You are on page 1of 4

Tình huống thực hành 1

Xác định phạm vi áp dụng CISG


Đầu tháng 01 năm 2017, tại một hội chợ quốc tế được tổ chức tại Singapore, sau
khi xem xét chất lượng của các mẫu giày dép được trưng bày bởi công ty Đông Á (Việt
Nam), công ty Bata Shoe (Singapore) đã liên hệ và tiến hành đàm phán hợp đồng.
Ngày 31/01/2017, tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty Đông Á và công ty Bata
Shoe ký kết Hợp đồng khung, theo đó Đông Á sẽ tiến hành sản xuất giày theo các mẫu
thiết kế của Bata Shoe và giao hàng hóa theo từng đơn đặt hàng của Bata Shoe. Theo
Hợp đồng, Bata Shoe cung cấp một phần phụ liệu và số hàng hóa này sẽ được sản xuất tại
các xưởng của Đông Á tại Biên Hòa (Đồng Nai). Hai bên cũng thỏa thuận rằng nếu có
tranh chấp thì đưa ra Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với luật áp dụng là
luật Việt Nam.
Ngày 25/02/2017, Bata Shoe đặt đơn hàng đầu tiên trị giá 200.000 USD cho
10.000 đôi giày nam gồm nhiều kiểu dáng và không phát hiện thấy khiếm khuyết, Bata
Shoe thanh toán cho Đông Á số tiền là 150.000 USD. Sau một thời gian bán các đôi giày
này ra thị trường, Bata Shoe nhận được nhiều khiếu nại từ khách hàng.
Ngày 22/05/2017, Bata Shoe thông báo cho Đông Á về các khiếu nại này: các lót
giày có độ dài khác nhau, nhiều mũi khâu bị hở; ngoài ra, nhiều khách hàng phàn nàn
rằng giày bị phai màu và gây phiền toái trong quá trình sử dụng. Bata Shoe cũng thông
báo từ chối thanh toán số tiền còn lại là 50.000 USD. Đông Á không chấp nhận khiếu nại
của Bata Shoe và yêu cầu Bata Shoe tiếp tục thanh toán.
Ngày 04/07/2017, Đông Á khởi kiện Bata Shoe ra Trung tâm Trọng Tài Quốc tế
Việt Nam (VIAC).
Câu hỏi: CISG có được áp dụng để giải quyết tranh chấp này hay không?
Gợi ý: Xem xét đến các nội dung sau:
- Phạm vi áp dụng theo quy định của CISG (lưu ý thời điểm đó CISG đã có hiệu
lực tại Việt Nam chưa?
- Việc hai bên lựa chọn luật Việt Nam trong Hợp đồng có phải là sự loại trừ áp
dụng CISG hay không?
- Giả sử hai bên lựa chọn Luật Singapore thì CISG có được áp dụng để giải quyết
tranh chấp này hay không?
- Trường hợp này, khi Bata shoe cung cấp một phần phụ liệu của hàng hóa để bên
bán sản xuất hàng theo đơn đặt hàng của bên mua thì Hợp đồng này là Hợp đồng mua
bán hàng hóa hay Hợp đồng cung ứng dịch vụ và CISG có được áp dụng hay không?
Tình huống 2
Chào hàng và sửa đổi nội dung chào hàng
Ngày 01/12/2017, công ty TNHH cà phê Bình Nguyên (BN) (Việt Nam) gửi fax
chào bán cho công ty Otto của Đức 500 tấn cà phê nhân Robusta với giá FOB 2250 USD/
tấn (đặt cọc 30% và thanh toán phần còn lại ngay sau khi nhận hàng). Điều kiện bán hàng
là áp dụng luật Việt Nam và tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại
VIAC. Chào hàng ghi rõ sẽ có hiệu lực trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi đi.
Cùng ngày hôm đó, Otto nhận được fax của Bình Nguyên. Ngày 07/12/2017, Otto
gửi fax sang cho Bình Nguyên trong trả lời rằng chấp nhận các điều kiện trong fax chào
hàng của CTN nhưng đề nghị thay đổi tiêu chuẩn về độ ẩm cà phê từ 12.5% xuống còn
11.5 %.
Ngày 10/12/2017, Bình Nguyên thông báo độ ẩm phải phụ thuộc vào tình hình
thực tế nhưng không thể đảm bảo chắc chắn ở mức 11.5%. Bình Nguyên cũng cho biết
thông lệ mua bán tại Việt Nam cũng như TCVN 4193: 2014 thì tiêu chuẩn về độ ẩm
thường là 12.5%. Cùng ngày, Bình Nguyên chuẩn bị vận chuyển hàng, và hàng được
chuyển đi ngày 20/12/2017, công ty cũng tự thu xếp bảo hiểm và chuyên chở.
Ngày 15/12/2017 Otto đặt cọc tiền, ngày 30/12/2017 Otto nhận hàng tại cảng và
khi kiểm tra phát hiện độ ẩm café là 12.5%. Vì vậy Otto không nhận hàng và yêu cầu hủy
hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc, cũng như bồi thường thiệt hại.
Về phía Bình Nguyên, sau khi không nhận được tiền thanh toán 70% số tiền còn
lại của hợp đồng, Bình Nguyên cho rằng Otto đã vi phạm cơ bản hợp đồng và nộp đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Câu hỏi:
1) Trả lời chấp nhận ngày 07/12/2017 của Otto có được xem là một chấp nhận
chào hàng hay không? Hợp đồng có được xác lập không và nếu có vào thời điểm nào?
2) Trường hợp hợp đồng đã được xác lập, điều khoản về độ ẩm sẽ áp dụng theo
tiêu chí nào: (i) yêu cầu trong fax trả lời của Otto ngày 7/12, (ii) thư trả lời của Bình
Nguyên; (iii) TCVN 2016/thông lệ về tiêu chuẩn độ ẩm tại Việt Nam hay (iv) một tiêu
chí nào khác.
Gợi ý:
1. Các điều khoản khác/bổ sung nào được coi là thay đổi một cách cơ bản chào
hàng theo Điều 19(3).
2. Chấp nhận chào hàng bằng hành vi theo Điều 18(1), mối quan hệ giữa chấp
nhận chào hàng bằng hành vi và thông báo phản đối/không chấp thuận một phần chào
hàng.

