You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN HỌC

Câu 1 (5đ). Gồm 2 phần:


1.1. Lý thuyết (3đ):
1.1.1. Đặc trưng của thể loại truyện thần thoại.
 Khái niệm
- Thần thoại là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong các loại truyện cổ dân gian, đó
là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn
hóa, nhằm phản ánh và lí giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh
hồn của người cổ đại
 Đặc trưng thể loại
 Chia thần thoại Việt thành 3 bộ phận (hay 3 tiểu loại) chính :
- Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
- Thần thoại về nguồn gốc dân tộc
- Thần thoại về anh hùng sáng tạo văn hóa
 Về ND : có 3 ND cơ bản
- Trước hết, thần thoại là phương tiện giải thích nguồn gốc tự nhiên
+ Thể hiện quan điểm duy vật hồn nhiên, thô sơ của ng xưa
VD: Truyện “Thần Trụ Trời” đã giải thích rằng từ khi xuất hiện 1 vị thần khổng lồ thì “khối hỗn
mang” đó mới đc tách ra tạo thành Trời và Đất
 Các vị thần trong thần thoại chính là hình tượng ng lđ được suy tôn theo hướng thần thánh hóa
+ Để thỏa mãn khát khao khám phá những bí ẩn của tự nhiên, con ng đã đặt ra vô vàn câu hỏi và dùng
chính thần thoại để trả lời
VD: Qua xung đột giữa 2 nvat Sơn Tinh,Thủy Tinh trong truyện cùng tên như 1 câu trả lời lí giải cho
chuyện lũ lụt hàng năm
- Tiếp theo, thần thoại phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên và chinh phục tự nhiên
của người xưa
+ Con ng luôn mong ước được tự nhiên che chở, bảo vệ nên họ luôn cầu cúng thần linh.
+ Con ng còn luôn khao khát chinh phục, làm chủ tự nhiên. Ước mơ đó thể hiện qua chiến công của
các vị anh hùng thần thánh
VD: Chiến công đắp núi chống lụt của Sơn Tinh, việc kiện Trời làm mưa của Cóc cùng các con vật
khác…
 Khẳng định thái độ tích cực, k chịu đầu hàng hay tỏ ra bất lực của ng xưa trc tự nhiên
- Thần thoại còn giải thích nguồn gốc loài người và muôn loài
+ Trong cuộc đtranh với tự nhiên, con ng ngày càng khẳng định vị trí hơn hẳn của mình trong vũ trụ
thì họ càng có nhu cầu lí giải sự tồn tại của chính bản thân mình
VD: Truyện “Quả bầu tiên”, “Âu Cơ, Lạc Long Quân"
 Về NT
- Cốt truyện:
+ Đơn giản, chưa có nhiều chi tiết, cách lý giải thô sơ rời rạc trong nhận thức về TG của con ng thời
cổ
+ Kết cấu truyện: Một thần - một nhân vật - một hành động
- Nhân vật:
+ Là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người thời cổ đại, đc mô tả với hình dạng khổng
lồ, sức mạnh to lớn, tính cách đơn giản một chiều
VD: Các nhân vật dũng sĩ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh …đã có công chống lại thiên tai,
giặc dữ bảo vệ cương vực địa bàn sinh tụ,…
- NT phản ánh chủ yếu của thần thoại là phóng đại, kỳ vĩ.
làm cho thần thoại thêm hấp dẫn bởi những hình tượng nvat mang tầm cỡ lớn lao
với sức mạnh siêu nhiên

các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi tgian

1.1.2. Đặc trưng của thể loại truyện truyền thuyết.


 Khái niệm
- Truyền thuyết là thể loại truyện cổ dân gian có chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các
nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng qtrong tới 1 thời kì, 1 bộ tộc, 1 quốc gia hay 1 địa phg
 Đặc trưng của thể loại
 Chia truyền thuyết dân gian Việt thành 2 bộ phận chính:
- Truyền thuyết thời Văn Lang Âu Lạc, rất giàu tính chất anh hùng ca, tính chất thần thoại
- Truyền thuyết từ thời Bắc thuộc về sau, giàu tính hiện thực, đi sát với lịch sử hơn
 Về ND: có 3 ND cơ bản
- Trc hết, truyền thuyết ca ngợi chiến công chinh phục tự nhiên, xdung nền văn hiến trong
thời kì đầu dựng nc
- Tiếp theo, truyền thuyết đề cao sự nghiệp giữ nc, chống ngoại xâm của dtoc
VD: +)Sự nghiệp dựng nước của Lạc Long Quân-Âu Cơ, các vua Hùng, Mai An Tiêm,… là những
anh hùng lđ, vhoa hđại diện cho tài năng, tinh thần đoàn kết, niềm tin ước mơ của nhân dân
+) Sự nghiệp giữ nc chống giặc ngoại xâm: Thánh Gióng
- Truyền thuyết còn phản ánh ptrao nông dân khởi nghĩa
 Về NT:
- Kết cấu: Kết cấu chuỗi gồm 1 số truyện về sự kiện nvat LS
+ Nguồn gốc XH
+ Cđoi, những chiến công
+ Kết thúc cđoi
- Nhân vật trung tâm chủ yếu là nhân vật LS
+ Nvat truyền thuyết là con ng nhưng đã đc tô điểm vầng hào quang thần thánh và nâng lên thành thần
thánh
+ Có lai lịch xuất thân rõ ràng
+ Có 1 số yto tưởng tượng kì ảo khác với thần thoại là vẫn giữ đc cốt lõi LS
- Thời gian truyền thuyết là tgian lịch sử, diễn ra theo thời đại, triều đại
- Ko gian truyền thuyết là ko gian đời thg, ko gian chiến trg, ko gian XH
- Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn

1.1.3. Đặc trưng của truyện cổ tích.


 Khái niệm
- Truyện cổ tích là thể loại truyện cổ dân gian ra đời trong thời kĩ XH đã phân chia giai cấp nên
mang chủ đề XH, phản ánh những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử, khi đã có chế độ
tư hữu tài sản, có gđ riêng, có mẫu thuẫn và đtranh g/c
 Đặc trưng của thể loại
 Chia truyện cổ tích thành 3 loại: Cổ tích thần kì, Cổ tích sinh hoạt và Cổ tích loài vật
 Về ND: có 2 ND cơ bản
- Trc hết, truyện cổ tích miêu tả hiện thực c/s của ng xưa: Thể hiện qua các mâu thuẫn gđ-XH
đc phản ánh trong gồm:
+ Mâu thuẫn về quyền lợi vật chất trong khuôn khổ gđ phụ quyền
VD: “Cây khế”, “Núi cười”, “Hà rầm hà bạc”…
+ Mâu thuẫn về t/cam nảy sinh giữa các tvien trong gđ
VD: “Sự tích trầu cau”, “Sọ Dừa”…
+ Mẫu thuẫn gđ ptrien lên 1 mức độ khi các tvien của gđ trở thành ng đại diện cho các g/c đối lập
nhau thì mẫu thuẫn XH sẽ xuất hiện: thể hiện qua 2 tuyến nvat ng giàu-ng nghèo
VD: “Cây tre trăm đốt”, “Thạch Sanh”, “Sự tích con Thạch Sùng”…
- Tiếp theo, truyện cổ tích miêu tả TG ước mơ của ng lđ lương thiện: Sống trong XH đầy bất
công ngang trái, ng lđ tự an ủi mình bằng những điều tốt đẹp được tạo ra nhờ trí tưởng tượng về
1 XH tốt đẹp gấp nhiều lần thực tại
 TG của ước mơ
 Về NT
- Truyện cổ tích thần kì ra đời sớm hơn, có nhiều yto thần kì và thường kết thúc có hậu
- Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn, có nhiều yto kì ảo, mang hiện thực XH, kết thúc k có
hậu

1.1.4. Chứng minh rằng: “Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là hai
sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học trung đại Việt Nam”
 “Chủ nghĩa yêu nước” : Là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn
học trung đại Việt Nam.
 Nguồn gốc
- Được hình thành và phát triển từ trong văn học dân gian, khi đất nước đã giành được độc lập,
chủ nghĩa yêu nước càng có điều kiện để phát triển, nó vừa ra sức tự cường, vừa phải đương
đầu với nạn ngoại xâm luôn luôn đe dọa.
 Biểu hiện : rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm,...
- Nhìn chung, chủ nghĩa yêu nước được tập trung ở một số phương diện: ý thức tự cường, tự tôn
dân tộc, lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến để giữ gìn độc lập dân tộc, tình yêu
thiên nhiên, tự hào về quê hương đất nước. Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng
như buồn vui, sung sướng, hả hê, hay tủi nhục, hân hoan,...
 Dẫn chứng:
- “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là một tác phẩm sáng ngời tư tưởng yêu nước của dân tộc Đại
Việt ở buổi đầu tự cường tự chủ. Tinh thần yêu nước được tác giả khám phá từ khát vọng của
nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, an cư lạc nghiệp.
- “Nước Đại Việt ta”:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời”

 Thể hiện sự khẳng định về thống nhất, độc lập của đất nước
 Có thể nói, trong những thế kỉ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp lánh ánh
hào quang của tinh thần yêu nước. Ở đây quan niệm về đất nước, về dân tộc cơ bản đã được
xác định. Dân tộc là bao gồm cương trực, giống nòi và chân lí sống muốn đời thiêng liêng của
dân tộc. Đúng là chủ nghĩa yêu nước đã thành cảm hứng sáng tạo nghệ thuật văn chương. Nó
như ‘sợi chỉ đỏ thứ nhất xuyên suốt lịch sử văn học VN thời trung đại.’

