You are on page 1of 1

Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường

Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có
2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức
mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn
tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.
I. Cách Gieo Vần-Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn
không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
- Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với
ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà.
- Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và
ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và 8).
- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn,
non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu
gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận,
chẳng hạn như: in với tiên.
II. Vần[sửa | sửa mã nguồn]
III. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm
điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và
8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một
trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".
IV. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống
nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại
lệ.
V. Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
VI. Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
VII. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
VIII. hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm
gần giống nhau.
IX.

You might also like