You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG
_________________________________________

BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂM


TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, VI PHẠM HỢP
ĐỒNG
NHÓM 1
GIẢNG VIÊN: ThS. ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN


1 Nguyễn Hương Giang 2253801011062
2 Nguyễn Ngọc Kim Ngân 2253801011172
3 Đỗ Hải Phong 2253801011227
4 Ngô Quang Vinh 2253801011345
5 Nguyễn Ngọc Tuyết Dung 2253801015065
6 Lê Ngọc Hân 2253801015091
7 Nguyễn Tạ Gia Nghi (Nhóm trưởng) 2253801015203

Năm học 2023 - 2024


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................ 1


VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG
HỢP ĐỒNG GÂY RA ............................................................................................. 4
Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. ................................................... 4
Câu 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn
không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ chưa?
Vì sao? ........................................................................................................................... 10
Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây
ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................... 11
Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm
hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. ....................................................... 13
Câu 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần
không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .......................................................... 14

VẤN ĐỀ 2: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG ........................................................ 17


Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng. ...... 17
* Đối với vụ việc thứ nhất ............................................................................................. 18
Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh. .......................................................................................................... 18
Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng. ............................... 18
Câu 3: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung
của phạt vi phạm hợp đồng? .......................................................................................... 19
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền
trả trước 30%. ................................................................................................................ 19
* Đối với vụ việc thứ hai ............................................................................................... 21
Câu 5: Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và thoả
thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. ............................................. 21

1
Tóm tắt Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao: ............................................................................................... 22
Câu 6: Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định của
Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận về
mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao? ............................................. 23
Câu 7: Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại mục 4
phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng
hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao? ................ 23
Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm
phán? ............................................................................................................................. 24

VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG ......................................................... 25


Câu 1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên
có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở
khi trả lời. ...................................................................................................................... 25
Câu 2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do
sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi. ................................. 26
Câu 4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho
anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .................... 29
Câu 5: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường
cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểm
thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét
xử. .................................................................................................................................. 30

VẤN ĐỀ 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ
BẢN ......................................................................................................................... 33
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi khi
thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp này). ............ 33
Câu 2: Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài. .......................................................................................... 36
Câu 3: Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện bất
khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?................................................. 37

2
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là liên
quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản). ........................................................................... 37

3
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng
gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 360 và tiếp theo, Điều 419 BLDS 2015 (Điều 302 và tiếp theo BLDS 2005) và các
quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Ông Lại (bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà Nguyễn thỏa thuận
phẫu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu nhỏ ngực lại, Bỏ túi nhỏ vào, Không
được đụng đến núm vú. Ba ngày sau phẫu thuật, bà Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải
sưng lên, đau nhức và đen như than. Qua 10 ngày, vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn
thấy cả túi nước đặt bên trong và ông Lại tiến hành mổ may lại. Được vài ngày thì vết mổ
bên tay phải chữ T lại hở một lỗ bằng ngón tay, nước dịch tuôn ướt đẫm cả người. Sau đó
ông Lại mổ lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng và thực tế bà Nguyễn mất núm vú phải.
Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 192 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại
học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 408 đến 416;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem:
https://www.youtube.com/watch?v=pdakduyCBgQ&list=PLy3fk_j5LJA440A9xpeFN5Ft
8rzqFw1gD
Bài làm:

Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Khái niệm:
Sự tồn tại về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chưa được ghi nhận
rõ ràng trong BLDSmà nó được suy luận từ sự tồn tại của “bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, có “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” thì có “bồi thường thiệt hại trong hợp

4
đồng”1. Ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân
sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc
điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm bồi thường và bên bị
thiệt hại) tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt hại là do hành vi không thực hiện đúng nghĩa
vụ hợp đồng. Vậy nên căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
là việc không thực hiện đúng hợp đồng2.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam:
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, có ba
điều kiện phải đồng thời thỏa mãn gồm:
Thứ nhất, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể hơn là không thực hiện đúng hợp
đồng: Theo Luật Thương mại năm 2005, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi
(...) có hành vi vi phạm hợp đồng”. Như vậy để buộc một bên bồi thường thiệt hại thì phải
xác định được người này đã có hành vi “vi phạm hợp đồng” trước tiên. Đây chính là hành
vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Hành vi này có thể là hành vi vi phạm các cam
kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi phạm các quy định
của pháp luật3.
Theo quy định của BLDSnăm 2015 thì quyền đòi bồi thường thiệt hại đối với bên vi
phạm nghĩa vụ hầu như không phụ thuộc vào tính chất vi phạm hợp đồng là không thực
hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng nghĩa vụ. Chẳng hạn cho dù bên có nghĩa vụ đã
không thực hiện nghĩa vụ (do đối tượng của hợp đồng mua bán là vật đặc định không còn)
hay là đã thực hiện không đúng nghĩa vụ (do giao vật bị hư hỏng, bị khuyết tật) thì quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm vẫn là như nhau trong cả hai trường hợp4.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì phải
bồi thường, tồn tại hai ngoại lệ sau: Nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của
bên có quyền hoặc nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng, căn cứ
theo khoản 2 Điều 584 BLDSnăm 2015. Còn trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại

1
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 507.
2
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 508.
3
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 510.
4
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 343.

