You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG

TPHCM
KHOA LỊCH SỬ
----o0o----

Môn học: Phương pháp luận sử học


Đề tài nghiên cứu
SỬ HỌC THẾ GIỚI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ HỘI
NHẬP

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Võ Văn Sen


Thành viên tham gia
1. Trần Phạm Tuân 1956040100 (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Hoàng Tâm Như 1956040089
3. Huỳnh Thị Trúc Mai 1956040078
4. Điểu Thanh Bùi Nhật Lý 1956040077
5. Thái Vũ Hòa 1956040057
6. Trần Trọng Nhân 1956040085
7. Nguyễn Thị Kim Tuyến 1956040107

1
Mục lục
Phần 1: Dẫn luận
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Khái quát về phương pháp luận sử học Marxis.
1.1 Sơ lược về sự hình thành lí luận sử học trong khoa học Lịch sử……………4
1.2 Phương pháp luận sử học…………………………………………………..11
1.3 Phương pháp luận sử học Marxist………………………………………….12
Chương 2: Sử học Marxist ở một số nước trên thế giới và Việt Nam trong hội nhập
và đổi mới.
2.1 Sử học Marxist ở các nước Liên Xô cũ và nước Nga hiện nay……………..14
2.2 Sử học Marxist ở Trung Quốc………………………………………………18
2.2.1 Sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc………………………………..18
2.2.2 Sử học Marxist ở Trung Quốc……………………………………………23
2.3 Sử học Marxist ở Việt Nam…………………………………………………25
Phần 3: Tổng kết
Danh mục tài liệu tham khảo

2
Phần 1: DẪN LUẬN
Phương pháp là cái chỉ có ở con người, nó mang tính mục đích, là cách mà chủ
thể hoạt động tác động vào đối tượng hoạt động để dẫn đến kết quả hoạt động.
Phương pháp luận sử học là những lí giải về phương pháp khoa học lịch sử, nhằm lựa
chọn ra những phương pháp đạt hiệu quả cao trong hoạt động bao trùm- hoạt động
nhận thức. Phương pháp luận sử học có quá trình phát triển, tồn tại gắn liền với khoa
học lịch sử. Nó là bộ môn không thể thiếu được, là cở sở để khoa học lịch sử tồn tại và
phát triển. Karl Marx đã nói từng nói không chỉ kết quả nghiên cứu cần phải đúng, mà
cả con đường dẫn đến kết quả cũng phải đúng. Có phương pháp luận thì mới đạt được
nội dung khoa học.
Lịch sử phát triển của phương pháp luận sử học qua các thời kì là lịch sử của các
cuộc đấu tranh quan điểm, học thuật, tư tưởng về nhiều vấn đề của phương pháp luận.
Phạm vi nghiên cứu của phương pháp luận sử học rất rộng.
Phương pháp luận sử học là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác
đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu. Đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm về mặt tư tưởng
chính trị và khoa học mà chúng ta cần đứng vững trên những nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp thu có sự lựa chọn các nguồn tài liệu tham
khảo của các tác giả trong và ngoài nước. Bởi vậy, bất cứ người nghiên cứu lịch sử
nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo một quan điểm
giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp là một nhân tố
quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập
lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ.
Tuy nhiên việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất
sáng tạo, khắc phục những sai sót về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện.
Bởi vì sử học thế giới trong công cuộc đổi mới và hội nhập là phương pháp luận của
sử học mácxit được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng
nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về
duy vật lịch sử phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận
thức học,... đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về mặt lịch sử. Chính điều đó nhóm nghiên
cứu chúng tôi nghiên cứu về đề tài phương pháp luận: “Sử học thế giới trong công
cuộc đổi mới và hội nhập”
Trong những thập kỉ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và của
hoạt động con người nói chung được nhận được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa
học thuộc lĩnh vực triết học, các nhà khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội thảo
được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong phạm vi sử học nước
ta, các vấn đề về phương pháp luận cũng được nghiên cứu sâu rộng và thảo luận sôi
nổi, đặc biệt là từ sau hội thảo khoa học đầu tiên về phương pháp luận sử học (1966).
Chính điều này đã thôi thúc nhóm chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này để đưa
đến mọi người cái nhìn về sự thay đổi của sử học thế giới trong công cuộc đổi mới và

3
hội nhập trên cơ sở nền tản sử học mácxit, từ đó làm rõ ý nghĩa của công cuộc đổi mới
đối với nghiên cứu lịch sử.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu trình bày các khái niệm liên quan đến đến sử
học Mácxit, sử học mácxit ở các nước trên thế giới và Việt Nam trong hội nhập và đổi
mới, qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
Đề tài này được áp dụng các phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên
cứu.

Phần 2: NỘI DUNG


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC MARXIST
1.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH LÍ LUẬN SỬ HỌC TRONG KHOA HỌC
LỊCH SỬ.
Những yếu tố của nhận thức lịch sử đã có từ lâu, từ lúc con người mới xuất hiện,
bởi vì “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy” 1 . Sự nhận
thức lịch sử phát triển theo trình độ nhận thức con người nói chung, đặc biệt từ khi
lịch sử trở thành một khoa học, thì lí luận sử học cũng dần dần hình thành và phát
triển.
Tiền đề quan trọng của sự nhận thức lịch sử được thể hiện trong các câu chuyện
cổ tích, thần thoại, dân ca... chủ yếu là sự nhận thức về thời gian. Đó là sự nhận thức
về một quá trình xảy ra từ cái đã qua (quá khứ) đến cái đang diễn ra ở hiện tại và sẽ
tiếp tục ở tương lai. Song, ý niệm về quá khứ của người xưa còn rất mơ hồ: quá khứ là
tất cả những gì đã có trước hiện tại, đã xảy ra từ “thời xa xưa”, ở những “ngày trước”
lâu lắm rồi.
Sự nhận thức lịch sử lúc bấy giờ mang nặng tính chất thần bí, tôn giáo.
Nhận thức lịch sử xác thực bị hoà lẫn vào các câu chuyện huyền thoại, các truyền
thuyết. Tôn giáo đã thần thánh hoá hiện tại, gắn nó với quá khứ huyền bí và một tương
lai xa vời. Tuy nhiên, từ những tài liệu chân thực trong các truyền thuyết, thần thoại,
dân ca... nhà nghiên cứu lịch sử cũng thu được một nguồn nhận thức khoa học, phần
nào phản ánh sự hiểu biết về hiện thực quá khứ thời xa xưa.
Sự phát minh ra chữ viết đã đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại nhận thức
về sự vận động của xã hội: chữ viết ghi lại những điều đã xảy ra trong quá khứ làm
cho nhận thức lịch sử của con người có cơ sở xác thực hơn. Song sự hiểu biết về quá

1
C.Mác-Ph.Ăngghen Tuyển tập, tập 1. NXB Sự thật. Hà Nội, 1962, trang 304.

4
khứ lúc bấy giờ chỉ mới giới hạn ở việc miêu tả và ghi chép những sự kiện lịch sử đã
xảy ra, mà chưa có hệ thống lý luận lịch sử. Tất nhiên, mọi sự ghi chép, miêu tả lịch
sử đều do những quan niệm nhất định chi phối: Việc nhận thức các sự kiện theo cách
biên niên, thông qua sự hiểu biết của con người thuộc một giai cấp nhất định.

Hình thức ghi chép lịch sử đầu tiên ở thời cổ đại là biên niên sử, được xây dựng
trên quan niệm rất thiết thực, nhằm nhắc lại cho chúng ta biết và ghi nhớ những gì cốt
yếu nhất đã xảy ra trong quá khứ có liên quan đến cuộc sống ngày nay. Dĩ nhiên, việc
ghi chép những điều cơ bản của quá khứ lúc bấy giờ bao giờ cũng phản ánh chủ yếu
quan điểm tư tưởng của chủ nô và phục vụ quyền lợi của bọn cầm quyền thống trị đối
với nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Các nhà sử học thời cổ đại Hi Lạp, Rôma cho rằng, sự hiểu biết lịch sử là việc
nắm được những gì đã xảy ra trong quá khứ, đặc biệt những sự kiện về đời sống chính
trị, kinh tế, nhất là những cuộc chiến tranh và công việc ngoại giao. Quan niệm này
được thể hiện trong bộ Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư nổi tiếng của Hêrôđốt
vào thế kỉ thứ V TCN. Ông không chỉ miêu tả sự kiện mà còn đi sâu giải thích một số
hiện tượng, như nêu ra sự khác biệt giữa hai nền văn minh Hi Lạp và phương Đông,
giải thích nguyên nhân các cuộc chiến tranh là do sự đối lập của các nền văn minh
Đông và Tây. Điều nổi bật ở Hêrêđốt là tôn trọng sự thật khách quan mà bản thân ông
“đã biết”, “đã học được qua công việc nghiên cứu của mình” 2 .
Dần dần các nhà học cổ đại phương Tây nhận thấy rằng, chỉ ghi chép sự kiện quá
khứ là chưa đủ mà “việc nghiên cứu lịch sử chỉ có ích khi nào bổ sung những câu
chuyện đó bằng cách trình bày các nguyên nhân của sự kiện” 3. Tuy nhiên, quan niệm
về lịch sử của các sử gia thời cổ đại phương Tây còn hạn chế, như xem nhận thức lịch
sử chủ yếu là việc thu nhận sự kiện quá khứ, làm cho mọi người nhớ lại thời đã qua,
xem lịch sử là một loại hình nghệ thuật, như thơ ca, nhạc, nhảy múa; tin vào số mệnh,
vào sự can thiệp, ảnh hưởng của các lực lượng siêu nhiên vào đời sống xã hội loài
người.
Nhìn chung, về mặt lý luận, Sử học thời cổ đại phương Tây đã xây dựng một cơ
sở triết học cho việc nhận thức quá khứ.
Ở phương Đông, triết lí lịch sử cũng được trình bày thông qua các loại hình văn
học, giáo lí của các tôn giáo. Ở Trung Quốc, Sử học ra đời khá sớm và được chỉ đạo
bởi một quan điểm nhất định, như dùng quan niệm “thiện” và “ác” để xem xét, đánh
giá lịch sử. Song ở thời cổ đại Trung Quốc vẫn chưa có quan điểm lí luận sử học một
cách hệ thống. Tư Mã Thiên dù đã đưa ra quan niệm nghiên cứu lịch sử là “nghiên

2
C.Mác-Ph.Ăngghen Tuyển tập, tập 1. NXB Sự thật. Hà Nội, 1962, trang 304.
3
Guy Bourdé- Hervé Martin, Các trường phái sử học. TS. Phạm Quang Trung, PGS.
Vũ Huy Phúc dịch, Viện Sử học Việt Nam, Hà Nội, 2001, trang 15.

5
cứu quan hệ giữa trời và người, để hiểu sự biến đổi xưa nay” vẫn chưa có hệ thống lí
luận nghiên cứu lịch sử.
Vào thời phong kiến, lí luận về Sử học có một bước tiến, làm cơ sở cho sự phát
triển nghiên cứu lịch sử. Ở Trung Quốc, thời nhà Đường, Lưu Tri Kí (661-721) trong
cuốn Sử thông đã tổng kết một cách hệ thống thực tiễn nghiên cứu lịch sử từ Tần trở
về sau, nêu lên hệ thống lí luận và phương pháp sử học. Trong sách đó, ông xác định
mục đích nghiên cứu không chỉ “khuyên răn điều thiện, ngăn ngừa điều ác mà còn
biết” sử dụng lịch sử vào” những việc cấp bách của đời sống con người”. Ông phản
đối việc giải thích sự hưng vong của các triều đại, đất nước, sự thành bại của con
người dựa vào “mệnh” và “vận”. Ông đưa ra quan niệm phân kì lịch sử, gồm các giai
đoạn “thượng cổ”, “trung cổ”, “cận cổ”, và nêu tư cách của người làm sử là phải
có”tài”, “học” và “tri thức”.
Ở phương Tây vào thời trung đại, Sử học bị biến thành “tên nô bộc của Thần
học”; nhà thờ Thiên chúa giáo nắm lấy lịch sử làm công cụ thống trị tinh thần nhân
dân. Các biên niên sử thời kì này thể hiện quan điểm “Lịch sử diễn ra dưới trần gian
đều do kế hoạch và ý định của Chúa vạch ra” 4 . Quan điểm này không những không
khoa học mà còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Bởi vì, nếu nói rằng Thượng đế điều
khiển sự phát triển của xã hội, bắt con người hoạt động theo ý muốn của mình thì con
người chỉ là cái máy, không có trách nhiệm gì với lịch sử. Quan niệm như vậy thì thật
là vô lí. Nếu thừa nhận con người hoạt động theo ý mình, sáng tạo ra lịch sử thì còn
đâu là Thượng đế, là định mệnh, còn gì là tôn giáo, như các nhà sử học lúc bấy giờ
khẳng định.
Từ quan niệm về lịch sử như trên, phương pháp nghiên cứu, học tập lịch sử cũng
được thể hiện chủ yếu ở thể loại kể chuyện cổ tích nhằm gây hứng thú cho người đọc,
người nghe. Vipenarô trong quyển sách dạy cách viết sử khuyên người viết và học
lịch sử “cần tránh và loại ra khỏi câu chuyện của mình những điều gây nên sự bực bội
và kinh hãi” 5.
Tuy thần học chi phối việc nhận thức lịch sử, Giáo hội hầu như “độc quyền”
nghiên cứu lịch sử, nhưng không thể xem toàn bộ việc nghiên cứu lịch sử nói chung
và việc xây dựng lí luận lịch sử nói riêng ở thời trung đại là một bước lùi trong sự phát
triển tư duy lịch sử. Bởi vì, một số nhà sử học ở phương Đông và phương Tây trên cơ
sở những tư tưởng khoa học và triết học duy vật thời cổ đại đã xác định một số
nguyên tắc khoa học đối với việc nhận thức lịch sử một cách khoa học để chống lại
quan điểm thần học về sự phát triển của lịch sử xã hội.

