You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Trình bày định nghĩa về hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam?
[Làm rõ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ phải thỏa mãn những điều
kiện gì để được coi là hoạt động thương mại]. Cho ví dụ cụ thể.
2. Hoạt động thương mại có tính “quốc tế” (“có yếu tố nước ngoài”) sẽ có
những đặc điểm gì? Cho ví dụ cụ thể?
3. Liệt kê những hoạt động thương mại cụ thể theo pháp luật Việt nam [Luật
thương mại 2005] và theo quy định của WTO [Hiệp định GATT, Hiệp định GATS,
Hiệp định TRIPS, Hiệp định TRIMS.
[Nêu cơ sở pháp lý]
4. Chủ thể nào có quyền điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên
lãnh thổ của 1 quốc gia? Chủ thể đó sử dụng công cụ nào để điều chỉnh?
5. Tự do hóa thương mại là gì? Tại sao các quốc gia lại tiến hành hoạt động
thương mại với nhau?
6. Bảo hộ mậu dịch là gì? Tại sao các quốc gia lại có xu hướng thiết lập những
rào cản thương mại (thuế quan, phi thuế quan) để kiểm soát dòng chảy thương mại
hàng hóa, dịch vụ vào lãnh thổ của nước mình
7. Thương nhân tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải thỏa mãn
những điều kiện gì?
8. Hãy kể tên các loại nguồn của Luật thương mại quốc tế? Sau đó, hãy trình
bày về trật tự hiệu lực của các loại nguồn? [Trong trường hợp cùng điều chỉnh về 1
vấn đề, mà mâu thuẫn với nhau, thì áp dụng loại nguồn nào?]
II. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, những sự kiện nào đã làm xấu đi quan hệ
thương mại giữa các quốc gia; khiến cho hoạt động thương mại quốc tế trở nên tắc
nghẽn.
2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào đã dẫn đến 1 trật tự kinh tế thế
giới mới được thiết lập? Trật tự kinh tế thế giới mới đó thể hiện qua 1 Hệ thống có
tên gọi là gì? Gồm những bộ phận nào? Những bộ phận đó có vai trò gì?
3. Hiệp định nào được coi là định chế thương mại quốc tế “tạm thời”, điều chỉnh
hoạt động thương mại quốc tế; thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa các quốc
gia, trước khi WTO được thành lập. Có bao nhiêu dòng thuế quan được cắt giảm bởi
Hiệp định đó?; và Hiệp định đó đã trải qua mấy vòng đàm phán kể từ thời điểm ký
kết năm 1947 đến thời điểm WTO được thành lập năm 1994?
4. Vòng đàm phán nào dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO?
5. Tổ chức thương mại thế giới WTO hoạt động hướng đến mục tiêu gì? Để đạt
được những mục tiêu đó, chức năng của WTO là gì?
6. Hiệp định nào được coi là nguồn cơ bản của pháp luật WTO? Hiệp định đó
có mấy phụ lục? Mối quan hệ giữa Hiệp định đó và các Phụ lục như thế nào? 1 quốc
gia khi gia nhập WTO có nhất thiết phải thực hiện tất cả những quy định tại Hiệp
định đó, và những Phụ lục của nó không?
7. Hãy vẽ sơ đồ Hệ thống các hiệp định của WTO? Trong đó chỉ ra 3 Hiệp định
điều chỉnh quan hệ hợp tác thương mại giữa các quốc gia trên 3 lĩnh vực: thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ?
8. Hãy nêu các quy định liên quan đến biểu nhân nhượng thuế quan được quy
định tại Điều 2 của Hiệp định GATT
Sau đó làm rõ: Các quốc gia có quyền tùy ý chỉnh sửa các cam kết về thuế đã
đưa ra trong Biểu nhân nhượng thuế quan cho phù hợp với mình không; hay buộc
phải tuân thủ các quy định tại Biểu nhân nhượng thuế quan
9. Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của WTO? Trong đó chỉ ra:
- Cơ quan nào là cơ quan tối cao của WTO? Gồm những ai? Và họp 1 năm mấy
lần?
