You are on page 1of 93

Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại tranh chấp TMQT.

Cho VD:
Khái niệm: Tranh chấp TMQT là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong quan hệ TMQT.
Phân loại: Dựa vào chủ thể và đối tượng của tranh chấp, tranh chấp TMQT được chia
làm 2 loại cơ bản: tranh chấp TMQT công và tranh chấp TMQT tư.
+ Tranh chấp TMQT công:
● Là tranh chấp giữa các thực thể công về việc xây dựng và thi hành các chính sách
thương mại như: thuế xuất nhập khẩu, CBPG, trợ cấp, tự vệ.
● Phát sinh khi một hoặc nhiều thực thể công cho rằng một thực thế công nào đó ban
hành hoặc thực hiện chính sách thương mại không phù hợp hoặc không thực thi các nghĩa
vụ đã cam kết với (các) thực thế công kia.
● Phát sinh trên cơ sở: khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện không vi phạm, khiếu kiện tình
huống hay khiếu kiện không thực thi.
● VD: Tranh chấp DS404: Hoa Kỳ - Biện pháp CBPG với các sp tôm đông lạnh của
Việt Nam.
+ Tranh chấp TMQT tư:
● Là một tranh chấp TMQT giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với
quốc gia.
● Phát sinh do nguyên nhân từ tự thân của các bên tranh chấp, hoặc sự khác biệt về
ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật, sự xa cách về mặt địa lí vốn có giữa các bên chủ thể trong các
giao dịch TMQT, những điều này luôn tiềm ẩn khả năng hiểu hay thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ của các bên dẫn tới tranh chấp TMQT.
● Xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: MBHHQT, thanh toán QT, bảo hiểm QT,
đầu tư QT, ….. Tuy nhiên, hầu hết các tranh chấp TMQT tư đều liên quan đến hợp đồng
TMQT.
● VD: Cty A (VN) ký hợp đồng MBHHQT với Cty B (TQ), do Cty A đã giao hàng
nhưng Cty B không thực hiện đủ nghĩa vụ thanh toán nên Cty A kiện Cty B ra trọng tài yêu
cầu Cty B thanh toán đồng thời cáo buộc Cty B vi phạm HĐ.

Câu 2. Trình bày nguyên tắc xác định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết
tranh chấp Hợp đồng TMQT theo Pháp luật Việt Nam.

1
Tranh chấp HĐTMQT là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong HĐTMQT. Trong quá trình GQTCHĐTMQT tại TAQG, các hoạt động đặc thù, so
với GQTCHĐTMQT trong nước, bao gồm: (i) Xác định thẩm quyền xét xử (giải quyết xung
đột thẩm quyền xét xử); (ii) Xác định luật áp dụng (giải quyết xung đột pháp luật); (iii) công
nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài.
Về quy tắc xác định thẩm quyền xét xử theo quy định của PLVN, thẩm quyền
GQTCHĐTMƯT được quy định tại nhiều văn bản quy phạm PL khác nhau. Cụ thể là:
- Hầu hết các VBQPPL chuyên ngành thuộc lĩnh vực thương mại đều có quy định
về thẩm quyền giải quyết TCHĐTMQT, điển hình là Luật đầu tư 2014 (Điều 14); Bộ luật
hàng hải năm 2015 (điều 338, 339); Luật hàng không dân dụng VN 2006 sửa đổi bổ sung
2014 (Điều 172 và 185); Luật trọng tài thương mại 2010 (Điều 3).
- Bộ luật tố tụng DS 2015: thẩm quyền của tòa án VN trong giải quyết tranh chấp
Hợp đồng TMQT được xác định qua 2 bước: (i) xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền của
tòa án VN hay không, dựa trên quy định của ĐƯQT mà VN là thành viên và các quy định
tại Chương XXXVIII BLTTDS 2015; (ii) sau khi xác định TAVN có thẩm quyền thì tiếp
theo là xác định 1 TA cụ thể của VN căn cứ vào các quy định tại Chương III BLTTDS
2015.
Theo Điều 469 BLTTDS 2015, thẩm quyền chung của TAVN trong GQTCTMQT được
xác định trên cơ sở các dấu hiệu quốc tịch và lãnh thổ. Cụ thể là, TAVN có thẩm quyền giải
quyết trong các trường hợp sau:
+ Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại VN.
+ Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại VN hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi
nhánh, văn phòng đại diện tại VN đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại VN.
+ Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ VN.
+ Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở VN, đối tượng của quan hệ đó là
tài sản trên lãnh thổ VN hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ VN.
+ Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ VN nhưng có liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhânVN hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại
VN.
Khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 cũng quy định các trường hợp tranh chấp về
HĐTMQT sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN, đó là:
+ Vụ án có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ VN.
Vụ án khác mà có bên được lựa chọn TAVN để giải quyết theo PLVN hoặc ĐƯQT mà
CHXHCNVN là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn TAVN.
2
Về quyền lựa chọn TA GQTCHĐTMQT theo quy định của PLVN, BLTTDS 2015 là
đạo luật quan trọng nhất xác định thẩm quyền của TAVN giải quyết các vụ việc DS có yếu
tố nước ngoài, trong đó có TCHĐTMQT tại Điều 469 và 470. Về quyền lựa chọn TA
GQTC, BLTTDS 2015 đã có bước tiến mới so với 2005 với việc chính thức quy định rõ
quyền thỏa thuận lựa chọn TA GQTC của các bên tranh chấp tại khoản 1 Điều 472 là: “Tòa
án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc
đó.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án
nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết. [...]”
Một số VBQPPL chuyên ngành như BL Hàng hải 2015, Luật hàng không dân dụng
2006 sửa đổi bổ sung 2014... cũng có quy định về quyền lựa chon TA GQTC trong lĩnh vực
mà các văn bản này điều chỉnh. Khoản 1 Điều 339 BL hàng hải 2015 về giải quyết tranh
chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định: “Trường hợp hợp
đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể
thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án ở nước ngoài”. Điều 172
Luật hàng không dân dụng VN 2006 sửa đổi bổ sung 2014 về thẩm quyền giải quyết của
Toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế quy định: “Toà
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng
không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hóa theo lựa chọn của người khởi kiện trong các
trường hợp sau đây...”. Ở đây, mỗi đạo luật quy định 1 cách thức lựa chọn TA khác nhau.
Theo Điều 339 BL hàng hải 2015 thì các bên tham gia tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa
chọn TA nước ngoài; còn theo Điều 172 Luật hàng không dân dụng VN 2006 sửa đổi bổ
sung 2014 thì bên khởi kiện có quyền lựa chọn TAVN.

Câu 3. Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Lấy
ví dụ minh họa cho từng phương thức.
Tranh chấp TMQT là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan
hệ thương mại quốc tế. Dựa vào chủ thể và đối tượng của tranh chấp, TCTMQT được chia
thành 2 nhóm cơ bản: TCTMQT công và TCTMQT tư. Mỗi nhóm có các phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác nhau.
3
A. Các phương thức GQTCTMQT công:
1. Tham vấn
Tham vấn có thể là một phương thức giải quyết TCTMQT độc lập hoặc là một giai
đoạn trong 1 cơ chế giải quyết tranh chấp nào đó (VD cơ chế GQTC của WTO, cơ chế
GQTC của ASEAN...). Bản chất của tham vấn là việc các bên tự thương lượng với nhau
bằng cách đưa ra yêu cầu tham vấn và trả lời tham vấn để cùng tìm ra và thống nhất giải
pháp GQTC phát sinh. Dù là một phương thức GQTC độc lập hay là 1 giai đoạn trong 1 cơ
chế giải quyết tranh chấp nhất định thì tham vấn luôn được coi là sự lựa chọn đầu tiên để
GQTC giữa các thực thể công.
Trong các hiệp định TM trước đây, tham vấn thường được lựa chọn như một phương
thức GQTC độc lập và trong 1 số hiệp định, đây là phương thức GQTC duy nhất (VD như
Hiệp định TM VN – Hoa Kỳ năm 2000[1]). Ở các FTA thế hệ mới, tham vấn thường được
xác định vừa là một phương thức GQTC độc lập vừa là 1 giai đoạn trong cơ chế GQTC của
Hiệp định (VD Hiệp định TM tự do VN – EU (EVFTA)). Trong cơ chế GQTC khu vực
(như Khu vực TM tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ASEAN) hay cơ chế GQTC của WTO thì tham
vấn cũng được xác định vừa là phương thức GQTC độc lập, vừa là 1 giai đoạn bắt buộc
trong các cơ chế GQTC này.
2. Môi giới, trung gian, hòa giải
Môi giới là phương thức QGTC trong đó bên thứ 3 (bên môi giới) trợ giúp các bên tranh
chấp trao đổi, đối thoại, khởi tạo các cuộc đàm phán để thống nhất giải pháp GQTC. Việc
GQTC thông qua phương thức môi giới là tự nguyện giữa các bên và bên môi giới phải
thích hợp đối với các bên tranh chấp – thường là quốc gia, cá nhân có uy tín đối với các bên
(như Tổng thư kí LHQ, Tổng giám đốc WTO, Chủ tịch CQGQTC (DSB) của WTO...). Khi
các cuộc thương lượng giữa các bên tranh chấp bắt đầu, vai trò của bên môi giới coi như
chấm dứt.
Cụm từ trung gian hay hòa giải nhiều khi được dùng thay thế cho nhau, bởi lẽ sự khác
biệt giữa 2 phương thức này không thực sự lớn, nhất là xét trên thực tế. Ở phương thức
trung gian/hòa giải, các bên tranh chấp sẽ nhất trí lựa chọn bên thứ 3 (bên trung gian/hòa
giải viên) hỗ trợ, tư vấn các bên tranh chấp trong việc xử lý các vấn đề còn khác biệt, tìm
kiếm giải pháp GQTC. Đối với các TCTMQT công, cũng giống như bên môi giới, bên trung
gian/hòa giải viên thường phải là quốc gia, cá nhân có uy tín (như Tổng giám đốc WTO,
Chủ tịch DSB...).
Các phương thức môi giới, trung gian/hòa giải được đề cập trong nhiều FTA thế hệ mới,
cơ chế GQTC của WTO cũng như các cơ chế GQTC khu vực (VD ASEAN). Trong đó, môi
giới, trung gian, hòa giải được xác định là phương thức tự nguyện, có sự chấp thuận của các

4
bên tranh chấp, có thể bắt đầu và kết thức vào bất kì thời điểm nào của quá trình QGTC giữa
các bên. VD Điều 118 (Môi giới, trung gian, hòa giải) Hiệp định đối tác kinh tế VN – NB.
3. Trọng tài
TCTMQT giữa các thực thể công có thể được giải quyết bằng trọng tài, theo đó, 1
HĐTT gồm 1 hay nhiều trọng tài viên sẽ xem xét, phân tích vụ việc và đưa ra phán quyết có
hiệu lực và bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ và thực hiện. Đây là phương thức
thường được quy định trong các FTA thế hệ mới, cơ chế GQTC khu vực và kể cả trong quy
định của WTO. Trọng tài được coi là phương thức giải quyết hiệu lực, hiệu quả và cuối
cùng trong các phương thức GQTC TMQT công đã và đang được quy định trong các FTA
(VD Khoản 2 Điều 118 Hiệp định đối tác kinh tế VN – NB: Nếu các Bên đồng ý, môi giới,
trung gian, hòa giải có thể vẫn tiếp tục cùng thủ tục GQTC bằng Ủy ban trọng tài theo quy
định của Chương này).
Các TCTMQT công có thể được giải quyết thông qua 1 cơ chế GQTC riêng biệt như cơ
chế GQTC của WTO, cơ chế GQTC của ASEAN... Các cơ chế này được quy định 1 cách
chặt chẽ (các bước giải quyết, yêu cầu cụ thể cho từng bước giải quyết...), được áp dụng cho
các tranh chấp phát sinh giữa các thực thể công là thành viên của các tổ chức quốc tế có liên
quan (WTO, ASEAN...).
Thực tế, các quốc gia thường sử dụng các cơ chế GQTC riêng biệt được xây dựng ở cấp
độ khu vực hay toàn cầu (VD cơ chế GQTC của WTO). Trong đó, các phương thức GQTC
như tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải, trọng tài đóng vai trò là một bộ phận cấu thành
của các cơ chế này – có thể là 1 gaii đoạn bắt buộc (như tham vấn) hoặc có thể là một
phương thức được khuyến khích thực hiện trong suốt quá trình giải quyết theo các cơ chế
riêng biệt này (VD môi giới, trung gian, hòa giải).
B. Các phương thức GQTCTMQT tư:
1. Tòa án
Theo phương thức này, các thương nhân đưa tranh chấp giữa họ ra tòa án – cơ quan tài
phán nhà nước, TA nhân danh NN để xem xét, giải quyết và đưa ra phán quyết bắt buộc các
bên phải tuân thủ và thi hành. Phán quyết của TA có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử
lại theo thủ tục phúc thẩm. Đây là phương thức truyền thống trong GQTC nói chung và
cũng là phương thức duy nhất mang tính quyền lực NN. Thẩm quyền của TA (về vụ việc, về
lãnh thổ, về cấp xét xử), trình tự và thủ tục xét xử được pháp luật (ĐƯQT có liên quan và
pháp luật TTDS nước có tòa án) quy định một cách chặt chẽ. Thẩm quyền xét xử của TA
phát sinh trên cơ sở quy định pháp luật chứ không phụ thuộc vào các bên tranh chấp. Việc
các bên được lựa chọn trong những trường hợp nhất định (VD lựa chọn tòa nào xét xử) cũng
phải trên cơ sở pháp luật cho phép sự lựa chọn đó (VD: Điều 40 BLTTDS 2015 – Thẩm
quyền của TA theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu).
5
Việc GQTCTM tư trong nước bằng phương thức TA thì đương nhiên thuộc về thẩm
quyền của TA trong nước và bằng PL tố tụng và PL nội dung trong nước. Việc thi hành
phán quyết của TA đối với các tranh chấp TM tư trong nước chỉ liên quan đến bản thâm
quốc gia đó và gắn với các cơ quan chức năng của quốc gia đó. Trong khi đó, việc
GQTCTMQT tư bằng phương thức TA phức tạp hơn khi thẩm quyền dù vẫn thuộc về
TAQG nhưng có thể là TA nước này hay nước khác, PL tố tụng và PL nội dung có thể là
ĐƯQT, PL trong nước hoặc PL nước ngoài. Phán quyết của TA đối với các tranh chấp
TMQT tư muốn được công nhận và thi hàng ở các nước có liên quan thì cần được các nước
đó công nhận và thi hành. Những điều này đặt ra nhiều thách thức cho cả phía TA và các
bên tranh chấp. Xác định đúng thẩm quyền, đúng PL áp dụng về nội dung, hiểu và áp dụng
chuẩn xác PL nước ngoài, nhất là kiên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau về
TMQT là những khó khăn, vất vả cho thẩm phán của bất kì quốc gia nào, dù là nước đang
phát triển hay phát triển. Việc phải tham gia tranh tụng ở TA nước ngoài, phải tiến hành
việc công nhận và thi hành phán quyết ở nước ngoài với nhiều điều xa lạ, rủi ro, tốn kém về
thời gian và tiền bạc luôn là trở ngại lớn cho các bên tranh chấp trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
2. Các phương thức GQTC ngoài tòa án (ADR)
Các phương thức GQTC ngoài TA là các phương thức GQTC được các bên lựa chọn để
GQTC thay vì mang tranh chấp đó ra TA để xét xử, với các phương thức phổ biến bao
gồm: thương lượng, trung gian/hòa giải và trọng tài. Tuy nhiên, một số phương thức ADR
cũng được coi như một bước bắt buộc hoặc được khuyến khích thực hiện trong quá trình xét
xử tại TA khi giải quyết các tranh chấp TM trong nước cũng như quốc tế đó là thương
lượng và trung gian/hòa giải.
Đặc điểm nổi bật của các phương thức ADR là đề cao tính tự nguyện, chủ động của các
bên tranh chấp. Các phương thức ADR chỉ được sử dụng khi và chỉ khi có sự nhất trí của
các bên tranh chấp. Các bên cũng có quyền thỏa thuận về nhiều vấn đề khác nhau trong suốt
quá trình GQTC bằng các phương thức ADR như: xây dựng, lựa chọn thủ tục GQTC, lựa
chọn địa điểm, ngôn ngữ GQTC, lựa chọn bên thứ 3 với tư cách là người trung gian/hòa giải
viên, trọng tài viên để giúp giải quyết tranh chấp, lựa chọn luật nội dung để áp dụng
GQTC... VD cơ quan GQTC bằng các phương thức ADR là các trung tâm trọng tài như
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp
đầu tư (ICSID), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Tòa trọng tài của Phòng
thương mại quốc tế (ICC)...
Thông thường, trong các hợp đồng hoặc sau khi tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp
thường lựa chọn cơ chế GQTC theo hướng lựa chọn thương lượng là phương thức đầu tiên,
nếu thương lượng bất thành thì có thể tiếp tục chọn trung gian/hòa giải hoặc không trước khi

6
đi đến việc lựa chọn 1 trong 2 phương thức cuối cùng là trọng tài hoặc TA. Dĩ nhiên, trong
phương thức trọng tài hay TA không loại trừ mà vẫn tiếp tục cho phép các bên GQTC bằng
trung gian/hòa giải và thương lượng như là một bước bắt buộc hoặc mang tính khuyến
khích.
Cơ chế GQTC giữa QG với thương nhân có những điểm đặc thù nhất định. QG là chủ
thể có quyền miễn trừ tư pháp nên về nguyên tắc nếu QG không đồng ý tham gia tố tụng thù
không cơ quan nào được phép xét xử QG. Do đó, tranh chấp TMQT giữa QG và thương
nhân chỉ có thể được giải quyết với sự từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của QG. Đối với tranh
chấp giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, thông thường PL các
nước sẽ quy định sẽ được giải quyết tại trọng tài trong nước hoặc TA trong nước của nước
tiếp nhận đầu tư. Theo đó, sẽ biến tranh chấp này trở thành TCTMQT công. Những phương
thức này đã gây ra nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, để khuyến khích hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nước đã đồng thuận trong việc kiến tạo 1 cơ chế
GQTC mới giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài – cơ chế trọng
tài trung lập (không phải trọng tài của nước tiếp nhận đầu tư). Công ước về GQTC đầu tư
giữa QG và công dân của QG khác (gọi tắt là CƯ ICSID) và các FTA thế hệ mới đã kiến tạo
những mô hình trọng tài như vậy. Nhất là mô hình trọng tài kiểu mới của EU (thể hiện trong
EVFTA) với trọng tài thường trực và 2 cấp xét xử đã tạo ra 1 kiểu trọng tài mang tính chát
như 1 TA QT.

Câu 4. Trình bày những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
vào tranh chấp thương mại quốc tế.
● Địa vị pháp lí

Với tư cách là một quốc gia đang phát triển, việc tham gia giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế mang lại một số bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ
phải nhượng bộ nhiều hơn để ko gây ra thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế cho họ và ảnh
hưởng đến mối quan hệ ngoại giao cho đất nước.
● Ngôn ngữ

Vấn đề sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành (Ví dụ: tiếng anh pháp lí) chưa thành thạo, dẫn
tới rào cản về ngôn ngữ khi tham gia đàm phán với đối tác, tranh tụng trước cơ quan giải
quyết tranh chấp
● Nguồn pháp luật

Tham gia tranh chấp thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc thông hiểu các quy định
pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia của đối tác. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các

7
nguồn luật trên của doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế vì phần lớn các doanh nghiệp
không thực sự chú trọng tới vấn đề đó. Ngoài ra, với đặc điểm của hệ thống pháp luật thành
văn, để có thể tiếp cận với các nguồn luật như án lệ, tập quán quốc tế…cũng là 1 khó khăn
điển hỉnh.
● Đội ngũ chuyên gia

Hầu hết các vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong quan hệ thương mại quốc tế
đều phải thuê các luật sư, đại diện đến từ nước ngoài. Số lượng cũng như chất lượng của đội
ngũ luật sư chuyên ngành TMQT còn hạn chế rất nhiều.
● Chi phí kiện tụng

Các vụ tranh chấp khi được giải quyết bởi bất kì phương thức nào có sự tham gia của
bên thứ 3 cũng tiêu tốn nhiều chi phí. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như là
các doanh nghiệp vừa, nhỏ; chi phí để theo đuổi vụ kiện ảnh hưởng nhiều tới nguồn chi và
hoạt động kinh doanh của họ.
● Thi hành phán quyết

Đối với những phương thức giải quyết tranh chấp mà phán quyết có tính bắt buộc thực
thi thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các biện pháp bất lợi vì hành vi vi phạm (trong trường
hợp doanh nghiệp Việt Nam thua kiện). Đặc biệt trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp
riêng biệt như WTO, những biện pháp này đều mang lại ảnh hưởng rất tiêu cực cho không
chỉ một doanh nghiệp mà gần như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan. Bên
cạnh đó, việc điều chỉnh pháp luật để phù hợp với các khuyến nghị, biện pháp cũng là điều
có thể xảy ra.

Câu 5: Trình bày về tranh chấp đầu tư (ISDS) và các trọng tài điển hình về đầu tư
(Nguyệt theo gtrinh, TA theo slide cô Thơ, học cả 2 cho đủ, hoặc chọn 1 trong 2)
A/ IDSD:
a. Khái niệm Tranh chấp đầu tư (ISDS):
● là một điều khoản trong hiệp ước thương mại quốc tế và các hiệp định đầu tư quốc tế

● trao cho nhà đầu tư có quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đối với một chính phủ
nước ngoài trong quyền của họ theo luật quốc tế.
● nhằm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước phát sinh trong
lĩnh vực đầu tư

8
● Liên quan đến khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư
● Bản chất là tranh chấp theo tư pháp quốc tế: nhà đầu tư nước ngoài - bên khởi kiện;
CP nước tiếp nhận đầu tư hay cơ quan nhà nước có liên quan là bên bị kiện.
● Theo quy định của: pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư hay chương về đầu tư trong các hiệp định thương mại song phương/khu vực; HĐ
liên quan đến đầu tư nước ngoài vs cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thùy Anh: ISDS là tranh chấp đầu tư quốc tế, ko chỉ bao gồm tranh chấp giữa nhà
đầu tư nc ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Phần khái niệm trên k đủ, trình bày ở dưới:
Khái niệm:
● Đầu tư: sự bỏ ra, hy sinh những nguồn lực hiện tại (tiền, sức lđ, của cải vật chất,trí
tuệ,..)nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủ đầu tư trong tương lai. Tài sản thuộc
phạm vi áp dụng của các hiệp định đầu tư.
● Nhà đầu tư nước ngoài: là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo
pháp luật nước ngoài, họ bỏ vốn đầu tư ở một nước khác. Cách xác định nhà đầu tư/tổ chức
thuộc nước nào, có thể qua yếu tố: nơi thành lập, nước sở hữu/kiểm soát, nơi đặt trụ sở.
● Nước tiếp nhận đầu tư: là nước nhận được vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài.

● Tranh chấp đầu tư quốc tế: là sự xung đột lợi ích giữa các bên quan hệ đầu tư quốc
tế. Có thể bao gồm: tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, giữa
nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Nhưng chủ yếu vẫn là nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư.
● Tranh chấp giữa nhà đầu nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư bản chất là tranh chấp
theo tư pháp quốc tế: nhà đầu tư nước ngoài là bên khởi kiện; CP nước tiếp nhận đầu tư hay
cơ quan nhà nước có liên quan là bên bị kiện. Tranh chấp này liên quan đến khoản đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài tại chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, theo quy định của: pháp luật
nước tiếp nhận đầu tư; hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hay chương về đầu tư trong
các hiệp định thương mại song phương/khu vực; HĐ liên quan đến đầu tư nước ngoài vs cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
b. Phương thức giải quyết tranh chấp:
1/ Tại toà án, cơ quan có thẩm quyền(trọng tài) của nước tiếp nhận đầu tư:
● Cả pháp luật tố tụng và nội dung đều phụ thuộc và pháp luật của nước tiếp nhận đầu
tư.

9
-> Nhà đầu tư thường cho rằng xét xử không công bằng -> NĐT thường tìm cơ chế giải
quyết tranh chấp khác công bằng hơn nếu được.
Tuy nhiên nhiều hiệp định đầu tư quy định nếu đã chọn 1 cơ chế giải quyết TCDTQT
thì mặc nhiên từ bỏ quyền sử dụng các cơ chế khác
-> Việc GQTCDTQT này ít được NĐT NN sử dụng
2/ Bằng trọng tài quốc tế: Thường được lựa chọn
● Các Hiệp định đầu tư cũng như HĐ đầu tư thường quy định cơ chế giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế bằng trọng tài theo Quy tắc trọng tài của: UNCITRAL, ICSID, SCC,
ICC,...
● Được đánh giá cao về tiêu chuẩn giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.

3/ Thông qua bảo hộ ngoại giao:


● Chính phủ nhà đầu tư sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

● Nhà đầu tư khi bị thiệt hại có thể thuyết phục CP dùng biện pháp ngoại giao, kinh tế
thậm chí quân sự để buộc nước tiếp nhận đầu tư tiến hành bồi thường. Tuy nhiên hiện nay
các nước thường bảo hộ ngoại giao thông qua phương thức hoà bình: đàm phán, thương
lượng, trung gian,khởi kiện,....
● Cơ chế bảo hộ phụ thuộc vào ý chí CP nước nhà đầu tư

Thùy Anh:
Phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm:
1. Thương lượng: (k chụp dk slide cơ có thể nói qua là việc 2 bên tranh chấp ngồi
xuống đối thoại nhằm đạt được thỏa thuận, giải quyết bất đông)
2. Hòa giải: là việc chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài nhờ một
bên thứ ba làm trung gian hòa giải, đưa ra ý kiến tư vấn để đi đến một phương án dung hòa
lợi ích của cả hai bên
3. Trọng tài: là việc các bên tranh chấp đầu tư quốc tế đưa tranh chấp ra trước trọng tài
để trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Có thể sử dụng trọng tài trong nước (trọng tài của
nước tiếp nhận đầu tư, nước chủ đầu tư hoặc nước khác), hoặc trọng tài quốc tế ( trọng tài
quy chế PCA, ICSID hoặc trọng tài ad-hoc:ICC, UNCITRAL)
4. Tòa án: là việc nhà đầu tư nước ngoài hoặc nước tiếp nhận đầu tư đưa tranh chấp đầu
tư ra trước tòa để tòa đưa ra phán quyết cuối cùng. Có thể là tòa nước tiếp nhận đầu tư, nước
chủ đầu tư hoặc nước thứ ba khác.

