You are on page 1of 25

HỢP

ĐỒNG

BÀI 2 (P3) GET STARTED

GVHD: Nguyễn ThịKim Quyên


01 HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

02 GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG

03 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU


Điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng
- Điều kiện chung là điểu kiện có hiệu lực của
một giao dịch dân sự chung ( Điều 117
BLDS)
- Điều kiện của từng hợp đồng cụ thể.
Hiệu lực của
hợp đồng
Ts Lê Minh Hùng – Khoa Luật Dân sự ĐHLuật TP HCM)

"Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị
pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng
và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó."
Điều 104. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

1. Từthờiđiểm hợpđồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ
đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ
theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 117 BLDS 2015
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
•Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
•Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
•Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Hợp đồng miệng ?
=> Có hiệu lực khi các bên thoả thuận xong
Hợp đồng văn bản? Có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
Hợp đồng công chứng, chứng thực hoặc đăng ký ?
=> Có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng chứng thực
Trừ trường hợp các bên thoả thuận khác

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng


Điều 400 BLDS 2015.
Lưu ý
Điều 404. Giải thích hợp
đồng
Dựa vào ngôn từ của hợp đồng + căn cứ vào ý chí của các bên.
Theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. Giải thích theo
tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
Giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản
đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
Giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia ( không phải bên sọan
thảo)
01

HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU


02
Hậu quả pháp lý của Hợp đồng vô hiệu

03
Là những hợp đồng không tuân thủ các
điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy
định nên không có giá trị pháp lý,
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên.
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các
điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ
luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác.
TỪ KHÁI NIỆM
HÃY CHO BIẾT CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
(Điều 123 – Điều 129 BLDS)
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Là những hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập Hợp
đồng là trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích công cộng.
Những trường hợp bị coi là HĐ vô hiệu tuyệt đối

1. Vô hiệu do giảtạo
2. Có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật
3. Có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội
4. Không đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho các bên thời hạn để
thực hiện đúng quy định về hình thức này nhưng hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa
thực hiện; hoặc trường hợp pháp luật có quy định về Hợp đồng vi phạm hình thức
nhưng các bên chưa thực hiện Hợpđồng và các bên có tranh chấp thì Hợp đồng bị xem là
vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu tương đối
Là những Hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tòa án tuyên bố
là vô hiệu theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Các
trường hợp dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
➢Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không có năng lực hành vi
tương ứng với đòi hỏi của pháp luật đối với loại giao dịch đó
➢ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa;
➢ Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối;
➢ Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn;
➢Giao dịch dân sự vô hiệu do một người xác lập trong tình trạng người đó
không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ

- Là Hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy


chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại
ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng.
- Khi có những căn cứ làm cho toàn bộ điều khoản của
Hợp đồng vô hiệu, thì Hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
- Căn cứ làm cho Hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát từ sự vi phạm
nội dung Hợp đồng, nhưng cũng có thể là
những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết
Hợp đồng, Hợp đồng giả tạo,...
Hợp đồng vô hiệu từng phần
(vô hiệu một phần)
- Là những Hợp đồng được xác lập mà có một
phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các
phần khác của Hợp đồng đó.
- Phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có
giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong
phạm vi phần Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Hợp đồng vô hiệu do người giao kết
không có quyền đại diện (Điều 142 BLDS
2015)

- Hợp đồng vô hiệu do

người trực tiếp giao kết không có tư cách đại diện


hoặc

tuy có tư cách đại diện nhưng đã giao kết,

thực

hiện
Hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập
vượt quá phạm vi đại diện
(Điều 143BLDS)
-Hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp.
-Nhưng người đại diện đã xác lập Hợp đồng trên thực
tế vượt quá phạm vi đại diện.
-Nội dung Hợp đồng do họ xác lập có một phần giá
trị, mức độ, phạm vi vượt quá giới hạn được ghi trong
Hợp đồng ủy quyền hoặc được quy định trong loại
đại diện tương ứng.
Về hậu quả pháp lý
của Hợp đồng
-Không làm phát sinh, không ràng buộc hiệu lực
giữa các bên; không làm thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự
-Làm cho Hợp đồng không có giá trị
pháp lý kể từ thời điểm giao kết , cho
dù Hợp đồng đã được thực
hiện trên thực tế hay chưa
Về lợi ích vật chất
-Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được
bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.
-Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức
không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải
bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường


thiệt hại do Hợp đồng bị
vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu trong một số
trường hợp cụ thể
- Gồm các điều 124,125,126,127, 128,129 BLDS
-Gồm các điều 142,143 BLDS
-Điều 408BLDS
=> Mỗi trường hợp hãy cho một ví dụ cụ thể
VẬN DỤNG: NHẬN DẠNG CÁC LOẠI HỢP
ĐỒNG VÔ HIỆU

A ủy quyền cho em gái là B thay mặt A bán nhà thuộc quyền sở hữu riêng của A, thời hạn ủy
quyền 01 năm tính từ ngày 01/10/2015. A chết 01/6/2016. Ngày 10/8/2016, B đã dựa vào hợp
đồng ủy quyền này để ký hợp đồng bằng văn bản được công chứng để bán ngôi nhà cho C. C
đang làm thủ tục sang tên trước bạ thì chồng và con của A biết nên phản đối.
Hỏi:
•Hợp đồng ký ngày 10/8/2016 giữa B và C có hiệu lực không ?

• Giả sử vô hiệu thì thuộc loại vô hiệu nào?


•Trường hợp C biết A chết mà vẫn ký hợp đồng thì C có được yêu cầu B bồi thường thiệt hại
không?
VẬN DỤNG: NHẬN DẠNG CÁC LOẠI HỢP
ĐỒNG VÔ HIỆU
Câu 1: Thỏa thuận nào sau đây không được coi là Hợp đồng
a) A đồng ý mua một chiếc xe máy của cửa hàng B
b) A đồng ý cho B đi nhờ xe
c) A đổi cho B chiếc Iphone 8 để lấy một Apple Watch 4 của B
d) A đồng ý giao và B đồng ý nhận thực hiện việc bán nhà cho A
THANK YOU
Do you have any questions for us?

You might also like