You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nhóm 6
Lớp ĐH29QT01

Bài tiểu luận: TRANG PHỤC TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH
Thuộc học phần: KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
GV hướng dẫn: Thầy LÊ NGỌC THẮNG

TP HCM, Tháng 11 năm 2013

1
Trang phục trong giao tiếp kinh doanh
GV: Lê Ngọc Thắng

Bảng đánh giá kết quả làm việc nhóm

Lớp: ĐH29QT01

Nhóm: 6

STT Họ Tên Nhiệm vụ Đánh giá


1 Võ Thị Thúy Liên Tập hợp các thành viên họp Tốt: A
nhóm, làm Powerpoint, soạn
dàn bài tiểu luận, hoàn chỉnh
và làm bìa, gởi mail nộp bài.
2 Nguyễn Trần Ngọc Bảo Sửa bài tiểu luận, tìm ảnh, tìm Tốt :A
tài liệu, ghi cấu trúc bài tiểu
luận
3 Trần Thị Hiên Cung cấp ảnh làm Tốt: A
powerpoint,sửa bài tiểu luận,
tìm tài liệu
4 Lê Thị Yến Tâm Đem thiết bị họp nhóm, sửa bài Tốt: A
tiểu luận, tìm tài liệu
5 Nguyễn Bá Thuyết sửa bài tiểu luận, tìm ảnh, tìm Tốt: A
tài liệu
I. Mục lục
II. Lời mở đầu........................................................................................................ 4
III. Nội dung ........................................................................................................... 4
1. Trang phục là gì? ........................................................................................... 4
2. Phân loại ........................................................................................................ 4
a. Đối với nam: .................................................................................................. 5
b. Đối với nữ: .................................................................................................... 6
3. Các phụ kiện .................................................................................................. 8
a. Giầy ............................................................................................................... 8
b. Túi xách ......................................................................................................... 8
4. Vai trò của trang phục trong giao tiếp kinh doanh ........................................ 8
5. Lưu ý ........................................................................................................... 11
a. Đeo Nhãn mác áo ........................................................................................ 13
b. Áo len lót trong ........................................................................................... 13
c. Cài lộn cúc ................................................................................................... 13
d. Áo sơmi ....................................................................................................... 14
e. Cà vạt........................................................................................................... 14
f. Kẹp cà vạt .................................................................................................... 14
g. Trang điểm hấp dẫn ..................................................................................... 14
h. Tất................................................................................................................ 14
IV. Kết luận........................................................................................................... 16
1. Hiệu quả của việc ăn mặc đúng nơi, đúng kiểu .......................................... 16
2. Bí quyết chọn trang phục phù hợp .............................................................. 17

3
Trang phục trong giao tiếp kinh doanh
GV: Lê Ngọc Thắng
II. Lời mở đầu
Người xưa có câu:” Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.Trang phục là một
người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà
còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.Nó luôn là một nhu cầu thiết yếu
của con người, cũng như việc ăn uống hay ngủ nghỉ vậy! Và cũng đã từ lâu, “trang
phục” đã được coi như một khía cạnh chủ đạo trong thuộc tính văn hóa của nhân
loại. Người ta có thể phân biệt người nước này với người nước khác, hay dân tộc
này với dân tộc khác qua trang phục, ngoài những yếu tố khác như ngôn ngữ, màu
da, các đặc điểm nhân trắc học. Cùng với sự phát triển của lịch sử, thì việc ăn mặc
còn được xem như một yếu tố để “nhận diện” sự phân công xã hội. Chẳng thế mà
người ta mới phân ra các loại đồng phục cho từng ngành nghề khác nhau. Ở đây,
chúng ta bàn về khía cạnh nhỏ: trang phục trong giao tiếp kinh doanh

III. Nội dung

1. Trang phục là gì?


Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,... để đội như mũ,
nón, khăn,... và để đi như giầy, dép, ủng,... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm
thắt lưng, găng tay, đồ trang sức,...Chức năng có bản nhất của trang phục là bảo vệ
thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năm thẩm mỹ, làm đẹp cho con
người.Trang phục trong tiếng anh là "clothes"

2. Phân loại
Cổ ngữ có câu: “Công việc thuận lợi tùy thuộc binh khí có sẵn”. Hiểu và biết
cách vận dụng các lễ nghi giao tiếp bao gồm việc phục trang để hoàn thiện bản thân,
để trang phục đẹp tăng thêm cảm giác thành đạt của bạn, để bản thân bạn càng tỏ ra
tự hào, trang nhã khi xuất hiện trước công chúng; sẽ có thể tăng thêm được thành
tích của chúng ta trong quá trình kinh doanh. Trang phục ở đây chia làm 2 loại:
trang phục giao tiếp kinh doanh nam và trang phục giao tiếp kinh doanh nữ.

