You are on page 1of 10

I.

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ :


1. Thương mại quốc tế :
a) Khái niệm về “Thương mại” :
 Theo nghĩa rộng :
 Khái niệm “thương mại” có thể được hiểu tương tự với khái niệm “kinh doanh” .
 Là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp , gồm :
 Các hoạt động như : đầu tư, ngân hàng , tín dụng, bảo hiểm, mua bán hàng
hóa, sở hữu trí tuệ, …
 Là gồm các vấn đề phát sinh từ các quan hệ mang tính chất thương mại, dù có
hay không có trong hợp đồng. Gồm :
 Giao dịch thương mại nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
 Thỏa thuận phân phối.
 Đại diện hoặc đại lí thương mại, ủy thác hoa hồng
 Cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, kĩ thuật công trình, đầu
tư, cấp vốn.
 Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên
doanh và các hình thức khác bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ.
 Các lĩnh vực “Thương mại” được hiểu bao gồm các lĩnh vực :
 Lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ
 Như vậy, hoạt động thương mại theo WTO là tất cả các hoạt động trong các lĩnh
vực kể trên.
 Theo nghĩa hẹp :
 Thuật ngữ “Thương mại” được hiểu là chú trọng vào hoạt động mua bán hàng
hóa và các dịch vụ.
 Nhằm phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân.
 Luật Thương Mại Việt Nam năm 1997 đã tiếp cận theo nghĩa hẹp này khi quy
định tại Khoản 1 , Điều 5 về hành vi thương mại :
 Là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại
 Sau đó liệt kê tại Điều 45 : “Hành vi thương mại theo quy định của luật này gồm
14 hành vi”
 Những hành vi thương mại được liệt kê chỉ bao gồm :
 Các hoạt động mua bán hàng hóa và một số dịch vụ phục vụ cho hoạt
động mua bán hàng hóa.

 Do cách tiếp cận trên, khái niệm “Thương mại” của Luật Thương Mại Việt Nam
đã có sự khác biệt khá lớn so với quy định của các quốc gia trên thế giới.
 Nhận thấy sự khác biệt này, trong Khoản 1, Điều 3 Luật Thương Mại năm 2005,
hoạt động thương mại đã được sửa đổi thành :
 Là hoạt động nhằm mục đích sinh lời gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hành động nhằm mục đích sinh lời
khác.
 Như vậy cách hiểu khái niệm “Thương mại” này nhìn chung đã tương đồng với
quy định quốc tế : “bao gồm các hoạt động vì mục đích sinh lợi nhuận”
b) Yếu tố quốc tế - yếu tố nước ngoài của hoạt động thương mại :
 Thương mại quốc tế là các hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế.
 Nghĩa là : việc thực hiện các giao dịch thương mại giữa các chủ thể của Luật
Thương mại quốc tế của các quốc gia khác nhau.
 “Yếu tố quốc tế” của hoạt động thương mại được hiểu tương tự như “có Yếu tố
nước ngoài” và được thể hiện ở các khía cạnh sau :
 Chủ thể tham gia có tính quốc tế :
 Là gồm các quốc gia, tổ chức quốc tế trong quan hệ thương mại công
 Là các thương nhân (cá nhân và pháp nhân có quốc tịch khác nhau, nơi
cư trú, trụ sở tại các nước khác nhau đáp ứng những điều kiện nhất định)
trong quan hệ thương mại tư.
 Khách thể của hoạt động đó ở nước ngoài, được vận chuyển qua lãnh thổ
thuế quan và phải thực hiện việc thông quan xuất – nhập khẩu.
 Sự kiện pháp lí có tính “xuyên biên giới” : nơi xác lập hợp đồng, nơi thực
hiện hợp đồng có thể nằm ở các quốc gia khác nhau …
c) Xu hướng hội nhập thông qua quá trình song phương hóa, kh vực hóa và
toàn cầu hóa các quan hệ thương mại :
 Thế giới hiện nay được xem là “Thế giới phẳng” – nơi mà sự “ngăn cách” của
biên giới địa – chinh trị đang giảm dần.
 Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực được đẩy mạnh trong mọi lĩnh vực kinh tế -
chính trị - xã hội và đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu.
 Mọi quốc gia đều thấy lợi ích và sự bức thiết phải tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế bằng hội nhập, và kết quả của hội nhập chính là :
 Việc cam kết và thực thi chính sách tự do hóa thương mại.
 Bằng việc cam kết và thực thi chính sách, thế giới từ xu hướng bảo hộ mậu dịch
nay đã chuyển sang xu hướng tự do hóa thương mại
 Từ đó mở rông cơ hội cho các hoạt động thương mại quốc tế.
 Để thực hiện được tự do hóa thương mại, các quốc gia cần phải thực
hiện đồng thời hướng tới hai phương thức :
 Song phương hóa, khu vực hóa các hoạt động thương mại :
 Thể hiện sự liên kết, hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa các quốc
gia, vùng lãnh thổ trên những điều kiện nhất định, tại những khu vực
– vùng địa lí riêng biệt của thế giới.
 Nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 Nội dung hợp tác thương mại trong các khối này thể hiện ở các mặt :
i. Thiết lập các hàng rào thương mại đối với bên ngoài khối.
ii. Thỏa thuận buôn bán ưu đãi trong khối (thông qua việc xóa bỏ
các hàng rào thuế quan – phi thuế quan đối với hoạt động thương
mại trong khối).
iii. Xây dựng thị trường chung, theo đó hàng hóa, lao động, vốn
được luân chuyển tự do trong khối.
 Toàn cầu hóa các hoạt động thương mại :
 Thể hiện sự liên kết, hợp tác trong các lĩnh vực thương mại giữa các
quốc gia, vùng lãnh thổ trong phạm vi toàn thế giới.
 Được xem như là hiện tượng các quan hệ thương mại tác động và chịu ảnh hưởng lẫn
nhau trên quy mô toàn cầu.
 Xu hướng toàn cầu hóa làm nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất, trong đó:
 Mỗi quốc gia là một bộ phận và giữa chúng có sự phụ thuộc vào lẫn vào nhau
 Đặt ra cho mỗi quốc gia một yêu cầu tất yếu : phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ
động tham gia phân công lao động quốc tế
 Xu hướng này thường thể hiện ở hai nội dung :
 Hoạt động thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi các thiết chế thương mại quốc tế
mang phạm vi toàn cầu :
 Các thiết chế thương mại quốc tế (vd: WTO, IMF, WB…) tham gia tích cực vào
việc điều tiết vĩ mô quan hệ thương mại quốc tế.
 Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Các nền kinh tế của các quốc
gia gắn bó và tùy thuộc vào nhau.
 Dần hình thành một thể thống nhất, nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu.
 Phân công lao động quốc tế đã đạt đến trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên
môn hóa sản phẩm mà đã là chuyên môn hóa các chi tiết sản phẩm.
2. Luật Thương mại quốc tế :
Bao gồm tổng hợp các quy tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại
phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Để hiểu rõ khái niệm trên cần làm sáng tỏ hai vấn đề :
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế :
 Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật thương
mại quốc tế nói riêng :
 Là những thể nhân – pháp nhân được pháp luật thừa nhận có quyền
năng chủ thể pháp luật.
 Về mặt lí luận :
 Theo quy định của pháp luật ở tất cả các nước trên thế giới:
 Chủ thể của các quan hệ pháp luật thương mại trước hết và trên hết
là các thể nhân và pháp nhân đáp ứng những điều kiện cụ thể luật
định khác để được gọi chung là thương nhân.
 Quốc gia cũng tham gia với tư cách là một bên trong quan hệ thương
mại và được xem là chủ thể đặc biệt (là chủ thể có chủ quyền).
 Luật Thương mại quốc tế có liên quan chặt chẽ đến cả hai mảng nội
dung công pháp – Tư pháp Quốc tế (điều chỉnh hoạt động thương mại
quốc tế thông qua các hoạch định chính sách và điều chỉnh quan hệ
thương mại – với các chủ thể là thương nhân).
