọn đẫu cơ mưu cấu quan cao lộc hậu
chui vào phái biến pháp ngày càng đông. Cuộc đấu tranh chính trị nghiêm
túc phần nào đã trở thành sự chèn ép và báo thù trong nội bộ tập đoàn
thống trị để tranh quyén đoạt lợi. Tô Thức là kẻ bất hạnh ở trong đó. Năm
Nguyên Phong thứ hai (1079), ba gián quan Lí Định, Thư Đàn, H à Chính
Thần trích ra một số câu thơ m ỉa mai tân pháp của ông để buộc tội. Ông
bị bát giam, đó là "vụ án thơ Ô đài"(5) nổi tiếng. Sau những giày vò tàn
khốc, ông bị giáng chức làm phó sứ đoàn luyện Hoàng Châu.
Năm Nguyên Hựu thứ nhất (1086) đời Tống T riết tông (Triệu Hú), Cao

(1 ) Kinh dô Bắc Tống (N D ).

(2 ) Hi Ninh là niên hiệu Thần lông - tức năm 1072 (N D ).

(3 ) Xem D ò dân lục cùa Vicn Thủ Định và D ông Pha liên sinh mộ chí minh của Tô Triêt.

(4 ) Tức năm 1077 (N D ).

(5 ) Ồ đài tức là phù ngự sử, ccl quan trung ưrtng chuycn việc vạch tội các quan.

56
thái hậu lâm triẽu tham chính, chính cục lại có thay đổi. Cựu đảng của
bọn Tư Mã Quang lên cám quyén, Tô Thức được gọi vé Biện Kinh giữ các
chức hàn lâm học sỉ thị độc, long đổ các học sĩ. Bọn Tư Mã Quang đứng
trên lập trường của giai cấp địa chủ thế tộc ngoan cô tột bực, phế bỏ hết
thảy "tân chính thời Hi Ninh'^1). Nhưng lúc này, Tô Thức thấy cải cách
biến pháp hơn chục nãm nay chi cát xén được một phần lợi ích của thiểu
số bọn quyén thế, mà lại rất có lợi cho sự củng cố toàn bộ nển chuyên
chính của giai cấp địa chủ. Do đó mà, tuy ông chưa bỏ hết mọi ý thù địch
đối với phong trào biến pháp của Vương An Thạch, song ông cũng bất mãn
với những hành động ngược đời của tập đoàn cựu đảng "chỉ muốn thay đổi
luật lệ Hi Ninh, chứ không so lợi hại, dùng cái hay của nó" (B iện th í qu án
chứ c sá ch ván trát tủ, bài hai). Thái độ chính trị của ông có thay đổi. Như
đối với luật miễn dịch, ông chỉ trích sự ngang ngược vô lí của Tư Mã Quang
"muốn bỏ m iễn dịch ngay mà bát làm sai dịch”, cho ràng luật miễn dịch
có "lợi muôn đời” ; khi Tư Mã Quang chẳng thèm để ý tới, ông căm tức
m áng : "Tư Mã Quang, Tư Mã Ngưu!"(2) (T h iết vi sơn từng đ à m ). Sau ông
tiếp tục đệ sớ lên vua, nói khôi phục luật sai dịch "thiên hạ sẽ cho là không
có lợi" (Đại tuyết lu ận s a i d ịch b ất tiện trát tử). Thái độ chính trị đó của
Tô Thức, thậm chí làm cho có kẻ trong bọn ngoan cô xem ông như Vương
An Thạch thứ hai, yêu cầu lấy "An Thạch làm r ã n " ^ . Lại thêm sự chèn
ép có tính chất địa phương phong kiến giữa hai đảng Lạc, Thục và các
tranh luận học thuật có tính chất bè phái, ông thấy không sống nổi trong
cựu đảng, bèn xin đổi ra tinh ngoài, ông đã làm tri châu các nơi Hàng
Châu, Dĩnh Châu, Dương Châu, Đình Châu.

Năm Thiệu Thánh thứ nhất (1094), Tống T riết tông đích thân nám
quyén, tân đảng lại lên vũ đài, báo thù, bức hại "những người thuộc đảng
Nguyên Hựu" Tô Thức bị giáng chức mấy lẩn, từ Huệ Châu thẳng tới
Đạm Châu (nay là đảo Hải Nam, Quảng Đông) xa xôi hẻo lánh. Năm 1100,
Tống Huy tông (Triệu Cát) lên ngôi, ông mới được ân xá cho về Bác, nãm
sau chết ở Thường Châu.

(1 ) Tức tân pháp của Vưdng An Thạch.

(2 ) Tư Mã Ngưu là học trò Khổng Tử. ỏ đay lấy lên đó dể mía mai có ý như trâu ngựa (N D ).

(3 ) Lòi của Tổn Thăng, xcm Tôn công dàm p h ố cùa LUu Dicn Thế. Hữu iư gián Dương Khang
Quốc tâu lên rằng, nếu dối vói Tô Triệt "dùng mà không nghi Ihi lại là một An Thạch vậy". Thái
độ chinh trị cùa anh cm họ Tô đại khái giống nhau.

(4 ) Tức cựu đàng (N D ).

57
Suốt cuộc đời Tô Thức từ chủ trương cải cách, chống cải cách đến ủng
hộ một số thay đổi của tân pháp, điều đđ phản ánh một cách điển hình
tính chất hai m ặt của giai cấp địa chủ thứ dân đang chuyển lên giai cấp
địa chủ th ế tộc. Thái độ khi theo, khi phản đối của ông giữa hai đảng :
cựu đảng và tân đảng, làm cho ông không được bên nào hoàn toàn đồng
tình và ủng hộ, nên không th ể tránh khỏi số mệnh bi thảm.

Thực tiễn chính trị của Tô Thức m ang rất nhiễu màu sác giai tẩn g địa
chủ thứ dân tiến bộ. Trong thời gian dài làm quan ở các địa phương, ông
dựa vào tình hình và nhu cầu của tần g lớp dưới trong xã hội, th ật tỉnh
làm được một số việc tốt cho mọi người như: cứu tế, trị thủy, xin giảm
sưu thuế, chỉnh đốn kỉ luật quân đội... Hầu như nơi nào, ông củng đều để
lại thành tích chính trị nổi bật, rất được cảm tình rộng rãi của dân. Đó là
một điểu rất đột xuất trong văn nhân B ác Tống.
Đặc điểm rõ rệt trong tư tưởng Tô Thức là "tạp". Thực học m à ông đề
xướng là môn hỗn hợp ba phái: Phật, Đạo, Nho. Tư tưởng mỗi phái đối với
ông hấu như đểu hấp dẫn như nhau: Ông khâm phục các nhân vật kinh
bang tế th ế như Khuất Nguyên, Gia Cát Lượng, Lục Chí ... cho rằng
"trượng phu trọng việc xuất xử, không chịu lùi mà phải cố gáng bước lên"
(H ọa Tủ D o k h ổ h à n k iến k í) , muốn làm một nhà nho có tiết tháo, dám
hành động, nhưng ông lại rất thích Đào Tiềm, tìm cuộc sống ẩn dật của
Lão - Trang và cũng nhiệt tình với thuật dưỡng sinh của Đạo giáo, muốn
"theo sách đạo, lời các phương sỉ mà tu luyện" để xây "căn bản" (T hư trả
lài T ần th á i hư ). Ông còn tinh thông thiển học, giao du thân m ật với các
nhà sư. B a phái Phật, Lão, Đạo tuy cđ điểm giống nhau, nhưng vốn có
mâu thuẫn với tư tưởng nhà nho. Trong các bài Tử Tư lu ận , H àn P h i
lu ận , N g h ị h ọ c h iệu cốn g cử trạn g (Bàn vể học đường thi cử), ông đã xuất
phát từ nhiệt tình của người bảo vệ đạo Nho, ra sức bài xích Lão - Trang,
cho là "dị đoan", đòi phải nghiêm cấm. Nhưng, Tô Thức lại quen phân biệt
tư tưởng chính trị với tư tưởng nhân sinh, do vậy đại th ể là lấy hình thức
"ngoài Nho trong Đạo" để thống nhất hai phái trên lại. Sau vụ "án thơ Ô
đài", tuy ông chưa hoàn toàn quên hẳn chính trị, song tư tưởng P h ật, Lão
đã phát triển thành tư tưởng chủ đạo của triết học xử th ế của cá nhân
ông, và cũng là chỗ dựa tinh thần tự do tự tại của ông trong nghịch cảnh
chính trị hiểm ác. Tư tưởng Phật, Lão một m ặt giúp ông quan sát vấn đề

(1 ) Nguòi đòi Đưòng, làm hàn lâm học sĩ đòi Duờng Dức tông (N D ).

58
được thông suốt, sau thái độ khoáng đạt vượt ra ngoài vòng vật chất, ông
vẫn kiên trì theo đuổi cuộc sống nhân sinh và những sự vật đẹp. Mặt khác,
tư tưởng hư vô, xem sống chết như nhau, phải trái như nhau, lại có tác
dụng tiêu cực trốn tránh hiện thực khá nghiêm trọng. Thứ tư tưởng nhân
sinh và thái độ sống đó của ông đễu được phản ánh rõ rệt trong sáng tác.

2. SÁNG TÁC CỦA TÔ THỨC

Tài năng vãn học của Tô Thức có nhiểu mật. Thơ, từ, vãn xuôi của ông
đểu đạt thành tựu rất cao trong vãn học Bác Tống.
Diện sinh hoạt xã hội ông để cập đến trong sáng tác tương đối rộng so
với rất nhiễu nhà văn cùng thời. Ông làm quan các nơi trong thời gian
lâu, giao du với nhiều người thân phận khác nhau, nên tầm m át của ông
rộng, lịch duyệt nhiểu, tác phẩm của ông do đó phản ánh được khá toàn
diện bộ m ật tinh thần và cuộc sống của trí thức sĩ đại phu phong kiến.
Việc ông khai thác lĩnh vực đé tài của từ càng có ý nghỉa cách tân rõ rệt.
Ông cũng quan tâm các vấn đề chính trị xã hội đương thời, làm một số
thơ từ phản ánh đời sống, tư tưởng và tình cảm của nhân dân. Song việc
biểu hiện về chủ đé này, nói chung còn chưa sâu, chưa rộng.
Vể m ặt nghệ thuật, Tô Thức cũng có những thành tựu quan trọng. Ông
là một nhà văn #tài hoa. Sáng tác của ông có đậc điểm chung là cách viết
tung hoành, tự nhiên tùy ý. Ong khen tác phẩm cúa một người bạn, nói:
"Đại th ể như nước chảy mây bay, không hạn chế gì cả, nhưng thường đi
chỗ đáng đi, dừng chỗ đáng dừng. Vãn lí tự nhiên, tư th ế tung hoành" (Đáp
T ạ D ân Sư thư). Kỉ thực thơ, từ và vãn xuôi của bản thân ông thường đã
đạt tới mức đó. Ông nói: "Văn tôi như suối nguồn thác lũ, xuất hiện thình
lình, ùn ùn chảy xuống chỗ bàng, mỗi ngày có đến nghìn dặm dễ như chơi.
Khi gập đá núi quanh co thì cũng uốn lượn theo địa thế khđ mà biết trước
được” (Vãn thuyết). Chính là ông tự bình phẩm và tự khen mình vể đặc
điểm đó. Thơ th ất ngôn cổ thi, từ điệu dài và vãn nghị luận của ông càng
tài tình phóng khoáng, khí thế hừng hực, có thể thu lại mà cũng có thể
tràn lan, mở đóng đểu tùy ý. Nhiéu tác phẩm của ông biểu hiện lại uyển
chuyển, hàm súc, nhẹ nhàng, lưu loát, đẹp đẽ Phong cách nhiều vẻ đó là
dãu hiệu nghệ thuật của nhà văn đã đi đến chỗ thành thục. Ngoài những
đặc điểm chung thì thơ, từ, văn xuôi mỗi thứ đều có dáng dấp riêng, đéu
có những thay đổi và phát triển vé mặt phương pháp và cách biểu hiện
đối với nghệ thuật truyền thống.

59
Thơ Tô Thức còn lại hơn hai nghìn bài. So với từ và văn xuôi thì nội
dung thơ ông khá phong phú.
Ông có làm một số thơ phản ánh nỗi khổ của dân trong đó phấn lớn
có liên quan với việc chống lại tân pháp, như Sơn thôn ngũ tuyệt, N g ô
trung đ iền p h ụ thản , T ặ n g Tôn S àn lã o th át tuyệt, K í Lưu H iếu Quyền,
H Í Từ Do v.v... Những bài đó biểu hiện mâu thuẫn tư tưởng có tính chất
bi kịch của nhà thơ: Ông thực tình mong muốn đời sống của nhân dân
được cải thiện, nhưng lại hết sức bài xích tân pháp là cái có thể mang lại
cho họ ít nhiéu điéu tốt. Đó là do ông chịu ảnh hưởng của lập trường cựu
đảng ngoan cố. Nhưng, nhờ có ít nhiều liên hệ với hiện thực, trong những
bài thơ đó đã miêu tả cụ thể hiện tượng đời sống, chủ yếu không phải
minh họa một cách giản đơn cho tư tưởng chính trị lạc hậu, mà là phản
ánh tình trạng có thật nào đó. Như miêu tả lòng cảm khái thâm trầm :
G ió sương k éo d ến m ư a như trút,
L iềm p h ù m en xan h, h á i g í m òn.
L ệ cạn, m ấ t kh ô, m ư a ch ả n g ngớt,
N ỡ n hìn bôn g lú a rạp trong b ù n ( l
[Ngổ Trung điổn phụ thán
(Lòi than của ngưòi thiếu phụ nhà nổng đắt Ngô)]

miêu tả thảm trạng quấy dân:


B a m ươi bảy tướng rập rình,

Vè tăy m ở p hù lập d in h ầ m ăm .
Trục xe, đ ả n g ỗ rừng nam ,

D a d à dưới b ể bưng là m trống quán.


T hản tàn ch à n g d á m lần kh ăn ,

G iảm uy bin h lín h , lụy thăn b ú a rìu ^\

(Ki Lưu Hiếu Quyến (Gừi Lưu Hiếu Quyén)]

không những chỉ thấm đượm lòng đổng tình đáng quý của nhà thơ "vì nhân
dân mà hát lên những lời đau thương", mà còn phản ánh một cách khách
quan tính hạn chế giai cấp của tân pháp Vương An Thạch, tức là dựa vào
chế độ quan liêu thối nát để thực hiện biện pháp chính trị mới, thì nhất
định sẽ sinh ra không ít khuyết điểm đi ngược lại nguyện vọng chủ quan

(1 ), (2 ) T h e o bàn dịch cũ, chúng lôi có sủa một số câu, chữ (N K P ).

60
của mình. Trong lúc lí trí và thiên kiến giao hòa nhau một cách phức tạp
như thế, Tô Thức đã phần nào tiếp xúc với bản chất của xã hội. Còn một
số bài thơ không liên quan gì đến tân pháp, như các bài H ứ a C háu T âỵ
hô, L í thị viên, L ệ c h i th á n ... phê phán nghiêm khắc lòng tham lam tàn
bạo và cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa, quý tộc và quan lại phong kiến:
Mười d ậ m m ột trạm chạy trong bụi,
N ăm d ặ m m ột ch ò i lín h giụ c vội.
N g ã han g, sa hố, ch ết chòn g nhau,
D ể ch o vải quý dược m an g tói.
N hư cắt q u a khơi, xe vượt núi,
L á m ượt cà n h tươi tuòng m ới hải.
N gười d ẹp trong cung m ột t:ếng cười,
N g h ìn năm m áu, bụi còn tung m ã i..S l\
Đó là một đoạn trong bài L ệ chi thán (Lời than về quả vải), tả bọn
quan lại nịnh hót nhà vua, mong được một cái cười của người đẹp trong
cung, cấp tốc đưa vải vể triéu, không kể gì tính mạng của nhân dân. Nửa
sau bài thơ chuyển sang công khai đả kích bọn quyền quý đương triễu
"chuốc của lạ mua lấy sự yêu vì của vua". Bài thơ này làm vào cuối thời
kì ở Huê Châu, tỏ rõ nhiệt tình chính trị của ông, bị giáng chức nhiều lẩn
vẫn không khuất phục, vẫn dám giận, dám nói.
Loại‘thơ châm biếm chính trị này, về số lượng cũng như vễ chất lượng,
không đủ để tiêu biểu cho thành tựu và bộ mặt thật cùa thơ ông. Đặc sắc
của thơ ông chủ yếu biểu hiện trong những tác phẩm diễn tả mạnh mẽ
tình cảm cá nhân và ca vịnh cảnh vật thiên nhiên.
Suốt đời, Tô Thức là người bất đác chí về chính trị. ô n g tìm cách gạt
bỏ và giải thoát "những nỗi đau khổ vì không hợp thời" bàng cách tưởng
nhớ quê nhà, bày tỏ tình cảm đổi với bạn bè thân thuộc và tìm niễm an
ủi trong vẻ đẹp thiên nhiên. Những bài thơ đó tuy phẩn lớn đéu có lẫn lộn
những lời than thở tiêu cực kiểu "đời ta ãn gửi nàm nhờ", trùm lên lớp
màn hư vô huyển ảo, nhưng ông cũng đã phát hiện và diễn tả một cách
có nghệ thuật nhiều chuyện thân thiết cảm động trong những sinh hoạt
bỉnh thường này, tỏ rõ mối cảm tình sâu kín chân thật của nhà thơ đối
với cuộc sống.

(1 ) Hoàng Tạo dịch.

( 2 ) Lòi T ô Thức.

61
Trong một bài thơ ghi lại cuộc đi chơi, ông nói lên lòng nhớ quê hương
tha thiết như sau:
N h à ta ỏ tận ngọn sông,

N g h ề qu an đ ư a dến biền d ôn g sóng còn.


Triều ca o m ột trượng tin dồn,

L ạ n h trời nước rút cát còn n găn in.


T rung L in h lỏm chởm d á chen,

N ổi ch ìm theo vói triêu lên triều ve.


Thử lẻn d in h núi n hìn quê,

Dôi bờ N am , B ấ c núi ch e trập trùng.


Sợ chiều, k h á c h m uốn qu ay dòng,

Mời xem trời lặn, sư ôn g c ố nài.


G ió vờn m uôn k h o ả n h ngán hài,

Đỏ như d u ô i cá rán g ngời g iữ a không.


T răn g non vừa ló d ầu sông,

C an h h a i trăn g lặn m ịt m ùng trời cao.


L ò n g sôn g có d á m lừa dào,

Á nh n gan g sườn núi q u ạ g à o h o ả n g lên.


Vê n ằm th ao thức thâu dêm ,

N gười m à ch ả n g p h ả i, thử xem vật gì ?


N on sôn g nhường áy ch ằ n g v'ê,

T hân sôn g tháy cũng p h ả i g h ê ch o m ìn h !


D ám xin ngỏ nỗi ch ă n tình,

Về k h ô n g có ruộng, th ần m in h chứ n g cù ng^\

(Du Kim sơn tự)

Cảnh ào ạt sóng trào người ta thường kể, bây giờ không thấy, chỉ còn
lại dấu vết trên cát của nước triéu lên xuống, đưa lại một không khí bâng
khuâng; đoạn sau, ngọn lửa trên sông được nhà thơ vẽ thành một cảnh
tượng kì ảo "chẳng phải ma, cũng chẳng phải người", tưởng như lời khiển
trách của thẩn sông, càng làm cho lòng nhớ quê hương thêm ảo não.

(1 ) Theo bàn dịch cũ. Chúng tôi có sứa vài chữ.

62
Chả trách trong bài Tự K im Sơn phón g thuyên chí Tiêu Sơn (Từ Kim Sơn thả
thuyén đến Tiêu Sơn) cũng viết vào lúc đó, ông đã nói thảng muốn lui về ở ẩn:
Muốn trút mủ d a i tãu sớ hặc,
T ìm nơi th an h vắng ở cho x on g ( \
Tô Thức chưa bao giờ được toại nguyện, ông vẫn không ngừng phải đi
hết nơi này đến nơi khác, nên ông gửi gắm lòng nhớ quê hương sâu sắc
đó vào mỗi nơi mà ông đã cư trú. Ông luôn luôn nói, ông "tự cho mình
vốn người Hàng Châu”, "tôi nguyên là dân Đạm Nhỉ", "Hải Nam vạn dặm
chính quê tôi". Trong một bài thơ nhỏ, ông viết:
Dưới núi L a Phù xu án suốt năm ,
Mơ tươi, q u á t c h ín dù thời trăn.
N gày ăn vải c h ín b a trăm quả,
M uốn m ã i làm dân d á t L in h N am ^\
[ Thực lẽ chi nhị thù, ki nhị
(Hai bái ăn vAi chín - bài 2)j

Ngòi bút nhà thơ nhẹ nhàng, dí dỏm, biểu hiện mối cảm tình sâu sác
với quê hương thứ hai và cá tính ngỗ nghịch của minh, điểu đó có liên hệ
chật với tư tưởng nhân sinh thích tự do phóng khoáng của ông.
Buồn phién vì cuộc sống thừa, Tô Thức luôn đau khổ suy nghĩ tìm tòi
cái bí m ật của cuộc sống, và càng dễ đem thổ lộ ra với những người tri kỉ
thân thiết:
C ủa d ô n g còn đ ể g ió d ô n g n goài,
D ong ngự a tìm qu a xóm củ chơi.
N gười tựa ch im hôn g về có hẹn,
Việc như g iá c m ộn g dứt là thôi.
G ian g th àn h rượu trản g ba chu m cạn,
B ô lã o d a x an h m ột tiếng cười.
D ã hẹn n ăm n ăm cùng g ặ p m ặt,
C hiêu hồn kh ỏi mượn phú , ai ơi'( V

(Ngày 20 tháng gicng cùng hai ông Phan, Quách ra ngoại


ô du xuân, bỗng nhớ IIỊỊÙV này năm ngoái, cùng đ ến thành
N ữ vương làm thơ, licn họa theo văn trước)

(1) Theo bàn d|ch cũ. Chúng tỏi có sủa vài chữ.

(2). (3) Khưrtng Ilữu Dụng dịch.

63
Bài này viết lúc ông bị giáng chức đến ở Hoàng Châu. Nhà thơ nhạy
cảm thấy cùng bạn cũ lại đến chơi đất cũ, nhưng chuyện cũ thì đã qua đi
như giấc mộng mùa xuân. Nỗi phiền não đó đành phải nhẹ nhàng quên đi
trong tình bạn ấm áp. Nhưng cũng như hình tượng "móng chim hổng trong
bùn tuyết" nói trong bài thơ H ọa Tử Do T h ằ n g Trì h o à i cựu (Họa bài thơ
của Tử Do ở Thằng T rì nhớ xưa), sống trong xã hội phong kiến, Tô Thức
không th ể trả lời được câu hỏi "đời người là gì?" một cách đúng đán, cho
nên cuối cùng ông cũng không th ể hoàn toàn thoát khỏi tâm trạn g buổn
thảm. Ảo não, cô quạnh và cuồng phóng, khoáng đạt là trạn g thái tinh
thần đồng thời tồn tại trong con người Tô Thức. Điều này càng lộ rõ khi
lựa chọn việc tiến thoái của cá nhân ông. Trong nhiều bài thơ gửi tặng Tô
Triệt, một m ặt ông nhớ lại thú vui đêm nằm nói chuyện giữa hai anh em,
mật khác nói lên nỗi đau khổ "ra làm quan không có công trạn g gì" mà
vể ở ẩn thì không được.
Cảnh vật thiên nhiên đối với Tô Thức thân thiết như tình bạn, tỉnh anh em:
M ay có b a trăm d ò n g su ối m át,
N e ch i d ư a m ãi tới H oàn g C hâu^K
(Mai hoa - hài 2)

Đối với Tô Thức, cảnh vật tự nhiên là một cái gi thân thiết giống như
tình anh em bè bạn.
Thơ tả cảnh vịnh vật của ông phần lớn ý tứ trong sáng, lành mạnh,
cách điệu lưu loát, rất ít tâm trạng tiêu cực, có thể làm cho người ta thêm
yêu mến cuộc sống, và thỏa mãn được yêu cầu vé thẩm mỉ. Như T ân th à n h
d ạ o tru ng - bài 1:
G ió xu ân biết lã o sá p lên deo,
T hổi b ạt d â u hiên g iọt nước gieo.
Đ in h núi làn m ảy h ìn h m ũ chụp,
Đầu cà n h vừng n h ậ t m ả n h ch iên g treo.
Trúc là m ậ t g iậu , đ à o tươi tỉn h,
Nước lá n g d òn g khe, liễu d ậ p dìu.
X óm b ản non táy chừ n g hời dạ,
Com cày, m ă n g nướng với rau xao^2\

(1) Theo bàn dịch cũ.

(2) Nguyẽn Văn Tư dịch.

64
Sau cơn mưa trời hửng, đào liễu khoe đẹp, rau xanh mãng thơm, như
hiện ra trước mặt. Nhà thơ đã thi vị hóa cảnh mùa xuân ở nông thôn nói
chung bằng những câu thơ trong trẻo, đẹp đẽ, sinh động.
Thơ vịnh vật của ông phấn lớn cũng chan chứa lòng yêu cuộc sống của
nhà thơ. Như bài N gụ cư ỏ p h í a d ôn g viện Đ ịnh H uệ, h o a rừng d à y núi,
tron g đ ó có căy h ả i dường, người d ịa p hư ơ n g k h ô n g biết quý, bài H òn g
m ai, bài H ô trung cừu h o a thi, bài S on g thạch, và bài H ọa thơ T iền An
D ạo gử i trà ch o H uệ K iến v.v... hoặc vịnh hoa lá, hoặc vịnh đá núi, hoậc
ghi việc vặt cây chè. đểu có th ể dung hợp mật thiết việc mô tả chính xác
sự vật với tính cách nhà thơ. Thơ sơn thủy của ông lại chú trọng mô tả
cái đẹp thiên nhiên:
M ây d en trút m ực ch ư a n h ò a núi,
M ưa tràn g g ieo cháu nhảy rộn thuyền.
Trận g ió bỗn g dẫu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu nước gọn sóng than h thiênS
ịN ^àx 27 ihátig 6, viết tại
Vọng hò láu trong lúc say - hài 1)

Dưới n ấn g lon g lan h m àu nước biếc,


T ron g m ư a huyên ả o vẻ non tươi.
T ây H ô k h ả sán h cùng Tây Tử,
N h ạ t p h á n nòng son thảy tuyệt vời(2\
(Sau cơn m ua trời tạnh uống rượu ữén hô - bài 1)

Hai bài thơ này đều tả sự thay đổi của mây gió Tây Hổ ở Hàng Châu:
bài trên từ mây thành mưa, đột nhiên lại tạnh; bài dưới đang tạnh lại
mưa. Nhà thơ nám bắt lấy những điễu trông thấy trong khoảnh khác, rồi
như tuồng không chú ý lám mà vẽ nên những hình ảnh mới mẻ như vậy.
Lại như:
H oa d à o n goài trúc lư a thưa,
S ôn g xuân nước ấm , vịt đ ù a trước tiên.
Cỏ k h ô lau m ới nhú lên,
Ay k h i cả lợn d ậ p d en h m ặt sông^\
(t)c lên bức iranh "Cárih chiêu xuăti trên sông"
cũu nlỉù su H uệ Sùng - bài 2)

(1), (2 ) Nam Trân dịch.

(3) Khưring Hữu Dụng dịch. NKI’ dịch lại lên đc tlicl và câu thơ thứ ba.

5 - LSVHTQ-T2 65
S en tàn k h ô n g lọn g ch e m ưa,
Cúc tàn vẫn có cà n h g ià giỡn sương.
M ột n ăm cả n h d ẹp lạ nhường,
P h ả i ch ă n g là lúc ca m vàng, quýt xanh.(l\
(T ặng L ư u Cảnh Văn)

Một bài tả cảnh đông đi xuân tới, một bài tả cảnh từ thu sang đông,
cả hai đểu rất thiết thực nám được những đặc trưng mới của cảnh vật
thiên nhiên do thời tiết đổi thay, mang lại cho con người niềm vui sống
dạt dào.
Vể nghệ thuật, thơ Tô Thức còn có nhiểu ưu điểm và đặc điểm khác,
có liên quan đến phong cách sáng tác chung đã nói ở trên.
Bút pháp Tô Thức tự nhiên, tài tình, luôn thể hiện trong cách tưởng
tượng kì ảo, trong cách khoa trương bất ngờ, trong cách so sánh đa dạng.
Đó là bút pháp giàu màu sác lãng mạn. Như trong bài Du B á c L a H ương
T ích tự (Đi chơi chùa Hương Tích ở Bác La), con suối nhỏ bình thường
mà ông nhìn thấy, óc tưởng tượng đã cháp cánh bay bổng lên: ông như
nghe thấy tiếng chày thậm thình của cối giã bàng sức nước, như trông
thấy bột mì tráng xóa đang tuôn rơi phẩn phật trên cối đá, như ngửi thấy
mùi thơm bánh hấp hỉnh hoa chữ thập. Ngọn đuốc trên sông có th ể hơi kì
lạ, nhưng trong bài Du K im Sơn tự đã dẫn ở trên, ông tưởng tượng đó là
thần minh quở trách, mà lại tả thiết tha như vậy, đó là tưởng tượng nghệ
thuật của Tô Thức. Bài một và bài hai Vọng h ả i lầu vãn cả n h và bài năm
B á t nguyệt th ập ngủ n h ậ t k h ả n triều , đều tả cảnh sông T iền Đường dâng
sóng; những hình ảnh đổng tuyết, núi bạc, ánh chớp, rán vàng... làm cho
bức họa có một màu sác thần kỉ, bay bổng sống động; việc sử dụng thán
thoại, truyền thuyết lại làm cho bài thơ tâng thêm vẻ hào nhoáng.
Lối khoa trương này, lẫy tình cảm mãnh liệt và 111Ô tả xúc động làm cơ
sở, th ể hiện cảm xúc chân thực đặc biệt. Cách so sánh của ông lại càng
độc đáo. Không những ông so sánh năm cũ trôi qua với con rán trườn vào
hang tối (Thủ tuế), so sánh tính cách của nhân vật lịch sử với sự khác
nhau của các hương vị trà (H ọa b à i thơ T ien Art D ạo gử i trà ch o H u ệ
K iến ), mà thường liên tiếp dùng nhiễu hình ảnh khác nhau để hình dung
một trạn g thái của sự vật. Như bài B á c h bộ /lòng một mạch dùng bảy hinh
ảnh để tả th ế nước dâng lên ào ào, đưa đến một hiệu quả nghệ thuật rất

( 1 ) Theo bản dịch cũ, chúng tôi sủa m ội chữ.

66
hay. Trong một câu thơ mà dùng liền hai tỉ dụ, điều đó ít thấy trong thơ
người khác.
Phong cách tự do phóng khoáng của Tô Thức thường kết hợp với sự
quan sát chu đáo và sự biểu hiện ti mỉ. Trong những bài thơ vịnh vật ưu
tú của ông đểu có th ể thấy được công phu "tìm vẻ đẹp của sự vật, giống
như cột gió, bát bóng" (Thư trả lời T ạ D ăn Sư). Thơ trường thiên cổ thi
bảy chữ của ông chú ý bố cục hoàn chỉnh, nên tuy có cái th ế băng băng
ngàn dặm mà "văn lí vẫn tự nhiên". Thơ Tô Thức còn có đặc điểm nữa:
là một nhà thơ, cđ lúc ông cảm thụ ý thơ trước sự vật không nhạy bén,
không sâu sác bàng sự quan sát và suy nghĩ của ông. Nhiểu bài thơ ông
viết lưu loát sinh động, không đơn điệu, song hình ảnh thơ thường không
thật tươi sáng và dạt dào, mà chỉ là lí thú. Ngay các bài Đ ề T ây lă m bích ,
C ầm thi, ... người đọc thích không phải vì trong đó cd chất thơ, mà là vì
ở trong các sự vật thông thường quen thuộc, ông bỗng tìm ra được những
vấn đẽ cđ tính chất triết lí và nói lên được những cái mà ai cũng biết
nhưng không dễ nói ra. Loại thơ triết lí này tuy bát nguồn từ trong thơ
Phật, nhưng không khô khan nhạt nhẽo như thơ Phật.
Một đặc điểm quan trọng nữa của Tô Thức là làm thơ bàng nghị luận,
làm thơ bằng tài học. Đđ là do hấp thu ảnh hưởng chủ trương của Hàn
Dũ "lấy văn làm thơ” mà phát triển thêm, và cũng là một đặc điểm chung
của thơ đời Tống. Việc nghị luận hđa của thơ Tô Thức, cố nhiên cđ lợi cho
việc mô tả được tự do và cách điệu được lưu loát, so với Hàn Dũ và những
người khác cũng ít kiêu kì lập dị hơn, như các bài P hư ợn g Tường b á t quan,
Tôn S ầ n lã o cầu M ặc D iệu đ ìn h thi, H ọa Tử D o lu ận thư, v.v... vẫn còn
đọc được. Nhưng ông cũng không sao tránh được các khuyết điểm căn bản
của xu hướng nghị luận hda là làm tổn liại đến tính chất hình tượng và
âm điệu hay của thơ, mà cũng dễ làm cho ngôn ngữ thơ lỏng lẻo. Việc nghị
luận hda lại kết hợp với th<5i khoe khoang học vấn của ông, ảnh hưởng hết
sức nghiêm trọng đến thành tựu sáng tác. Một là dùng điển tích. Thơ ông
tuy c ó một số bài dùng điển tích có lợi cho sáng tạo ý thơ, nhưng phần
lớn là điển tích chổng chất nhau. Như những bài H ạ n h â n sin h tử (Mừng
bạn sinh con), H Í Trương Tủ D ã m ã i thiếp (Đùa Trương Tử Dã mua thiếp),
câu nào cũng dùng điển tích, có câu thậm chí dùng đến hai hoặc ba điển
tích. Nhiều điển tích dùng đi dùng lại nhiều lần. Hẩu như ông đã mượn
tất cả những ngụ ngôn và những câu hay trong sách T ra n g Tử, lại dùng
rất nhiều điển tích Phật giáo. Điều đđ làm cho bài thơ trở nên khúc mắc,
khó hiểu, người đọc luôn bị cả đống điển tích cản trở, rất khó tiếp xúc

67
thảng vào tình ý bài thơ. Hai là họa vần. Từ Ngụy T ấn vé sau, các nhà
thơ xướng họa với nhau vốn không bó buộc theo thể thức, cũng không lấy
lại vần bài nguyên xướng. Đến đời Đường, các nhà thơ Bạch Cư DỊ và
Nguyên Chẩn, Bì Nhật Hưu và Lục Quy Mông v.v... mới có tục họa vấn.
Với Tô Thức thì mỗi khi cùng với bạn thơ "gập gỡ, tấ t có làm thơ, thơ tấ t
phải theo vần trước" (T ự a n ă m b à i KÌ d in h ). Tự mình trói buộc chân tay
mình, lại thích thú cho đó là mục đích của làm thơ. Không những ông đi
lại xướng họa cùng với bạn bè mà còn họa lại thơ của mình và thơ của
người xưa. Trong sách H ô n a m thi thoại nói ràng, trong tập thơ của ông
"những bài họa vần chiếm khoảng một phán ba, tuy kỉ xảo rất cao, chấn
động một thời, song có hại nhiếu cho việc hoàn mĩ tự nhiên, nếu ông không
làm như th ế thỉ ông đã vượt xa hơn người xưa không biết là bao nhiêu!".
Trong số lớn thơ họa vần của ông, quả th ật ít có bài hay, tỏ ra không cân
xứng với những bài thơ thành công, có đặc sắc riêng của ông, chả trách
các nhà bình luận có trình độ hiểu biết thấy nhà thơ bỏ phí tài hoa như
vậy mà tiếc rẻ...

Trong lịch sử từ của Trung Quốc, Tô Thủc có một địa vị đặc biệt. Lưu
Thần Ông nói: "Từ đến Đông Pha thì đã lỗi lạc lắm rồi, như thơ, như văn,
như các kì quan trong trời đất" (T ự a ch o từ T ân G iả H iên ). Tô Thức đã
mạnh dạn làm cho từ gần với thơ và tản văn. Từ gán với thơ, không phải
là thủ tiêu các thể chế và cách luật của từ - một hình thủc vãn học độc
lập, mà là mở rộng đé tài của từ, làm cho cá tính của nhà vãn biểu hiện
rõ ràng hơn, ngôn ngữ mới mẻ hơn. Cũng liên quan với điéu này, ông đã
lập ra phái hào phóng đói lập với phái từ uyển ước truyén thống. Nó mở
ra con đường rộng rãi cho từ phát triển , "chỉ ra một đường tiến lên, tai
m ất thiên hạ đổi mới, người cầm bút bát đầu phấn chấn" (Vương Chước,
B íc h k ê m ạ n c h í , quyển hai). Nhưng thd của Tô Thủc vốn có đặc điểm
iấ y văn làm thơ, lấy tài học làm thơ", nên khi ông "lấy thơ làm từ" thì
cũng đưa những thứ ấy vào lỉnh vực của từ, tức là làm cho từ gán với tản
văn, gẩn với nghị luận. Thử nghiệm vé m ặt này, nói chung không thành
công, mà cũng không dễ gĩ thành công. Ồng cũng mở ra tục dùng điển
tích và họa vần trong từ, lại còn thích "dẫn" cả nguyên văn một bài thơ
của người khác hoặc của mình vào trong từ nữa. Điéu đó càng không phải
nói nữa. Những thử nghiệm này vé m ật kĩ xảo văn tự có cái thúc đẩy nghệ
thuật phát triển , có cái lại tự trói mình lại. Tuy vậy, khuynh hướng đó
vẫn chưa lấy gì làm nghiêm trọng. Cống hiến của ông về từ xuất sác hơn
về thơ.

68
Thời Ngũ đại và những năm đầu Bác Tống, đ ê tài của từ rất hẹp, đại
khái chỉ là đau buồn, li biệt, trai gái yêu nhau. Trong thời gian này, Phạm
Trọng Yêm, Liễu Vĩnh... có khai thác thêm ra và đã có tiến triển phẩn
nào. Hơn ba trăm bài từ của Tô Thức đã phá vỡ hẳn cái hàng rào truyền
thống "diễm tình" của từ. Cảnh vật núi sông, nơi du lãm, phong cảnh nhà
nông và nỗi niềm hoài cổ v.v... được đưa vào trong từ rất nhiéu. Từ chỗ
"trong hoa", "trước chén"(*\ từ đã tiếp xúc với đời sống xã hội tương đối
rộng rãi. Các bài nổi tiếng [Thủy điệu ca đầu] (M inh nguyệt k i thời hữu)
(Trăng có từ bao thuở), [Niệm nô kiêu] (D ại g ia n g đ ô n g khứ ) (Sông lớn
chảy vể đông) là những bài tiêu biểu nhất cho sự cải cách này:
T ră n g có từ b ao thuở?
N ân g chén hỏi trời cao.
Đ êm nay nơi thiên cung nguyệt d iệ n .
C hản g biết thuộc d êm n à o ?
Ta m uốn bay về theo gió,
C hi sợ lầu quỳnh g á c ngọc.
C ao th ả m rét nhường bao!
M úa n h ả y d ũ a vui bón g nguyệt,
Cõi trần th ích thú hon nhiêu.
Q ua g á c tía,
D òm cửa gấm ,
Dọi ca n h sâu,
C h ản g nên oán giận .
Cớ sa o tròn m ãi lúc lìa n hau?
N gười có VUI buôn tan hợp,
T ràn g có tỏ m ờ tròn khuyết,
Trọn vẹn k h ó căn d'êu.
C hi ước người sốn g m ãi,
D ặm n ghìn chu n g bón g yêu kiêu.

[ Thủy đicu ca đầu|

(1) Trong các hài lừ trUtíc kia, tác già thưdng nói đến tinh càm của minh khi uống rượu hoặc
lúc đùa cột v<íi các kĩ nữ cho nên thưỏng dùng những chữ "tôn ticn" (irưilc chén), "hoa gian" (trong
hoa).

69
S ôn g lớn v'ê dông,
S ón g cuốn sạ ch nhữ n g người p h o n g lưu m uôn thuở,
N g h e rằn g p h í a tây, lũy cũ.
x í c h B íc h xưa đ ã lừng d a n h tiếng Chu Du.

Đ á chọc m ảy mù,
B ờ g ầ m só n g h ái,
B ọ t ngầu lên n g h ìn d ó n g tuyết to.
G ian g sơn như vẽ,
M ột thời biết b ao h à o kiệt.
N g h i lạ i C ông Cẩn bấy giờ,
S á n h Tiều K iều duyên m ới.
Tư th ải a n h hùng,
K h ă n lụ a q u ạ t lông,
N ói cười k h o a n k h o ải,
D iệt qu ân T ào trong trận h ò a công.
M a thời T am quốc,
Đ án g cười ta con người d a cảm ,
Tóc vội sương Vông.
Cõi dờ i n hư m ộng,
Rượu còn d em tưới trăn g sôn g^\
[Niêm nô kiều]

Mô tả giữa tiết trung thu nhớ người thân, trước cảnh x íc h Bích mà hoài
niệm cổ tích, điều này trước đây rất ít thấy ai làm trong từ. Điều cảm khái
nhân sinh của tác giả "người có vui buổn tan hợp" và quan niệm lịch sử
"non sông còn đó người xưa đâu rồi" lại đem đến cho đề tài này một nội
dung mới. Đương nhiên ở đây còn có cái riêng của Tô Thức nữa. Bài trước
sáng tác năm Hi Ninh thứ chín (1076) lúc ông rời kinh đô đi làm quan
địa phương đã năm nãm rồi, cuộc sống gia đình vợ chết, con đi xa, nên
ông càng cô quạnh. Bài sau, viết lúc ông bị giáng chức đi Hoàng Châu và
đang bị đả kích mạnh vễ chính trị. Tuy vậy, trên thực tế, bài này đã phản
ánh tâm trạn g đau buồn chung của tất cả những người sống trong xã hội

(1 ) Nam T râ n dịch. Chúng tôi có sửa vài chữ.

70
phong kiến có tài mà không gặp thời, có chí mà khổng đạt. Đứng trước
núi sông bao la, trước lịch sử xa xôi và trước đời người có hạn, nhà thơ
chỉ có th ể lấy quan niệm "cõi đời như mộng" để tự an ủi, hoặc quy những
điều thất ý trong cuộc sống vào cái bí ẩn đời người trước nay khó toàn
vẹn, mãi mãi không giải quyết được. Do đó hai bài từ trên đéu biểu lộ tình
cảm tiêu cực ở mức độ khác nhau. Nhưng ý nghĩa khách quan chủ yếu của
hai bài thơ đó lại được thê’ hiện bằng những hinh ảnh hấp dẫn nhát. Đó
là cảnh tượng trong sáng của "gác ngọc lầu quỳnh", núi sông đẹp đẽ, đá
lổn nhổn sóng gầm dữ dội ; nguyện vọng đẹp đẽ "dặm ngàn chung bóng
yêu kiêu", anh hùng hào kiệt "tư thái hiên ngang". Âm điệu cơ bản của hai
bài từ đó phải nói là lành mạnh, lạc quan. Nó phản ánh lòng yêu núi sông
đất nước, lòng hâm mộ danh nhân lịch sử của tác giả. Đó chính là cơ sở
tư tưởng của phong cách từ hào phóng. Cả hai bài đéu dung hòa cả trữ
tình* tả cảnh và nghị luận làm một, ket cấu phóng túng sôi động, cũng là
thủ pháp mới của từ.
Tô Thức tiến một bước đưa từ từ một thể thức "mua vui cho khách"
phát triển thành một nghệ thuật trữ tình độc lập, vì vậy, cũng như trong
thơ, ông đã nói lên ở trong từ tinh thán yêu nước, khảng khái vì nước. Bài
[Giang thành tử] (M ật châu xu ất lạp) tạo ra một cách xuất sác hình ảnh
bản thân nhà thơ chứa chan tỉnh cảm hào phóng "rượu say gan dạ mạnh",
ôm chí lớn "giương cung bắn sói trời". Người tráng sĩ tòng quân "đầu quấn,
lưng đao, ấy chí trai" trong bài [Nam hương tử] (T in h k ì m ãn g ia n g hò),
lời kêu gọi nhiệt tình "giận chàng chảng chém nhiéu đầu giặc, cờ trống,
đai vàng, trở lại quê" trong bài [Dương quan khúc] (T ặn g Trương K ế
N guyện), đều biểu hiện tinh thần của phái hào phóng.
Tô Thức như là người đầu tiên đưa đề tài nông thôn vào trong từ. Trước
ông, chỉ trong từ Ngũ đại mới có một ít hình ảnh về người đánh cá, cô gái
giặt lụa, cô gái hái sen. Nhưng, người đánh cá ở đó thực ra chỉ là cái vỏ
bể ngoài của người ẩn sĩ, còn các cô gái nông thôn thì được miêu tả như
những người đẹp trong dân gian. Trong bài từ [Cán khê sa] (Từ m ôn th ạch
đ à m tạ vũ d ạ o thư ợng tác ngũ thủ), Tô Thức tuy cũng không tránh khỏi
đưa vào tình cảm hứng thú chủ quan của mình, nhưng dưới ngòi bút của
ông, lão nông, thôn nữ, trẻ em, người đánh cá, anh phu thuyển.... đểu có
phẩm chất th ật thà, lương thiện của người lao động. Phong cảnh, tập tục
nông thôn mà ông mô tả, cũng tương đối có ý vị đổng quê chân thực, rất
xúc cảm. Ngoài ra, các bài từ sơn thủy hoặc mô tả cảnh vật trong một số
từ, như:

71
N ghìn k h o ả n h b át ngát,
N hư m ản h gương trong,
N on x an h d à o ngược.

như :
D èm khu ya, g ió lặng, m u ốn qu ay về,
C h í th ấy trăn g sôn g như k ín h biếc^\
đặc biệt là bài [Niệm nô kiéu] đã dẫn ở trên, đểu mở ra cảnh tượng hết
sức rộng rãi. Đây cũng là một bước phát triển đôi với thứ từ truyền thống
chỉ tả những núi buổn, sông tủi hoặc lầu các vườn cây.
Viết vé đé tài tinh yêu truyén thống, Tô Thức cũng tỏ ra rất uyển
chuyển. Nhưng, những người làm từ thuộc phái uyển ước phẩn lớn bỏ công
vào việc trữ tình thành thực và tế nhị, còn từ của ỏng đã thành thực tế
nhị lại hết sức cô đọng và thuẩn hậu. Như bài [Điệp luyến hoa]:
H oa rụng h òn g p h a i ch ò i h ạ n h yếu,
C him én bay ròi,
D u ĩn h biếc q u a n h n h à uốn éo.
L o á n g th o ả n g trên càn h bôn g liễu.
C hán trời d á u ch à n g có h o a tươi.
T ron g tường du bổng, dư ờng ỏ n goài.
N gười n g o à i tường rong chai,
N gười tron g tường cười giễu.
T iến g cười bỗn g cứ lắ n g tan dần,
T in h tứ trêu n hau thêm ả o n ão
Trong cuốn H oa th ả o m ôn g thập, Vương Sĩ Trinh nói: "Sợ ông duyên
tình ủy mị, vị tất đã vượt nổi”. Bài từ này cũng giống như bài [Giang thành
tử] ("Thập niên sinh tử lưỡng mang mang") (Mười năm sống thác cách xa
vời), bài điếu vong nổi tiếng, mô tả lưu luyến triền miên, diễn đạt tình
cảm yêu đương của Tô Thức vô cùng sâu sác đậm đà. Chủ để tinh yêu, có
lúc được biểu hiện thông qua vịnh vật. Như bài [Thủy long ngâm] (Thủ
vận Chương Chát Phu dương hoa từ) vịnh hoa dương, bài [Hạ tân lang]
("Nhũ yến phi hoa ốc”) (Én non đậu nhà quan) vịnh cây lựu.... Đặc điểm
chung của những bài đó là nhân cách hóa, mà nhân vật được tác giả dùng
(1 ) Theo bàn dịch cũ.

(2 ) HỐ l-Ang dịch, ('hung lôi sứa vai chữ (NKP).

72
vật để nhân cách hóa đó là những thiếu nữ không toại nguyện về tình yêu.
Ông xử lí hình ảnh vật và hình ảnh thiếu nữ hết sức hòa hợp, như gấn
như xa, đưa lại hiệu quả nghệ thuật rất hay trong việc mô tả tình cảm
triền miên bổi hối.
Việc đổi mới của Tô Thức đối với nội dung của từ tãt nhiên đưa đến
việc đổi mới tương ứng vé hình thức. Các quy tác vé âm luật của từ quá
nghiêm ngặt, dẩn dẩn trở thành trói buộc cho việc diễn tả tình cảm tự do.
Tô Thức thì "phóng túng hết sức, không để bị trói buộc bởi âm luật được"
(Lời của Chiêu Bổ Chi dẫn trong sách P hụ c trai m ạn lụ c, lại dẫn trong
sách D iều k h ê ngư ẩ n tùng th o ạ i hậu tập quyển 33). Nhiéu nhà bình luận
phái chính tông chê trách ông vé điểm đó, thực ra nó là biểu hiện tinh
thần sáng tạo của ông. Tô Thức không phải là không biết âm luật, càng
không phải tùy tiện phá hủy âm luật của từ một cách vô nguyên tắc. Ông
chỉ "hào phóng không thích đẽo gọt cho hợp với thanh luật" (Lời của Lục
Du, dẫn L ịc h d ạ i thi dư quyển 115). Ông rất chú ý tính chất âm nhạc của
từ. Ông khéo dùng hình thức kết hợp câu ngán dài, tạo thành sự thay đổi
trong tiết tấu, việc chọn chữ dùng từ cũng cố gáng cho có âm vang. Trong
sách K h ú c hựu cựu văn Chu Bién có dẫn một thí dụ: "Bài D ương h o a từ
của Chương Chất Phu, theo ý dùng việc, tiêu sái đáng mừng. Đông Pha
họa từ, tựa hào phóng không khớp với âm luật, dần dán nhìn xem thì
thanh vận hài hòa uyển chuyển, lại thấy vãn chương có công phu đẽo gọt".
Lục Du cũng từng "thử lấy các bài từ của Đông Pha để ca hát, ca xong
cảm thấy như gió mưa dồn dập ghê người" (dẫn L ịc h đ ạ i th i dư quyển
115). Họ đểu khẳng định hiệu quả âm nhạc của từ Tô Thức. Ngoài việc
không dùng hiệp luật để hạn chế sáng tác của mình, về ngôn ngữ ông cũng
phá một số quy cách nghiêm cấm hình thức chủ nghĩa trước kia. Những
quy cách này chỉ có thể đưa lại cho từ một cách điệu yếu ớt. Đối với ông,
chỉ cần diễn đạt được thích đáng tư tưỏng tình cảm của mình, thì bất cứ
từ ngữ nào cũng có th ể đưa vào từ được, hỉnh thành một loại ngôn ngữ
thơ ca mới mẻ, bỉnh dị, lưu loát, thông suốt. T ất cả những cái đó đều biểu
hiện đặc điểm của phái từ hào phóng.
Vể văn, Tô Thức là một trong "tám nhà văn lớn đời Đường Tống".
Phong cách vãn chương của Tô Thức được xây dựng trong cuộc đấu
tranh chống các thứ vãn phong không lành mạnh. Ông phê bình các sĩ đại
phu đương thời: "Kẻ muốn tìm cái sâu sắc thì lại trở thành viển vông, kẻ
muốn tìm cái mới lạ thỉ trở thành kì cục, không đọc được" (T hư gửi Âu
D ương n ội h à n ). Vãn chương của ông đúng là láy sự tự nhiên bình dị, câu

73
chữ thông suốt làm đặc điểm. Cái đó thực tế phản ánh yêu cầu cơ bản và
phương hướng phát triển của phong trào cổ văn đời Tống. Các bài tấu nghị
và luận văn lịch sử của ông, như T hư gử i h o à n g d ế T h ả n tông, B à n về
Lưu hầu , B à n vè H àn P h i, B à n vè G iả N ghị, B à n về T riều T h ố v.v... đéu
không trau chuốt cho lời văn đẹp đẽ vĩ đại, cổ kính sâu sác, mà cốt cho
sáng tỏ, thông suốt, hùng hồn, có thể thấy ông đã chịu ảnh hưỏng của
C hiến qu ốc sách , M ạn h Tử, T ra n g Tử và Giả Nghị, Lục Chí.
Nhưng những bài đó đểu không phải là tác phẩm văn học, rất nhiều
bài "kí" và "tùy bút" của ông mới là tản vãn ván học chân chính hoặc là
tản văn có tính chất văn học.
Những bài kí sơn thủy của Liễu Tông Nguyên hoặc N h ạ c D ương lảu k í
của Phạm Trọng Yêm, Túy ôn g d in h k i của Âu Dương Tu... phần lớn đều
dùng thủ pháp truyền thống tình hòa với cảnh để diễn tả tư tưởng tình
cảm của tác giả, mô tả cảnh vật vẫn là chính trong những bài đó. Những
bài kí về đình đài của Tô Thức thì lại có đặc điểm là miêu tả, tự thuật và
nghị luận xen lẫn nhau, nhưng bố cục kết cấu lại luôn biến đổi theo yêu
cầu của chủ đề. Như bài Siêu n h iên d in h k í đoạn mở đầu là nghị luận
xung quanh sự vật cả trong và ngoài, tình ý bay bổng, thoát phàm, sau đó
đi vào kể chuyện ; bài P h ó n g h ạ c d in h k í lại nghị luận ở giữa, đột nhiên
đem chữ "tửu" ở ngoài để so sánh với lòng yêu hạc của nhà vua để nói lên
đạo lí "vui ngoảnh về phương Nam" khồng thể thay cho cái "vui ở ẩn"; bài
L ă n g hư d à i k í thì sau khi nói xong lí do tu sửa, quá trình tu sửa và đặt
tên cho công trình xây dựng này mới kết lại bằng nghị luận vễ việc "hưng
phế thành bại", làm cho bài văn đó khác hẳn với các bài vãn ứng dụng
thông thường. Chủ đề của ba bài kí về đình đài này thực ra không ngoài
triết lí xuất th ế của Lão Trang, nhưng bài nào viết ra cũng có phong cách
và hứng thú riêng. Cách viết bài H Ỉ vũ d in h k í lại có một đặc sác khác.
Ông đem ba ý "hỉ", "vũ", "đình" phát triển hết mọi khía cạnh không sót
điểm gì, bằng cách tả riêng tả chung, tả thuận tả nghịch, tả hư tả thực,
và qua đó thổ lộ mối quan tâm của tác giả đối với cuộc sống của nhân
dân. Ngòi bút thanh thản, thoải mái, không khô khan chút nào cả. Bài
T h ạ ch C hu n g son k í tả việc đi nghiên cứu tại chỗ hàm ý của tên núi, đã
nói lên một cách sinh động rằng sự "ức đoán” đã cản trở như th ế nào sự
nhận thức chính xác sự vật. Còn việc mô tả cảnh ban đêm của núi Thạch
Chung thì chỉ phác ra mấy nét bút nhẹ nhàng đã dựng nổi một cảnh tượng
độc đáo âm u rùng rợn:

"Tối đến trăn g sáng, một mình lên chiếc thuyén nhỏ, đến dưới vách đá.

74
Đá lớn dựng cao ngàn thước, như thú dữ quỷ lạ, thâm nghiêm kinh khủng;
con chim cốt đậu trên núi, nghe tiếng người cũng giật mình, bay vút lên
tầng mây. Lại nghe như có tiếng ông già ho rồi lại cười trong thung lũng.
Người ta nói: "đó là con chim quán hạc"".
Năng lực sử dụng ngôn ngữ cao siêu của ông còn biểu hiện đột xuất
trong bài văn bút kí C h í lâ m . Thể văn này, phán lớn vốn dùng để ghi chép
một cách khách quan nhân vật, sự kiện hoặc sự vật, bài viết vé cảm hoài
thường ít thấy. Nhưng thiên C h í lầm của Tô Thức lại có nhiều ghi chép
vể những mẩu chuyện sinh hoạt hàng ngày, bộc bạch tâm tình hứng thú
của một nhà văn cuồng phóng trong thời đại phong kiến. Vé m ặt nghệ
thuật, đặc điểm nổi bật của chúng là dùng chữ ít đến nỗi không thể ít hơn
được nữa, để mô tả một tình điệu hoặc một tâm trạng rất rõ ràng mà lại
tuồng như không chú ý lấm. Như:
"Nguyên phong năm thứ sáu ngày mười hai tháng mười, đêm. Cởi quẩn
áo định ngủ. T răng soi vào phòng, thích thú vùng dậy đi, nhớ là không có
ai cùng vui với. Bèn đến chùa Thừa Thiên tim Trương Hoài Dân. Hoài
Dân cũng chưa ngủ, cùng nhau bách bộ trong sân.
Sân sáng như nước đọng, trong nước chất chống rong rêu, đễu là bóng
tre bóng tùng.
Đêm nào mà không có trăng, nơi nào mà không có tre tùng, nhưng ít
có người nhàn nhã như hai chúng tôi".
(Đêm trăn g tìm Trương H oà i D ãn)

Các bài khác như H oà n g C hâu p h ò n g h ả i dường, B iệ t Văn P hủ huynh


dệ, P h ậ t tích , T h ê h iền cốc, K h ú c g ia n g châu trung v.v... có bài ngòi bút
điêu luyện mới mẻ, khéo léo, có bài mạch văn thông thuận, thoải mái tường
tận, th ể hiện rõ rệt cá tính của ông. Ngoài ra, thư, thiếp của ông nhiễu
bài cũng được viết rất thân thiết, thú vị.
Đến đời Tông, phú đã gán như văn xuôi. Bài Tiên x í c h B íc h p h ú và
H ậu x í c h B íc h p h ú của Tô Thức có thể xem như những bài thơ bàng văn
xuôi đẹp đẽ. Hai bài phú này đễu tả lại tâm tình của nhà thơ lúc bị giáng
chức ở Hoàng Châu, nội dung cơ bản đại để giống bài từ nổi tiếng (Sông
lớn chảy về đông) theo điệu [Niệm nô kiều]. Nhưng, từ thiên vể m ặt bộc
lộ mâu thuẫn nội tâm , còn phú nói nhiều hơn vể cách giải quyết mâu
thuẫn: từ cái thú bay bổng, chắp cánh bay lên tiên mà rơi xuống nơi sầu
khổ của đời người thực tế, sau lại tìm ra con đường thoát trong cảnh tràng
trong gió m át, do đó mà bài phú có nhiều màu sác hư vô huyén ảo hơn so

75
với bài từ. Điều này càng thấy rõ trong bài H ậu x í c h B íc h p h ú . Những
lời đối đáp giữa chủ với khách trong bài phú, thực tế là những lời bộc bạch
của bản thân nhà thơ, đó là sự vận dụng linh hoạt thủ pháp truyẽn thống
của phú, để diễn đạt một cách khéo léo quá trình tình cảm của nhà thơ
từ đau khổ, rổi dằn vặt và giải thoát được. Một sự thành công khác của
hai bài phú này là tả cảnh. Cùng là trăng gió cả, mà hai cảnh tượng khác
nhau. Bài trước là "giđ nhẹ dần đến, nước không gợn sóng" và "sương trán g
ngang sông, ánh nước liền trời", trăng thanh gió m át, mỗi chữ đểu cd khí
sắc mùa thu. Bài sau là "sương đã xuống, cây rụng sạch lá, bóng người in
trên m ặt đất, ngẩng đẩu thấy vầng trăn g sáng" và "nước chảy rì rào, bờ
cao ngàn thước. Núi càng cao, trăn g càng nhỏ; nước đổ xuống sỏi đá nhô
ra", cây khô héo đá gẩy mòn, câu nào cũng đều là cảnh mùa đông, tỏ rõ
tài năng nghệ thuật tuyệt vời của tác giả.

3. Ả N H H ƯÔ NG CỦA TÔ TH Ứ C TR O N G L ỊC H s ứ VĂN H Ọ C

Sáng tác của Tô Thức đánh dấu những thành tựu cao của phong trào
đổi mới thơ văn thời B ấc Tống. Điều đố làm cho ông nổi tiếng trong các
nhà văn đương thời và giữ vai trò lãnh tụ trên văn đàn. Ông lại rấ t chú
trọng phát hiện và bổi dưỡng những người có tài văn học. "Như cái chất
phác của Hoàng Đỉnh Kiên, cái hoàn mĩ của Triều Bổ Chi, cái hư vô của
Tần Quán, cái ẩn ước của Trương Lỗi, đểu chưa được đời biết, m à chỉ có
mình Thức biết trước" (Thư trả lời L Í C hiêu D ĩ), về sau những người này
được gọi là "Tô môn tứ học sỉ" (bốn học sĩ môn đổ họ Tô). Những người
khác như T rần Sư Đạo, Lí Trãi, Lí Chi Nghi, ... cũng đều được ông hướng
dẫn, đểu chịu ảnh hưởng của ông về văn học.
Ảnh hưởng của Tô Thức đối với người đời sau càng sâu xa và phức tạp.
Về thơ ca, cảnh tượng rộng rãi và phong cách phóng khoáng của ông
thường được các nhà thơ có tinh thần đổi mới đễ cao ; còn tật chồng chất
điển tích, khoe khoang học vấn thì được các văn nhân phong kiến sùng bái.
"Phong trào thơ Tô Thức" thời Kim cố nhiên cũng làm cho các tác giả miên
Bác được rèn luyện về kĩ xảo. Nhưng, vể sáng tác thì dừng lại ở giai đoạn
mô phỏng. Nguyên Hiếu Vấn đã phê bình xác đáng bệnh khoe khoang của
Tô Thức, nhưng lại tán dương m ặt "cao nhã" của ông, cho là "đạt đến mức
độ tột cùng của thơ, quả chỉ thua có Đào Tiêm , Liễu Tông Nguyên" (D õn g
P h a thi n h ã d ẫ n ), ô n g Phương Cương đời Thanh nói: "Học phái Tô Thức
thịnh hành ở Bắc, đức hạnh cao đẹp được Di Sơn (hiệu của Nguyên Hiếu Vấn)

76
rất ngưỡng mộ" (T rai trung dữ hữu lu ận thi). Câu đó chứng tỏ sự kế thừa
giữa hai người này. Đời Minh, các tác giả phái Công An rất coi trọng Tô
Thức, đem ồng ra để chống lại chủ trương "làm thơ phải như thời Thịnh
Đường" của phái bảy nhà trước và sau*'1). Viên Tông Đạo "rất thích hai ông
Bạch Cư DỊ, Tô Đông Pha, nhưng mê Trưởng Công hơn". (Viên Hoàng
Đạo: T hức B á Tu di m ặc h ậ u ), ông đặt tên cho phòng sách của mình là
Bạch Tô, đặt tên cho tập sách của mình là B ạ c h Tô trai lo ạ i cả o . Chủ
tướng của phái này là Viên Hoằng Đạo lại nói: " Thơ ông Tô không có chữ
nào là không hay, ông kiêm cả tài của Lí Bạch, Đổ Phủ, và tiếng tăm lừng
thiên cổ" (Đ áp M ai k h á c h sin h k h a i p h ủ ), thậm chí còn nói ông là "thần
thd", từ "trước đến nay không có ai bằng" (Xem Dữ P h ù n g T rác Yêm sư
và Dữ L Í L o n g hò). Cách nói đó cố nhiên có chổ phóng đại lên rõ rệt,
nhưng phản ánh ràng họ hết sức sùng bái Tô Thức. Các nhà thơ phái Tông
Tống đời Thanh, như Tiền Khiêm ích, Tống Lạc, T ra Thận Hành... cũng
đều tôn sùng thơ Tô Thức. Tống Lạc không do dự vẽ ảnh mình bên cạnh
ảnh Tô Thức để tỏ lòng ngưỡng mộ (Xem Trì b ấc ngẫu đ à m ). T ra Thận
Hành đem sức lực bình sinh ra để chú thích thơ Tô Thức, điều đó cũng
có ảnh hưởng rất sâu đến sáng tác của ông.
Phong cách từ hào phóng mà Tô Thức sáng tạo ra đã làm cho từ trở
thành lành mạnh, rộng rãi. Nhà làm từ vêu nước vĩ đại đời Nam Tống là
Tân Khí T ậ t trực tiếp chịu ảnh hưởng của ông nên phát triển nội dung tư
tưởng của từ thêm một bước nữa, và hình thành phái từ Tô T ân. Từ
của các ông Trương Nguyên Can, Trương Hiếu Tường, T rần Lượng, Lưu
Quá v.v... cũng cùng một mạch với từ Tô Thức. Cho mãi đến thời gọi là
"Từ học trung hưng" đẩu đời Thanh, các lãnh tụ của phái Dương Tiễn là
T rần Duy Tung và Tào Trinh Cát.... đều ra sức học tập Tô Tân. Tưởng SI
Thuyên tự xưng là một trong "ba nhà lớn ở Giang Tả" thời kì giữa nhà
Thanh, từ của ông cũng có đặc trưng của phái hào phổng. Ngay cả Vương
Bàng Vận và Chu Hiếu Tang, phong cách cơ bản khác với phái hào phóng,
cũng ra sức biên soạn hiệu đính và chỉnh lí từ Tô Thức, tôn sùng và học
tập từ Tô Thức.
Văn phong thời Nguyên, Minh và thời giữa Thanh về trước căn bản kế
thừa truyển thống vãn chương thời Tống. Trong đó tác dụng của Tô Thức
rất lớn. Cách thuyết lí thấu triệt và đặc sắc, tranh luận phóng túng trong

(1) Đầu thế ki X V I có bày nhà là Lí Mộng Dương. Hà cà n h Minh, Từ Trinh Khanh... Cuối
thế kì XV I có bảy nhà khác là Lí Phan Long, Vưcing Thế Trinh, Tạ Tần.... đéu để xướng thuyết
"Văn tất Tần Hán, thơ tất Thịnh Dưòng" (ND).

(2 ) Trưởng Công lức Tô Dỏng Pha (ND).

77
văn nghị luận của ông thường được người sau xem là mẫu mực. Như Chung
Tinh, lãnh tụ phái Cánh Lăng đời Minh, đã nói lên một ý kiến phóng đại
là: "Có văn Đông Pha thỉ có th ể bỏ văn Chiến quốc được" (Ẩn Tú H iẻn
văn tập: T rắc tập tụ n h á t: Đ ông P h a vãn tuyển tự). Nhưng có ảnh hưởng
lớn nhất trong vãn học là văn tiểu phẩm. Viên Hoàng Đạo của phái Công
An nói: "Cái đáng yêu của Đông Pha phấn lớn là ở những bài văn ngán,
nói chuyện bình thường, nếu bỏ hết những cái đó đi, chỉ để lại những bài
lớn, những sách cao siêu, thỉ còn gì là Đông Pha nữa” (Lời dẫn trong Tô
Trường C ông hợp tác). Khi họ đề ra "chí viết những cái có tính chất trữ
tình", phản đối chủ nghĩa mô phỏng cổ, thì họ học tập cách viết tiểu phẩm
trữ tình trong C h í lả m của ông, mà lập nên văn phong mới mẻ hoạt bát.
Những bài tiểu kí sơn thủy và thư từ của Viên Hoàng Đạo cùng với cuốn
D ào a m m ộn g ức của Trương Đại cuối Minh... đều có một giá trị nghệ
thuật nhất định. Cho mãi đến tản văn của Viên Mai, Trịnh Bản Kiéu đời
Thanh vẫn còn tim được ảnh hưởng của Tô Thức. Nhưng phải nói ràng
tản văn của phái này cũng đã phát triển phần tiêu cực lánh đời, theo đuổi
thú vui tấm thường của Tô Thức.