Ta biết giao tiếp trong kinh doanh là không chỉ giao tiếp trong phạm vi công ty
mà còn phải giao tiếp với đối tác, với khách hàng, các nhà đầu tư...nên ta tiếp tục
chia tiếp trong mỗi mục nam và nữ là 2 mục: trang phục trong giao tiếp kinh doanh
lúc ở công ty và trang phục trong giao tiếp kinh doanh khi không ở công ty.
a. Đối với nam:
+Ở nơi làm việc: có những chỗ làm bắt buộc mặc đồng phục, có chỗ thì không (tùy
điều kiện, chức vụ, môi trường làm việc... mà quyết định xem sẽ phải ăn mặc ra sao
khi vào chỗ làm việc)

*Đồng phục: đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều cho nam mặc áo sơ mi-quần
tây-gắn logo của công ty; hoặc đơn giản hơn có thể chỉ mặc 1 chiếc áo đồng phục
thôi còn quần thì mặc tự do.

*Ở những nơi không buộc phải mặc đồng phục thì khi đi làm có thể nhân viên đó
không cần ăn mặc quá đẹp nhưng ít nhất phải lịch sự, gọn gàng, thể hiện đúng chức
danh, địa vị, môi trường hiện đang làm việc...

Trang phục dành cho Nam

Từ các phong cách và kiểu dáng khác nhau, có thể chia ra một số nhóm chính sau:
a1) Thứ nhất: Hiện nay trên thế giới đang thịnh hành một số phong cách Veston như
kiểu Âu, kiểu Mỹ, kiểu Anh, kiểu Nhật.

- Kiểu Âu: đường cắt vừa phải, có đệm vai, vai và hông rộng vừa phải để lộ ra được
phần vai, ngực của phái nam, và phần nhiều thiết kế hai hàng khuy.

- Kiểu Mỹ: Rộng, thoáng, không bó thân, phần eo tròn, phía sau xẻ hông, do chịu
ảnh hưởng phong cách người Mỹ là cởi mở và thao tác nhanh.

- Kiểu Anh: Có phong thái cách điệu và thi vị, có thể có độn vai nhưng rất mỏng,
thường lượn eo, sử dụng những khuy cúc phản sáng, thân sau thường xẻ 2 đường,
phần đa là áo một hàng khuy.

- Kiểu Nhật: Bó thân, nghiêm nghị

Nhìn chung, trang phục kiểu Anh và kiểu Nhật là phù hợp với người Việt Nam hơn
cà. a2) Thứ hai: Từ số lượng phụ kiện Veston để phân loại: có thể chia loại Veston
đơn và Veston có kèm gile. Loại có kèm Gile chính thức, trịnh trọng hơn nên thích
hợp với bữa tiệc, và môi trường kinh doanh cấp cao.

5
Trang phục trong giao tiếp kinh doanh
GV: Lê Ngọc Thắng
a3) Thứ ba: Chia theo số lượng khuy trên áo Veston có 2 loại là hàng khuy đơn và
hàng khuy kép. Hiện nay kiểu hàng khuy đơn trên thế giới có vể thời trang hơn cả,
nhưng loại hai hàng khuy càng thể hiện sự chính quy và tôn trọng.

a4) Thứ tư: Chất liệu: Chất liệu dành cho Veston tốt nhất là 100% cotton, hoặc chí ít
cũng phải 70% sợi cotton trở lên, hoặc có sự phối hợp cotton với tơ tằm; không nên
chọn loại sợi nilon.

a5) Thứ năm: Màu sắc: Phần nhiều trang phục của những người thành công thường
có gam màu trung tính làm chủ đạo như màu xanh sẫm, ghi sáng và ghi sẫm. Bộ
Veston màu đen chỉ nên mặc khi tham gia hôn lễ, tang lễ hoặc bộ phụ mặc kèm.

a6) Thứ sáu: Hoa văn. Trang phục nam nên dùng gam đơn sắc hoặc những hoa văn
chìm nhưng không nổi màu. Loại Veston có hoa văn hình thù hoặc kể ô to đều
không phù hợp. Người phương Tây vẫn coi bộ Veston màu xanh sẫm có sợi chìm là
đồ âu phục nam ưa nhìn và được ưa chuộng nhất.

