You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC BẮT BUỘC

1. TÊN MÔN HỌC : LUẬT HỢP ĐỒNG – Lý thuyết về hợp đồng


2. SỐ TÍN CHỈ : 03 Tín chỉ
3. MÃ SỐ : HĐ01
4. TRÌNH ĐỘ : Bậc đại học
5. GV : ThS. Nguyễn Phan Phương Tần
6. PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1. NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Chương 2. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG
Chương 3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Chương 4. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Chương 5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG
Chương 6. THỰC HIỆN, TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ, HUỶ HỢP ĐỒNG
Chương 7. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

7. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC


Môn học được thiết kế trọng tâm có hai nội dung mục tiêu chính:
Phần thứ nhất “Lý luận về hợp đồng” bao gồm các nội dung cơ bản liên quan
đến tất cả các loại hợp đồng như khái niệm, đặc điểm, hiệu lực, trình tự ký kết,
thực hiện, thay đổi và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này sẽ
được phân tích kỹ trên cơ sở so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với
phap luật các nước, đối chiếu với thực tiễn thông qua các ví dụ cụ thể.
Phần thứ hai “Hợp đồng mua bán tài sản” sẽ giới thiệu cho người học các
nguyên tắc và nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán. Đây là loại hợp đồng mang
tính thông dụng nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại. Trọng tâm của phần
này được hướng đến việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan
đến hợp đồng mua bán tài sản.

1. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN


- Tham gia đủ thời gian học lý thuyết theo quy định
- Tham gia thảo luận nhóm
- Làm bài tập theo yêu cầu
- Thuyết trình chuyên đề

2. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN


- Dự lớp nghe giảng
- Thảo luận trên lớp
- Làm thuyết trình chuyên đề lấy điểm giữa học kỳ
- Thi cuối học kỳ

1
3. THANG ĐIỂM : 10, trong đó dự giảng 10%, chuyên đề giữa kỳ 30%, điểm
thi cuối kỳ 60%.

10. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự năm 1995 (hết hiệu lực từ ngày 1-1-2006)


2. Bộ luật Dân sự năm 2005.(hết hiệu lực từ ngày 1-1-2017)
3. Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Luật Thương mại năm 1997 (hết hiệu lực từ ngày 1-1-2006).
5. Luật Thương mại 2005.
6. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (Hết hiệu lực từ ngày 1-1-2006).
7. Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT 2004.
8. Giáo trình Luật dân sự, (tập 2), Đại học Luật Hà Nội/Đh Luật Tp.HCM, 2015.
9. Các bản án liên quan đến tranh chấp hợp đồng.

4. MỤC TIÊU
Cung cấp cho người học các kiến thức cần thiết về pháp luật hợp đồng thông
qua việc phân tích pháp luật của Việt Nam trong, so sánh với pháp luật của các
nước và đối chiếu với thực tiễn. Trên cơ sở đó trang bị cho người học các kỹ năng
pháp lý trong việc đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng

5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

PHẦN THỨ NHẤT: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG


Chương 1. NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của quan hệ nghĩa vụ
1.2 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
1.3 Phân loại nghĩa vụ
1.4 Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
1.5 Thực hiện nghĩa vụ
1.6 Chấm dứt nghĩa vụ

Chương 2. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG


2.1 Khái niệm, đặc điểm
2.1.1 Khái niệm
- Vai trò của hợp đồng trong đời sống hàng ngày và trong hoạt động kinh doanh
- Hợp đồng là một quan hệ pháp luật về nghĩa vụ

2
- Hợp đồng là một giao dịch
- Hợp đồng là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật nghĩa vụ
2.1.2 Đặc điểm
- Là sự thoả thuận
- Hành vi pháp lý
2.2 Tự do hợp đồng
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Nội dung
- Quyết định có ký kết hợp đồng hay không
- Lựa chọn đối tác
- Lựa chọn loại hợp đồng
- Tự do ý chí trong việc xác lập các điều khoản của hợp đồng (tự do ý chí)
2.2.3 Mối liên hệ giữa tự do hợp đồng và tự do cạnh tranh
- Là hai thành tố của tự do cá nhân
- Cùng chung lịch sử phát triển
- Cung chung giới hạn
2.3 Nội dung và hình thức của hợp đồng
2.3.1 Nội dung của hợp đồng
- Điều khoản bắt buôc
- Điều khoản thường lệ
- Điều khoản tuỳ nghi
2.3.2 Hình thức của hợp đồng
- Giá trị chứng cứ của hình thức hợp đồng
- Giá trị hiệu lực
2.4 Phân loại hợp đồng
2.4.1 Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
2.4.2 Hợp đồng chính và hợp đồng phụ
2.4.3 Hợp đồng có điều kiện và hợp đồng không có điều kiện
2.4.4 Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
2.4.5 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Chương 3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG


3.1. Nguyên tắc
3.1.1 Trung thực thiện chí
- Phải được thể hiện bằng những quy định cụ thể
- So sánh sự thể hiện nguyên tắc này trong pháp luật Việt Nam với pháp luật các
nước
3.1.2 Tự do cam kết

3
- Tự do nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật
- Không trái đạo đức xã hội
- Phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu
- Phải bảo vệ được quyền lợi của người lương thiện
3.2.Trình tự giao kết
3.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
- Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng
- Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng
3.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết
- Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Giá trị pháp lý của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong một số trường hợp
3.2.3 Thời điểm giao kết hợp đồng
3.3 Ký kết hợp đồng theo mẫu
- Hợp đồng theo mẫu và tự do hợp đồng
- Một số khuyến nghị khi ký kết hợp đồng theo mẫu
3.4 Giải thích hợp đồng
- Sự cần thiết của việc giải thích hợp đồng
- Nguyên tắc giải thích hợp đồng

Chương 4. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG


4.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
4.1.1 Chủ thể hợp pháp
- Cá nhân
- Pháp nhân
- Người ký kết phải đúng thẩm quyền
4.1.2 Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật và
không trái với đạo đức xã hội
- Nội dung không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội
- Mục đích không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội
4.1.3 Người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện
- Người tham gia ký kết hợp đồng không bị đe doạ
- Người tham gia ký kết hợp đồng không bị lừa dối
4.1.4 Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời, bằng hành vi và bằng văn bản
- Hợp đồng được ký kết không tuân thủ hình thức văn bản chỉ bị coi là vô hiệu
trong trường hợp pháp luật có quy định rõ ràng rằng, nếu không tuân thủ hình thức
văn bản thì vô hiệu.

4
4.2 Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
4.2.1 Khái niệm hợp đồng vô hiệu
- Không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết
4.2.2 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
4.2.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
4.2.4 Thời hiệu yêu cầu toà án hợp đồng vô hiệu

Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG
5.1Khái niệm, đặc điểm và những quy định chung về các biện pháp bảo đảm
5.1.1 Khái niệm
5.1.2 Đặc điểm
5.1.3 Những quy định chung
5.2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
5.2.1 Cầm cố
5.2.2 Thế chấp
- Sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp
5.2.3 Đặt cọc
5.2.4 Ký cược
5.2.5 Ký quỹ
5.2.6 Bảo lãnh
5.2.7 Bảo lưu quyền sở hữu
5.2.8 Tín chấp
5.2.9 Cầm giữ tài sản

Chương 6. THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ, HUỶ HỢP
ĐỒNG
6.1Thực hiện hợp đồng
6.1.1 Khái niệm
6.1.2 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
- Nguyên tắc Sunt Servanda
6.1.3 Nội dung thực hiện
6.1.4 Bắt buộc thực hiện hợp đồng khi có sự vi phạm
6.2 Sửa đổi hợp đồng
- Nhu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
- Cơ chế pháp lý cho phép sửa đổi nội dung hợp đồng
6.3 Tạm ngừng hợp đồng
- Điều kiện tạm ngừng hợp đồng
- Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

5
6.4 Đình chỉ hợp đồng
- Điều kiện đình chỉ việc thực hiện hợp đồng
- Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
6.5 Huỷ hợp đồng
- Điều kiện đình chỉ việc thực hiện hợp đồng
- Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Chương 7. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG


7.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7.1.1 Trách nhiệm dân sự
7.1.2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Khái niệm, đặc điểm
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm
7.2 Hình thức của trách nhiệm hợp đồng
7.2.1 Bồi thường thiệt hại
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
7.2.2 Phạt vi phạm
- Bản chất của phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam và của các nước
- Mức phạt vi phạm
- Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
7.3 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
7.3.1 Vi phạm hợp đồng
7.3.2 Có thiệt hại xảy ra
7.3.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt hại xảy ra
7.3.4 Phải có lỗi của bên vi phạm
7.4 Các trường hợp miễn trừ chịu trách nhiệm
7.4.1 Do sự kiện bất khả kháng
7.4.2 Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
7.4.3 Do tuân thủ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
7.3.4 Do có sự thoả thuận của các bên về trường hợp miễn trừ đó

Tp.HCM, ngày…. Tháng…. Năm 2017

TRƯỞNG KHOA

You might also like