You are on page 1of 115

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
.......□&□.......

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

LY HÔN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN


HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Trọng Chỉnh


Lớp: 23130C Tiết: sáng thứ 5 - tiết 4 - 6

KHÓA:
11
K23
DANH SÁCH CÁC SINH VIÊN THAM GIA BÀI TIỂU
LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Nguyễn Tiến Đạt.................................................23130013


Nguyễn Tuấn Kiệt...............................................23130028
Nguyễn Đặng Minh Huy.....................................23130022
Nguyễn Phương Nam..........................................23130034
Lê Quang Quyền..................................................23130043

LỜI PHÊ BÌNH CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.....................................................................................
Điểm số:
Chữ kí giáo viên hướng dẫn

12
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................... 1
Lí do chọn đề tài.............................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu........................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu................................................ 2
Mục đích nghiên cứu....................................................... 2

NỘI DUNG....................................................................... 3
1. Những vấn đề cơ bản của việc ly hôn......................... 3
1.1 Khái niệm về ly hôn..................................................... 3
1.1.1 Vì sao xảy ra tình trạng ly hôn.................................. 3
1.1.2 Các trường hợp theo qui định của pháp luật............ 3
1.1.2.1 Thuận tình ly hôn................................................... 3
1.1.2.2 Ly hôn theo yêu cầu một bên................................. 3
2. Thực trang hiện nay..................................................... 3
2.1 Thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay ......................... 3
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hôn đối với cá nhân và xã
hội..................................................................................... 4
13
2.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân........................ 4
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.......................... 4
2.3 Nhận thức của người dân về vấn đề ly hôn................ 4
3. Hướng giải quyết........................................................ 4
3.1 Phân tích..................................................................... 4
3.2 Giải pháp.................................................................... 4
3.3 Ý nghĩa của việc cải thiện tình trạng ly hôn............. 14
4. Kết luận....................................................................... 16

14
MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài:
Theo triết học C.Mác,gia đình được coi là một trong ba mối quan hệ của
con người, quan hệ gia đình “đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái”, chức năng gia đình vào thời trước không hơn gì là kiếm sống và duy trì nòi
giống. Nhưng khi thế giới thây đổi, nhu cầu mới xuất hiện, quan hệ xã hội mới
đã nâng ý nghĩa của gia đinh lên cao nhất (Quan hệ phụ thuộc). Gia đình giờ đây
là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng.
Chính vì tầm quan trọng đó mà không ít các cặp đôi đã vun vén hạnh phúc sẵn
sàng thông cảm chia sẽ và xây dựng một gia đình hạnh phúc .
Ngược lại với điều đó, còn rất nhiều gia đình rạn nứt tình cảm không hòa
thuận với nhau. Nhưng họ vẫn chịu đựng, vẫn sống chung với người họ không
thể dành tình cảm hoặc chia sẽ tình cảm, mỗi ngày trong cái “gia đình” như thế
không khác nào cực hình cho họ. Do đó mà ly hôn như là một hình thức sẽ giúp
cho các cá nhân đã giải thoát khỏi sự đày đọa về tinh thần lẫn thể xác trong mối
quan hệ gia đình không còn êm đẹp. Tuy nhiên, cách đó cũng chỉ là cách giải
quyết tạm thời và nó để lại rất nhiều hệ lụy xấu đến cá nhân và cả xã hội
Nhằm để hiều rõ và mong muốn tỷ lệ ly hôn giảm. Chúng em thông qua
nghiên cứu, đọc, tìm hiểu các quan điểm, từ nhiều nơi nhằm mong muốn mang
đến một bức tranh toàn cục về thực trạng ly hôn ở nước ta. Quan đó có thể phần
nào đưa ra những biện pháp từ tập thể chúng em hoặc các biện pháp hay mà
chúng em tình kiếm được. Vì những lý do ấy, nhóm sinh viên chung em đã
15
quyết định chọn chủ đề: “Ly hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng
và giải pháp”.

2) Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: trong cả nước.


