You are on page 1of 2

Thơ Đường Luật hay Luật Thi (cận thể) là loại thơ 

ngũ ngôn hay thất ngôn (bát


cú và tứ tuyệt hay tuyệt cú) được làm theo luật thơ rất có quy củ đặt ra từ đời nhà
Đường Trung Quốc (618-907). 
          Thơ Cổ Phong (cổ thể) là thể thơ tương đối tự do gồm những câu thơ 5 chữ hay
7 chữ (ngũ ngôn cổ phong hay thất ngôn cổ phong), không hạn chế số câu. Thơ Cổ
Phong xuất hiện vào đời Đông Hán (25-220), trước đời nhà Đường. 
          I. Đặc Tính và Tác Dụng của Thơ 
          Làm văn đã khó mà làm thơ, nhất là thơ Đường Luật, lại càng khó hơn.Trước khi
bàn về thi pháp của Thơ Đường Luật, chúng ta cần phải hiểu về các đặc tính và tác
dụng của thơ. 
          Thơ là hình thức đầu tiên của văn học. Thơ có trước văn tự và âm nhạc. Cảm
xúc là nguồn gốc của thơ. Cảm xúc bị xúc động thì trong lòng phát ra lời với âm hưởng
và tiết tấu gọi là thơ. Điều này có nghĩa là thơ dùng để biểu lộ tình cảm và tư tưởng
con người. Do đó đặc tính của thơ là cảm xúc và nhạc tính. Nhạc tính ở đây có nghĩa là
âm hưởng (harmony) và tiết tấu (rhythm). Âm hưởng là sự hòa điệu, hòa âm, và hòa
thanh của các từ được dùng để gây xúc động cho thính giả. Tiết tấu có nghĩa là nhịp
điệu và sự ngắt nhịp trong câu thơ. 
          Thơ có tác dụng để tạo tình hòa khí giữa vợ chồng, củng cố lòng hiếu thảo của
con cháu đối với cha mẹ và ông bà, xây dựng đạo làm người, giáo hóa về luân thường
đạo lý cho nhân loại, thăng hoa tình cảm con người, can ngăn các việc làm ngang trái
của nhà cầm quyền, và cải thiện phong tục cùng tập quán của xã hội. Chính vì thế mà
người ta có quan niệm “văn dĩ tải đạo”, tức là thơ văn dùng để chuyên chở đạo lý. 
          Nói chung thơ là nghệ thuật truyền thông tư tưởng và cảm xúc bằng ngôn ngữ
đượm tính âm nhạc. Mỹ cảm trong thơ do tiết tấu và âm hưởng tạo ra. Thơ nhạc
thường đi đôi với nhau vì những bài thơ hay thường được phổ nhạc. Chính vì thế thơ là
một nghệ thuật và hệ thống ký hiệu làm phát sinh trong lòng ta những cảm giác, tình
cảm, tư tưởng, và ý tưởng. Và cũng chính vì thế mà thơ còn được các nhà cách mạng
Quốc Gia chân chính sử dụng để động viên, khích lệ và kêu gọi lòng yêu nước, thương
nòi cùng trí tưởng tượng của chúng ta để dùng vào việc cứu nước, cứu dân, xây dựng
tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân.

Thuật ngữ "Thi pháp" hiện có hai nghĩa. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những
đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, cách lựa chọn đề tài, cách biểu hiện chủ đề , tư
tưởng, phương pháp, phong cách nghệ thuật v.v... của một tác phẩm văn học hoặc
của một tác giả; từ đó, thấy rõ sự khác biệt giữa tác phẩm này hoặc tác giả này với
tác phẩm kia hoặc tác giả kia. Ví dụ ta nói: thi pháp bài thơ Tây tiến của Quang
Dũng, thi pháp Truyện Kiều, thi pháp Thơ Tố Hữu, thi pháp nhà văn Nam Cao v.v...
Nghĩa thứ hai mà ta hiểu, đó là nghĩa hẹp, tức là Luật làm thơ, là phương pháp,
cách thức... hay còn gọi là kĩ thuật làm thơ. Ví dụ: đặc điểm và cách làm thơ lục
bát, thơ Đường luật, thơ tự do v.v...
GS.TS. Trần Đình Sử
Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội

Nếu hiểu thi pháp là học vấn về ngôn từ văn chương, thể thức, biện pháp tổ chức thể loại
tác phẩm thì thi pháp đã tồn tại ở Việt Nam từ trong những sáng tác đầu tiên của dân gian
và văn học viết bằng chữ Hán, rồi được phản ánh vào các bộ tuyển thơ văn, bắt đầu từ Việt
âm thi tập của Phan Phu Tiên thế kỉ XV. Đó là một truyền thống thi pháp quy phạm, bất
biến và quy phạm hoá. 

Thi luật xuất phát từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc cho nên gọi là đường luật.

Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của
mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành
công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ. ...

Thật như vậy: từ đời Xuân Thu đến đời nhà Ðường, trên 1. 000 năm, thơ Trung Quốc lần lần biến chuyển từ
giản dị đến phức tạp, từ tự do đến câu thúc. Thơ trong bộ Kinh Thi do Khổng Phu Tử san định thời Xuân Thu
(722- 479) trước Kỷ nguyên Thiên Chúa, số câu trong mỗi thiên, số chữ trong mỗi câu, đều không nhất
định, cách hạ vần cũng tùy nghi. Ðến đời Tấn (265-420), thơ mới bắt đầu khép vào khuôn là mỗi câu 5 chữ,
nhưng số câu thì dài ngắn tùy hứng tùy thích của thi nhân. Sang đời Lục Triều (420- 621), thi nhân lại tìm
thêm một khuôn nữa là mỗi câu 7 chữ. Thời ấy văn học lại xu hướng thể biền ngẫu. Thẩm Ước lại xướng
thiết tứ thanh, bát thể (bát bệnh) đem áp dụng vào thơ ngũ ngôn. Từ ấy, thi nhân phải theo những quy tắc
về âm thanh về đối ngẫu; nhưng quy tắc không mấy chặt chẽ, ngòi bút vẫn tung hoành được tự do. Thi sĩ
đời Ðường (618-907) phát huy phép đối ngẫu và thuyết thanh bệnh của Thẩm Ước. Âm vận và cách luật
được giảng cầu tinh tường : Thi Luật được sáng chế và được phần đông thi nhân hoan nghênh. Người có
công lớn trong việc chỉnh đốn Thi Luật là Tống Chi vấn và Thẩm Thuyên Kỳ thời Sơ Ðường. Rồi từ đời Ðường
đến đời Thanh (1616- 1911), trên 1.000 năm, thể thơ Ðường luật rất được phần đông thi nhân ưa chuộng.

Nước Việt Nam chúng ta có thơ từ nghìn xưa. Và thể thơ thông dụng nhất lá thể Lục Bát và Thể Vè 3, 4 và 5
chữ giản dị và tự do. Mãi đến đời nhà Trần (1225-1400), Hàn Thuyên mới dùng thể Ðường luật để làm thơ
Nôm. Thi nhân đương thời nhiệt liệt hưởng ứng và từ đời Trần, sang đời Lê đến đời Nguyễn, thể Ðường luật
được thịnh hành trong làng thơ Quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa cử. Thơ
quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa cử. Thơ quốc âm làm theo thể Ðường luật,
cổ nhân gọi là thơ Hàn Luật .

Và để phân biệt với thơ có trước đời Ðường, thơ Cổ Thể, người ta gọi thơ làm theo thể Ðường luật là thơ Cận
Thể .

You might also like