You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA: NGỮ VĂN


SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA


TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA

Mã học phần: LITR148401


GVHD: PGS. TS. GVCC. Nguyễn Thành Thi
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGỮ VĂN


SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA


TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA

Mã học phần: LITR148401


GVHD: PGS.TS.GVCC. Nguyễn Thành Thi
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


MỤC LỤC
PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT
“DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ “NỖI
BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH.....................................................................1

1.1. Những vấn đề chung về thể loại tiểu thuyết..............................................1

1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết...........................................................................1

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết.............................................1

1.1.3. Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc
ngữ Việt Nam.................................................................................................3

1.1.4. Các xu hướng vận động của tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ Việt
Nam................................................................................................................4

1.2.1. Tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu...............5

1.2.2. Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh...............................8

1.3. Một số xu hướng vận động của tiểu thuyết qua hai tác phẩm “Dấu chân
người lính” (Nguyễn Minh Châu, 1972) và “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo
Ninh, 1987).....................................................................................................11

1.3.1. Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại....................................11

1.3.2. Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết
.....................................................................................................................14

PHẦN 2: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TRƯỜNG CA


“BÀI CA CHIM CHƠ – RAO” CỦA THU BỒN VÀ “GỌI TÌM XÁC ĐỒNG
ĐỘI” CỦA TRẦN VÀNG SAO...........................................................................................25

2.1. Những vấn đề chung.............................................................................25

2.1.2. Các giai đoạn phát triển của trường ca............................................26

2.1.3. Các xu hướng vận động của trường ca trong văn học Quốc ngữ Việt
Nam..............................................................................................................27
2.1.4. Các tác phẩm trường ca tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc
ngữ Việt Nam...............................................................................................27

2.2. Một số dấu hiệu vận động của trường ca qua hai tác phẩm “Bài ca chim
Chơ – rao” (Thu Bồn, 1962) và “Gọi tìm xác đồng đội” (Trần Vàng Sao,
2012)...............................................................................................................30

KẾT LUẬN........................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................40


PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU
THUYẾT “DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
VÀ “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH
1.1. Những vấn đề chung về thể loại tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết

Theo Trần Đình Sử trong quyển “Lí luận văn học - tác phẩm và thể
loại văn học” có đề cập: “Tiểu thuyết xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc từ
rất sớm, là những đạo lý vụn vặt, những sự việc trong sinh hoạt, đời thường;
có việc mới có truyện, có chuyện mới có người kể chuyện, có chuyện thì mới
có tiểu thuyết”.
Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” nhận định:
“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một
cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây
được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách.”
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: “Tiểu thuyết là sử
thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần
thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát
triển của nó”.
Tóm lại, Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua
nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những
vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể
chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết

Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những
thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như

1
“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Thủy hử” của Thi Nại Am, “Tây
du ký” của Ngô Thừa Ân, “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, ... đến
những tác phẩm đồ sộ về tiểu thuyết đề tài về kị sĩ “Don Quixote” của văn sĩ
Miguel de Cervantes Saavedra, … khoảng những năm thế kỷ XV – XVI đánh
dấu cột mốc cho sự phát triển của thể loại này.
So với thế giới, tiểu thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá muộn. Tiếp
nhận nền văn minh từ chế độ đô hộ thực dân, nửa phong kiến. Việt Nam đã
biết biến cái áp đặt văn hóa đó thành nét riêng của mình. Ở nước ta, việc ra
đời chữ quốc ngữ cùng với sự thay đổi của bộ mặt đô thị đã dẫn tới việc tiếp
nhận các tác phẩm tiểu thuyết ban đầu là dịch từ tiếng Pháp. Sau đó là nhà in
ra đời, cùng với những tiền đề của thơ Nôm, sự ảnh hưởng của tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc, đã giúp cho tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ
hoàng kim trong giai đoạn những năm 1930 - 1945 thế kỷ XX, để lại những
tác phẩm in dấu sâu đậm trong văn học trung đại, hiện đại.
Có thể nói, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX văn học Việt Nam
mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Không
những thế, tiểu thuyết thời này tập trung phục dựng những sự kiện, biến cố
trọng đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cùng với
đó nhiều tác giả đã ngợi ca công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, những
bậc trai tài gái sắc đã cống hiến cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Đồng thời,
đồng hành với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945
có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác:
những cây bút đã góp phần thúc đẩy sự hình thành thể loại nổi tiếng của Tự
Lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… và những nhà văn
hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan, Nguyên Hồng…
Trong 2 cuộc chiến tranh vệ Tổ quốc chống Pháp và chống Mỹ cứu
nước, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo như:
Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
2
Châu, Nguyên Ngọc... Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với
thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ,
mà một trong số đó là “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi.
Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng
tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, … có nội
dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu manh nha
hệ hình văn chương hậu hiện đại.

1.1.3. Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc
ngữ Việt Nam

Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, cuốn tiểu thuyết “Thầy Lazaro
Phiền” (1887) của Nguyễn Trọng Quản được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ. Tiểu thuyết được Giáo sư Trần Hữu
Tá ví như “con chim lạ từ trời Tây, đáp xuống một cánh đồng còn vắng bóng
đồng loại”, tác phẩm đã trở thành phát súng mở đầu cho thời kỳ bùng nổ của
tiểu thuyết hiện đại.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - 1932, tiểu thuyết Quốc ngữ đã xuất hiện
ở một số xu hướng ở Bắc Kỳ có nét rõ hơn: tiểu thuyết lãng mạn “Tố Tâm”
(Hoàng Ngọc Phách, 1925) được coi là cuốn tiểu thuyết văn học hiện đại đầu
tiên ở miền Bắc Việt Nam. Câu chuyện kể về tình yêu bi kịch giữa Đạm Thủy
– sinh viên khoa văn trường Cao đẳng Sư phạm và cô nàng giai nhân Tố Tâm.
Do bối cảnh lịch sử thời đại, tiểu thuyết Quốc ngữ ở miền Nam vẫn còn nhiều
khó khăn trong việc sáng tác và lưu truyền so với ở miền Bắc. Nhưng cũng
không phải vì thế mà các loại tiểu thuyết ở miền Nam lại chậm phát triển. Nó
cũng có những dấu hiệu manh nha nhiều hơn, tiêu biểu là các sáng tác của Hồ
Biểu Chánh: “Hoàng Tố Anh hàm oan” (1910); “Ai làm được” (1912); “Chúa
tàu Kim qui” (1913), …

3
Những năm 1932 – 1945 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết
với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại với nhiều tác phẩm như khuynh
hướng lãng mạn được trào lên qua những cây bút nổi tiếng của Tự Lực văn
đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như “Đôi bạn” (1936 –
1937), “Lạnh lùng” (1935 – 1936) của Nhất Linh; “Hồn bướm mơ tiên”
(1933), “Nửa chừng xuân” (1934) của Khái Hưng, “Nắng trong vườn” (1938)
của Thạch Lam là những câu chuyện tình yêu, sự giao thoa giữa cái cũ và cái
mới trong giai đoạn lúc bấy giờ. Khuynh hướng phê phán hiện thực như tiểu
thuyết “Tắt đèn” (1937) của Ngô Tất Tố; “Sống mòn” (viết 1944, xuất bản
1956), “Truyện người hàng xóm” (1944) của Nam Cao; “Số đỏ” (1936),
“Giông tố” (1936) của Vũ Trọng Phụng; “Bước đường cùng” (1938) của
Nguyễn Công Hoan.
Giai đoạn 1945 - 1985, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo với
các sáng tác như: “Sống mãi với thủ đô” (1960) của Nguyễn Huy Tưởng;
“Bên bờ Thiên Mạc” (1967), “Tổ quốc kêu gọi” (1972) của Hà Ân; “Núi rừng
Yên Thế” (1981) của Nguyên Hồng; ... ít nhiều tiểu thuyết thời kì này vốn
mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là “Vỡ bờ”
của Nguyễn Đình Thi.
Từ năm 1986 đến nay, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới
với những sáng tác của “Người thắng cuộc” (1987) của Nguyễn Trọng Oánh
phản ánh chân thực đời sống cán bộ công chức trong hàng ngũ Đảng trong
những năm đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; “Mùa lá rụng trong vườn” (xuất
bản 1985) của Ma Văn Kháng; “Nỗi buồn chiến tranh” (1987) của Bảo Ninh;
… Nhìn chung, các tác phẩm sau năm 1986 viết về cuộc sống, phẩm chất của
con người Việt Nam sau thời chiến với những tàn dư và hệ lụy của chiến
tranh.

4
1.1.4. Các xu hướng vận động của tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ Việt
Nam

Trong nền văn học Quốc ngữ Việt Nam, tiểu thuyết thường biểu hiện
một số xu hướng vận động như sau:
1. Xu hướng ổn định về kích cỡ tác phẩm.
2. Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại.
3. Xu hướng gia tăng tính đa dạng về kĩ thuật, phong cách, khuynh hướng
nghệ thuật.
4. Xu hướng phá vỡ đường biên, ranh giới thể loại.
5. Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết.
1.2. Khái quát về tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh

1.2.1. Tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
1.2.1.1. Tác giả

Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/01/1989) quê ở xã Huỳnh Hải,


huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút trưởng thành trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ và là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng đối
với nền văn học Việt Nam. Trưởng thành trong những năm bom đạn kháng
chiến đã tạo cho nhà văn một nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với nỗi
đau của đất nước bị chia cắt. Ông luôn trăn trở, tìm tòi trong những tác phẩm
của mình để thể hiện một cách đúng đắn và chân thật nhất hơi thở của lịch sử.
Nhà văn luôn đi cùng bước đi của đất nước, mỗi một thời kỳ, ông đều chiêm
nghiệm sâu sắc, viết thật cẩn thận và không bao giờ vội vàng.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông học Trường Kỹ nghệ Huế, tốt
nghiệp bậc Thành Chung vào năm 1945 và tiếp tục học chuyên khoa trường
Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh). Năm 1950, ông gia nhập quân đội và học tại

5
trường Sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban
Tham mưu Tiểu đoàn 772, 706 thuộc Sư đoàn 320.Từ năm 1956 đến năm
1958, ông làm Trợ lý văn hóa Trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1962,
ông về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang Tạp chí Văn
nghệ Quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Sự nghiệp sáng tác: Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn
đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-
1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13
tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa
sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu
chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ
những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu
thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989), ...

