You are on page 1of 24

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC NÂNG CAO

ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ BIỂU HIỆN CỦA LỐI


SỐNG HIỆN SINH TRONG PHẠM VI GIA ĐÌNH ĐẶC BIỆT LÀ
THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thúy Hường


Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Mã sinh viên :

Hà nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
5. Cơ sở lý luận............................................................................................2
6. Kết cấu của tiểu luận................................................................................2
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH..............................................................................3
1. Chủ nghĩa hiện sinh là gì?........................................................................3
2. Hoàn cảnh ra đời......................................................................................3
3. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh...............................................4
4. Đối tượng và phương pháp của chủ nghĩa hiện sinh................................4
5. Quá trình du nhập của chủ nghĩa hiện sinh vào Việt Nam......................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA
HIỆN SINH TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM.....................................12
1. Những biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong lối sống của thanh thiếu
niên ở Việt Nam hiện nay.............................................................................12
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chủ nghĩa hiện sinh trong thanh niên Việt
Nam hiện nay................................................................................................13
3. Những yếu tố cần thiết phải khắc phục chủ nghĩa hiện sinh trong thanh
niên Việt Nam hiện nay................................................................................15
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG TƯ TƯỞNG HIỆN SINH
TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.................17
1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân................................................................................17
2. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, hình thành phát triển củng cố
niềm tin sâu sắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt
Nam...............................................................................................................17
3. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quản
lý các cơ chế bằng pháp luật.........................................................................18
4. Kiên quyết chống những tệ nạn xã hội vào những tư tưởng hiện sinh
trong cuộc sống thanh niên hiện nay.............................................................18
5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng........................................18
KẾT LUẬN.....................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................20
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài.

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa, xây dựng cuộc sống mới. Nhưng dù muốn hay không thì hệ tư tưởng của
chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại rơi rớt trong xã hội Việt Nam, mà trọng tâm là
tư tưởng hiện sinh thể hiện qua lối sống của một số bộ phận thanh niên hiện nay
đang là vẫn đề mà được toàn xã hội quan tâm nó, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ
mặt tương lai của đất nước. Bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Thư gửi
thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946” đã viết: "Một
năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội". Và Người căn dặn: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập
mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên".

Với những lý do cơ bản trên, em chọn “Triết học hiện sinh và biểu hiện
của lối sống hiện sinh của thanh niên việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho bài tiểu luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của tiểu luận là làm rõ nội dung của quan niệm tư tưởng trong
chủ nghĩa hiện sinh, nhìn nhận những giá trị và hạn chế ảnh hưởng của nó đến
lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đây là một đề tài nghiên cứu rất rộng, tuy nhiên
tiểu luận chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của hệ tư tưởng hiện sinh thể hiện
qua lối sống trong phạm vi thanh niên ở Việt nam hiện nay.
2

Không gian: Tiểu luận tập trung nghiên cứu tính tất yếu và đặc điểm của
chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam và ảnh hưởng lối sống của thanh niên Việt Nam

Thời gian: Giai đoạn hiện nay

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận là những phương
pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh…

5. Cơ sở lý luận

Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu và kế thừa các kết qủa nghiên cứu của
những người đi trước.

6. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận
gồm có 3 chương:

Chương 1: Chủ nghĩa hiện sinh và những biểu hiện của chủ nghĩa hiện
sinh

Chương 2: Thực trạng và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong
thanh niên Việt Nam.

Chương 3 : Quan điểm và giải pháp chống tư tưởng hiện sinh trong lối
của thanh niên Việt Nam hiện nay.
3

CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA


CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

1. Chủ nghĩa hiện sinh là gì?

Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học phát triển ở Đức và Pháp từ
những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở châu Âu trong
và sau Thế chiến II, ảnh hưởng mạnh ở thành thị miền Nam Việt Nam trong
thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ (1954 – 1975).

Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận quan niệm thông thường cho rằng sự tồn
tại của con người và đồ vật vốn có sẵn một ý nghĩa nhất định không phụ thuộc ý
thức. Trái lại, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng chỉ có ý thức (được hiểu những xúc
cảm chủ quan, sự tự do lựa chọn của cá nhân…) mới đem lại cho cuộc sống cá
nhân và đồ vật một ý nghĩa nhất định.

2. Hoàn cảnh ra đời

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với
hai đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 - 1969),
sau đó lan nhanh sang Pháp tạo nên các tên tuổi như Jean Paul Sartre (1905-
1980), Garbie Marcel (1889 -1978), Albert Camus (1913-1960), Merleau Ponty
(1908-1961). Ban đầu, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh
triết lý sống tự nhiên, tự tại, tự do bằng các hình thức tiểu thuyết, truyện, kịch,
thi ca, nhật ký, tiểu luận, v.v... Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số
người chấp nhận và lý luận hóa, trừu tượng hóa trở thành một trường phái triết
học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ.

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu phù hợp
với xu hướng phát triển tâm lý thời đại chống lại bản thể luận và nhận thức luận
trong siêu hình học truyền thống, theo đó các triết gia mải mê tìm kiếm nguồn
gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức mà bỏ quên thân phận và kiếp sống con
người, không lý giải mối quan hệ phụ thuộc giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do
4

và tất yếu. Tuy khoa học kỹ thuật có mặt để giảm nhẹ sức lao động, nhưng rồi
chẳng mấy chốc máy móc đã ép con người theo guồng quay và trở thành nô lệ
của nó. Trong cuộc sống hiện đại, để tồn tại con người nhiều lúc phải tự đánh
mất mình, bị đổi ngôi từ “nhân vị” thành “đại từ”, từ “chủ thể” thành “đối
tượng”, từ “tôi” thành “nó”. Chung quy là buộc phải tha hóa đúng như nhận
định của triết gia Nitschez: “Con người đã chết”.

3. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

a. Nguồn gốc kinh tế, chính trị - xã hội

Chủ nghĩa hiện sinh phản ánh bức tranh hiện thực về sự khủng hoảng tột
độ của chủ nghĩa tư bản chuyển vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Là sự phản
ứng tiêu cực của giới trí thức tư sản và tiểu tư sản đối với sự tha hóa xã hội và
mặt trái của khoa học kỹ thuật.

b. Nguồn gốc tư tưởng

Chủ nghĩa hiện sinh có nguồn gốc từ nhà triết học kiêm thần học Đan
Mạch Soren Kierkegaard (1813 – 1855), nhà triết học Đức Friedrich Nietzsche
(1844 – 1900), nhà hiện tượng học Đức Edmund Husserl (1859 – 1938).

c. Nguồn gốc nhận thức

Về mặt nhận thức, chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối với chủ nghĩa
duy lý với các hình thái khác nhau của nó, như tư tưởng khai sáng châu Âu và
tư tưởng triết học cổ điển Đức.

4. Đối tượng và phương pháp của chủ nghĩa hiện sinh

a. Đối tượng của chủ nghĩa hiện sinh

Đối tượng mà chủ nghĩa hiện sinh quan tâm giải quyết là con người,
nhưng đó không phải là con người nói chung hay loài người như triết học truyền
5

thống, mà là “sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù” (Eller), đó là tôi, anh hay
một chị X nào đó…

b. Phương pháp của chủ nghĩa hiện sinh

Phương pháp của chủ nghĩa hiện sinh là phương pháp hiện tượng học do
Husserl xây dựng, với tư tưởng cơ bản là sự liên quan hay tương hỗ không thể
tách rời giữa chủ thể và khách thể: Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì
và Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức.

5. Quá trình du nhập của chủ nghĩa hiện sinh vào Việt Nam

a. Thời kỳ trước năm 1945.

Vào thời kỳ này ở châu Âu mà đặc biệt là ở Tây Âu chủ nghĩa hiên sinh
đặt tới mức độ toàn thịnh với điều kiện thuân lợi của sự phát triển của giới
truyền thông và sách báo chủ nghĩa hiện sinh càng có cở hội phát triển mạnh mẽ
hơn.