78
C hương V

VÃN HỌC CUỐI BẮC TỐNG

Cuối B ắc Tống, những nhà văn có quan hệ với Tô Thức chiếm địa vị
chủ yếu trên văn đàn. Hoàng Đình Kiên, T ấn Quán, Trương Lỗi và Triều
Bổ Chi được gọi là "Tô môn tứ học sỉ" (bốn học sỉ môn đệ họ Tô). T rần Sư
Đạo, lớp sau, tuy không được đặt ngang hàng với bốn học sĩ, nhưng cũng
là môn đồ họ Tô. Vê sau, trong thi phái Giang Tây, người ta tôn Hoàng
Đình Kiên làm lãnh tụ, Trần Sư Đạo cũng được tôn làm một trong ”ba
tông"*'1), chỉ kém có Hoàng Đình Kiên, đủ thấy Trần Sư Đạo tuy không
được xem là quan trọng trong môn đổ họ Tô, nhưng lại rất quan trọng
trong thi phái Giang Tây. Các nhà vãn này với Tô Thức không những là
chỗ bạn bè thân thiết, mà còn có quan hệ mật thiết vé chính trị, song vể
kiến giải văn học, họ không hoàn toàn nhất trí với Tô Thức. Hoàng Đỉnh
Kiên có đưa ra một số chủ trương về sáng tác thơ ca, được T rần Sư Đạo
tán thành trong chừng mực nào đó, *và đã lập ra thi phái Giang Tây. Những
người khác mỗi người có đặc điểm của họ vễ phong cách nghệ thuật. Còn
thành tựu nghệ thuật của họ thì lại hay dở không đổng đều. Tuy họ đều
biết viết thơ, làm từ, nhưng T ần Quán sở trường vể từ; T rần Sư Đạo,
Trương Lỗi sở trường về thơ; Hoàng Đình Kiên thì thơ, từ đều nổi tiếng
lúc bấy giờ, thơ ông có ảnh hưởng rất lớn đến thi đàn đời Tống; Triểu Bổ
Chi thì thơ hay từ đểu không có bài nào xuất sác. Thành tựu của bất cứ
người nào trong bọn họ cũng đễu kém xa so với Tô Thức. Chỉ có từ của
T ần Quán là có một phong cách độc đáo và đạt một trình độ nghệ thuật
cao, nên cũng như Tô Thức, ông được liệt vào hàng đầu trong các nhà làm
từ B ắc Tống.
Thời kì này còn có hai nhà làm từ quan trọng khác là Hạ Chú và Chu
Bang Ngạn, họ đễu không phải là môn đổ của họ Tô.

(1) Khi biên soạn cuốn Doanh khuc luật túy, Phưring Hồi để xưỏng một tồ ba tông, một tô là
DÃ Phủ, ba tổng là Hoàng Dinh Kiên, Trần Sư Dạo và Trần Dữ Nghĩa.

79
1. HOÀNG Đ ỈN H K IÊ N VÀ T H I P H Á I GIANG TÂY

Hoàng Đình Kiên (1045 - 1105) tự Lỗ Trực, tự xưng là Sơn' Cốc lão
nhân, lại có hiệu là Bồi Ông, là người Phân Ninh, (nay thuộc Tu Thủy,
Giang Tây). Thân sinh ông là Hoàng Thứ, đỗ tiến sỉ, là một nhà thơ chuyên
học Đỗ Phủ. Cậu ông cũng là nhà thơ, lại là nhà tàng trữ sách nổi tiếng.
Nhạc phụ ông, T ạ Sư Hậu, là nhà thơ nổi tiếng đương thời, cũng học thơ
Đỗ Phủ, đã từng truyển thụ cách làm thơ cho ông. Sống trong hoàn cảnh
như thế, nên từ bé ông đã học hết các lục nghệ^\ Lão, Trang, nội đ iể i/ 2)
và tiểu thuyết, tạp thư, học rộng nghe nhiéu, và cũng từ bé ông đã bát
đáu làm thơ viết văn. Ông lại rất sành vể hội họa cổ Trung Quốc. Ông là
một trong bốn đại gia đời Tống nổi tiếng về thư pháp, ngang hàng với Tô
Thức, Mễ Phất, Thái Tương. Do có nhiều điểu kiện như thế, nên tiếng tăm
về văn học của ông lúc còn sống hay sau khi chết, đều vượt xa thành tựu
thực tế của ông, và ông đã giành được địa vị lãnh tụ thi phái Giang Tây.
Trong Thư trả lòi ch o H ôn g Cảu P hụ ôn g đ ê ra chủ trương sáng tác thơ
ca như sau: "Ông Đỗ Phủ làm thơ, ông Thoái Chi^3) làm văn, không chữ
nào không có xuất xứ; người sau đọc sách ít, tưởng là ông Hàn, ông Đỗ
đặt ra. Xưa, người làm văn hay quả là rèn đúc được vạn vật, tuy lấy lời
cũ của người xưa đưa vào văn chương, nhưng chẳng khác gì lấy hạt linh
đơn, điểm sát thành vàng vậy". Đó là cương lĩnh quan trọng nhất của thi
phái Giang Tây. Sau đó Lã Bản Trung viết G ian g T ây th i x ã tôn g p h á i d ò
(Bức tranh tông phái của thi xã Giang Tây) đối với cương lĩnh này chảng
phát huy gì mấy về lí luận, chỉ nói: "(thơ ca) từ Lí, Đỗ mà ra, người sau
không bì kịp. Các ông Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Mạnh Giao, Trương
Tịch... tự tạo ra được phong cách riêng cũng nổi tiếng. Cuối đời Nguyên
Hòa, chẳng có gì đáng nói nữa; suy dần mãi đến cuối đời Đường thì tột
cùng... Đến Dự Chương (Hoàng Đình Kiên) thơ ca bắt đầu hay trở lại, ông
ra sức chấn chỉnh, người sau cùng làm cùng họa, dốc lòng khai phá bí m ật
của thiên cổ, không còn bỏ sót mối nào" (Xem cuốn Văn L ộ c m ạ n s a o của
Triệu Ngạn Vệ). Ngoài ra, còn liệt kê danh sách hai mươi lăm người mà
ông cho là thuộc về phái này. Nhưng chính qua một đoạn nói vễ Hoàng
Sơn Cốc tron g bài L ờ i tự a n h ỏ về th i p h á i G ia n g T ãy do nhà thơ phái

(1) L ục nghệ-. Lễ, Nhạc. Xạ (săn bắn). Ngự (đánh xe). Thư (viết), s ố (tính toán) (ND).

(2) Nội đ iể n : Kinh Phật (ND).

(3) Túc Hàn Dũ (ND).

80
giang hổ Nam Tổng Lưu Khắc Trang viết ta mới biết được ít nhiều vé sự
hỉnh thành của thi phái này và vì sao nó được các sĩ phu hoan nghênh.
Ông viết: "Các nhà thơ đầu bản triểu như Phan Lãng, Ngụy Dã, câu nệ
cách điệu của Vãn Đường, không dám rời ra một bước; Dương ứ c, Lưu
Quân thì lại chuyên về thể Tây Côn cho nên các con hát thường chẽ là
lượm lặt câu thơ của Nghĩa Sơn^1). Tô Thuấn Khâm và Mai Nghiêu Thẩn
hai người hơi bỉnh dị, hùng tráng một chút, nhưng người họa theo còn ít;
đến Lục Nhất^2), Pha Công*-3-1 là những bậc đại gia, cao vời vợi, được người
tôn làm thầy; nhưng hai ông cũng chỉ nhờ có ngòi bút thiên tài của mình
mà thôi, chứ không phải do khổ công rèn luyện mà thành; Dự Chương xuất
hiện sau một ít, có tài lấy được cái tinh túy cú luật của trăm nhà, truy
cứu đến cùng sự thay đổi thể chế qua các thời, tìm kiếm sách lạ, lục lọi
những điễu khác thường, làm cổ luật, tự thành một nhà, dù một chữ cũng
không cẩu thả và trở thành ông tổ của các nhà thơ triều này, sánh được
với Đ ạt m a trong thiền học có những luận lí sâu xa khó hiểu". Căn cứ vào
tài liệu trên, ta thấy ý muốn chủ quan của Hoàng Đình Kiên là tiếp tục
công việc chống Vãn Đường, chống Tây Côn của Mai Nghiêu Thần, Tô
Thuấn Khâm, Âu Dương Tu và Tô Thức và ông đã có ít nhiều đóng góp
vào phong trào thơ ca. Nhưng do quan điểm nghệ thuật sai lẩm nên với
cái tiền đề đúng đắn đó, ông đã đi lạc hướng. Sở dỉ có cái phong cách yếu
đuối, hoa lệ của thơ Vãn Đường, Tây Côn là vì các nhà thơ thoát li cuộc
sống hiện thực rộng lớn, làm cho nội dung tư tưởng của tác phẩm trở nên
nghèo nàn, trống rỗng. Hoàng Đình Kiên và các nhà thơ phái Giang Tây
không nhận ra được cái khuyết điểm tối căn bản này nên không theo bệnh
mà kê đơn thuốc, không đề ra chủ trương là nhà văn phải chú ý quan sát
hiện thực, quan tâm nỗi đau khổ của nhân dân, để cho tác phẩm có một
nội dung thực sự, tiến tới quét sạch cái ảnh hưởng tàn dư của Tây Côn,
đẩy phong trào thơ ca lên. Đằng này họ lại tưởng nhầm rằng căn bệnh
chủ yếu của Vãn Đường và Tây Côn là ở chỗ nhà thơ đọc sách ít và thiếu
kỉ xảo. Do đó họ đề xướng đọc sách nhiều, đề xướng học tập Hàn, Đổ, học
tập Mạnh Giao, Trương Tịch; về kĩ xảo họ để xướng "không chữ nào không
có xuất xứ", để xướng "điểm sắt thành vàng" và "thoát thai đổi cốt", để
xướng đặt ra luật lệ v.v... như th ế là theo con đường sai lầm, bỏ gốc theo
ngọn, làm trái quy luật nội dung quyết định hình thức, lấy chủ nghĩa hình
thức chống lại chủ nghĩa hình thức. Cố nhiên Đỗ Phủ là nhà thơ lớn có
tri thức uyên thâm "đọc nát vạn quyển sách". Nhưng thơ ông sở dỉ vĩ đại,

(1) Tức Lí Thương Ẳn (ND).

(2) Âu Dương Tu (ND).

(3) Tô Dông Pha (ND).

6 - LSVHTQ-T2 81
chói lòa thiên cổ, là vì đã phản ánh được cuộc sống xã hội rộng rãi, chứa
đựng một tinh thấn hiện thực chủ nghĩa sâu sắc, chứ quyết không phải là
vì trong những bài thơ ấy ông đã "tim kiếm sách lạ", "lục lọi những điéu
khác thường”. Quả thật, ông cd một kỉ xảo tuyệt vời, dùng chữ đặt câu rát
nghiêm ngặt, cd đề xướng tác phong "lời chưa hay đến mức làm cho người
ta kinh hãi thì dù chết cũng chưa chịu thôi", nhưng cái hay của thơ ông
quyết không phải ở chỗ "không có chữ nào không có xuẫt xứ". Các bài có
giá trị trong thơ văn Hàn Dũ, Mạnh Giao và Trương Tịch cũng là những
bài phản ánh cuộc sống hiện thực. Vể kĩ xảo văn tự, Hàn Dũ từng để xướng
"hết sức bỏ lời cũ" chống những câu sáo, chữ mòn, chứ đâu có nói là phải
"lấy lời sáo cũ của người xưa đưa vào chỗ văn chương". Vả chăng cũng
chính vì ông xa rời nội dung tác phấm để trau chuốt kĩ xảo một cách cô
lập, tìm tòi quá đáng những cái mới lạ, hiểm hóc, nên đâm vào con đường
hẻm, dùng những lời cứng nhác trống rỗng, đọc khó khăn, tạo nên cái
khuyết điểm trong phong cách thơ Hàn, Mạnh. Hoàng Đình Kiên không
những không rút được bài học bổ ích trong kinh nghiệm thành công và
thất bại của người trước, mà lại bóp méo đi lấy làm cãn cứ cho lí luận sai
lầm của mình. Nhưng cái phương hướng thơ ca sai lầm đó của ông lại
nghiễm nhiên hỉnh thành một phái có ảnh hưởng không nhỏ trên thi đàn
Tống, cho mãi đến đời Minh, Thanh, vẫn có người kế thừa cái "phương
châm quý báu" ấy, tấ t nhiên điểu đđ cũng có cơ sở xã hội của nó. Đời Tống,
từ Hổ Viên, Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Trình Di, Trình Hạo về sau, lí học
thịnh hành, đến thời Chu Hi, đạt tới đỉnh cao nhất; thiền học cũng thịnh
hành trong đám sỉ phu. Nội dung trống rỗng nghèo nàn, lời không đạt
được đạo của thơ ca th ể Tây Côn bị các nhà lí học chủ trương "văn để tải
đạo" phản đối. Còn v ê cách mô tả nhi nữ diễm tình thì lẽ tấ t nhiên bị các
nhà thiền học chỉ trích. Thuở nhỏ Hoàng Đình Kiên cũng cđ làm một số
ca từ diễm tình, nhưng bị Pháp Tú thiển sư phản đối, nói là "ông dùng
bút mực khiêu dâm, đáng đày xuống địa ngục cát lưỡi". Sau đó, ông không
hay làm loại thơ ấy nữa. Thơ ông, ngoài việc tuyên truyển tư tưởng nhà
nho nói chung, phần lớn là dùng ngọn bút thuyết giáo thay cho th iền học
và đúng là "tìm tòi sách lạ, lục lọi những điểu khác thường", thơ ông đã
chứng tỏ sự uyên bác của ông. Vể dùng chữ đặt câu, ông cần cù khổ luyện
tốn nhiều công sức, gần giống phong cách của Hàn Dũ, Mạnh Giao. Những
bài thơ đó đại biểu cho hình thái ý thức và hứng thú nghệ th u ật của tần g
lớp sĩ phu đđng cửa đọc sách, bàn suông triết lí, thoát li hiện thực, chẳng
trách đã được truyền tụng một thời trong bọn họ. Khuynh hướng chủ đạo
trong sáng tác thơ của Hoàng Đình Kiên là sự thực hiện lí luận sai lầm
của ông, nội dung những bài đó không có gì khác là nhai lại tư tưởng nhà

82
nho và tư tưởng thiển học, đẩy rẫy điển tích, hình ảnh khô khan, một số
không ít là những cái bát chước, ăn cáp chủ trương gọi là "thoát thai đổi
cốt" và "điểm sát thành vàng" mà có. Nhưng vì là môn đổ họ Tô, vể chính
trị ông cũng tiến thoái như Tô Thức, bị giáng phạt mãi, chưa hể giữ chức
vụ gì quan trọng, suốt đời lận đận, cho nên đối với sự thăng trẩm của bản
thân ông và của những người trong phái ông, ông không th ể không có một
số cảm nghĩ chân thực. Những cảm nghĩ chân thực này đã làm cho thơ
ông có lúc phải đi ngược lại những lí luận sai lẩm và phá vỡ những luật
lệ gò bó không hợp với quy luật nghệ thuật, do đó ông có được một số bài
tương đối hay :
Tôi ỏ B ấ c H ải, a n h N am H ải,
C án h n h ạn đ ư a thư ch ả n g đ ến thăm .
G ió xu ân lê d à o m ột cốc rượu,
Đ êm m ư a g ia n g h ò đèn m ười năm .
Coi n h à nhưng c h ỉ bổn tường dứng,
C hữ a bện h ch ả n g cần g ãy tay nằrrv-l\
M uốn d i đ ọ c sá ch dầu d ã bạc,
C ách suối vượn g à o chướng k h í giăn g.

(G ửi Hoàng C ơ Phục)

G iản g q u an suýt ch ết d ầ u p h a u bạc,


S ốn g còn th oát k h ỏ i ả i Cù Đường.
G ian g N am ch ư a đ ến vui cười trước,
Đ ã tháy Quân Sơn từ N h ạc Dương.
( Trong m ưa lên lầu N hạc D ư ơ n g
nhìn núi Quân San - Bài

(1) Hoàng Cơ Phục là bạn thân thuở thiếu thòi cùa nhà thơ; rất có tài nhưng báy giò chi mói
đuợc làm một chúc huyện lệnh nhỏ bé ở Quảng Dông. Nhà huyện lệnh mà chỉ có bốn bức tường, điểu
đó nói lên sự trong sạch của Hoàng Cơ Phục. Câu 6 láy điển ỏ Quốc ngữ: "Tam chiết quăng, tri lương
y" (B a lẩn gãy tay, đù biết là tháy thuốc giỏi". Hoàng Cơ Phục đã chữa bệnh mà không cần phải gãy
tay, càng chứng tó có tài năng. 'Trị bệnh" ỏ đây là ẩn dụ tài "Trị quốc" (NKP chú giải).

(2 ) Hoàng Dinh Kiên bi biếm đi Tứ Xuyên, nay được trỏ vé quê Giang Nam. Bài thơ nói lên
niém vui khi vừa qua khỏi hỏm sông hiẻm trở nhát trên Trưòng Giang và bắt đầu nhìn tháy từ xa
hình ảnh cùa quê nhà: núi Quân S ơ a Ổ Trung Quốc có hai ngọn núi đéu tên là Quăn S ơ n : một
ỏ phía bắc huyện Giang Âm, tình Giang Tô, một ỏ chinh giữa H6 Dộng Đình, tinh Hổ Nam. Bài
thơ có nhắc tới Láu Nhạc Dương, một địa diẻm gần Hồ Dộng Dinh; bài thơ thứ hai có nhắc tỏi
nữ Ihẩn sông Tương. Do đó, có lẽ đây là núi Quân Sơn à Hố Nam, gồm có 72 đỉnh lỏn nhỏ ở giũa
HỔ Dộng Dinh (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú giải).

83
Luyện cảu, d ỏ n g cửa : T rần Vô K Ỉ
Trước k h á c h , tuôn thơ : Tân Thiếu Du.
C h ín h tự á m no ch ư a b iết vị,
G ió thu rác lệ d â m Đ àng Chãu.
(M ười bài Tức sự làm à đình H ình G iang
sau lúc ốm dậy - Bài

Còn từ thỉ phải hợp âm luật mới ca hát được, tấ t nhiên ông không tiện
dùng nhiều điển tích lát léo, đặt những câu kì quặc trong loại văn này,
cho nên từ của ông rõ ràng thông suốt hơn thơ nhiéu. Nhưng cũng có
không ít bài "điểm sắt thành vàng", "thoát thai đổi cót". Những bài này tất
nhiên chỉ là trò chơi chữ, chẳng có tỉnh cảm hoặc sáng tạo gì sâu sác. Nói
chung, từ của ông cũng không hay lắm. Nhưng thỉnh thoảng cũng có bài
khá, như bài một [Thanh bình nhạc]:

X uân v'ê đ â u hử?


T ịch m ịch k h ô n g lối nhỏ.
Xu ăn về nơi đ â u ai biết rõ
H ãy g ọ i v'ê d ã y cũ ng ở!
T ông tích củ a xuân a i r à n h ?
Trừ p h i vặn hòi h o à n g a n h !
L íu lo n ào a i hiểu dược,
Tường vi g ió th oản g ảm thanhS2\
Trong H ậu Sơn thi th oạ i, Trấn Sư Đạo nói: "Kẻ làm từ ngày nay, duy
chỉ T ấn Bảy, Hoàng Chín^3\ những người khác không ai bàng". Quả là quá
để cao ông, từ của họ Hoàng thua xa từ của họ Tẩn.

Một nhà thơ quan trọng khác của thi phái Giang Tây là T rần Sư Đạo.
T rần Sư Đạo (1053 - 1101) tự Vô Kỉ, lại có tự Lí Thường, người Bành

(1) Bài thơ nói lên tính cách và số phận hai ngưổi bạn. qua đó thố lộ lâm tình bắt mãn cùa
chính tác già. Tran Vố Kl tức Trần Sư Dạo, một lão tưóng trôn văn dàn, dược triệu vé kinh nhưng
chì đưọc làm một chúc quan nhò là "Chính tự", suốt dời sổng trong cành bần hàn. Tàn T hiếu Du
tức Tần Quán, làm thd rất nhanh, tính tinh rộng rãi, lịch thiộp nhưng rốt cuộc bị biếm vé Dằng
Châu và chét ở đó (NguyỄn Khắc Phi dịch và chú giải).

(2 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

(3) Tần Quán. Hoàng Dinh Kiên (ND).

84
Thành (nay là Từ Châu, Giang Tô), từng làm các chức giáo thụ Từ Châu,
bí thư sảnh chính tự, suốt đời hết sức túng thiếu. Thơ ông học tập Hoàng
Đình Kiên, nhưng trong quá trình học tập, ông thấy thực tiễn sáng tác
của ông mâu thuẫn với lí luận sai lẩm và mớ quy tác gò bó của Hoàng
Đình Kiên. Ông cho rằng Hoàng Đình Kiên "quá thiên vễ tìm cái lạ, không
như Đỗ Phủ gặp sự vật mới có những lời thơ lạ" (H ậu Sơn thi th oại). Do
đó ông chuyên tâm học Đỗ Phủ. Mặc dù ông có thấy sai lầm của Hoàng
Đình Kiên là tách rời nội dung tác phẩm mà đi tìm kĩ xảo một cách cô
lập, chí chuộng cái mới lạ, nhưng vỉ ông cũng là một nhà thơ "đóng cửa
tìm câu", không tiếp xúc với cuộc sống hiện thực rộng rãi của xã hội, nên
học thơ Đỗ Phủ, ông cũng chỉ học được cái thuộc vé kĩ xảo như cách luật,
kết cấu, cú pháp, tự pháp v.v... mà quên học tập những cái quan trọng
nhất của Đỗ Phủ là đi sâu vào cuộc sống hiện thực và liên hệ mật thiết
với nhân dân. Cho nên, về mặt hình thức và phong cách, thơ ông có giống
thơ Đỗ Phủ ít nhiều, nhưng lại thiếu mất cái nội dung tư tưởng xúc động
lòng người và hình tượng nghệ thuật phong phú của thơ Đỗ Phủ. Cả những
bài thơ tương đối xuất sác của ông cũng không tránh khỏi điều đó. v í dụ
các bài X a b a con, N h ớ xuân gử i thơ ch o h à n g xóm :
Vợ chòng, chết chu n g huyệt
C ha con, n g h èo c h ia li.
H á có chuyện lạ kì?
X ưa nghe, nay m ới biết.
D ứng lặn g n hìn ngấu n ghiến
M ẹ trước b a con sau.
Trời k ia b ấ t n hăn qu á!
T a đ ến nỗi này sa o ?
B ó tóc, con g á i thơ
B iế t xa n hau là khổ,
Gục d ầ u m ã i uào lòng,
Sợ ta từ d ã y bỏ.
T h ằ n g lớn m ới bi bô
C hư a biết ch ắp tay vải,
Cú g à o : "Con đ i co!”
L ò i nói ấy... a i ngà!

85
T h ằ n g út q u á n bọc tã,
Mẹ h iên ủ trong tay.
T iến g k h ó c vần g bên tai
T a n hớ hoài... a i r õ ? ^
*

Tường n á t n gấm m ưa, sên vẽ chữ


L ều tàn vắn g sãi, én xây nhà.
M uốn ra k h ỏ i ngõ tìm sin h thú
Vê n gại rău m ày b ám bụi sa.
G ió lộn g n hện còn nai n h ả m ạng,
S ă m rèn on g ch ụ m lạ i g ìn vua.
Đ ương xu ăn h à n g xóm m ời, ta k h ất,
N ay m u ốn san g, còn d âu nữ a h.oa?(2)

Qua những bài thơ này, ta lại thấy được ích lợi của việc ông học tập
Đỗ Phủ, đó là dùng chữ nghiêm chinh, diễn đạt rõ ràng. Đây là cái còn lại
trong thơ ông.
Kinh nghiệm thãt bại của thi phái Giang Tây càng chứng minh sự đúng
đán của lí luận cho rằng cuộc sống xã hội là cái nguốn duy nhãt của vãn
nghệ. Chính các nhà thơ phái Giang Tây vi phạm quy luật này cho nên
thực tiễn và lí luận sai lầm của họ ngãn cản sự phát triển của thơ ca cổ
điển Trung Quốc chứ không phải thúc đẩy nó tiến lên.

(1) Nguyên văn tên đc Ihcl: Biệt lam tứ. Có ngưdi cho tác già chi có ba con. có ngưài lại cho
tác già co ha con trai và một con gái (Xem T ông ihi giám thướng tù đ iể n . Thượng Hài từ thư X B X ,
1996, tr.649). NSm 1084, Ong nhạc cùa Trần Su Dạo là Quách Khái di làm quan à Thành DA. Vì
nhà quá nghèo, ông đành đề cho vợ và các con di theo, đến nSm 1087 mỏi đón vé diiợc (Nguyễn
Khắc Phi dịch và chú giải).

(2) Nguyên văn lên đé thơ: Xuãíi hoài thị lân lí. Bài Ihri viết vào cuối xuân năm 1100 ỏ Từ
Châu. Hai câu đầu cho thấy gia cành rắt khốn quẫn, vẩng sãi: có ý kiến cho đấy là tự trào, tác
già tự ví với mộl nhà tu hành, di hôn phưrtng học đạo ncn nhà bò trống; có ý kiến lại cho rằng
thực lế ổng dã Ihuê phòng của SƯ de (ì nên nhà hò irông. Hai câu luận ý nói tình cành lác già
khỏng bằng con ong cái nhớn, không còn dưòng thoát, không còn crt hội phò vua (Nguyễn Khắc
Phi dịch và chũ giài).

86
2. T ừ CỦA TẦN QUÁN VÀ THƠ CỦA TRƯƠNG L ố i

Trong bốn học sĩ môn đổ họ Tô, từ của Tần Quán và thơ của Trương
Lỗi tương đối đặc sác. Thơ và từ của hai ông đêu phản ánh được phần nào
hiện thực xã hội. Vể nội dung tư tưởng, thơ Trương Lỗi phản ánh cuộc
sống nhân dân nhiéu hơn so với tác phẩm của các nhà vãn thời kì này.
Còn vế nghệ thuật, thỉ từ của Tần Quán đạt đến một trình độ khá cao.

Tần Quán (1049 - 1100) tự Thiếu Du, lại có tự là Thái Hư, hiệu Hoài
Hải cư sĩ, người Cao Bưu, Giang Tô. Đầu năm Nguyên Hựu, thời Tống
T riết tông (Triệu H ú)^\ do Tô Thức tiến cử, ông được bổ bí thư sảnh
chính tự, kiêm quốc sử viện biên tu quan. Đầu năm Thiệu Thánh^2),
Chương Đôn chấp chính, bài xích người đảng Nguyên Hựu, ông bị cách
chức, điểu đi kiểm soát thuế rượu ở Xử Châu (nay là Lệ T h ủ y ^ h iế t Giang),
lại đổi đi Sâm Châu, Lôi Châu, khi được vể thì chết dọc đường ở Đằng
Châu. T hật là nghèo khổ, lận đận suốt đòi.
Cũng như nhiéu nhà văn thời đó, ngoài từ ra, T ần Quán cũng làm thơ,
làm văn. Thơ, văn của ông không có bài nào xuất sắc, nhưng ông lại là
nhà làm từ kiệt xuất. Từ của ông không nhiểu, tập H o à i H ải từ còn giữ
lại được có khoảng chín mươi bài. Nhưng chúng ta có thể nói ràng, từ của
ông, dù là trường điệu hay là tiểu lệnh, có rất nhiều bài là thơ trữ tình
tuyệt đẹp. Phạm vi hiện thực phản ánh trong từ của ông rất hẹp, từ của
ông không hể đả động đến quốc kế dân sinh, mà chỉ nói đến cuộc sống của
bản thân ông. Ông dùng thờ trữ tình biểu hiện tâm trạng của một trí thức
sống trong xã hội phong kiến, có tài hoa, có tình cảm, nhưng trong bước
lưu vong luôn luôn tưởng nhớ những ngày vui, những mộng đẹp đã qua
và ao ước một tương lai đẹp đẽ. Qua những bài đó, chúng ta có thể nhận
thủc được m ột số khía cạnh nào đó của xã hội phong kiến.
Từ của T ần Quán chỉ tả chữ "tình" và chữ "sầu", đó là chủ đễ mà tràm
nghìn người làm từ đã ca xướng hàng nghìn năm nay. Nhưng sở dỉ ông
được đặt ngang hàng với một số ít nhà làm từ kiệt xuất, vượt lên trên
hàng trảm nghìn nhà làm từ khác, là vì trong tác phẩm ông đã sáng tạo
được nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, diễn đạt những tình cảm chân
thực và đã phát triển kĩ xảo của từ. Trong tác phẩm của mình, những nhà
vãn lớn tấ t phải vượt lên trên thời đại của mình vé cả hai m ặt tính tư

(1) Tức nam 1086 (ND).

(2 ) Thiệu Thánh cũng là niôn hiệu cùa Triết tông, lúc nỉlm 1094 (ND).

87
tưởng và tính nghệ thuật. Khuất Nguyên, Lí Bạch, Đỗ Phủ đéu như th ế
cả. Còn những nhà văn ưu tú thỉ thường là tính tư tưởng và nghệ thuật
của tác phẩm chỉ có th ể đạt tới một trình độ nhất định nào đó, hoặc tư
tưởng sáng ngời nhưng nghệ thuật thiếu tính sáng tạo, hoặc tư tưởng không
có gì đặc biệt hơn người nhưng nghệ thuật lại rất cao. T ẩn Quán thuộc
loại nhà văn thứ hai. Trong các tập từ dày cộp chất thành đống của Trung
Quốc, hai loại tác phẩm này chiếm số lượng nhiéu nhất: một loại ca ngợi
tình yêu, một loại miêu tả sắc tình dung tục. Trong toàn bộ từ của T ần
Quán, cố nhiên không th ể nói là không tìm ra những bài dung tục cá biệt,
nhưng khuynh hướng chủ yếu của ông là ca ngợi tinh yêu chân thành trong
tráng. Chính thái độ của tác giả đối với tình yêu chân thật, nghiêm túc
cho nên ngòi bút của ông đã sáng tạo được những hình tượng phụ nữ dễ
thương, có tình yêu chuyên chính và sâu sác :
M ây d ẹp k h é o bày
S a o bay chứ a h ận
N găn h à m ên h m an g lén vượt
T iết thu sương g ió p h ú t g ặ p nhau
H ơn dứ t ỏ trần g ia n n g àn lượt !

T ìn h êm tựa nước,
N gày d ẹp như m o.
N ỡ đ â u n h ìn cầu v'ê Ô Thước?
Dù d ô i bển tìn h á i m ặn n ò n g -
K h ó sớm tối bên n hau k h ă n g k h ít!
{T h ư ớ c Ki cu tiên) ( * )

Chính do tác giả có thái độ nghiêm túc và thực tế đối với tình yêu nên
ngòi bút tác giả đã sáng tạo được một số hình tượng nữ tính đáng yêu với
tình cảm sâu sắc, chung thủy:
R ét se k h ẽ bước lên lầu nhỏ,
Mù sá n g tiếc thay tựa cu ối thu.

(1) Bài thổ miêu tà mối tình cùa Ngưu Lang, Chức Nữ. Cách thể hiện ỏ hai câu cuối khá kín
đáo, trong nỗi buồn có xen lẫn cả niểm vui. sự an ủi. gợi nhó lói cuộc trò chuyện giữa Dưdng Minh
Hoàng và Dương Quý Phi đêm thắt tịch - ngày Ngưu L^tng Chức Nữ gặp nhau - ỏ điẽn Trưiìng
Sinh. Dường Minh Hoàng cưòi sao Khiôn Ngưu, thề sẽ vĩnh viễn sống cùng During Quý Phi. Dưrtng
Quý Phi phàn bác: dài ngưỏi có hạn, sẽ có lúc phải xa nhau mãi. còn Khiổn Ngưu, tuy mối năm
chỉ gặp Chức Nữ dược một lần song điều đó sẽ lổn tại mãi (Nguyền Khác Phi dịch và chú giải).

88
Trên bìn h p h o n g k h ó i sóng âm u.
H oa bay vô tình êm như m ộng,
M ưa n h ỏ liên m iên m ịn tựa sầu.
B ả i h o ả i vén m àn vát m óc cảu.
[Cán khê s a ] ^ )

O anh n hảy trên cà n h dòn g lệ tuôn,


N gán sáu m ới cũ lẫn từng cơn;
M ịt m ù cá nước tin xuân dứt,
N gàn d ặ m q u an san m ệt m ộn g hòn:
N gòi lặn g lẽ,
N g ảm du n g nhan,
C an tràn g d ò i đ o ạ n buổi h o à n g hôn;
Vừa k h êu ch ảy ngọn dèn le lói,
M ưa d ậ p h o a lê cửa d ón g luôn.
[Giá cô thicnj

Những người phụ nữ mà Tần Quán thường giao du và yêu mến, phần lớn
là ca kĩ, vũ nữ lấy tài nghệ và sác đẹp mua vui cho thiên hạ, chính là những
phụ nữ bị thiệt thòi, bị coi khinh ở trong xã hội mà đàn ông là trung tâm.
Nhưng, trong tác phẩm của ông, những phụ nữ này đéu có tỉnh cảm chân
thật và có cá tính, chỉ vì không gặp được một tình yêu đẹp đẽ nên trở thành
những kẻ bất hạnh ôm mối hận sầu, chứ không phải là hạng người "Sớm đào
tối mận" như các nhà làm từ khinh bạc thường mô tả. Tần Quán có một thái
độ bình đảng và đồng tình với những ca kĩ vũ nữ bị khinh rẻ, bị thiệt thòi
này, nên đã phát hiện được những cái đáng quý trong tâm hốn họ. Đó là
chỗ mà vễ tư tưởng, Tẩn Quán hơn hẳn các nhà làm từ thông thường và
đó cũng là nguyên nhân cân bản làm cho nhiều bài từ về tinh yêu của
ông trở nên lấp lánh.
Mặc dù Tẩn Quán nói đến nghìn sầu vạn hận, nhưng căn nguyên lớn nhất
làm cho ông ta sầu hận chỉ có một, đó là sự tranh chấp đảng phái liên lụy
đến ông, làm cho ông bị biếm trích nhiều lấn và phải sông lưu lạc cùng khổ :
C át trắn g ven sông
T ron g th àn h lùi rét xuân.

(1 ) Nguyẻn Khắc Phi dịch.

89
B ón g h o a loạn,
T iến g o a n h tuôn.
P hiêu lin h lười n á n g chén,
L i biệt lỏn g d a i lưng.
N gười ch ả n g tháy
C h i tháy m ảy biếc n hu ốm h o à n g hôn

N h ó n gày h ộ i T áy Trì,
Xe cùng về K in h B iện.
N ơi g ặ p xưa
Còn a i dến ?
M ộng m ặ t trài vỡ tan
N hìn gương, n h an sác biến.
Xu ăn q u a ròi!
V ạn d iề m h ò n g rai, sau tựa biển !
[Thiên Ihu tuế](*)

Sư ơng k h u á t làu cao,


T ră n g m à bến cũ.
N gu òn d à o x a tít n ghìn kh ô n tỏ,
Thương thay qu án lẻ rét d èm xuân,
T iến g cu ốc chiều tà thêm gợi nhớ.
T rạm gừ i h o a m ai,
Cá truyền bức lụa.
G ây nỗi h ận ch á t ch òn g vô số.
S ôn g S ă m dư ờng ôm áp non S ảm .
VÌ a i ch ả y xu ống d ò n g Tiêu, Tương nọ?

[Dạp sa hànliị (Ọ uúii trọ Săm Châu)

(1) Bài từ này Tẫn Quán viết ỏ x ù Châu, lúc ồng hj giáng xuổng làm một chức quan nhô trông
coi viộc thuế rUỢu. Doạn hai nhắc lại những ngày vui cùng bè bạn lúc còn ỏ Bicn Kinh (Khai
Phong). Tây Trì: tức hồ Kim Minh, ò ngoại ố phía lAy thành Khai Phong. M ộng mặt trời: Y Doãn,
trước lúc gặp vua Thành Thang, đã lùng nằm mil cưõi thuyển lướt cạnh mặt trời (Nguyễn Khắc
Phi dịch và chú giài).

90
Những bài từ này đéu làm trên đường đi lưu đày. Phùng Hú nói ông "làm
từ để gán tình cảm của mình, nhàn nhã có tình tứ, dưới khóm hoa bên chén
rượu luôn tỏ mối thâm tình". Hạ Thường nói ông "tả cảnh rất thê lương xúc
động". Những lời bình phẩm ấy đếu rất đúng. Nhưng ông yếu đuối quá, trong
cuộc đời bất hạnh đó, tuy cũng sấu hận, cũng hướng vé "nguổn đào" lánh cõi
thế, nhưng không có tí chút ý chí phản kháng nào, chi dám mơ tưởng trong
mộng một cõi nên thơ làm nơi trốn tránh hiện thực :
Dương xuân m ưa rải cá n h hoa,
H oa d ộ n g núi non xuân sác;
Di d ến su ối con xa lắc,
Có trăm n ghìn con h o à n g oan h.
M ây bay biến thàn h rông rán,
Uốn lượn trên trời xanh.
S ay n ầm dưới bóng cổ đàng,
K h ô n g biết đâu là nam bác.
[Hiếu sự cận| (Lùm trong say)

Đặc điểm nghệ thuật của từ Tẩn Quán ở chỗ ông cảm thụ rất nhạy bén
đối tượng ông miêu tả, nắm được những nét nổi bật nhất, xây dựng thành
hình tượng tươi sáng, và đưa vào hình tượng đó tình cảm mãnh liệt của
mình làm cho hình ảnh có đủ sức mạnh cảm xúc, thu hút người đọc. Do
chỗ ông quan sát sâu sắc, tỉ mỉ đối tượng và phát hiện được cái đẹp vốn
có của bản thân sự vật mà người khác không phát hiện được, nên hình
tượng ông xây dựng thường có tính chất sáng tạo và ngôn ngữ ông dùng
để xây dựng hình tượng cũng tự nhiên, mới mẻ, rất ít điển tích, rất ít chữ
sáo. Ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ vãn học được nâng cao lên trên cơ sở
ngôn ngữ viết thời đó, thỉnh thoảng cũng dùnpf một số ưu điểm của khẩu
ngữ, trôi chảy mà không lỏng lẻo, văn hoa mà dễ hiểu. Ông là bậc thầy
ngôn ngữ của phái từ uyển ước. Qua mấy bài tiểu ỉệnh, chúng ta có thể
thấy đặc điểm nghệ thuật này của ông, đọc thêm mấy bài trường điệu, đặc
điểm đó càng rõ ràng hơn :
M ai còn lưa thư a
B à n g tan nước ch ảy
G ió xuân lén d ổ i thay m ùa.
T hư ờng h o a K im Cốc,
D ạo chơi D òng Dà,

91
T ạn h tròi dép d ẫ m cát p h a .
N hớ m ã i rượt n h ầ m xe
B ôn g bay bướm lượn
Ý d ẹp g ia o th oa
S u ối d à o dưới liễu
L o ạ n c h ia xuân sắ c đ ến m ọi n hà...

Tây Viên ch è chén sá o ca


H oa d ă n g m ờ á n h nguyệt
L ọn g quét d ậ p hoa.
Vườn lan ch ư a rủ,
N gười d ã x ế g ià ,
Vê d ã y chu yện củ là n g ra.
Cờ d iếm rượu k h ó i sa.
D ựa h iên n h ìn tít táp,
Q uạ đ ậu thản thờ,
C hú t lòn g tư hương
N g âm theo nước ch ảy đ ến trời xa...
Lạc D ươ ng hoài cổ (theo điệu [Vọng hài t r i é u ] ) ^ )

Đề mục trở lại thăm đất cũ, thấy chuyện trước m át nhớ chuyện ngày
xưa được vô số các nhà làm từ dùng rồi, nhưng ít kẻ trong một bài trường
điệu như vậy mà trữ tình một mạch đến cuối, dùng ngôn ngữ điển nhã,
tạo được những hình ảnh phong phú, sinh động như thế. Những hỉnh ảnh
tươi sáng, ngôn ngữ độc đáo như "Suối đào dưới liễu, loạn chia xuân sác
đến mọi nhà" trong bài trên; "Đứng trước đình, mối hờn như đám cỏ, cát
đoạn lại xanh rờn” trong hai bài từ khác theo điệu [B át lục tử] và "Núi vẽ
mây xanh, trời hồ cỏ úa, tiếng mõ dứt trước cổng dinh" trong bài [Mãn
đình phương]... là những câu trước nay được người ta tán tụng.

(1) Có ngưài cho đé mục Lạc D ưim g hoài c ố là do ngưòi đòi sau thêm vào (xem Tống từ giáin
thuởng từ đ iển - Yên Sơn X B X - B.K- 1991, tr.332). Trước đây tác giả đă từng sống ỏ Lạc Duơng,
nay trở lại thấy cành vật đểu khác xưa nên nảy sinh lòng tiếc nhó. Kim C ố c: vườn hoa do Thạch
Sùng đài Tấn xẫy dựng. D ồng Dà: một con đưòng lớn chạy qua trước cung điẽn thòi Tây Tấn, ỏ
trước cung có những con lạc đà bằng đổng. Tây viên : nơi anh em Tào Phi cùng bè bạn thưàng du
ngoạn (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú giải).

92
Nếu từ của Tần Quán, tính nghệ thuật trội hơn tính tư tưởng thỉ thơ
của Trương Lỗi, tính tư tưởng lại trội hơn tính nghệ thuật.
Trương Lỗi (1052 - 1112) tự Văn Tiềm, người Hoài Âm (nay là Giang
Tô). Cũng vì thuộc phái với Tô Thức, nên ông bị biếm trích nhiều lần,
nhưng ông lại là người sống lâu nhất trong các môn đồ họ Tô. Thơ ông
học Bạch Cư Dị và Trương Tịch. Đoạn văn ông viết cho tập từ của Hạ
Chú nói lên được thái độ của ông đối với sáng tác thơ ca, ông nói: "Người
ta viết văn là do tỉnh cảm chất chứa ở trong lòng phát ra, mở miệng là
thành, không đợi phải vát đc mới hay, trau chuốt mới đẹp, đó đểu là cái
tự nhiên của thiên lí, cái đỉnh cao nhất của tính tình" (Lời tựa ch o b à i từ
Đ ông Sơn). Ông chủ trương tôn sùng tự nhiên chống lại trau chuốt chính
là chĩa mũi nhọn vào phong cách của thi phái Giang Tây là phái sáp đặt,
đẽo gọt lời thơ; nhưng quá nhấn mạnh m ă‘ đd lại không tránh khỏi coi
nhẹ m ặt khác. Trong văn học, cố nhiên có những tác phẩm gọi là "câu hay
trời cho" và "nét bút thẩn", do "tình cảm chất chứa trong lòng phát ra, mở
miệng là thành", nhưng những tác phẩm đó quyết chẳng phải là "không
đợi phải vát dc mới hay, trau chuốt mới đẹp", mà là kết quả của việc tác
giả quan sát thấu đáo, khái quát các đối tượng miêu tả và đến khi chín
muồi thi tự nhiên biểu hiện ra. Trương Lỗi không thấy quá trình quanh
co, phức tạp bên trong của việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật, mà phiến
diện nhấn mạnh cái hiện tượng bên ngoài "tình cảm chất chứa trong lòng
phát ra, mở miệng là thành" xem đó là nguyên tắc chí đạo sáng tác; cho
nên không lạ là ông học Bạch Cư Dị và Trương Tịch chỉ chú ý học m ặt
bình dị dễ hiểu, quên không học mặt cần cù rèn luyện, và chính từ chỗ
cần cù rèn luyện đó mà tìm đến cái bình dị tự nhiên. Do đó phong cách
thơ của ông tuy có ưu điểm bình dị, thoải mái, không trau chuốt, nhưng
cuối cùng không tránh khỏi thô sơ, cẩu thả, đã "không hay không đẹp" mà
cũng không được "tự nhiên" lấm. Cho nên tuy ông có làm khá nhiểu thơ
phản ánh cuộc sống của nhân dân, nhưng những bài tương đối thành thục
vể nghệ thuật lại rất ít. Ngay những bài được tán tụng cũng không tránh
khỏi nhược điểm đó :
Vừa xem th a rác về xây tổ,
Đ ã tháy ch im con cá t cản h bay.
C him n uốt q u ả d âu , cà n h ú a lá,
Ế c h con lìa ruộng, lú a vươn dày.
N h à n ôn g vát vả trôn g thời tiết,

93
T át b ậ t q u a n h n ăm ván đ ó i gầy.
Tưóc d oạt, chuyện thường, sa o t h ế hử?
X em b à i "T h á t nguyệt" sẽ tường ngay!
(Diĩrt gia tam thù — Bài 1 ) ^

G ió N am vờn lúa, bôn g lú a tươi,


B é d ìu ôn g lã o trén dư ờn g xóm .
Đ át trời m ư a m óc v&n có thì,
C h ỉ h ậ n m ù a m àn g k h ô n g đ ến sớm .
T hôn N am trai trán g m u a k iế m cung,
B ỏ tiần sá m sủ a n hièu h u n g k h í.
Đ êm làm d ạ o tặc, sán g, án m an g,
B a o k ẻ ca m tăm k h ô n g h ố i nghi.
C ầm g iá o ă n sương dù á o com ,
Cày ru ộn g q u a n h n ă m bụng vẫn đ ó i.
Đ ói rét, á n m an g, ch ết như nhau ,
Cướp đ o ạ t m ay còn thêm sớm tối.
L ệ ướt đ ẫ m ngực lã o n ôn g than
N h ìn ruộng p h ì nhiêu n g ập g a i góc.
T rai k h ỏ e ăn trộm , g ià yếu cày!
V àng ngọc d ã n buôn, d ã n cày tróc!
Q uan lín h vung d a o , e ch ả n g sắ c
B ời chư n g g iết người c h ín h k h í m át.
Đời người lắ m chuyện d á n g ưu tư
T a ca b à i này, b a o người k h ó c!

(Họa Triều ứ n g Chi "Mần n ô n g " ) ^

Những bài thơ này rõ ràng phản ánh sự áp bức bdc lột trắn g trợn của
giai cấp thống trị phong kiến đối với nhân dân lao động, đẩy họ đến bước
phải dùng phương thức đấu tranh bàng bạo lực để thoát khỏi đói rét và

(1) Thất nguyệt-, bài thơ nổi tiéng trong Kinh Thi nói lôn một cách đẩy đủ nôi khổ của nguòi
nô lệ và các thủ đoạn bóc lột tàn bạo cùa giai cáp thống trị (Nguyễn Khắc Phi djch và chú giải).

(2) Dể bài thơ có thẻ dịch: Họa bài "Thương xót nhà nông1' của Triều ứ n g Chi (Nguyễn Khấc
Phi dịch và chú giải).

94
nén chính trị bạo ngược. Ông cũng đã động đến cuộc sống dân nghèo thành
thị. Ông có một bài thơ đé tựa là: "Láng giềng phía bác có người bán bánh
mỗi ngày chưa đến trống canh nãm đã đi rao bán kháp phố, những hôm
mua gió cũng không nghỉ, mà giờ giấc cũng không thay đổi, do đó mà làm
thơ, có ý cảnh tỉnh, nói lên sự nghèo đói". Bài thơ này lấy khẩu khí của
người bán bánh, cũng là bài tương đối xuất sắc:
Dầu th àn h trăn g lặn sương như tuyết,
B ên lầu trống d ã diềrn ca n h năm .
B ê m â m ra cử a h á t m ột khúc,
Đ òng tây h à n g xóm văn vắng tanh.
G ió b ác q u a á o thổi vào bánh,
C h ản g sợ á o đơn sợ bán h lạn h.
N g h ê k h ô n g sa n g hèn m iễn c h í bên,
T à i trai sa o nỡ ngòi noi rảnh.
Trương Lỗi đổng tình sâu sác với nhân dân lao động, ông hiểu biết khá
nhiều vễ đời sống của họ, nhưng hình tượng nghệ thuật trong thơ ông
không tươi sáng, phong phú lám, ngôn ngữ cũng chưa thật tinh luyện, chưa
thật sinh động. Nếu ông trau dối nghệ thuật hơn và có một phương pháp
sáng tác đúng đán hơn, thì loại thơ vể đẽ tài này ông có thể viết cảm động
hơn nữa.

3. T ừ CỨA HẠ C H Ứ VÀ CHƯ BA N G N GẠN

Vể từ, vào giữa đời Tống, tuy có sự cố gắng của Tô Thức, nội dung của
nó đã được mở rộng - từ phạm vi chật hẹp chủ yếu miêu tả tình yêu trai
gái mở rộng đến các m ặt thương xưa buổn nay, khdc người chết, đưa người
sống, thuyết lí vịnh sử, cảm thán thân thế và mô tả cảnh vật núi sông làm
cho tình ý trong từ rộng rãi, sức sống của từ sôi nổi, mở đường cho từ
phát triển . Nhưng đến cuối Bác Tống, trên vãn đàn, các nhà làm từ lại
đưa nó trở về con đường cũ với nội dung chật hẹp của thời cuối Đường,
Ngủ đại và đầu Tống. Ngay Tẩn Quán là người trong môn đổ họ Tô được
Tô Thức khen ngợi nhất và có thành tựu tương đối cao về m ặt sáng tác
từ, cũng không th ể đi theo con đường Tô Thức đã khai phá, có lúc ông ta,
cũng giống như Liễu Vĩnh, vẫn không tránh khỏi khuyết điểm "lời lẽ trấn

95
tục". Trong quyển H oa a m từ quyển, Hoàng Thăng nói: "Thiếu Du^1) từ
Cối Kê lên kinh đô chơi gặp Đông Pha, Pha nói: "... không ngờ sau khi
chia tay, ông lại học Liễu Thất^2) làm từ". T án đáp: "Tôi tuy dốt nát, cũng
không đến nỗi thế...", Pha nói: "Say đám vào chỗ đó, chẳng phải là cách
làm từ của họ Liễu sao?"". Mẩu chuyện này cùng với toàn bộ các bài từ
của T ần Quán chứng tỏ rằng ông theo con đường khác Tô Thức. Từ T ần
Quán về nội dung tư tưởng và kĩ xảo nghệ thuật tuy có cao hơn Liễu Vĩnh
một bậc, nhưng giống nhau ở chỗ phạm vi phản ánh chật hẹp. Hạ Chú,
đặc biệt Chu Bang Ngạn, là những người cùng thời Tần Quán, về nội dung,
các ông đã quay vễ lối cũ, ở điểm này các ông còn đi xa hơn T ần Quán.
Vỉ sao những kẻ đi sau Tô Thức lại không thể đi theo con đường tương
đối rộng rãi do ông mở ra, mà lại cứ quay vể lối cũ mà bao nhiêu người
đã đi mòn? Điểu đó có liên quan đến các m ặt kinh nghiệm sống, tài năng,
học thức v.v... của từng người, nhưng nhân tố chủ yếu lại là phong khí xã
hội đương thời do giai cấp thống trị đồi bại tạo ra. Cuối Bác Tống, đặc biệt
những năm Tống Huy tông (Triệu Cát) trị vì, tuy mâu thuẫn giữa vương
triều Tống với ngoại tộc, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với đông đảo
nhân dân ngày càng gay gắt, chính trị ngày càng suy đổi, lực lượng quốc
phòng ngày càng mỏng manh, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ,
luôn luôn nổ ra những cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân, toàn bộ
nước nhà đang lâm vào nguy cơ bại vong, nhưng tầng lớp trên của giai
cấp thống trị so với thời kì đáu và thời kì giữa Bác Tống lại càng xa xỉ
cùng cực, chim đám trong thanh sác đồi bại. Kiểu sống say sưa mơ mộng,
ca vũ điên cuồng, rượu say túy lúy, chén chú chén anh, hồng hổng tuyết
tuyết đã trở thành tác phong phổ biến trong quan lại, sỉ phu. Như th ế
nghĩa là nói giai cấp thống trị đã bước vào thời ki ruỗng nát. Các hiện
tượng hủ bại này tấ t nhiên được phản ánh trong tác phẩm của các nhà
văn. Một nhà quý tộc suy tàn như Hạ Chú, một nhà làm từ ngự dụng như
Chu Bang Ngạn thì từ của họ tất nhiên chỉ có thể lấy tửu sác và phong
hoa tuyết nguyệt làm đối tượng miêu tả chủ yếu.

Hạ Chú (1052 - 1125) tự Phương Hổi, người Sơn Âm (nay là Thiệu


Hưng, Chiết Giang). Ông là cháu họ của hoàng hậu Tống Hiếu Huệ, lấy
con gái của Triệu Khác Chương dòng tôn thất. Tuy xuất thân quý tộc,

(1) Tẽn tự cùa Tần Quán (ND).

(2 ) Tức Liễu Vĩnh (ND).

96
nhưng vì thích rượu chè, ham điểu hào hiệp, tính bộc trực, không biết nịnh
nọt kẻ quyền quý, nên mãi không được làm quan to. Cuối đời nghèo khổ,
về ẩn ở vùng Tô Châu, Hàng Châu. Từ của ông chủ yếu nói vể tỉnh yêu
của ông:
P hòn h o a m ộn g dứt tin h cơn say,
H ết sạ ch trời xuản.
[Vu phi nhạcỊ

Tình cảm suy đồi này là tình cảm chính trong từ của ông. Ông cũng
tạo ra một số hình tượng ca kĩ vũ nữ trong tác phẩm của mình, nhưng
cũng như Chu Bang Ngạn, ông xem họ là đố chơi, cho nên những hình
tượng đó đểu là những nhân vật cam tâm làm trò chơi cho thiên hạ, không
có tình cảm chân thực và phẩm chất gì đáng quý. Đó là nguyên nhân làm
cho tính tư tưởng trong tác phẩm của ông không bàng nhửng tác phẩm
của T ần Quán viết vê tình yêu. Những bài từ tương đối xuất sác của ông
là số ít bài bày tỏ cảm nghỉ về nhân th ế đổi thay hoặc những sẩu muộn
của cá nhân; loại trên như [Tiểu mai hoa], loại dưới như [Thanh ngọc án] :
G ót sen chư a lướt tói H oàn g Dường
D àn h n hìn bóng

Cuốn dư hương
T uổi h o a cù ng a i chu ng g ói g iư ờ n g ?
C ủa son song k h ó a

Đi d âu cô nương ?

C hi trời xu ân tò tường !

C hiêu ch o à n g m ây biếc, cỏ ngập bờ


B ú t h o a vừa dứt ruột d e tho
Vướng sâu nhiều ít k h iến ngẩn n g ơ ?
L iễu tơ, cỏ k h ó i

K h ấ p th àn h g ió dư a

M ai rụng vàn g trong m ưa^K

(1) Hoàng D ườ ng: tên một địa danh ở Tô Châu. Hạ Chú đã lừng làm nhà ỏ đấy. Bài từ gợi
lại m ộ t kỉ n iệm ém dcm h o ặ c g hi lạI ki ú c VC m ộ l m ĩ nữ m a nhã lh (t co q u a n hê h o ặ c có q u e n

biết. Nguyên văn bài từ gieo vần trắc, chúng lôi chuycn sang vần bằng (Nguvễn Khắc Phi djch và
chú giải).

97
7 - L S V H T Q -T 2
Trong bài này tác giả dùng những hình tượng cụ thê’ "Sông đáy khói
cỏ, thành rợp gió bông, mưa khi mơ chín" để làm nổi bật cái "sáu muộn"
trừu tượng, làm cho ta cảm giác như sờ mó được những cái vô hình và
đem lại cho người đọc một xúc động mạnh mẽ. Phương pháp biểu hiện này
có tính sáng tạo độc đáo, cho nên hôi bấy giờ ông nổi tiếng vỉ bài thơ này
và được gọi là "Hạ mai tử" (Quả mơ họ Hạ).

Chu Bang Ngạn (1056 - 1121) tự Mĩ Thành, hiệu Thanh Chân cư sỉ,
người Tién Đường (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang). Vi ông tinh thông
âm luật, lại giỏi làm từ, nên Tống Huy tông bô’ nhiệm ông làm quan đé
cử Đại Thạnh nhạc phù. Vé chính trị, Tông Huy tông là một hôn quân,
nhưng vé vãn nghệ lại có hiểu biết ít nhiéu. Không những y viết chữ tốt,
vẽ đẹp, mà còn biết làm thd, làm từ. Y lập cái nhạc phũ đó, sáng chế và
chỉnh lí các bài nhạc, tấ t nhiên là để cho bản thân y và bọn quý tộc hường
thụ. Chu Bang Ngạn tuy tinh thông âm luật, học rộng tài cao, nhưng T ống
sử nói ổng "ỷ tài cao kiêu ngạo, không được người trong châu huyện trọng".
Làm quan ở địa phương hay ở kinh thành, ông đéu có đi lại với ca kĩ vũ
nữ, sông cuộc đời đám lục say hổng, vui hoa bẻ liễu. Nghe nói ông và Tống
Huy tông đểu là tinh nhãn của Lí Sư Sư, một danh kỉ ở kinh đô thời bấy
giờ. Một người làm từ mà cứ sống phóng đãng như ông, lại có chức vụ
không th ể không trực tiếp dùng vãn nghệ phụng thờ hoàng đế và quý tộc,
thì tấ t nhiên không thể viết được những tác phẩm có tính tư tường cao,
phản ánh đươc cuộc sống hiện thực xã hội rộng rái, mà chỉ có th ể viết
được những bài từ diểm tình "ngọc sáng châu trong" và "hoa thơm liễu
đẹp" để mua vui cho giai cấp thõng trị đương thời. [Thụy long ngâm], một
trong những bài trước nay vẫn được xem là bài tiêu biểu trong từ Chu
Bang Ngạn, quả đúng là tiêu biểu cho phong cách từ này của ông :
C hương D ài lô
Còn tliâv ngọn m oi p h a i m àu
Vời bôn g d à o nỡ
N h à nhờ p h ố xá lặn g yên
C him cn luyến tổ
B av vê chốn cù.
*

B uôn lọn g n h ó
Cỏ cm ngày ấv còn thơ

98
L én n hìn q u a cửa :
T inh m ơ đ iểm p h ớ t d ôi m ày
M àn che áo xõa
N ói cười rôm rả.
*

Lưu L a n g ngày trước ve dây,


H ỏi xóm th ăm là n g ,
D ã cùng h á t m úa,
Còn cô ca k í n h à quen,
T iến g tăm như củ.
N hớ "câu Yên Đài",
L ú c n g âm thơ viết phú.
B ạ n cù ng a i
H oa viên thừ tạc
N g oạ i th à n h tản bộ?
T át cả (như ch im bay) còn d âu nữa!
T ìm xuân c h ỉ tháy
Đ au lòn g cá ch trờ.
Đường qu an s à liễu rủ,
C hiêu qu ay v'ê
Ao hò bay bay m ư a nhỏ
L ầ u qu án buôn thương
Cờ lay trước g ió^ \
Với loại từ diễm tình này, dù ông trau chuốt cho nhuấn nhuyễn, đẹp
đẽ, tinh xảo đến đâu, dù ông diễn tả ý tứ quanh co khéo léo, đưa đẩy hay
ho đến đâu, nhưng xét về nội dung thì cũng "chỉ là câu chuyện hoa đào
má phấn, khúc cũ đổi mới mà thôi" giống như Chu T ế nói trong tập Tuyền
từ củ a bốn n h à d ờ i T ống. Nhưng đối với nữ giới, ông không có cái tình
cảm chân thực và thuần khiết như Thôi Hộ. Nhiễu bài từ diễm tình của

(1 )C h ư ơ n g Dài lộ: một con dưòng lcín ỏ Trưởng An đòi Hán. vé sau Ihưỏng dùng chỉ nổi ca
kĩ ồ. L ư u Lang: l.ưu Thẩn. Nguycn Triệu lừng dcn Thiôn Thai, sau lại quay lại, về sau cụm tư 'liền
độ Lưu Lang" dùng đớ chỉ nhũng nguòi đến chố trưcíc day dã lừng dcn, tưng (ì (Nguycn Khắc Phi
d ịch và chú g iã i).

99
ông chẳng qua là chuyện tìm hoa hỏi liễu được trang hoàng bàng những
lời hoa lệ, được thi vị hóa, nhưng có lúc cũng không tránh khỏi lộ cái cốt
sác tỉnh. Từ của Chu Bang Ngạn, từ thời Tống cho đến gán đây, được các
văn nhân trong đám sỉ đại phu rất sùng bái. Họ gọi ông là "nhà làm từ
hay nhất", là "ông Đỗ vé từ". Họ sùng bái ông như thế, không những vì họ
khâm phục kĩ xảo nghệ thuật "thấu hiểu âm luật", "diễn tả tình cảm rất
đúng, gọt đẽo công phu", mà còn chủ yếu là vì, vê nội dung tư tưởng, cái
phong cách gửi tình mây gió của ông thích hợp với thị hiếu của họ. Tuy
vậy, ngoài những bài từ diễm tình đó, Chu Bang Ngạn cũng có làm một
số bài tả cảnh, hoài cổ hay nói lên nỗi buồn trên đường lữ thứ có th ể
đọc được :
D át lịch sủ
N am Triều cường th ịn h còn a i nhó?
N úi vây cố đ ô
Viền sôn g x an h biếc,
Đ àu non tóc bó.
S ón g g ầ m tịch m ịch vỗ cô thàn h
B u ồm a i ch ă n trời bay trong gió?

Cây chơ uơ
TÌ vách đ á
M ạc S ầu buộc thuyèn ờ đó.
D ấu cù còn lưu
X an h rậm rì
Sương b a o tường dổ.
Về k h u y a trăn g lén vượt q u a tường
N g ón g sôn g H oà i buòn lệ nhỏ.

C hốn làn g ch oi xưa là d â u hả?


M ang m ản g xưa d â y n h à Vương, T ạ!
C hiếc én ch à n g h ay thê sự,
N h ầ m bay ve k ết tổ n hà dân.
R ả rích bàn chuyện hư ng vong,

100
H oàn g hôn tỏa...
(Kim Lăng hoài cổ theo điệu Tây

G ió thuận oan h khôn


M ưa h ò a m a m ọng.
G iữa trưa tròn tản bón g rám .
N úi k ề d á t trũng
Áo ầm uổng p h ì than.
N gười tinh ó d iêu k h o ả i trá,
N g oài câu nhỏ
N ước biếc chảy tràn.
Tự a h iên nhìn
L a u vàn g trúc võ
N gỡ thuyên biếm Cừu Giang.

N ăm năm ,
N hư cá n h én,
Đ ông h o a n g p h iêu bạt,
R u i n h à náu thản.
H ẵn g m ã i ngòi trước chén,
G ác chuyện vô can.
G ian g N am qu ê người tiêu tụy.
K h ô n g nỡ n g h e
R ậ m rịch sá o dàn.
B én chiếu n hạc
Đ ặt sản g ối tre,
Say, ch o ta ngủ tràn!
(Ngày hè làm ở núi Vô Tướng huyện Lột Thi’iv
theo điệu M àn đình p h ư ơ n g Ỷ ^
(1 ) Mạc Sầu-, tên m ộ t c ô gái đ c p t ro n g t ru y ề n th u y ế t.

Vương, Tạ: Hai thố gia vọng tộc thài Dống Tấn ò gán ổ Y hạng thuộc Ihành phổ Kim Lăng
(Nam Kinh ngày nay) (Nguyõn Khắc Phi dịch và chú giải).

(2 ) N gã ihuyẽn biếm Cứu Giang: nhắc lại viêc nhà thơ Bạch Cư Dj dài Đuớng bị biếm vé quận
Cừu Giang đẽ so sánh với thân phận tác giả à Lậi Thúy (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú giải).

10 1
Bài K im L ã n g h o à i c ổ theo điệu [Tây hà] của ông tuy lấy ý trong hai
bài thơ th ất tuyệt T h ạ ch D âu th àn h và Ớ Y h ạ n g của Lưu Vũ Tích, nhưng
không bị hai bài kia gò bó, có thể nói lên lòng cảm hoài của mình một
cách tự nhiên, đúng như Lương Khải Siêu nói trong N g h ệ H àn h Q uán từ
tuyền là: "Trương Ngọc Điền nói Thanh Chân sở trường nhất là giỏi hòa
tan thơ của người xưa, như mình làm ra". Hòa tan thơ cổ đưa vào từ là
một đặc điểm quan trọng trong kỉ xảo biểu hiện của Chu Bang Ngạn. 0
bài H ạ n h ậ t L ậ t T hủy Vô Tường san tác, ông dùng những hình ảnh sinh
động, mới mẻ biểu hiện cảnh lẻ loi chán ngán trong đời phiêu lưu. Những
bài ấy biểu hiện tương đối chân thực tâm trạng đồi bại tiêu cực của sĩ phu
cuối Bác Tống và lòng cảm khái của họ trước cảnh quốc gia suy yếu. Qua
đó, ta hiểu được một ít vế hình thái ý thức của trí thức thời bẫy giờ. Chu
Bang Ngạn giỏi tả cảnh. Như những câu: "Non xanh vô số trong làn khói,
Lưng nhạn chiẽu tà trời đỏ ối" [Ngọc lâu xuân], và:
Gió hẹn rèm the ch im v'ê gấp.
Nước lay bón g q u ạ t cá sợ bơi.
Trời tà ngọn liêu chơi vai.

[('án khố sa|

... tả cảnh tả vật đẽu rất công phu tinh xảo. Một bài [Cán khê sa] khác
trong loại tác phẩm này lại đưa ra một tình cảnh rộng rãi, sâu xa hơn :
L áu tạn h bốn bê xan h ch oi VOI,
Trước làu cỏ thơm tít ch â n trời,
T h a n g lầu ca o n h á t ch ó lên chơi.
M ãng d ã vươn th an h tre trước của,
H óa bùn tổ én thảy h o a rơi,
Cuốc kêu b ìa rừng n ghe rụng rời ( )
Trong bài này, từ cảnh "lục béo hồng gầy" trước m át nhà thơ tả đến cỏ
thơm tít tận chân trời, tiếng chim đỗ quyên kêu trong núi ngàn, từ gán
đến xa, từ cạn đến sâu, trong mấy dòng ngán ngủi nói lên được lòng luyến
tiếc mùa xuân một cách sâu rộng. Tính chất khái quát rất cao.

Ngôn ngữ cũng tự nhiên lưu loát, không có những khuyết điểm "chắp

(1) Tức Chu Bang Ngạn (ND).

(2 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

102
vá" mà ông thường mác trong các tác phẩm khác.
Tuy về nội dung thiếu nhân tố tích cực, nhưng vé ki xảo nghệ thuật
thì toàn bộ từ của Chu Bang Ngạn củng có phán đóng góp của nó. Người
trước đánh giá ông quá cao, họ thường chi nhin thấy tinh nghệ thuật mà
không nhỉn thấy m ật tiêu cực vẽ nội dung tư tưởng.
Vả lại về lí luận từ, Chu Bang Ngạn cũng có phán cổng hiến Ong tinh
thông âm luật, có th ể tự làm nhac lấy và do chỗ ông trông coi Nhạc phủ
Đại Thạnh nên không những ông chỉnh lí được một số điệu cổ lưu hành
thời đó nhưng chưa định hình, mà còn sáng tác ra nhiễu điệu mới "mạn
khúc", "dẫn", "cận", "phạm"v.v... quy cách th ể thức các điệu cũ mới mà
ông chỉnh lí hoặc sáng tác đéu trở thành mẫu mực cho người sau. Nhưng
vì ông tách rời cuộc sống hiện thực rộng lớn, nội dung tác phẩm trống
rỗng nghèo nàn, nên ông mới quá chú trọng cách luật, phép tác, thể
thức, mở con đường cho phong cách từ hình thức chủ nghỉa của nhóm
Ngô Văn Anh v.v... thời Nam Tống.