1.2.1.2. Tác phẩm

Cuốn tiểu thuyết được tác giả khởi thảo năm 1969, và ngay sau khi
trích đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 đã có tiếng vang và
được nhiều người khen. Tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn Minh
Châu trong tiểu thuyết. Ở đây, cảm xúc của ông đã có thể theo kịp suy nghĩ để
tạo nên một số hình tượng hấp dẫn về tư tưởng nghệ thuật. Tác phẩm bao gồm
17 chương, chia ra thành 3 phần: phần 1 là Hành quân, phần 2 là Chiến dịch
bao vây, phần 3 là Đất giải phóng.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những khoảnh khắc của
cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cách mạng với hàng
chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từ những vùng
miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang những phẩm
chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê

6
chiến đấu và tâm hồn trong sáng. Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ, thế
hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt. Đọc “Dấu chân người lính”, chúng
ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần trách
nhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim
yêu nước. 1.2.1.3. Bối cảnh lịch sử, xã hội
Bối cảnh lịch sử những năm 1969-1970
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, năm 1969 Mỹ thực
hiện Việt “Nam hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức
chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân
đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn
Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Mỹ rút dần
quân viễn chinh và quân các nước thân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam. Tăng
cường xây dựng và viện trợ cho quân ngụy, mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia, mà lực lượng xung
kích là lực lượng ngụy quân (dùng người Đông Dương đánh người Đông
Dương).
Trên mặt trận chính trị Việt Nam, 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, được nhân dân trong nước và thế
giới ủng hộ. 4/1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đông dương được triệu tập thể
hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung. Phong trào
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên ngày càng phát triển
mạnh mẽ đặc biệt ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở một
loạt các cuộc tấn công vào các lực lượng Hoa Kỳ vào tết năm 1969. Cuộc tấn
công bắt đầu vào ngày 22 tháng 2 năm 1969, nhằm vào hàng loạt các thành
phố và căn cứ quân sự, nhưng chiến sự chủ yếu diễn ra quanh Sài Gòn. Mặc
dù phải nhanh chóng rút lui sau bị đối phương phản công, nhưng Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam đã kịp gây thương vong khá nặng nề đối với phía
Hoa Kỳ. Đã có 1140 lính Mỹ bị thiệt mạng trong đợt tấn công này.
7
Tình hình xã hội Việt Nam những năm 1969-1970
Trong những năm này, miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội,
miền Nam đấu tranh chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Giai đoạn
1965-1970, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn vững vàng vừa
sản xuất vừa chiến đấu, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến
lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất đã thu được kết quả.
Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn
năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộng
hai vụ. Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấn
thóc/ha. 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha.
Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp
tăng 20% so với năm 1965.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân
dân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của
gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã
nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi
học năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng
gấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500
người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần.
Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm
1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và
đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.

8
1.2.2. Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
1.2.2.1. Tác giả

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ
An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện
trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông
chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn
10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm
việc ở Viện khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn
Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam từ 1997.

1.2.2.2. Tác phẩm

Năm 1991, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh (in lần
đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu, được tặng Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người
lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến
tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm
trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm
tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả
chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu
vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệ
thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. Tuy nhiên, trong hơn 10
năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm;
mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa
thích.

9
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh
Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề “The Sorrow of War”, được ca tụng rộng
rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động
nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước
ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong
số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây.
Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không
hề lên án phía bên kia.
Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận
của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn
chiến tranh.
Tác phẩm tái hiện lại cuộc chiến trong tâm tưởng nhân vật Kiên, sự
mô phỏng chi tiết và sống động chiến tranh trong sự tìm về, trong tâm tưởng.
Là hành trình trôi ngược, đi ngược lại sự sống tự nhiên, cuộc sống mà Kiên
chỉ đang tồn tại. Trình tự thời gian đảo lộn, không gian đổ nát, vỡ vụn, trở
thành những mảnh chắp vá, ghép nối theo trí nhớ của Kiên. Từng trận đánh,
từng con người, từng kỷ niệm đẹp đẽ vụt hiện lên rồi vỡ vụn theo chính sự sụp
đổ của nhân vật.
Xuyên suốt “Nỗi buồn chiến tranh” là hành trình tìm lại quá khứ, tìm
lại cuộc sống đã trôi qua, tìm về chính sự ám ảnh với chiến tranh, chết chóc.
Cuốn sách là “Thì quá khứ tiếp diễn” nỗi buồn chiến tranh trong thời bình, là
sự ám ảnh dữ dội, đau đớn của nhân vật Kiên những ngày sau giải phóng.
“Nỗi buồn chiến tranh” là tiếng gọi của quá khứ, của những người đã
nằm sâu dưới lớp cát bụi chiến tranh, của những miền đất cằn cỗi mà nhân vật
chính đã trải qua. Những điều đã tắt đi nhưng còn sống mãi và tiếp diễn trong
tâm tưởng nhân vật chính.
Tiểu thuyết còn là sự đấu tranh nội tâm, day dứt, dằn vặt, giằng xé
từng ngóc ngách, từng góc cạnh trong tâm hồn chai sạm bởi cái chết, bởi tình
yêu, bởi tiếc nuối, tội lỗi của Kiên. Ẩn chứa phía sau sự chết chóc, hủy diệt,
10
đau thương của chiến tranh là sự tươi đẹp, sống động, sinh tươi dưới con mắt
trải nghiệm của tác giả, được thể hiện bởi Kiên – chân thực và mờ ảo, xa xăm.
Là sự vẫy gọi đầy đê mê, hấp dẫn vọng lên từ quá khứ mà Kiên không thể
lãng quên. Càng đi sâu vào quá khứ, hiện tại càng phai nhạt, càng gắn bó với
thực tại, càng lùi sâu vào quá khứ, càng thoát ra lại càng mắc kẹt. Cuộc sống
càng trôi đi, ký ức càng hiện về mạnh mẽ và sống động.

1.2.2.3. Bối cảnh lịch sử

“Nỗi buồn chiến tranh” là một tác phẩm được viết theo thể loại tiểu
thuyết. Nhìn chiến tranh bằng “con mắt” nghiệt ngã và chân thực từ một góc
độ khác, như đã nói ở trên, tác giả đã lựa chọn kiểu người kể chuyện trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là kiểu người kể chuyện tự ý thức. Ở đây,
tiếng nói tự ý thức trước hết bộc lộ ở những lời ý thức về chính bản thân mình
và về người khác. Kiểu tiếng nói nàycó vai trò rất quan trọng trong cấu trúc kĩ
thuật của truyện, bộc lộ đặc điểm cá tính, phẩm chất của người kể và là sợi
dây liên kết các yếu tố kết cấu văn bản nhằm “nêu bật tính cách nhân vật, làm
nổi bật tư tưởng và chủ đề của tác phẩm”.
Nhìn từ phương diện lịch sử – văn hóa, có thể nói không ngoa rằng,
văn học nước nhà kể từ sau 1975 đến nay, xét riêng ở mảng tiểu thuyết, nếu
không có Bảo Ninh và “Nỗi buồn chiến tranh” sẽ rất buồn tẻ và nhạt nhẽo.
Còn trong cái nhìn “vô thức tập thể”, ở phương diện nào đó “Nỗi buồn chiến
tranh” chính là sự tiếp nối những trăn trở, dằn vặt, đớn đau của các nhà văn
miền Bắc từ thời Nhân văn giai phẩm; là bằng chứng sống động, cho thấy
những mệnh lệnh chính trị xơ cứng không bao giờ trói buộc được tư tưởng,
tình cảm của những nhà văn – người nghệ sĩ chân chính.

11
1.3. Một số xu hướng vận động của tiểu thuyết qua hai tác phẩm “Dấu
chân người lính” (Nguyễn Minh Châu, 1972) và “Nỗi buồn chiến tranh”
(Bảo Ninh, 1987)
1.3.1. Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại

Tiểu thuyết là thể loại mà trong nó luôn có sự xuất hiện yếu tố của
nhiều thể loại khác như nghị luận, hư cấu, phi hư cấu hay hồi kí, nhật kí, tự
truyện, … Ở mỗi tác phẩm, đặc biệt là mỗi giai đoạn khác nhau các yếu đó
xuất hiện trong tiểu thuyết cũng có sự khác biệt. Qua việc so sánh hai tác
phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh ta có thấy rõ điều này.
Trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” chủ yếu xuất hiện yếu tố của
thể loại trữ tình, phi hư cấu, nhật kí và thư từ. Đầu tiên ở yếu tố của thể loại
trữ tình, ta thấy trong tiểu thuyết này có xuất hiện nhiều bài thơ. Đó là sáng
tác của nhân vật hay có khi là nhân vật đọc lại một bài thơ mà mình thích của
một tác giả khác. Trong khi giao lưu với với nhà thơ Thái Văn, các chiến sĩ
tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 đã gọi chính ủy Kinh là “nhà thơ của chúng ta” sau
đó chính ủy đã đọc vang bài thơ của mình:
“Lớp lớp quân đi reo bốn phương
Trường Sơn ca tiếp khúc lên đường
Ve kêu bên võng ran rừng khách
Sư đoàn nối sư đoàn vào chiến trường”
Hay khi nhân vật Đàm hy sinh, Lữ tìm thấy cuốn sổ tay giấy trắng
mỏng trong đó có một vài đoạn thơ “sinh hoạt” do anh làm:
“Hôm qua “môn thục”, hôm nay “tai voi”,
Nấu với ca suối ăn tươi ra trò
Bống chạch câu bắt về kho,
Lá lốt xào ốc tha hồ trôi cơm.
Còn trời còn nước còn non.

