You are on page 1of 98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH
KHOA NGỮ VĂN

Học phần
VĂN HỌC PHƯƠNG
ĐÔNG
Đề tài
II

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ 


TRONG TRUYỆN NGẮN BỨC BÌNH PHONG ĐỊA
NGỤC
CỦA TÁC GIẢ AKUTAGAWA RYUNOSUKE
Giảng viên: Ths. Nguyễn Bích Nhã Nhóm: HOA BỈ NGẠN
Trúc
0
THÀNH VIÊN
NHÓM
HOA BỈ NGẠN
1. Đoàn Chí Cường – 44.01.601.063 (NT)

2. Ngô Trần Anh Khoa – 44.01.601.020

3. Nguyễn Thị Phương Nam – 44.01.601.113

4. Trần Phương Linh – 44.01.601.022

5. Lê Hoàng Diễm My – 44.01.609.010

1
4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3


Những vấn đề chung Cách tổ chức Cách tổ chức ngôi kể, điểm
về lý thuyết cốt truyện, nhân vật nhìn, giọng điệu trong
trong truyện ngắn truyện ngắn
Bức bình phong địa ngục Bức bình phong địa ngục
2
C
H
Ư
Ơ
N
G
1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ LÝ THUYẾT

3
Thời kì Minh Trị (Meiji, từ 1868 - 1912)
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc Phủ ở
Nhật Bản bước vào thời kì khủng hoảng trầm
trọng.
- 1868, cuộc cách mạng bùng nổ đã xóa bỏ chế độ
phong kiến Tokugawa và đồng thời thiết lập chính
phủ mới của Thiên hoàng Meji.
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và - Tiến hành cuộc duy tân đất nước với khẩu hiệu:
văn học thời kì cuối Meiji đầu “Theo phương Tây, đuổi kịp và vượt phương Tây”
Taisho ở hầu hết lĩnh vực.
- Nền công nghiệp và kinh tế Nhật Bản đã phát
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội triển vượt bậc.
thời kì cuối Meiji đầu Taisho

4
Thời kì Minh Trị (Meiji, từ 1868 - 1912)
- Vào đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa cá nhân từ phương
Tây du nhập vào Nhật Bản.
- Nhật Bản sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc tiến
tới vị trí mới, và bắt đầu tiến hành bành trướng,
tranh giành thuộc địa với các nước đế quốc khác.
=> nhiều khu vực đã trở thành thuộc địa của
Nhật như: Đài Loan, Mãn Châu, Triều Tiên..
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và
văn học thời kì cuối Meiji đầu
Taisho
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Nhân dân đã đứng lên đấu tranh với mong muốn có
thời kì cuối Meiji đầu Taisho được cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Xã hội Nhật
Bản lúc này trở nên hết sức rối ren và ngày càng phức
tạp.

5
Thời kì Đại Chính (Taisho, 1912 - 1926)
- Thiên hoàng Taisho (Đại Chính) tức vị, niên
hiệu đổi từ Meiji qua Taisho, chính quyền
đang nằm trong tay Chủ tịch Lập Hiến Chính
Hữu Hội (Rikken Seiyukai) là Saionji
Kinmochi.
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và - Giai đoạn chính trị thỏa hiệp giữa chính đảng
và phiệt tộc (phiên phiệt và quí tộc).
văn học thời kì cuối Meiji đầu - Chính quyền Katsura và Saionji nối tiếp nhau
Taisho cai trị nước Nhật – thời đại Quế (Katsura)
Viên (Saionji).
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
thời kì cuối Meiji đầu Taisho

6
Thời kì Đại Chính (Taisho, 1912 - 1926)
- Chính trị trở thành khuôn sáo (mannerism),
thiếu nội dung và thực chất. Đời sống của
nhân dân càng lúc càng khó khăn.
- Những phong trào của thời kì này, ta thấy đều
hướng về một mục đích chung là tạo ra một sự
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và thay đổi chính trị có tên là “chính biến thời
Taisho”…
văn học thời kì cuối Meiji đầu
Taisho
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
thời kì cuối Meiji đầu Taisho
Mặc dù thời kì này diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng những tồn đọng trong nội bộ
Nhật Bản về chính trị, chính sách cho nhân dân vẫn còn không ít những thiếu sót khó có thể
tránh khỏi.

7
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học thời kì cuối Meiji
đầu Taisho
1.1.2. Văn học Nhật Bản thời kì cuối Meiji đầu Taisho

Thời kì Minh Trị (Meiji, từ 1868 - 1912)


- Phát triển mạnh mẽ ở bộ phận văn học dịch vì có sự tiếp thu các
trường phái, chủ nghĩa của văn học thế giới (Nhật Bản thông thạo, tiếp
thu các tư tưởng, ngôn ngữ phương Tây).
- Văn học phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại, một số loại tiểu thuyết được
sáng tác như: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết giáo huấn,...
- Nền văn học nội sinh mới xuất hiện lấy chất liệu là đời sống, bối cảnh
xã hội, văn hóa phương Tây làm nền tảng phát triển, như: tiểu thuyết
chính luận – chính trị, tiểu thuyết cổ động – khai hóa và tiểu thuyết
hình sự.

8
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học thời kì cuối Meiji
đầu Taisho
1.1.2. Văn học Nhật Bản thời kì cuối Meiji đầu Taisho

Thời kì Minh Trị (Meiji, từ 1868 - 1912)


- Thời kì này có bốn dòng văn học hầu như đối chọi với nhau:
(1) Chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) chịu ảnh hưởng của tinh thần khoa
học tự nhiên và văn học Tây Phương của thế kỷ XIX qua những nhà
văn như Emile Zola (Pháp), Gerhart Hauptmann (Đức), xem việc
miêu tả thực tế không che đậy, không lý tưởng hóa mới là văn học
chân chính.
(2) Khuynh hướng duy mỹ (aestheticism) đề cao giá trị của thẩm mỹ và
nhục cảm trong nghệ thuật theo tinh thần của Charles Baudelaire (Pháp)
hay Oscar Wilde (Anh).

9
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học thời kì cuối Meiji
đầu Taisho
1.1.2. Văn học Nhật Bản thời kì cuối Meiji đầu Taisho

Thời kì Minh Trị (Meiji, từ 1868 - 1912)


(3) Khuynh hướng bản xứ gọi là cao sang (yoyuha) được đại diện bởi
cách viết đặt trọng tâm vào việc làm giàu có kiến thức (refinement) như
kiểu Natsume Soseki hay có thái độ bàng quan (nil admirari), chịu phép
(resignation) trước những vấn đề xã hội đặt ra như Mori Ogai.
(4) Trường phái Shirakaba (Bạch Hoa, cây bạch dương), ra đời cuối
thời Meiji (Meiji 43, 1910), tập trung những cây bút xuất thân từ giới
thượng lưu, sớm nhìn thấy mâu thuẫn giữa cuộc sống sung túc của giai
cấp mình và những bất công xã hội họ chứng kiến, tìm cách xác định bản
ngã bằng cách viết và thực hiện những công trình xã hội có tính cách
không tưởng (utopianism).