 Thương nhân :
 Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế :
 Là một con người cụ thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật
quy định để tham gia quan hệ pháp luật thương mại quốc tế
 Còn có thể nói một cách khác :
o Thương nhân là những chủ thể hành nghề độc lập lấy các giao
dịch thương mại làm nghề nghiệp chính và thực hiện chúng vì
tìm kiếm lợi nhuận (không phải vì mục đích tiêu dùng).
 Quốc gia :
 Mang tư cách chủ thể của Luật Thương mại quốc tế chủ yếu thông qua
các hoạt động chính sau :
 Khi kí kết các hợp đồng thương mại quốc tế, nó trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật thương mại quốc tế.
 Khi quốc gia tham gia điều phối hoạt động thương mại quốc tế (có
thể bằng cách đàm phán, kí kết, gia nhập các hiệp định thương
mại…) .
b. Nguồn của Luật Thương mại quốc tế :
Trên cơ sở tham khảo quy định của Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và theo thực tiễn
thương mại quốc tế thì Luật Thương mại quốc tế gồm các loại nguồn sau :
 Điều ước quốc tế về thương mại :
 Là văn bản pháp lí được các quốc gia kí kết hoặc tham gia nhằm điều chỉnh quan hệ
trong hoạt động thương mại quốc tế và có thể thể hiện dưới bất kì tên gọi nào.
 Liên quan đến hoạt động kinh doanh của thương nhân, thông thường có những
trường hợp áp dụng điều ước quốc tế trong thương mại quốc tế sau :
 Trường hợp thứ nhất :
 Điều ước chung đương nhiên có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các bên :
 Nếu các bên chủ thể của giao dịch thương mại quốc tế có trụ sở thương mại
tại các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế về thương mại đó.
 Trường hợp thứ hai :
 Tuy các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế không mang quốc tịch
các nước thành viên của điều ước quốc tế về thương mại.
 Nhưng nếu các bên có thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế đó, thì các quy
định trong điều ước này vẫn được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ
giữa các bên.
 Pháp luật thương mại quốc gia :
 Pháp luật quốc gia với tư cách là nguồn của Luật Thương mại quốc tế, Là hình thức
chứa đựng quy phạm pháp luật do quốc gia ban hành, điều chỉnh các hoạt động
thương mại quốc tế.
 Liên quan đến hoạt động kinh doanh của thương nhân, những trường hợp pháp luật
quốc gia thường áp dụng trong Hiệp định thương mại quốc tế gồm :
 Luật quốc gia được áp dụng theo thỏa thuận giữa các bên chủ thể.
 Luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
 Các tập quán thương mại quốc tế :
 Là những thói quen xử sự hình thành lâu đời, được áp dụng liên tục trong thực tiễn
thương mại, có nội dung cụ thể, rõ ràng và được các chủ thể trong thương mại quốc
tế chấp nhận.
 Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong những trường hợp sau :
 Khi được các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng.
 Khi được các nguồn luật liên quan quy định áp dụng.
 Khi cơ quan tài phán áp dụng quy định của tập quán thương mại quốc tế.
 Các án lệ :
 Với tư cách là một nguồn luật trong thương mại quốc tế, được sử dụng phổ biến nhất
tại các nước theo hệ thống luật Anh – Mĩ :
 Nơi mà truyền thống án lệ có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật
quốc gia.
 Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, án lệ cũng trở thành nguồn luật của Luật
Thương mại quốc tế :
 Chủ yếu là các phán quyết của các cơ quan Trọng tài quốc tế của các tổ chức như :
 ICC ( Phòng thương mại quốc tế), ICSID (Trung tâm Quốc tế về xử lí tranh chấp
đầu tư)…
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ :
1. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) :
 Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1947).
 Hiệp định này được xem là điều ước quốc tế đa biên đầu tiên điều chỉnh hoạt
động thương mại giữa các quốc gia kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
 GATT yêu cầu các thành viên kí kết phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo mức mà
các thành viên này cam kết trong bản cam kết thuế quan (Điều II GATT 1947).
 Áp dụng không phân biệt đối xử cho tất cả các thành viên khác (Điều I GATT
1947).