12
Còn rừng, còn suối, ta còn chất tươi
Ban ngày đằm nước suối trong
Ban đêm ớn lạnh nằm còng queo run
Đường hành quân dù mưa ngàn thác dữ,
Dốc ngược đèo cao mây phủ Trường Sơn,
Dù nắng gắt mưa tuôn,
Dù thiếu muối đói cơm,
Ta vẫn bước dưới lá cờ Quyết thắng
Ta nguyện làm mầm non trên cành xuân của Đảng
Làm chiến binh gang thép của đoàn quân…”
Yếu tố của thể loại phi hư cấu cũng thể hiện rất rõ trong tác phẩm
“Dấu chân người lính”. Hiện thực cuộc chiến được ghi lại trong tác phẩm hầu
như nguyên vẹn và trung thành. Nguyễn Minh Châu đã đi với các đơn vị chủ
lực xuống tận đại đôi chiến đấu, nghe chuyện của các chiến sĩ, dự tổng kết
chiến dịch, ... ông đã miêu tả môt cách chân thực những chặng đường hành
quân gian khổ và cả cuộc tổng tấn công khép chặt vòng vây ở thung lũng Khe
Sanh.
Tiếp đến là yếu tố của thể loại nhật kí, trong tiểu thuyết “Dấu chân
người lính” Nguyễn Minh Châu đã để nhân vật Lữ trải lòng qua những trang
nhật kí rất xúc động. Nhật kí viết về lí tưởng của bản thân anh, về tình yêu với
gia đình, đất nước viết về cả những người bạn của mình, … Nhật kí của Lữ có
đoạn như sau: “Đứng ở đây nhìn rộng sang cả hai bên bờ Nam và bờ Bắc chỉ
thấy nhức mắt một vùng bãi hố bom đỏ loét trên chỏm đồi, trên sườn đồi, trên
dải đầy những đá và cây sát mép nước. Hình như số phận những con sông đều
gắn chặt với số phận của đất nước và tất cả những con sông đều rất nhạy cảm
với chiến tranh? Tôi khoác súng đứng bên này nhìn sang bên kia mấy phút
trước khi xắn quần lội qua. Tôi cảm thấy da mặt cứ nổi gay lên, tim như
phồng to choáng cả lồng ngực, một nửa người tôi là máu chảy, nửa là lửa

13
cháy! Hình như tất cả tình yêu trong cuộc đời chỉ đựng đầy trong trái tim
mười chín tuổi của tôi”
Yếu tố của thể loại thư từ cũng xuất hiện trong tác phẩm “Dấu chân
người lính”. Đó là bức thư của vợ chính ủy Kinh gửi cho anh, kể chuyện cậu
con trai đầu được nhà nước cho ra nước ngoài học, dặn anh cố gắng gặp được
cậu con trai thứ hai cũng đang ở ngoài mặt trận. Hay là bức thư Khuê giới
thiệu Lượng cho chị gái mình.
Sang đến tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, tác phẩm
này nổi bật với các yếu tố của thể loại hồi kí, thư từ và tự truyện.
Đầu tiên là yếu tố của thể loại hồi kí, tác phẩm “Nỗi buồn chiến
tranh” là kí ức, hồi tưởng của nhân vật Kiên về thời chiến, về những tháng
ngày ngột ngạt, gian khổ có phần tuyệt vọng, về tình yêu cùng những cô gái
anh từng phải lòng. Tác phẩm không đi theo một trình tự thời gian xác định
mà tất cả phụ thuộc vào dòng hồi tưởng của nhân vật Kiên. Chính điều đó đã
làm nên yếu tố của thể loại hồi kí trong tác phẩm này.
Tiếp theo là yếu tố của thể loại thư từ. Nhân vật Kiên nhận được một
bức thư, không phải từ miền Bắc mà từ sư 2 của mặt trận khu 5, tác giả đã đưa
nội dung của bức thư vào tiểu thuyết. Có đoạn như sau: “Cả lũ chúng mình
sững sờ. Hồi ấy tuy đã là cán bộ nhưng bọn mình còn sữa cả, đã biết ăn nói xử
sự cho phải nhẽ đâu. Hối hận muốn chạy theo nói lại và khuyên giải nhưng
ông lại có súng, làm thế nào, chả nhẽ bắn nhau?”
Yếu tố của thể loại tự truyện cũng xuất hiện trong tác phẩm này.
Người đọc hình dung được rằng, dường như tác giả chính là nhân vật Kiên và
chính ông đang kể về cuộc đời mình. Tác giả để Kiên xưng tôi, để anh kể về
những gì đã và đang diễn ra, kể cả những suy nghĩa và cảm xúc của Kiên nữa.
Qua việc so sánh yếu tố của các thể loại xuất hiện trong “Dấu chân
người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
có thể thấy được sự vận động của tiểu thuyết qua hai giai đoạn. Chúng ta có
thể thấy tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi
14
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh có nhiều điểm khác trong việc sử dụng yếu tố
của các thể loại. Thơ hay những bài hát được phổ từ thơ xuất hiện rất nhiều
trong “Dấu chân người lính” nhưng ở “Nỗi buồn chiến tranh” thì thể loại này
dường như không xuất hiện. Lí do là vì “Dấu chân người lính” được viết trong
thời chiến, một phần mục đích của nó là cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn
dân, toàn quân, thơ ca đã thúc đẩy nâng cao tinh thần đó. Còn “Nỗi buồn
chiến tranh” thì tập trung phản ánh những nỗi đau đớn, tuyệt vọng và sự mất
mát mà chiến tranh mang lại nên thơ ca trong cuộc sống và chiến đấu của
người lính không được tác giả đề cập nhiều. Ở “Nỗi buồn chiến tranh” có yếu
tố của thể loại hồi kí nhưng ở “Dấu chân người lính” thì không. Vì “Nỗi buồn
chiến tranh” được viết khi đã hòa bình, đó là những mảng kí ức của người lính
về chiến tranh về những gì anh đã trải qua. Còn “Dấu chân người lính” như đã
nói tác phẩm được viết ngay trong trong những ngày cuộc chiến tranh đang
diễn ra rất khốc liệt.

1.3.2. Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết
1.3.2.1. Dấu ấn sử thi trong tác phẩm “Dấu chân người lính” – Nguyễn
Minh Châu (1969)

Thể hiện qua các phương diện chính như sau:


Thứ nhất, qua việc tác giả xây dựng hình tượng nhân vật mang đậm
nét sử thi:
Qua ngòi bút của mình Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình ảnh
những nhân vật sử thi to lớn, đẹp đẽ, rất đáng khâm phục như Kinh, Nhẫn,
Lượng, Khuê, già Phang, Hiền, Nết... Có thể thấy ở nhân vật Lượng, Nguyễn
Minh Châu đã viết “Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát…Năm đó Lượng
mới hăm ba tuổi nhưng vào bộ đội đã lâu. Lượng là một chiến sĩ hết sức tháo
vát vì trong cuộc đời Lượng phải lo tự lập thân từ hồi còn nhỏ… Lượng hiền
và ít nói, hơi khó tính, cách sống như một người đã đứng tuổi”, khi đã vào