10
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học thời kì cuối Meiji
đầu Taisho
1.1.2. Văn học Nhật Bản thời kì cuối Meiji đầu Taisho

Thời kì Đại Chính (Taisho, 1912 - 1926)


- Hai dòng văn học vẫn còn tiếp tục phát triển đó là: khuynh hướng duy
mỹ và trường phái Bạch hoa.
- Chủ nghĩa tự nhiên thì bị suy thoái, trào lưu tự thuật của Watakushi
Shosetsu, văn học Tân hiện thực (neo-realism) phát triển.

11
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học thời kì cuối Meiji
đầu Taisho
1.1.2. Văn học Nhật Bản thời kì cuối Meiji đầu Taisho

Thời kì Đại Chính (Taisho, 1912 - 1926)


- Có nhiều ưu điểm với lối văn “có cái nhìn khách quan về hiện thực tối
tăm và bản tính con người, biết dùng lý trí làm vũ khí để đưa ra một lối
giải thích mới với một bút pháp tinh xảo” (Nguyễn Nam Trân).
- Họ thành lập tờ tạp chí Tân tư trào (Shinshicho) hoạt động mục tiêu tôn
chỉ vì giai cấp bình dân.
- Có thể kể đến một vài tác giả như: Akutagawa Ryuunosuke, Kikuchi
Kan, Kume Masao, Yamamoto Yuuzo, Toyoshima Yoshio…

12
1.2. Đôi nét về tác giả Akutagawa
Ryunosuke
1.2.1. Cuộc đời ngắn ngủi
- Akutagawa Ryunosuke (1892 – 1927) là nhà văn viết
truyện ngắn nổi tiếng nhất của văn học hiện đại Nhật
Bản thời kì Taisho (1912 – 1926).
- Ông tự sát năm 35 tuổi. Bút danh là Ryuunosuke  龍之
介 (Long chi giới: đứa con của rồng).
- Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: mẹ bị
tâm thần.

13
1.2. Đôi nét về tác giả Akutagawa
Ryunosuke
1.2.1. Cuộc đời ngắn ngủi
- Akutagawa Ryunosuke được mang về phía họ hàng để
nuôi dạy.
- Có năng khiếu văn học từ nhỏ, học giỏi, năm 1913 ông
đỗ vào Đại học Tokyo ngành văn học Anh.
- Am hiểu văn học truyền thống Nhật Bản, tiếp thu những
khuynh hướng tư tưởng mới của phương Tây.

14
1.2. Đôi nét về tác giả Akutagawa
Ryunosuke
1.2.1. Cuộc đời ngắn ngủi
- Là thành viên của nhóm “Trào lưu mới” của trường phái
Tân hiện thực và là nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ.
- Có nhiều đóng góp cho tiến trình cách tân văn học hiện
đại Nhật Bản đầu thế kỉ XX (trên 140 tác phẩm thuộc
thể loại truyện ngắn và các bài phê bình), được coi là
“cha đẻ của thể loại truyện ngắn Nhật Bản”.

15
1.2. Đôi nét về tác giả Akutagawa
Ryunosuke
1.2.1. Cuộc đời ngắn ngủi

- Năm 1935 tên của ông được đặt cho một giải thưởng văn
học danh giá.
Quá trình viết văn đối với Akutagawa cũng như một quá trình
“đi đến sự tự diệt”, “như con rắn ăn chính cái đuôi của
mình”.

“Nghệ thuật không chịu bất cứ ảnh hưởng nào, rằng nghệ thuật phải vị nghệ thuật, rằng nghệ sĩ, do đó có trách nhiệm
trước tiên là trở thành siêu nhân làm điều thiện và điều ác.”
(Lời thi sĩ Tok – Tác phẩm Kappa)
16
1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Akutagawa
Ryunosuke

1.2.2.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực mới


- Hướng về công bằng, xã hội, tinh thần dân chủ.
- Chủ đề trung tâm: thân phận và bản chất con người.
- Trình bày đời sống một cách trực tiếp, tự nhiên, chân
thực và gần gũi.



17
1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Akutagawa
Ryunosuke
1.2.2.2. Những chủ đề chính
- Bản chất con người: Sợi tơ nhện, Cánh đồng khô,
Lã sinh môn, Trong rừng trúc…
- Chân lý duy nhất: Trong rừng trúc, Kim tướng
quân...
- Những giá trị nhân bản thực sự: Mấy trái quýt,
Kappa, Chiếc mùi soa, Sợi tơ nhện...
- Cái đẹp tuyệt đối và nỗi thống khổ địa ngục ở
trong chính tâm khảm mỗi người: Địa ngục, Bức
họa núi thu…
龍 - Thỏa mãn dục vọng con người: Cháo khoai, Lòng

đã trót yêu…

18
1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Akutagawa
Ryunosuke
1.2.2.2. Những chủ đề chính
- Nổi bật trong sáng tác của Akutagawa là màu sắc
bi quan, yếm thế và sự hoài nghi về cuộc đời, ảnh
hưởng bởi chủ nghĩa hư vô (nihilism):
+ Hoài nghi về giá trị văn hóa truyền thống (samurai),
về tính thiện, sự trung thực trong con người
(Rashomon);
+ Hoài nghi về bản chất tốt đẹp của hiện sinh (Kappa:
“Sinh ra tôi sao không hỏi ý kiến tôi”);
+ Hoài nghi về chân lí và sự thật trong cuộc sống

(Trong rừng trúc).

19
1.2.2.3. Đặc điểm nghệ thuật
tự sự
(1) Tính chất “cố sự tân biên”: mượn
tích từ những câu chuyện cổ, chuyện
(4) Miêu tả nhân vật độc đáo (cách đặt

Title
dân gian của Nhật để viết tác phẩm,
giải thích vấn đề theo quan điểm, cách tên, khai thác những phương diện “tiêu
nhìn mới của tác giả; cực”, góc khuất,...) điển hình cho nhân
vật;
(2) Lối viết tiểu thuyết lịch sử kiểu
Tây phương (học được từ Natsume (5) Bậc thầy am hiểu tâm lí con người
Soseki): người viết giữ khoảng cách hiện đại;
với nhân vật;
(6) Kết hợp yếu tố hiện thực và huyền
(3) Lựa chọn tình tiết, xây dựng cấu ảo; văn phong hoa mĩ, tinh tế, ngắn
trúc một cách kỹ lưỡng, đạt hiệu quả gọn, súc tích.
nghệ thuật tối đa;

20
Chúng tôi lựa chọn theo lý thuyết của nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Tự sự
học - một số vấn đề lý luận và lịch sử để đưa
ra khái niệm về tự sự và tự sự học:
- Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống,
1.3. Một số vấn đề về bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và
lý thuyết tự sự - tự sự kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác
học phẩm văn học” (Trần Đình Sử 2007: 328).