10
5. Bảo hộ ngoại giao là việc nước chủ đầu tư sử dụng các biện pháp ngoại giao, biện
pháp gqtc giữa quốc gia-quốc gia để chống lại nước tiếp nhận đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi
cho nhà đầu tư của mình. Là biện pháp cuối cùng được phép áp dụng nếu tất cả các biện
pháp khác ko hiệu quả. Các cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư đều ko cho phép sử dụng
bảo hộ ngoại giao trước khi sử dụng các biện pháp khác.
***Mở rộng:
- Theo LĐT: tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý Nhà nước VN
liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ VN được giải quyết thông qua TRỌNG TÀI
VIỆT NAM hoặc TÒA ÁN VIỆT NAM, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong HỢP
ĐỒNG hoặc ĐƯQT mà VN là thành viên có quy định khác.
- Theo Hiệp định thương mại VIệt Mỹ, liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế giữa hai bên có thể tiến hành theo: tham vấn, thương lượng và hòa giải; tòa án hoặc cơ
quan hành chính của nước tiếp nhận đầu tư; trọng tài ICSID nếu hai bên cùng là thành viên
(VN chưa là tvien ICSID nhé); trọng tài phụ trợ của ICSID nếu có thẩm quyền; trọng tài ad-
hoc theo quy tắc trọng tài UNCITRAL.
c. Luật áp dụng:
● Luật nội dung: Thỏa thuận đầu tư, hiệp định đầu tư song phương, điệp định thương
mại song phương, hiệp định đa phương, pháp luật quốc gia.
● Luật tố tụng: thỏa thuận quốc tế đa phương, quy tắc quốc tế mang tính tùy nghi, luật
tố tụng của tòa án quốc gia.
d. Quy trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: thông thường gồm 3 giai đoạn:
- GĐ quản lí xung đột
- GĐ GQTC
- GĐ thực thi

11
Về cơ bản dù được giải quyết theo cơ chết TTQT nào thì tranh chấp giữa NĐTNN và
CP nước tiếp nhận đầu tư thường trải qua 9 bước.

12
Trong quá trình giải quyết TCĐTQT mỗi bên phải tìm cách chứng minh hay phản bác
lần lượt 3 vấn đề:
● (1) HĐTTài có thẩm quyền xét xử hay ko. Để chứng minh hay phản bác cần xét đến:
(i) nguyên đơn là công dân hay doanh nghiệp được bảo hộ theo hiệp định/chương /hợp đồng
đầu tư hay không? (ii) khoản đầu tư có được bảo hộ theo hiệp định/chương/hợp đồng đầu tư
không? (iii)có tranh chấp giữa hai bên không?
● (2) Trong trường hợp HĐTT có thẩm quyền thì Nước tiếp nhận đầu tư có trách
nhiệm hay không? Mỗi bên cần chứng minh/phản bác xem hành vi/biện pháp liên quan đến
tranh chấp có phải là của nhà nước hay không và hành vi đó có vi phạm cam kết bảo hộ đầu
tư hay không.
● (3) Nếu nước tiếp nhận đầu tư có trách nhiệm đối với các khiếu nại tranh chấp, mỗi
bên phải chứng minh có thiệt hại đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không? và bên nước
tiếp nhận đầu tư có trách nhiệm bồi thường hay không?

B/ Trọng tài điển hình về đầu tư:


1/ ICSID
Một vụ tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyết bằng ICSID nếu đáp ứng yêu cầu sau:
● Tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh trực tiếp từ hoạt động
đầu tư theo quy định của hiệp định đầu tư có quy định cơ chế giải quyết tranh chấp theo CƠ
Ccông ước ICSID
● Tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh giữa một quốc gia
thành viên hiệp định đầu tư và công dân của một quốc gia thành viên khác của hiệp định đầu
tư đó mà cả hai quốc gia đều là thành viên công ước ICSID, trừ trường hợp áp dụng Quy tắc
phụ trợ ICSID
Được tiến hành theo thủ tục:
● Đề nghị (thông báo)trọng tài:

● Đ36 ICSID thì nhà đầu tư quốc gia muốn khởi kiện phải gửi văn bản đề nghị cho
tổng thư kí ICSID.
● Tổng thư ký ICSID có trách nhiệm gửi bản sao đề nghị đó cho bên kia (thông tin liên
quan đến vấn đề tranh chấp, thông tin các bên và thoả thuận lựa chọn trọng tài)

13
● Tổng thư kí ICSID phải đăng kí đề nghị (thông báo) trọng tài, trừ trường hợp Tổng
thư kí phát hiện ra tranh chấp không thuộc quyền xét xử của ICSID
● Tổng thư kí phải thông báo ngay cho các bên về việc đăng ký hoặc từ chối đăng kí đề
nghị trọng tài
● Thành lập hội đồng trọng tài: Đ37 ICSID, thành lập ngay khi có thể sau khi đăng kí
đề nghị trọng tài
● Xét xử của Hội đồng trọng tài:

● Trên cơ sở các đệ trình bằng văn bản của các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ tổ
chức phiên xét xử. Về phá quyết trọng tài (D48 ICSID) Hội đồng sẽ giải quyết theo đa số
phiếu của tất cả các thành viên.
● Phán quyết bằng văn bản và được kí bởi tất cả các thành viên tham gia biểu quyết (có
thể ghi ý kiến riêng)
● Các quyết định trọng tài không bị xem xét lại ở bất kỳ toà án tỏng nước nào -> các
quốc gia kí kết cam kết thực thi phán qiuyeets hội đồng trọng taì ICSID giống như thực thi
bản án Toà án cao nhất nước mình.
● Phán quyết có thể được giải thích, sửa đổi, huỷ bỏ bởi chính ICSID

● Công nhận và thi hành phán quyết: Theo Điều 53 công ước ICSID

● Có giá trị ràng buộc các bên và không thể bị kháng cáo hoặc bị ràng buộc bởi bất kỳ
biện pháp nào trừ biện pháp đã được ký định bởi công ước
● Việc thi hành phán quyết được điều chỉnh bởi pháp luật thi hành án có hiệu lực tại
quốc gia nơi phán quyết cần được thi
Thùy Anh:
~ICSID là một trong năm thiết chế của WB, Công ước ICSID (công ước Washington
1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa chính phủ với công dân nước khác) có hiệu lực từ
14/10/1966 với 160 thành viên và 152 thành viên có hiệu lực.
~ Mục đích của ICSID là loại bỏ những trở ngại phi thương mại đối với dòng vốn tự do
quốc tế của tư nhân để khuyến khích FDI đến các nước đang phát triển; thiết lập ICSID cơ
chế hòa giải và trọng tài thường trực bên cạnh WB để khắc phục sự thiếu vắng một cơ chế
GQTC ĐTQT.
~ Thẩm quyền của ICSID:
● Chủ thể tranh chấp: Nước thành viên công ước, công dân nước thành viên khác
14
● nội dung: tranh chấp phát sinh trực tiếp từ đầu tư

● thỏa thuận trọng tài: các bên có thỏa thuận trọng tài bằng văn bản nộp cho trung tâm.
( Điều 25.1 Công ước ICSID)
● bảo lưu: các nước thành viên cũng có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu, không áp dụng
ICSID cho một hoặc một nhóm các tranh chấp đầu tư ( Điều 25.4 Công ước ICSID)
~ Thủ tục tố tụng tài ICSID:
1. Thủ tục trọng tài:
● Một bên tranh chấp gửi yêu cầu trọng tài đến tổng thư ký

● tổng thư ký xác định thẩm quyền của trung tâm -> CHẤP NHẬN đăng ký và gửi yêu
cầu cho bên kia hoặc TỪ CHỐI
● Thành lập HĐTT trong vòng 90 ngày

● tiến hành xét xử

1. Thủ tục hòa giải:(điêu·28-35 CRR)


● Một bên tranh chấp gửi yêu cầu hòa giải đến tổng thư ký

● tổng thư ký xác định thẩm quyền của trung tâm -> CHẤP NHẬN đăng ký và gửi yêu
cầu hòa giải cho bên kia hoặc TỪ CHỐI
● Thành lập ủy ban hòa giải trong vòng 90 ngày

● tiến hành hòa giải

1. Văn bản pháp luật: Công ước ICSID 1965 (CRR 1965), bộ quy tắc tài chính và hành
chính, bộ quy tắc hòa giải, bộ quy tắc trọng tài
~ Thực thi phán quyết:
1. Phán quyết trọng tài:
● HĐTT ra phán quyết theo nguyên tắc đa số, phán quyết không công khai nếu các bên
không đồng thuận (Điều 48 CRR)
● Phán quyết có giá trị chung thẩm. Nhưng được yêu cầu ra quyết định bổ sung hoặc
sửa chữa sai sót của phán quyết; hoặc yêu cầu hủy phán quyết sau khi phán quyết đã có hiệu
lực. (Các bên có quyền yêu cầu trọng tài bổ sung, chỉnh sửa khi phán quyết chưa có giá trị.
Sau khi phán quyết đã có giá trị chỉ có thể đề nghị hủy.)

15
● Các thành viên ICSID có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài ICSID và trọng tài phụ trợ ICSID.
Thùy Anh: bổ sung thêm 1 cái UNCITRAL:
2/ Theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL (năm 1976, sửa đổi năm 2010)
~ Bộ quy tắc trọng tài UNCITRAL bao gồm các quy tắc về thủ tục trọng tài, điều chỉnh
việc tiến hành vụ kiện về thương mại và đầu tư quốc tế giữa các bên theo cả hình thức trọng
tài quy chế và trọng tài ad-hoc
~Khác với ICSID có cả thiết chế trọng tài và cung cấp dịch vụ trọng tài liên quan, trọng
tài UNCITRAL chỉ là bộ quy tắc tố tụng. các bên khi chọn sử dụng có thể chọn trọng tài vụ
việc hay một trung tâm trọng tài để giải quyết.
~ Một số thủ tục chính sau theo bộ quy tắc:
● Thành lập HĐTT: được quyền tự do quyết định số lượng trọng tài viên hoặc không
thỏa thuận được sẽ theo quy tắc đưa ra. thường là 3 trọng tài viên, mỗi bên chỉ định 1 người,
và 2 người được chỉ định bầu ra người thứ ba làm chủ tịch HĐTT. Nếu không chỉ định được
người thứ 2 và/hoặc chủ tịch thì nếu ko có thỏa thuận khác, thường PCA (tòa trọng tài
thường trực) sẽ đóng vai trò chỉ định.
● Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ: các bên đưa ra các quan điểm để chứng minh hoặc
phản bác. tài liệu gửi cho HĐTT cũng đồng thời được gửi cho bên kia.
● Phán quyết trọng tài:

● Nếu HĐTT nhiều thành viên và các bên ko có thỏa thuận khác việc quyết định của
HĐTT theo nguyên tắc đa số. Một số vấn đề về tố tụng có thể do CHủ tịch HĐTT quyết
định nếu được các bên và các thành viên khác của HĐTT ủy quyền.
● Nếu trong quá trình các bên thỏa thuận giải quyết được tranh chấp thì HĐTT sẽ
chấm dứt tố tụng khi các bên có yêu cầu, HĐTT ko phản đối và ghi nhận việc giải quyết
dưới hình thức phán quyết trọng tài về các điều hai bên thỏa thuận được. Phán quyết này sẽ
được tuyên như một phán quyết trọng tài thông thường.
● Phán quyết của HĐTT phải được thành lập bằng văn bản và phải được các trọng tài
viên kí, nêu rõ ngày địa điểm lập phán quyết.
● Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài: Bất kể được tuyên ở đâu, phán quyết
trọng tài sẽ được công nhận có tính chung thẩm và khi có đơn yêu cầu gửi đến tòa án có
thẩm quyền sẽ được công nhận và thi hành theo CÔng ước NewYOrk 1958.

16
Câu 6: Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO: (DSB)
● Giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ
tục quy định tại DSU được các thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay.
● DSU được ghi nhận tại phụ lục II của Hiệp định thành lập WTO quy định thủ tục,
nguyên tắc, trình tự giải quyết tranh chấp cũng như biện pháp bảo đảm thi hành phán quyết
của CQGQTC WTO
● Là sự kế thừa và phát triển nguyên tắc, thủ tục, quy định trong điều XXII và XXIII
của GATT
Cơ quan trực thuộc DSB:
● Ban hội thẩm: Cấp xét xử sơ thẩm được thành lập theo từng vụ việc. Nhiệm vụ điều
tra thực tế, chỉ ra cơ sở pháp lý có liên quan và kiến nghị biện pháp nếu cần thiết
● Cơ quan phúc thẩm: Cấp xét xử thứ 2, thành lập và duy trì như 1 cơ quan thường
trực của DSB. Nhiệm vụ là xem xét kháng cáo về báo cáo của Ban hội thẩm
Thẩm quyền:
K3 Đ IV Hiệp định thành lập WTO, tổ chức này không thành lập cơ quan GQTC hoàn
toàn độc lập mà giao chức năng và thẩm quyền giải quyết cho 1 cơ quan thường trực của
WTO - Đại hội đồng. Tvien của DSB cũng là đại diện của các thành viên trong ĐHĐ này
CQGQTC của WTO có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa thành viên
WTO theo bất kì hiệp định nào liên quan của WTO
Chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các quy định trong hiệp định của WTO bao gồm các quy
phạm nội dung và hình thức
● Thẩm quyền bắt buộc:

● có thẩm quyền bắt buộc một cách đương nhiên. Theo đó các thành viên muốn khởi
kiện việc vi phạm nghĩa vụ hoặc triệt tiêu hay phương hại lợi ích theo các hiệp định có liên
quan hoặc gây trở ngại tới việc đạt được mục tiêu của hiệp định thì những thành viên này
phải dựa vào và tuân thủ theo quy tắc và thủ tục DSU
● Thành viên vi phạm khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp phát sinh trong phạm
vi của các hiệp định có liên quan. Thành viên bị khởi kiện không có lựa chọn nào khác
ngoài chấp nhận thẩm quyền của CQGQTC WTO

17
● Chỉ cần 1 thành viên trong DSB đồng ý thành lập BHT, BHT vẫn có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp ngay kho 1 trong 2 bên tranh chấp phủ quyết.
-> Các thành viên phải đảm bảo thực thi cam kết và không được quyền từ chối thẩm
quyền của CQGQTC
● Thẩm quyền duy nhất:(điều 23 DSU) Các thành viên WTO dựa vào hệ thống GQTC
của WTO để loại trừ thẩm quyền của bất kỳ hệ thống tranh chấp nào khác. Trong trường
hợp các thành viên muốn khởi kiện 1 biện pháp vi phạm hiệp định có liên quan thì các thành
viên phải tuân thủ DSU. Đ23 không chỉ cấm các bên tiến hành hành động đơn phương, mà
đồng thời không cho phép các bên tranh chấp được sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp
khác để giải quyết các tranh chấp liên quan đến WTO
● Thẩm quyền cụ thể: K1 Đ2 DSU quy định thẩm quyền DSB bao gồm:

● thành lập ban hội thẩm

● thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm

● Duy trì sự giám sát việc thực hiện phán quyết và khuyến nghị

● Cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp
định có liên quan.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:
● Bình đẳng giữa các thành viên: Dù nước lớn hay nước nhỏ đều bình như nhau trong
việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra nguyên tắc này cũng được áp dụng trong hoạt động của
các hội thẩm viên, thành viên cơ quan phúc thẩm: đều bình đẳng trong việc đưa ra ý kiến
quan điểm về các vấn đề cần giải quyết.
● Bí mật: Nội dung tham vấn giữa các nước thành viên tranh chấp không được thông
báo cho các thành viên WTO khác biết.Các cuộc họp ban Hội thẩm, cơ quan phúc thẩm là
các cuộc họp kín, không công khai, các bên tranh chấp chỉ được mời tham gia khi cần thiết
● Đồng thuận phủ quyết: Việc ra quyết định thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo
của Ban hội thẩm và CƠ quan phúc thẩm đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch. Nghĩa
là trong mọi trường hợp Ban hội thẩm sẽ được thành lập để giải quyết tranh chấp và báo cáo
của Ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua trừ khi DSB quyết định trên cơ sở
đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm hay không thông qua báo cáo này.
● Đối xử ưu đãi với các nước thành viên đang phát triển:

18
● Được áp dụng trong các trường hợp: Ban thư kí dành hỗ trợ về mặt pháp lý cho các
nước này; Kéo dài một số thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp; Quyền lợi và tình
hình kinh tế của các nước này sẽ được chú ý tới trong giai đoạn của quá trình giải quyết
tranh chấp
Thùy Anh:
1. Giới thiệu DSB
● DSB là CQGQTC được thành lập theo thỏa thuận DSU (Điều 1 DSU). DSB là Đại
hội đồng của WTO (Điều IV- Hiệp định WTO/ Marrakesh) DSB có Chủ tịch độc lập với
Đại hội đồng WTO.
● Cơ quan giúp việc/trực thuộc của DSB:

● Panel - xét xử sơ thẩm, theo từng vụ việc, mỗi vụ tvien Panel sẽ từ 3-5 tvien.

● AB - xét xử phúc thẩm, cơ quan thường trực gồm 7 người, mỗi vụ việc gồm 3 thành
viên AB xét xử.
1. Thẩm quyền
● GQTC xảy ra khi 1 bên thành viên nhận thấy 1 lợi ích thu được 1 cách trực tiếp hay
gián tiếp bị vô hiệu hay vi phạm do xảy ra tranh chấp vi phạm hoặc tranh chấp không vi
phạm hoặc khiếu nại tình huống
● Phạm vi tranh chấp:

● Giải quyết tranh cháp liên quan đến hiệp định liên quan (= thẩm quyền chuyên biệt )
gồm: Hiệp định WTO/Marrakesh, HĐ thương mại đa phương, các HĐ tùy nghi/nhiều bên
của 1 số tvien.
● Ngoại trừ: cơ chế rà soát thương mại. Tức nếu như vi phạm nghĩa vụ rà soát (như VN
phải rà soát 6 năm/lần) thì sẽ không bị kiện mà chỉ bị yêu cầu thực thi nghiêm túc.
● Chủ thể tranh chấp: DSB có thẩm quyền BẮT BUỘC đối với các tranh chấp giữa
các THÀNH VIÊN WTO (quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) khi có ít nhất 1 thành viên nộp
đơn yêu cầu DSB giải quyết (đơn yêu cầu thành lập Panel)
● Thẩm quyền của DSB:

1. Thành lập Panel


2. Thông qua báo cáo của Panel và AB (phán quyết cuối cùng)
3. Cho phép/không cho phép đối với 1 số biện pháp thực thi (ví dụ trả đũa, cho phép thì
hợp pháp); quyết định đình chỉ/ không đình chỉ với các nhượng bộ của các thành viên.
19
4. giám sát thực thi phán quyết
*thẩm quyền của Panel (Điều 11 DSU) -> không có thẩm quyền ra phán quyết
*thẩm quyền của AB (K6 Điều 17 DSU) -> xem xét kháng cáo, chỉ được giới về những
vấn đề pháp lý được đề cập trong báo cáo của BHT và những giải thích PL của BHT.
● Nguyên tắc (giống Nguyệt)

Câu 7: Trình bày nội dung quyền miễn trừ quốc gia trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế
Khái niệm: Trong luật quốc tế, có ba nhóm đối tượng được miễn trừ khỏi thẩm quyền
của một quốc gia khác: Quốc gia, Tổ chức quốc tế liên chính phủ, và người đại diện của họ
(nhân viên ngoại giao, lãnh sự, nhân viên của tổ chức quốc tế,…). Quyền miễn trừ quốc gia
(state immunity / sovereign immunity)là quyền bảo đảm cho một quốc gia không phải chịu
sự điều chỉnh của thẩm quyền của một quốc gia khác, bao gồm cả thẩm quyền lập pháp,
hành pháp hay tư pháp.
Nguồn luật: Chỉ có một số ít các điều ước ghi nhận quyền này (vì có thể không cần thiết
khi quy định tập quán đã đầy đủ để thực thi. Quyền miễn trừ của quốc gia đã được ghi nhận
trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia như: Công ước Basel 1972, Công ước của
Liên hợp quốc về miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia (Công ước UNJISP
2004)...
Hiện nay tồn tại hai quan điểm về quyền miễn trừ quốc gia: quyền miễn trừ tuyệt đối và
quyền miễn trừ hạn chế. Không ai phủ nhận giá trị pháp lý của quyền miễn trừ trong luật
quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ ràng liệu quyền miễn trừ này tồn tại trong tập quán là
quyền theo quan điểm nào nêu trên. Đa số các quốc gia hiện nay có xu hướng chấp nhận
quan điểm quyền miễn trừ hạn chế. Công ước Liên hợp quốc năm 2004 cũng ủng hộ quyền
miễn trừ hạn chế.Công ước quy định rõ quyền miễn trừ quốc gia không thể viện dẫn trong
các trường hợp một loạt các trường hợp.
Bản chất:
Quyền miễn trừ quốc gia có tính chất thủ tục và điều chỉnh vấn đề liệu tòa án của một
quốc gia có thẩm quyền đối với một quốc gia khác hay không. Quyền miễn trừ quốc gia là
một rào cản thủ tục (procedural obstacle) ngăn cản tòa án của một quốc gia được phép thực
thi thẩm quyền đối với một vụ việc chống lại một quốc gia khác.
● Theo quan điểm cổ điển, quyền miễn trừ quốc gia là quyền tuyệt đối, bao quát tất cả
mọi hành vi của một quốc gia – quan điểm này thường được gọi là quyền miễn trừ tuyệt đối
(absolute state immunity).

20
● Ngược lại, với quan điểm cổ điển trên, xu hướng hiện giờ của luật quốc tế cho thấy
sự ủng hộ đối với quyền miễn trừ hạn chế (restrictive immunity). Quyền miễn trừ chỉ áp
dụng đối với các hành vi chính phủ (governmental acts: acts iure imperii), và không áp dụng
với các hành vi thương mại của quốc gia (commercial acts: acts iure gestionis). Quan điểm
ủng hộ quyền miễn trừ hạn chế xuất phát từ thực tế các quốc gia ngày càng tham gia vào
nhiều hoạt động kinh tế cả trong nước lẫn nước ngoài.Đặc biệt, với sự xuất hiện ngày càng
nhiều của của các cơ quan nhà nước, tập đoàn nhà nước, các công ty quốc hữu hóa, mà quan
điểm quyền miễn trừ tuyệt đối có thể trao các tổ chức có yếu tố nhà nước này vị thế pháp lý
cao hơn, áp đảo các tổ chức tư nhân.
Tính chất :
● Trên thực tế, thường phát sinh hai trường hợp viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia.

● Thứ nhất, quyền miễn trừ quốc gia đối với thẩm quyền xét xử của các tòa án của một
quốc gia khác trong các vụ việc mà quốc gia là một bên.
● Thứ hai là trường hợp viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia để ngăn cản việc thực thi
các biện pháp chống lại tài sản của một quốc gia, ví dụ như yêu cầu phong tỏa hay tịch thu
tài sản của sứ quán một nước đê bồi thường theo quyết định của một tòa án quốc gia.
● Quyền miễn trừ của quốc gia được áp dụng với mục đích là đảm bảo lợi ích của quốc
gia khi tham gia các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những hạn chế, cản trở đối
với việc giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp khi mà một bên là quốc gia, còn một bên
là thương nhân.
Trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, quyền miễn trừ của quốc gia thể hiện chủ
yếu trong việc áp dụng quyền miễn trừ tư pháp. Quyền miễn trừ tư pháp bao gồm:
1) quyền miễn trừ xét xử tại bất cứ toà án nào;
2) miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng
ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử
vụ kiện mà quốc gia là bị đơn;
3) miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa
án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng
ý cho Tòa án xét xử.
Thực tiễn :
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, thẩm phán của toà án thuộc quốc
gia này không thể ra phán quyết chống lại quốc gia khác nếu không có sự chấp thuận của
quốc gia đó. Điều này bắt nguồn từ quy tắc “par in paren non habet juridictionem” (những
người ngang nhau không thể phán xét lẫn nhau), nguyên tắc này đã được áp dụng trong lịch
21
sử của luật quốc tế.Tuy nhiên, quyền miễn trừ tư pháp mang lại những ưu tiên đặc biệt đối
với chủ thể quốc gia và các chủ thể khác trong quan hệ hợp đồng luôn là bên có ít quyền lợi
hơn và thậm chí phải chịu thiệt khi xảy ra tranh chấp, điều đó thật khó chấp nhận vì nó
không đảm bảo sự công bằng.
Về mặt thực tiễn, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận từ bỏ quyền miễn trừ khi tham gia
giao kết hợp đồng, thể hiện thiện chí hợp tác, đảm bảo sự công bằng và tạo điều kiện để
thúc đẩy các giao dịch thương mại phát triển, đa dạng hoá hơn.
Trong trường hợp quốc gia tham gia giao dịch thương mại, có một ngoại lệ được hầu hết
các quốc gia thừa nhận và áp dụng. Đây là trường hợp ngoại lệ mang tính chất điển hình của
học thuyết miễn trừ tương đối, thể hiện rõ nhất pacta jure gestionist, và phần lớn các án lệ
về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều liên quan đến ngoại lệ này. Vì vậy, ngoại lệ liên
quan đến các hoạt động thương mại được ghi nhận trong tất cả các văn bản pháp luật cũng
như thực tiễn xét xử của các quốc gia thừa nhận học thuyết miễn trừ tương đối.
Trên cơ sở tổng hợp thực tiễn pháp luật và thực tiễn xét xử của các quốc gia, Điều 10
Công ước UNJISP 2004 quy định: “nếu một quốc gia tham gia vào một giao dịch thương
mại với một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài, theo các quy định của tư pháp quốc tế các
tranh chấp liên quan đến giao dịch thương mại này thuộc thẩm quyền của toà án quốc gia
khác thì quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ xét xử đối với vụ kiện phát sinh từ
giao dịch thương mại đó”.
Quyền miễn trừ của quốc gia trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng phương
thức trọng tài:
Pháp luật của các nước cũng như các điều ước quốc tế đều ghi nhận quốc gia sẽ không
thể viện dẫn quyền miễn trừ xét xử trước toà án quốc gia khác khi có đủ ba điều kiện:
+ Thứ nhất, tranh chấp có liên quan đến hợp đồng, giao dịch thương mại, theo bản phụ
lục của công ước UNJISP 2004, thuật ngữ “giao dịch thương mại” bao gồm cả những vấn
đề về đầu tư
+ Thứ hai, các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài được ghi
nhận trong một thoả thuận trọng tài;
+ Thứ ba, vụ kiện có liên quan đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài, tố tụng trọng
tài, huỷ phán quyết trọng tài, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài có quy định khác.
Thùy Anh: đọc thêm sách:

22
23
Câu 8: Trình bày hiểu biết về sự phân biệt giữa 2 phương thức trung gian/hoà giải
theo pháp luật các nước khác nhau
Khái niệm:
● Hoà giải là quá trình trong đó bên thứ ba, do các bên tranh chấp chỉ định, dàn xếp
giữa các bên tranh chấp trước hoặc sau khi họ khởi kiện hoặc sử dụng phương thức trọng
tài.
● Trung gian là hình thức can thiệp của bên thứ ba, với sự chấp thuận của các bên liên
quan trong tranh chấp. Chức năng của người trung gian là đưa ra lời khuyên cho tranh chấp
với mong muốn được các bên chấp thuận. Người đóng vai trò trung gian sẽ là một cá nhân
trung lập, với kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tranh chấp.
● Ở Mỹ, Canada:

Trung gian là quá trình giải quyết các vấn đề giữa các bên trong đó bên thứ ba hỗ trợ họ
giải quyết tranh chấp, trong khi theo phương thức hòa giải, trong đó một chuyên gia được
chỉ định để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Trung gian chủ yếu đề cập đến bộ luật tố tụng dân sự 1908 trong khi, hòa giải đề cập
đến trọng tài và đạo luật hòa giải 1996.
Tính bảo mật khi chọn phương thức trung gian phụ thuộc vào sự tin tưởng với bên trung
gian, trong khi đối với hoà giải thì tính bảo mật ở mức độ nào theo luật định.
Người trung gian đóng vai trò là người điều phối, trong khi hòa giải viên đóng vai trò là
người điều phối và đánh giá
Trung gian có hiệu lực thi hành theo luật, trong khi nó được thi hành theo nghị định của
Tòa án dân sự.
● Ở Ý:

Vai trò của hòa giải viên khác với vai trò của người trung gian. Trong hòa giải, hòa giải
viên đóng vai trò tương đối trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp trên thực tế, thậm chí
tư vấn cho các bên về những giải pháp nhất định bằng cách đưa ra các đề xuất giải quyết.
Các bên đến gặp hòa giải viên để xin hướng dẫn và các bên đưa ra quyết định về các đề xuất
mà hòa giải viên đưa ra. CÒn đối với trung gian, trung gian luôn duy trì tính trung lập và
không thiên vị của mình. Người trung gian không chỉ tập trung vào các quan niệm truyền

24
thống về lỗi và người hòa giải không chịu trách nhiệm duy nhất trong việc đưa ra các giải
pháp. Thay vào đó, người trung gian làm việc cùng với các bên với tư cách là đối tác để hỗ
trợ họ tìm ra giải pháp tốt nhất để thúc đẩy lợi ích của họ.
-> Hoà giải trực tiếp đưa ra giải pháp, trung gian cần thảo luận, có ý kiến các bên mới
được đưa ra giải pháp
Ngoài ra, vai trò của các luật sư cũng khác nhau. Các luật sư tích cực hơn đối với trung
gian trong việc đưa ra và phát triển các giải pháp sáng tạo để dàn xếp. Trong hòa giải, họ
thường đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho khách hàng về các đề xuất do hòa giải viên đưa
ra.
Sự khác nhau về quy trình:
Trong trung gian, người trung gian kiểm soát quá trình thông qua các giai đoạn cụ thể và
khác nhau: giới thiệu, phiên họp chung, họp kín và thỏa thuận, trong khi các bên kiểm soát
kết quả. Ngược lại, trong quá trình hòa giải, hòa giải viên có thể không tuân theo một quy
trình có cấu trúc, thay vào đó điều hành quy trình hòa giải như một thương lượng truyền
thống, có thể có các hình thức khác nhau tùy từng trường hợp.
Hòa giải được sử dụng hầu như mang tính phòng ngừa, ngay khi có tranh chấp hoặc
hiểu lầm xuất hiện: hòa giải viên thúc đẩy để ngăn chặn một xung đột đáng kể phát triển.
Còn trung gian gần với trọng tài hơn ở khía cạnh nó "can thiệp" vào một tranh chấp đáng kể
đã nổi lên mà rất khó giải quyết nếu không có sự trợ giúp của "chuyên gia". Các bên tiếp
cận hòa giải như một phương pháp thay thế để giải quyết tranh chấp của họ, do cả hai đều
nhận thấy rằng xung đột đã trở nên nghiêm trọng đến mức có thể dẫn đến kiện tụng. Tuy
nhiên, trung gian có thể được sử dụng bất kỳ lúc nào sau khi phát sinh tranh chấp, kể cả giai
đoạn đầu.
Thùy Anh:
● Trung gian và hòa giải đều là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR),
sự khác biệt của hai phương thức này không thực sự lớn nhất là xét trên thực tế nên nhiều
khi được dùng thay thế chung nhau.
● Ở trung gian và hòa giải các bên tranh chấp sẽ lựa chọn bên thứ ba hỗ trợ, tư vấn các
bên tranh chấp trong việc xử lý các vấn đề còn khác biệt, tìm kiếm giải pháp giải quyết
tranh chấp. Nếu để phân biệt rõ thì trung gian và hòa giải có sự khác nhau nhất định nằm ở
sự tham gia của người thứ ba. Dù người thứ ba của cả hai phương thức đều không đưa ra
quyết định hay tạo ra sự ràng buộc nào đối với các bên, nhưng:
● Người thứ ba trong trung gian với mục đích là cố gắng hướng cuộc tranh luận theo
cách tối ưu hóa lợi ích các bên, đưa ra quan điểm riêng của mình để giải quyết tranh chấp

25
một cách hợp lý. nên họ có thể đưa ra phương án và thuyết phục các bên sử dụng phương án
đó để GQTC.
● Còn người thứ ba trong hòa giải (hòa giải viên) với mục đích là tìm kiếm sự nhượng
bộ của các bên, họ sẽ làm việc bằng cách xoa dịu sự căng thẳng, lắng nghe quan điểm mỗi
bên, giảm xung đột nhưng sẽ không đưa ra phương án nào cho các bên lựa chọn cả. ( đọc
hòa giải kỹ hơn ở câu 9)
● Ở VN: dùng chung là hòa giải; có Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 có hiệu lực
từ 1/1/ 2021, và NĐ 22/2017 về hòa giải thương mại. Có trung tâm về hòa giải là VICMC,
VMC của VIAC.
● Ở Anh:

~ Hòa giải và trung gian đều được coi là các phương thức GQTC với sự tham gia của
bên thứ ba. Nhưng sự tham gia của bên thứ ba trong trung gian được cho là chủ động hơn
trong quá trình giải quyết tranh chấp, ví dụ như có thể chủ động đề xuất/đưa ra phương án
để GQTC, còn bên thứ ba trong hòa giải thì sẽ giống một người trợ giúp các bên trong quá
trình GQTC giúp họ tìm ra phương án để các bên có thể tự giải quyết được mâu thuẫn của
mình. Bên cạnh đó, thì luật điều chỉnh
~ Trong tố tụng, theo BLTTDS của Anh thì giải hòa mâu thuẫn cho các bên là một trong
những nghĩa vụ của thẩm phán, nhưng ở đây được hiểu theo cách dùng là hòa giải
(conciliation) hơn vì việc thực hiện quá trình này do đích thân thẩm phán hoặc do một bên
hòa giải mà bên đấy được giao phó nghĩa vụ giải hòa cho các bên tranh chấp. Còn trung
gian (mediation) sẽ thực hiện bởi một bên thứ 3 - người không có thẩm quyền tư pháp. Theo
BLTTDS thì thẩm phán có thể chỉ định bên thứ 3 này nếu các bên đồng ý. Theo đó thì quá
trình hòa giải (conciliation) là miễn phí cho các bên còn trung gian (mediation) các bên sẽ
phải trả phí.
● Ở Florida (Hoa Kỳ)

~ TG là cách để những người đang có tranh chấp nói về các vấn đề và mối quan tâm của
họ và đưa ra quyết định về tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ 3. Trong TG, các bên
có thể cố gắng tìm ra các giải pháp phù hợp với cả hai bên trong tranh chấp để giải quyết
mâu thuẫn. Bên TG cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc trò chuyện giữa các bên trong
tranh chấp theo cách mà họ tự đi đến một giải pháp thân thiện cho tranh chấp. Bên TG cố
gắng đảm bảo rằng các bên có cái nhìn rõ ràng hơn về lợi ích và nhu cầu của chính họ để
làm cho họ nhận ra sự kém hiệu quả của việc đưa tranh chấp ra tòa án pháp luật. Mặc dù bên
TG không áp đặt ý chí của mình, nhưng sẽ sử dụng các kỹ thuật thương lượng và giao tiếp
để giúp các bên tham chiến đi đến một giải pháp hòa bình cho tranh chấp của họ.

26
~ HG là quá trình tự nguyện, các bên tham gia tự do thỏa thuận và cố gắng giải quyết
tranh chấp của mình.
~ Giống TG, thủ tục/quá trình HG rất linh hoạt, các bên các quyền quyết định thời gian,
nội dung, trình tự giải quyết tranh chấp và thường hiếm khi công khai. Trong cả hòa giải và
trung gian, chuyên gia giải quyết tranh chấp trung lập không đưa ra bất kỳ quyết định ràng
buộc nào, chẳng hạn như trong trọng tài, tuy nhiên, các bên thường đạt được một thỏa thuận
sau đó được lập thành văn bản và ký kết, trở thành một thỏa thuận có hiệu lực thi hành.
~ Không giống như TG, HG cung cấp cho mỗi bên cái nhìn về cách mọi thứ có thể diễn
ra, đề xuất các giải pháp khả thi cho các bên và cân nhắc về những rủi ro và chi phí liên
quan đến việc không đạt được thỏa thuận.

Câu 9: Trình bày phương thức trung gian/hòa giải trong giải quyết tranh chấp
Hợp đồng thương mại quốc tế
* Giới hạn phạm vi đề lại: Nếu để phân biệt rõ thì trung gian và hòa giải có sự khác
nhau nhất định nằm ở sự tham gia của người thứ ba. Dù người thứ ba của cả hai phương
thức đều không đưa ra quyết định hay tạo ra sự ràng buộc nào đối với các bên, nhưng người
thứ ba trong trung gian có thể đưa ra phương án và thuyết phục các bên sử dụng phương án
đó để GQTC, trong nghi người thứ ba trong hòa giải sẽ lắng nghe các bên, giúp giảm xung
đột nhưng sẽ không đưa ra phương án nào cho các bên lựa chọn cả. Tuy nhiên, ở VN thì sẽ
gọi chung là phương thức hòa giải và sự tham gia của bên thứ ba sẽ có vai trò khác với
Trọng tài viên, Hòa giải viên đề cao kỹ năng trong việc dàn xếp, đối thoại giúp các bên giảm
bớt xung đột nhiều hơn.
* Trình bày:
- Về bản chất: theo Từ điển Black's Law thì hòa giải là “một quá trình giải quyết tranh
chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên
tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận”. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài tòa án (ADR) khá hữu hiệu và phổ biến ở các nước phát triển
- Hòa giải có thể được tiến hành dưới 2 dạng thức:
+ (1)Với tư cách là một thủ tục trong quá trình tố tụng tòa án hoặc trọng tài: phụ thuộc
vào pháp luật tố tụng tòa án/quy tắc tố tụng trọng tà và thẩm phán/trọng tài viên sẽ đóng vai
trò là hòa giải viên và nếu hòa giải thành sẽ lập văn bản hòa giải thành và có hiệu lực như
phán quyết của toàn án/trọng tàii;
+ (2)Với tư cách là một phương tức GQTC độc lập:
~Các bên tự thỏa thuận quy tắc hoặc sử dụng các bộ quy tắc hòa giải mẫu như Quy tắc
hòa giải của UNCITRAL 1980, Luật mẫu về hòa giải của UNCITRAL 2002, Quy tắc hòa

27
giải của VIAC,..Hòa giải viên là bên thứ ba bất kỳ được ác bên lựa chọn, có thể là 1 người
hoặc một hội đồng gồm nhiều hòa giải viên. Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên/hội
đồng hòa giải sẽ lắng nghe quan điểm của các bên, phân tích, giải thích các vấn đề chưa rõ,
chưa thống nhất giữa các bên và giúp các bên soạn thảo biên bản hòa giải thành nếu các bên
thống nhất được phương án GQTC.
~Hòa giải ngoài tố tụng còn được phân loại thành hòa giải vụ việc (ad-hoc) và hòa giải
quy chế:
(1) Hòa giải vụ việc: các bên tranh chấp tự lựa chọn bất kì bên thứ ba nào làm hòa giải
viên, tự xây dựng nên các quy định về thủ tục hòa giải hoặc lựa chọn các bộ quy tắc hòa giải
có sẵn.
(2) Hòa giải quy chế: việc hòa giải được tiến hành trên cơ sở lựa chọn một tổ chức hòa
giải cụ thể, hoạt động thường xuyên, có điều lệ riêng, danh sách hòa giải viên thuộc tổ chức,
quy chế hoạt động và quy tắc hòa giải riêng. Tổ chức hòa giải quy chế có bộ phận quản lý,
điều hành và ban thư kí để hỗ trợ quá trình hòa giải.
- Đặc điểm của hòa giải (nói đến hòa giải ngoài tố tụng)
+Hòa giải chỉ được tiến hành khi có thỏa thuận hòa giải giữa các bên. Như trọng tài,
hòa giải không có thẩm quyền đương nhiên như tòa án đối với vụ việc tranh chấp, hòa giải
sẽ chỉ được tiến hành khi và chỉ khi các bên nhất trí lựa chọn hòa giải để tiến hành GQTC
thông qua thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải có thể là một điều khoản hoặc một phần
điều khoản về GQTC trong các HĐ hoặc được thỏa thuận ngoài HĐ, có thể được lập trước
khi kí kết HĐ, trong HĐ hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra.
+Hòa giải viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ các bên GQTC phát sinh. HGV chỉ đóng vai trò
trợ giúp, khuyến nghị một cách khách quan trung lập nhằm tìm ra giải pháp GQTC chứ
không quyết định, phân xử vụ việc tranh chấp. Trong trường hợp các bên hòa giải thành
công, biên bản hòa giải thành cũng chỉ là sự phản ánh trung thực khách quan đầy đủ quan
điểm thống nhất của các bên chứ không phải quan điểm áp đặt của HGV.
+Hòa giải viên thường là các chuyên gia không chỉ có đạo đức nghề nghiệp, kiến thức
chuyên môn sâu mà còn phải có kĩ năng đàm phán, hòa giải/
+Thủ tục hòa giải rất linh hoạt. Trong khi thủ tục tố tụng tòa án do PL quy định, thủ tục
tố tụng trọng tài chỉ cho phép các bên thỏa thuận từ đầu, thì thủ tục hòa giải có thể được các
bên tự do thỏa thuận thay đổi bất kì lúc nào và về bất kì nội dung nào.
+Có tính bảo mật cao.
+Việc thực thi kết quả hòa giải thường phụ thuộc vào sự tư nguyện của các bên. Tuy
nhiên, để nâng cao hiệu quả của phương thức này, một số nước có đưa ra quy định theo
hướng ghi nhận bảo đảm thực thi văn bản hòa giải thành, cụ thể được công nhận có giá trị

28
thi hành như phán quyết trọng tài (Philippines), được thực thi thông qua quyết định của tòa
án mà không xét xử lại vụ việc (Nhật Bản, Trung Quốc)
- Một số văn bản quan trọng:
+Quốc tế:Quy tắc về hòa giải của UNCITRAL 1980 , Luật mẫu về Hòa giải thương mại
quốc tế của UNCITRAL 2002, Công ước Singapore về Hòa giải 2020
+VN: Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 có hiệu lực từ 1/1/ 2021, NĐ 22/2017 về
hòa giải thương mại
- Một số trung tâm hòa giải ở VN: VICMC, VMC của VIAC.
***Đọc thêm về Quy tắc về hòa giải của UNCITRAL 1980 và Luật mẫu về Hòa giải
thương mại quốc tế của UNCITRAL 2002 trong giáo trình từ trang 312.
Câu 10: Trình bày nội dung phương thức tham vấn để giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế trước WTO
- Khái niệm: Tham vấn là phương thức GQTC TMQT giữa các thành viên WTO có sự
tham gia của các bên tranh chấp. Tham vấn là thủ tục mở tố tụng, là 1 trong những giai
đoạn GQTC trước cơ quan GQTC của WTO (khác với tham vấn là phương thức GQTC độc
lập, là 1 phương thức GQTC bằng con đường ngoại giao).
- Đặc điểm:
+ Là giai đoạn đầu tiên bắt buộc
+ Được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp
theo của các bên
+ Chỉ có hai bên tranh chấp. DSB sẽ được thông báo về thủ tục này và có trách nhiệm
thông báo cho các quốc gia thành viên về yêu cầu tham vấn nhưng không trực tiếp tham gia
vào thủ tục tham vấn giwuax các bên. Các quốc gia khác có thể xin tham gia vào quá trình
tham vấn nếu bên được yêu cầu tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi
thương mại thực chất” trong việc tham vấn này.
+ Cơ hội tham vấn luôn mở ra cho các bên tranh chấp -> tức: ở bất kỳ thời điểm nào
cũng có thể dừng tố tụng và ngồi xuống tham vấn với nhau.
- Thời gian tham vấn:
+ Không giới hạn thời gian tham vấn
+ Sau 60 ngày: nguyên đơn có thể đề nghị thành lập Panel
+ Trong vòng 60 ngày: nguyên đơn có thể đề nghị thành lập Panel nếu hai bên cùng cho
rằng tham vấn không thành công
- Thủ tục tham vấn:
+ Một bên gửi yêu cầu tham vấn
29
+ Bên được yêu cầu tham vấn - nhận được tham vấn phải trả lời yêu cầu tham vấn trong
vòng 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu và phải tham gia tham vấn tích cực trong vòng
30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu.
- Các bên có thể đề nghị thành lập BHT khi:
+ Nếu thành viên được yêu cầu tham vấn không trả lời trong thời hạn 10 ngày sau ngày
nhận được yêu cầu, hoặc không tham gia tham vấn trong thời hạn không quá 30 ngày, hoặc
sau một thời hạn khác nếu được cá bên thỏa thuận kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành
viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành lập BHT
+ Sau 60 ngày đã tham vấn mà không thành công
+ Trước 60 ngày nếu cả hai bên cùng cho rằng tham vấn không thành công.
- Ý nghĩa: Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn
tham vấn nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời
đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp.
- Đánh giá, bình luận thêm: Các quy định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số
hạn chế nhất định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện
nghĩa vụ tham vấn của Bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp tham vấn đạt được một thỏa
thuận thì thông báo về kết quả tham vấn cần phải chi tiết đến mức nào để các Thành viên
khác của WTO và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham
vấn (tránh hiện tượng thỏa thuận đạt được đơn thuần chỉ là sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các
bên mà không dựa trên các quy định của WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại…)

Câu 11: Trình bày vắn tắt nội dung tranh chấp DS404 và phân tích các lợi ích kinh
tế, lợi ích ngoại giao sau khi có phán quyết của DSB
● Trình bày DS 404:Hoa Kỳ — Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm
của Việt Nam
- Các bên tham gia tranh chấp: Nguyên đơn: Việt Nam, Bị đơn: Hoa Kỳ, CQGQTC:
BHT của DSB. Việt Nam đã yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp
chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
- Luật áp dụng: Điều 2,6,9,11 của ADA và Điều VI của GATT
- Các vấn đề trong vụ việc:
(i) liên quan tới Zeroing - Quy về 0: Phương pháp Zeroing là tách riêng từng giao dịch
và chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để tính khối lượng BPG. Còn các giao dịch có
biên độ phá giá âm thì coi như không BPG và không tính vào khối lượng BPG chung. Vì thế

30
mà BHT kết luận việc áp dụng phương pháp Zeroing của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã
vi phạm Điều 2.4 ADA.
(ii) liên quan tới quyết định giới hạn bị đơn bắt buộc của Bộ thương mại HK: DOC dựa
vào việc sử dụng điều tra mẫu để lựa chọn các công ty bị điều tra hay rà soát riêng lẻ các vụ
điều tra chống BPG. Luật chống BPG của Mĩ cho phép DOC có thẩm quyền giới hạn cuộc
điều tra chỉ đối với một số nhà sản xuất được lựa chọn. Việc hạn chế điều tra của Mĩ dẫn
đến nhiều hậu quả bất lợi cho các DN Việt Nam bởi vì những DN không có cơ hội được
tham gia vào vụ kiện phải chấp nhận mức thuế do DOC xác định dựa trên mức thuế của các
công ty bị điều tra. Vì vậy, những nhà sản xuất không được lựa chọn thì hoàn toàn phụ
thuộc vào các bị đơn được lựa chọn. Tuy nhiên, BHT đã bác khiếu kiện của Việt Nam liên
quan đến vấn đề này.
(iii) liên quan tới thuế suất toàn quốc: Mức thuế BPG của DOC có sự phân biệt giữa các
nước có nền kinh tế phi thị trường và các nước được chỉ định là có nền kinh tế thị trường.
Đối với các nước có nền kinh tế thị trường, DOC tuân thủ Hiệp định AD và tính toán các
mức thuế suất riêng lẻ cho từng bị đơn bắt buộc và một mức thuế suất bình quân gia quyền
của các bị đơn này để áp dụng cho tất cả các bị đơn không bị điều tra riêng lẻ còn lại trong
cùng một đợt rà soát. Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế phi thị trường, DOC bắt buộc các
DN không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng lẻ và
những DN mà không làm như vậy hoặc không thỏa mãn các tiêu chí được hưởng thuế suất
riêng lẻ thì phải chịu thuế suất toàn quốc. Và điều này là không phù hợp với ADA nên BHT
đã ủng hộ VN và kết luận HK đã vi phạm Điều 9.4 ADA khi áp dụng thuế suất toàn quốc.
(iv) liên quan tới thuế suất áp dụng cho bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Trong
kỳ rà soát hành chính lần thứ 2, DOC đã áp dụng với các DN không thuộc diện điều tra mức
bình quân gia quyền của tất cả các mức thuế của các DN được điều tra. Tuy nhiên, trong kết
luận cuối cùng, DOC lại áp dụng mức thuế tính được trong kỳ điều tra mức BPG đầu tiên
(4.57%). Các quyết định tương tự cũng được đưa ra trong đợt rà soát lần 3. Kết luận của
DOC là không hợp lý và không công bằng bởi vì mức thuế 4.75% áp dụng cho các DN
không được điều tra là không phù hợp với luật WTO bởi việc tính biên độ BPG bằng
phương pháp Zeroing không phù hợp với quy định của ADA và việc áp dụng mức thuế cho
các DN không được điều tra dựa trên các biên độ được tính trong các kì rà soát và điều tra
trước cũng là không phù hợp với các quy định của ADA. Vì thế BHT ủng hộ khiếu kiện của
VN về việc HK đã áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không
được lựa chọn
● Phân tích các lợi ích kinh tế, lợi ích ngoại giao sau khi có phán quyết của DSB

(1) Lợi ích kinh tế: Đảm bảo rằng HK sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan
đối với sản phẩm tôm đông lạnh VN cũng như bảo vệ được lợi ích xuất khẩu của VN đối
31
với mặt hàng này. Cụ thể sau vụ tranh chấp, sản phẩm tôm đông lạnh đã rộng đường hơn
khi vào HK, kinh ngạch xuất khẩu tôm sang HK tăng mạnh theo số liệu là gần 146%. Qua
đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đông lạnh có thể tăng doanh thu, góp phần tăng nguồn
thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước.
(2) Lợi ích ngoại giao: Khẳng định được vị thế VN trên trường quốc tế, thể hiện sự tự
tin, chủ động, khả năng bình đẳng như các thành viên khác khi sử dụng công cụ giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong
thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến ngoại giao
giữa các bên tranh chấp.

Câu 12: Trình bày nội dung phương thức trung gian, hòa giải trong giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế trước WTO.
- Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn quy định các hình thức giải quyết tranh chấp
mang tính “chính trị” khác tại Điều 5 DSU là môi giới, trung gian, hoà giải.
- Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ
thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được thành lập và
đã tiến hành hoạt động). Tương tự như vậy, các thủ tục này cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ
lúc nào. (DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt
nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục này).
Một khi thủ tục này chấm dứt bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập BHT.
- Khi các thủ tục này được tiến hành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu tham vấn, bên nguyên đơn phải cho phép một thời hạn là 60 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu tham vấn trước khi yêu cầu thành lập BHT. Bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành
lập BHT trong thời hạn 60 ngày này nếu các bên có tranh chấp cùng cho rằng các thủ tục
này đã không thể giải quyết được tranh chấp.
- Các thủ tục này có thể được tiếp tục ngay cả khi BHT tiến hành tố tụng nếu các bên
tranh chấp đồng ý.
- Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải có thể do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm.
- Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể
đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải này không. Với các ưu thế nhất định
như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo giữa các bên tranh chấp… các
phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được DSU đặc biệt khuyến khích sử
dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một giải pháp hợp lý thỏa mãn tất cả các bên

32
tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các quy
tắc thương mại trong Hiệp định.

Câu 13. Trình bày nội dung các chế tài đối với vi phạm hợp đồng TMQT
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Đặc điểm:
● Áp dụng khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng

● Bên vi phạm sẽ thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng mà mình chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa đúng để đảm bảo hợp đồng được thực thi đầy đủ.
● Chi phí phát sinh do bên vi phạm chịu

● Bên bị vi phạm có thể gia hạn thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng
Cách thức thực hiện: (Điều 297 LTM 2005)
● Giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng (khi bên
vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng)
● Loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế,
cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, nhưng không dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại,
loại dịch vụ khác để thay thế nếu không có sự chấp thuận của bên bị vi phạm (khi bên vi
phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng)
● Áp dụng các biện pháp khác ( bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ):

● Bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay
thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền
chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có
● Bên bị vi phạm có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ
và bê vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý
1. Phạt hợp đồng
Đặc điểm:
● Có hành vi vi phạm (không thực hiện hđ, thực hiện hđ không đúng hoặc không đầy
đủ nghĩa vụ)
● Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả 1 khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng khi:

33
(i) Có hành vi vi phạm hợp đồng
(ii) Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng
(iii) Có thoả thuận về tiền phạt trong hợp đồng
● Mục đích:

(i) Răn đe các bên phải tôn trọng thỏa thuận (khi số tiền phạt lớn hơn tổn thất)
(ii) Trừng phạt bên vi phạm khi xảy ra vi phạm hợp đồng và ngăn ngừa vi phạm khác
trong tương lai
Cách thức thực hiện: mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ bị vi phạm.
Thực tế, chế tài phạt hợp đồng không được ủng hộ (CISG, Úc) do mức phạt sẽ do các
bên quyết định và có thể trở thành công cụ lừa đảo. VD: người đại diện bên A và bên B ký
HĐ với Điều khoản phạt vi phạm rất cao. Sau đó người đại diện bên A cố tình để bên A vi
phạm và cấu kết với bên B để được chia % trong số tiền phạt.
1. Bồi thường thiệt hại:
Đặc điểm:
● Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi VP HĐ gây ra cho bên bị
vi phạm (khoản 1 Điều 302 LTM)
● Có hành vi vi phạm + có thiệt hại thực tế + mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm và
thiệt hại
● Mức bồi thường thiệt hại không vượt quá mức tổn thất và lợi nhuận mất đi mà các
bên dự liệu khi giao kết HĐ → khác với phạt hợp đồng.
● Mục đích: nhằm bù đắp thiệt hại, do đó chế tài này chỉ được áp dụng khi có thiệt hại
thực tế xảy ra
● Bên yêu cầu thiệt hại phải: chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi đó gây ra
và mức lợi trực tiếp mà họ đáng ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
● Phân loại: (i) Thiệt hại chung (bao gồm các tổn thất thất yếu và trực tiếp phát sinh do
vi phạm hợp đồng); (ii) Thiệt hại đặc biệt (bao gồm bất kì tổn thất phát sinh do việc vi phạm
hợp đồng vì những hoàn cảnh hay Điều kiện đặc biệt không thể dự đoán được một cách
thông thường)
Cách thức thực hiện: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu và khoản lợi trực tiếp mà họ đáng ra được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.