15
chiến trận nhân vật này hiện lên là hình ảnh một người lính oai phong lẫm liệt
“Lượng kề súng vào vai xiết cò lia trọn một băng hạ ngay chiếc trực thăng đầu
tiên…Lượng cùng một chiến sĩ và đoàn trưởng Kinh, ba người chiếm một cái
gò đất giữa bãi tranh. Những cây mù u mọc chung quanh gò bị đẵn từ khi nào
không biết chỉ còn trơ những cái gốc. Lượng cởi chiếc áo bị cháy trải xuống
bên một gốc mù u. Anh trịnh trọng bày lên một hàng lựu đạn Mỹ vừa cướp
được, lẫn với những quả lựu đạn chuôi dài của ta”. Còn ở chính ủy Kinh lại
được tác giả miêu tả vừa oại nghiêm lại vừa mang khí chất của một nhà lãnh
đạo thực thụ, thể hiện qua cách ông chiến đấu và cư xử với đồng đội ở chiến
trận “Kinh bật lên một tiếng chửi, một nửa khuôn mặt Kinh tự nhiên tê dại đi.
Lượng bồi thêm một chùm đạn vào đám quân Mỹ đang nằm bẹp sau các xác
chết rồi chạy vội về phía Kinh. Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâu
xuống. Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành má
lấm đầy bụi tro xuống cằm. Khoảng túi áo ngực và cả báng súng Kinh đang
cầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro. Kinh ngồi bệt giữa đất cho
Lượng quấn vòng băng cá nhân trùm kín đầu. Kinh dặn Lượng cách vừa đánh
vừa rút. Kinh đã bị choáng nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông cúi xuống xốc đồng
chí bị thương lên lưng, bước từng bước chắc chắn và chậm chạp về phía sau,
thỉnh thoảng dừng lại kẹp súng vào nách bắn yểm hộ cho Lượng”. Những
người lính được miêu tả với những nét chấm phá tinh nghịch “Một anh nhanh
nhẹn trong khi mọi người vẫn còn tíu tít cả chân tay thì anh ta đã buông mình
nằm thăng cẳng trong chiếc võng và bất ngờ thét lên một tiếng: “Trường Sơn
ơi” làm rung chuyển cả khu rừng. Dăm ba anh chưa kịp sửa soạn chỗ ăn chỗ
nằm đã nhảy bổ xuống suối thò lút cánh tay vào các hốc đá moi lên từng vốc
cá. Một anh ngồi ngay giữa vệ cỏ hí hoáy ghi chép lên cuốn sổ tay. Một anh
khác vác dao vạc ngay một mảng vỏ trên một thân cây rất lớn bên đường,
dùng méc - quya vẽ đè lên thớ gỗ trắng vẫn còn chảy nhựa một chiếc mũi tên
to sù như đuôi một con dím và ba chữ: “Đoàn Thu Bồn”. Ở các nhân vật đó ta
thấy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng họ đều có chung lý tưởng
16
đó là đấu tranh giải phóng dân tộc. Nguyễn Minh Châu đã mang cảm hứng sử
thi lan tỏa khắp tác phẩm từ việc xây dựng tầm vóc các nhân vật như những
người anh hùng, sự kết tụ sức mạnh và mỗi nhân vật đều mang ý chí, phẩm
chất chung của cộng đồng, của đất nước.
Con người sử thi thời đó sống vì cái chung hơn vì cái riêng. Cái tôi
càng như nhỏ bé đi trước cái ta cộng đồng. Con người sử thi là con người
trong vắt, con người của lý tưởng, của niềm tin, rất khó tìm thấy ở họ có chút
gì riêng tư cho cá nhân mình.
Thứ hai, xu hướng sử thi còn bộc lộ mạnh mẽ qua cách tác giả xây
dựng và giải quyết các mối quan hệ trong tiểu thuyết:
Tình yêu trai gái hòa lẫn vào tình yêu đất nước, tình yêu nhỏ nằm
trong tình yêu lớn. Minh chứng trong bức thư vợ chính ủy Kinh gửi cho
chồng, trong bức thư của người vợ, dù đã có tuổi (vợ chính ủy Kinh) gửi cho
chồng cũng có thể tìm thấy ở bất kỳ lá thư nào của những người vợ trẻ: “...ở
nhà mọi người đều bình yên và đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiền
tuyến chống Mỹ, cứu nước”. Những người vợ ấy đã xác định rõ không chỉ gửi
thư cho chồng mà còn cho cả đồng chí của chồng. Hay trong cách tác giả thể
hiện tình yêu trai gái trong tác phẩm, minh chứng tiêu biểu nhất như tình yêu
của nhân vật Lữ và Hiền.
Tình cảm mà tác giả lựa chọn để làm nổi bật chính là tình đồng đội, đó
là mối quan hệ tất yếu phải lựa chọn. Tất cả mọi tình cảm như tình cha con,
anh em thậm chí là tình yêu đôi lứa cũng đều được quy định bởi tình đồng đội,
bởi ý thức cách mạng của những người lính. Tình cảm gia đình là thứ tình
cảm thiêng liêng, quý giá của mỗi con người, nhưng trong cuộc chiến của toàn
dân tộc, nó cũng trở nên bé nhỏ so với vận mệnh của quốc gia. Nhân vật Khuê
(Dấu chân người lính) khi biết tin “nhà bị bom, chết một đứa em lên năm, bà
mẹ bị thương nặng, nhà bay mất không còn một mảnh ván” cũng coi như
không có chuyện gì xảy ra, vì nếu nói sẽ ảnh hưởng đến tinh thần anh em
trong đại đội
17
Cách tác giả giải quyết các mâu thuẫn trong các mối quan hệ:
Trong mối quan hệ rối ren giữa ba nhân vật Lượng – Xiêm – Kiếm.
Tình cảm của Lượng đối với Xiêm ngày một lớn dần nhưng có một điều quan
trọng rằng Xiêm đã có chồng là Kiếm, Kiếm lại là kẻ thù của Lượng. Nguyễn
Minh Châu đã xử lý mối quan hệ tình cảm trông có vẻ rất “tiểu thuyết” này
theo cách sử thi. Lượng vẫn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân,
anh không muốn người ta đồn rằng “Một cán bộ giải phóng đã cướp vợ của
một tên lính Ngụy”. Trong một lần đánh đồn giặc thì Lượng còn có chủ ý đi
tìm kẻ thù về cho Xiêm – người mình yêu.
Trong cuộc xung đột chính trị trong gia đình già Phang và thằng
Kiếm được Nguyễn Minh Châu giải quyết theo khuynh hướng sử thi. Tác giả
đã cho Kiếm quay về cuộc sống làm ăn lương thiện, kết thúc mâu thuẫn cha
con, mâu thuẫn vợ chồng. Tác phẩm kết thúc trong sự thắng lợi của cách
mạng, cả một vùng rộng lớn được giải phóng, lòng người nao nức trước thắng
lợi, bởi vậy tác phẩm vẫn mang âm hưởng của hùng ca như một tác phẩm sử
thi.
Thứ ba, xu hướng sử thi còn thể hiện qua không gian của tác phẩm:
Không gian chiến trường hoành tráng, giới thiệu đầy đủ những tri
thức về chiến tranh như các loại binh chủng, tổ chức quân đội, kinh nghiệm
chiến trường, khung cảnh chiến trường, tinh thần chiến đấu: “Súng trường,
tiểu liên báng gập, tiểu liên cực nhanh của Mỹ, lựu đạn, thuốc nổ, các thứ
được bày biện thứ tự trên những tấm ván nằm”. Khung cảnh chiến trường
được miêu tả vừa khái quát, vừa cụ thể và sống động “Khe Sanh là một thung
lũng ngang dọc, mỗi bề khoảng chừng mười cây số. Với tầm quan trọng như
thế, bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ đã thiết lập một hệ thống phòng ngự vững chắc
gồm cứ điểm Tà Cơn chi khu quân sự Hướng Hóa và cứ điểm làng Vây…”.
Qua cách miêu tả không gian của tiểu thuyết người đọc vẫn thấy được hơi
hướng sử thi hào hùng, bi tráng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

18
Không gian thiên nhiên là núi non, sông ngòi, cây cỏ, chim chóc, thú
vật, sản vật. Không gian xã hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất và
chiến đấu: “Một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng
lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp
với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác
ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn
địch”
Không gian hậu phương của cuộc chiến cũng được Nguyễn Minh
Châu tái hiện lại như một hiện thực mang đậm chất sử thi thời đại. Hậu
phương luôn hướng về tiền tuyến với tất cả tinh thần và vật chất. Trong tác
phẩm đó là hình ảnh nông thôn với ruộng đồng, bờ bãi và trường học như ngôi
trường nơi Lữ cắp sách đến trường, những nơi tiền tuyến xa xôi của vợ Kinh,
mẹ Khuê… Không gian chiến trường và không gian hậu phương kết nối nhau
tạo nên một không gian rộng lớn, có tầm vóc núi sông, những con người ở
những miền đất xa xôi dù cách xa nhau nhưng luôn có một dây liên lạc vững
bền và sâu sắc.
Thứ tư, trình tự thời gian của tác phẩm – thời gian tuyến tính:
Khoảng thời gian trong tác phẩm đi cùng với từng khoảng thời gian
của cuộc cách mạng dân tộc, chất chứa những sự kiện trọng đại, nhiều biến cố,
chuyển động cùng với nhịp vận động của dân tộc. Thời gian trong tác phẩm là
một dòng chảy tiếp nối quá khứ để hiện tại đến tương lai. Hiện tại, quá khứ
đều được đặt chung một điểm nhìn, điểm nhìn này khiền chúng ta có cảm giác
mọi việc như đang diễn ra trước mặt.
Thứ năm, khuynh hướng sử thi thể hiện qua âm hưởng và giọng điệu
của tác phẩm:
Tác phẩm mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ
tình cảm người đọc. Tinh thần thể hiện trong tác phẩm là tinh thần lạc quan,
tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân

19
tộc. Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường là cảm hứng khẳng
định, ngợi ca, tự hào.
Tóm lại, các nhân vật trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của
Nguyễn Minh Châu luôn mang một sợi dây liên kết vô hình vô cùng mạnh mẽ
đó chính là lý tưởng cách mạng, họ được miêu tả trong một không gian cộng
đồng, mọi thời điểmđều liên hệ với viễn cảnh lịch sử. Các hình tượng cá thể
lại được biểu hiện lớn lao như là bộ phận của quần chúng. Vì vậy tác phẩm để
lại những hình tượng không phai mờ về một thời đại oanh liệt, kỷ niệm sự hồi
sinh của nhân dân trong sức mạnh tập thể.

