You are on page 1of 15

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI


KHOA LUẬT
------------------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG


ĐẤT KHI CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Ngọc Hải


Sinh viên thực hiện : Phạm Đức Thắng
Mã sinh viên : 61DLU05119
Lớp : LUẬT5B

Hà Nội - năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Công ty Luật TNHH AMP LEGAL đã giúp em có
cơ hội củng cố kiến thức, vận dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn cũng như
mở rộng tầm hiểu biết và kinh nghiệm quý báu trong công việc. Đây chắc chắn sẽ
là hành trang quý giá để em có thể tự tin bước vào nghề sau này.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
các thầy cô giáo khoa Luật Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt là thầy Hoàng Ngọc Hải - người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em
hoàn thành bài tiểu luận trong thời gian qua.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Luật TNHH AMP LEGAL đã hỗ
trợ và giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành bài tiểu luận thực tập của mình.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các thầy cô chỉ bảo và đóng góp ý kiến để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thừa kế và để lại thừa kế là một quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật dân sự. Đây là quyền thể hiện rất rõ tính chất tự do ý chí, tự do định đoạt
của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về tài sản nói chung, quan hệ
thừa kế nói riêng. Tài sản có thể tồn tại lâu hơn cuộc sống của một con người chính
vì thế giải quyết vấn đề tài sản này ra sao khi người có tài sản đó qua đời là vấn đề
rất quan trọng để bảo đảm cho việc định đoạt tài sản đó phù hợp với ý chí của
người để lại di sản những cũng bảo đảm lợi ích hợp pháp của những người liên
quan khác cũng như lợi ích chung của toàn xã hội. Đặc biệt trong trường hợp di
sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì vấn đề thừa kế QSDĐ còn phải tuân thủ theo
các chính sách đất đai của Nhà nước.

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt mà người sử dụng đất chỉ có “quyền tài
sản” song vẫn có thể trở thành di sản và chuyển giao cho người thừa kế, sau khi
người sử dụng đất chết. Mặc dù vậy, việc tiến hành phân chia di sản thừa kế là
quyền sử dụng đất khi chưa được công nhận quyền sử dụng đất lại là một trong các
vấn đề còn gặp nhiều vướng mặc trên thực tế.

Đề tài: “ Thực trạng phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được trình bày sau đây xuất
phát từ mong muốn có một cách nhìn tổng quát về thực trạng phân chia di sản thừa
kế hiện nay, qua đó nêu nên một số phương hướng nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả công tác phân chia di sản thừa kế là QSDĐ khi chưa được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ.

2. Đối tượng, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu:

3
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận bao gồm:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, dân sự có liên quan đến thừa kế
quyền sử dụng đất;

+ Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Mục đích nghiên cứu

Pháp luật thừa kế là một chế định rất quan trọng của pháp luật dân sự, mục
đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ vấn đề thừa kế của loại tài sản đặc biệt
là quyền sử dụng đất . Trên cơ sở lý luận về thừa kế và qua thực tiễn giải quyết
tranh chấp, để có cái nhìn nhận, đánh giá khách quan những hạn chế, bất cập và từ
đó nhằm hoàn thiện pháp luật, đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giải quyết
tranh chấp thừa kế hiệu quả hơn trên thực tiễn.

- Phạm vi nghiên cứu

Thừa kế là một vấn đề rất rộng, khá phức tạp và để đặt được mục đích
nghiên cứu đề tài này, thì luận văn này không đề cập sâu đến lý luận về thừa kế mà
chủ yếu tập trung chủ yếu vào thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở, phạm vi quy định của Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự;
Luật đất đai và một số văn bản hướng dẫn liên quan và thông qua công tác xét xử
của quan Tòa để có những hướng hoàn thiện, kiến nghị phù hợp nhằm đạt được
mục đích đặt ra của luận văn.

3. Phương pháp nghiên cứu

4
Bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê, hệ thống hóa, mô hình hóa, so sánh
luật học…

4. Bố cục của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân chia di sản thừa kế là quyền sử


dụng đất

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về phân chia di sản thừa kế là
quyền sử dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chương 3: Thực trạng thực hiện phân chia di sản thừa kế là quyền sử sụng
đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kiến nghị một số giải
pháp

5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA
KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Khái niệm di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế
1.1.1. Khái niệm di sản thừa kế
Từ trước đến nay, trong pháp luật dân sự chưa có văn bản nào nêu ra khái
niệm về di sản thừa kế, tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu khoa học đã có
nhiều quan điểm về di sản thừa kế, cụ thể như sau:

"Theo từ điển Tiếng Việt, Di sản là một từ Hán Việt được ghép bởi hai từ
“Di” và từ “Sản”, theo đó mỗi từ có những khía cạnh hiểu khác nhau. Đối với từ
“Di” có thể có những cách hiểu sau:

“Di” là biểu hiện của sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thông qua sự
tác động nào đó lên một vật để lại dấu vết nhất định.