103
C hương VI

VẢN HỌC NAM TỐNG THÒI KÌ ĐAU

1. S ự XÂM N H Ậ P CỦA TỘ C N Ữ CHẦN VÀ VĂN H Ọ C Y Ê U N Ư Ớ C

Tống Huy tông (Triệu Cát) đưa bọn Thái Kinh, Đồng Quán, v.vỗ.. ra
nám quyển chính trị, quân sự trong nước, bọn này đã dùng các hình thức
tham ô hối lộ và thuế má nặng nể để vơ vét hết của dân. Dưới sự áp bức
và bđc lột tàn bạo đó, đông đảo nông dân đã liên tiếp nổi dậy, đấu tranh
vũ trang để giành quyển sống. Phương Lạp, Tống Giang, Trương Vạn Tiên,
Giả Tiến, Cao Thác Thiên, v.v... đã lãnh đạo nông dân các nơi ở m iền B ắc
cũng như ở miền Nam khởi nghĩa, nhưng đểu bị lực lượng vũ tran g của
vương triểu Triệu Tống trấn áp, hoặc mua chuộc bàng chính sách chiêu
an. Lúc đó, nước Kim của tộc Nữ Chân ở Đông B ác nhìn thấy nển chính
trị quân sự của Triệu Tống hủ bại như th ế và cđ thể kiếm ăn được, bèn
mở cuộc chiến tranh xâm lược. Triệu Cát khồng những không tích cực tỉm
cách chống cự mà lại trốn tránh trách nhiệm, nhường ngôi vua cho con là
Triệu Hoàn tức Tống Khâm tông. Năm Tĩnh Khang thứ nh ất (1126), quân
nước Kim vượt qua Hoàng Hà vây đánh Khai Phong thủ đô B ấc Tống.
Vương triểu Triệu Tống phải vơ vét vô số của cải của nhân dân để thỏa
mãn đòi hỏi của kẻ xâm lược, mới giải được vây. Nhưng không đẩy nửa
năm sau người Kim lại xuống xâm lược, tiến đánh Khai Phong, tháng tư
năm Tĩnh Khang thứ hai, họ không ngần ngại bắt tấ t cả bồ đoàn họ Triệu
gồm cha con Triệu Cát, Triệu Hoàn, hậu phi, công chúa, hoàng thân, phò
mã, v.v... và tất cả thợ bách công kĩ nghệ, phụ nữ, đào kép hát, và cướp
đi châu báu, sách vở thư tịch, máy đo thiên văn, bản in, v.v... B ấc Tống
suy vong. Đó chính là "Nạn Tĩnh K h an g ^1).

Tháng năm năm đó, Triệu Cấu, một người con khác của Triệu Cát, xưng
đế ở Thương Khâu, Hà Nam, tức Tống Cao tông, ông vua đẩu tiên của
Nam Tống. Để cho cái tiểu triều đình của mình được yên ổn, y xưng tôi

(1) Tinh Khang là niên hiệu của Tổng Khâm tồng (1126 - 1127) (ND).

104
xưng thẩn với nước Kim, bán rẻ cho nước Kim cả nhân dân và lãnh thổ
rộng lớn từ Hoàng Hà trở ra Bác, mỗi năm lại vơ vét một số lớn vàng bạc,
vải vóc để nạp cống cho nước Kim. Y là một trong những tên vua nhục
nhã nhất trong lịch sử.
Trong khi dân tộc lâm nguy như thế, khác hẳn với thái độ quỳ gối đầu
hàng của tập đoàn thống trị thối nát, đông đảo nhân dân và các sĩ phu
yêu chính nghĩa, có khí tiết đều biểu hiện một tinh thẩn yêu nước cao độ.
Vỉ bị quân thù cướp bóc và nô dịch bàng vũ lực tàn bạo nhất, nên nhân
dân vùng địch chiếm ở lưu vực sông Hoàng Hà phản kháng anh dũng nhất.
Quân "Khăn đỏ" hoạt động ở vùng Sơn Tây, Hà Bấc, quân "Tám chữ1^ 1) có
căn cứ ở núi Thái Hàng, sơn trại của dân binh trung nghỉa lập trên núi
Ngũ Mã thuộc T án Hoàng ở Hà Bác đéu có một lực lượng vũ trang rất
lớn, có tới mấy mươi vạn người. Họ đã tiến hành không biết bao nhiêu
cuộc chiến đấu lớn nhỏ ở vùng sau lưng địch. Cho mãi đến năm 1140, lúc
Nhạc Phi tiến đánh Chu Tiên Trán, các nghĩa quân ở nam bắc Hoàng Hà
vẫn còn ùn ùn hưởng ứng. Nhân dân lưu vực Trường Giang và phía nam
Trường Giang nàm dưới sự thống trị của triều đình Nam Tống, ngoài việc
chịu đựng sự áp bức bóc lột của triều đình này, còn bị bọn ngoại tộc gián
tiếp, có lúc trực tiếp, làm tổn hại, tinh thẩn yêu nước của họ biểu hiện
bằng một hỉnh thức khác. Có thể lấy "dân binh trung nghĩa" do Chung
Tương và Dương Yêu lãnh đạo làm đại biểu. Hai người này lãnh đạo nông
dân chung quanh hổ Động Đình khởi nghĩa, chiếm các châu huyện, thực
hành chủ trương "Sang hèn ngang nhau, giàu nghèo bình quân", bên trong
thì chống lại sự thống trị của tiểu vương triéu bán nước, bên ngoài thì
chống lại kẻ thù dân tộc và bọn phản bội dân tộc. Đến ngay các sỉ phu và
nhân dân yêu nước từ Trung Nguyên lưu vong xuống mién Nam cũng đểu
có tư tưởng tình cảm yêu nước mạnh mẽ.
Tinh thần vỉ đại chông xâm lược, bảo vệ Tổ quốc quán xuyến toàn bộ
thời đại đó được phản ánh vào văn học, trở thành chủ nghĩa yêu nước
trong văn học. Tinh thần yêu nước đó không phải chỉ được biểu hiện sôi
nổi trong tác phầm của các nhà văn yêu nước vĩ đại như Lục Du, Tân Khí
T ật, mà còn được biểu hiện mạnh mẽ cả trong tác phẩm của nhiéu nhà
vãn khác. T ăng Ki, T rấn Dữ Nghỉa và Phạm Thành Đại đéu đã viết nhiều
bài thơ yêu nước. Các nhà làm từ như Trương Nguyên Cán, Trương Hiếu
Tường và Lưu Quá cũng đã làm cho từ đàn tăng thêm sinh sắc bàng những
bài từ yêu nước của mình. Ngay cả Lí Thanh Chiếu, nữ sĩ làm từ nổi tiếng

(1 ) Túc "bát tự quân”, chì cuộc khởi nghĩa chóng Kim ỏ Hà Hắc lấy 8 chữ "Thổ giết giặc Kim
không phụ vua Triệu" làm khẩu hiộu (ND).

105
về tình yêu, cũng biểu hiện tư tưởng yêu nước mạnh mẽ trong nhũng tác
phẩm thd ca của mình. Trấn Lượng nổi tiếng vé sách luận* J cũng biểu
hiện tư tưởng đó trong những bài từ của mình. Và một số khanh tướng sỉ
phu chính trực, yêu nước như Lí Cương, Triệu Đỉnh, Hố Thuyên và anh
hùng dân tộc Nhạc Phi, tuy sự nghiệp quan trọng của họ không phải là
văn học, nhưng đéu có để lại một số áng văn yêu nước. Phong trào kháng
chiến yêu nước thời đó bị tập đoàn bán nước của tiểu vương triéu Nam
Tống áp chế và đả kích, cho nên những tác phẩm có tinh thán ái quõc đó
hoặc ít hoặc nhiéu, hoặc kín đáo hoặc lộ liễu, đéu tò lòng bát mãn, căm
tức đối với tập đoàn thống trị. Đó là sự phản ánh vào văn học cuộc đãu
tranh giai cãp biểu hiện quanh co trong cuộc đấu tranh dân tộc.
Và thích ứng với nội dung được phản ánh vào trong tác phẩm vãn học,
hình thức và phong cách văn học thời kì này cũng có thay đổi. Các nhà
thơ thời này ít nhiễu đéu chịu ảnh hưởng của thi phái Giang Tây, nhưng
để được tự do biểu hiện cuộc sống xã hội rộng rãi và miêu tả các đối tượng
khác, họ đều có phá vỡ một phán hay toàn bộ những ràng buộc của thi
phái Giang Tây. Phẩn lớn các nhà làm từ đéu kế thừa phong cách phái
hào phóng của Tô Thức thời Bác Tống, chứ không hạn chế trong phạm vi
phái cách luật của Chu Bang Ngạn.

2. N ữ TÁC GIA L í TH AN H C H IẾ U

Lí Thanh Chiếu (1084 - 1151?) hiệu Dị An cư sỉ, người T ế Nam, Sơn


Đông, sinh ở Liễu Như Tuyén, đông nam Lịch Thành. Cha của bà là Lí
Cách Phi, một học giả kiêm nhà viết tản văn, mẹ bà cũng hiểu biết vãn
chương. Năm mười tám tuổi, Lí Thanh Chiếu kết hôn với thái học sinh
Triệu Minh Thành. Sau đó Minh Thành đi làm thái thú ở Lai Châu, T ri
Châu. Hai vợ chồng ngoài việc yêu thơ từ, cùng nhau xướng họa, còn rất
thích chơi các sách tranh kim thạch và thu thập được nhiéu. Quân Kim
xâm lược, nam bác Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay địch, hai vợ chổng chạy
xuống phía nam Hoài Hà. Trong lúc loạn lạc, Minh Thành được lệnh làm
thái thú Hồ Châu, trên đường đi bị cảm, chết ở Kiến Khang (nay là Nam
Kinh). Từ đó, một mình Lí Thanh Chiếu lưu lạc ở vùng H àng Châu, Việt
Châu (nay là Thiệu Hưng), Đài Châu, Kim Hoa, sống cuộc đời một người
chạy nạn. Vể già, tỉnh cảnh bà rất thê thảm, khốn đốn.
Lí Thanh Chiếu không chỉ giỏi thơ từ mà tản văn viết cũng rất hay.

(1) Loại văn chưổng hán vé đuòng lối chính sách cùa triều dinh (ND).

(2 ) Chữ và tranh khắc trốn kim loại và đá (ND).

106
Bài L ời tự a sau ch o tập K im T h ạ c h , viết sau khi chạy xuống mién Nam,
là một bài tản vãn hay, rất sinh động, được cả hai m ặt tự sự và trữ tình.
Tác phấm của bà, thời Nam Tống đã in thành L í Dị An tập gốm thơ, văn
và T háu N gọc từ gốm những bài từ, đáng tiếc là những tập đó thất truyển
từ lâu.
Các bản T háu N gọc từ hiện lưu hành là do người đời sau thu thập, gổm
khoảng nãm mươi bài. Còn thơ, văn của bà thl chúng ta chỉ có thể đọc
được đôi đoạn lẻ tẻ trên các sách.
Lí Thanh Chiếu được mọi người công nhận là nhà làm từ chính tông
của "phái uyển ước", phái này, cùng với "phái hào phóng" do Tô Thức khởi
xướng, đại biểu cho hai phong cách từ khác nhau. Cuốn Điêu K h ê ngư ẩn
tùng th o ạ i và cuốn T hi n h ản ngọc tiết đêu có sao lục một bài vãn trọn vẹn
của bà bàn vé từ, nói rõ những chủ trương của phái uyển ước. Bà bàn về
tính nghiêm ngặt của âm luật, ngôn ngữ, phong cách của từ v.v..., ngoài
ra, cũng giống như những bài văn Bác Tống, bà còn chi trích Tô Thức "lấy
thơ làm từ" m à "phần nhiéu không hợp âm luật"; bà bài xích từ của Tô
Thức và của một sô người khác, cho rằng "đểu là những bài thơ không
trau chuốt lại thường không hợp âm luật". Cuối cùng bà còn đé ra một
nguyên tấc quan trọng là phải "tách từ thành một loại", vạch ranh giới
nghiêm khác giữa từ và thơ. Vé nghệ thuật của từ thi hai phái uyển ước
và hào phóng mỗi bên đéu có thành tựu, đéu có ưu khuyết điểm, nhưng
vé nội dung thì phái uyển ước quả thật không rộng rãi bằng phái hào
phóng. Chính vì Lí Thanh Chiếu bị ràng buộc bởi quan niệm truyển thống
đó, kiên trì chủ trương "tách từ thành một loại", không muốn cho từ bao
gồm mọi thứ đễ tài như thơ, nên bà rất ít dùng từ mà chì dùng thơ để
phản ánh những sự kiện xã hội lớn lao bà được chứng kiến. Và cũng vì
thế mà mặc dù về kĩ thuật từ bà đạt được trình độ khá cao, nhưng nội
dung tư tưởng thì không khỏi bị hạn chế nhiều. Thơ bà để lại tuy chỉ còn
một số câu lể tẻ, nhưng cũng cho ta tháy được nhiệt tỉnh yêu nước của bà
và thành công của bà vé m ặt nghệ thuật thơ. Như bài H òa Trương Văn
T iêm d ộ c tru n g hư n g tụng bi (Cùng Trương Văn Tiềm đọc bia ca tụng
trung hưng):
N ă m ch ụ c năm h o à i công chớp qua,
H oa T h an h , H àm Dư ang rầu cỏ hoa.
Q uân H ò bỗng tự trời sa xuống,
G iặc H o quỷ quyệt tài kh ô n tưởng.
Trước lầu Cần C h ín h ngựa H'ô dong,

107
H ương thơm cát bụi ch ảu ngọc uổng.
S áu q u ân xu ất trận d à tan luôn,
N gự a tiến vải xưa còn m ấy con.
C ông N ghiêu , dức T h u ấn như trời rộng,
Vẻn vẹn cần ch i m áy chữ m òn?
D ựng b ia k h ấ c lời thực ngu quả,
N hư thản như m a m à i sườn d ả.
Từ N ghi, Q uang B ậ t ch ả n g xét m ìn h,
L ò n g người d ã tín h, trời ch á n họa.
H ạ là m gương sán g đ ề Ân soi,
Sừ sá ch còn k ia hằn dủ coi.
N gươi tháy c h ă n g ?
Trương Duyệt sin h thời m ưu trí lảm ,
M à Diêu S ù n g d ã bản q u a ròi^l\
Lúc họa lại bài thơ này bà lại viết:
N gươi tháy ch ă n g ?
T hiên B ả o hưng suy th ật d á n g kin h,
Trên b ia trung hưng cỏ m ọc xanh.
N ào biết g ia n hù n g d em bán nước,
Chi thấy suy tôn b ậc lã o thàn h...
Thời t h ế thường thay biến d ổ i m au,
K ẻ g ia n lòn g d ạ tựa h a n g sâu !
Nghiến ngẫm ý thơ ta thấy hai bài thơ này phải làm sau khi quân Kim
xâm lược. Tính chẫt và tỉnh hình của "Nạn Tĩnh Khang" và "Loạn Thiên
Bảo" rất giống nhau, Tống Huy tông và Đường Huyền tông lúc về già quả
thật "Chẳng ai kém ai". Bằng thủ pháp lấy xưa chỉ nay, trong mấy câu thơ
đd, bà đã tỏ rõ thái độ khiển trách mạnh mẽ bọn hôn quân gian th ần, và
tỏ lòng quan tâm buốn hận của bà trước cảnh quốc gia loạn lạc. Lại như
bài ngũ tuyệt:

Sống, là m người h à o kiệt,


Chết, cũ n g m a a n h hùng,
(1 ) Hoàng T ạo dịch.

108
G iờ còn n h ó H ạn g Vũ,
K h ô n g chịu sa n g G ian g Đông^[\
Chính là bà châm biếm bọn hôn quân gian thẩn chỉ biết chạy thục mạng,
rồi quỳ gối xin hòa, chẳng có chí thu phục đất nước chút nào cả. Lòng yêu
nước của bà biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong bài thd Tiễn đ ư a
H ò T ùn g N iên d i sứ nước K im được làm vào cuối đời(2).

Qua các bài thơ dẫn ở trên, chẳng những chúng ta thấy được nhiệt tình
yêu nước khảng khái mạnh mẽ của bà, mà còn thấy được thơ bà có một
phong cách hào phóng, cứng cáp.

Qua từ của Lí Thanh Chiếu, chúng ta lại thấy được một số khía cạnh
khác vẽ đời sống tinh thần của bà và càng thấy bà đạt tới trình độ nghệ
thuật rất cao. B à lớn lên và sống trong một gia đình rất ưa chuộng học
thuật, văn nghệ, và đường* chổng con cũng mĩ mãn. Hoàn cảnh đó đã bồi
dưỡng Lí Thanh Chiếu thời trẻ thành một phụ nữ tài hoa, có hoài bão, có
lí tưởng, tính cách chân thực, hào hiệp. Nhưng ở trong xã hội phong kiến,
bà lại không có tí quyẽn gì vé chính trị, kinh tế, bị tước m ất cơ hội tham
dự sinh hoạt xã hội rộng rãi. Hơn nữa, thời đại của bà đúng là thời đại
các nhà lí học đời Tống hết sức đề xướng lễ giáo phong kiến để khống chế
phụ nữ, cho nên tài năng xuất chúng, tính cách tương đối lành mạnh và
hoài bão, lí tưởng hào hiệp của bà, do một gia đình có vãn hóa luyện nên,
chẳng những không được phát triển đầy đủ mà còn bị các lực lượng xã hội
áp chế, bó buộc, thành ra mặc dù không yên lòng với cái cảnh chật hẹp tù
túng, "thâm khuê tịch mịch", bà đòi hỏi một cuộc sống rộng rãi, được hoạt
động tinh thần, nhưng cũng không thể thực hiện được. Do đó, bà sầu muộn,
điếu mà phụ nữ dưới thời phong kiến không tránh được, và cũng do đó, bà
hạn chế cuộc sông và hoạt động tinh thần của bà vào tình yêu và thiên nhiên.
Cho nên, thời ki đấu, từ của bà nội dung chủ yếu chỉ là hai mặt đó, tình điệu
cơ bản tuy lành mạnh, nhưng không tránh khỏi phần u uất, thương cảm:

Vừa nhú n du xong,


Đ ứng d ậy nắn ngón tay n hỏ xíu,

(1 ) Hạng Vũ khói binh ồ Giang Dông, sau khi diệl Tán, cùng I.Uu Bang iranh thiên hạ, đánh
nhau năm năm, bj thua, không chịu Irỏ vé Giang Dông.

( 2 ) Có một đoạn trích thổ chung tôi chưa có diều kiện tr;i CƯU đề djcli (NKP).

109
H oa g ầ y sương trìu,
D ẫm m ò h ôi th ám áo.
T háy người lạ qua,
T h o a vàng vội d em g iấu ,
Thẹn ch ạy vào,
T ự a củ a n g o ả i d ầu ,
C ầm cà n h m ai ngủi ngủi.
ỊDicm giáng thân]

Hình ảnh người thiếu nữ trẻ ngây thơ, trong trán g này có th ể là hình
ảnh của bản thân bà.
M ây rán g liền trời sương sớm p h ù ,
D òng N gân m uốn chuyển cả n h buòm m úa.
M ộng hòn p h ả n g p h á t v'é d ế kin h.
Trời hòi m ìn h,
C h ằn g hay ngươi d in h về d âu dó?
T a rằn g: trời tối lạ i dư ờng d ài,
N g h e thơ tạm có m áy cảu m ói.
C hín vạn d ặ m cả n h b ằn g g ió nổi.
G ió d ừ n g ngừng,
T hổi thuyên nọ lẻn tiên m ói p h à i^ \

|Ngư gia ngạoỊ

Thông qua ước md lảng mạn, bài này biểu hiện được hoài bão hào hiệp
và lòng đi tìm lí tưởng tự do, đẹp đẽ của bà. Tuy hoài bão của bà chỉ là
mong có thành tựu vé nghệ thuật, và cái đi tìm cũng chỉ là cảnh thán tiên
mờ ảo, nhưng nguyện vọng được thoát khỏi cuộc sống nhỏ hẹp, buổn tẻ
chim lổng cá chậu và lòng khát khao một th ế giới tinh thán trán g lệ hơn,
rộng rãi hơn, thì rất mãnh liệt :

Đ êm qu a g ió g à o m ư a p h á t,
G iác nông, vân còn ngày ngất.
Ướm hỏi người cu ốn rèm

(1 ) 1 lỏ Láng dịch. Chúng lỏi sửa vài chữ.

110
L ạ i b ảo : "H ải dường còn tát!"
Có hay là t h ậ t ?
L ẽ ra hôn g g ầy lục m ậ p (ị\
[Như mộng ICnh|

Đ êm q u a g ió g à o m ưa p h ất,
G iác n òn g vẫn còn ngây ngất.
Ướm hòi người cuốn rèm
L ạ i b ả o : "H ải dư ờng còn tất !"
Có h a y là th ậ t ?
L ẽ ra h òn g g ầy lục m ập.
(Như mộnỊỊ Icnh

G ió d ậ p dìu són g h ò lan tòa


Cuối thu rồi
H òn g th ư a , hương tạ,
Ả n h nước sá c non quyến luyến người
Đ ẹp vô vàn,
K h ô n m iêu tả !
*

H ạt sen dầy, lá sen gụ c rã,


T ảo rộ hoa
Sư ơng vừa g ộ i rùa.
Vùi cá t ch im âu ch ả n g n goái dâu
D ườỉig trách người
Ve sớm qu á !
ự)ún 1'irơHiỊ T ó n ) ^

(1). (2) Nguòi cuôn rèm: Chi thi nữ. ngilili liíỉu. 'l'hái dộ ngưỏi hiiu irưclc cành hoa rrti là dùng
dưng nõn chi Irà Mi c h o I|u a chuyện N g ư iti kluiO nữ t h ư d n g XU.ĨI 1 tiếc hoa nôn hòi vặn lại và dự

do.in rằng thlie tê không pliài vậy. "I.ục" lưitnp Irưng l:i, "hông" tư<tng irƯHỊi ho.'i. I lai chữ "gầy" "mập"
sứ duny rất dộc (NKI’ dịch và chú 111CO Triéu long Tiíiiiiị! Irong tuôn Tnùn lõ n g từ linh hoa).

(-Í) Nguyen Kli.il 1’ ln dịch.

111
Các bài từ ở thời kỉ đấu viết vé cảnh vật tự nhiên đéu sáng tạo được
hỉnh ảnh mới mể, sinh động, lột tả được những cái đẹp ẩn giấu trong đó,
và bà đã tỏ rõ lòng yêu mến cái đẹp thiên nhiên của mình bằng một hứng
thú dồi dào.
Từ trong hình tượng những bài từ của bà đã biểu hiện rõ một Lí Thanh
Chiếu không những ngây thơ, lanh lợi, phóng khoáng đáng yêu mà còn là
một thiếu nữ nồng nàn, chính chuyên trong tỉnh yêu, lại dũng cảm biểu
lộ và đòi hỏi tình yêu một cách mãnh liệt. Bà ngám trãn g vịnh gió là vì
tình yêu; bà đau buốn thương cảm cũng VI tình yêu; bóng nhạn dặm hổng
xúc động lòng bà; hoa xuân, trăng thu gây cho bà nỗi nhớ nhung. Không
một phụ nữ nào xuất thân trong gia đình sĩ phu phong kiến lớp trên lại
nhiệt tỉnh, mạnh bạo ca ngợi tình yêu trong thơ ca của mình như bà :
C hiếu lạ n h hơi thu sen th ắm tàn,
N h ẹ cỏi xiêm là.
Bước lên thuyên lan.
Ạy ai chữ g á m gửi tò m ày?
H àn g n h ạn bay ve,
T răn g làu x ế ngang.
D òng nước vô tìn h h o a lạ t hương,
M ột m ối tương tư,
Đ ôi n gả sằu uưong,
T ìn h k ia m uốn dứt vân d a m an g.
Vừa chớm m ày ngài,
Đ ã lọt g a n uàng^\

Đây là bài nói rõ vể tình yêu. Còn có bài nói quanh co, hàm súc hơn,
như bài "Túy Hoa Ảm" :
Sàu n gày d à i, sương m ây huỵèn ảo
H ương th o ả n g m ù i lon g n ão
T iết trùng dư ơng d ẹp tròi
Gối n gọc trướng the
Đ êm k h u y a h oi lạ n h tháu.

(1) Hoàng Tạo dịch. Bài lừ viết theo điêu [Nliấl triền mai) (NKP).

112
Đêm v'ê p h a "hoàng h o a tửu"
H ương th ầm xông tay áo
Chớ b ả o k h ô n g thẫn thờ
R èm cuốn trước g ió thu
Gây tựa cúc, a i thấu?
Lấy hoa vàng ví với người gầy, vé hình ảnh, như th ế là có tính sáng
tạo, lấy gầy để nói thời gian tương tư khổ dằng dặc, như th ế là không nói
rõ mối tình, nhưng mối tình càng sâu. Nhờ tính sáng tạo và sự sâu sác
mà bài từ này được truyền tụng rộng rãi.
Lí Thanh Chiếu nhiệt tình biểu hiện và ca ngợi tình yêu như thế, vể
chủ quan, tấ t nhiên bà không nghĩ ràng đó là đả phá lễ giáo phong kiến,
nhưng về tác dụng xã hội khách quan, lại có ý nghĩa chống đối những ràng
buộc của lễ giáo phong kiến. Vương Chước, người cùng thời với bà, trong
cuốn B íc h k ê m ạn c h í đã m ạt sát từ của bà là "những lời hoang dâm ở
nơi thôn dã, hạ bút một cách tùy tiện, xưa nay con gái nhà quyén quý biết
làm văn, chưa thấy có ai phóng túng như vậy". Dó chính là một phản chứng
tốt nhất vể ý nghỉa tích cực của những bài từ nói đến tỉnh yêu của bà.
Do giặc ngoài xâm lăng, nước nhà bị tàn phá, bản thân bà lại gập cảnh
nhà nát cửa tan, lưu li th ất sở, cho nên những bài từ của Lí Thanh Chiếu
làm sau khi chạy xuống miền Nam đểu chan chứa những tình cảm rất đau
xót, nội dung không chỉ là nói lên nỗi bất hạnh của mình mà có mang
nhân tố thời đại và xã hội :
Trời chiều rực vang
M ây h o à n g hôn biếc
N gười th ăn dâu t á ĩ
L iêu p h ủ k h ó i dày
M ai truyền d ịch thảm
Ý xu án còn b ao nả ?
N guyên tiêu tiết dẹp
K h í trời dịu êm
R ò i nữa h á k h ô n g m ư a g ió ?

Lí Thanh Chiếu viết bài tù này vào tiết trùng dưrìng (mông 9 tháng Chín), lúc chổng bà là
Triốu Minh Thành còn lám Thái Thú à Lai (-'hâu. còn hà thì ỏ Thanh Châu.

H oàng hoa tửu : rượu ngâm hoa cúc (NKP dịch và chú giài).

8 - LSVHTQ-T2 113
Dâu bạn thơ
Đ em xe ngự a quỷ
Đến m ời. Củng d a n h từ tạ.
T rung Châu d ộ áy
Trọng thị N guyên tiêu
P h òn g k h u ê thán g ngày n hằn nhã.
Mù cả m lôn g ch im
T h o a viên k im tuyến
D iện sa n g như n hau cả.
Giờ d á ỵ tiêu tuy
Tóc tai rối bù
Đêm d êm n gại ra p h ố xá.
Chi b àn g nép bèn son g lắn g n ghe
T iến g cười thiên hạ.
[Vĩnh ngộ lạc]111

Bà nói:
Giờ d â y tiều tụy...
C hi b àn g nép bên son g lằn g n ghe
T iếng cười thiên hạ.
[Vĩnh ngộ lạc|

Cái vui của người khác chính làm nổi bật lên nỗi đau buồn thấm thìa
của bà. Trong những năm tháng tập đoàn bán nước của tiểu triéu đình
Nam Tống chịu nhục nhã mong bảo toàn tính mệnh, đem phấn lớn non
sông Tổ quốc dâng cho giặc, sống an nhàn ở một góc mà vẫn chìm đám
trong mộng ảo "định lấy Hàng Châu làm Biện Châu"^2\ thì mối đau buồn

( 1) Iì:11 nay viốl tại \Ẵm An (I làng Châu nay), khi Tống vá Kim dã ngừng giao chiến, nhãn dân
plii.i Num dã co iliều kiOn vui chcli nhân ngay rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, một nửa nưiic vẫn con
bị cliicm dong, ị:u dinh li tán. không còn húng thú gì de hưỏng Tết. tác già lừ chối mọi l(1j mới
của be h.in.

NịỊười thán (táu củ: Nguycn văn là "nhệìn IẾ.1Í lú xú". Có nguòi giãi thích "nhân" là "ngưili thân",
c ó h à n l ạ i g i ả i t h í c h " n h â n " c h i n h là c h i I j I'h a n h ('Ilk 'll. Nếu vịiy. có th ê dịch : "Nay la dA u h à" ( Ý

nôi: Nay ta ò dâu. trong cành ngrt nào mà 0 X1 nghĩ dẽn chuyên vui clulị?). Trung Châu: vỏn chỉ
vùng đát tinh HA Nam. »'t đây chi Kiên Kinh (nay 1.1 tlwnl) pliri Khai 1’ liong). Ihú dỏ Bắc Tring.
(Nguyễn Khắc Pill dich và chu JIIàI).

(2 ) Ý nói líiy Hang ('hau lam thủ đô (NI)).

114
sâu sác vỉ cám cảnh cuộc sống trước và nay của cá nhân bà cũng bao hàm
nỗi đau buốn vỉ cám cảnh đất nước hưng suy. Nỗi đau buổn đó những
người có lòng yêu nước đéu phải có, chả trách Lưu Thần Ông, một nhà
làm từ yêu nước cuối đời Tông, khi đọc bài này đã phải rơi lệ và làm bài
họa lại. Đối với sô' lớn từ Lí Thanh Chiếu làm thời ki sau, chúng ta nên
theo cách nhìn đó :
Gió lặng. D át vùi, hương h o a n gát
Trưa, còn biến g ch ả i dầu
B u ôn sự dời, cản h d ấ y người dâu
C hưa nói d ã tuôn châu.

N g h e nói S on g K h ê xuân tuyệt dẹp


Dã d in h d ạ o thuyên cáu
L ạ i sợ S on g K h ê thuyên bé teo
T ải ch à n g nổi
B ấy nhiẽu sầu.

|Vũ lăng xuân]^1)

T ìm tìm hòi hỏi


L ạ n h lẽo xót xa
T h ê thiết bôi h ôi bổi hối.
T h o á t n ón g th oát lạn h tiết trời
T hờ là m sa o nổi?
Vài chén rượu vơi loã n g n h ạ t
G ió g iậ t uể chiều sao chón g chọi?
N h ạn vút qu a
Đ an g d a u lòn g
C h ản g n h ậ n xưa từng cùng hội!

Cúc tàn k h ắ p nơi rấc rải


T h ậ t tiều tụy

(1 ) Bài từ này được viét vào năm 1135, lúc chổng Lí Thanh Chiếu đă qua đòi, quăn Kim đánh
xuỏng Nam, bà phải ròi Lâm An vé huyộn Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang. Song Khê: một danh thắng
đưrtng thài, nơi hai con sông Vĩnh Khang và Dông Dưcing gặp nhau (Nguyỗn Khắc Phi dịch và chú
giải).

115
N hư n ay còn a i thèm h á i?
Chờ h o à i ch ẳ n g tói
Trơ trọi trước son g ngồi m ãi.
N gô đ ò n g dưới m ư a lất p h á t
H oà n g hôn từng g iọt roi tim nhói.
C ảnh tìn h này
C h i m ột chữ "sầu" sao ch ứ a nổi?
[Thanh thanh m ạ n ] ^ )

Vì lợi ích hẹp hòi của bản thần mình, tập đoàn thống trị Nam Tống
không theo chính sách kháng chiến tích cực triệt để chống kẻ thù dân tộc
mà lại theo chính sách bán nước, thỏa hiệp cầu hòa, làm cho đông đảo
nhân dân lâm cảnh cửa n át nhà tan, xa quê lìa quán, Lí Thanh Chiếu là
một trong số hàng chục triệu nạn nhân đó. Vì bị quan niệm truyền thống
của từ và phong cách của trường phái từ bó buộc mà những bài từ của bà
làm sau khi chạy xuống miền Nam không biểu hiện mạnh mẽ và rõ rệt tư
tưởng yêu nước như trong thơ ca của bà, mà phần lớn biểu hiện mối đau
buồn thống thiết của cá nhân bà. Nhưng, mối đau buồn thống thiết của cá
nhân bà lại chính là sản phẩm của chính sách bán nước của tập đoàn thống
trị, nên cũng m ang nhân tố thời đại và xã hội, do đó những bài từ này của
bà quyết không phải không đau mà rên rỉ.
Đặc điểm nghệ thuật của Lí Thanh Chiếu là ở chỗ bà có th ể sáng tạo
được ngôn ngữ văn học đẹp đẽ, sinh động trên cơ sở ngôn ngữ viết và ngôn
ngữ nói, rất giàu hỉnh tượng nghệ thuật tươi sáng, đẹp đẽ, có tính chất
sáng tạo biểu hiện được một cách tập trung tình cảm mãnh liệt của tác
giả. Bà là tác giả kiệt xuất vể từ trữ tình, lại là một nhà làm từ lớn của
phái uyển ước sau T ần Quán, phong cách của họ tấ t nhiên gán nhau, nhưng
bà hơn T ẩn Quán về m ặt dùng ngôn ngữ có tính chất sáng tạo, vé m ặt đi
sâu vào ngôn ngữ nói, vễ năng lực khái quát để tạo hình tượng nghệ thuật,
cũng như vể phong cách vừa uyển chuyển vừa hào phóng. Những người
làm từ thuộc phái uyển ước vể sau thì lại càng chảng có ai theo kịp.

3. TR Ầ N D ữ N G H ĨA VÀ N H Ữ N G N HÀ THO Y Ê U N Ư Ớ C K H Á C

Trong thời gian B ác Tống chuyển sang Nam Tống, có hai nhà thơ yêu
nước là Tăng Kỉ và T rần Dữ Nghĩa. Họ đéu là những sĩ phu chính trực
và yêu nước, lại đéu trải qua nạn Tỉnh Khang, tận m át tháy biết bao chuyện

(1 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

116
về việc m ất quyén, nhục nước và cầu an xin hòa, nên thơ họ đéu có phản
ánh một số sinh hoạt hiện thực của xã hội và tư tưởng yêu nước. Thành tựu
của Trẩn Dữ Nghĩa khá cao, trên thi đàn đáu Nam Tống, ông chỉ thua có
Lục Du, Phạm Thành Đại, và có thể xếp ngang hàng với Dương Vạn Lí.
Tăng Ki (1084 - 1166) tự Cát Phủ, người huyện Cống, Giang Tây. Thời
Huy tông Bác Tống ông có làm hiệu thư lang. Thời Cao tông Nam Tống
ông từng giữ chức đề hỉnh ở Giang Tây, vỉ trái ý tên gian tướng Tẩn Cối,
nên bỏ chức vể ngụ cư ở chùa T rà Sơn, Thượng Nhiêu, do đó đặt hiệu là
T rà Sơn cư sĩ. T án Cối chết, ông được triệu vể làm các chức bí thư, thiếu
giám v.v... Trong thơ của mỉnh, ông rất đế cao Hoàng Đình Kiên, lại từng
học cách làm thơ của Hàn Câu, Lữ Bản Trung thuộc thi phái Giang Tây.
Trong thơ ông cũng nói đến Trần Sư Đạo:
H o a tôn g có H ậu Sơn^ \
N iêm lu ật giữ từng chữ.
H oàn g Đ ình K iên là thầy,
Dỗ C ông bộ là tổ.
(T hứ Tran Thiếu Khanh kiến tặng vận)

đủ thấy quan hệ của ông đối với thi phái Giang Tây tương đối sâu sác.
Nhưng đọc những bài thơ của ông trong T rà Sơn tập, ta lại thấy ông không
thích dùng điển tích, ngôn ngữ cứng nhắc và nói toàn triết lí nhà Phật
như Hoàng Đình Kiên, mà ý tứ sáng rõ, ngôn ngữ thanh thoát, hình ảnh
cũng tương đối phong phú. Ông không tiếp thụ mớ lí luận sai lầm và những
quy luật gò bó của thi phái Giang Tây. Đối với Lục Du, nhà thơ lớp sau,
ông không những chi truyền thụ cách làm thơ mà còn giáo dục tư tưởng
yêu nước. Trong lời bạt viết trên bản thảo tấu nghị của Tãng Ki, Lục Du
nói: "Cuối nãm Thiệu Hưng^2\ tiên sinh ngụ tại chùa Vũ Tích, Cối Kê, tôi
từ Sác Cục*-3) vé, không lấn nào quá ba ngày không đến thăm, thường được
nghe những lời lo âu về việc nước; lúc đó tiên sinh đã quá bảy mươi, gia
đình đông đến hàng trâm người, nhưng không lo vì gia đinh, chỉ lo việc
nước mà thôi". Câu đó không những nói lên Tảng Kỉ không ngừng giáo
dục tư tưởng yêu nước cho Lục Du mà còn chứng tỏ rằng ông quả là một
người yêu nước, cho nên ông luôn luôn kết hợp quốc sự với những lo buổn
cá nhân mà viết thành thơ.

(1) Tức Trần Sư Dạo (ND).

(2 ) Một niên hidu cùa Tống Cao lông Triộu c ấ u từ 1131 - 1102 (ND).

(3 ) Ngôi nhà sạch sẽ. vết tích vua Hạ Vũ đề lại (NI)).

117
Nhưng đối với cuộc sông hiện thực rộng rãi của xã hội, ông không yêu
mến lắm mà cũng không tìm hiểu sâu. Cũng như nhiéu sỉ phu thoát li
thực tế, hứng thú chủ yếu của ông là ở chỗ sơn lâm tuyén thạch, nên vê
đề tài này, ông làm được một số bài thơ có ý vị:
Vừa tuần m ơ ch ín , cữ trời quang,
D ạo h ết d òn g k h e , núi bước sang.
Dường rợp bóng x an h như lúc dến,
L íu lo th êm m áy tiếng o a n h
( Tam cù đạo trung)

Bởi ông thích sống như th ế và vì ông chịu ảnh hưởng của thién học,
nên thơ ông có phong cách "thanh đạm". Nhà thơ Triệu Canh Phu, lớp sau
ông, đã nói vé thơ ông như sau:
T rong như trăn g sá n g m ôn g ba,
N h ạt như ca n h nấu nước p h a d ầu nguòn.
"Thanh đạm” là đậc điểm và cũng là nhược điểm của thơ ông, bời vì
ngay từ những tác phẩm cảm hoài thời sự của ông cũng không hùng tráng,
thâm thúy xiíc động lòng người như những bài thơ yêu nước của Lục Du.

Trần Dữ Nghĩa (1090 - 1138) tự Khứ Phi, hiệu Giản Trai, người Lạc
Dương. Thời Huy tông Bác Tống ông giữ chức vãn lâm lang, thái học bác
sĩ. Hổi nạn Tĩnh Khang, quân Kim đánh xuống Nam, ông từ T rần Lưu
lánh nạn xuống phía Nam, qua Tương Dương, Hố Nam, Quáng Đông, Phúc
Kiến, đến thủ đô Lâm An của Nam Tông. Thời Tống Cao tông ông giữ các
chức quan trọng: lễ bộ thị lang, tham tri chính sự.... Và cũng như nhiéu
nhà thơ đời Tống, ông củng tôn sùng Đỗ Phủ và học thơ Đỗ. Ông rát trọng
Tô Thức và Hoàng Dinh Kiên, cũng phục Trán Sư Dạo, nhưng ông cho
rằng "cần phải biết những chỗ Tô, Hoàng không làm, sau đó mới có thê’
bước tới thế giới của Dỗ Phủ" (G iàn T rai tập d ẫn ). Khi đọc thơ của Thôi
Đức Phù, Đức Phù lại khuyên ông: "Sách trong thiên hạ không th ể không
đọc, nhưng phải cẩn thận, không nên có ý đem ra dùng,” (Trong quyển
K hư ớc tảo biên của Từ Độ). Đối với cách Tô Thức, Hoàng Đình Kiên học
thơ Đỗ Phù. có chỗ ông không tán thành và tìm cách khác. Ông càng cảnh
giác với việc Hoàng Dinh Kiên "Có ý đem ra dùng". Do đó, thơ ông ít điển
tích, câu chữ trong sáng, âm điệu hùng hốn và có hình ảnh, đúng là có
học được một số ưu điểm của Đỗ Phủ. Nhưng sở dĩ ông học thơ Đỗ Phù
( 1 ) 1 loãng Tạo dịch.

118
mà đạt được những thành tựu cao hdn các nhà thơ phái Giang Tây, không
phải chỉ ở chỗ kỉ xảo nghệ thuật mà còn ở nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Vể tính chất và hình thế, nạn Tinh Khang và loạn Thiên Bảo đại thể giống
nhau; việc ông chạy xuống Nam và việc Đỗ Phủ chạy vào Thục, đứng vé
cảnh ngộ cá nhân mà nđi thì cũng chảng khác nhau mấy. Hai người sống
trong những biến cố tương tự của đất nước, trải qua cuộc sống hiện thực
xã hội giống nhau, nên không lấy làm lạ việc Trần Dữ Nghĩa có một số
thơ, từ phong cách đến nội dung tư tưởng đéu gẩn giống thơ Đỗ Phủ. Đó
là nguyên nhân vì sao phẩn lớn những bài thơ hay của ông đẽu sáng tác
từ khi chạy xuống Nam, và đó cũng là điễu kiện cơ bản để ông đạt được
những thành tích cao hơn các nhà thơ phái Giang Tây trong việc học tập
Đỗ Phủ. Trên đường chạy xuống Nam, ông trải qua biết bao gian khổ, tiếp
xúc với cuộc sống xã hội rộng rãi; trong tình th ế người Kim xâm lược, lòng
yêu nước được khơi lên một cách phổ biến trong nhân dân toàn quốc; ngòi
bút của một nhà thơ yêu nước không thể không phản ánh hiện thực đó.
Lúc mới xuống Nam, trong thơ mình, ông đã kêu gọi:
N hữ n g m on g L iê m L ạ n (1) nên h ò a thuận,
N ăm th ản g K in h M ôn chừ a g iả i váy.
hi vọng các đại thần văn võ đoàn kết để chống địch. Đến khi nạn giặc đã
nghiêm trọng, chúng theo sát gót chân ông đi sâu xuống phía Nam, thì tư
tưởng yêu nước và sự bất mãn với triểu đình Nam Tống của ông cũng dần
dần mãnh liệt hơn, vì triều đình Nam Tống cứ lui dần từng bước rối bỏ
chạy thẳng. Thể hiện cụ th ể trong các bài T hư ơng xuán, Vũ trung tái p h ú
h ả i sơn láu thi ồ-
M iếu dư ờn g thiếu h ằn chước bìn h nhung,
N ỡ d ề C am Tuyen k h ó i lừ a xông,
N gự a h í trong k in h n g h e d ã lạ,
R òn g bav g óc bê’ lạ i d à n h trông.
Tóc sương tôi m ọn ba nghìn trượng,
H oa k h ó i thường n ăm m ột vạn trùng,
M ừng tháy Trường S a quan họ H ướng,
Quân tàn d á m chọi lủ cường hu n g(2\

1 1 h ư ơ n g xu án)

(1) Tức LiOm I’ hà và Lạn Tương Như thòi Chién quốc, trước vi đìa vj hờn kém nên hiém khích
nhau, sau di đón hỏa [huận với nhau dẻ lo vìộc nưỏc (ND).

(2) Vũ M ynh H ùng dich.

119
Tư tưởng yêu nước và phong cách các bài thơ này rất giống thơ th ất
luật cảm hoài thời sự của Đỗ Phủ. Trong G iản T ra i tập của ông còn khá
nhiểu bài thơ yêu nước có th ể tài và phong cách khác. Nhưng ông tiếp xúc
với đời sống xã hội và tiếp cận nhân dân không sâu bằng Đỗ Phủ, cho nên
hiện thực được phản ánh trong thơ ông cũng không rộng rãi và sác nét
bằng; tình cảm yêu Tổ quốc, yêu nhân dân của ông cũng không đậm đà
và mãnh liệt bằng; đó là nhân tố quyết định làm cho thơ ông không đạt
đến đỉnh cao như thơ Đỗ Phủ. Cũng như Tăng KỈ, ông rất có hứng thú
với cảnh sác thiên nhiên. Với loại đề tài này ông sáng tác nhiều bài thơ
hay, hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ sinh động và thường qua tả cảnh vịnh
vật mà gửi gám lòng yêu đất nước nhớ quê hương, như:
B ụ i H ồ k h i tới H án quan,
Mười n ă m Y, L ạ c m iên m an dư ờn g d à i.
B ên k h e lọm k h ọ m k ìa ai,
B ơ vơ trước g ió, n h ìn ch ồ i m ẫu đơn.

(M ẳu đ ơ n )

Lạc Dương là quê hương của T rần Dữ Nghỉa, lại là nơi trổng mẫu đơn
có tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tuổi đã vẽ già mà quê hương vẫn còn
nằm trong tay giặc, không trở về được, giữa lúc đó lại bát gặp hoa mẫu
đơn nở ở quê người, tỉnh cảnh ấy làm cho ông cảm xúc vô hạn.

Từ của thời kỉ này không chỉ biểu, hiện tư tưởng yêu nước m ạnh mẽ,
mà còn phản ánh cuộc đấu tranh kịch liệt vễ chính trị giữa phái chủ chiến
và phái chủ hòa. Hổi bấy giờ, những đại thần, tướng soái và sỉ phu yêu
nước hẩu hết đểu bị phái chủ hòa và tên đẩu sỏ phản bội dân tộc là T ần
Cối vu hại và đả kích: Lí Cương bị cách chức; Triệu Đỉnh bị đả kích mà
chết; Nhạc Phi bị hãm hại chết trong ngục; Hổ Thuyên vì dâng thư xin
chém T ẩn Cối mà bị đi đày vô thời hạn; Trương Nguyên Cán vì làm từ
tiễn HỔ Thuyên và gửi từ cho Lí Cương mà bị cách chức; Trương Hiếu
Tường củng bị kiếm cớ hạ ngục. Chính những người này tiêu biểu cho
nhiệt tình yêu nước của người thời đó, vể m ặt chính trị họ đã đấu tranh
với bọn gian tặc bán rẻ lợi ích dân tộc, và trên chiến trường họ đã anh
dũng đấu tranh với kẻ thù, cho nên họ đã sáng tác nhiểu tác phẩm bi ca
khảng khái, mạnh mẽ kích thích, giàu tinh thẩn yêu nước và lòng yêu
chính nghĩa, bày tỏ ý chí nguyện vọng chống lại kẻ địch, thu hồi đất đai.
Vì họ ở vào thời đại dân tộc gặp tai nạn lớn, lại sống trong hoàn cảnh

120
phức tạp của cuộc đấu tranh chống thù trong và giặc ngoài, nội dung tác
phẩm của họ thường liên quan chặt chẽ với các vấn đề chính trị, cho nên
vể phong cách, rất tự nhiên, từ của họ kế thừa phong cách hào phóng của
Tô Thức và mở đường cho phái của Tân Khí T ật. Trong số đó, Trương
Nguyên Cán và Trương Hiếu Tường làm tương đối nhiều, thành tích cũng
khá hơn cả. Nhạc Phi tuy chỉ còn có hai bài từ, nhưng bài [Mãn Giang
hồng]^1) của ông đã trở thành bài từ nổi tiếng lưu truyền thiên cổ, nội
dung khái quát được tinh thẩn yêu nước của đại đa số nhân dân thời đó.
Cho nên chúng ta xem Nhạc Phi là nhà làm từ tiêu biểu cho hàng ngũ các
quan đại thần và tướng soái yêu nước. Từ của Trương Hiếu Tường không
chỉ nhiều vể số lượng mà phong cách nghệ thuật cũng tương đối đặc sắc,
chúng ta xem ông là đại biểu của những nhà làm từ trong đám sĩ phu yêu
nước. Còn những người khác thỉ lược đi không nói đến.

Nhạc Phi (1103 - 1141) tự Bằng Cử, người Thang Âm, Tương Châu
(nay là Thang Âm, Hà Nam), ô n g là một vị anh hùng dân tộc lừng danh
trong lịch sử Trung Quốc rất giàu tư tưởng yêu nước. Ông sinh trưởng
trong dân gian, thời thơ ấu từng lao động nông nghiệp. Trước khi Bắc
Tống bị diệt vong, ông ứng mộ làm lính. Trong cuộc chiến tranh yêu nước
của Nam Tống chống Kim, ông chiến đấu dũng cảm, xông pha trăm trận,
lập nhiều công lớn. Ông đã từng nhậm chức thiếu bảo, chiêu thảo sứ ở các
lộ Hà Nam, Hà Bác, khu mật phó<sứ, được phong Võ Xương quận khai
quốc công. Bị bọn bội phản dân tộc là Tẩn Cối, Trương Tuấn, Mặc Kì Tiết...
vu hại mà chết vì tội "Không cần cố" lúc mới ba mươi chín tuổi. Ông
là một quân nhân suốt đời lo chiến đấu ít làm văn thơ. Từ còn lại chỉ cđ
hai bài là [Tiểu Trùng sơn] và [Mãn giang hổng]. Tư tưởng bài [Tiểu Trùng
sơn] biểu hiện khá quanh co, ẩn ý, câu kết là:
M uốn d em tâm sự gửi ta d à n ,
Tri ă m thiếu,
D ăy đứ t n à o a i h ay ?
Đúng là lòng cảm khái của tác giả trước cảnh bị th ế lực m ạnh mẽ của
bọn bán nước cẩu hòa cản trở, đả kích, cảm thấy chủ trương yêu nước
chống địch của mình thiếu kẻ đồng tình trong giai cấp thống trị lớp trên.

(1) D ư Gia Tích, ngưòi thời gần đây, trong cuốn Tú khô đê yẽu biện ch ứ n g, quyển 23, mục Nhạc
Vũ Mục di văn, có nghi rằng bài này có lẽ là nguòi đòi Minh làm già. Nhưng không có chứng cớ.

(2) Tần Cối vu cho Nhạc Phi đẻ ghép tội mà giết. Hoàng Thế Trung hỏi Tẩn c ố i nguyên nhân
vì sao ghép tội. Tần c ố i nói: 'Tuy không rõ nhưng sự thố "không cần có". 'T hé Trung nói: "Ba chữ
"không cẩn có" (M ạc tu hữu) không thẻ làm cho thiên hạ phục".

121
Bài [Mãn giang hóng] tiêu biếu nhất cho tư tưởng tinh cảm cùa ông:
Tóc d ụ n g m á i dâu,
L an can dứ ng tựa.
T rận m ưa vừa dứt,
N gón g tròi xa, uất h ậ n kcu d à i.
Oai p h o n g lâm liệt,
B a m ưai tuổi cát bụi xông p h a,
T ám nglìin d ặ m d ầ m sưang d ã i nguyệt.
C hó lêu dêu k ẻo nữa b ạc dầu.
ích g ì rèn xiết?
M ối n hụ c Tinh K h a n g chưa gột hết,
H ận thù b ao g iò m ới diệt?
Cưỡi cỗ bin h xa,
D âm H ạ - L a n - Sơn n át bét.
Dói h ã y vùng lên ãn thịt g iặ c Hò,
K h át, cười lên chém H ung - nô uống huyết.
R òi d â y g ià n h lại cà g ia n g sơn,
Vê triều b ái yế til>.
Với một giọng trữ tinh mãnh liệt, cả bài từ này bộc lộ tư tường vêu
nước của tác giả kiên quyết đòi đánh bại kẻ thù, thu hổi đất đai, và để
hoàn thành sự nghiệp vĩ đại đó. tác giả thành khẩn khich lệ mình và người
khác qua câu: "Chớ lêu đêu kẻo nửa bạc đẩu". Chí lớn bổng hột, tích cực
đó, tinh thán chiến đấu một mực trung thành vì lợi ích của quốc gia. của
dân tộc đó làm nổi bật tâm sự của một vị anh hùng dân tộc và cũng khái
quát được tư tưởng tình cảm chống địch không chịu nhục của nhản dân
bấy giờ. Nguyên nhân là vi ông từ dân gian mà ra, xuất thân ờ chỗ linh
tráng, được tướng sĩ và nhân dán yêu nước rộng rãi cổ vũ Cũng do sự cô’
vũ đó, lại được họ ủng hộ, nên ông mới giữ vững chủ Trương yêu nước
chống giặc phục hối lãnh thổ, đấu tranh đến cùng với thế lực bán nước
phản động và trả giá bằng tính mệnh quý báu của mình

Trương Hiếu Tường (1132 - 11 70) tự An Quốc, hiệu Vu Hổ cư sĩ. người

(1) Nam Trân dịch, ('húng lõi SII.I v;ii thừ.

122
Giản Châu (nay là Giản Dương) Tứ Xuyên, sau dời vé o Giang, Lịch Dương
(nay là huyện Hòa, An Huy). Giữa năm Thiệu Hưng, vi thi đình đỗ đẩu,
đứng trên Tấn vẫn là cháu Tấn Cối, nên sau ông bị Tán Cối lũếm cớ bỏ
ngục. Thời Tống Hiếu tông (Triệu Tích) ông giữ các chức iưu thủ Kiến
Khang, an phủ sứ các lộ Kinh Nam, Hổ Bác, hiển mô các trực học sĩ. Tác
phẩm ctí Vu H ò cư s i N h ạc p h ủ . Ông là người hào phóng, thẳng thán, làm
từ "ít khi viết nháp, ngòi bút say sưa, thi hứng mạnh mẽ, khoảng khác
thành bài". Trong sô những nhà làm từ đáu Bác Tổng thì phong cách của
ông gấn Tô Thức nhất. Ông đã làm nhiều bài có tư tưởng yêu nước, bài
trường điệu [Lục Châu Ca đầu] là bài tiêu biểu. Đoạn kết viết: "Nghe nói
di lão Trung Nguyên, thường vọng vé Nam, cỏ biếc cờ hống; khiến người
đi qua đây, lòng trung giận đây ruột, nước mát tràn trễ ”. Tâm trạng "lòng
trung giận đầy ruột" quả đã nuán xuyến toàn bài. Trong một số bài tiểu
lệnh, ông cũng biểu lộ thứ tình cảm như thế, như bài ỏ K in h C hâu hẹn
Má Cử T iên lẻn th à n h láu xcm cửa ả i theo điệu [Cán khê sa] :
D èm ngày hửng tạnh, nước liên trời
T iến g roi ngựa quát, chiến kì p h o i
K h ó i m ờ cỏ ứa tít mù kliơi.

Vạn d ặ m Trung N guyên ch ìm lửa /liệu


L áu d ô n g rượu d ụ c cất chớn mời
Rượu tằn, trước g ió thảm , cháu rơỉ.[ \
Nhưng bài tiêu biểu nhất cho thành tựu nghệ thuật và phong cách của
ông là bài theo điệu [Niệm nô kiéul viết trước đêm trung thu, khi đi qua
hồ Dộng Đình :
D ộng D inh, T h an h T hảo
S á t trung thu
K h ô n g gió. Lưng trời lặn g ngát.
Gương ngoe ruộng ngà ba uạn k h o ả n h ,
M ột lá thu yen con rỗ nét.

(1) 1163 - 1189.


(2) Bài lừ này viết vào mii.1 lliu nflm 11()S, lúc Trưonịi Iliốti 1 líiing lam An Vú sứ Kinh Nam
t h u ộ c lộ H ố Bắc. K in h C h â u v ố n ỏ s â u t r o n g n ộ i đ ị a . n a y 11(1 I h à n h m i l " h i ê n t il l" , d ù b i c l l ã n h t h ô

Trung Quốc dã bị ngoại lộc chiếm dóng mộl vùng kliiì rộng litn (Nguyền Khắc Phi dỊCh vá chu
giải).

123
Ánh sả n g trản g san
N gân H à sẻ bóng
Dưới trên đầu trong suốt.
T âm đ ả c diệu kì
H ãn h o a n củ n g k h ô n nói hét.

Quên sa o n g oài L ỉn h n ăm ròng


T răn g côi k ét bạn
M ột tám lòn g tinh khiết.
Tóc thư a xơ x ác á o lạn h băn g
Văn vững ch èo bơi són g nước.
M úc k iệ t Trường G iang
R ó t uào B ấ c đ ẩu
Vạn vật như tản k h á ch .
Gõ thuyèn thét vang
Đ êm nay, đ ê m nào... đ ẹp n h á t
Bài này với bài [Thủy điệu ca đẩu] của Tô Thức đại để giống nhau về
đối tượng miêu tả cũng như về phong cách, cả hai đều dùng ngôn ngữ đẹp,
sáng tạo ra hình ảnh để truyền đạt tình cảm ; vể nghệ thuật cả hai đểu
đạt ở trình độ rất cao. Tô Thức, trong những ngày bất đắc ý, nhìn trăng
mà nhớ vua, nhớ em, tuy dùng những lời khoáng đạt tâm tình:
C h i ước người són g m ãi,
D ặm n g h ìn chu n g bón g yêu kièu .
đ ể an ủi em và bản thân mình, nhưng toàn bộ tình điệu thì hơi buồn. Lúc
đời sống tương đối thuận lợi, Trương Hiếu Tường đã miêu tả tâm tỉnh

(1) Thanh Tháo-, tên một hổ thông với hồ Động Dinh.

G uơ ng ngọ c: nguyên văn là "ngọc giám", chì mặt hổ phẳng, trong, sáng loáng như một tám
gương phàn quang. Có bản ghi là "ngọc giói" (một cảnh địa đẹp như ngọc).

Ngoài L ĩn h : nguyên văn là "ưnh biẻu", có bản ghi là "Lĩnh hài", chì vùng Quàng Dông, Quàng
Tây ngày nay.

Trường Giang-, nguyên văn là "Tây Giang", có bàn giải thích là sông Truòng Giang từ phía Tây
đổ vé, có bàn giải thích là một nhánh cùa Chu G iang ỏ phía tây tìn h Q uàng Dông.

Bầc d ấ u : sao có hình như cái "dáj"; ý cả hai câu thơ: múc hét nưóc sồng đẻ náu rượu và dùng
sao Bắc đầu đẻ rót rUỢu mòi khách (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú giải).

124
mình trước cảnh đẹp thiên nhiên, ô n g không những sung sướng cảm thấy
hợp với ánh trăng trên m ặt hổ trong suốt mênh mông, thấy tâm hổn mình
trong trắng như băng tuyết, mà còn ý thức được ràng người là chủ nhân
giữa cảnh thiên nhiên, mọi hiện tượng chảng qua đễu là khách, ô n g lẩy
nước hổ làm rượu, lấy sao Bác đẩu làm chén, rót nước hổ vào sao Bác đẩu
để đãi khách và tự đãi mình nữa. Sự tưởng tượng lãng mạn đó tỏ rõ tính
hào phóng rộng rãi của tác giả.

4. DƯƠNG VẠN L í, PHẠM TH ÀN H DẠI

Người Nam Tống gọi Lục Du, Phạm Thành Đại, Dương Vạn Lí và Vưu
Mậu là "bốn nhà thơ lớn thời Trung Hưng", trong đó Lục Du, Dương Vạn
Lí là danh tiếng nhất. X ét thành tựu thực tế, Lục Du đúng là nhà thơ lớn
Nam Tống và cũng xứng đáng là nhà thơ lớn trong lịch sử vân học Trung
Quốc, chúng tôi sẽ trình bày ở một chương riêng sau đây. Vưu Mậu thỉ thơ
lưu lại không những ít vé số lượng mà chất lượng cũng rát bình thường,
thực không xứng danh hiệu "nhà thơ lớn"; còn Dương Vạn Lí và Phạm
Thành Đại cũng không sánh được với Lục Du. Hai ông đéu là sĩ phu yêu
nước tương đối liêm khiết, chính trực và đẽu có làm những bài thơ chan
chứa tư tưởng yêu nước và lòng quan tâm đến đời sông nhân dân, có điểu
trong cả hai loại thơ này, kể vé sô lượng và mức độ tư tưởng, Dương Vạn
Lí không bàng Phạm Thành Đại, cái hứng thú chủ yếu của ông là miêu tả
cảnh sác thiên nhiên. Vễ phương pháp sáng tác, ông vứt bỏ những cùm
xích hình thức chủ nghĩa của thi phái Giang Tây, tạo ra th ể thơ "Dương
Thành Trai" tương đối mới mẻ, hoạt bát, có góp phẩn vào việc cải biến
phong cách thơ.
Dương Vạn Lí (1127 - 1206), tự Đình Tú, hiệu Thành Trai, người Cát
Thủy, Giang Tây. Năm Thiệu Hưng thứ hai mươi bôn đời Tống Cao t ô n g ^
ông đỗ tiến sĩ, đã từng nhậm các chủc thái thường bác sĩ, bảo mô các trực
học sĩ. T ể tướng gian nịnh Hàn Sá Trụ nám quyền, ông ờ nhà mười lãm
năm không ra làm quan nữa, ưu phiền việc nước mà chết. Thơ ông buổi
đẩu học thi phậi Giang Tây, đến lúc về già ông mới nhận thấy khuyết điểm
của phái này nên đi tìm đường khác. Trong bài T ựa viết ch o tập G ian g
hồ, ông nói: "Tôi thuở nhỏ làm trên nghìn bài thơ, năm Nhâm Ngọ niên
hiệu Thiệu Hưng, đem đốt tất, đại khái theo thể Giang Tây". Trong bài
T ự a viết c h o tập K in h K h ê, ông lại nói: "Thơ tôi buổi đầu học các vị Giang

( 1 ) Tức năm 1155 ( N D ) .

125
Tây, vừa học thơ luật năm chữ của Hậu Sơn^1^ vừa học thơ tuyệt cú bảy
chữ của ông già Bán Sơn*-2), về sau mới học thơ tuyệt cú của người đời
Đường... Năm Mậu Tuất làm thơ, bỗng như tỉnh ra, bèn từ tạ người Đường
và các vị Vương (An Thạch), T rần (Sư Đạo), các vị Giang Tây, không dám
học nữa, sau rất lấy làm mừng. B á t con cầm bút chép, tôi ứng khẩu đọc
mấy bải đểu trôi chảy cả, không thấy trú c trắc như ngày trước". Còn vì
sao ông thấy được con đường đi trước kia là sai lầm, ông nói rõ trong câu
văn sau đây: "Đạo trong vườn sau, trèo lên thành cổ, hái rau kỉ hoa cúc,
vin cành trúc khóm hoa, mọi vật đều đến, dâng tôi để tài làm thơ, có đuổi
cũng không đi, cái trước chưa nhận kịp thỉ cái sau đã thúc, trong lòng thư
thả, chưa hé thấy làm thơ là khó". Lối học này tất nhiên không phải lối
học phương pháp sáng tác của người xưa, về cơ bản là phù hợp với quy
luật văn học phản ánh hiện thực, khá nhiều nhà văn Trung Quốc ngày
trước cũng theo lối này mà có thành tựu. Dương Vạn Lí lĩnh hội được điểu
đó, nên kiên quyết bỏ lối mô phỏng, đặc biệt là lối hình thức chủ nghĩa sai
lầm của thi phái Giang Tây mà đi theo con đường tương đối chính xác.
Trong thơ ca, ông nhiều lần trình bày nhận thức mới sau khi bỏ con đường
của phái thơ Giang Tây. Ông nói: "Điểm sất thành vàng chác gì đã linh",
lại nói: "Học thơ cẩn phải thanh thoát, viết ra thấy rõ những nét độc đáo
cao siêu"; "Dù những lời nói trong khi say, không cần gì phải gọt giũa cũng
thành văn”. Do nhận thức và thực tiễn đó nên hơn bốn nghìn bài thơ của
ông để lại trong chín tập từ G ia n g H ò tập, K in h K h ê tập trở đi, phán lớn
là những bài ý tỉnh mới mẻ, có hình ảnh mà lời lẽ sáng rõ, rấ t ít m ác
những khuyết điểm lớn "tìm kiếm sách lạ, lục lọi những điễu khác thường"
như phái Giang Tây. Đ ể thích hợp với việc diễn tả những để tài tùy hứng,
về ngôn ngữ, ông cũng rất ít "lấy lời sáo cũ của người xưa đưa vào chỗ
bút mực" mà trên cơ sở ngôn ngữ viết đương thời, hấp thụ có chừng mực
ngôn ngữ nói, tiếng địa phương, ca dao, rèn luyện thành một thứ ngôn
ngữ mới mẻ, hoạt bát, người thanh kẻ tục ai cũng thưởng thức được, tạo
nên đặc điểm rõ rệt của thể "Dương Thành Trai". Phong cách thơ đó quả
là một luồng không khí m át lành thổi vào thi đàn đang còn nổng nặc di
độc của phái Giang Tây, và tấ t phải được những người đã chán ghét thi
phái Giang Tây hoan nghênh. Chả trách nó có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ.
Nhưng xét trên quan điểm của ông đối với thơ ca ta ctí th ể thấy ông chưa
nhận thức được chân lí: cuộc sống xã hội là cái nguồn duy nhất của văn
nghệ mà lại có một hứng thú quá mức đối với cảnh sác thiên nhiên. Trong
(1) Hậu Sơn lập là tên tập tho do Trần Sư Dạo trong thi phái Giang Tây truyén (N D ).

( 2 ) Bán Sdn tức Vưdng An Thạch (ND).

126
thực tiễn sáng tác của ông, ta có thê thấy ông quá tin vào phương pháp
tức cảnh, giơ tay hái lấy, xuất khấu thành thơ. quan sát và thể nghiệm
đối tượng miêu tả không được sâu sác, hình tượng nghệ thuật thường cũng
chi dừng lại ở chỗ mô tả những tài liệu nghệ thuật, chứ không đạt đến
mức khái quát nghệ thuật cao hơn. Cho nên. trong toàn bộ thơ ông, những
bài phán ánh cuộc sống xã hội không những số lượng ít, tư tưởng cũng
không sâu sác. Thường thường ông chì đem những hiện tượng đời sống xã
hội tô điếm cho cảnh sác thiên nhiên; ngay trong só rất nhiéu thơ tả cảnh
của ông cũng chưa có mấy bài có tính khái quát cao và xúc động lòng
người. Cho nên, thơ ông hầu như có thể nói bài nào cũng đọc được, nhưng
không có bài nào hay đến mức rung động lòng người :
Thuycn rời H òn g T rạch bờ toàn cát
Dến d á t H oài H à ý ch ản g vui.
H à tát T an g Càn là d á t lạ,
Trung lưu u'ê B ắc thảy xa xôi !
(Sir nhập lỉoùi Hù iư tuyệt cú, Hài 1) ■' ^

Phụ lã o Trung N guyên k h ô n g chuyện p h iếm ,


G ặp d o à n sứ g iả g iả i tâm can.
H ận thay h òn g nlian luôn câm lặng,
M ỏi đ ộ d ô n g VC cứ xuống N am !
(.Ví/ Iihập Hoùi llà tứ luxệt cú, Hai 4 ) ^

(1) Năm 1141, Tổng và Kim đã 1|UỴ' dịnli dililng hiên giói mói IU lloiii I la <’1 phía dõng đến Dại
Tán quan thuộc tỉnh Thi ém Tây ỏ phiii tày. Nílm 11XV. Dưitng Vạn I.í nhận SƯ mênh đi l(íi vùng
lloài Hà đón đoàn sứ già cúa triổu Kim sang "mưng nilm mdi". ỈỈÕII bủi tuyệt cú "M ới đ ế n iiìng
Hoài Hà" đã dưdc viết ra trong bối cành ấy. IIÕIIỊỊ Trạch: (ôn một hố lì giữa tinh Giang Tô và An
Huy. Tang C àn: lổn sồng. n;iy là thưdng lưu sông Vĩnh Dinh, bắl nguôn lừ lình S(1n Tây. trưíĩc là
ranh giới giũa Trung Ouổc và các dAn tộc phưrlng Hắc. HAy gi(t. phía Hắc dã hi Kim chiốm dóng,
nén Hoài Hà. trước đav vôn 1.1 Irung tâm của dấl nưitc. nay cũng Irỏ Ih.inh mión xa lạ ! (Nguyén
Khắc Phi dịch và chú giải).