Việt Nam trong giai đoạn này đang là thuộc địa của pháp , nước Việt
Nam là một nươc thuộc đia nửa phong kiến . Các tầng lớp nhân dân chụi nhiều
tầng áp bức bóc lột , đặc biệt là thực dân Pháp với các chương trình khai thác
thuộc đia càng làm cho nền kinh tế ngày càng kiệt quệ , xã hội hoảng loạn . Mọi
tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột đến tận xương tủy , nông dân bị mất đất
,mất ruộng phải trở thành “cu ly” trong các đồn điền cao su hay đi làm công
nhân trong các xưởng với những đồng lương chết đói không nhưng thế họ còn
phải thường xuyên bị cúp phạt . Không chỉ giai cấp nông dân mà còn các tầng
lớp khác tư sản dân tộc thì bị tư sản mại bản và tư sản Trung Hoa chen ép không
ngóc đầu lên được . Tầng lớp tri thức tiểu tư sản cùng tầng lớp sĩ phu và các giai
tầng khác đều chịu chung sô phận như vậy cả , số phận của những kẻ nô lê , mất
nước , mất tư do .
6

Vì không cam chịu bị áp bức , không cam chịu làm nô lệ những người
Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ đã đứng lên dương cao ngọn cờ chống ngoại
xâm , song vì thực dân Pháp lúc này con quá mạnh ,và hơn nữa họ chưa có một
đường lối đấu tranh đúng đắn chưa có một giai cấp lãnh đạo để đấu tranh gianh
chính quyền về tay mình . Kết quả của các cuộc đấu tranh đó là đều bị đàn áp
trong biển máu . Cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lúc nay trở nên tuyệt
vọng chán nản , họ dương như không còn tim cho mình được một chỗ dựa thực
sự nào có thể bấu víu vào được , và họ muốn chạy trốn thực tại.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) , đã thắp sáng lên niềm tin hi vọng
vào cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập của dân tộc , nơi mà nhân dân
đặt được hi vọng của mình là có thể giải thoát khỏi thực tại cuộc sống đau khổ
dưới ánh đô hộ của thực dân pháp .

Như vậy , Việt Nam lúc này là một miếng đất màu mỡ để chủ nghĩa hiện
sinh tìm đến nơi mà chủ nghĩa hiện sinh có thể gieo mầm sinh sôi và nảy nở
phát triển . Bởi vì bản chất của chủ nghĩa hiện sinh là nó chỉ có thể sinh sôi nảy
nở , phát triển trên những vùng đất mà con người ở đó không còn niềm tin và hi
vọng mọi giá trị về cuộc sông không còn, con người nghi ngờ về cuộc sống thực
tại.

Bao giờ cũng vậy tầng lớp mà chủ nghĩa hiện sinh có thể tiếp cận một
cách nhanh nhất đó thanh niên và tầng lớp tiểu tư sản , đó là tầng lớp nhạy cảm
nhất về mọi sự biến đổi trong cuộc sống thường ngày họ luôn muốn khăng định
mình với xã hội . Nhưng trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tất cả mọi tầng lớp
đều bị áp bức bị bóc lột đều bị dồn đến “bước đường cùng” không cò lối thoát ,
bị bần cùng hóa thế nên tư tưởng hiện sinh nhanh chóng ăn sâu vào trong tầng
lớp này .

Và điều thể hiện rõ nét nhất mà chúng ta có thể nhận thấy về những tư
tưởng hiện sinh trong giai đoạn này là qua thơ văn. Các nhà văn, nhà thơ trong
7

