You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Khoa Đông Phương học

TIỂU LUẬN VĂN HÓA XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á

NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA TỘC NGƯỜI


KAREN TẠI CHIANG MAI, THÁI LAN
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Đông Phương học

TIỂU LUẬN VĂN HÓA XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á

NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA TỘC NGƯỜI


KAREN TẠI CHIANG MAI, THÁI LAN
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


1. MỞ ĐẦU
Nghề dệt vải truyền thống nói chung có vị trí vô cùng quan trọng trong đời
sống của các tộc người ở Thái Lan, trong đó có tộc người Karen tại Chiang Mai. Tuy
nhiên trong vài năm trở lại đây, nó đã bị mai một đi nhiều. Việc tìm hiểu nghề dệt cổ
truyền trên cơ sở phân tích, nghiên cứu một cách khoa học sẽ cho thấy vai trò và vị
trí của nó trong đời sống kinh tế và sự phát triển của bản sắc văn hóa dân tộc Karen.
Qua nghiên cứu sẽ biết được các tri thức dân gian về kỹ thuật cũng như các giá trị
nhân văn tư duy thẩm mỹ của người dân trong lối dệt vải. Trong tình hình hiện nay,
không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu
nghề dệt không chỉ dừng lại ở mục đích nhìn nhận lại những di sản trong quá khứ mà
nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị này,
góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho các tộc người bằng chính ngành nghề truyền
thống mà ông bà tổ tiên để lại.
Với suy nghĩ như trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghề dệt truyền
thống của tộc người Karen tại Chiang Mai, Thái Lan” với hy vọng sẽ góp phần
vào sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về nghề dệt của các tộc người thiểu số khác tại quốc
gia láng giềng. Phản ánh nét riêng biệt trong lối suy nghĩ, kinh nghiệm dệt vải khác
nhau giữa mỗi tộc người của mỗi quốc gia, đồng thời mong muốn có thể cung cấp
thêm tư liệu để các nhà hoạch đính chính sách, các cấp chính quyền địa phương có
thêm những đề án, đường lối để khôi phục, phát triển và bảo tồn ngành nghề này mãi
về sau.

1
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát tộc người Karen tại Chiang Mai, Thái Lan
2.1.1. Nguồn gốc tộc người
Người Karen - “thổ dân vùng Đông Nam Á” đã có mặt và sinh sống trên khu
vực này từ rất lâu đời. Tộc người Karen phân bố trải dọc từ Bắc xuống Nam ở khu
vực biên giới Myanmar – Thái Lan từ khoảng 600 – 700 năm về trước1. Các nhà
khoa học phỏng đoán rằng tộc người Karen di cư từ phía Bắc xuống, sau đó định cư
sinh sống ở những vùng đất nằm về phía Đông Myanmar và Bắc Thái Lan từ trước
thế kỉ 182.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều luồng nhận định khác nhau về nơi sinh sống
ban đầu của tộc người Karen. Trong đó, một nhóm các nhà khoa học dựa vào các câu
chuyện truyền miệng của người Karen, họ kể rằng hành trình di cư của tổ tiên đã phải
vượt qua “những dòng cát”, ám chỉ một vùng đất rộng lớn chỉ có toàn cát. Thêm vào
đó, họ còn nhắc tới vùng đất cũ nơi họ từng sinh sống có tên gọi là “Thibi – Kolbi”,
khiến cho mọi người nghĩ vùng Tây Tạng (Tibet) và sa mạc Gobi chính là nơi ở sơ
khai ban đầu của tộc Karen3.
Nhóm còn lại thì cho rằng cội nguồn của người Karen nằm ở Mông Cổ, vì lánh
nạn chiến tranh nên di cư tới vùng phía Đông Tây Tạng sinh sống, sau đó thì di
chuyển vào lãnh thổ Trung Hoa và người Hoa gọi nhóm người này là “người Châu”.
Trong khi đó, các nhà khoa học phương Tây và nhà truyền giáo, những người nghiên
cứu về tộc người Karen thì lại cho rằng nguồn cội của họ có lẽ ở khu vực phía Tây
Trung Quốc sau đó di cư từ từ xuống vùng Myanmar, họ tin rằng thuở ban đầu người
Karen sinh sống dọc con sông Trường Giang (phiên âm từ tiếng Trung là Yangtse).
Mà từ “Yang” lại chính là một tên gọi khác nữa mà người miền Bắc Thái Lan và
người Shan ở Myanmar dùng để gọi người Karen4.
Vì vậy, nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Quốc gia Singapore, Raja
Ananda đã tổng hợp, phân tích nguồn gốc nơi ở và hành trình di cư của tộc người
Karen sao cho phù hợp với các quan điểm của những nhà khoa học đã đề cập ở trên
như sau: Khoảng năm 2617 TCN, tộc người Karen thuở sơ khai sinh sống tại Mông
1
Charles F. Keyes. (1971). Introduction, Ethnic Adaption and Identity: the Karen
on the Thai Frontier with Burma. Philadelphia: Institute for the Study of Human Issues
2
Renard, R.D. (1980). Kariang: History of Karen-Tai Relations from the
Beginnings to 1923 (luận án tiến sĩ)
3
Paul Lewes & Elain Lewes. (1985). Six Hill-Tribes (Sáu bộ lạc trên đồi). Chiang
Mai: Hill-Tribe Handicrafts, tr.70
4
Wichat Booranaprasertsook. (2012). Stories from the Thai-Burmese Border:
Intellectual Sparks for Sustainable Development. Bangkok: The Thailand Research Fund,
tr.2
2
Cổ, sau đó di cư tới phía Đông Turkestan5 vào khoảng năm 2013 TCN, tiếp theo từ
Turkestan tới Tây Tạng vào khoảng năm 1864 TCN. Khoảng năm 1385 TCN thì di
cư xuống vùng Vân Nam Trung Quốc, sau đó tiếp tục di cư xuống vùng Đông Nam
Á. Nhóm di cư đầu tiên xuống tới vùng này vào khoảng năm 1125 TCN, nhóm thứ
hai vào khoảng năm 759 TCN. Vùng đất mà người Karen chọn làm nơi an cư lạc
nghiệp là dải đất phía Đông Myanmar, phía Bắc và dọc biên giới phía Tây của Thái
Lan ngày nay6. Như vậy có thể nói trước khi tộc người Thái tới vùng đất này thì
người Karen đã có mặt từ rất sớm và hình thành một cộng đồng rộng lớn trải dọc từ
Bắc chí Nam7.
2.1.2. Quá trình hình thành và cư trú
Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết người Karen đang sinh sống tại Thái Lan
đều di cư từ Myanmar xuống. Trong đó, nhóm sinh sống ở Thái lâu đời nhất là nhóm
Pwo và Sgaw. Các nghiên cứu cho rằng tộc người Karen ở Myanmar đã vượt qua
sông Thanlwin8 tiến vào biên giới Thái Lan vào khoảng thế kỉ 18, tương đương triều
đại Ayudhaya giai đoạn cuối và đầu triều đại Rattanakosin. Thời gian này, Thái và
Myanmar cứ binh chiến suốt nhiều năm, cho dù là bên nào tấn công trước cũng đều
phải hành quân qua lãnh thổ của người Karen, vì thế nên một bộ phận người Karen
bị bắt làm tù binh khổ sai, cung cấp lương thực hoặc phải dẫn đường cho quân lính.
Khi họ bị đưa tới Thái Lan thì một số người đã quyết định ở lại đây an cư và mong
có một cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Ngoài ra, còn có nhiều bằng chứng cho thấy trước đó người Karen đã tới
Vương quốc Lan Na9 sinh sống khi bờ đông của con sông Thanlwin bị Vương quốc