- Đối tượng nghiêm cứu: tình trạng ly hôn của nước ta hiện nay.
3) Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

-Cơ sở lý luận: kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, luật pháp, tổng
hợp.
-Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp phân tích tổng hợp.
+Thu thập thông tin có sẵn như: tra cứu internet, nghiêm cứu các
tài liệu từ các bài báo có liên đến vấn đề cần nghiên cứu.
4) Mục đích nghiêm cứu:
Bài tiểu luận này có mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn chuẩn mực
về hôn nhân và về gia đình. Bên cạnh đó, nâng cao hiểu biết cá nhân về vấn đề
hôn nhân, gia đình. Phân tích, đưa ra giải pháp. Tránh và giảm thiểu việc ly hôn
đến mức tối đa, đặc biệt là các cặp đôi trẻ. Ngăn chặn tình trạng ly hôn vẫn còn
tăng ở nước ta hiện nay.
5)Kết cấu của tiểu luận

-Kết cẩu của bài tiểu luận gồm:


+Phần 1) Những điều cơ bản về ly hôn.
+Phần 2) Vấn đề ly hôn nước ta hiện nay.
+Phần 3) Giải pháp giảm và tránh việc ly hôn,
+Phần 4) Kết luận

16
I. Phần 1) Những điều cơ bản về ly hôn.
1.1) Khái niệm theo pháp luật Việt Nam

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ
hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình
thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết
được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra
phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới
dạng bản án ly hôn.
Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án.
1.2) Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật

1.2.1. Thuận tình ly hôn


Là trường hợp mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân và được thể
hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

17
Khi giải quyết thuận tình ly hôn sự tự nguyên thật sự của vợ chồng là yếu tố cần
thiết phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai thì Tòa
án không thể công nhận thuận tình Ly hôn.

Việc thiếu sự tự nguyện của vợ chồng được hiểu như một bên bị cưỡng ép, bị
lừa dối, vợ chồng thuận tình ly hôn giả....Sau khi điều tra xác minh nếu có
chứng cứ cho rằng thiếu sự tự nguyện của vợ chồng thì Tòa án có thể bác đơn
thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Khi giải quyết thuận tình ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.
1.2.2. Ly hôn theo yêu cầu cầu một bên ( Đơn phương ly hôn)
Là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ
hôn nhân.

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì tào án phải tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giả đoàn tụ thành, người yêu cầu ly hôn rút đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Khi người yêu cầu ly hôn không rút
đơn yêu cầu ly hôn thì tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau 15 ngày kể từ
ngày lập biên bản nếu vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như viện kiểm
sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành và
quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

Nếu Tòa án hòa giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản hòa giải đoàn tụ
không thành và mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung.

1.3) Làm sao để ly hôn và được công nhận.

Ly hôn là hành vi tính pháp lý và được giải quyết bởi luật pháp. Thế nên, để
ly hôn cũng phải tuân theo những quy định rõ ràng, cụ thể trong luật pháp của
Việt Nam. Khi một đôi vợ chồng muốn ly hôn, phải hoàn thành đầy đủ hồ sơ và
nộp đơn ly hôn lên toàn án, đặc biệt đơn ly hôn phải có đầu đủ những nội dùn
yêu cầu. Khi đó, toàn án sẽ xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ thì sẽ nhận được thông
báo nộp án phí cùng địa điểm nộp, nếu không hợp lệ thì sẽ yêu cầu sửa đổi theo
hướng dẫn của toàn án. Tiếp đến, toàn án sẽ tiến hành hòa giải và xét sử sơ
thẩm. Cuối cùng là toàn án phúc thẩm tiếp tục xử lý án.
Ngoài ra còn có cách nhanh hơn và đỡ tốn kém của các dịch vụ chuyên về
giải quyết ly hôn.
18
1.4) Vì sao xảy ra tình trạng ly hôn

Có vô số nguyên nhân khiến cho một cặp đôi quyết định ly hôn. Nên
nhóm chúng em sẽ chia chúng thành hai loại chính là hai loại dễ thấy nhất:
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn của vợ chồng, bao gồm:

 Sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội, sự giao lưu
văn hóa quốc tế đã làm thay đổi nhiều giá trị, quan niệm về hôn nhân và gia
đình. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, tạo áp lực
cho các cặp vợ chồng.
 Các biến cố bất thường: Các biến cố bất thường như thiên tai, tai nạn, bệnh
tật,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của vợ chồng, dẫn đến
ly hôn.

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân do chính vợ chồng gây ra, bao gồm:

 Sự thiếu hiểu biết về hôn nhân và gia đình: Nhiều người bước vào hôn nhân
mà chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống
gia đình. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống hôn nhân.
 Sự bất bình đẳng giới trong hôn nhân: Sự bất bình đẳng giới trong hôn nhân
khiến cho quyền và lợi ích của vợ chồng không được đảm bảo, dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột.
 Các vấn đề về kinh tế, sức khỏe, tâm lý: Các vấn đề về kinh tế, sức khỏe, tâm
lý của vợ chồng nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến ly hôn.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn như:

 Ngoại tình: Ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
ly hôn.
 Tự ý bỏ đi của một bên vợ chồng: Tự ý bỏ đi của một bên vợ chồng là một
hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia
đình và xã hội.

