You are on page 1of 5

PHẦN YÊU CẦU CHUẨN BỊ- HỌC PHẦN 2

Nội dung yêu cầu chuẩn bị trước của các nhóm sinh viên
A. Hợp đồng
I. Khái quát chung về hợp đồng
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Phân loại hợp đồng
- Căn cứ vào bản chất pháp lý
+ Hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp
+ Hợp đồng trong kinh doanh - thương mại
+ Hợp đồng lao động
- Căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
- Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể
- Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của các hợp đồng
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
3. Các loại nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng
Yêu cầu bài 1:
- Trình bày và phân tích khái quát khái niệm và đặc điểm của hợp đồng. Phân biệt
hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương.
- Cho ví dụ về các hợp đồng theo các cách phân loại nói trên. Phân tích loại hợp
đồng trong các ví dụ đó.
- Tìm 10 văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Chỉ rõ những
nội dung quy định về hợp đồng trong các văn bản đó.
- Làm rõ mối liên hệ giữa BLDS và các văn bản pháp luật đó trong việc điều chỉnh
quan hệ hợp đồng.
II. Giao kết hợp đồng
1. Hình thức hợp đồng
2. Nội dung hợp đồng: điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều
khoản tuỳ nghi
3. Trình tự giao kết hợp đồng:
- Đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Yêu cầu bài 2:
- Nêu và phân tích ý nghĩa của các hình thức hợp đồng
1
- Nêu và phân tích ý nghĩa của từng loại điều khoản của hợp đồng
- Xây dựng tình huống pháp lý về hợp đồng và xác định những vấn đề pháp lý sau
trong tình huống đó:
1. Bản chất pháp lý của hợp đồng
2. Nội dung đề nghị giao kết hợp đồng và nội dung hợp đồng, chỉ rõ các loại điều
khoản của hợp đồng trong tình huống đó.
3. Hình thức hợp đồng và ý nghĩa trong tình huống đó.
Yêu cầu bài 3:
1. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng. Phân biệt mời đàm phán và đề
nghị giao kết hợp đồng.
2. Các điều kiện của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Xây dựng tình huống pháp lý về hợp đồng và xác định những vấn đề pháp lý sau
trong tình huống đó:
- Đề nghị và thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
- Chấp nhận và thời điểm chấp nhận đề nghị có hiệu lực
III. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Cách xác định
2. Ý nghĩa
Yêu cầu bài 4:
Xây dựng tình huống pháp lý về hợp đồng và xác định các thời điểm sau trong
tình huống đó:
- Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
- Thời điểm chấp nhận đề nghị có hiệu lực
- Có phân biệt thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
IV. Sửa đổi, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng
Yêu cầu bài 5:
- Trình bày các trường hợp sửa đổi và người có quyền sửa đổi hợp đồng. Đưa ra
nhận xét về hình thức của hợp đồng sửa đổi theo quy định của BLDS 2015.
- Phân biệt đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.
- Xây dựng các tình huống pháp lý về đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.
V. Các chế tài của hợp đồng dân sự
Yêu cầu bài 6:
- Trình bày hệ thống chế tài của hợp đồng dân sự; đối chiếu so sánh với các chế tài
của hợp đồng trong thương mại.
2
- Căn cứ pháp lý áp dụng các chế tài của hợp đồng.(nếu có sự khác nhau về căn cứ
trong việc áp dụng các chế tài đó, cần trình bày riêng).
- So sánh vi phạm nghiêm trọng trong BLDS và vi phạm cơ bản trong Luật
Thương mại
- Xây dựng tình huống pháp lý về hợp đồng trong đó làm rõ các chế tài và căn cứ
áp dụng chế tài đó. (ngoài chế tài khác, tình huống phải có chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại).
B. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
I. Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm, đặc điểm
2. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3. Nguyên tắc bồi thường
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
Yêu cầu bài 7:
- Phân biệt trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng và trách nhiệm về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
- Xây dựng tình huống pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xác định
các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống đó.
- Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại và làm rõ ý nghĩa của yếu tố lỗi
trong tình huống đó. Xác định các căn cứ pháp lý về bồi thường trong tình huống đó.
Yêu cầu bài 8:
- Xây dựng các tình huống về bồi thường thiệt hại để thể hiện các nguyên tắc bồi
thường thiệt hại. (mỗi tình huống có thể thể hiện nhiều nguyên tắc bồi thường). Phân tích
các nguyên tắc bồi thường được áp dụng.
- Xây dựng các tình huống bồi thường thiệt hại mà người gây thiệt hại là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức
và làm chủ hành vi. Xác định chủ thể bồi thường trong các trường hợp đó.
II. Xác định thiệt hại
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Yêu cầu bài 9:

3
- Xây dựng một tình huống về bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm về tài sản và
sức khoẻ. Phân tích các loại thiệt hại cụ thể có thể được yêu cầu bồi thường trong
tình huống đó.
- Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do xâm phạm uy tín của cá nhân mà
trong đó tất cả các loại thiệt hại do bị xâm phạm uy tín đều được bồi thường. Phân
tích và làm rõ.
Yêu cầu bài 10:
- Xây dựng 2 tình huống bồi thường do bị xâm phạm tài sản và tính mạng
1. Thiệt hại do con người gây ra.
2. Thiệt hại do tài sản gây ra.
Lập luận để xác định các vấn đề pháp lý sau trong từng tình huống đó:
a. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
b. Chủ thể bồi thường
c. Các khoản được yêu cầu bồi thường.
- Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong
khi đang làm nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại, xác
định chủ thể bồi thường trong các trường hợp đó.
C. Thừa kế
I. Nguyên tắc và các khái niệm pháp lý về thừa kế
1. Các nguyên tắc cơ bản
2. Các khái niệm
- Thời điểm mở thừa kế
- Địa điểm mở thừa kế
- Di sản
- Di sản dùng để chia thừa kế
- Người thừa kế
- Người không có quyền hưởng di sản
- Người quản lý di sản
- Thời hiệu về thừa kế
Yêu cầu bài 11:
Trình bày và cho ví dụ để xác định các vấn đề khái niệm cơ bản nêu trên. (Có thể
cho nhiều ví dụ khác nhau để xác định)
II. Thừa kế theo di chúc
- Khái niệm, đặc điểm,
4
- Điều kiện có hiệu lực của di chúc
- Hình thức di chúc
- Nội dung di chúc
- Điều kiện áp dụng di chúc
- Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Di tặng, di sản dùng vào việc thờ cúng
Yêu cầu bài 12:
Xây dựng các tình huống thừa kế: xác định quan hệ pháp luật thừa kế, xử lý tình
huống đối với các trường hợp thừa kế sau:

1. Thừa kế theo di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
2. Thừa kế theo di chúc có phần di sản dùng vào việc thờ cúng và việc thực hiện
nghĩa vụ của người chết để lại.
3. Di chúc bị vi phạm điều kiện có hiệu lực
III. Thừa kế theo pháp luật
- Khái niệm, đặc điểm
- Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Chủ thể hưởng thừa kế
- Nguyên tắc chia thừa kế
- Thừa kế thế vị
- Thừa kế của những chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.
2. Thừa kế theo pháp luật có người bị tước quyền thừa kế
Yêu cầu bài 13:
Xây dựng các tình huống thừa kế: xác định quan hệ pháp luật thừa kế, xử lý tình
huống đối với các trường hợp thừa kế sau:
1. Thừa kế theo di chúc và theo pháp luật trong cùng 1 vụ thừa kế
2. Thừa kế thế vị
5. Thừa kế trong trường hợp có nhiều người chết cùng thời điểm

You might also like