5
là do một phần lỗi của bên bị vi phạm theo điều 363 BLDS2015 thì bên vi phạm chỉ phải
bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình5.
Thứ hai, phải có thiệt hại xảy ra: Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất mà mình đã gây ra
do việc đã vi phạm nghĩa vụ dân sự. Vì vậy Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 có quy
định rõ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải có thiệt hại. Còn ở BLDSnăm
2005 có nói đến thiệt hại nhưng không nói rõ là để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực hợp đồng thì phải có thiệt hại nhưng lại nói rõ về chủ đề này khi đề cập
đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Và đến phiên mình thì BLDSnăm 2015 đã nói rõ
hơn về vấn đề này, cụ thể là tại Điều 360 có nói rõ “trường hợp có thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”6. Ta thấy ở quy định
này yếu tố thiệt hại đã được nêu rõ và được nhắc đến với cụm từ “có thiệt hại”.
Ngoài ra, việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại nhưng
thiệt hại không luôn luôn tồn tại khi không có việc thực hiện đúng hợp đồng. Trong thực tế
không hiếm trường hợp có việc không tuân thủ đúng hợp đồng nhưng không có thiệt hại
xảy ra7. Bởi vậy, “thiệt hại có thể xem là yếu tố bắt buộc và là tiền đề để quyết định có phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không8”. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng bao gồm những thiệt hại vật chất và bù đắp tổn thất về tinh thần9.
Theo Điều 13 BLDSnăm 2015, Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại: “Cá nhân,
pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” và theo Điều 360 BLDSnăm 2015:
“trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Theo như quy định trên về nguyên tắc thiệt hại đến đâu sẽ được bồi thường đến đó. Về mức
bồi thường thiệt hại có thể chia thành hai trường hợp là bồi thường thiệt hại theo luật định
và theo thỏa thuận (có nghĩa là bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước)10.

5
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 344.
6
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 514.
7
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 512.
8
Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học BLDSnăm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 57.
9
Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam, tr. 338-339.
10
Đỗ Văn Đại (Chủ biên)(2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 341.

6
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Tại sao lại phải tồn tại điều kiện này? Vì không phải cứ có thiệt hại là phát sinh trách nhiệm
bồi thường và cũng không phải cứ có việc không thực hiện đúng hợp đồng là trách nhiệm
này phát sinh. Vì có khi tuy thiệt hại đúng là xảy ra sai khi có hành vi không thực hiện đúng
hợp đồng nhưng lại không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trong trường hợp
ngoài xác định hành vi không thực hiện hợp đồng trên thực tế và thiệt hại phát sinh rồi thì
ta còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Trong Luật Thương mại, ngoài việc
yêu cầu có vi phạm hợp đồng và tồn tại thiệt hại như đã phân tích ở trên thì để trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh thì cần thêm yếu tố “nhân quả”11. Trong BLDSnăm 2005 yếu
tố nhân quả không được minh thị rõ như trong Luật Thương mại. BLDSnăm 2015 đã rõ
hơn với Điều 360 có nội dung “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên
có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Ở quy định này, yếu tố nhân quả đã rất rõ
và được nhắc đến với cụm từ “có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra”12. Mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại thực tế xảy ra được xác định khi hành vi vi
phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên
nhân trực tiếp, còn việc phát sinh ra thiệt hại là kết quả khách quan, tất yếu của hành vi vi
phạm nghĩa vụ. Nói rõ nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ nối tiếp nhau. Về thời gian,
hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại đã xảy ra trước
khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì thiệt hại đó không phải là kết quả của hành vi vi phạm
nghĩa vụ, giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả. Và vì không có quan hệ nhân quả
nên, trong trường hợp này, bên có quyền không thể căn cứ vào thiệt hại trước đó để yêu cầu
bên vi phạm phải bồi thường13.
Pháp luật dân sự không còn quy định “lỗi” của người đó hành vi vi phạm là căn cứ,
điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Thực ra, theo Điều 230 Luật
Thương mại năm 1997 thì để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì ngoài các điều
kiện trên thì cần “có lỗi của bên vi phạm hợp đồng”. Nhưng ngày nay yếu tố “lỗi” đã không
còn là điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường trong Luật Thương mại vì tại Điều
303 Luật Thương mại năm 2005 có quy định rõ: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ

11
Điều 303 Luật thương mại năm 2005 khẳng định “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của
Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: (...) 3. Hành vi vi phạm hợp đồng
là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.
12
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 515
13
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 344.

7
các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Vậy căn cứ theo quy định nay ta
hiểu nếu không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm, chúng ta chỉ cần hội đủ ba yếu tố
đã phân tích ở trên mà không cần xác định yếu tố lỗi nữa14. Còn về phía mình thì mãi cho
đến khi BLDSnăm 2015 ra đời thì chúng ta mới không cần xác định thêm yếu tố lỗi ở bên
cạnh 3 yếu tố khác. Vì tuy Luật Thương mại năm 2005 đã bỏ đi yếu tố lỗi rồi nhưng khoản
1 Điều 308 BLDSnăm 2005 thì vẫn quy định để phát sinh trách nhiệm dân sự thì người
không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải có lỗi. Mà trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự vậy từ đó suy ra để phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại thì phải hội đủ thêm yếu tố lỗi này. Sở dĩ “lỗi” không còn là điều kiện
bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì “trong thực tiễn xét xử những năm
qua, hầu như chưa bao giờ vấn đề kiểm tra, xem xét trạng thái tâm lý của người vi phạm
(vì ở Việt Nam lỗi thường được hiểu là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm).
Nghĩa vụ đối với hành vi thực hiện và hậu quả của hành vi thực hiện được đặt ra một cách
nghiêm túc, cả từ phía Tòa án lẫn từ phía những người tham gia tố tụng”15. Theo đó, dù có
lỗi hay không có lỗi thì người vi phạm nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm nghĩa vụ của mình. Lỗi bao gồm hai hình thức là lỗi cố ý và vô ý. Việc phân biệt lỗi
cố ý hay vô ý trong trách nhiệm dân sự có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường cho
người vi phạm16 hoặc xác định mức bồi thường của người có quyền nếu họ cũng có lỗi
trong việc gây thiệt hại17.
Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ giao vật: “Trách nhiệm buộc phải
thực hiện nghĩa vụ giao vật có thể kết hợp với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp việc không thực hiện được nghĩa vụ giao vật của bên có nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên
có quyền”18.
Ví dụ: A thỏa thuận bán cho B 1 tấn cà phê chồn loại 1, ngày giao là 20/11/2020
nhưng do vụ mùa bị ảnh hưởng nên không đủ số lượng giao cho B. Giả sử số cà phê còn
thiếu A thay bằng cà phê hạt. A có phải bồi thường thiệt hại cho B hay không?

