You are on page 1of 12

Câu hỏi nhận định:

1. HĐ DS là giao dịch dân sự


Nhận định: Đúng
Căn cứ theo Điều 385 BLDS 2015

2. Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của HĐ DS


Nhận định: Sai
Căn cứ theo Điều 117 BLDS 2015 thì chủ thể có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp
luật dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập và tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở
hoàn toàn tự nguyện

3. HĐ DS có hiệu lực có thể không làm phát sinh hậu quả pháp lý
Nhận định: Sai
Vì chỉ khi các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ mới phát sinh hậu quả pháp lý; hợp đồng
có hiệu lực sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

4. Ký quỹ chỉ được a/d trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ HĐ song vụ
Nhận định Sai.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà trong đó chỉ có 1 bên có nghĩa vụ, nó đồng nghĩa với
việc bên kia có quyền. Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm nhằm đảm bảo việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Như vậy thì trong hợp đồng
đơn vụ cũng như trong biện pháp ký quỹ đều có sự xuất hiện của các chủ thể là bên có
nghĩa vụ và bên có quyền. Vậy nên bên có nghĩa vụ và bên có quyền trong hợp đồng đơn
vụ có được phép thỏa thuận về biện pháp bảo đảm ký quỹ, vì pháp luật không cấm.

5. Các BPBĐ có thể phát sinh kể cả khi các bên không có thỏa thuận
Nhận định: Đúng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 293 BLDS 2015

6. Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ tương đối

7. Khi đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là bất động sản thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ
là nơi có bất động sản đó.

8. Tài sản là đối tượng trong mọi quan hệ nghĩa vụ


Nhận định: Sai
Căn cứ pháp lý: Điều 276. Đối tượng của nghĩa vụ, luật dân sự 2015
1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công việc không được
thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.

9. Đ/t của nghĩa vụ ds có thể ko phải là ts


Nhận định: Đúng
Căn cứ theo K1 Điều 127 BLDS 2015. Đối tượng của nghĩa vụ còn là công việc phải thực
hiện hoặc không được thực hiện
10. Đ/t của Nv có thể ko mang tính vật chất
Nhận định: Đúng.
Đ/t của nv là chuyển giao ts hoặc cv phải thực hiện ( vd: ta thực hiện soạn thảo di chúc
mang tính vật chất ) hoặc cv không được thực hiện

11. Quan hệ NV là quan hệ mang tính đối nhân


Nhận định: Đúng.
Căn cứ theo Điều 274 BLDS 2015. NVDS là một loại quan hệ, trong đó Bên có nghĩa vụ
phải thực hiện yêu cầu của Bên có quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không đúng
yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. NVDS là một loại quan hệ pháp
luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này gồm có quan
hệ đối nhân.

12. Nội dung của QHNV có thể chỉ bao gồm quyền dân sự
Nhận định: Sai.
Nd của QHNV nói riêng và nói chung bao gồm quyền ds và nv ds

13. NV luôn chấm dứt khi một bên chết


Nhận định Sai
Theo Khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 thì khi cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dứt nếu như
nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân đó thực hiện. Như vậy không phải mọi trường hợp cá
nhân chết đều có thể làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự.

14. Tất cả các hợp đồng đều là căn cứ phát sinh Nv


Nhận định: Sai
Căn cứ theo K2 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là căn cứ phát sinh nghĩa vụ
phải có hiệu lực pháp luật; còn trường hợp hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực từ thời
điểm kí kết nên không được xem là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

15. Mọi hành vi pháp lý đơn phương đều là căn cứ phát sinh Nv
Nhận định: Sai
Căn cứ theo Điều 275 BLDS 2015
Vd: từ chối nhận di sản , từ bỏ quyền sở hữu

16. Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền yêu cầu là chuyển giao quyền y/c
Nhận định: Sai
Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Uỷ quyền là việc thỏa thuận của các bên theo
đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, khác
với Chuyển giao quyền y/c tại Đ365 BLDS 2015 là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong
quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ
ba đó. Người thứ ba (người thế quyền) trở thành người có quyền, được quyền y/c người
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi quyền yêu cầu được chuyển giao.
17. Ủy quyền cho người khác th/h Nv thay mình là chuyển giao Nv
Nhận định Sai.
Vì ng đc chuyển giao NV là ng thế NV phải thực hiện lợi ích có quyền, ng đc uỷ quyền
thực hiện NV chỉ nhân danh ng có quyền thực hiện lợi ích vì người đó.