34
1. Tạm ngừng thực hiện HĐ:
Đặc điểm:
● Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

● Căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 71 CISG): Có dấu hiệu cho thấy rằng
sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ
của họ do một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khả năng
thanh toán HĐ hoặc trong việc chuẩn bị thực hiện hay khi thực hiện hợp đồng (Điều 308
LTM) Khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc vi phạm khác song các bên thỏa thuận
trong hợp đồng dẫn tới tạm ngừng thực hiện HĐ.
● Hậu quả pháp lý: (Điều 309 LTM)

● Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Sau khi khắc phục các hành vi vi phạm và mâu thuẫn thì
hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện
● Bên vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc tạm ngừng
thực hiện hợp đồng
Cách thức thực hiện: bên vi phạm phải thông báo việc tạm đình chỉ cho phía bên kia.
nếu không thông báo cho bên kia mà có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại cho họ
họ
1. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đặc điểm:
● việc một bên chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

● Căn cứ áp dụng:

● xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là Điều kiện để đình chỉ hợp đồng

● một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng

● Hậu quả pháp lý: (Điều 310, 311 LTM 2005)

● Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và bên đã thực hiện nghĩa
vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia
thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
● bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Cách thức thực hiện: bên vi phạm phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia biết.
nếu không thông báo dẫn đến gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường
35
1. Huỷ bỏ hợp đồng
Đặc điểm:
● Có thể do sự thỏa thuận của hai bên hoặc do ý chí của một bên, các bên được giải
phóng khỏi phần nghĩa vụ đã được hủy bỏ hoặc toàn bộ hợp đồng
● Căn cứ áp dụng: (Điều 312 LTM)

● Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là Điều kiện để hủy bỏ hợp đồng

● Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

● Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng

Hậu quả pháp lý: (Điều 314 LTM)


● Hợp đồng không còn hiệu lực, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp
đồng và về GQTC.
● Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng
● Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc hủy bỏ hợp
đồng
Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận thực hiện các chế tài khác không làm trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật việt nam, Điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên, tập
quán TMQT.

Câu 14. Trình bày các nội dung cơ bản (thẩm quyền, thủ tục, thực thi phán quyết)
của 2 phương thức trọng tài được áp dụng để GQTC trong WTO
(TA: vẫn nên đọc kỹ Điều 22, 25 và kết hợp phần dưới để hiểu hơn)
Thủ tục trọng tài có thể được các bên tranh chấp sử dụng trong hai trường hợp: (i) là
một giai đoạn trong thủ tục GQTC được quy định trong DSU (trọng tài Điều 22); (ii) cơ
chế trọng tài độc lập ngoài khuôn khổ cơ chế chế GQTC của DSU (trọng tài Điều 25)

Điều 22 Điều 25

36
Cơ sở Điều 22 Điều 25
pháp lý

Điều Các bên có khiếu nại Các bên có thỏa thuận


kiện áp
dụng

Thẩm Điều 22.7 DSU, trọng tài có thẩm Theo thỏa thuận của các bên
quyền quyền: (i) xác định thời hạn hợp lý để tranh chấp, ban trọng tài do các
thực hiện phán quyết và kiến nghị trong bên tự thành lập ra và GQTC của
trường hợp bên thua kiện không thể thực mình thay cho cơ chế GQTC của
hiện ngay; (ii) xác định mức độ trả đũa WTO. sau khi giải quyết xong
trong trường hợp bên thua kiện phản đối tranh chấp thì tự giải thể
về mức độ tạm hoãn thi hành mà bên
thắng kiện đề nghị áp dụng (Điều 22.3);
(iii) xác định tính có hiệu lực của đề xuất
tạm hoãn những nhượng bộ và nghĩa vụ
khác.

Luật *Luật nội dung: hiệp định liên quan Nếu nội dung tranh chấp liên
áp dụng của WTO; các báo cáo của panel, ab dù quan tới các hiệp định của WTO
thông qua hay chưa; các ĐƯQT mà các thì áp dụng các hiệp định của
hiệp định WTO dẫn chiếu; nguyên tắc WTO
chung của pháp luật.
*Luật tố tụng: DSU

Thủ *Thời hạn phân xử bằng trọng tài: *Do các bên thỏa thuận và
tục 60 ngày sau ngày hết thời hạn hợp lý thông báo đến tất cả các thành
(Điều 22.6) viên WTO trước khi thủ tục
*Thành viên HĐTT: là thành viên trọng tài bắt đầu. các thành viên
của ban hội thẩm ban đầu nếu các bên WTO muốn tham gia thủ tục tố
tranh chấp đồng ý, hoặc một trọng tài do tụng thì phải được các bên tranh
tổng giám đốc WTO chỉ định. chấp đồng ý.
*Trọng tài quyết định mức độ trả đũa *Ban trọng tài phải tuân thủ
có tương đương 20 và đưa ra một mức theo nguyên tắc và thủ tục tố
trả đũa tụng của DSU về GQTC.

37
Quyết Phán quyết của trọng tài là chung (i)Phán quyết của trọng tài
định thẩm các bên không được yêu cầu phân phải được thông báo cho DSB,
xử trọng tài lần 2 các hội đồng và ủy ban giám sát
có liên quan; (ii)Phải phù hợp
với các hiệp định có liên quan;
(iii)Không được gây thiệt hại
cho bất cứ thành viên khác của
WTO.

Thực DSB phải được thông báo nhanh Các quy định tại Điều 21 và
thi phán chóng về quyết định và cho phép yêu cầu 22 về các biện pháp khắc phục
quyết tạm hoãn nghiệm bộ bộ hoặc các nghĩa và việc DSB giám sát thực hiện
vụ khác phù hợp với quyết định của phán quyết cũng được áp dụng
trọng tài ( khi có yêu cầu), trừ khi DSB cho phán quyết của trọng tài.
quyết định trên cơ sở đồng thuận bác bỏ
yêu cầu này.

Câu 15. Trình bày nội dung biện pháp trả đũa trong WTO
Cơ sở pháp lý: Điều 22 DSU
Mục đích: Thúc đẩy việc thi hành các khuyến nghị của panel, cân bằng các lợi ích
thương mại.
Điều kiện áp dụng:
● Khi bên thua kiện không thực hiện khuyến nghị

● Trong vòng 20 ngày sau khi kết thúc hạn hợp lý mà các bên không thỏa thuận được
mức bồi thường
● Được DSB cho phép, các biện pháp trả đũa không bị cấm trong các hiệp định có liên
quan, khuyến nghị và phán quyết, hoặc cân bằng lợi ích trong thương mại.
● Trong quá trình thực hiện sẽ được DSB giám sát, và phải buộc dừng khi bên vi
phạm đã thực hiện đầy đủ khuyến nghị của DSB
Các quy tắc Điều chỉnh:
● Khoản 4 Điều 22: Mức độ trả đũa phải tương đương với mức độ triệt tiêu hoặc gây
phương hại

38
● Khoản 1 Điều 22: trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời, chỉ được áp dụng cho đến khi
bên vi phạm thực hiện khuyến nghị chị
● Khoản 3 Điều 22: các biện pháp trả đũa phải được tiến hành lần lượt theo thứ tự: trả
đũa Song Hành - trả đũa chéo lĩnh vực cùng Hiệp Định - trả đũa chéo Hiệp Định:
● Trả đũa Song Hành: tạm thời thi hành nhượng bộ trong cùng một lĩnh vực mà quyền
lợi bị thiệt hại
● Trả đũa chéo: chéo lĩnh vực (trả đũa trên lĩnh vực khác với lĩnh vực bị thiệt hại) và
chéo hiệp định (trả đũa theo một hiệp định có liên quan khác)
● Điều 26: Trả đũa đặc biệt trong khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống

● Khiếu kiện không vi phạm (khoản 1) một: Là các khiếu kiện khi một biện pháp bị
phát hiện là làm triệt tiêu, hoặc làm phương hại lợi ích hoặc làm cản trở việc đạt được mục
đích của hiệp định.
● Điều kiện tình huống: thủ tục DSU chỉ được áp dụng tới thời điểm khi báo cáo của
Panel gửi đến các thành viên. Với loại khiếu kiện này, kể cả bên thua kiện cũng có thể
ngăn cản việc không thông qua báo cáo của DSB ra thông qua phương thức bỏ phiếu phủ
quyết, từ đó sẽ không áp dụng được biện pháp trả đũa.

Câu 16. Trình bày các nguồn luật được sử dụng trong GQTC TMQT.
1. Pháp luật quốc gia
Là loại nguồn cơ bản và phổ biến trong GQTC TMQT tư. Cơ quan GQTC thường được
quy định trong pháp luật tố tụng dân sự - thương mại của mỗi nước. Tòa án quốc gia khi xét
xử các vụ việc tranh chấp TMQT thường áp dụng pháp luật quốc gia mình để xét xử. Các
phương thức khác cũng được xác định tùy theo pháp luật mỗi nước. Đối với tranh chấp
TMQT công thì pháp luật quốc gia không được áp dụng để xét xử mà chỉ sử dụng với tư
cách là chứng cứ.
Pháp luật quốc gia với tư cách là nguồn luật để GQTC TMQT là phải là các VBPL
(hoặc án lệ) có chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật về GQTC TMQT (BLDS
2015, BLTTDS 2015, Luật trọng tài thương mại 2015)
1. Điều ước quốc tế
Đây là loại nguồn quan trọng bậc nhất vì đó là sự thống nhất của các quốc gia về giải
pháp GQTC TMQT và được các quốc gia và các thương nhân sử dụng nhiều. Là một nguồn
luật cơ bản và phổ biến nhất trong GQTC TMQT công và là nguồn luật được ưu tiên áp
dụng đối với GQTC TMQT tư.
39
Các Điều ước quốc tế muốn là nguồn luật của GQTC TMQT phải chứa đựng các
nguyên tắc hay các quy phạm pháp luật về lĩnh vực GQTC, chẳng hạn như DSU, Công ước
New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, các hiệp
định tự do thương mại như CPTPP, EVFTA, các hiệp định song phương, các hiệp định
tương trợ về dân sự…
1. Tập quán quốc tế
TQQT là các quy tắc xử sự được áp dụng lặp đi lặp lại và rộng rãi bởi các chủ thể trong
phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Theo Điều 38.1, quy chế của ICJ thì TQQT là bằng chứng
của việc thực hành chung được chấp nhận như luật. WTO cũng thừa nhận việc tuân thủ một
quán quốc tế là cần thiết trong quá trình GQTC.
TQQT với tư cách là nguồn của GQTC TMQT thì phải chứa đựng các nguyên tắc, các
vi phạm liên quan đến lĩnh vực này. TQQT giúp che lấp các khoảng trống mà Điều ước
quốc tế để lại. các TQQT thường được viện dẫn bởi ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm của
WTO trong GQTC TMQT công, nhất là các vấn đề liên quan như quyền khởi kiện, trách
nhiệm chứng minh.. các TQQT thường được sử dụng nhiều nhất là Incoterms, UCP.
1. Các nguồn luật khác
Án lệ của WTO hay các cơ quan tài khoản khác cũng là nguồn luật để giải quyết
không ít tranh chấp TMQT. Các án lệ này góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, quy định
pháp luật.
Các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế cũng đóng vai trò là một nguồn luật trong
GQTC TMQT liên quan tới quốc gia. Chẳng hạn như: nguyên tắc tôn trọng và cam kết,
nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc tuân thủ quy trình pháp lý…
Ngoài ra còn có luật mềm, không mang tính bắt buộc đối với quốc gia/thương nhân
nhưng được các chủ thể này tự nguyện/cam kết tuân thủ. Ví dụ như: như các luật mẫu của
UNCITRAL về trọng tài TMQT 2000, thế về hòa giải TMQT 2002, PECL, UNIDROIT, các
bộ quy tắc ứng xử; học thuyết của các học giả nổi tiếng.

Câu 17: So sánh việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài với việc công nhận và cho thi hành bản án của toà án nước ngoài. (TA: Đọc
gtrinh trang 227 và 273, một số phần trong bài viết chưa chắc chắn lắm)
I. Giống nhau:
● Về bản chất của việc công nhận và cho thi hành là giống nhau: việc “công nhận” là
nhằm công nhận hiệu lực pháp lý và hệ quả của phán quyết của trọng tài, bản án/quyết định
của Toà án để các bên có nghĩa vụ thực hiện theo những gì được ghi nhận; việc “cho thi

40
hành” là đảm bảo rằng phán quyết của trọng tài, bản án/quyết định của toà án có thể được
cưỡng chế thi hành bằng công cụ pháp lý của Việt Nam.
● Theo pháp luật Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài và bản
án của toà án nước ngoài đều dựa trên hai cơ sở pháp lý: (i) Điều ước quốc tế mà quốc gia
của tòa án/trọng nước ngoài và Việt Nam là thành viên quy định việc công nhận và cho thi
hành, và (ii) có căn cứ để áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước mà Việt Nam không
có hiệp ước.
● Theo pháp luật Việt Nam, cả hai việc trên đều trong thời hạn 03 năm kể từ ngày phán
quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật (Điều 451 BLTTDS 2015) hoặc kể từ
ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật. (Điều 444
BLTTDS 2015)
● Theo Điều 427 BLTTDS Việt Nam 2015, cả phán quyết và bản án/quyết định nếu
được thi hành thì sẽ theo thủ tục thi hành án dân sự
● Đều không xét xử lại vụ tranh chấp mà chỉ xem tính hợp pháp của phán quyết, bản
án/quyết định so với pháp luật quốc gia
● Về điều kiện tư cách chủ thể nộp đơn yêu cầu và công nhận thi hành bản án của Toà
án nước ngoài và phán quyết trọng tài nước ngoài, các ĐƯQT cũng như pháp luật các nước
không đặt ra như một điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên theo PL Việt Nam, thì tư cách chủ thể
của hai sự kiện này là giống nhau (Điều 425 BLTTDS 2015)
● Theo PLVN Điều 432 và 451 BLTTDS, chủ thể nhận đơn đều có thể là Bộ Tư pháp
hoặc Toà án Việt Nam có thẩm quyền
II. Khác nhau:
1. Về căn cứ pháp lý:
● Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài dựa theo Công ước
New York 1958, Công ước về Trọng tài quốc tế Châu Âu 1961
● Công nhận và cho thi hành phán quyết của Toà án nước ngoài dựa theo các Hiệp định
tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, Công ước Brussels 1968 (Điều 26 và 27), Công ước La
Hay 2005 (Điều 8)
2. Về hồ sơ, thủ tục:
a. Công nhận và cho thi hành bản án/quyết định Toà án
- Quy định trong các HĐTTTP Việt Nam là thành viên:

41
Hầu hết trong các HĐTTTP mà VN là thành viên đều quy định việc xem xét công nhận
và thi hành bản án của toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của toà án nước ký kết nơi yêu
cầu công nhận và thi hành, tuân theo pháp luật của nước ký kết đó. Toà án được yêu cầu
không xem xét lại nội dung bản án, quyết định mà chỉ xác định các điều kiện quy định tại
hiệp định có được tuân thủ không để quyết định việc công nhận và cho thi hành. Người yêu
cầu công nhận và thi hành kèm theo bản sao bản án của toà án nước ngoài và các giấy tờ cần
thiết khác.
- Quy định trong pháp luật Việt Nam: Nếu như không có ĐƯQT có liên quan về vấn đề
này, việc công nhận và thi hành bản án của TA nước ngoài về tranh chấp HĐTMQT sẽ dựa
vào quy định BLTTDSVN 2015
● Về thẩm quyền: Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xem xét công nhận và thi
hành tại Việt Nam bản án của toà án nước ngoài về tranh chấp HĐTMQT.
● Đơn yêu cầu gồm có: Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người thi hành
và người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó, nếu là cơ quan, tổ chức thì
gồm tên, địa chỉ trụ sở; Yêu cầu của người được thi hành. Giấy tờ kèm theo gồm: Bản chính
hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp; Văn bản xác
nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi
hành tại Việt Nam; Văn bản xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho
người phải thi hành.
● Thủ tục gồm có: (1) Nộp đơn yêu cầu kèm giấy tờ; (2) Thụ lý hồ sơ; (3) Chuẩn bị xét
đơn yêu cầu; (4) Phiên họp xét đơn yêu cầu; (5) Hội đồng ra quyết định (quyết định theo đa
số).
b. Công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài
- Quy định trong Công ước New York 1958:
● Về hồ sơ, Điều 4 Công ước New York quy định khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp:
Bản quyết định gốc có xác nhận hợp lệ hoặc một bản sao quyết định có chứng nhận hợp lệ
và Thỏa thuận gốc trọng tài hoặc bản sao thỏa thuận đó được chứng nhận hợp lệ.
● Về thủ tục, Điều 3 Công ước NY 1958 đối với phán quyết trọng tài, mỗi QG thành
viên sẽ công nhận các quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc và thi hành chúng theo quy
tắc về thủ tục của lãnh thổ nơi quyết định sẽ được thi hành.
- Quy định trong BLTTDS Việt Nam 2015:
● Theo Khoản 2 Điều 427 BLTTDS VN thì việc công nhận và cho thi hành phán quyết
Trọng tài sẽ được tiến hành theo thủ tục thi hành án dân sự.

42
● Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên, địa chỉ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc
của người được thi hành và người phải thi hành (nếu là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ
tên, địa chỉ trụ sở chính). Đi kèm đơn yêu cầu phải có các giấy tờ, tài liệu đã được quy định
trong ĐƯQT mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập. Nếu không có ĐƯQT thì phải có bản
sao hợp pháp quyết định của trọng tài nước ngoài và thoả thuận trọng tài có liên quan giống
như trong Công ước NY 1958.
● Về cơ bản, thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam cũng tương tự như luật pháp các nước khác, gồm những nội dung cơ bản sau: (1)
Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành đến Bộ Tư pháp hoặc Toà án Việt Nam; (2) Thụ
lý hồ sơ; (3) Chuẩn bị xét đơn yêu cầu; (4) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu: thành phần xét
xử gồm 03 thẩm phán, (5) Hội đồng ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không
công nhận phán quyết trọng tài.
→ Điểm khác nhau về hồ sơ, thủ tục:
● Đơn yêu cầu, hồ sơ công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài phức
tạp hơn so với Trọng tài.
● Về thủ tục, ở giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thời hạn đối với bản án của Toà án
nước ngoài là 04 tháng (Điều 437) còn đối với phán quyết Trọng tài nước ngoài là 02 tháng
(Điều 457).
3. Trường hợp không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
- Toà án: Điều 439 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp không được công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam gồm có:
● Không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại ĐƯQT
mà Việt Nam là thành viên.
● Bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nước đó

● Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại
phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án
nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp
luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
● Tòa án nước đã ra bản án đó không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo
quy định tại Điều 440 của Bộ luật này.
● Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam

43
đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
● Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết
định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
● Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa
án đã ra bản án, quyết định đó.
● Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại
Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Phán quyết Trọng tài nước ngoài: Điều 459
+Về phía Toà án Việt Nam nhận thấy:
1. Chứng cứ bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là
có căn cứ, hợp pháp
2. Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng
tài;
3. Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+Về phía phán quyết trọng tài thuộc các trường hợp:
1. Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết;
2. Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức
về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài
hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;
4. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được
các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài.
5. Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài
nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán
quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên
6. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên
7. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán
quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi
hành.

44
→ Điểm khác nhau: Có thể thấy ở đây lý do không công nhận bản án và phán quyết về
cơ bản là khác nhau. Nguyên nhân là do cơ chế xét xử của mỗi hình thức giải quyết tranh
chấp khác nhau nên có sự khác nhau như vậy.

Câu 18: Trình bày khái quát về ICJ và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc
gia thông qua toà án này. (TA: đọc gtrinh trang 159)
1. KHÁI QUÁT VỀ ICJ (International Court of Justice)
- Quá trình hình thành: Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, UN được thành lập thay
thế Hội Quốc Liên với mục đích chấm dứt chiến tranh giữa các quốc gia và thiết lập một cơ
chế đối thoại cho các nước. Cùng với sự ra đời của UN, ICJ được thành lập dựa trên Hiến
chương UN năm 1945 và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1946. Trụ sở của ICJ đặt tại La
Hay, Hà Lan.
Không giống như PCIJ - vốn không phải là một bộ phận trực thuộc Hội Quốc Liên, ICJ
được xem như cơ quan tư pháp chính của UN (điều này được nêu trong Điều 92 Hiến
chương UN). Hoạt động của Tòa được điều chỉnh bởi Quy chế Tòa án Công lý quốc tế (the
Statute of the International Court of Justice), trong đó có các Quy tắc về trình tự thủ tục
(Rules of Procedure). Các quy tắc này có thể được sửa đổi và bộ quy tắc hiện hành là bộ quy
tắc năm 1978.
- Về cơ cấu tổ chức:
● ICJ bao gồm 15 thẩm phán được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng UN bổ nhiệm dựa
trên danh sách được Tòa Trọng tài Thường trực (the Permanent Court of Arbitration - PCA)
tiến cử. Tuy nhiên, một quy tắc quan trọng về việc bổ nhiệm là phải đảm bảo không có hai
thẩm phán cùng một quốc tịch. Cứ sau 3 năm, một phần ba số thẩm phán của Tòa sẽ được
bổ nhiệm lại.
● Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và không hạn chế việc tái đắc cử. Năm nước thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an sẽ thường xuyên có đại diện của mình trong Tòa.
Hiện tại (2008), Chánh án của ICJ là thẩm phán Rosalyn Higgins quốc tịch Anh.
● Thông thường, các vụ tranh chấp sẽ được xét xử bởi toàn bộ Hội đồng xét xử gồm 15
thành viên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hội đồng xét xử được thành lập với số
thành viên ít hơn (thường là 5 thành viên), tùy vào ý chí của các bên tranh chấp. Cũng có
những trường hợp mỗi bên trong tranh chấp yêu cầu bổ nhiệm một thẩm phán vụ việc đại
diện lợi ích của mình trong hội đồng xét xử, các thẩm phán vụ việc này chỉ làm thành viên
của Tòa trong vụ tranh chấp cụ thể đó mà thôi. Như vậy, trên thực tế, thành phần của hội

45
đồng xét xử được quyết định bởi các bên, và như vậy làm cho quá trình tố tụng nhìn từ khía
cạnh này giống như trọng tài.
● Phán quyết của Tòa được đưa ra theo nguyên tắc đa số

- Về chức năng của ICJ:


● Chức năng chính của ICJ là giải quyết các tranh chấp cho các nước thành viên dựa
trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý cho Đại hội
đồng, Hội đồng Bảo an và các ủy ban khác trực thuộc UN. Điều 38 (1) trong Quy chế của
ICJ quy định về thẩm quyền của Tòa là: “quyết định xét xử, phù hợp với luật pháp quốc tế,
những vụ tranh chấp được đưa ra trước Toà…”. Điều 38 (2) trong Quy chế quy định Tòa án
có thể ra quyết định dựa trên nguyên tắc công bằng và đúng đắn (ex aequo et bono) thay vì
chỉ dựa vào quy định của luật pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm quyền xét xử một cách
công bằng và đúng đắn chưa bao giờ được một hình thức tài phán quốc tế nào áp dụng.
- Về thẩm quyền của ICJ:
● Toà ICJ có thẩm quyền trong hai trường hợp: thứ nhất, các quốc gia tranh chấp thoả
thuận đem vụ việc ra trước Toà để giải quyết[6]; thứ hai, Toà ICJ có thể cung cấp ý kiến tư
vấn trong trường hợp các cơ quan của LHQ viện dẫn sang. Ý kiến tư vấn của Toà tuy không
mang giá trị pháp lý ràng buộc, nhưng cũng có thể coi là một cách thức để làm rõ những
khúc mắc gặp phải của các cơ quan trong LHQ và cả quốc gia khi tiến hành các hoạt động
của mình, từ đó trở thành một nguồn trong luật quốc tế.
● Phán quyết của Toà mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc thực hiện với các
bên. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thông qua cơ chế xét xử của
ICJ thông thường đòi hỏi thiện chí của các bên tham gia. Phán quyết cuối cùng của ICJ sẽ
gần như trở nên vô nghĩa khi một bên khước từ thi hành bởi không tồn tại một cơ quan
cưỡng chế thi hành trong hệ thống luật quốc tế.
- Thành viên của ICJ:
● Điều 93 Hiến chương UN đưa ra hai đối tượng có thể trở thành thành viên gia nhập
Quy chế ICJ: (i) tất cả các thành viên của UN – vốn mặc nhiên được coi là thành viên của
Quy chế ICJ, và (ii) các quốc gia/vùng lãnh thổ không phải thành viên của UN nhưng có thể
trở thành thành viên của Quy chế Tòa do Đại Hội đồng quyết định (với sự đề xuất của Hội
đồng Bảo an) dựa vào những điều kiện cụ thể trong từng trường hợp. San Marino và Thụy
Sỹ đã gia nhập Quy chế Tòa theo cách thứ hai nói trên.
● Điều 35 trong Quy chế ICJ quy định đối tượng xét xử của Tòa là: tất cả các thành
viên tham gia Quy chế Tòa, và các đối tượng khác đủ điều kiện do Hội đồng Bảo an đề ra.

46
Albani, Italy và Cộng hòa Liên Bang Đức là những quốc gia đã được tham gia vào tố tụng
tại Tòa trước khi trở thành thành viên của UN.
● Note: Trong các vụ việc tranh chấp, chỉ có quốc gia mới có tư cách thưa kiện tại Toà
ICJ.
2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ICJ
ICJ tiến hành giải quyết tranh chấp quốc tế theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn. Thành
phần của một phiên tòa là tối thiểu 9 thẩm phán. Trình tự đầy đủ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn
tiến hành các thủ tục bổ trợ và giai đoạn xét xử nội dung vụ việc. Trong phạm vi chức năng
của mình, tòa có thể lập ra ba loại tòa đặc thù: tòa rút gọn trình tự tố tụng, tòa đặc biệt, tòa
ad hoc. Được quy định rất rõ trong chương III Quy chế Tòa Công lý quốc tế.
Thủ tục xét xử của tòa theo từng trường hợp sẽ được tiến hành theo những bước sau:
Bước 1: Các quốc gia có quyền lựa chọn thời điểm, nội dung, điều kiện chấp nhận thẩm
quyền của ICJ bằng cách gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc một bản tuyên bố về nội
dung nói trên, sau đó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển cho Chánh án ICJ.
Bước 02: Tòa tiến hành các thủ tục bổ trợ cho thủ tục chính về xét xử nội dung : Tòa sẽ
xem xét xác định thẩm quyền của mình trong từng vụ việc cụ thể được nêu. Trong từng
trường hợp cần thiết, tòa có thể ra những biện pháp bảo đảm tạm thời cần thiết để bảo vệ
quyền lợi cho mỗi bên. Hợp các các vụ án có mục tiêu tranh chấp chung. Khả năng xử án
vắng mặt. Tòa xem xét khả năng can dự vào vụ việc từ bên thứ ba.
Bước 03: Tòa xét xử về mặt nội dung của vụ việc, giai đoạn này gồm 02 bước: Một là
Thủ tục viết (The written proceedings) trong đó các quốc gia hoàn thành và trao đổi bị vong
lục về lập luận của từng bên và các lý lẽ luận tội hay bào chữa; Hai là Thủ tục nói ( Tranh
tụng trước tòa - The oral proceedings) trong đó tòa sẽ nghe ý kiến các bên, các luật sư và cố
vấn trong phiên tòa xét xử công khai.
Bước 04: Ra quyết định cuối cùng phân giải tranh chấp. (Drafting and Adoption of the
Judgement)
Những lưu ý về thủ tục giải quyết tranh chấp:
● Hiếm khi cho phép sự can thiệp của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết tranh chấp

● Thủ tục giải quyết tranh chấp được bắt đầu bằng việc 1 bên sẽ tiến hành gửi thông
báo đăng ký cho ICJ Regonize
● Trường hợp bị đơn không tham gia phiên toà sẽ không ngăn cản quá trình tố tụng

● Nếu một thẩm phán không có khả năng tham dự cuộc họp, thẩm phán có thể gửi
phiếu bầu của mình bằng thư từ.