14
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 516
15
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong BLDSViệt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr. 40.
16
Lê Đình Nghị (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 2), NXB. Giáo dục Việt Nam, tr. 36-37.
17
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 345.
18
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 346.

8
Để giải quyết vấn đề này, ta phải căn cứ vào ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại:
+ Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại mà B gánh chịu khi A kh giao ½ số cà
phê còn lại cộng thêm việc B thuê xe để vận chuyển số cà phê mà A giao nhưng không có
nên B bị thiệt hại.
+ Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ: A đã không thực hiện nghĩa vụ giao
hàng đủ số lượng cà phê cho B.
+ Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy
ra: A đã có hành vi vi phạm hợp đồng là số cà phê không giao đủ do mùa vụ bị ảnh hưởng
dẫn đến thiệt hại xảy ra cho B.
Kết luận: Như vậy, căn cứ vào ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại như trên, A phải bồi thường thiệt hại cho B.
Những thay đổi trong BLDSnăm 2015 so với BLDSnăm 2005 về Căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Điều 307 BLDSnăm 2005 đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, mà chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm. Đó là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thương về tinh
thần. Nói cách khác, BLDSnăm 2005 chưa rõ về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và việc bổ sung quy định là cần thiết19.
Thực tế, Dự thảo mà Chính phủ trình Quốc hội đã bổ sung quy định với tiêu đề
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ” và nội dung “Trường
hợp có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại”. Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, chúng ta đã cho rằng:
“Giữa tiêu đề (trách nhiệm) và nội dung (quyền yêu cầu bồi thường) không có sự tương
thích”. Ở đây, đang bàn về trách nhiệm bồi thường nên cần có nội dung thể hiện quy định
về trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Do đó, đề xuất thay đoạn “thì người bị hại có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại” bằng đoạn “gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” đồng

19
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDSnăm 2015, NXB. Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 331.

9
thời thêm từ “việc” trước từ “không thực hiện đúng”. Ngoài ra, cũng nhấn mạnh việc bồi
thường toàn bộ để tương thích với Điều 13 (nếu không có sự tương đồng thì sẽ dẫn đến suy
luận khác nhau khi vận dụng)20.
Cuối cùng BLDSnăm 2015 đã bổ sung Điều 360 với tiêu đề “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ” và nội dung là “trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Hướng sửa đổi đối với vấn đề vừa nêu trong
BLDSnăm 2015 là thuyết phục và sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để Tòa án áp dụng giải quyết
tranh chấp trong thực tiễn xét xử về nguyên tắc bồi thường thiệt hại21.

Câu 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn
đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 BLDSnăm 2015 quy định về Quyền nhân thân: “Quyền
nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 BLDSnăm 2015 quy định về Quyền sống, Quyền được
bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể: “Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô,
bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể
người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác
trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền
thực hiện”.
=> Vậy ta thấy việc bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhưng vi phạm cam kết giữa cả hai
vì bà Nguyễn nêu rõ phẫu thuật với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi
nhỏ vào, không được đụng đến núm vú. Nhưng sau khi tiến hành phẫu thuật làm lại nhiều
lần không những bác sĩ đã không bỏ túi nhỏ vào mà còn làm mất luôn núm vú của bà
Nguyễn. Ngoài ra trong thời gian dưỡng thương vết mổ của bà Nguyễn lúc thì sưng lên đau
nhức, lúc thì lại lộ túi ngực và chảy nước ra ngoài. Những sự việc đó xảy ra trên người của

20
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDSnăm 2015, NXB. Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 331-332.
21
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDSnăm 2015, NXB. Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 332.

10
bà Nguyễn nhưng giữa bà và ông Lại không có thỏa thuận gì và bà cũng không đồng ý để
mất núm vú nhưng bác sĩ vẫn tiến hành may và làm mất núm vú phải của bà, làm cho thân
thể của bà Nguyễn bị thiệt hại. Nên có thể khẳng định việc một người tác động lên cơ thể
của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó là hành vi xâm phạm đến yếu tố nhân
thân của người đó.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội tụ đủ.
Vì:
Thứ nhất, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ: Ông Lại vì trình độ chuyên môn hay
thiết bị y tế không tốt dẫn đến kết quả sau khi phẫu thuật không được như bà Nguyễn mong
muốn và không đúng như những gì thỏa thuận trước khi tiến hành phẫu thuật.
Thứ hai, phải có thiệt hại xảy ra: Núm vú của bà Nguyễn sưng lên và mưng mủ mà
không có dấu hiệu lành lại sau khi phẫu thuật. Và sau khi tiến hành phẫu thuật sửa chữa lại
nhiều lần thì bà đã mất luôn núm vú bên phải (tổn hại về thân thể, ảnh hưởng đến sức khỏe
và chức năng bình thường của người phụ nữ).
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra:
Do trình độ chuyên môn của ông Lại không tốt thực hiện không đúng như đã thỏa thuận
trước khi phẫu thuật nên dẫn đến gây thiệt hại đến thân thể của bà Nguyễn.
Kết luận: Như vậy, khi các điều kiện trên hội tụ đủ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng phát sinh và chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt
hại22.

Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng
gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Liên quan đến các loại thiệt hại được bồi thường, khoản 2 Điều 302 Luật Thương
mại khá rõ trong lĩnh vực hợp đồng, cụ thể “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn
thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên gây ra và khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Vậy với quy định
trên chúng ta khẳng định có hai loại thiệt hại được bồi thường là “tổn thất thực tế, trực tiếp
mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra” và “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”23 và về thiệt hại này phải được

22
Điều 585 BLDSnăm 2015 khẳng định “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”.
23
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr.522.

11
bên yêu cầu bồi thường thiệt hại chứng minh24. Tuy nhiên đến phiên mình BLDSnăm 2005
không thực sự rõ về chủ đề này giống như Luật Thương mại, nhất là đối với “khoản lợi
đáng lẽ được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện đúng”. Từ kinh nghiệm nước ngoài thì
PGS.TS Đỗ Văn Đại đã cho rằng: “Không có lý do gì để pháp Luật Thương mại khác với
pháp luật dân sự liên quan đến các loại thiệt hại có thể được bồi thường”. Vậy nên cuối
cùng hướng bồi thường như trên đã được ghi nhận trong BLDSnăm 2015 trong một quy
định dành cho việc không thực hiện đúng hợp đồng. Đó là khoản 2 Điều 419 về thiệt hại
được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo đó “người có quyền có thể yêu cầu bồi thường
thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền
còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa
vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng
mang lại”25.
Để làm rõ quy định trên, ta có thể lấy ví dụ như sau: A ký hợp đồng mua bán hàng
hóa với B, B vi phạm điều khoản chất lượng hàng hóa theo quy định trong hợp đồng, dẫn
đến A không có nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm để giao hàng cho C và D theo cam kết,
nên theo thỏa thuận A phải bồi thường cho C và D một khoản tiền. A đã yêu cầu B phải
“bồi thường” ngược lại cho mình khoản thiệt hại này vì nếu không có hành vi giao hàng
kém chất lượng của B thì A đã không phải bồi thường cho C và D. Tuy nhiên, A chỉ xuất
trình và chứng minh được biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại kèm theo phiếu chi số
tiền bồi thường đối với C và không có căn cứ chứng minh số tiền đã bồi thường cho D; nên
B chỉ có nghĩa vụ bồi thường cho khoản thiệt hại của A đối với C, vì đây là thiệt hại thực
tế đã xảy ra và có căn cứ chứng minh được trên thực tế26.
Chi phí phát sinh: Ngoài thiệt hại được bồi thường, người có quyền còn có thể yêu
cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà
không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Ví dụ như
A ký hợp đồng bán cho B máy cưa sắt, nhưng khi giao hàng B kiểm tra phát hiện máy bị
lỗi khi vận hành, B phải thuê thợ sửa chữa và phải bỏ chi phí vận chuyển. Trường hợp này,
B có thể yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại khoản chi phí sửa chữa và hoàn trả chi phí vận

24
Theo Hội đồng thẩm phán, “bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng
gây ra cho bên bị vi phạm; bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức tổn thất do hành vi vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (Quyết
định số 01/2016/KDTM-GĐT ngày 26/02/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
25
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng - Bản án và bình luận bản án tập 2, NXB. Hồng Đức, tr. 524.
26
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 339.

12
chuyển - khoản này được hiểu là chi phí phát sinh do A đã không thực hiện đúng hợp đồng,
dẫn đến phải bỏ chi phí thuê vận chuyển máy đến nơi khác để sửa chữa27.
Kết luận: Như vậy, theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất do vi phạm hợp
đồng gây ra được bồi thường là thiệt hại vật chất thực tế xác định được: “Tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc
giảm sút”.

Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trước đây, BLDS 2005 có quy định tại khoản 1 Điều 307: "Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần." Có thể thấy BLDS 2005 cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về
tinh thần phát sinh do vi phạm nghĩa vụ. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 307 BLDS 2005 giới hạn
phạm vi áp dụng: “người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi
vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất
về tinh thần cho người bị thiệt hại”. Việc giới hạn phạm vi áp dụng chỉ cho phép yêu cầu
bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do xâm phạm đến quyền nhân thân làm những
chủ thể bị tổn thất về tinh thần có căn cứ phát sinh khác không được phép yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Như vậy, BLDS 2005 chỉ cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh
thần phát sinh do vi phạm nghĩa vụ liên quan đến quyền nhân thân.
Về sau, BLDS 2015 thay đổi và có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần
phát sinh do vi phạm hợp đồng. Điều này làm mở rộng những căn cứ phát sinh, không chỉ
những tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm quyền nhân thân mà còn do những căn cứ
khác.
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 361 BLDS 2015:
“Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.

27
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 340.

13
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
Và theo khoản 3 Điều 419 BLDS 2015:
“3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định
căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Như vậy, hiện nay, theo yêu cầu của người có quyền thì Tòa án có thể buộc người
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền.
Ví dụ: Công ty X chuyên cung cấp các thiết bị về âm nhạc. Công ty X ký hợp đồng
thuê với công ty A cho công ty A thuê 5 dàn loa để tổ chức sự kiện âm nhạc cho các nghệ
sĩ của công ty vào ngày hôm sau, chất lượng của loa tốt với âm thanh mượt mà. Nhưng khi
đưa vào sử dụng tại sự kiện âm nhạc đó thì cả 5 dàn loa đều gặp tình trạng mất tiếng giữa
chừng và sau 2 tiếng thì không thể sử dụng được nữa. Điều này khiến các nghệ sĩ của công
ty A bị chỉ trích, uy tín của các nghệ sĩ bị ảnh hưởng nặng nề. Như vậy, công ty A có thể
yêu cầu công ty X bồi thường tổn thất về tinh thần do vi phạm về chất lượng của 5 dàn loa,
gây ảnh hưởng đến uy tín của các nghệ sĩ của công ty.