1.3.2.2. Tư duy tiểu thuyết trong “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh (1987)

Thứ nhất, tính tiểu thuyết thể hiện qua cách tác giả xây dựng hình
tượng nhân vật
Những người lính trong trang viết của Bảo Ninh được nhìn dưới góc
độ cá nhân chứ không phải là những con người anh hùng mang tiếng nói cho
cả dân tộc. Do vậy nhân vật trở nên sống động, gần gũi như những con người
đời thường. Tác giả chú ý vào bi kịch tinh tinh thần của Kiên và bao nhiêu
người lính giống như Kiên hậu chiến tranh. Chiến tranh không còn được ngợi
ca và thay vào đó nó là một nỗi ám ảnh, một tấn bi kịch cho cuộc đời của con
người khi nghĩ về những gì mình trãi qua “Chỉ cần nhắm mắt lại là lập tức ký
ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ đời thực ra rìa cỏ. Biết bao
kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng
cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức”. Không giống như “Dấu chân
người lính” hình tượng con người gắn với lí tưởng anh hùng thời chiến có
được nhắc đến nhưng đó không phải là chủ thể chính của tác phẩm mà là một
khía cạnh trong tư duy của nhà văn mà thôi. Hơn tất cả nỗi buồn chiến tranh
muốn khác họa hình tượng của một con người là nạn nhân của chiến tranh, sự
biến dạng méo mó của tâm hồn hậu chiến tranh. Con người sau chiến tranh bị

20
tước đoạt đi cái phần nhân tính, xem giết chóc như một nhu cầu thường nhật.
Đối với Kiên chiến tranh không còn là một bức tranh hào hùng nữa, hòa bình
là sự đổi lấy của rất nhiều sinh mạng “Hừ, hòa bình, mẹ kiếp, hòa bình chẳng
qua là một thứ cây mọc lên từ máu thịt bao nhiêu anh em mình, để chừa lại
chút xương... nền hòa bình này, tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo
trong những năm trước rơi hết... Mặt thật bày ra gớm chết”. Với Kiên: “Tương
lai đã nằm lại ở phía xa rồi... Kiên có cảm giác không phải mình đang sống
mà đang mắc kẹt ở trên cõi đời nay”. Nhân vật của Bảo Ninh được đặt trong
dòng chảy cá nhân hóa, con người tự nhận thức, khám phá từng ngóc nghách
trong trong tâm hồn mình. Quan sát ở nhiều góc độ khác nhau ta mới thấy
được Bảo Ninh đã có một cái nhìn đổi mới, không còn đơn giản xuôi chiều mà
đa diện và phức tạp.
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy rằng giữa cuộc chiến hào hùng
luôn tồn tại cái chết và sự đau đớn. Chẳng hạn như nhân vật Can đã quá tuyệt
vọng với cuộc sống và cũng vì thương mẹ già không ai săn sóc anh không thể
lựa chọn cái chết mà quyết định đào ngũ để rồi cuối cùng anh ta không sống
nổi, đến khi người ta tìm thấy anh thì đấy cũng chỉ là một cái xác với hốc mắt
sâu hoắm.
Bảo Ninh chú ý soi sét vào từng ngóc ngách trong tâm hồn của nhân
vật, đó là sự giày xé day dẳn giữa hiện tại và quá khứ, nhân vật luôn bị ám ảnh
với những nỗi đau của chiến tranh, bước ra khỏi cuộc chiến thì người lính thật
sự đã chết từ rất lâu rồi, những cái chết trong tâm hồn của nhân vật, nhân vật
muốn sống một cuộc đời thực tại nhưng không thể xóa nhòa những chấn
thương tâm lý đã qua. Nhân vật được miêu tả mang đậm tính tiểu thuyết với
những dòng suy nghĩ, những giày xé trong tâm hồn. Tác giả chú ý vào sự va
chạm giữa nhân vật và quá khứ để mang đến một cái nhìn mới mẻ về chiến
tranh, chiến tranh lúc bấy giờ không chỉ hào hùng, lý tưởng như “Dấu chân
người lính” mà lại chất chứa nhiều nỗi đau, những mất mát không thể nào
thay thế được.
21
Thứ hai, về phương diện kết cấu trần thuật:
Thời gian phi tuyến tính và đồng hiện: Cuốn tiểu thuyết là những hồi
tưởng của Kiên. Những hồi tưởng ấy thường xuyên bị đứt đoạn, hết nhảy đến
câu chuyện này, nhân vật này lại đến câu chuyện khác, nhân vật khác. Điều
này đã chính xác lột tả được trạng thái tâm lý của Kiên, một người hồi tưởng.
Những suy nghĩ của anh rối loạn, điên khùng và nhảy múa như là chính những
đoạn văn vậy. Toàn bộ câu chuyện là mảnh ghép rời rạc trong kí ức của Kiên,
không có những tình huống cao trào, thắt nút, mở nút hay đỉnh điểm nhưng
thông qua dòng kí ức của nhân vật người đọc vẫn tìm thấy sợi dây liên kết vô
hình giữa những mảnh ghép hồi ức với nhau. Ở những chương đầu tiên,
chuyện tình giữa Kiên và Phương chỉ được nhắc đến khá qua loa và đại khái,
dường như tạo nên một không gian mở trong suy nghĩ của người đọc rằng, có
lẽ hai người sẽ đến được với nhau. Tuy nhiên, khi câu chuyện dần được phát
triển, cuộc tình ấy dường như trở nên ngày càng bế tắc hơn. Và rồi ở chương
cuối cùng, mọi thứ được tiết lộ, ta hiểu rõ được lí do đằng sau những sự thay
đổi của Phương hay sự xa cách giữa hai người, và rồi người đọc chỉ có thể lắc
đầu tiếc cho một cuộc tình có lẽ sẽ chẳng bao giờ thành như họ đã từng mong.
Xuyên suốt câu chuyện là sự đóng lại dần dần của tình yêu giữa Kiên và
Phương cũng như là của chính cuộc đời của Kiên
Kết cấu theo thời gian và không gian tâm lý: Bảo Ninh đã lấy hoạt
động tâm lí của nhân vật Kiên làm sợi dây kết cấu xuyên suốt tác phẩm, đảo
lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên, quá khứ, hiện tại, tương lai. Thông
qua dòng tâm tưởng của nhân vật Kiên – nạn nhân của lịch sử, chúng ta thấy
được số phận của họ. Chính lịch sử đã để lại những đường cày, những vết
thương không bao giờ cứu chữa được. Chính kết cấu trần thuật này đã đánh
dấu sự thay đổi trong phương thức mô tả và phản ánh lịch sử của Bảo Ninh.
Bảo Ninh đã tiếp cận lịch sử qua từng thân phận cá nhân và phản ánh lịch sử
từ “tấm gương” ý thức cá nhân. Lịch sử tan vỡ thành mảnh vụn của ý thức cá
nhân và Bảo Ninh trở thành người gom nhặt những mảnh vụn ý thức đó từ
22
bóng tối của những thân phận. Bảo Ninh đã phân tích tâm lý nhân vật thông
qua độc thoại nội tâm. Tác phẩm dìu người đọc vào sâu bên trong thế giới tâm
hồn của nhân vật Kiên để từ đó khám phá những bí mật mà từ lâu anh muốn
che giấu, thậm chí là phủ nhận. Kiên từng hững hờ với mẹ, coi thường cha,
thậm chí có lúc nghi ngờ tình yêu với Phương, ghen tuông và thù hận cô, anh
cũng có những hoang tưởng nhục dục với thây người chết, đôi khi hèn nhát
trong chiến trận. Bảo Ninh đã sử dụng độc thoại nội tâm để nhân vật có thể tự
nói lên những dằn vặt ẩn sâu bên trong tâm hồn mình “Nhưng mà tâm hồn tôi
thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi
như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi
quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy
tiếng chân tôi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ôi năm
tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm
gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi”. Quên đi chiến
tranh là một việc hết sức khó khăn đối với Kiên. Kiên ý thức được điều này
nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng theo ý muốn của con người.
Ở đây ta thấy tiểu thuyết không chỉ là tiếng nói của ý thức mà còn là
tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, của cả hiện tại đang vận động.
Thứ ba, tính tiểu thuyết của tác phẩm còn được biểu hiện qua ngôn
ngữ trần thuật:
Ngôn ngữ tự sự hay ngôn ngữ trần thuật được biểu hiện tập trung ở
ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật chính “Nhưng mà tâm
hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tài nào mà đổi
đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy
quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe
thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ôi
năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt
đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi”. Bảo Ninh đã
xây dựng thành công sự dằn vặt nội tâm nhân vật bằng những ngôn từ, cách
23
kể chuyện đơn giản, đời thường, không hoa mỹ. Việc sử dụng độc thoại nội
tâm của Bảo Ninh giúp người đọc thấu hiểu sự phi lý của chiến tranh, chất tàn
bạo của lịch sử. Để cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ của mình, tự xưng
tôi để kể lại những gì đã qua trong cuộc chiến là cách mà Bảo Ninh thuyết
phục người đọc. Bởi chúng ta đều hiểu rằng chính Kiên là người đã quan sát
lịch sử và trải qua lịch sử. Chính điều này giúp Nỗi buồn chiến tranh thuyết
phục hơn. Lời bộc bạch của Kiên là một độc thoại dài, là một dòng tâm sự đau
thương của chính nhân vật muốn.
Theo thống kê của TS. Bùi Thanh Truyền “trong 280 trang của tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh, có tới 116 lần Bảo Ninh sử dụng những từ ngữ,
hình ảnh rùng rợn, li kì: tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu, vời
vợi xa xôi và tuyệt mù hư ảo, đám hành khách từ trong mộ hiện ra, ma cà
rồng, ảo giác, kì quái, ma quái, hoang đường…”. Thậm chí chỉ trong một
trang xuất hiện hàng loạt các từ ngữ gây ấn tượng và cảm giác mạnh: “thần
chết sờ soạng”, “vô khối hồn ma quỷ lang thang”, “mịt mù lam chướng”,
“những kì lễ lạt của giới các âm hồn”, “cuộc điểm danh của các toán quân đã
chết”, “chim chóc khóc than như người”, “các loại măng đỏ au như những
tảng thịt ròng ròng máu”, “đom đóm to kinh dị lớn tày cái mũ cối”, “cây cối
hoà giọng với gió rên lên những bản nhạc ma”... Rải rác toàn truyện, Bảo
Ninh luôn sử dụng ngôn ngữ gây nhiều cảm giác này “lềnh bềnh xác người
sấp ngửa”, “linh hồn lở loét”, “gờ núi lạnh lẽo”, “bóng đen trườn khỏi võng”,
“nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”…Cảnh tượng mà Bảo Ninh
gợi ra thông qua ngôn ngữ không khỏi khiến những con người yếu bóng vía
“có thể điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ”. Hệ thống ngôn từ đầy ám ảnh gợi
cảm giác này đã góp phần khắc hoạ chân thực hơn diện mạo tàn khốc của
chiến tranh, khiến người đọc không khỏi ám ảnh.
Qua những điều đã minh chứng ở trên chúng ta thấy được một sự vận
động mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết theo xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử
thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết.
24
25
PHẦN 2: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TRƯỜNG
CA “BÀI CA CHIM CHƠ – RAO” CỦA THU BỒN VÀ “GỌI TÌM XÁC
ĐỒNG ĐỘI” CỦA TRẦN VÀNG SAO
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Khái niệm trường ca

Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn,
thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Trường ca thường được
dùng để gọi các tác phẩm sử thi cổ đại và trung đại, khuyết danh hoặc có tên
tác giả. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn,
trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính
kịch - trữ tình ...
Trong bài nghiên cứu với nhan đề “Trường ca hiện đại Việt Nam nhìn
từ sự vận động, tương tác thể loại”, PGS. TS Nguyễn Thành Thi nhận định
rằng: “Trường ca là một thể loại, một thể loại “thơ dài” – dù là một dạng
“thơ dài” hơi đặc biệt – bởi, rõ ràng nó hội đủ các tiêu chí của “thơ dài”
[…] Như thế, theo phép nhị phân, “thơ dài” sẽ bao gồm (ít nhất) hai bộ phận:
trường ca và phần còn lại của “thơ dài”, mà về vị thế, “phần còn lại” này
phải ngang hàng với trường ca. […] trường ca là một thể loại, bộ phận thuộc
“thơ dài”, trong sự khu biệt với “thơ ngắn” […] Như thế, sẽ có một sơ đồ
phân nhánh như sau: THƠ DÀI (hiện đại) = trường ca + thơ trữ tình trường
thiên”.
Từ ý kiến trên, có thể kết luận một cách ngắn gọn “trường ca” chính là
một bộ phận của “thơ dài”, “trường ca là “hình thức tự sự - trữ tình”,
“trường ca là hình thức nghệ thuật “cỡ lớn” và cuối cùng “trường ca có thể
gồm nhiều chủ đề, có kết cấu đa tuyến, đa tầng, sử dụng đa chất liệu, thường
có tính phức điệu”.

26
2.1.2. Các giai đoạn phát triển của trường ca

Trong truyền thống, nghĩ đến trường ca là nghĩ đến “tác phẩm thơ có
dung lượng lớn thường có cốt truyện tự sự hay trữ tình”, nó có nhiều phân
nhánh nhưng chủ đạo là thể loại có cốt truyện lãng mạn với đề tài lịch sử cộng
đồng. Dần dần trong trường ca các đề tài cá nhân, triết lý, đạo đức được tăng
cường, các yếu tố kịch, trữ tình được khai thác dồi dào. Giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất của trường ca là thời đại của chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ 19.
Sang thế kỷ 20 trường ca phát triển theo hướng trữ tình, đề cao các phương
diện tâm lý, triết lý, các xúc cảm tâm linh.
Giai đoạn 1932-1975: là giai đoạn ra đời của trường ca, nó vẫn mang
nặng tính sử thi của anh hùng ca.
Giai đoạn sau 1975: xuất hiện xu hướng thiên về tính trữ tình, mang đậm
dấu ấn cái tôi cá nhân.
Giai đoạn 1932-1975 gồm những trường ca gây ấn tượng lớn, có tầm ảnh
hưởng, hoặc cắm mốc quan trọng đối với sự phát triển của thể loại như:
“Những người trên cửa biển” (1956) của Văn Cao, “Bài ca chim Chơ - rao”
(1962) của Thu Bồn, “Mặt đường khát vọng” (1971) của Nguyễn Khoa Điềm,
“Khúc hát người anh hùng” (1974) của Trần Đăng Khoa, ... Có thể nói ở giai
đoạn này, các nhà thơ muốn dùng trường ca để cạnh tranh với tiểu thuyết
trong việc tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Ở giai đoạn này, trường ca
Việt hiện đại vẫn mang nặng dấu ấn sử thi.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sau 1975 đến nay, chất sử thi vẫn còn để lại
dấu ấn quan trọng trong một số trường ca: “Những người đi tới biển” (1977)
của Thanh Thảo, “Đường tới thành phố” (1979) của Hữu Thỉnh, “Con đường
của những vì sao” (1981) của Nguyễn Trọng Tạo, “Trầm tích”, “Long

27
mạch” (1999) của Hoàng Trần Cương, “Mỗi loài hoa một mặt trời” (1999)
của Trần Anh Thái, ... [8]

2.1.3. Các xu hướng vận động của trường ca trong văn học Quốc ngữ Việt
Nam

Trong nền văn học Quốc ngữ Việt Nam, thơ ca nói chung và trường ca
nói riêng thường biểu hiện một số xu hướng vận động như sau:
1. Xu hướng gia tăng độ co giãn, phân cực về lượng thơ và kích cỡ tác
phẩm
2. Xu hướng mờ hóa ranh giới giữa (bài) thơ dài và (bản) trường ca
3. Xu hướng hoàn nguyên tính trữ tình (từ tổng hợp các yếu tố tự sự, trữ
tình, kịch, … vào tác phẩm thơ đến xu hướng hoàn nguyên tính tính trữ tình)
4. Xu hướng tự do – văn xuôi hóa ngôn ngữ thơ cùng với việc gia tăng
tính mới lạ của biểu tượng và sự đa dạng độc đáo của hình ảnh tượng trưng
siêu thực. [9]

2.1.4. Các tác phẩm trường ca tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc
ngữ Việt Nam

Trong nền văn học Quốc ngữ Việt Nam, trải qua các giai đoạn khác nhau,
đã có không ít các tác phẩm thuộc thể loại trường ca ra đời. Dù vậy, chúng ta
không thể liệt kê tất cả các tác phẩm thuộc thể loại trường ca cùng một lúc, mà
chỉ có thể giới thiệu một số tác phẩm trường ca tiêu biểu nhất. Ví dụ như:
trường ca “Việt Bắc” (Tố Hữu, 1954), “Bài ca chim Chơ – rao” (Thu Bồn,
1962), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh, 1979), “Khối vuông Rubic”
(Thanh Thảo, 1984), “Trầm tích” (Hoàng Trần Cương, 1999), “Gọi tìm xác
đồng đội” (Trần Vàng Sao, 2012), “Thời tái chế” (Mai Văn Phấn, 2019), …

28
và còn rất nhiều các tác phẩm trường ca khác thuộc các giai đoạn văn học
khác nhau.

2.1.4.1. Giới thiệu chung về tác giả Thu Bồn và tác phẩm “Bài ca chim
Chơ – rao”

* Tác giả
Thu Bồn sinh năm 1935, mất năm 2003. Tên thật là Hà Đức Trọng.
Ông quê tại xã Điện Thắng (nay là Điện Thắng Nam), thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam. Thu Bồn gắn bó với cách khi mới 12 tuổi: ông vào bộ đội và là
thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Ông cũng có rất nhiều bút danh
khác nhau như Hà Đức Trọng, Bờ Lốc..., nhưng nổi bật nhất vẫn là cái tên
Thu Bồn (đặt theo tên dòng sông quê hương mình). Là nhà thơ hoạt động cách
mạng, tay súng tay bút, ông vẫn sáng tác liên tục không ngừng nghỉ, dù là trên
đường hành quân hay ngay trong chiến hào giữa những trận chiến.
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Thu Bồn làm phóng viên chiến
trường Liên khu 5 sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cũng là ủy viên Ban
chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam khóa IV. Điều đặc biệt là, trong 13 người của tiểu đội nhà
văn quân đội được cử vào chiến trường chống Mỹ năm 1962, Thu Bồn là một
trong 3 người còn sống sót sau chiến tranh.
Thu Bồn làm thơ và viết cả tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến
nhiều với những bài trường ca, trong đó trường ca Bài ca chim Chơ-rao vẫn là
thành công đã định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông.
Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học-nghệ thuật năm
2001. Năm 2017 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học - nghệ thuật.