47
Câu 19: Trình bày nội dung việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng
con đường ngoại giao
1. Khái quát chung về việc giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao
Có thể nói đây là biện pháp giúp cho các quốc gia có thể duy trì được hoà bình với nhau
trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Về các phương pháp tiến hành giải quyết tranh chấp, ở đây các quốc gia thường tiến
hành đàm phán, hoà giải/tự hoà giải với nhau, hoặc thương lượng, trung gian,... trong đó có
sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực.
Về đặc điểm, các tranh chấp này phần lớn đều liên quan đến chính trị, hường là những
tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa các bên.
Về tính chất, biện pháp này thường chỉ có tính chất khuyến nghị, không mang tính chất
bắt buộc đối với bên tranh chấp.
Về kết quả, kết quả của việc sử dụng các biện pháp ngoại giao thường là các nghị
quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hoặc cam kết và các điều ước quốc tế được các
bên tranh chấp ký kết.
2. Cụ thể về giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao
Đàm phán là một biện pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế được áp dụng
từ lâu đời, phổ biến, hiệu quả và linh hoạt nhất. Đây thực chất là diễn đàn ngoại giao do các
bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp tiến hành thương lượng, thỏa
thuận tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan.
● Các loại hình đàm phán: Thực tiễn quan hệ quốc tế tồn tại nhiều loại hình đàm
phán quốc tế như tư vấn, tham vấn, tham khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, hội nghị. Đàm phán
có thể được tiến hành theo mô hình đàm phán song phương, có thể trực tiếp hoặc thông qua
việc trao đổi công hàm.
● Quy tắc đàm phán: Luật Quốc tế không quy định quy tắc tiến hành đàm phán, giải
quyết tranh chấp mà tất cả các vấn đề liên quan đến đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế
sẽ do các quốc gia là các bên tranh chấp chủ động xây dựng hoặc dựa vào sự tư vấn, hỗ trợ
của các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác. Mục đích, thành phần, cấp tham gia cũng
như hình thức của đàm phán do chính các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau. Tuy
nhiên, việc tiến hành đàm phán, kết quả của đàm phán phải hoàn toàn theo nguyên tắc bình
đẳng giữa các quốc gia, không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, không can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước.

48
● Chủ thể tiến hành đàm phán: Đàm phán có thể diễn ra ở cấp các Nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu Chính phủ, đại diện toàn quyền của các nhà nước hoặc thông qua các
hội nghị ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia ở nước ngoài… Trong
đó, các cuộc đàm phán cấp cao thường thảo luận các vấn đề cơ bản làm phát sinh tranh chấp
giữa các quốc gia hữu quan và có vai trò quyết định.
● Kết quả đàm phán: phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, trình độ, kiến thức chuyên môn
sâu rộng và uyên bác của những người thay mặt các quốc gia tham gia đàm phán. Đàm phán
giải quyết tranh chấp quốc tế thường kết thúc bằng việc các bên tranh chấp sẽ ký kết một
trong các loại văn kiện quốc tế như Bản ghi nhớ (l’aide mesmoire), Nghị quyết (la
resvolution, la descision); Hiệp ước, Hiệp định (le traité depaix, l’accord)…[7].
→ Ưu điểm: Đàm phán là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp trực
tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp cùng nhau
thương lượng, nhượng bộ để giải quyết. Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực
tiếp sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc tranh
chấp.
→ Nhược điểm: Nhiều trường hợp không thể đi đến giải quyết tranh chấp, nhất là khi
tương quan giữa hai quốc gia chênh lệch lớn.
Ví dụ: Thực tiễn các tranh chấp mà Việt Nam là một bên liên quan, từ trước đến nay,
chúng ta luôn xác định đàm phán là biện pháp được áp dụng đối với mọi tranh chấp về biên
giới lãnh thổ. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện lập trường
thông qua thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 19/10/1993 tại
Hà Nội. Với tinh thần đó, đến nay Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết xong vấn đề lãnh
thổ, biên giới trên đất liền bằng Hiệp ước biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999 và phân
định vịnh Bắc Bộ bằng Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hợp tác nghề cá ngày
26/12/2000.

Câu 20: Trình bày các hình thức trọng tài và cách xác định thẩm quyền của Trọng
tài thương mại quốc tế
20.1 Về cơ bản có thể kể đến các hình thức trọng tài sau:
20.1.1 Trọng tài chính phủ và trọng tài phi chính phủ (phần này chỉ là phần thêm,
có trong giáo trình)
- Trọng tài chính phủ: (hiện ở Việt Nam đã ko còn từ năm 1994)
+ là cơ quan tài phán do Nhà nước thành lập, được Nhà nước tài trợ bằng ngân sách
quốc gia.
49
+ Trọng tài viên là các công chức nhà nước.
- Trọng tài phi chính phủ:
+ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thành lập bởi các trọng tài viên theo quy định
nhà nước hoặc theo đề nghị của một số tổ chức phi chính phủ nào đó (thường là các Phòng
Thương mại và công nghiệp ở các nước), có ngân sách riêng.
20.1.2 Trọng tài vụ việc (ad-hoc) và trọng tài quy chế (đây là phần chính cần nhớ)
Trọng tài vụ việc (ad-hoc) là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành
lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của
trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
– Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong
tranh chấp.
– Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng
tài viên. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc
ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào. (đây cũng là ưu điểm của
hình thức này khi tổ chức đơn giản và các bên hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn trọng tài
viên và có thể tham gia quá trình xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp)
– Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên
thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm
trọng tài. (đây vừa là ưu điểm (như trên đã nói) vừa là nhược điểm khi không có quy tắc tố
tụng riêng nên việc thỏa thuận xây dựng quy tắc tố tụng là khá khó. Tuy nhiên, hiện đã có
quy tắc trọng tài UNCITRAL để các tổ chức trọng tài có thể áp dụng như một quy tắc tố
tụng mẫu để giải quyết tranh chấp tmqt)
Trọng tài vụ việc tuy được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 nhưng chưa
phát triển trên thực tế, một phần vì nếu lựa chọn sử dụng trọng tài vụ việc, các bên phải tự
thực hiện toàn bộ quy trình với hội đồng trọng tài mà không có sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký
thường trực và vì vậy cần có kinh nghiệm tham gia tố tụng trọng tài trước đó.
Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm
việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố
tụng riêng. Về cơ cấu tổ chức, mỗi tổ chức trọng tài quy chế gồm một bộ phận thường trực
hoặc ban thư ký làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và giám sát việc áp dụng
quy tắc trọng tài.
Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô
hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội
đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng
các trung tâm trọng tài. VD: Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm trọng tài

50
thương mại quốc tế Australia, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam,... Trọng tài quy chế
cũng có thể được tổ chức dưới dạng công ty, hiệp hội như Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ....
20.2 Xác định thẩm quyền trọng tài thương mại quốc tế
20.2.1 Loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại hoặc tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại. Tranh chấp giữa các bên phải liên quan đến hoạt động thương mại chứ không
thể bao gồm các tranh chấp dân sự của một bên có hoạt động thương mại. Trọng tài thương
mại có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài.
Tính quốc tế của trọng tài: theo Điều 1.3 Luật mẫu của UNCITRAL:
3. Trọng tài là quốc tế nếu:
a. Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó,
có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc
b. Một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở kinh doanh sau đây được đặt ở ngoài
quốc gia:
i. Nơi xét xử trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài;
ii. Nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện
hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất;
c. Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến
nhiều nước.
Cần phân biệt trọng tài quốc tế với trọng tài nước ngoài. Một phán quyêt trọng tài tại
Trung Quốc sẽ được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, dù cho các
bên của tranh chấp đều là các công ty tại Trung Quốc.
Một điểm cần lưu ý là trong lĩnh vực đầu tư, có một dạng tranh chấp đặc biệt cũng có
thể được đưa ra giải quyết bằng cơ chế trọng tài: đó là tranh chấp giữa cơ quan nhà nước
Việt Nam và nhà đầu tư. Theo khoản 4 Điều 14 luật Đầu tư 2020: Tranh chấp giữa nhà đầu
tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án
Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đồng thời cũng
được đề cập trong các Hiệp định đầu tư quốc tế (song phương - BIT và đa phương – Hiệp
định đầ tư toàn diện ASEAN 2009).
20.2.2. Thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

51
- Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi có sự thỏa thuận
trọng tài của các bên, là căn cứ pháp lý duy nhất và quan trọng nhất xác định thẩm quyền
trong tài.
Điều 7 Luật Mẫu của UNCITRAL: "Thoả thuận trọng tài" là thoả thuận mà các bên
đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa
các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ
hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng
hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.
Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ghi nhận trường hợp thỏa
thuận trọng tài mặc nhiên, chẳng hạn, khi một bên gửi đơn kiện, giao tranh chấp cho trọng
tài và bên kia vẫn theo kiện, không phản đối thẩm quyền của trọng tài. Về hình thức, thì
trong UNCITRAL hay luật trọng tài của một số các nước như Canada, Malaysia, Việt
Nam,... quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, hình thức văn bản thì có thể đa
dạng (như telegram, fax, thư điện tử,...).
- Liên quan đến thẩm quyền của trọng tài, một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi là
nguyên tắc ‘thẩm quyền xác định thẩm quyền’. Đối với từng tranh chấp cụ thể, trọng tài
được lựa chọn sẽ có quyền tự xác định và quyết định thẩm quyền của mình đối với tranh
chấp đó.
- Trọng tài có thể khước từ thẩm quyền của mình:
+ Khước từ một phần: Trường hợp xác nhận một số khiếu kiện được đưa ra không thuộc
thẩm quyền của hội đồng trọng tài
+ Khước từ toàn phần: (i) chỉ phát sinh trong trường hợp quyền hạn (hoặc quyền hạn dự
tính được trao) của một hội đồng trọng tài phát sinh từ một điều khoản trọng tài. (ii) Cơ sở
cho việc khước từ toàn phẩn thẩm quyền thường liên quan đến các yếu tố cơ bản của điều
kiện trọng tài.

Câu 21: Trình bày ưu và nhược điểm của việc sử dụng tòa án quốc gia để giải
quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Ưu điểm giải quyết bằng Tòa án
- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với
trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế
cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của bên
thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
- Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những bên vi phạm pháp luật.

52
- Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của tòa án là chính xác, công
bằng
- Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên
trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
- Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.
Hạn chế giải quyết bằng Tòa án
- Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
- Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo
dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến thời gian và tiền bạc của hai bên.
- Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang
tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị
tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
- Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa
án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo
nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
- Thẩm phán tòa án chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối với kiến thực áp dụng
pháp luật quốc tế khi giải quyết các loại vụ việc tranh chấp tmqt.
- Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và
áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên theo pháp
luật tố tụng của nước đó.

Câu 22: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp trong một Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
(Câu này t làm theo ý t đó, vì ko có một lời giải ý)
22.1. Lựa chọn luật áp dụng
Đây là một vấn đề quan trọng mà DNVN cần lưu ý tới bởi việc lựa chọn pháp luật điều
chỉnh ngay từ khi giao kết hợp đồng sẽ nhằm tránh các rắc rối về sau trong việc chọn hoặc
phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật đó khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng.
Nếu trong hợp đồng giao kết giữa các bên đã đàm phán được luật áp dụng cho hợp đồng
thì khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ dựa trên hợp đồng này để lựa
chọn pháp luật để giải quyết mâu thuẫn của hai bên. (Ví dụ: Trong hợp đồng quy định rằng:
“Mọi nội dung quy định trong hợp đồng này đều chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại
Việt Nam 2005.”, như vậy, nếu tranh chấp xảy ra, thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ phải
chọn lựa Luật Thương mại Việt Nam 2005).
53
Trong trường hợp Doanh nghiệp VN vẫn chưa đàm phán được pháp luật áp dụng cho
hợp đồng cho đến khi tranh chấp xảy ra, thì khả năng cao là Cơ quan giải quyết tranh chấp
sẽ lựa chọn luật áp dụng thay cho các bên, và vì cả trụ sở của các bên đều ở các quốc gia
khác nhau, Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ xem xét xem các hiệp ước quốc tế mà hai bên
đều là thành viên để áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp. (Ví dụ: Việt Nam và Nhật Bản
đều là thành viên của Công ước Viên 1980 (CISG) và không ai bảo lưu 1.1.b nên Luật áp
dụng ở đây sẽ là Công ước của Liên hợp quốc về Mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)). Ngoài
ra, họ còn có thể áp dụng các tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên vẫn chưa đàm phán được luật áp dụng thì DN VN
nên đàm phán chọn luật Thương mại Việt Nam 2005 bởi có sự quen thuộc và thành thạo của
DN VN khi hoạt động kinh doanh dưới pháp luật VN thì đây chắc chắn là một lựa chọn tốt.
22.2. Phương thức giải quyết tranh chấp
Đây chính là một trong những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp
có thể phát sinh trong một hợp đồng thương mại quốc tế như này bao gồm: Thương lượng,
Hòa giải, Trọng tài và Tòa án.
20.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế mà
không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của phương thức thương lượng là
các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến
thống nhất thỏa thuận để tự giải quyết các bất đồng. Có thể nói, đây là phương thức Doanh
nghiệp V và bên còn lại nên lựa chọn trước tiên bởi nó đơn giản, lại không bị ràng buộc bởi
các thủ tục pháp lý, ít tốn kém và điều quan trọng là nó không làm phương hại đến quan hệ
hợp tác vốn có giữa hai bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện
của hai bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm. Vậy nêm, phương thức thương
lượng đòi hỏi hai bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác và có đầy đủ những kiến thức,
am hiểu về chuyên môn và pháp lý.
20.2.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế mà trong dó
các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng
chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải
pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột.
Đây là giải pháp mang tính tự nguyện, tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Đặc biệt
là bên thứ ba với tính chất trung gian hòa giải phải có vị trí độc lập đối với các bên, thường
là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Công việc của

54
bên thứ ba là: xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra những ý kiến, nhận định, bình luận về
chuyên môn để các bên tham khảo lựa chọn và quyết định. Cũng giống như thương lượng,
quyết định của hòa giải viên không có hiệu lực bắt buộc thi hành và chỉ mang tính chất
khuyến nghị. Tuy nhiên, các bên có thể quy định trong thỏa thuận một điều khoản về việc
đảm bảo trách nhiệm thi hành đúng theo kết quả hòa giải của hòa giải viên. Hòa giải mang
tính hữu nghị cao, đem đến sự hợp tác lâu dài giữa các đối tác, đồng thời bảo toàn được bí
mật kinh doanh, quá trình làm việc của hai bên. Đặc biệt có sự tham gia của bên thứ ba có
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp buổi hòa giải diễn ra thuận lợi hơn.
20.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở thỏa thuận, thủ tục
xét xử do các bên lựa chọn và quyết định mang tính chung thẩm, bao gồm hai hình thức:
- Trọng tài vụ việc (ad hoc): là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại sau khi
giải quyết xong, không có trụ sở thương trực hay danh sách trọng tài viên riêng và không có
quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc giải
quyết một cách nhanh chóng và ít tốn kém hơn, quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên
đương sự không bị giới hạn trong danh sách trọng tài viên có sẵn.
- Trọng tài quy chế: phương thức trọng tài hoạt động thường trực, có các trọng tài viên
hoạt động thường xuyên trong danh sách, được thành lập và có ban điều hành. So với trọng
tài adhoc thì trọng tài quy chế có sẵn quy tắc tố tụng riêng.
20.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà
nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định
của Tòa án sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Phán quyết
của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Đây thường
được coi là giải pháp cuối cùng để giải quyết dứt điểm tranh chấp khi các phương thức khác
không có hiệu quả.
20.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là bên thứ ba không có quyền và lợi
ích liên quan, tham gia vào việc giải quyết tranh chấp với tư cách là bên hỗ trợ, xem xét,
giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Đây là một trong những vấn đề pháp lý cơ bản
mà Doanh nghiệp V cần phải đàm phán trong hợp đồng hoặc sau khi xảy ra tranh chấp (nếu
chưa đàm phán).
20.3.1 Đối với hòa giải

55
Doanh nghiệp V có thể tự lựa chọn bất kỳ bên thứ ba nào là hòa giải viên cho vụ việc
tranh chấp. Các bên có thể tự mình xây dựng các quy định về thủ tục hòa giải hoặc lựa chọn
các bộ quy tắc hòa giải có sẵn của các Trung tâm trọng tài, Trung tâm hòa giải (ICC, VMC,
SMC, VIAC...), các Quy tắc hòa giải mẫu hoặc Luật Mẫu về hòa giải của các Tổ chức quốc
tế (Ví dụ UNCITRAL).
20.3.2. Đối với trọng tài thương mại
Doanh nghiệp V có thể tham khảo đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) –
một trong những trung tâm trọng tài quốc tế lâu đời nhất và có uy tín nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Trọng tài quốc tế ICC cũng sẽ là một lựa chọn tốt với mức độ uy tín cao, giải
quyết tranh chấp theo Quy tắc trọng tài của ICC là nền tảng của thủ tục tố tụng trọng tài
ICC. Trong trường hợp mà Doanh nghiệp V có đồng ý thỏa thuận với bên còn lại về phương
thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế thì trên đây là một số trung tâm trọng tài
chúng tôi góp ý Quý Công ty nên lựa chọn. Hơn nữa, để chắc chắn các bên sau khi thỏa
thuận được thì nên ghi nhận một điều khoản cụ thể trong hợp đồng.
Ví dụ: “Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này, bao gồm
bất kỳ câu hỏi liên quan đến sự tồn tại của nó, hiệu lực hoặc chấm dứt, sẽ được chuyển đến
và cuối cùng được giải quyết bằng trọng tài do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam quản
lý ("VIAC") phù hợp với Quy tắc Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
trong thời gian có hiệu lực, quy tắc nào được coi là được kết hợp bởi tham chiếu trong điều
khoản này.
Vị trí của trọng tài sẽ là [thành phố, Quốc gia].
Toà trọng tài sẽ bao gồm [một hoặc ba] trọng tài.
Ngôn ngữ của trọng tài sẽ là [chỉ định ngôn ngữ, ví dụ, Tiếng Anh].
Hợp đồng này được điều chỉnh bởi pháp luật của [chỉ định nhà nước, ví dụ, Luật
Thương mại thương mại Việt Nam 2005].”
20.3.3. Đối với Tòa án,
Doanh nghiệp V hoàn toàn có thể thỏa thuận để lựa chọn tòa án để giải quyết tranh
chấp. Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp cũng phải được lập thành văn bản
hoặc hình thức khác sao có các thông tin có thể tiếp cận và sử dụng cho việc xem xét sau
này. Thủ tục tố tụng trong quá trình mà Tòa án nơi hai bên lựa chọn giải quyết tranh chấp
hợp đồng thương mại quốc tế được quy định chặt chẽ trong Bộ luật Tố tụng dân sự của
nước đó. Tuy nhiên, không phải tòa án nào cũng đủ thẩm quyền để xét xử tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế, nếu hai bên lựa chọn tòa án không có thẩm quyền xét xử thì thỏa
thuận đó đã bị coi là vô hiệu lực. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử, hiện tại, Việt Nam và
Nhật Bản chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên sẽ theo quy định của pháp luật trong

56
nước. Ví dụ: Theo Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền chung của tòa án
Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại quốc tế được xác định trên
cơ sở các dấu hiệu về quốc tịch và lãnh thổ thường là theo phía Bị đơn hoặc nơi xảy ra sự
kiện pháp lý hoặc nơi có tài sản.

Câu 23: Trình bày khái niệm và luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế
● KHÁI NIỆM

1. Trọng tài
Theo Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp
bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ
đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.
Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên
thứ 3 trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra quyết định có tính
bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
~Đặc điểm:
● Là một phương thức giải quyết tranh chấp;

● Cả 2 bên tranh chấp phải đồng ý với thỏa thuận trọng tài, đồng thời với hình thức của
thỏa thuận trọng, đây đều là căn cứ quan trọng để xem hiệu lực pháp lý của trọng tài;
● Trọng tài viên phải là bên thứ 3 trung lập, không liên quan tranh chấp;

● Quyết định mang tính bắt buộc bởi đây là thỏa thuận lựa chọn của 2 bên tranh chấp
nên họ phải chấp nhận tuân theo phán quyết của trọng tài.
1. Thương mại
Công ước New York 1958 và Luật mẫu của UNCITRAL không giới hạn việc sử dụng
phương thức trọng tài chỉ trong lĩnh vực thương mại; nhưng cho phép các quốc gia tuyên bố
bảo lưu theo Điều I.3 của Công ước, theo đó chỉ áp dụng trọng tài cho các tranh chấp
thương mại, hoặc chú giải khái niệm “thương mại” phải được hiểu theo nghĩa rộng để chỉ
các vấn đề liên quan đến các quan hệ có tính chất thương mại dù quan hệ đó phát sinh từ
hợp đồng hay không có hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định
của Luật này”.

57
Khái niệm “thương mại”, theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm: (i) tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii)
tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
-> Như vậy, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, theo
đó, các bên thỏa thuận giao vụ việc tranh chấp cho trọng tài xét xử và ra quyết định cuối
cùng; quyết định này có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Về cơ bản, trọng tài thương mại là phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh ngoài
khuôn khổ tòa án. Trọng tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và theo những
nguyên tắc nhất định với nhiều điểm khác biệt so với tố tụng tại tòa án. Sự khác biệt cơ bản
là phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm hay tố tụng trọng tài được tiến hành không
công khai, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
1. Tính chất “quốc tế” :
Về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế, Điều I.3 Luật Mẫu của UNCITRAL quy
định:
“3. Trọng tài là quốc tế nếu:
Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài đó, có trụ
sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc
Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia mà các bên có trụ sở kinh
doanh:
Nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thỏa thuận trọng tài;
Nơi mà phần chủ yếu của cá nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc
nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất;
Các bên đã thỏa thuận rõ ràng rằng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan
đến nhiều nước.”
Tính chất quốc tế của tranh chấp thương mại có thể được xác định bởi các tiêu chí:
1. nơi ban hành: lãnh thổ thứ 3 ngoài các bên tham gia
2. đặc điểm của chủ thể: quốc tịch của các bên tham gia tranh chấp phải là khác nhau;
phải có thỏa thuận trọng tài liên quan đến đối tượng của tranh chấp
Thuật ngữ “trọng tài quốc tế” được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng không
được ghi nhận chính thức trong các văn bản luật. Thuật ngữ này thường được sử dụng để
chỉ trọng tài giải quyết các tranh chấp quốc tế/tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Trọng tài quốc tế có những đặc điểm khác với trọng tài trong nước. Trước hết, về vấn đề
ngôn ngữ; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa
chọn ngôn ngữ, và ngôn ngữ đó có thể là tiếng nước ngoài (khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài

58
thương mại năm 2010). Trong tố tụng trọng tài quốc tế, các bên có quyền thỏa thuận lựa
chọn luật áp dụng, luật đó có thể là luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế,... (khoản
2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Cần phân biệt trọng tài quốc tế với trọng
tài nước ngoài. Một phán quyết trọng tài tại Trung Quốc sẽ được coi là phán quyết của trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam, dù cho các bên của tranh chấp đều là các công ty tại Trung
Quốc.
● Luật áp dụng

(Thùy Anh: Phần này Sâu không đúng lắm, đọc Gtrinh trang 219, phải xét luật áp dụng
cho 3 vấn đề: (i)năng lực chủ thể kí kết HĐ, (ii)hình thức HĐ, (iii) Nội dung HĐ.)
Về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010
quy định:
- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật
Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các
bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết
định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
- Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ
thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế
để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trọng tài quốc tế có 3 nguồn luật áp dụng: pháp luật quốc gia, pháp luật quốc
tế và tập quán quốc tế.
1. Luật Tố tụng
Việt Nam hiện nay, Luật trọng tài thương mại 2010 không có quy định trực tiếp về luật
điều chỉnh cho tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quy định tại khoản 6, 7 Điều 3
thì có thể thấy, đối với vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài, tố tụng trọng tài
sẽ tuân theo quy tắc của tổ chức đó.
Với trọng tài vụ việc, các bên có quyền tự chủ trong việc quyết định về tố tụng trọng tài.
Khoản 4 Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định: “trình tự, thủ tục tiến hành
phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quy
định; đối với trọng tài vụ việc do các bên quy định.” Bên cạnh đó cũng có những quy định
bắt buộc mà các bên phải tuân thủ như: thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng
văn bản (khoán 2 Điều 6); thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Điều
33); các TH đình chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 59)…
1. Luật điều chỉnh nội dung tranh chấp
59
a. Theo thỏa thuận các bên:
Điều 28(1) Luật mẫu của UNCITRAL quy định: “Hội đồng trọng tài sẽ quyết định về
tranh chấp căn cứ vào các quy tắc của luật áp dụng cho nội dung tranh chấp mà các bên đã
chọn.” Nguyên tắc xác định luật áp dụng cho nội dung tranh chấp được pháp luật là nguyên
tắc “sự tự chủ của các bên”. Nội dung chính là tôn trọng ý định của các bên và cho phép các
bên thỏa thuận xác định luật điều chỉnh nội dung tranh chấp giữa họ.
Tuy vậy, nội dung tranh chấp vẫn được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật một quốc
gia do chính các bên lựa chọn. Hội đồng trọng tài vẫn có thể giải quyết nội dung tranh chấp
đó theo lẽ công bằng hoặc với tư cách là nhà trung gian hòa giải nếu các bên thống nhất trao
đầy đủ quyền này cho hội đồng trọng tài.
b. Chưa có thỏa thuận của các bên hoặc không thỏa thuận được:
Trọng tài viên sẽ phải xác định luật áp dụng cho ND tranh chấp. Điều 7 Công ước Châu
Âu 1961 về trọng tài thương mại quốc tế quy định: “Nếu không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào của
các bên về luật áp dụng, thì các trọng tài viên sẽ áp dụng luật được xác định bởi các quy tắc
xung đột mà hội đồng trọng tài thấy là thích hợp”. Nguyên tắc xác định luật áp dụng này
cũng được tìm thấy trong Quy tắc trọng tài UNCITRAL (Điều 33).
Hiện nay tồn tại nhiều phương pháp mà các trọng tài viên sử dụng để xác định các quy
tắc xung đột luật, trong đó có năm phương pháp chính sau:

− Áp dụng trực tiếp một quy tắc xung đột pháp luật mà không dựa vào bất kì hệ thống
luật quốc gia nào

− Dựa vào các nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế

− Áp dụng tổng hợp các quy tắc xung đột của nước có liên quan tới tranh chấp

− Dựa vào quy tắc xung đột của nước nơi tiến hành trọng tài

− Áp dụng trực tiếp nguyên tắc Lex Mercatoria

1. Luật áp dụng cho Thỏa thuận trọng tài


Về nguyên tắc, điều khoản trọng tài độc lập với phần còn lại của hợp đồng, nên các bên
có quyền thỏa thuận một luật riêng để điều chỉnh điều khoản trọng tài mà không phải dựa
vào luật điều chỉnh nội dung hợp đồng. Nếu muốn như vậy, họ cần thỏa thuận rõ về việc áp
dụng luật đó trong hợp đồng hoặc một văn bản riêng. Tuy nhiên, hiếm khi các bên thỏa
thuận áp dụng luật riêng cho thỏa thuận trọng tài mà sẽ mặc nhiên sử dụng ngay luật điều
chỉnh nội dung hợp đồng (thương được thỏa thuận dưới dạng một điều khoản hợp đồng).