21
- Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học
hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu
trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan
hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm
1.3. Một số vấn đề về tìm một cách đọc” (Trần Đình Sử 2007: 11).
lý thuyết tự sự - tự sự
học

Tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bức bình phong địa ngục của tác giả
Akutagawa Ryunosuke, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào một vài phương diện cụ thể của lí thuyết tự sự - tự
sự học (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu)

22
C
H
Ư
Ơ
N
G
2

Cách thức tổ chức cốt truyện, nhân vật


trong truyện ngắn
«Bức bình phong địa ngục»

23
2.1. Cốt
truyện
2.1.1. Khái niệm
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa rằng: “Cốt truyện là
hệ thống sự kiện cụ thể, tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng
nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các
loại tự sự và kịch” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi 1999: 99)

24
2.1. Cốt
truyện

2.1.1. Khái niệm


Theo Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình lí luận văn học,
cũng cho rằng cốt truyện thực hiện chức năng rất quan trọng
trong tác phẩm, đó là “gắn kết các sự kiện, bộc lộ các xung
đột, mâu thuẫn của con người, tạo ra một ý nghĩa về nhân
sinh” (Trần Đình Sử 2005: 57).

25
2.1. Cốt
truyện

2.1.1. Khái niệm


Theo quan điểm của nhóm cốt truyện là “hệ thống các sự kiện được tổ
chức, sắp xếp theo một dụng ý nghệ thuật nhất định của nhà văn, thực
hiện chức năng gắn kết sự kiện, bộc lộ được các mâu thuẫn trong đời
sống, qua đó làm bật lên được tính cách của nhân vật và ý nghĩa mà nhà
văn muốn gửi gắm bên trong tác phẩm. Ngoài ra, cốt truyện còn cho thấy
được tài năng, quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn.”

26
2.1. Cốt
truyện

2.1.1. Khái niệm


Cốt truyện hoàn chỉnh thường bao gồm các phần sau: Trình bày, khai
đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút).
Không nhất thiết lúc nào cũng phải xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh, nhà
văn có thể linh hoạt sáng tạo để tạo ra những nét độc đáo riêng trong tác
phẩm của mình.

27
2.1.2. Cốt truyện trong tác phẩm «Bức bình phong địa
ngục»

- Cốt truyện trong Bức bình phong địa ngục theo được xây dựng theo trình tự
thông thường, có xu hướng «mờ hóa».
Þ Ý nghĩa: Thể hiện sự hoài nghi về bản chất con người và sự tự vấn về giá trị
của cái đẹp tuyệt đối, nỗi thống khổ địa ngục thực sự nằm ở đâu?
- Trong quá trình xây dựng cốt truyện “ mờ hóa” nhà văn Ryunosuke đã
khéo léo góp nhặt những vật liệu sẵn có (tư duy nghệ thuật) hòa quyện chất
riêng biệt (cảm xúc cá nhân)
Þ Xây dựng tác phẩm của mình thoát khỏi câu chuyện triết lí khô khan, đơn
điệu gần hơn với cuộc sống.

28
2.1.2. Cốt truyện trong tác phẩm «Bức bình phong địa
ngục»

Sự mờ hóa cốt truyện thể hiện bằng việc mờ hóa chi tiết, sự
kiện một cách úp mở lấp lửng. Ông cố tình bỏ sót, lấp lửng
chi tiết, gây nên một tình trạng “khả nghi” và “bất khả tri” về
sự việc và hành tung nhân vật.

29
2.1.2. Cốt truyện trong tác phẩm «Bức bình phong địa
ngục»
Nhân vật tôi -  người kể chuyện bị con khỉ Yoshihide cầu cứu một cách
khẩn cấp, “Đúng lúc đó, chân tôi loạng choạng cả người va mạnh vào
cái  cửa đẩy phía sau… tôi đẩy mạnh cửa, xông thẳng vào góc phòng
nơi ánh trăng không rọi tới. Nhưng khi đó, thứ chắn trước mắt tôi là …
mà không, đúng hơn là tôi giật thót cả mình bởi một người đàn bà đang
cố lao ra khỏi phòng như bị ai đó đánh đuổi. Cô ta suýt nữa đâm phải
tôi, cứ thế lao ra khỏi phòng rồi bị ngã lăn ra phía bên ngoài, khụy cả
gối xuống, hơi thở đứt đoạn, run rẩy ngước nhìn tôi như thể thấy cái gì
đó đáng sợ” (tr.85)

30
2.1.2. Cốt truyện trong tác phẩm «Bức bình phong địa
ngục»
Con gái người họa sĩ người đã  phóng ra từ đó với trang phục lệch lạc,
“xốc xếch” gợi tình. trái tim đập thình thịch, với những giọt lệ chực trào
trên niềm mi dài, sự cay đắng hằn lên khi được hỏi nàng chỉ cắn môi im
lặng. Và “tôi” còn nghe có người nói bằng giọng nhẹ nhàng “cô về
phòng đi” (tr.87).
Khẳng định kẻ đó chính là Đức ngài Horikawa đầy quyền lực theo logic
của sự việc.

Từ việc mờ hóa một vài chi tiết trong chuyện sẽ dẫn đến xu hướng mờ hóa hệ thống
cốt truyện

31
2.2. Nhân
vật
- Nhân vật trong văn học được định nghĩa theo Đỗ Đức Hiểu trong Từ điển văn học (2004)
là “một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật”
và “nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người” (Đỗ
Đức Hiểu 2004: 1264).
- “nhân vật là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn”.
- Chức năng của nhân vật là “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện
những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể
hiện những quan niệm của cá nhân về xã hội nhất định và quan niệm về các các nhân đó.”

32
2.2. Nhân
vật
- Qua hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Bức bình phong địa ngục
đã cho chúng ta thấy rõ lối suy nghĩ, nhận thức của chính
Akutagawa.
- Ba nhân vật chính trong câu truyện là nghệ sĩ Yoshihide, cô con gái
và Đức ngài
Þ Dấu ấn định trong bản thân tác giả, họ là cuộc đời, là lẽ sống và là
châm ngôn nghệ thuật của nhà viết truyện ngắn đại tài.

33
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

Bức bình phong địa ngục có vô số những quan điểm, triết lí được nhà văn ký thác
những thông điệp về bản chất con người, giá trị của con người, biểu hiện làm nên giá
trị và bản chất luôn luôn tồn tại trong một chỉnh thể nhưng lại đối chọi, trái ngược
nhau.
Đức ngài Horikawa và một kẻ bề tôi ngạo mạn – họa sĩ Yoshihide
=> Hai nhân vật biểu trưng cho sự nghịch lý thiện và ác trong ý nghĩa về nhân
sinh và  biểu hiện về sự đối nghịch về bản chất nghệ thuật. 

34
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
Cấu trúc hình thức câu chuyện, hai nhân vật xuất hiện ở thế tương tác nhằm nảy
sinh các vấn đề trong tác phẩm.
- Địa vị xã hội: Đức ngài Horikawa là nhân vật biểu trưng cho quyền lực, sự cai
trị ở một vùng. Còn Yoshihide, là một người họa sư. Con người họa sư biểu hiện
cho tầng lớp nông dân, nghệ sĩ, trí thức thấp hơn so với tầng lớp của Đức ngài
Horikawa.

Chân dung của hai nhân vật hiện ra có ít nhiều những hàm chứa mâu thuẫn.