5
Turkestan (còn gọi là Turkistan hay Türkistan) là một khu vực ở Trung Á, ngày
nay là khu vực mà chủ yếu là các dân tộc Turk sinh sống. Turkestan được phân chia thành
Tây Turkestan (thuộc Nga) và Đông Turkestan (thuộc Trung Quốc). Đông Turkestan là quê
hương của những người Turk định cư sớm nhất trong khu vực và người Duy Ngô Nhĩ. Khu
vực này được nhà Thanh quản lý vào giữa thế kỷ 18 và được đặt tên là Tân Cương, có nghĩa
là “biên cương mới”. Sau đó Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quản lý khu vực này và hiện
nay nó có tên gọi chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
6
Rajah Ananda. (2008). Remaining Karen: A Study of Cultural Reproduction and
the Maintenance of Identity. Canberra: ANUE Press
7
Theo các bằng chứng ngôn ngữ và lịch sử, cuộc di cư về phía tây nam của các dân
tộc nói ngôn ngữ Tai diễn ra vào thế kỷ thứ VIII cho đến thế kỷ thứ X.
8
Sông Thanlwin, dài 2815 km, còn được biết đến với tên Salween, là dòng sông lớn
của châu Á chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan. Sông bắt nguồn từ Tây
Tạng, chảy qua phía Tây tỉnh Vân Nam sát biên giới với Myanmar, qua phía Đông Bắc
Myanmar và trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Myanma và Thái Lan, chảy sâu vào
trong lãnh thổ Myanmar và đổ ra biển Andaman tại Mawlamyine. Ở gần cửa sông, nó tạo
nên đồng bằng nhỏ Thanlwin.
9
Vương quốc Lanna là một vương quốc tồn tại từ cuối thế kỉ XIII đến gần cuối thế
kỉ XVIII, phạm vi bao gồm vùng miền núi phía bắc của Thái Lan, một phần nhỏ của Lào
3
Yonok10 thống trị. Người Karen đã khuất phục đầu hàng trước vương quốc này, sau
đó họ được đưa tới vùng Mae Sa Riang và tỉnh Chiang Mai sinh sống mà trước đây
khu vực này là nơi sinh sống của người Lawa11 12.
Truyền thuyết của người Karen còn nhắc tới việc họ được Quốc Vương Chiang
Mai ban cấp đất đai, đổi lại họ phải trả tiền mua đất và hằng năm phải cống nạp lễ
vật như vải dệt, mật ong rừng và nông sản cho Quốc Vương. Không những vậy, giới
nghiên cứu còn phát hiện bài thơ ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp giữa tộc người Karen
và Vương quốc Chiang Mai như sau:
“ตราบใดแม่น้ าคง (สาละวิน) บ่แห้งหาย
เขาควายบ่ซื่อ (ตรง) ถ้าหลวงยังบ่ยบุ
เมืองนครเชียงใหม่กบั เมืองยางแดง (กะเหรี่ ยง)
จะต้องเป็ นไมตรี ไม่รุกรานกันตราบนั้น”13
Tạm dịch:
“Khi nào nước sông Kong (Thanlwin) chưa cạn
Sừng trâu chưa thẳng, hoàng gia chưa lụi tàn
Vương quốc Chiang Mai và Yang Đỏ (Karen)
Sẽ luôn là bằng hữu, không gây chiến với nhau”

và một phần khác của Myanmar ngày nay. Đây là một đất nước với Hoàng gia, hệ thống
luật pháp và có một nền văn hóa riêng biệt. Về sau, vì sự kìm kẹp của các quốc gia lớn hơn
ở ngay cạnh, Lanna thu hẹp dần. Đến thế kỉ XVIII – XIX thì chỉ còn thành phố Chiang Mai
và 1000 km xung quanh Chiang Mai. Tới năm 1892, Xiêm chính thức chiếm Lanna và xóa
cái tên Lanna ra khỏi bản đồ.
10
Một vương quốc của người Thai Yuan, hình thành trước thế kỉ VII.
11
Lawa là tộc người đã sinh sống ở miền trung và bắc Thái Lan trước khi người
Thái tới nơi này. Ngôn ngữ Lawa thuộc nhánh Môn-Khmer của ngữ hệ Austro-Asiatic
(nhánh phụ Palaung-Wah).
12
Paul Lewes & Elain Lewes. (1985). Six Hill-Tribes (Sáu bộ lạc trên đồi). Chiang
Mai: Hill-Tribe Handicrafts, tr.70
13
Chutiman Sasong, Nipon Kampha & Sanya Sasong. (2019). Integration of Social
Capital Link the Border Trade Routes to Improve the Quality of Life of the Kaya Ethnic
Group, Ban Doi Sang, Mae Hong Son Province. MJU Academic Review, 2