60
Thực tiễn trọng tài quốc tế cho thấy, xác định luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài
được xem xét trong hai trường hợp cơ bản sau đây:
TH1: trước khi đưa ra phán quyết
Khi hội đồng đang trong quá trình giải quyết vụ việc, chưa đưa ra phán quyết cuối cùng
nhưng xuất hiện một khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài, lúc này cần phải căn cứ vào
thỏa thuận trọng tài để xác định thẩm quyền. Nhìn chung, trong trường hợp này, các trọng
tài viên đều tôn trọng nguyên tắc luật do các bên thỏa thuận lựa chọn điều chỉnh thỏa thuận
trọng tài để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài. Nếu các bên đã không có bất kỳ
sự thỏa thuận chọn luật nào, thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế thường đi theo ba hướng
giải quyết chính sau:
Thứ nhất, sử dụng luật của nước nơi tiến hành trọng tài.
Thứ hai, sử dụng luật áp dụng với nội dung tranh chấp.
Thứ ba, áp dụng các quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn để
giải quyết tranh chấp.
TH2: khi việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài được đặt ra.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về luật điều chỉnh nội dung hợp đồng sẽ
điều chỉnh cả thỏa thuận trọng tài, nhiều hệ thống pháp luật thừa nhận nguyên tắc luật của
nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên sẽ thay thế.
Khoản 1 Điều 54 Luật Trọng tài của Thụy Điển 1999 quy định: “Phán quyết trọng tài
nước ngoài có thể bị từ chối công nhận và thi hành ở Thụy Điển nếu bên bị chống lại quyền
lợi chứng minh được rằng … thỏa thuận trọng tài không hợp pháp theo luật của nước mà
các bên đã chọn, nếu họ không đạt được thỏa thuận như vậy, theo luật của nước nơi phán
quyết trọng tài được tuyên”. Khoản 11 Điều 38 Luật trọng tài của Brazil quy định: “… phán
quyết trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối công nhận và thi hành nếu bị đơn chứng minh
được rằng thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật của nước mà các bên đã chấp
thuận nó, nếu không có điều này, theo luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên”.
Hoặc theo Điều 34(2)(a)(i) Luật mẫu của UNCITRAL: “Một quyết định chỉ có thể bị tòa án
theo quy định tại Điều 6 hủy trong trường hợp … thỏa thuận nói trên không có giá trị pháp
lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của quốc gia nơi quyết định được
tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ”. Nội dung tương tự cũng được thể hiện tại
Điều V Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài.

Câu 24: Trình bày những nội dung cơ bản của việc công nhận và cho thi hành bản
án của tòa án nước ngoài (TA: đọc Gtrinh trang 227 nếu chưa hiểu bài này)

61
Về nguyên tắc, bản án của tòa án quốc gia chỉ có hiệu lực pháp luật trọng phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó. Do tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế liên quan tới các quốc gia khác
nhau dẫn đến nhu cầu bản án về tranh chấp đó cần được công nhận hiệu lực pháp luật và
được thực thi ở quốc gia khác với quốc gia có tòa án đã ban hành bản án. Để có được điều
này, bản án cần trải qua thủ tục pháp luật công nhận và thi hành bản án tại quốc gia nước sở
tại.
− Căn cứ pháp lý:

● Điều 26, 27 Công ước Brussels 1968 quy định nguyên tắc đương nhiên công nhận
bản án được tuyên tại một quốc gia khác mà không đòi hỏi bất kì một thủ tục tố tụng đặc
biệt nào.
● Điều 8 Công ước La Hay 2005 quy định rằng phán quyết của tòa án một nước thành
viên sẽ được công nhận và thi hành trên lãnh thổ của các nước thành viên khác; các quốc gia
thành viên Công ước chỉ được quyền từ chối công nhận và thi hành phán quyết được tuyên
bởi tòa án nước thành viên khác chiếu theo các căn cứ cụ thể mà Công ước đã quy định.
● Điều 22 Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ: “những phán quyết của cơ quan tài phán nước
ngoài sẽ được công nhận tại Bỉ mà không cần phải áp dụng cac thủ tục đối với việc giải
quyết yêu cầu thi hành tại Tòa án (quy định tại Điều 23) nếu không có yêu cầu thi hành ở
Bỉ.
● Khoản 1 Điều 413 Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga 2003: “Bản án, quyết
định của Tòa án nước ngoài không cần phải cưỡng chế thi hành thì được Tòa án công nhận
mà không phải mở phiên tòa, nếu người có liên quan không phản đối quyết định đó”.
− Điều kiện nộp đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài

● ND: Điều kiện về tư cách chủ thể của người nộp đơn không được đặt ra như một điều
kiện bắt buộc.
● Căn cứ: Đoạn 2 Điều 26 Công ước Brussels 1968 quy định: Bất cứ bên nào có liên
quan cần công nhận bản án để làm chứng cứ trong một vụ tranh chấp có thể nộp đơn yêu
cầu công nhận bản án đó theo thủ tục quy định tài Công ước.
Khoản 2 ĐIều 22 Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ: bất cứ bên nào có liên quan,
theo những thủ tục do đạo luật quy định, đều có quyền nộp đơn yêu cầu công nhân hoặc thi
hành một phần hoặc toàn bộ bản án đó hoặc nộp đơn yêu cầu không công nhận hoặc không
cho thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án đó.
− Điều kiện công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài:

62
● Bản án của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nơi ban
hành (Đ266 Luật TTDS 1991 TQ, K1Đ22 Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ; Luạt mẫu về thi
hành phán quyết nước ngoài 1948 của Mỹ, …)
● Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ án theo pháp luật của nơi bản án đó
được yêu cầu công nhận (K1Đ4 Công ước La Hay 1971; Đ28 Công ước Brussels 1968; …)
● Tòa án của nước ngoài khi xét xử vụ án đã bảo đảm đầy đủ các quyền tố tụng cho
đương sự theo pháp luật của nước đó (điềm 2 K1Đ25 Luật tư pháp quốc tế của Bỉ; K2Đ412
BLTTDS Liên bang Nga; …)
● Trước khi bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, chưa có bản án nào về
cùng tranh chấp đã được tòa án nơi được yêu cầu tuyên hoặc công nhận (K3DD5 Công ước
La Hay 1971; K5DD27 Công ước Brussels 1968; …)
● Việc công nhận bản án của Tòa án nước ngoài không trái với PL và trật tự công cộng
nơi được yêu cầu công nhận và thi hành bản án đó (DD328 BLTTDS Đức; DD64 Luật Tư
pháp quốc tế 1995 Italia; …)
− Thủ tục: (theo thủ tục tại VN)

1. Người có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án của tóa án
nước ngoài kèm theo giấy tờ tài liệu (theo ĐƯQT của nước yêu cầu và nước được yêu cầu
là thành viên hoặc PL nước được yêu cầu)
2. Thụ lí hồ sơ
3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
4. Phiên họp xét đơn yêu cầu
5. Quyết định công nhận và thi hành bản án
− Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án của TA nước ngoài

Về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế dựa tên hai loại nguồn luật: ĐƯQT mà VN
là thành viên liên quan tới vấn đề này và PL VN (BLTTDS 2015). Khi xem xét công
nhận và thi hành bản án của TA nước ngoài, TA VN không xét xử lại vụ án mà chỉ xem
xét các điều kiện và hình thức xem liệu việc công nhận có ảnh hưởng tới trật tự công của
nước mình hay không. Bản án của TA nước ngoài khi được TA VN công nhận và thi
hành sẽ có hiệu lực PL tại VN như bản án, quyết định của TA VN và được thi hành theo
thỉ tục thi hành án dân sự. Bản án của TA nước ngoài không được TA VN công nhận thì
không có hiệu lực PL tại VN, trừ TH đương nhiên được công nhận (DD427 BLTTDC
2015).

63
Câu 25: Trình bày về thủ tục, luật áp dụng và tình hình thực tiễn giải quyết tranh
chấp về chống bán phá giá trước WTO
a. Thủ tục
● Cơ sở pháp lý: DSU, ADA (Đ 17.4 - 17.7); những qui định riêng của DSU về các thủ
tục đặc biệt dành cho khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống.
i. Giai đoạn tham vấn
- Thành viên gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới thành viên được yêu cầu tham vấn
và DSB cùng các Hội đồng và Ủy ban liên quan của WTO.
- Trong văn bản, bên yêu cầu tham vấn phải nêu rõ lý do có yêu cầu (chỉ ra biện pháp và
cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện). Thông thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong yêu
cầu tham vấn bao gồm: Điều 4, DSU; Điều 17.2 của ADA; Điều XXII và XXIII, GATT
1994.
- Phạm vi yêu cầu: Theo cách diễn đạt của Điều 17.2, có thể thấy ADA không có bất kì
sự phân biệt hay hạn chế nào về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tham vấn,
miễn đó là “những vấn đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp định này”.
- Ngoài ra, các bên tham gia còn phải tuân thủ các mốc thời hạn nhất định trong quá
trình tiến hành tham vấn theo qui định của WTO.
- Bên T3: có vai trò rất hạn chế vì về bản chất, tham vấn là việc thương lượng trực tiếp
giữa các bên tranh chấp. Theo Điều 4.11 của DSU, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên
cơ sở Điều XXII của GATT 1994 hoặc Điều 4 của DSU, thì các bên thứ ba có “lợi ích
thương mại đáng kể” có thể được tham gia, hoặc nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ
sở Điều XXIII của GATT 1994 thì các bên thứ ba không thể đưa ra yêu cầu tham gia vào
quá trình tham vấn.
ii. Giai đoạn hội thẩm
● Theo Điều 4.8 của DSU, nếu tham vấn không thể tiến hành được hoặc không thành
công, đồng thời nếu bên yêu cầu tham vấn muốn tiến hành các thủ tục tiếp theo thì họ có
quyền đệ đơn (văn bản) lên DSB để yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.
● Đơn yêu cầu phải: trình bày về việc đã tiến hành tham vấn; nêu rõ các “biện pháp cụ
thể” (Measures); “căn cứ pháp lý” (Claims) theo Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU
Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I,
WT/DS60/AB/R, tại đoạn 69 và đoạn 80, theo đó AB đã kết luận là Ban hội thẩm đã sai lầm
khi nhận định đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm chỉ cần nêu rõ “cơ sở pháp lý cho việc
khiếu kiện” mà không cần xác định rõ “biện pháp cụ thể có vấn đề” mà vẫn được coi là đáp
ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU.

64
Ngoài ra, AB còn nêu rõ, đối với các tranh chấp trong khuôn khổ ADA, trong đơn yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp được đưa ra
giải quyết tại DSB. Có thể lấy ví dụ về hai vụ kiện DS60 và DS156 của Mêxicô. Trong vụ
kiện đầu tiên vào năm 1996, vụ Goatêmala – Xi măng I (DS60), Mêxicô đã khởi kiện
Goatêmala về cuộc điều tra chống BPG mà Goatêmala tiến hành đối với xi măng poóc-lăng
nhập khẩu từ Mêxicô vì cho rằng Goatêmala đã vi phạm các Điều 2, 3, 5 và 7.1 của ADA.
Vụ việc đã được xét xử tại Ban hội thẩm, tuy nhiên, sau đó, báo cáo của Ban hội thẩm đã bị
AB bác bỏ vì ngay từ đầu, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô vẫn chưa
xác định được “biện pháp có vấn đề”. Mêxicô đã khắc phục thiếu sót này bằng việc tiếp tục
khởi xướng vụ kiện thứ hai, vụ Goatêmala – Xi măng II (DS156), vào năm 1999, về việc
Goatêmala áp thuế chống BPG chính thức (một trong những biện pháp được qui định tại
Điều 17.4 của ADA) đối với sản phẩm xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô. Lần
này, đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại
Điều 6.2 của DSU và vụ việc sau đó cũng đã được Ban hội thẩm xét xử và đi đến kết luận
việc áp thuế chống BPG chính thức của Goatêmala đối với xi măng poóc-lăng xám nhập
khẩu từ Mêxicô có những sự vi phạm các qui định của ADA.
Ngoài ra, trong yêu cầu của nguyên đơn phải chỉ ra một cách rõ ràng các lợi ích đã bị
mất đi hoặc giảm đi như thế nào theo Điều 17.4, 17.5 của ADA và Điều 6.2 của DSU.
Cần phải phân biệt giữa căn cứ pháp lý (Claims) với các lập luận (Arguments), theo đó,
các căn cứ pháp lý được nêu ra ở đây với ý nghĩa là các điều khoản tham chiếu theo cách
diễn đạt tại Điều 7 của DSU, cùng với các biện pháp được xác định, còn các lập luận là
những lý lẽ của các bên tranh chấp nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra và
làm rõ hơn văn bản đệ trình đầu tiên, văn bản tranh luận hay bác bỏ và được trình bày tại
các cuộc họp chính thức thứ nhất và thứ hai tại Ban hội thẩm.
● Khi có yêu cầu, DSB sẽ thành lập một Ban hội thẩm xem xét vụ tranh chấp theo tiêu
chí tại DD11 DSU và Điều 17.6 của ADA, cụ thể là:

− Chuẩn đánh giá khách quan theo DD11 DSU;

− Xác định tính phù hợp và sự khách quan, không phân biệt đối xử trong việc xem xét,
đánh giá trên thực tế của các cơ quan có thẩm quyền của phía bị đơn (Điều 17.6(i)
của ADA);

− Xác định tính phù hợp của biện pháp theo quy định của ADA dựa vào một trong các
cách giải thích có thể được chấp nhận (TH có ít nhất 2 cách giải thích trên cơ sở phù
hợp với các qui tắc tập quán trong việc giải thích luật quốc tế và phù hợp với Điều
3.2 của DS) (Điều 17.6(ii) của ADA).
65
● Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 và Phụ lục
3 của DSU. Tuy nhiên, Ban hội thẩm có thể tuân theo các thủ tục khác sau khi đã tham vấn
với các bên (Điều 12.1 và đoạn 11 trong Phụ lục 3 của DSU). Việc giải quyết tranh chấp tại
Ban hội thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và tuân theo nguyên tắc bí
mật.
● Kết thúc giai đoạn xem xét vụ việc, một báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được đệ trình
và thông qua tại DSB, trừ trường hợp có thông báo về việc kháng cáo của các bên tranh
chấp gửi tới DSB trước thời điểm DSB thông qua bản báo cáo này.
iii. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm
● Là giai đoạn giải quyết tranh chấp cho phép các bên tranh chấp được kháng cáo đối
với báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4 của DSU).
● Việc xét xử phúc thẩm đối với các tranh chấp về chống BPG hoàn toàn được tiến
hành theo qui định của DSU bởi ADA không có qui định cụ thể nào khác. Bên cạnh đó, AB
– CQXX phúc thẩm còn phải tuân theo “Thủ tục làm việc đối với rà soát phúc thẩm”.
● Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm được bắt đầu bằng một văn bản kháng cáo gửi tới
DSB trước khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xét xử phúc thẩm cũng được
thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bí mật. Kết
thúc quá trình xem xét kháng cáo, AB sẽ đệ trình các báo cáo lên DSB và sẽ được DSB tiến
hành việc thông qua. Báo cáo của AB là cuối cùng không được phép kháng cáo.

iv. Giai đoạn thực thi quyết định của DSB


● Việc thực thi các quyết định của DSB liên quan tới các tranh chấp về chống BPG sẽ
được điều chỉnh bởi DSU.
● DSB sẽ ra một quyết định yêu cầu bên thua kiện xóa bỏ các biện pháp được xác định
là vi phạm và phải tuân thủ các qui định của WTO về chống BPG (trong trường hợp đơn
kiện đưa ra là loại đơn kiện vi phạm và nguyên đơn được xử thắng) hoặc để tìm kiếm một
sự điều chỉnh thỏa mãn các bên (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện không vi
phạm và nguyên đơn được xử thắng). Các bên liên quan tới tranh chấp phải chấp nhận các
báo cáo đã được thông qua này một cách vô điều kiện (Điều 17.4, DSU).
● DSB có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của bên thua kiện đối với các quyết định
mà cơ quan này đã thông qua.

66
● Nếu bên thua kiện không thực hiện quyết định của DSB trong thời hạn hợp lý đã
được xác định thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu bên thua kiện bồi thường, hoặc sau đó,
có thể áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại, theo thứ tự lần lượt, bao gồm biện pháp
trả đũa song hành, trả đũa chéo lĩnh vực và trả đũa chéo hiệp định.
b. Luật áp dụng:
PLQT (Theo WTO) hoặc PLQG (theo QG thành viên - nước nhập khẩu)
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, việc giải quyết tranh chấp
về nội dung trước hết sẽ căn cứ vào các qui định của WTO, cụ thể là:

− Điều VI của GATT 1994 và ADA, cùng với các loại nguồn khác như tập quán quốc
tế;

− các nguyên tắc pháp luật chung;

− thực tiễn của WTO và các báo cáo về giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và AB;

− thực tiễn của GATT 1947 và các báo cáo về giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm;

− các tài liệu được ban hành bởi các cơ quan WTO;

− các hiệp định quốc tế khác;

− các học thuyết của các học giả có uy tín.

● Trong khi đó, về tố tụng, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG sẽ tuân theo DSU
cùng với những qui tắc và thủ tục đặc biệt, bổ sung cho DSU được ghi nhận trong ADA (từ
Điều 17.4 đến 17.7) và các qui tắc tố tụng khác có liên quan của WTO.
⇨ Lưu ý:

Thứ nhất là, nếu Điều 17 của ADA qui định về vấn đề giải quyết tranh trấp trong khuôn
khổ ADA, thì Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1994 qui định những căn cứ pháp lý
chung cho các khiếu kiện và giải quyết tranh chấp liên quan tới các điều khoản của GATT
1994, bao gồm cả Điều VI.
Như vậy, Điều 17 sẽ xác lập căn cứ cụ thể cho các khiếu kiện và giải quyết tranh chấp
liên quan tới ADA.
Thứ hai là, Điều 17 của ADA không thay thế các qui định của DSU. Các thủ tục đặc biệt
và bổ sung qui định từ Điều 17.4 đến Điều 17.7, được liệt kê trong Phụ lục 2 của DSU, sẽ

67
chỉ có giá trị ưu tiên hơn so với các qui định của DSU trong trường hợp giữa chúng có sự
khác biệt.4

c. Thực tiễn
● Tranh chấp về các biện pháp khắc phục thương mại là nhóm có số lượng các vụ kiện
nhiều nhất, chiếm trên 50% tổng số các vụ kiện tại WTO. Trong giai đoạn 1995-2014 có
265/497 vụ tranh chấp liên quan đến các biện pháp khắc phục thương mại, trong đó có
110/256 vụ AD, nhiều nhất so với các biện pháp khác (109 vụ CVD, 46 vụ SG). Điều này
cho thấy các thành viên WTO có xu hướng chọn lựa WTO để giải quyết các tranh chấp về
các biện pháp khắc phục thương mại, đồng thời dường như đây là cơ chế hiệu quả để giải
quyết vấn đề này.
Ví dụ: vụ kiện DS404 và vụ kiện DS429 trong WTO xử lý tranh chấp về AD giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam khiếu kiện Hoa Kỳ về việc DOC đã áp dụng “phương
pháp quy về 0” và “mức thuế suất toàn quốc” trong các đợt rà soát hành chính đối với lệnh
áp thuế AD của Hoa Kỳ với mặt hàng tôm của Việt Nam.
“Phương pháp quy về 0” đã được xem xét trong ít nhất 20 vụ kiện tại WTO được khởi
xướng bởi nhiều thành viên, tại những thời điểm khác nhau, nhưng cho tới nay chưa có một
phán quyết nào kết luận phương pháp này là phù hợp với quy định của WTO. Khái niệm
“cơ quan công quyền” (“public authority”) cũng được AB xem xét không dưới 02 lần trong
các vụ kiện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và ở cả hai vụ kiện Hoa Kỳ đều bị kết luận là đã vi
phạm Hiệp định SCM, liên quan đến cách thức nước này xác định sự tồn tại và tính toán
biên độ trợ cấp của những doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các cuộc điều tra CVD đối
với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì thế trong tương lai, nếu tiếp tục có những vụ
tranh chấp về những vấn đề pháp lí này, rất có thể phía Hoa Kỳ sẽ có quan điểm cho rằng
những báo cáo trước đó “không có giá trị án lệ”.
● Bên cạnh việc giải quyết được những vấn đề pháp lí trong tranh chấp quốc tế, cơ chế
DSB của WTO vẫn có những nhược điểm nhất định liên quan tới khả năng thực thi phán
quyết. DSB không thể “chỉ đạo” bị đơn thua kiện phải làm thể nào để đưa biện pháp chống
bán phá giá của mình về tình trạng phù hợp với quy định của WTO. Nếu thành viên WTO
đó không tuân thủ phán quyết thì bên nguyên có thể được cho phép thực hiện biện pháp bồi
thương và trả đũa theo Điều 22.1 DSU trong chừng mực nhất định và được coi là “chế tài
kinh tế”. Lúc này phán quyết tuy có lợi nhưng không đem lại nhiều ý nghĩa cho bên thắng
kiện vì bị đơn không thực thi hoặc thực thi không đầy đủ phán quyết của WTO. Trong nhiều
trường hợp, lý do không thực thi phán quyết của DSB liên quan tới các vướng mắc trong

68
pháp luật quốc gia của thành viên bị đơn về thực thi cấc cam kết quốc tế; hoặc liên quan đến
các vấn đề có tầm quan trọng về mặt chính trị trong nội bộ các nước này (DS404 tuy VN
thắng nhg Mỹ k thực thi phán quyết và cũng không thông báo lại cho WTO, với vị thế kinh
tế lớn như Mỹ thì dù muốn được thực thi phán quyết thì Việt Nam cũng có thể sẽ phải đánh
đổi rất nhiều, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị trả đũa ngược lại, nặng nề hơn nếu lựa
chọn trả đũa Mỹ). Chính vì điều này mà Chính phủ và doanh nghiệp ở nhiều quốc gia vẫn
còn nhiều cân nhắc đối với việc sử dụng cơ chế này, ngay cả khi xác định rõ đó là cơ chế
duy nhất có thể giải quyết được tranh chấp cho họ.
● Tuy nhiên, thực tế rằng các thành viên WTO cũng có nhiều động lực và sức ép để
thực thi phán quyết hơn là không thực thi. Việc không thực thi không chỉ khiến thành viên
này đối mặt với nguy cơ bị trả đũa mà cả những tác động tiêu cực đối với uy tín của chính
thành viên đó, cũng như làm gia tăng khả năng không đưuọc thực thi trong các vụ kiện mà
thành viên này thắng kiện, từ đó buộc các thành viên WTO có những suy tính cẩn trọng khi
có ý định không thực thi phán quyết của DSB.

Câu 26: Trình bày phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế (TA: Đọc thêm giáo trình GQTC trang 281)
1. Định nghĩa: Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng hợp tác thông qua việc
bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh trong hợp đồng thương mại quốc tế
để đạt được kết quả mà các bên mong muốn không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của
bất kỳ bên thứ ba.
2. Đặc điểm:
- Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp
nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà không cần có sự hiện diện của
bên thứ ba.
- Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp
luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
- Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào
sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc
thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
- Thương lượng có thể dưới dạng ngôn ngữ hoặc ngầm hiểu, công khai hoặc không công
khai, trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc thư từ, email.
3. Ưu, nhược điểm:

69
- Nhược điểm: Thương lượng thành công hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết, thái
độ, thiện chí hợp tác của các bên. Kết quả thương lượng không được đảm bảo cơ chế pháp
lý nào dẫn đến tính ràng buộc không cao
- Ưu điểm: Thương lượng có sự thuận tiện, linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng, ít tốn
kém, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý
4. Các giai đoạn của thương lượng: 3 giai đoạn: Chuẩn bị thương lượng -> Thương
lương -> Kết thúc thương lượng.
● Chuẩn bị thương lượng:

Mục đích của quá trình này là đảm bảo cho quá trình thương lượng sẽ đạt hiệu quả
cao nhất. Bước đầu tiên là xác định vấn đề thương lượng. Các bên cần nhận diện từng vấn
đề pháp lý một cách độc lập để đảm bảo việc chuẩn bị có thể bao quát tất cả nội dung tranh
chấp.
Các bên cần xác định lợi ích mà mỗi bên mong muốn đạt được, mỗi bên cần phải
nhận diện được lợi ích thực sự đằng sau những quan điểm của đối phương, ngoài ra các bên
cũng cần phải thu thập thông tin và đoán biết những lợi ích đối tác sẽ theo đuổi để tránh bất
ngờ khi bắt đầu vào giai đoạn thương lượng cũng như có thể hình dung được phạm vi
thương lượng.
Các bên cần đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình và phía bên kia, thông qua đó
để xây dựng chiến lược, chiến thuật phù hợp. Trong bước này các bên cần rà soát cẩn thận
những thông tin liên quan đến phía bên kia, vì nhờ các thông tin này các bên có thể lường
trước được lợi thế, rủi ro của mình và đối phương, đặc biệt là xu hướng giải quyết tranh
chấp của đối phương.
Chuẩn bị nhân sự tham gia cuộc thương lượng. Vì hợp đồng thương mại quốc tế
thường có nội dung phức tạp do đó các bên cần phải chuẩn bị nhân sự là những người có
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đặc thù và cần có khả năng giao tiếp tốt, khả năng
phối hợp với các thành viên khác.
Các công tác tổ chức, phục vụ cho quá trình thương lượng như lựa chọn địa điểm, thời
gian thương lượng.
● Giai đoạn thương lượng

● Tóm tắt lý do thương lượng

● Trao đối thông tin, đưa ra quan điểm về vấn đề tranh chấp

● Mỗi bên đưa ra đề xuất về phương án giải quyết

70
● Mỗi bên xem xét và đưa ra ý kiến về lập luận, đề xuất của đối phương, đồng thời
thuyết phục đối phương đồng ý với yêu cầu của mình
● Cùng nhau thảo luận giải pháp chung hoặc lần lượt chấp nhận nhượng bộ

● Kết thúc thương lượng:

Các bên đạt được thỏa thuận về giải pháp giải quyết tranh chấp. Hoặc không đạt được
thỏa thuận và các bên sẽ phải tiếp tục tìm kiếm các biện pháp giải quyết tranh chấp khác
5. Các hình thức thương lượng
- Thương lượng cạnh tranh:
+ Dựa trên giả định rằng chỉ có 1 nguồn tài nguyên hạn chế (tiền hàng hóa, thời gian) và
các bên phải quyết đinh phân chia nguồn tài nguyên đó như thế nào. Trong hoàn cảnh này,
lợi ích của các bên có sự xung đột
+ Kỹ thuật điển hình được áp dụng là các kỹ thuật để khám phá hoàn cảnh của phía bên
kia và đồng thời để bên kia hiểu sai về hoàn cảnh của mình.
- Thương lượng giải quyết vấn đề:
+ Mục tiêu là để thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của các bên.
+ Kỹ thuật điển hình để áp dụng là nâng cao số lượng các vấn đề mặc cả hoặc để mở
rộng phạm vi trước khi phân chia lợi ích
+ Đặc điểm của hình thức thương lượng này: tập trung vào lợi ích, không phải quan
điểm; tạo ra các giải pháp thỏa mãn các bên; dựa trên các tiêu chuẩn khách quan; nhận biết
được sự lựa chọn thay thế tốt nhất cho cuộc thỏa thuận
- Thương lượng nhân nhượng:
+ Các bên tin rằng những sự thỏa hiệp là cần thiết để đạt tới một sự thỏa thuận.
+ Mỗi bên mong đợi giải pháp thỏa mãn các bên sẽ nằm ở giữa các quan điểm
+ Chiến lược của thương lượng nhân nhượng là đề nghị, trực tiếp hoặc gián tiếp, phái
bên kia cộng tác và thực hiện những sự nhượng bộ qua lại cho đến khi đạt được một thỏa
thuận.