(2) Bài thd nói lốn lòng ycu nuóc cùa nhân dân Trung Quốc vùng bị chiêm, c à hai lién thel
dổu khftng nói rõ họ muôn n ó i gì s o n g n g ư t l i d ọ c đ ố u tháy ríl rõ. Qua sư d a u XÓI c ủ a phụ lão

Trung NguyỂn - từ ihUl'nj: dùng duọc chi vùng uấi phía Bắc hị chiem dung trong Ihd Tỏng - lác
già ds hiôu hiộn sự dau XÓI cùa mình (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú giiìi).

127
T rai N gô c ả toán toàn trai trẻ,
C hi cốt thuyên d i ch ả vội vàng.
N h á t lo ạ t căn g d ãy d'ôn sức k èo :
Đ ầu thuyền văn g iụ c đ ến D an Dương !
(Trúc chi

C hòn g chuyên bó m ạ, vợ đón lấy,


Con n hỏ n h ổ m ạ, con lớn cấy.
Tơi là á o g iá p ; nón, d âu m âu,
Đ áu lưng d ă m m ư a ướt hết thảy.
Gọi ch à n g tạm n g h i ăn cơm m ai,
L à m thin h, k h o m lưng k h ô n g ngửng dậy.
M ạ ch ư a bén chăn , rau h ết m ùa,
C hăn g à, vịt, ngỗng d â u ra d á y ^ \
(Ca cây lúa)

Vị ch u a m ai d ọ n g m èm răn g yếu,
C huối biếc h á t m àu n hu ốm trướng the.
N gày d à i ngủ d ậy k h ô n g sin h thú,
R ỗ i n g à m n hi d ô n g b át liễu bay.
Nhàn c u sơ hạ ngọ ihụv khài nhị ruvệi cú. bài Ị
(Nhàn cư dầu hè ngủ trưa dậy làm hai bài tuyêt c ú )<3)

Cần tàn m ai rụng dư ờng xo xác


P h iên m u ộn n g h i n hờ m ột lã o nông.
B èo tím m ặ t a o buông liễu biếc
N h ác n h ìn sen sớm m ộ t vài bông.
T u ơ n g chí K iên X ư ơn g
(Sắp đến Kiến X ư rtn g /4*

(1) Dan D uring: đja danh, rt Trung Quốc có 3 địa danh đéu gọi lá Dan Dưrtng: một ỏ Hố Bắc,
một ỏ An Huy, một ỏ găn Dưdng Châu. Chưa rỏ dây chi Dan Dưrlng nào (Nguyễn Khắc Phi dịch
và chú giải).

(2 ) Hoa Bằng dịch.

(3), (4 ) Nguyễn Khăc Phi dịch.

128
Những bài này tương đối hay, hình ảnh mới mẻ, ý nghĩa rõ ràng, dễ
hiểu, việc khẩu ngữ hổa cũng đạt tới trình độ nhất định. Ưu điểm về nghệ
thuật rất rõ. Nhưng vẽ m ặt nội dung tư tưởng ta thấy có chỗ chưa thỏa
mãn. Hai bài S ơ n h ậ p H oà i H à viết lúc Dương Vạn Lí phụng mệnh đến
Hoài Hà tiếp sứ Kim. Hoài Hà là biên giới phía bác của triểu đình Nam
Tống, cũng là tiền tuyến, nơi quân Kim và quân Nam Tống đáp thành lũy
giữ nhau. Vùng đất đai rộng lớn ở phía bác Hoài Hà bấy giờ đều nằm trong
tay giặc. Phàm là người có lòng yêu nước, đứng trước cảnh đó, tấ t phải
cảm xúc mãnh liệt. Trong mấy bài thơ đó, Dương Vạn Lí cũng biểu lộ một
tâm tình đau khổ, nhưng so với thơ ca yêu nước của Lục Du, ta cảm thấy
lòng yêu nước của ông không được mạnh mẽ bằng. Bài Trúc ch i ca và Ca
cấỵ lú a đểu tả cuộc sống của nhân dân lao động. Việc dùng khẩu ngữ rất
táo bạo. Bài C a căy lú a hình ảnh phong phú, nhưng về m ặt tình cảm, nhà
thơ còn cách bức với những phu thuyền, những nông dân đp lám. ô n g chỉ
là kẻ bàng quan, xem cuộc sống gian khổ đổ mồ hôi nước m ắt của họ như
một bức tranh để thưởng thức, chưa tỏ chút tình này. Đem bài C a cáỵ lú a
này so với bốn câu thơ C ổ p h o n g của Lí T h â n ^ :
X ói lú a trời dứ n g bóng,
MỒ h ô i d ổ xuống ruộng.
A i b iết cam tron g m âm ,
H ạt h ạ t dầu cay d ấ n g (2\
thì thấy rõ ràng tính tư tưởng của hai bài cao thấp th ế nào. Hứng thú chủ
yếu của Dương Vạn Lí chính là ở chỗ thơ miêu tả cảnh sác thiên nhiên.
Hai bài N h à n cư sa h ạ n g ọ thụy k h ỏ i và Tương c h í K iến X ương chỉ là một
phẩn rất nhỏ trong trăm nghìn bài thuộc loại này của ông, nhưng qua hai
bài đó, ta cũng thấy ông thích cảnh tàu chuối, hoa liễu, bèo xanh, sen thám
như th ế nào, do đó ông đã đưa vào thơ mình bao nhiêu tình cảm nổng
nhiệt, lời thơ cũng rất xúc động.

Phạm Thành Đại (1126 - 1193) tự T rí Năng, hiệu Thạch Hồ cư sỉ, người
huyện Ngô (nay thuộc Giang Tô), ô n g sinh vào năm quân Kim xâm lăng
m iển Nam, năm sau, Huy tông, Khâm tông bị bát, B ác Tống diệt vong.
Thân sinh ông là tiến sỉ, làm bí thư lang, nhưng nhà nghèo. Năm ông mười
bốn, mười lăm tuổi bố mẹ kế nhau m ất, ông ở nhà lo cho hai em gái đi

(1) Lí Thân là nhà thơ Trung Đilàng - X e m Chương VII (ND).

(2) Khương Hữu Dụng dịch.

129
9 - L S V H T Q -T 2
lấy chống rồi mới ra sức đi học thi, đến năm hai mươi chín tuổi đỗ tiến
sĩ, ra làm tư hộ tham quân ở Huy Châu sáu, bảy năm, sau nhờ Hồng Thích
giúp đỡ, được vào kinh (nay là Hàng Châu) giữ các chức bí thư sảnh chính
sự, lại bộ viên ngoại lang. Năm Càn Đạo thứ sáu (1170) đời Tống Hiếu
tông (Triệu Tích), Phạm Thành Đại phụng mệnh giả mượn chức tư chính
đại học sỉ để đi sứ Kim. Lần đi sứ này, không những ông giữ được uy tín
cho dân tộc không bị nhục mà trên đường đi còn theo cảm hứng làm được
bảy mươi hai bài thơ giàu tinh thẩn yêu nước. Sau khi trở vé, ông giữ chức
hành chính trưởng quan các nơi: Tĩnh Giang (Quế Lâm ), Thành Đô, Minh
Châu (Ninh Ba), Kiến Khang (Nam Kinh), và vào niên hiệu Thuán Hi
(Hiếu tông) năm thứ nãm (1178), làm tham tri chính sự được hai tháng.
Tuổi già ông vể ẩn ở Thạch Hổ, viết được tập thơ tiêu biểu Tứ thời d iên
viên tạp hứ ng gồm sáu mươi bài, thêm được phần vẻ vang nhất trong sáng
tác thơ ca của ông.
Khác với Dương Vạn Lí, Phạm Thành Đại chú ý đến đời sống xã hội.
Ông có tiếp xúc và có hiểu biết ít nhiều vé cuộc sống hiện thực, và cũng
quan tâm phẩn nào đến nổi khổ của nhân dân. Thái độ đó, ông giữ mãi
đến những năm cuối đời, sau khi ông vể ở ẩn. Ông lại là người chính trực,
yêu chính nghỉa và yêu nước cho nên ông không đến nỗi hoàn toàn bị thiên
kiến của mình bịt m ắt, hạn chế mà có th ể quan sát hiện thực tương đối
khách quan và xét các vấn đề xã hội tương đối đúng đán. Vé m ật tư tưởng,
tuy cặn bã thiền học luôn luôn trỗi dậy trong người ông, nhưng tư tưởng
giúp đời của Nho gia và tư tưởng yêu nước yêu dân vẫn chiếm địa vị chủ
đạo. Cho nên mặc dù từ thời trung niên trở về sau ông có chức vị cao vê
m ặt chính trị và xây biệt thự Thạch Hố giữa cảnh núi sông đẹp đẽ vùng
Đông Nam, trong nhà có cô đào, con hát, sống cuộc đời nhàn nhã, sung
sướng của kẻ hiển đạt, nhưng nhờ có những nhân tố tích cực nói trên, ông
cũng làm được một số bài thơ có giá trị.
Phạm Thành Đại từng chịu ảnh hưởng của thi phái G iang Tây, nên một
phấn thơ ông không những điển tích nhiểu, chữ dùng sống sượng, m à còn
để lộ tư tưởng hư vô, tịch diệt mà ông đã chịu ảnh hưởng sâu của thiên
học. Như những câu:
Dù có củ a sả t dù n g n g h ìn n ăm
R ốt cu ộc vẫn cần b ả n h b a o d á t
(Bánh bao đất = nám mổ)

và :
T h ế g iớ i b a n ghìn , đ èn m ột ngọn,
Viên thôn g đ ệ n hất, m ộn g ba canh.

130
Nhưng những bài phản ánh hiện thực xã hội, đặc biệt những bài nói vé
cuộc sống của nhân dân lao động, thì lại kế thừa tinh thẩn hiện thực trong
truyền thống tân Nhạc phủ của Bạch Cư Dị, Vương Kiến, Trương Tịch; về
phong cách không những đạt gần tới sự bỉnh dị, dễ hiểu của họ mà còn
hấp thụ được một số ưu điểm của thơ thất tuyệt của người đời Đường và
B ác Tống, do đó hoa mỉ hơn, có vấn điệu hơn. Loại thơ này không những
thoát khỏi ảnh hưởng xấu của thi phái Giang Tây mà còn có phong cách
độc đáo của ông. Trước kia, có người nói thơ ông "thanh tân yểu điệu",
chủ yếu là chỉ đặc điểm của loại thơ này, chứ không thể khái quát toàn
bộ thơ ông được.
Những tác phẩm ưu tú có giá trị của ông là bảy mươi hai bài thất tuyệt
làm khi ông đi sứ sang Kim và những bài nói vé cuộc sống của nhân dân
lao động, tập trung biểu hiện trong sáu mươi bài Tứ thời d iền viên tạp
hứng. Các bài thơ yêu nước làm lúc đi sứ Kim không những chỉ biểu hiện
cái buồn suy tàn thay đổi, không những chỉ tỏ lòng tôn kính và ngưỡng
mộ các nhân vật anh hùng chống giặc giữ nước trước kia như Lạn Tương
Như, Trương Tuấn, Lôi Vạn Xuân, Hàn Kì... mà còn chí trích sự u mê bất
lực của bọn vua tôi Bác Tống, bàn luận chưa xong thì giặc đã đến dưới
thành để đến nỗi m ất nước. Như câu:
D ại Lư ơng như d ả i sông ngăn cách,
Ai k h iế n T hản Châu bị d á m c h ìm ì
{Song m iếu )

Ông còn phản ánh cảnh nhân dân vùng giặc chiếm bị áp bức ô nhục
thê thảm, chân thành truyền đạt nguyện vọng yêu nước của họ mong đuổi
giặc nước, thu phục giang sơn, như:
T heo xe bé g á i m ô hôi vã
K h ó c b ả o qu ê H oài còn bố, anh.
T àn sá t dân là n h qu an ch ả n g hòi,
M ực d en th ích m ậ t tội ràn h rành.
( Thanh Vicn d iế m ỷ l!

C háu K iều n am bảc d ô i bờ,


B a o n ăm d ân những m on g ch à vua qua.
G ập sứ thản, giọt lệ sa,
N gập ngừng dón hỏi qu ản ta có uè?
lChúu Kicu)

(1 ) Nguyễn Khắc Phi dịch.

131
Ông đề ra vấn đé thu phục lãnh thổ cùng một lúc với vấn đé nhân dân
bị nô dịch, vể tư tưởng như vậy là sáng suốt hơn nhiểu so với những người
yêu nước m à chỉ nhìn thấy lợi ích của giai cấp thống trị, chứ không nhìn
thấy nhân dân sống chết như th ế nào. Câu: "Ngập ngừng đđn hỏi quân ta
có vé", một m ặt cố nhiên nói lên khát vọng của phụ lão ở Trung Nguyên,
nhưng cũng châm biếm sâu sác chính sách bán nước cẩu hòa của tập đoàn
thống trị Nam Tống.
Phạm Thành Đại có một số bài thơ hiện thực bộc lộ sâu sác sự tàn khốc
của chế độ bóc lột phong kiến. Cái đó đã được biểu hiện trong các bài L ạ c
thần kh ú c, T h á o ti h à n h và T h ôi tô h à n h bát chước tân Nhạc phủ của
Vương Kiến. Tô thuế là hình thức bóc lột phổ biến nhất, trực tiếp nhất
của giai cấp thống trị phong kiến m à nhân dân phải chịu và cũng là nguyên
nhân căn bản làm cho họ nghèo khổ. Về sau, ông lại làm bài H ậu th ô i tô
h à n h tiếp tục vạch trần chế độ bóc lột đó :
R u ộn g b ã i h o a n g tàn trong m ư a thu
B ờ ca o xưa, nay th a n h sô n g nước !
Cày thu ê cu ốc m ướn ôm d ó i d ài,
H ằn k h ô n g tài n ào nộp th u ế dược !
Từ ngày qu an m ới b ổ về thôn,
S ắ c vàn g ch o m iễn, trát trắn g dòn.
B á n ả o g o m tiền nộp th u ế sạch,
L ạ n h tháu xương như n g k h ỏ i trói g iậ t ỉ
N ăm n g o ả i á o hết dến lượt người
Chị c ả c h ia tay bên dư ờng khóc.
N ăm nay cô h a i có m ối ròi
L ạ i cũ n g xua d i d ổ i lấy thóc !
T ron g n h à vẫn còn cô em út
S a n g n ăm ch ả n g lo tô th u ế thúc /(*)

(1 ) Bài thơ này tác già làm lúc ngoài ba mươi tuồi. Tniiíc đó. lác già đã viết một bài nhan dé
là 'Thôi tô hành" (Bài hành ihúc th u ế), cho nên bài thri viết cùng đổ tài này lấy tên là "Hâu thôi
tô hành".

s đ c vàng, trái trắng: sắc của vua viết trẽn giáy vàng nhạt, trát của quan viết trên giấy trắng.
Dây không phải là biêu dưring lòng nhân ái của vua mà là lột trần sự già dổi của iriéu đinh. Tinh
huỏng cũng giông như ỏ bài Ông già D ồ L àng cùa Bạch Cu Dị: Khi hoàng đế "động lòng trắc ân"
hạ lệnh "miễn thuế" thì "Mưòi nhà. chín nhà tỏ thuế hết" và do dó. "Nhân dân chi được chúi cln
hò" mà thỏi (Nguyền Khắc Phi dịch va chú giải).

132
Trong nhóm thơ nổi tiếng Tứ thời d iên viên tạp hứng ông vẫn không
ngừng vạch trấn chế độ đó. Nhóm thơ này trước nay vẫn được xem là mẫu
mực của thd đién viên Trung Quốc. Truyền thống thơ đién viên Trung
Quốc bát đấu từ Đào Uyên Minh. Trong nhiéu bài thơ, Đào Uyên Minh đă
miêu tả cảnh sắc tươi đẹp của nông thôn và cuộc sống chất phác của nông
dân, ca ngợi ý nghỉa của lao động và lòng vui sướng của mình khi tham
gia lao động. Vương Duy và Trừ Quang Hi đời Đường cũng học theo ông
làm một số thơ đién viên. Nhưng họ đã rút bỏ nội dung ca ngợi lao động
của Đào Uyên Minh, chỉ miêu tả một cách không chân thực cuộc sống của
một số nông dân phục tùng số mệnh, an nhàn sung sướng để tôn thêm vể
đẹp cho cảnh sác thiên nhiên, để thi vị hóa thú ẩn dật của họ. T ất nhiên
họ đã lùi một bước dài so với Đào Uyên Minh. Nhưng bất cứ Đào Uyên
Minh, hay là Vương Duy, Trừ Quang Hi, họ chưa bao giờ vạch trấn chế
độ bóc lột của phong kiến trong thơ điển viên của họ. Liễu Tông Nguyên,
Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Nhiếp Di Trung đời Đường đéu có vạch trắn
sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với nông dâri trong những bài thơ lấy
đé mục Đ iền g ia , nhưng họ lại không miêu tả cảnh sảc thiên nhiên, cho
nên theo thói quen truyễn thống trước nay, những bài thơ đó không thuộc
dòng thơ điền viên. Tứ thài d iên viên tạp hứng của Phạm Thành Đại đã
kết hợp hai dòng này lại thành một, đem đến cho thơ điền viên một nội
dung tư tưởng thơ phong phú hơn, sâu sác hơn, trao cho nó một sinh mệnh
mới. Nội dung chủ yếu của nhóm thơ này là: miêu tả cảnh đẹp nông thôn,
ca ngợi lao động và tính chất phác của nông dân, vạch trán chế độ phong
kiến, bóc lột. Ta có thể nhìn thấy ít nhiễu nội dung đó qua những bài thơ
nổi tiếng dưới đây:
Quả h ạ n h m ập, q u ả m ơ vàng,
T rắn g tin h bôn g m ạch, làn g m àn g h o a ra u ,
N gày d à i, có k h á c h q u a d â u !
Có ch ă n g chu òn , bướm d u a nhau lượn lò.
*

* *

M ầu d á t cự a m ìn h, m ưa thúc giục,
H oa d ò n g cỏ nội búp m ầm vươn.
Vườn h o a n g sau ngõ bốc xan h mướt,
N h à cạ n h ch ò i m ăn g chọc thủ n g tường.
*

* *

133
S ăn p h ơ i m ới cát p h à n g như gương
T ra n h thủ lúc tròi còn tạn h qu an g
G iữa tiến g h á t cười chen sám nhẹ,
N h à n h à đ ậ p lú a tói tin h sương.
*

* *

Sớm đ i là m cỏ, tối là m day,


Con cái n h à n ôn g bận suốt ngày.
C háu bé ch ư a h ay cày vói dệt,
T ròn g dư a, tập dưới bóng d âu dây.
*

* *

B ụ i tung h à n h k h á c h m ò h ôi vã,
G iếng m á t thơm d à y cứ g h é dùng.
Trước cổn g h á y ngồi trên p h iến d á,
G iữa trưa, dưới liễu, g ió lù a thông.
*

* *

B ớ i áu g ia n tru ăn bỏ cấy cày,


G ầy k h ô như quỷ, m áu d ầ m tay.
R u ộn g k h ô n g b án dược, "trồng căy nước",
T h u ế m á a o hò lạ i d á n h ngay!
*

* *

T huyền d à y thóc th u ế chờ k h o mở,


N hư ngọc, như sương, m ẩy h ạ t tròn.
T hây kệ, h a i ch u n g tàn g m ột hộc,
C h i còn tám cá m d ể nuôi con!
(T ú thời đ iin vitn tạp hứng, 60 bài, chọn

(1) Máu đăm tay (bài 6): cù ấu có cạnh rất sắc nhọn rắt dẽ làm chày máu tay ngươi đào bói.
Chung, h ộ c: đơn vị đo dung tích. Một hộc bằng 10 đău (Tù cuối thòi Nam Tống chi bằng 5 d â u ).
Một chung bằng 6 hộc và 4 đấu. Theo lệ đưdng thòi, cú ai nộp hai chung thi phải nộp khổng thêm
một hộc nữa (H oa Bằng dịch bài 1 và 4. Nguyễn Khắc Phi chú giải và djch 5 bài còn lại).

134
Trong lời tiếu dản của nhóm thơ này, ỏng có viết: "Năm Bính Ngọ
Thuẩn bệnh nặng đã khỏi, lại đến chỗ ẩn cú Thạch Hố, ra đổng tức
cảnh viết nên một thiên”. Đúng là những bài này được sáng tác trên cơ sờ
quan sát, th ể nghiệm cuộc sống nông thôn mà ông đã trải qua. Nhưng,
chung quy Phạm Thành Đại vẫn không thoát khỏi hạn chế của thiên kiến
giai cấp, nên không đé cập đến vấn đé hiện thực quan trọng nhất trong
xã hội phong kiến, tức là sự đấu tranh của nông dân bị áp bức chống lại
giai cấp thống trị.
Ông còn miêu tả cuộc sống của nhân dân lao động trong bài L a o dư
can h và chín bài Quỳ C hâu trúc ch i ca, còn miêu tả phong tục nông thôn
thời bấy giờ trong mười bài L ạ p nguyệt thôn diên N h ạc p h ù , nhưng những
bài này kém hơn những bài nổi tiếng nói trên.

(1) Thuẩn Hi là niổn hi?u Tổng Hiếu lổng Triệu Tích (vào khoảng năm 1174 - 1189) (ND).

135
Chương VII

LỤC DU

Thời Nam Tống, mâu thuẫn dân tộc vô cùng gay gát, đông đảo nhân
dân miền B ác khổ sở rên xiết dưới gót sát của quân xâm lược Nữ Chân,
mà bọn thống trị phong kiến Nam Tống hèn nhát thì lại cầu an ở Giang
Nam, sống một cuộc đời nhục nhã nhưng lại xa xỉ dâm dật. Vận mệnh Tổ
quốc, tiền đổ dân tộc đè nặng trong lòng mỗi người chính trực. Nhà thơ
Lục Du đã dùng những lời bi tráng, hiên ngang ca lên lòng yêu nước của
thời đại.

1. TH ẢN T H Ế LỰ C DU

Lục Du (1125 - 1210), tự Vụ Quan, hiệu Phóng Ông, người Sơn Àm,
Việt Châu (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), xuất thân trong một gia đình
địa chủ phong kiến, qua các triều đại đéu có người ra làm quan và có nền
nếp văn chương. Ông sinh ra và lớn lên đúng vào lúc vương triều phong
kiến Bác Tống hủ bại suy vi, đất nước bị bọn thống trị Nữ Chân xâm lược,
áp bức. Từ thuở bé, Lục Du đã phải đau khổ vì sự xâm lược đó. Nãm ông
mới hai tuổi, quân Kim đánh phá Biện Kinh, thủ đô Bắc Tống, thân sinh
ông là Lục T ể m ang ông đi tản cư ở Thọ Xuân (nay là huyện Thọ, An
Huy), lưu lạc một thời gian, cuối cùng mới lại trở về quê cũ Sơn Âm. Lục
T ể là một trí thức có tinh thần yêu nước, lui tới nhà ông đéu là những
nhân sĩ yêu nước. Mỗi khi bàn bạc vể quốc sự, họ thường nhìn nhau rơi
lệ, uất giận đến nỗi chẳng muốn ăn, điêu đó đã giáo dục cho Lục Du thời
thơ ấu một tinh thẩn yêu nước rất sâu sác. Vé sau, hồi tưởng lại, ông nói:
"Những năm đầu Thiệu Hưng, tôi hãy còn bé, m ắt thấy các sỉ phu thời đó
bàn đến quốc sự thì trợn m át nghiến răng hoặc nước m ắt ròng ròng, mọi
người đéu mong hi sinh thân mình để phù trì vương thất, dù kẻ địch đương
mạnh cũng vẫn xem khinh" (B ạt truyện cáp sự thiếp).
Gia đinh phong kiến giáo dục tinh thần yêu nước cho Lục Du hổi nhỏ
một cách tốt đẹp như vậy, nhưng lại gây cho ông một tấn bi kịch vễ hôn

136
nhân. Năm hai mươi tuổi, ông kết hôn với Đường Uyển, con gái ông cậu*.
Vợ chống rất thương yêu nhau, nhưng bà mẹ ông lại không thích Đường
Uyển, bát hai người phải xa nhau. Sau khi li hôn, Lục Du rất đau khổ,
ông từng làm nhiếu bài thd tưởng nhớ Đường Uyển, mãi đến bảy mươi
lăm tuổi, vẫn còn làm bài thơ tình nổi tiếng đề là T h ẩ m viên.
Lục Du thuở nhỏ ham học. Ông tự nói vé mình như sau:
Từ k h i biết nói lien h a m sách,
M uôn quyển ngổn n gan g m ất rảo khô.
Thời thanh niên, ông học thơ với nhà thơ yêu nước Tăng Kỉ và học được
nhiễu điều bổ ích.
Năm hai mươi chín tuổi (1153), Lục Du đến Hàng Châu thi tiến sỉ, vì
đỗ cao hơn cháu T ần Cối, lại vì ông không quên nhục nước, "thích bàn việc
khôi phục", nên bị T ấn Cối ghét, vào phúc khảo, gạch tên ông đi. Mãi đến
khi tên đại Hán gian này chết, ông mới bát đầu được dùng. Ông từng đé
ra với Tống Cao tông (Triệu Cấu) nhiều chủ trương chính trị, mong mỏi
nhà cẩm quyền tin kẻ hiền năng, bỏ các hỉnh phạt tàn ác, thương yêu dân
đen, nhưng những để nghị này đểu không được để ý tới, trái lại làm cho
nhà vua ghét, do đó ông bị cách chức về quê. Tống Hiếu tông (Triệu Tích)
lên ngôi, lúc đấu có chí chống Kim, nên phái chủ chiến được xem trọng,
Lục Du lại được vời ra. Ông lại để đạt lên nhiễu sách lược quân sự và biện
pháp chính trị chống giặc, thu hổi lãnh thổ. Nhưng Trương Tuấn cử binh
Bắc phạt, trận đấu đã thua, tập đoàn thống trị liền dao động, cuối cùng
lại theo con đường cũ khuất phục cẩu hòa. Lục Du bị phái đẩu hàng gán
cho tội "Kết giao với gián quan, đặt điểu thị phi, cố xúi Trương Tuãn dụng
binh", bị cách chức cho vể quê.
Lục Du sống nhàn rỗi năm năm bên Kính Hổ ở Sơn Âm quê nhà. Nhiéu
lẩn ông viết thư xin phục chức, cuối cùng mới được bổ làm thông phán,
một chức quan nhỏ, ở Quỳ Châu. Mãn chức Quỳ Châu, ông được Vương
Viêm, tuyên phủ sứ Tứ Xuyên - Thiểm Tây, mời giúp việc quân vụ Từ đó
trong cuộc sống và sáng tác của Lục Du xuất hiện một chân trời mới. Nhà
thơ mặc đổ chiến trận , rong ruổi ở vùng Nam Trịnh (Hán Trung) là biên
cương quốc phòng thời đó. Cuộc sống quân đội, ngựa sát gió thu, hào hùng
ngang dọc, làm cho hoài bão của nhà thơ mở rộng cánh. Thời kì này, ông
làm nhiều bài thơ yêu nước đầy nhiệt tình. Ngoài ra, ông chú ý khảo sát
địa thế, sản vật, dân tình vùng Hán Trung, cho rằng có th ể dùng nơi đó

* ỏ Trung Quổc, phong tục cho phép như Ihế.

137
làm căn cứ địa để phản công kẻ thù và đé ra với Vương Viêm nhiéu sách
lược tiến đánh Trung Nguyên. Nhưng cáu hòa để được yên ổn đã trở thành
quốc sách của vương triéu Nam Tống, chủ trương phục quốc của Lục Du
vẫn không có cơ hội thực hiện.
Năm Thuấn H iO thứ hai (1175) Phạm Thành Dại trấn đất Thục,#Lục
Du được mời đến soái phủ họ Phạm giữ chức quan tham nghị. Ong với
Phạm Thành Đại vốn là bạn thơ, thân thiết với nhau, nên mặc dù vé chức
vụ thì kẻ trên người dưới, vẫn không câu thúc vể lễ nghi, nhưng cũng vỉ
thế m à ông bị đống liêu chê cười Lại vì tính hào phóng, thích rượu, thêm
nữa hoài bão chống Kim phục quốc củng như sự nghiệp công danh của bản
thân không được như ý, nên càng mượn rượu giải sấu, sống phóng túng,
thường tự đắc với việc "cởi khăn lọc rượu, chống hốt nhỉn n ú i" ^ . Điéu đó
càng làm cho đồng liêu bất mãn, nói ràng ông "không giữ lễ, mượn rượu
làm càn". T h ế là, nhà thơ lấy hai chữ "phóng ông" mà đặt hiệu.
Lục Du sống chín năm ở Xuyên - Thiểm , đó là thời kì ông làm thơ
nhiểu nhất. Sau này, khi nhìn lại chặng đường sáng tác của mình, ông có
nói ràng cuộc sông lúc đó đã mở rộng tẩm mát ông, làm cho ông bỗng
hiểu được "bí quyết của nhà thơ". Để ki niệm và để tỏ lòng trân trọng đối
với cuộc sống và sáng tác thời kì ấy, ông đặt tên cho toàn bộ thơ ca của
mình là K iếm N am thi cảo.
Mùa xuân năm Thuẩn Hi thứ năm (1178), nhà thơ rời đất Thục đi vé
miền Đông, đầu tiên làm quan địa phương ở Giang Tây một thời gian, vì
mở kho thóc cứu dân nghèo, ông bị bọn quan trên phản đối, ghép cho tội
"lạm quyén", cách chức cho vé quê. Ông nàm nhà sáu nãm, sau được bổ
làm tri sự Nghiêm Châu. Vì một mực theo đuổi chủ trương chống Kim
phục quốc và luôn luôn đem chủ trương đó nói rõ trong thơ ca của mình,
nên ông lại bị gán cho tội "đùa tràng cợt gió", bị cách chức một lần nữa.
Vễ quê Sơn Âm, ông bèn đặt tên cho ngôi nhà cũ bên Kính Hổ là "phong
nguyệt hiên" để tỏ ý mỉa mai. Sau đó, nhà thơ sống ở nông thôn m ột thời
gian khá dài trong cảnh già thanh bạch. Khi tể tướng Hàn Sá Trụ lên nám
quyén, chiêu tập những nhân sỉ yêu nước, Lục Du có ra làm quan tu sử
một năm. Hàn Sá Trụ chống Kim thất bại, do đấy Lục Du cũng bị người
đương thời chỉ trích.

Hơn hai mươi năm bị cách chức nàm ở nhà, nhà thơ có dịp gẩn gũi

(1) Thuần Hi là niẽn hiêu Tống Hiếu lổng (1174 - 1189) (ND).

(2 ) C3u trôn lấy trong lích Tư Mã Tuong Như. càu ilưỏi láy trong Ihrt TO Thức, ý nói Ihích
phóng túng (ND).

138
nhân dân trong cuộc sống "lẫn lộn với nhà nông". Ông đi lại thân m ật với
nông dân, cùng họ chè chén chuyện trò, xem bệnh bốc thuốc cho họ và
cũng có tham gia ít nhiéu vào việc cày cấy. Trong cuộc sống đó, nhà thơ
không những hiểu rõ những nỗi áp bức và đau khổ mà nông dân phải chịu
mà còn có cảm tình với họ nữa. Với nhiệt tình yêu nước chứa chan, nhà
tho muốn thổ lộ hết tâm sự với nông dân:
M ột tám lòn g trong sáng,
T h ích chuyện với bạn nghèo.
Do đó, nhà thơ cũng được nông dân yêu mến. Khi ông đi đến đâu, nông
dân thường ngừng cày cuốc chào hỏi, láy rượu thức ãn khoản đãi, và để
tỏ lòng biết ơn ông đã chữa khỏi bệnh cho họ, khi sinh con, họ thường lấy
chữ "Lục" để đặt tên.
Trong những năm tháng dàng dặc sống ở quê nhà, Lục Du vẫn lo nghỉ
đến Tổ quốc, không lúc nào quên việc rửa nhục nước. Nhưng ngày 29 tháng
12 nãm Gia Định^1) thứ hai (1210), nhà thơ già tám mươi sáu tuổi từ giã
cõi trần, mang theo mối hận không được nhìn thấy lãnh thổ được thu hổi.

2. T IN H THẦN YỀU N ư ó c TRONG THO CA LỤ C D ư

Lục Du là nhà thơ có một sức sáng tác hết sức dổi dào. Ông cần cù làm
thơ suốt đời, đến những năm về già vẫn còn "ba bữa không thơ cảm thấy
buổn", vì thế, trong lịch sử vãn học cổ đại Trung Quốc, ông là nhà thơ làm
nhiéu thơ nhất. Trong tập thơ còn lại có hơn chín nghìn ba trãm bài, chưa
kể những bài m ất m át hoặc do ông bỏ đi.
Trong phần lớn thơ của Lục Du, trước sau, tinh thần yêu nước vẫn là
đặc điểm nổi bật nhất. Đặc điểm này càng rõ rệt từ sau khi ông vào đất
Thục. Lòng yêu mến và nỗi lo láng từng giờ từng phút cho Tổ quốc, cái
tinh thần nhất trí trước sau như một vì Tổ quốc đang lâm nguy mà ca
hát, mà hô hào được biểu hiện trong thơ ông, không những đương thời
không nhà thơ nào bì kịp mà cả trong lịch sử vãn học cổ đại Trung Quốc
cũng ít thấy, v ì thơ ông "năm sáu phần mười nói vễ việc khôi phục” (lời
của Triệu Dực đời Thanh), nên ông bị phái đẩu hàng câm ghét và đả kích.
Đối với việc này, nhà học giả nổi tiếng thời đó là Chu Hi từng căm phẫn
nói rằng: "Vì những bài thơ hay này không hợp với họ, nên họ phạt không
cho làm quan to".

(1) Niên hiệu Tổng Ninh lông Triộu Khoáng (ND).

139
Nhưng, dù ông bị đả kích th ế nào, lòng tin tưởng đối với việc "khôi phục
Thần Châu"*-1) trước sau vẫn không thay đổi. Rửa nhục nước, chống giặc
xâm lăng, đd là chủ để tư tưởng luôn luôn kích động tình cảm nhà thơ và
được biểu hiện nhiễu nhất. Trong một bài thơ hổi còn trẻ, ông đã viết:
C hiến trường trản g s ỉ gửi m ìn h,
T hẹn lòn g vương ván m ối tìn h thê nhi.
(Đ êm dọc binh thu)

Trong những bài thơ thời trung niên ông vẫn viết:
B á o qu ốc k é d â u tá?
D iệt HỒ lòn g ch ư a ngu ôi!
(Trên gối)

G iặc H ò ch ư a diệt, lòn g ch ư a hả,


Gươm báu đ ầ u giường kêu la n h can h.

(Làm lúc say trong đêm m u ờ i bảy tháng ba)

Đến lúc tám mươi hai tuổi, thơ ông vẫn nói lên lòng hăng hái của ông:
N g h e tiến g trống, d ạ lu ốn g bừng bừng,
Còn vì nước d ả n h tan Yên, Triệu.

ịL ão m ã hành)

Chính lòng yêu nước nồng nàn đó đã khiến Lục Du hát lên được những
lời ca hùng tráng nhất của thời đại. Nhiểu bài thơ của ông có tỉnh cảm
dạt dào, khí th ế hào hùng, làm rung động lòng người như tiến g chuông
vàng khánh bạc. Như bài K im th á c d a o h à n h (Bài ca thanh gươm mạ
vàng):

T h a n h gươm m ạ vàng, g iá t ngọc trấng,


B a n đ êm sá n g q u á c rọi q u a song.
T rai n ăm m ươi tuổi cõn g ch ư a lập,
X ách gư ơm dứ n g d ậ y n h ìn bón phư ơn g.
K in h th à n h b ạn hữu toàn h à o kiệt,
K h ả n g k h ả i hẹn n h au cù n g sốn g chết.
N g h ìn n ă m sử sá ch thẹn k h ô n g tên,

(1) Thẩn Châu chì Trung Quốc (ND).

140
M ột tám lòn g son đền nợ nước.
Mới rồi h à n h quân dến H án Tân,
N am Sơn tuyết sớm ngọc xây tầng.
T han ô i! S ờ tuy người ít d iệt dược Tân,
O ai hù n g Trung Quốc h á k h ô n g có k ẻ nên th â n (i\
Vỉ "tấm lòng son" của nhà thơ trước sau không có dịp báo đén Tổ quốc,
nên ông không thể không luôn luôn cảm thấy bị đè nén, cảm thấy cãm
phẫn, nhất là lúc mà nhiệt tình yêu nước dâng lên cao, thì lòng căm phẫn
đó càng trào sôi. v ì thế, trong nhiéu bài thơ yêu nước xuất sác của ông,
ta vẫn thường thoáng nghe một làn điệu bi thương vọng lên giữa điệu nhạc
hùng tráng. Đó cũng chính là đặc điểm độc đáo của thơ Lục Du. Đúng như
ông đã nói trong bài Thư p h ẫ n (Ghi lại nỗi phẫn uất) nổi tiếng:
Tuổi th o d ễ biết việc dời n à o ?
B á c n gón g T rung N guyên h ận bốc cao.
N gự a s ắ t g ió thu q u a Đ ại Tản,
T huyền làu d êm tuyết vượt Qua Châu.
B ứ c th à n h ngăn ả i h o à i nuôi ch í,
M ái tóc soi gương sớm đ iểm m àu.
B à i biểu "Xuất s ư " ^ lừng lảy tiếng,
N g àn n ăm a i d ễ sá n h vai d ả u ^ \
Lại như bài D ạ b ạc thủy thôn (Đêm đậu thuyển ở xóm sông):
Cung tên d eo m ã i xác xơ m ình,
B ia tạc non Yên g iậ n chừ a thàn h.
Ông lã o d á m lieu b àn g d ạ i m ạc,
C ác ngươi sa o p h ả i k h ó c T ân Đình.
T á m th ân vì nước d à n h m uôn chết,
M ái tóc theo người d ẻ lạ i xanh.
N h ó ch ốn g ia n g hò thuyền d ỗ lại,
N ăm n g h e tiến g n hạn rót bên g à n h ^ \

(1) Nam Trân dịch.

(2 ) Xuấl SƯ: Bài biểu ra quân của Gia Cát Luộng tàu lên I lậu chù l.ưu T h ién (ND).

(3), (4) Khương Hữu Dụng dịch.

1 41
Những bài thơ này là những bài tiêu biểu của Lục Du, trong đó biểu
hiện đẩy đủ phong cách trữ tình độc đáo, bi tráng và hùng hốn của ông
Còn như tinh cảm yêu nước thể hiện trong bài thơ cuối lại càng như ngọn
lửa đôt cháy lòng người.
Thơ ca Lục Du cảm động chủ yếu chính là ở chỗ nhiệt tình, thứ nhiệt
tình yêu nước, khí mạnh lời hùng. Nhiệt tình yêu nước của nhà thơ mạnh
mẽ đến nỗi khi ông cảm thấy không còn cách nào báo thù cho Tổ quốc
nữa ông bèn làm bài Thư c h í nói rằng sau khi chết muốn tim gan biến
thành sát thép, đúc kiếm sác rửa nhục cho nước. Trong một bài khác, ông
lại nói chết rồi ông sẽ biến thành quỷ dữ trả thù nước, đánh bọn xâm lược :
D át trời cliứng g iá m k ẻ cô trung
Dâu bạc p h a u p h a u giữ a ruộng dông.
Tô Vũ t h ế cù ng n h a i cỏ tuyết
Trương Tuần bi p h ẫ n n ghiến răng không.
M ưa p h ù n vườn ngự xuân h o a n g vắng
T răn g sá n g tường xiêu d èm cố cung.
Chưa kiệt tráng tăm cung tu ế nguyệt,
C hết d i sẽ h ó a quỳ an h hừng !

(T h u p h à n )(*)

Tư tưởng, tình cảm yêu nước của Lục Du chủ yếu bát rễ từ trong cuộc
sống hiện thực; nhưng khi nguyện vọng phục hồi đất cũ của nhà thơ thực
tế không được thỏa mãn, ông lại thường gửi gám tâm tư của mỉnh vào
mộng ảo, vào những chuyện tưởng tượng. Do đó ông đã làm nhiéu bài thơ
yêu nước m ang màu sác lãng mạn rất đậm. Đặc biệt là mấy bài D ại tưóng
xu át sư ca, H ô vô n hăn , Quan vận lư an g dô, X uất tái khú c, Q uán trung

(1 ) l.ụ c l) u không pliài c h ì VICI m ộ t bài có nhan d c lã I h ư p h ù n ( d h i lụi nỉu p h ẳ n u ă i). hài

Thư phàn mỏ d'IU bằng câu "Tào lui' na Iri thế sự gi.in" ( luiíi m ' cỏ hict dâu sự đời gian iruún)
cũng rất nổi tiéng Tô Vù (14(1 - 60 trưik C.N): I hiti I lán Vũ dô. nAm Thiên Hán nguvcn niên.
dưcỊc cừ lam Trung lang lUitng di sứ I lunt-nô. hi chu .1 I lung-nô giữ lại. C'hua 1 lung-nô ep dâu háng
nhưng Tô Vù không chịu khuất. Tỏ Vũ hị đày di uác I lài. dưọc giao chân dàn dê dưc Thiổn Vu
- c h ú a H u n g - n ô - h à o k h i n a o d c d ư c đ ẻ s ẽ d U Ợ t I l ù v é . V ũ An h i l l c ò n h a i t u y c l d c s ô n g , c ắ m C(1

tiếl cùa nhà I lán chan dc suot IV nAm Iròi Chiêu đố lên. hiu lh;ìn veil llung-nô. Vũ đưrtc \ é Dcli
llán Tuyên đố, được phong iưtic Uuan nội háu vã dưoc vẽ hình trcn gác Ki I-ãn. T rưang Tuări (709
- 757) : đậu liến sĩ cuôi t lull Khai Nguyên dill Dưdng. An I.ÔC Siln kluti binh, l uán cùng Hứa Viẽn
h<1p hinh lực cíi trấn giữ thành I'llư Dưdng Sung (hành b| vây. Iưilng cạn kict. cuối cùng hị giíi
(Nguycn Khắc Phi dich và chu giHÍ).

142
tạp ca v.v... Chảng hạn, lúc nàm mươi sáu tuổi, nhà thơ có viết trong lời
để tựa cho một bài thơ ràng: "Khoảng nửa đêm mười một tháng nãm, mộng
theo xe vua xuất chinh, thu phục hết đất cũ của Hán, Đường, thấy thành
quách đẹp đẽ, người đi kẻ lại đông đúc, nói là Tây Lương phù, mừng quá,
liền làm một bài trường ca, chua xong đã tinh, bèn viết tiếp cho xong"
Bài thơ này rất cảm động :
Thời T hiên B ảo, g iặ c H ô ào ạt,
K éo qu ân vào chiếm d o ạ t h ai K inh.
An Tây ch o c h í B ác Dinh,
S u ốt trẽn d á t H án toan d o a n h trại Hô.
N ám tràm n ăm chịu làm nga.

N h à vua xuống chiếu bấy g iờ thản chinh.


T heo vua trám vạn hùng binh,

H ịch truyên ra, d á t d a i m ìn h lạ i thu.


T h an h xáỵ, ải n h ập bản dỏ,

H an h cung vua ngự, th u ế tù,... đêu tha.


N on sông n hà H án rộng ra,

G iấy tờ niên hiệu d ê là T huán Hi


Sáu qu ân g ấ m vóc trước xe,

G iữa thu loa trống tiếng n ghe d ậy trài.


T rại can h non Muc hết ròi,

T h an h bìn h lửa hiệu rạn g ngời sông G iao.


C hật lâu con g á i Lương Cháu,

D ua n hau làm d á n g ch à i dàn kiểu K in /i( i\


Vì yêu Tổ quôc như thê, tất nhiên nhà thơ không thế không đặc biệt
căm thu bọn thóng trị đôi bại. bãt lực, thỏa hiệp đâu hàng. Trong nhiều
bài thơ, ông hết sức chống lại chính sách bát đé kháng, chống lại hòa ước
bò quyên lợi một cách nhục nhã. Trong bài Túv ca, ông viết :

N gựa chiên chốt trong tàu,


C ac qu an giữ hòa ước.
Phì, H oài thàn h biên cương,

( I ) Khildng I lửu Dung dịch

143
K in h, L ạ c h ó a cõi k h á c !
T h an ôi nỡ lòn g nào,
M ang rượu ra uống dược ? $
Dưới chính sách đầu hàng bán nước cầu hòa, nhiéu chiến sĩ yêu nước
chỉ có th ể ngồi nhìn giang sơn gấm vóc rơi vào tay giặc mà không có cách
gì cống hiến sủc lực của mình, trước cảnh ngộ đó nhà thơ không th ể bình
tĩnh, ông luôn luôn tỏ nỗi căm giận :
Thương th ay sống buổi cầu h òa,

H ằn g n ăm vàn g lụ a xe ra cống H ò !
(Lũng Dãu thúy)

Các q u an g iữ chước h ò a thản,

U ổng d ờ i trán g si tuổi xuăn h a o m òn.


(Cám phẫn)

Ồng than thở :


Đ êm n h ìn sa o sá n g trên trời,

M uốn d ền nợ nước d ă u nơi ch iến trường ?


Nhà thơ lại rất đau buồn lên án hành động của tập đoàn thống trị đả
kích hãm hại các anh hùng chống giặc :
Công k h a n h k éo cá n h ruòn g T ông T rạch,
M àn trướng a i người n h ấ c N h ạc P h i !
B ô lã o ch ư a h ay hờn g iậ n dó,
Củng n h ìn sứ g iả lệ d â m d ìa.

(Dạ độc Phạm C hí N ăng "Lâm bí lục" ngôn trung nguyên


phụ lão kiến sứ giả đa huy thế, cảm kí sự tác tuyệt cú)

Lục Du còn dùng thơ ca đả kích giai cấp thống trị không lo nạn nước,
chỉ hưởng lạc hủ hóa. Vương triéu phong kiến Nam Tống cứ chịu nhục cầu
hòa trước bọn xâm lược mãi, mong được yên thân, nên ý chí chống giặc ở
một số người đã tiêu tan, nhất là bọn sỉ phu quan liêu thì càng không kể
gì đến nạn nước, cứ kéo bè kéo cánh mưu chuyện riêng, hòng giành lợi ích
cá nhân; bọn tướng tá ở tién tuyến cũng quên trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
mà say đám trong cuộc sống xa hoa. Trước những việc đó, nhà thơ không
thể làm thinh. Ông từng chửi những hành động hại nước của bọn người

144
này trong nhiéu bài thơ như Truy cảm vãng sự (Nhố việc đã qua), K h á c h
tùng th à n h trung la i (Khách từ trong thành đến), B á c n h a m (Núi miển
Bắc) v.v... Trong bài Quan son nguyệt, mũi nhọn đả kích càng tập trung,
càng mãnh liệt :
Mười lă m năm , chiếu xuống h ò a N hung,
Tướng ra trán ả i luống ngòi không.
Cửa son thăm thảm vui ca m úa,
N gự a tàu béo chết, m ục d ày cung.
Mõ g iụ c can h tà lay vọng gác,
B a m ươi ra lín h nay d ầu bạc.
S á o dư a, lòn g trán g si ai liay,
Q uân lín h xương p h o i dầu bãi cát.
N g h e trước T rung N guyên loạn lạ c h oài,
G iặc H ò ch iếm d ó n g h á ben dai.
L ò n g d â n c ố ch ết ch ò k h ô i phụ c,
B a o chốn đ êm nay lệ ch ảy d à i^ \
Ngoài tư tưởng tình cảm yêu nước chứa chan, thơ Lục Du còn biểu hiện
lòng quan tâm và đồng tình sâu sác với nhân dân đang sống trong cảnh
nước sôi lửa bỏng. Suốt đời nhà thơ gặp bao nỗi lo buồn, nhiễu lẩn bị cách
chức vể quê, cho nên nhà thơ có dịp tiếp xúc với nhân dân và tự mình
nhìn thấy hiện tượng xã hội :
G iàu có n g h ìn tôi tó,
N g h èo k h ô n g tác lụ a là.
Do đó, trong thơ ông, hai luống tư tưởng tình cảm lo cho nước và lo
cho dân thường đan xen với nhau một cách tự nhiên đúng như ông đã viết
trong bài H a i m ư ơi lã m th án g ba, suốt d êm k h ô n g ngủ :
R o i vọt, d â n d a n g khổ,
K h ó i bụi, g iặ c chư a tan.
Đời ta d â u d á m kể,
I

T hư ơng thời, lệ chứ a chan.


Trong thơ mình, Lục Du còn vạch trần các mánh khóe bóc lột nhân
dân thậm tệ của giai cấp thống trị phong kiến. Trong bài Thu h o a c h ca

(1 ) Khưởng Hữu Dụng dịch.

10 - LSVHTQ-T2 145
ông nói lên hiện thực xã hội này :
M ấy n ăm ròng m át m ùa đ ó i kém ,
X ác c h á t ch ồn g d em ném ngòi h an g !
Bọn qu an như sói, như lang,
H oản g hòn con trẻ, ch ết oan d à n bà.
Trong bài N ôn g g ia thán, ồng phản ánh một cách chân th ật thiết tha
những nỗi áp bức mà nông dân phải chịu :
Nơi ca o trồng lú a m ạch,
R u ộn g nước cấy lú a chiêm .
Trãu vai loét lòi xương,
Văn q u á t th áo cày đẻm .
Cố sức ch ă m d ò n g ruộng,
M ong dờ i dược ấ m no.
Cửa n g oài a i d ậ p m ạn h ?
Bọn lạ i dến thu tô.
N ộp m ìn h vào củ a quan,
R o i vọt liần sớm tối.
Ai sợ k h ô n g bỏ thản,
B iết cách n à o sốn g nốiỗ. / ^
Trong bài Thu trại, nhà thơ viết như sau :
H àn g n ăm th u ế đ ến roi d ò n nặng,
L ên h lản g công dư ờng d ẫ m m áu tươi.
Hai câu thơ này khái quát sinh động thế giới đẫm máu trong đó người
ta dùng roi vọt để thống trị nhân dân.
Lục Du cũng không bao giờ quên nhân dân ở vùng giặc chiếm. Ông luôn
luôn nói lên những nỗi đau khổ và lòng mong mỏi của họ:
C h ạn h n hớ di d ărS 2) trào lệ khóc,
D ại Lư ơng th àn h nọ tiến g ch ày thu.

( Thu tứ)

(1) Nguyễn Hữu Tảo dịch.

(2) DAn sau khi mát nưóc.

146
Trong một bài khác, thay mặt nhân dân vùng giặc chiếm, ông phê phán
bọn cầm quyến Nam Tống hèn nhát với những lời mạnh mẽ sau đây :
Xuôi biển, sôn g d à i b a vạn d ặm ,
Chọc trời, núi n gát m ấy ngàn tầm .
T rong vòng k h ó i giặc, d â n k h ô lệ,
C hờ n gón g qu ản vua lạ i m ột năm .
(t)cm thu gần sáng, ra cố n g hỏng mát, chợt đê)

Vì nhà thơ cảm thông sâu sác những nỗi đau khổ của nhân dân, cho nên
có lúc ông cũng đổng tình với nhân dân khi họ buộc phải nổi dậy phản kháng
giai cấp thống trị và trong thơ ông có những tư tưởng sáng ngời như sau :
Có d â u d â n dèu trộm ,
C h i tại qu an k h ô n g ngay.
(L uỡn g chủ)

Ông lại nói :


T rộm cướp dầu d ân hét,
Đ âu p h ả i g iặ c Khương, Hò.
Cớ s a o n ổi cơn g iận ,
Đ ịnh ch ém g iết quỵ m ô?
VÍ lấy đ ạ o k h é o trị,
T ăm tan g k h ả p cõi bờ.

(Vừa Ốm dậy, phổng bút làm bài ca ngẩn)

Trong những bài thơ đó, nhà thơ tuy còn chưa hoàn toàn thoát khỏi
những hạn chế của giai cấp mình, ví như ông xem sự "vỗ về" "vô đạo" của
giai cấp thống trị là căn nguyên của những cuộc loạn lạc trong xã hội
phong kiến; nhưng đối với những kẻ "trộm cướp" cách nhìn của ông đã
vượt ra ngoài quan điểm của sĩ phu nói chung. Trong điểu kiện lịch sử
bấy giờ như th ế là quý lám.
Lục Du là nhà thơ có tài sáng tác nhiéu mặt. Trong tác phẩm của ông,
ngoài những bài thơ tràn trễ tinh thần yêu nước, còn có rất nhiểu bài có
phong thái khác. Những bài này, hoặc nói lên tinh cảm trong cuộc sống,
hoặc tả cảnh vật xung quanh mình; có bài lời hay ý lạ, có bài tự nhiên
tròn trịa, lại có bài vẩn gieo thanh thoát, trong đó nhiểu bài nổi tiếng được
truyền tụng. Như bài Du Sơn Tây thôn (Đi chơi thôn Sơn Tây) :

147
D ừng tưởng n h à nông rượu ch ạp xoàng,
Được m ù a d ã i k h á c h lạn g à sang.
N úi trù m k h e bọc, ngờ k h ô n g lối,
L iễu rậ m h o a thư a lạ i có làng.
T é xã uy n g h i kèn trống dủ,
T hói xư a c h á t p h á c ả o k h ă n thường.
Từ n ay v i g ặ p đ ê m trăn g rỗi,
G ậy trúc thường sa n g g õ củ a v a n g í1).
ở đây là cả một bức tranh vẽ cảnh nông thôn rất sinh động, màu rất
tươi, đối với tập tục sinh hoạt chất phác ở nông thôn, nhà thơ tỏ ra rất
yêu mến, rất thích thú. Câu ba, bốn đặc biệt lưu loát sinh động, đã trở
thành thành ngữ lưu hành rộng rãi^2). B ài khác như K iế m M ôn d ạ o tru ng
ngộ vi vũ (Gặp mưa phùn trên đường đi Kiếm Môn) cũng là một bài thơ
hay:
Trên á o p h o n g trần n gán rượu mờ,
D ạo q u a n h đ ă u ch ốn ch ả n g say sư a ỉ
T h ản này đ ã h à n n h à thơ chử a?
N úi K iế m m ư a bay cá t vó lừaP\
Bài này chứng tỏ nhà thơ có tài tìm ý thd trong cuộc sống bằng kiểu
tức cảnh sinh tình, rất dễ dàng tùy tiện, cơ hổ như chẳng tốn công gì cũng
tạo ra được một cảnh lai láng tình thơ. Những bài như thế rất nhiều trong
tập thơ của Lục Du, có th ể dẫn thêm bài L ă m An x u ă n vũ s a tẻ (Mưa xuân
ỏ Lâm An vừa tạnh):
N g ẫm thấy m ù i đ ờ i n h ạ t lá m m à,
Ai xui p h i n gự a trọ K in h H oa.
M ưa xu ăn n g h e vản g d èm làu nhỏ,
H o a h ạ n h rao d ồn sớm n gõ xa.
G iáy hẹp rả n h tay ngòi bút thảo,
S on g thư a sủ i bọt chén trà p h a .

(1), (3) Nguyễn B ích Ngô dịch.

(2) Tức câu: Sơn trù n g thủy phục nghi vô lộ,

Liẽu ám hoa m inh hựu nhát th ô n (N D ).

148
C hó h iềm á o trán g p h o n g tràn nhuộm ,
Trước tết th an h m in h kịp tói n h à
Đó là bài thơ ông làm ở Lâm An, kinh đô Nam Tống, năm ông sáu mươi
hai tuổi (1186) được nhà vua triệu kiến. Vẩn điệu trong sáng, ngòi bút trôi
chảy, bài này tả rất sinh động quang cảnh tươi đẹp sau cơn mưa xuân và
lòng nhớ quê hương của nhà thơ, trong đó ông đã mang một tâm tỉnh chán
ghét quan trường, không mong mỏi gì ở bọn thống trị cẩm quyền. Tâm
tình này có liên quan chặt chẽ với những thất bại liên tiếp của nhà thơ vé
mặt chính trị trong suốt hơn nửa đời người.

Ngoài thơ ra, Lục Du còn sở trường về từ nữa. Nhưng vì không để tâm
sức vào loại sáng tác này lắm, ông cho ràng "dựa vào thanh điệu mà điễn
lời, sự biến hóa của nó không bao nhiêu, tôi hổi nhỏ có làm, nhưng vé già
thì lấy làm hối hận”, nên từ ông làm không nhiễu, ước trên trăm bài, chỉ
bàng một phần trăm số lượng to lớn của thơ ông mà thôi. Từ của Lục Du
phần nhiều phiêu dật, đẹp đẽ, không hùng hồn hào phóng như thơ, nhưng
nhiểu bài cũng sôi nổi nhiệt tình yêu nước, bi tráng. Có th ể lấy bài [Tố
trung tinh] làm tiêu biểu:
N ăm xưa m uôn d ặ m ngóng p h o n g hầu,
Vó ngự a ruổi Lư ơng Châu,
Quan h à tỉn h g iá c nơi n ào n h ỉ ?
B ụ i đư ờn g m ò p h ủ á o d iêu cầu.
C hư a h ết giặc,
Đ ã b ạc d ầ u ,
U ổng n h ò g iọ t châu.
K iếp này d â u biết.
N hữ n g m ơ ve núi tuyết.
N ào h ay g ià rụi d á t Thương C h â u (ì\
Nhà thơ yêu nước kiệt xuất Lục Du suốt đời làm thơ vì Tổ quốc. Những
bài thơ tràn trề tư tưởng tình cảm yêu nước của ông đưa lại cho thi đàn
đời Tống, đặc biệt là cho vương triều phong kiến thối nát bát lực một khí
phách chiến đấu sôi nổi, hiên ngang ; nhưng vỉ xuất thân từ gia đình quan

(1) Nguyễn Bích Ngô dịch.

(2) Những hài từ đểu do Hô l-ãng dịch.

149
liêu phong kiến, nhà thơ khó lòng tránh khỏi nhiểu hạn chế của thời đại,
của giai cấp. Tuy có gán gũi nhân dân và nhìn thấy những nỗi đau khổ
và niềm hi vọng của họ, nhưng là một trí thức của thời đại phong kiến,
ông vẫn không thấy được rằng nhân dân là lực lượng mạnh mẽ sáng tạo
lịch sử, càng không thể kết hợp số phận của mỉnh, con đường sinh sống
của mình với nhân dân. v ì thế, ông đành phải gửi gắm hoài bão yêu nước
của mình vào ý đố và sách lược của bọn thống trị phong kiến tối cao, đành
phải dựa vào sự bổ dụng của bọn thỗng trị để dựng sự nghiệp, ông thường
lẫn lộn chí nguyện chống giặc cứu nước và công danh thành tựu cá nhân.
Cho nên, khi bị bọn thống trị ghét bỏ và đả kích thì ông thấy m ãt chỗ dựa
và nảy ra những tình cảm cô đơn, trống rỗng, bi quan. Lúc thì ông trốn
tránh hiện thực, lúc thì lấy cái "cuổng phóng”, "khoáng đạt" mà làm cho
tinh thẩn mê mẩn. Thành ra nhiéu bài thơ của ông đem lại một tỉnh điệu
buồn thương tiêu cực, ngay cả những bài khảng khái lâm li có lúc cũng
không tránh khỏi. Như:
T háy ch ả n g x í c h B íc h trơ d áu củ
S in h trai h á p h ả i g iốn g Tôn Quyên ?
(Hoàng Châu)

Việc lớn tày trời, saỵ m ặc dáy,


T h a n h n h à n m ới tháy qu ãn g n gày d ài.
(Thu tứ)

N ử a d ờ i n ay d ó m a i dăy,

Việc m uôn vàn kệ, rượu say ngủ tràn.


(Dim ngủ nhà ữọ)

Những câu như th ế không phải hiếm trong thơ ông. Nhưng điẽu đáng
quý là ngọn lửa yêu nước đốt cháy lòng nhà thơ không hé bị bụi bặm của
thứ tư tưởng trên kia che mờ, trước sau vẫn bừng lên sáng chói. Cho đến
lúc lâm chung, nhà thơ vẩn còn làm bài Thị n hi (Dặn con) rất cám động :
Vốn b iết ch ết ròi là h ết chuyện,
C h ín c h ả u c h i tiếc ch ử a su m vây.
N gày n à o thu lạ i m iền trung thổ,
Cúng b ố đ ừ n g quên k h á n b ố hay(2\

(1 ) Chín châu chì Trung Quốc (ND).

(2 ) Nam Trân dịch.

150
■3. T R IĨY È N THỐNG SÁNG TÁC Dược K É THƯA TRONG THO
LỰ C D ư VÀ DẶC ĐIỂM N G H Ệ THUẬT

Lòng yêu nước và sự gán gũi nhân dãn của Lục Du đã đem lại cho thơ
ông một nội dung dối dào, và hình thành đậc điểm sáng tác lấy chù nghỉa
hiện thực làm chủ. Ngoài ra, vể nhiẽu phương diện, ông lại tiếp thụ được
truyễn thống tốt đẹp của thơ cổ điển Trung Quốc. Ông thuộc nhiéu tác
phẩm của các nhà vãn đời trước, đặc biệt rất sùng kính Khuất Nguyên,
Đào Uyên Minh, Lí Bạch, Đỗ Phù, Sấm Tham ... Ông sùng kính các nhà
thơ này là vì tư tưởng và sáng tác của ông có liên hệ nội tại sâu sác với
họ. Lòng yêu nước yêu dân của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ ctí thể trực tiếp
đem lại cho ông những tư tưởng phong phú; thái độ cao khiết chất phác
của Đào Uyên Minh lại rất hợp với cuộc sống bỏ quan vé nằm nhà của
ông; khí phách hùng vỉ hiên ngang biểu hiện trong thơ biên tái của Sầm
Tham , tấ t nhiên vé nhiểu mặt, tương ứng với cuộc sông của ông lúc tòng
quân ở Nam Trịnh, vùng vẫy nơi biên cương; còn tính phóng túng hào
mai, ghét thói tục của Lí Bạch không những hợp với tư tưởng tính cách
ông, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với nghệ thuật sáng tác của ông.
Nhiểu bài thd của ông như DỐI tửu th án , Túy ca, Trì thượng túy ca,
T hăn qu ân ca... bất cứ vé cấu tứ hay vé phương pháp biểu hiện, đểu có
nhuốm màu sác lãng mạn kiểu Lí Bạch. Như bài Dối tửu thán :
Trên lầu sôn g ta ngự,
B ốn m ậ t sá n g lung linh.
T ay vói thuyên b a c k ngọc,
R on g chơi d iện thủy tinh...
Có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của Lí Bạch, cho nên thời bấy giờ người
ta gọi nhà thơ là "tiểu Thái Bạch".
Ngoài việc hoc tập các nhà thơ vỉ đại thời trước. Lục Du cũng rất coi
trọng các nhà thơ cùng thời. Ong từng coi Tãng Kỉ là thẩy, lại đặc biệt
tôn trọng Mai Nghiêu Thân, nhà thơ Bác Tổng khác hản ông vé phong
cách nghệ thuật, mục đich láy cái cổ kính giản dị cùa các ông này bổ sung
cho chỗ yếu của mình Ngoài ra, vé một số lí luận sáng tác (như "đổi cót",
"dưỡng khí"...), ông lại chiu ảnh hưởng của phái Giang Tâv, nhưng vứt bỏ
thói đẽo gọt, thói tim cái lạ hiểm hóc cùa phái này.
Do đó có th ể thấy Lục Du là một nhà thơ biết học tập, nhưng điều quan
trọng hơn là ông biết chọn lấy phấn hay ở các nhà, các phái rôi tự tạo cho

151
mình một phong cách riêng. Ông ndi rất đúng:
Văn chư ơng k iên g m ượn á o tràm nhà,
Phủ, p h á t, lửa, ròng, a i biết qua.
K h í lớn a i nuôi d ầ y vũ trụ,
Đủ th à n h vòng, m ốn g lúc p h u n ra
(Họa Dương Bá tử chủ bộ ld f n tặng)

Đặc điểm nổi nhất trong phong cách nghệ thuật của thơ Lục Du là hùng
hổn, phóng túng, sáng sủa, trôi chảy. Dù ông có luyện câu, chuốt chữ, dùng
điển, đối chọi, thơ ông vẫn tự nhiên, khéo léo, lời ý dễ hiểu, lưu loát. Triệu
Dực đời Thanh ndi thơ Lục Du "trong sáng từ đầu chí cuối, rõ ràng như
lời nói", lời bình phẩm đó phần nào có lí, chỉ là không được đấy đủ, toàn
diện. Thơ Lục Du, sở dĩ đem lại cho người đọc một cảm thụ nghệ thuật
đặc biệt, còn ở chổ nhiệt tình sôi nổi, khí phách tràn trế, cuồn cuộn như
sông dài biển rộng, đọc một hơi không thấy sống sượng ngượng ngùng chút
nào cả.
Lục Du cũng bỏ ra nhiễu công sức để nắm nhiểu thể thơ. B ấ t kể cổ
thể, thơ luật hay tuyệt cú, ông đều có bài hay, nhưng hay nhất phải nói
là thơ luật, nhất là thơ luật bảy chữ, vừa nhiều vừa hay. Thành tựu của
ông trong thơ luật bảy chữ rất được người đời trước tán thưởng, có người
coi ông ngang Đỗ Phủ. Các bài thơ luật bảy chữ như: C ảm p h ả n , Dộ p h ủ
kiều c h í N am Đ ài, T hư p h â n ("Tuổi trẻ nào hay đời hiểm nghèo") quả là
những kiệt tác hiếm có, khí th ế vời vợi, ý thơ đột xuất. Có điễu so với Đỗ
Phủ thì Lục Du không khỏi mờ đi ít nhiễu; ông chưa đạt đến mức tinh tế,
chặt chẽ, sâu sắc mà hàm súc như Đỗ Phủ.
Vé nghệ thuật, thơ Lục Du không phải không có khuyết điểm, chủ yếu
ở chỗ có lúc ông thô thiển, lỏng lẻo, khí th ế có thừa nhưng không được cô
đọng lám. Còn một khuyết điểm rõ hơn là có nhiéu câu nhiếu ý trùng lặp,
nhất là ở những bài làm lúc tuổi già. Người đời trước cho ràng sở dĩ như
th ế là vì ông làm thơ nhiều quá, nhanh quá nên xảy ra tình trạn g "không
rảnh tay để dọn rác rưởi". Nói như vậy củng đúng.
Tóm lại, thơ Lục Du, không kể về tư tưởng hay về nghệ thuật, đéu có
những thành tựu xuất sác. Trên thi đàn đời Tống, ông là một nhà thơ kiệt
xuất.

(1 ) Nguyễn Bích N gỗ dịch.