19
 Vợ chồng không có con: Trong một số trường hợp, vợ chồng không có con có
thể là nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
 Vấn đề bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè: Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và
suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có
nhiều, song nguyên nhân cơ bản là do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội
khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế
khó khăn…
 Do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu:Mẹ chồng và nàng dâu
vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong cách sống,
lối suy nghĩ, bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ… và một
khi mâu thuẫn ngày càng nhiều, người chồng không thể hoá giải được những
mâu thuẫn đó cũng sẽ dẫn đến việc ly hôn. Những cặp vợ chồng ly hôn vì
nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được
vài năm.

1 10
2.Vấn đề ly hôn nước ta hiện nay.
2.1 Thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, việc ly hôn luôn được xem là hoạt động chấm dứt
quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, vấn đề ly hôn sẽ do cả hai
bên vợ chồng đồng thuận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu
cầu ly hôn và được tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bặng một bản án cho
phép ly hôn. Ở Việt Nam, tỷ lệ ly hôn không những tăng cao mà quãng thời gian
từ khi kết hôn đến khi ly hôn ngày càng bị rút ngắn lại tới mức đáng lo ngại. Tỷ
lệ ly hôn cao sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như tâm lý, cảm xúc, gia đình và xã
hội. Tuy nhiên, hệ lụy lớn nhất và trực tiếp nhất là ảnh hưởng tới những thế hệ
trẻ nhỏ tương lai và sự phát triển bền vững của xã hội.
Theo thống kê mới nhất về số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tính đến năm
2023, lên tới mức 60.000 vụ trên một năm, tương đương 0,75 vụ/1000 dân. Tỷ
lệ ly hôn do việc kết hôn 25% có nghĩa rằng cứ có bốn cặp vợ chồng đi đăng ký
kết hôn thì sẽ có một cặp vợ chồng đi ra tòa ly hôn. Cuộc sống với nhiều mâu
thuẫn đã khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi khác đã chung sống
nhiều năm cùng đi đến quyết định này, bất cứ ai khi bước chân vào ngọn cửa
hôn nhân đều mong muốn có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi
cả hai không còn nhìn chung về một hướng thì những rạn nứt bắt đầu xuất hiện.
Và ly hôn chính là giải pháp cuối cùng được đặt ra để kết thúc sự đổ vỡ của tình
yêu và chấm dứt gia đình khi không còn cảm thấy hạnh phúc.
Theo thông tin từ báo cáo của tổng cục thống kê Việt Nam, độ tuổi ly hôn phổ
biến ỏ Việt Nam vào các năm 2019-2023. Vào năm 2019, độ tuổi ly hôn phổ
biến nhất là từ 30 đén 39 tuổi, chiếm khoảng 45% tổng số lượng ly hôn. Độ tuổi
trung bình ly hôn ở nam giới chiếm 33.8 tuổi và nữ giới chiếm 31.7 tuổi. Năm
2020, tỷ lệ ly hôn tiếp tục tăng, với độ tuổi phổ biến từ 30 đến 39 tuổi chiếm
khoảng 47% tổng số lượng ly hôn. Độ tuổi trung bình ly hôn ở nam giới chiếm
34.2 tuổi và ở nữ giới chiếm 32.2 tuổi. Nhưng vào những năm gần đây, số tuổi
ly hôn phổ biến ngày càng gia tăng ở giới trẻ từ 25 - 45 tuổi, điều này cho thấy
được mức ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, cảm xúc của các cặp vợ chồng
trẻ hiện nay.
1 11
Theo trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất thành phố Hồ Chí Minh, hiện
nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30
chiếm tỷ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này,
có đến 43.4% người cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái tự do hơn sau khi
ly hôn. Con số ly hôn tăng không chỉ ở các thành thị, các thành phố lớn, mật độ
dân cư đông đúc mà còn ở các tỉnh, huyện. Như tỉnh Quảng Bình, chỉ trong 8
tháng năm 2023, công an nhân dân tỉnh đã tiếp nhận hơn 1600 hồ sơ xin ly hôn
và độ tuổi nộp đơn ly hôn phổ biến ở địa phương này là từ 25 đến 45 tuổi. Tại
Quảng Nam, trong vòng 1 năm, có gần 2500 cặp vợ chồng ra tòa ly hôn. Thống
kê về nguyên nhân ly hôn cho thấy nhiều nhất là do mâu thuẫn gia đình lên đến
2120 vụ viêc. Khi gia đình tan vỡ và không thể tiếp tục gìn giữ được hạnh phúc
hôn nhân trong gia đình thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cho những người trong
