You are on page 1of 2

Niêm

 
* Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là
"những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống
nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu
cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm
với bằng, trắc niêm với trắc.
* Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như
sau:
+ câu 1 niêm với câu 8
+ câu 2 niêm với câu 3
+ câu 4 niêm với câu 5
+ câu 6 niêm với câu 7
- Chẳng hạn với luật vần bằng:

1. - B - T - B B
2. - T - B - T B
3. - T - B - T T
4. - B - T - B B
5. - B - T - B T
6. - T - B - T B
7. - T - B - T T
8. - B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú

* Thất niêm: Trong một bài thơ, nếu cả câu thơ đặt sai luật, như đáng lẽ bắt
đầu bằn bằng, bằng mà đặt lại làm trắc, trắc hoặc ngược lại làm cho các câu
thơ không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự kết dính). 
- Trong thơ Đường luật Việt Nam trung đại có khá nhiều bài thơ thất
niêm, trong đó nổi tiếng hơn cả là Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du (Hán)
và Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương (Nôm).
+ Chẳng hạn xét 1 ví dụ nhỏ về thất niêm trong bài thơ Đèo Ba Dội của
Hồ Xuân Hương

Một đèo, một đèo, lại một đèo, 


Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. 
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, 
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, 
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. 
Hiền nhân, quân tử ai là chẳng... 
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo. 

Bài thơ thất niêm ở chữ thứ hai của dòng 1: đèo, đáng lẽ nó phải mang
thanh trắc để tương xưng với gối (chữ 2 câu 8), nó thất niêm vì nữ sĩ đã
tránh từ tục mà nói chệch đi, vì vậy, từ bị biến thanh, bị làm cho chệch đi, để
người đọc nhận thấy mà chuyển đổi, đưa nó về nguyên dạng!

You might also like