35
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Đức ngài Horikawa, người được tôn sùng, ngợi ca: “Người ta đồn rằng trước
khi ngài ra đời, Đại Uy Đức Minh Vương đã đứng bên giường trong giấc mơ của
mẫu thân ngài, vì thế nên từ khi sinh ra, ngài đã khác với những người thường. Bởi
thế mà những gì ngài làm lũ chúng tôi chẳng ai lường được. Lại cả phủ của ngài,
chao ôi rộng lớn, tráng lệ, đời nào lũ tầm thường chúng tôi dám mơ tới” (tr.51).
- Một người quan tốt có đức hạnh, đại nhân đại lượng “ước nguyện của ngài nhất
nhất không phải là tìm vinh hoa cho bản thân mà là soi xét cho kẻ bề dưới để thiên
hạ cùng ấm no”

36
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Lão họa sư Yoshihide tài năng “là một họa sư nổi tiếng tài giỏi đến mức thời
ấy những kẻ cầm cọ chẳng có ai sánh ngang” (tr.53)
- Ngoại hình xấu xí, dị thường: “Lúc câu chuyện xảy ra, hắn đã ngoài năm
mươi. Bề ngoài thì thấp bé, gầy nhẳng, toàn da bọc xương, tính thì thì khí chịu”
(tr.53)
- Vẻ bề ngoài của hắn còn còn có phần dị hợm và kệch cỡm “ngần ấy tuổi rồi
hắn vẫn còn tô môi đỏ choét, khiến người ta thấy có gì đó quái đản” (tr.53)
- Biệt danh là “Saruhide”

Thể hiện sự thấp vế

37
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

Nhân vật con gái họa sư được đưa vào, nhân vật này là tiền tố để
quan trọng làm xuất hiện con người thứ hai ẩn dấu trong mỗi
nhân vật.
- Lão họa sĩ dù có xấu tính và gàn dở nhưng là một người cha yêu
thương con “với một tình yêu như điên dại” (tr.62).

38
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Đức ngài tối thượng, thì người con gái được coi:
+ là một người thị nữ trong phủ, bị ông ta lợi dụng cưỡng ép chiếm đoạt phẩm giá
và sắc đẹp của cô,
+ là công cụ để trả thù
+ là một sản phẩm hiến tế tạo nên bức bình phong địa ngục.

Người nghệ sĩ Yoshihide được xây dựng như một phản đề toàn diện của
Đức ngài Horikawa

39
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Hành động ra lệnh vẽ bức bình phong địa ngục đã vạch ra ranh giới của bản
chất nghệ thuật của hai nhân vật: với Đức ngài người là kẻ ra lệnh, tiếp nhận
và thưởng thức nghệ thuật, còn Yoshihide là người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật.
- Yoshihide tồn tại hai bản thể không tách rời đó là con người nghệ sĩ và con
người đời thường.

Đặt Yoshihide với con người nghệ thuật sẽ phù hợp ở thế đối xứng tương quan với
Đức ngài – con người tiếp nhận nghệ thuật.

40
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Yoshihide, luôn sống cô kết, bền chặt với tôn chỉ sáng tác nghệ thuật vị nghệ
thuật
+ xây dựng một quan điểm riêng biệt khi sáng tạo nghệ thuật “mấy gã họa sư thấp
kém, làm sao thấu hiểu được vẻ đẹp trong những thứ xấu xa” (tr.61).
+ “khi vẽ Bồ Tát thì hắn họa một con rối đê tiện, vẽ Đức Bất Động Minh Vương thì
hắn dựa hình tượng một thằng lang thang vô lại, tóm lại hắn mô phỏng đủ các loại
xấu xa”

41
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
+ “Khi hắn vẽ bức “ngũ luân sinh tử” ở chùa Ryugai, nếu là người bình
thường, khi gặp cái xác chết thì sẽ cố tránh mắt nhìn đi vậy mà hắn thản nhiên
đi đi lại lại quanh cái xác, ung dung ngồi xuống vẽ cho thật chính xác từ cái
mặt này hay cái tay chân đáng thối rữa dở đến từng sợi tóc một.” (tr.60)

Hắn là hình tượng điển hình cho sự phá chuẩn về giá trị nghệ thuật, và giá trị của cái đẹp.
Phong cách nghệ thuật do hắn tạo nên, phù hợp với bản chất, tính cách và chính nội tại con
người nghệ sĩ của hắn.

42
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa
- Giá trị của hắn được đặt ngang tầm với những bậc tổ sư đời xưa như Kawanari
hay Kaonaka: “Các vị ấy vẽ hoa mai trong cách cửa gỗ thì trong đêm trăng nghe
thoang thoảng mùi mai, nếu vẽ bức bình phong tả gia tộc bộc trong cung thì dường như
nghe vẳng tiếng sáo… toàn những lời hay ý đẹp… Đằng này tranh của Yoshihide lúc
nào cũng có mùi khó ở, buộc người đời cho là dị thường. Hắn vẽ tranh lên cổng chùa
Ruygai bức ngũ luân sinh tử, người ta bảo nửa đêm mà đi qua cánh cổng ấy là lại thấy
tiếng thở dài khóc than của quỷ thần …”; “khi hắn vẽ về chân dung thê thiếp của Đức
ngài thì những người hắn vẽ không quá ba năm đều ốm chết như thể bị ma ám” (tr.60).

43
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

Yoshihide là một người nghệ sĩ đặc biệt coi trọng việc nắm bắt và truyền tải hiện
thực vào hội họa, nghệ thuật nên và cần bén rễ, nảy mầm từ hiện thực của cuộc
sống, và người làm nghệ thuật thì cần phải tạo được một phong cách cá nhân riêng
biệt. Với cảm quan thẩm mĩ cái đẹp luôn tồn tại nơi góc khuất tối tăm, hắn đã làm
nên cái hồn, cái tinh túy của hiện thực đời sống.

44
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

- Phải họa một bức tranh về quỷ môn quan


+ Hắn đã sử dụng tất cả những chất liệu hiện thực mà đôi mắt nghệ thuật của sự
tàn bạo
+ Hắn bất chấp sức khỏe, tính mạng của người học việc. Hắn lạm dụng họ biến
họ trở thành một công cụ để hoàn thành những nét vẽ của bức họa bình phong
địa ngục. Trong khoảng thời gian hắn bị giam cầm trong sự tù túng của chất liệu
hiện thực.
+ Diện kiến Đức ngài và xin được tái hiện lại cảnh “ngục phỏng” trong bức
bình phong địa ngục với cảnh “một chiếc xe ngự từ trên trời rơi xuống” (tr.91);
“bên trong chiếc xe là một công nương diễm lệ đang quằn quại thống thiết…”
(tr.91).

45
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

- Con người nghệ thuật trong Yoshihide là một con ngựa bất kham
+ Con gái của hắn đang bị lửa đốt cháy trong chiếc xe: “Hắn chạy như phát rồ về chiếc
xe… nỗi sợ hãi đau khổ là cả thoảng thốt cứ nối tiếp nhau trong khuôn mặt hắn..”
(tr.99).
+ Khi cô gái vụt đi cùng con khỉ mà cô hàng ngày chăm sóc “khuôn mặt của hắn rạng
rỡ đến khó tả” (tr.102); “hắn khoanh hai tay trước ngực ngạo nghễ và ánh mắt dường
như không còn lưu lại hình bóng của đứa con gái bị thiêu đốt trong khốn cùng đau
khổ” (tr.102).

