You are on page 1of 6

LUẬT KINH DOANH

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng


Trọng tài thương mại ở Việt Nam

I. THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI


1. Trọng tài thương mại là gì?
– Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được
tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”.
→ Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để
giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo
quyền tự định đoạt của các bên.

2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại là gì?


Luật Trọng tài thương mại năm 2010 như sau:
Theo như khoản 1, Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được
giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.”

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng
tài.

II. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI


1. Hình thức giải quyết tranh chấp quy định.
- Pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật do các bên lựa chọn; pháp luật được cho là phù hợp nhất.
- Tập quán quốc tế.

2. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài.


Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

3. Quy định về thời hạn khiếu nại.


- Thỏa thuận trọng tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
- Tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ
chối thụ lý.
2 trường hợp ngoại lệ:
+ Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
+ Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

4. Hình thức thỏa thuận trọng tài theo quy định pháp luật.
1. Điều khoản trọng tài trong hợp đồng: Thỏa thuận riêng
2. Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản

5. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu được pháp luật quy định như thế nào?
- Không phụ thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
- Không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Ví dụ:
Theo đó tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh
chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố
nước ngoài (bao gồm cả các vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài).

Biểu đồ Số vụ tranh chấp VIAC tiếp nhận giai đoạn 1993 - 2022
Lĩnh vực phát sinh các vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trong năm 2022 rất đa dạng.
Trong đó, mua bán hàng hóa tiếp tục là lĩnh vực có số vụ tranh chấp thụ lý và giải
quyết cao nhất tại VIAC với tỷ lệ 37,5% tổng số vụ. Tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực Xây dựng và Tài chính – Ngân hàng đứng thứ hai và ba với tỷ lệ số vụ lần lượt
là 17,1% và 10,4% tổng số vụ. Ngoài ra, các vụ tranh chấp được tiếp nhận và giải
quyết ở VIAC còn phát sinh ở nhiều các lĩnh vực khác như kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh bất động sản, mua bán & sáp nhập, dịch vụ kiểm toán, sở hữu trí tuệ v.v.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã nhận được đơn khởi kiện Tập đoàn Xây
dựng Hòa Bình từ một cổ đông liên quan đến cuộc tranh chấp quyền lực đang diễn ra tại
công ty này.
Yêu cầu hủy phán quyết:
Ví dụ: KIM ANH - Công ty TNHH U-MAC Việt Nam đã gửi đơn yêu cầu TAND TP.HCM xem
xét Huỷ phán phán quyết của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam
– Chi nhánh Hồ Chí Minh (VIAC) do không đồng tình với nội dung của phán quyết.

III. SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN TRONG QUÁ TRÌNH GQTC


1. Tòa án giải quyết tranh chấp khi các bên có thỏa thuận trọng tài.

Đó là trách nhiệm từ chối thụ lý của việc tranh chấp nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài
mà một bên đã đưa vụ tranh chấp ra tòa. Thỏa thuận trọng tài phải có các hiệu lực và thực
hiện theo điều 6 Luật Trọng tài thương mại(2020).
2. Tòa án chỉ định thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc.
Nếu nguyên đơn bị đơn không thống nhất được lựa chọn trọng tài viên duy nhất thì theo yêu
cầu của một hoặc các bên tòa án có thẩm quyền chỉ định các trọng tài cho các bên và quy
định tòa án hỗ trợ trọng tài viên theo luật trọng tài thương mại (2010).

3. Tòa án xem xét thỏa thuận, thẩm quyền và GQTC của HĐTT.
– Hội đồng trọng tài phải xem xét các hiệu lực và thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được
hay không, đồng thời xem xét về thầm quyền của mình.
– Đối với trường hợp hội đồng trọng tài đình chỉ việc giải quyết bằng tranh chấp thì các bên
có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét quyết định của hội đồng trọng tài này
và nếu tòa án quyết định vụ tranh chấp không thuộc quyết định của hội đồng trọng tài thì
không có thỏa thuận trọng tài hay thỏa thuận của trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận của trọng
tài không thể thực hiện đc thì các bên quyền khởi kiện tranh chấp ra tòa nếu mà không có
thỏa thuận khác

Tòa án có cơ quan giúp các bên xem xét lại quyết định về thẩm quyền của hội đồng trọng
tài, giúp cho các bên đương sự chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình giữa các bên tranh chấp tránh tốn kém về thời gian tiền bạc.
Xuất hiện trong các luật trọng tài của các nước trên thế giới như:
Luật trọng tài trung quốc quy định tại điều 26
Luật trọng tài đức,....

4. Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
4.1 Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ
Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật được
thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có
hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có
ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những đối tượng sau có quyền yêu cầu Tòa
án thu thập chứng cứ:
· Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát
· Đương sự của vụ án
· Tòa án

4.2.Tòa án hỗ trợ trong việc triệu tập người làm chứng


*Người làm chứng bao gồm những ai?
- Theo Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người làm chứng là người biết được những
tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

*Tòa án triệu tập người làm chứng theo quy định tại Điều 47 Luật TTTM
- Tòa án phải gửi ngay quyết định này cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng, đồng thời
gửi cho VKS cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

4.3 Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời


*Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời
-Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng,
bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm thi hành án.

*Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự bao gồm:
1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị
xâm phạm.
3. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa
tài sản ở nơi gửi giữ.
4. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định
sa thải người lao động.
Các biện pháp còn lại xem trong
(Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

5. Tòa án hỗ trợ trong việc hủy phán quyết trọng tài.


*Phán quyết trọng tài thương mại là gì?
-Theo khoản 10 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài là quyết định
của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng
tài.
*Hủy phán quyết của Trọng tài thương mại
– Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
– Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác
định như sau:
+ Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thuộc trường hợp 1, 2, 3, 4 có nghĩa vụ chứng minh
Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
+ Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại trường hợp 5, Tòa án có trách nhiệm chủ
động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài

Ví dụ 1:
Trong vụ Công ty thương mại và Tài chính Alps kiện Cộng hòa Slovakia, hội đồng trọng tài
để xác định việc mình có thẩm quyền đối với tranh chấp hay không phải xác định liệu
nguyên đơn, một công ty của Thụy Sĩ, có trụ sở kinh doanh chính tại Thụy Sĩ hay không
theo yêu cầu của hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư:
Nguyên đơn cho rằng Công ty được đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký của Thụy sỹ
nơi công ty có trụ sở chính, đồng thời, sổ sách của công ty cũng được giữ tại đây. Việc xác
định trụ sở kinh doanh của công ty đồng nghĩa với việc xác định trung tâm điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty. Hội đồng trọng tài cho rằng để chứng minh trụ sở kinh doanh
chính phải chứng minh được việc diễn ra các hoạt động thường xuyên tại đó như các cuộc
họp của Ban giám đốc hoặc hội đồng cổ đông, các cấp quản lý cao nhất, phải có nhân viên
làm việc …Tuy nhiên, nguyên đơn không chứng minh được các hoạt động này xảy ra tại nơi
mà nguyên đơn cho là trụ sở chính tại Thụy sĩ, do vậy, không được coi là nhà đầu tư theo
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Thụy Sỹ và Cộng hòa Slovakia.

Ví dụ 2: Các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nhân dân huyện X để giải quyết yêu cầu triệu
tập người làm chứng thì thỏa thuận này là trái với quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật TTTM.
Tòa án không chấp nhận thỏa thuận lựa chọn này của các bên và thẩm quyền của Tòa án
đối với hoạt động trọng tài được xác định theo quy định tại điểm e khoản 2 và khoản 3 Điều
7 Luật TTTM.

CỦNG CỐ
Công ty chị Thu đã ký kết hợp đồng mua bán với bên A. Nhưng khi đã nhập đầy đủ nguyên
vật liệu chuẩn bị sản xuất thì bên A thông báo không mua hàng nữa? Như vậy có phải bên
A đã vi phạm quy định pháp luật không? Và có những cách giải quyết tranh chấp nào?
A. Thương lượng giữa các bên.
B. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận
chọn làm trung gian hoà giải.
C. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án
D. Thương lượng giữa các bên.

You might also like