4
Trích theo N.A.Êrôpheép, Lịch sử là gì?, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981, trang 16,
Bản dịch tiếng Việt.
5
Theo O. Vainxtên, Sở học Tây Âu thời trung đại, Mátxcơva, 1964, trang 77, tiếng
Nga.

6
Bước sang thời cận đại, cùng với sự phát triển của bản thân lịch sử xã hội trên các
mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, sự nhận thức về lịch sử, cũng như
các ngành khoa học khác dần dần có cơ sở lí luận một cách hệ thống. Nhiều vấn đề lí
luận lịch sử được để ra và giải quyết, như tính chất, đặc điểm của đối tượng sử học,
vấn để nhận thức quy luật của quá trình lịch sử.
Ở phương Tây, tiêu biểu cho lí luận sử học thời cận đại là nhà triết học Italia
Giovanni Battista Vico (1668-1744). Trong quyển Về nguyên lý khoa học mới có tính
chất chung của các dân tộc, Vicô cho rằng, quá trình phát triển cụ thể của lịch sử các
dân tộc tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều trải qua các thời đại: từ “thuở ấu
thơ” (thời đại của các thần thống trị) qua “thời đại anh hùng” của “thời thanh niên”, do
đại quý tộc thống trị và đến “thời đại người thường” của “thời tráng niên”, tức thời kì
quân chủ lập hiến hoặc nền chính trị dân chủ cộng hoà. Tuy sự phân kì này không có
cơ sở khoa học, nhưng cũng nêu được quy luật của sự phát triển xã hội và đề cập một
cách hệ thống các vấn đề lí luận về con đường nhận thức và phương pháp nghiên cứu
lịch sử.
Các nhà khai sáng châu Âu thế kỉ XVII-XVIII, đặc biệt ở Pháp, đã chống các
quan niệm thần học về “thiên mệnh”, “sự mầu nhiệm” trong lịch sử và xem lịch sử xã
hội là lịch sử của con người phát triển theo “những nguyên nhân quy luật tự nhiên”.
Nhà Khai sáng Đức thế kỉ XVIII, Hécle viết: “Lịch sử là khoa học về những gì đã xảy
ra trong thực tế, chứ không phải là những gì có thể xảy ra theo những đường nét
huyền bí của số mệnh” 6. Trên cơ sở tư tưởng về “quy luật tự nhiên của lịch sử, các
nhà sử học phái Khai sáng đã xem “Lịch sử phát triển như sự đi lên từ thấp lên cao,
không hề nghiêng ngả” (Côngdoócxê), “Lịch sử là lịch sử toàn diện, chứ không phải
chỉ có lịch sử chính trị” (Vônre), “Hoàn cảnh địa lí và xã hội có ảnh hưởng đến con
người” (Môngtexkiơ). Những quan điểm này đánh dấu bước phát triển, tiến bộ trong
lịch sử sử học thế giới nói chung, Sử học Pháp nói riêng.
Triết lí lịch sử của phái duy tâm cổ điển Đức (nửa sau thế kỉ XVII) là một bước
tiến hơn nữa của tư duy lí luận trong Sử học, khi xem động lực của sự phát triển xã
hội là nhân tố bên trong, hợp quy luật. Song họ lại cho sự tất yếu đó không phải ở bản
thân lịch sử mà do tác động từ bên ngoài của “tinh thần tuyệt đối”, “ý chí tuyệt đối”.
Quan điểm của Hêghen về lịch sử là đỉnh cao của triết lí sử học tư sản. Mặc dù
quan điểm này còn nhiều yếu tố trừu tượng và duy tân, song đã vạch được sự phát
triển đi lên hợp quy luật của lịch sử thế giới. Hêghen nêu lên “sự phủ định của phủ
định” trong sự phát triển xã hội. Đó là sự thay đổi sâu sắc, biện chứng về lượng và
chất của các giai đoạn, là cái mới nảy sinh từ cái cũ và cái mới này đến lượt mình già
cỗi, nhường chỗ cho cái mới khác. Tuy còn có những hạn chế, nhưng theo V.L. Lênin,
Hêghen có nhiều cái tuyệt đẹp trong vấn để được nêu và hướng giải quyết một cách
biện chứng việc nhận thức lịch sử, xã hội.

6
O. Vaixtên, Sử học Tây Âu thời trung đại, Sdd. Trang 309.

7
Ở phương Đông, lí luận sử học thời cận đại có những bước tiến đáng kể, tuy quan
niệm phong kiến về lịch sử còn ngự trị. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XV, nhà sử
học Ảrập, Ipnơ Khandun (1332-1406) đã trình bày hệ thống lí luận sử học trong bộ
sách, gồm 7 tập Sách về những tấm gương có ý nghĩa văn dạy trong lịch sử của người
Ảrập, Ba Tư, Becbe và các dân tộc sống cùng với họ trên quả đất. Trong hai tập đầu,
ông khẳng định rằng hoàn cảnh lịch sử có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của
xã hội và nêu ra giả thuyết rằng, phong tục và các thể chế của mỗi dân tộc, trong một
chừng mực nhất định phụ thuộc vào các hình thức kiếm sống của họ. Có thể nhận thấy
trong lí luận sử học của I. Khanđun có nhiều yếu tố duy vật về nhận thức lịch sử, mối
quan hệ, tác động lẫn nhau giữa điều kiện địa lí, xã hội với việc phát triển lịch sử.
Vào thế kỉ XVIII, nhà sử học Trung Quốc, Chương Ngọc Thành (1738-1801) đời
Thanh, trong quyển Văn sử thông nghĩa đã nói về “sử ý” tức là tìm hiểu ý nghĩa của
sự thực lịch sử. Theo ông, học tập lịch sử phải nắm cho được ý nghĩa của sự thực lịch
sử (sử nghĩa); cho nên, trong một tác phẩm sử học phải có ba phần khăng khít với
nhau: “sử” (sự thực lịch sử), “văn” (cách hành văn trong viết sử) và “nghĩa”. Ông xem
quan hệ giữa ba điều này trong một tác phẩm lịch sử như quan hệ giữa các bộ phận
của “thân thể con người”: “sử” như là “xương của lịch sử”, “văn” là “da thịt của lịch
sử”, còn “nghĩa” là “tinh thần của lịch sử”. Để hiểu cái “nghĩa”của lịch sử, điều chủ
yếu, phải hiểu rõ “đạo”. Theo ông “đạo” giúp chúng ta hiểu nguồn gốc sinh thành và
chuyển đổi của mọi sự vật, nó là trí lực của con người chứ không phải của thánh thần.
Đây cũng là một quan điểm sơ khai về phép biện chứng trong nhận thức lịch sử.
Ở Việt Nam, từ sau Lê Văn Hưu đến Quốc sử quán triều Nguyễn, sử học đã có
bước tiến về nhiều mặt, trong đó có những vấn đề quan điểm lí luận mà chúng ta đã
điểm qua ở môn Lịch sử Sử học Việt Nam 7. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đánh dấu
một cuộc cách mạng trong nhận thức lịch sử. Trong tác phẩm chung đầu tiên của
mình, Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã trình bày một cách hệ thống quan điểm
duy vật về lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử không phải do một cá nhân,
một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo, mà là “Những hoạt động của con người theo
đuổi mục đích của mình” 8. Phát triển ấy trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau, kế tiếp trong lịch sử một cách hợp quy luật, theo tác động của quần chúng nhân
dân – nhân tố quyết định của sự phát triển của xã hội. Nhân tố tích cực nhất đối với sự
phát triển lịch sử xã hội là lực lượng sản xuất và trong xã hội có giai cấp, đấu tranh
giai cấp còn là động lực phát triển lịch sử.

7
Giucôp, Phương pháp luận sử học, NXB Na-u-ka (Khoa học), Mátxcơva, 1984, tr.
35, tiếng Nga.
8
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử sử học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2005.

8
Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin “Đã cho chúng ta kim chỉ
nam để tìm ra những quy luật trong tình trạng rối rắm và hỗn độn về bể ngoài...” 9.
của xã hội. Nhờ vậy Sử học mácxít vượt lên, khác với Sử học trước đó, bởi vì, “Khoa
học xã hội và khoa học Lịch sử trước Mác thì nhiều lắm cũng chỉ tích luỹ được những
sự kiện, góp nhặt một cách tình cờ và chi trình bày một số mặt nào đó của quá trình
lịch sử”. Chủ nghĩa Mác “mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá
trình phát sinh, phát triển và sụp đổ của các hình thái kinh tế - xã hội...” 10.
Phương pháp luận sử học mácxít được V.I. Lênin phát triển khi Người bảo vệ
những quan điểm duy vật về lịch sử. Lênin còn phân tích những vấn đề về phương
pháp nghiên cứu lịch sử mà Mác đã xây dựng và bổ sung thêm về mặt phương pháp
luận. Người chỉ rõ: “Phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan
của quá trình lịch sử trong một thời điểm lịch sử nhất định và trong những hoàn cảnh
cụ thể nhất định, tìm hiểu xem trước hết hoạt động của giai cấp nào là động lực chính
của sự tiến bộ có thể xảy ra trong hoàn cảnh cụ thể ấy 11.
V.I. Lênin đã nhấn mạnh một nguyên tắc phương pháp luận rất quan trọng đối với
phương pháp nghiên cứu lịch sử. Đó là việc phải có “một thói quen thật sự đối với vấn
đề này một cách đúng đắn và không lạc vào đống chi tiết vụn vặt trong muôn vàn ý
kiến xung đột nhau”. Điều quan trọng nhất để có một lập trường khoa học đối với vấn
đề này là “không quên mối liên hệ lịch sử cơ bản, xem xét mỗi vấn đề trên quan điểm
là một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế nào, những giai đoạn chủ yếu
trong sự phát triển của nó mà xem một vật nhất định hiện nay trở thành cái gì” 12.
Trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phương pháp
luận sử học được đông đảo các nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm. Ở lĩnh vực này cũng
diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi, một cuộc đấu tranh gay gắt, có liên quan mật thiết
đến sự tồn tại của các hệ thống chính trị - xã hội khác nhau, đến phong trào độc lập
dân tộc, đến những cuộc cải cách, cải tổ, đổi mới nhiều nước. Có lẽ chưa bao giờ,
những vấn đề phương pháp luận sử học, những vấn đề sử học nói chung, gắn với
những vấn đề chính trị, xã hội sâu sắc như vậy.
Có những nhà sử học tư sản vạch trần những mặt tiêu cực, xấu xa của chủ nghĩa
tư bản, song tỏ ra bất lực với việc rút ra những bài học, kinh nghiệm cho ngày nay và
không nhận thấy được con đường phát triển tiếp theo của lịch sử. Thậm chí một vài
nhà sử học tư sản tìm cách làm cho con người hoảng sợ về quá khứ và mất tin tưởng
vào sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đối với tương lai. Theo họ, “Lịch sử là

9
Mác và Ăngghen Toàn tập, tập 2, trang 202, tiếng Nga.
10
V.I.Lênin Toàn tập, Tập 26, trang 58, tiếng Nga.
11
V.I.Lênin Toàn tập, Tập 21, trang 54-55, tiếng Nga.
12
V.I.Lênin Toàn tập, Tập 21, trang 54-55, tiếng Nga.