 Trải qua 8 vòng đàm phán với mục đích tự do hóa thương mại, do không thể đáp
ứng được vai trò là khuôn khổ pháp lí điều chỉnh mọi hoạt động thương mại quốc
tế :
 Hiệp định GATT đã được thay thế bằng các quy định pháp lí của Tổ chức Thương
mại Quốc tế (WTO).
 Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, hai trong số những nguyên tắc
cơ bản của WTO bao gồm :
a. Giảm thiểu các rào cản thương mại : Quy định của WTO cấm :
 Cấm mọi thành viên đặt ra hoặc duy trì những rào cản thương mại phi thuế
quan (Theo quy định Điều X1.1 GATT).
 Nói một cách khác, trên nguyên tắc, các rào cản phi thuế quan bị cấm.
 Hơn nữa, ngay cả các hàng rào thuế quan cũng phải bị giảm thiểu và việc
giảm thuế phải được thể hiện bằng các cam kết về mức thuế trần.
 Giảm hàng rào thuế quan :
 Việc giảm thuế được nhắc tới tại Điều II, Điều XXVIII bis – của Hiệp định
GATT.
 Theo đó :
 Các thành viên WTO phải giảm thuế quan và tuân thủ nghiêm túc mức
thuế trần.
 Thuế quan được coi là biện pháp “hợp pháp” duy nhất để các thành viên
WTO bảo hộ nền sản xuất trong nước.
 Tuy nhiên, rào cản thuế quan vẫn gây trở ngại đáng kể cho quá trình tự do
hóa thương mại :
 Khi thuế quan được áp dụng mức cao, làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu
khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu thì lại làm cản trở thương
mại tự do.
 Nhìn một cách đơn giản : Giảm thuế là phương thức hiệu quả nhất để tự do
hóa thương mại.
 Thông qua các vòng đàm phán cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ GATT,
mức thuế đối với hàng nhập khẩu của các nước đã giảm xuống rất thấp.
 Các nước thành viên của GATT đã thực hiện 8 vòng đàm phán cắt giảm thuế
quan từ năm 1947 đến năm 1994.
 Nhằm thực hiện yêu cầu giảm thiểu hàng rào mức thuế quan :
 Các quốc gia thành viên WTO được yêu cầu cam kết mức thuế trần. Mức
thuế trần được ghi nhận tại Biểu nhân nhượng thuế quan của từng thành
viên, trong đó ghi rõ cam kết của từng nước theo danh mục hàng, mã
thuế và thuế suất cam kết.
 Các biểu nhân nhượng thuế quan được đính kèm vào hiệp định GATT và
có giá trị như các điều luật trong hiệp định GATT.
 Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan :
 Các biện pháp phi thuế quan là “các biện pháp không phải là thuế quan có tác động
cấm hoặc hạn chế có hiệu quả nhập khẩu hay xuất khẩu các sản phẩm giữa các nước”.
 Việc sử dụng các rào cản phi thuế quan hiện nay được xem như là một cách thức bảo
hộ mới thay cho cách thức bảo hộ cũ – chủ yếu là các hàng rào thuế quan cao (đã được
giảm đáng kể qua các vòng đàm phán nối tiếp nhau).
 Một số rào cản phi thuế quan chủ yếu có thể được liệt kê gồm :
 Các biện pháp hạn chế về số lượng (hạn ngạch và phân bổ qua hệ thống giấy phép).
 Quy định về nguồn gốc hàng hóa.
 Các rào cản kĩ thuật :
 Lạm dụng các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm hạn chế hàng nhập khẩu
như : các biện pháp xác định giá trị hàng để đánh thuế hải quan.
 Các thủ tục để xin giấy phép nhập khẩu.
 Các thủ tục kiểm định hàng hóa trước khi xuống tàu.
 Các quy định về vệ sinh và kiểm dịch động – thực vật.
 Các rào cản phi thuế quan theo nguyên tắc bị cấm áp dụng vì chúng được cho là có tác
hại lớn hơn nhiều so với các rào cản thuế quan :
 Do chúng ít minh bạch hơn các biện pháp thuế quan.