“Di” cũng được hiểu là dời đi nơi khác, đi chỗ khác, không còn ở vị trí ban
đầu, nó là một biểu hiện của sự chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác trong
không gian và thời gian.

Ngoài ra “Di” con được hiểu là sự truyền lại, lưu lại để lại cho người thế hệ
sau.
Như vậy một cách chung nhất có thể hiểu “Di” là sự dịch chuyển sự vật,
hiện tượng, làm thay đổi vị trí của chúng trong không gian và thời gian, sự thay đổi
này luôn luôn thể hiện yếu tố trước và sau, nó có thể diễn ra trong thời gian ngắn,
nhưng cũng có thể diễn ra trong cả một quá trình.

6
Đối với từ “Sản” cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như: Sinh ra,
làm ra, tạo ra sản phẩm để sinh sống.

Cái do con người tạo ra, là kết quả tự nhiên của quá trình lao động sản xuất.

Là từ dùng để chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tổng thể của những tài sản
trong một khối.

Với các nghĩa này “sản” có thể hiểu là tài sản hoặc khối tài sản nằm trong sự
chiếm hữu và sử dụng để mang lại lợi ích cho con người. Từ “di” và từ “sản” ghép
lại được từ “di sản” với ý nghĩa chỉ của cải, gia tài, sản nghiệp của thời trước để lại
cho đời sau. Thuật ngữ “di sản” được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế,
pháp luật, khảo cổ học, nghệ thuật, thẩm mỹ...

Theo tác giả Phan Văn Nghĩa, di sản được khái niệm như sau:

"Di sản là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng với
các nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ thế hệ
khác và được pháp luật bảo hộ."

Như vậy, theo quan điểm này, di sản không chỉ bao gồm các tài sản có giá trị
vật chất mà còn bao gồm cả các tài sản có giá trị về mặt tinh thần. Đồng thời, di
sản cũng bao gồm cả các nghĩa vụ về tài sản mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng, không cần thiết phải mô tả về giá trị của tài sản là vật
chất hay tinh thần, bởi vì pháp luật cũng không có quy định giá trị của tài sản phải
được thể hiện dưới dạng vật chất hay tinh thần nên có thể ghi nhận cả hai dạng giá
trị này. Do đó, chỉ cần khẳng định di sản bao gồm toàn bộ tài sản và nghĩa vụ về tài
sản là đủ.

Dưới góc độ pháp luật, di sản cũng được cụ thể hóa tại Điều 612 BLDS
2015 theo đó "di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của

7
người chết trong tài sản chung với người khác".Tài sản riêng của người chết gồm
tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ
hôn nhân, phần tài sản trong khối tài sản chung nhưng đã được vợ, chồng thỏa
thuận chia và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
(nếu người chết có quyền sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhất).
Người chết khi để lại di sản cho người thừa kế về bản chất, là đã chuyển quyền sở
hữu tài sản của mình cho người thừa kế. Lúc này, người thừa kế trở thành chủ sở
hữu đối với di sản và họ có toàn quyền đối với di sản mà họ được hưởng, cụ thể,
họ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản đó. Theo
quy định này, di sản thừa kế bao gồm tài sản do người chết để lại.

Di sản thừa kế là các loại tài sản được quy định tại điều 105 BLDS năm
2015, không bị hạn chế về số lượng, giá trị miễn là thuộc quyền sở hữu của cá
nhân trước khi chết bao gồm: là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định tại Điều 612 và các Điều từ 656 đến 660 về
thanh toán và phân chia di sản, đáng chú ý là điều 658 quy định các nghĩa vụ tài
sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Trong đó, có thể thấy rằng, khi cá
nhân chết đi có di sản để lại và có các nghĩa vụ chưa được thực hiện như theo quy
định tại Điều 658, thì phần di sản của người chết phải được sử dụng để thanh toán
các nghĩa vụ này xong, còn lại mới được chia cho người thừa kế. Có thể hiểu rằng,
theo quy định của BLDS 2015, di sản của người chết sẽ bao gồm phần di sản dùng
để thanh toán nghĩa vụ theo Điều 658 và phần di sản được dùng để phân chia cho
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di sản dùng vào việc thờ cúng
hoặc di tặng cho người khác.