 “Chủ nghĩa nhân đạo” : cũng là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của
văn học trung đại VN
 Nguồn gốc
- Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian chịu
ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo. Truyền thống
nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua lối sống “thương người như thể thương thân”, qua
những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người,..
 Biểu hiện : phong phú, đa dạng
- Thể hiện ở sự cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của con người, đề cao những phẩm chất tốt
đẹp của con người, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống,....
 Dẫn chứng:
- Trong văn học Lý - Trần, chủ nghĩa nhân đạo vốn có của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân ái
của nhà Phật (Có bệnh bảo mọi người của Mãn Giác, Tỏ lòng của Không Lộ,...)
- Trong văn học Lê sơ, chủ nghĩa nhân đạo vốn có của dân tộc kết hợp học thuyết nhân nghĩa của
Nho giáo (tiêu biểu là Nguyễn Trãi).
- Đến thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX trong văn học, trỗi dậy một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa mang
tính lịch sử cụ thể. Đó là trào lưu nhân đạo chủ nghĩa chống phong kiến, đòi quyền sống cho
con người (Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,...)

 Nhìn chung ND yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị
luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ đạo trong nền văn học dân tộc

1.1.5. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học
 Khái niệm về nvat văn học
- Nhân vật VH là con người được nhà văn đưa vào TP của mình. Tùy vào vị trí và vai trò của
người đó trong tác phẩm, nhà văn sẽ miêu tả người đó theo những mức độ khác nhau: sinh
động hay mờ nhạt, kĩ lưỡng hoặc đại lượng...
- Nhân vật VH có thể có tên riêng, được khắc họa sâu đậm; cũng có thể không có tên riêng, chỉ
xuất hiện thoáng qua
- Nhân vật có thể đồng nghĩa với hình tượng, đó là khi người ta dùng thuật ngữ hình tượng để chỉ
hình tượng nhân vật
- Nhân vật VH là con người cụ thể được miêu tả trong TPVH hoặc có thể là con vật, cây cối, đồ
vật được nhân hóa
 Các kiểu nvat trong TPVH
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nvat văn học thành nhiều kiểu khác nhau
 Xét về vai trò nvat trong tpham
- Nhân vật chính: xuất hiện nhiều trong tác phẩm, được khắc họa đầy đặn, đóng vai trò chủ yếu
trong quá trình diễn biến của cốt truyện nhằm triển khai chủ đề và bộc lộ tư tưởng của tác
phẩm. 
VD : Nhân vật chính của truyện “Tấm Cám” là Tấm, Cám, mụ dì ghẻ; nhân vật chính của truyện
Thạch Sanh là Thạch Sanh, Lý Thông...
- Nhân vật trung tâm: Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính nào quan
trọng hơn cả thì được coi là nhân vật trung tâm. Nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu
đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể
hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. 
VD : Ở truyện “Tấm Cám”, nvat trung tâm là Tấm...
- Nhân vật phụ: có vai trò thứ yếu trong quá trình diễn biến của cốt truyện nhằm triển khai chủ
đề và bộc lộ tư tưởng của tác phẩm.
VD: Trong tp “Truyện Kiều”, nvat phụ là Thúy Vân
 Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn
- Nhân vật chính diện: mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhất của một giai cấp hay một lực
lượng tiến bộ của xã hội được thể hiện trong tác phẩm
- Nhân vật phản diện: có phẩm chất xấu xa,... ngược hẳn lại đối với nhân vật chính diện.
VD: Trong tp “Thạch Sanh”, Thạch Sanh – nvat chính diện (đại diện cho những ng lương thiện). Lý
Thông – nvat phản diện (đại diện cho những loại ng xấu trong XH)
 Căn cứ vào cấu trúc nhân vật
- Nhân vật chức năng: có các đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối,
không có đời sống nội tâm, thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời
sống.
VD: Trong truyện cổ tích, các anh hùng xuất hiện là để giết trăn tinh, yêu quái,...; còn công chúa và
vua cha thường bị nạn, được cứu và cuối cùng công chúa trở thành phần thưởng cho anh hùng
- Nhân vật loại hình: Nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời
nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình. Hạt nhân của nhân vật loại hình vẫn là yếu tố
loại chứ không phải là cá tính
- Nhân vật tính cách: Là một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác phẩm như một nhân
cách, một cá nhân có cá tính nổi bật.
- Nhân vật tư tưởng: thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật này dễ rơi vào công thức minh
hoạ trở thành cái loa phát ngôn của tác giả.
 Căn cứ vào thể loại
- Nhân vật trữ tình : trực tiếp bộc lộ cảm xúc và ý nghĩa của mình trong tác phẩm trữ tình
VD: “Đây thôn Vĩ dạ” nvat trữ tình là tgia Hàn Mặc Tử
- Nhân vật tự sự: có thể được miêu tả cả bên trong lẫn bên ngoài, cả điều nói ra và điều không
nói ra, cả ý nghĩ và cái nhìn, cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại,
tương lai
- Nhân vật kịch: không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ.

1.1.6. Ngôn ngữ văn học? Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn học?
 Khái niệm NNVH
- Là ngôn ngữ toàn dân đã được nhà văn dày công sàng lọc, chọn lựa và nâng cao. Khi đã trở
thành NNVH, nó lại có tác động tích cực trở lại NN toàn dân, làm cho NN toàn dân trở nên
phong phú, đa dạng hơn.
 Đặc trưng cơ bản
 NNVH giàu tính chính xác
- Là kết quả của một quá trình rèn luyện và lao động sáng tạo của nhà văn.
VD: Huy Cận phải có con mắt quan sát vô cùng tinh tế và óc liên tưởng nhạy bén mới viết được
những câu thơ trong “ĐTĐC”
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”

“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Gắn liền với tính chính xác là khả năng chi tiết hóa sự việc, hiện tượng, con người.
- Là cơ sở của các hình tượng, truyền cảm, cá thể hóa,...
- Tính chính xác tạo nên sức thuyết phục lớn đối với người đọc.
 NNVH giàu tính hình tượng
- Luôn tuân theo những nhiệm vụ nghệ thuật – nhiệm vụ xây dựng hình tượng. Nó trực tiếp xây
dựng hình tượng nghệ thuật, có khả năng diễn đạt, miêu tả và gợi cảm cụ thể.
- Là kết quả của tính đặc thù văn học sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng.Nhà văn dùng tư
duy hình tượng để nhận thức, khái quát, tổng hợp những khía cạnh phong phú của đời sống và
biểu hiện những khía cạnh ấy bằng văn học.
- Là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tưởng tượng, liên tưởng và gợi lên được các
biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con người được miêu tả trong tác phẩm văn học.
 NNVH giàu tính hàm súc
- NN hàm súc đc coi là biểu hiện cao nhất của sự chau chuốt về ngôn ngữ.
- Là kết quả của sự lựa chọn, tinh luyện tới mức khái quát và tiêu biểu nhất, để với một lượng
ngôn ngữ ít ỏi mà có sức biểu hiện thật lớn.
- Góp phần rất lớn vào việc biểu đạt chính xác nội dung, thể hiện phương châm “lời ít, ý nhiều”.
VD: Trong “Truyện Kiều”, chỉ bằng một từ rất đắt, có giá trị biểu hiện cao nhất mà Nguyễn Du đã
miêu tả được sự vô học của nhân vật phản diện Mã Giám Sinh:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
 NNVH có khả năng dạy cho người ta nói, làm cho người ta nhận ra cái hay, cái đẹp của ngôn
ngữ dân tộc. Có thể nói, VH là trường rèn luyện ngôn ngữ, giúp người ta sáng tạo và phát triển
NN văn hóa ở mức độ cao.
1.1.7. Thơ là gì? Đặc trưng cơ bản của thơ?
 Khái niệm thơ
- Thơ là một loại sáng tác văn học nhằm phản ánh hiện thực khách quan, thể hiện những tâm
trạng, cảm xúc sôi nổi, đằm thắm của từng cá nhân trước những đối tượng xác định bằng những
hình ảnh cụ thể, gợi cảm nhờ ngôn ngữ hàm súc và giàu nhịp điệu.
 Đặc trưng cơ bản
 Thơ là kiểu lời nói đặc biệt, nó tách dòng, ngắt nhịp, gieo vần, tách khổ,...
- Thơ thường ít chi tiết,tình cảm rất cô đọng, tập trung, tạo nên chất thơ gợi cảm và rung động tới
người đọc.
- Tứ thơ có sự ăn nhập giữa hình tượng và ý nghĩa, thể hiện được nét đặc sắc trong cách nhìn,
cách cảm và cách tìm tòi, biểu đạt của nhà thơ.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, có độ hàm súc lớn.
VD: “Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Tính nhịp điệu của thơ được thể hiện ở việc ngắt nhịp ngay trong nội bộ của 1 dòng thơ, ở việc
tách dòng, tách khổ thơ và đoạn thơ.
VD: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới: Bài thơ rất giàu nhịp điệu, được gọi là thơ bằng văn xuôi.