9
cái sản phẩm nguy hiểm nhất. Nó bắt người ta mơ ước, dấy lên ở nhân dân những hồi
tưởng... nhưng tuyệt đối không dạy cho chúng ta cái gì cả”. Đó là một loại triết lí hoài
nghi, bi quan về lịch sử.
Nhiều nhà sử học tư sản lại điên cuồng chống chủ nghĩa cộng sản, chống chủ
nghĩa Mác – Lenin, cơ sở của phương pháp luận sử học mácxít- leninnit, đặc biệt các
học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, về đấu tranh giai cấp... Họ ra sức xuyên tạc
lịch sử để phủ nhận sự tồn tại của các nước xã hội chủ nghĩa là “trái với thông lệ của
xã hội loài người” và “tiên đoán về sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản cùng với sự
kết thúc thế kỉ XX” 13. Sử học mácxít – lêninnít ở Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu trước đây, ở Trung Quốc, Việt Nam, có nhiều thành tựu to lớn, đã đấu
tranh mạnh mẽ, có hiệu quả chống những khuynh hướng sai lầm, phản động ở các
nước. Tuy nhiên, Sử học mácxít – lêninnít ở các nước này cũng phạm những sai lầm
về chủ nghĩa giáo điều, công thức, biệt lập, nên cũng hạn chế nhiều sự phát triển của
Sử học.
Cùng với việc cải cách, đổi mới đất nước, Sử học mácxít cũng “đổi mới”, “cải
cách” trên cơ sở bảo vệ, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, phù hợp với tình
hình, điều kiện mới của thế giới ngày nay. Ví như, ở Trung Quốc, Sử học nước này
“đã đẩy nhanh tiến trình cận đại hơn của mình bằng việc vận dụng phương pháp và lí
luận nhân loại học, xã hội học của chủ nghĩa Mác được truyền vào từ phương Tây từ
thế kỉ XIX và không còn nghi ngờ gì nữa khi mà ngày nay, Sử học Trung Quốc muốn
phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu mới cũng vẫn phải được thực hiện trên cơ sở
quan điểm sử học của chủ nghĩa Mác” 14.
Trong xu hướng chung của thời đại, nổi bật lên với việc quốc tế hoá đời sống xã
hội, với việc xích gần lại giữa các dân tộc, sử học thế giới, qua các đại hội, hội thảo
khoa học, các sách, tạp chí... cũng thể hiện tinh thần đấu tranh cho việc nhận thức
đúng lịch sử quá khứ, xây dựng sự hiểu biết, tình hữu nghị, đấu tranh cho hoà bình,
tiến bộ, văn minh... (Đại hội Sử học quốc tế ở Canada 1995, Đại hội Sử học châu Á
1994... đã thể hiện các quan điểm như vậy). Các nhà sử học tiến bộ đã xích lại gần
nhau trong quan niệm về ý nghĩa của lịch sử với cuộc sống, vai trò của sử học đối với
việc hình thành con người của thiên niên kỉ mới 15.

Philippe Moreau Defarges, Les relations internationales duns monde d'aujourd'hui,


13

ème edition actualisée et augmentée. Ed. STH. Paris. 1992. Chapitre.

Vương Học Điền, Diễn biến của trào lưu sử học trong thời kỳ mới, trong Thông tin
14

khoa học xã hội, chuyên đề Sử học và hiện đại hoá, số 3/1995, của Viện Thông tin
Khoa học Xã hội, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Henri Monist, Maciej Serwanki..... L’Histoirre et ses fonctions, L’Harmatan, Paris,


15

2000, trang 120.

10
Nội dung cơ bản của sơ lược về sự hình thành và phát triển lí luận sử học nhằm
cung cấp cho chúng ta những hiểu biết chủ yếu: Phương pháp luận ra đời cùng với sự
xuất hiện của khoa học. Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của khoa học.
Cũng như bản thân nền sử học nói chung gắn liền với một giai cấp, với thời đại sản
sinh ra nó, chịu sự chi phối của những quan điểm tư tưởng, lập trường, quyền lợi của
giai cấp, thời đại. Lịch sử hình thành và phát triển của lí luận sử học qua các thời kì
lịch sử, nổi lên những quan điểm, những cuộc đấu tranh tư tưởng, học thuật về nhiều
vấn đề cơ bản của phương pháp luận. Sử học mácxít – Lêninnít, xây dựng trên nền
tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, nêu những nguyên tắc phương pháp luận khoa học, góp
phần vào sự phát triển nhận thức lịch sử của nhân loại. Trong thế giới ngày nay, cùng
với sự nghiệp đổi mới đất nước, đứng vững trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, sử học Việt Nam đang đổi mới để phát triển mạnh mẽ hơn.
1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
Phương pháp luận sử học là thế giới quan sử học và lý luận về phương pháp
nghiên cứu lịch sử. Tức là những vấn đề về nhận thức lịch sử xã hội, về trường phái
nghiên cứu xã hội, những vấn đề lý thuyết về xây dựng xác lập các phương pháp
nghiên cứu và trình bày lịch sử. Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học
có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử cũng như phương pháp dạy
học lịch sử. Không nắm được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu sẽ mất
phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết các vấn đề lịch sử đặt ra. Vì
vậy, có thể nói, đối với người làm công tác sử học thì việc nắm chắc phương pháp
luận là một vấn đề rất quan trọng.
Phương pháp luận Marxist được xây dựng trên cơ sở và lập trường của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, nhưng không đồng nhất phương pháp luận với duy vật lịch sử, mà
theo Lenin quan niệm rằng, phương pháp luận sử học là sự thống nhất lý luận Marxist
về quá trình lịch sử và phương pháp nghiên cứu Marxist quá trình đó. Nó phản ánh
qua quan điểm Marxist về tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người (tức là
phân kỳ lịch sử qua các hình thái kinh tế - xã hội), vai trò quần chúng trong lịch sử,
tính Đảng và tính Khoa học trong nghiên cứu lịch sử.
Hiện nay, do còn chưa thống nhất, nên nội dung chủ yếu của phương pháp luận sử
học có thể nêu đại ý như sau. Bao gồm thế giới quan sử học, các trường phái sử học;
đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học; hệ thống các phạm trù, khái niệm của sử
học; nhận thức lịch sử (sự kiện, quá trình, quy luật, chân lý trong khoa học lịch sử);
vấn đề sử liệu học (sưu tầm, lựa chọn, thẩm định, đánh giá tư liệu lịch sử...), vấn đề
khôi phục và trình bày lịch sử.-Vấn đề đổi mới sử học (gắn với thời đại).
Như vậy, về cấu trúc, thì phương pháp luận sử học nhìn chung được hình dung
bao gồm 3 bộ phận. Thứ nhất, phương pháp luận đối tượng lịch sử. Đó là những lý
giải về “lịch sử” với tư cách là đối tượng nghiên cứu của nhà sử học, tồn tại độc lập
khách quan với nhà sử học. Gồm: sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử,hình thái kinh tế -
xã hội, quy luật lịch sử (đồng đại, lịch đại, phát triển...). Thứ hai, phương pháp luận

11
nghiên cứu lịch sử. Đó là lý giải cách tiếp cận lịch sử của nhà sử học, bao gồm: đặc
điểm, tính chất của nhận thức lịch sử, sử liệu và vấn đề khai thác sử liệu, khôi phục và
giải thích sự kiện lịch sử. Thứ ba, phương pháp luận Trình bày lịch sử. Đó là lý giải
cách trình bày kết quả nghiên cứu để cấu thành tác phẩm lịch sử. Gồm: tự sự lịch sử,
sử học diễn tiến, sử học cấu trúc, sử học duy vật biện chứng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC MARXIST
Những người đặt nền móng cho nền sử học marxist là Karl Marx (1818-883) và
Friedrich Engles (1820-1895) vốn là những nhà triết học vĩ đại đã sáng lập chủ nghĩa
xã hội khoa học. Sử học marxist là sự tiếp tục của trường phái triết học lịch sử, coi sự
phát triển lịch sử xã hội là một quá trình tự nhiên, tuân theo những quy luật chung.
Hai ông đã nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử, như công xã nguyên thủy, nguồn gốc của
gia đình, chế độ tư hữu và của nhà nước, vấn đề phương thức sản xuất Châu Á, vấn đề
nông dân ở Đức,.. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lịch sử, Marx và
Engels đã làm cho khoa học lịch sử có những tiến bộ mới, mang đến cho sử học một
phương pháp luận mới dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
là một đóng góp vô cùng lớn lao của sử học marxist cho nhân loại. Chủ nghĩa duy vật
lịch sử thừa nhận “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, quá trình hình thành và
phát triển của xã hội loài người là sự thay thế dần dần của các hình thái kinh tế xã hội
từ thấp lên cao, đấu tranh giai cấp chính là động lực phát triển của lịch sử,… Để xây
dựng mô hình phương pháp nghiên cứu lịch sử, chủ nghĩa Marx đã kết hợp được hai
luận điểm, một là, quá trình lịch sử được nghiên cứu giống hệt như quá trình tự nhiên
và hai là, quá trình lịch sử được nghiên cứu hoàn toàn theo những đặc thù của xã hội
loài người. Kết hợp hai luận điểm này, chủ nghĩa Marx chỉ rõ quá trình lịch sử vừa
phải chịu sự tác động bởi những quy luật tổng quát của tự nhiên vừa phải chịu sự chi
phối bởi các qui luật đặc thù của xã hội.
“Và bây giờ về phần tôi, tôi không hề có công phát hiện ra sự tồn tại của các giai
cấp trong xã hội hiện đại và sự đấu tranh giữa các giai cấp đó. Điều mới mẻ mà tôi đã
làm là đã chứng minh rằng: (1) sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn
lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất; (2) đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến
chuyên chính vô sản; (3) Bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến lên
xóa bỏ mọi giai cấp và tiến lên một xã hội không có giai cấp”. Marx và Engels đã nhìn
thấy được sự thắng lợi của cách mạng vô sản (liên quan đến sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân) và sự diệt vong của chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu như nhau.
Lenin (1870-1924) là người kế thừa và phát triển sử học marxist, đặc biệt qua tác
phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” (1899). Ông đưa ra lý luận về sự
phản ánh để nhận thức hiện thực khách quan, đề cao quan điểm lịch sử: “xem xét mỗi
vấn đề trên quan điểm là một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế nào,
những giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển mà hiện tượng này trải qua, và trên quan
điểm sự phát triển của nó mà xem một vật nhất định hiện nay trở thành cái gì”. Lenin
nhìn thấy tính bất thường của học thuyết Marx: “Chúng ta không hề coi lý luận của
Marx như một cái gì xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý

12
luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần
phải phát triển hơn nữa về mọi mặt nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc
sống”.
Chủ nghĩa Marx đã khám phá ra cơ chế của sự phát triển, đưa ra mô hình giải
thích sự phát triển của lịch sử qua việc diễn giải ba mâu thuẫn nội tại của xã hội và
cũng có thể hiểu như là những qui luật cơ bản của sự phát triển xã hội. Mâu thuẫn chủ
yếu qui định sự phát triển của xã hội là mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên. Đó là
mâu thuẫn của ý thức và vô thức. Con người, bằng lao động của mình, tác động vào tự
nhiên, cải tạo tự nhiên, bắt các lực lượng này phải hoạt động theo ý muốn của mình.
Giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên làm lực lượng sản xuất phát triển.
Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực
lượng sản xuất là nhân tố động, phát triển không ngừng, đến một lúc nào đó không
còn phù hợp với quan hệ sản xuất đang chi phối, mâu thuẫn gay gắt và phá vỡ quan hệ
sản xuất cũ làm nảy sinh ra một quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất
phát triển. Mâu thuẫn thứ ba xảy ra giữa các quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc
xã hội. Khi quan hệ sản xuất cũ bị phá vỡ, quan hệ sản xuất mới đƣợc thiết lập,
thượng tầng kiến trúc cũ không còn phù hợp. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất mới
với thượng tầng kiến trúc cũ dẫn đến sự phá vỡ của thượng tầng cũ và hình thành
thượng tầng kiến trúc mới phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Các hệ thống lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất, thượng tầng kiến trúc hợp thành một cấu trúc xã hội mà
Mác gọi đó là hình thái kinh tế xã hội. Marx và Engels đã chứng minh, trong quá trình
phát triển, xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội: Chế độ công xã
nguyên thủy; Chế độ chiếm hữu Nô lệ; Chế độ phong kiến; Chế độ tư bản chủ nghĩa
và Chế độ cộng sản chủ nghĩa. Như vậy toàn bộ thời kỳ lịch sử đã qua là sự phát sinh,
phát triển và diệt vong của các hình thái kinh tế xã hội. Thời điểm cho sự chuyển biến
từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác là các cuộc cách
mạng xã hội. Cách mạng xã hội nổ ra sau khi lực lượng sản xuất phát triển đến mức
mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất cũ, buộc phải phá bỏ để mở đường cho lực
lượng sản xuất mới phát triển. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
Lenin đã tiến hành hoàn thiện nhận thức luận duy vật biện chứng. Ông đã xây dựng
học thuyết marxist về sự phản ánh. Theo học thuyết này, nhận thức con người luôn
luôn là sự phản ánh của tồn tại, khái niệm là sự phản ánh của thực tế. Tuy nhiên, sự
phản ánh này không phải là gương ảnh. Nó có thể “là sự sao chép gần đúng của tạo
ảnh nhưng nói đến sự thống nhất hoàn toàn thì thật là vô lý. Bởi lẽ quá trình nhận thức
là hoạt động phức tạp, chia hai, dích dắc, bao gồm khả năng tưởng tượng xa thực tế”.
Việc không có sự đồng nhất hoàn toàn giữa khái niệm và thực tế đã đem đến cho nhận
thức con người yếu tố tương đối. Tuy nhiên, do cơ sở của nhận thức luôn luôn là sự
phản ánh của tồn tại khách quan nên trong mỗi một khái niệm đều có chứa đựng
những yếu tố khách quan của chân lý tuyệt đối. Lenin đã đưa ra những nguyên tắc
trong nhận thức lịch sử như sau: Thứ nhất là xem xét cái chung và cái riêng trong thể
thống nhất biện chứng như là chúng vốn có trong thực tế. Thứ hai là thừa nhận thực
tiễn là tiêu chuẩn chân lý khách quan chủ yếu của bất kỳ mọi nhận thức bao gồm cả

13
nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử, theo Lênin, phải dựa vào sự kiện lịch sử. Sự kiện
lịch sử được coi như vật chất, tồn tại khách quan với nhà sử học. Các sự kiện lịch sử
cần được hiểu trong một tổng thể hay như một hệ thống vì tồn tại cá biệt chỉ là một
mặt của chân lý, chân lý đòi hỏi nhiều mặt khác của hiện thực và trong mối quan hệ
của chúng thì chân lý mới được thể hiện. Chỉ có thể nhận thức đúng đắn các sự kiện
nếu xem xét chúng trong cái toàn bộ sinh động mà chúng là những bộ phận cấu thành.
“Nếu chúng ta lấy các sự kiện trong cái toàn bộ của chúng thì các sự kiện đó không
còn là “bướng bỉnh” mà hoàn toàn xác định được. Nếu lấy chúng ở ngoài cái toàn bộ,
ở bên ngoài mọi liên hệ, nếu chúng chỉ là từng mảnh vụn và tùy tiện thì chúng chỉ là
một thứ đồ chơi hay thậm chí còn tồi tệ hơn thế nữa”. Lenin đã phát triển thêm một
bước và cụ thể hóa quan điểm mácxít về vai trò quyết định của đấu tranh giai cấp
trong lịch sử và cách tiếp cận các hiện tượng thông qua quan điểm giai cấp. Phê phán
các nhà sử học tư sản muốn hoàn toàn thoát khỏi những quyền lợi và tình cảm của
mình, từ bỏ giai cấp xuất thân của mình và nói về quá khứ hoàn toàn vô tư “dửng
dưng nghe điều thiện và điều ác” để trình bày một cách chính xác các sự kiện và hiện
tượng, Lenin đã chỉ rõ “không có một người nào đang sống mà lại có thể không đứng
về phía giai cấp này hay giai cấp nọ (một khi họ đã hiểu được những quan hệ giữa
những giai cấp đó), lại có thể không vui sướng trước thắng lợi của giai cấp ấy, đau
buồn trước những thất bại của nó, tức giận đối với kẻ thù của nó, đối với những kẻ
truyền bá những quan điểm lạc hậu làm trở ngại cho sự phát triển của nó”. Lenin nhấn
mạnh khoa học lịch sử là một khoa học có tính đảng, bản thân chủ nghĩa duy vật vốn
bao hàm cái gọi là tính đảng. Chủ nghĩa duy vật buộc chúng ta khi đánh giá một sự
kiện nào đó phải công khai và dứt khoát đứng hẳn trên lập trường của một tập đoàn xã
hội nhất định. Khoa học lịch sử marxist kết hợp được chặt chẽ tính đảng và tính khách
quan vì quan điểm marxist thể hiện lập trường của một giai cấp tiên tiến nhất của xã
hội – giai cấp công nhân.
Sau Lenin, sử học marxist phát triển mạnh ở Nga, Đông Âu và các nước XHCN.
Đối tượng nghiên cứu của sử học marxist rất rộng, bao gồm toàn bộ lịch sử loài người
lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, lịch sử phong trào cộng sản quốc tế lịch sử kinh
tế, dân tộc học, lịch sử ngoại giao,….. Tuy nền sử học marxist ở các quốc gia này có
nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu lịch sử và
phòng chống các khuynh hướng phản động ở các nước. Tuy nhiên các sử gia marxist
– leninist thường gặp căn bệnh tả khuynh, giáo điều, rập khuôn máy móc, căn bệnh về
chủ nghĩa công thức,…. Gây ra nhiều sai lầm trong nghiên cứu lịch sử và đã làm chậm
nhịp bước phát triển của sử học.
Chương 2: SỬ HỌC MARXIST Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI
2.1 SỬ HỌC MARXIST Ở LIÊN XÔ CŨ VÀ NGA HIỆN NAY
Khoa học Xô Viết luôn quan tâm những vấn đề lý luận và phương pháp luận của
nhận thức lịch sử Mác-xít. Dựa vào những tác phẩm của V.L Lê-nin mà trong đó chứa
đựng sự phân tích sâu sắc và toàn diện những phạm trù cơ bản và những phương pháp

14
nghiên cứu của lịch sử. Nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội, về các lịch sử toàn thế
giới và các lịch sử địa phương, các thời kỳ quá độ về những hình thức lặp lại trong
lịch sử toàn thế giới.
Tác phẩm của cố viện sĩ E.M. Zhukov là sự tổng kết việc nghiên cứu nhiều năm
của một nền khoa học về những vấn đề lý luận và phương pháp luận của sử học, tổng
kết các nghiên cứu của các nhà khoa học Xô-Viết về lý luận và phương pháp luận sử
học. Bất cứ một khóa học nào cần phải có trí thức khách quan hệ thống, làm sáng tỏ
những quy luật điều khiển những hiện tượng được nghiên cứu. Cuốn sách vạch ra có
sức thuyết phục rằng những lý luận nhận thức lịch sử chỉ có thể dựa vào lý luận nhận
thức Mác-xít nói chung, rằng không thể phát hiện được bản chất của nó nếu không
dựa vào lý luận phản ánh của hệ thống Lê-nin.
Phương pháp luận sử học phải thâm nhập vào phạm vi nghiên cứu lịch sử cụ thể
như: tính quy luật, việc phân kỳ lịch sử, sự thống nhất của quá trình lịch sử toàn thế
giới, toàn bộ quần điểm của nhà sử học, vị trí và vai trò của khoa học lịch sử trong
việc giải quyết những nhiệm vụ đó thời đại đặt ra. Và phải có sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn. Nguyên tắc tính đảng trong khoa học lịch sử không phải đó một
người nào đó từ bên ngoài gán ghép một cách giả tạo, nó vốn có tự bên trong của quá
trình nghiên cứu và quan niệm về Mác-xit – lê-nin và nguyên tắc này cho phép làm
sáng tỏ tính chất phụ thuộc giữa địa vị chính trị - xã của nhà sử học và mức độ tính
khách quan trọng việc đánh giá những hiện tượng lịch sử của nhà sử học.
Xem xét về mặt lý luận, những vấn đề chủ yếu nhất của quá trình lịch sử toàn thế
giới. Làm sáng tỏ khả năng nhận thức vô hạn. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội là
một khái niệm lý luận căn bán cho phép nhà sử học thâm nhập vào bản chất của muôn
vàn số phận lịch sử của từng dân tộc và từng nước. Việc hình thành hai hoặc nhiều
hình thái khác nhau đòi hỏi phải áp dụng phạm trù “ thời đại lịch sử”. Lê-nin đã nhiều
lần nhấn mạnh giá trị của kinh nghiệm lịch sử đối với hiện tại và tương lai, sự cần
thiết phải viết lịch sử hiện thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn có ý
thức các phương tiện, thủ thật, phương pháp luận đấu tranh khoa học nằm ở mũi nhọn
của cuộc đấu tranh tư tưởng hiện thời.
Phạm trù cơ bản của chủ nghĩa lịch sử Mác-xít trên bình diện bản thể luận là
phạm trù phương pháp luận, là sự nhận thức của con người không hề có sắc thái tuyệt
đối, cũng không mang sắc thái đơm đặt, nhưng rõ ràng sự phát triển không ngừng của
đối tượng nhận thức cũng như của các khả năng nhận biết trong chủ thể nhận thức là
quá trình biện chứng nhích lại gần chân lý tuyệt đối thông qua các chân lý tương đối
rời rạc.
Nói về một vấn đề của học thuyết Mác-xít về quá trình lịch sử. Trong bài viết “
Về tính chất tự nhiên và nhân đạo của quá trình lịch sử” thì sự phát triển vãi trò của ý
thức trong quá trình lịch sử là kết quả của các tri thức ngày một tăng của mọi người về
điều kiện hoạt động của họ. Vấn đề dân tộc học Mác-xít tập chung mối quan tâm cơ
bản vào nghiên cứu sự phát triển về văn hoá tộc người của các dân tộc riêng biệt, vừa