cuộc mf còn ảnh hưởng tâm lý cho những đứa trẻ vô tội, và có ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển bền vững của xã hội.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hôn đối với cá nhân và xã hội.
a. Đối với cá nhân:
Việc ly hôn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm lý và cảm xúc của mỗi cá
nhân. Ly hôn tác động mạnh mẽ tới cảm xúc và tâm lý của các bên có liên
quan. Cả hai người cùng trong một mối quan hệ đã ly hôn, thường trải qua cảm
giác mất mát, đau khổ, cô đơn và lo lắng. Điều này khiến cho mỗi cá nhân có
thể trải qua cảm giác thất vọng vì hôn nhân không được thành công và sự thất
bại trong việc duy trì mới cần hệ của cả hai bên.
Việc ly hôn còn dẫn tới sự phân chia gia đình và những mất mát không đáng có.
Ly hôn có thể gây ra sự phân chia gia đình và mất mát trong cuộc sống của các
bên cá nhân có liên quan. Các con cái của họ có thể chịu ảnh hưởng đặc biệt
nặng nề, khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi và chịu đựng mất mát
của sự gắn kết gia đình. Họ có thể trải qua cảm giác bị bỏ rơi, tự trách bản thân
và có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng một ngân hàng tương lai. Điều này
còn ảnh hưởng đến sự phân chia tài sản gia đình và con cái của họ. Việc ly hôn
có thể gây ra tác động tiêu cực đến tài chính và đời sống kinh tế của các cá
nhân. Việc chia sẻ tài sản và trang bị gia đình có thể gây ra tranh chấp và gây ra
căng thẳng về tài chính. Việc này có thể khiến một trong hai bên có thể phải đối
mặt với sự thay đổi trong thu nhập và chi phí sống. Gây ra khó khăn trong việc
duy trì một cuộc sống ổn định sau ly hôn.
1 12
Việc ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn đối với cá nhân là rất lớn và đa chiều. Nó
tác động đến tâm lý cảm xúc, sức khỏe, mối quan hệ của gia đình và cuộc sống
kinh tế của các cá nhân liên quan. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực này, quan
trọng nhất là đảm bảo sự hỗ trợ tâm lý. Và tài chính cho các bên liên quan, đặc
biệt là trẻ em. Cần phải có các dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình. Có thể cung
cấp sự hỗ trợ tâm lý và giúp đỡ các cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn sau ly
hôn. Ngoài ra, việc đảm bảo sự tham gia tự nguyện của hai bên trong việc quyết
định cũng như quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Đồng thời chính phủ cần
phải nêu rõ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chính sách và quy định
hỗ trợ hợp lý và bảo vệ cho những người liên quan đến ly hôn.
b. Đối với xã hội:
Việc ly hôn còn ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội: Làm giảm đi giá trị hôn
nhân và gia đình. Đối với xã hội hôn nhân được coi là một cam kết lâu dài và
một cơ sở cho sự ổn định của xã hội. Tuy nhiên, khi ly hôn trở nên phổ biến
hơn, giá trị này bị suy giảm và tạo ra được sự thay đổi trong quan niệm và giá
trị về hôn nhân và gia đình. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng xã hội và
làm suy yếu mối quan hệ gia đình. Điều này còn ảnh hưởng đến sự tăng cao về
tình trạng đơn thân và cô đơn trong xã hội. Khi có nhiều hơn các gia đình ly tán
hoặc ly hôn, số lượng người sống một mình tăng lên. Điều này có thể gây ra
cảm giác cô đơn và cảm giác bị bỏ rơi trong các cá nhân. Ảnh hưởng đến sức
khỏe tâm lý và tình trạng tâm sinh lý của họ. Sự cô đơn có thể gây ra những vấn
đề xã hội như suy giảm sự gắn kết cộng đồng và tăng cao về tình trạng bệnh lý
tâm lý khiến họ mất đi niềm tin trong cuộc sống.
Việc ly hôn còn có thể gây tăng cao về căn cước và tội phạm trong xã hội. Khi
gia đình tan bớt, đặc biệt là trong các trường hợp ly hôn đất qua sự căng thẳng
và xung đột gia để có thể dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình. Điều này không
chỉ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình mà còn gây tác động tiêu
cực đến xã hội nói chung. Ngoài ra. Những người trẻ em có cha mẹ ly dị cũng
có khả năng cao hơn để nhận biết các tình huống bạo lực và nguy cơ trở thành
nạn nhân hoặc người thực hiện hành vi bạo lực trong tương lai. Điều này có thể
tạo ra một chuỗi tác động tiêu cực kéo dài đến tâm lý cảu thế hệ trẻ. Những trẻ
em này có thể trở thành những người trưởng thành khó khăn trong việc hòa
nhập với xã hội.