4
Vào năm 1875, một nhóm người Karen với số lượng rất đông từ Myanmar di
cư tiếp tới Thái Lan khi vua Alaungpaya 14 tiến hành đàn áp người Môn. Những người
Karen đã che chở cho người Môn và đi theo họ di cư tới Ayudhaya. Trong đó một
nhóm người Karen và người Môn xuống tới tận tỉnh Suphanburi, Ratchaburi và Uthai
Thani15. Vì các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nhóm người Karen hiện sinh sống tại
các tỉnh kể trên vẫn lấy giáo lí đạo Phật kiểu Môn trong đời sống sinh hoạt thường
ngày, cả bài tụng kinh hay bài giảng thuyết Pháp cũng đều được viết bằng chữ cái
của người Môn16.
Xưa kia, nơi sinh sống của người Karen là vùng đất phía Đông Myanmar giáp
với vùng đất phía Tây Thái Lan chưa bao giờ bị chia cắt. Nhưng khi bị các nước tư
bản phương Tây xâm chiếm thì vùng đất này bị chia cắt thành 2 nơi để phục vụ cho
việc phân chia bản đồ của họ. Một phần thuộc về Myanmar, phần còn lại thuộc về
Thái Lan nên dẫn tới việc tộc người Karen bị chia thành Karen Myanmar (Burmese
Karen) và Karen Thái Lan (Thai Karen). Sau khi Thực dân Anh chiếm được Bắc
Myanmar vào năm 1885 thì người Karen lại tiếp tục di cư xuống Thái Lan để lánh
nạn vì thủ lĩnh bộ tộc không chịu quy hàng người Anh, nên người Anh đã tiến hành
cho quân đàn áp. Trong đó, một nhóm xuống định cư ở vùng Kanchanaburi, Prachuab
Khiri Khan và Petchaburi (thuộc miền Tây Thái Lan), còn một nhóm thì tới dải đất
phía Tây của tỉnh Mae Hong Sorn, trải dài tới phía Bắc các tỉnh Tak, Lamphun,
Lampang, Chiang Mai và Chiang Rai (thuộc miền Bắc Thái Lan)17.
Sau giai đoạn tìm kiếm thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, những
nhánh nhỏ trong tộc người Karen vẫn tiếp tục di cư xuống Thái Lan. Một vài nhóm
di cư vì nội chiến Myanmar, còn một số nhóm thì di cư vì đói kém, khó khăn, nhóm
khác nữa thì được đưa đến vì mục đích kinh doanh du lịch,…
Theo báo cáo “Dự án điều tra cộng đồng Karen” của Mạng lưới nông dân Khu
vực phía Bắc, năm 2017 tại Thái Lan có khoảng 1930 ngôi làng Karen, tổng dân số
vào khoảng 549.395 người, chiếm 46,8% trong tổng số dân tộc thiểu sổ của Thái
Lan. Phân bố rải rác trên khắp 16 tỉnh thành, trong đó 7 tỉnh miền Tây gồm:
Kanchanaburi, Suphanburi, Prachuab Khiri Khan, Petchaburi, Nakhon Pathom,
14
Alaungpaya là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử Myanma, trị vì
từ năm 1752 đến năm 1760. Ông đã xây dựng Đế quốc Miến Điện thứ 3 đầu thế kỷ 18 tồn
tại cho đến khi bị quân Anh thôn tính vào ngày 01/01/1886. Ông đã qua đời vì bị thương
trong quá trình thúc quân xâm chiếm vương quốc Ayudhaya.
15
Pinkaew Lueng-aramsri. (1996). Folk Wisdom on EcoSystem: A Case-Study of
the Karen Community in Thung Yai Naraesuan Forest. Bangkok: Lokdulyaphap
16
Chantaboon Sutthi. (1996). The Karen: Life, Culture and the Environment.
Bangkok: The Institute for Hill-Tribe Research, tr.14
17
Wichat Booranaprasertsook. (2012). Stories from the Thai-Burmese Border:
Intellectual Sparks for Sustainable Development. Bangkok: The Thailand Research Fund,
tr.3

5
Uthai Thani và Ratchaburi. 9 tỉnh miền Bắc gồm: Kamphaeng Phet, Chiang Rai,
Chiang Mai, Tak, Prae, Mae Hong Sorn, Lampang, Lampun và Sukhothai.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan đã chia tộc người Karen ra làm 4 nhóm chính
đó là:
Một, Karen Sgaw hay còn gọi là “Karen đồi”, gặp nhiều nhất ở các tỉnh Chiang
Mai, Chiang Rai và Mae Hong Sorn. Đây là nhóm chiếm số lượng đông nhất, lên tới
500.000 người.
Hai, Karen Pwo hay còn gọi là “Karen trắng”, “Yang trắng” hoặc “Karen
Nam”, gặp nhiều nhất ở các tỉnh Kanchanaburi, Ratchaburi và Prachuab Khiri Khan
với số lượng khoảng 70.000 người.
Ba, Karen Bwe hay còn gọi là “Kayah” hay “Bre”. Người Thái thường gọi họ
là “Karen đỏ”, “Yang đỏ” vì các cô gái thuộc nhóm này thường chuộng áo váy màu
đỏ. Nhóm này thường được bắt gặp ở các làng Huay Seua Thau, Huay Deua và Kun
Huay Deua thuộc tỉnh Mae Hong Sorn với số lượng khoảng 1.500 người.
Bốn, Karen Taungthu18 hoặc Karen Pa-o hay còn gọi là “Karen đen” vì phụ
nữ Taungthu thích vận trang phục màu đen. Nhóm này có số lượng ít nhất, khoảng
600 người và phân phố ở vài ngôi làng lác đác trong tỉnh Mae Hong Sorn.
Ngoài 4 nhóm chính kể trên thì vẫn còn nhiều nhánh nhỏ khác mới tới định cư
ở Thái Lan như nhánh Kayan hay còn gọi là “Karen cổ dài”. Và lần di cư gần đây
nhất thì nhánh Kayaw hay còn gọi là “Karen tai dài” cũng chuyển tới Thái Lan sinh
sống.
Mỗi nhánh của tộc người Karen sẽ có ngôn ngữ nói khác nhau, như Karen
Sgaw gọi bản thân mình là Paganyaw, còn Karen Pwo thì gọi mình là Phlong, cả hai
từ này đều có nghĩa chung là “người”. Thật chất tộc người Karen không thích bị gọi
là Karen vì họ cảm giác bị khinh thường. Về nguồn gốc cái tên “Karen” thì các nhà
khoa học suy đoán nó được hình thành là do gọi theo cách gọi của người Môn, theo
đó người Môn gọi tộc người này là Kareng19. Hoặc theo cách gọi của phương Tây,
theo đó người Tây gọi nhóm người này là Karen, suy đoán sở dĩ người phương Tây
gọi như vậy là do bắt chước theo người Myanmar vì người Myanmar gọi tộc người
này là Kayin20.

18
Taungthu có nghĩa là “người vùng cao”.
19
Suriya Ratanakul & Somsonge Buruspat. (1995). The Sgaw Karen. Bangkok:
Mahidol University, tr.1
20
Wichat Booranaprasertsook. (2012). Stories from the Thai-Burmese Border:
Intellectual Sparks for Sustainable Development. Bangkok: The Thailand Research Fund,
tr.5

