You are on page 1of 2

Câu 1: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố

không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.


Theo Điều 612 BLDS 2015 năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác”.
Việc xác định di sản hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về
tài sản do người chết để lại.
Ý kiến thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản
của người chết trong phạm vi di sản để lại.
Ý kiến thứ ba cho rằng di sản thừa kế chỉ là các tài sản của người chết để lại
sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết.
Quan điểm thứ ba được nhiều nhà khoa học đồng ý và được thể hiện trong BLDS
năm 2015 tại Điều 612: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản
của người chết trong tài sản chung của người khác” và các Điều từ 659 đến 662
BLDS năm 2015 thì hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải
thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực
hiện nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do học xác lập mà là
thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại là bằng chính di sản của người chết.
(Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Pháp luật về tài sản,
quyền sở hữu và thừa kế, Nhà xuất bản Hồng Đức.)
Vì vậy di sản không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố.
Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế
bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì tài sản mới có hoặc không là di sản.
Trường hợp thứ nhất: tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay
thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới là di sản khi giá trị của tài sản mới
bằng với giá trị của di sản ban đầu.
Trường hợp thứ hai: khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị
thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới không là di sản nếu giá trị của tài
sản mới vượt quá giá trị của di sản ban đầu.
Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Vậy di sản phải là tài sản
của người chết.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Người sử dụng đất đứng tên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất về mặt pháp lý.
Theo Điều 168 Luật đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử
dụng đất khi có Giấy chứng nhận”. Người có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mới có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di
sản thừa kế.
Vì vậy, để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người
quá cố cần phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

You might also like