152
Chương VIII

TÂN KHÍ TẬT

1. TH ÁN T H Ế TÁ N K H Í TẬ T

Sau khi nhà Tống dời xuống phương Nam, Tân Khí T ật là người có khí
tiết, hăm hở lập công danh, có tài làm tướng, đã từng vùng vẫy trên vũ
đài chính trị thời bấy giờ. Người ta cũng gọi ông là nhà làm từ yêu nước
"tiếng lớn thì như tiếng trống, tiếng chuông, tiếng nhỏ thì như tiếng mõ,
tiếng đạc, tung hoành sáu cõi, quét sạch vạn cổ" (lời Lưu Khác Trang).
Ông nói lên nỗi vui buồn của thời đại, mối bi phẫn và hi vọng của dân tộc,
đưa lại cho từ một sức mạnh nghệ thuật chưa từng thấy.
Tân Khí T ật (1140 - 1207), tự Ấu An, hiệu Giá Hiên, người T ế Nam,
Sơn Đông. Mười ba năm trước khi ông ra đời, Bắc Tống gặp phải nạn Tĩnh
Khang hết sức đau xót, Trung Nguyên rơi vào tay người Kim, quê hương
ông cũng bị chiếm đóng. Dưới sự chà đạp tàn bạo của người Kim, nhân
dân sống khổ nhục "tiếng khóc rộn xổm thôn, lời than đẩy đường cái" (B in h
c h í trong K im sử). Còn triều đinh Nam Tống thì dời xuống Đông Nam, bị
phái cẩu hòa khống chế, cam tâm bỏ Trung Nguyên, kí điều ước nhục nhã
để đổi lấy cuộc sống yên vui tạm bợ. Tân Khí T ật sống trong thời đại bất
hạnh đó.
Ông nội T ân Khí T ật là một quan nhỏ đầu hàng quân Kim, nhưng
không quên Tổ quốc, thường nói chuyện với Tân Khí T ậ t khi còn nhỏ vẽ
tình hỉnh công thủ, dạy cháu tìm dịp trả "mối thù không đội trời chung
của vua, của cha". Sự giáo dục yêu nước ấy từ thuở nhỏ đã ảnh hưởng sâu
sác tới T ân Khí T ật. Mới hai mươi mốt tuổi, ông đã tổ chức một đội nghĩa
quân, năm sau đem đội quân đó tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân của
Cảnh Kinh. Ông khuyên Cảnh Kinh chuẩn bị về với Nam Tống, có điểu
khi ông qua sông bàn chuyện về với Nam Tống, thì Cảnh Kinh đã bị một
tên phản bội giết chết, nghỉa quân tan rã. Giữa đường nghe tin, ông giận
lám, dẫn hơn năm mươi người đánh vào doanh trại Kim, bắt trói tên phản
bội dẫn về Kiến Khang nộp cho Tống Cao tông (Triệu Cấu). Hành vi yêu

153
nước, anh dũng khác người đó của ông làm cho triều đình Nam Tổng hen
nhát hết sức kinh ngạc, chúng bổ ông làm thiêm phán Giang Âm. Từ d.
ông dời hẳn miền Bắc, ở lại Giang Nam mong mỏi thực hiện lí tưởng khói
phục Trung Nguyên của mình.
Những năm đấu mới xuống Nam, tuy chức vụ thấp kém, ông vẫn luôn
luôn viết thư dâng lên triều đình, trình bày mưu kế, kĩ lưỡng nhất là bản
N gự n h u n g thập lu ậ n (,), đáng tiếc đễu không được dùng, còn bản thân
ông thì tiêu ma tuổi trẻ quý báu của mình trong cuộc sống tầm thường
của một viên quan cấp dưới, ồ n g đã căm phẫn nói lên điều đó trong một
bài từ:
K h á tiếc h à n g n ăm ,
L o rầu m ư a gió,
Cây còn t h ế d ó !
B iết n h ò a i lấy hộ.
Vạt x a n h k h ă n đỏ,
L a u g iọ t lệ a n h hù n g !

[Thủy long ngâm) (D ửng Kiơìi Khtini; TliưrìnỊỊ Tôm dinh)

Triều đình Nam Tống tuy không thu nạp những lời tấu của T ân Khí
Tật, nhưng cũng dẩn dần nhận ra tài năng xuất chúng của ông bày tỏ
trong đó. Từ nãm Kiền Đạo thứ tám đời Tống Hiếu tông (Triệu Tích) trở
vể sau, ông nhiều lấn được phái đi giải quyết các vấn đề mà nhà cầm
quyền thấy khó khăn nhất. Trong thời gian đó, ông có làm được cho nhân
dân một sô' việc tốt, như từ nảm Kiển Đạo thứ tám đến năm Thuấn Hi
thứ nhất (1172 - 1174) ông đã khôi phục đất Trừ Châu bị phá hoại; lúc
Giang Nam, Hồ Nam m ất mùa, ông đả kích bọn thân sĩ phú hào đáu cơ
tích trữ, cứu giúp nông dân đang đói, ông cũng đã xây dựng đội quân Phi
Hổ nổi tiếng ở Hồ Nam, suốt hơn ba mươi năm sau đó, quân Phi Hổ vẫn
là lực lượng quốc phòng dọc bờ Trường Giang, người Kim phải gọi là "quân
hùm". Đối với cái chân lí quan áp bức dân chống lại, tuy ông cũng nhận
thức được rõ ràng, nhưng là một viên quan của triều đình, bảo vệ lợi ích
của giai cấp mình, ông đã từng dập tá t mấy cuộc bạo động của nông dân.
Tài trí và năng lực cùa ông không được dùng để rửa thù cho đát nước mà
lại trở thành công cụ dẹp "loạn" cho triểu đình.

Tân Khí T ật là người miễn Bác xuống Nam làm quan, lại thêm chính

(1 ) M uời bài bàn vé đánh địch.

154
kiến giữa ông và phe chủ hòa khác nhau, nên ông cảm thấy "cô đôc, lo sợ";
Ong cũng sớm tính kế vé hưu, đã từng xây một cảnh vườn to lớn trên bờ
Đái Hổ ở Thượng Nhiêu, chuẩn bị để sau này nghỉ. Khi chỗ ở mới này sáp
xây xong, ông viết:
C hí m ỏi nên vẻ,
T h ăn n h àn sớm n g hi,
H á p h ả i n h ó thú quê m ùi vị.
K ìa trông trên sông,
N h ạn lẩn sợ cung,
T huyền vè sợ sóng.

[Tắm viên xuân]

Quả nhiên, năm 1181 ông bị quan trên bát bẻ, cách chức, lúc bấy giờ
ông mới bốn mươi hai tuổi. Sau đó, ông sông cuộc đời ẩn dật trong rừng,
tuy có hai lần được bổ dụng, nhưng không bao lâu lại bị cách chức. Đối
với người có tài nâng, có hoài bão như Tân Khí Tật, triêu đình Nam Tông
không thể không dùng, lại không dám giao cho những chức vụ quan trọng.
Trấn Lượng nói trong bài tán bức chân dung Tân Khi Tật rằng: "Gọi thỉ
đến, đuổi thì đi" thật rất đúng. Trong từ của mình, Tân Khí T ật cũng đã
nhiểu lẩn thố lộ mối lo buổn uãt ức này.
Trong cuộc sõng ẩn ở Đái Hồ, Biều Tuyền, ông đã viết nhiều bài từ rất
hay ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên. Nhưng sông núi, gió trăng không làm
tiêu tan hết chí khí hùng tráng cùa ông, trong từ ông vẫn viết:
H át qu ấy d êm khu ya g ió th ảm gầm ,
B ên thêm n g ụ a trận vang van g 8ất.
N am với Bắc,
D ang c h ia cảt.

[Hạ lân lang]

o Đái HỒ, Biều Tuyền, ông sáng tác được nhiều, ngoài những bài từ
nói lên lòng yêu nước và miêu tả cảnh đẹp núi sông, ông còn miêu tả cảnh
sác nông thôn và một sô khía cạnh của cuộc tìõng nông dân, làm cho phạm
vi từ của ông mở rộng ra.
Nam 1204, Tông Ninh tông (Triệu Khoáng) gọi ông vào triéu, ông vẫn
tưởng là để bàn bạc việc Bác phạt, nên hăm hở ra đi. Lục Du lúc đó đã
hơn tám mươi tuổi cũng phấn khởi chúc mừng ông:

155
T rung N guyên lăn phư ợn g d u a tài,
C hó d ê k ìa lủ g iặ c n g o à i k é chi.
C h ỉ cần ra chước tí ti,
N g h ìn n ăm th a n h sử còn g h i a n h hào.
Khi trấn thủ Kinh Khẩu, Tân Khí T ật cũng cố gắng hết sức mình, nhưng
Hàn Sá Trụ nám quyền không những không xét kiến nghị của ông mà còn
tỉm cớ đưa ông đi xa. Tự biết Hàn Sá Trụ không thể cùng mưu việc lớn
với mình, ông từ chức trở vé Diên Sơn.
Năm 1207 Tân Khí T ật chết bệnh ở Diên Sơn, thọ sáu mươi tám tuổi.

2. TÁC PH ẨM CỦA TÁN K H Í TẬ T

Từ của T ân Khí T ật khảng khái, tung hoành, kế thừa phong cách hào
phóng của Tô Đông Pha, điều đó ai cũng phải công nhận. Nhưng T ân Khí
T ật còn mở rộng phạm vi từ bằng nhiệt tình chính trị m ãnh liệt, bằng bản
sác anh hùng sảng khoái và tài nãng sáng tác dồi dào, bàng phong cách
nghệ thuật nhiểu màu nhiều vẻ. Không những ông giải phóng từ ra khỏi
khuôn sáo nhi nữ nhàn tình của Chu Bang Ngạn, Hạ Chú... mà còn đưa
từ đến hiện thực xã hội rộng rãi hơn, sôi nổi hơn Tô Đông Pha, do đó mà
đạt được những thành tựu nghệ thuật rực rỡ.
B ấ t kì nhà thơ vĩ đại nào, trước hết cũng phải ca hát thời đại mình,
Tân Khí T ật chính đã ca hát thời đại ông bằng những lời ca vô cùng hào
hùng. Trong lúc dân tộc lâm nguy, những bậc sĩ phu có chí đẽu muốn khôi
phục Trung Nguyên, mong mỏi :
G iúp nước là m m ưa,
L ên đ à n là m tướng...
N ám tinh b in h m ười vạn,
D ọc n g an g ch iến đ ịa ,
M ừng d ón n h à vua.

(Lí Cuơng - [Điộu tiếu lệnh])

Đđ là nguyện vọng của các nhân vật ưu tú trước hiện thực tàn khốc
sau khi họ qua sông xuống Nam, đó cũng là lí tưởng mà suốt cuộc đời T ân
Khí T ậ t cố gắng thực hiện. Từ của ông quả đã ca lên tiếng lòng của thời
đại đó bằng cả nhiệt tình sôi sục, bằng âm điệu du dương. Do tài năng
hơn đời và cảnh ngộ đặc biệt của ông, nên tinh thẩn yêu nước biểu hiện

156
trong từ của ông càng trở nên đặc sác. Điểm chúng ta thấy trước tiên
trong từ của Tân Khí T ật là ý chí hùng tráng, hào hiệp, hi vọng ở mình
hoặc hi vọng ở người, định cứu vãn tình th ế đã đến lúc khó khăn, khôi
phục giang sơn tổ quốc : "Muốn kéo sông Ngân sóng dữ, rửa sạch cát rợ
Hồ" [Thủy điệu ca đẩu]; "Tài trai đến chết lòng như sắt, tay nám chác, vá
trời nứt" [Hạ tân lang]; "Dấu cất vật quý ánh ngũ sắc, mai đây sẽ vá trời
Tây Bác" [Mãn giang hổng]. Đó là tiếng ca khảng khái, bi tráng, chứa chan
tinh thẩn tích cực hãng say mà Tân Khí T ật hát lên trước cảnh Tổ quốc
nguy vong, đang bị tàn phá thời đd. Ông cùng với người đổng thời của ông
khuyến khích nhau bằng những "bài từ hùng tráng" như thế, hi vọng xoay
chuyển càn khôn, đổi thay hoàn cảnh bi thảm của dân tộc. Những bài từ
này có lúc nói lên lòng phẫn nộ đối với triểu đỉnh Nam Tống hèn nhát, có
lúc lại nđi lòng lạc quan tin tưởng. T họ H àn N am G iản theo điệu [Thủy
long ngâm] là bài từ tiêu biểu nhất cho cái hùng tâm báo quốc của ông :
Q ua sô n g thần m ã vè N am ,
M áy a i đ ã xứng tài th ao lược?
B ô lã o Trường An,
C ản h vật T ăn Đ ình,
Vẫn nguyên như trước.
Di P hủ b a o người,
N on sô n g đ ắ m chìm ,
Đ òi p h e n ngơ n gác!
D iệt g iặ c trời m uôn d ặ m lo toan.
Công d a n h vón c h í n h à nho,
N à o a i b iết dược.
H u ốn g lạ i nức tiến g văn chương,
Trước sản bón g rợp tàu cây ngày bạc.
N ă m xư a trút lá,
N ay thử n hìn xem,
G ió m ăy tan tác,
D òng tỏa k h ó i mờ,
S u ối m ượt cỏ cây,
N on D ông say hát.

157
Đợi k h i n ào c h in h dón càn khôn,
X ong việc sẽ chú c m ừng tuổi bác.
Lời bi ca khảng khái nói lên sự quan tâm và nỗi đau xót của ông đối
với phụ lão Trung Nguyên sống dưới ách thống trị của người Kim "Mấy
ai đã xứng tài thao lược" là chi trích bọn vua quan Nam Tống cẩu hòa
mong yên ổn. Ngoài nỗi buổn giận, ông lại ân cẩn tha thiết nói lên hi vọng
của mình: "Diệt giặc trời muôn dặm lo toan", "Chỉnh đốn càn khôn”, tỏ chí
lớn nhận lấy trách nhiệm của mình trong cõi trời đát.
Một đặc điểm nữa của tư tưởng yêu nước biểu hiện trong từ Tân Khí
T ật là lòng u uất nặng nể khi không toại được chí lớn. Ông là một người
hùng tài đại lược vào bậc khanh tướng và suốt đời lập chí đén nợ nước,
nhưng triéu đình Nam Tống chảng những không dùng ông để khôi phục
Trung Nguyên mà lại còn cho vẽ nghi một thời gian hai mươi nám. Đó là
điều làm cho ông đau khổ nhất về mặt tinh thán :
Trường An b ạn cũ hỏi ta,
S òu này rượu áy vân như xưa,
Vụt th áy trời thu n hạn lạc,
S ay ròi b ật tiến g cung hờ.

[Mộc lan hoa man]

Kẻ anh hùng muốn vùng vẫy nhưng không có đất dụng võ, Tân Khi
T ật đã biểu hiện một cách sinh động lòng phẫn nộ của mỉnh vi không thể
quên được quê hương. Lại như trong bài [Thủy điệu ca đáu] ông cũng nói
đến cung kiếm treo lủng lẳng trên tường để bộc lộ nỗi đau khổ của mỉnh
không được trọng dụng :
C hăn dèn ngắn,
Đốc k iếm d à i,
H oen rỉ rồi.
Cung treo trên uách th à n h vô dụng,

L ồn g bón g vào tron g chén rượu vai.


Bao lần ông vuốt ve những cung kiếm trước kia ông dùng để thực
hiện chí lớn mà khóc những ảo tưởng, những hi vọng thời trá n g niên
của m ình:
N h ó lạ i việc d ã qua,
N gày n ay k h ô n th áy nữa,

158
K h ấ p m ặt nước non d ă m á o lệ,
B ui H ô chiêu xuống tung bay,
B co p h ì ngưa ải ngóng heo may.
|MÓC l.in hoa miIn]

S ay ròi dui m át ngóng trời tày,


C hi tháy m ập m ờ bóng nhạn.
M uôn việc lạ i q u a ,
Trò dời m ã V vồn,
C ôm g iậ n có a i hay!
[Niêm nô kICU]

Bất kể tỉnh hay say, điếu làm ông đau lòng rơi lệ vẫn là núi sông quê
hương bị tàn phá. Trong từ của mình, ông đã nói lên nỗi đau khổ buồn
thương này vé nhiều mặt, có lúc bàng giọng uất ức xót xa, có lúc bàng
giọng thanh thản, trám tỉnh vì biết không còn cách nào khác. Nhưng bằng
cách nào, người đọc vẫn thấy rõ lòng yêu nước nổng nàn và nỗi lo buồn
vỉ chí lớn không thành của ông. Những tình cám đd chất chứa lâu ngày,
có lúc phát lên thành những lời phẫn nộ buổn oán:

Giận quá d ôi,


G iận quá k h ô n g tiêu nổi,
Việc T ràn h H oàn g 11\
N gươi ta nói,
B a n ăm sau m áu vẫn kết thàn h m ột khối.

11>1 n ISng vưrìng]

Loại từ này khá nhiéu trong tập của ông và cũng làm người đọc xúc
cảm sâu sắc nhất. Đó là tiếng kêu phẫn nộ của dân tộc không chịu khuất
phục thời bấy giờ. Bài [Phá trận tử], [Giá cô thiên] có thể nói là những
bài tiêu biểu cho loại từ này :

S ay khư ớt khêu đèn n gắm kiếm ,


M ông về còi rức liên thanh.

(1) Trành Hoằng ngưòi đòi Chu Lệ vưdng. Thòi bấy giò có ngưòi đ phương xa còng gUdng đá
trong có ngưòi ngọc đứng. Trành Hoằng nói vái vua: "Đây là nhò có đức vua mói được thế". Ngưòi
Chu cho Trành Hoằng là nịnh, đem giết đi, máu chAy thành đá.

159
T iệc k h a o p h ả n b ó dều tướng si
K h ú c qu ân ca bi trán g củ hàn h.
S a trường thu d iê m binh.

N gự a tự a Đ ích L ư la o vút
Cung như sá m sét d ù n g d o à n h
P h ó tá g iú p vua nên n g h iệp lớn
D ể n gàn thu ch ó i lọi th a n h d a n h
- T iếc th ay ! Tóc trắn g n h a n h !
[Phá trận

. Tuồi trẻ p h á t cờ k éo vạn q u ăn


P h ả vây k ị m ả lướt trùng trùng.
G iặc K im đ êm tối d o n g tai ngóng,
T ên H án tin h m o k ín bàu khôn g.

N h ó chu yện củ,


N ay n á o lòng.
X u ăn vẻ tóc xanh, lạ i ? Chớ m on g !
S á c h lược d iệt g iặ c h à n g vạn chữ,
H ãy d em d ổ i sá ch d ạ y cáy tròng !

[Giá cô t h i ê n ] ^ )

Hình ảnh anh hùng chém tướng đoạt cờ thời thanh niên là hình ảnh
thu hút mạnh mẽ nhà thơ nhiểu nhất, hình ảnh đó đối lập một cách đau
xót với hỉnh ảnh của ông sau này khi bị bỏ rơi và dần dần già yếu :

X ếp việc p h o n g h ầ u lạ i đ ă,
H ãy b án k iếm m u a bò.

[M an giang hổng]

(1 ) D ích L ư : loại ngựa có đóm trắng ò đầu, chạy rát nhanh (Nguyễn Khắc Phi dịch và chú
giải)ế
(2 ) Nhớ chuyện cũ: túc chuyện đã nhắc lại tro n g khổ thd trên, chuyện tổ chúc quân dội tham
gia khỏi nghĩa của Cảnh Kinh, đặc biỆt là chuyện đánh vào doanh trại Kim rồi sau dó mang quân
v ư ợ i sông vé Nam v ó i trié u T ổng (Nguyên Khắc Phi dịch và chú giài).

160
Triểu đỉnh Nam Tống đen tối há chí giết chết một tài năng mà là giết
chết hi vọng khôi phục đất nước của cả dân tộc!
Từ của Tân Khí T ật sở dĩ bất hủ là vì nỗi buồn đau của ông không phải
chỉ xuất phát từ những chuyện thăng trầm được mất cá nhân, mà nỗi buổn
đau của ông thống nhất với nỗi buồn đau chung của cả dân tộc thời bấy
giờ, điều đó làm cho từ của ông có ý nghía xã hội sâu sác. Tân Khí T ật
phản đối việc đem mối tình nơi khuê các, những chuyện xa nhau, nhớ nhau
làm chủ đề duy nhất của từ. Ông từng nói:
H ờn k im cổ,
D ẫu m uôn vàn,
P h ả i ch à n g li hợp lạ i bi hoan ?
Đ ầu sôn g són g g ió chưa là dữ,
Còn g ậ p g h en h nhiều ở t h ế g ian .
(Giá cô thiên]

Vì th ế trong từ của ông, chủ đề vễ tình nơi khuê các rất ít, ông cđ
những mối sấu hận nặng nễ hơn nhiêu so với thứ tình yêu trai gái và nỗi
vui buốn tan hợp. Đó là chổ tư tưởng trong từ của ông sâu sắc hơn các
văn nhân khác.
Từ của T ân Khí T ậ t phong phú, đa dạng, ông cũng dùng cây bút nhiều
màu sác để phản ánh cuộc sống xã hội đương thời và tình cảm riêng vể
những m ặt khác nhau.

Sau khi bị cách chức, Tân Khí T ật ẩn náu trong nông thôn có đến hai
mươi năm. Ồng có một số bài từ phản ánh cảnh tượng nông thôn thời đó.
Ngoài việc miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, những bài từ này cũng vẽ nên
được một đôi khía cạnh cuộc sống chất phác của nông dân. Như mấy bài
[Giá cô thiên] làm trong khi chơi Nga Hổ, không những đã tả cảnh sác
thanh tân của nông thôn mà còn nói lên đặc điểm cuộc sống nhà nông.
Đặc biệt hai bài [Thanh bình lạc] và [Ngọc lâu xuân] th ật xuất sác :

T hêm tran h tháp n hỏ


B ờ k h e x a n h m ượt cỏ
G iọng N gô d a n g say sưa thủ th í
Ồng b à g ià n h à a i dó?

11 - LSVHTQ-T2 161
Cậu cả bừ a đ ậ u k h e d õn g
Cậu h a i ch ẻ lạ t d a n lòng.
H òn n hiên n h á t d ờ i cậu út
H ạt sen n à m n h á đ ầ u sông.
[Thanh bình lạc] (1)

H ai b a cô g á i con n h à a i
N g h e ch im n ói léo n h éo trên cảy :
"Xách b ìn h m u a rượu" lâu ròi đ á y !
"Mẹ ch òn g nướng b á n h " h ã y vè ngay !

Quên m á t lối uầ nửa tỉn h say,


Ướm hỏi h à n h n h ãn n h à d ấ u d â y ?
"Cứ tìm m iếu c ổ m à d i tói,
Qua kh e, đ ến ch ỗ từng b á c h d à y /"(2)
Đó là cảnh sống vui vẻ của nhà nông dưới con m ất của T ân Khí T ật
khi ông vễ nghỉ ở nhà: tiếng hát đất Ngô quyến rủ, hai ông bà tóc bạc phơ
sung sướng nhĩn thấy con cháu mình trưởng thành; các cô gái nông thôn
ngồi với nhau nghe chim hót. Nông thôn dưới con m át của T ân K hí T ật
khi từ địa vị một ông quan về ẩn cư là như thế :
Gì m à ch ằ n g dược, ta d a n g thích,
R ả o thảy dầu khôn g, c h ỉ cốt no.
Ông nhìn nông dân đơn thuấn quá, đó chỉ là ảo tưởng của ông khi ở
chốn quan trường bị bài xích rồi về quê trốn tránh. Ông không hiểu và
không th ể hiểu được rằng phía sau cảnh tượng có vẻ đơn thuần, yên tỉnh
bề ngoài là một cuộc sống đau khổ nặng nê hơn những mối lo phiến của
ông nữa. L à một người trong giai cấp thống trị thời đó, Tân Khí T ật không
thể hiểu nổi điểu này. X uất phát từ tấm lòng lương thiện của mình, có lúc
ông thấy nông dân vui mừng thì cũng vui mừng theo :
P hụ lá o k h á o n hau m ư a g ió thuận,
Đàu m ày k h ô n g n h íu tự a n ăm xưa,
Đ em nòi hôn g ra g ột bụi nhơ.

[Cán khe sa]

(1) Nguyễn Khắc Phi dịch.

(2 ) "Xách bình mua rUỢu"... nguyẽn văn là "Đé hổ cô từu", có lẽ là phỏng âm theo tiéng chim
kêu (Nguyỗn Khắc Phi dịch và chú giải).

162
Ông chi có thể tỏ lòng quan tâm của ông đối với nhân dân đến mức
đó.
Một số bài tiểu lệnh trữ tỉnh của ông cũng hàm súc, ý vị, lời ngắn ý
nhiéu, khái quát được một số tỉnh cảm đặc biệt trong cuộc sống của con
người ta:
Còn trẻ k h ô n g biết sàu chi hết,
T h ích d ạ o lén lầu !
T h íc h d ạ o lên lầu !
H ạ m ấy vần thơ gượng nói sâu.
Còn n ay biết h ết sầu là thế,
N ói lạ i ngừng câu,
N ói lạ i ngừng cảu,
C h i b ảo "tiết trời m át g ió thu*(l\

(Sửu nồ nhi)

G ió d ô n g đ êm trổ h o a n ghìn gốc,


R ụ n g toi bời,
N hư h ạ t m óc.
N gự a h ò n g xe ch ạ m hương thơm phức.
S u ốt d êm d iệu m ú a ngư long,
T iến g s á o tưng bừng,
X oay q u a n h h ò ngọc.
T h a thướt k ìa a i g ấ m vóc,
R â m ran cười nói th oản g m ùi hương,
T hiên h ạ tìm ai k h ô n g biết nhọc.
T h ìn h lìn h quay ngó,
Ai k ìa còn đó,
G iữa nơi dèn lừa m ơ m à n g (l\

(Thanh ngọc án]

Bài trước xem như đơn thuần, nhưng nội dung thì lại để cho người đời

(1) Hổ Lãng dịch, chúng tôi sửa một chữ (NKP).

(2 ) Hố Lãng dịch.

163
phải nghiền ngẫm, mối lo buồn vì nước vì dân của ông có lúc như không thể
nói ra hết được. Bài sau tả cảnh náo nhiệt đêm mổng một ở đô thị rất chân
thực, nhất là đoạn dưới, tác giả không khác họa tí mỉ, nhưng sự tìm kiếm
trong giờ phút đó được ghi lại hàm súc và sinh động biết nhường nào.
Tân Khí T ật vận dụng hình thủc từ rất tự do, nên tả được hết hoài bão
của mình và những nỗi vui mừng oán giận bàng ngòi bút rất tinh xảo. Ông
máng bọn "chó con" ham phú quý không muốn ông vé hưu :
R u ộn g n g àn n ăm d ồ i tám trăm chủ,
M iệng m ột người húp dược m áy thìa?
T hôi thì thôi sá k ề gì?
N hữ n g tiếng thị p h i.
đểu là lấy khẩu ngữ đem vào từ. Đó không phải chỉ máng mấy người con
tham lam của ông mà củng là mia mai tấ t cả bọn phàm phu tục tử muốn
có nhiều ruộng, nhiều nương. Bài thơ chừa rượu [Tấm viên xuân] của ông
đúng là bài thơ châm biếm tự cười mình.
Trước mâu thuẫn giữa hiện thực và lí tưởng, nhiẽu âu sầu do dự của
Tân Khí T ật không th ể nói thẳng ra được. Trong lúc buổn ông thường ví
mình với Khuất Nguyên : "Ngã diệc bốc cư giả, vãn tu ế vọng Tam Lư" (Ta
cũng là kẻ đi bói tỉm chỗ ở, cuối đời ngưỡng vọng Tam Lư) [Thủy điệu ca
đấu] và nhiễu lần ông bát chước Sở từ, kế thừa truyẽn thống lãng mạn
của Sở từ vễ m ặt tư tưởng cũng như vé m ặt nghệ thuật. Các bài [Tấm
viên xuân] (Thơ chừa rượu) và bài [Lan lăng vương] dẫn ở trên đéu có kí
thác qua những ý tưởng mới mẻ của một sự ảo tưởng nghệ thuật. Với sức
tưởng tượng phong phú, lạ lùng của nhà thơ, núi, sông, trãng, gió, khói,
mưa đễu có tỉnh cảm và tính cách, có thể cùng nhà thơ nói chuyện, tâm
tình :
N on x a n h m uôn chuyện cù n g ca o si,
M uôn ngự a rông h o à i nhiều vô kể.
M ưa bụi nhữ n g d ê m ê,
M ong uề m ã i k h ô n g vè.

|lỉổ tát man]

Trong bài từ này, non xanh, mưa bụi không còn là những cảnh vật bình
thường nữa mà đã trở thành những người bạn giàu tình cảm của nhà thơ,
hoặc đến bằng "muôn ngựa rông hoài", hoặc trù trừ dùng dàng đứng lại.
Tân Khí T ật đã miêu tả được những điéu mà các nhà thơ, các họa sĩ thông

164
thường không tả được, ngoài sự sinh động, chân thực ra ông lại phú cho
những cảnh vật thiên nhiên đó một tâm hồn, một tính cách và một màu
sác lãng mạn. Như trong bài từ Sơn quỳ dao, nhà thơ và hòn đá lạ đổi
đáp, chào hỏi nhau. Lời tâm sự cùng hòn đá biểu lộ lòng bất bình của nhà
thơ, và qua đó nhà thơ tìm được sự an ủi và sự giải thoát vế tinh thẩn,
o đây, cùng với nhà thơ còn có gió tây, ánh tà dương, chim rừng, sóng
vờn đá, quỷ núi thổi tiêu. Ảo giác li kì của nhà thơ đã đem lại sinh mệnh
và sức mạnh cho hòn đá lạ và các cảnh vật khác, nhà thơ đã sáng tạo một
thế giới kì ảo, có sức cám dỗ lạ lùng ở ngoài hiện thực. Màu sắc lãng mạn
này có lúc cũng thấy ở các bài từ khác.
Từ của T ân Khí T ật dùng khá nhiéu điển tích, người ta cho ràng ông
mác bệnh "dốc tú i"^\ khuyết điểm đó làm cho một số bài khó hiểu, hình
tượng nghệ thuật không sáng sủa; một số bài từ khác lại có khuynh hướng
trở thành văn xuôi, dùng từ để nghị luận, để trình bày tư tưởng, triết lí.
Như bài ("Trì thượng chủ nhân") theo điệu [Tiêu biến] toàn đưa tư tưởng
Trang Chu vào từ, bài ("Mạc luyện đan nan") theo điệu [Liễu tiêu thanh]
bác thuật trường sinh, đểu không có ý vị thơ. Là đại biểu của phái hào
phóng, từ của Tân Khí T ật có một khí th ế hùng tráng, diện sinh hoạt được
phản ánh tương đối rộng, nhưng một số bài có khuyết điểm là nói toạc ra
hết. Ngoài những bài có tính hào phóng, ông cũng có những bài đẹp đẽ,
thanh tao, như các bài (Thư d ô n g lưu thôn b ích ) điệu [Niệm nô kiểu], bài
("Cánh năng tiêu kỉ phiên phong vũ") điệu [Mô ngư nhi] đéu rất được
truyền tụng, trong những lời ấp úng quanh co có những điẽu kí thác sâu
sác, trong thấn thái sinh động, có rất nhiểu thi vị :
Còn q u a được b ao p h en m ưa gió?
T h o ă n th o ắ t xuân chừng cuốn vó.
T iếc xu ăn nhữ n g sợ sớm ra hoa,
H u ốn g nữa rụng b ao cán h dỏ!
Xu ă n ! H ãy ỏ!
N g h e nói tận ch ân trời dường về vưóng cỏ.
G iận xuân k h ô n g th ổ lộ,
N g h ỉ m à thương lưới nhện d ệt bên thèm ,
S u ốt ngày vời tơ liễu rù.
C huyện Trường Môn thuở nọ,
D ịp m ay e chừng d ã nhỡ.

(1 ) Tức là lượm lặt đ các sách rói xÀ ra hết (ND).

165
N g h ìn vàn g m u a b à i p h ú Tương N hư,
T ìn h cả n h áy cùng a i bày tỏ?
Chớ m ú a m ay,
H á ch à n g thấy P h i Yến, N gọc H oàn th à n h d á t thó?
Càn g ì tựa lan can,
Đ oạn trường báy! Ác lặn nơi càn h dư ơng k h ó i p h ủ
\MỖ ngư nhi]

Một đậc điểm nghệ thuật khác là Tân Khí T ật vận dụng khẩu ngữ khá
nhiéu trong từ... Từ đó ta thấy nó có sức biểu hiện mạnh mẽ, đem lại cho
từ của ông một phong cách mới mẻ, vui tươi.
Tân Khí T ật nhờ từ mà nổi tiếng trên đời, thơ văn ông ít được người
ta nhác đến, đó là lí do khiến thơ văn ông m ất m át nhiểu. Lưu Khác Trang
khen văn ông như sau: "Thế bút mạnh mẽ, trí lược thấu đáo, có phong
cách của những lời bàn luận về quyén thuật". Thơ ông tuy còn lại ít, nhưng
cũng như từ, chứa chan tình yêu nước mãnh liệt. Như bài T ốn g k iế m dữ
P h ó N h a m tẩu (Tặng kiếm cho ông già Phó Nham):
B a thước gư ơm thần lạ n h toát người,
Dưới d èn thừ n gảm k i càn g coi.
T reo vào p h ò n g sách, bên d à n nguyệt,
T iếc n ỗi ch ư a d em chém g iặ c ngoài.
Từ của T ân Khí T ật vé nội dung cũng như về nghệ thuật đều phong
phú, nhiểu màu sác. Đé tài khác nhau thì phong cách, tỉnh điệu khác nhau.
Có lúc hào phóng, khảng khái, hiên ngang; có lúc nhờ vào sự tưởng tượng
kì lạ mà bộc lộ nỗi bất bình trong lòng, có ý vị của S ờ từ, L i tao ; có lúc
uyển chuyển mới mể, tình ý sâu kín; có lúc hài hước châm biếm, xem rất
thú vị. Đặc biệt là các bài từ yêu nước, bi tráng, ưu tú, đéu là những tình
cảm xuất phát từ đáy lòng, không những chân thành cảm động mà lại sôi
nổi dạt dào, lôi cuốn tâm hồn người đọc, làm họ cũng muốn phấn chấn
hăng say, đó là một trong những di sản đáng quý nhất về thơ trữ tình
Trung Quốc.

3. CÁC N HÀ LÀM T ừ TH U Ộ C P H Ả I TÂN K H Í TẬ T

Đổng thời xướng họa với Tân Khí T ật còn có một số nhà làm từ, họ

(1 ) Nam T rân dịch.

166
đều là những người hào phóng, chí hướng cao, phong cách từ của họ cũng
gẩn giống Tân Khí Tật.

T rấn Lượng (1143 - 1194) tự Đổng Phủ, người Vĩnh Khang, Chiết
Giang. Ông thích nói chuyện quân sự, thường dâng thư bàn thời sự, nhưng
đều không được để ý. Có để lại tập L on g Xuyên từ. Từ của ông gân guốc
mạnh mẽ, khí th ế hào phóng "không dùng những lời ủy mị, ẻo lả" (Lời của
Mao Tấn đời Thanh) :
C hư a tháy qu ân lên B ấ c
K h o a n b ảo n hản tài khôn g.
Dương d âu t h ế cuộc
Vẫn còn vô s ố kẻ an h hừng.
Tự n g h i dư ờng dường sủ Hán,
P h ả i như nước sông d à o d ạ t
M ãi c h ỉ ch ảy v'ê dông.
T ạm chịu n hụ c triều bái,
C ảo N h a i sẽ "trùng phùng" !

Thủ d ô N ghiêu
B ờ cỗi T hu ấn
Vũ, d á t p hon g.
Tựu trung k h ó tránh
M ột vài tên chịu nhục h à n g N hung.
Vạn d ặ m lợm tan h dường áy,
ò d ă u lin h hòn a n h kiệt?
B a o g iờ c h ín h k h í thông?
H ỏi là m gì vận g iặ c ?
Trời ta sẽ ch ói hồng!
[Thúy diệu ca đầu](*)
------------------------------------ I

(1 ) Bài từ có chú: Tống C hư ơng D úc Mậu đại khanh sứ L ỗ (Tiễn quan đại khanh Chương Dức
Mậu đi sứ Kim). Năm 4184, Chương Dức Mậu được cừ đi sứ Kim chúc mừng năm mỏi, Trần Lượng
xúc động làm bài tù này, vừa ca ngợi, vừa nhắc nhỏ người di sứ phải giữ gin khí tiết và biêu thị
niém tin ỏ lường lai cùa dân tộc. Cảo Nhai-. Thòi Hán Nguyên dế, Trần Thang từng di sú Tây Vục,
dùng ké chém được đầu Thién vu tên là Chát Chi, rỗi dâng sớ đé nghị vua "treo dầu ỏ đưóng phố
Cào Nhai" (Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ giải).

167
Chất lâm li, phóng túng không kém Tân Khí T ật. Qua bài này, ta thấy
được lòng oán giận của ông đối với phe chủ hòa.

Lưu Quá (1154 - 1206) tự Cải Chi, hiệu Long Châu đạo nhân, người
Thái Hòa, Cát Châu. Ông ra sức chủ trương B ấc phạt, từng có ba bài [Lục
Châu ca đấu] khóc Nhạc Phi:
T hỏ rừng vẫn còn dó,
C hó săn đ ã g iết ròi,
Qua d o a n h qu ân thuở trước,
K in h, N g ạc ván còn người,
N hớ tướng q u ân d ã k k u á t,
L ệ n h ỏ như m ư a roi!
Đối với cái chết oan của người anh hùng, ông tỏ ra hết sức cảm phẫn.
Một số từ trữ tỉnh của ông cũng triền miên thương cảm, rất có tình. Ông
là một tác gia xuất sác trong phái từ Tân Khí T ật :
S ôn g b ã i d ầ y lá ch lau
G iòn g nông, cá t lạ n h sầu.
H ai chụ c năm ,
T rỏ lạ i N am L ảu .
Dưới liễu buộc thuyền ch ư a ổn,
M áy n gày nữa,
L ạ i Trung thu!

H oà n g H ạc d ầ u núi cao,
T h ă m lạ i ch ư a bạn hỡi?
G ian g sơn củ,
M ói c h á t d ầ y sầu.
M uốn m u a rượu q u ế du thuyền lát,
Vẫn ch ả n g g iốn g
Thời trẻ đ ă u !
ỊĐiiòng đa lệnh] ( Vẽ lại Vũ X iíơ rigỷ l)

(1 ) Alam L âu: còn gọi là An Viễn Lâu, tức Hoàng Hạc Lâu. Cách đây 20 năm, tác già dă tùng
đến Hoàng Lạc Lâu ; bấy giò khí thế chổng Kim hừng hực, tác giả tin chắc "toán chinh đ õ n càn
khôn chung hữu thời'" (tính chắc sẽ có lúc chình đốn được càn khôn - [Tấm viẽn xuăn]. Nhưng
cuộc phạt Kim cùa Hàn Sá Trụ dã dại bại. Giò dây tác già trỏ lại Hoàng Hạc Lâu vòi một tâm
tình khác hẳn tnióc (Nguyễn Khắc Phi djch và chú giải).

168
Trong bài từ ngấn này tác giả chi chấm phá một vài nét vé mối hận
sơn hà cố quốc, so với hận cố quốc biểu hiện trong bài [Lục châu ca đầu] :
"Mộng hưng vong, lệ thịnh suy, nước vé đông, bao giờ ngừng? Thú dữ vẫn
ngủ yên, Trong khói bếp lửa dong"1-1) của ông, thì nhạt hơn nhiểu.
Ngoài ra, từ của Hàn Nguyên Cát (hiệu Nam Giản), Viên Khứ Hoa,
Dương Viêm Chính... vé phong cách gấn với Tân Khí Tật, nhưng quy mô
thỉ nhỏ hơn Lưu Quá, Trần Lượng. Lưu Khác Trang sức bút mạnh mẽ
cũng gẩn như Giá Hiên, nhưng vì sinh sau nên sẽ nói ở dưới. Sau khi nhà
Tống m ất, từ của những di dân như Lưu Thẩn Ống, Lí Diễn, phần lớn
cũng nói vể nỗi đau buồn nước m ất nhà tan, tình điệu thê lương, nhưng
đã không còn khí phách hãng say hoạt động của từ Tân Khí Tật. Trần
Duy Tùng đời Thanh cũng ra sức học Giá Hiên, gân guốc, mạnh mẽ, nhưng
lại không sâu đượm trẩm uất bàng.

(1 ) N K P dịch.

169
Chương IX

VĂN HỌC CUỐI NAM TốN G

Cuối thời Nam Tống, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đều nghiêm trọng,
gay gắt. Năm Long Hưng thứ nhất (1163) đời Tống Hiếu tông (Triệu Tích),
sau trận Phù Li, nước Kim vì nội bộ có chính biến, không còn đủ sức xuống
xâm chiếm miền Nam nữa, triếu đình Nam Tống đã cam phận cầu an rổi
tất nhiên chẳng còn ý chí đánh lên Bác. Hai bên giữ cục diện hòa bình đến
mấy chục năm trời. Có lúc củng diễn ra những cuộc chiến tranh nhỏ nhưng
không dẫn đến sự thay đổi gì mấy. Giai cấp thống trị thẳng tay bóc lột
nhân dân để ãn chơi xa xi, chúng dùng chức tước, tién tài để mê hoặc các
trí thức không có chí lớn. Cái phong khí tham sống sợ chết, sổng cho đoạn
tháng qua ngày đã ảnh hưởng tới vãn học. Những tác phẩm hình thức chủ
nghĩa đẽo câu gọt chữ, trốn tránh hiện thực ngày một nhiéu. Một số người
trốn vào sách vở, tầm chương trích cú; một số chúi đáu vào âm luật, say
sưa với cảnh vật thiên nhiên, không màng tới chính trị; một số khác chi
biết nỗi li sầu biệt hận cá nhân, biểu hiện mối cảm thương của sự bất lực.
Chu Hi nói: "Thời Thiệu Hưng lúc mới qua sông, cũng còn có nhân tài,
hổi ấy văn chương của sĩ phu rất chất phác, chưa có cái dáng quanh co
mểm yếu, nên cũng nuôi dưỡng được lòng khí khái. Còn xem ngày nay,
cân nhác từng li, từng tí, làm hai cáu mở đầu đã thấy suy đồi rối" (Ngữ
loại, quyển 109). Mấy câu đó phê bình vãn phong thời bấy giờ là đúng với
thực tế.

Đi đôi với tình trạng suy vong của triểu đình Nam Tống, vãn phong
"suy đồi" cũng ngày càng tăng, điéu đó biểu hiện rất rõ trong các tá c phẩm
vãn học, m à nổi nhất là trong từ. Các nhà làm từ ra công trau chuốt kĩ
xảo, hào khí của Tô Thức, Tân Khí T ậ t mất đi, lối trau chuốt âm luật, lời
lẽ của Khương Quỳ, Sử Đạt Tổ, Ngô Văn Anh, Trương Viêm, Vương Nghi
Tôn nổi lên và cuối cùng đi vào con đường bế tắc.

Tiêu biểu cho phái "suy đồi" vể thơ ca có "Tứ Linh vinh Gia" và "phái
Giang hổ", tuy một số ít người có cố gáng vươn lên nhưng chẳng gây được
chút ảnh hưởng nào. Trước khi Mông Cổ xâm lược cho đến sau khi N art

170
Tống bị diệt vong, do sức áp bức bên ngoài càng mạnh, nên đã nhen lên
ngọn lửa yêu nước trong lòng người một cách phổ biến. Trong giai cấp sĩ
phu hồi bấy giờ xuất hiện các nhà thơ như Văn Thiên Tường, Lưu Thần
Ông, Uông Nguyên Lượng, Tạ Cao, Trịnh Tư Tiêu, Lâm Cảnh Hi v.v... đã
làm rạng rỡ thi đàn Nam Tống. Có người tuy chỉ nói lên "tiếng nói mất
nước" "bi ai", thiếu hẳn khí khái hiên ngang phấn chấn, nhưng họ không
khuất phục trước uy vũ của kẻ địch, biểu hiện được một ít chính khí và
tinh thẩn yêu nước cuối cùng của thời Tống. Điẽu đó đáng quý vô cùng.

1. KH Ư Ơ N G QUỲ, N GÔ VÁN A N H VÀ CÁC NHÀ LÀM T Ừ KH ÁC

Các nhà làm từ "phái cách luật" hoặc "phái uyển ước" Nam Tống, trước
hết phải kể đến Khương Quỳ, thứ đến Ngô Vãn Anh. Tuy họ cùng thuộc
phái cách luật nhưng phong cách từ lại khác nhau xa. Tác phẩm của
Khương Quỳ lấy "ván điệu cao xa, phong cách phóng khoáng" làm tiêu
chuẩn, khác hẳn với từ của Ngô Văn Anh từ chỗ chặt chẽ và đẹp đẽ rồi
chuyển sang khúc mác, khó hiểu.
Khương Quỳ, tự Nghiêu Chương, hiệu Bạch Thạch, người Phiên Dương,
Giang Tây, sinh khoảng năm Thiệu Hưng thứ hai mươi lăm (1155) đời
Tống Cao tông (Triệu Cấu), mất năm Gia Định thứ mười bốn (1221) đời
Tống Ninh tông (Triệu Khoáng). Ông đã nhiều lẩn đi thi nhưng đều hỏng,
suốt đời chưa hể làm quan, thường lui tới các nhà sĩ hoạn, ông là một
nhân vật có dáng vẻ gân kiểu cách của một thanh khách o . Thơ hối trẻ
của ông được các sĩ phu tấng lớp trên truyền tụng, lúc đấu bát chước thể
của Hoàng Đình Kiên, sau đổi sang học Vãn Đường, có khuynh hướng của
Lục Quy Mông. Cuối cùng hiểu được học theo là sai lầm, cho rằng thơ tôi
là thơ của tôi, hà tấ t phải bắt chước người khác. Những bài thơ luật bảy
chữ của ông tương đối đẽo gọt hdn thơ cổ thể năm chữ hay bảy chữ, ông chú
ý từng câu từng chữ, đọc lên nghe rất tự nhiên, không cảm thấy đẽo gọt.
Thơ cổ th ể năm chữ như mười bốn bài T ích du thi, bài nào cũng như
tranh vẽ. Thí dụ bài:
G iương buồm xuôi d òn g sông,
N gày ngày, g ió m ư a tuyết.
Dỗ thuyền noi bến dong,
M ười ngày k h ô n g xu ất p h á t.

(1) Ngưòi giúp việc trong các nhà quan thời phong kiến (ND).

171
B ò, b ăn g d ầ y m ột thước,
D ao k iếm ch ặ t m ả i cheo.
Bờ, tuyết m ột trượng cao,
N g át ngưởng như th àn h quách.
Cùng thuyền vài b a k h á ch ,
H ùng h ổ ch à n g sợ ai.
Đ ội ch ă n d ó n g cử a n goải,
T rong són g n g h iên g bầu hết.
S ả n g trông m àn ch ân ướt,
Tuyết p h ủ trán g p h a u p h a u .
M uốn lên k h ô n g th an g cầu,
M uốn ỏ, bờ nứt rạn.
C ố vung lên n h ờ bạn,
M ay có k ẻ tiếp liền.
H ai b a n h à thôn trên,
Đ ói rét k h ô n g cam ảo.
M ổ lợn t ế th ần sóng,
V ào ch ợ d ã dứt dường.
Đến n ay dược ngòi giường,
Chuyên g ẫu cù ng con, vợ.
T ả những nỗi khó khăn liên tiếp trên đường đi, rất khớp với tình cảm
tư tưởng của ông biểu hiện ở đoạn sau, rất là chân thực, không những
thiên vể tác phong bình dị mà lưu loát. Ngoài ra, thơ năm chữ th ể cổ như
mười bài P h ụ n g b iệt M iện N g ạc th ân hữu (Tặng bạn thân Miện Ngạc lúc
chia tay), đoạn cuối viết:
N h à n h o sốn g có thế,
T hóc ch à n g d ù m ột bình.
Viết sá ch nơi sầu buồn,
"K in h L i T a o " nối tiếp.

Có th ể thấy ông thà cam chịu cảnh cô đơn thanh bạch, khác hẳn với
bọn sỉ phu đeo đuổi danh lợi, hi vọng thăng quan tiến chủc.
Thơ tuyệt cú bảy chữ, lời mới mẻ, giàu ý thơ:

172
c ỏ to xuyên cát tuyết tan m au,
K h ó i lạn h N gô cung nước làu làu.
M ai vàng trúc biếc kh ôn g người ngấm ,
Đ êm tói d ư a hương tói T h ạch cầu.

L ẩ m tám m ên h m an g bóng n hạn xa,


N on ca o b ao p h ủ lớp m áy ngà.
Càu d à i tịch m ịch d êm xuản lạnh,
T h i n h â n thuyền lẻ g h é lạ i nhà.

N ử a vàn h són g dọn lạn h chư a tan,


L ư n g tường tuyết dọn g ướt rêu xanh.
N h à a i thổi sáo, xuân hờn oán,
C h ỉ tháy o a n h kêu, liễu m ột cành.
(T rù dạ tự Thạch hò quy
D iĩu khê, bài 1.7 vằ 10)

Trong tập, những bài thơ hay như thế rát ít, quả là có đặc sác, "thanh
nhã xa vời", biểu hiện rõ rệt phong cách của ông.
Từ cũng như thơ của Khương Quỳ đểu được khen là có phong cách
"thanh nhã xa vời", âm điệu cũng rất hay. R ất tiếc là ông chú trọng tỉm
tòi cái đẹp nghệ thuật mà xa rời hiện thực. Các nhà bình luận trước đây
đã có những lời bình luận quá đáng đối với từ của ông, như trong cuốn
N h ạc p h ủ dư lu ậ n của Tường Phượng đời Tống nói: "Ông lưu lạc giang hổ
mà không quên vua quên nước, mượn tỉ hứng mà gửi gám vào từ". Thực
ra, tuy từ của ông có m ặt "Không quên vua quên nước", nhưng quan trọng
hơn vẫn là m ặt than thở những ngày phồn hoa trước kia nay không còn
nữa. Như trong [Dương Châu mạn] có câu nổi tiếng:
N gự a H ò trộm n hòm sông trốn th oá t,
B ỏ h o à i chiến tướng,
C hán chuyện d a m binh.
H oà n g hôn xuống,
L ạ n h tiếng tù và,
Q uạnh váng th àn h không.

173
Đúng như Tiêu Đức Tảo nói "Có cái đau xót của b à ìT h ử Nhưng
đọc toàn bài, chẳng thấy chút kích thích lòng câm thù địch, cổ vũ lòng yêu
nước của mọi người mà chỉ tăng thêm cảm giác thê lương mà thôi. Nhưng
cũng có bài tình cảm tương đối bi tráng mà có ý nghỉa hiện thực. Như:
T răn g lạ n h L o n g Sa,
B ụ i trong H ổ L ạc,
N ăm nay cù ng nhau cạn chén.
G ầy k h ú c m ói H o bộ,
N g h e trong trửớng N guyên nhu n g ca hát.
T ần g lầu ca o vọi,
X em L a m kh ú c nõn hòng,
Vuốt nhọn bay tung.
N gười xin h dẹp,
P h ấn hương tỏa m ùi,
Đ ém h àn g ió nhẹ.
D át ấy, p h ả i có lời tiên,
H ạc vàn g trong mây,
Cùng ch à n g du ngoạn.
T h a n g ngọc lặn g n h ìn lâ u ,
T h an thở cỏ non x an h n gàn d ặm .
C hân trời tình vị,
C át chén rượu g iả i sằu,
Tiêu m a a n h k h í.
N g oài núi Tây, m uộn vè,
L ạ i cu ốn rèm dợi thu.

ỊThúy lâu ngâmỊ

Đoạn trên đoạn dưới cảm khái sâu sác, có người đã ví với bài D ăn g lảu
p h ú (Bài phú lên lầu) của Vương Xán. Một m ặt không quên vua quên nước,
m ặt khác than thở vì không có ai phục hưng đất nước, đó là bài từ có ý
nghía sâu sác trong từ của Bạch Thạch. Vễ thủ pháp nghệ thuật cũng lúc

(1 ) Thử li: tên mội bài thrt trong Kinh Thi tình diổu rắt bi đát. nói lổn nfti đau xót của ngưcii
dân trilííc cành quốc phá gia vong (NKP).

174
chặt lúc buông, lúc gấp lúc khoan, biến hóa khôn cùng.
Các bài trường điệu của Khương Quỳ như [Nhất ngạc hống], [Bát quy],
[Tì bà tiên], [Ấm hương], [Sơ ảnh], [Té thiên lạc] (Vinh tấ t suất), [Niệm
nô kiều], [Thê lương phạm] v.v... ý vị sâu xa, khống phải chỉ hay về âm
điệu du dương uyển chuyển. Những bài ngán cũng có nhiều bài hay như
[Đạp sa hành] (Tự M iến d ô n g lai, D inh M ùi nguyên n h ậ t c h í K im L ăn g,
g ia n g thư ợn g cả m m ộn g n h i tác) (Làm khi từ miển đông đất Miến, ngày
mồng một năm Đinh Mùi đến Kim Lăng, trên sông nằm mộng):
C him én n h ẹ nhàng,
Tơ m ăn g m'êm m ại,
R õ ràn g d o á i lạ i n hìn chú rề.
Đ êm d à i m ới biết k ẻ bạc tình.
D âu xu ân m à dư ợm vẻ tương tư.
X a cá ch lảu ròi, thư từ vảng biệt,
H òn ruổi rong theo bón g ch à n g di.
T răn g sá n g H oà i N am lạn h n ghìn núi,
D àn g d ặ c b iết ngày n ào trở về.
Đây là tả tỉnh mong nhớ, hai câu cuối lấy ý ở câu thơ Đỗ Phủ: "Gót
ngọc đêm trăn g phảng phất hồn" mà biến hóa ra, buồn thương nghẹn ngào
không phải tầm thường. Bài từ nhỏ [Điểm giáng than] (D in h M ùi d ô n g
q u ả N gô Từng tác) (Làm khi qua Ngô Tùng mùa đông nãm Đinh Mùi)
cũng là tác phẩm tiêu biểu của Khương Quỳ. Bài ấy như sau:
Én n hạn vô tình,
M é T ày h ồ theo m ây bay vút.
N gậm ngùi m áy núi,
L ấ t p h á t m ư a chiều dội.
B ên cầu s ố bốn,
Tưởng cù ng trời ỏ m ãi.
N à o h a y lại,
T ự a b ao lơn vòi uọi,
M àn h liễu du n g dưaSx\

Vốn là cảnh trước mắt, nhưng tả lại khác thường, núi cao cũng biết
"ngậm ngùi", "Mưa chiều dội" lại cần phải "lất phất”, không những có tài

(1 ) H ố l.ãng dịch.

175
biểu hiện mà tinh ý sâu xa. Câu kết đối với thời sự cảm xúc vô cùng, chi
dùng ba chữ "nào hay lại" xướng lên rổi tiếp đến "Tựa bao lơn vòi vọi", rồi
đến "mành liễu đung đưa" để gửi lòng buổn nhớ, ít lời nhiều ý, hàm súc
vô cùng. Ngoài ra ông còn cd một số câu nổi tiếng, như:
Cây ca o ve tối,
B ả o tin g ió Tâỵ vè.
[T íc h hổng y]

X ét k ỉ b a o người,
Ai g iố n g với căỵ trường d ìn h ^ \
Cây nếu có rình,
K h ô n g t h ể x a n h x an h n hư thế.

[T rư ờ n g đ ìn h oán mạn]

cũng đủ tiêu biểu cho phong cách từ của ông.


Vể cuối đời, phong cách từ Khương Quỳ có một ít biến đổi. Xem các bài
[Vĩnh ngộ lạc] (T iếp vàn b à i từ B ả c c ố lău củ a G iá H iên ), [Hán cung xuân]
(T iếp vần G iá H iên ) thấy rõ ông rất ngưỡng mộ thơ của T ân Giá Hiên cả
về tính tư tưởng lẫn phương pháp biểu hiện nghệ thuật. Vì lúc về già ông
tiếp xúc với hiện thực xã hội nhiều hơn, đã nhìn ra cái hay của từ Tân
Khí T ật, tâm hồn mở rộng nên đã tiếp thu được ảnh hưởng của từ Tân
Khí T ật. Nhưng sự chuyển biến và ảnh hưởng này không rõ lấm , vẫn chưa
phải là mặt chủ yếu của từ Khương Quỳ.

Sử Đạt TỔ, tự Bang Khanh, hiệu Mai Khê, người đất Biện (nay là Khai
Phong, Hà Nam), ngụ ở Hàng Châu, ô n g làm văn thư cho H àn Sá Trụ,
Trụ thua, ông bị thích chữ vào m ặt. Từ của ông đẽo gọt công phu. Trương
Từ (Công Phủ) để tựa tập M ai K h ê từ, khen có th ể xếp từ của ông ngang
hàng với Chu Bang Ngạn, Hạ Chú. Những câu:
Tới bờ dứt,
K h i cây n ẩy lộc,
L à n ai h ồ n g rụ n g m ạ c h sầu tuôn
trong bài [Ỷ la xuân] (Vịnh m ư a xu ân ). Bài [Song song yến] (V ịnh yến )
được Khương Bạch Thạch khen hay nhất. Bài (V ịnh yến ) như sau:

(1) C h i nơi tống biệt ngày xila (N D ).

176
X uân d ã q u a ròi,
Dậu nơi m àn trướng rộng,
N ăm xưa bui lạnh.
M uốn n gắm áo trong,
Thử vào tổ củ cùng chung.
Cùng nhau d iém tô cung điện,
L u ậ n bàn từng lời chư a nhuyễn.
P h á t p h o lú n g liến g h o a bay,
P h ă n rõ trước sau hồn g biếc.
Đường thơm , rau m ưa bùn tưới.
Đ ất cây cỏ k h o e bay,
T ra n h m àu tươi tốt.
L ầ u h ò n g về m uộn,
N h ìn g ố c liễu h o a mờ.
Đ ã tự đ ịn h hương nơi chốn,
B èn qu ên h ằ n m ùi hương ch ăn trời.
S ầu dứt m ày x an h nét liễu,
N gày n gón g dợ i lan can.

Ngô Văn Anh, tự Quân Đặc, hiệu Mộng Song, người Tứ Minh (nay là
Ninh Ba, Chiết Giang). Ông sinh khoảng năm Khánh Nguyên thứ sáu
(1200) đời Tống Ninh tông, mất năm Cảnh Định thứ nhất (1260) đời Tống
Lí tông (Triệu Quân). Cuộc đời ông còn nhiều điểm chưa tra cứu được. Chỉ
biết ông đã từng làm môn khách cho bọn đại quan liêu như Giả Tư Đao,
Ngô Tiềm và Sử Trạch Chi, con trai Sử Di Viễn. Cũng như Khương Quỳ,
ông suốt đời không hể làm quan, phải sống nhờ. Ông có tập M ộng S on g
g iáp , át, b ín h , d in h cảo.
Cuối đời Thanh có một số nhà bình luận hết sức để cao Ngô Văn Anh
và giá trị âm nhạc trong từ của ông, thực ra không đúng.
Khuyết điểm nổi nhất của từ Mộng Song là đẽo gọt, sáp xếp, khó hiểu
mà tủn mủn, thiếu nội dung tư tưởng. Toàn bộ từ của ông ước khoảng bốn
trăm bài (kể cả những bài bổ sung), trong đó từ thù tạc với các quan trong
triéu đã có tám mươi nhăm bài. Vể hình thức có nhiều câu sáo rỗng, cứng
nhác. Như các câu:

12 - LSVHTQ-T2 177
M ây nổi xan h hồng
N gọc tươi trong vắt.
[Tỏa song hàn]

L ả ú a du n g d ư a
H ương thừ a m an g khổ.
[Khánh xuân cung]

S en k h ó c vứt bờ đ á ,
M ây m ư a rơi bay tung,
B a y n g h iên g k h e của.
[T h ụy hạc tifin ]

Vết g ó i làm. tan tiến g thu rộn.


[Đ iẻ m giáng thẩn]

đều biểu hiện rất gượng gạo. Có người nói từ Mộng Song có th ể xếp ngang
hàng với từ Thanh Chân, thực ra ông còn thua xa Chu Bang Ngạn. Từ
Thanh Chân đẽo gọt công phu, cố đi tìm cái mới cái đẹp, nội dung cũng
nông cạn dễ hiểu. Mộng Song ra sức bắt chước, không ngờ lại phát huy
những nhược điểm của từ Chu Bang Ngạn.
Nhưng từ Mộng Song củng có những bài ý tứ cao xa, như bài [B át thanh
Cam Châu] (L in h n h a m bòi Diu M ạc chư côn g du) đoạn dưới như sau:
T ron g trướng, N gô vương say khướt,
R iên g N gũ H ò k h á c h m ệt,
N gòi tỉn h m ột m ìn h.
H òi trài x a n h ch ả n g nói,
Tóc b ạc d ố i non xanh.
N ước lưng trời,
L a n can ca o ngát,

B ầ y q u ạ theo n án g tắt xuống thôn ch à i.


Gọi rượu h oài,
L én ch ốn cầ m đ à i,
Trời thu m ây p h à n g ( ]\

(1 ) H ổ Lang dịch.

178
Bài từ này có nội dung và khí phách, khác với những bài cảm khái hoài
cổ thông thường. Bón chữ "trời thu mây phảng" miêu tả cảnh trời thu cao
trong, độc đáo mà sáng tạo, người trước chưa nói được. Có bài mô tả tình
yêu như P h o n g n h ậ p tùng-.
N g h e g ió m ư a q u a tiết th an h m inh,
B u ồn ch o h o a rầu cỏ héo.
Trước làu xan h x ám c h ia đ ô i ngả,
M ột ta liễu, m ột tấc tình si.
R u n run xuân lạn h trong rượu,
T àn ca n h tín h m ộn g o a n h kêu.
Vườn tây ngày ngày quét làm d in h ,
T hưởng thức trời q u an g như củ.
Ong vàn g buộc ch ặ t m ối thiên thu,
Có lúc tay qu ờ hương dọng.
D ùng d ắ n g d ô i uyên ch ả n g tới,
T hêm lạ n h đ êm d à i rêu mọc.
cũng được người đời truyền tụng. Còn như bài [Đường đa lệnh], đoạn:
N ơi đ â u g ộp nên sầu,
N gười x a lòn g h ấ t hiu.
đọc lên thấy nhẹ nhõm. Hai câu mở đầu chưa thoát khỏi trò chơi chữ, toàn
bài đem đến cảm giác như quá dễ dãi.
Tóm lại, từ của Mộng Song quá trọng hình thức mà xem nhẹ nội dung,
quá chú trọng tu từ, dụng công âm luật. Ông nói: "Âm luật phải hài hòa,
không hài hòa thì trở thành thơ câu dài câu ngắn m ất; chọn chữ phải nhã,
không nhã thì không giống thể trién lệnh^1^; dùng chữ không được quá lộ,
lộ thì nổi nhưng không có ý vị sâu xa; cấu tứ không nên quá cao, cao thì
cổ quái mà m ất cái ý mém mại, uyển chuyển" (Trong N h ạc p h ủ c h ỉ m ê
của Thẩm Nghỉa Phụ nói là thuật lại lời Ngô Vãn Anh), câu "cấu tứ không
nên quá cao" nói rõ căn bệnh của ông.

Vương Nghi Tôn, tự Thánh Dư, hiệu Bích Sơn, người Cối Kê (nay là
Thiệu Hưng), ông có tập B íc h Sơn N h ạc p h ủ , còn gọi là H oa n g o ạ i tập.
Các bài [Mi vu] (T ân nguyệt), [Thiên hương] (Long diên hương), [Tề thiên

(1) Một thẻ ca khúc thòi Nam Tông (N D ).

179
tạc] (Thiển)... nói lên lòng cảm khái trước cảnh nước m ất nhà tan , rất
hàm súc. Cuốn T ống tứ g i a từ tuyển của Chu T ế rất để cao Nghi Tôn,
nhưng cũng có lời phê bình "chỉ có điêu góc cạnh quá rõ, đọc đi đọc lại,
giận như thấy nước trong mà không có cả". JrU dng Viêm có bài từ [Tỏa
song hàn] điếu Nghi Tôn, trong lời tựa có nói: "Thơ ông thanh tao, từ ông
nhàn nhã, hay như Khương Bạch Thạch, nay đã bặt tiếng rồi". Có th ể thấy
tác phẩm của ông đã được các nhà làm từ coi trọng.

Chu M ật (1232 - 1298), tự Công Cẩn, hiệu Thảo Song, người T ế Nam,
đến ở Hổ Châu. Thơ hay văn giỏi. Ông viết các sách Tè Đ ông d ã ngữ, Quỳ
tân tạp thức, H ạo n h iẻn trai n h ã đ à m , Vũ lâ m cựu sự v.v... Vé từ có tập
T h ả o son g từ, còn gọi là T ằn C háu ngư d ịc h p h ổ , thanh nhã, đẹp đẽ, rũ
sạch được cái ủy mị. Đáng tiếc trong tập từ không còn những tác phẩm
làm sau khi nhà Tống đã m ất, nên khó lòng thấy được toàn bộ tư tưởng
của ông. Ông đã chọn từ của một trâm ba mươi hai nhà làm từ đưa vào
tuyển tập Tuyệt d iệu h ả o từ. Nhiéu bài của các nhà làm từ nổi tiếng hoặc
không nổi tiếng đéu nhờ vào tuyển tập này mà được lưu truvẽn.

Trương Viêm (1248 - 1320?), tự Thúc Hạ, hiệu Ngọc Điên, người Lâm
An (nay là Hàng Châu). Tác phẩm có Sơn tru ng b ạch văn từ và Từ nguyên.
Từ của Trương Viêm cùng một dòng với Khương Quỳ, tác phẩm của ông
nhiểu bài buồn da diết. Trong bài [Giải liên hoàn] ông than thân trách
phận, ví mình với con chim nhạn lẻ loi:
B u òn xa d à n m uôn d ậm ,
H oả n g h ót lìa bay.
đã bộc lộ được tâm lí kinh sợ, phiêu linh khi nước m ất nhà tan. B ài [Cao
dương đài] (T ây h ò xu ăn cảm ) nói:
L ò n g n à o nối m ộn g đ à n ca nữa,
Đ an h d ó n g cửa,
Rượu su ôn g g iá c yên.
C hó cu ốn rèm ,
S ợ tháy h o a bay,
S ợ n g h e cu ốc gọi.
Lại như trong bài [Tràng đình oán mạn] (Hữu c ả m c ố cư) viết:
G iận g ió T ảy k h ô n g xót ve sầu,
B èn q u ét sau m ột rừng lá rụng.