6
Tại Chiang Mai, nhánh Karen Sgaw và Karen Pwo phân bố đông nhất. Họ
thường xây nhà trên các gò đất cao hoặc đôi khi cũng dựng nhà trên đồng bằng bằng
phẳng như các dân tộc khác. Họ định cư lâu dài, hiếm khi di chuyển chỗ ở tới nơi
khác. Người Karen rất tôn sùng thiên nhiên nên luôn sống hòa hợp với môi trường.
Họ làm rẫy, trồng lúa, rau đậu tùy theo mùa, theo địa hình hay các điều kiện tự nhiên
khác. Bên cạnh đó cũng chăn nuôi gia súc nhưng nhằm phục vụ làm nguồn thực
phẩm cho gia đình hơn là mua bán đổi chác. Nhìn chung, người Karen dựa vào nguồn
nước, núi rừng để sống nên đời sống tâm linh rất xem trọng các hiện tượng tự nhiên
và thần linh hóa các hiện tượng này.
Tóm lại, Karen là tộc người đã có mặt từ rất sớm trên đất Siam và theo các nhà
nghiên cứu, hầu hết người Karen trên đất Thái đều di cư từ Myanmar xuống vì nhiều
lí do khác nhau. Quá trình di cư diễn ra trong một thời gian dài từ trước thế kỉ 18 và
hiện nay nó vẫn còn đang tiếp diễn do những mâu thuẫn nội bộ giữa tộc người Karen
và chính quyền Myanmar. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng luôn tạo điều kiện
đón nhận làn sóng di cư này. Cùng với các dân tộc khác, tộc người Karen đã tạo ra
những bản sắc văn hóa đặc trưng cho Thái Lan, đồng thời những kinh nghiệm được
truyền từ đời này sang đời khác trong đời sống sinh hoạt và làm việc của người Karen
là những báu vật hết sức quý giá về mặt tinh thần đối với Thái Lan nói riêng và cả
thế giới nói chung. Trong đó không thể nhắc đến nghề dệt vải nổi tiếng và lâu đời tại
Chiang Mai, nơi mà từng sợi vải, màu sắc cho tới họa tiết đều in dấu đậm nét bản sắc
đặc trưng của tộc người Karen mà tác giả sẽ trình bày ở mục tiếp theo.

7
2.2. Tộc người Karen với nghề dệt truyền thống
Phụ nữ Karen từ lâu đã được vang danh là có tay nghề dệt vải vào hàng bậc
thầy trong số các phụ nữ dân tộc vùng cao khác. Từ năm lên 10, các bé gái đã được
truyền thụ tay nghề cũng như các bí quyết kinh nghiệm từ chính người mẹ của mình.
Phụ nữ Karen dệt vải chủ yếu dùng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày cho chính
bản thân và các thành viên khác trong gia đình, hoặc dùng trong các nghi thức quan
trọng như cưới hỏi và các lễ hội truyền thống trong bộ tộc.
2.2.1. Quy trình sản xuất
*Nguyên liệu
Nguyên liệu thô phổ biến nhất để người Karen dệt vải bao gồm tơ tằm, bông
và len. Các học giả tin rằng tất cả các nguyên liệu này có nguồn gốc từ các vùng đất
khác bên ngoài Thái Lan. Như tơ tằm để làm lụa có nguồn gốc từ Trung Hoa và sau
đó lan sang Nhật Bản, Ấn Độ cũng như các khu vực khác nhau ở châu Á và châu Âu.
Bông được cho là có nguồn gốc từ Ả Rập và được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ
sau đó. Về sau người Ấn truyền đến Thái Lan và các nước lân cận khu vực Đông
Nam Á. Dần dà cây bông đã trở thành loài cây bản địa ở cả khu vực và là một trong
những nguồn cung sợi thiết yếu trong đời sống con người.
Đối với len, đây là chất liệu phù hợp với thời tiết se lạnh. Các nhà nghiên cứu
tin rằng nó được sử dụng lần đầu tiên để làm vải ở Bắc Âu. Sau đó lan sang các nước
khác và người Karen cũng đã học hỏi tiếp thu.
*Nhuộm sợi
Sau khi hoàn thành xong công đoạn lấy sợi từ cây bông, tơ tằm thì người Karen
tiến hành nhuộm. Người Karen có bí quyết truyền thống trong việc nhuộm vải bằng
thân, rễ, vỏ, củ, quả của các loài cây tự nhiên và biết ước lượng số lượng sợi cần
nhuộm là bao nhiêu trong mỗi lần dệt để tránh gây lãng phí. Phương pháp nhuộm
màu tự nhiên luôn có sự biến hóa thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu mà họ sử dụng.
STT Tên Bộ phận sử dụng Màu thu được
1 Nghệ Củ, rễ Vàng
2 Chàm quả cong Lá Chàm
3 Sa Yah21 Lá, ngọn Đen
4 Goh22 Rễ Đỏ
5 Chiêu liêu Vỏ cây Kaki
6 Mít Lõi Xanh lá nhạt
7 Núc nác Vỏ cây Xanh lá nhạt

21
Tiếng Karen
22
Tiếng Karen
8
8 Căm xe, giáng hương Vỏ cây Đỏ
9 Chôm chôm rừng Hạt Da cam
10 Vừng Vỏ cây Hồng
11 Tô mộc Lõi Hồng
Bảng. Các nguyên liệu tự nhiên mà người Karen hay sử dụng để nhuộm vải (Nguồn: Mạng
Internet)
Ngày nay, cũng như bao tộc người khác, người Karen đôi khi cũng dùng hóa
chất tổng hợp để nhuộm vải vì nó nhanh, đỡ tốn nhiều thời gian, màu sắc đa dạng và
bám chặt hơn, một phần cũng vì các nguyên liệu tự nhiên ngày càng khó kiếm. Với
lại nhuộm tự nhiên phải trải qua một quy trình, công đoạn phức tạp, tốn nhiều thời
gian hơn. Tuy nhiên người Karen nhìn chung vẫn không quên lối nhuộm tự nhiên,
thân thiện với môi trường cũng như để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
Về phương pháp nhuộm, nếu nhuộm bằng hóa chất tổng hợp thì gồm các bước
như sau: Một, chuẩn bị sợi và thuốc nhuộm muốn sử dụng; Hai, nấu nước sôi và cho
thuốc nhuộm vào; Ba, sau đó đem sợi vải ra nhúng vào nước sôi; Bốn, sau khi sợi
vải đã ngấm hoàn toàn thuốc nhuộm, chuyển màu thì đem ra phơi khô.
Nếu nhuộm tự nhiên theo cách truyền thống thì người Karen có hai cách đó là
nhuộm lạnh và nhuộm nóng.
Nhuộm lạnh là phương pháp nhuộm trong nồi đất, sau quá trình sàn lọc lấy
thuốc nhuộm tự nhiên, người ta đổ nó vào nồi đất, sau đó cho sợi vải vào, dùng tay
ấn sợi vải để sợi thấm màu đồng đều. Hoặc nếu muốn màu đậm hơn thì có thể ủ sợi
trong nồi nhiều ngày.
Nhuộm nóng gồm có các bước như sau: Một, đầu tiên đem sợi đi giặt sạch để
loại bỏ bụi bặm, vắt khô ráo để màu len lỏi vào từng kẽ sợi dễ dàng hơn; Hai, đem
sợi vừa giặt bỏ vào nồi thuốc nhuộm đang đun sôi, đảo qua đảo lại cho sợi thấm màu
đồng đều trong khoảng 30 phút (thời gian nhuộm còn phụ thuộc vào chất liệu sợi);
Ba, sau khi sợi đã nhuộm xong, vớt lên vắt ráo nước, sau đó giặt lại với nước lạnh và
đem phơi khô. Nếu muốn có màu đậm hơn thì đem sợi chần vào nồi thuốc nhuộm
đun sôi một lần nữa cho đến khi nào đạt được theo yêu cầu thì thôi.
Tuy nhiên người Karen có một số kiêng kỵ khi nhuộm vải đó là: Không được
nhuộm vải vào ngày 15 và 30 Âm lịch; Không được nhuộm vải trong ngày mà làng
có người chết; Và không được nhuộm vải từ ngày mang thai cho tới khi sinh nở.
*Xác định khổ dệt
Khi vải đã nhuộm thành nhiều màu sắc, người ta bắt đầu dàn sợi lên khung,
nhưng trước khi lên khung cửi, người Karen phải xác định mục đích dệt, dệt để làm
gì như để may váy, áo hay đóng túi,… từ đó xác định được khổ vải cần dệt là bao
nhiêu. Bởi vì vải của người Karen có đặc điểm là chiều rộng bị hẹp, nên khi may họ