1 13
Tóm lại, việc ly hôn có ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Nó giảm giá trị của
hôn nhân và gia đình, gây ra vấn đề tài chính và khả năng sinh sống tăng cao về
tình trạng đơn thân và sự cô đơn, ảnh hưởng đến trẻ em và thế hệ tương lai,
tăng cao về căn cước và tội phạm và làm suy yếu sự ổn định xã hội. Để giảm
thiểu những tác động tiêu cực này, chúng ta cần tăng cường giáo dục về hôn
nhân và gia đình, cung cấp hỗ trợ tâm lý và tài chính cho những gia đình gặp
khó khăn. Thúc đẩy các giải pháp hòa giải, giảm căng thẳng gia đình trong hôn
nhân.
2.3 Nhận thức của người dân về vấn đề ly hôn.
Nhận thức về sự linh hoạt và sự thay đổi cần thiết trong hôn nhân: Một số người
dân, đặc biệt là những người đã trải qua một hôn nhân không hạnh phúc hoặc bị
lạm dụng có nhận thức rõ về sự cần thiết của việc ly hôn, họ coi đây là một
cách để giải phóng sự bất hòa. Và đau khổ trong một mối quan hệ không lành
mạnh, việc ly hôn có thể được xem là sự giải thoát cho cả đôi bên. Giúp họ tìm
lại hạnh phúc và sự tự do cá nhân. Việc này có thể giúp họ giải tỏa được sự
căng thẳng trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Họ nhận thấy rằng không phải
tất cả các mối quan hệ hôn nhân đều thành công. Trong hôn nhân, cả hai phải
tôn trọng và biết thấu hiểu cho nhau thì mới có được sự hạnh phúc và ấm áp
trong tình yêu.
Nhận thức về sự tác động tiêu cực của việc ly hôn: Một số người dân nhận thức
rõ về tác động tiêu cực của ly hôn đối với cá nhân và gia đình. Họ nhận thấy
rằng việc ly hôn có thể gây ra căng thẳng về tài chính, tình trạng đơn thân và
ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của trẻ em. Họ có quan điểm rằng việc
hôn nhân là một cam kết lâu dài và nên được hỗ trợ và bảo vệ để duy trì sự ổn
định xã hội.
Nhận thức của người dân đối với việc ly hôn có sự đa dạng và phức tạp. Tuy
một số người vẫn giữ vững quan điểm truyền thống và có ly hôn là thất bại,
trong khi người khác nhận thức rõ về sự cần thiết và quyền tự do cá nhân cho
việc ly hôn. Việc tăng cường giáo dục và nhận thức xã hội về hôn nhân gia đình
và cần tình huống ly hôn có thể giúp người dân hiểu rõ hơn về tác động của
việc ly hôn đối với cá nhân và xã hội. Đồng thời, cần có hệ thống hỗ trợ về tư
vấn tâm lý pháp lý cho các cá nhân. Trong quá trình ly hôn nhằm giảm thiểu
những tác động tiêu cực và tạo điều kiện cho sự hòa hợp trong việc giải quyết
các vấn đề liên quan đến ly hôn.
1 14
Ngày nay, vẫn có một số người xem nhẹ việc ly hôn trong gia đình mà không
nghĩ tới hậu quả trước mắt. Họ xem việc ly hôn là để giải thoát cho bản thân và
xem đó là điều hạnh phúc thoải mái và tự do. Ly hôn có sức ảnh hưởng nặng nề
đối với tâm lý, cảm xúc, đặc biệt là ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em. Điều này sẽ
khiến tâm lý trẻ nhỏ bị tổn thương và dễ xảy ra các bệnh về trầm cảm và ảnh
hưởng đến sự phát triển về tương lai và xã hội.

Phần 3

1. Phân tích, nhận xét, đánh giá

3.1 Phân tích.

Càng ngày số vụ ly hôn càng tăng đặc biệt, có những bạn trẻ vừa kết hôn
xong đã ra tòa ly hôn một cách nhanh chóng có khi 1 tháng, 3 tháng rất
nhiều. Thực tế này cho thấy sự mất ổng định và bền vững của các gia đình
ở Việt Nam hiện nay.

