You are on page 1of 6

BÀI 2:

Công ty TNHH HCM (Việt Nam) ký hợp đồng mua với công ty Siberie (Nga) 10.000 hộp trứng
cá tầm CAVIAR với phương thức giao hàng CIF HCM CATLAI NEWPORT 1/4/2020 (Landed
quantity and quality by SGS Việt Nam).

Ngày 15/3/2020, công ty Siberie gửi thông báo cho công ty HCM thông báo về việc giao hàng
trễ, dự kiến sẽ giao vào 30/6/2020 với lý do: mùa đông, cảng bị đóng băng nên tàu không thể
xuất bến. Đây là lý do bất khả kháng nên công ty Siberie được miễn trừ trách nhiệm.

Công ty TNHH HCM không đồng ý vì cho rằng số hàng này sẽ được cung cấp cho các khách sạn
để phục vụ cho kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tại Việt Nam và yêu cầu công ty Siberie bằng mọi giá phải
giao hàng. Nếu giao hàng trễ đồng nghĩa với việc công ty Siberie đã vi phạm hợp đồng và phải
chịu phạt và bồi thường thiệt hại.

Sinh viên nhận xét và giải quyết:

Câu 1:

Trường hợp có tranh chấp xảy ra, luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu
hợp đồng không có điều khoản chỉ định luật áp dụng?

"Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật


1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn
bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản
đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm
pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày
văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực
hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong
trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp."

Câu 2:

Nếu là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH HCM, Anh/Chị hãy cho biết quan
điểm của mình khi công ty Siberie cho rằng: công ty Siberie được miễn trách nhiệm do bất
khả kháng?

Câu 3:

Tình huống bổ sung: trong Hợp đồng có điều khoản với nội dung:

“Any dispute arising out of or in connection with this contract, including any question
regarding its existence, validity or termination, shall be reffered to & finally resolved by
arbitration in Singapore in accordance with the Arbitration rules of Singapore International
Arbitration Center for the time being in force which rules are deemed to be incorporated be
reference into this clause. The Laws of the government of the Singapore governs this contract.

Hãy cho biết Tổ chức nào sẽ giải quyết tranh chấp và luật áp dụng giải quyết tranh chấp
trong trường hợp này?

Theo điều khoản được trích dẫn từ Hợp đồng dịch ra, "bấtkì tranh chấp nào phát sinh hoặc
liên quan đến Hợp đồng này, bao gồm bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sự tồn tại, hiệu lực
hay chấm dứt của nó, sẽ được chuyển đến và cuối cùng được giải quyết bằng trọng tài tại
Singapore theo Luật Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (Singapore
International Arbitration Center - SIAC) hiện hành, các quy tắc này được cho là đã được tham
khảo vào điều khoản này. Luật pháp của chính phủ Singapore sẽ điều chỉnh Hợp đồng này."
Do đó, trong trường hợp này, tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua trọng tài tại Singapore
và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật của chính phủ Singapore.

BÀI 3:
Công ty A và công ty B là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam, có giao kết hợp đồng tại
Paris- Pháp, về mua bán mặt hàng gạo, theo phương thức FOB HCM và giao hàng tại cảng
Bremen – Đức. Do dịch COVID, thực hiện quy định về giãn cách nên không có công nhân xếp
dỡ hàng hóa, đồng thời giá cước vận chuyển tăng 50%, nên không thể giao hàng đúng thỏa thuận
và gây thiệt hại nặng cho người bán (công ty A).

CÂU 1.

Trường hợp A vì thiệt hại có yêu cầu đàm phán lại thời gian giao hàng và muốn B cùng
gánh chịu 20% giá cước vận chuyển có được không? Hãy nêu căn cứ pháp luật.
Không. Căn cứ vào pháp luật đây là sự kiện bất khả kháng. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng,
đối với hợp đồng thương mại có thời hạn cố định về giao hàng, các bên đều có quyền không thực
hiện hợp đồng và không bị áp dụng các biện pháp chế tài. Trường hợp hợp đồng thương mại có
nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạn, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận kéo
dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa
thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian
xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.

CÂU 2.
Trường hợp A và B nảy sinh tranh chấp, hãy cho biết, ngoài các phương thức
thương lượng, hòa giải, A và B có thể sử dụng phương thức giải quyết tranh
chấp nào tối ưu nhất? Vì sao?
Ngoài 2 phương thức hòa giải trên còn có phương thức Trọng tài và Tòa án vì:
*Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
– Được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
– Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.
– Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên
tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài
viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.
– Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được
tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có
trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
* Điều kiện giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. 
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng
lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người
đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức
tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và
nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

*Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án


– Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh
chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
– Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm
bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.
– Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử.
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh
chấp bằng Tòa án bao gồm:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc
dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
* Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về
kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty
với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

You might also like