1.2. Thực hành (2đ):


 Lưu ý: Có văn bản đính kèm đề thi
1.2.1. Hướng dẫn học sinh tiểu học tập nhận xét một số truyện dân gian: “Sự
tích hoa tỉ muội”, “Mai An Tiêm”, “Cóc kiện Trời”, “Sự tích ông Đùng,
bà Đùng”.
- Hướng dẫn tập nhận xét truyện dân gian: Tùy theo trình độ và năng lực của học sinh (lớp 1, 2,
3, 4, 5), tùy theo từng truyện dân gian được chọn, giáo viên hướng dẫn các em tập nhận xét
những truyện các em đã thuộc, đã biết. Câu hỏi nêu lên cần rõ ràng ngăn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời
và sát với với từng truyện. Nếu thấy học sinh lúng túng, chưa trả lời được nên có câu hỏi nhỏ,
gợi mở dần từ những chi tiết cụ thể để dẫn dắt các em trả lời đúng. Nên bổ sung các câu hỏi để
học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về nhân vật, chi tiết, cách kết thúc câu
chuyện,..., qua việc đặt cho học sinh một số câu hỏi như: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Em có thích chi tiết... không? Vì sao? Nếu được quyền thay đổi kết thúc cho câu chuyện, em sẽ
viết như thế nào?....
 Câu chuyện “Mai An Tiêm”
 SGK hiện hành đưa ra những câu hỏi:

- Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?

- Mai An Tiêm đã nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống?

- Hãy tìm những câu văn trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?

 Câu hỏi này chủ yếu bám vào ND truyện, chưa tạo cơ hội cho HS nhận xét câu chuyện này (câu
số 3 có “đề cập” tới tìm ý nghĩa câu chuyện qua chi tiết).
 Vì vậy, GV có thể gợi mở để học sinh được bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện, như:

- Theo em, Mai An Tiêm là một người như thế nào?

- Nếu em là Mai An Tiêm khi em nhận được thành quả sau khi gieo trồng hạt giống, em sẽ làm gì?

 Từ những câu hỏi tự đặt ra, HS sẽ bộc lộ được phương diện cảm thông, hiểu được ý nghĩa của
bài đọc. Truyện cổ dân gian sẽ tác động đến tình cảm sau đó mới đến nhận thức của người đọc.
Qua truyện “ Mai An Tiêm” HS sẽ thấy tự hào về đất nước, con người Việt Nam. Ca ngợi
phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam.

 “Sự tích hoa tỷ muội”


 SGK hiện hành đưa ra những câu hỏi

- Những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.

- Khi Nết cõng em chạy lũ đã xảy ra điều kì lạ gì?

- Tại sao dân làng lại đặt tên loài hoa ấy là hoa tỷ muội?

 Câu hỏi này chủ yếu bám vào nội dung truyện, chưa tạo cơ hội cho học sinh nhận xét câu
chuyện này.
 Vì vậy, giáo viên có thể gợi mở để học sinh được bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện,
như:

- Nếu em là Nết em sẽ làm gì khi nước lũ dâng cao?

- Em có thích chi tiết Bụt phẩy chiếc quạt thần không? Vì sao?

 Qua những câu hỏi đặt ra, các em có thể nhận xét dễ dàng về tình chị em và biết được cách giải
thích về nguồn gốc hoa tỉ muội lẫn ý nghĩa của loài hoa này. Không chỉ vậy, học sinh còn nâng
cao nhận thức về bồi dưỡng tình yêu thương anh chị em và người thân trong gia đình; bước
đầu, hiểu được khó khăn của người dân vùng lũ

 “Cóc kiện trời”


 SGK hiện hành đưa ra câu hỏi:
- Vì sao cóc lên thiên đình kiện trời?

- Đội quân của cóc và quân đội nhà trời đã giao chiến với nhau như thế nào?

- Vì sao Trời thay đổi thái độ với cóc sau khi giao chiến?

- Em thấy được ý nghĩa gì sau cuộc giao chiến giữa cóc và trời?

 Câu hỏi này chủ yếu bám vào nội dung truyện, chưa tạo cơ hội cho học sinh nhận xét câu
chuyện này.
 Vì vậy, giáo viên có thể gợi mở để học sinh được bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện,
như:

- Em hãy tưởng tượng, nếu là Cóc em sẽ làm gì khi gặp phải nạn hạn hán ?

- Em có hài lòng với kết quả mà cóc giành được không?

 Qua những câu hỏi đặt ra, học sinh có thẻ hiểu được tại sao khi cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Nhận xét được những tình tiết trong truyện và thêm tình yêu với thiên nhiên.

 “Sự tích ông Đùng, bà Đùng”


 SGK hiện hành đưa ra câu hỏi

- Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

- Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

- Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

-Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

 Câu hỏi này chủ yếu bám vào nội dung truyện, chưa tạo cơ hội cho học sinh nhận xét câu
chuyện này.
 Vì vậy, giáo viên có thể gợi mở để học sinh được bày tỏ quan điểm của mình về câu chuyện,
như:

- Em thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

- Nếu em là ông bà Đùng thì em sẽ làm gì?

- Nếu được quyền thay đổi kết câu chuyện, em sẽ thay đổi như nào?

 Từ câu chuyện “Sự tích ông Đùng, bà Đùng”, các em học sinh đưa ra nhận xét về ông bà
Đùng. Nhận biết được những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Hiểu suy nghĩ, tình
cảm của tác giả với ông Đùng, bà Đùng - những người có công lao lớn đối với đất nước trong
việc chinh phục tự nhiên. Qua đó, bồi dưỡng tình yêu với quê hương, đất nước. Không chỉ vậy,
các em HS sẽ nâng cao lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước trong lịch sử.
1.2.2. Hướng dẫn học sinh tiểu học tập đọc một số tác phẩm văn vần dân
gian: “Ông giẳng ông giăng”, “Vè chim”, “Ca dao về lao động sản xuất”
.
Mỗi thể loại văn vần dân gian đều có những đặc trưng riêng, để hướng dẫn học sinh Tiểu học đọc các
văn bản vần dân gian, giáo viên cần bám sát vào đặc trưng của từng thể loại.
 Thể loại: Đồng dao
- Là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em.
- Đồng dao tập trung vào đề tài thiên nhiên và phản ánh nó trong trạng thái hoạt động, gắn
bó với đời sống trẻ thơ. Đồng dao là những bài ca về chim muông, cây cỏ, tôm cá, đó là
những bài ca sinh hoạt dân gian phong phú đối với trẻ em. Đồng dao là người thầy dạy
các em những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước, con người.

VD: + Qua một bài ca ngắn, đồng dao giới thiệu với các em hàng chục loài cá, loài chim, gia
cầm,... mỗi loài mang một đặc điểm độc đáo, ngộ nghĩnh: Xa cha xa mẹ/Là con cá trôi/ Mệt đổ
mồ hôi/ Là con cá liệt…

+ Hoặc một bài đồng dao về chim, các em phát hiện ra những ưu điểm, những hạn chế của
từng loài qua tiếng hót của chúng: Khéo ăn khéo nói/ Là chim chích chòe/ Hót chẳng ai nghe/
Là con chim cú/ Còn gì vui thú/ Là chim vành khuyên....

- Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động, phong phú, chứa chan sức sống và tươi vui.
Trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ.
 Bài “Ông giằng ông giăng” : Là một bài đồng dao nói về sự gần gũi giữa trăng và các
bạn nhỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài bằng giọng điệu nhẹ nhàng, nhí nhảnh. Đồng dao
góp phần rất quan trọng trong việc phát triển tư duy, bởi dưỡng tri thức và rèn luyện
ngôn ngữ (bao gồm cả ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) cho trẻ em. Khi các trẻ em lớn tuổi
hát đồng dao, các trẻ em nhỏ tuổi thường bắt chước, hát theo, khiến cho sinh hoạt đồng
dao trở thành một hình thức học tập bổ ích và thú vị, trong đó cả thầy và trò đều học nói
tiếng mẹ đẻ bằng đồng dao và qua đồng dao.

 Thể loại: Vè
- Là một loại sáng tác dân gian, dùng hình thức kể chuyện bằng văn vần (tức là lối nói văn vè) để
phản ánh kịp thời và cụ thể những chuyện về người thực, việc thực ở từng địa phương. Vì thế,
vè thường rất dài (mỗi bài dài hàng trăm, có khi hàng ngàn câu), lời lẽ ít trau chuốt. Có thể coi
vè là một loại “báo miệng” (khẩu báo) của nhân dân, rất gần với thể kí trong văn học viết.
- Chia vè thành 3 tiểu loại:
+ Đầu tiên là những bài vè kể chuyện về loài vật, cây trái, sự vật. Đó là những bài vè kể về các loại
thổ sản, loài vật có trong tự nhiên.
+ Loại thứ hai là vè thế sự miêu tả sinh động, cụ thể, trực tiếp đời sống nhân dân.
+ Loại thứ 3 là vè lịch sử, ở thể loại này thường hòa quyện 2 yếu tố: sự chân thật lịch sử và sự hư cấu
thần kỳ.
- Gtri NT khá độc đáo. Phương pháp biểu hiện của vè gắn với mục đích và đặc điểm thể loại. Vè
xuất hiện nhằm đáp ứng sự phản ánh tức thời một sự việc, sự kiện. Giá trị trường tồn của vè có
ý nghĩa khác với các thể loại khác. Bên cạnh đó, các sáng tác văn học dân gian nói chung sẽ trở
thành hoàn thiện hơn qua quá trình sử dụng, lưu truyền. Phần lớn các bài vè lại có vận mệnh
ngắn ngủi, thời gian cần thiết để đạt tới một hình thức hoàn chỉnh,
- Về thể thơ: thường sử dụng thể lục bát, thích hợp thể hiện yêu cầu trữ tình. Ngoài ra, thể 3, 4, 5
tiếng một câu nhanh gọn, sắc bén thích hợp yêu cầu tự sự. Có bài vè kết hợp cả hai thể thơ. Vè
chủ yếu tự sự. Có khi kết hợp yếu tố trữ tình theo yêu cầu biểu hiện nội dung bài vè.
 Bài “Vè chim” : thuộc tiểu loại vè kể chuyện vè loài vật, cây trái, sự vật.
- Ta đọc bài vè bằng nhịp điệu vui tươi cùng những ngôn ngữ hóm hỉnh. Bài vè đã giới thiệu cho
ta những đặc tính của từng loài chim. Việc dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người
để kể về các loài chim để nói rằng các loài chim cũng có cuộc sống như con người, gần gũi với
cuộc sống của con người
 Thể loại: Ca dao
- Là tiếng nói của tình cảm, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý, diện đạt tình cảm.
- Khi hướng dẫn GV cần lưu ý cho học sinh xác định sắc thái giọng đọc phù hợp dựa vào nhịp
cảm xúc từng bài.
+ Có bài cần đọc với giọng thiết tha, tình cảm (VD bài ca dao “Ơn trời mưa nắng phải thì/ Nơi thì bừa
cạn, nơi thì cày sâu/ Công lệnh chẳng quản bao lâu/ Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng/ Ai ơi,
chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”)
+ Có bài đọc với giọng buồn thương (VD bài “Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi/ Ngó không thấy mẹ
ngùi ngùi nhớ thương”)
+ Có bài lại đọc với giọng trách cứ (VD bài “Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau
đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ tê/ Nhện ơi nhện hơi nhện đi đằng nào?”).
+ Đặc biệt, một số bài đồng dao được đưa vào chương trình cần đọc với giọng vui tươi, trong sáng,
nhịp nhanh, gắn với các trò chơi của thiếu nhi (VD bài “Xỉa cá mè/Đè cá chép” hay bài “Dung dăng
dung dẻ").
- Khi đọc ca dao giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh những yếu tố khác như: Ngắt giọng, nhấn
giọng, cao giọng, thấp giọng. Ca dao thường được sáng tác ở thể thơ lục bát nên
+ cách ngắt nhịp thường ngắt nhịp chẵn
+ nhấn giọng ở những tiếng mang vần và từ ngữ, hình ảnh quan trọng của bài
+ cao giọng ở cuối các câu hỏi.
 Bài “Ca dao về lao động sản xuất”
- Được viết theo thể thơ lục bát, đọc ở nhịp điệu 2/2/2 – 4/4 và mang âm điệu chung nhẹ nhàng,
tha thiết, tình cảm

“Cày đồng/đang buổi/ban trưa

Mồ hôi thánh thót/như mưa ruộng cày

Ai ơi/bưng bát/cơm đầy

…”

Câu 2 (5đ): Thực hành phân tích tác phẩm/nhân vật văn học:
 Lưu ý: KHÔNG có văn bản đính kèm đề thi.
2.1. Bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi)
Bài làm
Từ xưa đến nay viết về đất nước luôn là nguồn mạch cảm hứng chủ đạo của nền
văn học. Tiếp tục mạch nguồn của văn học dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm một gương
mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mỹ đã có những quan điểm hết sức mới
mẻ về đất nước. Quan điểm đó đã được ông thể hiện đầy đủ nhất qua đoạn trích Đất
nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng.
Đất nước đối với mỗi người là một ý niệm khác nhau. Đối với Nguyễn Khoa
Điềm cũng vậy, bằng sự cảm biết của mình, sự phân tích bằng tư duy logic, lần lượt
từng lớp lang của khái niệm đất nước đã được ông dần dần lật mở. Ông không định
nghĩa bằng những khái niệm quá mông lung, trừu tượng mà đi từ những điều hết sức
cụ thể trong chính cuộc sống:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre mà đánh giặc
Qua khái niệm của tác giả, Đất Nước hiện lên thật bình dị, đất nước có từ những câu
chuyện cổ tích, từ miếng trầu, từ truyền thuyết thánh Gióng trồng tre đánh tan quân
xâm lược Ân. Đất Nước ta có từ ngày đó, thấm thuần trong lòng mỗi đứa trẻ từ tấm bé.
Không chỉ vật Đất Nước còn được hình thành từ thuần phong mỹ tục, từ những nét văn
hóa, truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta. Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” cho thấy
nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa đã được bảo lưu từ ngàn đời của ông cha ta. Dù một
nghìn năm Bắc thuộc, bị phương Bắc tìm mọi cách Hán hóa ấy vậy nhưng không có
cách nào xóa được những vốn văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta. Đất Nước cũng được
hình thành từ lối sống giàu tình nghĩa, thủy chung mà khởi nguồn chính là mối quan
hệ vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ở đây Nguyễn Khoa
Điềm có sự vận dụng hết sực thuần thục ca dao: “Tay nâng đĩa muối chấm gừng/
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau” để cho thấy Đất Nước được hình thành từ
những điều tưởng như giản dị mà hết sức thiêng liêng, cao quý.
Tiếp tục mạch cảm hứng đó, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục chiết tự về khái niệm
Đất Nước:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất Nước không xa lạ mà chính là không gian sinh tồn, gần gũi với đời sống sinh hoạt
của tất cả chúng ta. Nguyễn Khoa Điềm đã không hoa mỹ, không ngần ngại mà làm
sáng tỏ nó là nơi đến trường, nơi tắm, nơi hò hẹn, nơi nhớ nhung. Vâng, Đất Nước
chính là được hình thành từ những điều dung dị nhất của cuộc sống. Và để làm sâu sắc
thêm khái niệm, ông đã truy nguyên nguồn gốc từ quá khứ: “Đất Nước là nơi dân
mình đoàn tụ/ Đất là nơi chim về/ Nước là nơi rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ
đồng bào ta trong bọc trứng”. Từ sự lí giải sâu sắc hai phương diện lịch sử và địa lý
ông đã dần dần tiến tới hoàn chỉnh khái niệm Đất Nước. Đồng thời từ đó cũng nêu lên
trách nhiệm của mỗi con người đối với đất nước: “Những ai đã khuất/ Những ai bây
giờ/ yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con
cháu việc mai sau/ Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”. Hai
từ “gánh vác” đã khẳng định trách nhiệm của thế hệ mai sau đối với công cuộc dựng
nước và giữ nước. Đồng thời ông cũng lên tiếng nhắc nhở, dù xây dựng đất nước cũng
không được quên đi công ơn của người đã dựng xây, kiến tạo nên Đất Nước. Chỉ với
hai chữ “cúi đầu” cũng đã cho thấy tấm lòng thánh kính thiêng liêng hướng về quê
cha, đất tổ.
“Trong anh và em hôm nay/…/Đất Nước vẹn tròn to lớn”, đoạn thơ đã khẳng
định, Đất Nước được tồn tại và vững bền là bởi sự đoàn kết của mọi người, là sự yêu
thương của đôi lứa. Chỉ khi có sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và
tập thể thì khi ấy mới có đất nước vẹn tròn ton lớn. Và từ đó ông nêu lên trách nhiệm
của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ thế hệ trẻ đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là
máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ
sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Vì bởi:
 