180
Dùng ve sầu lạnh và lá rụng để tự ví, thật là thảm thiết.
Nhưng trong hơn hai trâm mấy chục bài ở tập Sơn trung b ạch uản từ
(tác phẩm của ông nhiều gấp ba Khương Quỳ), phần lớn lại là những lời
nhàn nhã và những cảm giác cuối đời "Ngọc lão điền hoang" (câu trong
[Chúc Anh Đài cận]), v ì mất nước phải phiêu bạt kháp nơi, nỗi buồn nghẹn
ngào của di lão, tư tưởng sống gấp hành lạc, cố sức tiêu khiển, thường
được biểu hiện, mới xem qua hình như mâu thuẫn, thực ra với tình cảm
giai cấp của một vương tôn lạc phách như ông thì sự biểu hiện ấy cũng là
lẽ thường. Cuối đời ông lấy hiệu là "Lạc Tiếu ông", điều đó nói rõ trong
hoàn cảnh bất đác dĩ, ông chỉ có thể xem nhân th ế là một trò chơi để sống
cho hết quãng đời còn lại. Vể nghệ thuật, từ của ông trôi chảy thanh thoát,
chỗ nào cũng có thể thấy được ông rất dụng công tô điểm câu chữ. Chính
vì th ế mà từ của ông được người đời sau yêu thích, học làm theo; nhưng
cũng chính vỉ th ế mà một số nhà lí luận vể từ không bằng lòng. Chu T ế
phê bình ông "không chịu thay đổi ý", "không có thủ thuật mở rộng". Đó
là khuyết điểm nghiêm trọng của từ ông.
Trương Viêm còn viết hai quyển Từ ngu yên , quyển thượng nghiên cứu
thanh luật, đi sâu vào ngọn ngành chi tiết; quyển hạ có mười lăm thiên
từ Ả m p h ổ đến T ạp lu ậ n , quá dụng công vào phân tích cách hát mà ít
phân tích nghệ thuật của bản thân từ. Trong T ạp lu ận ông nói "Tân Giá
Hiên, Lưu Cải Chi làm từ hào khí, chẳng phải từ nhã. Rảnh việc vãn chương
thì cầm bút làm mấy câu thơ ngán dài đó thôi". Đủ thấy ông phản đối từ
hào khí của phái Tân Khí T ật. Ông cho rằng chỉ có từ của phái Khương
Quỳ mới là "từ nhã", tán thưởng thứ tình cảm nhàn nhã, thoát li hiện thực.
Lí luận và thực tiễn sáng tác của ông là ãn khớp, trong đó tồn tại nhiều
cặn bã cần vứt bỏ.
Ngoài những nhà làm từ nói trên, những nhà làm từ Nam Tống chịu
ảnh hưởng Khương Quỳ còn có Trương Tập, Lư Tổ Cao, T rần Doãn
Bình, Cao Quan Quốc, Hoàng Thăng (H oàng Thãng có tập H o a a m từ
tuyền) v.v... Trúc sơn từ của Tưởng Tiệp tuy không tinh tế lắm, nhưng
cũng đọc được.
Cũng có người cho phong cách của Trúc sơn từ không giống Khương
Quỳ, nhưng không th ể nói ông không cùng phái với Khương Quỳ.

2. T Ứ L IN H VẢ P H Á I GIANG HÒ

Cái gọi là thi phái Giang Tây theo con đường của Hoàng Đình Kiên,
đến thời Nam Tống thỉ vì thi phong ủy mị và hinh thức quanh co cứng
nhác, không được người đọc thích nữa. Nhóm gọi là Tứ Linh Vinh Gia và

181
phái Giang hổ đã đủng lên công khai chống lại thi phái này.
Sở dĩ gọi là Tứ Linh Vĩnh Gia vì bốn nhà thơ này đêu là người Vỉnh
Gia, tên của họ đều có chữ "Linh". Đd là Từ Chiếu (Linh Huy), Từ Cd
(Linh Uyên), Ông Thư (Linh Thư), Triệu Sư Tú (Linh Tú). Thd họ học
theo thơ Giả Đảo, Diêu Hợp thời Vãn Đường, nêu lên phong cách nhàn
nhã, ốm yếu. Diệp Thích (Thúy Tâm ) phê bình Từ Chiếu: "Cd hàng trăm
bài thơ đẽo gọt cầu kì, đểu đột ngột bất ngờ, như băng treo tuyết đổ, làm
cho người đọc có cảm giác sợ sệt, cúi đầu ngâm nga mãi. Nhưng không có
ý lạ, ai nấy đều biết cả, chi không nói lên được m à thôi" (Lời trong Từ
C hiếu m ộ c h í m in h). Lại nói: "Các ông Từ Đạo Huy, thoát khỏi luật thơ
gẩn đây, giấu giếm tỉnh cảm, tỉm cái hiểm hdc ki lạ, hợp với người thời
Đường, chưa ai hay bàng" (Dè tập N am n h ạ c thi c ả o củ a Lưu T ièm P hu).
Những lời khen ấy củng hơi quá đáng.
Họ thường thích đi lại với tăng lữ, đạo sỉ, dựa dẫm vào quan lại, nhà
giàu, nhiểu tác phẩm của họ đầy tính chất thù tạc, một số tác phẩm khác
dù không thuộc loại tính chát này thỉ lại giống như tiếng ve sáu ai oán,
chì hát lên giọng thê lương nghẹn ngào mà thôi. Họ xem thơ là cái chiêu
bài tô điểm cho cuộc sống, mong dùng nó để đạt mục đích trở thành danh
gia. Thơ họ phần lớn là thơ cận thể năm chữ, bảy chữ, trau chuốt đẽo gọt
rất công phu, nhưng do kiến thức nông cạn, tầm nhìn hẹp hòi, tả cảnh
không tránh khỏi vụn vật, tả tình không tránh khỏi riêng tư. Cân bệnh
chính của họ là thế.

Ảnh hưởng thơ của nhóm Tứ Linh lan rộng ra thành phái G iang hồ.
Phái này, ngoài Lưu Khác Trang, Phương Nhạc ra, phần lớn đểu là những
nhà văn lấy văn chương để đi ãn dạo, thường gọi là "sơn nhân" "thực
khách". Thơ họ không đáng bàn sâu. Nhưng vì châm biếm m ỉa mai thơ
của tể tướng đương thời là Sử Di Viễn mà bị bỏ ngục (Văn tự ngục), đủ
thấy họ vẫn chưa quên th ế sự. Những nhà thơ nổi nhất trong bọn là Lưu
Khắc Trang, Đái Phục Cổ, Phương Nhạc.

Lưu Khắc T rang (1187 - 1269) tự Tiém Phu, người Phủ Đién (nay là
Phúc Kiến). T ác phẩm có H ậu T h ôn tiên sin h d ạ i toàn tập một trăm chín
sáu quyển. Thơ, từ, tản văn số lượng rất nhiêu. Thơ ông hòa hợp với các
nhà thơ Diêu Hợp, Giả Đảo, Hứa Hồn v.v... thời Vãn Đường làm thành
một th ể. Cũng cd những bài học theo Lí Hạ nhưng rất tinh xảo. Trong
cuốn T h i n h ă n n gọc tiết, Ngụy Khánh Chi đã dẫn bài cố Nhạc phủ T ề n h ả n
thiếu ôn g ch iêu hồn ca v.v... của Hậu Thôn, cho rằng trong thơ Lí Trường

182
Cát cũng ít thấy. Đủ biết ông đã học tập nhiểu m ặt ở các nhà thơ nổi tiếng
đời Đường. Trong thơ luật ông thích dùng chuyện thời trước, tiện tay hái
lấy như không tốn công, nhưng ý thơ không nhiéu lám.
Trong H ậu T hôn thi tập cũng có nhiéu bài biểu hiện lòng cám ghét tệ
sưu thuế, phu phen và phản ánh những nỗi đau khổ của nhân dân, các bài
thơ Nhạc phủ như Vận tương h àn h , K h a i lương h àn h , K h ổ hàn h àn h , Trúc
th à n h h à n h v.v... đểu là như thế. Bài Quản trung lạ c như sau:
N g oài trận d ịa bài bin h g iá p chiến,
T ron g cung d in h ca xướng thâu dêni.
Tướng qu ân gươm ch ả c trên yên,
Đ êm đ êm ch o lín h giữ yên củ a ngoài.
N ói g iặ c sọ thăn o a i k h ô n g dến,
B ấ n hươu n ai làm tiệc rượu vui.
Rượu tàn trăng núi lặn ròi,
L ụ a bay trảm m ản h rạng ngời g á i xinh.
Có a i biết b ao quán m áu chảy,
T huốc, tiền d âu chữ a chạy vết thương!
Rõ ràng bài thơ đã mỉa mai sâu cay tỉnh hình bất hợp lí trong quân
đội, bọn quan cao cấp thì hủ bại, thương bệnh binh thì bị ngược đãi. Lời
thơ cũng rất điêu luyện.
Ồng còn có một số bài tỏ thái độ bất mãn đối với bọn quyển quý, qua
đd ta có thể thấy được m ặt tiến bộ trong tác phẩm của ông. R ất tiếc, cuối
đời ông kết bạn thân với Giả Tự Đạo, trong thơ văn của ông xuất hiện
những bài nịnh hót Giả Tự Đạo, nhất là các bài H ạ G iả tướng k h ả i, H ạ
G iả th á i sư p h ụ c tư óng k h ả i v.v... phần nhiễu là những lời nịnh hót. Đó
là vết nhơ của đời ông lúc về già.
Vể mặt sáng tác ông tham nhiểu, chạy theo số lượng. B á t th ập n gảm
có nói:
T h à n h T r a io chỉ có bốn n ghìn bài,
R iên g L ụ c P h ón g Ỏ ngt2) tói vạn lời.
L ã o củ ng lòn g m on g p h ô nét g ấm ,
Cầu trời b àn g tuổi P h ó n g Ông thôi.

(1) Tức Dưong Vạn Lí (N D ).

(2 ) Tức Lục Du Ihọ tám mươi ISm tuồi (N D ).

183
Tuổi đời ông đuổi kịp Phóng Ông, nhưng số lượng thơ cố nhiên không
bằng. Những bài "âm điệu trơn tru, có vẻ giang hổ cuối mùa" vé chất lượng
kém xa Phóng Ông.
Về từ ông có tập H ậu T hôn b iệt d iệu (còn có tên H ậu T h ôn trư ờng
d o ả n cú). Hãy lấy bài [Hạ tân lang] (T ống T ràn C hân C hău Tử H o a ) làm
thí dụ:
T rôn g T h ầ n C hâu p h í a bắc,
Thử tín h xem q u ăn g đ ờ i b a o việc,
G án h vác trên vai.
G hi d ấ u núi T h á i H àn g m u ôn d ặm ,
Từng vào T ôn g P hủ ruổi rong.
N ay b ắ t rắn, cưỡi hổ.
C h àn g tới K in h D ông m ừ ng h à o kiệt,
M uốn d â n g gươm b á i y ết C hân N gô Phụ.
T ron g n ói cười,
d in h Tề Lỗ.
Đ ôi d ò n g h eo hắt, thỏ dơn côi,
H ỏi n ăm n a o tổ tiên k h u ấ t nẻo,
Có người lạ i c h ă n g ?
B a o k h á c h T ản Đ ình rai lệ,
Ai m ộn g T run g N guyên m ột g iả i,
T ín h sự n gh iệp vón d ò người đ ịn h .
N ên cười thư sin h lòn g k h iế p d ả m ,
R u ổi xe lũ lượt tựa vu quy,
N h ìn bàu k h ô n g ch im h òn g bay cử a ải.
Bài từ này biểu hiện lòng căm phẫn đối với bọn cầu an đương thời, cách
viết tuy còn thô sơ, nhưng có phong cách riêng của Lưu Khác Trang, không
giống một số bài khác như [Tấm viên xuân] (M ộng p h u như ợc) hoàn toàn
bát chước Giá Hiên, không có bản sắc riêng. Trong bài [Ngọc lâu xuân]
(HÍ lâ m th ôi) có câu:

N a m n hi T ăy B ả c có T h ần C hâu,
C h ó d ề lệ rơi càu T ây áy.

184
Những câu hay như thế, suy bụng ta ra bụng người, dùng từ kêu gọi
lòng trung vua yêu nước, kể cũng đáng khen.

Đái Phục CỔ (1167 - ?) tự Thức Chi, người Hoàng Nham. Từng giao
du với Lục Du, có các tập T h ạ ch bìn h tân ngữ, T h ạ ch b ìn h tập, T h ạ ch
b ìn h từ. Bài thơ Chức p h ụ thán rất có ý nghĩa hiện thực. Cuối bài Tần
chư ớc H o à i H à thủy có câu:
C hớ m ú c nước bờ B ắc,
Có nước m ấ t a n h hùng.
ngụ ý nói triéu đình Nam Tống chỉ khư khư giữ Hoài Hà, không th ể khôi
phục được Trung Nguyên, vì th ế mà anh hùng rơi lệ. Bài G ian g Á m P hù
Viễn dư ờn g ý tứ càng thê thảm:
H o à n h Cương trông xuống sông lớn trôi,
P hù Viễn dư ờng k ia sầu m uôn nơi.
K h ố n nỗi, núi k ia k h ô n g ch e khu ất,
H oà i N am tròng m á t tận T hằn Chău.
Cũng có bài tả cảnh như G ian g thôn văn d iề u :
N àn g rớt d ầ u sôn g dọi cá t bàng,
T rièu rút thuyền cáu g á c ch ếch bờ.
C him trắn g m ột d ô i dờn nước dứng,
T h ấy người sợ h ã i rúc lau thưa
tả chiều trên sông thôn quê rất hay. Thơ cận thể năm và bảy chữ của ông
hay hơn th ể cổ. ô n g không làm thơ thù tạc, cố tránh cái phong khí đương
thời, đó cũng là một ưu điểm. Ông thường xướng họa với Lưu Khắc T rang
và cũng sống trên tám mươi tuổi.

Phương Nhạc (1198 - 1262), tự Cự Sơn, hiệu Thu Nhai, người Kỉ Môn
(nay là An Huy), có T hu N h a i tập. Bài N ôn g d a o như sau:
Tiều m ạ c h x an h x an h d ạ i m ạ c h vàng,
Đ ường vòng n ho n hỏ ch ạy q u an h dồng.
D òng lú a n ỏ n an g n hờ no nước,
N h à n h à com c h ín n gát hương xông.

(1 ) H o a Bằng dịch.

185
T ạn h m ư a k h ó i tỏa k h ó m dáu,
Trời chiều ch im q u a gọi n hau trong rừng.
B à g ià hỏi chuyện n goài dường,
N ăm nay trời rét, tàm thường m uộn hơn^\
Dùng thủ pháp chấm phá tả cảnh nông thôn, thấy được cái đẹp tự nhiên,
chân thật. T ả cảnh từ ngoài đổng sau đến nhà dân, rất giàu hơi thở cuộc
sống. Từ của ông gần giống từ của Tân Khí T ật, nhiều bài thanh tao lành
mạnh, khá hay.

3. THO YÊU NƯỚ C CU Ố I TỐNG

Các nhà thơ Nam Tống có nhiều bài thơ yêu nước đại biểu cho nguyện
vọng và tiếng ntíi của quảng đại nhân dân, trong đó có một người vừa là
anh hùng dân tộc vừa là nhà thơ yêu nước, tác phẩm chan chứa tinh cảm,
tư tưởng chống xâm lược, nêu cao khí tiết dân tộc, có ý nghĩa giáo dục
nhất định đối với đời sau, đó chính là Văn TRiên Tường, tác giả C h ín h
k h í ca và nhiéu bài thơ yêu nước khác.
Văn Thiên Tường (1236 - 1282), tự Lí Thiện, còn có tên là Tống Thụy,
hiệu Văn Sơn, người Cát An, Giang Tây. Quân Nguyên vượt sông đánh
xuống phía Nam, Văn Thiên Tường khởi binh chõng cự. Sau không may
bị quân Nguyên bát được, bị giam ở Yên Kinh bốn nãm, không khuất phục,
bị giết. Tuổi mới bốn mươi bảy. Tác phẩm lưu lại có Văn Sơn tiên sin h
toàn tập hai mươi quyển.
Tác phẩm quan trọng của ông được tập hợp lại trong C h ỉ N a m lục và
C h i N am h ậ u lục, ctí Lời tự a v iết lấy và L ờ i nói s a u , kể quá trình dãy
binh khôi phục Tổ quốc và ghi lại cảnh ngộ từng trải trong hoạn nạn. Đặc
biệt là những nỗi hiểm nghèo từ Yên Kinh đến Chân Châu, từ Chân Châu
xuống phía Nam, đéu được ghi lại tỉ mỉ, đọc lên có cảm giác như chính
mát nhìn thấy. Đ ặt tên là C h i N a m lụ c vì trong thơ qua sông Dương Tử
có nói :
L ò n g tôi tựa N am ch ăm ,
N gày th á n g c h i p h ư ơ n g N am .

Trong L ờ i nói sau nói rõ mình đã mạo hiểm phấn đấu suýt chết mấy
mươi lần, nhưng hết thảy đễu "Không đếm xỉa", cảm thấy "sống mà không
có cách gì cứu nạn nước, thì chết cũng làm ma dữ mà đánh giặc, đó mới
(1 ) Theo bàn dịch cũ.

186
là nghĩa vậy". "Thể không đội trời chung với giặc, gọi là hết sức báo đển,
đến chết mới thôi cũng là nghĩa vậy". Cuộc đời chiến đấu của ông đúng là
"Khẳng khái trước cái chết" "Tựu nghĩa rất ung dung". Bài P h ó khu yết
trong C h i N am lục là một bài thơ luật năm chữ vững vàng, hoàn chỉnh:
T răn g s ỏ n h òm á o xuăn,
Sương N gô ướt h à i to.
H ùng tăm c h í láp biển,
G an đ ấ n g vì lo trời.
T hen thẹn chén vàng rót,
X a x a than ngói lò.
Trượng p h u việc n ào n hi,
M ột n gày d in h ngàn thu.
Bài C ao s a d ạ o tru ng tuy là bài thơ nhật kí đi đường, nhưng chủ yếu
vẫn biểu lộ quyết tâm "cầu nhân mà được nhân, còn oán gì việc bỏ mình
nơi ngòi lạch".
Bài B ạ c h Cảu h à trong H ậu lục là một bài thơ dài, đoạn cuối có câu:
Trời đ á t treo d ô i vàng,
N gười áy ch ư a th ể m á t,
D ạo vãn võ k h ô n g suy,
Đời ta cà n g m ãi m ãi.
Những bài này tràn đẩy "khí hạo nhiên’’ o giống như bài C h ín h k h í
ca. C h ín h k h í ca thuật lại cảnh sống trong tù đã bị các thứ khí như khí
nước, khí đất, khí trời, khí lửa, khí gạo, khí người, khi bẩn v.v... tấn công,
nhưng không chịu khuất phục, lấy một chọi bảy, cuối cùng đã chiến tháng
nhờ dựa vào chính khí chứa chan trong khoảng trời đất.
Tóm lại, thơ yêu nước của Văn Thiên Tường có thể chia làm hai loại.
Một loại hiên ngang phấn phát "trung can nghỉa đảm", vì lí tưởng yêu nước,
không sợ hi sinh tính mạng, như hai câu trong bài Quá L in h Đ inh dương:

Đời người tự cổ a i k h ô n g chết,


G iữ tăm lòn g son vói nước non.
là một thí dụ nổi tiếng. Một loại nữa đau thương buồn thảm mô tả tình
cảm, tư tưởng khi bị dày vò, như bài K im L ă n g d ịch :

( 1 ) Khí cao minh chính dại (N K P ).

187
c ỏ lút h à n h cung bón g x ế tà,
Á ng m ảy lờ lững lạ c trời xa.
N úi sôn g p h o n g cả n h còn nguyên cũ,
T h à n h q u á ch n hân d â n nửa k h á c xưa.
L au lá c h cù ng ta g ià lụ khụ,
N h à xưa én liện g hữ ng h ờ qua.
Từ nay x a cá ch G ian g N am áy,
H óa cu ốc băy v'ẽ k h ó c m áu sa.
Loại thơ trước có th ể kích thích nghị lực và dũng khí con người, loại
sau làm cho người phải cúi đáu than thở. Loại thơ này, trong hoàn cảnh
mâu thuẫn dân tộc gay gắt như cuối thời Minh và trong chiến tranh chống
Nhật, đã được nhiểu người thưởng thức.
Nhà làm từ kiệt xuất cuối Tống cán phải kể đến là Lưu Thấn Ông. Ông
là nhà làm từ kiêm cây bút phê bình. Từ của ông kế thừa phái Tân Khí
Tật, giàu lòng yêu nước.
Lưu Thẩn Ông (1232 - 1297) tự Hội Mạnh, hiệu Tu Khê, người Cát An,
Giang Tây. Sau khi nhà Tống m ất, ông không chịu ra làm quan. Tứ k h ố
toàn thư tổn g m ục d e yếu khen ông là: "Sau khi đất Tổ m ất, lòng nhớ
thời thịnh vượng, gửi gám mối tình sâu, lòng trung ái thiết tha, thường
thường th ể hiện trên giấy mực, chí của ông có nhiều chỗ đáng học theo".
Viết về nỗi đau m ất nước ông có bài [Liễu tiêu thanh] (X uăn cả m ) :
N gự a ch iến trù m chăn ,
N ến d èn tuôn lệ,
X u ân lọt th à n h sầu.
T iến g sá o đ ổ i chiều ,
Đ àu dư ờn g g ió n g trống,
N à o p h ả i tiến g ca đ â u !
L à m sa o vò võ dưới đ èn sầu,
N h ớ nước củ d à i ca o trăn g tỏ.
Q uang c ả n h k in h th à n h v&n dó,
T h ả n g n ă m rừng núi trôi qu a,
T ìn h riên g m an m á c b ể k h ô n g bờ^l\

(1 ) T heo bản dịch cũ.

188
Ông ghét cay ghét đáng bọn người Nguyên "Ngựa chiến trùm chăn" và
"Tiếng sáo đổi chiéu", ý đó quá rõ ràng.
Bài [Sương thiên hiểu giác] (H òa trung tỉ cửu n hật) ,ỗ
H àn g n ghìn cỗ ngựa,
N gửi cúc dời n ào n h i ?
M uốn lên cao, k h ô n g có chốn.
S ôn g H oà i v ĩ bắc.
Ăy đ ấ t bàng.
G ià đ i k h ô n g trỏ lại,
G ià đ ến ch ả n g lệ sa,
C ảm ơn ả o trản g người dảng,
T a bện h ròi,
K h ô n g th ể say.
Nỗi buổn thấu xương, nhất là câu:
S ô n g H o à i vè bác,
Áy đ ấ t băng.
Nỗi đau khi nước m ất nhà tan đại khái cũng giống tình cảm tư tưởng
trong câu:
Tiền xuân di,
X u ăn đ i ròi tràn g ia n hết lối
của bài [Lan Lăng vương] (B ín h T í tống xuân). Bài [Vĩnh ngộ lạc] bản
thân ông nói nếu so sánh với Lí Dị An^2) thì "còn buồn khổ hơn". Cái mà
ông hơn các nhà làm từ khác là ở chỗ "Chí ông có nhiều chỗ đáng học
theo" chứ không phải toàn là tiếng nói tiêu cực.

Các bài trường điệu khác của Lưu Thẩn Ồng như bài [Tấm viên xuân]
(Tống xu ân) cũng là một bài hay, cảm động lòng người. Tản vãn của ông
hơi uẩn khúc khó hiểu, không sáng sủa như từ. Phê bình văn học của ông
cũng tương đối ưu tú trong phái bình điểm, nhưng lại đi sâu vào chi tiết,
vụn vặt, không có những tác phẩm hệ thống.
Uông Nguyên Lượng, tự Đại Hữu, hiệu Thủy Vân, tác phẩm có Thủy
Văn tập, H ò Sơn lo ạ i cảo. Thơ ông có giá trị quan trọng nhất trong thơ

(1 ) Theo bàn dịch cũ.

(2 ) Tức Lí Thanh Chiếu (N D ).

189
của dân lưu lại (vùng giặc chiếm). Trước đây, người ta gọi thơ ông là sử
thi của thời Tống diệt vong. Chín mươi tám bài trong H ò C hău c a thuật
lại những điễu mát thấy tai nghe trên đường từ "Hàng Châu ngàn dậm
đến u Châu", khi ông theo Tam cung^1) Nam Tống đi lên miền B ác đáu
hàng, tuy có thuật lại chuyện "Mười lần mở yến tiệc", tỏ lòng cảm ơn trước
sự đối đãi của người Nguyên, đó là điễu đáng chê, nhưng trong thơ chủ
yếu là biểu lộ lòng trung trinh và nỗi phẫn uất. Hai mươi bài V iệt C hâu
ca thuật lại thảm trạng khổ đau m ất nước khi quân Nguyên theo B á Nhan
xuống Nam giày xéo nửa phẩn đất nước ở Đông Nam. Mười bài Túy ca
bộc lộ lòng bi phẫn trước cảnh "Hàng thẩn lơ láo khấp triéu đình". Bài thứ
nhất, thứ hai trách m áng bọn quyền thần hại nước, bài thứ ba, thứ tư tỏ
lòng bất m ãn đối với T ạ thái hậu, người đầu tiên xin hàng. Nhất là bài
năm :
T iến g m õ d ầ u th àn h d iềm h ết can h,
N g o à i sân đ ố n g lử a g ió rung rinh.
T h ị th ần đ ọ c biểu h à n g N guyên dứt,
T hiếp k í n gay tên: T ạ Đ ạo T hanh"(2\
chỉ đích danh T ạ thái hậu, ý ở chỗ châm biếm. Về sau trong bài T h á i h o à n g
T ạ th á i hậu văn chư ơng có câu :
Việc d ến n g h ìn n ăm chóng,
S ầu vè ch ết c h ậ m dần.
càng biểu lộ niềm căm giận đối với quóc hậu không cùng sống chết với đất
nước. Bài thứ tám :
N g o à i th à n h vừa m ới ngớt cơn m ưa,
B a o ch iếc thuyền son táp n ập qua.
Đ àn sá o ầ m vang quên c ả nhịp,
T hù n g thù n g trốn g trận xu ống T ây h ò ^ '
Sau khi đã đầu hàng, trong cuộc múa ca thanh bình bên Tây hổ, chúng
còn đánh trống ra trận, đối với những hiện tượng như vậy, ông rấ t cảm
giận.

Ông còn có nhiéu tác phẩm xướng họa với Vàn Thiên Tường trong ngục,
chứng tỏ lòng trung thành với vương triẽu Triệu Tống.

(1 ) Tức thiên lủ, Ihái hậu, hoàng hậu.

(2 ), (3 ) Theo bản dịch cũ.

190
Các bài thơ trường thiên như Di Son tíiy ca, Yến ca h à n h , v.v... rất bi
tráng, ông tự ví mình với Tô Vũ, Đỗ Phủ, có những câu :
A nh tháy ch ăn g trên biền chăn d ê tay cầ m tiết,
Đ ói ra nuốt tuyét vói lôn g chiên.
L ạ i ch à n g tháy trên núi P h ạ n K h ó a người ch ê cười,
N g ãm sầu, say khướt, đ á n g thầy ta.
Có th ể liên hệ với câu thơ nổi tiếng của ông :
N gười N a m rơi lệ, người B á c cười,
P hủ tôi cúi đ ầ u lạy đ ỗ quyên!
Bài P hù K h ă u đ ạ o n h ă n ch iêu hòn ca (Bài ca chiêu hổn đạo nhân Phù
Khâu) hoàn toàn bát chước bài Càn N guyên trung ngụ cư Đ òng Cốc huyện
tác c a th á t thủ (Năm Càn Nguyên ngụ cư ở huyện Đồng Cốc làm bảy bài
ca) của Đỗ Phủ, nội dung càng bi phẫn, thê lương. Sau khi nhà Tống mất,
ông làm đạo sì đi khắp nơi, chẳng biết m ất ở đâu.
Trong thời kì này còn cđ các nhà thơ nổi tiếng như: T ạ Phường Đác,
T ạ Cao, Trịnh Tư Tiếu, Lâm Cảnh Hi, v.v...

T ạ Phường Đác, tự Quân Trực, hiệu Điệp Sơn, có D iệp son tập. Nhà
Tống mất, ông khởi nghĩa để khôi phục, bị thua, bức phải về Yên, tuyệt
thực mà chết. Bài K hư ớc s ín h thư biểu hiện khí tiết lẫm liệt của ông, là
bài nổi tiếng nhất được truyền tụng xưa nay.
Bài Vũ Di son tru ng :
Mười n ă m h ết m ộn g được vè nhà,
Đ ứng tự a non ca o bến b ãi xa.
Trời d á t tiêu đ ièu m ư a núi tạnh,
Cuộc đ ờ i m a i đ ẹp trân g cà n h hoa.
Lấy phong thái trong tráng, xa cõi tục của hoa mai trong núi cao tượng
trưng cho phẩm chất cao quý của nhà thơ không thèm chìm nổi với đời.
Bài thơ này phong vị thanh cao, được người đời truyền tụng.

Tạ Cao, tự Cao Vũ, đã từng làm tư nghị tham quân trong doanh trại
của Văn Thiên Tường. Sau khi Vãn Thiên Tường bị nhà Nguyên cầm tù,
ông vẫn hoạt động bí m ật ở các nơi. Thiên Tường bị giết, ông đang lưu
lạc ở Đông Nam, nghe tin khđc thảm thiết, lên đài câu cá của Nghiêm Tử

191
Lăng dựng bài vị Thiên Tường, ngoảnh vể Bác khóc mà làm lễ, viết bài
Đ ăn g Tây d à i d ộ n g k h ố c k í buồn thê thảm, đúng như người xưa đã nói:
"Ông Cao Vũ khóc ở Tây đài, như trời rét cuối đông, gió mạnh run người,
kêu gào thảm thiết, như nghe hàng vạn tiếng hòa lẫn với nhau. Thơ cổ
kim chưa lúc nào đổi thay như thời đó, cũng không lúc nào thịnh vượng
như thời đó". Thơ có H i p h á t tập, thơ cổ th ể từ phong cách của phái Hàn
Dũ, Lí Hạ, Mạnh Giao diễn biến mà ra, trong tác phẩm ông đã biểu đạt
một cách dũng cảm tình cảm khổ đau vì m ất nước, ý tứ thì chưa từng thấy
trong các nhà thơ nói trên. Loại thơ ca này đủ mạnh để cổ vũ nhiệt tình
yêu nước của mọi người nên được sùng kính.
Bài thơ luật năm chữ K h ố c sở tri :
T oàn qu ản lúc lâ m nguy,
H o a ch im sôn g p h ơ i thãy.
T ròi ch ìm nơi biển cả,
G ió lạ n h tới củ a này.
M àn x a n h m ư a h ó a biếc,
R ừ ng d en h iện hôn về.
S á o n i non d ầ u núi,
H àn g xóm ch ằ n g còn ai.
Bài thơ nói vé cái chết của Văn Thiên Tường, có liên quan đến vận
mệnh đất nước, than khóc không có người nối nghiệp, hi vọng khôi phục
đất nước tiêu tan. Bài thơ chứa chất buồn giận, dù ngàn năm sau cũng
không thể không nhỏ nước m ắt đồng tình.
Lại như bài T hư Vãn Sơn quyền hậu ế-
H òn đ ã bay m uôn dặm ,
T ròi d á t h a i n gả chia.
C hét k h ô n g cù ng ôn g chết,
S ốn g t h ế sốn g là m chi.
L ò n g son ch ư a p h a i nhạt,
M áu th ắ m d ã d ô n g ngay.
K h ắ p nơi d'èu n hò lệ,
H ọ tên d ổ i ch o ta.

(1) Nghiêm Từ Lăng ngưòi Dỏng Hán, (hòi Quang Vũ, không chịu ra làm quan, ò ân câu cá.

192
Những chữ do máu và nước m át kết thành đó cũng muôn đời bất hủ
như những bài của Vãn Thiên Tường trong C h ỉ N am lục.

Trịnh Tư Tiếu, tự ứ c Ông, hiệu Sở Nam, ctí S ờ N am tập. Bài T ống hữu
n h ă n quy (Đưa tiễn bạn vé nhà) có câu:
Tuổi ca o trắn g m á i d ầu ,
G ọi q u a C hiết G ian g sâu.
H oa rơi rượu m ột chén,
T răn g sả n g n gàn d ặ m dau .
P hư ợn g h o à n g thản vũ trụ,
H ươu n ai rừng núi cao.
B iệt li k h ô n g n g oái lại,
M ờ m ờ k h ó i căy rầu.
"Phượng hoàng thân vũ trụ" giống mấy câu của Đỗ Phủ trong P hư ợn g
h o à n g d à i:
T rải tìm ta quyết p h a n h ngay,
C ho c h im n ó r ia h ọ a k h u â y d ạ sầu,
T im n ày trải trúc kém d âu ,
Đỏ tươi rà rỡ p h ả i càu nữa chi.
M áu n ày suối ngọt k ém gì,
D òng tron g leo lẻo d ễ bì dược ru
đéu dùng hỉnh ảnh nuôi nấng ấp ủ phượng con để tượng trưng cho tư
tưởng phục quốc. Những lúc đi, đứng, thức, ngủ ông đều khống quên Tổ
quốc. Cái tên ông đặt cho mình cũng có ý để kỉ niệm Triệu Tổng. Vẽ hoa
lan mà không vẽ đất, người ta hỏi tại sao như thế, ông nói đất đã bị
bọn giặc đào hết rồi. Những cái đó chứng tỏ tấm lòng nhớ thương nước
cũ của ông.

Lâm Cảnh Hi, tự Đức DỊ, hiệu T ế Sơn, có B ạ c h T h ạ ch tièu xướng, phẩn
lớn là những bài nhớ thương cái cũ, cũng có bài ý nghĩa sâu xa, lời văn
uyển chuyển, như bài S an son g tân h ò hữu c ố triầu p h o n g sự c ả o du yệt
ch i hữu cả m (Đọc tập phong sự của triều củ trước cửa sổ mới dán lớp giấy

(1 ) N T dịch.

13 - LSVHTQ-T2 193
hổ, cảm hứng mà làm):
Đ án h bạn m ây buòn trú núi đông,
Q uanh non rơi tuyết, đ á t lò hồng.
N h à a i tám g iấ y ch e thu lạ n h ,
Cửa s ổ bên non ch ấ n g ió tòng.
Bài cổ thể bảy chữ Đ ộc Văn Sơn tập đoạn cuối như sau:
Thư s in h tự a k iếm h á t vang trời.
T h ôn g reo m uôn núi tiến g h ò a theo.
T h ế g ia n li biệt, tình n h i nữ,
S on s&t a n h h ù n g ý c h í cao.
Khí khái của ông quả không kém Văn Sơn trong câu: "Gửi tấc lòng son
chiếu sử xanh". Sau khi nhà Tống m ất, Dương Liễn chân già(l) quật lăng
vua Tống. Cảnh Hi góp nhặt xương rơi lại mai táng, trổng cây đông thanh
làm dấu, viết bài Đ ông th a n h h a n h tỏ lòng trung trinh bi phẫn, có ảnh
hưởng nhất định trong thời đó và sau này.
Những tác phẩm và sự tích của di dân thời Tống, không thể nào kể hết
được, nhưng đọc tập T ốn g d i d â n lục của Trình Mẫn Chính và những tác
phẩm hữu quan khác... không những chúng ta thấy rõ lòng tiết tháo, nỗi
đau buồn của kẻ sĩ thủ tiết, m à còn thấu hiểu tình cảm dân tộc của các
nhà thơ yêu nước và tinh thấn phản kháng bất khuất của họ.

(1 ) Một vị tăng đòi Tống - Nguyên Thế lỏ đưa lên làm lồng thống Thích giáo Giang Nam. y
dâng tấu xin quật lăng các vua Tống. Hơn một trăm ngôi lăng mộ của đế vUrtng đại thần nha Tông
đ Tiền Đưỏng. Thiẽu Hưng đều bj đào. Ngày thường thì giếl hại nhân dÃn. cưtip doạl vãng ngọc,
hãm hiếp phụ nữ. không lội ác nào không lãm. Thỏi đó T h ế tổ sùng dạo PhẠl cho nổn nhiéu ngưòi
đán hặc mà cũng khổng xét.

194
Chương X

THI THOẠI ĐÒI TỐNG

Phê bình văn học đã sử dụng nhiểu hình thức khác nhau, chứ không
phải chỉ hạn định trong một tác phẩm có hệ thống chặt chẽ như Văn tăm
d iêu lon g của Lưu Hiệp. Chỉ cán mở quyển Văn tuyền của Tiêu Thống
thì thấy ngoài hình thức "luận" - thể tài này có Đ iền lu ận : L u ậ n vãn -
thì các loại như "thư", "tự", "sử luận" v.v... đểu có thể dùng để bình thơ,
luận văn, thậm chí "phú" là thể văn vần cũng dùng làm một kiểu "luận
vãn" như Văn p h ú của Lục Cơ. Đến thời Đường, thơ th ể cô’ cận nãm hay
bảy chữ cũng dùng để viết lí luận văn học. Những thí dụ nổi tiếng như
các bài N gẫu d ĩ , H Í vi lụ c tuyệt cú của Đỗ Phủ, bài T iến si của Hàn Dũ,
bài Tập m i tiên b ói p h ụ c thị vinh xưóìig ch í vu thiên tự dụ n g thăn thù tạ
của Lục Quy Mông. Về sau, thể từ lưu hành, các nhà văn lại thường dùng
từ để phát biểu ý kiến của họ đối với thơ vãn, thí dụ bài một [Vọng giang
nam] (Tự trào) của Đái Phục Cổ. Trong các loại thể tài của phê bình văn
học, loại thú vị và có nhiêu ảnh hưởng nhất là thi thoại, đó là một loại
phê bình văn thơ xuất hiện dưới hình thức "tiểu thuyết kiểu dật sự". Nó
ra đời vào thời B ác Tống và dần dẩn phát triển thành hình thức chủ yếu
trong truyẽn thống phê bình văn học của Trung Quốc.
Quyển thi thoại đẩu tiên là L ụ c N h á t thi th o ạ i của Âu Dương Tu, đấu
quyển chi ghi một câu: "Cư sĩ lúc về sống ở Nhữ Âm, tập hợp lại để có
chuyện mà nhàn đàm". Trong quyển N gạn Chu thi th o ạ i của một người
đời Tống khác là Hứa Khải cũng nói: "Thi thoại là để phân biệt cú pháp,
hiểu rõ xưa nay, ghi đức thịnh, chép chuyện lạ, đính chính những điều sai
lấm". Có thể hợp cả hai đoạn trên mà xem xét. Nội dung thi thoại là rất
phủc tạp, nó bình luận tác gia và tác phấm cổ kim, khảo đính hoặc giải
thích những câu hay, những bài nổi tiếng, ghi lại những chuyện có liên
quan đến thơ vãn và ngôn luận, nhưng tôn chỉ của nó rất đơn giản và rất
bình thường: "để có chuyện mà nhàn đàm". Nó không phải là những bài
nghị luận quy mô nghiêm túc mà là những lời bình luận thân mật tùy tiện,
ngữ khí nhẹ nhàng, lời lẽ bình dị, tiện tay ngát lấy, tiện miệng nói ra, tùy

195
ý thu thập, để lại cho độc giả một ấn tượng tự do tự tại, ưu du mà không
gò bó. Thi thoại đời Tống thường viết rất uyển chuyển, xúc động, đọc lên
thấy ý vị đậm đà giống như đọc "Tiểu thuyết dật s ự ^ 1) từ Ngụy T ấn về
sau. Đúng như vậy, những đoạn Tư Mã Tương Như bàn về làm phú, Dương
Hùng bình luận vể phú của Tư Mã Tương Như trong T ây k in h tạp k í;
những đoạn T ạ An trích câu thơ hay trong K in h thi, Nguyễn Phu khen
thơ Quách Phác, Viên Dương cười thơ Lưu Khôi, Ân Dung đáp thơ Tôn
Xước trong T h ế thuyết tăn ngữ VỄV... (thiên Văn học, thiên B à i đ iều ), là
hình thức phôi thai của thi thoại. Ngoài ra, các trước tác của "Tử bộ tạp
gia" như mấy đoạn trong N h an thị g ia h u á n đính chính những sai lấm khi
dẫn dụng sự việc của bài T h á t tịch thi, N h ạ n m ôn th á i thú h à n h và tán
thưởng câu thơ của Vương Tịch (thiên K h u y ến học, thiên Văn chư ơng),
hoàn toàn có th ể xem là thi thoại. Trong bút kí của người thời Đường,
những đoạn bình luận bình khảo thơ văn càng nhiều, ctí điều là pha tạp
với nhiều thứ khác nữa. Đến thời Tống, việc "nhàn đàm" vẽ thơ ca mới
tách khỏi các loại ghi chép khác, thành một th ể riêng không pha tạp, đó
là thi thoại. Người đời Tống không những viết thi thoại m à còn biên soạn
thi thoại, thu thập những lời bình luận, các mẩu chuyện vể thơ vãn rải rác
trong các sách như T hi th o ạ i tổn g quy của Nguyễn Duyệt, Đ iều K h ê ngư
án tùng th o ạ i của Hổ Tử, T h i n h ã n n gọc tiết của Ngụy Khánh Chi đéu
là những cuốn thu thập thi thoại tương đối được lưu hành.
So với các sách nói về phương pháp làm thơ đời Đường, thi thoại đời
Tống rõ ràng đã tiến thêm một bước. Chỉ lấy những đoạn ghi chép trong
Tân Đ ường thư mà nói, rõ ràng thời Đường đã đề ra mấy loại "thi cách",
"thi thức", "thi lệ", có một số còn do tay các nhà văn nổi tiếng viết rap^.
Nhưng căn cứ vào những tài liệu hiện còn thì chỉ có "thi thức" của Mạnh
Hạo Nhiên là có một số kiến giải mới mẻ, tinh tế, còn thì đều làm cho
người ta th ất vọng. Những sách đó tiếp tục truyền thống của Thẩm Ước
bàn về tứ thanh bát bệnh, mà lại vụn vặt và rắc rối hơn, chỉ đi vào những
cái hình thức rất nhỏ nhặt, rất phiẽn toái. Các sách này chuyên đi vào đối
ngẫu, thanh luật, thể thức, chia làm năm cách, mười bảy thế, hai mươi
thức, hai mươi tám bệnh, hai mươi chín đối, bốn mươi m ôn,v.v... đúng là
chẻ sợi tóc làm tư, năm hỉnh mười vẻ. Có một số chủng loại thì thừa, nhiểu
mục rất khiên cưỡngt3). Những cách thức máy mdc, vụn vặt này đả trói

(1) Tiểu thuyết ghi chép những chuyện mát mát thát tm yển (N D ).

(2 ) N ghệ văn chí trong Tăn D ư ờ n g thư quyển sáu mươi có đăng mục lục tác phim nói vé tho
cùa Vương Xương Linh, Già Đ ảo, Điêu Hợp,v.v...

(3 ) Thí dụ các mục: "Thế su tù ném trả" hay "Thế long độc ngoảnh nhìn đuôi" trong P hong
tao chi cách cùa T ế Kì.

196
tay trói chân những người làm thơ, và cũng làm hoa mát nhức đầu người
đọc. Vê việc giúp người đọc thưởng thức, hiểu biết tác gia và tác phẩm thì
đã thua xa thi thoại đời Tống. Người đời sau rất coi thường thơ Tống, nên
thi thoại đời Tống cũng bị vạ lây. Đầu đời Nguyên đã có người than thở:
"Thi thoại thì thịnh mà thơ thì càng không bằng ngày xưa" (Triệu Vãn,
T h a n h san tập quyển một: Q uách thị thi th oạ i tự). Người Minh cũng
thường nói: "Người đời Đường không nói vễ phương pháp làm thơ, phương
pháp làm thơ phần nhiéu ở thời Tống mà ra" (Như T ạp k í trong H oà i L ộ c
dư ờn g cả o quyển mười của Lí Đông Dương). Những lời đó chứng tỏ họ
không biết đến những sách bàn vé phương pháp làm thơ đời Đường, ít ra
thì cũng chưa thấy. Nhiêu thi thoại đời Tống đã bị th ất truyền, một số chỉ
còn lại từng đoạn mà thôi. Gộp những cuốn hoàn hảo với những đoạn linh
tinh cũng có đến ba mươi loại. Căn cứ vào ba mươi loại đó ta thấy thi
thoại đời Tống đã có bước phát triển, thành phần "Tiểu thuyết dật sự" dẩn
dần giảm bớt, thành phần phê bình văn học thêm nhiễu lên. Từ tạp kí
mạn đàm dần dần biến thành những lời trình bày lí luận tương đối có
cương lĩnh. Cuốn L ụ c N h á t thi th oạ i của Âu Dương Tu là "lấy sự việc để
nhàn đàm"; tiếp đến Tư Mã Quang trong Tục thi th o ạ i lấy "ghi sự việc"
làm chủ; T run g San thi th o ạ i do Lưu Phân, bạn của Âu Dương Tu, viết
vê tính chất cũng giống nhau. Những tác phẩm ấy đéu thuật những mẩu
chuyện nhỏ, thỉnh thoảng khảo đính vài chỗ, rất ít nghị luận. Lúc Âu Dương
Tu đã về hưu và viết T hi th oại, thì phong trào văn học mà ông tham gia
đã thắng lợi, chủ trương văn học mà ông cổ vũ đã chiếm được địa vị thống
trị, th ế lực của T h ể T ây Côn đã bị loại trừ, "cổ văn” và thơ ca do Tô Thuấn
Khâm và Mai Nghiêu Thần làm đại biểu đã trở thành phong khí phổ biến.
Lúc ấy, trên thi đàn là bình yên vô sự, không xảy ra chuyện gì to lớn,
không nổi cộm lên những vấn đễ mới mẻ có thể dẫn đến các cuộc tranh
luận gay gát. vì th ế các tác giả thi thoại thấy không cấn phải suy nghỉ
hoặc giải thích thêm những vấn đề cân bản của thơ ca, mà chỉ ghi chép
lại những sự việc nghe thấy vụn vặt. Đến khi thi đàn dần dần thay đổi,
tiếng tăm và uy tín của Tô Thức ngày càng cao, ảnh hưởng của Hoàng
Đinh Kiên ngày càng lớn, đã lấn át hẳn địa vị của Tô Thuấn Khâm, Mai
Nghiêu Thần và cả Âu Dương Tu, và nội dung thi thoại cũng thay đổi. Tô
Thức cho rầng làm thơ phải có "tài liệu", cho nên: "những chuyện có thực
vào tay là dùng”; Hoàng Đình Kiên yêu cầu: "Không có chữ nào là không
có lai lịch", đòi hòi phải: "điểm sắt thành vàng", "thoát thai đổi cốt". Điéu
đó làm cho thi thoại từ giữa Bắc Tống vé sau phải đặc biệt chú ý hai mặt
"dùng sự việc có lai lịch" và "tạo từ có xuất xứ". Có một số thi thoại đã
dành phần lớn đê’ khảo đính chú thích hai thứ "xuất xứ" này, như Ưu cổ

197
đư ờng thi t h o ạ i của Ngô Nghiên; có một sô' khác thì bát bẻ hay bổ sung
cách làm thơ "dùng sự việc" của Tô Thức và Hoàng Dinh Kiên, như cuón
L ả m H án ẩn cư th i th o ạ i của Ngụy Thái và T h ạ ch lả m thi th o ạ i của Diệp
Mộng Đác; có một số lại thảo luận kĩ xảo làm thơ qua các thí dụ cụ thể:
"điểm sát thành vàng", "thoát thai đổi cốt" như cuốn T àn g h ả i thi th oạ i
của Ngô Khả và cuốn Đ in h trai thi th o ạ i của Tàng Quý Li. Những thi
thoại này tuy vẫn còn theo cách "nhàn đàm" và "ghi sự” nhưng cũng đã
thuật lại những chuyện đã thất truyển, nhưng so với thi thoại của Au
Dương Tu v.v... thì đã có thêm nhiéu kiến thức và nghị luận, càng liên hệ
m ật thiết với thực tiễn thơ ca đương thời và còn định hướng cụ th ể cho
sáng tác thơ ca. Mậc dù nghị luận, kiến thức và sự định hướng đéu hạn
chế trong phạm vi câu chữ, phạm vi nhỏ hẹp, nhưng cuối cùng vẫn chảng
còn là những thứ giúp cho nhàn đàm nửa. Thi thoại đời Tống phấn lớn
thuộc loại này. Chi có ba bộ do người Nam Tống viết ra là thoát khỏi lệ
luật chung ấy, không coi trọng thậm chí hoàn toàn không ghi các mẩu
chuyện, không khảo cứu chú thích cách dùng sự việc, tạo từ ngữ, không
nhặt từrig chương từng câu để phê bình, mà trình bày những ý kiến căn
bản và toàn diện. Đó là những cuốn T u ế h àn dư ờng thi th o ạ i của Trương
Giới, B ạ c h T h ạ ch d ạ o n h ả n thi thuyết của Khương Quỳ, T hư ơng lă n g (2ì
thi th o ạ i của Nghiêm Vũ. Chi cán so sánh L ụ c N h á t thi th o ạ i với T hư ơng
lăn g thi th o ạ i thì có th ể biết được thi thoại đời Tống đã phát triển như
thế nào. Nghiêm Vũ bé ngoài vẫn dùng thể tùy bút, ngữ khí thân th iết mà
bình dị, như ngồi trên nệm mà tán gẫu, không giống đứng trên bục mà
thuyết giáo, nhưng thực tế đã không còn là "nhàn đàm”, mà đã đi sâu vào
vấn để, không phải kể miên man một số chuyện vui, câu hay mà đã giải
thích những kiến giải văn học có hệ thống, có cương lĩnh.
Trương Giới là người đấu thời Nam Tống có quan hệ đi lại với Trấn
Dữ Nghĩa; ông rất bất mãn với thi phái Tô Thức, Hoàng Đình Kiên lưu
hành đương thời và muốn cải cách thơ ca một lần nữa. Từ sau khi Tô
Thuấn Khâm, Mai Nghiêu Than "sửa chữa tệ hại của phái Tây Côn", vào
thời Tống có người dám mưu đổ phá vỡ để xây dựng như vậy phải kể đến
Trương Giới là người đáu tiên. Những người khác hoặc chỉ trích "dùng
việc" không ổn của Tô Thức, Hoàng Đinh Kiên, nhưng lại không phản đối
hoàn toàn "dùng việc" (Như T h ạ ch L â m thi tlioại của Diệp Mộng Đắc);
hoặc phản đối "dùng việc", nhưng lại đé cao Tô Thức, Hoàng Dinh Kiên
(Như P h o n g nguyệt dư ờn g thi th o ạ i của Chu Biển); tóm lại, có một số nghi

(1 ) Nội dung bộ bách này cũng Iliấy Irong NăiiỊỊ cái trai mạn lục của Ngrt Tằng.

(2 ) Có ngưòi phiên âm là ThUdng Lường (N KP).

198
ngờ về chi tiết, nhưng vé cân bản vẫn tiếp thu truyén thống mà Tô Thức,
Hoàng Đình Kiên là đại biểu. Trương Giới thì khác hẳn. Vé chi tiết, ông
vẫn thừa nhận thơ luật năm chữ của Tô Thức là "công phu nhất” hoặc bài
T run g hư ng bi thi của Hoàng Đình Kiên có thể: "đưa vào nhà Tử MĨ"(Ẩ\
nhưng về căn bản là phủ nhận họ: "Dùng việc, ghép vấn, có gì đáng nói
đâu! Tô Thức, Hoàng Đình Kiên dùng việc ghép vẩn rất công phu, thật
đến nơi đến chốn; th ế nhưng xét đến thực chất thì đó là cái hại cho nhà
thơ, khiến cho người đời sau chỉ biết làm thơ là dùng việc, ghép vần, mà
không biết dốc sức vào vịnh vậy, lấy ngôn chí làm căn bản. Phong nhã từ
đây đã mất hẳn!". Ông lại nói: "Từ Hán Ngụy trở vể sau, thì có thơ Tử
Kiến hay, thơ Lí, Đỗ đạt, còn như thơ Tô Thức, Hoàng Đình Kiên thì kém
cỏi... Tử Chiêm^2) làm thơ bàng nghị luận, thẳng như ruột ngựa, lại chuyên
tô điểm bàng chữ lạ, người làm thơ không tiếp thu được cái hay của họ,
mà trước tiên lại tiếp thu lấy cái dở, ý của nhà thơ mất hết!", ô n g nói:
"Sau này có nhà thơ ra đời, tất muốn tranh tài cùng Lí, Đỗ, đều phải xuất
phát từ thơ Hán Ngụy". Chính là vì: "Thơ của các nhà như Đào Tiềm,
Nguyễn Tịch, thời Kiến An vé trước, chuyên về ngôn chí, thơ Phan Nhạc,
Lục Cơ trở về sau chuyên vể vịnh vật" ; ông chú ý đến "chí" và "vật", chứ
không phải phục cổ. Vé thủ pháp "vịnh vật" và "ngôn chí", ông cho rằng
phải "thu gọn lời thơ mà làm cho hàm súc", nếu không thì lại giống như
Bạch Cư Dị: "Tình ý kém đi do chỗ quá rõ, cảnh vật cũng bớt đi do chỗ
quá lộ, dần dán thành ra nông cạn, sơ lược, không có gì khác". Điểu đó dĩ
nhiên là có thể chữa được khuyết điểm "làm thơ bàng nghị luận". Ngôn
chí vịnh vật" là mục đích, "dùng việc ghép vần" là phương tiện; nhưng đem
phương tiện xem thành mục đích, hoặc mê say phương tiện mà quên mục
đích, đó là căn bệnh thường xảy ra trong lịch sử văn học, chữa mãi không
lành. Trương Giới có th ể thấy được cãn bệnh xảy ra trong thơ ca đương
thời, hơn nữa dám nói ra cán bệnh của Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, tầm
m át và dũng khí của ông hơn hẳn người đương thời. Có điểu thi thoại của
ông chưa có tác dụng, sự phản kháng của ông đối với Tô Thức, Hoàng
Đình Kiên chỉ là những lời hô hào giữa cánh rừng hoang không một ai
hưởng ứng.
Cuốn T u ế h à n dư ờn g thi thoại vẫn còn mấy đoạn "ghi việc". Cuốn B ạ ch
T h ạ ch d ạ o n h ả n th i th o ạ i của Khương Quỳ hoàn toàn thoát khỏi cái khuôn
sáo của "tiểu thuyết ‘d ật sự", chuyên nói về thủ pháp làm thơ: "Khiến những
kẻ chưa biết làm thơ có thê’ làm được, mà làm được hay"; đổng thời lại
( 1) Tứ c D ổ Phù (N D ).

(2 ) Tức Tô Thúc (N D ).

199
mượn giọng điệu của "tiểu thuyết chí quái", cố làm cho hoang đường, nói
nào là ba mươi điêu này đều do một "dị nhân" "trường sinh bất lão" ở núi
phía Nam truyền thụ cho. Bộ sách này trình bày giản lược, thường c ó đáu
không đuôi, sâu xa không lường được^1). Nhưng ý đồ chính của tác giả là
rẵt rõ ràng, giống với Trương Giới, ông muốn uốn nắn cái bệnh dài dòng
dùng nhiêu điển tích trong thơ: "Học thơ thl nhiều nhưng dùng phải hạn
chế, đó là người giỏi dụng sự; ý có thừa, nhưng không nối ra hết, đó là
người giỏi tìm lời". Phương án Trương Giới đê ra là nội dung phải đẩy đủ,
trong thơ phải có "vật" cố "chí"; phương án Khương Quỳ đề ra chỉ là chú
ý kỉ xảo: lời phải không nối hết, điển phải dùng ít, khéo ở chỗ "bố trí",
"điêu khác" và "tô điểm" đúng chỗ của nố, đặc biệt "quý ở chỗ hàm súc",
"trong câu có dư vị, trong bài có dư ý", vì vậy mà ndi: "Một bài thơ hoàn
toàn cốt ở câu cuối", "Hết bài mới lộ rõ ý định, hoặc ngược lại ý của cả
bài". Điểu đd gần giống với những điều mà Trương Giới gọi là "thu gọn lời
thơ cho hàm súc", mà lại càng coi trọng hơn, nối càng tỉ mỉ hơn. Cái giản
lược và hàm súc mà Khương Quỳ nhấn mạnh tấ t nhiên không th ể coi là
tiêu chuẩn của tấ t cả thơ ca, nhưng cũng nối rõ được điểu ông quý trọng
ở trong sáng tác thơ ca, cũng phù hợp với phong cách m à ông đeo đuổi
trong thơ và từ. Bộ thi thoại này không những là "Bạch Thạch đạo nhân
ndi về thơ" mà cũng là "Bàn về thơ của Bạch Thạch đạo nhân". Nd cđ đặc
điểm của một cuốn phê bình văn học do tác gia viết ra, căn cứ vào những
điều th ể nghiệm và tâm đắc trong thực tiễn, chỉ ra những kinh nghiệm,
nói ra nỗi cay đấng trong đó, m ặt khác, nó cũng không th ể trán h được
những khuyết điểm thường cố trong phê bình văn học thuộc loại này, là
câu nệ vào thực tiễn của cá nhân, kiến giải rất hẹp. Từ thời T am quốc,
hai anh em Tào Phi và Tào Thực đã chỉ rõ điều này: một người ndi trong
Dữ D ương Đức T ổ thư là phải biết sáng tác rồi mới biết phê bỉnh, "Phải
có dung nhan của Nam Uy(2) thì mới bàn được vể sắc đẹp, phải có cái sác
nhọn của cây Long Uyên(3) mới bàn được việc cất đứt"; một người trong
Đ iển lu ậ n : L u ậ n văn nói: sở trường trong sáng tác lại trở thành sự hạn
chế trong phê bình, "văn không phải chỉ cd một th ể, không cò ai toàn thiện
toàn mỉ, mỗi người lấy cái sở trường của mình m à coi khinh cái sở đoản
của người khác." Nhà thơ lúc phê bỉnh, gặp phải những ai khác phong cách

(1 ) Nhu phân biệt "lí cao diệu", "ý cao diệu", "nghĩ cao diệu", giải thích "ái tu két, ó tư tuyệt,
dục tu tiếu" đéu khó hiẻu. 'Thơ có ba gốc à Phong, góc ở Nhá, góc ỏ Tụng: văn của Khuất, Tổng
gổc ỏ Phong; thơ của Hàn, Liễu gốc ò Nhã"... đột nhiên đem 'Văn" làm thí dụ ch o "thơ", còn bài
nào "gốc ở Tụng" lại không nói, cũng khó hiẻu.

(2) Tức Nam Chi U y nguòi yôu của Tán V ăn Công thò i Chién quổc, dùng dê chì nguôi đẹp (N D ).

(3 ) M ộ t cây kiém sắc nhọn của s ỏ vương (N D ).

200
của mình là hạ bút sổ toẹt, giá như không thể hoặc không dám m ạt sát,
thì lại ndi phong cách đố giống phong cách của mình. Khương Quỳ làm
thơ đã chú trọng sự ẩn ước và hàm súc, thì khi bỉnh thơ cũng không tránh
được việc biến người xưa thành cái bóng của mình. Thí dụ, trong K in h thi
rõ ràng ctí những lời khiển trách sâu sác và những lời hô hào thẳng thán,
ông cũng chẳng để ý đến, lại nối bừa ràng "Ba trăm bài K in h thi đéu không
cố dấu vết những lời châm biếm hoặc oán giận, đểu là tiếng nói của những
người yêu nhau". Hỉnh như K in h thi đổng thanh tương ứng với thơ ông,
đặc biệt là với từ của ông!
T h i thuyết của Khương Quỳ dựa vào danh nghỉa đạo sĩ, T hư ơng lăn g
thi th o ạ i của Nghiêm Vũ lại dùng lời lẽ hòa thượng - "mượn thiền để so
sánh". Nghiêm Vũ, tự Nghi Khanh, người Thiệu Vũ, Phúc Kiến, là một nhà
phê bình rất cd danh tiếng vào thời kì cuối Nam Tống. Các nhà thơ đương
thời đểu nói nghị luận của ông rất cao, các nhà biên soạn lời bình thơ cũng
chọn lời của ông cho là "hay n h ấ t^ 1). Có người còn xếp ông ngang hàng
với Khương Quỳ, nđi hai ông: "Bình thơ thì rõ ràng, nhưng làm thơ thì
không hay lám" (T h i n h ă n ngọc tiết k h ả o trong D òng g ia n g tập quyển bảy
của Phương Hổi). Nhưng cđ điều tuy Khương Quỳ khồng phải là nhà thơ
lớn, nhưng thơ ông lại c ó những sáng tạo, tự mình cđ phong cách riêng;
Nghiêm Vũ thì non nớt, trước sau vẫn chưa vượt quá giai đoạn mô phỏng.
Cuốn T hư ơn g lã n g thi th o ạ i chia làm nãm phẩn : "Thi biện", "Thi thể",
"Thi pháp”, "Thi bình", "Thi chứng". "Thi pháp" rất giống "Thi thuyết" của
Khương Quỳ. "Thi bình", "Thi chứng" giống thể tài thi thoại thông thường.
"Thi biện" và "Thi thể" nghiên cứu, tìm tòi nguyên lí thơ ca, thuật lại các
th ể loại thơ và thi phái các thời đại đã qua. Ông cho rằng: "Thơ cđ tài
riêng, chẳng liên quan gì đến sách. Thơ cố thú riêng, không liên quan gì
đến lí", là thứ "ngâm vịnh tính tình", cần phải "không dính đến con đường
lí tính, không rơi vào lời lẽ giải thích". Vì thế, ông phản đối "các tác gia
gần đây" "lấy chữ nghỉa làm thơ, lấy tài học để làm thơ, lấy nghị luận để
làm thơ". Đó chính là điều mà Trương Giới công kích thẳng thấn và Khương
Quỳ đã uốn nán một cách mềm dẻo. Từ giữa Nam Tống về sau, mới thêm
phái học theo "Vãn Đường" là phái Giang hồ mà hai ông Trương Giới,
Khương Quỳ không để cập tới. Nghiêm Vũ cho rằng phái mới này là "Đại
bát hạnh trong đạo thơ" và phản đối nd, chủ trương thơ "phải lấy Hán,
Ngụy, T ấn, Thịnh Đường làm thầy", "phải học theo phép Thịnh Đường". Lí
do là "thơ Thịnh Đường" giống như cái "nghỉa thủ nhất" của đạo thién,

(1) Bản của Mã Kim soạn : Dái Phục c ồ Thạch bình thi tập quyên một; Chúc nhị nghiêm. Ngụy
Khánh Chi Thi nhăn ngọc tiết quyẻn một.

201
"đạo thiển cốt ở chỗ diệu ngộ1-1), thơ cũng cốt ở chốn diệu ngộ "các nhà
Thịnh Đường" "giác ngộ thấu triệt", "nên cái chỗ diệu của nd trong suốt, lung
linh, không thể bát lấy được, như thanh âm giữa trời, sác đẹp trong dung
nhan, ánh trăng dưới đáy nước, hình ảnh trong gương, lời C(S hạn mà ý vô
cùng". "Thi đạo ở chỗ diệu ngộ", "các nhà thd Thịnh Đường có thể diệu ngộ",
"nên phải theo phép của thơ Thịnh Đường". Quan hệ giữa ba câu này xem ra
rất rõ ràng, nhưng hai câu sau có thể suy luận theo hai cách. "Người Thịnh
Đường làm thơ hay là do diệu ngộ, vì thế muốn làm thơ phải biết diệu ngộ
như người Thịnh Đường". Như thế là thi đẹp với người xưa một cách linh
hoạt. "Người Thịnh Đường làm thơ hay là do diệu ngộ, cho nên muốn diệu
ngộ thl phải học làm thơ như người Thịnh Đường". Như th ế là học theo người
xưa một cách máy mđc. Nghiêm Vũ đã gộp hai khái niệm này làm một, kết
quả là để xướng phục cổ, phỏng theo cái cổ. Thực tiễn sáng tác của ông cũng
phù hợp với lí luận này. Chỉ riêng điểm này mà nối, "Lấy đạo thiền ví với
thơ" đó là một sự so sánh rất gượng gạo, bởi vì thiển tông để xướng "đác vô
sư chi trí" (tìm được trí tuệ không cần thầy), không những phủ nhận diệu
ngộ có thể học được ở người xưa, mà còn cho rằng học tập kinh điển chỉ sản
sinh ra giáo điểu, không đưa đến sự diệu ngộ.
Từ lâu, người đời Đường đã gắn hai loại hoạt động tâm lí tham thiển
và làm thơ với nhau, người Tống càng coi đđ là chuyện thường tình ai
cũng nói. Nghiêm Vũ chỉ đưa đạo thiền và thơ ra cùng bàn luận, nòi ràng
cả hai cái đó đều cẩn diệu ngộ, chứ không phải như người đời Đường cho
ràng học Phật, tham thiền là nguyên nhân dẫn đến việc làm thơ hay, thậm
chí nêu T ạ Linh Vận làm thí dụ (Hạo Nhiên, T h i thức, quyển m ột: Văn
chương tôn g ch ỉ). Điểm sáng tạo đáng nêu của Nghiêm Vũ là ở chỗ không
những dùng tham thiền để ví với làm thơ, mà còn chỉ ra ràng hiệu quả
tâm lí do thơ hay tạo ra "trong suốt, lung linh, không th ể nám b át được".
Cảm giác mà người đọc cd được là cảm giác giống như khi tham thiển đến
lúc giác ngộ. Ông dùng nhiều lời của hòa thượng để hình dung thơ hay,
những lời đó chỉ là để so sánh. Thí dụ, cái mà ông gọi "không dính với lí
trí không rơi vào giải thích", tuyệt không phải là cất đứt ngôn ngữ và đoạn
tuyệt tư duy như đạo thiền đã gọi: "không dính với lí trí", không phài nđi
là thơ thì phải vô lí, tầm bậy, mà chỉ nói "không làm thơ bàng nghị luận";
"Không rơi vào giải thích" không phải là nói thơ là thiên thư không cò chữ,
mà chỉ nói "không làm thơ bằng chữ nghĩa" (tức chỉ từ tảo). Cũng như vậy
"thanh âm giữa trời, sác đẹp trong dung nhan, m ặt trăn g trong nước, hỉnh
bóng ở trong gương" không phải nói mĩ cảm do thơ hay sinh ra là "thấy

(1) Chữ nhà Phật : ý nói rát giác ngộ.

202
lơ mơ" "như ảo, như mộng" như kinh Phật nói, mà chỉ nói thứ mỉ cảm đó
có th ể hiểu được nhưng khó mà phân tích được; bởi vì "thanh âm trong
không" rõ ràng là nghe được nhưng không thể thấy được; bởi vì "sắc đẹp
trong dung nhan, m ặt trâng trong nước, hình bóng ở gương", quả thật là
thấy được, mặc dù không bát được. Thực ra, Nghiêm Vũ có thể chẳng cán
phải "lấy thiền mà nói vé thơ". Cái "diệu ngộ" trong "đạo làm thơ" mà ông
nói có chỗ giống với "ứng cảm" mà Lục Cơ nói trong Văn p hú hay "thán
tư" mà Lưu Hiệp nói trong Vãn tăm diêu long. Hơn nữa, "ngộ" từ lâu đã
không còn là vật riêng của thién tông, mà đã bị các nhà đạo học đem dùng
rối^1). "Lời nói có hạn mà ý không cùng" "trong sáng lung linh" v.v... cũng
như "ẩn mà đẹp" của Lưu Hiệp mà cũng là điéu Đỗ Phủ đã nhác mãi như
"bài hết tiếp đến sự hỗn mang" (Gửi Cao Thích., S âm T h am b a m ưoi vần),
"Thơ hết đất còn thừa" (B át a i thi: Trương Cửu L inh), và cũng là những
cái mà Tư Không Đố nhiều lần nhấn mạnh như "cái đạt được ở ngoài vẩn"
(Thư gử i L Í S in h b àn v'ê thơ), "ảnh ngoài ảnh, cảnh ngoài cánh" (Thư gửi
Cục P h ố). Có điều là mang chiêu bài của đạo thiến cũng giống như lí luận
văn nghệ đật cơ sở trên một hệ tư tưởng, có thế lực, hoạt động tâm lí sáng
tác và hiệu quả tâm lí của tác phẩm có thể xâu chuỗi với nhau không phải
tốn công sức gì, có thể lợi dụng các tên có sản "đại tiểu thừa", "Nam Bắc
tông" để phân biệt sáp xếp trên dưới các phái thơ xưa nay. Như thế, không
những là giản tiện mà còn dễ nghe - tức là "Lời bàn kinh đời tuyệt tục"
mà Nghiêm Vũ nói. Nđi "mượn đạo thiễn để ví với thơ" là một nguyên tác
mỉ học thì không đúng bàng nói đó là một loại sách lược tuyên truyén;
không nên xem nhẹ hai chữ "tá" (mượn) và "dụ" (ví với).
T hương lã n g th i th o ạ i nói đến đạo thiền và bình thơ đểu có những thiếu
sót, nhưng suốt cả thời Tống chảng có bộ thứ hai nào như nó, có hệ thống
hoàn chỉnh, có cương lỉnh rõ ràng, nghị luận thoải mái mà lại rất hàm súc,
tỏ mát, tỉnh tai người đọc, lại làm cho họ phải suy ngẫm.
VI thế có người đã nói thi thoại Nam Tống hay hơn thi thoại Bác Tống
mà cuốn của Nghiêm Vũ lại hay hơn các cuốn thi thoại Nam Tống (Dường
ăm quý th iêm quyển ba mươi hai của Hổ Chấn Hanh). Nó có uy tín lớn
trong hai thời đại Minh Thanh. Lí luận phục cổ của "Thất tử", thuyết
"không thể bàn cãi" hoặc "nói không ra lời" của phái Cánh Lãng, thuyết
thần vận của Vương Sĩ Trinh v.v... tấ t nhiên đéu do Nghiêm Vũ gợi ý,
cũng như cách phân kì phô’ biến chia thơ Đường ra làm Sơ Đường, Thịnh

(1 ) Vi dụ Chu Hi trong N ịịũ loại quyẻn mưoi bảy bán vé "cách vậi irí tri" trong Dại học là "đại
triệl ngộ".