46
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

- Trong khung cảnh này, thì bản chất của hai nhân vật được lộ rõ.
+ Lão họa sĩ khi thế giới nội tâm của hắn đang ở trạng thái đảo lộn phức tạp, hai con
người đời thường và nghệ sĩ trong hắn luôn phản biện
+ Ngọn lửa trên thân xác của con gái nhưng như đang đốt cháy tàn rụi con người đời
thường là một người cha để nhường chỗ cho con người nghệ thuật

47
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

+ Đức ngài Horikawa thỏa mãn vì phần nào đã được hả hê khi


hành hạ khi đẩy cô gái và người cha thân yêu vào một chuỗi bi
kịch thê lương.
+ Ngài còn đạt được mục đích là có được một bức tranh tuyệt
đẹp, sắc nét gãy gọn từng chi tiết của hiện thực. Sự nhận thức
của Đức ngài về nghệ thuật là sự chiếm hữu và độc tài.

48
2.2.1. Họa sư Yoshihide và Đức ngài
Horikawa

Đặt ra một vấn đề:


Phải chăng cuộc sống trần gian còn địa ngục hơn chính địa ngục? Cuộc sống địa ngục
ở trần gian là những con người sống khổ sống sở trước ách áp bức khốn cùng trước
những con người cầm quyền lãnh đạo như Đức ngài. Bức bình phong địa ngục phải
chăng là một tác phẩm đáng lên án, người nghệ sĩ tạo nên cái đẹp dựa trên những cái
đen tối thì đáng bị chê tránh. Còn những con người lòng lang dạ sói, những con người
gây ra nguồn cơn địa ngục thực sự thì đang được tung hô dưới sự khúm núm của bề tôi.

49
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Hai nhân vật này được thể hiện rõ trong mối quan hệ gia đình và mối quan hệ về nghệ
thuật.
- Cô con gái nhỏ được coi là trái tim nồng ấm của hắn
- Yoshihide yêu con gái mình bằng một tình thương rồ dại:  “khi Đức ngài, truyền gọi cô
con gái vào phủ làm thị nữ thì gã cha già hết sức bất bình” (tr.62)
- Con gái của hắn một thiếu nữ nhan sắc và đức hạnh: “vô cùng yêu kiều, chẳng giống cha
mình chút nào. Có lẽ là do sớm xa mẹ nên cô chín chắn, ý nhị sẵn tính nhanh nhẹn thông
minh, biết để ý để tứ chứ không còn trẻ dại nên từ đại phu nhân, đến các thê thiếp đều yêu
quý” (tr.54).
- Con người đầy đức hạnh cứu con khỉ nhỏ Yoshihide đang lẩn trốn thiếu gia – chủ nhân nhỏ
tuổi của dinh thự: “Con vật này tên là Yoshihide, nên nhìn nó tiểu nữ cảm thấy như trông
cha minh phải chịu tội vậy” (tr.55)

50
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Người con gái có thể xem là công cụ sản sinh ra nghệ thuật
Cảnh tượng tàn khốc diễn ra trước mắt của người cha “nào là mảnh che, nào là tay
áo, nào là những đường nét bằng vàng ở khung xe dường như nhất loạn cháy vụt
lên” (tr.99), “hắn chạy như phát rồ vào chiếc xe. Từ lúc ngọn lửa bốc lên, chân hắn
khựng lại, hai tay hắn vẫn với về phía trước, mắt hắn nhìn đăm đăm vào chiếc xe…”
(tr.99).

51
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Con người vô cảm nhưng vẫn là một người cha có tình người, tình yêu thương con
điên dại. “Nỗi sợ hãi, đau khổ và cả thảng thốt cứ nối tiếp nhau lặp đi lặp lại trong
tim Yoshihide đã in hằn lên khuôn mặt hắn, từ đôi mắt mở to, đôi môi méo xệch đến
phần thịt hơn run run nơi gò má cứng ngắc” (tr.100).
Þ Các chi tiết này đã miêu tả rõ phản ứng của con người đời thường trong nội
tâm nhân vật người họa sĩ.

52
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Lão ta đã đi xuyên qua những sắc thái cảm xúc trong từng khoảnh khắc đứa con gái đang nằm
trên xung xe chết dần bởi ngọn lửa. đầu tiên lão đau đớn, bất lực, nỗi đau đớn khi mất đi
người con gái dường như cấu như xé tan nát trái tim của người làm cha như hắn, tiếp theo, là
nỗi hạnh phúc khi đạt được thành công quay trở về bản ngã của người nghệ sĩ là nhìn thấy
hình ảnh trực quan, có hồn ngày trước mắt và cuối cùng là tạo tác nên một tác phẩm vô tiền
khoáng hậu. 

53
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Sau khi hoàn thành được tác phẩm nghệ thuật, với một trái tim nguội lạnh, vì
nguồn sống của lão ta đã không còn tồn tại “hắn đã treo cổ tự sát bằng dây thừng
trong phòng của mình” (tr.105)
“xương hắn bị vùi trong những vết tích của căn nhà” (tr.105)
“còn tảng đá đánh dấu sau mấy chục năm bị gió mưa tàn phá đã xanh rêu và chả
còn ai biết đó là nấm mồ của ai nữa” (tr.105).

54
2.2.2. Họa sư Yoshihide và con gái

Một con người, sống hết mình với nghệ thuật, hết lòng với con cái. Ranh giới đánh
giá một con người dưới góc độ chân – thiện – mỹ là quá mong manh. Đời người
của lão họa sư đã cống hiến cho đời một tạo tác tuyệt phẩm nhưng lại hi sinh chính
dòng máu của mình. Lão chết, cái chết của sự thành toàn, thành công khi hoàn
thành với bản ngã là con người nghệ sĩ, nhưng cũng toàn vẹn giữ được đạo đức,
tình cha đối với đứa con gái yểu mệnh của mình.

55
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư

Cặp nhân vật này được xây dựng theo chiều hướng mập mờ và khó
hiểu
- Đằng sau câu chuyện người thiếu nữ xinh đẹp vào làm thị nữ trong
dinh thự của Đức ngài Horikawa là những lời đồn đại bàn tán của người
đời.
+ Vẻ đẹp yêu kiều, thục nữ, trong trắng của cô con gái họa sĩ là thứ đã
thu hút Đức ngài: “từ đó Đức ngài hay lui tới chỗ con gái của Yoshihide
hoàn toàn là vì cảm kích lòng hiếu thảo của cô gái đã yêu quý con khỉ
chứ chắc chắn không phải vì háo sắc như thiên hạ vẫn đồn” (tr.57).

56
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư

+ Khát khao chiếm đoạt người phụ nữ xinh đẹp: “Cái đó


không được” (tr.63), “lại cắn tay áo khóc thút thít” (tr.63),
“Cho cô ta ở lại phủ mà sống an nhàn, có phải tốt hơn về
với ông bố gàn dở kia bao nhiêu không” (tr.64).
+ Từ khi xa người cha già, cô con gái ngày càng trở nên u
uất, tiều tụy: “khuôn mặt u sầu, đôi mi trĩu nặng, viền mắt
thâm quầng” (tr.82).