18. Quyền y/c đang có tranh chấp ko thể được chuyển giao, trừ tr/h các bên có thể
thỏa thuận khác
Nhận định Sai.
Căn cứ Đ368 BLDS 2015 Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nv có biện pháp bảo đảm
thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó

19. Quyền y/c BTTH do xp danh dự, np, uy tín của cá nhân ko thể được chuyển giao cho
người thứ ba
Đúng.
Căn cứ Điểm a,b k1 Đ365 blds 2015 Bên có quyền yêu cầu thực hiện nv chuyển giao yêu
cầu đó cho người thưc hiện quyền theo thoả thuận trừ trường hợp
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng
b) Bên có quyền và bên có nv …

20. Trong mọi tr/h, khi NV được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm th/h NV đó chấm
dứt
Nhận định: Sai.
Căn cứ theo Điều 371 BLDS 2015 thì nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được
chuyển giao từ người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên có sự thỏa thuận trước
khi thực hiện theo sự thỏa thuận giữa các bên thì BPBĐ thực hiện nv đó không chấm dứt.

21. Nếu chuyển giao y/c có BPBĐ thì BPBĐ cũng được chuyển giao, trừ tr/h bên nhận
chuyển giao quyền y/c từ chối BPBĐ đó
Đúng .
Căn cứ Đ368 BLDS 2015 Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nv có biện pháp bảo đảm
thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó

24. Quyền trong QHNV là quyền đối nhân


Đúng
Quan hệ nv kà quan hệ đối nhân, là quan hệ giữa người với người có nghĩa là trong quan
hệ pháp lý thì là phải có bên yêu cầu và bên có nv

25. Nếu chuyển giao Nv có BPBĐ thì bpbđ chấm dứt và bên đã chuyển giao Nv trở
thành bên bảo lãnh cho người thế Nv nếu các bên có thỏa thuận
Đúng
Căn cứ đ 371 blds 2015 “trường hợp nv có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện
pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác ”

26. Quyền y/c btth do ts bị xâm phạm ko được chuyển giao cho người khác
Nhận định: Sai
Căn cứ Điểm a K1 Đ365 BLDS 2015. Quyền y/c btth do ts bị xâm phạm không nằm trong
trường hợp không được chuyển giao.

27. Trong qhnv, khách thể và đối tượng là một


Nhận định: Sai
Khách thể là
+ ts bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền ts -
nhóm khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu
+ Hành vi
+ Kết quả của tinh thần
+ quyền sử dụng đất
Đối tượng căn cứ Đ 276 blds 2015

28. Trong qhnv, chủ thể có nv luôn được xác định cụ thể còn chủ thể mang quyền có
thể ko được xác định cụ thể
Nhận định: Sai.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, chủ thể nghĩa
vụ có thể là một ng cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn lại.

29. Mọi GD DS đều là HĐ


Nhận định: Sai
Căn cứ Đ116 BLDS 2015 có quy định về giao dịch dân sự như sau Giao dịch dân sự “giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nv dân sự ”

30. Phụ lục HĐ là HĐ phụ


Nhận định: Sai
Căn cứ k1 Đ 403 Phụ lục hợp đồng
“hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nd của phụ lục hợp đồng không được trái
với nd của hợp đồng ” Phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ về bản chất hoàn toàn khác
nhau.
- Khái niệm: Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng. Trong khi đó, phụ lục hợp đồng chỉ là 1
phần của hợp đồng
- Phụ lục hđ đi kèm hợp đồng để bổ sung chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Do
đó, phụ lục hợp đồng chỉ có ý nghĩa khi gắn với 1 hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời, phụ lục
hợp đồng không có giá trị. Ngược lại, hợp đồng phụ bản chất là thoả thuận có thể làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt nv của chủ thể ngay cả khi nó đứng độc lập

