You are on page 1of 7

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC


HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đề bài 21: Phân tích và đánh giá căn cứ ly hôn trong trường
hợp ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn?

Họ và tên : NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRÀ


MSSV : 441453
LỚP : N02-TL3
NHÓM : 5

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 3

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4

NỘI DUNG ................................................................................................................................ 4

KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và Gia đình

BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015


MỞ ĐẦU
Hôn nhân phải bảo đảm quyền tự do kết hôn của nam, nữ nhằm xác lập
quan hệ vợ chồng, chung sống với nhau suốt đời và quyền tự do ly hôn của vợ
chồng nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Sự đổ vỡ trong mối quan hệ hôn nhân
xuất hiện vì nhiều yếu tố khác nhau, trong trường hợp này, việc ly hôn sẽ giải
phóng mọi người khỏi những mâu thuẫn, xung đột. Đi sâu tìm hiểu hơn về vấn đề
này, em xin chọn đề tài 21 để làm rõ: “Phân tích và đánh giá căn cứ ly hôn trong
trường hợp ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn”.
NỘI DUNG
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án”. Để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân cũng cần được Nhà nước công
nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là Tòa án bằng quyết định công nhận thuận tình
ly hôn hoặc bản án xử ly hôn.
Quyền yêu cầu ly hôn là một trong những quần dân sự cơ bản của vợ, chồng
được quy định trong BLDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, tại
Điều 39 BLDS 2015: “1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của
vợ chồng,…”. Luật HN&GĐ năm 2014 đã cụ thể hóa về quyền yêu cầu ly hôn
của vợ, chồng tại Khoản 1 Điều 51: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Căn cứ ly hôn được hiểu là những căn cứ do Nhà nước xác định để Tòa án
thực hiện giải quyết ly hôn khi có yêu cầu. Trường hợp ly hôn do một vợ hoặc
chồng yêu cầu quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích
yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51
của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của người kia.”
Có 03 căn cứ ly hôn được áp dụng cho các trường hợp ly hôn khi một bên
vợ, chồng yêu cầu, điều kiện cần thiết để Tòa án giải quyết cho ly hôn là các tình
tiết, sự việc phản ánh tình trạng của mối quan hệ vợ, chồng lâm vào tình trạng
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014, để Tòa án giải
quyết yêu cầu ly hôn thì cần có một trong những căn cứ để chứng minh là có căn
cứ ly hôn. Hành vi bạo lực gia đình là một trong những căn cứ để giải quyết việc
ly hôn. Việc xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không cần
căn cứ theo quy định tại khoản 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa cụ của vợ chồng là một trong
những căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 khi Tòa
án tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn, bao gồm quyền, nghĩa vụ về nhân thân và
đại diện giữa vợ, chồng, quyền, nghĩa vụ về tài sản.
Nếu vợ chồng không chung sống một thời gian dài mà không có lý do chính
đáng và không có sự đồng thuận của nhau trước đó thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng và những vấn đề pháp lý khác. Bên cạnh đó,
vợ chồng có quyền thỏa thuận lựa chọn nơi cư trú để phù hợp với các điều kiện,
hoàn cảnh chung sống để tạo thuận lợi cho việc duy trì mối quan hệ. Trong trường
hợp một trong hai bên có sự ràng buộc về nơi cư trú của bên kia mà không có sự
thỏa thuận và thống nhất với nhau thì được coi là đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng. Đây cũng là một trong những căn cứ để xem xét giải quyết ly hôn.
Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đã có thể được coi là căn cứ ly
hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng. Quy định này được xây dựng dựa trên
cơ sở yêu cầu thực tiễn. Trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ,
người chồng của người bị tuyên bố mất tích, pháp luật cho phép họ được chấm
dứt quan hệ hôn nhân bằng ly hôn.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 về giải quyết ly
hôn theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích khác đã dẫn chiếu đến Khoản
2 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014, cụ thể: “2. Cha, mẹ, người thân thích khác có yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thân hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là
nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.” Căn cứ ly hôn trong trường hợp
này bao gồm 02 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là năng lực hành vi của chủ thể: đó là việc
một trong hai bên của quan hệ hôn nhân bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình. Yếu tố thứ hai là việc
vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Do tính chất đặc biệt của chủ thể yêu cầu ly hôn trong trường hợp này nên
khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 quy định bên vợ, chồng là nạn nhân của bạo
lực gia đình, đồng thời phải bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình. Quy định cha mẹ, người thân
thích của vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn chỉ trong trường hợp bên vợ, chồng
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến việc không có khả năng nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình là quy định mới xuất phát từ thực tiễn xã hội và nhằm
mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của vợ hoặc chồng bị mất năng lực
hành vi dân sự và là nạn nhân của bạo lực gia đình.
KẾT LUẬN
Có nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau gây nên sự đổ vỡ trong quan hệ
hôn nhân làm tình trạng hôn nhân trở nên mâu thuẫn và không thể hàn gắn được
thì ly hôn chính là giải pháp tốt nhất. Dù giải quyết ly hôn do hai vợ chồng thuận
tình hoặc một bên vợ, chồng yêu cầu thì Tòa án chỉ được xét xử, giải quyết cho
ly hôn nếu xét thấy: tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia
đình Việt Nam, NXB Công an Nhân dân;
2. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
3. Bộ luật Dân sự 2015;
4. Nguyễn Tuấn Anh, PSG.TS Nguyễn Văn Cừ hướng dẫn (2018), Áp dụng
căn cứ ly hôn giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định tại Tòa án nhân dân
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học;
5. Trần Nguyễn Thị Tâm Đan, PGS.TS Nguyễn Văn Cừ hướng dẫn (2017),
Áp dụng căn cứ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân – Thành phố Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ luật học.

You might also like