Câu 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Với trường hợp trên, bà Nguyễn có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần.
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 361 BLDS 2015:
“Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
Căn cứ khoản 1 Điều 584 BLDS 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Căn cứ Điều 590 BLDS 2015:

14
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức
thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một
người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định.”
Căn cứ khoản 3 Điều 419 BLDS 2015:
“3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định
căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Dựa vào các quy định trên, ta có thể chia vấn đề trên thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ vào thỏa thuận giữa ông Lại và bà Nguyễn là “Không được đụng đến núm
vú” và thiệt hại thực tế xảy ra là núm vú bên phải của bà ấy bị sưng lên, đau nhức, đen như
than và cuối cùng là mất núm vú phải. Mà việc xâm phạm đến sức khỏe cũng là một cơ sở
để yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần. Như vậy, nếu phía bà Nguyễn có thể chứng
minh mối quan hệ nhân quả ở việc ông Lại động đến núm vú dẫn đến thiệt hại thực tế xảy
ra, đồng thời chứng minh được sự tồn tại của thỏa thuận giữa hai bên về các điều khoản
cho ca phẫu thuật đó thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng.

15
Trường hợp 2: Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ vào việc ông Lại đã xâm phạm đến sức khỏe của bà Nguyễn khiến bà bị đau
nhức và cuối cùng là mất núm vú phải thì bà Nguyễn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Bởi lẽ theo BLDS 2015 quy định thì việc xâm phạm về sức khỏe là căn cứ
để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho dù không có hợp đồng từ trước (ngoài hợp đồng). Như
vậy nếu phía bà Nguyễn có thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của
ông Lại và thiệt hại thực tế xảy ra thì có thể yêu cầu ông Lại bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Kết luận: Như vậy, bà Nguyễn có quyền yêu cầu ông Lại bồi thường tổn thất về tinh
thần do vi phạm hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến sức
khỏe của bà Nguyễn.

16
Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 418 BLDS 2015 (Điều 402, 422 BLDS 2005); Điều 292, 301 và 307 Luật
thương mại năm 2005 và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh;
- Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao.
Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 23;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 206 và tiếp theo;
- Dương Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ, Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm
hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(26)/2005;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem:
https://www.youtube.com/watch?v=pdakduyCBgQ&list=PLy3fk_j5LJA440A9xpe
FN5Ft8rzqFw1gD
Bài làm:

Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng:
Thứ nhất, về mức phạt vi phạm. Theo khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 thì “Mức phạt
vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Trong
khi trước đây căn cứ khoản 2 Điều 422 BLDS 2015: “ Mức phạt vi phạm do các bên thỏa
thuận.” Như vậy, BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác về mức phạt vi phạm.
Việc bổ sung thêm các trường hợp luật liên quan có quy định khác làm giới hạn việc
thỏa thuận về mức phạt vi phạm giữa các bên, từ đó tạo nên sự liên kết và hạn chế sự mâu

17
thuẫn về nội dung giữa các luật liên quan. Ví dụ, Điều 301 Luật Thương Mại 2005: “Mức
phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các
bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Thứ hai, về hậu quả pháp lý. Ở khoản 3 Điều 318 BLDS 2015 đã lược bỏ đi yếu tố:
“nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại” của khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 vì đây là bồi thường thiệt hại và đã có những
chế định khác (Điều 3, Điều 360 BLDS 2015) điều chỉnh.

* Đối với vụ việc thứ nhất

Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Công ty Tân Việt
Bị đơn: Công ty Tường Long
Công ty Tân Việt và Công ty Tường Long đã ký Hợp đồng số 01-10/TL-TV và phụ
lục hợp đồng để mua vải thành phẩm. Công ty Tân Việt thanh toán trước 30% đơn hàng
gọi là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng ngày sau khi bên Công ty Tường Long
giao hoàn tất và 30% còn lại thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối
cùng. Ngày 19/10/2010 Công ty Tân Việt đã thanh toán 30%, ngày 12/11/2010 Công ty
Tường Long giao lô hàng mẫu. Sau đó, Công ty Tường Long có công văn gửi cho Công Ty
Tân Việt yêu cầu tăng giá nhưng Công ty Tân Việt không đồng ý và đã gửi công văn phản
hồi. Ngày 3/12/2010 Công ty Tường Long thông báo hủy hợp đồng. Công ty Tân Việt khởi
kiện yêu cầu Công ty Tường Long thanh toán tiền phạt cọc và phạt hợp đồng là 509.769.640
đồng.
Tại bản án sơ thẩm, Tòa chấp nhận 1 phần yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị
đơn thanh toán số tiền phạt do hủy bỏ hợp đồng là 102.849.604 đồng cho Công ty Tân Việt
và bác yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền phạt cọc. Tại bản án phúc thẩm, Tòa không chấp
nhận yêu cầu kháng cáo của công ty Tân Việt và giữ nguyên quyết định bản án sơ thẩm.

Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
Giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng có điểm giống nhau về hậu quả pháp lý khi
vi phạm: bên vi phạm sẽ mất một khoản tiền.

18
+ Đối với đặt cọc: Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 thì: “Nếu bên đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên
nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản
đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác”. Tức sau khi đã giao tài sản cọc mà bên đặt cọc không còn muốn giao kết thực hiện
hợp đồng nữa thì tài sản ấy sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Trong trường hợp bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả lại tài sản cọc cho bên đặt cọc,
đồng thời mất một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản cọc, còn gọi là tiền phạt cọc.
+ Đối với phạt vi phạm hợp đồng: Theo Điều 418 BLDS 2015: “Phạt vi phạm là sự
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản
tiền cho bên bị vi phạm”. Theo đó, khi một bên vi phạm hợp đồng thì phải trả cho bên còn
lại một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận đã được giao kết trong hợp đồng nhằm có thể
đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các bên.