31. Đối tượng của HĐ chỉ có thể là TS hoặc công việc được thực hiện
Nhận định: Sai
Căn cứ theo Điều 276 BLDS 2015, Đ/t của HĐ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc
công việc không được thực hiện.
32. HĐ chính vô hiệu thì HĐ phụ vẫn có thể phát sinh hiệu lực
Nhận định: Đúng
Căn cứ K2 Đ407 BLDS 2015. HĐ chính vô hiệu làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng ohuj được thay thế hợp đồng chính.

33. HĐ song vụ luôn luôn là HĐ có đền bù


Nhận định: Đúng.
Vd: hđ vay có thể là hđ song vụ. Hđ song vụ luôn luôn là hđ có đền bù vay mà có lãi thì
vừa song vụ vừa đền bù nếu không có lãi thì là song vụ

34. HĐ đơn vụ thì ko có đền bù


Nhận định: Đúng
Hđ đơn vụ làm phát sinh quan hệ nv giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ
nv đó chỉ một bên có nv -> Là hợp đồng mà chỉ một bên có nvu còn 1 bên có quyền
- Thông thường, các hợp đồng đơn vụ là các hợp đồng không có đền bù, bởi vì bên có nv
phải thực hiện nv vì lợi ích của bên mang quyền, còn bên mang quyền sẽ không phải thực
hiện nv đồng nghĩa không mang lại lợi ích cho bên kia

35. Thay đổi chủ thể trong HĐ song vụ luôn phải có sự đồng ý của chủ thể phía bên kia
Nhận định: Sai
Căn cứ theo Đ365 BLDS 2015. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho
người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao
quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Như vậy, không phải luôn lúc
nào cũng sẽ báo cho bên còn lại biết về sự thay đổi chủ thể

36. Giao dịch có đk cũng chính là HĐ DS có điều kiện


Nhận định: Đúng
Căn cứ đ 117 blds 2015

37. HĐ có đền bù là HĐ có sự BTTH của một bên đ/v bên kia do hành vi vi phạm nghĩa
vụ của mình
Nhận định: Sai
Hđ có đền bù là hđ mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi
ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương tự
Bồi thường thiệt hại là:
- Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác ( Đ13 BLHS 2015)
- Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì
bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. ( Đ360
BLDS 2015)

38. Mọi HĐ chỉ được ký kết bởi hai bên chủ thể
Đúng
Căn cứ Đ385 BLDS 2015
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.
39. HĐ được ký kết mà ko có sự tự nguyện của một bên chủ thể thì HĐ đó là HĐ vô
hiệu
Nhận định: Đúng
Giao dịch dân sự chính là hợp đồng dân sự hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh , thay đổi , chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự
Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 117 BLDS 2015 , Một trong những điều kiện đủ để giao
dịch dân sự có hiệu lực là:
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Vậy HĐ được ký kết mà không có sự tự nguyện của một bên chủ thể là hợp đồng vô hiệu

40. Đối tượng của HĐ chuyển quyền sử dụng tài sản phải thuộc QSH hợp pháp của bên
chuyển quyền sử dụng
Nhận định: Đúng
Căn cứ theo Đ189 (đoạn đầu) và Đ472 (đoạn đầu) BLDS 2015. Bên thuê TS ko có QSH với
TS thuê trong thời gian có hiệu lực của hđ thuê TS. Bên thuê chỉ đc SD TS theo mục đích
và thời hạn đã thỏa thuận trong hđ. Bên thuê phải trả lại TS cho bên cho thuê khi hết hạn
hđ, trừ khi có thoả thuận khác.

