You are on page 1of 23

CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

VÀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG


ThS. Đào Xuân Thủy
Khoa Luật – Đại học Ngoại thương
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015
2. Luật Thương mại năm 2005
3. Luật Nhà ở năm 2014
4. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, Nghị định số
43/2009/NĐ-CP, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP (Văn
bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT)
5. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
6. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương
mại quốc tế năm 2004 (PICC)
7. Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu năm 2002
PECL)
Nội dung
1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương
mại

1.1. Điều kiện về chủ thể

1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích

1.3. Điều kiện về hình thức

1.4. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng


1. Các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng thương mại
• Điều 117 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định.
1.1. Điều kiện về chủ thể
• Chủ thể phải hợp pháp.
• Chủ thể bao gồm cá nhân, tổ chức (thương
nhân).
• Chủ thể phải có năng lực chủ thể:
– Năng lực pháp luật, năng lực hành vi;
– Điều kiện để thực hiện hoạt động thương mại.
• Căn cứ để xác định năng lực chủ thể:
– Đối với Hợp đồng trong nước;
– Đối với Hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Thẩm quyền của người ký hợp đồng
• Người ký hợp đồng phải là người đại diện hợp
pháp của chủ thể:
– Đại diện theo pháp luật;
– Đại diện theo ủy quyền.
• Doanh nghiệp có mấy người đại diện theo pháp
luật?
• Xác định việc ủy quyền như thế nào?
Một số lưu ý về chế định đại diện
- Việc ủy quyền thường được làm thành văn bản,
trong đó nêu rõ phạm vi và thời hạn ủy quyền.
- Người được ủy quyền có được ủy quyền lại cho
người thứ ba không?
- Ai chịu trách nhiệm về HĐ được ký kết trong
phạm vi và thời hạn ủy quyền?
- HĐ ký kết ngoài phạm vi và thời hạn ủy quyền thì
có hậu quả pháp lý gì?
1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích
• Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội:
– Điều cấm của luật: không cho phép chủ thể thực
hiện những hành vi nhất định.
– Đạo đức xã hội: chuẩn mực ứng xử chung, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
• Ví dụ: cấm gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh
doanh (Đ180 LTM2005), cấm ký kết hợp đồng mới
kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp (Đ211
LDN2020).
Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp

• Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục cấm


kinh doanh.

• Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, Nghị định số


43/2009/NĐ-CP, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
(Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT).

• Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.


Nội dung của hợp đồng: tùy theo hoạt
động thương mại cụ thể
Điều 398 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung
trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
e) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
f) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Câu hỏi:

• Hợp đồng thương mại bắt buộc phải có bao


nhiêu điều khoản? Đó là những điều khoản
nào?
• Hợp đồng gia công cho thương nhân nước
ngoài?
• Hợp đồng chuyển giao công nghệ?
• Hợp đồng kinh doanh bất động sản?
• Hợp đồng lữ hành?
Ví dụ, nội dung hợp đồng gia công cho thương
nhân nước ngoài:
1. Tên và địa chỉ của các bên
2. Tên, số lượng sản phẩm
3. Giá gia công
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán
5. Danh mục, số lượng, giá trị nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập
khẩu, sản xuất trong nước, định mức sử dụng, định mức và tỉ lệ
tiêu hao
6. Danh mục và giá trị máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn, tặng
cho (nếu có)
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý
sau khi kết thúc gia công
8. Địa điểm và thời gian giao hàng
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
1.3. Điều kiện về hình thức
• Các hình thức hợp đồng thương mại:
– Bằng lời nói;

– Bằng văn bản;

– Bằng hành vi cụ thể.

• Lưu ý: Các hình thức có giá trị tương đương


văn bản (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ
liệu và các hình thức khác).
1.3. Điều kiện về hình thức

• Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu


lực trong trường hợp luật có quy định. Ví dụ:
– HĐ mua bán hàng hóa quốc tế;
– HĐ dịch vụ khuyến mại;
– HĐ dịch vụ quảng cáo thương mại;
– HĐ gia công;
– HĐ nhượng quyền thương mại;
– HĐ đại lý.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn
bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm
quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các
bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
1.4. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên
• Các bên hoàn toàn tự nguyện giao kết hợp đồng.
• Các trường hợp vi phạm:
– Nhầm lẫn: không đạt được mục đích của giao dịch.
– Lừa dối: cố ý làm hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch.
– Cưỡng ép, đe dọa: cố ý buộc phải giao dịch nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy
tín, nhân phẩm, tài sản.
Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
• HĐ vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật và trái ĐĐXH
• HĐ vô hiệu do giả tạo
• HĐ vô hiệu do người chưa thành niên, mất NLHV, hạn
chế NLHV và có khó khăn trong nhận thức thực hiện
• HĐ vô hiệu do nhầm lẫn
• HĐ vô hiệu do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
• HĐ vô hiệu do người giao kết không nhận thức và làm
chủ được HV của mình
• HĐ vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
• Là thời điểm mà các quyền và nghĩa vụ theo hợp
đồng có giá trị ràng buộc, được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ.
• Thời điểm hợp đồng có hiệu lực:
– Theo thời điểm giao kết;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Theo luật liên quan có quy định.
Hợp đồng có hiệu lực theo
thời điểm giao kết hợp đồng
• Thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
• Thời điểm cuối cùng của thời hạn mà trong thời hạn
này các bên đã có thỏa thuận im lặng là sự trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng.
• Thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng nếu giao kết bằng lời nói.
• Thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng
hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản
nếu giao kết bằng văn bản.
Hợp đồng có hiệu lực theo
thỏa thuận của các bên
• Tự quy ước với nhau về thời điểm hợp đồng có hiệu
lực.
• Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, thực hiện hợp đồng.
• Thời điểm hợp đồng có hiệu lực có thể là một mốc
thời gian hoặc một khoảng thời gian sau một mốc thời
điểm cụ thể. Ví dụ:
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2022.
– Hợp đồng có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ký.
Hợp đồng có hiệu lực theo
luật liên quan có quy định

• Áp dụng đối với một số loại hợp đồng thương mại


đặc thù.

• Thời điểm hợp đồng có hiệu lực của hợp đồng sẽ do


pháp luật ấn định.

• Căn cứ việc hoàn thành thủ tục công chứng, chứng


thực, đăng ký…
Ví dụ: (Điều 122 Khoản 1 Luật Nhà ở 2014)

• “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn,


thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua
bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công
chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các
giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công
chứng, chứng thực hợp đồng”.
• ThS. Đào Xuân Thủy
• Email: thuydx@ftu.edu.vn
• Mobile: 098.412.9986

You might also like