203
Đường, Trung Đường, Vãn Đường cũng chỉ là suy diễn chủ trương nghiêm
khác của ông chia làm "Thịnh Đường", "Đại Lịch dĩ hoàn", "Vãn Đ ường^1).
Bộ sách này của ông cùng với bộ Tùy viên thi th o ạ i của Viên Mai đời Thanh
cđ lẽ là hai bộ thi thoại có ảnh hưởng rộng rãi nhất.

(1 ) D ư ờ n g thi p h ẩ m hối của C ao Bỉnh quy định và phổ biến tên Sơ, Thịnh, Văn Dường. Trong
Plìàm lệ có nói: "Tiền bối Bác Lăng Lâm Hổng thưòng bàn thơ vói tôi, xét đén sự phân biệt cùa
Nghiêm Thương lãng tiên sinh, có thẻ láy lòi họ l i m làm bằng". X in xem Tiển Khiẽm ích H ữ u học
tập quyển muòi lăm D ư ờ n g thi anh hoa tự.

204
Chương X I

THOẠI BẤN VÀ HÍ KHÚC

1. TH O Ạ I BẢ N

Tiểu thuyết bạch thoại - "thoại bản" - ra đời vào đời Tống là một sự
kiện lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Loại tiểu thuyết bạch thoại này phản ánh cuộc sông xã hội rộng rãi hơn
so với các tác phẩm văn học trước kia, đặc biệt là cuộc sống của phụ nữ
lớp dưới, những người làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ nơi thành thị.
Những người lao động bình thường, địa vị xã hội thấp kém này thường
được tán dương trong tác phẩm và thường trở thành hình tượng nhân vật
chính diện của tác phẩm, điểu đó là hiếm thấy thậm chí không có trong
các tác phẩm thời trước. Ngoài ra, vể hình thức, thoại bản sử dụng bạch
thoại gấn với khẩu ngữ. Vé nghệ thuật biểu hiện, cũng có những bước phát
triển mới như mô tả hoàn cảnh, nhán vật và đối thoại. Vễ kết cấu, nó
cũng có những đặc điểm như: Một, trước lúc vào chính vàn có lời "nhập
thoại" (vào đề) bằng thơ hay bằng câu chuyện. Liên hệ với chính vãn bàng
ý nghĩa tương tự hay tương phản. Hai, thường dùng văn vẩn để tả cảnh
tả vật, khi phải khác họa tỉ mỉ nhân vật hoặc sự kiện có tác dụng làm nén
cho gợi cảm, nối trên tiếp dưới cho gán bó, có lúc cũng dùng để nói lên
sự tán thưởng của tác giả. Ba, kết thúc bằng thơ hay bàng từ, phần lớn
có ý nghĩa rãn dạy khuyên nhủ.
Thoại bản xuất hiện tạo ra một cục diện mới trong văn học, cái đó cũng
có nguổn gốc xã hội của nó. Nhà Tống sau khi thống nhất Trung Quốc,
để củng cố địa vị và bảo vệ quyến lợi phong kiến đã phải thi hành một số
biện pháp kinh tế có lợi cho dân, tạm thời hòa hoãn mâu thuẫn giai cáp,
sức sản xuất của xã hội được phát triển thêm một bước. Cùng với sự phát
triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, kinh tế thương nghiệp cũng
phồn vinh thêm. Nhân khẩu thành thị không ngừng tăng lên, tấng lớp
bình dân thành thị cũng lớn mạnh dần, các trò vui trò chơi do đó mà sinh
ra. Các sách Đ ôn g K in h ìnộng h o a lục của Mạnh Nguyên Lão và Vũ L â m

205
cựu sự của Chu Mật đã tường thuật rất đầy đủ vé tình hình đtí. Trong các
hình thức giải trí bàng văn nghệ, thì "tiểu thuyết" và "giảng sử" được hoan
nghênh nhất. Để cho người nghe dễ hiểu, dễ tiếp thu, phải chọn những nội
dung họ quen thuộc, tình hình khách quan ấy đẻ ra những tác phẩm phản
ánh cuộc sống bình dân thành thị. X ét vể quan hệ kế thừa vãn học, thoại
bản đời Tống đã chịu ảnh hưởng của "thuyết thoại" (kể chuyện) và "tiểu
thuyết thị dân” đời Đưòng. Các thứ tục giảng, biến vãn cũng có gợi ý nhất
định đối với nó vé m ật hình thức.
Căn cứ theo cuốn Túy ông d à m lục của La Hoa đã thống kê, thì số
lượng thoại bản đời Tông có khoảng hơn một trăm mười lăm loại. Nhưng
vì lâu ngày và bị sĩ phu bài xích, chà đạp, nay chi còn lại không đến hai,
ba mươi thiên rải rác trong các sách K in h bản thôn g tục tiều thuyết, T h a n h
b ìn h son dư ờng th o ạ i bản , Dụ th ế m in h ngôn, C ảnh t h ế thôn g ngôn, T in h
t h ế h ằ n g n gôn ..., trong đo' có mấy thiên có thể là tác phẩm của người thời
Nguyên.
Với thái độ yêu ghét rõ ràng, thoại bản thời Tống đã vạch trán những
tội ác của xã hội phong kiến, chỉ trích tham quan ô lại, miêu tả một cách
khẳng định và tán dương "dân nghèo thành thị". Tính tư tường rẵt rõ, nổi
bật. Điều đó trước hết biểu hiện ở chỗ tác giả khảng định lòng khát khao
đòi hỏi tự do yêu đương của nam nữ thanh niên, tán dương thái độ chân
thành và kiên trinh của họ trong tình yêu. Trong các tác phấrn vãn học
trước đây cũng những chuyện tình, nhưng đạc sác của thoại bán đời Tống
là biểu hiện một cách nổi bật lòng dũng cảm và kiên quyết của phụ nữ.
Như trong truyện N gười thọ m ài ngọc, Cứ Tú Tú đã mạnh dạn phá bỏ
hàng rào của lễ giáo phong kiến cùng với người yêu là Thôi Ninh trốn đến
Đàm Châu. Hành vi của họ đã xúc phạm đến tôn nghiêm của quận vương
Hàm An, cuối cùng Tú Tú bị chết. Nhưng cái chết vẫn không ngãn được
nguyện vọng mãnh liệt tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc của cô. Chết rối, cô
vẫn tìm Thô, Ninh để kết đôi vợ chổng. Truyện Chu T h á n g T iên d a tinh
là m n áo d ộ n g lầu P h à n củng rất đặc sác. Chu Tháng Tiên gặp Phạm Nhị
Lang ở trên hổ Kim Minh, hai người yêu nhau, cô chủ động và mạnh dạn
bày tỏ tình yêu của mình. Cô yêu một cách kiên quyết, cha mẹ không ngản
cản được, chết cũng không thể ngãn trở được. Vì Phạm Nhị Lang, cô ta
đã chết hai lần. Đã thành kiếp quỷ, cô ta còn xin nghi phép ba ngày để
vé đoàn tụ với Phạm Nhị Lang, tìm cách cứu Phạm ra khỏi nhà lao Đặc
điểm chung của hai câu chuyện tỉnh này là sác thái lãng mạn và tinh thán
phản kháng mãnh liệt. Nguyện vọng của Chu Tháng Tiên và Cứ Tú Tú

206
sau khi chết mới thực hiện được. Thông qua cái chết của họ, một m ặt vạch
trấn th ế lực phong kiến chà đạp họ, đổng thời cũng biểu hiện tinh thẩn
phản kháng của nữ thanh niên trong tình yêu.
Ngoài để tài tình yêu ra, thoại bản còn miêu tả những vụ "án" và những
hiệp khách "cướp của người giàu giúp người nghèo" có liên quan trực tiếp
tới mâu thuẫn của xã hội phong kiến. Những loại truyện này tuy đã xuất
hiện vào thời Lục triều và thời Đường, nhưng đến đời Tống mới đặc biệt
phát triển, hơn nữa đã phản ánh cuộc sống xã hội một cách sâu sắc và
hiện thực hơn. Qua những câu chuyện này, tác giả đã vạch trẩn sự đen
tối của chính trị trong xã hội phong kiến, chí trích sự tham lam bẩn thỉu,
sự ngu độn của tập đoàn quan liêu; hết sức đổng tình và ủng hộ đối với
nhân dân bị đau khổ và bức hại; nhiệt tình ca ngợi những hiệp khách dám
ra sức giúp dân và những quan lại cá biệt sáng suốt, thanh bạch. Truyện
C hém oan T h ô i N in h tỏ lòng căm phẫn đặc biệt trước cái chết oan của
Thôi Ninh và chị hai Trấn, nghiêm khác chỉ trích bọn quan lại phong kiến
hồ đồ, coi m ạng người như cỏ rác. Truyện G iàn T h iếp h ò a thượng mô tả
bọn quan lại đã bạc nhược lại tàn nhẫn, bọn chúng chỉ biết dùng nhục hình
để bát cung khai, chẳng cẩn biết người ta sống hay chết. Truyện T ốn g Tứ
C ông d ạ i n á o n h à lã o Trương biển lận , tả Tống Tứ Công, Triệu Chính,
Hầu Hưng, Vương Tú bốn người vào kinh thành như vào chỗ không người,
trừng phạt tên Trương Phú làm giàu được vỉ bất nhân, lập nên cơ nghiệp
nhờ riết róng. Họ cướp cái đai ngọc của Tiễn Đại Vương, trêu đùa tên
Đằng Đại Doãn, kẻ muốn bất họ, đập chết bọn Vương Tuân, Mã Hàn, tay
chân của giai cấp phong kiến, quả là làm cho người ta thỏa lòng hả dạ,
không những châm biếm giai cấp phong kiến thống trị bất tài hủ bại, mà
còn cho thấy không th ể coi thường nhân dân được. Lại như Doãn Tông
trong truyện Vạn Tú nương b ả o thù Sơn Đ ình N h i, tự mình phải dựa vào
"trộm cướp" để nuôi nấng mẹ già, mà khi kẻ khác gặp cơn hoạn nạn cũng
không do dự "rút gươm cứu giúp", kết quả hi sinh tính mạng. Các đức tính
cứu khốn phò nguy, vì người quên mình của họ càng làm bộ m ặt tự tư,
hung ác của giai cấp thống trị lộ rõ hơn hết. Đối với giai cấp bị áp bức bóc
lột thì đổng tình, tán dương, đối với giai cấp thống trị thì châm biếm, vạch
trẩn , tấ t cả những cái đó đã tạo nên đặc điểm tư tưởng chủ yếu của thoại
bản đời Tống.
Về nghệ thuật, thoại bản cũng có đặc sấc và thành tựu. Trước hết, nó
khác họa thành công một số hình tượng nhân vật có tính cách và tươi
sáng. Ngoài những hình tượng phụ nữ phản nghịch như Cứ Tú Tú, Chu

207
Tháng Tiên đã nói ở trên ra, tác giả còn khắc họa được hình tượng phụ
nữ Lí Thúy Liên kiên cường, linh lợi, cơ trí, dám khiêu chiến với lễ giáo
phong kiến như trong truyện L í Thúy L iên n h a n h m iện g . Lại như tả Thôi
Ninh yêu lao động, yêu cuộc sống, trung hậu, lương thiện, cũng rát sinh
động. Miêu tả nhân vật phản diện như tên quận vương Hàm An hung tàn,
gian ác cũng rất chân thực. Một đậc sác khác vé nghệ thuật của thoại bản
là khéo dùng hành động, đối thoại của nhân vật để biểu hiện sự phát triển
của tình tiết và cá tính nhân vật. Truyện T ống Tứ C ông đ ạ i n á o n h à lã o
Trương b iển lận dùng một loạt hành động, tả được thán sác của tính cách
tham lam, khác nghiệt, coi đồng tiền hơn tính mệnh của Trương Phú. Tác
giả thoại bản còn dùng những đoạn đối thoại dài đê’ biểu đạt các loại tình
cảm tư tưởng phức tạp và tính cách của nhân vật. Như truyện Chu T h ả n g
T iên d a tìn h là m n á o d ộ n g lầu P h à n , với đoạn đối thoại khi Chu Tháng
Tiên cố ý cãi cọ với người bán nước, vừa biểu hiện tư tưởng tình cảm phủc
tạp quanh co khi cô thổ lộ tình yêu, vừa làm nổi bật tính cách thông minh
cơ trí của cô. Trong C hém oan T hôi N in h , qua đoạn đổi thoại giữa chổng
và chị hai T rần, tính cách người phụ nữ bị áp bức, m ất hết lòng tin, quen
nhẫn nhục chịu đựng đã biểu hiện rõ nét trước m át người đọc. Chảng
những thế, thoại bản đời Tông còn miêu tả tâm lí một cách xuất sắc,
thường chỉ dùng vài ba lời nói là nêu được tâm lí phức tạp của con người.
Như trong truyện C h ỉ T h à n h Trương chủ qu ản mô tả Trương Tháng sau
khi thoát khỏi sự đuổi bắt của kẻ khác, bỗng nhiên "thấy một mảnh tráng
sáng chiếu dọi trong không trung". Chỉ giản đơn mười chữ mà mô tả được
tâm tình thoải mái nhẹ nhõm của Trương Tháng sau khi thoát khỏi cảnh
hiểm nghèo.
Tuy vậy, thoại bản đời Tông rốt cục vẫn là sản phẩm của xã hội phong
kiến, vì th ế không thể không tránh khỏi ảnh hưởng của tư tưởng phong
kiến, thêm vào đó là sự hạn chế lịch sử và giai cáp của tác giả, tấ t nhiên
nó vẫn tổn tại một số khuyết điểm. Điều trước tiên là sự tuyên truyén tư
tưởng định mệnh và nhân quả báo ứng. ví như truyện P h ù n g N gọc M ai
d o à n viên đã mượn thuyết nhân quả báo ứng ca ngợi tên phản bội trong
đội quân nông dân khởi nghĩa mà không phân biệt phải trái. Trong B ô tát
m an việc T rần Khả Thường bị bức hại mà chết được giải thích là "kiếp
trước vụng đường tu, kiếp này đành phải trả ”, như vậy đã nhẹ nhàng gỡ
tội cho giai cấp thống trị phong kiến. Dùng các câu chuyện quỷ thán để
tuyên truyền tư tưởng mê tín cũng là một khuyết điểm của thoại bản đời
Tống như trong các truyện T ây Sơn n h á t q u ậ t quỷ, T ày h ô tam th á p k í,
Đ ịnh C háu tam q u á i v.v... Ngoài ra, thoại bản còn miêu tả một số cảnh

208
dâm ô, phản ánh sở thích thấp hèn của táng lớp thị dân. Dùng quá nhiéu
tình tiết ngẫu nhiên làm giảm bớt tính hiện thực củđ câu chuyện cũng là
một khuyết điểm nữa của thoại bản đời Tống.
Thoại bản đời Tống, ngoài "tiểu thuyết" ra, còn có "giảng sử". "Giảng
sử" đời Tống hiện còn được mọi người công nhận có hai bản là T ân biên
Ngũ d ạ i sử b ỉn h th o ạ i và Đ ại T ống Tuyên H òa d i sự. Tăn biên Ngũ d ạ i
sử -b ìn h th o ạ i thuật lại lịch sử năm triều đại Lương, Đường, Tấn, Hán,
Chu Toàn bộ sách được viết theo lịch sử ở các nét lớn, còn chi tiết là
có chỗ tô vẽ thêm. Sách mô tả các nhân vật như Hoàng Sào, Chu On, Lưu
Trí Viễn, Quách Uy, có phần sinh động, song nói chung không hay lám.
D ại T ống Tuyên H òa d i sự thuật lại một cách giản lược lịch sử hưng vong
của nển chính trị B ắc Tống. Sách này có khả năng "từ bản gốc cũ của
người Tống" được người thời Nguyên thêm thát vào; hệ thống không nhất
trí, lẫn lộn giữa vãn ngôn với bạch thoại, kết cấu lỏng lẻo. Nhưng toàn bộ
cuốn sách đã vạch trần sự hủ bại, hoang dâm của tập đoàn thống trị do
Tống Huy tông (Triệu Cát) cẩm đấu, hết lời chê trách hành vi bán nước
nô lệ, quỳ gối, khuất phục, cầu hòa của bọn chúng, đổng thời ca ngợi các
anh hùng bảo vệ Tổ quốc, đồng tình với nỗi khổ cực của nhân dân. Cái
đáng quý là sự miêu tả với thái độ khảng định đôi với quân khởi nghỉa
nông dân của nhóm Tống Giang. Do đó, tính chất tiến bộ của nó rõ rệt
hơn T ản biẻti N gũ d ạ i sù b ìn h th oạ i nhiểu.
Thoại bản đời Tống, bất cứ là "tiểu thuyết" ngán hay "giảng sử" dài, đểu
có ảnh hưởng lớn trong vãn học sử Trung Quốc. Nó không những làm cho
văn học gần gũi với nhân dân, mà còn mở ra một kỉ nguyên mới của tiểu
thuyết Trung Quốc. Các truyện ngán bạch thoại từ Minh, Thanh lại đây
trưởng thành là do ảnh hưởng trực tiếp của thoại bản đời Tống. Đến thoại
bản "giảng sử" dài rõ ràng là 11ÌỞ đường cho tiểu thuyết dài Minh Thanh
trở vể sau. Đ ại T ốn g Tuyên H òa d i sự có quan hệ trực tiếp lớn lao đến
việc hình thành Truyện T hủy hủ. Còn như tinh thần hiện thực và lãng
mạn của thoại bản đời Tống và một số đặc điểm nghệ thuật của nó là
những truyền thống tốt đẹp của tiểu thuyết Trung Quốc.
Ngoài ra, thoại bản còn cung cấp nhiéu đề tài cho hí kịch Nguyên, Minh
trở về sau. Vở kịch M ười lă m qu an tiền là dựa theo chuyện C hém o a n T hôi
N in h mà cải biên đến nay vẫn được trình diễn.

(1 ) Năm Iriểu cuổ'i thòi Ngũ đại thập quốc còn gọi là HẠu Lương. Hậu Dường. Hậu Tẩn, Ilậu
Hán, Hậu Chu (N D ).

14 - LSVHTQ-T2 209
2. H í K H Ú C

Hí khúc trước đời Đường về cơ bản còn ở trạng th ái m anh nha, mọi
m ặt vẫn chưa được thành thục, chỉ cđ thể coi đây là một số nhân tố hí
kịch mà thôi.
Đến đời Tống, hí khúc mới phát triển mạnh mẽ cùng với các loại văn
nghệ thị dân khác. Hí khúc đời Tống đại khái có th ể chia thành ba loại
lớn: một loại dùng ca, múa, hát, nói làm chính, như chuyển đạp, khúc phá,
đại khúc, khiểm từ, cổ tử từ, chư cung điệu, v.v...
Căn cứ vào tài liệu hiện còn, những thứ này tuy cũng đã cđ cốt truyện
thậm chí đã kết hợp ca múa và biểu diễn thành chuyện rồi, nhưng vẫn
khác xa với hí kịch ở chỗ chưa có sự chuyển biến từ th ể kể chuyện, sang
thể nói thay nhân vật. Còn một loại nữa gần hí kịch hơn là múa rối, ảnh
hí tạp kịch, v.v... Đời Đường đã có múa rối, nhưng đến đời Tống đặc
biệt phát triển mạnh, có nhiều loại: múa rối dây treo, múa rối dây kéo,
múa rối đầu gậy, múa rối dùng thuốc, múa rối thịt, múa rối nước, v.v...
Ngô Tự Mục nối trong cuốn M ộng Lư ơn g lụ c rằng nố cũng giống như ảnh
hí cđ thể "biểu diễn chuyện son phấn, m a quái, đánh nhau, xử kiện, lịch
sử, vua tôi khanh tướng các đời". R ất tiếc là nội dung câu chuyện và hình
thức biểu diễn hát xướng như th ế nào ngày nay chúng ta không có cách
nào biết được. Tạp kịch thời Tống tuy bắt nguổn từ "kịch tham quân" đời
Đường nhưng đã có sự phát triển hơn nhiêu. Trước hết về kết cấu đã được
mở rộng hơn. Tạp kịch đời Tống trước tiên là diễn một đoạn câu chuyện
bình thường mà ai cũng biết gọi là "diễn đoạn", sau đó mới diễn tạp kịch
chính. Diễn viên cũng đã phát triển tới năm loại: m ạt nê, dẫn hí, phđ phù,
phó m ạt, trang cô. R ất tiếc là đến nay tạp kịch đời Tống chẳng vở nào
được lưu truyẽn lại. Chúng ta chỉ xem một số đoạn ghi chép trong các bút
kí của người đời Tống mà biết được rằng chẳng những nd giễu cợt bọn nhà
văn ăn cắp các tác phẩm người trước (Lưu Phần: T ru n g sơn th i th o ạ i),
mà còn châm biếm triểu chính, như đả kích việc sửa đổi ch ế độ tiền tệ
một cách bậy bạ (Tăng Mẫn Hành: Đ ộc tỉn h tạp c h í), vạch trấn tên T ấn
Cối bán nước cẩu vinh (T rìn h sử quyển bảy của Nhạc Kha), chửi máng
bọn quan lại tham tiền xử kiện tẩm bậy (Di k iê n c h í, Đinh tập, quyển bốn
của Hồng Mại), chỉ trích bọn quan lại công nhiên ăn cướp (T è đ ô n g d ã
ngữ quyển mười ba của Chu M ật), v.v... Qua những đoạn ghi chép đó có

(1) Loại hí khúc dùng da động vật hoặc bìa cứng cắt thành hình nguòi rổ i dùng đèn chiéu lên
màn. D iễn viên đúng ỏ sau màn vừa điéu khiẻn hình ngưòi vừa hát (N D ).

210
thể thấy ràng, nếu từ góc độ nghệ thuật hí kịch mà đòi hỏi, thì nó chưa
hoàn bị, thiếu những tình tiết và xung đột của hí kịch làm cho người ta
ham thích, chưa sáng tạo được các hỉnh tượng nhân vật có cá tính rõ rệt.
Nhưng nó có ảnh hưởng đối với đời sau, đặc biệt ảnh hường trực tiếp và
to lớn đối với sự phát triển của hí kịch đời Nguyên, bát cứ về phương diện
nội dung cũng như hình thức, nó đặt nền móng cho tạp kịch đời Nguyên
phát triển . Loại thứ ba là Nam hí (hí vân) đã đáy đủ hình thức hí kịch
hoàn chỉnh, nó xuất hiện giũa đời Bác Tống, đến thời Nam Tống rất thịnh
hành. Đáng tiếc không còn lại vở nào, ngày nay ta chỉ có thể nhìn thấy
kịch bản Nam hí xuất hiện sớm nhất như Tiếu tôn d ô v.v... nhưng cũng
khó mà đoán định đó là tác phẩm của người đời Tống. Đối với một số vấn
đề vé Nam hí, sẽ được trình bày trong phẩn văn học thời Nguyên.

211
ChươníỊ X II

VĂN HỌC LIÊU - KIM

1. T ÌN H H ÌN H CH U NG VÈ VĂN H ỌC L IỀ U - KIM

Liêu là một nước phong kiến do bộ tộc Khiết Đan (1^ lập nên ở miên
Bác và Đông B ác Trung Quôc, có một lịch sử 209 năm (916 - 1125), trong
đó hơn một th ế kỉ là đối lập với Bác Tông. Nhưng kinh tế nước Liêu lạc
hậu hơn Bắc Tống rất nhiều, nhàn dân miền Bác nước này còn sống theo
kiểu du mục, vì thế xu th ế tất nhiên là người Khiết Đan phải bát chước
Hán tộc vé các m ặt chính trị, kinh tế, văn hóa v.v... Vẽ ván hóa, họ được
người Hán giúp đỡ tham khảo chữ Hán để sáng tạo chữ viết của Khiết
Đan, hơn nữa còn dùng văn tự này để phiên dịch nhiéu sách vở Hán học.
Bị văn hóa Hán tộc thu hút, vua Khiết Đan cũng đế xướng thơ ca trong
tầng lớp trên, nhưng đồng thời lại ra lệnh cấm xuất khẩu sách và không
cho tư nhân in sách, do đó các tác phẩm vãn học còn được giữ lại rất ít.
Trong hơn sáu mươi năm trước Liêu Thánh tông D a-lu ật-lo n g -tự (983 trở
vé trước), vãn hiến còn lại chỉ có mấy bài chiếu lệnh và bài H ải thượng
thi (thơ trên biển) của Đông Đan vương D a-luật-bội. Sau thời Liêu Thánh
tông, tác giả ngày càng đông, thể vãn cũng dán dần phong phú thêm.
Nhưng vãn học triều Liêu phát triển thua văn học khu vực Trung Nguyên.
Trong khi các nhà vãn Bác Tống không ngừng tiến hành những cải cách
về văn học thì các tác giả triều Liêu cùng thời củng chỉ có thể bát chước
bút pháp thời Đường và Ngủ đại, làm một sô' thơ, từ, hoặc gò ép sáp xếp
những điển cố, làm ra một số bài vãn bién ngẫu. Thơ từ của hoàng hậu Ý
Đủc Tiêu- quan - âm là đại biểu cho thơ và từ đương thời. Vé nội dung,
thơ và từ đó chỉ phản ánh đời sống cung đình, vể nghệ thuật, thì rõ ràng
là sổng sượng, thô thiển, kĩ xảo còn non nớt. Vào thời vua Thiên Tộ
D a-lu ật-d iên -h ỉ (1101 - 1125), nhà Liêu đã bộc lộ triệu chứng suy vong,
bọn thống trị tối cao thì hoang dâm vô độ, tin dùng bọn gian nịnh, khiến
cho các mâu thuẫn xã hội bùng nổ cùng một lúc, do đó, "thơ vịnh sử" của

(1 ) Ngưòi Ng;i gọi Trung Quốc là KM TđM _ KM TVJM do tù Kliict Dan mà ra (N D ).

212
Văn Phi Tiêu - sác - sác ra đời, phản ánh tỉnh cảm thương thời, lo cho
đất nước của bà. Cứ so sánh thì thấy dân ca triéu Liêu còn có ít nhiểu đặc
sác, giọng điệu tương đối chua cay. Nhân dân đã dùng câu:
N ăm ông tuổi cộng bốn trăm năm ,
N gó B ác, n g oản h N a m ^ n g ủ m iên m an.
Tụ chủ thăn m ìn h kh ôn g dương nổi,
B ụ n g n à o n găn nối rợ Nữ Chăn.
(Trán Thuật, Liêu văn hối: Q uốc tihári ngạn)

để châm biếm vua và đại thán hổ đổ, ngu xuẩn, gián tiếp nói lên mâu
thuẫn dân tộc giữa Liêu - Kim. Nghe nói nhân dàn thời đđ còn bước theo
nhịp trống "thùng thùng" mà cất cao giọng hát:
T rống thùng thùng,
N g oài thì lòe loẹt trong rỗng không.
N gón g d ợ i n ăm sau thản g h ai, th án g ba tới,
Đ ày th àn h n ào thấy chủ nhăn ông.
(Trán Thuật, Liêu vùn hối: Trùn bnng bòng cu)

Bài dân ca này giễu cợt bọn thống trị ngoài mạnh trong yếu, nguyễn
rủa chúng sẽ bị diệt vong. Những bài dân ca chất phác mới mẻ này là tinh
hoa của thơ Liêu. Tóm lại, bản thân nền văn học Liêu giá trị không cao,
nhưng nó có ý nghĩa ở chỗ đã bồi dưỡng được một loạt các nhà vãn cho
sự phát triển nền vãn học đời Kim.
Lúc bộ tộc Nữ Chân dấy lên ở lưu vựí; Hác Long Giang và vùng núi
Trường Bạch, thì nhà Liêu đang suy vi. Hoàn Nhan A -cốt-đ ả bèn xưng
vua sau khi đã thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, và đặt niên hiệu là Thu
Quốc (1115), đây chính là triều đại nhà Kim trong lịch sử. Người kế thừa
A -cốt-đ ả, sau khi diệt Liêu, đã tiến quân vào Trung Nguyên, bát hai ông
vua Tống Huy tông và Tống Khâm tông của Bác Tông, chiếm hơn một
nửa đất đai của Trung Quốc, áp bức Nam Tống, kéo dài hơn một th ế kỉ,
đến năm Thiên Hưng thứ ba (1234) đời Kim, Ai tông (Hoàn Nhan Thủ-tự )
mới bị quý tộc Mông Cổ tiêu diệt. Thời kì này, nhân dân đã tiến hành cuộc
chiến tranh anh dũng, người trước ngã, người sau tiến lên, chống áp bức
tàn bạo và cướp bóc điên cuồng, buộc bọn thống trị Nữ Chân giữa thời

(1) Dời xưa vua ngổi ngoảnh mặt VC phưong N;im. I|uần ill,nil châu vun đcu ngoảnh về phưrtng
Bắc. o dây nói vua lôi nưóc l.iêu (N D ).

213
Kim phải thi hành một số chính sách nhượng bộ, vé m ật khách quan,
làm cho sản xuất được khôi phục và phát triển tạm thời. T rong lỉnh vực
văn hóa, bọn Nữ Chân cũng hết sức bát chước các đời Hán, Đường, B ác
Tống và Liêu. Người được gọi là "Tiểu Nghiêu Thuấn" Kim T h ế tông
Hoàn Nhan U ng (1161 - 1189) bị một quý tộc Nữ Chân là Hoàn Nhan
Vỉ n g ộ t-d u ật-tử phê bình là "Từ máy năm lại đây, dùng nhiẽu bọn quan
lại m ất nước của Liêu, Tống làm cho vãn chương phú quý phá hỏng
phong tục nước ta" (Đ ại K im q u ố c c h í quyển mười bảy). Câu này đã nòi
rõ thanh th ế vãn hóa của Hán tộc và K hiết Đan ở triẽu Kim, cũng nđi
rõ nguồn gốc của văn học Kim là từ văn học Liêu Tống, đặc biệt từ văn
học B ác Tống mà ra.
Phát triển theo con đường mà các nhà thơ B ấc Tống mở ra, thời kỉ đầu
thơ ca triều Kim chảng có gỉ đặc sác. Ỏ thời kì giữa, nói chung các nhà
văn, vể kỉ xảo và phong cách, phần lớn đểu học tập Tô Thức, cũng có người
chịu ảnh hưởng thi phái Giang Tây. Thơ họ nội dung chủ yếu là ca hát
cuộc sống nhàn nhã, ở một số bài cá biệt tả cảnh vịnh vật, cũng thấy được
tác giả gọt giũa ngôn ngữ công phu. Thời kì nhà Kim suy vi, sáng tác thơ
ca có sự thay đổi. Phẩn lớn các tác giả bắt đẩu chú ý đến mâu thuẫn dân
tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt, dùng ngòi bút miêu tả xã hội đau khổ
vì nạn xâm lược ở ngoài và cuộc nội loạn bên trong, ndi lên tỉnh trạng
thảm hại của dân đen không biết sống chết lúc nào. Như bài:
Đ ịch q u ăn cút k h ỏ i đ ã b a thảng,
G ió th ổi ch ư a k h ô m áu dưới thàn h.
C hết ch óc h à n g trăm , còn m áy m ạn g,
Đ ắp th àn h , roi q u á t n át lưng dản.
(Triệu Nguyên, Tu thành k h ứ )

đến nay vẫn còn xúc động lòng người. Nghệ thuật biểu hiện của thơ ca
cũng có sự thay đổi, mấy nhà thơ chủ yếu đều công khai phản đối thi phái
Giang Tây, nhưng vẫn không che giấu được sự sùng bái của họ đối với Tô
Thức, cho nên người đời sau nói: nở miền B ắc phần lớn người ta học theo
Tô Thức" (Ông Phương Cương đời Thanh, T ron g thư p h ò n g cù n g b ạ n b'e
bàn vè thơ). Nguyên Hiếu Vấn là nhà thơ xuất sắc xuất hiện trong sự cải
cách đó. Ông kế thừa truyền thống chủ nghĩa hiện thực, từ chỗ học theo
Tô Thức, sau tiến lên học theo Đỗ Phủ, cho nên không m ác phải cái bệnh
chung của thơ thời Kim là: "Thẳng như thơ Tống mà nông cạn, chất theo
thơ Nguyên nên thiếu tình cảm" (N g h ệ uyển c h i n g ôn của Vương T h ế
Trinh đời Minh), ô n g đã làm cho thơ ca đời Kim có được một địa vị trong

214
lịch sử văn học.
Thơ đời Kim được bảo tổn là nhờ T rung C hầu tập do Nguyên Hiếu Vấn
biên soạn. Nhưng tản vãn và từ vì m ất mát nhiểu, nên khó thấy được toàn
diện. Theo tài liệu hiện còn thỉ các nhà làm từ đời Kim trước hết phải kể
là Nguyên Hiếu Vấn. Từ của ông được khen là "Tập trung được cái hay
của lưỡng Tống"^1) (Xem N g h ệ k h ả i: Từ k h á i của Lưu Hi Tải đời Thanh).
Nói như thế vỉ hai ông đã kế thừa hai phái từ "hào phóng" và "uyển ước"
đời Tống. Những bài từ của ông tả phong cảnh mién Bác và cảm thương
thời sự tương đối đặc sác. Thành tựu vể tản vãn thời Kim cũng ở thời kì
cuối. Nguyên Hiếu Vấn có một sô tạp văn tả cảnh, kể chuyện nội dung
phong phú, ngôn ngữ bình dị, thông suốt, kê' thừa truyén thống tốt đẹp từ
Âu Dương Tu trở vé sau, có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển
của tản văn đầu đời Nguyên.
Những sự biến đổi đó trong sáng tác tất nhiên cũng phản ánh trong
phê binh văn học. Xuất phát từ quan điểm "Vãn chương lấy ý làm chủ, lấy
ngôn ngữ làm đầy tớ" (2\ Vương Nhược Hư (1174 - 1243) hết sức khẳng
định tinh thần hiện thực của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, tán dương phong
cách không để cho hình thức gò bó của Tô Thức. Ông kịch liệt công kích
Hoàng Đình Kiên, nói Hoàng Đình Kiên chỉ là "kẻ tài ãn cáp mà thôi".
Ông rất ghét thơ "thứ vận"^3-1 vãn "tứ lục"(4); đé xướng phong cách tự nhiên
dễ hiểu; đòi hỏi thơ ca, nói lên "cái vui buồn chân thực". Đối với các tác
phẩm của các nhà vãn quan trọng thời cổ, ông dám nói lên kiến giải của
mình, tinh thần đó cộng với công phu về tu từ học của ông quả có nhiều
chổ đáng học. Ngoài việc luận bàn về thơ, ông còn có những tác phẩm
chuyên vé phê bình tản văn. Tiếc ràng tư tưởng "quân thần đại nghĩa” ăn
sâu vào đầu óc ông khiến cho ông không th ể đánh giá chính xác những
tác phẩm nổi tiếng như T ả truyện, Sử k í. Thêm vào đó là sự bới lông tìm
vết vé nghệ thuật làm cho phê bình vãn học của ông có không ít phần hạn
chế.
Cùng với sự phát triển của thơ, từ, tản vãn, kịch đời Kim cũng rát phồn
thịnh- "Viện bản tạp kịch" và chư cung điệu, một thủ văn học giảng xướng.
Sự phát triển từ "Quan bản tạp kịch" thời Bác Tống đến "Viện bản tạp

(1 ) Tức Bắc Tống và Nam Tổng (N D ).

(2 ) Ý nói hình thúc phải phục vụ nội dung. Lời của Chu Ngang được Vương Nhược Hu dẫn
trong Hì5 N am thi thoại. Ông rất tán thành chủ trương này.

(3 ) Một loại họa thơ (N D ).

(4 ) Văn đối ngẫu (N D ).

215
kịch" đời Kim có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hí kịch Trung Quốc.
Trước tiên tạp kịch từ chốn cung đình phủ đệ đi xuống hành viện ca lâu,
đông đảo quấn chúng nhân dân đã trở thành đối tượng diễn xu ất chủ yếu.
Mặc khác, bản thân tạp kịch cũng phát triển hơn. Thí dụ "Quan bản tạp
kịch đoạn số" do Chu M ật đời Tống chép trong cuốn Vũ L â m cựu sự chỉ
có hai trăm tám mươi bản, mà "Viện bản tạp kịch đoạn số" đời Kim do
Đào Tông Nghi, người đời Nguyên, chép trong cuốn X uyết ca n h lụ c có đến
sáu trăm chín mươi bản. R ất tiếc những tác phẩm tạp kịch này chỉ ngẫu
nhiên bảo tổn được mấy đoạn trong hí kịch hai thời Nguyên, Minh và K im
B ìn h M ai từ th o ạ i còn thì đêu thất truyển. Nội dung tạp kịch đời Kim
xem qua các để mục các đoạn nổi trên thì ngoài việc hài hước gây cười
phần lớn còn viết về lịch sử và tình yêu. Tạp kịch đời Nguyên cũng cd
nhiéu đễ tài giống như thế, cho nên có thể nổi tạp kịch đời Kim đã mở
đường cho tạp kịch đời Nguyên phát triển .
Loại chư cung điệu lưu hành ở đô thị triều Kim, căn cứ vào sách vở ghi
chép thì nó đã phát triển khá mạnh ở Biện Kinh từ giữa thời B ác Tốngt2).
Thể loại này chủ yếu dùng nhiều nhạc khúc, cung điệu kết thành, cd thể
dựa vào sự biến đổi phức tạp uyển chuyển của âm điệu tiết tấu, vừa nđi
vừa hát lên những câu chuyện mà đông đảo quần chúng ưa thích. Nđ cổ
để tài tình yêu, cũng cđ đề tài "vung đao múa gậy, ngựa lớn, giáo dài",
trong đó có một số lấy thẳng ở truyền kì đời Đường. T ăy sư ơng k í chư
cu ng đ iệu của Đổng Giải Nguyên là tác phẩm như thế, và cũng là thành
tựu lớn duy nhất còn giữ lại được của chư cung điệu đời Kim. VI cđ ảnh
hưởng quan trọng đối với tạp kịch thời Nguyên, cho nên được khen là "thủy
tổ của B ác điệu". Trước khi nổ ra đời đã có vở Lư u T rí V iễn truyện đời
Tống, nay chỉ còn lại một bản không đầy đủ. Vở này viết vể chuyện vợ
chổng Lí Tam, một vở kịch đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Có
những đoạn miêu tả rất xúc động, nhưng cả về nội dung tư tưởng cũng
như nghệ thuật không th ể so sánh với T ăy sương k í ch ư cu n g đ iệu được.

(1 ) Như Lưu Dường Khanh đòi Nguyên, trong vở tạp kịch Thái Thuận ph ụn g m ẫu giữ lại một
đoạn chôm hình nhu là vỏ viện bản Song Dâu y. Chu Hữu Đôn đòi Minh trong H oa nguyệt thần
tiên hội có diễn thêm một đoạn viện bản H iến h ư ơ n g thiêm thọ, trong cuốn Kim Bình Mai từ thoại
có chép một đoạn vỏ viện bản V ương Bột.

(2 ) Vuơng Chuóc trong cuốn Bích kê mạn c h í, quyẻn hai, viết: "Giữa năm Hi Ninh, Nguyên
Hựu, có người Trương Sơn, Duyện Châu nồi tiếng ở kinh sư vẻ hài hước, thỉnh thoảng đưa ra hai
mục. ơ Trạch Châu có Khồng Tam Truyén đáu tiên sáng tác chu cung điệu, c á c sĩ đại phu déu
truyén tụng". Mạnh Nguyên L5o trong D ông Kinh m ộng hoa lục, Ngồ Tự Mục trong cuốn M ộng
L u ơ n g lục đéu ghi những lời tương tự (N D ).

216
Sau này Vương B á Thành, một nhà tạp kịch đời Nguyên, viết vở T hiên
B ả o d i sự ch ư cu n g d iệu , xét qua nhạc khúc và lời văn còn giữ được cũng
kém xa T ảy sương k í chư cu ng diệu .
Tdm lại, văn học đời Kim có ảnh hưởng tương đối rõ rệt đối với sự phát
triển của văn học đời sau, tác phẩm của Đổng Giải Nguyên và Nguyên
Hiếu Vấn còn làm giàu cho kho tàng văn học Trung Quốc.

2. N G U Y Ê N H IẾ U VÁN

Nguyên Hiếu Vấn (1190 - 1257) tự Dụ Chi, hiệu Di Sơn, người Tú Dung,
Thái Nguyên (nay thuộc huyện Hân, Sơn Tây), xuất thân trong một gia
đình sĩ phu phong kiến. Thời Kim ông từng làm huyện lệnh ở Nam Dương
và các nơi khác, lên đến chức hành thượng thư sảnh tả tư viên ngoại lang.
Sau khi nhà Kim m ất, ông ra sức thu thập các sử liệu về đời Kim và biên
soạn tổng tập thơ Kim: T run g C hău tập. Nhưng cống hiến chủ yếu của
ông vẫn là những sáng tác của chính bản thân ông. Thơ, văn, từ, bút kí
và tiểu thuyết của ông được bảo tổn trong các tập Di Sơn tiên s in h văn
tập, Di Sơn N h ạ c p h ủ , Tục d i k iên c h í.
Nguyên Hiếu Vấn tám tuổi đã biết làm thơ, lại được thầy học Hách
Thiên Đỉnh khuyến khích, ông ra sức nghiên cứu sách kinh điển thời cổ,
do đó được tu dưỡng khá cao vể văn nghệ. Lúc đó, thơ Kim đang biến đổi
một cách âm ỉ, nhưng các tác giả nói chung thường thiếu những kiến giải
sáng suốt về nghệ thuật, trong các tác phẩm còn nặng về bất chước, vì
th ế khó mà thoát khỏi những ảnh hưởng thời xưa. Mới bước vào thi đàn,
Nguyên Hiếu Vấn đã làm thay đổi tình trạng đó. Cương lĩnh sáng tác của
ông thấy trong những bài tuyệt cú đẽ là L u ậ n thi (Bàn vể thơ). Ông viết
nhóm thơ này là muốn phân biệt rỗ ràng "Kinh Vị"^1) "hai khuynh hướng
tốt xấu trong vãn học sử". Ông bình luận nhiều nhà thơ và mấy trường
phái thơ ca quan trọng từ Hán Ngụy cho đến đời Tống, và nói rõ chủ
trương của mình. Khái quát mà nói, ông đề xướng truyền thống tốt đẹp
từ Kiến An vễ sau, cho rằng thơ hay phải là thơ cđ phong cách tự nhiên
và mới, mạnh mẽ khẳng khái để biểu hiện tình cảm cao thượng, những
hoài bão to lớn. Những nhà thơ thoát li hiện thực tấ t nhiên không th ể viết
nổi thứ thơ đđ, vì th ế ông đă nói:
M ất nhìn, lòn g sẽ nảy câu thần,
T ron g tối m ò d â u dược á n g văn.

(1 ) Hai dòng sông Vị trong, Kinh đục : ý nói đẻ phân biệt rõ ràng trong và đục (N D ).

217
T ran h vẽ T ần Xuyên p h o n g cản h đẹp,
M ấy người d ã bước tói Trường AnS
Vì th ế ông phủ định phong cách thơ Tề Lương, th ể Tây Côn và thi phái
Giang Tây. Ông phê phán các trường phái này đã quá chú trọng vào thanh
điệu, chổng chất quá nhiéu từ ngữ, say mê kĩ xảo, đổng thời ông đã biểu
dương những nhà thơ đã thay đổi phong cách đó. Thí dụ, bàn vé T rấn Tử
Ngang đời Đường, ông viết:
N ếu d e m công sá n h "binh Ngô",

T hì ôn g T ràn được đ ú c p h o tượng vàng.


Do khi bình thơ ông lấy nội dung làm chính, đồng thời cũng coi trọng
nghệ thuật và đạo đức tác giả, để m át vào những chỗ quan trọng, không
thiên lệch như Trương Nhược Hư. vì thế ông đối với Lí Thương Án, Tô
Thức, Hoàng Đình Kiên... đẽu có sự khen chê tương đối công bàng. Bài
thơ sau thật có ý nghỉa:
Cổ n h ã k h ó lòn g bi Tử Mỉ,
T in h thu ần k h ô n g chú t g iốn g N g h la Sơn.
N ói tho, xin lạy B ò i Ỏng trước,
V ào p h á i G ian g Tây, tớ ch ả n g k h a m .
Ông đã chỉ ra rằng phái Giang Tây đã xa rời con đường của Đỗ Phủ,
cũng chi ra ràng bọn họ không nám được các ưu điểm của thơ ca Lí Thương
Ấn, do đó ông khâm phục Hoàng Đình Kiên, người có ít nhiéu sáng tạo
mà xem khinh phái Giang Tây. Chủ trương ấy của ông đã thôi thúc một
số nhà thơ đương thời phải phản ánh cuộc sống hiện thực. Chính bản thân
ông cũng thực hiện lí luận đó.
Nguyên Hiếu Vấn không những có quan điểm vãn nghệ tiến bộ mà còn
có một nhân sinh quan tích cực. Thời trẻ đã có chí vào đời, nhiệt tình
tham gia công việc của quốc gia, giảm nhẹ gánh nặng cho nhân dân. Nhung
bọn cầm quyển lại không coi trọng ông, làm cho ông rất bất mãn. Tính
cách ông tương đối yếu mềm, trong lòng có sự mâu thuẫn giằng co giữa
việc ra làm quan hay về ở ẩn. Thời tráng niên, ông nói mình "ra hành
động thì có th ể làm cho vạn vật chu toàn, cứu thiên hạ; khi ngổi im có
thể tôn sùng tiết tháo, chống lại bả phù vân" (Tản trai p h ú )^ \ Vé già,

(1 ) Theo bản dịch cũ.

(2 ) Tủ MI là lôn tụ cùa DÃ Phủ, Nghĩ;i Sởn là tốn lự của Lí Thương Ân, BỒI Óng la lẽn tự cùa
Hoang Đình Kiên (N D ).

(3 ) Ý noi giữ tiết tháo mà không màng phú quý công danh (N D ).

218
nhớ lại quãng đời qua, ông viết:
C hăm như H àn Tủ cũng thừa,
P hù n g Đường g ià k h ọ m cố m a n ào vời.
N ăm m ươi b a tuổi ngồi ròi,
Trước son g lá c h tách m ưa roi n ão nùng.
(Cảm húng)

Bài thơ bộc lộ rõ nội tâm không bình tĩnh. Những tư tưởng đó đểu ảnh
hưởng ít nhiều đến sáng tác của ông.
Nguyên Hiếu Vấn còn viết nhiều bài thơ quan tâm đến nỗi khổ của
nhân dân, vạch trẩn sự đen tối của xã hội cuối Kim. Căn cứ vào K im sử
ghi chép lại, thời Kim Chương tông M "chính trị ngày càng đồi bại, sự đòi
hỏi thì không chán". Sau khi Tuyên tông dời về Nam, để duy trì cuộc
sống hoang dâm và củng cố nén thống trị đã lung lay, bèn "dùng bọn tiểu
lại quen thới hà khắc", làm cho nhân dân phải "phá ruộng phá nhà, bán
vợ đợ con". Thơ Nguyên Hiếu Vấn đã phản ánh mâu thuẫn giai cấp gay
gát ấy. Ông ghét cay ghét đáng bọn tham quan ô lại và tán dương các ông
quan thanh liêm Ể Từ hổi trẻ, trong bài T iết h àu k h ứ tư kh ẩ u h iệu , ông đã
có khuynh hướng ấy, vé sau, trong bài Uyển k h â u thán lại càng nổi bật.
Ông so sánh hai hạng quan ấy. "Quan lớn râu xanh1' thì hết sức tàn nhản:
"Đến nay đã ba đời xanh bủng, chết vì bị bắt treo lủng lảng, máu khô", kết
quà là kháp ndi hoang tàn đổ nát, cỏ dại mọc đẩy đồng. Một ông quan
khác, huyện lệnh họ Diệp, thì khác hản, cai trị tốt, được dân yêu mến.
Cuối bài tác giả đã vẽ lên một bức tranh lí tưởng:
K h ấ p nơi g à chó chạy quanh,

M ưa xuăn p h ơ i p h ớ i, lú a x an h d ầ y dÒng^K
đã. phản ánh được tâm tư nguyện vọng của chính mình T hế nhưng ý đồ
cải lương không đụng chạm đến toàn bộ xã hội là không thể thực hiện
được. Thường thường mâu thuẫn giữa lòng trung với vua và sự đổng tình
với nhân dân là không thể điều hòa với nhau. Bài Túc cúc d à n i của ông
phản ánh tư tưởng cải lương đâ nói rõ điểm này, đấy cũng là sự hạn chế
giai cấp của tác giả.

(1 ) 1190 - 1209 (N D ).

(2 ) Vua Kim (1213 - 1224). Năm 1214 Mỏng c ổ đánh Kim. Tuyẽn tông lo sợ, tliiên dữ xuổng
Nam Kinh (Khai Phong) (N D ).

(3 ) Theo bản dịch cũ.

219
Có một số bài như K h u tru h àn h, N hạn m ôn đ ạ o trung thư sỏ kiến ,
Sơn dư ơng d ạ vũ v.v... đã khắc họa những nét cụ thể những nỗi khốn khổ
của dân do hạn, lụt, sâu, thú, tô, dịch, binh, loạn, và tỏ lòng đống tình sâu
sác của nhà thơ đỏi với họ. Những bài đó được làm ra sau khi nhà thơ đã
nếm đủ cảnh loạn li.
Tập T án g loạn thi đã khẳng định địa vị của Nguyên Hiếu Vấn trên lịch
sử văn học Trung Quốc. Những bài thơ này phản ánh rộng rãi và sâu sác
cảnh hiện thực nước m ất nhà tan, có ý nghĩa sử thi. Triệu Dực đời Thanh
trong cuốn Đề Di Sơn thi đã nói:
K h ô n g m ay vận nước, m ay thi sỉ,
D ău bể, cảu văn lạ i d ậ m đ à ^ \
Quả là tập T án g loạ n thi, vé tinh cảm tha thiết chân thực và sức khái
quát nghệ thuật, là tập thơ hiếm thấy từ Đỗ Phủ trở về sau. Ngay đến
Trần Dữ Nghĩa, nhà thơ đời Tống dời xuống Nam, làm những bài thơ thảm
thiết nhất về sự diệt vong của Bác Tống, cũng chưa đạt đến mức độ đó.
Tập T án g loạ n t/ii phản ánh sự biến đổi kịch liệt và nhanh chóng của xã
hội, tố cáo những hành vi bạo ngược, cướp của giết người của bọn thống
trị Mông Cổ. Ông không còn ôm ấp hi vọng nước nhà phục hưng như Trán
Dữ Nghĩa hay Đỗ Phù trước kia. Ông tuyệt vọng, nhưng lại không cam
tâm, nỗi uất ủc đã phát ra thành những lời bi ca có một sức cảm hóa rất
mạnh. Như:
T răm h a i q u a n ả i cỏ xiêu linh,
Mười n ăm k h ó i lử a ả m T ản kin h.
K ì D ương trôn g m ã i tin tức dứt,
L ả n g Thủy xuôi vè tiếng k h ó c rinh.
R a u d ò n g thương xót ch e sương trảng,
Ânh tà sa o n õ chiếu th àn h không.
Ai người hỏi k h ẽ trời x a n h n h ỉl
S a i k h iế n Xuy Vưu tạo ngủ bin h

(Kì D ươ ng tam thủ bài hai)

T h ê th ả m rán rông buổi d ấ u tranh,


Can q u a ù a tới d iệt sin h lin h.
C ao nguyên nước ch à y non sôn g đổi,
(1 ) Theo bàn dịch cũ.

220
C hiến đ ịa lù a vè g ió lợm tanh.
T ín h Vệ n gậm oan m à láp biển,
B à o Tư cạn lệ kh óc Tần dinh.
T ịnh C hâu h à o k iệt g iờ d âu tá,
C hó d ề qu ân m ìn h xuống g iến g kênh.
(Nhătn Thbi tliập nhị nguyệt xa giá đóng
thú hậu lúc sự ngũ thủ bài hai).

đểu là những tác phẩm viết trước lúc m ất Biện Kinh. Bài trên viết đúng
sự thật, miêu tả thảm trạng của trận đánh nhau ở Ki Dương, tố cáo tội
ác tàn sát nhân dân của bọn xâm lược Mông Cổ. Bài dưới nói lên lòng cảm
hoài, biểu hiện nỗi đau xót sâu sắc của tác giả. Như câu:
R a u đ ò n g thương xót che xương trảng,
Á n h tà sa o nỡ chiếu th àn h không.

C ao nguyên nưóc ch ảy non sông dối,


C hiến đ ịa lù a vè g ió lạm tanh.
đâu cố phải tả tỉnh cảnh một thành trì nào thất thủ, cũng đâu phải chỉ
phản ánh nỗi buồn giận của một người nào, mà có tính khái quát rất cao.
Đáng quý nhất là những bài thơ đó chan chứa một mối cảm tình thâm
trầm . Thảm họa m ất nước ngày một tới gần, khiến nhà thơ cảm thấy muốn
hỏi trời cũng không có đường mà hỏi, nỗi oan ức lấy ai giãi bày, thậm chí
muốn khóc mà không còn nước mát, cách biểu hiện ấy làm cho tính tư
tưởng của bài thơ được nâng cao.
Biện Kinh m ất, nhà thơ đang ở trong thành trở nên một người tù bị
giam lỏng, m ất nhìn thấy kẻ thù bát nhân dân chịu phận kẻ m ất nưốc,
tùy tiện giày xéo lên non sông gấm vóc. ồ n g không thể làm thinh được
nên đã làm nhiéu bài thd phản ánh thực tế đó. Như bài Quý Tị ngủ nguyệt
tam n h ậ t b ắ c d ộ tam thủ:
B ên dư ờn g tù trói nảni la liệt,
X uôi ngược rập rìn h những ngự a xe.
M á p h ấ n k h ó c theo sau lủ giặc,
VÌ ai, m ỗ i bước m ỗi quay vè?

C h u ôn g bày k h ả p chợ rẻ như bùn,


Tượng g ỗ bán ra tựa củi dun.

221
Cướp bóc b ao n hiêu? A nh ch ó hỏi,
Thuyần vè k in h B iện ch ỏ ùn ùn.

N gổn n gan g xương trản g n gập bên trời,


L à n g m ạ c g iờ d ă y d ó n g c á t vùi.
H à sóc m ột vùng d ă n ch ết sạ£h,
Còn vài n h à sót đứ n g chơi vơi.
Chi mấy nét chấm phá, nhà thơ đã phác họa một cách sinh động cảnh
lính Mông Cổ bát nô lệ, cướp sạch của cải, rổi do đó nhà thơ tạo nên cảnh
thê lương, máu và nước m át thấm từng câu từng chữ, lòng căm phẫn ẩn
giấu trong những lời hàm súc. Sáng tạo nên cảnh tượng ấy chính là do
nhà thơ đã tận m át trông thấy hiện thực, nên tình cảnh đã gấn bó m ật
thiết với nhau, bi kịch của nhân dân đã làm nhà thơ cảm động đến tận
tâm can. Bài Tục tiểu nương c a đã mô tả bi kịch của những phụ nữ bị
quân xâm lược Mông Cổ bát kéo vể sa mạc, so với cảnh "Má phấn khóc
theo sau lũ giặc, v ì ai mỗi bước mỗi quay vể" còn sâu hơn một mức. Nhà
thơ tả cảnh ngộ của "một em gái nhỏ" sống dở, chết dở với tình cảm phức
tạp của em khi bị bức "phải rời quê xa nước", lời thơ được lập đi lặp lại,
đậm đà ý vị dân ca.
Trong tập T án g loạ n thi cũng có tiếng khóc cho hoàng đế và vương
thất. Như bài B à i t h ể tuyết hư ơng d in h tạp vịnh, ông tỏ lòng luyến tiếc
thiết tha với Kim Ai tông đủ thấy ông chưa hiểu được bọn thống trị là
kẻ làm cho nước m ất dân khổ, và tự mình giết mình. Chỉ vỉ ông gửi gắm
niềm hi vọng vào một người, cho nên khi nghe Kim Ai tông th át cổ chết,
ông cho không còn hi vọng khôi phục lại đất nước, từ đđ về sau càng tiêu
trầm , sáng tác m ất hẳn cái vẻ rạng rỡ của nó.
Để tài thơ Nguyên Hiếu Vấn rất rộng, ngoài vịnh hoài và T án g loạ n thi
phản ánh đau khổ của nhân dân, những bài tả cảnh cũng rất hay. Như Du
H oàn g H oa sơn, v.v... tả cảnh đẹp núi sông Tổ quốc, có những câu như:
S ón g lạ n h n h è n h ẹ nổi,
C him tràn g là là bay.

(D ĩnh dinh lưu biệt)

đã làm sướng miệng người đọc trong một thời gian dài.

(1 ) Ông vua cuổi cùng đòi Kim. Khi quân Mông c ổ đánh Biện Kinh, Ai tông trổn sang Thái
Châu (nay thuộc Hà Nam), Thái Châu mát, Ai tông tự sát, nilỏc Kim mát (1 234 sau CN ).

222
Từ tả cảnh của ông cũng có những bài như tranh vẽ. Như bài [Thủy
điệu ca đầu] {Phú T am Môn tân ) tả cảnh Tam Môn hiệp rất tráng lệ:
H oàn g Hà. trẽn trời xuống,
T hét g à o người quỷ ghê.
G ió g à o sóng vỗ cao,
T hổi bay ả n h dương lạnh.
C hót vót n họn như L ã Lương,
H ùng trản g như Tiên Đường th án g tám .
R ó t xuống rửa bụi trần,
M uôn voi vào H oà n h quỵ.
N gọn núi bùôn như củ.
Trong bài từ, nước sông Hoàng cuồn cuộn vễ đông, núi Chỉ Trụ vẫn
sừng sững đứng yên, biểu hiện tinh thần đang đi lên, nó không tiêu trầm
ủy mị như những bài từ ở thời kì sau.
Bài Trương Tuyên tứ cả n h cung nữ của ông ngôn ngữ được sử dụng
chính xác, tái hiện một cách hỉnh tượng và sinh động bốn bức họa vé cung
nữ đang luyện tập, tỏ rõ tài viết văn xuôi của ông. Những truyện ngắn
B a o nữ đ á c g iá , H ò Cứ thụ và Đới thập thê Lư ơng thị v.v... của ông cũng
rất hay. Nhưng thơ ca của ông mới đưa ông tới địa vị ngang hàng với các
tác giả Nam Tống và nổi bật ở hai đời Kim, Nguyên. Phương pháp sáng
tác trong tuyệt đại bộ phận thơ ca của ông là hiện thực, nội dung cuộc
sống khá phong phú, tình cảm chân thực, lời lẽ đẹp nhưng không sa vào
bệnh hoa hòe, hình thủc, mà không có thực chất, thậm chí còn già dặn
hơn Tô Thức một ít. Ông luôn luôn chú ý làm cho phong cách và th ể thơ
đa dạng hóa, thơ tuyệt cú, thơ cổ bảy chữ và thơ luật bảy chữ của ông đều
có sáng tạo. Triệu Dực khen thơ cổ thể của ông là "cấu tứ sâu xa, bước
mười bước thì rẽ ngoật chín chổ, càng rẽ ngoặt thì ý càng sâu, vị càng
đậm". Lại nói ông: "Thơ luật bảy chữ càng tha thiết, bi ai, tự thành thanh
điệu, từ sau đời Đường, thơ luật mà đọc lên làm cho người ta cảm động,
thì ngoài khoảng mười bài của Thiếu Lăng tuyệt không có bài nào nữa,
th ế mà Di Sơn thinh thoảng được đôi bài” (Àu B á c thỉ th o ạ i). Có lẽ đó là
nguyên nhân làm cho ngay đến Phương Hổi là kẻ tự xưng là di lão của
Nam Tống và là hậu bối của phái Giang Tây cũng phải khâm phục^2).

(1 ) Tức Dỗ Phũ (N D ).

(2 ) Phương Hổi trong bài T hứ vận Cao Tứ Minh Uều tặng thăi luặi bàn vé tù chương miển Bắc
có nói: "Hăy còn văn tài sánh với Ban Cỗ thỏi trưóc, thổ luật thì đi theo Nguyên Hiếu vấn " (N D ).

223
3. TÁ Y SƯ ONG K í C H Ư CUNG Đ IỆ U (1)

Tảy sương k í chư cu n g d iệu của Đổng Giải Nguyên là một trong những
kiệt tác của văn học giảng xướng Trung Quốc, ctí ảnh hưởng trực tiếp đến
sự ra đời của tạp kịch đời Nguyên. Tác giả họ Đổng, đại khái sống giữa
thời Kim, "Giải Nguyên" là tiếng chung người thời đó chi các bậc trí thức^2).
Mở đầu tác phẩm này, trong mấy lời tự thuật, cd hé mở cho ta thấy
chút ít vể tác giả. Ông coi khinh lễ giáo, cuồng phđng, ở ngoài vòng cương
tỏa và là một kẻ giang hổ lạc phách. T ăy sương k í chư cu n g d iệu là căn
cứ vào truyện truyển kì O anh O an h truyện của Nguyên Chẩn đời Đường
mà cải biên, nhưng các tác phẩm khác của người Đường, Tống cùng đề tài
cũng gợi ý rất nhiều cho Đổng Giải Nguyên. Qua sự tái sáng tạo của tác
giả, câu chuyện yêu đương trước kia lại có thêm sinh mệnh nghệ thuật
mới. Tác giả không những chỉ đem câu chuyện truyẽn ki chưa đẩy ba nghìn
chữ viết lại thành tác phẩm văn học giảng xướng hơn năm vạn chữ, mà
còn thay đổi chủ đề về cơ bản. O anh O an h truyện viết vể câu chuyện yêu
đương giữa Trương sinh và Oanh Oanh. Nguyên Chẩn tả Oanh Oanh tuy
cũng hay, nhưng cái mà ông thưởng thức lại là cốt cách phong lưu của
Trương sinh, tư tưởng mà ông đề cao chẳng qua coi sấc đẹp của người con
gái là đầu mối của mọi tai họa, điểu đó đã làm m ẵt ý nghỉa hiện thực của
tấn bi kịch xã hội và trở thành nhược điểm chủ yếu của tác phẩm.
Về sau, các tác phẩm ca vịnh câu chuyện Thôi, Trương phẩn lớn cũng
không phá được cái khuôn sáo của O an h O anh truyện. T hư ơ n g d iệu d iệp
luyến h o a viết theo thể cổ tử từ do Triệu Lệnh T rỉ cuối B ác Tống cải biên
tuy có lược bớt phẩn "tô vẽ quá đáng" trong truyện gốc (Lỗ T ấn: Trun g
Quốc tiều thuyết sử lược) và thêm vào những lời hát mới, nhưng chủ đê
vẫn chì biểu hiện sự vui buổn li hợp của trai gái, tỉnh tiết chẳng có chút
phát triển gì. Mãi đến lúc T ăy sương k í chư cu n g d iệu ra đời mới có sự
thay đổi căn bản ở những m ặt quan trọng. Thông qua hình tượng nhan
vật để vạch trần tội ác của lễ giáo, trong đó cd cả thứ hôn nhân cưỡng
bức, ca ngợi cuộc đấu tranh của thanh niên nam nữ đòi hỏi tự do hôn

(1 ) C h u cung điệu-, loại văn học giảng xưóng (nói và hát) lời hát theo một làn điệu nhát định.
Khi trình diễn, hát và nói chen lẫn nhau, kẻ lại một câu chuyện hoàn chinh (N D ).

(2 ) Trong cuốn L ụ c quỷ bạ của Chung Tự Thanh quyẻn thượng duỏi tên "Dông Giải Nguyên”
có chú: "Người thòi Chương tông (1190 - 1 2 0 8 ) nước đại Kim, do ông khởi đẩu, nẽn xếp vào hạng
đáu tiẽn". Lại trong cuốn: "Am hồng di khúc tịch đ ĩ bạt cùa Lô Tién dán lòi bạt của Liéu thồn cu
sĩ đời Thanh viết cho cuốn Ngọc minh đ ư ờ n g sao bán D ổ n g Tây S ư ơ n g nói: "Đổng Giải Nguyên
tên là Lăng, ngưòi đòi Kim Thái Hòa (1201 - 1 2 0 8 ) , ẳn cư không làm quan (N D ).