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Hàng loạt những địa danh, danh lam thắng cảnh được ông gọi tên. Mỗi địa danh ấy
gắn liền với một chiến tích, với một sự hy sinh thầm lặng để làm nên đất nước muôn
đời. Cũng bởi vậy, đã khiến ông rút ra kết luận: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò
bãi/…/Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Để làm nên đất nước chắc chắn không thể là một cá nhân có thể kiến tạo của
nền văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc. Vậy đó là ai, là những người nào?
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Quả đúng, đó chính là người vô danh, họ là những người con gái con trai, họ“đã sống
và chết” “giản dị và bình tâm” họ đã mang tên làng tên xã, mang phong tục tập quán
truyền lại, bảo lưu cho thế hệ mai sau. Chính họ là người đã làm nên Đất nước. Với
biện pháp liệt kê và điệp “họ” Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ ra trước mặt người đọc tầng
tầng lớp lớp những con người vô danh nối tiếp nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác
truyền lại cho con cháu những giá trị vật chất tinh thần cao quý nhất. Và điều họ
hướng đến chính là:
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Đến đây Nguyễn Khoa Điềm đã mạnh mẽ khẳng định quan điểm tư tưởng đất nước
nhân dân của mình. “Trở về với nguồn cội của Đất Nước cũng là trở về với cội nguồn
phong phú, đẹp đẽ là văn hóa dân gian” khởi thủy của mọi truyền thống văn hóa tốt
đẹp của nhân dân ta. Đồng thời đó cũng là nơi làm nên, khơi dậy nên truyền thống văn
hóa tốt đẹp của nhân dân ta:
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Bài thơ kết lại bằng tiếng hát tự hào, trải dài, dường như âm hưởng của nó vang
vọng khắp núi sông. Đồng thời tiếng hát đó cũng cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác
giả đối với vốn truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông để lại.
Đất Nước là bài thơ giàu suy tư và triết lí, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của
Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm
tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận về Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó
cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình được sinh ra và lớn lên.

2.2. Bài thơ “Nhớ Việt Bắc” (Tố Hữu)


Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Bài làm
 Hai câu thơ đầu : Tình cảm của người ra đi với những người ở lại
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.”
- Hai câu thơ mở đầu nhưng lại mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. "Ta" là
người ra đi mà cũng là chính tác giả.
- Đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong dân ca truyền thống.
 Đây chính là lời nói ngọt ngào của người ra đi với người ở lại để liên tưởng đây
là một thiếu nữ địa phương. Câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” là cái cớ bày tỏ tình
yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao.
- Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ
"bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của
“hoa cùng người.” :
+ Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc.
+ Con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng
son.
 Thiên nhiên hòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ
còn có mối tương sinh lẫn nhau; tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất
này.
 Tám câu thơ tiếp theo: Bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên
Việt Bắc
Tố Hữu đã tạo nên một bộ tranh tứ bình độc đáo về Việt Bắc theo chủ đề “xuân, hạ,
thu, đông”
 Bức tranh mùa đông
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”
-Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Điểm xuyết trên cái nền màu xanh
bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh
dưới ánh nắng mặt trời.
+ Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ tỏ ra rất hữu hiệu. Từ xa trông tới, bông hoa như
những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối
lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Cái màu "đỏ tươi" – gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát
của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn
một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng.
 Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của
mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang
phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.
- Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến
khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho
kháng chiến "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" .

+ Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.
Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng
nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng.
+ Câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp
ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một
vị trí, một tư thế đẹp nhất - "đèo cao". Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh
núi rừng, tự do.
 Bức tranh mùa xuân
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"
- Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết
của hoa mơ nở khắp rừng: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng".
+ "Trắng rừng" được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như động từ có
tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của
lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của
hoa mơ.
+ Động từ "nở" làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống.
- Trên cái nền không gian rộng lớn và náo nức ấy, nhà thơ hướng mắt nhìn về
một hoạt động có vẻ tỉ mỉ: “Người đan nón chuốt từng sợi giang.”
+ Các động từ “đan”, “chuốt” không chỉ làm nổi bật nét óng ánh của những sợi giang
dùng để đan nón mà còn thể hiện đức tính tỉ mỉ, siêng năng của nhân dân Việt Bắc.
Con người chính là chủ nhân của mùa xuân, là kẻ đang tô điểm cho sắc xuân của đất
trời thêm lộng lẫy.
+ Câu thơ gợi lên cách cảm, cách nhìn của tác giả hơn là tả thực. Đó là hình ảnh đặc
trưng của sinh hoạt đời thường ở Việt Bắc. Với nhiều người, nó có thể nhỏ nhật, không
đáng nhớ. Với một nhà thơ ân tình như Tố Hữu, đó lại là hình ảnh khắc ghi trong tâm
khảm.
 Bức tranh mùa hạ tràn đầy âm thanh và màu sắc
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Câu lục xôn xao cả sắc màu lẫn âm thanh. Khi tiếng ve râm ran, cả rừng phách
như hối hả, nhanh chóng thay màu, cùng đồng loạt “đổ vàng”.
- “Đổ vàng” là ngã vàng đồng loạt. Cũng có thể hiểu “đổ vàng” là cây trút lá vàng.
- Hai động từ “kêu” và “đổ” đã thể hiện thật đắt cái không khí rạo rực rất đặc trưng của
mùa hạ.
- Ở câu bát, tác giả vẽ ra một hình ảnh đằm dịu hơn. Cái vẻ lẻ loi của cô gái “hái măng
một mình” khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng.
- Đọc câu thơ ta nghe như có tiếng nhạc ngân nga bởi nghệ thuật gieo vần (“gái”,
“hái”), điệp phụ âm đầu “m” (măng một mình).
- “Hái măng” là công việc quen thuộc của người Việt Bắc. Cô gái Việt Bắc “hái măng
một mình” mà không cảm thấy cô đơn, trống vắng bởi cô đang say sưa lao động trong
một không gian vui tươi trong trẻo. Sự hiện diện của cô gái càng tăng thêm nét duyên
dáng trẻ trung cho bức tranh mùa hạ.
=> Một bức tranh vừa hoành tráng vừa thơ mộng được vẽ bằng những nét bút vừa
mạnh mẽ, vừa mảnh mai tinh tế với một trường liên tưởng mênh mông.
 Bức tranh mùa thu thanh bình
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung’’
- Ánh trăng vàng êm dịu trải đều lên cảnh vật, gợi không khí thanh bình, yên ả.
- Từ “hòa bình” vừa khẳng định cuộc sống êm đềm, làm chủ ở chiến khu vừa nói
đến sự thanh tĩnh của rừng khuya. Đêm trăng thu huyền ảo nơi núi rừng Việt
Bắc thấp thoáng ước mơ thầm kín về một cuộc sống thanh bình êm ả. Câu thơ
gợi ta nhớ câu thơ của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya”:
“Tiếng suối trong như tiếng hat xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 Dưới ngòi bút của Tố Hữu, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên đủ cả màu sắc, âm
thanh, đường nét, hình khối rực rỡ, thi vị, lãng mạn và gợi cảm vô cùng. Bức
tranh thơ sống động hài hòa, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
- Trên cái nền gợi cảm ấy văng vẳng “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của ai đó
nghe thật bâng khuâng, xao xuyến. Tiếng hát ấy chính là tấm lòng của người
Việt Bắc. Dù nghèo khó nhưng các bó suốt đời với cách mạng.
 6 câu thơ cuối : Nhớ Việt Bắc oai hung
 Sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp với bao chiến thắng lẫy lừng.
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng”:
- Nhớ những lần giặc càng quét, săn lùng. Chúng như bầy dã thú khát máu, tìm
mọi cách khủng bố đàn áp nhân dân ta để lại bao oán hận
 Ý thơ như đã mở ra một không khí đầy cam go, căng thẳng, khi giặc tìm mọi
cách để truy sát, để hòng dập tắt phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến
của đồng bào Việt Bắc.
- Thời gian chiến đấu khắc nghiệt, hình dung ra cảnh giặc lùng từng chiến sĩ,
căng thẳng vô cùng. Có như vậy mới biết các chiến sĩ cách mạng gan dạ và
phải chiến đấu anh dũng thế nào để thoát khỏi họng súng của kẻ thù.
 Thiên nhiên Việt Bắc không còn chỉ là vẻ đẹp bốn mùa:

‘‘Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây


Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.”
- Nghệ thuật nhân hóa đã làm sinh động hơn hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc.
Thiên nhiên cũng như những con người Việt Bắc kiên cường, anh dũng.
- Các điệp từ “rừng”, “núi” và đối lập “che bộ đội” >< “vây quân thù” càng làm
nổi bật vai trò của những cánh rừng trùng điệp, nhấn mạnh một trong 3 yếu tố
vô cùng quan trọng trong cuộc chiến: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
- Khi giặc đến lùng thì từ con người đến thiên nhiên đều trở thành “thần hộ vệ”
cho các chiến sĩ. Cả rừng cây, núi đá đều cùng các chiến sĩ cách mạng đánh
giặc, núi thì giăng thành lũy sắt dày, rừng thì che cho bộ đội ẩn mình để chống
giặc.
- So với những đoạn thơ trước, đoạn thơ đã tạo nên một âm điệu sử thi hào hùng.
Cả quân và dân và thiên nhiên núi rừng như hòa vào với nhau, tạo nên một khối
sức mạnh vô cùng vững chãi, đồng lòng đánh quân xâm lược.
 Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc không hề vô tri vô giác mà vô cùng sống động,
thể hiện sự gắn bó, đồng lòng, đoàn kết cùng con người Việt Bắc bảo vệ các
chiến sĩ cách mạng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
 Cả núi rừng Việt Bắc cùng nhịp đập trái tim quyết hoàn thành sứ mệnh bảo vệ
quê hương đất nước.
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”
- Cụm từ “cả chiến khu một lòng” cho thấy rõ sự đồng tâm hiệp lực của quân dân
ta, sự nhất trí cao độ của ý Đảng, lòng dân.
- Chính sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm đã giúp quân dân Việt Bắc lập nên
những chiến công vang dội.
- Hàng loạt những địa danh gắn với thắng lợi vinh quang. “Phủ Thông”, “đèo
Giàng”, “sông Lô”, “phố Ràng”, “Cao Lạng”, “Nhị Hà” -> Chiến công tràn
ngập không gian, trải dài theo nỗi nhớ -> Chiến công tràn ngập không gian, trải
dài theo nỗi nhớ.
- Câu hỏi tu từ: “Ai về ai có nhớ không?” nghe đậm đà âm hưởng ca dao. Hỏi “có
nhớ không” mà lại như khẳng định: Người ra đi làm sao quên được những trận
đánh, những chiến công. Bởi trong những vinh quang còn bao đau thương phải
trả giá bằng, máu xương của đồng đội. Nhớ về chiến công cũng là nhớ những
người đã ngã xuống để mà tự hào, để mà nhận thức sâu sắc trách nhiệm của
mình trong hiện tại.

2.3. Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” (Tô Hoài)
Bài làm
Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài
viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn
là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải
nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm
nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế
cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn.
Tô Hoài đã cho rằng: “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết
hết thảy trong cuộc sống”. Đúng vậy, nhân vật giữ vai trò đặt biệt trong tác phẩm văn
học. Nó không chỉ là yếu tố giữ vị trí trung tâm mà qua đó còn thể hiện tài năng của
nhà văn. Có thể nói, tài năng quan sát tinh tế, óc nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình
yêu sự sống của nhà văn Tô Hoài thể hiện ở nhân vật Dế Mèn - nhân vật chính của câu
chuyện.
Mèn là chú dế khỏe mạnh, thích cuộc sống tự lập, yêu lao động, sống hồn nhiên
vui tươi, biết ước mơ nhưng cũng nhiễm phải một số thói xấu. Tác giả đã miêu tả khá
kĩ hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của
một chàng dế thanh niên có thân hình cường tráng và chế độ ăn uống khoa học: “Bởi
tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu
tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng,...”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí
tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân dung của một chàng dế
thanh niên thật đẹp và sinh động: “đôi càng mẫm bóng”, “những cái vuốt nhọn
hoắt”,“đầu nổi từng tảng, rất bướng”, “hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như
hai lưỡi liềm máy”, “sợi điệu bộ của Dế Mèn cũng được miêu tả một cách đặc sắc. Dế
Mèn có một râu dài và uốn cong,... Không chỉ ngoại hình, từng hành động, cử chỉ dáng
điệu của “con nhà võ”, mỗi bước đi của cậu lúc nào cũng trở nên “khoan thai” và
“trịnh trọng”. Động tác của Dế Mèn cũng oai vệ: “ lên”, “đạp phanh phách vào các
ngọn cỏ”, “đi bách bộ thì cả người rung rinh”, “nhai ngoàm ngoạp”,...Với các từ láy
cùng hệ thống tính từ, động từ phong phú, nhà văn Tô Hoài đã khiến cho hình ảnh Dế
Mèn hiện lên rất đặc sắc, qua đó làm nổi bật lên vẻ ngoài khỏe mạnh, cường tráng
cũng như điệu bộ ngông nghênh của chàng dế này. Đồng thời, ta cũng có thể thấy Dế
Mèn dường như rất tự hào về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Việc miêu tả ngoại hình
cũng là tiền đề để bộc lộ tính cách, thái độ và lối sống của Dế Mèn.
Bên cạnh những đức tính tốt, Mèn cũng nhiễm phải một số tính xấu, ích kỉ, nghịch
ngợm. Mèn thường cậy khỏe để bắt nạt kẻ yếu. Trêu mấy chị Cào Cào, đá mấy anh
Gọng Vó: “Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngự ngoài đầu bờ, mỗi lần thấy tôi đi qua,
các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lén nhìn trộm”,
“thỉnh thoảng tôi ngứa chân, đá một cái, ghẹo anh Giọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác
dưới đầm lên”. Không giúp người hàng xóm Dế Choắt trong việc đào hang, dù Dế
Choắt đã có lời nhờ. Mèn còn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế
Choắt. Sau lần đó Mèn ân hận lắm, nhưng thói xấu đâu có thể sửa được ngay. Cậy
khỏe lại suy nghĩ nông cạn, hiếu thắng Mèn đã , vào đánh chú dê con vừa chào đời
khiến bác Xiến Tóc đã quyết định dạy cho Mèn một bài học. Sau khi bị Xiến tóc cảnh
cáo bằng lời: “Còn gì lao xấu băng cậy sức mà đi bắt nạt” và bằng cách cắt cụt hai sợi
râu, Mèn mới thực sự tự vẫn lại lương tâm của mình. Lúc ấy, Dế Mèn đã bàng hoàng
nhận ra rằng: “Tôi chỉ làm ác mà tôi không biết”,“Cuộc đời nửa thời xuân mà chưa
làm nổi điều gì gọi là có ích?”. Dế Mèn lúc này đã cảm thấy mình cần phải thay đổi
cuộc đời.
Tính cách của Dế Mèn có sự thay đổi từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Khi lớn
lên Mèn đã có những chuyển biến trong nhận thức và hành động. Hành động nghĩa
hiệp đầu tiên sau khi Dế Mèn thay đổi là bảo vệ chị Nhà Trò yếu đuối trước đám nhện
định ăn thịt chị ta để trừ nợ cũ. Từ đây, Dế Mèn đã nêu cao một lẽ sống mới “Ở đời
thương nhau là hơn, thù hằn, độc ác làm gì”. Từ ấy, Dế Mèn luôn tâm niệm lời của
mẹ: “Mẹ mừng nhất là con rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai” để đối
nhân xử thế trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Không giống như người anh cả trưởng
giả, cổ hủ và người anh hai sợ bóng, sợ vía, yếu đuối đến mức hèn hạ, Dế Mèn đã cùng
người bạn Dế Trãi của mình đi phiêu lưu khắp đó đây để “tìm cái ý nghĩa thật của
cuộc đời”. Tô Hoài đã xây dựng được hình ảnh đẹp đẽ giữa tình bạn bền vững của Dế
Mèn và Dế Trũi. Họ thực sự là một đôi tri kỉ không hẹn mà gặp, là anh em kết nghĩa
sinh tử có nhau. Mèn và Trũi đều giống nhau ở việc ham muốn khám phá thế giới,
không chấp nhận sự tù túng, nhàm chán của cuộc sống thường nhật, đều thẳng thắn,
hào hiệp, trung thành và dũng cảm. Dế Mèn và Dế Trãi đã cùng nhau trải qua bao khó
khăn, hoạn nạn: Suýt chết đói trên một vùng mênh mông nước trắng, tưởng chừng như
chỉ còn một người có cơ hội được sống tiếp, bị cư dân xóm Cù Lao trục xuất vì tội nói
năng phạm thượng, Mèn bị cầm tù trong hang Chim Trả. Khi Dế Trũi gặp nguy khốn,
Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trái thoát khỏi cái chết điều mà trước đây, Mèn đã
không thể làm được với Dế Choắt. Họ đã cùng nhau vượt qua tất cả, cùng nhau thực
hiện hành động và trưởng thành trong suy nghĩ. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành
trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng.
Hành động anh hùng lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao
nhất cách khác nhau, Dế Mèn đã rút ra cho mình nhiều bài học, phẩm chất mới: sau
những chuyến đi ấy. Trải qua nhiều gian nan, tiếp xúc với nhiều tính Khao khát tìm
tòi, khám phá, ham hành động, trọng tình cảm, coi thường danh lợi,... Trên hành trình
phiêu lưu đầy hấp dẫn đó, Dế Mèn đã gặp được rất nhiều người bạn tốt: Châu Chấu,
Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm,... Nhờ Châu Chấu Voi, Dế Mèn đã khám phá ra ý
nghĩa thật của cuộc sống mà đoàn Châu Chấu Voi đang ra sức thực hiện, đó là “chúng
ta cùng nhau đi khắp thế giới kết thành anh em”.
Dế Mèn đã thực hiện lời hứa của mình, cùng những người phiêu du đến
những vùng đất mới, tìm tòi và khám phá cuộc sống muôn màu. Mèn đã soạn một bản
hịch với lời hiệu triệu muôn loài trên trái đất chấm dứt chiến tranh sống trong hòa
bình, kết nghĩa anh em. Đích thân Mèn mang bản hịch ấy đến thế giới loài Kiến để nhờ
Kiến trong thời gian ngắn nhất truyền tin đến cho muôn loài khắp hành tinh. Mèn đã
trở thành người luôn suy nghĩ chín chắn, sống có tình nghĩa, trân trọng tình bạn, yêu lẽ
phải, có lí tưởng sống cao đẹp.
Tính cách của Dế Mèn không phải bỗng nhiên mà có. Tính cách được nhiều
cảnh định hình nhờ việc tiếp xúc với nhiều hạng người và trải ngộ sống khác nhau.
Những người tốt thực sự trở thành tấm gương Mèn học tập, noi theo; Những người xấu
giúp Mèn thấy cái xấu đáng chê cười phê phán nên tránh xa không mắc phải.
Mèn cũng trải qua nhiều cảnh ngộ sống, mỗi cảnh ngộ rèn thêm cho Mèn bản lĩnh
sống ở đời. Có lúc Mèn và Trũi lênh đênh sông nước hơn mười ngày, cái đói, cái chết
rình rập, Trũi sẵn sàng dâng đôi càng của mình cho anh Mèn ăn nhưng Mèn đã từ chối
vì“mạng anh, mạng em cùng quý như nhau”. Khi tới cánh đồng hoa cỏ may, sau khi
Mèn chiến thắng Bọ Ngựa, , Trũi chiến thắng Bọ Muỗm cả tổng Châu Chấu dành cho
họ địa vị cao sang nhưng họ đã từ chối để lên đường. Danh vọng, địa vị không làm
Mèn và Trãi xa rời lẽ sống tự do hướng tới cái đẹp. Mèn hai lần bị cầm tù song luôn tỏ
ra là người mưu trí can đảm biết vượt lên hoàn cảnh.
Như vậy, nhân vật Dế Mèn được miêu tả qua ngoại hình, hành động và đời
sống nội tâm. Nhân vật được nhân hóa như con người, mang tính | quen sinh biểu
tượng. Nhân vật là con vật ở phương diện ngoại hình, thói hoạt với đúng đặc trưng của
loài dế. Nhân vật lại là con ngữ, tính cách, có đời sống nội tâm, được đặt trong các mối
quan hệ mang tính xã hội. Dế Mèn lúc nhỏ tượng trưng cho chú bé thiếu niên khỏe
mạnh, nhanh nhẹn và hiếu động. Dế Mèn khi trưởng thành lại tượng trưng cho một lớp
thanh niên Việt Nam trước Cách mạng không chịu cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa đã
lên đường đi tìm lí tưởng sống. Khi bắt gặp lí tưởng Mèn đã say sưa hoạt động để thực
hiện lí tưởng. Dế Mèn phiêu lưu kí kết đọng tài năng của Tô Hoài trong việc mượn thế
giới loài vật để phản ánh thế giới con người thời chiến tranh đầy biến động