57
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư

+ Khi nhân vật kể chuyện nghe con khỉ khẩn khoản xin cứu giúp khi
nghe thấy tiếng thậm thụt, giằng co trong gian nhà và nhìn thấy “người
phụ nữ đang cố lao ra khỏi phòng… ngã khụy cả gối, hơi thở đứt đoạn”
(tr.85), con gái của Yoshihide trong tấm hakama và chiếc áo uchigi xộc
xệch đầy “nét gợi tình” (tr.86).

Cô gái đang là một thị nữ tình dục đối với Đức ngài Horikawa. Bản chất về
một con người thiện lương, lo cho chúng dân đã được hiện ra một cách rõ
ràng. Đối với cô con gái của lão họa sư thì con người thứ hai của Đức ngài là
một kẻ gian manh, lãnh chúa, lạm dụng, chiếm đoạt thân thể. 

58
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư

Cuối cùng, Đức ngài đã đem người con gái trở thành
một sản phẩm hiến tế để tạo nên cái đẹp – tâm điểm của bức
tranh địa ngục.
- lão lãnh chúa, đã đẩy nàng và cha nàng vào địa ngục của
bi kịch, địa ngục của những con người đang dần mất đi
tiếng nói trong xã hội

59
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Bức bình phong địa ngục luôn tồn tại ở thế nhị
nguyên. Một người vừa là một Đức ngài hiền hòa thương dân, nhưng lại luôn
mang bản chất của một tên lãnh chúa gian ác, nham hiểm và thâm độc. Hắn đam
mê nghệ thuật nhưng lại sử dụng phương thức cực đoan để ép buộc người nghệ
sĩ sáng tạo nghệ thuật.Trái lại, lão họa sư, là một người gàn dở, xấu tính nhưng
luôn sống hết mình với bản thể con người nghệ thuật và con người bình thường.
Và cuối cùng cô con gái là nhân vật trung gian, nàng là lẽ sống duy nhất của cha
nàng, cũng là đối tượng trung tâm là con người nghệ thuật trong cha nàng
hướng tới. Nàng vừa là một thú tiêu khiển vừa là một công cụ đắc lực để Đức
ngài trừng phạt người cha của mình. 

60
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư
Chúng tôi xin được khái quát hóa bằng mô hình dưới đây.

61
2.2.3. Đức ngài Horikawa và con gái họa sư
So sánh hình ảnh Cửu Trùng Đài với bức bình phong địa ngục:

62
C
H
Ư
Ơ
N
G
3

Cách thức tổ chức ngôi kể, điểm nhìn, giọng


điệu trong truyện ngắn
«Bức bình phong địa ngục»

63
3.1. Điểm nhìn trần
thuật 3.1.1. Khái niệm
Trần Đình Sử (1998) trong cuốn Dẫn luận
thi pháp học: “Điểm nhìn là cái vị trí dùng
để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm
cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể,
cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa”
(Trần Đình Sử 1998: 149).

64
3.1. Điểm nhìn trần 3.1.1. Khái niệm
thuật Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999)
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn
nghệ thuật (tiếng Anh: Point of view) là vị trí từ đó
người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác
phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm
nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm
của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật”
(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 1999:
113).

65
3.1. Điểm nhìn trần
thuật 3.1.1. Khái niệm
Quan điểm của nhóm về khái niệm điểm nhìn như
sau: “Đó là sự tương quan giữa người kể chuyện với
câu chuyện được kể. Điểm nhìn là vị trí, sự lựa chọn
cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của
tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép
văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc
sống hơn”.

66
3.1. Điểm nhìn trần
3.1.1. Khái niệm
thuật
Điểm nhìn chỉ được nghiên cứu toàn diện và chuyên
sâu khi nó gắn liền với ngôi kể. Căn cứ vào ngôi thứ
nhất và theo ngôi thứ ba của người kể chuyện,
thường chia điểm nhìn trần thuật thành hai loại:

Điểm nhìn trần thuật bên ngoài

Điểm nhìn trần thuật bên trong

Có thể di chuyển linh hoạt các điểm nhìn

67
3.1. Điểm nhìn trần
thuật 3.1.1. Khái niệm
Tóm lại, về vấn đề điểm nhìn, nhà văn tổ chức
một cách khéo léo, linh hoạt sẽ làm nổi bật rõ
hơn về quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của mình.
Hơn nữa, chính sự lựa chọn điểm nhìn của nhà
văn sẽ quyết định rất nhiều vấn đề có liên quan
đến giọng điệu, sắc thái thẩm mĩ và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm.

68
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Tác phẩm này được kể luân phiên, di chuyển qua từng đối tượng nhân vật
dưới góc nhìn của người kể chuyện xưng “tôi”.
- Truyện mở đầu bằng một người kể chuyện xưng “tôi” – ngôi thứ nhất, thế
nhưng người kể chuyện không kể chuyện mình mà lại kể chuyện người
khác. Ở đây, người kể xưng “tôi” đóng vai trò của người quan sát, tỏ ra thấu
hiểu cuộc đời, tâm hồn nhân vật và tái hiện lại bằng lời kể của mình.
- Nhân vật “tôi” này đã giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện vô cùng tinh tế.
- Cách dẫn dắt, kĩ thuật dẫn vào truyện như thế đã gợi ra sự tò mò cho độc
giả.

69
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»
“Đức ngài Horikawa là một người xưa nay và cả sau này dám không ai sánh kịp. Người ta đồn
rằng trước khi ngài ra đời, Đại Uy Đức Minh Vương đã đứng bên giường trong giấc mơ của
mẫu thân ngài, vì thế nên từ khi sinh ra, ngài đã khác với những người tầm thường. Bởi thế mà
những gì ngài làm, lũ chúng tôi chẳng ai lường trước được… Suốt một đời Đức Ngài có vô số
chuyện để kể cho hậu thế. Nhưng trong rất nhiều câu chuyện mà người đời không biết thì có
một câu chuyện kinh hoàng từ bức bình phong vẽ cảnh địa ngục mà đến giờ cả dòng họ Đức
ngài vẫn coi là báo vật. Ngay cả Đức ngài thường ngày vẫn điềm tĩnh với tất thảy mà giữa lúc
đó cũng một phen hoảng hốt. Chẳng phải nói ai cũng biết đám kẻ hầu người hạ chúng tôi đã
hồn bay phách tán như thế nào. Những kẻ như chúng tôi, hầu hạ ngài đã hai chục năm mà
cũng chưa từng thấy chuyện nào khủng khiếp đến vậy” (tr.51-52).

70
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Nhân vật xưng “tôi” lại tiếp tục kể về chuyện con khỉ Yoshihide có hình dạng
giống con người. Lúc này, điểm nhìn của nhân vật “tôi” ban nãy kể chuyện bức
bình phong giờ đã có sự di chuyển qua đối tượng con khỉ để tiếp tục thuật lại câu
chuyện liên quan đến nó.
- Mọi người thương con khỉ này bao nhiêu thì lại ghét tên họa sư kia bấy nhiêu.
- Đức ngài Horikawa cho gọi cô gái bế khỉ đến gặp ngài: “Ngươi thật có hiếu, ta
có lời khen” (tr.56).

71
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

- Người kể chuyện xưng “tôi” đang nói về chuyện con khỉ Yoshihide thì bất
ngờ chuyển sang lời nói của Đức ngài Horikawa. Điều này đã làm thay đổi vị
trí đối tượng nhân vật mà người kể chuyện hướng tới.
- Chứng tỏ “tôi” rất am hiểu sâu sắc về Đức ngài.