224
nhân, làm nổi bật chủ đề chống phong kiến. Đó là cống hiến lớn lao của
Đổng Giải Nguyên vé nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Trong khi biểu hiện chủ đễ mới ấy, tác giả đã sáng tạo thành công hai
nhóm hỉnh tượng nhân vật vừa có sự liên hệ phức tạp với nhau, vừa có
sự đối lập với nhau. Chảng những ông miêu tả cái đẹp và cái xấu bên ngoài
của họ, mà còn qua sự đấu tranh cho tự do hôn nhân, biểu hiện tập trung
phẩm chất cao quý hoặc thấp hèn. Tác phẩm có tính khuynh hướng rõ rệt.
Trương sinh là một thanh niên vừa có tình vừa có nghỉa, khác xa với
gã thanh niên bạc tình coi phụ nữ như đổ chơi. Tác giả ca ngợi lòng chung
thủy của chàng, miêu tả cuộc đấu tranh của chàng và Oanh Oanh đối với
thế lực phong kiến. Sự thay đổi này làm nổi bật mâu thuẫn giữa th ế lực
phong kiến và kẻ phản đối nó, có lợi cho việc biểu hiện chủ đề mới. Hình
tượng Oanh Oanh cũng phong phú hơn truyện gốc. T a có thể thấy sự phát
triển tính cách chống đối lễ giáo phong kiến ngay tự bản thân nàng. Nàng
vẫn dịu dàng đẹp đẽ, nhưng không còn chịu khuất phục trước số mệnh
nữa. Từ đáy sâu của tâm hổn nàng đã bật lên tiếng kêu: "Ý nghĩ của tôi
thật là trong tráng - cứu tài lang". Sau đó, nàng chống lại mệnh lệnh
nghiêm ngặt của mẹ bằng những hành động quyết liệt như tự mình hứa
hôn, trốn theo người yêu... Miêu tả được như thế thật phải can đảm lám,
đối với phụ nữ thời xưa quả có tính động viên mạnh mẽ. Ngoài ra, những
nhân vật chính diện khác được tác giả ca tụng còn có Hống Nương, Pháp
Thông và Bạch Mã tướng quân là những người đã ủng hộ cuộc đấu tranh
của đôi trai gái kia. Trong đó hình tượng Hổng Nương là vô cùng quan
trọng. Cô giúp đỡ Oanh Oanh và Quân Thụy vừa nhiệt tình, vừa cơ trí.
Cô giàu lòng chính nghĩa và dám đấu tranh. Mô tả hình tượng một cô gái
từ địa vị nô lệ trở thành con người sáng đẹp rung động lòng người, điểu
đó biểu hiện tư tưởng tiến bộ của tác giả.
Thôi phu nhân, Trịnh Hàng và Tôn Phi Hổ là đối tượng đả kích của
tác giả. Bọn chúng cấu kết cùng nhau phá hoại cuộc sống hạnh phúc của
đôi lứa thanh niên. Thôi phu nhân và Trịnh Hằng xuất hiện với tư cách
là kẻ bảo vệ chế độ hôn nhân phong kiến. Tác giả vạch cho ta thấy Thôi
phu nhân trong việc xử lí hôn nhân của con gái thật dứt tình đoạn nghĩa.
Ồng chế giễu những lời xàng bậy của Trịnh Hằng vé quyển của kẻ làm
chổng. Ông đã đánh trúng vào chỗ hiểm.
Có th ể nói hình tượng nhân vật trong tác phẩm này đều có tính khái
quát cao, nó đã khái quát tập trung hình tượng nhân vật cùng loại trong
xã hội hiện thực, mà mỗi nhân vật lại có tính cách riêng. Tác phẩm như

15- LSVHTQ-T2 225


thế đã xuất hiện đầu tiên trên lịch sử văn học Trung Quốc, điều đđ rất
đáng quý.
Kết cấu của T âỵ sương k í chư cung đ iệu rất quy mô. Nó sử dụng một
trăm chín mươi ba sáo khúc của mười bốn loại cung điệu. T ác giả đã bỏ
ra nhiều công phu để xử lí kết cấu và tình tiết qua các bài hát liên tiếp
đó. Ông lấy mối tình của họ làm đường dây, dùng cách miêu tả xen kẽ các
vai nam nữ để biểu hiện sự phát triển tính cách của họ trong quá trình
yêu đương, đổng thời đưa những hoạt động của các nhân vật khác vào một
cách khéo léo, tự nhiên. Nhờ những mâu thuẫn gay gát phức tạp, nhờ sử
dụng các thủ pháp biểu hiện như khoa trương, so sánh, đánh bóng, kể
ngược lại, v.v... cho nên T ăy sương k í ch ư cu n g đ iệu không cần đến những
tỉnh tiết thần kì quái dị cũng có th ể làm xúc động lòng người qua việc
miêu tả những chi tiết trong cuộc sống thường ngày. Từ lúc Trương sinh
và Oanh Oanh ngẫu nhiên gặp nhau ở chùa Phổ Cứu cho đến lúc kết thúc
câu chuyện, hai người trở thành vợ chổng, nhiễu tình tiết m ang kịch tính
làm cho câu chuyện lát léo, quanh co, dập dờn như làn sđng, đặt cơ sở cho
việc chia hồi phân cảnh của vở kịch.
Một nguyên nhân khác về nghệ thuật làm cho tá c phẩm xúc động lòng
người là tác giả dùng lời phân tích tâm lí trong nhiểu trường hợp, làm
tăng thêm tính chân thực của nghệ thuật. Tình yêu giữa Trương sinh và
Oanh Oanh nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội của lễ giáo nghiêm khấc nên
họ thường tỏ nỗi lòng mình một cách kín đáo, quanh co, tế nhị. Oanh Oanh
thường "xa nhau thì thương nhớ, giáp m ặt nhau thl thẹn thùng", còn
Trương sinh thì rất sôi nổi, nhiệt tình: "Anh vì em m à chết cũng vui lòng".
Do những việc bất hạnh cđ th ể xảy ra bất ngờ nên, trong sự miêu tả tự
thuật nồng đượm ý vị trữ tình, có mang không khí bi kịch nặng nể. Như
đoạn Trường đ ìn h tốn g b iệt :
K h ổ n h ấ t là li biệt,
L ò n g riên g đ â y đ ấ y k h ó bu ôn g rời.
O anh O anh vật v ã k h ó c n găy người,
Vết lệ h o en n h ò a n hư n gán huyết.
Án ủ n h n gàn m ối n à o a i biết ?
Phu nhân nói :

"Trời tối d ể ch à n g đ i m a u " /


N à o h a y H òn g N ương s ả t đ á .

226
Dìu O anh O anh lên th át hương xa.
Quăn T hụy vin yên thờ th ẫn m ãi,
K êu lên răn g: "N àn g c ố chịu ch o qua".
N gự a nọ d ã lên dường,
Xe n ày vè nẻo trước.
Vó n gự a dừng d à n g ruổi ngược,
B á n h xe d à d ậ n qu ay xuôi.
Đ ôi con người,
M ỗi bước x a n hau thêm m ỗi bước.

Trọn cuộc sin h li,


T hổn thức trên yên buòn rũ rượi.
Vui xư a yêu m ói,
M ây m ư a ău cũng m ộn g m à thôi.
Q uay d ầ u n h ìn lại,
B ù i n gù i th à n h q u ạn h non xanh.
G ió vàn g hiu hất,
L ạ n h lẽo ch ò i canh,
R u n rẩy h o a m a i chớm m ột cành^l\

Cỏ ch à n g ch ịt ú a vàng m òn lối,
P h o n g rậ m càn h d ỏ ối m ột rừng.
Cuộc d ờ i d ấ u vết k h ô n g nơi địn h,
N hư cỏ gãy;
N g h e chim hòn g biên ả i n háo nhác, chiều bay uè trong máy.
N h ớ g ó i loan k ề áo phượng,
N ay ch ả n g quản, vứt bên tường ch à n g dụng.
L iế c m ấ t d a u buồn, n g h ìn vạn loại.
T h áy lả hòng, nhỏ lệ,
M ưa p h ù n bay lá t p h á t,

(1 ) H ồ Lăng dịch. D o ạn tiếp theo do chúng tôi dịch.

227
G ió T ăy xào xạc k im chàm .
Áo b à o roi ngựa,
Xé tai nhức óc.
Chớ hỏi li sầu n ặn g nhẹ,
N h ảy lên ngựa, g iụ c di,
K h ô n g sa o cá t bước.
Trong sáu bài hát kế tiếp thuộc hai điệu, tác giả cố sức tô đậm cành
tiêu điều cuối thu, để làm lộ rõ nỗi đau khổ biệt li. Bốn bài hát [Tiên lữ
điệu] là lời bộc bạch tâm tình của Trương sinh, biểu hiện một cách sinh
động mối tình tha thiết giữa chàng và Oanh Oanh, đổng thời cũng có tác
dụng làm rõ sự tàn nhẫn của Thôi phu nhân. Qua đoạn trích dẫn trên ta
cũng có th ể thấy được đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm. T ác giả cổ tài
miêu tả, chi dùng những từ có sức biểu đạt phong phú của từ khúc, đem
nd nhào nặn với khẩu ngữ của dân gian nên đã tạo thành phong cách chất
phác tự nhiên. Những khúc nhạc lời văn trong T ăy sư ơng k í ch ư cu n g đ iệu
xưa nay được truyẽn tụng rất nhiều, qua đó cd th ể thấy được tà i năng sử
dụng ngôn ngữ của tác giả.
Trong sáng tác, tác giả còn phát huy đầy đủ đặc điểm của hình thức
văn nghệ chư cung điệu này. Chư cung điệu hát nhiều nđi ít, ndi thì bình
thường giản dị, còn hát thì ngoài những đoạn kể lể ra, các nhân vật trong
truyện còn ngâm thơ, cho nên Tăy sương k í chư cu n g d iệu m ột m ặt giống
với thơ kể chuyện dài, không bị hạn chế bởi thời gian và sân khấu, việc
ngâm vịnh nhác đi nhắc lại nhiều lẩn làm cho câu chuyện phát triể n tự
do; m ặt khác, bộ phận lời hát của nd rất gần với những chỗ nhân vật trong
các vở kịch trực tiếp bộc lộ tâm tình, cho nên cò th ể cho ta cảm giác như
được thấy người đd, được nghe tiếng họ. Lại nữa, nhìn qua sự biến hóa
của nhạc khúc, cung điệu, cũng giúp cho việc biểu hiện tình cảm phức tạp
của nhân vật. Những đặc điểm này cũng là nguyên nhân quan trọng làm
cho T ây sương k í chư cu n g d iệu được người đời hoan nghênh.
Tác phẩm kiệt xuất này cũng còn cđ những điểm chưa hoàn mi. Như
có lúc tác giả tả cử chỉ của Trương sinh không cẩn trọng, đôi chỗ cá biệt
lại mô tả anh ta quá khôn ngoan lọc lõi, hoặc ham mê công danh, đưa lại
cho người xem cảm giác hình tượng không được hoàn chỉnh; có những lúc
kể chuyện dài dòng rấc rối, làm cho tinh tiết phát triển chậm chạp; có
một số lời thô bỉ không phù hợp với thân phận nhân vật, cũng làm cho
phong cách ngôn ngữ không thống nhất. Nhưng các khuyết điểm ấy không

228
che lấp được nội dung tư tưởng xán lạn và hình thức nghệ thuật đẹp đẽ
của tác phẩm. Vở tạp kịch Tăy sương k í của Vương Thực Phủ đời Nguyên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nđ. Về tư tưởng chủ đề, cách sáng tạo nhân
vật và sáp xếp tình tiết là dựa vào nd; thậm chí còn lấy cả nhiều bài hát
hay của nố. Điểm sau cùng thấy rõ nhất trong các chương quấy đám, khảo
hoa, tiệc khdc, tan mộng. Đương nhiên, cũng phải thừa nhận nhờ cđ sự
gia công rèn giũa của Vương Thực Phủ, rất nhiều m ặt đả hoàn hảo hơn,
ánh sáng lí tưởng cũng chổi lọi hơn. Hai tác phẩm đó hình thức không
giống nhau, phong cách ngôn ngữ cũng khác nhau, nhưng cùng lấy một đề
tài, là hai hòn ngọc bích trong nghệ thuật hí kịch Trung Quốc.

229
VĂN HỌC ĐÒI NGUYÊN
Chương I

Sự TRỖI DẬY VÀ PHỒN VINH CỦA TẠP KỊCH

1. Ả N H H Ư Ở N G CỦA K IN H TÉ, CH ÍN H T R Ị Đ Ờ I N G U Y ÊN Đ Ố I VỚI


VĂN HỌC

Triều Nguyên là một vương triểu do tộc Mông Cổ dựng lên ở Trung
Quốc. Tộc Mông Cổ vốn sống rải rác ở thượng nguồn ba con sông Acnôn,
Cơrulông và Tula (nay là vùng phía đông núi Khantơ trong lãnh thổ nước
Cộng hòa nhân dân Mông Cổ). Nhưng từ Nguyên Thái tổ Henjikhan (Thành
Cát Tư Hãn) trở đi, bộ tộc này chuyển dần xuống phương Nam. Quân đội
của ông ta thường ra vào Cổ B ắc khẩu và Cư Dung quan của Vạn lí trường
thành, đến quấy nhiễu vùng Hà Bắc, Sơn Đông. T rải qua gần ba mươi nãm
chiến tranh, Nguyên Thái tông Ôkhơtai (Oa Khoát Thai) cuối cùng đã giành
được chính quyền của vương triều Kim ở miển B ác Trung Quốc dưới sự
thống trị của tộc Nữ Chân. Từ đố vể sau, lại trải qua bốn mươi năm chiến
tranh nữa, đến năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), Nguyên T hế tổ Hupiliê
(Hốt T ất Liệt) diệt nốt chính quyền triéu Tống của người Hán ở phương
Nam, khống chế toàn bộ đất đai Trung Quốc.
Sau khi vương triểu nhà Nguyên thành lập, do quan hệ phức tạp giữa
các dân tộc, chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc thời này xuất hiện
dưới một hình thái đặc biệt. Vẽ kinh tế, xuất hiện lao động nô lệ quy mô
lớn trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, Điều đó liên quan với
quá trình bộ tộc Mông Cổ thống nhất Trung Quốc, đồng thời cũng liên
quan đến quá trình chuyển tiếp gấp gáp từ một chế độ nô lệ chưa phát
triển đầy đủ sang chế độ phong kiến của xã hội Mông Cổ. Giai cấp thống
trị Mông Cổ quen việc chăn nuôi, chưa có nhận thức vé tính quan trọng
của kinh tế nông nghiệp. Trong chiến tranh với Kim và Tống, họ để ruộng
vườn hoang phế trở thành bãi chăn nuôi, rồi cướp bóc nhàn dân, bắt họ
làm nô lệ. Cũng như vậy, để thỏa mãn nhu cầu chế tạo vũ khí và công
nghệ phẩm, họ tập trung thợ thủ công lại, lập ra cục quân khí, cục dệt
nhuộm v.v... Nguyên Thái tông diệt nước Kim, bát đi bảy mươi hai vạn hộ

233
dân thợ. Nguyên T hế tổ ba lần bắt dân thợ vùng Giang Nam hơn bốn mươi
vạn hộ. Các hộ dân thợ ấy đều bị an trí ở các thành phó và thị trán kháp
cả nước. Nếu xét từ quy mô sản xuất cũng như trình độ phân công hợp
tác thì so với Nam Tống đã có một sự phát triển . Nhưng xét từ địa vị xã
hội của người lao động thỉ theo quy định "Thợ không được rời Cục", người
thợ càng bị giám sát và nô dịch tàn khốc hơn. Giai cấp thống trị Mồng Cổ
vừa giữ lại tổ chức quân sự "nghìn hộ" "vạn hộ" của chúng, vừa tiếp thu
cả một loạt chế độ quan liêu của vương triều Triệu Tống, hình thành một
thể ch ế hành chính đặc biệt để trấn áp nhân dân. Chúng quy định người
Hán và người Nữ Chân chỉ được đảm nhiệm các quan chức thứ yếu, các
quan chức chủ yếu do người Mông Cổ và người sắc mục (m ất có màu:
xanh, vàng... chi người Tây Vực và các tộc Âu châu) nấm giữ, thi hành
một chính sách kì thị dân tộc. Chúng còn hạn chế người Hán m ang vũ khí
tùy thân và tự do hội họp. Còn vể m ật văn hóa, giai cấp thống trị Mông
Cổ một m ặt tiếp nhận tư tưởng Nho gia, lí học Trình Chu, nhưng m ặt
khác lại giữ lại một số tập tục vốn ctí của người Mông Cổ, như coi thường
quan niệm trinh tiết của phụ nữ, hay như sùng bái đạo L ạ t Ma v.v... Trong
đời sống xã hội triều Nguyên, tôn giáo đã làm nảy sinh một loạt tình hỉnh
mới. Trước hết đó là sự gắn bó m ật thiết giữa tôn giáo và chính trị, tín
đổ P hật giáo (đạo L ạt Ma) công khai tham dự hoạt động chính trị. Đạo
giáo thời này đã chính thức phân liệt thành mấy tông phái. Đạo T hién sư
Chính Á t truyền thống chỉ được quản lí công việc đạo giáo ở m ién Giang
Nam. Ỏ phương B ấc đã có các đạo mới như Toàn Chân, Đại Đạo, Thái
Nhất v.v... Các tín đồ đạo giáo này được học thuyết Hoàng Lão th ần tiên
che chở, m ặc dù đống cửa tu luyện, từ chối tham gia chính trị, nhưng cũng
có không ít người bị bọn thống trị Mông Cổ lợi dụng. Còn như khi đạo L ạt
Ma làm lễ Phật, thì nhà sư cũng cùng bọn con hát nhảy múa xướng ca, có
những L ạt Ma nuôi cả con hát, điểu đđ cố nhiên sẽ làm cho tập tục ca
múa mà mọi người "mê say xem và nghe" được truyền bá cùng với sự
truyễn bá của tôn giáo, có điểu nó cũng cho thấy tác phong của đạo L ạt
Ma là không phù hợp với thanh quy giới luật của đạo P hật vốn đã lưu
hành rất sớm trong người Hán.
Hình thái đặc biệt vể xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa đó củá triểu
Nguyên đã phản ánh sự tổn tại những mâu thuẫn khồng th ể điều hòa được
giữa các dân tộc trong nội bộ quốc gia và tính phức tạp do mâu thuẫn dân
tộc và mâu thuẫn giai cấp đan chen nhau. Trước tỉnh hình đó, trí thức
người Hán có sự phân hóa, một bộ phận bám gót giai cấp thóng trị Mông
CỔ, quan cao bổng hậu, một bộ phận quay về ấn dật trong bàng hoàng đau

234
khổ. Nhưng các trí thức nghèo khổ thl phần lớn làm lấy mà ăn, không ra
làm quan cho nhà Nguyên, có lúc đứng trước cuộc sống khốn cùng và bị
nô dịch của nhân dân, họ không khỏi để lộ sự bất mãn với bọn thống trị.
Sự phân hóa đd của trí thức có ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác văn học
thời Nguyên. Nhìn chung, văn học thời Nguyên, bao gồm thơ ca, từ khúc,
tản văn, tiểu thuyết, tạp kịch, nam hí v.v... đều có một giọng điệu chung:
đó là phản ánh tư tưởng lo láng cho dân cho nước, đổng tình với nỗi khổ
của nhân dân và chống áp bức dân tộc. Đó là sản phẩm tấ t nhiên của
chính sách kì thị dân tộc cũng như sự đày đọa điên cuồng nhân dân lao
động của bọn thống trị Mông Cổ. Nhưng ngoài giọng điệu chung đó, thơ
ca, từ khúc, tản văn, tiểu thuyết, tạp kịch, nam hí còn có những đặc điểm
riêng. T hể tài văn học không có quan hệ tất yếu với địa vị xã hội của nhà
văn, có điễu th ể tà i có loại "tục" cũng có loại "nhã"; chọn th ể tài nào lại
có quan hệ với thân phận xã hội cũng như tình hình tư tưởng của nhà
văn. Thơ ca và tản văn truyẽn thống càng được các nhà văn có địa vị xã
hội cao và có tư tưởng chính thống sử dụng nhiều hơn, điều đtí không thể
không tác động đến nội dung mà thể tài này biểu đạt. Ỏ đây không có ý
định miêu tả một cách toàn diện văn đàn đời Nguyên, chỉ muốn nêu ra
một khuynh hướng, bởi vậy có thể ndi đặc điểm chung của thơ ca và tản
văn là: số đông tác giả đểu có địa vị xã hội tương đối cao, đề tài nghiêng
vể việc vặt gần gụi quanh mình và thù tạc lẫn nhau, cái được phản ánh
là bộ m ặt đời sống và tư tưởng tình cảm của các nhân sỉ lớp trên trong
giai cấp thống trị phong kiến, đôi lúc củng thấy xuất hiện những tác phẩm
phản ánh mâu thuẫn dân tộc và giai cấp. Còn như tiểu thuyết và hí kịch
thỉ lại th ể hiện m ột đặc điểm khác, đó là các tác giả nói chung đều là
những người "con nhà hèn mọn, địa vị thấp kém". Đễ tài cũng nghiêng vé
truyền thuyết dân gian và đời sống của người dân bình thường vốn rất
quen thuộc với quảng đại nhân dân. Cái được biểu hiện cũng gần gụi với
tư tưởng tình cảm của quần chúng nhân dân bị áp bức, bị chà đạp. Ỏ đây,
có th ể thấy, thơ từ với tư cách là cái để thổ lộ tâm tư, tìm thú vui tiêu
khiển của nhân sĩ lớp trên và tiểu thuyết cùng hí kịch với tư cách là mdn
ăn tinh thần của quảng đại quẩn chúng nhân dân, không những khác nhau
vé th ể tài, mà vé nội dung cũng có sự phân biệt lớn. Nói cách khác, do sự
phân hóa của trí thức người Hán bát nguồn từ tình hình chính trị kinh tế
xã hội, bọn người cùng một nhịp thở với giai cấp thống trị chí có th ể viết
ra được những tác phẩm tiêu khỉển phản ánh cuộc sống vô vị và đời sống
tinh thần trống rỗng. Sự được m ất trên con đường làm quan, nỗi bi hoan
li hợp trong đời người trở thành đé tài thường gặp. Một đặc điểm khác

235
của loại tác phẩm này là tác giả của chúng đều xuất thân từ tẩn g lớp khá
giả, có sự tu dưỡng văn hòa cao, câu chữ rất chăm chút. Các nhà biên soạn
tiểu thuyết và hí kịch thì không như thế. Họ không cam tâm sống cuộc
đời luồn cúi, cđ người còn phải dựa vào việc viết lách để sống qua ngày,
họ cđ được sự cảm nhận cuộc sống sâu sắc và phong phú, bởi vậy tá c phấm
của họ giàu tính hiện thực và tính chiến đấu. Trong số đò, thân phận của
các tác giả tản khúc cđ phẩn phức tạp, trí thức bình thường cũng viết,
quan lại quý tộc cũng viết. Cđ không ít tác phẩm th ể hiện được tư tưởng
tình cảm của nhân dân, nhưng do tản khúc phần lớn xuất hiện trong tiệc
rượu đàn ca, cho nên cũng nhuốm phải không ít tĩnh cảm không lành
mạnh. Tóm lại, văn học đời Nguyên đã phản ánh bộ m ặt xã hội đương thời
từ các khía cạnh, các gđc độ khác nhau. Do địa vị xã hội của các tá c giả
khác nhau, do quan hệ phức tạp giữa mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn
giai cấp, các tác phẩm thuộc các th ể tài khác nhau đã th ể hiện những tư
tưởng tình cảm của con người thuộc các giai cấp và tẩn g lớp khác nhau.

2. S ự H Ư N G T H ỊN H CỦA TẠP K ỊC H Đ Ờ I N G U Y Ê N
VẢ N G U Y Ề N N H Ả N CỬA NÓ

Trong sáng tác văn học đời Nguyên, nhìn chung m à ndi, tạp kịch cd
thành tựu lớn hơn cả. Tạp kịch ra đời vào thời kì Mông Cổ (1 2 0 6 - 1271)
khoảng cuối Kim đầu Nguyên, là một hình thức văn nghệ mới nổi lên. Đến
khoảng giữa các năm Chí Nguyên, Đại Đức (1265 - 1307), nó giống như
một cây con vừa lớn lên, cành lá xum xuê. Sự hưng thịnh của th ể tài này
cđ nguyên nhân lịch sử đặc biệt của n<5. Nguyên T h ế tổ tuyên cáo: "Phàm
việc chính sự lớn nhỏ đểu thuận theo điều dân muốn mà làm ; điều dân
không muốn thì bãi bỏ" (N guyên sử: T hế tổ bản ki), một m ặt, thi hành các
biện pháp nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp, m ặt khác cải tiến sự đải
ngộ đối với đời sống thợ thủ công, khiến cho kinh tế thương nghiệp ở các
đô thị trở nên phồn vinh. Máccô Pôlô, người Ý, từng viết trong Du k í của
ông rằng: Các nơi Nam B ắc Trung Quốc, đô thị buôn bán như sao sa. Bấy
giờ kinh thành Đại Đô (nay là Bắc Kinh) trở thành trung tâm thương
nghiệp phương Đông. Hàng hda xuất nhập như thác chảy không ngớt, tạo
nên cục diện "Người đời khen nhà Nguyên thịnh trị, hai đời Chí Nguyên,
Đại Đức đứng hàng đẩu" cN guyên sử: Thực hòa chí). Sự phồn vinh và ổn
định của kinh tế đô thị tạo điều kiện cho tạp kịch hưng thịnh. Đương thời,
các diễn viên tạp kịch nổi tiếng như Chu Liêm Tú, Thiên Nhiên Tú và các

236
nhà viết tạp kịch đểu có quan hệ rất m ật thiết. Hạ Đình Chi trong cuốn
T h a n h lảu tập đã ghi lại nhiều tên tuổi diễn viên nổi tiếng kinh thành.
Cđ người tên tuổi lưu truyền rất rộng rãi trong quần chúng, ví như "Ca
dao kinh sư có câu: Trên trời quỷ lão bà, dưới trẩn Tôn Tú Tú". Sự mến
mộ và đòi hỏi tạp kịch của dân chúng đô thị đã kích thích nhà văn sáng
tác, m à các nhà soạn tạp kịch đương thời số đông là trí thức gần gụi với
tẩn g lớp dưới trong xã hội. Tuyệt đại đa số bọn họ đều chịu sự bức hại đủ
loại như người dân bình thường. Số phận giống nhau giúp họ gần gụi và
hiểu biết người dân. R ất nhiều nhà văn đã hăng hái phản ánh cuộc sống
và cuộc tranh đấu của nhân dân. Họ còn thông qua sự chiến thắng trong
cuộc phấn đấu của các nhân vật lịch sử và truyển thuyết, thể hiện kín đáo
niềm hi vọng của những người bị lăng nhục, bị bức hại. Đồng thời, do chỗ
các nhà văn biết dựa vào hình thức tổ chức Thư hội, hợp tác với các nghệ
nhân để sáng tác kịch bản, có khi còn lên sân khấu diễn xuất, bởi thế, họ
vừa hấp thụ được kinh nghiệm thực tiễn của nghệ nhân, vừa cống hiến tốt
hơn nữa tài năng của mình cho việc sáng tác tạp kịch. Sự hợp tác chặt
chẽ và sự học hỏi lẫn nhau giữa diễn viên và kịch tác gia như th ế đã có
tác dụng nhất định trong việc xúc tiến sự hưng thịnh và phát triển của
tạp kịch.

Còn có một điểu kiện thuận lợi nữa, đđ là bọn thống trị Mông Cổ thích
ca vói, hí khúc. Cuốn M ông T h á t bị lục của Mạnh Cung người Nam Tống
viết: "Nhà vua xu ất quân, cũng đem đội nữ nhạc theo. Mười bảy, mười tám
mĩ nữ, rất xinh đẹp và thông minh, phần nhiều cầm đàn mười bốn dây
đánh nhạc Đại quan, đệm nhịp bốn rất thấp, múa rất lạ". Sự thực, không
chỉ nhà vua xuất quân như thế, mà đại tướng xuất quân cũng như thế.
Năm Chí Nguyên thủ 22 (1285), Toa Đô xâm lược Việt Nam, trong quân
ngũ cũng m ang theo con hát. Sách Đ ại Việt sử k í toan thư quyển 7, T rần
kí tập 3 nói: "Trước hết phá quân Toa Đô, bát được con hát Lí Nguyên
Cát, giỏi hát. Con cái, tì thiếp các nhà th ế gia theo học điệu Bác. Các vở
cổ truyền mà Nguyên Cát hát, có vở T ầy p h ư ơ n g Vương M ẫu h iến d à o
tiên , v.v... Tuồng có các loại quan nhân, chu tử, đán nương, câu nô v.v...
tấ t cả mười hai người. Họ mặc cẩm bào, áo thêu, đánh trống thổi sáo, gẩy
đàn vỗ tay, gõ phách ấm ĩ, thay nhau ra vào làm trò" (Chuyển dẫn từ Việt
N am sử lược của Minh Tranh, bản dịch Trung văn). Sách T ặ n g B ò S á t
nguyên s o á i của D a -lu ậ t-sở -tà i cũng nói: "Người đẹp m ặc áo trán g múa
điệu Hán, quan kỉ râu xanh gẩy đàn Hổ". Giai cấp thống trị Mông Cổ trong

237
chiến tranh vẫn không quên thưởng thức hát múa, ngày thường thỉ chẳng
cần phải nói. Theo "Nguyên sử: Bách quan chí", thời Nguyên đã một dạo
đặt Giáo phường ti - một chức quan quản lí con hát, vào địa vị rất cao
của chính tam phẩm. Năm Diên Hựu thứ 2 đời Nguyên Nhân tông (1315)
còn định dùng kép hát Tào Giảo làm Thượng thư bộ Lễ, có thể thấy bọn
chúng rất coi trọng m ặt này. Hoàng đế nhà Nguyên, hàng nãm, sau tết
Nguyên đán, sau lễ tiết, sau triều hội, đéu gọi con hát, ca các điệu T ăn
thủy lện h, Cô m i tửu, T h á i b ìn h lện h v.v... T ất cả những việc đó đủ
để nói rõ bọn thống trị nhà Nguyên rất thích hí khúc, đương nhiên không
thể không có liên quan gì đến sự phồn vinh của tạp kịch.

Sự phát triển của bản thân hí khúc cũng đặt nên móng tốt đẹp cho sự
hưng thịnh của tạp kịch. Tạp kịch Nguyên ban đầu lưu hành ở phương
Bắc, về sau mới mở rộng ra toàn quốc. Làn điệu của nó có Kí Châu điệu
và Trung Châu điệu (Ngụy Lương Phụ: N am từ d ẫ n c h ín h ). Cừu Viễn và
bạn bè ông ta uống rượu ở Trúc Tố sơn phòng, có làm bài thơ nói ràng:
"Kép già đất Ngô tự Yên về, H át bài Lạc mai theo điệu Bảc" (K im uyên
tập, quyển 2) ở đây có nói đến điệu Bắc. Đời Đường, vùng Hà Sóc có lưu
hành một loại kịch hát địa phương "Đạp dao nương" Cựu D ường th ư : Âm
nhạc chí). Loại kịch hát này có ca, có múa, có độc thoại, lại còn đàn sáo
đệm. Tình hình diễn xuất lúc đó là: "Đàn ông mặc áo đàn bà, từ từ bước
lên sân khấu, hát”. "Đến khi người chổng đến, làm điệu bộ như đánh nhau,
để cười vui". Ngoài ra "lại thêm điển khố", tăng thêm một vai đùa bỡn.
Nơi diễn rất náo nhiệt. Bài thơ Đ ầm d u n g nương (tức Đạp dao nương) của

(1) Sách D ươ ng Xu ăn bạch tuyết, quyẻn 5, thiên "Song điệu tăn thủy lệnh" (khuyết danh):

Dại Nguyên rự c sáng chín tăng mây,

Cúi lạy trước lầu vàng điện ngọc


Ánh nến súng lung linh,
H u ơ n g lò nghi ngút bốc.

Dàn sáo vang vang,


L ẽ viên ca khúc.

Khấp hàng văn vũ bá quan,


Cả n ơ i phủ ngọc thầ/1 tiên,

Năm thái bình mừng chúc.

Đây ngờ là lòi hát sau buổi triéu hội Nguyẽn đán. D ã hoạch biên, quyên 7 viết: "Thổi Nguyên...
có Viện Ngọc thẩn, cho nên Giáo phưòng, LỄ viên cũng phong quan đến Bình chương sự. Dây là
thói HỔ không đáng kẻ”. Theo bản dịch cũ.

238
Thường Phi Nguyệt viết:
G iơ tay sử a lạ i càn h thoa,

N h à o m ìn h m ú a trước tiệc h o a rộn ràng.


N gựa uây k ín cả quãng dường,
N gười xem ch ậ t n ích , rạp thường như nêmS
(7'oàn Dường thi, quyẻn 203)

Ngoài việc miêu tả quang cảnh diễn xuất đương thời ra, còn cho thấy
sự mến mộ của quần chúng nhân dân đối với loại kịch này. Sang đời Tống,
Kim, tình hình lưu truyền của loại kịch địa phương này ra sao, sử sách
không chép. Nhưng loại viện bản lưu hành ở Trung Đô (nay là Bắc Kinh)
đời Kim thì cũng là một loại kịch phương Bác. Loại kịch này khi diễn xuất
có hát, có múa, có nói, hơn th ế chú trọng gây cười, chác là có quan hệ với
loại "Đạp dao nương". Loại kịch lưu hành khá sớm ở vùng Hà Bác này, có
ảnh hưởng trực tiếp đến tạp kịch đời Nguyên, rất nhiểu vở có tên giống
nhau, đó là chủng cớ rõ ràng. Có quan hệ m ật thiết với tạp kịch đời Nguyên
còn phải kể "Chư cung điệu" có từ Tống Kim lại đây. Chư cung điệu dùng
các cung điệu khác nhau để kể và hát một câu chuyện. Đó cũng là dấu
vết rõ ràng của việc sử dụng khúc điệu trong tạp kịch đời Nguyên cũng
như việc chuyển tiếp từ kể chuyện sang hình thức nói thay nhân vật của
tạp kịch Nguyên. Bởi vậy, có th ể nói, tạp kịch Nguyên là sản phẩm của
sự kết hợp giữa viện bản trong kịch địa phương phương Bác và chư cung
điệu truyền thống và cổ điển thời Tống Kim. Nó là một loại hình văn nghệ
kiểu mới phát triển trên cơ sở tổng hợp và kế thừa các loại hình thức nghệ
thuật đời trước. Loại hình vãn nghệ này so với viện bản thì dung lượng
lớn hơn, dài hơn, so với chư cung điệu thì biến hóa nhiều và phức tạp hơn.
Đó là chỗ mạnh của nó. P hát triển đến thời kì Chí Nguyên, Đại Đức, thì
xuất hiện các nhà văn lớn như Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, Mã
Chí Viễn, Bạch Phác v.v..., các tác phẩm lớn và ưu tú như Đ ậu N g a oan,
Tây Sư ơng k í, H án cu n g thu, Tường d ầ u m á thượng v.v... Các tác phẩm
ấy hoặc phản ánh các sự kiện trọng đại của xã hội, hoặc miêu tả những
vấn đề cấp th iết của đời sống, hoặc lấy để tài từ chuyện lịch sử và thần
thoại, truyền thuyết, cũng có tác phẩm trực tiếp miêu tả người th ật việc
th ật đương thời. Phong cách nhà văn thì có người nhiệt tinh sôi nổi, có

( 1 ) Bản dịch cũ ( N D ) .

239
người tinh tế khúc chiết, có người tình ý triển miên, có người lạnh lùng
hiểm hóc, thực là trăm hoa đua nở. Theo L ụ c quỷ b ạ ghi chép, thì thời
này tác phẩm phong phú nhất. Các nhà văn sáng tác rất dổi dào, như Quan
Hán Khanh, một mỉnh viết hơn sáu mươi vở kịch, đé tài cũng rấ t rộng.
Bởi vậy, xét vé m ặt sáng tác, không thể phủ nhận đây là thời kì phổn vinh
của tạp kịch.
Nguyên nhân trực tiếp của sự phồn vinh của tạp kịch là gì? Trong lời
tựa T h a n h lảu tập, Chu Kinh đã đề cập đến vấn để này. Ông nói: "Vua
Nguyên ta bát đầu thu phục biển trời, dân nước Kim còn lại như bọn Đỗ
Tản Nhân, Bạch Lan Cốc, Quan Dỉ Trai đều không màng làm quan, mà
cứ đùa gió cợt trăng, đắm say phong cảnh. Kẻ dung tục thì gẩn gụi họ,
nhưng người ưu thời mẫn th ế thi chê cười họ". Hấu như cho rằng, các nhà
văn nói trên sáng tác tạp kịch là do họ coi thường công danh phú quý.
Chung Tự Thành trong bài tựa cuốn L ụ c quỷ b ạ cũng đem đối lập sự nghiệp
sáng tác tạp kịch với "kẻ sĩ cao thượng, học thuyết tính lí". Nghĩa là họ đã
coi sáng tác tạp kịch như là sự nghiệp của mình, như là điểm tựa để "an
thân lập nghiệp" một đời người. Thái độ nghiêm túc đó đã làm cho sáng
tác của họ đạt được thành tựu vừa ý. Bằng thành tựu của từng người, họ
đã làm phong phú thêm tạp kịch thời này, tạo nên cục diện phốn thịnh.
Nhưng đó cũng chỉ là một mặt. Sự phồn vinh của tạp kịch thời Nguyên
không th ể tách rời cục diện chính trị ổn định, sự nới lỏng của vòng cương
tỏa của đạo đức phong kiến, cũng không thể tách rời cuộc sống vật chất
không lấy gì làm dư dật và tư tưởng chính trị tiến bộ của nhà văn trong
điều kiện lịch sử nhất định.
Cục diện chính trị thời Chí Nguyên Đại Đức là tương đối ổn định,
thanh bình so với triểu đại nhà Nguyên nói chung. Trên một mức độ nhất
định, giai cấp thống trị đã loại trừ tham quan ô lại, làm một số việc để
bát quan lại trung ương và địa phương giảm nhẹ gáng nặng cho nhân dân,
hòa hoãn mâu thuẫn dân tộc. Có điéu như vậy không có nghĩa là bọn chúng
đã bỏ con dao giết người xuống, lơ là việc để phòng và trấn áp nhản dân.
Cũng như vậy, thời này, sự gò bđ của luân lí đạo đức cũng không chặt chẽ
lắm, đó là vỉ đời sống xã hội người Mông Cổ không có quan niệm và tập
quán tiết, hiếu v.v... mà việc tiếp thu và tuyên truyền vãn hóa người Hán
thì cho đến thời Chí Nguyên cũng chỉ mới kịp chú ý đến những vấn đề có
quan hệ đến hoàng đế như lễ nhạc cùng với nghi thức triểu đình v.v... Các
quan niệm luân lí thông thường chưa được đề cập đến. Có ý thức để xướng

(1) Chí Nguyên (1 2 6 4 -1 2 9 4 ).

(2) Dại Dúc (1297-1307).

240
hiếu, lễ v.v... phải đợi đến những năm Hoàng Khánh (1311-1 3 1 3 ) đời
Nguyên Nhân tông vé sau. Cũng tức là nói, luân lí phong kiến được thể
hiện trong đời sống và hành vi cá nhân không được bọn phong kiến chú ý
một cách nghiêm khác (Đương nhiên, th ế lực luân lí đạo đức truyền thống
của người Hán vẫn tổn tại). Tình hình đó tạo cho nhà văn một mảnh đất
hoạt động rộng rãi hơn, ít gò bó hơn; đó là hoàn cảnh có lợi cho sáng tác.
Vào thời phồn vinh của tạp kịch, theo L ụ c quỷ b ạ ghi lại, trong số 345 vở
kịch trước thời Đại Đức, xét từ tên gọi thì chỉ có 14 vở tuyên truyền luân
lí phong kiến, ngoài ra, tuyệt đại bộ phận đễu tràn đầy sự căm ghét hiện
thực thối n át cũng như ước mơ một cuộc sống tốt đẹp. Điểu đó cũng nói
rõ nhà văn không nhiệt tình với việc tuyên truyén đạo đức phong kiến.
Điều đáng tiếc là, các nhà văn này đểu thuộc loại hèn kém trong xã hội,
tiểu sử của họ không được ghi chép đẩy đủ, không cách gì hiểu được hoạt
động sáng tác cụ th ể của họ, chỉ có thể dựa vào bản thân tác phẩm cũng
như những mẩu ghi chép vụn vặt của người đời sau mà suy đoán cuộc đời,
tư tưởng và thái độ chính trị của họ. Nhưng các nhà viết kịch ưu tú ấy về
chính trị thì khá tiến bộ, vễ đời sống thì thanh bạch, đó lại là sự thực
không ai có th ể nghi ngờ được.

3. M ẤY DẶC Đ IỂM CỦA TẠ P K ỊC H D Ờ I N G U Y ÊN

Tạp kịch là một loại hình văn học mới nổi lên, mang đậm tính địa
phương của phương Bác, nhìn từ nội dung hay hình thức, so với vãn học
các thời kì trước, nó có mấy đặc điểm như sau:
a) Sự xuất hiện các nhà vãn kiểu mới: Nhìn từ địa vị xã hội của nhà
văn, như trên đã nói, nhà văn viết tạp kịch số đông là trí thức bình thường,
đời sống nghèo khổ. Trong số họ, có người là "tài tử đèn sách", có người
cũng bôi m ặt lên sàn diễn với diễn viên, có người là diễn viên chuyên
nghiệp, có người xu ất thân địa chủ, được giáo dục cẩn thận, đến nơi đến
chốn, nhưng buồn vì có tài không gặp may, làm quan lại nhỏ ở địa phương.
Tình hình ấy cho thấy một nhân tố thúc đẩy sự thay đổi bộ m ật vãn học
là sự xuất hiện các nhà văn kiểu mới có quan hệ m ật thiết với nhân dân.
Các nhà văn kiểu mới ấy đã phản ánh chân thực tình điệu cuộc sống, tư
tưởng tình cảm củng như nguyện vọng của quẩn chúng nhân dân vào trong
tác phẩm của mình.
b) Phản ánh rộng rãi đời sống các tầng lớp nhân dân. Nhìn từ đề tài,
tạp kịch đời NgUyên phản ánh cuộc sống rộng rãi và sâu sác hơn nhiều
các tác phẩm vãn học trước kia. Dưới ngòi bút của các tác giả, từ kẻ thống
trị tối cao là hoàng đế đến người dân bình thường bị áp bức bị bóc lột đã

16 - LSVHTQ-T2 241
xuất hiện với tất cả vđc dáng, tư tưởng, tình cảm và cuộc sống hàng ngày
của họ. Đặc biệt nổi bật là, cuộc sống của quẩn chúng lớp dưới đã được
khá nhiều nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ. Các anh hùng hảo hán trong hàng
ngũ khởi nghĩa nông dân, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, người
đánh cá, hái củi, người cày ruộng, kẻ lưu lạc, người chịu rét chịu đdi, kẻ
thư sinh bần hàn, các kĩ nữ và cả dưỡng nữ í1), v.v..ệ tấ t cả những con
người bình thường ở địa vị xã hội thấp hèn ấy đã trở thành hỉnh tượng
nhân vật chính diện chủ yếu của tác phẩm văn học. Thoại bản đời Tống
cũng đã mở ra lĩnh vực mới này của văn học, tạp kịch Nguyên đã cố sự
nỗ lực lớn hơn trên cơ sở cũ, làm cho nd được mở rộng và nâng cao hơn.
Tạp kịch đời Nguyên không chỉ phản ánh các hiện tượng đời sống xã
hội nói chung, mà còn th ể hiện được những sự vật bản chất của xã hội
phong kiến. Nd ca ngợi sự phản kháng bằng nhiểu hình thức của nhân dân
lao động chống lại các tập đoàn thống trị phong kiến. Nó đả kích, châm
biếm bọn tay chân của giai cấp thống trị, bao gồm quan lại ngu đần, hổ
đổ, tham nhũng, coi thường pháp luật, bọn cường hào ác bá, bọn thân sỉ
bức hại nhân dân. Cả mánh khóe cho vay nặng lãi đặc biệt của thời Nguyên
- một hình thức bóc lột tàn khốc, cũng được vạch trần .
c) Nội dung kịch bản th ể hiện một lí tưởng chính trị tiến bộ. X é t từ
mối quan hệ giữa văn học và chính trị, đem so sánh với tác phẩm văn học
trước, tạp kịch đời Nguyên đã phản ánh càng rộng rãi hơn, càng trực tiếp
hơn cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến. Thí dụ, tác phẩm lấy
để tài trong cốt truyện Thủy hử có đến hơn ba mươi loại. Các tác phẩm
này đã ca ngợi lực lượng và trí tuệ của nhân dân, ca ngợi cách m ạng nông
dân, đặt cơ sở cho sự xuất hiện của bộ tiểu thuyết viết vể cách m ạng nông
dân là T hủ y hử. Các tác phẩm này viết vẽ cách m ạng nông dân với một
lập trường khẳng định, th ể hiện được lí tưởng chính trị của nhân dân.
Cũng như vậy, so sánh với văn học trước nđ, tạp kịch đời Nguyên bao
hàm một tư tưởng phản nghịch càng mạnh mẽ và sấc cạnh hơn. Ví như
trong Đ ậu N g a o a n (Nỗi oan của nàng Đậu Nga), tác giả đã thông qua
hình tượng Đậu Nga để chỉ trích nền chính trị phong kiến ngang trá i "Quan
lại bất chấp phép công, Dân đen cd m iệng chẳng dám nối năng", còn tiến
thêm một bước chửi trời chửi đất, tố cáo cả hoàng thiên hậu thổ là kẻ vẫn
được coi là người chủ trì công lí, th ể hiện ý chí phản kháng và đấu tranh
của người dân bình thường.

Ngoài ra, tạp kịch Nguyên còn thông qua việc khác họa hĩnh ảnh bọn

(1) Con gái nhà nghèo bị mua vé nuôi ló n đẻ sử dụng (N D ).

242
cường hào ác bá bòn rút xương tủy nhân dân, vạch trần hiện thực nhuốm
máu của ách áp bức bdc lột phong kiến trong xã hội đương thời. Mà trong
xã hội đương thời, kẻ thống trị tối cao và chủ yếu chính là tẩng lớp trên
của tộc Mông Cổ. Đổi với nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung, mâu
thuẫn giữa họ với bọn thống trị Mông Cố vừa là mâu thuẫn giai cấp, lại
vừa là mâu thuẫn dân tộc. Có một số vở tạp kịch, thông qua mâu thuẫn
giai cấp để thể hiện gián tiếp mâu thuẫn dân tộc, coi kẻ thù dân tộc cũng
là kẻ thù giai cấp. Những tác phẩm ấy đã có sự phê phán và khiển trách
bọn thống trị Mông Cổ, thể hiện được tư tưởng tình cảm của tất cả nhân
dân bị áp bức. Đặc biệt là rất nhiẽu nhà vãn đã miêu tả các nhân vật trong
giai cấp thống trị rất ngu xuẩn, ngược lại, nhân dân bị lâng nhục thl lại
rất thông minh. Chính ở điểm này, tạp kịch đời Nguyên đã thể hiện rõ
phương thức đấu tranh tự giác và độc đáo.
d) Hình thức độc đáo. X ét từ sự diễn biến của hình thức văn học trong
toàn bộ lịch sử văn học, thời Nguyên chính là thời kì cắm mốc. Trước nó,
th ể tài văn học truyền thống là thơ trữ tỉnh và tản văn; sau nó, xuất hiện
tiểu thuyết và hí kịch - thể tài mới, có tình tiết, có nhân vật, lấy tự sự
làm chính, từ đó thơ ca và tản văn m ất đi vai trò độc chiếm vãn đàn.
Với tư cách một dạng thức văn học mới, tạp kịch Nguyên không giống
tạp kịch Tống, mà có đặc điểm riêng của nó. Trước hết, kịch bản thường
được cấu thành bởi bốn khúc hay có người gọi là bốn chiết Có khi do
yêu cầu của kịch bản, thêm một hoặc hai phẩn "tiểu lệnh" hoặc gọi là "khế
tử" xen vào giữa hoặc để ở đấu. Mỗi vở tạp kịch đểu có hai, hoặc bốn, hoặc
tám câu thơ kết thúc tỉnh tiết toàn vở, khái quát toàn bộ nội dung, gọi là
"chính danh đề mục". Lời hát của tạp kịch hấu như chỉ do một vai hát từ
đầu chí cuối, không có lệ ngoại, v í như vở Q uan d ạ i vương dơn d a o h ội
của Quan Hán Khanh, mặc dù có ba nhân vật Kiều Công, Tư Mã Huy,
Quan Vũ thay nhau hát, nhưng trên thực tế cả ba người đều do một diễn
viên "chính mạt" sám vai. Do đó, kịch bản có lúc ghi rõ "đán bàn" hoặc
"mạt bản".
Thể tài tạp kịch còn có đặc sác khác nữa, đó là vể m ặt âm nhạc, lời
hát của nó vừa nghiêm khắc lại vừa biến hóa luôn. Tiếp thu ảnh hưởng
của hệ thống nhạc Y ên thời Tùy, Đường, lời hát trong tạp kịch phải hiệp
với cung điệu. Dưới cung điệu còn chia nhánh thành các khúc riêng, gọi
là "chích khúc" (khúc lẻ). Mỗi chích khúc có một tên riêng, các chích khúc

(1) "M ột khúc" (nhắt sáo khúc) thường gọi là "một chiết". Có người giải thích "chiết" theo một
cách khác. Ỏ đây dùng theo nghĩa quen dùng.

243
khác nhau hợp thành một sáo khúc (cả bộ), người xưa gọi là một chiết
hoặc một đoạn. Các chích khúc trong một chiết phải hiệp cùng một ván.
Mạch của lời hát phải đạt được tiền đề cùng một cung điệu, trậ t tự sáp
xếp các chích khúc trong sáo khúc cũng có quy tác nhất định. Như vậy,
yêu cầu cũng khá là nghiêm khắc. Nhưng độ dài ngấn của một chích khúc
không giống nhau, khúc điệu cũng khác nhau, khiến cho vận luật không
sa vào cứng nhắc, mà tiết tấu lại có biến hóa, bởi thế, so với chư cung điệu
thì dào dạt phóng khoáng hơn nhiểu. Ngoài ra, vễ m ặt đối thoại, do tiếp
thu được truyền thống tạp kịch từ Đường, Tống, có xen lời nói hê, càng
thêm hài hước thú vị. Hài kịch là thế, bi kịch cũng thế, tạo thành m ột đậc
sác nổi bật của tạp kịch đời Nguyên.
Mấy đặc sắc nói ở trên đã làm cho tạp kịch Nguyên có một địa vị rồ
rệt trong lịch sử văn học Trung Quốc.

244
Chương II

QUAN HÁN KHANH

1. CUỘC Đ Ờ I QUAN H ÁN KH A N H

Quan Hán Khanh không rõ tên họ, hiệu là Dĩ T rai (còn có hiệu Nhất
Trai), người Đại Đô o . Đại để ông sống vào thời kì vua Nguyên Thái tông
(Ukhôtai - O a-kh o át-th ai) trị vì (12 2 9 -1 2 4 1 ). Sách L ụ c quỷ b ạ nói: ông
từng giữ chức Thái y viện doãn (2\ Sách T ích tăn c h í do Hùng Tự Đác
cuối đời Nguyên biên soạn có chép tiểu truyện của ông, trong đó nói vê
nhân cách của ông như sau: "Ông sống hào phóng, học rộng giỏi văn, hài
hước khôn ngoan, tế nhị phong lưu, đứng đầu bảng một thời".
Trong các nhà viết tạp kịch đời Nguyên, hoạt động sáng tác của ông
tương đối sớm. Ông giao thiệp rộng và chơi thân với các nhà văn tâm đầu
ý hợp cùng thời. Qua ghi chép trong sách L ụ c quỷ b ạ có th ể thấy, Dương
H iển Chi là bạn thân thiết cùng ông bình cải tác phẩm, bàn bạc lời văn,
Lương Thoái Chi (còn gọi Tấn Chi), Phí Quân Tường v.v... đều là bạn chí
cốt. Nhà viết tản khúc Vương Hòa Khanh cũng là bạn của ông Nữ diễn
viên nổi tiếng Chu Liêm Tú cũng có quan hệ m ật thiết với ông. Trong giới
hí khúc đương thời, rõ ràng ông là một nhân vật khá nổi bật.
Ông giỏi ca múa, tinh thông âm luật, không những đã soạn rất nhiều
kịch bản, mà còn tham gia diễn xuất trên sân khấu. Bởi vậy, Tang Mậu

(1) Quẽ quán Quan Hán Khanh mỗi người nói một cách, ỏ đAy căn cứ vào sách L ục quv bạ.
Sách Kì Châu c h í đòi Kiển Long, quyên 8 nói ông ngưòi thôn Ngũ Nhân, Kì Châu, nay thuộc An
Quốc, Hà Bắc; sách Nguyên sừ loại biên, quyển 36 nói ỏng người Giài ChSu (nay thuộc huyện Giải,
Sơn Tây). Sách "Tích tăn ch í: Danh hoạn truyộn" nói ông ngưỏi đất Yên.
#

(2 ) Sách L ụ c quỷ bạ bàn cùa Thiên Nhất Các viết là "Thái y viện hộ". Nhưng cũng sách đó ò
phẩn Dể mục chính danh cùa thiên Phi y m ộng thì tẽn "Tiển đại doãn" cũng viết là "Tiền đại hộ".
Có thẻ thấy, vì hai chữ "doãn" và "hộ" giồng nhau mà nhầm lẫn.

(3) Vĩnh Imc dụi đ iể n quyển 4053, Thiên tự vặn dẫn.

(4 ) Sácli Nam thôn chuyết canh lục cùa Dào Tông Nghi người đòi Nguyên, quyền 23 có chép
chuyện Quan Hán Khanli cùng Vuờng Hòa Khanh "đùa cợt châm chọc nhau".

245
Tuần đời Minh, trong L ờ i tự a tuyển tập N guyên k h ú c có nói: "Các ông
Quan Hán Khanh... đích thân dựng nơi diễn, tô điểm phán son, coi như
việc của chính mình, thỉnh thoảng cũng sám vai ca xướng mà không từ
chối". Một cuộc sống như thế, vừa giúp ông nắm được kinh nghiệm sàn
diễn một cách phong phú, vừa giúp ông hiểu biết yêu cầu và tâm lí của
đông đảo khán giả.
Sau khi nhà Nam Tống m ất, ông đi du ngoạn phương Nam. Năm thứ
14 đời Chí Nguyên triểu Nguyên T hế tổ (1277) vào khoảng sau tháng 11^\
ông đến Hàng Châu. Trong các bài tán [Nam lữ nhất chi hoa] H àn g Chău
cả n h , ông miêu tả cố đô Nam Tống "chen chúc như nêm" phồn hoa đô hội
và cảnh đẹp Giang Nam "sông đẹp núi lạ". Trên đường du ngoạn phương
Nam trở về, ông còn dừng chân lưu lại Dương Châu. Đương thời, cũng
giống như Đại Đô, Hàng Châu và Dương Châu cũng là các đô thị trung
tâm của việc sáng tác và trình diễn tạp kịch, hội tụ đông đảo kịch tác gia
và diễn viên. Sự xuất hiện của Quan Hán Khanh, trên một mức độ nhất
định, có th ể đã thúc đẩy sự nghiệp của họ phát triển.
Nâm đấu đời Đại Đức triều Nguyên Thành tông, ông viết mười bài tiểu
lệnh Đ ại Đức ca^2\ Chác là vào khoảng những năm đời Đại Đức
(1 2 9 7 -1 3 0 7 ) ông đã từ trần.
Quan Hán Khanh là một nhà viết kịch có nhiều tác phẩm. Theo L ụ c
quỷ bạ, cả đời ông viết đến sáu mươi ba tạp kịch. Đáng tiếc phấn lớn đã
thất tán. Trong số còn lại, chỉ mười hai vở là còn đủ cả lời hát và nhạc
khúc ( \ ba vở lời hát và động tác không còn nguyên vẹn, hai vở chỉ còn
lại lời hát. Trong số đó, C ảm thiên d ộ n g d ịa Đ ậu N g a o a n là tá c phẩm
tiêu biểu, xuất sắc nhất của tạp kịch Quan Hán Khanh.

2. Đ ẬU N GA OAN

Đ ậu N g a oan viết sau nãm Chí Nguyên thứ hai mươi tám (1291) đời

(1) [Nam lũ nhát chi hoa), H àng Châu cátih có câu: "Đất phiên thuộc mói cùa tríéu Dại Nguyên,
ngưòi Hoa Di cùa nhà Tống đă mất". Thiẻn T h ế tổ bán kỉ của Nguycn SŨ có chép: Tháng 11 năm
Chí NguyỄn thú 14, "lệnh cho Trung thư sành hịch dụ trong ngoài rằng, đất Giang Nam đă được
bình định, nhà Tống phải gọi là Vong Tống, nơi hành tại gọi là Hàng Châu". Qua đăy có thẻ đoán
định, Quan Hán Khanh đến Hàng Châu và viết H àng Cháu cảiih vào khoảng sau tháng 11 năm Chí
Nguyên thứ 14.

(2 ) ChQ "Dại Đúc" có mắy cách giải thích, ỏ dày theo cách chì niỄn liiộu.

(3 )B a vđ: Bao đãi c h é tri trditi L ỗ trai lang, Sơn thần m icu Bùi D ộ hoùti đái, L ưu ph u rihăỉi
khánh thưởìig Ngũ Hău y ế n , nghi không phải Quan Hán Khanh viết.

246
Nguyên T hế tổ, là tác phẩm viết lúc Quan Hán Khanh đã về già (1).
Vở kịch miêu tả chân thực cuộc sống xã hội tàn khốc đương thời, thông
qua tình tiết lòng oán giận chất chứa của một người đàn bà bị chết oan
đã làm cho đất trời phải rung chuyển. Nó đả kích mạnh mẽ nền chính trị
đen tối, hủ bại của xã hội phong kiến, biểu hiện tinh thần phản kháng
mãnh liệt của quần chúng nhân dân bị áp bức đã lâu.
Mở đầu, vở kịch nối vể cuộc đời đau khổ của Đậu Nga thời thơ ấu. Ba
tuổi mẹ chết, bảy tuổi phải xa lìa bổ. Bố là một thư sinh nghèo. Đ ể trả nợ
và cố tiền đi đường lên kinh thi, ông ta đã đưa nàng đến làm dâu nuôi
cho bà Thái, y như một vật người ta đem cẩm bán. Được mười năm, không
may người chổng chết. Tác giả tả nàng liên tiếp gặp những điều đen đủi,
chính là để nói cảnh ngộ bi thảm đã rèn luyện nàng, tả cái cơ sở nảy sinh
tính cách phản kháng của nàng.
T ác giả không xây dựng hình tượng Đậu Nga một cách ọô lập. Ông đặt
nàng vào trong một môi trường sống nhất định, khác họa cả tính cách
những nhân vật làm nễn ở xung quanh, như bà Thái, ông lang Trại Lô,
Trương Lư Nhi, Đào Ngột v.v... và qua mối quan hệ giữa họ với nhau
mà phát triển dần cái bi kịch của Đậu Nga.
Đậu Nga và bà Thái hai người dựa dẫm vào nhau, sống cuộc đời cô quả.
Nhưng th ế lực hung ác của xã hội đen tối đã phá hoại cuộc sống yên ổn
của gia đình họ. B à Thái đi đòi nợ, ông lang Trại Lô vì tiển mà mưu giết
bà ta, toan th át cổ cho bà ta chết. Tên lưu manh Trương Lư Nhi và bó
hán mượn cớ cứu sống bà ta, thừa lúc bà ta bị nguy khốn mà bát chẹt, tự
tiện dọn đến nhà bà ta m à ở. Bọn chúng dòm ngó hai người quả phụ này
đến nhỏ dãi.
Đối với bà Thái, tác giả vừa phê phán lại vừa đồng tình. Bà ta vừa là
kẻ cho vay nặng lãi, lại vừa là một bà già cô đơn, yếu đuối hèn nhát nhưng
tốt bụng. Trong th ế giới đen tối u ám, cường bạo hoành hành, thực tế bà
ta cũng không có cách gì tránh khỏi bị ức hiếp làm nhục.

(1) ò "chiết" bổn vỏ D ậu Nga oan có chức quan "túc chính liêm phòng sứ". Từ năm thứ 28 niên
hiệu Chí Nguyên dời Nguyên Thế tò (1291) đổi "để hình án sát sứ" thành "túc chính liêm phòng
sú". Vở Dậu Nga oan viết vào sau thòi kì này.

(2) Dây là chế độ "đổng dưỡng túc" (dâu nuôi từ ngày còn nhỏ) trong xã hội phong kiến Trung
Quóc. Ngưài con gái đó vể làm dâu khi chưa đốn tuổi trưỏng thành, chò đén khi chồng cũng như
vợ lón lẽn rổi mói cuói (N D ).

(3 ) Dựa theo Nguyên khúc tuyển của Tang Mậu Tuần. Phàm những và tạp kịch Nguyên trong
sách này nói đến, nếu có trong Nguyên khúc tuyển, thì đểu dựa vào jđó mà trích dẫn và phân tích,
bòi vì bàn này lưu hành tương dối rộng.

247
Để đối sánh với bà già này, tác giả cố khác họa tính cương trực của
Đậu Nga. Nàng nhất quyết từ chối lời yêu cầu vô liêm sỉ của Trương Lư
Nhi và chế giễu hành vi hổ đổ của bà Thái. Đó là biểu lộ đấu tiên tính
cách phản kháng của nàng. Nhưng, trung thực với cuộc sống, nhà văn biết
dừng lại đúng chỗ, tiếp tục tả Đậu Nga cũng giống như bà Thái trung hậu,
thực thà. Nàng cũng đành khoanh tay, không làm th ế nào đuổi bọn ác ôn
ngang nhiên vào nhà giữa ban ngày này đi khỏi được.
Họ sống cạnh bọn dã thú ăn thịt người; những cực khổ nặng né hơn
đang chờ đợi họ. Trương Lư Nhi định bỏ thuốc độc giết bà Thái, nhưng bố
hắn ăn nhầm mà chết. Hắn trở m ặt vu cáo Đậu Nga, ép nàng phải lấy
hán. Đ ể giữ tròn trinh tiết, Đậu Nga thà "ra cửa quan", không chịu "tự
dàn xếp". Lúc này, theo tác giả tả thì, trong con m ắt của nàng, quan phụ
mẫu "sáng như gương, trong tựa nước", hoàn toàn có th ể giữ vững chính
nghỉa, minh oan cho nàng được.
Thái thú Sở Châu là Đào Ngột được tác giả miêu tả sinh động thành
một tên hôn quan thấy tiền là lóa mắt, xem mạng người như cỏ rác. Đào
Ngột thấy Đậu Nga và Trương Lư Nhi đến, vội vàng quỳ xuống. H án nghỉ
như th ế này: "Những kẻ đến kiện cáo đéu là bậc cha mẹ cho ta cơm ăn áo
mặc". Đương nhiên đây là tác giả thêm vào một câu làm trò m ua vui.
Nhưng nó cũng lại báo trước ràng Đậu Nga sẽ vỡ mộng.
Đào Ngột nói: "Con người hèn m ạt như vậy, không đánh thỉ không chịu
khai", đã phản ánh bản chất độc ác, tàn nhẫn của giai cấp thống trị phong
kiến. Chiếc "gậy to" của hán đã đập nát lòng tin tưởng của người thiếu
phụ chưa lõi đời này đối với hán:
Ôi! T iến g a i q u át th áo rùng m ìn h,
K h iến tôi tự n h iên hòn xiêu p h á c h lạc.
Đ òn roi tan tác,
Vừa tỉn h d â lạ i hôn mê.
C hịu n g h ìn trùng k h ả o d ả,
B ị m uôn nỗi ê che.
N gọn h èo rơi,
D òng m áu dổ,
D a thịt tơi bời

[Cảm hoàng An]

(1 ) H ồ Lãng dịch.

248
Cuối cùng, nàng nhận là có "bỏ thuốc độc giết ông lão". Tác giả khấc
họa nổi bật phấn đẹp đẽ trong tính cách lương thiện của nàng. Nàng thừa
nhận không phải là vì khuất phục, hèn nhát, mà xuất phát từ tấm lòng vi
người quên mình, bởi vì làm như thế thì bà mẹ chổng già yếu mới khỏi bị
đánh đập. Đây là những chỗ miêu tả có tính chất hiện thực sâu sắc của
tác giả trong hai chiết trước: một người đàn bà lương thiện hoàn toàn tin
tưởng ở quan nha, đầu óc đặc những quan niệm luân lí phong kiến trinh
tiết, hiếu thuận v.v..., th ế mà vô cớ bị "tống vào nhà giam tử tù", sắp chết
dưới lưỡi dao của xã hội phong kiến! Kể vi phạm pháp luật lại không bị
pháp luật trừng phạt, người tôn trọng pháp luật lại bị pháp luật xử tội
chết. Bi kịch của Đậu Nga chính là đã phản ánh cuộc sống hiện thực tàn
khốc trong xã hội phong kiến ãn thịt người.
Bi kịch của Đậu Nga có một ý nghĩa phổ biến. Trong xã hội chưa ổn
định những năm đầu Nguyên, nhân dân chẳng những sống nghèo khổ, gặp
phải cảnh phá sản, bán vợ đợ con, mà bọn lưu manh thì hoành hành ngang
ngược, giết người lấy tiễn, quan lại thi hổ đổ ngu xuẩn bất tài, phải trái
chảng hay, tính mạng con người không chút bảo đảm. "Nha môn từ xưa
ngoảnh vể nam, chẳng có án nào án không oan". Đậu Nga bị oan chẳng
phải là chuyện ngẫu nhiên. Cho nên, những điểu nàng gặp thực chất là sự
phản ánh tập trung những cảnh ngộ thường ngày trong đời sống quần
chúng nhân dân, cũng có nghĩa là, nỗi oan của nàng không phải là bi kịch
cá nhân, mà là bi kịch thời đại.
Trong chiết ba, tác giả bắt đẩu tả tính cách phản kháng của Đậu Nga
phát triển nhanh chóng. Nàng không cam chịu cúi đẩu trước số mệnh.
Trên đường bị trói đi ra pháp trường, nàng oán trách chửi rủa trời đất, vị
chúa tể của th ế giới. Đó là những lời gào thét phát ra từ sự tuyệt vọng:
N h ậ t nguyệt d ô i vàng,
S ớ m h ô m so i tỏ,
Quỷ th ần còn dó,
S in h tủ cầ m quyèn.
Trời d ắ t k ia p h ả i biết p h â n trong đục,
Cớ s a o là m chú C h i ch với N h an Uyên.
N gười là n h chịu bần cùng m ện h doản ,
K ẻ á c hư ởng p h ú quý thọ diên.
Cá ch i s ọ cứng k h in h m èm ,

249
D ạo trời lẽ d á t như thuyần buông xuôi.
D át h ãi dát, lẫn lộn vàn g thau, n gán thay p h ậ n d át,
Tròi h ã i trời, k h ô n g p h ă n trong đục, d â u xứng n gồi trời.
Ôi! Đ ôi m ắ t này d òn g lệ những d ầ y vơi
[Cổn tú cắu]

Nàng kịch liệt kháng nghị vì nỗi oan khuất của mình. Thời phong kiến,
người bình thường không thể tùy tiện chửi bới trời đất, mà Đậu Nga lại
chửi rủa thậm tệ. Đó là nàng đã hoài nghi trậ t tự phong kiến, và tố cáo
cái xã hội hiện thực trong đó chính nghĩa không được ủng hộ.
Trong lúc lâm hình, nàng đưa ra ba điểu nguyện ước. Sau khi hành
hình, những chuyện thẩn bí lạ kì xuất hiện. Mây đen kéo đầy trời, gití
thảm xoay chuyển gào thét. Máu nàng không nhỏ xuống đất một giọt, hoa
tuyết phủ lên tấm thân trong trắng của nàng. Ba năm không mưa, cỏ cây
trên cánh đồng khô cằn. T ất cả những cái đó đều chứng minh nỗi oan
khuất của nàng.
ỏ đây tác giả tả những điều nguyện ước của Đậu Nga được thực hiện,
và ở chiết bốn tiếp tục tả hổn Đậu Nga hiện lên, làm cho nỗi oan khuất
của nàng cuối cùng được rửa sạch, tấ t cả đểu dùng bút pháp lãng mạn.
Ông tạo ra không khí hết sức bi thảm đó, làm cho chủ đề thêm sâu sác,
chứng tỏ lòng yêu ghét m ãnh liệt của mình, và củng chứng tỏ nguyện vọng
giải oan báo thù của quần chúng nhân dân và chân lí là một sức mạnh
không gì thắng nổi.
Đậu Nga là một hình tượng đẹp về người phụ nữ. Vở D ậu N g a o a n mà
nàng là vai chính, thể hiện đầy đủ quan điểm chính trị xã hội của Quan
Hán Khanh. Đó là kết tinh nghệ thuật thành thục nhất của ông.

3. CỨ U PH O N G TRẦN, VỌNG GIANG ĐÌNH, Đ IỀ U PH O N G


N G U YỆT, B Á I N G U Y Ệ T Đ ÌN H VÀ DƠN ĐAO H Ộ I

Ngoài Đ ậu N g a o a n , năm vở Cứu p h o n g trần, Vọng g ia n g dinh., Đ iều


p h o n g nguyệt, B ả i nguyệt d in h và Đ an d a o h ộ i, mỗi vở tiêu biểu cho thành
công ở từng m ặt khác nhau của tạp kịch Quan Hán Khanh.

Cứu p h o n g trần chủ yếu kể câu chuyện nàng Triệu Miện Nhi đấu tranh
với chàng công tử Chu X á để cứu bạn là Tống Dẫn Chương.

(1 ) H ổ Lãng dịch.

250

You might also like