2.4. Nhân vật Trần Quốc Toản trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”
(Nguyễn Huy Tưởng)
Bài làm
Trong tác phẩm chính lần này, nhân vật chính Trần Quốc Toản hiện lên với
nhiều đặc điểm “thú vị” trong tính cách lẫn ngoại hình. Sau thất bại lần thứ nhất, giặc
Nguyên chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Việt. Chúng huy động hơn 50 vạn quân do
những tướng tài chỉ huy kéo vào nước ta theo hai con đường thủy và bộ. Vua quan,
binh lính, nhân dân thời Trần đều quyết tâm đứng lên đánh giặc. Đây là thời kì hào khí
Đông A tỏa sáng làm cho giặc Nguyên khiếp đảm. Đây cũng là bối cảnh lịch sử xuất
hiện những tấm gương thiếu nhi yêu nước, tiêu biểu là Trần Quốc Toản.
Trần Quốc Toản là thiếu niên sớm có ý thức trách nhiệm với non sông. Mặc dù
được chú cho về kinh chơi, ngủ trong điện Lan Đình đệm ấm chăn êm nhưng Quốc
Toản lại có giấc mơ bắt được Sài Thung, sứ giả nhà Nguyên, kẻ ngạo mạn khinh miệt
dân tộc ta, lòng dân muôn nơi hừng hực căm hờn. Mới mười sáu tuổi chưa được họp
bàn việc nước nhưng Quốc Toản đã nhịn đói cả ngày, rong ruổi ngựa dưới nắng hè,
tìm nơi họp bàn việc nước của vua Trần để tâu bày ý nguyện đánh giặc. Được tin các
vị bô lão họp ở điện Diên Hồng đã “muốn miệng một lòng, thưa, đánh chỉ có đánh”
khi được nhà vua hỏi ý kiến, khiến Quốc Toản vô cùng cảm kích. Quốc Toản nghĩ họ
là những người khô chân, gân mặt, cả đời chưa được hưởng lộc nước còn không tiếc
máu xương “huống chi ta là bậc vương hầu”. 167 h, Hoài Văn phải quân ác. Cuộc chia
tay g Đạo Vương, các “Sát Thát”. Hoài ích cho thật sâu nạnh, triều đình chồn muốn
được ủ mãi chàng mới vật Duật xin cầm đình bố trí trận Trần Quốc Toản là người
cương quyết trong hành động.
Tìm đến bến Bình Than, nơi họp bàn việc nước của vua quan nhà Trần, quân
Thánh Dực cản lại không cho xuống, Quốc Toản đã xô quân lính “chạy xồng xộc
xuống bến”, quỳ trước mặt nhà vua tiếng nói như thét “Xin quan gia cho đánh. Cho
giặc mượn đường là mất nước”. Nói xong, Hoài Văn run bắn tự đặt thanh gươm lên
gáy xin chịu tội. Ở đây ta thấy lòng dũng cảm không sợ chết, đồng thời cũng thấy
được nỗi e ngại, lo sợ của của một cậu thiếu niên biết mình làm một việc trái phép.
Nhà vua trận trọng tình cảm của Quốc Toản, động viên em về quê chăm sóc mẫu thân
và ban cho quả cam quý. Nhưng trong tâm trạng đầy chấn động, căm thù giặc cướp
nước, tủi hờn vì bị coi là trẻ con, Trần Quốc Toản đã bóp nát cam quý vua ban lúc nào
không biết. Hành động này như kết đọng trong đó sức mạnh của lòng căm hờn, của
quyết tâm sống chết với giặc đến hơi thở cuối cùng. Trần Quốc Toản đã về quê, dựng
cờ nghĩa, chiêu tập quân sĩ, hăng say luyện tập võ nghệ để lên đường đánh giặc. Cùng
với anh em Nguyễn Thế Lộc, người Mán, đội quân của Trần Quốc Toản đã tạo nên
những trận đánh làm giặc Nguyên bạt vía, kinh hồn như trận Ma Lục. Trận Hàm Tử
Quan là trận phản công đầu tiên của quân đội nhà Trần nhằm bẻ gãy sự phối hợp giữa
hai cánh quân đường bộ và đường thủy. Trận đánh quan trọng lại phải đọ sức với lão
tướng Toa Đô niềm tự hào của nhà Nguyên nhưng Trần Quốc Toản không hề run sợ.