+Khi không ở trong nơi làm việc, VD tiếp khách hàng, trao đổi với đối tác...: có thể
ăn mặc giống như trên, hoặc có thể đơn giản hơn, miễn sao vẫn lịch sự, gọn gàng,
sạch sẽ là được; hay thậm chí có thể sang trọng hơn, lịch lãm hơn (nhất là đối với
những bữa tiệc quan trọng)

b. Đối với nữ:


+Ở nơi làm việc

*Đồng phục: tùy theo từng bộ phận, chức danh, môi trường làm việc, khả năng...
mà từng doanh nghiệp quyết định đồng phục cho nhân viên của mình. Hiện nay,
ngoài rất nhiều công ty quy định nhân viên nữ mặc áo sơ mi in logo công ty-váy bó
thì không ít công ty bắt nhân viên nữ mặc áo dài (vừa giữ được nét truyền thống,
vừa chuyên nghiệp). VD: đồng phục trong ngân hàng, vietnam airline...

*Trang phục làm việc nhưng không phải đồng phục:

Trang phục dành cho Nữ

Trang phục của nữ lựa chọn và kết hợp thế nào còn cầu kỳ và phức tạp hơn trang
phục dành cho nam. Nam giới cần trang phục đồng màu, nhưng trang phục nữ có
thể linh động hơn, không hoàn toàn giống nhau về màu sắc cũng có thể phối hợp
được bằng cách thay áo sơ mi trong. Thông thường chia làm áo veston trên và quần
âu hoặc zuyp dài vừa phía dưới. Khác nhau về mùa và khác nhau về khu vực có thể
có những thay đổi cho phù hợp, như tiết thu đông nên chọn màu sẫm, tiết xuân hạ
nên chọn màu nhạt hơn, miền nam có thể chọn màu nhạt hơn, miền bắc có thể chọn
mầu sẫm hơn càng phù hợp. Dưới đây là một số cách phối hợp để tham khảo, chúng
đều thể hiện được những đặc điểm khác nhau của nữ giới:
b1)Màu xanh sẫm hào phóng, trang nhã

Sợi cotton màu sanh sẫm thiết kế thành áo Veston cổ tròn mở khuy, kèm váy sẻ
cạnh sườn ngắn trên gối 5cm. Bên trong mặc áo tơ tằm trắng cổ bẻ ra ngoài nổi bật
cảm giác với màu xanh. Bộ này làm nổi bật nét trang nhã, chín chắn của phụ nữ và
cảm giác hào phóng và rất thời trang.

b2)Màu ghi sẫm chín chắn, tự tin

Đây là màu sắc kinh điển của bộ trang phục công sở nữ, mặc kèm với zuýp len;
hoặc áo veston cổ chữ V mở khuy có độn vai, kèm zuýp chữ A ngắn trên đầu gối
10cm, trong đi kèm áo len hồng nhạt.

b3). Màu đen đoan trang, ôn hòa.

Màu đen lúc nào cũng là màu thời thượng của những cô gái cưng, cả bộ màu đen sẽ
để lại ấn tượng rất sâu sắc cho người khác. Áo cổ chữ V mở khuy dài qua hông, kết
hợp quần âu cùng sọc kẻ và gam mầu, cộng thêm áo cotton đen mỏng bên trong thật
tuyệt vời. Nhưng màu này thích hợp hơn với tiệc đêm và tang lễ.

b4). Màu vàng thoải mái, thảnh thơi.

Áo cổ bẻ màu vàng, thiết kế với bộ vest dài ngoài. Hoặc quần âu mầu café, trong áo
vàng chùa sẫm chui đầu, vừa tinh tế lại thoải mái. Bộ này thích hợp với những môi
trường hoạt động kinh doanh cao cấp.