Câu 3: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc. Phù hợp với khoản
7 điều 292 Luật thương mại và điều 358 BLDS. Việc đặt cọc này là đảm bảo cho việc thực
hiện Hợp đồng. Trong bản án 121/2010/KDTN-PT ngày 26/12/2011 có đoạn: “Vì theo
khoản 3 điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 các bên đã thỏa thuận:
Ngay sau khi ký kết hợp đồng, bên mua (Công ty Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên
bán (Công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng là tiền đặt cọc”.“... Do vậy số tiền thanh
toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng (406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc”.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản
tiền trả trước 30%.
Theo tôi, khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc là hoàn toàn
phù hợp theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và quy định của BLDS 2015. (CSPL:
Khoản 2 Điều 328)
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại
cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc
giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt

19
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.”
- Công Ty Tường Long đã thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận và chỉ vi phạm
khi tự ý chấm dứt hợp đồng mà không có sự đồng ý của công ty Tân Việt. Do đó, trong
trường hợp này hợp đồng đã được giao kết thì bên nhận tài sản đặt cọc phải trả lại cho bên
đặt cọc theo thỏa thuận là 30% toàn bộ giá trị đơn hàng.

20
* Đối với vụ việc thứ hai

Câu 5: Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và
thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Thỏa thuận phạt vi phạm hợp Thỏa thuận về mức bồi


đồng thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng

- Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng
đối với các hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
- Đây đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp
đồng
Điểm giống - Đều được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của các
nhau bên
- Đều phát sinh khi có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp
đồng
- Đều là các quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn
trọng pháp luật.

- Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên - Là việc bên vi phạm bồi
vi phạm trả một khoản tiền phạt do thường những tổn thất do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp hành vi vi phạm hợp đồng
Khái niệm đồng có thoả thuận, trừ các trường gây ra cho bên bị vi phạm.
hợp miễn trách nhiệm quy định tại (Theo Điều 302 Luật
Điều 294 của Luật này. (Theo Điều thương mại 2005)
300 Luật thương mại 2005)

- Đây là chế tài nhằm bảo vệ quyền - Đây là chế tài nhằm bảo
Mục đích lợi ích cả 2 bên chủ thể, là trách vệ lợi ích bên bị vi phạm,
nhằm khôi phục, bù đắp

21
nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức những lợi ích vật chất bị
thực hiện hợp đồng. mất của bên vi phạm.

- Áp dụng khi có thỏa thuận áp dụng, - Áp dụng khi không cần có


không cần có thiệt hại thực tế và chỉ thỏa thuận áp dụng, có
cần chứng minh có vi phạm hợp thiệt hại thực tế xảy ra,
Điều kiện áp
đồng. hành vi vi phạm là nguyên
dụng
nhân trực tiếp dẫn đến thiệt
hại và phải chứng minh có
thiệt hại thực tế xảy ra.

- Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối - Bồi thường theo giá trị
với nhiều vi phạm do các bên thỏa thiệt hại gồm giá trị tổn
thuận trong hợp đồng, nhưng không thất thực tế, trực tiếp mà
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp bên bị vi phạm phải chịu
Mức áp dụng
đồng bị vi phạm. do bên vi phạm gây ra và
chế tài
khoản lợi trực tiếp mà bên
bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành
vi vi phạm

- Trường hợp có thỏa thuận phạt vi - Trường hợp không thỏa


Mối quan hệ
phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp thuận phạt vi phạm thì bên
giữa phạt vi
dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi bị vi phạm chỉ có quyền
phạm và bồi
thường thiệt hại. yêu cầu bồi thường thiệt
thường thiệt hại
hại.

Tóm tắt Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn: Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn
Bị đơn: Công ty Cổ phần Yến Việt

22
Nội dung vụ án: 10/2010, Công ty Yến Việt (bên A) và Công ty Yến Sào (bên B)
ký Hợp đồng nguyên tắc số 02/HĐNT về việc phân phối độc quyền phía Bắc. Theo hợp
đồng, bị đơn đồng ý cho nguyên đơn làm nhà phân phối độc quyền trong thời hạn
10 năm đối với sản phẩm từ yến mang nhãn hiệu Yến Việt tại khu vực phía Bắc từ
Nghệ An trở ra. Nguyên đơn đã nhập 03 lô hàng để phân phối và thực hiện cam kết giữa
các bên về đặt hàng, phân phối hàng hóa, thanh toán. Tuy nhiên, bị đơn đã thành lập chi
nhánh tại Hà Nội và thiết lập các cửa hàng để phân phối sản phẩm trên thị trường phía Bắc
mà không trao đổi với nguyên đơn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nguyên đơn. Hai bên
chỉ mới ký hợp đồng nguyên tắc, chưa thống nhất về số lượng tiêu thụ cụ thể, vì cần thời
gian thăm dò thị trường tiêu thụ. Trước khi ký hợp đồng nguyên đơn đã biết bị đơn có chi
nhánh được cấp phép ngày 16/9/2010 và các cửa hàng khác tại khu vực phía Bắc

Câu 6: Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định
của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng hay thỏa
thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?
Theo Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 01/2017/KDTM-PT ngày
11/4/2017 không nói rõ về thỏa thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định của Tòa án trong
quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận về mức bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận chỉ quyết định như sau:
“Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn có nội
dung về yêu cầu bồi thường khoản tiền 10.000.000.000 đồng do vi phạm hợp đồng…”

Câu 7: Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại
mục 4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi
phạm hợp đồng hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?
Vì sao?
Theo Tòa giám đốc thẩm, thỏa thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định của Tòa
án trong quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Theo các Điều 300, 301,
302, 303, 304 Luật thương mại 2005 thì các bên thỏa thuận bên vi phạm phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm 10.000.000.000 đồng, tức là các bên thỏa thuận về
phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì thỏa thuận này
vi phạm về mức phạt tối đa.