Dựa vào số liệu ta có thể thấy cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì sẽ có
một đôi ra tòa ly hôn. Sự mâu thuẫn này không chỉ gặp trong những cặp
đôi trẻ mà còn gặp ở nhiều đôi chung sống lâu năm cũng đi đền quyết
định ly hôn. TS. Lưu Hồng Minh - nguyên Trưởng Khoa Xã hội học và
phát triển cho rằng tỷ lệ ly hôn hay ly thân trên thế giới không chỉ ở Việt
Nam đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
Không những vậy còn xuất hiện nhiều hiện tượng người trẻ không muôn
kết hôn, mẹ đơn thân, bố dơn thân... Đây cũng đang được coi là xu hướng
của tương lai trong đời sống của con người thời hiện đại. Phụ nữ và người
đàn ông hiện nay đang được coi ngang bằng nhau thậm chí người phụ nữ
còn giỏi hơn, xuất sắc hơn người đàn ông trong nhiều khỏa, dần dần
người phụ nữ có địa vị cao trong xã hội, có xu hướng tự chủ cao hơn và
1 15
không còn bị ràng buộc bởi hôn nhân gia đình. Mối quan hệ phụ thuộc
nhiều vào văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán... Dù vậy xu
hướng ly hôn, ly thân vẫn tăng lên tồn tại trong nhiều góc độ trong xã hội
những năm gần đây. Mối quan hệ không tự mất mà là do ý thức chủ động
của con người và do nhiều yếu tố chủ quan và khác quan dẫn đến quyết
định ly hôn của hai người.

Có 2 thứ đánh mất đi một mối quan hệ hôn nhân:

Thứ nhất, sự tiện lợi do khoa học kĩ thuật mang lại giúp người phụ nữ
trong nhiều việc tốt hơn nhiều so với người đàn ông, người phụ nữ có
nhiều đất diễn hơn, thông minh và khéo léo của mình trong nhiều hoạt
động khác nhau. Người phụ nữ được quyền tham gia tấc cả các lĩnh vực
mà đàn ông được phép tham gia vào và còn được ưu ái trong một số lĩnh
vực ngày càng khẳn định vai trò của bản thân. Thu nhập cũng tăng lên,
đây là dấu hiệu của sự bình đẳng của phái nam và phái nữ trong thời hiện
đại. Là yếu tố tác động đến tình trạng ly hôn ngày nay.

Thứ hai, nữ giới có thể tự tạo ra thu nhập, sẳn sàng làm chủ và đứng ra
nuôi dạy con cái một mình thông qua dịch vụ của xã hội. Nhà nước có
những chính sách nuôi con rất ưu ái trong nuôi dạy con. Không còn đè
nặng vai trò của phụ nữ trong gia đình. Từ các loại gia dụng vật dụng tiện
lợi chăm sóc con cái mà không cần đến người đàn ông. Tuy nhiên vấn đề
này còn tồn tịa nhiều hạn chế, sau ly hôn con cái được chăm sóc ra sao,
quan tâm như thế nào là một dấu hỏi lớn. Việc thiếu vắng người cha hoặc
người mẹ để lại nhiều tổn thương trong tinh thần nghiêm trọng về cả tâm
lý lẫn giá trị truyền thống trong những đứa trẻ. Sự chăm sóc, dạy bảo,
giáo dục từ người cha người mẹ chỉ cần khuyết đi một nửa điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến tương lai của con cái và sự nghiệp sau này của chúng.
Từ sự gia tăng tính ích kỷ cá nhân đến yếu tố giới hạn đều gây những hậu
quả với đứa trẻ sau này. Ngoài ra phần lớn các gia đình ly hôn đều mang
tâm lý thù hằn, ghét bỏ nhau dẫn đến sự chăm sóc con cái có hạn chế và
cả giáo dục tâm lý, sức khỏe, học vấn lẫn, nhiều kỹ năng khác. Điều đó
dẫn đến sự phát triển thiên lệch không đầy đủ của đứa trẻ khả năng hòa
nhập sau này trong xã hội.
1 16
Theo chuyên gia xã hội học, cần hơn nữa việc tăng cường các biện pháp
truyền thống về giáo dục để thấy được rõ vai trò, trách nhiệm của người
vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình. Nâng cao trách nhiệm và nghĩa
vụ của việc chăm sóc nuôi dữơng con cái phát triển tạo ra công dân tốt
cho xã hội.

3.2 Giải pháp

Một là, cần tìm hiểu trước hôn nhân là gì và tìm hiểu kỹ đối Mất người
đàn ông hoặc mất người phụ nữ trong gia đình tượng định kết hôn suy
nghĩ trước khi đưa ra quyết định kết hôn hoặc ly hôn, kết hôn khi có đủ
nhận thức và chính chắn, hạ thấp cái tôi để sống chan hòa trong cuộc sống
hôn nhân, chỉ có còn khen đủ khả năng lo cho con không để những đứa
trẻ phải. Mặc cảm với bạn bè chỉ vì không có cha hoặc không có mẹ. Đủ
khả năng và bản lĩnh để giải quyết mọi mâu thuẫn trong cuộc sống hôn
nhân.