Nhưng bất luận là mùa nào và ở đâu, nếu như chỉ mua một bộ Veston thì nên chọn
lựa bộ màu xanh sẫm và ghi sẫm là phù hợp và an toàn hơn cả. Màu xanh sẫm hoặc
ghi sẫm ở bất kể đâu đều thể hiện được tính trang trọng, khiến người khác không
thể không tôn trọng bạn.

+Khi không đang ở nơi làm việc nhưng vẫn làm việc ở bên ngoài, người nữ có thể
mặc giống trên, có thể đơn giản hơn hoặc cầu kì hơn tùy từng thời điểm.

7
Trang phục trong giao tiếp kinh doanh
GV: Lê Ngọc Thắng
3. Các phụ kiện
-Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

- Trang phục thể hiện tính cách:

+ Trang phục đơn giản ? Người giản dị, không cầu kì.

+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút ? Người thích làm đẹp, quan tâm đến
hình thức bên ngoài.

Bạn lựa chọn một bộ trang phục đơn giản, vậy làm sao để làm để thể hiện nét cá
tính của bạn? Và câu trả lời luôn nằm ở việc lựa chọn phụ kiện nên đi kèm.

a. Giầy
Áo khoác ngoài dài đến chân hoặc bụng chân đều có thể chọn giầy cao đến gối,
đồng thời có thể phối hợp đôi Bốt ngắn cổ đến bụng chân. Áo ngoài quá dài nên
phối hợp với Zuýp dài kiểu thục nữ, tốt nhất nên chọn loại bốt ngắn có thể được
zuýp che kín cổ bốt. Giày da tốt nhất nên chọn màu đen, trong có vể truyền thống
và độ an toàn là cao nhất. Giầy không nên có quá nhiều họa tiết hoặc phụ kiện trang
trí, không nên quá kệch cỡm. Đễ giày không nên quá cao, mỗi bước đi quá phải cẩn
thận chú ý sẽ khiến bạn không tự tin. Đế giày cũng không nên quá thấp, thường là
khoảng 3-4 cm là vừa. Giày da đế bằng, giày không có hậu hoặc nói chung là giầy
vui chơi, thể thao đều không thích hợp với môi trường chính quy, chuyên nghiệp.

b. Túi xách
Túi xách là phu kiện cần có khi tới công sở, nó giúp bạn chứa tài liệu, laptop, đồ
dùng. Nó cũng góp phần tôn thêm vẻ đẹp, nghiêm túc khi đi làm.

4. Vai trò của trang phục trong giao tiếp kinh doanh
Trong một DN thì việc trang bị đồng phục cho các nhân viên lâu nay đã trở
thành quen thuộc. Nó tạo ra một tâm lý đoàn kết, gắn bó hơn, giống như chúng ta
vẫn nói về “màu cờ sắc áo” trong thể thao vậy. Việc mặc đồng phục làm cho mỗi cá
nhân thấy mình có trách nhiệm hơn với tập thể và có phần “chuyên nghiệp” hơn.

Cũng như vậy, ngày nay, khi nói đến các thương gia, các doanh nhân, nhiều người
cũng nghĩ ngay đến bộ âu phục chỉn chu, hay bộ váy áo công sở trang nhã, lịch lãm.
Và những điều kể trên đều bắt nguồn từ việc nhận thức về “cái mặc”. Và bản thân
nó, cũng có thể “báo cáo” nhiều điều.

Khi bạn làm công việc kinh doanh, thì việc phục sức là một yếu tố không thể không
quan tâm đúng mức, bởi vì đây là một thành tố quan trọng trong “văn hóa kinh
doanh”. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra rằng, trang phục tạo ra dấu hiệu nhận
diện và là một kênh giao tiếp phi ngôn từ hiệu quả.

Rõ ràng, bộ quần áo bạn mặc sẽ là ấn tượng đầu tiên cho một cuộc gặp gỡ với
một ai đó. Nó có thể gây ra những phản ứng tâm lý trái chiều (cảm tình hay ác
cảm), ảnh hưởng không nhỏ đến các giao tiếp sau đó, như các cuộc đàm phán,
thương thảo chẳng hạn.
Tuy nhiên, việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc đồng phục cũng không nằm ngoài
những tiêu chí phải có của trang phục nói chung.

