You are on page 1of 4

C1:Các loại thời hạn:

-Dựa vào cơ sở hình thành thời hạn thì thời hạn được phân chia thành 3 loại :

+ Thời hạn luật định: là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật dân sự bắt buộc phải tuân theo thời hạn đó mà không được phép thay đổi thời
hạn.

Ví dụ:Theo điều 64 BLDS 2015: “Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những
người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trí theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu
Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại
Điều 65 của Bộ luật này” thì khoảng thời gian “06 tháng” là thời hạn luật định.

+ Thời hạn ấn định: Là thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thông
qua một quyết định hoặc bản án.

Ví dụ: ví dụ Tòa án có thể ấn định một khoảng thời gian để các bên tranh chấp hoàn
thành việc công chứng, chứng thực giao dịch đang tranh chấp.

+ Thời hạn thỏa thuận: Là thời hạn do các chủ thể tự thỏa thuận xác định khi tham gia
các giao dịch dân sự.

Ví dụ: Thời hạn giao vật, thời hạn trả tiền trong một hợp đồng mua bán tài sản.

- Dựa vào tính xác định của thời hạn thì thời hạn được phân chia thành hai loại sau
đây:

+ Thời hạn xác định: Là thời hạn đã chỉ ra một khoảng thời gian cụ thể bằng cách xác
định chính xác về thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của thời hạn. Ví dụ: Trong một
hợp đồng mua bán tài sản, các bên đã có thỏa thuận: Bên bán phải giao tài sản bán cho
bên mua chậm nhất là năm ngày kể từ thời điểm hợp đồng này được giao kết. Trong
trường hợp này, thời hạn giao tài sản là thời hạn xác định.

+ Thời hạn không xác định: Là thời hạn mà trong đó khoảng thời gian chỉ mang tính
ước lượng. Ví dụ: Khoản 1 Điều 470 BLDS 2015 quy định: “Đối với hợp đồng vay có kỳ
hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản
trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý” thì “một thời gian hợp lý” là một thời hạn không
xác định.
Câu 2: Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu Có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để
phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu:

- Dựa vào nguồn gốc hình thành quyền sở hữu thì căn cứ xác lập quyền sở hữu được phân
thành hai loại sau đây:

+ Căn cứ đầu tiên: Là những căn cứ mà theo đó làm xác lập quyền sở hữu về tài sản đối
với chủ thể mà chủ thể đó là chủ sở hữu đầu tiên đối với tài sản đó.

+ Căn cứ kế tục: Là những căn cứ mà theo đó làm xác lập quyền sở hữu về tài sản ở chủ
thể này nhưng lại làm chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đó ở chủ thể khác.

Dựa vào phạm vi quyền sở hữu được xác lập thì căn cứ xác lập quyền sở hữu được phân
thành hai loại sau đây:

+ Căn cứ riêng biệt: Là các căn cứ mà theo đó chỉ làm xác lập

quyền sở hữu về tài sản dưới một hình thức sở hữu nhất định là sở hữu nhà nước. Bao
gồm: Trưng mua tài sản và tịch thu tài sản.
+ Căn cứ chung: Là các căn cứ mà theo đó có thể xác lập quyền sở hữu về tài sản dưới
nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Bao gồm các căn cứ còn lại.
- Dựa vào ý chí của chủ thể thì căn cứ xác lập quyền sở hữu được phân thành hai loại sau
đây:
+ Xác lập quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu: Là căn cứ mà theo đó quyền sở hữu
về tài sản có được xác lập hay không đối với chủ thể phụ thuộc vào ý chí của người đó
+ Xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật: Là căn cứ mà theo đó quyền sở hữu
về tài sản được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của
người được xác lập quyền sở hữu
Ví dụ:

Có được từ ld: Ví dụ: Người lao động sở hữu khoản tiền do được trả công lao động

Câu 3: - Chỉ định người thừa kế: Người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ người
nào, kể cả cơ quan, tổ chức làm người thừa kế để hưởng di sản theo di chúc của mình

- Truất quyền hưởng di sản

Trong trường hợp di sản được chia theo luật thì những người đã được pháp luật xác định
là người thừa kế của người để lại di sản sẽ được hưởng di sản đó. Tuy nhiên, có những
người thừa kế dù đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và có quyền hưởng di sản theo
pháp luật nhưng quyền hưởng di sản đó sẽ bị mất nếu họ bị người để lại di sản truất
quyền thừa kế.

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Thực hiện việc phân định tài sản trong di chúc chính là việc người để lại tài sản thực
hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi người để lại tài sản lập
di chúc đã xác định người hưởng di sản thì dù không xác định mỗi người thừa kế được
hưởng bao nhiêu di sản cũng đã bao hàm cả việc phân chia di sản. Tuy nhiên, theo luật
định, người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng
phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là hiện vật gì.

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật
chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như việc
trả nợ, bồi thường thiệt hại... Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa
vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản.

- Dành một phần di sản để di tặng

Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác
thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc. Người nhận tài sản di tặng được
hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trừ
trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

- Để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Tôn trọng và ghi nhận truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, pháp luật thừa kế ghi
nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Theo nguyên tắc
quyền tự do của người lập di chúc, người để lại di chúc có thể chỉ định bất cứ người nào
do mình muốn để quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình phủ nhận làm
thay đổi) một phần di chúc đã lập. Vì vậy, những phần di chúc không bị sửa đổi (phần
giữ nguyên) vẫn có hiệu lực, phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay
vào đó, việc thừa kế di sản của người đó sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau
cùng. Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà trong di
chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn. Vì vậy, khi người lập
di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như
nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ
sung có hiệu lực pháp luật (lúc này việc bổ sung di chúc đã chuyển hoá thành sự sửa đổi
di chúc). Thay thế di chúc là việc phủ nhận toàn bộ ý chí tự nguyện trước đó về việc định
đoạt di sản thừa kế bằng một di chúc mới. Hủy bỏ di chúc là việc người đã lập di chúc
phủ nhận toàn bộ di chúc đã lập nhưng không lập di chúc mới. Vì vậy, hủy bỏ di chúc
thường được thực hiện thông qua việc tuyên bố hủy di chúc, đốt, xé di chúc...

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Để bảo đảm ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, để tránh việc thất lạc,
hư hỏng di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại di chúc ở cơ quan công chứng hoặc gửi
bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Quyền chỉ định người quản lý di sản
của người lập di chúc không bị giới hạn về diện những người được chỉ định.

You might also like