Là người quyết đoán trong hành động nhưng Trần Quốc Toản lại là người rất
giàu tình cảm, dễ xúc động. Cậu đã chia sẻ với mẹ những suy nghĩ sâu sắc về mục đích
thành lập quân đội, tin tưởng nhờ mẹ thêu lá cờ với sáu chữ vàng “Phá cường địch,
báo hoàng ân” thể hiện lí tưởng của quân đội, thu phục quân sĩ. Quốc Toản bịn rịn khi
chia tay mẹ đưa quân lên đường đánh giặc. Đối với binh sĩ, Trần Quốc Toản cũng là
người đồng cam cộng khổ, thương yêu họ một cách chân thành. Quốc Toản sẵn sàng
cởi phăng áo, giữa đêm đông giá rét, như những người lính, để được họ thích vào vai
hai chữ “Sát Thát”. Sự quan tâm chân thành của Trần Quốc Toản đối với quân sĩ đã
tạo nên sự đồng tâm, nhất trí của đội quân. Trần Quốc Toản luôn trân trọng, tin tưởng
người tướng già đã từng giúp đỡ cha mình trong chiến trận. Khi người tướng già bị
thương, Quốc Toản hết sức lo lắng và quyết tâm trả thù cho người nô bộc trung thành,
dũng cảm. mới có ngày ng 00 ông đây sao đư hiện được, chàn cước, ngoài việ chàng
trai còn Toản “Ai lớn tu để về hội quân Lộc ơi, Toản ci theo vó ngựa Với quân đồng
cam cộ thì cùng nhau Với người mẹ, chàng là người con có hiếu. Chàng yêu mẹ và rất
buồn khi phải xa mẹ. Cảnh Quốc Toản tạm biệt mẹ để lên đường ra trận thật xúc động.
Viên tướng trẻ thể hiện được tình cảm của đứa con hiếu thảo được mẹ nhất mực yêu
thương mà vẫn không yếu đuối “Con đi phen này đã thề sống chết với giặc. Bao giờ
đất nước thanh bình, bốn phương lặng trời im, con mới trời im, con mới trở về. Xin mẹ
ở nhà giữ ngọc gìn bê vàng để con được yên lòng xông pha trận mạc”. Khi nghe vùng
Võ Ninh bị quân giặc tàn phá, Hoài Văn thấy lo cho mẹ nhiều hơn, không thấy mẹ như
thế nào: “Không biết mẹ già nay lưu lạc ở đâu. Lòng Hoài Văn như lửa cháy”. Ta thấy
trong câu chuyện dân gian về cậu bé làng Gióng, tình mẹ con rất đậm đà.
Trong tác phẩm, giữa Quốc Toản và người lính già không chỉ là quan hệ chủ tớ
mà cao hơn, đó là quan hệ cha con, quan hệ thầy trò thân thiết. Người tướng già luyện
võ cho Toản, bày mưu tính kế cho Toản và xả thân cứu Toản. “Hoài Văn ôm lây người
tướng già, lòng Hoài Văn đau như cắt. Cánh tay phải của người tướng già bị chém đã
lìa khỏi vai, máu chảy lênh láng”. Trần Quốc Toản không muốn rời đi: “Ta nhờ ông
dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông bà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông
đây sao được?”, nhưng vì nhiệm vụ đánh đuổi Toa Đô vẫn chưa thực hiện được, chàng
đành phải lên đường. Với Thế Lộc, người anh hùng sơn cước, ngoài việc cùng chung ý
chí căm thù giặc, kiên quyết đánh giặc, hai chàng trai còn có mối quan hệ bình đẳng
giữa thể hiện qua lời nói của Toản “Ai lớn tuổi là anh. Thế Lộc là anh ta vậy”. Lúc
phải chia tay Thế Lộc để về hội quân với những cánh quân khác, Quốc Toản bịn rịn:
“Anh Thế Lộc ơi, Toản cũng không muốn về đâu”, “lòng Hoài Văn thổn thức, nhịp
theo vó ngựa đuổi trên đường núi”.
Với quân lính, Quốc Toản cùng luyện tập, cùng sống chan hoà, cùng đồng cam
cộng khổ “ăn với họ một mâm, nằm với họ một chiếu, ngày thì cùng nhau luyện tập,
đêm thì cùng học binh thư”. Họ sống với nhau như anh em một nhà, tình nghĩa mỗi
ngày một thắm thiết. Chàng “nhìn những người bạn trẻ của mình mà rưng rưng nước
mắt”. Chàng cũng cởi áo, để lộ thân người trắng trẻo, chìa cành tay ra và nói: “Thích
hai chữ Sát Thát vào cánh tay cho ta với!” bị thương, Quốc Toản hế c trung thành,
dũng cảm. hàng yêu mẹ và rất buồn lên đường ra trận thật của đứa con hiếu thảo Xây
dựng nhân vật từ nhiều góc nhìn, từ nhiều mối nhau, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên
một tính cách hoàn chỉnh: Người thiếu niên anh hùng. Đồng thời, tác giả cũng gợi cho
người đọc nhân quan hệ khác thấy tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng
của cậu thiếu niên ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Chính tình hình đất nước, môi
trường gia đình, hào khí thời đại (hào khí Đông A) đã góp phần tạo nên một Trần
Quốc Toản như vậy.
Qua các đoạn độc thoại nội tâm nhân vật và các chi tiết li kì, hấp triều thần giàu
lòng yêu nước, sẵn tinh thần trách nhiệm, vừa có nét tự ái cá nhân của một cậu bé
nhiều sĩ diện, sẵn táo bạo, liều lĩnh. Đặc biệt, nhờ thành công của nghệ thuật xây dựng
nhân vật lịch sử với những yếu tố chính như: Lựa chọn tình huống thử thách buộc
nhân vật phải vượt qua để tự khẳng định (Làm thế nào để được tham gia đánh giặc khi
bị nhà vua coi là còn nhỏ và chinh phục được nhà vua thay đổi suy nghĩ về mình?);
Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhằm khắc hoạ phẩm chất anh hùng của nhân vật (rất
sốt sắng với việc nước khi Tổ quốc lâm nguy, bất chấp nguy hiểm bày tỏ chính kiến
với nhà vua; Tuy không được nhà vua cho phép vẫn tự chiêu mộ binh sĩ, tự tìm giặc
đánh; biết sử dụng chiến thuật đánh du kích tiêu hao sinh lực địch tại biên giới Lạng
Sơn, biết liên kết tạo sức mạnh tổng hợp với nghĩa quân trại Ma Lục,...); miêu tả nhân
vật theo nguyên tắc đối lập (tuy ngoại hình xinh tươi như con gái, nhưng lời nói thì
đanh thép, cảm xúc thì mãnh liệt, hành động thì táo bạo),... Tác phẩm Lá cờ thêu sáu
chữ vàng đã trở thành truyện kể tiêu biểu của văn học thiếu nhi Qua các đoạn độc thoại
nội tâm nhân vật và các chi tiết li kì, hấp triều thần giàu lòng yêu nước, sẵn tinh thần
trách nhiệm, vừa có nét tự ái cá nhân của một cậu bé nhiều sĩ diện, sẵn táo bạo, liều
lĩnh. Đặc biệt, nhờ thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử với những yếu
tố chính như: Lựa chọn tình huống thử thách buộc nhân vật phải vượt qua để tự khẳng
định (Làm thế nào để được tham gia đánh giặc khi bị nhà vua coi là còn nhỏ và chinh
phục được nhà vua thay đổi suy nghĩ về mình?); Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu
nhằm khắc hoạ phẩm chất anh hùng của nhân vật (rất sốt sắng với việc nước khi Tổ
quốc lâm nguy, bất chấp nguy hiểm bày tỏ chính kiến với nhà vua; Tuy không được
nhà vua cho phép vẫn tự chiêu mộ binh sĩ, tự tìm giặc đánh; biết sử dụng chiến thuật
đánh du kích tiêu hao sinh lực địch tại biên giới Lạng Sơn, biết liên kết tạo sức mạnh
tổng hợp với nghĩa quân trại Ma Lục,...); miêu tả nhân vật theo nguyên tắc đối lập (tuy
ngoại hình xinh tươi như con gái, nhưng lời nói thì đanh thép, cảm xúc thì mãnh liệt,
hành động thì táo bạo),... Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã trở thành truyện kể
lịch sử tiêu biểu của văn học thiếu nhi Việt Nam.

2.5. Bài thơ “Khi trang sách mở ra (Nguyễn Nhật Ánh)


2.6. Bài thơ “Mùa lúa chín” (Nguyễn Khoa Đăng)
2.7. Bài văn “Mùa thảo quả” (Ma Văn Kháng)
 Các lớp học qua loa nên k ôn

You might also like