Ví dụ như trong thuyết trình:

- Khi ta đứng xa thính giả thì cái đầu tiên họ thấy là dáng đứng. Khi lại gần, thính
giả sẽ thấy trang phục ta mặc. “Gần nể bụng nể dạ, lạ nể áo nể quần”, thính giả sẽ
có ngay ấn tượng ban đầu về ta thông qua dáng đứng và trang phục. Thông qua
trang phục, chúng ta biết được địa vị xã hội, khả năng kinh tế, và chuẩn mực đạo
đức cũng như thẩm mỹ cá nhân của từng người. Nếu trang phục không phù hợp thì
sẽ tạo sự khó chịu và mất tự tin cho chính người nói.

- Tốt nhất khi thuyết trình ta nên chọn lễ phục. Với nam thì lễ phục là Comple; với
nữ là Áo dài, Vest hoặc Váy ngắn. Ngày nay xu hướng chung của trang phục là đơn
giản nhưng có một số lưu ý ta phải biết khi chọn trang phục. Nam giới khi mặc
Comple phải có Caravat, nữ giới khi mặc Áo dài phải có đồ Trang sức. Nếu thiếu
những thứ đó thì bộ trang phục của chúng ta dù đẹp hay đắt tiền đến đâu vẫn chưa
được gọi là lễ phục.
- Điều quan trọng khi chọn trang phục là chúng ta phải mặc sang hơn thính giả một
bậc. Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, đó là bày tỏ sự tôn trọng thính giả và cũng là để
tạo sự tôn trọng cho chính mình. Thứ hai, nếu ta đến một hội trường mà thính giả
mặc thoải mái thì ta có thể bỏ bớt đồ ra nhưng nếu hội trường mặc toàn lễ phục thì
ta lấy gì mà mặc thêm vào? Chỉ nên mặc sang hơn một bậc. Nếu sang quá so với
thính giả thì sẽ tạo khoảng cách giữa người thuyết trình với thính giả, khó lôi kéo
được sự đồng cảm của thính giả.

+Bàn về vấn đề ăn mặc này, chúng ta cần lưu ý rằng bộ quần áo của doanh nhân
phải đáp ứng được ít nhất 3 chức năng: giới thiệu, điều tiết, thông tin.

Tải bản FULL (file word 17 trang): bit.ly/3mhqNHa


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

9
Trang phục trong giao tiếp kinh doanh
GV: Lê Ngọc Thắng
+Chức năng giới thiệu: được hiểu rằng trang phục sẽ giới thiệu người mặc với cả
thế giới xung quanh, đúng hơn là bạn sẽ tự bộc lộ bản thân thông qua trang phục
đang mặc trên người.
+Chức năng điều tiết nghĩa là quần áo sẽ ảnh hưởng (thậm chí có thể làm thay đổi)
sự liên hệ tương hỗ giữa các thành viên của hoạt động kinh doanh. Ví dụ, khi người
phụ nữ đến công sở với chiếc áo trắng và váy ngắn (mà không phải đồng phục như
quy định), cô ta có thể khiến cho một vài nam đồng nghiệp tỏ ý theo đuổi, chứ
không tạo ra mối quan hệ công tác đơn thuần.

+Chức năng thông tin thể hiện ở việc bộ quần áo có thể chuyển tải các thông tin
rất khác nhau về người đang mặc, kể cả những thông tin không nên tiết lộ. Trước
hết, đó là thông tin về việc người này là ai, anh ta muốn biểu lộ tính cách bản thân
như thế nào, anh ta nghĩ thế nào về sức thu hút của mình…Ngoài ra, trang phục còn
hé mở thông tin về nguồn gốc, thẩm mỹ, thói quen, tâm trạng, thu nhập của người
mặc nó.

-Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu như mọi người đều có thể thông qua quần áo mà
xác định vị trí xã hội của một ai đó, cũng như phán đoán khá chính xác về nghề
nghiệp anh ta đang làm. Ngay cả trẻ em cũng sử dụng dấu hiệu này một cách thành
thạo. Khi bạn đưa cho các em nhỏ những bức anh chụp các bộ váy áo phụ nữ, các
em đã chỉ ra chính xác tầng lớp xã hội của người phụ nữ có thể sẽ mặc nó, cũng như
một số đặc điểm tính cách của họ nữa.

-Vậy trong trang phục, điều gì chứa đựng lượng thông tin nhiều hơn cả? Điều gì cần
được chú ý trước tiên trong việc lựa chọn trang phục cho một doanh nhân?