giai đoạn này đều muốn thể hiện sự khóc than cho sự bất lực của mình qua các
tác phẩm . Ta thấy ở trong phong trào “Thơ mới” sự lãng mạn đến thê thảm và
tuyệt vọng đối cuộc đời . Ngay trong câu thơ “một nhành củi khô lạc mấy dòng”
(Trang giang-Huy Cận) hay “trên ruộng cánh cò phân vân” một cuộc sông
không có phương hướng , họ dường như không xác định được tương lai mình sẽ
đi về đâu , mọi thứ lúc này đều là con số không. Không chỉ trong các bài thơ
của các nhà “Thơ mới” chúng ta có thể thấy trong các tiểu thuyết các nhân vật
trong đó là một trí thức tiểu tư sản nhận thấy mình sống trên cuộc đời này là
thừa thãi vô ích trong “Đời thừa-Nam Cao” hay những con người bị xã hội thực
dân đưa đẩy họ tới con đường tha hóa nhân cách , lô họ xuống đáy của xã hội
nhấn chìm họ dưới đó dù họ có khao khát trở lại làm một con người lương thiện
nhưng không thể mà phải tự kết liễu đời mình trước ngưỡng cửa quay lại với
cuộc sống làm người “Chí Phèo-Nam Cao” và ta có thể tìm được những con
người như vậy trong hầu hết các tác phẩm văn học trong giai đoạn này .

b. Từ năm 1945 đến 1954.

Đây là thời kỳ mà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam đã dành được độc lập của đất nước song thực dân Pháp đã quay lai xâm
lược thêm một lần nữa “chúng muốn cướp nước ta thêm một lần nữa”(Chủ tịch
Hồ Chí Minh). Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam lại bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc khi mà
vùa mới dành lại chua được bao lâu.

Cuộc kháng chiến chống Pháp được diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế , chính tri, văn hóa, xã hội ..,vì một mục tiêu lớn nhất đó là bảo vệ
chủ quyền dân tộc vì độc lập tự do của dân tộc , hạnh phúc cho nhân dân . Thế
nên chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam lúc này là kêu gọi toan dân đoàn
kết ,tập hợp mọi lực lượng ,tất cả các giai tầng trong xã hội để quyết tâm giành
cho được độc lập dân tộc dù phải hi sinh bao nhiêu xương máu , Chủ tịch Hồ
8

Chí Minh đã tường nói : “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành
cho được độc lập”.Vì lý do dân tộc vì tổ quốc xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trỏ
thanh một ngôi trường tư tưởng lớn để hình thành những con người có nhân
cách tốt , chủ nghĩa anh hùng dân tộc , anh hùng cách mạng lên ngôi , mọi
người đều vì tổ quốc vì cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên , ở những vùng địch tạn chiến thì tình hình hết sức phức tạp .
Ở những vùng đó thực dân pháp tích cực chống phá những hoạt động nhằm xây
dựng lối sống mới , chúng hết sức phản động trong việc tuyên truyền về những
tư tưởng độc hại…đặc biệt là lối sống của chủ nghĩa hiện sinh vào trong đời
sống của nhân dân đặc biệt là thanh niên . Đối với thanh niên chúng ra sức
truyền bá những tư tưởng đồ trụy , lối sống không lành mạnh, khuyến khích
thanh niên đi vào con đường truy lạc , sống không có định hướng gì cho tương
lai . Mục đích thâm độc của chúng là nhằm cho một lớp thanh niên trong xã hội
Việt Nam lúc bấy giờ sống vô lý tưởng , không có niềm tin vào tương lai của
đất nước , sãn sàng bán nước , đi làm tay sai cho chúng bán rẻ đất nước , làm
cho Đảng không còn lược lượng nữa .

Đáng chú ý hơn là chúng lợi dụng tôn giáo để cài những tên gián điệp đội
lốt giáo sĩ , tổ chức các giáo hội ,những thánh đường công khai chống lai tổ
quốc . Đặc biệt ở đây chủ nghĩa hiện sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc tạo ra những con người “anh hùng” sãn sàng làm những việc làm dù
là tàn ác , vô nhân tính nhất . Những mẫu người như thế được chúng ca ngợi tán
dương , tán tụng đến mức “vứt bỏ” cả bộ đồ tu hành biến thành những con thú
đội lốt người , giết người man rợ. Đó là thứ chủ nghĩa hiện sinh như của
kierkegaard đạt đến giai đoạn “tôn giáo” hay đóng vai “siêu nhân” của
Nietzsche.
9

c. Từ năm 1954 đến 1975.