9
phải nối các tấm vải lại với nhau mà không cần cắt, chỉ trừ chiều dài là phải cắt đi
nếu dư thừa. Do đó mỗi lần dệt đều phải canh chỉnh kích thước sao cho khi may lại
với nhau thì vừa vặn với cơ thể.
Người Karen không có dụng cụ làm chuẩn khi đo đạc nên họ phải dùng phương
pháp là ước lượng dựa trên sự quen thuộc của mình. Mỗi lần dệt vải cho bản thân,
thợ dệt phải biết lấy tỉ lệ cơ thể làm tiêu chuẩn cho khung dệt. Vì vậy, khi dệt cho
người khác, kích thước sợi phải được tăng hoặc giảm bằng cách so sánh hình dạng
của người đó so với thợ dệt. Thông thường, chiều rộng của vải dệt chỉ bằng 1/4 vòng
ngực của người mặc, nếu dệt chăn thì chiều rộng có thể bằng 1/2 hoặc 1/3 tùy theo
mong muốn. Nhìn chúng tất cả đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
*Dệt vải
Người Karen có hai hình thức dệt vải đó là dệt trơn và dệt hoa văn
Dệt trơn, hiểu đơn giản như là thao tác tạo ra họa tiết đan nong mốt, đan nong
đôi. Tức là luồn một sợi ngang qua sợi dọc luân phiên lên 1 xuống 1 hoặc lên 2 xuống
2 theo số lượng sợi được bố trí trên khung cửi. Vải thu được sẽ mịn, đều và cùng
màu, tuy nhiên loại vải này chỉ được dùng để may quần áo cho các trẻ em gái và quần
dành cho nam. Thông thường trong kiểu dệt này, sợi dọc và sợi ngang sẽ có cùng số
lượng. Trừ khi sử dụng các loại sợi khác nhau, ví dụ như sợi dọc là sợi công nghiệp
thì tính chất sợi thường nhỏ, mịn, còn sợi ngang là sợi thủ công thì tính chất sợi
thường to và dày hơn nên khi dệt phải dùng sợi dọc nhiều hơn sơi ngang.
Dệt hoa văn tức là tạo ra hoa văn, họa tiết trong quá trình dệt, mang tính phức
tạp và đòi hỏi tay nghề kĩ thuật cao. Hầu hết các loại vải do người Karen dệt đều có
hoa văn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và mức độ ưa chuộng của họ, ví dụ như áo
của phụ nữ Sgaw sẽ có họa tiết sợi ngang phía trên ngực, túi của phụ nữ đã kết hôn
sẽ có họa tiết đẹp trên vai,…Việc tạo thêm họa tiết khi dệt vải thường phổ biến ở phụ
nữ Pwo hơn là phụ nữ Sgaw.
*May vá
Thông thường, vải làm ra thường có khổ hẹp do bị hạn chế bởi kích thước
khung cửi, rộng nhất cũng chỉ được 0,5m, còn chiều dài thì phụ thuộc vào mục dích
dệt vải ban đầu của thợ dệt. Vì vậy khi may vá người Karen phải lấy nhiều tấm vải
nối lại với nhau và cố gắng cắt ít nhất có thể. Bởi vì ngày xưa không có kéo nên khi
muốn chia vải ra làm nhiều miếng thì họ phải dùng dao rạch theo chiều sợi ngang,
do đó hình dạng quần áo của người Karen sẽ không có nhiều đường cong vì rất khó
để tạo ra nó bằng dao.
Tóm lại, nghề dệt vải đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho tộc người
Karen. Đây là một quá trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn mà chủ yếu là thủ
công truyền thống, từ trồng nguyên liệu, tự chế thuốc nhuộm, dàn sợi lên khung cửi,
10
dệt hoa văn,…Người phụ nữ Karen có bí quyết riêng trong từng công đoạn và họ
cũng biết tiếp thu những sản phẩm công nghiệp từ bên ngoài để quá trình dệt diễn ra
nhanh và suôn sẻ hơn, đơn cử là họ sẵn sàng sử dụng sợi công nghiệp hay phẩm màu,
hóa chất nhuộm từ bên ngoài.
Nghề dệt vải đã góp phần vào nguồn thu nhập để các hộ gia đình có thể trang
trải sinh hoạt phí. Nghề dệt vải gắn liền trong đời sống xã hội của cả bộ tộc từ lễ cưới
cho đến ma tang. Đặc biệt nhất, nghề dệt như một người bạn, gắn chặt với cuộc đời
của mỗi người phụ nữ Karen, từ lúc họ hiểu chuyện cho tới khi về già. Và họ cũng
chính là người truyền thụ lại nghề cho các thế hệ sau, là yếu tố sống còn để nghề dệt
có thể tồn tại cho tới ngày hôm nay.
2.2.2. Đặc điểm
*Khung cửi và cách dệt
Khung cửi của tộc người Karen là bộ khung cửi không cố định. “Công cụ dệt
chỉ là những bộ phận rời đơn giản mà đa số tham gia vào việc giăng sợi thành một
thảm dọc trước mặt người dệt, để người này ngồi một chỗ mà đan chỉ ngang qua
thảm dọc kia. Một khi sợi đã được đan thành thảm dọc, với sự tham gia của các bộ
phận rời ở trên thì tổng thể ấy được thấy như một khung dệt rõ nét nhất”23.
Cấu tạo một khung dệt của người Karen gồm có:
Miếng đệm lưng: thường được làm bằng da thú như da hươu,… được cắt thành
hình chữ nhật rộng từ 10-15 cm, dài 0,5 m, hai bên đầu miếng đệm được đục lỗ để
luồn dây buộc với thanh gỗ dài hình trụ nhằm tạo độ căng cho miếng vải khi dệt, sau
đó miếng đệm này được quấn quanh sau lưng thợ dệt, người Karen gọi nó là “Yah
Ku Poey”.
Thanh cuốn vải: bằng loại gỗ nhẹ, dai, có độ trơn nhẵn, dễ cho việc cuốn vải.
Thanh cuốn hình trụ, có đường kính khoảng 1,5 cm, dài khoảng 0,5-0,6 m, được chia
làm 2 nửa, có 4 mấu nhỏ ở 2 đầu để buộc dây nối với miếng đệm.
Thanh dập sợi, người Karen gọi là “Nor Tha Pe”: Là thanh gỗ có bề mặt rộng
từ 10-13 cm, dùng để tách sợi dọc nhằm tạo không gian để thuận lợi luồn sợi ngang
vào, đồng thời thanh này còn dùng để dập cho sợi ngang kết chặt với nhau hơn.
Ống tách sợi, người Karen gọi là “Lu Kho”: là một ống tre có đường kính
khoảng từ 3-5 cm, dài khoảng 0,5 m, dùng để tách sợi trên và dưới.