Hai là, đảm bảo kinh tế, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá không sinh
con sớm khi chưa đủ điều kiện kinh tế, tập trung giải quyết mọi mâu
thuẫn phát sinh, nuôi dạy con cái một cách đúng đắn. Đối với những
trường hợp ly hôn không rõ nguyên nhân sẽ không được ly hôn. Người
đàn ông cần suy nghĩ trong cuộc sống vợ chồng thoáng hơn. Không xem
người vợ nhưng là một công cụ để sinh nở “nối dõi tông đường” tránh
những cuộc cãi vã vô lý, không có chủ đích, vô bổ. Khi có mâu thuẫn nổi
lên cần người đàn ông hạ thấp cái tôi để giữ lấy hạnh phúc gia đình và tập
trung giải quyết mâu thuẫn ngay không để tích tụ lâu ngày. Suy nghĩ cho
gia đình vợ con trước khi là một điều gì đó, ưu tiên gia đình trên mọi mặt.

Ba là, thực hiện hiệu quả các phong trào “xây dựng gia đình”, “xây
dựng gia đình no, ấm, bình đẳng, hạnh phúc” tiến bộ xây dựng và nhân
rộng các mô hình gia đình điển hình tiêu biểu thực hiện nghiêm túc luật
pháp liên quan đến gia đình như: luật hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng
giới luật chăm sóc trẻ em, luật phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn
xâm phạm các tệ nạn xã hội gia đình đồng thời cần đảm bảo kết quả bền
1 17
vững các chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm nhất ở xã các
xã có đồng bào dân tộc thiểu số xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Tuyên dương và nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lí gia
đình. Điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận giữ,
vững hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan, học giỏi, thành đạo, hiếu thảo chăm
lo phụng giữa ông bà, kính trên, nhường dưới. Lắng nghe và chia sẻ với
nhau về những khó khăn trong cuộc sống với người vợ hoặc người chồng.

Bốn là, vợ chồng con cái cùng nhau ăn cơm, cùng đón giao thừa, gói
bánh tét, phát huy những giá trị tinh thần, văn minh tiến bộ, những phong
tục tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và tổ chức thực hiện hiệu quả nó. Các
ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông về xây dựng gia đình đặc biệt chú trọng truyền thông giáo dục đời
sống gia đình thông qua nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán... Nhằm
cung cấp cho các thành viên một kiến thức kinh nghiệm giúp cho Các
thành viên trong gia đình xây dựng được mối quan hệ tương hỗ, thân thiện
gần gũi hơn.

Năm là, cần lồng ghép và tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia
đình, vai trò của gia đình trong dân dân thông qua các cuộc họp dân phố,
trong sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ và thường xuyên mở các cuộc họp về
chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết tình cảm giữa các thành viên gia
đình với nhau đồng thời trang bị thêm các kiến thức về pháp luật và xã hội
cho mọi người nhận thức được vai trò của gia đình để cùng nhau giữ lửa
đem lại hạnh phúc gia đình. Mỗi cá nhân trong gia đình cần ý thức về mối
quan hệ gắn kết với nhau không làm những điều sai trái ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình.

Sáu là, nhà nước cần tăng cường công tác hòa giải và các văn phòng luật
tư vấn về luật pháp gia đình để giúp những cặp vợ chồng có sự ổn định
bình tĩnh, nhìn nhận lại vấn đề đưa ra cách giải quyết tháo gở để hạn chế
tình trạng ly hôn ở giới trẻ hiện nay và tình trạng ly hôn ở các cặp vợ
chồng lâu năm, để một cặp vợ chồng muốn ly hôn được đoàn tụ cùng
nhau xây dựng hạnh phúc và anh có dạy con cái. Đối với gia đình xảy ra
tình trạng bạo lực chính quyền cơ sở các tổ chức đoàn thể thường xuyên
1 18
theo dõi, có biện pháp xử lý, phạt nặng khi đi quá giới hạn, tuyên truyền
giáo dục, giúp đở đối với con chưa thành niên nhất là những đứa trẻ có
nguy cơ vi phạm pháp luật, bị ngược đãi tạo điều kiện cho các em học tập
vui chơi ổn định về tâm sinh lý, phát triển cho cuộc sống của trẻ em.

3.3 Ý nghĩa của việc cãi thiện tình trạng ly hôn.