Hình ảnh vị Đức ngài hiện lên trong mắt người kể chuyện xưng “tôi” với vẻ đẹp nhân hậu và
tốt bụng. Vẻ đẹp này của Đức ngài hoàn toàn trái ngược với tính cách ngang ngược và thái độ
kiêu căng của họa sư Yoshihide.

72
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Người kể chuyện xưng “tôi” lại quay trở về miêu tả chi tiết bức bình phong
địa ngục do Yoshihide vẽ: “Nói đến bức bình phong địa ngục là trước mắt tôi đã
như hiện lên cảnh trí trong bức họa đáng sợ đó. Cùng là cảnh địa ngục mà bức
họa của Yoshihide so với tranh của họa sư khác, từ phân cảnh đầu đã không
giống một chút nào. Một góc của bức tranh vẽ cảnh Thập điện Diêm Vương cùng
các quan phán xử, rồi sau đó là cả quá trình lửa địa ngục đỏ rực cuồn cuộn thiêu
đốt cả núi kiếm rừng đao...” (tr.65).

73
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

- Lúc này nhân vật “tôi” vô cùng say sưa khi miêu tả lại bức
bình phong địa ngục mà quên là mình đã kể đảo ngược chút ít
về câu chuyện này: “Tôi lỡ vội vã nói về chuyện bức bình
phong địa ngục quý giá rồi, chắc thứ tự câu chuyện đã bị đảo
lộn chút ít. Tiếp theo đây tôi xin trở lại chuyện Yoshihide đã
nhận lời vẽ bức họa địa ngục đó từ Đức ngài” (tr.67).

74
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Điểm nhìn trần thuật trong truyện không chỉ là sự luân phiên qua lại
của từng đối tượng nhân vật dưới góc nhìn quan sát và thuật lại bằng
lời của người kể chuyện, mà đôi khi người kể chuyện có sự đảo lộn
trật tự các chi tiết xảy ra trong tác phẩm. Điều đó góp phần khẳng
định tài năng xây dựng nghệ thuật của Akutagawa đã thực sự đạt tới
trình độ cao khi tác giả đã để người kể chuyện xoay quanh nhiều đối
tượng nhân vật và di chuyển chúng một cách linh hoạt.

75
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Trở lại với điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện xưng “tôi”.
- Quá trình họa sĩ Yoshihide vẽ kiệt tác bức bình phong hầu như được nhân vật
“tôi” chứng kiến và kể lại.
- Người kể chuyện xưng “tôi” đã có sự di chuyển sang đối tượng nhân vật chính
trong truyện là họa sư Yoshihide.
+ Họa sư này được độc giả biết đến qua lời kể của nhân vật “tôi”.
+ Yoshihide là một họa sĩ thiên tài nhưng luôn bị mọi người căm ghét bởi tính
cách ngạo mạn và kiêu căng của mình.

76
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

“Trong khi con khỉ chẳng mấy chốc được tất cả mọi người yêu quý thì gã Yoshihide
thứ thiệt vẫn bị tất cả mọi người căm ghét, cứ thấy bóng dáng ở đâu là người ta lại gọi
hắn là Saruhide. Chuyện không phải chỉ diễn ra trong phủ. Có sư thầy ở Yogawa, cứ
nhắc đến Yoshihide là mặt lại biến sắc như gặp quỷ, căm ghét hắn lắm. (Đám dân đen
bảo rằng đó là do Yoshihide đã vẽ tranh châm biếm dáng điệu của vị sư thầy kia, còn
đúng sai gì tôi không nói rõ được). Tóm lại, sự khinh ghét dành cho gã đàn ông này thì
ở đâu cũng như nhau…” (tr.57).

Yoshihide hiện lên là hình ảnh của một người họa sĩ với tính cách kiêu căng, mang
nhiều thói hư tật xấu khiến người ta phải căm ghét, khinh bỉ.

77
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»
“Từ bóng chiếc hũ ở góc phòng có một thứ gì đó trông như dầu đen đang cựa quậy
và chảy ra. Thứ đó lúc đầu còn chuyển động chậm chạp như thể đang dính dính nhớp
nháp, nhưng dần dần thì trơn tuột, bắt đầu trườn đi, rồi chẳng mấy chốc đã lấy một
thân hình sáng lấp lánh trườn đến sát mũi tên đệ tử. Thấy thế, nó lấy hết sức gào lên
thất thanh: “Rắn! Rắn!”. Nếu nói rằng lúc đó máu trong toàn thân nó đông cứng lại,
chắc cũng chẳng vô lý… Yoshihide ngang ngược đến thế mà thấy cảnh đó cũng giật
thót. Hắn vội ném cây cọ đi, lập tức gập người xuống thoăn thoắt tóm lấy đuôi con
rắn rồi thình lình xách ngược nó lên: “Con rắn khốn kiếp, dám phá tranh của ông”
(tr.74-75). 

Điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” đã dịch chuyển sang đối tượng nhân vật
chính bởi ngay lúc này, nhân vật chính bộc lộ trực tiếp cảm xúc ra bên ngoài.

78
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn «Bức bình phong
địa ngục»

Sự dịch chuyển điểm nhìn trong truyện ngắn Bức bình phong địa ngục còn được người
kể chuyện xưng “tôi” hướng đến các nhân vật như tên thiếu gia, cô con gái, đệ tử của
Yoshihide, các họa sư khác và ở cuối truyện thì có sư thầy ở chùa Yogawa cũng là đối
tượng được nhân vật “tôi” kể lại.

Tóm lại, dưới góc nhìn của người kể chuyện xưng “tôi”, mỗi đối tượng nhân vật trong truyện
ngắn Bức bình phong địa ngục lần lượt xuất hiện một cách bất ngờ và mang nhiều màu sắc riêng,
không trộn lẫn vào nhau được.

79
3.2. Giọng điệu

3.2.1. Khái niệm


Theo G.N.Pospelov (1998) trong Dẫn luận nghiên cứu văn học: “Giọng điệu là
các kiểu cách dùng để kể câu chuyện.” (G.N.Pospelov 1998: 89).

80
3.2. Giọng điệu

3.2.1. Khái niệm


Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999) trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn
học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện
tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình
cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” (Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 1999: 134).

81
3.2. Giọng điệu

3.2.1. Khái niệm


Theo Hoàng Phê (2003) trong cuốn Từ điển tiếng Việt: “Giọng điệu là giọng
nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định.” (Hoàng Phê 2003: 403).

82
3.2. Giọng điệu

3.2.1. Khái niệm


Theo quan điểm của nhóm: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm của nhà văn khi gửi gắm vào tác
phẩm. Giọng điệu còn là yếu tố không thể thiếu, làm nên dấu ấn riêng của mỗi nhà văn. Có thể
nói, yếu tố giọng điệu là một yếu tố thiên về hình thức nghệ thuật, nó làm tô điểm thêm nhiều
sắc thái cảm xúc khác nhau thông qua ngôn từ. Đồng thời phản ánh thái độ, tình cảm, và cách
đánh giá của nhà văn đối với con người và những hiện tượng được đề cập tới.”.