41. HĐ chuyển quyền sử dụng tài sản luôn là HĐ có đền bù


Nhận định: Sai.
Hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng có đền bù, bên cho thuê giao tài sản cho bên
thuê sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên
cho thuê.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù, bên cho mượn giao tài sản cho
bên mượn sử dụng trong thời hạn nhất định, bên mượn không phải trả tiền thuê cho bên
cho mượn.

42. Bên thuê tài sản có quyền sở hữu đ/v tài sản thuê trong thời gian có hiệu lực của
HĐ thuê tài sản.
Căn cứ theo Đ 472 và k1 Đ474 BLDS 2015 thì bên thuê ts không có quyền sh đối với ts
thuê trong thời gian có hiệu lực của HĐ thuê ts. Bên thuê chỉ được sd ts theo mục đích và
thời hạn đã thoả thuận trong hđ. Bên thuê phải trả lại ts cho bên thuê khi hết hạn HĐ,
trừ khi có thoả thuận

43. Đối tượng của HĐ mượn tài sản có thể là vật cùng loại
Nhận định: Sai
Khái niệm của vật cùng loại (Đ113)
Căn cứ đ 495 BLDS 2015 "Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng
của hợp đồng mượn tài sản". Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu
hao. Khái niệm đặc định, không tiêu hao được hiểu theo quy định tại Điều 112, Điều 113
Bộ luật dân sự năm 2015. Như vậy nếu thuộc đối tượng tiêu hao như xăng, dầu, gas,...thì
không thể là đối tượng của HD mượn TS

44. Bên cho thuê tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản thuê
Nhận định: Sai.
Chủ thể của bên cho thuê tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc có quyền cho thuê.
Theo khoản 1 điều 187 BLDS 2015 " người được chủ sở hữu ủy quyền....xác định" và
Đ475 "bên thuê...đồng ý" trong trường hợp này bên thuê ban đầu có thể trở thành bên
cho thuê nếu được chủ sở hữu đồng ý.

45. Bên cho mượn ts có thể đòi lại ts trước thời hạn mà các bên đã thỏa thuận
Đúng
Theo k1 đ 499 blds 2015 “nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sd ts
cho mượn thì được đòi lại ts đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải
báo trước thời gian hợp lý ”

46. Tr/h bên mượn ts sửa chữa, làm gia tăng giá trị ts mượn sẽ chỉ có quyền y/c bên
cho mượn thanh toán chi phí nếu các bên có thỏa thuận
Nhận định: Đúng
Căn cứ theo quy định tại K2 Đ479 BLDS 2015.

47. Giá thuê trong HĐ thuê ts do các bên thỏa thuận hoặc theo y/c của các bên, trừ tr/h
luật có qđ khác
Nhận định đúng
Cơ sở pháp lí : K1 Đ 473 BLDS 2015 Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba
xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác

48. Trong HĐ thuê, việc cho thuê lại buộc phải có sự đồng ý của bên cho thuê
Nhận định: Đúng
Căn cứ theo quy định tại Điều 475 BLDS 2015. “Bên thuê có gì cho thuê lại TS mà mình đã
thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý ”

49. Bên thuê khoán có quyền cho thuê lại ts thuê trong thời hạn thuê mà ko cần phải
có sự đồng ý của bên cho thuê
Sai Căn cứ k3 Đ 490 BLDS 2015 “Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ TH
có thoả thuận khác ”
- Căn cứ Đ489 blds 2015 “bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục
đích đã thoả thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kì về tình trạng ts và tình hình
khai thác ts; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên khoán
phải báo kịp thời,… ”

50. Bên thuê khoán có QSH đ/v hoa lợi phát sinh từ ts thuê khoán nếu các bên ko có
thỏa thuận khác
Sai
Căn cứ Đ 483/ 491 BLDS 2015

51. Đối tượng của hđ mượn ts có thể là vật tiêu hao hoặc ko tiêu hao
Nhận định: Sai.
Căn cứ theo Khoản 1 điều 112, điều 495
Đối với hđ mượn TS vật tiêu hao không thể là đối tượng của hđ cho mượn TS.
52. Hoa lợi có được từ ts thuê khoán thuộc sh của bên thuê khoán
Nhận định: Đúng
Căn cứ Đ483 blds 2015