Đây là thời kỳ mà dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam , tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Việt Nam tạm thời
bị chia cắt làm hai miền , miền Bắc tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội đồng thời chi viên cho miền Nam chống chính quyền tay sai và đế
quốc Mỹ

Trong giai đoạn này ở miền Bắc kiên định đi theo học thuyết Mác – lênin
làm nền tảng cho xã hội . Chủ nghĩa Mác – lênin đã thực sự làm thay đổi lối
sống , tinh thần con người sống nhân ái , đồng lòng , yêu cái thiện , ghét cái ác ,
mọi người trong xã hội được nâng cao tinh thần trách nhiêm có ý thức với cộng
đồng . Nền kinh tế từng bước được đổi mới , chính vì những lý do đó mà
nghững chủ nghĩa phi khong học không có cơ hội để tồn tại.

Còn ở miền Nam, để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du
nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền
Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại
chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc
đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối
và phức tạp. Ảnh hưởng đó thể hiện cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện
sáng tác, cả trong giới chuyên môn lẫn trong độc giả phổ cập, cả trong nhà
trường lẫn ngoài nhà trường. Điều đó còn thể hiện ở chỗ đây là một ảnh hưởng
đa chiều, có thuận có nghịch, có hiện sinh và phản hiện sinh, có những sản
phẩm chính cấp và sản phẩm thứ cấp, có những đứa con chính thức lẫn “những
người con hoang”.

Khi chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ dựng
lên một chính quyền ở miền nam Việt Nam, lý thuyết triết học phương Tây mà
người Sài Gòn nghe nói đến đầu tiên không phải là chủ nghĩa hiện sinh, mặc dù
10

đây là lúc chủ nghĩa này đang hình thành một trào lưu sôi nổi ở Tây Âu. Lý
thuyết được gia đình họ Ngô đề cao và quảng bá lúc đó là chủ nghĩa nhân vị .
Nhưng chủ nghĩa hiện sinh đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và
đồng thời cùng sách báo được du nhập từ nước ngoài khiến chúng trở nên tạp
nham. Nhưng mà mục đích thâm độc của kẻ muốn gieo dắt nhưng tư tưởng này
thì không thay đổi đó là muốn làm hư hỏng , truy lạc, bại hoại con người mà
chủ yếu hướng đến đó là tầng lớp thanh niên.

Đi kèm với những lý thuyết đó là quân đội viễn chinh mà đế quốc Mỹ


đem sang với những lối sống buông thả , đồ trụy , phóng đáng , bụi đời . Không
những thế lúc này ở niềm Nam những tệ nạn xã hội tràn lam , nhưng bang cướp
có tổ chức mọc lên đầy rẫy , cùng đủ loại giáo phái du nhập vào càng làm cho
nền van hóa ở miềm Nam lúc này trở nên hỗn tạp hơn bao giờ hết , những giá tri
văn hóa dần dần bị biến dạng bị hoại tử trong lòng xã hội .Trong xã hội bị xé
toang từng mảnh về tinh thần đế quốc Mỹ vầ bè lũ tay sai của chúng tích cực
truyền bá về cái mà chúng cho là “anh hùng” cho là “siêu nhân”

Nhưng bên cạnh những một xã hội bị đầu độc dẫn tới bị tổn hại nghiêm
trọng thì vẫn còn những lực lượng tiến bộ để giữ gìn những bản sắc văn hóa ,
những giá trị truyền thống . Đó là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

d. Giai doạn từ 1975 đến nay.

Sau khi giải phóng miền Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng trên phạm
vi toàn quốc (1975) Đảng ta đã có nhiều biện pháp về văn hoá tư tưởng để loại
bỏ những tư tưởng tiêu cực của chế độ cũ còn lại trong những vùng mới được
giải phóng , đồng thời khắc phục những tư tưởng văn hóa độc hại .