-Đa số các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm rằng 3 dấu hiệu sau đây sẽ tiết
lộ thông tin về vị trí xã hội của một doanh nhân: giá trị, kiểu dáng, màu sắc.

+Giá trị: Thông thường, giá trị bộ quần áo bạn đang mặc càng cao, thì vị trí của
bạn cũng cao tương xứng trong mắt người đối diện. Người ta tính giá trị dựa trên
chất liệu, tần số xuất hiện (độ hiếm) của kiểu dáng và mối liên hệ với thời trang
(tính hợp mốt) của trang phục.
+Kiểu dáng: Kiểu được coi là chỉ dành cho giới thượng lưu là hơi ôm vào thân và
nhấn mạnh các góc, còn kiểu dành cho “thường dân” sẽ có nhiều đường cong hơn.
Một số trang phục dưới đây cũng không được xếp vào nhóm cao cấp, ví dụ áo
khoác có tay kiểu raglan, áo len, quần vải mềm hay quần áo jeans nói chung…

+Màu sắc: Dấu hiệu của VIP là trang phục ít màu sắc và gam màu đen – trắng luôn
được coi là sang trọng, tuy nhiên màu xám tro và tất cả các sắc độ của màu xanh

Tải bản FULL (file word 17 trang): bit.ly/3mhqNHa


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
dương đậm cũng được chấp nhận. Nếu có sọc, đường sọc phải nhỏ, mảnh và không
quá tương phản với màu nền nhằm tránh thu hút sự chú ý không cần thiết.

-Như thế, khi chọn trang phục dành cho các hoạt động kinh doanh, bạn nên quan
tâm đến những dấu hiệu nói trên và lưu ý đến những điều mà chúng sẽ truyền tải
đến đối tượng giao tiếp của bạn.

-Khái niệm “lối phục sức theo phong cách kinh doanh”

5. Lưu ý
Trước khi gặp gỡ giao tiếp với đối tác hay trước khi thuyết trình ta nên xem lại
đầu tóc, chỉnh trang từ trên xuống dưới, đằng trước đằng sau. Cẩn thận không bao
giờ thừa, không ai dám chắc là một bề ngoài hoàn hảo khi ta bước ra khỏi nhà lại
được giữ nguyên cho tới giờ giao tiếp hay thuyết trình. Sơ xuất có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Hãy luôn luôn nhớ rằng: Không có cơ hội thứ hai để gây lại ấn tượng ban
đầu. Hãy chuẩn bị để ta ra mắt thính giả với một sự tự tin và gây ấn tượng tốt nhất.
“Quần áo vừa che đậy, vừa bóc trần con người” (Miguel de Cervantes y Saavedra –
1547- 1616)

Việc chăm sóc vẻ bề ngoài của một con người có thể được so sánh với việc trang trí
một cửa hàng bách hóa. Cửa hàng với các gian hàng cũ kỹ, lộn xộn sẽ khó mà làm
cho mọi người quan tâm, còn những cửa hàng mà chủ nhân biết bày biện đẹp mắt
với phong cách tinh tế sẽ hút khách hàng như một thỏi nam châm. Tương tự như
thế, vẻ bề ngoài của một doanh nhân có thể gây được ấn tượng tốt, nhưng cũng có
thể làm đối tác nghi ngại. Áo quần trong trường hợp này có vai trò như một lời hứa,
một sự đảm bảo về những gì có thể chờ đợi ở người mặc nó.

-Chi tiết nhỏ khác

Bạn có bao giờ để ý thấy người bạn cạnh mình mặc bộ Veston màu sẫm, đi giày
da màu đen nhưng lại đi đôi tất trắng chưa? Thực ra những người mặc như vậy rất
nhiều, không kể là trong giới doanh nhân hay giới chính trị gia. Những người đó
mắc phải một lỗi rất lớn về cách phối hợp, mặc bộ veston màu sẫm nhất định phải đi
giày da mầu sẫm, và cần chọn tất sẫm mầu như tất màu đen hoặc xanh đen (hoặc
màu gần với màu đen), thì như vậy sự phối hợp mới hài hòa. Khi bạn mặc veston
màu sáng thì cũng nhớ phối hợp giày da và tất màu sáng. Bởi vì một đôi tất hay một
chiếc cà vạt mà mất đi một khách hàng, bạn thấy có cần thiết để so sánh không.

4880896
11

You might also like