Có rất nhiều hệ lụy khi một cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Không chỉ ảnh hưởng
đến hai người ly hôn mà còn ảnh hưởng lớn đến con cái và những người
trong gia đình. Việc cãi thiện được tình trạng ly hôn giúp ích nhiều cho lợi
ích của những thành viên trong gia đình mà còn giúp đỡ được một phần
cho xã hội:

- Đối với cá nhân mỗi người vợ hoặc chồng: có tinh thần sản khoái, luôn
có tâm trạng vui vẻ khi có một mái ấm hạnh phúc, có người trò chuyện
giải tỏa áp lực trong công việc cùng nhau san sẻ những khó khăn, đầu óc
thoải mái làm việc năng suất hơn kiếm được nhiều tiền lo cho gia đình.

- Đối với con cái: được sống trong tình yêu thương của bố mẹ tự tinh
hơn khi đến trường, có động lực lớn trong học tập, vui vẻ trong cuộc
sống, không sa vào các tệ nạn xã hội, có những mối quan hệ tốt đẹp ngoài
xã hội.

- Đối với gia đình gia đình sẽ trở nên hạnh phúc và dần hình thành nên
mối quan hệ tốt đẹp với những mốt quan hệ khác trong xã hội. Dòng họ
“nở mặt nở mày” khi thành viên trong gia đình đỗ vỡ, có những đứa con
đứa cháu học giỏi, chăm ngoan lễ phép, luôn có sự yêu quý của mọi người
xung quanh.

- Đối với xã hội: gia đình là một tế bào thu nhỏ của xã hội từ gia đình
nuôi dạy con cái đúng cách sẽ giúp ích được cho xã hội từ đó giảm thiểu
những tệ nạn trộm cắp, chất cấm được giảm xuống và những đứa con
cũng có ý thức tốt và sau này khi con bước vào độ tuổi lập gia đình cũng
sẽ tránh được những rủi ro không đáng có mà ly hôn.

1 19
KẾT LUẬN

Từ những thông sô và phân tích trên, chúng ta có thể nhận ra vấn đề của ly hôn.
Vào thời nay, việc ly hôn hiện đang xảy ra càng nhiều và liên tục. Những người
giàu và nổi tiếng thì dễ nhìn thấy hơn cả. Mang lại không ít ảnh hưởng tiêu cực
đến không chỉ cá nhân mà càng xã hội. Chính vì thế, cần hiểu rõ về nó, có được
nhận thức đúng đắng và cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định, để có thể hướng xử lý

1 20
tốt nhất. Việc ly hôn hầu hết trong trường hợp, không mấy tốt đẹp. Nó chính là
thứ phá hủy hạnh phúc gia đình.
Chính vì những điều tiêu cực của việc ly hôn và tình hình khả năng xảy ra
ly hôn đang ngày càng cao hiện nay. Đảng và nhà nước không ngừng đưa ra
nhiều chính sách, giải pháp để cải thiện tình trạng ly hôn, bảo đảm cho chế độ
Hôn Nhân và Gia Đình cũng như bảo Đảm trật tự xã hội, góp phần phát triển
Việt Nam văn minh và tiến bộ.
Sau cùng, ta thấy được thực trạng trong xã hội đôi khi có rất nhiều vấn đề
mà pháp luật chưa kịp kiểm soát được hết, đặc biệt khi nhân loại và công nghê
đang phát triển theo cấp số nhân, thông tin và tư tưởng có thể thây đổi hằng
ngày. Do đó việc mang đến tiểu luận này mong muốn đem tới cái nhìn sâu sắc
hơn về vấn đề, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, cũng như đề xuất và
phân tích từ đó nêu lên ý kiến dựa trên cở cá nhân cùng với cơ sở pháp luật, cải
thiện tình trạng ly hôn cũng như đời sống tinh thần xã hội cho tất cả mọi người.

1 21
1 22
1 23
1 24
1 25
1 26
1 27
1 28
1 29
1 30
1 31
1 32
1 33
1 34
1 35
1 36
1 37
1 38
1 39
1 40
1 41
1 42
1 43
1 44
1 45
1 46
1 47
1 48
1 49
1 50
1 51
1 52
1 53
1 54
1 55
1 56
1 57
1 58
1 59
1 60
1 61
1 62
1 63
1 64
1 65
1 66
1 67
1 68
1 69
1 70
1 71
1 72
1 73
1 74
1 75
1 76
1 77
1 78
1 79
1 80
1 81
1 82
1 83
1 84
1 85
1 86
1 87
1 88
1 89
1 90
1 91
1 92
1 93
1 94
1 95
1 96
1 97
1 98
1 99
1 100
1 101
1 102
1 103
1 104
1 105
1 106
1 107
1 108
1 109
1 110
1 111
1 112
1 113
1 114
1 115

You might also like