23
Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm
phán?
Hội đồng thẩm phán đã xác định hợp lý, nếu xác định các bên có thỏa thuận về bồi
thường thiệt hại thì phải làm rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm đủ
các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại theo Điều 303 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên không có
những hành động này nên đây được xác định là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

24
Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng

Nghiên cứu:
- Điều 156 và Điều 351 BLDS 2015 (Điều 161, 302 và 546 BLDS 2005); Điều 292
Luật thương mại năm 2005 và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Tình huống sau: Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Anh
Văn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên
đường vận chuyển, tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng toàn bộ.
Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 24;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 196-198;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Bài làm:

Câu 1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các
bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu
rõ cơ sở khi trả lời.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, một sự kiện được coi là bất khả kháng
khi có đầy đủ ba điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sự kiện trên phải là sự kiện khách quan. Tức là sự kiện “vượt qua sự kiểm
soát của bên phải thực hiện hợp đồng và như vậy đây có thể là sự kiện tự nhiên như thiên
tai nhưng cũng có thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba”.
Thứ hai, sự kiện đó “không thể lường trước được”, hay nói cách khác, sự kiện đó
nằm ngoài dự liệu của các bên chủ thể hợp đồng, hoặc không thể dự tính được trong thời
điểm giao kết hợp đồng, khiến cho bên vi phạm bị động rơi vào cảnh này. : “Về thời điểm
không thể lường trước được, BLDScủa chúng ta không rõ nhưng một số hệ thống pháp luật
như Bộ nguyên tắc châu u về hợp đồng theo hướng lường trước được hay không lường
trước được xác định ở “thời điểm giao kết hợp đồng”.

25
Cuối cùng, sự kiện đó “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép”. Tức là, khi sự kiện đó xảy ra các bên đã sử dụng nhiều
biện pháp để khắc phụ hậu quả, làm giảm tổn thất tuy nhiên không thể khắc phục được hoặc
chỉ khắc phục được một phần hay không có khả năng có thể thực hiện biện pháp khắc phục.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 quy định về Trách nhiệm dân sự do vi
phạm nghĩa vụ:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.”
Thêm vào đó, theo khoản 1 Điều 296 Luật thương mại 2005 cũng cho phép các bên
của chủ thể tự thoả thuận về việc kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bất
khả kháng:
“Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả
kháng
Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:…”
Như vậy, pháp luật cho phép các chủ thể của giao dịch dân sự có thể thoả thuận về
sự kiện bất khả kháng mà không làm vi phạm bất kì nguyên tắc nào tại Điều 3 của bộ luật
này quy định về các quy tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Câu 2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được
do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Thứ nhất, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ không phải chịu
trách nhiệm dân sự. Chế định miễn trách nhiệm trong các văn bản pháp luật đóng vai trò
bảo vệ bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp vi phạm xảy ra là do những sự cố nằm ngoài
khả năng dự đoán và khả năng kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng.28

28
Nghiên cứu lập pháp “Miễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền”, ThS. Nguyễn Văn Hùng

26
Căn cứ khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại quy định các trường hợp miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”
Như vậy, sự kiện bất khả kháng có thể là căn cứ để miễn trách nhiệm cho bất cứ
nghĩa vụ dân sự nào được quy định trong BLDS 2015.
Thứ hai, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ có thể kéo dài thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với thời gian tồn tại bất khả kháng.
Căn cứ Điều 296 Luật thương mại quy định về kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện
hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng.
“1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận
được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian
xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng
không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

27
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có
quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường
thiệt hại.”
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày,
kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho
bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định
về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.”
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Thời hạn có thể tự thỏa thuận nhưng trong trường hợp
không xác định được thì thời hạn được tính là bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả
kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả (nhưng không được quá 5 tháng hoặc
8 tháng tùy trường hợp). Bên cạnh trường hợp kéo dài thời hạn thì các bên cũng có quyền
từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
thời hạn để từ chối là không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn.
Thứ ba, các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng nếu sự kiện kéo dài hoặc
gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không có lợi cho các bên29.
Câu 3: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích
các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
Cơ sở pháp lý:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2019 định nghĩa về sự kiện bất khả kháng như
sau:
“…Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép…”
Do đó, để xét tình huống trên có phải sự kiện bất khả kháng hay không, cần phải xét
đến ba điều kiện sau:

29
Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương IV, tr.364-365.

28
Thứ nhất, về “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, xét thấy tàu của anh Văn bị gió
nhấn chìm dẫn đến làm hư hỏng toàn bộ số hàng vận chuyển, trong đó, “gió” là phạm trù
thuộc về tự nhiên mà con người hay bất kì anh Bình hay anh Văn đều không thể tác động
được. Do đó, đây là sự kiện khách quan.
Thứ hai, về điều kiện “không thể lường trước được”. Mặc dù tình huống cho biết
rằng, tàu của anh Văn bị chìm do gió nhưng lại không nêu rõ rằng việc này có được dự
đoán trước đó không. Tuy nhiên, thiên tài và thời tiết mang tính chất không ổn định và bất
ngờ, mặt khác, vận chuyển đường thuỷ cũng có tính rủi ro nhất định. Do đó, nhóm cho rằng
đây cũng có thể được cho là một sự kiện không thể lường trước được
Thứ ba, về điều kiện: “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép…”. Trong trường hợp tàu bị gió nhấn chìm, khả năng khắc
phục thiệt hại là rất khó do đó nhóm cho rằng việc khắc phục thiệt hại trong trường hợp này
là không có khả năng.
Vì những lý do trên nhóm em cho rằng tình huống trên là sự kiện xảy ra một cách
khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép và chính là sự kiện bất khả kháng.