83
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»

3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, 01 3.2.2.2. Giọng điệu suy từ, 02
xót xa chiêm nghiệm

84
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa

Khắc họa nhân vật họa sư Yoshihide trong


mối tương quan với con khỉ và cô con gái

85
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa

“trông dáng đi đứng


Hình dáng bên của hắn giống con khỉ”
ngoài cho đến cách (tr.53)
tác giả định danh tên “con vật này tên là
của con khỉ cũng Yoshihide nên nhìn nó
gần như giống với tiểu nữ cảm thấy như
họa sư Yoshihide. trông cha mình phải
chịu tội vậy” (tr.55)

86
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa

“khi những hạt lửa


Con khỉ Yoshihide
nhỏ như nhũ vàng
lúc nào cũng bên bay lách tách lên bầu
cạnh cô gái. trời, cả con khỉ và cô
gái đều biến mất sau
làn khói đen.”
(tr.102)
Tình yêu thương
họa sư dành cho “Yoshihide yêu
con gái lại là một thương cô con gái
thứ tình cảm kì lạ độc nhất của mình
đến điên dại” (tr.62)

87
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa

Họa sư là một người luôn thích sáng tạo


cái đẹp, vì nghệ thuật mà bất chấp mọi
thứ, kể cả cái chết của con mình

88
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa
Làm bật lên sự thương cảm của người cha đối với con gái, và
người con gái hiếu thảo với cha mình
Họa sư rất yêu quý
“gã đàn ông ngang
con gái của mình,
ngược đến mức không
không để con gái
còn biết dùng lời nào
phải chịu lấy khổ sở,
để nói nữa đó vẫn còn
ông luôn tìm mọi
một thứ duy nhất giống
cách để đưa con
con người – hắn vẫn
mình thoát khỏi Đức
còn có tình yêu
ngài “kính xin ngài
thương.” (tr.61)
đuổi con gái thần
khỏi phủ” (tr.63)

89
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa
Thứ nhất:
- là bản thân họa sư vì sự hy sinh cho nghệ thuật mà ông
đã để con gái của mình chết trong đám cháy.
- là một người cha yêu thương con gái hết mực, nhưng
ông không biết rằng chính tình yêu thương mà ông dành
cho con gái lại chính là sự kìm kẹp, kì lạ đến nỗi mà ai
nấy cũng phải ngao ngán, khiếp sợ.

Thứ hai: 
- thể hiện ở việc khắc họa con gái họa sư: nàng cũng yêu
thương cha mình hết mực, nhưng số phận trớ trêu đã đẩy
cô dẫn đến cái chết chỉ vì cha mình quá khắt khe, có thái
độ không tốt đối với Đức ngài.

90
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu suy từ, chiêm nghiệm

- Mối quan hệ giữa cô con gái họa sư và Vì sao trong lúc nguy hiểm, kể cả hy sinh mạng sống thì
con khỉ con khỉ vẫn lao vào với cô gái.
“chẳng ai hiểu được tại sao con khỉ đó lại
từ đâu mò tới tận chốn này, nhưng có lẽ
chính vì đó là cô gái hằng ngày yêu thương
Cô gái này luôn đối đãi tử tế, yêu quý con khỉ như chính
nó nên nó mới nhảy vào ngọn lửa cùng cô
chăng.” (tr.101) người thân của mình
phản ánh hiện thực cuộc sống về tình cha con của ông
họa sư và con gái.

Mối quan hệ giữa người - vật được gắn kết với nhau bằng một sợi dây liên kết tình cảm ngầm
ẩn, nó cũng giống như tình cảm giữa người - người.

91
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn «Bức bình phong địa ngục»
3.2.2.1. Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm
Yoshihide đã hoàn thành bức bình phong rồi thì tại sao
“có lẽ là bởi ai đi chăng nữa, thường ngày phải chết? Và tại sao khi nhìn vào bức bình phong địa
căm ghét Yoshihide đến mức nào, nhìn vào ngục thì ai nấy đều cảm thấy nó rất uy nghiêm một cách
bức bình phong cũng cảm thấy uy nghiêm kỳ lạ đến vậy.
đến kỳ lạ, như thể thấu được nỗi thống khổ
trong lửa địa ngục thật vậy.” (tr.105) và
cũng từ giây phút đó “Yoshihide cũng đã
bước vào cõi của những người không còn - Ông đã hoàn thành được tâm nguyện của cuộc đời mình
trên nhân gian nữa.” (tr.105) là vẽ bức bình phong địa ngục “nghệ thuật vị nghệ
thuật”.
Þ Lý do mà người họa sư này buộc lòng dùng cái chết
để chuộc lấy những lầm lỗi do mình gây ra.

Những góc khuất tiềm ẩn, như một sự hoài nghi về hiện thực, luôn thúc bách người đọc phải suy tư, trăn trở,
chiêm nghiệm, và kiếm tìm những lý do để biện giải cho những vấn đề vốn đã từ lâu ẩn đằng sau của lớp vỏ ngôn
từ trong các sáng tác của nhà văn Akutagawa.

92
Tài liệu sách/ giáo trình/ luận văn
1. Akutagawa Ryunosuke (tác giả). Phạm Bích và Đỗ Nguyên (dịch).
Cuộc đời một kẻ ngốc. Nhà xuất bản văn học.
TÀI LIỆU 2. Đỗ Đức Hiểu. (2004). Từ điển văn học (bộ mới). Hà Nội: Nhà xuất
bản Thế giới.
THAM KHẢO 3. G.N.Pospelov. (1998). Dẫn luận nghiên cứu văn học. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lao động.
4. Hoàng Phê (chủ biên). (2003). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội, Đà
Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.
5. Lam Anh. (2021). Văn học Nhật Bản - Vẻ đẹp mong manh và bất
tận. Hà Nội: Nhà xuất bản Tổng hợp - Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (1999). Từ điển thuật
ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Bích Nhã Trúc. (2012). Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết
Murakami Haruki. Luận văn thạc sĩ văn học, chuyên ngành Văn học
nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.

93
Tài liệu sách/ giáo trình/ luận văn
8. Nguyễn Thị Cẩm Giang. (2013). Lòng ích kỷ của con người trong
truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke. Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ
TÀI LIỆU văn. Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ.
9. Phạm Thị Thu. (2008). So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
THAM KHẢO của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản). Luận
văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Thái
Nguyên: Trường Đại học Thái Nguyên.
10. Trần Đình Sử. (1998). Dẫn luận thi pháp học. Hà Nội: Nhà xuất bản
Giáo dục.
11. Trần Đình Sử (chủ biên). (2005). Giáo trình lí luận văn học, tập 2.
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Trần Đình Sử (chủ biên). (2007). Tự sự học - một số vấn đề lý luận
và lịch sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
13. Vũ Thị Hải Yến. (2012). Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Luận văn thạc sĩ văn học. Hà Nội: Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn.

94
TÀI LIỆU
THAM KHẢO Tài liệu website
Nguyễn Nam Trân (biên soạn). Giáo trình lịch sử Nhật Bản.
http://chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/GiaoTrinhLSN
hatBan/NNT_GTLichSuNB_4_ch01.htm. Truy cập lúc 19 giờ
22 phút ngày 24 tháng 11 năm 2021.

95
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI


96

You might also like