Câu 27: So sánh phương thức giải quyết tranh chấp Tòa án và Trọng tài trong giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Điểm giống nhau giữa Tòa án và Trọng tài:
- Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

71
- Đều dựa trên những nguyên tắc chung như: tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
và đảm bảo sự độc lập và khách quan của CQGQTC, xem xét và đánh giá các bằng chứng
và tình tiết của tranh chấp...
- Chủ thể được áp dụng: thương nhân và quốc gia
- Đều có sự tác động của quyền miễn trừ tư pháp đối với 3 vấn đề: thực thi, tài sản và
thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên ở lĩnh vực đầu tư bị hạn chế hơn.
- Các phương thức GQTC khác ngoài tòa án như thương lượng, trung gian.hòa giải có
thể được áp dụng trong quá trình tố tụng.
2. Điểm khác nhau giữa Tòa án và Trọng tài:

Tòa án Trọng tài

Phạm vi Có 2 loại: Có hai loại:


giải - Tòa án quốc gia: giải quyết - Trọng tài giải quyết các tranh chấp
quyết các tranh chấp về thương mại quốc TMQT tư: VIAC, SIAC,…
Thùy tế tư giữa các chủ thể là cá nhân, tổ - Trọng tài giải quyết các tranh chấp
Anh: chức. TMQT công: Trọng tài được thành lập theo
chuyển - Tòa án quốc tế: ICJ chỉ giải Điều 25 WTO,
thành quyết tranh chấp giữa các quốc gia Ngoài ra, còn có trọng ICSID giải quyết
phân các tranh chấp trong đầu tư quốc tế giữa nhà
loại thì đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư,
hợp lý Trọng tài PCA (giải quyết cả vấn đề công
hơn và tư, Trọng tài của EVIPA là thiết chế
riêng cho EU và VN trong cả vấn đề công
và tư

Thẩm Các bên không cần thỏa thuận, chỉ Thẩm quyền GQTC phát sinh dựa trên thỏa
quyền cần kiện tụng tại tòa án có thẩm thuận trọng tài của các bên tranh chấp
quyền là được giải quyết tranh
chấp, trừ trường hợp thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực thì tòa án phải
từ chối giải quyết

72
Nguồn Các nguyên tắc của luât tố tụng: Các nguyên tắc của luật tố tụng:
luật - Luật tố tụng theo lãnh thổ - Ưu tiên thỏa thuận các bên
- Tranh chấp ở TA nào phải - Linh hoạt hơn, được sử dụng thủ tục
theo lãnh thổ thủ tục tố tụng của của các nơi khác trừ các quy định bắt buộc
Tòa án đó áp dụng.
Các nguyên tắc về luật nội dung: Các nguyên tắc về luật nội dung:
- Ưu tiên thỏa thuận các bên. - Ưu tiên thỏa thuận các bên. Nếu không
Nếu các bên không có thỏa thuận, có thỏa thuận, luật áp dụng do Trọng tài
dẫn chiếu từ luật tố tụng áp dụng chọn (tuy nhiên phải đúng luật nếu không sẽ
đến luật nội dung cụ thể bị tòa án tuyên bố hủy)

Thự Đối với quyết định của tòa án Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài
c thi không có một điều ước lớn như nước ngoài chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của
phán Công ước New York mà dựa trên quốc gia ban hành quy định. Chỉ được phép
quyết nguyên tắc có đi có lại và Hiệp hủy trong lãnh thổ ban hành phán quyết.
trọng định Tương trợ tư pháp song Ngoài ra, các nước là thành viên của
tài/quyết phương Công ước New York về công nhận và cho
định tòa Việc công nhận bản án nước thi hành bản án thì phán quyết trọng tài của
án nước ngoài khó khăn hơn công nhận các nước thành viên này sẽ có được công
ngoài phán quyết trọng tài nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của nước
thành viên khác

Câu 28: Trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua Trung tâm
trọng tài ICSID
1. Cơ sở pháp luật của ICSID:
Trung tâm trọng tài ICSID do Ngân hàng thế giới thành lập ra trên cơ sở Công ước
Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công dân của quốc gia
khác. Công ước được ban hành ngày 18/3/1965 và có hiệu lực ngày 14/10/1996 (160 thành
viên ký vào công ước ICSID, trong đó 152 thành viên đã gửi tài liệu phê chuẩn và trở thành
thành viên chính thức của thể chế này. Việt Nam hiện chưa là thành viên của ICSID)
2. Mục đích của ICSID:
- Khuyến khích FDI bằng cách tạo môi trường đầu tư QT thuận lợi
- Cung cấp phương thức hòa giải và trọng tài để giải quyết tranh chấp đầu tư QT;
trên cơ sở tự nguyện và đồng ý của cả hai bên tranh chấp; đem lại lợi ích cho cả hai bên
73
tranh chấp. Khi sự đồng ý được khẳng định, thì nó có giá trị ràng buộc pháp luật và không
thể từ bỏ đơn phương
3. ICSID Có hai phương thức giải quyết tranh chấp: hòa giải và trọng tài. Trên thực
tế, các bên lựa chọn chủ yếu phương thức trọng tài, ít chọn phương thức hòa giải
4. Về luật hình thức/ thủ tục tố tụng trong ICSID
Thủ tục trọng tài ICSID đòi hỏi phải có sự nhất trí của các bên tranh chấp. Việc các
quốc gia ký kết và phê chuẩn công ước ICSID không có nghĩa là các tranh chấp liên quan
đến quốc gia đó tự động phải giải quyết bằng quy tắc Trọng tài của ICSID mà đòi hỏi phải
có thêm thủ tục “nhất trí”. Khi một quốc gia tham gia công ước ICSID, sự “nhất trí” giải
quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài ICSID có thể được quy định dưới các hình thức như:
Nhất trí theo từng vụ việc, Quy định trong một Hiệp định hoặc Hiệp ước quốc tế, thể hiện sự
nhất trí trong một tuyên bố đơn phương, ghi trong Luật quốc gia.
Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn thủ tục tại các quy định của:
- Công ICSID 1965 -> cả nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư đều là thành
viên của Công ước
- Cơ chế phụ trợ của ICSID 1978: giải quyết những tranh chấp ngoài phạm vi Công
ước ICSID (Điều 2)
- Quy tắc trọng tài UNCITRAL, sửa đổi năm 2010
- Các quy tắc của các tổ chức trọng tài khác
Về thủ tục trọng tài ICSID:
(1) Một bên tranh chấp gửi văn bản đề nghị cho Tổng thư ký và Tổng thư ký sẽ gửi
bản sao cho bên kia (Điều 36)
(2) Tổng thư ký
- Xác định thẩm quyền của Trung tâm
- Thông báo về chấp nhận hoặc từ chối đăng ký và gửi yêu cầu cho các bên
(Điều 36)
(3) Thành lập Hội đồng trọng tài: hai bên tranh chấp được lựa chọn (3 trọng tài: 2
TTV do mỗi bên chọn, 1 TTV làm chủ tịch HĐTT do hai bên thỏa thuận cùng chọn. Nếu
sau 90 ngày kể từ khi Tổng thư ký đã gửi thông báo về việc đơn khởi kiện được đăng ký tại
ICSID cho các bên thì chủ tịch hội đồng hành chính ICSID sẽ có thẩm quyền chỉ định trọng
tài viên hoặc các trọng tài viên chưa được chỉ định
(Điều 37, 38)
(4) Tiến hành xét xử
(5) Phán quyết trọng tài:
74
- Hội đồng ra phán quyết theo nguyên tắc đa số. Nội dung phán quyết phân tích
và giải quyết các vấn đề mà bên đưa ra. Phán quyết của HĐTT phải bằng văn bản và được
ký bởi các thành viên tham gia đã biểu quyết. Phán quyết phải giải quyết tất cả các vấn đề
được đưa ra tại HĐTT và phải nêu lý do làm cơ sở của phán quyết. Tổng thư ký phải gửi
ngay bản sao phán quyết cho các bên. Phán quyết trọng tài không bị xem xét lại ở bất kỳ tòa
án nước nào.
- Nếu 1 bên đề nghị xem xét hủy trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày phán quyết
được gửi, sẽ có 1 ủy ban gồm 3 thành viên được chủ tịch Hội đồng hành chính của ICSID
chỉ định để xem xét. Trong thời gian này có thể đình chỉ thi hành phán quyết theo quy định
Điều 52.1.
- Phán quyết không công khai nếu các bên không đồng thuận công khai
(6) Công nhận và thi hành phán quyết: phán quyết trọng tài ICSID có giá trị ràng buộc
bởi các bên và phải đảm bảo việc thi hành các nghĩa vụ về tài sản được quy định trong phán
quyết tại lãnh thổ của mình. (Điều 53, 54)
5. Về luật nội dung áp dụng cho các tranh chấp đầu tư QT (Điều 42.1)
Công ước ICSID không có các quy phạm nội dung về đầu tư QT, mà chỉ có các quy
phạm tố tụng để điều chỉnh về việc giải quyết tranh chấp loại này. Tuy nhiên nó có các quy
phạm quy định nguyên tắc về chọn luật áp dụng cho các tranh chấp cụ thể. Về nguyên tắc,
ICSID phải theo sự lựa chọn luật áp dụng của các bên tranh chấp. Trong trường hợp các bên
không có sự lựa chọn luật áp dụng ICSID áp dụng luật của nước tiếp nhận đầu tư và LQT.
ICSID có thể ra phán quyết trên cơ sở ex aequo et bono - lẽ công băng nêu được các bên
đồng ý
6. Thẩm quyền trọng tài ICSID (Điều 25 Công ước ICSID):
Thứ nhất, về nội dung tranh chấp, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp
pháp lý phát sinh trực tiếp từ hoạt động “đầu tư” (việc định nghĩa thế nào là “đầu tư” và
“nhà đầu tư” trong các BTAs, BITs và pháp luật quốc gia là yếu tố rất quan trọng). Các
nước thành viên cũng có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu, không áp dụng ICSID cho một hoặc
một nhóm các tranh chấp đầu tư (Điều 25.4 Công ước ICSID).
Thứ hai, về chủ thể, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh giữa
một quốc gia ký kết (hoặc bất kỳ cơ quan, hoặc tổ chức hợp hiến nào mà quốc gia đó đã
thông báo cho ICSID) và công dân (pháp nhân hoặc thể nhân) của một quốc gia ký kết khác,
trừ trường hợp áp dụng cơ chế phụ trợ (cho các tranh chấp không thỏa mãn các điều kiện về
nội dung tranh chấp và về chủ thể để được giải quyết bằng cơ chế trọng tài ICSID).
Thứ ba, quyền tài phán của ICSID phải dựa trên cơ sở sự đồng ý của các bên tranh chấp.
Thỏa thuận này thường được thể hiện trong các BIT nước tiếp nhận đầu tư và nước mà nhà

75
đầu tư nước ngoài mang quốc tịch; hoặc thỏa thuận được ghi nhận trong các hợp đồng đầu
tư giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Sự chấp nhận thẩm quyền của trọng tài đầu tư còn được thể hiện trong pháp luật của
nước tiếp nhận đầu tư về đầu tư nước ngoài. Chấp nhận thẩm quyền của trọng tài về đầu tư
là một cam kết đơn phương của nước đó. Theo đó, phạm vi tranh chấp được giải quyết bằng
trọng tài sẽ rộng hơn so với quy định của trọng tài trong các BIT hoặc hợp đồng đầu tư.
Việc chấp nhận thẩm quyền của trọng tài thông qua BIT chỉ áp dụng giới hạn với các nhà
đầu tư nước ngoài có quốc tịch của nước đã ký BIT với nước tiếp nhận đầu tư –nước mà nhà
đầu tư có ý định khởi kiện. Đồng thời, chấp nhận thẩm quyền của trọng tài thông qua hợp
đồng đầu tư cũng chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hợp đồng đó.
Nhưng nếu chấp nhận thẩm quyền trọng tài được quy định trong pháp luật đầu tư của quốc
gia thì sẽ tạo thành một cơ chế giải quyết tranh chấp chung cho tất cả các nhà đầu tư nước
ngoài. Như vậy, các vụ kiện trọng tài giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư
được xác lập bằng cách: Thứ nhất, đó là việc quốc gia ký kết một điều ước chứa đựng điều
khoản cho phép nhà đầu tư lựa chọn trọng tài để khởi kiện. Thứ hai, với nhà đầu tư nước
ngoài, trên cơ sở việc trao quyền, họ thể hiện sự chấp nhận thẩm quyền của trọng tài bằng
cách gửi thông báo và nộp đơn khởi kiện ra trọng tài.
Các nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Họ có thể
chọn đưa tranh chấp ra trước tòa án của nước tiếp nhận đầu tư hoặc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, để tránh sử dụng cùng một lúc nhiều thủ tục tố tụng về
cùng một vụ tranh chấp, các BIT hoặc pháp luật về đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận
đầu tư sẽ có điều khoản “ngã ba đương” (fork-in-the-road). Điều đó có nghĩa là khi một
tranh chấp đã được đưa ra một cơ chế giải quyết cụ thể hoặc đã có quyết định giải quyết
tranh chấp thì không thể dùng phương thức khác để giải quyết lại vụ tranh chấp đó.

Câu 29: Trình bày khái niệm và thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế
1. Khái niệm
Theo Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ (AAA) thi “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp
bằng cách để trình vi tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ
đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.
Về tính thương mại, Luật mẫu về Trọng tài của UNCITRAL tuy không đưa ra định
nghĩa chính thức về khái niệm”thương mại” nhưng đã nêu ra khái niệm này ở chú giải điều I
như sau: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm các giao dịch mua bán hàng hóa,
dịch vụ thỏa thuận phân phối, đại diện, hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công
trình, tư vấn kỹ thuật, li xăng, đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm hợp đồng thăm dò, khai

76
thác, liên doanh và các hình thức hợp tác kinh doanh, vẫn tải hành khách, hàng hóa bằng
đường hàng không, đường sắt, đường bộ hoặc đường biển
Thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu
tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu chủ thể trong quan
hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau, sự
kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài, và đối
tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước
ngoài.
Theo Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL, thì Trọng tài sẽ mang
tính chất quốc tế khi:
Thứ nhất: Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, tại thời điểm kí kết thỏa thuận trọng
tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Thứ hai: Một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia nơi các bên có
trụ sở kinh doanh: nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thỏa thuận
trọng tài; nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện
hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết
Thứ ba: Các bên đã thỏa thuận rõ ràng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên
quan đến nhiều nước.
(Điều 1(3) Luật mẫu của UNCITRAL 1985 về trọng tài thương mại quốc tế)
Từ những khái niệm nêu trên chúng ta có thể nhận thấy trong tài thương mại quốc tế có
một số đặc điểm chính sau:
● Là một cơ quan tài phán tư,

● Là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên tham gia tranh chấp

● Nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế

● Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm,

⇨ Qua những phân tích đó, chúng ta đi đến kết luận rằng trọng tài thương mại quốc tế
là một phương thức giải quyết tranh dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia
tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế (hay yếu tố
nước ngoài) giữa các thương nhân với nhau bởi một hội đồng trọng tài gồm một
hoặc nhiều trọng tài viên trên cơ sở trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thỏa
thuận chọn ra.
1. Các hình thức của trọng tài thương mại quốc tế

77
Pháp luật nhiều nước đã công nhận trọng tài thương mại quốc tế bao gồm hai loại chủ
yếu là trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) và trọng tài vụ việc (trọng tài Ad hoc)
Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm
việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố
tụng riêng.
Trọng tài vụ việc (ad-hoc) là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành
lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó.
1. Thẩm quyền
3.1 Loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại hoặc tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại. Tranh chấp giữa các bên phải liên quan đến hoạt động thương mại chứ không
thể bao gồm các tranh chấp dân sự của một bên có hoạt động thương mại. Trọng tài thương
mại có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài.
Tính quốc tế của trọng tài: theo Điều 1.3 Luật mẫu của UNCITRAL:
“3. Trọng tài là quốc tế nếu:
a. Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó,
có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc
b. Một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở kinh doanh sau đây được đặt ở ngoài
quốc gia:
i. Nơi xét xử trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài;
ii. Nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện
hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất;
c. Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến
nhiều nước.”
Cần phân biệt trọng tài quốc tế với trọng tài nước ngoài. Một phán quyêt trọng tài tại
Trung Quốc sẽ được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, dù cho các
bên của tranh chấp đều là các công ty tại Trung Quốc.
Một điểm cần lưu ý là trong lĩnh vực đầu tư, có một dạng tranh chấp đặc biệt cũng có
thể được đưa ra giải quyết bằng cơ chế trọng tài: đó là tranh chấp giữa cơ quan nhà nước
Việt Nam và nhà đầu tư. Theo khoản 4 Điều 14 luật Đầu tư 2020: “Tranh chấp giữa nhà
đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư
kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa
án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.” Đồng thời cũng
78
được đề cập trong các Hiệp định đầu tư quốc tế (song phương - BIT và đa phương – Hiệp
định đầ tư toàn diện ASEAN 2009).
3.2 Các bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Trọng tài thương mại không có thẩm quyền đương nhiên mà trọng tài chỉ được giải
quyết vụ tranh chấp khi có sự thỏa thuận của các bên bằng một văn bản gọi là “thỏa thuận
trọng tài”.
Luật Mẫu của UNCITRAL quy định tại Điều 7: “Thoả thuận trọng tài là thỏa thuận mà
các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh
giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan
hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”.
Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ghi nhận trường hợp thỏa
thuận trọng tài mặc nhiên, chẳng hạn, khi một bên gửi đơn kiện, giao tranh chấp cho trọng
tài và bên kia vẫn theo kiện, không phản đối thẩm quyền của trọng tài. Về hình thức, thì
trong UNCITRAL hay luật trọng tài của một số các nước như Canada, Malaysia, Việt
Nam,... quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, hình thức văn bản thì có thể đa
dạng (như telegram, fax, thư điện tử,...).
Liên quan đến thẩm quyền của trọng tài, một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi là
nguyên tắc ‘thẩm quyền xác định thẩm quyền’. Đối với từng tranh chấp cụ thể, trọng tài
được lựa chọn sẽ có quyền tự xác định và quyết định thẩm quyền của mình đối với tranh
chấp đó.
- Trọng tài có thể khước từ thẩm quyền của mình:
+ Khước từ một phần: Trường hợp xác nhận một số khiếu kiện được đưa ra không thuộc
thẩm quyền của hội đồng trọng tài
+ Khước từ toàn phần: (i) chỉ phát sinh trong trường hợp quyền hạn (hoặc quyền hạn dự
tính được trao) của một hội đồng trọng tài phát sinh từ một điều khoản trọng tài. (ii) Cơ sở
cho việc khước từ toàn phần thẩm quyền thường liên quan đến các yếu tố cơ bản của điều
kiện trọng tài.

Câu 30: Trình bày khái niệm, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp thông
qua Trung tâm trọng tài phụ trợ ICSID
1. Khái niệm
Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) là cơ quan trọng tài thường
trực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được thành lập bởi Ngân hàng Thế giới. Việc giải
quyết tranh chấp được áp dụng theo Công ước Quốc tế Giải quyết Tranh chấp đầu tư (Công
79
ước ICSID) với điều kiện cả hai bên đều thuộc quốc gia là thành viên của Công ước ICSID
và sẽ áp dụng Cơ chế Phụ trợ (Additional Facility Rules - AFR
https://icsid.worldbank.org/sites/default/files/AFR_2006%20English-final.pdf ) khi giải
quyết tranh chấp trong trường hợp chỉ có 1 bên tranh chấp là thuộc quốc gia thành viên công
ước
Hội đồng quản trị của trung tâm đã thông qua Cơ chế phụ trợ cho phép Ban Thư Ký
ICSID quản lý một số loại thủ tục giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác nằm
ngoài phạm vi của công ước ICSID (trích Lời nói đầu - Quy tắc bổ trợ AFR 1978).
Lưu ý: Việt Nam chưa phải là thành viên của ICSID
1. Thẩm quyền
Trọng tài phụ trợ ICSID có thẩm quyền tiến hành điều tra các sự kiện pháp lý, hoà giải
và giải quyết các tranh chấp nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của công ước ICSID. Theo Điều
2. Nguyên tắc cơ chế phụ trợ (AFR), cơ chế phụ trợ ICSID có thể:
● Tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp đầu tư giữa một nước với công dân một
nước khác mà một trong hai nước (ý là quốc gia bị kiện hoặc nước mà công dân kia đi kiện)
không phải thành viên của công ước
● Tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp không phát sinh từ lĩnh vực đầu tư giữa một
nước với công dân một nước khác mà ít nhất một trong hai nước là thành viên của công
ước
● Các thủ tục tìm hiểu thực tế được thiết lập bởi bất kỳ Quốc gia nào hoặc công dân
của bất kỳ Quốc gia nào (fact-finding proceedings)
1. Thủ tục giải quyết tranh chấp quy định trong Schedule C của AFR
Các bước chính
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu trọng tài cho Ban thư ký ICSID
QG hay công dân của một QG có tranh chấp sẽ gửi đơn yêu cầu bằng văn bản đến Ban
thư ký (Secretariat) của ICSID. Đơn yêu cầu phải được viết bằng ngôn ngữ chính thức của
ICSID, có ấn định ngày tháng cụ thể và có chữ ký của bên gửi đơn yêu cầu hoặc CQ đại
diện hợp pháp của bên đó. (Khoản 1 Điều 2 AFR-C)
Bước 2: Tổng TK xem xét sự hợp lệ của đơn yêu cầu và làm đơn đăng ký thủ tục
trọng tài (chỉ khi đơn hợp lệ)
Có hai bước cần thiết để bắt đầu phân xử theo Cơ chế phụ trợ: (i) Tổng thư ký phê duyệt
thỏa thuận được áp dụng cơ chế phụ trợ; và (ii) đăng ký thủ tục trọng tài. Trước tiên, ICSID
sẽ xác định xem có thể cấp quyền được áp dụng cơ chế phụ trợ hay không trước khi cho
phép đăng ký thủ tục trọng tài.
80
2.1 Tổng thư ký yêu cầu sự thỏa thuận của các bên tranh chấp trong việc áp dụng cơ
chế phụ trợ
Ngay sau khi một bên đã nộp đơn đăng ký tiến hành thủ tục trọng tài theo Cơ chế phụ
trợ ICSID trong giải quyết tranh chấp, ICSID sẽ gửi đơn đăng ký cho bên còn lại để xác
định xem bên bị đơn có chấp thuận việc sử dụng cơ chế phụ trợ ICSID đối với tranh chấp
hiện tại hoặc trong tương lai hay không. Quy trình này được nêu trong Điều 4 AFR-C.
2.2 Tổng thư ký xem xét sự hợp lệ của đơn yêu cầu
Ngay sau khi một bên gửi văn bản đăng ký tiến hành thủ tục trọng tài theo cơ chế phụ
trợ đối với tranh chấp hiện có với mức phí đăng ký theo quy định, ICSID sẽ gửi bản sao văn
bản đăng ký cho bên còn lại và xác định bên còn lại có đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài
giải quyết . Quy trình này được nêu trong Điều 4 AFR-C.
Tổng thư ký của ICSID sẽ đăng ký thủ tục trọng tài nếu tất cả các yêu cầu về hình thức
và nội dung đặt ra trong Điều 2 và 3 AFR-C đã được đáp ứng. Cần có sự chấp thuận trước
về quyền áp dụng cơ chế phụ trợ (Điều 3 (1) (c) AFR-C).
Thông báo đăng ký thủ tục trọng tài được gửi cho các bên và chi tiết về tranh chấp được
đăng trên trang web của ICSID. Tất cả các bước quan trọng trong quá trình tố tụng sau đó
được ghi lại trên trang web này..
Quá trình sàng lọc đơn xin tiếp cận và yêu cầu phân xử, tổng cộng, mất trung bình ba
tuần.
Bước 3: Số lượng trọng tài viên và phương pháp bổ nhiệm trọng tài viên được thiết
lập
Các bên nên thỏa thuận về số lượng trọng tài viên trong một Hội đồng trọng tài và
phương pháp bổ nhiệm trọng tài viên của họ. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được với
nhau, cơ chế mặc định của ICSID sẽ được áp dụng (Điều 6 và 9 AFR-C).
3.1 Thành lập Hội đồng trọng tài theo thỏa thuận của các bên tranh chấp
Bước đầu tiên trong quy trình bổ nhiệm, các bên nên tham khảo hợp đồng, hiệp ước
hoặc luật có chứa thỏa thuận của các bên để đưa tranh chấp ra phân xử theo Quy tắc cơ chế
phụ trợ của ICSID. Công cụ này có thể đưa ra một thỏa thuận cần tuân thủ trước giữa các
bên về số lượng trọng tài viên và / hoặc phương thức bổ nhiệm trọng tài viên khi đăng ký
thủ tục trọng tài.
Nếu không có thỏa thuận trước, ICSID sẽ yêu cầu các bên tự thỏa thuận về số lượng
trọng tài viên và phương thức bổ nhiệm trọng tài viên khi đăng ký thủ tục trọng tài.
Một Hội đồng trọng tài phải luôn bao gồm một trọng tài viên duy nhất (không phải là
công dân của quốc gia 2 bên tranh chấp và không cùng quốc tịch với bên tranh chấp nào)
hoặc giữ số lượng trọng tài viên là số lẻ. Mặt khác, các Bên có quyền tự do áp dụng bất kỳ
81
phương pháp bổ nhiệm khả thi nào phù hợp với nhu cầu của họ, bao gồm các quy định về
thời hạn và các thủ tục đặc biệt.
Các bên không cần phải chỉ định các trọng tài viên từ Ban Trọng tài ICSID.
3.2 Cơ chế mặc định dành cho việc bổ nhiệm trọng tài viên
Nếu không đạt được thỏa thuận về số lượng trọng tài viên và phương thức bổ nhiệm
trọng tài viên trong vòng 60 ngày sau khi đăng ký thủ tục trọng tài, một trong hai bên tranh
chấp có thể yêu cầu sử dụng cơ chế mặc định của ICSID theo Điều 6 (1) và Điều 9 AFR-C.
Cơ chế mặc định như sau:
● Hội đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên.