Như vậy, di sản mà người chết để lại cần được hiểu bao gồm cả phần di sản
để thanh toánnghĩa vụ của người chết để lại (nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác)
và phần di sản để chia thừa kế.Theo đó, khái niệm di sản có thể được hiểu như sau:
8
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết được
chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó sau khi đã thanh toán toàn
bộ nghĩa vụ tài sản từ di sản của người chết để lại với người khác.

1.1.2. Khái niệm phân chia di sản thừa kế

Cũng giống như khái niệm di sản thừa kế, từ trước đến nay trong pháp luật
dân sự cũng chưa có văn bản nào nêu ra khái niệm về phân chia di sản thừa kế, qua
các tài liệu mà tác giả đã nghiên cứu thì khái niệm phân chia di sản thừa kế được
hiểu như sau:

Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tài sản tích lũy của mỗi cá
nhân và gia đình ngày càng nhiều. Vì vậy, các tranh chấp nói chung và các tranh
chấp liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về số lượng đồng thời
mang tính chất phức tạp hơn. Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế giữa các bên
chủ thể là phân chia di sản thừa kế đúng để đảm bảo quyền, lợi ích của những
người được hưởng thừa kế.

Phân chia theo nghĩa kỹ thuật của từ ngữ là một tập hợp các hoạt động nhằm
chấm dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc nhiều tài sản.

Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì họ là
sở hữu duy nhất của khối di sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người
chết để lại và cũng chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó. Vì lẽ đó
mà việc phân chia di sản thừa kế chỉ đặt ra khi có ít nhất từ hai người trở lên có
quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết để lại.

Phân chia di sản được hiểu như là công việc của những người thừa kế có
quyền sở hữu chung theo phần đối với tài sản thuộc di sản hoặc công việc của cơ
quan nhà nước cụ thể là Tòa án nhân dân giải quyết phân chia di sản thừa kế khi có
tranh chấp về di sản thừa kế sảy ra giữa các đương sự; mục đích của việc phân chia
9
là chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần bằng cách cấp hẳn cho những người
liên quan vật này hay vật kia thuộc khối tài sản chung, nếu cần có thể kèm theo
quyền yêu cầu trả tiền chênh lệch.

Có thể nói, phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập
quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng thừa kế
trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di sản, chấm dứt
tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng thừa kế từ một hoặc nhiều tài
sản do người chết để lại.

Sau khi hoàn tất việc thanh toán di sản thừa kế, nếu di sản thừa kế vẫn còn,
phần di sản này sẽ được sử dụng để phân chia di sản thừa kế cho những người
được thừa kế. Phân chia di sản thật ra chỉ đơn giản trong trường hợp không điển
hình: chỉ có một người thừa kế được gọi và không có di chúc. Thực tiễn áp dụng
pháp luật cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, người có di sản để lại không
dưới hai người có quyền hưởng di sản và có quyền sở hữu chung theo phần đối với
một hoặc nhiều tài sản thuộc di sản.

Sau khi mở thừa kế, thi bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có quyền
yêu cầu chia di sản.Tuy nhiên trong thực tế rất ít khi di sản được phân chia ngay
mà thường trải qua một thời gian dài hay ngắn kể từ khi mở thừa kế, tùy thuộc vào
sự thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu không có sự thỏa thuận thì di sản mà
người chết để lại có thể được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật.

1.2. Khái niệm quyền sử dụng đất và điều kiện thực hiện quyền thừa kế
đối với quyền sử dụng đất

1.2.1. Khái niệm quyền sử dụng đất

10
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được
chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử dụng
đất.

1.1.2. Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền
của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân
sự”

Tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp
quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp
vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

11
d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190,
191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ
quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 thì
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối
với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất
được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp
nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có
Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”.

Như vậy, theo các quy định trên để thực hiện quyền thừa kế đối với quyền
sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà
quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận; người nhận thừa kế là
người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối
tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

- Đất không có tranh chấp;

12
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Đồng thời, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực.

Chương II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ PHÂN CHIA
DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI CHƯA ĐƯỢC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
2.1. Giải quyết quyền sử dụng đất là di sản khi không có giấy chứng
nhận

Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có nêu về xác định quyền sử
dụng đất là di sản, cụ thể:

“1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không
có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất
đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong
các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003,
thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào
thời điểm mở thừa kế.

1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có
một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1
này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ
sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các

13
công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh
doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi
hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá,
cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử
dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp
sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản
gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi
phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải
quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải
xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất
đai.

c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho
biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền
sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh
chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và

14
cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại
tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy
ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Theo đó, đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại nhưng chưa được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thì vẫn được xác định là di sản thừa kế nếu có
các giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND cấp có thẩm quyền
có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, đất được sử dụng ổn định lâu
dài, không có tranh chấp.

15

You might also like