29
* Tác phẩm
Nói về trường ca nổi tiếng này, Hoài Anh trong cuốn Tìm hoa quá
bước (NXB Văn học, 2001) nhận định: “Không những là tác phẩm từ miền
Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải
phóng”. Đây là khúc ca ca ngợi lòng yêu tự do, ý chí bất khuất của những con
người Tây Nguyên trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Khi Tuần báo Văn
nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đăng tải toàn văn trường ca Bài ca chim Chơ
- rao và Đài Tiếng nói Việt Nam cho diễn ngâm liên tục; rồi được in thành
sách “bướm” (in trên một tờ giấy khổ lớn có dàn trang theo thứ tự và xếp gọn
lại) để dễ phổ biến, dễ mang theo trong ba lô các chiến sĩ Giải phóng quân.
Thậm chí, gọi Bài ca chim Chơ – rao là một hiện tượng văn học cũng không
ngoa. Vì khi vừa in xong đã được đi vào sách giáo khoa của chương trình giáo
dục phổ thông. Tác giả Trần Hữu Tá viết ở mục từ Thu Bồn, Từ điển Văn học
Bộ mới (NXB Thế Giới, 2004): “Bài ca chim Chơ-rao là thành công đáng kể
hơn cả của Thu Bồn. Tác phẩm thể hiện những giá trị cơ bản trong nghệ thuật
viết trường ca của ông”.
Bài ca chim Chơ-rao được dịch sang tiếng Trung, được giải thưởng
văn học Nguyễn Đình Chiểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam, Giải thưởng Văn học quốc tế Lotus của Hội Nhà văn Á Phi (1973).
Chính vì sự thành coing vang dội này, Thu Bồn đã được ví là “Cánh chim Chơ
– rao” trong dòng văn học sáng tác về đề tài Tây Nguyên nước ta.

2.1.4.2. Giới thiệu chung về tác giả Trần Vàng Sao và tác phẩm “Gọi tìm
xác đồng đội”

* Tác giả
Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân
Tỵ), quê quán ở thôn Vĩ Dạ, TP Huế. Ông học trung học ở Trường Quốc Học
- Huế, đỗ tú tài rồi tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh

30
Huế. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn
Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần
Sao.
Từ năm 1965, ông lên chiến khu, công tác tại cơ quan thanh niên, sau
đó là Ban tuyên huấn Thành ủy Huế. Tại đây ông viết báo và làm thơ. Năm
1970, ông ra miền Bắc an dưỡng. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những
suy nghĩ của ông về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" và sau đó bị tố
cáo, đấu tố và cô lập [2] đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con
người
Sau ngày thống nhất (1975), Trần Vàng Sao trở về quê, công tác tại
Phòng văn hóa thành phố Huế, sau đó trở lại làm chân giao liên của xã Hương
Lưu (nay là phường Vỹ Dạ) cho đến khi nghỉ hưu năm 1984.
Bài thơ của một người yêu nước mình là tác phẩm của Trần Vàng Sao
được sáng tác vào tháng 12-1967 và được chọn là 100 bài thơ xuất sắc nhất
Việt Nam thế kỷ 20. Cũng là bài thơ làm nên tên tuổi của Trần Vàng Sao, đưa
ông lại gần với đọc giả.
Năm 1988, ông lại nổi tiếng với bài thơ Người đàn ông 43 tuổi nói về
mình đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1988. Cho đến năm 2012, Nhà xuất
bản Hội nhà văn mới in cho ông tập thơ đầu tiên, đó là trường ca Gọi tìm xác
đồng đội.
* Tác phẩm
Ðây là tập thơ đầu tiên của Trần Vàng Sao được xuất bản chính thức,
ông dành tiếng kêu tinh khôi cho đồng đội nhân mùa thương binh liệt sĩ này
chăng. Thơ của nhà thơ Trần Vàng Sao, trước hết, như Lê Huỳnh Lâm viết:
“đó là những trang nhật ký bằng thơ”. Thơ ấy được viết bằng bút sắt của đôi
mắt và lưỡi dao của tâm hồn. Một giọng thơ rỉ rả đặc trưng của Huế, gắn rất
chặt với điểm nhìn của tầng lớp nhân dân lao động. Thơ ông bài nào mở đầu
cũng thật tự nhiên, và cách kể những câu chuyện trong thơ cũng thật tự nhiên,
bình dị như những câu chuyện về củ khoai củ sắn, như câu chuyện bên bàn
31
rượu quê nghèo. Thơ ông như cái bánh lá cuộc đời nóng rẫy được lột ra trần
trụi, bên trong có nhân nhụy đủ mùi vị đặc trưng, có đủ thứ để hình thành nên
một thứ đặc sản. Thơ Trần Vàng Sao là một đặc sản của thơ Huế.
Những câu chuyện trong thơ Trần Vàng Sao thật buồn, nhịp điệu chậm
rãi song cũng có những lúc cao trào khiến người đọc ray rứt, để cảm nhận thấy
mình còn sống đây phải là một cuộc dự phần cần có với lương tri và một tấm
lòng. Ðau xót hơn cả là những tiếng kêu về những linh hồn vô danh.

2.2. Một số dấu hiệu vận động của trường ca qua hai tác phẩm “Bài ca
chim Chơ – rao” (Thu Bồn, 1962) và “Gọi tìm xác đồng đội” (Trần Vàng
Sao, 2012)

Tác phẩm được “Bài ca chim Chơ – “Gọi tìm xác đồng đội”
Các xu lựa rao” (Trần Vàng Sao, 2012)
chọn (Thu Bồn, 1962)
hướng vận động

1.Xu hướng gia tăng - Hình thức: bài thơ có - Hình thức: bài thơ có
độ co giãn, phân cực số dòng cỡ lớn (920 số dòng cỡ vừa (526
về lượng thơ và kích dòng) dòng):
cỡ tác phẩm + Số dòng thơ trong bài + Số dòng thơ trong bài
thơ chưa có sự thay đổi thơ giảm đi 1,75 lần so
so với giai đoạn trước, với bài thơ thuộc giai
vẫn còn giữ được kích đoạn trước đó – “Bài ca
cỡ lớn về số dòng; chim Chơ – rao”;
+ Số chữ trong mỗi dòng + Số chữ trong mỗi
cũng không có sự chênh dòng cũng có sự thay

32
lệch nhiều, dòng ít nhất đổi, không đều nhau, có
là 06 chữ: “Trời tây xạc dòng chỉ có 01 chữ:
xào gió gọi” hoặc “Hồi “giết”, có dòng lên đến
nào tuổi trẻ ra đi”, dài 24 chữ (gồm chữ và số):
nhất là 12 chữ: “Bao giờ “tháng 6 năm 1965 bị
nước lại về liếc dao trên bắt mi vượt ngục lên núi
những hòn đá cũ”. có tiếng xì xào xa gần
Khoảng cách chênh lệch là lý lịch mi không rõ
số chữ giữa dòng thơ dài ràng”. Khoảng cách
nhất và dòng thơ ngắn chênh lệch số chữ giữa
nhất là gấp 2 lần. dòng thơ dài nhất và
dòng thơ ngắn nhất là
=> Cơ bản vẫn giữ gấp 24 lần.
nguyên được số lượng
cỡ lớn, chưa có sự thay => Đã có sự thay đổi
đổi nhiều về số dòng thơ nhiều về số lượng các
trong bài thơ; số chữ dòng thơ trong bài thơ,
trong mỗi dòng thơ, số số chữ trong một dòng
dòng và số chữ tương thơ.
đối đều nhau.

- Nội dung: bài thơ chỉ


xoay quanh một nội
dung chính là tố cao tội - Nội dung: bài thơ có
ác của đế quốc trên sự kết hợp của nhiều
mảnh đất quê hương nhân vật, mỗi nhân vật
mình – mảnh đất Tây là một hoàn cảnh khác
Nguyên kiên cường, nhau, họ chính là những
không hàm chứa nhiều người đã hi sinh cho nền
33
cốt truyện khác nhau; độc lập dân tộc, là nạn
các nhân vật trung tâm nhân của cuộc chiến
được đề cập đến khá cụ tranh xâm lược phi
thể, chi tiết trong bài thơ nghĩa. Mạch truyện đa
(Hùng, Rin, Sao). Mạch tuyến, có sự xuất hiện
truyện từ đầu đến cuối của nhiều tuyến nhân
diễn ra đơn tuyến, không vật, hình ảnh của các
đa tuyến. nhân vật chưa được
miêu tả cụ thể, chân
thực, chỉ mang hình
thức điểm danh sơ bộ;
các mốc thời gian được
nhắc đến cũng khác
nhau:
“• Lê Văn Một quê Thái
Bình
mẹ đẻ rơi ngoài ruộng
lúc đi mót lúa bị đuổi
bắt
vào lính năm 1964
bị thương tại A-bia
chết trên đường tải
thương ra Bắc
sau tết Mậu Thân 1968
lúc chết nằm trên võng
một mình giữa rừng
xác đã có mùi
được phong liệt sĩ
bằng treo ở Văn phòng
34
Ủy ban nhân dân xã”
Hoặc:
“• con tôi là Phan Văn
Tốt
cấp bực trung sĩ
vào Nam năm 1968
chết đâu ở Quảng Trị
có ai biết xác con tôi
chôn ở đâu không
chỉ cho với
tôi chỉ có một thằng con
tôi không còn ai hết
tôi là Phan Văn Sáu
72 tuổi
=> Độ co giãn về mặt ăn mày ở thị xã Phú
nội dung tương đối ổn Thọ”
định, không có sự chồng => Nội dung của tác
chéo nội dung. phẩm có sự giãn nở
nhiều, xuất hiện nhiều
nhân vật, các mốc thời
gian khác nhau. Nếu
như ở tác phẩm “Bài ca
chim Chơ- rao” chỉ xuất
hiện 3, 4 thậm chí 5
nhân vật chính thì ở
đây, tần suất các nhân
vật xuất hiện rất nhiều
10 – 20 nhân vật, mỗi
nhân vật là một hoàn
35
cảnh đặc biệt khác nhau.
Tuy nhiên tất cả đều
hướng về một nội dung
chính là tạo nên một bức
tranh về “xác người” –
bức tranh tố cáo tội ác
của đế quốc xâm lược.