- Cơ quan nào giải quyết những công việc hàng ngày của WTO? Cơ quan nào
thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp của WTO? Cơ quan nào thực hiện chức
năng rà soát chính sách thương mại của WTO? Quan hệ của những cơ quan này?
- Cơ quan nào giải quyết những công việc hành chính của WTO? Ai đứng đầu
cơ quan đó? Vai trò của người đó là gì?
10.Trình bày thủ tục thông thường để thông qua 1 quyết định của WTO? Trong
đó; hãy giải thích cụm từ “đồng thuận”? Hãy nêu những trường hợp ngoại lệ?
11. Có phải WTO chỉ có 1 loại thành viên duy nhất là quốc gia có chủ quyền?
Nếu không phải, thì WTO còn loại thành viên nào khác nữa?
[Nêu cơ sở pháp lý – Xem Điều 11-12 Hiệp định Marrakesh]
III. NGUYÊN TẮC WTO
A. QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC
1. Tổ chức thương mại thế giới WTO được vận hành dựa trên những nguyên
tắc nào? Những nguyên tắc đó được quy định tại Hiệp định nào của WTO? Nội dung
cơ bản của từng nguyên tắc [Nêu ngắn gọn về khái niệm của từng nguyên tắc]
2. Quy chế Đối xử tối huệ quốc (MFN) là gì? Quy chế này có phải chỉ được áp
dụng đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa hay không? Nếu không, thì nó được áp
dụng cho lĩnh vực thương mại nào khác? Nêu cụ thể các điều của Hiệp định WTO
quy định về quy chế MFN trong từng lĩnh vực?
3. Đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa, làm thế nào để xác định, trong 1 tình
huống cụ thể, 1 biện pháp (chính sách thương mại) của 1 quốc gia có tuân thủ quy
chế trên không?
[Phân tích bài test 4 câu hỏi trong slide nha]
4. Quy chế Đối xử tối huệ quốc (NT) là gì? Quy chế này có phải chỉ được áp
dụng đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa hay không? Nếu không, thì nó được áp
dụng cho lĩnh vực thương mại nào khác? Nêu cụ thể các điều của Hiệp định WTO
quy định về quy chế NT trong từng lĩnh vực?
5. Làm thế nào để xác định, trong 1 tình huống cụ thể, 1 biện pháp (chính sách
thương mại) của 1 quốc gia có tuân thủ quy chế trên không?
[Trình bày các biện pháp thương mại của 1 quốc gia thuộc phạm vi áp dụng
của quy chế NT, đồng thời nêu yêu cầu cụ thể của WTO đặt ra cho từng biện pháp
nha]
6. Dựa trên những tiêu chí nào, để xác định hàng hóa có “tương tự” không?
B. NGOẠI LỆ
7. Nguyên tắc không phân biệt đối xử có áp dụng 1 cách tuyệt đối với hoạt động
thương mại quốc tế liên quan đến các quốc gia đang phát triển không?
Nếu không, hãy trình bày những ưu đãi, đặc quyền mà các quốc gia này được
hưởng; như: Đối xử đặc biệt và Khác biệt; Cơ chế GSP…..
[Nêu cơ sở pháp lý tại Hiệp định GATT]
8. Các quốc gia thành viên của WTO có quyền thiết lập những khu vực thương
mại để dành cho các thành viên trong khu vực những ưu đãi tốt hơn, những gì, dành
cho các thành viên ngoài khu vực không?
Nếu có đó là gì? Và điều kiện thành lập về: (i) hình thức; (ii) nội dung (nội biên,
và ngoại biên) được quy định như thế nào?
[Nêu cơ sở pháp lý tại Hiệp định GATT]
9. Biện pháp (chính sách) thương mại của 1 quốc gia để được phép đi ngược
lại với những quy định của WTO theo quy định tại Điều XX của GATT phải đáp
ứng điều kiện gì?
[Trình bày các yếu tố chứng minh một biệp pháp có vi phạm khoản b) Điều XX
GATT 1994 hay không?]
9.1. Hiện nay, với xu thế hội nhập sâu rộng, với chính sách thúc đẩy phát triển
kinh tế, mở rộng sản xuất, tài nguyên môi trường tại Việt nam đang ở mức báo động,
và đối diện với nguy cơ cạn kiệt; gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung: dầu mỏ,
than đá, vàng. Do đó, các quốc gia, đều có xu hướng hạn chế viêc xuất khẩu các mặt
hàng trên.