Nguyễn Thị An. (2015). Chiếc khung dệt-Nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên.
23

Truy xuất từ https://dantocmiennui.vn/chiec-khung-detnet-doc-dao-cua-dong-bao-tay-


nguyen/26473.html
11
Que tre nhỏ: có đường kính khoảng 2 cm, dài khoảng 0,5-0,7 m. Trong một
lần dệt vải luôn sử dụng ít nhất 3 que tre nhỏ này và nên sử dụng nhiều hơn vì nó có
những công dụng như sau:
Dùng để luồn sợi qua khung go giúp tách sợi dọc.
Cố định đường thẳng cho sợi và phân đều các sợi dọc qua khung go.
Cố định khi sử dụng quá nhiều khung go trong lúc dệt (vì hoa văn càng phức
tạp thì số lượng các go phụ cần dùng càng nhiều), số lượng que tre trong trường hợp
này cũng phải tăng lên tương ứng.
Thật ra khung cửi không phải là bằng chứng phản ánh cách dệt cổ xưa của
người Karen là như thế nào. Nhưng theo như cách dệt hiện nay của tộc người Karen
và cấu tạo khung cửi thì các nhà khoa học nhận định đây là cách dệt “thắt lưng”,
tương tự như lối dệt của tộc người Lawa và La Hủ24. Mà phong cách dệt này cũng
gần giống như người Peru và Guatemala cổ đại, ở Philippines và Mexico người ta
cũng đã tìm thấy những khung cửi dạng này. Còn ở Việt Nam thì khung cửi của tộc
người Karen rất giống khung cửi của người Jrai và Bahnar ở Tây Nguyên.
Vậy cách dệt “thắt lưng” là như thế nào? Dệt thắt lưng là hình thức dệt sử dụng
lưng của thợ dệt để giúp kéo căng mặt sợi trên khung dệt, người dệt phải ngồi trên
sàn nhà hay nền đất và duỗi thẳng chân về phía trước, đạp lên một thanh gỗ nằm
ngang để tạo thế kéo căng mặt sợi. Một đầu sợi dọc được cuốn vào thanh gỗ nối với
miếng đệm lưng, quấn quanh eo thợ dệt. Đầu còn lại buộc vào khúc gỗ theo chiều
rộng của tấm vải. Tất cả các đầu khung dệt được cột vào chỗ chắc chắn như cột nhà,
hoặc gốc cây. Khi người phụ nữ đã hoàn thành sản phẩm của mình và tháo nó ra, thì
khung dệt cũng không còn nữa và các thanh công cụ nhỏ đã tham gia vào việc giăng
sợi cũng trở về vị trí những bộ phận rời rạc. Chính nhờ sự linh động này mà người
phụ nữ Karen không bị gò bó về không gian hay địa điểm dệt vải, họ có thể dệt trên
sàn nhà hay dưới chân sàn hoặc ngay giữa vườn cây xanh mát. Do đó mà mỗi sản
phẩm làm ra đều mang đậm hơi hướng thiên nhiên cũng như phản ánh được sự khéo
léo tài ba của người phụ nữ Karen.
Một điểm khác biệt nữa là người Karen không sử dụng con thoi khi dệt. Họ sẽ
dùng ngón tay để luồn các sợi ngang vào giữa sợi dọc và dùng thanh dập để dập các
sợi ngang để chúng kết chặt với nhau hơn.

24
Tộc người Lahu (ở Việt Nam gọi là La Hủ) có nguồn gốc từ Tây Tạng. Họ từng
có vương quốc của riêng mình tại vùng đất được gọi là "vùng đất của 18 thủ lĩnh bộ lạc"
với thủ đô mang tên "Li Xieng Khasi" ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sau đó họ di cư xuống
Myanmar, Lào và Thái Lan. Hiện nay, tộc người này phân bố tại 7 tỉnh của Thái Lan là
Chiang Rai, Chiang Mai, Lampang, Mae Hong Sorn, Tak, Kamphaeng Phet và Phetchabun
với dân số khoảng 102.287 người.
12
Loại khung cửi “thắt lưng” tuy trông gọn nhẹ, thuận tiện di chuyển nhưng hạn
chế lớn nhất là vải được dệt có khổ hẹp nên đây chính là lý do vì sao người Karen
luôn phải nối vải với nhau khi may đồ.
*Hoa văn
Nghệ thuật tạo họa tiết trên vải cũng phản ánh bản sắc văn hóa đặc trưng của
tộc người Karen mà được kế thừa, tiếp thu từ đời này sang đời khác. Các họa tiết
được hình thành thông qua việc quan sát, tưởng tượng rồi đưa những sự vật thường
thấy trong tự nhiên và môi trường xung quanh vào, như là cây cối, hoa cỏ, muông
thú, dụng cụ sinh hoạt thường ngày, lễ hội và cả tập quán phong tục. Tất cả đều được
biến hóa thành những hình thù, hoạt tiết xinh đẹp một cách uyển chuyển. Với kĩ thuật
tạo họa tiết đa dạng, phong phú như kĩ thuật chèn, đắp nổi đắp chìm, buộc, đính hạt
ý dĩ25 để trang trí,…
Những họa tiết truyền thống xuất hiện trên từng mảnh vải được lưu truyền từ
thời tổ tiên tới nay vẫn luôn hiện hữu trong đời sống của người Karen Pwo và Karen
Sgaw, như họa tiết hình thoi, đường thẳng, zích zắc, răng cưa, tam giác nối liền, hình
chữ X, hoa cỏ,… Tên của các họa tiết cũng không thể dịch ra tiếng khác hay hiểu rõ
ý nghĩa một cách sâu sắc được vì đây là tên cổ đã có từ rất lâu đời, cứ thế mà truyền
tai nhau nghe từ đời này tới đời khác bằng ngôn ngữ của riêng họ, nhưng cho dù thế
nào thì chỉ cần nhìn vào những họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của tộc
người Karen thì chúng ta có thể biết ngay được đây chính là thổ cẩm tộc người Karen.
Đối với vải lụa thường dệt họa tiết Yok Dok. Họa tiết Yok Dok, trong đó chữ
“Yok” có nghĩa là đưa lên, còn “Dok” là hoa, nên đây là họa tiết hình hoa nổi. Người
Karen thường dệt lụa Yok Dok với mục đích làm vải quấn vai hoặc may áo theo kiểu
truyền thống. Mặc dù để tạo ra tấm vải lụa mềm mịn mang hoa văn chìm nổi đặc sắc
đôi khi phải mất hơn nửa tháng hoặc tới một tháng ròng nhưng người Karen rất tự
hào vì họ biết vận dụng phương thức dệt truyền thống từ lâu đời, đồng thời sáng tạo,
cải biến để dệt nên những tấm lụa vô cùng bắt mắt và có giá trị thẩm mĩ cao.
Còn vải làm từ sợi bông thường được người Karen may váy dài với nhiều hoa
văn khác nhau. Nếu theo cách dệt trơn thì có hoa văn màu xen kẽ, tức dùng thêm
nhiều sợi màu khác nhau làm sợi dọc và sợi ngang. Nếu theo cách dệt hoa văn thì có
hoa văn Jok – họa tiết hình thoi, người Karen còn sáng tạo khi phối hợp cách tạo hoa