● Mỗi bên chỉ định một đồng trọng tài viên (không có cùng quốc tịch và không phải
công dân của các bên tranh chấp nào).
● Các bên cố gắng thỏa thuận về trọng tài thứ ba, Chủ tịch của Hội đồng trọng tài).

Trong trường hợp áp dụng cơ chế mặc định, Điều 9 AFR-C đưa ra quy trình mà các bên
chỉ định các thành viên của Hội đồng trọng tài:
Bên đầu tiên chỉ định một trọng tài viên cũng đề xuất một ứng cử viên để làm Chủ tịch
Hội đồng trọng tài..
Bên kia sau đó chỉ định một trọng tài viên và đồng ý với việc bổ nhiệm trọng tài viên
được đề xuất cho vị trí Chủ tịch hoặc đề xuất một ứng cử viên khác.
Nếu một đề xuất phản đối được đưa ra, bên còn lại sẽ cho biết liệu họ có đồng ý với đề
xuất mới cho Chủ tịch Trọng tài hay không.
Các bên không bị giới hạn về số lượng đề xuất hoặc ý kiến phản đối có thể được thực
hiện.
Bước 4:Trọng tài viên được chỉ định
Khi đã xác định được số lượng trọng tài viên và phương pháp bổ nhiệm, thì (các) trọng
tài viên có thể được chỉ định. Nếu các bên không thể chỉ định tất cả các thành viên của
HĐTT theo phương pháp bổ nhiệm đã thiết lập, cơ chế mặc định của ICSID có thể được áp
dụng.
Các bên không bắt buộc phải chọn trọng tài viên từ Hội đồng trọng tài ICSID, mặc dù
họ được hoan nghênh làm như vậy.
Cơ chế phụ trợ đặt ra các yêu cầu nhất định liên quan đến quốc tịch và tư cách của
những người được bổ nhiệm vào HĐTT, nhưng các bên có quyền tự do lựa chọn bất kỳ ai
họ muốn.
4.1 Yêu cầu đối với người được chỉ định

82
Yêu cầu quốc tịch
Đa số các trọng tài viên của HĐTT phải là công dân của các quốc gia không phải là
Quốc gia thành viên của tranh chấp và công dân có quốc gia là một bên trong tranh chấp
(Điều 7 AFR-C).
Quy tắc quốc tịch không áp dụng trong trương hợp hội đồng trọng tài chỉ có 1 trọng tài
viên duy nhất hoặc từng thành viên cá nhân của Hội đồng trọng tài được chỉ định theo thỏa
thuận của các bên.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là:
● Nếu HĐTT chỉ có 1 Trọng tài duy nhất thì trọng tài viên đó không có cùng quốc tịch
với một trong hai bên trừ khi cả hai bên đồng ý.
● Trong trường hợp một Hội đồng Trọng tài bao gồm ba thành viên, một trọng tài viên
không thể có cùng quốc tịch với một trong hai bên trừ khi cả hai bên đồng ý với việc chỉ
định đó..
Trình độ của Trọng tài viên
Tất cả các trọng tài viên ICSID phải là những người:phẩm chất đạo đức cao đẹp; có
năng lực được công nhận trong các lĩnh vực luật, thương mại, công nghiệp hoặc tài chính
4.2 Chỉ định Trọng tài viên
Các bên phải cung cấp cho ICSID những thông tin sau liên quan đến việc chỉ định trọng
tài: tên đầy đủ;quốc tịch; thông tin liên lạc; và một sơ yếu lý lịch hiện tại.
Nếu một trọng tài viên từ chối hoặc không chấp nhận cuộc hẹn trong vòng 15 ngày,
ICSID sẽ mời bên chỉ định đề cử một trọng tài viên khác.
4.3 Cơ chế mặc định để chỉ định một trọng tài
Nếu các bên không thể chỉ định tất cả các thành viên của HĐTT trong vòng 90 ngày kể
từ ngày đăng ký thủ tục trọng tài, một trong hai bên có thể yêu cầu Chủ tịch Hội đồng hành
chính ICSID chỉ định (các) trọng tài chưa được chỉ định (Điều 9 AFR-C).
Khi một bên đưa ra yêu cầu như vậy đối với Trọng tài duy nhất hoặc Chủ tịch của
HĐTT, ICSID trước tiên sẽ tiến hành thủ tục bỏ phiếu và ICSID cung cấp cho các bên một
mẫu phiếu bầu có tên của một số ứng cử viên.
Nếu các bên vẫn không đi đến thỏa thuận, ICSID sẽ chỉ định một trọng tài viên. Trước
khi người đó được chỉ định, các bên có cơ hội nêu ra bất kỳ tình huống nào cho thấy người
đó thiếu các phẩm chất cần thiết theo Công ước ICSID (xem Điều 8 AFR-C).
Trung tâm cố gắng hoàn thành quy trình bổ nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu
cầu bổ nhiệm (Điều 10 (3) AFR-C).
Bước 5: Hội đồng trọng tài được thành lập và bắt đầu quá trình xét xử
83
Sau khi một HĐTT được thành lập:
Quá trình tố tụng được coi là đã bắt đầu vào cùng một ngày.
Một thành viên của Ban thư ký ICSID (cố vấn pháp lý) được chỉ định làm Thư ký của
Tòa án.
ICSID gửi yêu cầu phân xử và tất cả thư từ giữa các bên tới các thành viên của HĐTT
(Điều 37 AFR-C).
Phiên họp đầu tiên của HĐTT phải được tổ chức trong vòng 60 ngày kể từ ngày lập
hiến, trừ khi các bên có thỏa thuận khác (Điều 21 (1) AFR-C). Thư ký của HĐTT sẽ liên hệ
với các bên để hỏi về sự sẵn sàng của họ cho phiên họp.
Bước 6: Hội đồng trọng tài tổ chức phiên họp đầu tiên với các bên
Mục đích của phiên họp đầu tiên của HĐTT là xác định các thỏa thuận của các bên hoặc
quan điểm riêng biệt về các câu hỏi thủ tục như các quy tắc trọng tài áp dụng, (các) ngôn
ngữ được sử dụng, địa điểm tố tụng và lịch tố tụng. Phiên họp cho phép HĐTT thiết lập lịch
trình và thiết lập các quy tắc cụ thể cho từng trường hợp theo trình tự thủ tục.
Thời gian
Hội đồng trọng tài họp phiên đầu tiên trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thành lập
hoặc một khoảng thời gian khác mà các bên đã thỏa thuận(Điều 21 (1) AFR-C)
Tổ chức phiên họp đầu tiên
Phiên họp đầu tiên có thể được tổ chức trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua hội nghị
truyền hình.
Các bên có thể thỏa thuận về bất kỳ địa điểm nào cho phiên họp đầu tiên, miễn là HĐTT
chấp thuận địa điểm đó và có các phương tiện phù hợp. HĐTT thường đề xuất một địa điểm
để các bên xem xét. Nếu không có thỏa thuận, một cuộc họp trực tiếp sẽ diễn ra tại một địa
điểm được xác định bởi HĐTT (Điều 20 (1) AFR-C).
Hầu hết các phiên họp trực tiếp đầu tiên được tổ chức tại các cơ sở của Ngân hàng Thế
giới ở Washington, D.C. hoặc Paris, Pháp. ICSID cũng có thể sắp xếp các phiên điều trần tại
các địa điểm khác trên thế giới, đặc biệt là tại trụ sở của Ngân hàng Thế giới hoặc tại trụ sở
của các trung tâm trọng tài khác (các tổ chức mà ICSID đã ký kết các thỏa thuận hợp tác).
Các vấn đề được thảo luận
Phiên họp đầu tiên giải quyết mọi vấn đề về thủ tục mà các bên và HĐTT muốn thiết lập
khi bắt đầu thủ tục tố tụng.

Bước 7: Written procedure (các bên trình bày các văn bản giải trình vụ việc và các
lập luận liên quan)

84
Các bên có thể thỏa thuận về số lượng văn bản biện hộ và thời hạn đệ trình của họ(Điều
38 AFR-C):
Bước 8: Oral procedure (đại diện và luật sư của các bên lần lượt trình bày ý kiến
và trả lời câu hỏi - oral hearings)
Trừ khi có thỏa thuận khác, oral procedure tuân theo đệ trình bằng văn bản của các bên
(Điều 39 AFR-C). Oral procedure bao gồm các phiên điều trần và các phiên thủ tục. Hầu hết
các phiên điều trần được tổ chức trực tiếp, trong khi các phiên thủ tục (chẳng hạn như phiên
họp đầu tiên của HĐTT) thường được tổ chức qua điện thoại hoặc hội nghị truyền hình.
Trình tự tố tụng thông thường như sau: khai mạc, thẩm vấn nhân chứng (nếu có người
làm chứng), giám định (nếu có chuyên gia) và kết thúc tranh luận. HĐTT có thể đặt câu hỏi
cho luật sư, nhân chứng và chuyên gia (Điều 42 AFR-C).
Bước 9: Thảo luận
Các cuộc thảo luận của HĐTT diễn ra một cách riêng tư, thường là sau một phiên điều
trần hoặc sau thủ tục khi tất cả các thành viên của HĐTT đều được tập hợp để họp trực tiếp.
Chỉ có các thành viên của Hội đồng trọng tài mới được tham gia vào các phiên thảo luận
này. Không một người nào khác được phép tham gia trừ khi có quyết định khác của Hội
đồng trọng tài. (Điều 22, 23 AFR-C)
Bước 10: Phán Quyết
Phán quyết là quyết định cuối cùng và ràng buộc các bên, và được đưa ra tại nơi phân
xử (Điều 20 AFR-C). Ngoài ra, còn có một số khuyến nghị biện pháp khắc phục sau khi đưa
ra phán quyết theo AFR.
Phán quyết phải tuân thủ một số yêu cầu chính thức nhất định (Điều 52 AFR-C) và phải
nêu rõ lý do dựa trên đó. Các câu hỏi trước Hội đồng trọng tài phải được đồng ý bởi đa số
phiếu của các thành viên Hội đồng trọng tài, nhưng bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa ra
ý kiến cá nhân (đồng tình, không đồng tình hoặc ý kiến khác). Phán quyết phải có chữ ký
của các thành viên Hội đồng trọng tài đã bỏ phiếu cho nó.
Phán quyết được trao khi ICSID gửi các bản sao được chứng thực của phán quyết cho
các bên. Các bên có thể yêu cầu các bản sao được chứng thực bổ sung của phán quyết. Nếu
luật của nơi phân xử yêu cầu, Hội đồng trọng tài (hoặc Tổng thư ký thay mặt cho mình) phải
nộp hoặc đăng ký phán quyết gốc (Điều 52 (3) và 53 (1) AFR-C) trong thời hạn áp dụng.
Các bên có thể đồng ý công bố phán quyết trên trang web của ICSID. Khi một phán
quyết không được các bên công khai, Trung tâm sẽ xuất bản các phần trích dẫn lý do pháp
lý của phán quyết (Điều 53 AFR-C).
***Liên hệ với Việt Nam

85
Bên cạnh những hạn chế của trọng tài ICSID, hiện nay Việt Nam vẫn chưa tham gia
công ước ICSID vì hệ thống pháp luật Việt Nam còn trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn
tồn đọng nhiều bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật dẫn
đến việc giải thích và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các nhà đầu tư nước ngoài
và quốc gia nhận đầu tư. Ngoài ra, một số quy định của pháp luật Việt Nam còn chưa minh
bạch, chưa có một quy trình cụ thể thống nhất các thủ tục hành chính mà nhà đầu tư phải
thực hiện khi muốn trên khai các dự án đầu tư. Mặt khác, theo quy định của ICSID thì bất
kỳ bên tranh chấp nào cũng có thể công khai phán quyết của hội đồng trọng tài Trong khi
đó, từ trước đến nay, tất cả thông tin về các vụ kiện liên quan đến Chính phủ Việt Nam đều
được giữ kín vì nếu Chính phủ Việt Nam thắng kiện sẽ tạo ra một tiền lệ tốt cho các nước
đang phát triển khi gặp phải những vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa
có một luật sư hoặc một công ty luật nào có thể trực tiếp đứng ra để bảo vệ Chính phủ Việt
Nam trong các vụ kiện như vậy. Thông thường, Bộ tư pháp sẽ giao cho Vụ luật pháp quốc tế
phối hợp với một công ty luật Việt Nam để thuê một công ty luật nước ngoài tiến hành bảo
vệ Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện Nếu Chính phủ Việt Nam thua kiện thì nó sẽ bộc lộ
những yếu kém trong việc quản lý và hoạt động của bộ máy Nhà nước, làm ảnh hưởng đến
thể diện của Nhà nước và lòng tin của người dân vì tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện
hoặc bồi thường thiệt hại sau khi thua kiện đều lấy từ ngân sách Nhà nước (tiền thuế của
nhân dân đóng góp). Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ công chức trước khi tham gia một cơ chế đa phương như Công ước
ICSID
Câu hỏi: Trong thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài ICSID và trọng tài theo cơ
chế phụ trợ của ICSID, thủ tục tham vấn là thủ tục đầu tiên và bắt buộc trước khi một bên
khởi kiện ra trước trọng tài. (Đúng hay Sai? Giải thích) -> Sai

Câu 31: Trình bày những nội dung cơ bản cần tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài về vấn đề giải quyết tranh chấp với nước tiếp nhận đầu tư về
Hợp đồng đầu tư
1.. Cơ sở pháp lý liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp:
- Hợp đồng đầu tư
- Các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;
- Các hiệp định nhiều bên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;
- Các chương về bảo hộ đầu tư trong các hiệp định TM tự do
Hầu hết các hiệp định này sẽ có các điều khoản quy định về cơ chế GQTC phát sinh
giữa NĐT nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư.

86
2. Các phương thức GQTC đầu tư QT:
Các phương thức GQTC phi tài phán cơ bản nhất bao gồm: thương lượng, trung
gian/hoà giải.
Các phương thức này sẽ được áp dụng dựa trên tinh thần thiện chí GQTC giữa các bên.
Trong trường hợp áp dụng các phương thức GQTC trên không hiệu quả, doanh nghiệp Việt
Nam cần xem xét tới các phương thức GQTC khác như: bảo hộ ngoại giao; toà án hoặc CQ
có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư; trọng tài QT.
Bảo hộ ngoại giao
Doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu, thuyết phục CP đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích
của họ thông qua ngoại giao, kinh tế, thậm chí cả quân sự, gây áp lực về chính trị. Ngoài ra,
CP Việt Nam còn có thể giúp cho doanh nghiệp có kiến thức cơ bản về hệ thống PL nước
tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, cơ chế này có thể bị CP từ chối khi doanh nghiệp yêu cầu.
GQTC tại TA hay CQ có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư
- Theo phương thức này, PL tố tụng và thậm chí cả PL nội dung phụ thuộc vào PL của
nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên điều này tạo ra sự không công bằng giữa các bên tranh
chấp, NĐT thường cho rằng họ có thể bị xét xử thiếu công bằng, thiếu tin tưởng vào PL của
nước tiếp nhận đầu tư.
- Vì vậy, nếu khả thi, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm đến một cơ chế GQTC công bằng
hơn nếu không hài lòng với quyết định GQTC của TA hay CQ có thẩm quyền nước tiếp
nhận đầu tư. Tuy nhiên, nếu hiệp đinh hay chương đầu tư có quy định “khi NĐT lựa chọn
một cơ chế GQTC đầu tư QT thì mặc nhiên từ bỏ quyền sử dụng các cơ chế GQTC đầu tư
QT khác.” thì luật sư cần tư vấn lựa chọn Trọng tài QT.
GQTC đầu tư QT bằng trọng tài QT
- Trọng tài đầu tư QT đang là cơ chế được đánh giá cao về tiêu chuẩn GQTC công bằng
và hiệu quả. Các tranh chấp có thể được giải quyết theo cơ chế GQTC bằng trọng tài của:
UNCITRAL, ICSID, …
- Cần lưu ý là Việt Nam chưa tham gia Công ước ICSID mặc dù đây là Quy chế trọng
tài phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam có thể khởi kiện theo Quy chế phụ trợ ICSID
nhưng tính chất pháp lý cũng như thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết sẽ có những
sự khác biệt so với tính chất pháp lý, thủ tục công nhận và thi hành phán quyết theo Công
ước ICSID.
3. Quy trình GQTC giữa NĐT nước ngoài và CP nước tiếp nhận đầu tư
Thường có 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn quản lý xung đột; (ii) Giai đoạn GQTC; (iii) Giai
đoạn thực thi phán quyết.
Các bước cụ thể:
87
Bước 1: Khiếu nại gửi tới CQ có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư và giải quyết
khiếu nại
Bước 2: NĐT gửi thông báo ý định khởi kiện đến CQ có thẩm quyền của nước tiếp nhận
đầu tư
Bước 3: NĐT gửi thông báo trọng tài
Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài
Bước 5: Đệ trình của ng đơn và bị đơn về thẩm quyền hay nội dung
Bước 6: Tiến hành xét xử
Bước 7: Đệ trình sau phiên xét xử
Bước 8: Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết
Bước 9: Thi hành Phán quyết
Nghĩa vụ chứng minh :
Các bên phải chứng minh các vấn đề sau:
- Hội đồng trọng tài có thẩm quyền hay không?
- Nguyên đơn có là công dân được bảo hộ theo các Hiệp định hay chương đầu tư hay
không?
- Khoản đầu tư có được bảo hộ theo Hiệp định/chương đầu tư?
- Có tranh chấp giữa hai bên hay không?
- Nước tiếp nhận đầu tư có trách nhiệm không?
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh hành vi hay biện pháp liên quan đến
tranh chấp có phải hành vi hay biện pháp của nhà nước hay không; có vi phạm cam kết bảo
hộ đầu tư hay không và có gây thiệt hại cho NĐT hay không.
- Chứng minh hành vi vi phạm gây thiệt hại đến doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ sở cho
việc bồi thường
4. Công nhận và cho thi hành bản án
- Theo quy định PLVN: Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015:
“b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án
nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành
viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;”
- Theo Công ước NY: Trường hợp các bên sử dụng trọng tài thương mại quốc tế làm cơ
quan giải quyết tranh chấp, mà đều là thành viên của Công ước New York
1958 (nếu bên kia không là thành viên, sẽ không theo Công ước NY vì VN bảo lưu điều
88
này), việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ tuân theo Công
ước, cụ thể Tập đoàn cần chú ý để đạt được việc công nhận và thi hành một
quyết định trọng tài như nói ở điều trên, khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp:
(i) Bản quyết định gốc có xác nhận hợp lệ hoặc một bản sao quyết định có chứng nhận
hợplệ;
(ii) Thỏa thuận gốc theo điều II hoặc bản sao thỏa thuận đó được chứng nhận hợp lệ

Câu 32: Trình bày những nội dung cơ bản của việc công nhận và cho thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài:
Theo Điều 3 của Công ước New York, mỗi QG thành viên sẽ công nhận các quyết định
của trọng tài có giá trị ràng buộc và thi hành chúng theo quy tắc về thủ tục của lãnh thổ nơi
quyết định sẽ được thi hành.
Khoản 2 Điều 13 Luật TTTM năm 2010 quy định phán quyết trọng tài nước ngoài là
phán quyết của trọng tài được thành lập theo PL nước ngoài (dù địa điểm GQTC ở VN hay
ở nước ngoài).
+ Về thẩm quyền:
- Thẩm quyền tiếp nhận và xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài:
Khoản 1 Điều 451 BLTTDS 2015 quy định người được thi hành, người có quyền, lợi
ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến một
trong hai CQNN sau:
- Gửi đến Bộ Tư pháp VN theo quy định của ĐƯQT mà VN là thành viên. Trong trường
hợp các chủ thể gửi đơn đến Bộ Tư pháp thì Bộ có nghĩa vụ chuyển hồ sơ cho TA có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 454 BLTTDS 2015; hoặc
- Gửi đến TA có thẩm quyền của VN theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp
ĐƯQT mà VN là thành viên không quy định hoặc không có ĐƯQT liên quan để yêu cầu
TA công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết đó.
- Thẩm quyền công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài:
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015 quy định những yêu cầu về kinh doanh, TM thuộc
thẩm quyền giải quyết của TA;
- Điểm b Khoản 1 Điều 37; Khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền
của TAND cấp tỉnh và các TA chuyên trách của TAND cấp tỉnh;
- Điều 39 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của TA theo lãnh thổ.

89
Nội dung:
- Thẩm quyền theo cấp xét xử: Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (Điểm b Khoản 1 Điều 37;
Khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015);
- Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán
quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của PL VN sẽ là: (i) TAND cấp tỉnh nơi người
phải thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành
là cá nhân; (ii) TAND cấp tỉnh nơi người phải thi hành hành có trụ sở làm việc, nếu người
phải thi hành là CQ, tổ chức; (iii) TAND cấp tỉnh nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài.
+ Về thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận:
Điều 451 BLTTDS 2015 quy định trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của
trọng tài nước ngoài có hiệu lực PL. Trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng làm người gửi
đơn không gửi được trong thời hạn. Thời gian có sự kiện bất khả kháng sẽ không được tính
vào thời hạn.
+ Về phạm vi công nhận:
Cơ sở pháp lý: Điều 424 BLTTDS 2015.
PL VN cho phép công nhận và cho thi hành đối với những phán quyết của trọng tài
nước ngoài như sau:
- Căn cứ vào những ĐƯQT về yêu cầu công nhận và cho thi hành mà VN và QG khác
mà có phán quyết trọng tài yêu cầu công nhận là thành viên. VN chỉ áp dụng Công ước New
York 1958 đối với việc công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết của trọng tài nước
ngoài được tuyên tại lãnh thổ QG là thành viên của công ước; và chỉ áp dụng công ước cho
việc GQTC phát sinh từ các quan hệ TM theo PL của QG đó (Điều 1, 5);
- Căn cứ vào nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp phán quyết trọng tài nước ngoài
mà nước đó và VN không cùng tham gia vào ĐƯQT về công nhận và cho thi hành phán
quyết. Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài nước ngoài yêu cầu công nhận và cho thi hành
phải là những phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài và đã giải quyết toàn bộ tranh
chấp giữa các bên , chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
+ Về quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài:
Khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015 quy định chủ thể có quyền được yêu cầu công nhận
và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là “người được thi hành”. Người thắng
kiện hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành những phán
quyết của trọng tài nước ngoài đó, nếu như:
- Người phải thi hành là cá nhân phải làm việc và cư trú tại VN; hoặc
90
- Người phải thi hành là pháp nhân có trụ sở tại VN; hoặc
- Tài sản liên quan đến thi hành phán quyết của trọng tài có tại VN vào thời điểm yêu
cầu.
Khoản 2 Điều này quy định người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp cả họ có
quyền yêu cầu TA VN không công nhận bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài.
Khoản 3 Điều này quy định đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc
người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu TA VN không công nhận bản án, quyết
định dân sự của TA nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại VN.
+ Về điều kiện không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài:
Điều 459 BLTTDS 2015:
“- Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo
pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã
chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên
không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó; => vi phạm thủ tục tố tụng
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức
về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài
hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của
mình;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được
các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài.
Trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết
định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định
về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại VN;
- Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài
nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán
quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về
các vấn đề đó;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán
quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi
hành.
- Theo pháp luật VN, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;
- Việc công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước VN”.
91
Câu 33: Trình bày nguyên tắc xác định luật áp dụng trong GQTC HĐTMQT theo
PL của các nước nói chung và PL VN:
Nguyên tắc chung:
● Các nguyên tắc của luật nội dung:

● Ưu tiên thỏa thuận của các bên (Đối với cả phương thức trọng tài và toà án).

● Nếu không có thỏa thuận - Đối với TA: dẫn chiếu từ pháp luật tố tụng áp dụng đến
luật nội dung cụ thể.
● Nếu không có thỏa thuận - Đối với trọng tài: luật áp dụng do trọng tài lựa chọn. Tuy
nhiên, việc tự do lựa chọn vẫn phải tuân thủ nguyên tắc pháp luật.
● Các nguyên tắc của luật hình thức:

● Đối với TA: luật tố tụng áp dụng theo lãnh thổ, nghĩa là áp dụng thủ tục tố tụng tại
quốc gia nơi xảy ra tranh chấp. Tranh chấp giải quyết ở TA nào phải theo thủ tục tố tụng của
TA đó.
● Đối với trọng tài: Ưu tiên thỏa thuận của các bên. Nếu trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì tùy vào quy tắc riêng của mỗi trung tâm trọng tài, trọng tài vụ vệc
sẽ áp dụng quy tắc bất kỳ.
Pháp luật VN:
● Đối với TA: Trình tự ưu tiên xác định luật áp dụng:

● Khoản 1 Điều 664 BLDS 2015) quy định luật áp dụng sẽ được xác định theo ĐƯQT
mà Việt Nam là thành viên.
● Trong trường hợp ĐƯQT và luật VN cho phép các bên các bên có quyền lựa chọn thì
pháp luật áp dụng sẽ được xác định theo lựa chọn của các bên. (Khoản 2 Điều 664 BLDS
2015)
● Trường hợp không xác định được luật áp dụng theo ĐƯQT và luật VN thì luật áp
dụng sẽ là luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ pháp luật đó. (Khoản 3
BLDS 2015.
● Đối với trọng tài: Điều 14 Luật TTTM 2010 quy định rằng đối với GQTC
HĐTMQT, HĐTT sẽ áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Nếu các bên không có thỏa
thuận về luật áp dụng thì HĐTT sẽ có quyền quyết định áp dụng pháp luật mà họ cho là phù

92
hợp nhất.

93

You might also like