Nếu anh (chị) làm việc cho Chính phủ, anh chị, hãy đề xuất chính sách để hạn
chế việc xuất khẩu các sản phẩm trên cho phù hợp với quy định của WTO.
9.2. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc đánh
cắp thông tin người tiêu dung; đặc biệt là thông tin quốc phòng thông qua thiết bị
công nghệ đang gia tang ở mức đáng báo động và là một mối nguy của tất cả các
quốc gia.
Nếu anh (chị) làm việc cho Chính phủ, anh chị hãy đề xuất chính sách để hạn
chế việc nhập khẩu các thiết bị có khả năng mang công cụ đánh cắp thông tin từ các
quốc gia khác cho phù hợp với quy định của WTO.
9.3. Ngày nay, với sự hội nhập kinh tế sâu rộng, việc ô nhiễm môi trường luôn
là vấn đề nhức nhối của các quốc gia đang phát triển.
Nếu anh (chị) làm việc cho Chính phủ, anh chị hãy đề xuất chính sách để hạn
chế việc nhập khẩu phương tiện không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xả thải quốc tế từ các
quốc gia khác sao cho phù hợp với quy định của WTO.
IV. PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
1. Hãy trình bày ngắn gọn về: (i) bản chất; (ii) mục đích; (iii) hình thức; (iv) cơ
chế áp dụng; (v) những biện pháp phòng vệ thương mại cụ thể?
2. Hãy trình bày về các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Cụ thể:
- Phá giá là gì? Cách xác định giá xuất khẩu, và giá trị thông thường; cũng như
cách tính biên độ phá giá [Nêu cơ sở pháp lý]
- Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
[Nêu cơ sở pháp lý – Xem kĩ điều 3 Hiệp định chống bán phá giá]. Nêu rõ các yếu
tố là cơ sở để xác định thiệt hại
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phá giá và thiệt hại đáng kể xảy ra hoặc
đe dọa xảy ra
3. Chủ thể nào được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi xướng điều tra
về chống bán phá giá? Bài kiểm tra 50/25 được thực hiện như thế nào?
4. Hàng hóa bị điều tra về chống bán phá giá phải đáp ứng những điều kiện gì;
thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành điều tra?
- Về biên độ phá giá [Nêu cơ sở pháp lý]
- Số lượng hàng hóa nhập khẩu [Nêu cơ sở pháp lý]
5. Để áp dụng biện pháp tạm thời đối với doanh nghiệp có hàng hóa bị điều tra,
nhằm ngăn chặn thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất nội địa trong quá trình điều tra,
thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Có những loại biện pháp tạm thời nào?
6. Khi có kết luận điều tra chính thức về việc đủ điều kiện áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá, thì các quốc gia được tiến hành dưới hình thức cụ thể nào?
[đánh thuế hay hạn chế định lượng]?
Nếu đánh thuế thì mức thuế áp dụng được quy định như thế nào?
7. Các biện pháp chống bán phá giá được tiến hành trong thời hạn bao lâu?
V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp của WTO dưới đây,
Cơ chế đồng thuận hay đồng thuận nghịch sẽ được áp dụng?
- Thành lập Ban Hội Thẩm [Điều 6.1 Hiệp định DSU]
- Thông qua báo cáo của Ban Hội Thẩm [Điều 16.4 Hiệp định DSU]
- Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm [Điều 17.14 Hiệp định DSU]
- Thông qua việc trả đủ thương mại [cho phép các quốc gia tạm hoãn thi hành
các nhượng bộ, nghĩa vụ theo các hiệp định WTO [Điều 22.6 Hiệp định DSU]
- Thông qua việc thành lập cơ quan phúc thẩm [Điều 17 Hiệp định DSU]
2. Hãy trình bày về quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO?
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) có phải là chủ thể duy nhất
có quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của WTO không?
Nếu không thì còn chủ thể nào?, mà các quốc gia có thể yêu cầu giải quyết tranh
chấp của mình
[Xem điều 25 Hiệp định DSU]

You might also like