15
không bỏ qua những quá trình liên kết về văn hoá tộc người của các dân tộc hiện đại
về việc quốc tế hoá nền văn hoá. Cương lĩnh Đảng cộng sản Liên Xô nhấn mạnh, “ ở
nước ta song song với sự phát triển và phồn vinh toàn diện của mỗi dân tộc, đang diễn
ra sự xích gần hơn nữa các dân tộc, đang tăng cường ảnh hưởng quá lại củ họ và làm
giàu cho nhau”. Sự phân tích lịch sử cụ thể chỉ ra rằng, vào các thời kỳ lịch sử khác
nhau không phải chỉ có những dân tộc nào đó mà là tất cả mọi dân tộc khác nhau đều
trở thành đại biểu cho những xu thế tiên tiến nhất và bước lên sân khấu của lịch sử thế
giới. Các dân tộc và các nước đều tiến lên vượt lên con đường tiên xã hội lớn tạm thời
bứt khởi các nước, các dân tộc lạc hậu, còn các nước lạc hậu và dân tộc lạc hậu về
phần mình trong những thời hạn khác nhau sẽ đuổi kịp và đôi khi còn vượt các dân
tộc, các nước tiên tiến và các điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện lịch sự - cụ thể.
Vai trò của quan niệm duy vật chủ nghĩa về lịch sử như là cơ sở triết học cho
những nghiên cứu lịch sử Liên Xô và chủ nghĩa duy vật lịch sử là triết học lịch sử
Mác-xít đối lập với những quan niệm về quá trình lịch sử của tất cả những học thuyết
trước Mác và phản Mác-xít về triết học lịch sử và triết học lịch sử tư sản của cả Liên
Xô và các nước hiện nay. Về đối tượng của khoa học lịch sử và vị trí của Liên Xô
trong hệ thống khoa học là cần xác định đối tượng lịch sử theo nghĩa hẹp và nghĩa
rộng. Theo nghĩa hẹp là một lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng xã hội và một cách
khách quan về nguồn gốc sự hoạt động của con người. Còn theo nghĩa rộng là sự tái
tạo quá khứ dưới hình thức lịch sử được sử dụng để chỉ môn khoa học lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội có tác dụng làm nổi bật tính kế tục lịch sử trong sự phát triển của tất
cả các khách thể của thực tế.
Phương pháp luận sử học Xô Viết thường xuyên xây dựng quá khứ theo hiện tại.
Nhiều lần xuất bản liên tiếp cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô” đều có những sửa
chữa – các sự kiện bị xuyên tạc đi-các nhân vật bị giấu biến đi – chiều theo sự lên
xuống của đường lối chính trị. Năm 1956, sau Đại hội XX, bị Nikita Khrushov kết tội,
Staline biến mất trong thực tế, các nạn nhân của ông ta cũng không xuất hiện nữa,
những điều tàn bạo trong tập thể hóa cưỡng bức và các vụ đi đày khổng lồ vẫn còn bị
che giấu, và để giải thích cho sự tiến triển của Liên Xô từ năm 1928 đến 1953, người
ta kể ra hoạt động của một Đảng cộng sản vô danh, thông tuệ và có mặt khắp nơi.
Cùng với những điều xem xét lại về chính trị, liên quan tới lịch sử đảng cộng sản và
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại còn thêm những bớp méo về dân tộc được áp dụng
vào lịch sử nước Nga, rồi lịch sử Liên Xô. Ngay từ 1943, một chỉ thị chính thức xác
định rằng: “một sự giảng dạy tốt về lịch sử là phải cho người ta tin tưởng rằng nhân
dân Xô Viết Đi hàng đầu trước các dân tộc khác… phải nhấn mạnh vào các cuộc
chiến tranh để nuôi dưỡng chủ nghĩa ái quốc”. Vì thế sách giáo khoa không nói đến
vai trò của những người Varègue- nhũng kẻ xâm lược Giéc-manh hoặc Scandinavơ –
trong sự hình thành nha nước Nga vào khoảng thế kỉ thứ IX, các sách giáo khoa đó
còn bỏ quên luôn ảnh hưởng của việc cải đạo sang đạo chính thống trong sự thiết lập
một sự đồng nhất tập thể từ thế kỉ X đến thế kỉ XII, các sách đó ca ngợi các cuộc đấu
tranh giải phóng người Nga chống lại hiệp sĩ người “bày người Tác ta” từ thế kỉ XIII
đến thế kỉ XVIII, các sách đó phát hiện ra những công trạng thời “chế độ chuyên chế

16
sáng suốt” của Pie Đại đế và nữ hoàng Catherine II vào thế kỉXVIII, các sách đó trình
bày cuộc chinh phục thuộc địa ở Trung Á thế kỉ XIX như một sự rủ bỏ ách thống trị
phong kiến, các sách đó mở rộng phần đóng góp của Liên Xô và giảm bớp phần đóng
góp của Anh và Mĩ trong chiến thắng chống Đức quốc xã giữa thế kỉ XX. Cách nhìn
lịch sử có từ thời Stalin hầu như vẫn y nguyên dưới thời Khrutsốp và Brejnev. Nhóm
các nhà sử học Xô Viết đã cho ra mắt cuốn “Lịch sử nước Pháp”. Tập đầu tiên vượt
qua 18 thế kỉ từ trận đánh Alésia cho đến việc chiếm ngục Bastile. Sở dĩ câu chuyện
kể chóng vánh như vậy là vì rất khó lý giải được dưới ánh sáng của đấu tranh giai cấp
việc chinh phục vùng Gaule, các cuộc xâm lăng của nhũng người dã man, cuộc chiến
tranh 100 năm hoặc là việc xây dựng thành Versailles. Về thời Trung cổ, chức năng
của Giáo hội tỏ ra bị đánh giá thấp quá nhiều, người ta không nói một lời về các cuộc
hành hương, người ta hầu như không nói đến các cuộc thập tự chinh, người ta nói đến
việc xây cất các nhà thờ chỉ để lưu ý các tiến bộ kĩ thuật. Về thời cận đại, người ta ưu
ái trình bày việc nền quân chủ Capatien có ý định củng cố một nhà nước dân tộc;
nhưng người ta nhấn rất mạnh vào các cuộc nổi dậy ở nông thôn tại Poitou, ở
Bretagne, ở Languedoc và các tỉnh khác. Tập thứ hai ba quát một thế kỉ XIX từ 1879
đến 1918. Ở đó, các nhà Sử học Xô Viết thấy dễ chịu nhất; họ chỉ việc rút ra từ các
phần viết của Marx, Engels và Lê-nin để làm rõ sự suy vong của quý tộc phong kiến,
sự đi lên của giai cấp tư sản, sự hình thành của giai cấp vô sản công nhân, tầm quan
trọng của các giai cấp trung lưu, và chỉ ra các liên minh cũng như các đối đầu giai cấp,
nhất là vào những năm 1789, 1815, 1830, 1848, 1871, 1880, 1914. Tập thứ ba giới
hạn ở thời kì các cuộc bầu cử 1919 đến các cuộc bầu cử năm 1978. Về cơ bản đó là
cuốn lịch sử đảng cộng sản trong mối quan hệ với xã hội Pháp. Với những chi tiết
phong phú hay nhất người ta kể các làng sóng bãi công của công nhân, sự phân biệt và
tái thống nhất các tổ chức công đoàn, những trận đánh đầy ấn tượng của cuộc kháng
chiến. Nhưng người ta lại im lặng với những giai đoạn thỏa hiệp; việc Doriot có mặt
trong ban lãnh đạo những năm 1920 và đầu những năm 1930; nhũng dấu ấn nặng nề
của Staline trên nhũng thay đổi đường lối năm 1928, 1934, 1939, 1947, nhũng cuộc
gặp gỡ của một vài lãnh tựu cộng sản với bọn chiếm đóng quốc xã vào mùa hè năm
1940; và biết bao diễn biến khác như thế nữa.
Hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời tạo ra khả năng giải phóng và phát triển lực
lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế-xã hội, đồng thời xây
dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất phù hợp. Đó cũng là quá trình con
người giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, phát triển toàn diện. Phát triển là
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật. Đó
là quá trình cái cũ, cái lạc hậu sẽ được thay thế bằng cái mới, cái tiến bộ thông qua
con đường phủ định biện chứng, tạo ra khuynh hướng phát triển tất yếu ngày một tiến
bộ và hoàn thiện hơn và cái cũ cái lạc hậu không chỉ nằm ở phương diện vật chất-
kinh tế, tức lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũ, để cuối cùng phải xóa bỏ xiềng
xích để tạo ra sự phát triển xã hội, mà còn nằm ở phương diện chính trị, tức là giai cấp
bóc lột, mà giai cấp vô sản có khả năng và sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội
trong các cuộc cách mạng chính trị, tạo ra sự phát triển về vật chất. Xây dựng một nhà

17
nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Phát triển cũng bao giờ xuất phát
từ thực tế, từ thấp tới cao, từ ít tới nhiều, từ yếu tới mạnh, bao hàm trong đó một số
giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa
có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù và thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
theo con đường phủ định của phủ định và nó bao hàm cả những bước tiệm tiến và cả
những bước nhảy vọt.
Cần có sự nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa phương tiện, những nấc thang và
tiêu chẩn của sự phát triển. Như vậy yếu tố con người, lực lượng sản xuất quan trọng
nhất; năng xuất lao động đều liên quan đến sự phát triển xã hội, nhưng đó chưa phải là
tiêu chuẩn của sự phát triển. Phải coi đó chỉ là những nấc thang tiến đến mục đích của
sự phát triển.
Chủ nghĩa Mác đã khám phá ra cơ chế của sự phát triển, đưa ra mô hình giải thích
sự phát triển của lịch sử qua việc diễn giải ba mâu thuẫn nội tại của xã hội và cũng có
thể hiểu như là những qui luật cơ bản của sự phát triển xã hội. Mâu thuẫn chủ yếu qui
định sự phát triển của xã hội là mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên. Đó là mâu
thuẫn của ý thức và vô thức. Con người, bằng lao động của mình, tác động vào tự
nhiên, cải tạo tự nhiên, bắt các lực lượng này phải hoạt động theo ý muốn của mình.
Giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên làm lực lượng sản xuất phát triển.
Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực
lượng sản xuất là nhân tố động, phát triển không ngừng, đến một lúc nào đó không
còn phù hợp với quan hệ sản xuất đang chi phối, mâu thuẫn gay gắt và phá vỡ quan hệ
sản xuất cũ làm nảy sinh ra một quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất
phát triển. Mâu thuẫn thứ ba xảy ra giữa các quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc
xã hội. Khi quan hệ sản xuất cũ bị phá vỡ, quan hệ sản xuất mới được thiết lập,
thượng tầng kiến trúc cũ không còn phù hợp. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất mới
với thượng tầng kiến trúc cũ dẫn đến sự phá vỡ của thượng tầng cũ và hình thành
thượng tầng kiến trúc mới phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Các hệ thống lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất, thượng tầng kiến trúc hợp thành một cấu trúc xã hội mà
Mác gọi đó là hình thái kinh tế xã hội. Mác và Ăng-ghen đã chứng minh, trong quá
trình phát triển, xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội: Chế độ
công xã nguyên thủy; Chế độ chiếm hữu nô lệ; Chế độ phong kiến; Chế độ tư bản chủ
nghĩa và Chế độ cộng sản chủ nghĩa. Như vậy toàn bộ thời kỳ lịch sử đã qua là sự phát
sinh, phát triển và diệt vong của các hình thái kinh tế xã hội.
Thời điểm cho sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh
tế xã hội khác là các cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội nổ ra sau khi lực
lượng sản xuất phát triển đến mức mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất cũ, buộc
phải phá bỏ để mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển. Trong những năm
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Lê-nin đã tiến hành hoàn thiện nhận thức luận duy vật
biện chứng. Ông đã xây dựng học thuyết mác-xít về sự phản ánh. Theo học thuyết
này, nhận thức con người luôn là sự phản ánh của tồn tại, khái niệm là sự phản ánh
của thực tế. Tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là gương ảnh. Nó có thể “là sự

18
sao chép gần đúng của tạo ảnh nhưng nói đến sự thống nhất hoàn toàn thì thật là vô lý.
Bởi lẽ quá trình nhận thức là hoạt động phức tạp, chia hai, dích dắc, bao gồm khả
năng tưởng tượng xa thực tế”. Lê-nin đã đưa ra những nguyên tắc trong nhận thức lịch
sử như sau: Thứ nhất là xem xét cái chung và cái riêng trong thể thống nhất biện
chứng như là chúng vốn có trong thực tế. Thứ hai là thừa nhận thực tiễn là tiêu chuẩn
chân lý khách quan chủ yếu của bất kỳ mọi nhận thức bao gồm cả nhận thức lịch sử.
2.2 SỬ HỌC MARXIST Ở TRUNG QUỐC
2.2.1 Sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc
Sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc hầu như diễn ra trong suốt thế kỷ XX.
Đây là một quá trình lịch sử lâu dài của “trăm sông dồn về một biển”, của tinh hoa văn
hoá được truyền bá rộng khắp cho quảng đại quần chúng. Trong quá trình lịch sử này,
khởi đầu của sự truyền bá, nội dung và phương thức truyền bá, phạm vi và đối tượng
truyền bá đều có sự đặc sắc.
Từ khởi đầu của sự truyền bá mà xem xét, đầu thế kỷ XX, dựa vào tình hình phát
triển mạnh mẽ chưa từng có của chủ nghĩa xã hội lúc đó, đồng thời phù hợp với nhu
cầu khách quan của việc cải cách xã hội Trung Quốc, trước sau từ 3 hướng khác nhau
là Nhật Bản, châu Âu và Liên Xô, triết học Mác được du nhập vào Trung Quốc thông
qua nhiều con đường và phương thức.
Đầu tiên, việc truyền bá triết học Mác vào Trung Quốc được xuất phát từ Nhật
Bản – quốc gia tư bản chủ nghĩa gần Trung Quốc nhất. Ở đó, hầu hết các trào lưu tư
tưởng mới, bao gồm cả chủ nghĩa Mác, đều rất thịnh hành. Do thuận tiện về giao
thông và chi phí không cao, nên Nhật Bản đã thu hút được một số lượng lớn những
người trẻ tuổi có tham vọng mở rộng kiến thức đến học tập, đồng thời mở ra một con
đường du nhập triết học Mác vào Trung Quốc. Những người đầu tiên chịu ảnh hưởng
của chủ nghĩa Mác rồi truyền bá vào Trung Quốc là Trần Bác Hiền, Lý Đại Chiêu, Lý
Đạt, Lý Hán Tuấn, Hồ Hán Dân, v.v.. Họ đều du học ở Nhật Bản và trong quá trình
học tập đã tiếp thu, chịu ảnh hưởng của triết học Mác; sau đó, họ đã dịch các tác phẩm
của chủ nghĩa Mác rồi giới thiệu ở Trung Quốc. Về mặt thời gian, trước năm 1927,
triết học Mác được truyền vào Trung Quốc chủ yếu từ con đường Nhật Bản, sau đó, vị
trí chủ đạo được chuyển cho con đường từ Liên Xô.
Thông qua việc truyền bá bằng con đường Nhật Bản, người dân Trung Quốc đã có
được sự nhận thức ban đầu đối với triết học Mác, sự nhận thức ban đầu này chứa đựng
dấu ấn của người Nhật Bản. Điều này trước tiên biểu hiện ở nội dung của sự truyền
bá, khi đó sự nhận thức và lý giải của các học giả Nhật Bản đối với triết học Mác
nghiêng về quan điểm duy vật lịch sử. Chịu ảnh hưởng bởi điều đó, ban đầu sự truyền
bá triết học Mác vào Trung Quốc cũng lấy quan điểm duy vật lịch sử làm nội dung cơ
bản. Tiếp theo, về mặt hình thức, người Trung Quốc dựa theo cách dịch và cách dùng
của các học giả Nhật Bản đối với hầu hết các khái niệm cơ bản của triết học Mác (như
chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng) và dùng chúng cho đến ngày nay. Có thể nói,
người Nhật là “người thầy khai sáng triết học Mác” của người Trung Quốc.