53. Lợi tức có được từ ts thuê khoán thuộc sh của bên thuê khoán
Đúng
Căn cứ Đ483 blds 2015

54. Ts thuê có thể cùng loại với ts thuê khoán


Sai
- Hợp đồng thuê tài sản
Khái niệm Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên
thuê sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê. (Điều 472 Bộ Luật Dân
sự 2015)
- Hợp đồng thuê khoán sản
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê
khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và
bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. (Điều 483 Bộ Luật Dân sự 2015)

55. Bên cho thuê khoán luôn có quyền chấm dứt hđ nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa
vụ
Nhận định: Sai
Căn cứ K2 Đ492 BLDS 2015

56. Hđ mượn ts có thể là một hđ thực tế


Đúng
Căn cứ Đ 494 blds 2015

57. Hđ thuê ts có thể là hđ ưng thuận


Đúng
Nếu các bên không có thoả thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì hđ thuê ts là 1 hđ ưng
thuận bởi thời điểm gk hợp đồng đã phát sinh hiệu lực dù ts thuê chưa được chuyển giao
thực tế

58. Gia súc được gia súc thuê sinh ra trong thời hạn thuê thì bên thuê được hưởng
một nửa số gia súc đó.
Nhận định: Đúng
Căn cứ Đ491 BLDS 2015

59. HĐ ủy quyền chấm dứt khi người ủy quyền chết.


Nhận định: Sai
Căn cứ theo k3 đ422 BLDS 2015
Chỉ trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, mà hợp đồng phải do chính cá
nhân đó thực hiện thì hợp đồng chấm dứt. Trong quan hệ nghĩa vụ, nếu bên có quyền là
cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế thì sẽ là một trong những căn
cứ chấm dứt nghĩa vụ. Được hiểu, trường hợp nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá
nhân có quyền, mà cá nhân này chết thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

60. Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp đồng không
còn giá trị
Nhận định: Sai
Theo quy định tại Điều 391 BLDS 2015 quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp
đồng không có quy định như trường hợp trên.

61. Trách nhiệm BTTH phát sinh ngay cả khi TH do sự kiện bất khả kháng gây ra
Nhận định: Sai
Căn cứ k2 đ584, đ156 BLDS 2015

62. Bên gây Th được giảm mức BT nếu gđ thuộc diện hộ nghèo theo qđ của Chính phủ
Nhận định: Sai
Theo Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế của mình. Như vậy người gây thiệt hại được giảm mức
bồi thường khi thỏa hai điều kiện
Thứ nhất, không có lỗi hoặc có lỗi vô ý
Thứ hai, có thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người phải bồi thường

63. Thời hiệu y/c BTTH là ba năm kể từ khi xảy ra tranh chấp giữa bên gây TH với bên
bị TH
Nhận định: Sai
Căn cứ theo Điều 588 BLDS 2015

64. Khi con dưới 15t gây TH thì có thể cha mẹ không phải BTTH
Nhận định Sai
Theo Khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 thì chỉ người giám hộ không có trách nhiệm
bồi thường khi họ không có lỗi còn đối với cha mẹ thì phải bồi thường khi con chưa
thành niên gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ
luật này.

65. Khi nhiều người gây ra TH cho một người phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH cho
người đó
Nhận định: Đúng.
Căn cứ theo Đ587 BLDS 2015

66. Mọi hđ mua bán nhà có phải được ký kết bằng văn bản và phải có công chứng,
chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

67. Mọi ts đều có thể là đối tượng của hđ mua bán ts


Nhận định: SAI.
Vì: Không phải tài sản nào cũng là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản theo Điều
430 (BLDS 2015): Đối tượng của hợp đồng mua bán và Điều 105 (BLDS 2015): Tài sản.
Theo đó chỉ những tài sản được quy định trong luật (trừ các loại tài sản mà pháp luật
cầm như ma túy,...) và tài sản đó phải thuộc chủ sở hữu của người bán hoặc người bán
có quyền bán được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.