Tình huống 3
Vi phạm cơ bản – Huỷ hợp đồng
Công ty TNHH Hải Minh (“Bên mua”), trụ sở thương mại đặt tại Việt Nam, ký 02
hợp đồng mua cần cẩu với công ty chuyên sản xuất thiết bị nâng hạ TRANSUP có trụ sở
thương mại đặt tại Hàn Quốc (“Bên bán”), gồm:
- Hợp đồng số PO520/2015/HĐ ngày 02/04/2015 về việc “Mua một cẩu chân đế
30 tấn phục vụ thi công dự án X” trong đó các mô tả chi tiết về mặt kỹ thuật và quy cách
sản phẩm đã được các bên thống nhất tại Phụ lục 1 của hợp đồng (“Hợp đồng PO520”);

- Hợp đồng số PO521/2015/HĐ ngày 25/10/2015 về việc “Mua một cẩu chân đế
40 tấn phục vụ thi công dự án Y” trong đó các mô tả chi tiết về mặt kỹ thuật và quy cách
sản phẩm đã được các bên thống nhất tại Phụ lục 1 của hợp đồng (“Hợp đồng PO521”).
Trong cả hai Hợp đồng, hai bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng là Công ước của
Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với Hợp đồng PO520, công
ty Hải Minh đã thanh toán cho Bên bán 80% giá trị hợp đồng. Ngày 10/06/2015,
TRANSUP hoàn thành việc vận chuyển đến công trường. Trong quá trình lắp đặt và sử
dụng, Bên mua đã phát hiện hàng hóa đã giao không đúng chất lượng hợp đồng. Cụ thể,
do một số khớp nối không được thiết kế đúng với chất lượng nên sau khi sử dụng một
thời gian, chiếc cẩu chân đế đã ngã sập, gây thiệt hại về tài sản cho một hộ dân gần công
trình xây dựng. Do đó, Bên mua thông báo trả lại hàng cho Bên Bán và hủy hợp đồng
P0520. Đối với Hợp đồng PO521, Bên bán đã triển khai việc sản xuất theo đơn đặt hàng.
Do quan ngại chất lượng hàng hóa sẽ không đảm bảo đúng theo hợp đồng, ngày
15/11/2015,
Bên mua gửi công văn số 150/2015/HMG thông báo cho Bên bán về việc hủy Hợp
đồng PO521, đồng thời tuyên bố ngừng thanh toán toàn bộ phần giá trị hợp đồng. Đồng
thời, Bên mua yêu cầu Bên bán bồi thường thiệt hại toàn bộ thiệt hại do vi phạm hợp
đồng là 566,770USD.
Câu hỏi:
1. Việc Bên bán giao hàng hóa không đúng chất lượng theo hợp đồng PO520 có
được xem là vi phạm cơ bản hợp đồng theo qui định của CISG 1980 hay không? Theo
đó, Bên mua có quyền hủy hợp đồng PO520 hay không?
2. Việc Bên mua quan ngại chất lượng hàng hóa của TRANSUP theo hợp đồng
PO520 có đủ căn cứ để Bên mua được quyền hủy Hợp đồng PO521 hay không? Vì sao?
Gợi ý: Theo Điều 25 CISG 1980, “vi phạm cơ bản hợp đồng” được xác định dựa
trên các yếu tố nào?

You might also like