You are on page 1of 3

* Tóm tắt: Quyết định số 14/2017/QĐ-PT

- Nguyên đơn: Vũ Văn V

- Bị đơn: Tô Văn P

- Nội dung: Ngày 26/11/2016 ông Vũ Văn V nợp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân
huyện V giải quyết buộc ông Tô Văn P trả lại 25 triệu đồng tiền cọc và 45 triệu đồng tiền
phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
ngày 7/6/2010. Tòa án: Đối với 25 triệu tiền cọc thuộc trường hợp đòi lại tài sản nên
không áp dụng thời hiệu; còn 45 triệu tiền phạt thì Tòa không giải quyết vì đã hết thời
hiệu.

1. Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu
khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

Thời hiệu khởi kiện tranh Thời hiệu khởi kiện tranh
chấp về hợp đồng chấp về quyền sở hữu tài
sản
Cơ sở pháp lý Điều 429 Bộ luật dân sự Điều 155 BLDS 2005
(BLDS) 2015
Thời hiệu khởi kiện - 3 năm tính từ ngày người -Không áp dụng thời hiệu
có quyền yêu cầu biết hoặc - Trừ trường hợp luật quy
phải biết quyền và lợi ích định khác: Ví dụ tranh chấp
hợp pháp của mình bị xâm về quyền sở hữu tài sản tại
phạm Điều 236 BLDS 2015 vẫn
áp dụng thời hiệu khởi
kiện…

2. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

- Tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 328
BLDS 2015: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vất có giá trị khác trong thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng”. Theo như tranh chấp này đặt cọc được dùng để bảo đảm cho việc giao kết cho
hợp đồng, thực hiện hợp đồng mà ông P đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc làm cho hợp đồng
không được giao kết, thực hiện thì phải chịu phạt cọc

3. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
- Tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Vì đây là
chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật →do hợp đồng không được
giao kết, thực hiện nên việc ông P đang chiếm giữ 25 triệu là số tiền thuộc sỡ hữu của
ông V nên ông V có thể kiện đòi lại số tiền này. Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP “Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài
sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân
sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày
01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu
buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì
Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản
tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục
chung.”

4. Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì
sao?

- Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên là thuyết phục.Vì:

+ Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP quy định “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích
công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm”. Mà theo như bản án thì hợp đồng này đã
được kí vào ngày 07/06/2010 mà thời gian ông V khởi kiện là ngày 26/11/2016. Việc
khởi kiện của ông V đã quá thời hiệu khởi kiện nên Tòa án không giải quyết là đúng.

.+ Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP “Đối với tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác
quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.”.
Theo đó tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất
do người khác quản lí, chiếm hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đôí với yêu cầu
trả lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc (khoản tiền gốc) thì thuộc trường hợp đòi lại tài sản nên
không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Do đó Tòa án giải quyết theo thủ tục chung, khoản
tiền này trả lại cho ông V là đúng.

5. Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng
BLDS 2015? Vì sao?
- Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên sẽ có sự thay đổi khi áp dụng BLDS
2015.Vì:

+ Theo Điều 429 BLDS 2015 “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại”. Ở đây không xác định rõ được thời gian ông V
biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại khi nào nên nếu từ khi ông phát hiện
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại đến khi khởi kiện không quá 3 năm thì
ông V có thể nhận được 45 triệu đồng của ông P do vi phạm thỏa thuận đặt cọc.

+ Theo khoản 2 Điều 155 BLDS 2015 không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường
hợp “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác.”. Trong vụ việc trên ông P đang chiếm hữu tài sản không có pháp luật (25
triệu) nên ông V kiện đòi và không áp dụng thời hiệu với trường hợp này.

You might also like