19
Tiếp đó sự truyền bá triết học Mác từ châu Âu là do một nhóm thanh niên Trung
Quốc tiến bộ (như Chu Ân Lai, Thái Hoà Sâm, v.v.) tiếp thu rồi truyền bá về. Thông
qua học tập và tiếp thu kinh nghiệm thực tế ở các nước châu Âu, như Pháp, Đức, v.v.,
nhóm này không chỉ hiểu rõ hình thái ban đầu của triết học Mác, mà còn nắm rất rõ
bối cảnh văn hoá, xã hội, v.v. dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Họ thông qua thư
từ, bài viết, v.v. để trình bày sự hiểu biết của mình rồi giới thiệu về trong nước. Sau
khi về nước, họ tiếp tục là đội ngũ chủ lực giới thiệu, truyền bá triết học Mác ở châu
Âu cho đông đảo nhân dân.
Sự du nhập triết học Mác từ Liên Xô chủ yếu là thông qua hình thức tài liệu, giáo
trình, sách giáo khoa. Hình thức này có ưu điểm là có tính hệ thống, tính chính thống;
do đó, tuy xuất hiện sau nhưng đã chiếm thế thượng phong và giữ địa vị “chính thống”
ở Trung Quốc suốt gần 50 năm. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình này mới
bắt đầu có sự biến đổi.
Tổng quan ngọn nguồn du nhập triết học Mác vào Trung Quốc, có thể nhận thấy
khi đó triết học Mác đã hoà quyện với phong trào cách mạng đang nở rộ trên toàn thế
giới như thế nào. Triết học Mác từ ba hướng khác nhau, hợp thành một dòng chảy đổ
về Trung Quốc, tạo nên một trào lưu mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng, với khí thế hừng
hực – điều hiếm thấy trong lịch sử triết học Trung Quốc. Đây chính là đặc trưng trong
giai đoạn đầu tiên của triết học Mác ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần
phải thừa nhận rằng, xuất phát điểm của sự phát triển triết học Mác ở Trung Quốc là
không cao, chủ yếu lấy “đồ cũ” (nghĩa là thông qua sự nhận thức, lý giải và phát triển
của người khác) để làm xuất phát điểm, không tiếp xúc nhiều và chưa nghiên cứu sâu
đối với hình thái ban đầu của triết học Mác (các nguyên tác của C.Mác và
Ph.Ăngghen). Đây có thể coi là một thiếu sót của sự phát triển triết học Mác ở Trung
Quốc.
Sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc chủ yếu trải qua các hình thức và giai
đoạn sau: một là, từ sự giới thiệu thông qua dịch tài liệu đến sự giới thiệu mang tính
truyền đạt (như giảng dạy, tập huấn, v.v.); hai là, từ sự giới thiệu mang tính truyền đạt
đến sự giới thiệu mang tính đại chúng; ba là, từ sự giới thiệu mang tính đại chúng đến
sự giới thiệu mang đặc trưng Trung Quốc. Đây là một quá trình chuyển dần từ bị động
sang chủ động, chuyển từ dựa vào người khác đến tự mình chủ động sáng tạo.
Sự giới thiệu thông qua việc dịch các tài liệu là bước khởi đầu của việc truyền bá
triết học Mác vào Trung Quốc. Một dân tộc muốn tiếp thu văn hoá tư tưởng của một
dân tộc khác, trước hết phải xuất phát từ việc hiểu rõ nội dung cơ bản của nó, có nghĩa
là tất yếu phải thông qua dịch thuật. Giới thiệu thông qua dịch thuật luôn là bước đầu
tiên. Sự truyền bá triết học Mác vào Trung Quốc cũng khởi đầu bằng việc dịch thuật,
bao gồm dịch các nguyên tác của triết học Mác (từ việc trích dịch đến dịch toàn bộ các
tác phẩm) và dịch các tác phẩm, bài viết, v.v. của các học giả nước ngoài (từ các bài
viết riêng lẻ đến giáo trình mang tính hệ thống).

20
Từ sự giới thiệu mang tính dịch thuật đến sự giới thiệu mang tính truyền đạt là
hình thức chuyển biến đầu tiên của sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc. Điều đó
thể hiện người Trung Quốc bắt đầu chú ý đến việc khắc phục tính hạn chế của việc
chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đồng thời thử nghiệm thói quen
biểu đạt bằng ngôn ngữ của mình để truyền đạt lại sự nhận thức và lý giải của các học
giả nước ngoài đối với triết học Mác (ví dụ, các tác phẩm của Lý Đại Chiêu, Lý Đạt
trong những năm 20 của thế kỷ XX). So với sự giới thiệu mang tính dịch thuật, thì sự
giới thiệu mang tính truyền đạt là một bước tiến của hình thức truyền bá triết học Mác
ở Trung Quốc.
Từ sự giới thiệu mang tính truyền đạt đến sự giới thiệu mang tính đại chúng là sự
thay đổi hình thức truyền bá lần thứ hai (như “Triết học đại chúng” của Ngãi Tư Kỳ
trong thập niên 30 của thế kỷ XX). Điều này phản ánh việc truyền bá triết học Mác ở
Trung Quốc đã tiến thêm một bước gắn liền với đời sống xã hội của người dân Trung
Quốc, đồng thời cũng biểu hiện việc truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc bắt đầu có
tính chủ động và sáng tạo, các học giả nước ngoài đã không còn địa vị độc tôn như
trước đây.
Từ sự giới thiệu mang tính đại chúng đến sự giới thiệu mang tính “Trung Quốc
hoá” là sự thay đổi hình thức truyền bá triết học Mác vào Trung Quốc lần thứ ba. Hai
tác phẩm của Mao Trạch Đông: Bàn về thực tiễn và Bàn về mâu thuẫn có thể coi là
tiêu biểu cho quá trình Trung Quốc hoá sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc. Lúc
này, nội dung của triết học Mác đã gắn chặt với công cuộc tổng kết kinh nghiệm cách
mạng cũng như dung hoà với tinh hoa văn hoá truyền thống Trung Quốc. Kết cấu và
biểu đạt của triết học Mác cũng trở nên gần gũi với người Trung Quốc hơn; đồng thời,
trong quá trình truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc, người Trung Quốc cũng đã có
những cống hiến riêng của mình.
Việc truyền bá triết học Mác vào Trung Quốc trải qua 3 lần thay đổi hình thức đã
thể hiện tính thống nhất cao độ của sự phát triển lịch sử, sự phát triển nhận thức con
người và sự phát triển lôgíc lý luận; nó phù hợp với quy luật chung của sự phát triển,
dung hoà và giao lưu văn hoá tư tưởng giữa các dân tộc khác nhau.
Việc truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc được thực hiện bởi hai nhóm người,
đó là những người làm cách mạng và những người làm công tác triết học. Trước năm
1927, sự phân biệt này không rõ ràng. Nhóm người đầu tiên tiếp thu triết học Mác,
như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, v.v. vừa là những người có khả năng sáng tạo lý
luận, vừa là những người lãnh đạo của các phong trào cách mạng. Sau năm 1927, do
có sự thay đổi nhiệm vụ và tình thế cách mạng Trung Quốc, bắt đầu xuất hiện các
nhóm người truyền bá khác nhau: một nhóm là những trí thức làm công tác triết học,
một nhóm là những người trực tiếp lãnh đạo các phong trào cách mạng. Bản thân họ
có nhiều điểm khác nhau: quan điểm khác nhau, đối tượng và phạm vi truyền bá khác
nhau, nội dung và phương thức truyền bá cũng muôn hình muôn vẻ.

21
Nhóm những phần tử trí thức làm công tác triết học chủ yếu hoạt động ở Thượng
Hải, Bắc Bình (Bắc Kinh), vốn là khu vực thống trị của Quốc dân Đảng. Những người
này dựa vào các điều kiện văn hoá – xã hội thuận lợi ở thành phố và sự nhận thức của
bản thân cũng như các phương thức quen thuộc (như dịch thuật, nghiên cứu lý luận,
trước tác lý luận, giảng dạy, v.v.) để tiến hành truyền bá. Đối tượng truyền bá của họ
là học sinh, sinh viên, nhân viên và công nhân ở thành phố; mục đích là mở rộng ảnh
hưởng của triết học Mác, thu hút ngày càng nhiều người tham gia cách mạng. Thông
qua nỗ lực của một nhóm người làm công tác triết học ưu tú, như Lý Đạt, Ngãi Tư Kỳ,
Trần Duy Thực, Thẩm Chí Viễn, Hồ Thằng, v.v. triết học Mác từ chỗ không có địa vị
gì đã trở thành một học thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc.
Nhóm thứ hai bao gồm những người tham gia lãnh đạo các phong trào cách mạng,
tiêu biểu là Mao Trạch Đông. Nhóm này hoạt động chủ yếu ở những vùng căn cứ địa
cách mạng rộng lớn. Phương thức truyền bá của họ trước hết là áp dụng phương pháp,
lập trường, quan điểm, v.v. của triết học Mác để phân tích tình hình và nhiệm vụ cách
mạng, lựa chọn con đường cách mạng phù hợp với thực tế cách mạng Trung Quốc,
vạch ra chiến lược cũng như đường lối, phương châm, chính sách của cách mạng;
bước tiếp theo là phương pháp hoá triết học Mác, nhằm cung cấp cho các cấp cán bộ
và đội ngũ lãnh đạo quân đội ở những vùng căn cứ địa cách mạng các phương pháp tư
tưởng để có thể áp dụng trong thực tế tác chiến. Sự nỗ lực của nhóm này đã giúp cho
việc truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc vượt ra khỏi phạm vi hạn hẹp của lý luận
học thuật, giúp triết học Mác thâm nhập một cách sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội và cách mạng xã hội, phát huy những chức năng xã hội của triết học
Mác.
Sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc vốn có đặc trưng riêng và có thể đúc rút
ra những bài học kinh nghiệm.
Ban đầu, sự truyền bá triết học Mác ở Trung Quốc lấy quan điểm duy vật lịch sử
làm xuất phát điểm, dần dần tiến đến phát triển phép biện chứng duy vật, cuối cùng
dựa vào các giáo trình triết học của Liên Xô những năm 30 của thế kỷ XX để thực
hiện sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Có
thể coi việc lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nội
dung và khuôn mẫu cơ bản là một sự đóng góp của Trung Quốc trong quá trình truyền
bá triết học Mác. Tuy nhiên, việc tôn sùng triết học Mác là chính thống, tuyệt đối hoá
và thậm chí, thần thánh hoá nó trong một thời gian dài đã cản trở sức sống của triết
học Mác, làm cho tư duy con người trở nên cứng nhắc, cố định. Bài học kinh nghiệm
của vấn đề này đã được đúc rút một cách toàn diện và hệ thống sau Đại hội Đảng
Cộng sản Trung Quốc lần thứ XI. Từ đó, triết học Mác bắt đầu thoát khỏi sự trói buộc
của các mô thức truyền thống và bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Tiếp theo, khi triết học Mác được du nhập vào Trung Quốc, nó chỉ là một trong
vô số các trào lưu tư tưởng mới của thời kỳ “Ngũ Tứ”. Nhờ có tính thực tiễn và tính
giai cấp rất rõ ràng, nên ngay từ lúc mới được du nhập, triết học Mác đã gắn bó chặt
chẽ với việc giải quyết những vấn đề bức thiết nhất trong sự phát triển xã hội của