 Việc chống lại các rào cản phi thuế quan khó khăn và lâu dài hơn nhiều so với việc
chống lại các rào cản thuế quan
 Nhìn bề ngoài không có vẻ mang tính cách bảo hộ hàng trong nước hoặc phân biệt
đối xử, do đó, rất khó để nhận biết và lên án chúng.
 Các biện pháp phi thuế quan vô cùng đa dạng.
b. Không phân biệt đối xử :
 Không phân biệt đối xử trong thương mại được coi là nguyên tắc cơ bản và nền tảng
nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thương mại quốc tế hiện đại.
 Nguyên tắc này được hiểu một cách cơ bản : “không một quốc gia nào được có sự phân
biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình cũng như không được phân biệt đối
xử giữa hàng hóa, dịch vụ và người nước mình với hàng hóa, dịch vụ và người nước
ngoài”.
 Nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại được cấu thành bởi
hai chế độ pháp lí :
 Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc1 : Về nguyên tắc, nguyên tắc này có nội dung :
 “Nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia khác một sự ưu đãi hay
miễn trừ về các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ) thì cũng
phải dành cho các quốc gia thành viên còn lại sự ưu đãi và miễn trừ đó”.
 Chế độ đãi ngộ quốc gia2 :
 Nếu đãi ngộ tối huệ quốc ghi nhận nghĩa vụ của quốc gia thành viên dành cho
sự đối xử ưu đãi như nhau cho các đối tác thương mại của mình, thì đối xử
quốc gia ghi nhận nghĩa vụ của quốc gia thành viên không được phân biệt đối
xử giữa hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ giữa nước mình và với hàng
hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài.
1
Most Favoured Nation Treatment – MFN, Điều I của GATT, Điều II của GATS, Điều IV
của Hiệp định TRIPS.
2
Nation Treatment – NT, Điều III của GATT, Điều XVII của GATS, Điều III của Hiệp
định TRIPS.
 Chế độ pháp lí đối xử quốc gia được áp dụng cho mọi lĩnh vực thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và bảo hộ sở hữu trí tuệ.
 Tuy nhiên phạm vi áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có sự khác biệt :
 Đối với hàng hóa và sở hữu trí tuệ : Việc áp dụng chế độ pháp lí đối xử quốc gia là
một nghĩa vụ chung
 Đối với dịch vụ : Chế độ pháp lí đối xử quốc gia chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực,
ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể.
c. Những ngoại lệ chủ yếu của hai nguyên tắc trên :
Hai nguyên tắc trên có một số ngoại lệ sau :
 Ngoại lệ liên quan đến các hiệp định khu vực1 :
 Khi hai hay nhiều thành viên của WTO kí một hiệp định thương mại khu vực
với nhau : Các quốc gia này có thể dành cho nhau những điều kiện thương
mại ưu đãi hơn so với các điều kiện dành cho những thành viên còn lại của
WTO.
 Rõ ràng điều này thể hiện sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm của các nước
thành viên và không thành viên của hiệp định khu vực.
 Ngoại lệ liên quan đến các nước đang phát triển :
 Trong khuôn khổ WTO, ở một chừng mực nhất định, các nước đang phát
triển được hưởng chế độ đối xử ưu đãi hơn so với các nước phát triển.
 Các quy định về ngoại lệ liên quan tới các nước đang phát triển được nhắc
tới rải rác tại nhiều văn bản khác nhau của WTO2.
1
Quy định tại điều XXIV của GATT và Bản ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV (xem điều
XXIV .5).
2
Vd : Điều XV Hiệp định nông nghiệp, Điều XII Hiệp định về hàng rào kĩ thuật (TBT).

 Ngoại lệ liên quan đến các biện pháp chống hành vi thương mại không lành
mạnh3 :
 Các quốc gia thành viên có thể áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối
kháng khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, trợ cấp),
nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại gây ra từ các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
 Điều này đã được cụ thể hóa trong hiệp định chống bán phá giá (ADA) và
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCMA).
3
Điều VI của Hiệp định GATT 1994.
 Các ngoại lệ chung được quy định tại Điều XX của GATT 1947, theo đó, một sự vi
phạm có thể được chấp nhận nếu sự vi phạm đó :
 Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng.
 Cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động – thực vật và bảo vệ
sức khỏe.
 Liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân.
 Áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ.
 Liên quan tới việc gìn giữ tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp
đó cũng áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dung trong nước.
2. Hợp đồng thương mại quốc tế :
Khái niệm:
 Là sự thoả thuận giữa các chủ thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại ,được xác lập để quy định
về những hành vi mua bán trao đổi hàng hoá, cung ứng các dịch vụ trong
nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vận chuyển, bảo hiểm, viên thông,
hàng không dân dụng, chuyển giao công nghệ... có yếu tố nước ngoài
(mang tính quốc tế).
 Các HĐTMQT có thể bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng
vận chuyển hàng hoả quốc tế, Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng nhượng
quyền thương mại....
a. Tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế:
 Hợp đồng có thể chịu nhiều sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau. Đáp ứng ba tiêu chí:
 Có ít nhất một bên trong hợp đồng đó là thể nhân hoặc pháp nhân
nước ngoài.
 Đối tượng của hợp đồng đó là hàng hóa ở nước ngoài, dịch vụ được
cung ứng từ hoặc do thương nhân nước ngoài cung ứng.
 Đối tượng của hợp đồng đó là hàng hóa ở nước ngoài.
b. Kí kết hợp đồng thương mại quốc tế:
 Khi kí kết HĐTMQT, cần chú các nội dung sau:
 Chủ thể của hợp đồng: cần xác định rõ là yếu tố liên quan đến chủ
thể/các bên tham gia hợp đồng. Chủ thể còn ảnh hưởng đến các yếu tố:
 Luật áp dụng
 Việc công nhận và cho thi hành phán quyến của cơ quan tài phán
quyến tranh chấp phát sinh từ HĐTMQT
 Tư cách thủ thể tham gia quan hệ HĐTMQT
 Quyền của chủ thể trong việc triển khai/thực hiện hợp đồng và giải
quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng…
 Đối tượng của hợp đồng:
 Bảo đảm thuộc về quyền sở hữu của bên chuyển giao hoặc sử dụng
quyền sở hữu theo quy định của quốc gia có liên quan
 Bảo đảm được tự do lưu thông/cung ứng theo quy định của pháp luật
quốc gia hoặc điều ước quốc tế có liên quan
 Có thể quy định trách nhiệm liên quan đến việc một bên không đảm
bảo các yếu tố trên
 Hình thức của hợp đồng: là sự biểu hiện ra bên ngoài của sự thỏa thuận
giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, thể hiện rõ ý chí của các bên
 Nội dung của hợp đồng: bao gồm các điều khoản:
 Đối tượng của hợp đồng
 Số lượng, chất lượng
 Giá, phương thức thanh toán
 Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
 Quyền, nghĩa vụ các bên
 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
 Phương thức giải quyết tranh chấp
c. Soạn thảo nội dung HĐTMQT: Nhìn chung thông thường một
HĐTMQT thường có những phần như sau:
 Phần mở đầu thông thường có những nội dung sau: Tiêu đề Số và kí hiệu của
hợp đồng; Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng; Các bên kí kết hợp đồng.
Những giải thích/định nghĩa dùng trong hợp đồng; Cơ sở pháp lí để kí kết
hợp đồng.
 Phần nội dung: thường bao gồm bốn loại diều khoản: Loại điều khoản về
hàng hoá (thưởng bao gồm điều khoản tên hàng; số lượng; chất lượng...);
Loại điều khoản tài chính (thường bao gồm điều khoản giá cả và phương
thức thanh toán); Loại điều khoản vận tải, giao nhận và bảo hiểm (thưởng
bao gồm điều khoản giao nhận hàng, bảo hiểm...); Loại điều khoản pháp lí
(thường bao gồm điều khoản miễn trách nhiệm, luật áp dụng, cơ quan giải
quyết tranh chấp, sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng...).
 Phần kết của hợp đồng thường bao gồm các nội dung: Số bàn hợp đồng và
số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên; Ngôn ngữ của hợp đồng; Thời hạn
hiệu lực của hợp đồng; Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp
đồng chữ kí có thẩm quyền của đại diện các bên kí kết.

You might also like