66. Hđ tặng cho ts phải có hình thức là văn bản trở lên
Nhận định: SAI.
Vì: Hợp đồng tặng cho tài sản không chỉ có hình thức là văn bản mà còn có thể là lời nói
và nếu là văn bản phải có công chứng chứng thực đăng kí nếu pháp luật có quy định theo
Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động
sản.

67. Hđ trao đổi ts áp dụng cho ts có giá trị tương đương nhau
Nhận định: SAI.
Vì: Hợp đồng trao đối tài sản không chỉ áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau
mà còn áp dụng cho các loại tài sản có giá trị chênh lệch nhau theo Điều 455 (BLDS
2015): Hợp đồng trao đối tài sản và Điều 546 (BLDS 2015): Thanh toán giá trị chênh lệch.

68. Hđ vay về nguyên tắc không có lãi


Nhận định: Đúng
Vì: Hợp đồng vay tài sản là sự thoa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại
theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định theo Điều 463 (BLDS 2015): Hợp đồng vay tài sản.

69. Khi hết thời hạn của HĐ vay, bên vay phải trả lại TS vay và một khoản tiền lãi cho
bên cho vay

70. HĐ trao đổi ts là một dạng cụ thể của HĐ mua bán ts

71. Đối với HĐ vay có kỳ hạn, bên vay có quyền trả lại ts trước thời hạn nếu không có
thoả thuận khác

72. Nếu đối tượng của HĐ vay là vật thì phải là vật cùng loại

73. Không được tổ thi có giải vì mục đích lợi nhuận (Đ)
Nhận định: Đúng.
Căn cứ theo K1 Đ573 BLDS 2015

74. Nv phát sinh từ khi có giải hình thành từ thời điểm cuộc thi được tiến hành (S)
Nhận định: Sai
Thời điểm phát sinh: Qh hứa thưởng được xác lập kể từ thời điểm người thực hiện công
việc hứa thưởng đã hoàn thành công việc đó theo y/c của bên hứa thưởng đặt ra.
- Thời điểm phát sinh NV thi có giải khi đối tượng dự thi đến lúc hoàn thành xong cuộc
thi chứ ko phải từ thời điểm cuộc thi đc tiến hành.

75. Bên tổ chức cuộc thi có nv trả lại hồ sơ dự thi cho người dự thi khi cuộc thi có giải
kết thúc (S)
Nhận định: Sai
Căn cứ theo K1 Đ573

76. Kết quả cuộc thi có thể không có giải nhất (Đ)
nhận định: Đúng
Có thể có đồng hạng 2

77. Hứa thưởng là quan hệ tặng cho có đk (S)


Nhận định: Sai
Vì quan hệ tặng cho có điều kiện là đơn vụ, song vụ, còn hứa thưởng chỉ là hành vi pháp
lý đơn phương

78. Cứu giúp ts của người khác trong TTCT là thực hiện công việc không có uỷ quyền
(Đ)
Nhận định: Đúng
Căn cứ theo Đ574, Đ171 BLDS 2015

78. Việc xử lý ts đặt cọc có thể được thực hiện thoả thuận giữa bên đặt cọc với bên
nhận cọc
Nhận định: Đúng.
Căn cứ theo khoản 2 điều 328 blds 2015 thì “2. Trường hợp hợp đồng được giao kết,
thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện
nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt
cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị
tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

79. Cầm cố là hđ thực tế


Nhận định Đúng.
Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm
cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do
vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.

80. Đặt cọc là BPBĐ hai chiều


Nhận định: Đúng.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi
là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
81. Ts hình thành trong tương lai không phải là đối tượng của hđ cầm cố
Nhận định Sai.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì: Tài sản dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự,
luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về
quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

82. Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi
thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản
cầm cố.
Nhận định Sai
Theo Điều 312 BLDS 2015 thì bên cầm cố chỉ có quyền đòi lại tài sản cầm cố khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Còn khi bên nhận cầm cố bán, trao
đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố
chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố.

You might also like