22
Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng lấy việc phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển thực
tế cách mạng của giai cấp vô sản làm mục tiêu và tôn chỉ, điều này là vô cùng có lợi
cho sự phát triển của cách mạng Trung Quốc. Nhưng, sự vật bao giờ cũng có tính hai
mặt. Triết học Mác ngay từ khi mới du nhập vào Trung Quốc đã kết hợp chặt chẽ với
thực tiễn cách mạng, nhanh chóng được ứng dụng trong thực tế. Điều này đã làm cho
quá trình thâm nhập của triết học Mác vào Trung Quốc thiếu một giai đoạn chuẩn bị
rất quan trọng là giai đoạn nghiên cứu và tuyên truyền lý luận, làm cho việc truyền bá
thiếu cơ sở vững chắc và người truyền bá không được chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận;
do đó, khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về sau của lý luận
và thực tiễn.
Thứ ba, việc căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển xã hội Trung Quốc để
truyền bá triết học Mác có tính lịch sử hợp lý của nó. Nhưng, trong các hành động cụ
thể thì “nhu cầu thực tế” thường dễ bị giải thích lệch lạc và tự ý thay đổi. Vấn đề giải
thích lệch lạc mà thông thường là căn cứ vào nhu cầu hiện thực để nhấn mạnh hoặc
nêu bật một số nội dung này mà bỏ qua các nội dung khác, đã làm tách biệt mối liên
hệ nội tại giữa các bộ phận của triết học, phá vỡ tính chỉnh thể của lý luận. Ví dụ như
việc lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho lý luận đấu tranh giai cấp và học
thuyết cách mạng xã hội, do nhu cầu thực tế của công cuộc cách mạng xã hội Trung
Quốc đã được nhấn mạnh và đặt lên vị trí hàng đầu; còn học thuyết về con người
trong triết học Mác, đặc biệt là học thuyết về sự phát triển tự do, toàn diện con người
thì bị lãng quên trong một thời gian dài. Vấn đề tự ý thay đổi biểu hiện chủ yếu ở việc
biến nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội thành nhu cầu chủ quan của con
người. Xuất phát từ nhu cầu chủ quan của cá nhân hoặc sự tốt xấu của cá nhân để “gọt
đẽo” triết học Mác, coi đó là “triết học chiến đấu” – một tên gọi khác của triết học
Mác, hoặc quan điểm “sùng bái cá nhân” trong lý luận về vai trò của anh hùng trong
lịch sử cũng được cho là những quan điểm cần phải khẳng định.
2.2.2 Sử học Marxist ở Trung Quốc
Nghiên cứu lịch sử là lĩnh vực học thuật gắn bó sớm nhất với việc vận dụng triết
học Mác ở Trung Quốc. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Lý Đại Chiêu cho ra đời
ba cuốn sách nổi tiếng: Bài giảng về quan điểm duy vật lịch sử, Bài giảng về lịch sử tư
tưởng sử học, Sử học yếu luận được giới sử học xem là cột mốc của việc vận dụng
chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam cho công tác nghiên cứu sử học. Tiếp theo Lý Đại
Chiêu, một nhóm các nhà sử học mới, như Quách Mạt Nhược, Lã Trấn Vũ, Phạm Văn
Lan, Hầu Ngoại Lư, Tiển Bá Tán, v.v. trong thập niên 30 – 40 đã cho ra đời hàng loạt
các tác phẩm kiệt xuất: Quách Mạt Nhược có Nghiên cứu xã hội cổ đại Trung Quốc,
Lã Trấn Vũ có Nghiên cứu xã hội Trung Quốc trước đây, Phạm Văn Lan có Trung
Quốc thông sử giản biên, Hầu Ngoại Lư có Trung Quốc tư tưởng thông sử, Tiển Bá
Tán có Trung Quốc sử cương, v.v.. Điều đó đã làm cho công tác nghiên cứu sử học ở
Trung Quốc bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, đồng thời cũng tạo nên sử học
mới của chủ nghĩa Mác. Ngoại trừ 5 nhà sử học tiêu biểu có ảnh hưởng nhất đối với
việc nghiên cứu sử học mới về chủ nghĩa Mác ở trên, cần phải nhắc đến Ngô Thừa Sỹ,

23
người rất nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu quốc học ở miền bắc Trung Quốc. Ông
là học trò lớn nhất của Chương Thái Viêm, một nhà kinh học nổi tiếng, từng giảng dạy
ở nhiều trường đại học, từng là chủ nhiệm khoa Quốc học của trường Đại học Bắc
Bình Trung Quốc. Trước ảnh hưởng của việc truyền bá rộng rãi triết học Mác, ông đã
tiếp thu thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác, đồng thời vận dụng vào
thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu quốc học, mở ra một vấn đề mới đối với lĩnh vực
nghiên cứu quốc học truyền thống và được thế hệ sau tôn vinh là “người đặt nền móng
cho việc vận dụng phương pháp biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên
cứu Kinh học Trung Quốc cũng như vào lĩnh vực Văn tự học”. Sau khi Trung Quốc
được thành lập, triết học Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử chiếm ưu thế tuyệt
đối và địa vị chủ đạo trong nghiên cứu lịch sử, do đó đã mở ra một cục diện mới trong
nghiên cứu sử học. Nhờ vậy, rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử đã được đánh giá
một cách khách quan, công bằng; một số vấn đề bị bóp méo hoặc hiểu sai đã được
khôi phục lại diện mạo ban đầu. Trong khi đạt được những thành tích quan trọng,
cũng cần phải chú ý một điều là, việc vận dụng triết học Mác vào lĩnh vực nghiên cứu
sử học ở Trung Quốc trong giai đoạn mới không thể tách rời điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử xã hội mà nó đề cập đến. Đây là thời kỳ mà do sai lầm lý luận của những người
lãnh đạo chủ chốt cũng như vấn đề “tả khuynh” trong chỉ đạo tư tưởng của Đảng, đã
mang lại cho sự vận dụng triết học Mác trong nghiên cứu sử học không biết bao nhiêu
rắc rối, thậm chí là sự phá hoại nghiêm trọng. Nghiên cứu sử học bỗng chốc biến
thành công cụ đấu tranh chính trị, cái gọi là “sử học ám chỉ” là một điển hình trong
“Văn cách” (cách mạng văn hoá). Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cùng với
tinh thần thực sự cầu thị của Đảng, việc vận dụng triết học Mác trong lĩnh vực nghiên
cứu sử học cũng được đặt trên một đường ray mới.
Nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc cũng là một lĩnh vực học thuật rất quan
trọng trong quá trình vận dụng triết học Mác ở Trung Quốc. Những người đầu tiên
tiến hành công việc này không hoàn toàn là những nhà mácxít, như Hồ Hán Dân,
Phạm Thọ Khang. Hồ Hán Dân là một nguyên lão của Quốc dân Đảng, ông vận dụng
quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, xem quan điểm
duy vật lịch sử như là công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học có giá trị cao.
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ông cho ra đời tác phẩm Nghiên cứu duy vật đối
với lịch sử triết học Trung Quốc và cuốn Từ cơ sở kinh tế xem xét chế độ gia tộc, v.v..
Hồ Hán Dân được đánh giá là người “mở con đường mới cho việc nghiên cứu lịch sử
triết học Trung Quốc”, “khơi dòng cho việc vận dụng quan điểm duy vật lịch sử vào
nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn hoá Trung Quốc”. Còn Phạm Thọ Khang, vào giữa
những năm 30 của thế kỷ XX, đã cho ra đời tác phẩm Lịch sử triết học Trung Quốc
thông luận, là cuốn sách lịch sử triết học Trung Quốc đầu tiên vận dụng phương pháp
mới, quan điểm mới của triết học Mác. Trong số những người vận dụng quan điểm
triết học Mác vào nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc thì đại đa số là những
người mácxít. Những nhà mácxít là lực lượng chủ lực, trong đó Đỗ Quốc Tường và
Kê Văn Phủ là những đại biểu tiêu biểu nhất. Đỗ Quốc Tường là một nhà nghiên cứu
lâu năm trong việc vận dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu triết học thời

24
Tiên Tần. Hai tác phẩm của ông là Khái quát tư tưởng chư tử thời Tiên Tần và Một số
nghiên cứu về chư tử Tiên Tần được đánh giá là hai tác phẩm điển hình trong việc vận
dụng quan điểm duy vật lịch sử và phương pháp biện chứng duy vật để nghiên cứu tư
tưởng cổ đại Trung Quốc, cho đến mãi sau này vẫn được giới học thuật đánh giá cao.
Kê Văn Phủ thì viết được 90 vạn chữ về nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Trung
Quốc, nó phản ánh khả năng vận dụng một cách linh hoạt và những kiến giải sáng tạo
của ông trong việc áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu lịch sử triết học.
Sau khi Trung Quốc được thành lập, việc vận dụng triết học Mác vào nghiên cứu lịch
sử triết học Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trước giai đoạn này
30 năm, đặc điểm của sự vận dụng là người vận dụng và phạm vi vận dụng không
ngừng mở rộng. Dưới sự ảnh hưởng của các quan điểm mới, phương pháp mới, đã có
hàng loạt các tác phẩm liên tiếp ra đời, như cuốn Trung Quốc triết học sử tân biên của
Phùng Hữu Lan, Trung Quốc triết học sử của Nhiệm Kế Dũ. Hạn chế của thời kỳ này
là sự dập khuôn máy móc của chủ nghĩa giáo điều, là sự đơn giản hoá, chưa chú trọng
và nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của triết học Trung Quốc cũng như quy luật đặc thù
của sự phát triển lịch sử triết học Trung Quốc. Ngoài ra, do sự tham dự, chi phối của
chính trị đối với nghiên cứu học thuật, việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc
bỗng chốc trở thành một bộ phận của đấu tranh chính trị. Đặc điểm của sự vận dụng
triết học Mác 20 năm sau giai đoạn trên là ở chỗ, trên cơ sở khôi phục trạng thái bình
thường, sự vận dụng ngày càng mang tính lý tính, ngày càng có tính khoa học hợp lý;
đồng thời với việc nhấn mạnh phải kiên trì lập trường, quan điểm, phương pháp chỉ
đạo của chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, cũng cần tôn
trọng và chú ý đến hình thái biểu hiện đặc thù và quy luật đặc thù trong sự phát triển
lịch sử triết học Trung Quốc; đồng thời với việc nhấn mạnh phải kiên trì phương pháp
và nguyên tắc cơ bản của triết học Mác trong nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc,
cũng cần phải tham khảo, học tập những phương pháp mới, quan điểm mới. Điều này
đã thúc đẩy việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới
phong phú và đa dạng hơn trước.
2.3 SỬ HỌC VIỆT NAM
Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành quá độ đi lên CNXH, phát huy nền kinh tế
thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế thì cần phát huy nội lực, nguồn lực trí tuệ và sức
mạnh tinh thần của người Việt Nam. Hơn nữa khi nền kinh tế đã có những bước tiến,
có thời cơ để hội nhập, tham gia vào những tổ chức kinh tế lớn thì nhiều vấn đề được
đặt ra; phát triển kinh tế phải theo định hướng XHCN, hội nhập với nền kinh tế hiện
đại nhưng phải gìn giữ, phát huy được truyền thống, hòa nhập với thế giới nhưng phải
giữ được bản sắc dân tộc. Đó là những vấn đề lớn mà khoa học giáo dục cũng phải
gánh vác một phần không nhỏ, mà trong đó quan điểm của những nhà nghiên cứu
khoa học, quan điểm của người giảng dạy là những khâu trực tiếp giải quyết vấn đề
này. Quan điểm để nhìn nhận vấn đề, để nghiên cứu khoa học đó chính là phương
pháp luận khoa học.