Cải tổ lại các trường đại học và cả hệ thống giáo dục trong toàn quốc kiên
quyết chống những tư tưởng văn hoá độc hại của chủ nghĩa thực dân đế quốc .
11

Đồng thời với hệ thống giáo dục chúng ta cũng đang quản lý toàn diên về hệ
thống truyền thông và các nguồi văn hóa ngoại nhập không cho các luông tư
tưởng phản động xâm nhập vào nước ta .

Ngoài ra chúng ta cũng tích cực sử dụng các biện pháp trấn áp các loại tội
phạm như cướp giật , lưu manh còn tồn tại dưới chế độ cũ sót lại làm cho đời
sống thêm lành mạnh trong sạch .

Và chủ nghĩa hiện sinh trong giai đoạn mới này nó tồn tại dưới vỏ bọ mới
tinh vi hơn nhằm lừa sự cảnh giác của chúng ta về nó để cho chủ nghĩa hiện
sinh con có thể tồn tại được.Nhưng dù sao thì về mặt bản chất nó vẫn là một tư
tưởng làm cho con người xuống cấp về đạo đức làm cho con người mất niềm tin
vào cuộc sống cần phải loại bỏ .
12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA


HIỆN SINH TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM.

1. Những biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong lối sống của thanh
thiếu niên ở Việt Nam hiện nay

Thanh niên là những con người dễ tiếp thu cái mới, thích sự tìm tòi và
sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp từ xưa tới nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề
chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Bên cạnh đó,
chủ nghĩa hiện sinh chứa đựng nhiều mặt bi quan, tiêu cực ảnh hưởng đến lối
sống của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên hiện nay.

Một là, chủ nghĩa hiện sinh trong đó có chủ nghĩa hiện sinh là một trào
lưu tư tưởng phi lý tính. Nó phủ nhận tất cả những giá trị truyền thống, mà cho
rằng giá trị của sự vật, của lối sống hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc và sự lựa
chọn chủ quan của mỗi cá nhân. Nó cho rằng chân lý là chủ quan. Điều này có
ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và lối sống tùy tiện, chủ quan, lối sống theo cảm
xúc cá nhân của thanh thiếu niên hiện nay

Hai là, chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu tư tưởng bi quan với những khái
niệm như trăn trở, lo âu, chán mứa, đau khổ, không lối thoát, v.v.. Nó không tin
vào tương lai tốt đẹp của xã hội và nhân loại. Điều này cổ vũ cho lối sống
không có lý tưởng, không cần biết đến ngày mai của một bộ phận thanh thiếu
niên.

Ba là, quan niệm về tự do tuyệt đối phủ nhận mọi tính tất yếu của chủ
nghĩa hiện sinh, nhất là chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre được giới trẻ hiện
nay tiếp thu một cách không có phê phán đã trở thành cơ sở tư tưởng cho lối
sống hoàn toàn tự do, buông thả của thanh thiếu niên

Bốn là, tư tưởng về “nổi loạn” (revolt trong tiếng Pháp, tiếng Anh có
nghĩa là sự nổi dậy, vùng lên) của Camus và Sartre tuy có mặt tích cực là sự
13

“nổi dậy” chống chiến tranh, chống dịch bệnh, nhưng cũng bao hàm sự “nổi
loạn” siêu hình bên trong tư tưởng, là phản ứng chủ quan, tiêu cực trước sự phi
lý của cuộc sống.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chủ nghĩa hiện sinh trong thanh niên
Việt Nam hiện nay.

Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự
phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được
cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,
đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm
công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc
sản xuất, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây
dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế
hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi
trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị
trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước
phát triển mạnh.

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá và các lĩnh vực xã
hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các
tầng lớp nhân dân được cải thiện. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy
14

mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu
tư, khai thác tài nguyên; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc. Công nghiệp chế
tạo, chế biến phát triển chậm, gia công, lắp ráp còn chiếm tỉ trọng lớn. Cơ cấu
kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn
chậm. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chưa thật hợp lý. Năng suất lao
động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Năng lực cạnh
tranh quốc gia chậm được cải thiện. Đầu tư vẫn dàn trải. Hệ thống kết cấu hạ
tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực đồng bào dân tộc
thiểu số. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao,
còn lãng phí. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản bất hợp pháp
vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, ngăn chặn kịp
thời. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng.

Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã
hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội. Chất lượng
giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân
lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu
của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với
nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Xu hướng thương mại hoá và
sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở
thành nỗi bức xúc của xã hội.

Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy
đủ. Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi
phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng
dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an
toàn xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu
15

cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều
hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục.

3. Những yếu tố cần thiết phải khắc phục chủ nghĩa hiện sinh trong
thanh niên Việt Nam hiện nay

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đất nước được thực
hiện trong điều kiện kinh tế thị trường và với “áp lực” ngày càng gia tăng đối
với tư tưởng thanh niên. Giá cả nông sản không ổn định, thu nhập và đời sống
nông dân thấp và tăng rất chậm so với thành thị, tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm ngày càng nhiều…Thực trạng này đã và đang là “áp lực”, thách thức
lớn “đè nặng” lên tâm lý thanh niên, nhất là những thanh niên chuẩn bị ra
trường

Song thanh niên ở nông thôn ngày nay những đối tượng thanh niên nay
chỉ biết ngồi trong những quán nét thâu ngày này qua ngay khác rồi dẫn tới
không có tiền trả “nợ nét” rồi chờ người tới trả tiền hoặc tình trạng “chơi game”
không biết mệt mỏi chỉ cần là một mẩu bánh mì hay một chai nước ngọt có thể
ngồi ngày này qua ngày khác. Từ việc chơi các “game” bạo lực mà dấn tới việc
những đối tượng thanh niên nay không còn nhận thức được việc mình làm nữa.
Và từ đây những vụ án đau lòng đã xảy ra như “cháu giết bà để lấy tiền chơi
game” hay cướp giật, móc tú. Tình trạng này hiện nay đang có chiều hướng gia
tăng nhanh làm ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn lực tương lai của đất nước,
những chủ nhân của đất nước trong tương lai đang không có sống trong một lối
sống không có tương lai ngoảnh mặt lại với hiện thực cuộc sống một lối sống
mà đó là con đường để chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội để tiếp tục tồn tại ở Việt
Nam. Ngoài những tác hại của Internet mà một số bộ phận thanh niên Việt Nam
đang mắc phải thì một tình trạng đáng buồn nữa của lối sống thanh niên hiện
nay đó là “tình dục không an toàn trước hôn nhân của thanh niên Việt Nam
đang mắc phải". Có lối sống thực dụng, vụ lợi, ích kỷ, thích hưởng lạc, sa đoạ...
16

Trong khi đó nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa.
Đảng - Nhà nước ta gia nhập WTO, thì vai trò thanh niên ngày càng có vai trò
quan trọng hơn để góp phần vào việc thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn
mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ những đòi hỏi đó, thanh niên cần phải khắc phục triệt để những biểu
hiện của chủ nghĩa hiện sinh, thì mới có thể hoà nhập và tiến trình chung, đưa
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi lên đúng hướng. Mặt khác, khi công nghiệp
hoá thành công thì đáp ứng được nhu công cuộc xoá đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; đảm bảo điều kiện học tập, chữa
bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn, tạo kiện
để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông
thôn và thành thị. Tăng cường xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị ở nông
thôn. Đảm bảo quốc phòng, an ninh được giữ vững; môi trường sinh thái được
bảo vệ.
17

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG TƯ TƯỞNG HIỆN SINH


TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân

Nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác giáo dục của Đảng, trong cuộc
đấu tranh khắc phục tư tưởng hiện sinh. Thường xuyên giáo dục chính trị tư
tưởng mới giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhân thức được nhưng chủ
trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn hiện nay về việc xây dựng lối sống
văn hóa mới.

2. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, hình thành phát triển củng cố
niềm tin sâu sắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt
Nam.

Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ quan trọng là xây dựng thanh niên giàu
lòng yêu nước, có ý thức công dân, biết xử lý hài hoà lợi ích của bản thân trong
lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính
trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có
văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu
nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện. Người thanh niên của thời kỳ mới
vừa biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa
biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, những tinh hoa văn hóa nhân
loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam.

Đòi hỏi phải xây tình đoàn kết, tương thân tương ái vì cộng đồng, chống
bàng quan vị kỷ cá nhân; xây tinh thần, thái độ học tập say mê, nghiêm túc, làm
việc gì cũng phải học, học suốt đời, tiến quân vào khoa học công nghệ, chống
tiêu cực, hư danh, giả dối, không trung thực; xây dựng tinh thần lao động cần
18

cù, sáng tạo, chống ỷ lại, lười lao động; xây ý thức tiết kiệm, chống tham nhũng
lãng phí xa hoa; xây ý thức công dân, thói quen ứng xử văn hoá, chống lai căng
tự do tuỳ tiện vô kỷ luật. Phát triển các hình thức gặp gỡ, học tập những tập thể,
cá nhân thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác ở tất cả các cấp, các lĩnh vực, đối
tượng.

3. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
quản lý các cơ chế bằng pháp luật

Đầu tư phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, khuyến khích các thành phần kinh tế làm ăn chính đáng, hợp pháp; đi đôi
với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Trong phát triển kinh tế chú trọng đến
vấn đề giải quyết việc làm, ưu điên cho những thanh niên mới ra trường ở các
ngành nghề.

4. Kiên quyết chống những tệ nạn xã hội vào những tư tưởng hiện sinh
trong cuộc sống thanh niên hiện nay

Phải phòng ngừa, ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong thanh niên là điều
ai cũng nhận thấy được, nhưng vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp
thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ trong mỗi gia đình, mỗi nhà trường và rộng ra
hơn nữa là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng

Các cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị và tăng
cường xây dựng lực lượng cốt cán ở cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn
diện.
19

KẾT LUẬN

Tư tưởng hiện sinh có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam, cũng như hiện nay
trên tất cả mọi lĩnh vực. Bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng có những mặt
tiêu cực cần phải khắc phục. Vì thế khi nghiên cứu tư tưởng hiện sinh, chúng ta
cần phải đi sâu khai thác những khía cạnh tích cực, vận dụng trong cuộc sống
của mình.

Việt Nam đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đặc
biệt là trong quá trình hội nhập với quốc tế, đặt ra nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội, cần phải làm đẹp nền văn hóa Việt Nam lấy con
người làm trung tâm. Chủ nghĩa hiện sinh trong giai đoạn hiện nay đã được các
thế lực thù địch cải biến lại cho phù hợp để dễ dàng tồn tại ở nước ta với một
mục đích giả tạo đó là “thúc đẩy động lực con người” nhưng thực chất đó là một
thứ lý thuyết phản động, nó chỉ làm cho con người mất niềm tin vào cuộc sống
đặc biệt là tầng lớp thanh niên hiện nay. Chúng ta cần giáo dục nhận thức vai trò
của thanh niên với tương lai đất nước và sự nghiệp cách mạng chung của đất
nước trong thời đại mới đó là kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư
bản chủ nghĩa, chống những tư tưởng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là chủ nghĩa
hiện sinh.

Để không có sự thâm nhập của một thứ chủ nghĩa hiện sinh mang tính nổi
loạn, kích động ly khai như từng xảy ra ở Pháp trong tháng Năm – Sáu (1958)
hay trong Phản văn hóa ở Mỹ, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường lành
mạnh, hiện đại hóa về mặt kỹ thuật, về thị trường để người lao động được làm
việc trong điều kiện tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con
người.
20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_hiện_sinh
3. http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-
van-hoa/14254-chu-nghia-hien-sinh-su-hinh-thanh-dien-mao-va-anh-huong
4. https://8910x.com/chu-nghia-hien-sinh-tom-tat/

You might also like