25
Ý dĩ hoặc cườm thảo, bo bo, là một loài thực vật nhiệt đới thân cao để lấy hạt
trong họ Hòa thảo. Cây có nguồn gốc từ Đông Á và Malaysia bán đảo nhưng được gieo
trồng ở nhiều nơi như trong ruộng, vườn tược. Ngoài công dụng chữa các bệnh như sốt cao,
ung thư, mụn cơm, viêm khớp, béo phì và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ý dĩ còn
có tác dụng làm đẹp, giảm béo. Người Karen hay trồng loại cây này để lấy hạt làm vật trang
trí.
13
văn màu xen kẽ trong cách dệt trơn để làm cho hoa văn Jok có nhiều màu sắc hơn
chứ không đơn điệu. Hoa văn Kit – là những họa tiết trùng lắp trên một hàng dài.
Họa tiết Mad Mee – là họa tiết được tạo ra bằng cách nhuộm sợi trước khi đưa
lên khung cửi, khác với các họa tiết trên được tạo ra trong khi dệt. Đây là một phương
pháp đã có từ lâu đời và phổ biến ở hầu hết các tộc người thiểu số, người ta dùng dây
chuối hoặc rơm có đặc tính không thấm nước để buộc vào từng sợi vải, khi buộc dây
thì buộc theo mẫu hoa văn ban đầu đã vẽ ra. Sau khi buộc xong thì tiến hành nhuộm,
nhưng sớ vải nào bị buộc lại thì sẽ không thấm thuốc nhuộm, tức trên một sợi vải
người ta tạo được hai màu khác nhau. Kĩ thuật tao họa tiết như thế này khá giống với
kỉ thuật Ikat (nhuộm bao sợi) của người Chăm, Thái Đen, Ba-na, Khmer ở Việt
Nam26
Nhưng tộc người Karen nổi tiếng nhất là việc dùng hạt đính ý dĩ đính lên tạo
họa tiết cho vải – đây chính là đặc trưng nổi bật nhất và là dấu hiệu nhận thấy rõ nhất
trong nghề dệt vải của tộc người này.
Ý dĩ có dạng hình tròn hoặc trái xoan, có màu trắng hay vàng nhạt. Đây là loại
cây mà người Karen hay trồng để lấy hạt làm vật trang trí quần áo hay các món phụ
kiện khác, đặc biệt nhất là để dùng trang trí trên áo người phụ nữ để chiếc áo trông
đẹp hơn (áo của nam giới không đính hạt này).
Thông thường sau khi tấm vải thành hình và nối lại với nhau để may áo thì
người Karen mới đính hạt ý dĩ vào sau. Hạt được đính nằm trên đường sợi ngang
giữa các sợi dọc. Khi đính, người ta dùng nhiều sợi hay chỉ có màu sắc khác nhau để
tạo thêm nhiều màu sắc trong khoảng trống giữa các hạt. Phụ nữ Sgaw thường thích
dùng hạt ý dĩ để đính vào áo nhất, còn phụ nữ Pwo thì thích tạo họa tiết trong quá
trình dệt hơn là đính hạt ý dĩ ở công đoạn sau. Người Karen còn biết cách nhuộm cho
hạt ý dĩ có thêm nhiều màu hơn, bên cạnh màu trắng và vàng nhạt tự nhiên, nay đã
có thêm màu đen, đỏ, hồng, xanh lam, cam, xanh lá. Trong đó màu đen và đỏ là hai
màu được trọng dụng nhất.

26
Hoài Thanh. (2018). Đi tìm bí mật Khmer Silk. Truy xuất từ
https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/di-tim-bi-mat-khmer-silk-610388.ldo
14
Hình 1. Hoa văn Yok Dok trên vải lụa Hình 2. Đính hạt ý dĩ vào vải đã dệt xong

Hình 3. Từ trái sang phải: hoa văn Jok, hoa văn Kit trên áo, hoa văn Mad Mee trên váy
Tóm lại, trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa các dân tộc từ hàng thế kỉ xa
xôi trước đã làm cho văn hóa lao động sản xuất, mà cụ thể là nghề dệt vải của tộc
người Karen có những đặc điểm giống với các dân tộc khác ở Thái Lan và thậm chí
là với các dân tộc bên ngoài biên giới đất nước. Nhưng những nét khác biệt còn lại
trong quá trình chọn vật liệu nhuộm, cách nhuộm, phối màu hay cách tạo hoa văn,
họa tiết là những tinh hoa đặc trưng của tộc người Karen, là những đặc điểm nhận
dạng riêng biệt nhất trong bức tranh tổng quát về nghề dệt vải truyền thống tại Thái
Lan.
2.2.3. Một số vấn đề trong nghề dệt của tộc người Karen hiện nay
Trước sự thay đổi và ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa, xã hội, hiện nay số
lượng thợ dệt vải trẻ tuổi người Karen ngày càng ít đi, hầu hết thợ dệt ngày nay đều
là những phụ nữ đã lớn tuổi, từ đó dẫn tới việc thiếu hụt người thừa kế nghề dệt vải
truyền thống của dân tộc.
Sự phổ biến ngày càng rộng rãi của vải công nghiệp đã khiến người Karen
không còn mặn mà trong quá trình dệt vải – một quá trình với những công đoạn phức
tạp, khó khăn và tốn thời gian. Cộng hưởng với yếu tố thiếu người thừa kế đã khiến
người Karen, đặc biệt là lớp người trẻ không còn xem tấm vải dệt truyền thống là
dùng để may quần áo, thay vào đó tấm vải chỉ còn là biểu tượng cho nghề truyền
thống của dân tộc mà thôi.