25
Như chúng ta đã biết, phương pháp luận ra đời cùng với sự ra đời của khoa học.
Nhưng định hướng theo quan điểm nào thì đây là vấn đề luôn luôn có những cuộc
tranh cãi, thậm chí là đối lập nhau, nhiều giai cấp đối kháng nhau nên phương pháp
luận cũng có nhiều định hướng khác nhau. Do vậy, lấy phương pháp nào làm nền tảng
nghiên cứu khoa học nói cung, nghiên cứu sử học nói riêng cũng là vấn đề được đặt
ra. Phương pháp luận tư sản thì phục vụ cho tiểu số nhưng đó là giai cấp thống trị.
Phương pháp luận macxit phục vụ cho đa số dân tộc, nhân loại là người lao động. Với
tính chất đó ta chọn phương pháp luận macxit làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học
nói chung và khoa học lịch sử nói riêng là đúng đắn nhất vì phục vụ được lý tưởng
cộng sản và còn bởi lẽ nữa là; khoa học bao giờ cũng là chân lý, mà thành tựu đó suy
cho cùng là để phục vụ con người, phục vụ sự tiến bộ của loài người nên phương pháp
luận macxit là lựa chọn đúng đắn nhất.
Bên cạnh phương pháp luận chung của mọi khoa học đối với chúng ta đó là triết
học Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì phương pháp luận sử học của chúng ta
còn dựa trên duy vật lịch sử - phương pháp luận sử học macxit. Đồng thời khai thác di
sản tư tưởng sử học của cha ông, những tinh hoa văn hoa của nhân loại để làm cho
phương pháp luận sử học được phong phú, hoàn thiện hơn. Muốn nắm vững và vận
dụng phương pháp luận macxit vào giải quyết những vấn đề lịch sử thì trước hết phải
nắm được nhưng vấn đề cơ bản nhất, cần thiết nhất trong các công tác học tập, nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử. Đó là các vấn đề về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng
của khoa học lịch sử, những quan điểm, những cơ sở lý luận macxit về phương pháp
nghiên cứu lịch sử và vấn đề phân kỳ lịch sử. Nắm được những vấn đề này trực tiếp
giúp chúng ta thu kết quả tốt, đúng trong công tác sử học và là cơ sở để tự tìm hiểu
những vấn đề khác của phương pháp luận sử học.
Nước Việt Nam thấm nhuần Nho giáo và chịu ảnh hưởng sâu đậm của Trung
Hoa, cho nên sử học truyền thống Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự với sử
học Trung Quốc. Theo gương Trung Quốc ngay từ nhà Lý, triều đình đã đặt chức sử
quan để chép sử. Thời nhà Trần (1225-1380) được tổ chức Quốc sử viện, có nhiệm vụ
ghi chép các việc làm của nhà vua cùng với những biến cố quan trọng. Sau thời Minh
thuộc, nhà Hậu Lê cũng tái lập lại Quốc sử viện. Dưới nhà Nguyễn, việc biên chép
quốc sử là chức trách của Quốc sử quán do vua Minh Mạng thành lập năm 1820, chú
trọng trước hết việc biên chép các sự việc liên hệ đến các chúa Nguyễn trong bộ Đại
Nam thực lục.
Tính từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước - khi xuất hiện cụm từ "tứ trụ" của nền
sử học mác xít Việt Nam, cho đến ngày 27/11/2019 khi Giáo sư Hà Văn Tấn qua đời,
là trọn nửa thế kỷ bốn cây đại thụ Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng,
Hà Văn Tấn tạo dựng được nền móng vững chắc và phát triển toàn diện nền sử học
Việt Nam. Nhìn lại nửa thế kỷ ấy, những đại thụ quốc sử đương đại Việt Nam đã tạo
dựng và trao truyền 5 thành phẩm được “dát vàng” thật trân quý. Một là, sớm "khởi
nghiệp" nền sử học mác xít Việt Nam. Hai là, sớm xác lập quan điểm sử học chính
thống về quốc sử Việt Nam, xây dựng hệ thống phương pháp luận sử học Việt Nam.

26
Ba là, hình thành hệ thống cơ cấu chương trình ngành khoa học lịch sử trong khoa học
nhân văn Việt Nam. Bốn là, đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà sử học trên cả nước
kế tục và phát triển sử học Việt Nam. Năm là, đặt những viên gạch hội nhập đầu tiên
và tạo dựng mối quan hệ của sử học Việt Nam với sử học quốc tế.
Ngay khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, thầy giáo Đinh Xuân Lâm từ trường Trung
học Lam Sơn Thanh Hóa được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn
khoa, nơi các đồng môn Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng vừa nhập trường, để sau đó
bộ ba cùng đỗ "tam khôi" khóa 1954-1956. Năm sau (1957) có thêm “Á nguyên” Hà
Văn Tấn hoàn thành xuất sắc “trình độ 9+2”. Cả 4 tân cử nhân ấy được giữ lại khoa
lịch sử để các thầy Đào Duy Anh và Trần Văn Giàu giao những nhiệm vụ ban đầu có
tính “khởi nghiệp” giảng dạy và nghiên cứu quốc sử.
Kết quả là những năm 1960-1961, thầy giáo trẻ Hà Văn Tấn mới 23 tuổi đã hiệu
đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hai thầy giáo trẻ Hà Văn Tấn (24
tuổi), Trần Quốc Vượng (27 tuổi) hoàn thành và công bố 3 cuốn sách Lịch sử chế độ
cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập I), Sơ
yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam; thầy giáo trẻ Phan Huy Lê (27 tuổi) hoàn
thành và công bố Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Tập II), Tìm hiểu thêm về
phong trào nông dân Tây Sơn, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Tập III), hoàn
thành Chú thích về lịch sử và địa lý Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi; còn
thầy giáo Đinh Xuân Lâm từ năm 1957 đến 1961 thống lĩnh toàn phần Lịch sử Việt
Nam cận đại… Tất thảy là những công trình sử học đầu tiên của Việt Nam viết theo
quan điểm sử học mác xít.
Những công trình sử học đầu tiên của nền dân chủ cộng hòa là kết quả trực tiếp
của sự phân công của Giáo sư Đào Duy Anh và Giáo sư Trần Văn Giàu, với việc đã
sớm phân kỳ lịch sử quốc gia thành các thời kỳ: Thời nguyên thủy, thời cổ trung đại,
thời cận hiện đại, thời hiện đại. Quan niệm kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng của toàn
bộ lịch sử, các giáo sư “tứ trụ” tập trung nghiên cứu chuyên sâu những đề tài về chế
độ ruộng đất, nông dân, làng xã, văn hoá và truyền thống; thực hiện nguyên tắc tiếp
cận toàn bộ, toàn diện, đa tuyến về lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực
và thế giới; kiến giải những “khoảng trống” trong lịch sử bằng nhận thức trung thực,
khách quan, khoa học và phải bằng sử liệu, chứng cứ rõ ràng.
Sớm phát hiện việc nghiên cứu sử học chưa được trình bày như một hệ thống
phương pháp luận, Giáo sư Hà Văn Tấn dựa theo lý thuyết hoạt động của Marx để xây
dựng mô hình cấu trúc – hệ thống phương pháp luận sử học. Từ thập niên 1970, nhiều
vấn đề về sử học là gì, đối tượng của sử học, sử liệu học, phương pháp lịch sử,
phương pháp logic… đã được giảng dạy; trên cơ sở đó bộ môn Phương pháp luận sử
học được thành lập ở Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Phần 3: TỔNG KẾT

27
Nhìn chung, sử học trong quá trình hội nhập và đổi mới ở mỗi nước đều có những
nét chung giống nhau, bên cạnh đó là nét riêng biệt của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt
Nam, Trung Quốc, Liên Xô,.. ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa của
các dân tộc khác.
Cái nhìn sử học ở các quốc gia hiện tại đều có những cái nhìn tổng thể khách quan
hơn so với trước đó. Quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, đã góp phần thúc đẩy,
tác động sự phát triển trong khoa học lịch sử. Đưa con người đến cái nhìn tổng thể,
đầy đủ và khách quan hơn so với những cái nhìn phiến diện so trước kia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ vượt bậc thì cùng với nó là sự lạm dụng một
cách thái quá chủ nghĩa Marxist trong nghiên cứu khoa học, dẫn đến những sai lầm
trong quan điểm, nghiên cứu.
Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề nào đó, đặc biệt trong thời kì đổi mới
và hội nhập ta cần có tính khoa học, khách quan, đúng đắn và phân tích kĩ lưỡng trước
khi đưa ra một nhận định nào đó.
Nắm vững vấn đề này là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu, giảng dạy
không những trong khoa học lịch sử mà còn trong những lĩnh vực của đời sống xã hội.

28
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. C.Mác-Ph.Ăngghen Tuyển tập, tập 1. NXB Sự thật. Hà Nội, 1962, trang 304.
2. Guy Bourdé- Hervé Martin, Các trường phái sử học. TS. Phạm Quang Trung, PGS.
Vũ Huy Phúc dịch, Viện Sử học Việt Nam, Hà Nội, 2001, trang 15.
3. Trích theo N.A.Êrôpheép, Lịch sử là gì?, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981, trang 16,
Bản dịch tiếng Việt.
4. Theo O. Vainxtên, Sở học Tây Âu thời trung đại, Mátxcơva, 1964, trang 77, tiếng
Nga.
5. O. Vaixtên, Sử học Tây Âu thời trung đại, Sdd. Trang 309.
6. Giucôp, Phương pháp luận sử học, NXB Na-u-ka (Khoa học), Mátxcơva, 1984, tr.
35, tiếng Nga.
7. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử sử học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm,
2005.
8. Mác và Ăngghen Toàn tập, tập 2, trang 202, tiếng Nga
9. V.I.Lênin Toàn tập, Tập 26, trang 58, tiếng Nga
10. V.I.Lênin Toàn tập, Tập 21, trang 54-55, tiếng Nga.
11. V.I.Lênin Toàn tập, Tập 20, trang 139-140, tiếng Nga.
12. V.I.Lênin Toàn tập, Tập 52, trang 290, tiếng Nga.
13. Philippe Moreau Defarges, Les relations internationales duns monde
d’aujourd’hui, ème edition actualisée et augmentée. Ed. STH. Paris. 1992.
Chapitre.
14. Vương Học Điền, Diễn biến của trào lưu sử học trong thời kỳ mới, trong Thông
tin khoa học xã hội, chuyên đề Sử học và hiện đại hoá, số 3/1995, của Viện Thông
tin Khoa học Xã hội, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn.
15. Henri Monist, Maciej Serwanki..... L’Histoirre et ses fonctions, L’Harmatan, Paris,
2000, trang 120.
16. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia sự thật- Hà Nội 2018
17. Phương pháp luận sử học- Tài liệu text- 123doc.
https://text.123doc.net/document/131740-phuong-phap-luan-su-hoc.htm
18. Một số vấn đề về phương pháp luận sử học – tri thức.
http://lamgiautrithuc3.blogspot.com/2013/08/chuyen-luan-ve-phuong-phap-luan-
su-hoc.html

29
19. Nguyễn Thị Thuận – Phương pháp luận sử học. Tính đảng và tính khoa học trong
công tác sử học – Luận văn cao học.
20. http://baochinhphu.vn/van-hoa/gs-ha-van-tan-va-tu-tru-su-viet/381424.vgp
21. Nguyễn Thế Anh – Nhập môn Phương pháp Sử học ( 1974) – Trường ĐH Văn
khoa Sài Gòn.
22. Một số vấn đề phương pháp luận phương pháp luận nghiên cứu các khóa học lịch
sử - Phòng thông tin sử học viện trưởng thông tin khoa học xã hội.
23. Các trường phái sử học – Guy Bourdé – Hervé Martin Viện sử học Việt Nam
2001.
24. Phương Pháp luận Sử học – Phan Ngọc Liên – NXB ĐHSP Hà Nội (2011).
25. Phương pháp Sử Học – Nguyễn Phương – NXB Phòng Nghiên Cứu Sử Viện Đại
học Huế (1964).

30
31

You might also like