2. Xu hướng tự do – - Hình thức: xu hướng - Hình thức: xu hướng


văn xuôi hóa ngôn tự do vẫn chưa phát triển tự do – văn xuôi hóa
ngữ thơ cùng với việc nhiều, các câu thơ trong được thể hiện rõ nét, các
gia tăng tính mới lạ bài thơ tuy không bị bó câu thơ trong bài thơ
của biểu tượng và sự buộc về số lượng chữ dần có sự co giãn không
đa dạng độc đáo của như các bài thơ Đường đều, câu thật dài (24
hình ảnh tượng trưng luật (Thất ngôn tứ tuyệt, chữ), câu thật ngắn (01
siêu thực. thất ngôn bát cú, …) chữ), bài thơ có kết cấu
nhưng nhìn chung vẫn giống như những trang
có sự hiệp vần, vẫn nhật kí ghi chép lại
mang đậm tính thi ca, những sự việc diễn ra
văn xuôi hóa ngôn ngữ thường nhật. Ngôn ngữ
thơ còn mờ, chưa thể không còn đậm chất thi
hiện rõ nét. Cảm xúc ca nữa, không có sự
của nhân vật trữ được hiệp vần mà chuyển dần
bộc lộ một cách gián tiếp sang ngôn ngữ tự sự, đôi
thông qua ngôn ngữ thơ. chỗ còn có ngôn ngữ
Ví dụ như: sinh hoạt, như lời ăn
● “Máy rú, xe từ từ lăn tiếng nói thường ngày.
bánh Thể hiện được cảm xúc
36
Hai chiến sĩ điềm nhiên trực tiếp của nhân vật
đến pháp trường trữ tình trong tác phẩm.
Hùng, Rin nhìn trời mây Ví dụ như:
cây cỏ “• pháo sáng nổ trên
Lần cuối cùng vĩnh biệt đầu
quê hương.” tôi bò qua hàng rào kẽm
Hay: gai
● “Tấm áo mẹ, con mìn nổ và tiếng người
không bao giờ mặc nữa la hét
Ðể dành cho em con sau đó tôi không biết gì
mặc buổi ra khơi hết
Tấm áo quê nhà che bao đơn vị của tôi: B4 K15
nắng gió chiến trường Tây
Vững mái chèo, bão táp Nguyên”
chớ buông rơi.” Hay:
“• một mụ già điêu tàn
● “Xe cuốn bụi mờ ở chợ Mía Sơn Tây
sương đục thường giữa trưa đứng
Sao dang tay muốn bứt bóng
dây xiềng mụ ngồi bệt xuống đất
Cô muốn bẻ rào ly song rồi khóc rồi cười rồi la
sắt hét
Bốn phía tường giam hai con mắt như đứng
cây lá ngả nghiêng.” tròng
con Lê Thị Cam ơi
● “Sao hát như xé toang chết đất nào về đây với
lồng ngực bầm
Bài ca đất nước anh bầm khô gan héo ruột
hùng mụ già cào hai tay bới
37
Tiếng hát đau thương đất
cháy khát có con dưới này không
Của con tim nức nở con
đang rung.” a ha này mấy người
mấy người ơi
● “Bến thuyền xa gió mấy người có ai có con
kéo dài ngọn lửa chết như tôi không
Chớp xé trời tung thuyền liệt sĩ không có xác
lên nghiêng ngửa bão mụ già úp một tờ giấy
dông nhớp mồ hôi lên mặt
Con cá Kình lao mình liệt sĩ của con đây
trong đảo sóng Lê Thị Cam ơi
Lướt đá ghềnh bọt trắng a ha
nước mênh mông.” có ai biết con tôi chôn ở
đâu không
con ơi là con ơi”
-Nội dung: Hình ảnh
tượng trưng siêu thực -Nội dung: Hình ảnh
trong bài thơ chính là tượng trưng siêu thực
“hình ảnh cánh chim xuất hiện trong bài thơ
Chơ – rao”, tượng trưng có sự đa dạng và phong
cho sức mạnh, dũng phú hơn, có thể là hình
mãnh của con người Tây ảnh “người cười”,
Nguyên. Cánh chim Chơ “người khóc”, “người
– rao là biểu tượng la hét”, “người cúi
xuyên suốt tác phẩm thể đầu”, hình ảnh “thịt
hiện niềm mong mỏi, người, “máu”, “xương
khát khao của con người người”, “xác người”,
Tây Nguyên được sống “F105”, “B57”, “trực
38
tự do, hạnh phúc giữa thăng”, “bom”,
núi rừng bạt ngàn như “pháo”, … [11] những
những cánh chim Chơ – hình ảnh ấy phần nào
rao hàng ngày được tự phản ánh hiện thực
do sải cánh. chiến tranh tàn khốc, thể
hiện những mất mát đau
thương mà dân tộc Việt
Nam đã phải trải qua.
Đồng thời thể hiện được
sự xót xa, thương cảm
đối với những người
làm cha, làm mẹ phải
chịu cảnh “người đầu
bạc tiễn kẻ đầu xanh”.
Qua đó viết lên một bản
cáo trạng về tội ác mà
đế quốc xâm lược đã
gây nên cho nhân dân
ta. Khao khát về nền
độc lập, tự do, cơm áo,
=>Hình ảnh tượng trưng hòa bình.
siêu thực xuyên suốt => Nhìn chung, tác
trong tác phẩm chính là phẩm có sự đa dạng về
cánh chim Chơ – rao, các hình ảnh tượng
nhìn chung trong tác trưng siêu thực, ngôn
phẩm chỉ đậm đặc một ngữ được tự do – văn
hoặc hai hình ảnh tượng xuôi hóa ngôn ngữ thơ.
trưng siêu thực, chứ Điều này cũng là một
chưa có sự đa dạng, dấu hiệu cụ thể cho thấy
39
phong phú. được sự vận động qua
các giai đoạn văn học
Quốc ngữ của thơ ca nói
chung và trường ca Việt
Nam nói riêng.

KẾT LUẬN
Nhìn chung, hai thể loại tiểu thuyết và trường ca đã có sự vận động rõ rệt qua
từng chặng đường văn học Quốc ngữ Việt Nam. Sự vận động của hai thể loại
tiểu thuyết và trường ca đã góp phần giúp cho thể loại văn học Việt Nam thêm
phong phú, đa dạng và ngày càng lôi cuốn hơn. Sự vận động của hai thể loại
tiểu thuyết và trường ca cũng chính là minh chứng cho thấy sự phát triển của
nền văn học Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự sáng tạo và đa dạng hóa thể loại
của các tác giả.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Đình Sử (2018). Lý luận văn học – Tác phẩm và thể loại văn học, Nhà
xuất bản Đại học Sư Phạm.

[2]. Hoài Anh (2001), Tìm hoa quá bước, NXB Văn học.

[3]. Lại Nguyên Ân (3/2017). 150 thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Văn học.

[4]. Nguyễn Minh Châu (2004). Dấu chân người lính, Nhà xuất bản Văn học.

[5]. Bảo Ninh (2017), Nỗi buồn chiến tranh, Nhà xuất bản trẻ.

[6]. Tác giả xứ Quảng “Cánh chim Chơ – rao” của nhà văn viết về Tây
Nguyên (3/6/2018), truy xuất từ
https://www.baodanang.vn/tac-gia-xu-quang/201806/canh-chim-cho-rao-cua-
nha-van-viet-ve-tay-nguyen-2655298/index.htm, truy cập ngày 4/7/2020.

[7]. Nguyễn Thành Thi. “Trường ca hiện đại Việt Nam nhìn từ sự vận động,
tương tác thể loại”, Sài Gòn tháng 7 năm 2016.

[8]. Nguồn báo mạng. https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/35079702-


su-phat-trien-cua truong-ca.html.

41
[9]. Nguyễn Thành Thi. “Bài giảng về các xu hướng vận động của trường ca”,
Youtube Nguyễn Thành Thi, năm 2020.

[10]. thivien.net. Bài thơ “Bài ca chim Chơ – rao” (Thu Bồn – 1962), bài đăng
năm 2008.

[11]. thivien.net. Bài thơ “Gọi tìm xác đồng đội” (Trần Vàng Sao – 2012), bài
đăng năm 2008.

[12]. Lại Thị Hồng Vân (2001). Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết
Nguyễn Minh Châu, Luận án Thạc sĩ Ngữ văn. Trường Đại học sư phạm
TP.HCM.

[13]. Nguyễn Minh Châu (2004). Dấu chân người lính. Nhà xuất bản Văn học.

[14]. Nguyễn Thành Thi (2008). “Lược đồ” văn học quốc ngữ Việt Nam trước
1945 nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại. Tạp chí khoa học
ĐHSP TP.HCM, 15, 21-36.

[15]. Nguyễn Thanh Tú (26/09/2013). Cảm hứng sử thi kỳ 2. Báo quân đội
nhân dân Việt Nam, Hà Nội.

[16]. https://tuoitre.vn/tran-vang-sao-va-ban-ly-lich-cua-mot-nguoi-yeu-nuoc-
minh-20180510104212025.htm.

[17]. http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c1/n11155/Tran-Vang-Sao-va-
Goi-tim-xac-dong-doi.html.

-----HẾT-----

42
STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÓNG GÓP
1 Trần Thanh Duy 44.01.601.070 100%
2 Phạm Thị Ngọc Cẩm 43.01.606.013 50%
3 Võ Thị Yến Nhi 43.01.601.057 100%
4 Phạm Thị Ngọc Trân 43.01.606.141 90%
5 Phan Nguyễn Mai Trúc 43.01.606.146 95%
6 Nguyễn Phạm Ngọc Trinh 44.01.601.150 100%
7 Hoàng Hải Yến 44.01.601.157 100%
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 06

43

You might also like