15
Đồng thời, sự ngắt quãng, thiếu đồng bộ và sự thiếu sáng tạo trong quá trình
dệt vải cũng làm cho nghề dệt của tộc người Karen dần mất đi nét đặc trưng của
mình.
Hiện nay, những người kế thừa truyền thống nghề dệt Karen có thể kể đến là
bà Bua Kaew Boonlert, bà Yen Ngiew Nor ở xã Suan Pheung, huyện Suan Pheung,
tỉnh Rachaburi. Còn các làng nghề với nhiều hộ gia đình vẫn duy trì với nghề dệt
truyền thống có thể kể đến là làng nghề Baan Bueng Neua thuộc xã Baan Ka, huyện
Baan Ka, làng nghề Baan Tha Yang thuộc xã Klang Hak, huyện Pak Thor, tỉnh
Rachaburi và làng nghề Baan Yang Nam Klat Tai thuộc xã Yang Nam Klat Tai,
huyện Nong Ya Plong, tỉnh Petchaburi. Các làng nghề kể trên hiện nay vẫn giữ được
nét đặc trưng truyền thống của nghề dệt vải Karen một cách rõ nét và có sự tổ chức
giảng dạy thành các khóa học dệt vải Karen trong các trường học địa phương như
trường Baan Ka Withaya, trường Baan Beung và trường Baan Klang Nam Klat
Tai,…27
Tóm lại, từ những vấn đề đã đề cập ở trên, điều cần thiết hiện nay là phải bảo
tồn sự tinh tế của nghề dệt Karen và tìm cách ngăn chặn nó bị mai một. Vì nghề dệt
Karen vừa mang giá trị về văn hóa và truyền thống, vừa có giá trị về mặt thẩm mỹ,
thể hiện được nét đặc trưng của địa phương. Đồng thời chứa đựng trí tuệ, sự sáng tạo
của tộc người. Bên cạnh đó, nghề dệt còn mang lại giá trị kinh tế, góp phần thúc đẩy
sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương, nơi tộc người sinh sống. Do đó, nó
là một di sản văn hóa vật thể cần được bảo tồn và duy trì lâu dài trong thế hệ người
Karen hôm nay lẫn về sau.

27
Intangible Cutural Heritage. (2012). Karen Weaving. Truy xuất từ
http://ich.culture.go.th/index.php/th/ich/traditional-craftsmanship/242-cloths/375--m-
s?fbclid=IwAR3TACTCB9PwBgi4NRASdgbO4XoLd40KN0FRAoMj9A04um8CpIMZ5
m9HkHQ
16
3. KẾT LUẬN
Nghề dệt vải truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Thái Lan nói chung và
nghề dệt truyền thống của người Karen nói riêng là một trong những nghề thủ công
cơ bản có vị trí cốt yếu và không thể thiếu được trong đời sống kinh tế văn hóa cộng
đồng và quốc gia. Trong bức tranh chung của nghề thủ công truyền thống ở Thái Lan
như đan lát, chạm khắc gỗ, làm gốm,… thì nghề dệt tồn tại như một dấu ấn lịch sử
của sự phát triển tộc người và toàn xã hội, bởi lẽ nó là sự biểu hiện lớn lao trong lịch
sử kinh tế, văn hóa của cộng đồng tộc người.
Ngày nay, trước những thách thức to lớn của nền kinh tế thị trường, để có thể
bảo tồn và phát triển nghề dệt vải của đồng bào Karen, đồng thời để nghề này có thể
trở thành mũi nhọn kinh tế trong công cuộc cải thiện đời sống cho tộc người thì Chính
phủ Thái Lan phải có một chiến lược đồng bộ dài hạn, cũng như có những chính sách
ưu đãi hay bảo hộ nghề dệt vải trước khi mang nghề dệt tiến ra nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó và quan trọng nhất, là phải biết tuyên truyền để nâng cao nhận thức
cộng đồng, đặc biệt là người Karen, vì họ chính là chủ thể văn hóa cũng như là người
thừa kết ngành nghề. Giúp họ nhân thức được giá trị của nghề dệt, từ đó để họ có
nhận thức bảo vệ cũng như phát huy chính những giá trị của dân tộc mình.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tài liệu tiếng Anh
Charles F. Keyes. (1971). Introduction, Ethnic Adaption and Identity: the Karen on
the Thai Frontier with Burma. Philadelphia: Institute for the Study of Human
Issues.
Chutiman Sasong, Nipon Kampha & Sanya Sasong. (2019). Integration of Social
Capital Link the Border Trade Routes to Improve the Quality of Life of the
Kaya Ethnic Group, Ban Doi Sang, Mae Hong Son Province. MJU Academic
Review, 2
Paul Lewes & Elain Lewes. (1985). Six Hill-Tribes. Chiang Mai: Hill-Tribe
Handicrafts.
Rajah Ananda. (2008). Remaining Karen: A Study of Cultural Reproduction and the
Maintenance of Identity. Canberra: ANUE Press.
Renard, R.D. (1980). Kariang: History of Karen-Tai Relations from the Beginnings
to 1923 (luận án tiến sĩ).
*Tài liệu tiếng Thái
Chantaboon Sutthi. (1996). The Karen: Life, Culture and the Environment. Bangkok:
The Institute for Hill-Tribe Research.
Pinkaew Lueng-aramsri. (1996). Folk Wisdom on EcoSystem: A Case-Study of the
Karen Community in Thung Yai Naraesuan Forest. Bangkok: Lokdulyaphap.
Suriya Ratanakul & Somsonge Buruspat. (1995). The Sgaw Karen. Bangkok:
Mahidol University
Wichat Booranaprasertsook. (2012). Stories from the Thai-Burmese Border:
Intellectual Sparks for Sustainable Development. Bangkok: The Thailand
Research Fund.
*Tài liệu web điện tử
Nguyễn Thị An. (2015). Chiếc khung dệt-Nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên.
Truy xuất từ https://dantocmiennui.vn/chiec-khung-detnet-doc-dao-cua-dong-
bao-tay-nguyen/26473.html
Hoài Thanh. (2018). Đi tìm bí mật Khmer Silk. Truy xuất từ https://laodong.vn/lao-
dong-cuoi-tuan/di-tim-bi-mat-khmer-silk-610388.ldo
Intangible Cutural Heritage. (2012). Karen Weaving. Truy xuất từ
http://ich.culture.go.th/index.php/th/ich/traditional-craftsmanship/242-
cloths/375--m-

18
s?fbclid=IwAR3TACTCB9PwBgi4NRASdgbO4XoLd40KN0FRAoMj9A04
um8CpIMZ5m9HkHQ

19

You might also like