Câu 4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường
cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn không phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng:
Căn cứ khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 quy định:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 quy định:
“Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy
hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định về miễn trừ trách
nhiệm:

29
“Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất
do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát,
hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;”
Như vậy, cũng đã có quy định rằng khi bên vận chuyển chứng minh được số hàng
hóa mình nhận vận chuyển mất mát, hư hỏng do trường hợp bất khả kháng thì sẽ được miễn
trừ trách nhiệm. Trong tình huống trên, anh Văn (bên vận chuyển) sẽ không phải chịu bất
cứ trách nhiệm dân sự nào (cụ thể là bồi thường thiệt hại số hàng hóa bị hư hỏng do tàu bị
gió nhấn chìm) cho anh Bình khi anh Văn có thể chứng minh với anh Bình rằng số hàng
hóa này bị hư do sự kiện bất khả kháng gây ra chứ anh Văn không cố tình làm như vậy.

Câu 5: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty
bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản
và thực tiễn xét xử.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Có thể thấy tuy nghĩa vụ không thể thực hiện được do có sự kiện bất khả kháng, theo
quy định anh Văn không phải chịu trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ, nhưng anh Văn đã thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì vẫn
phải có trách nhiệm bồi thường cho anh Bình.
Trong tình huống này, Công ty bảo hiểm sẽ được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Đây
là trường hợp cụ thể mà pháp luật đã quy định hoặc các bên có thoả thuận và nếu rơi vào
trường hợp đó (ở đây là sự kiện bất khả kháng) thì một bên không phải chịu trách nhiệm
hoặc không có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ.
Nhìn từ góc độ văn bản, Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010 thì
theo khoản 1 Điều 16 “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.” Như thế nào là sự kiện bảo hiểm thì tại khoản 10 Điều 3 của Luật

30
này cũng giải thích như sau “Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm”. Có thể thấy sự
kiện bất khả kháng cũng là một sự kiện khách quan do pháp luật quy định, vì vậy Công ty
bảo hiểm khi đã thoả thuận rõ cho bên mua bảo hiểm trong hợp đồng về vấn đề này thì sẽ
được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, tức là không phải trả tiền bảo hiểm. Vì vậy trong tình
huống trên không quy định rõ về việc có thỏa thuận về việc sẽ bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng ở trường hợp bất khả kháng giữa các bên thì anh Văn không được yêu cầu Công
ty bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường cho anh Bình theo thoả thuận.
Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử cho thấy hướng giải quyết của các Toà án rất khác
nhau. Cụ thể theo một Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/05/2003 của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao thì Toà án có nhận định rằng “Điều 549 BLDSvẫn cho phép người vận
chuyển và bên thuê vận chuyển được thoả thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay
cả trong trường hợp bất khả kháng (BLDS ở đây là BLDS 2015). Do đó thoả thuận giữa
ông Khóm và ông Trinh, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực ràng buộc cả Bảo
Việt An Giang”. Trong quyết định này rất giống với tình huống ở đề bài, và Toà án tại
Quyết định cho rằng Bảo Việt An Giang - công ty bảo hiểm kí kết hợp đồng với ông Khóm
phải bồi thường thiệt hại khi ông Khóm thoả thuận bồi thường thiệt hại cho ông Trinh và
ông Điền do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên Bảo Việt An Giang phải chịu bồi thường
thiệt hại vì trong hợp đồng bảo hiểm có nêu rõ điều kiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu, thuyền trong phạm vi trách nhiệm đó, vì vậy có căn cứ để bồi thường.
Ngoài ra có Toà án nhận định rằng nếu bên nhận bảo hiểm tự thỏa thuận bồi thường
thiệt hại thì tự bản thân người đó phải tự chịu trách nhiệm, cho nên không yêu cầu Công ty
Bảo hiểm bồi thường thiệt hại đó xảy ra.
Tuy nhiên đây là vấn đề chưa được văn bản quy định rõ. Để tránh những phiền toái,
tốt hơn hết các bên trong hợp đồng bảo hiểm nên quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm là
có hay không bảo hiểm trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra, để từ đó có
những hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử dễ dàng hơn.
Kết luận rằng, dù là ở góc độ văn bản hay thực tiễn xét xử, nếu các bên có quy định
cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm về vấn đề có bồi thường thiệt hại nếu trong sự kiện bất khả
kháng, khi đó bên bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo hiểm
trong phạm vi hợp đồng của mình thì sẽ rõ hơn.

31
32
Vấn đề 4: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Nghiên cứu:
- Điều 156 và Điều 420 BLDS 2015 và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Bản án số 133/2021/DS-PT ngày 8/7/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau.
Đọc: Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm
2015,
Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2020 ((xuất bản lần thứ ba), phần số 345 346;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem:
https://www.youtube.com/watch?v=tNmAjWTRgI&list=PLy3fk_j5LJA5FhGiMa2
eonPXrIqDzALNV&index=1
Bài làm:

Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi
khi thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp này).
* Điểm giống nhau:
Về bản chất cả hai đều là những trường hợp về những sự kiện, những thay đổi xảy
ra do một nguyên nhân khách quan hoặc các bên không lường trước được khi giao kết hợp
đồng và dẫn đến vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
* Điểm khác nhau

Sự kiện bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi

Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 Điều 420 BLDS 2015

33
Sự kiện xảy ra một cách khách Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên
quan ( sự kiện nằm ngoài phạm vi nhân khách quan xảy ra sau khi
kiểm soát về hành vi và ý chí của giao kết hợp đồng;
bên vi phạm) Tại thời điểm giao kết hợp đồng,
Không thể lường trước tại thời các bên không thể lường trước
điểm giao kết hợp đồng. được về sự thay đổi hoàn cảnh;
Không thể khắc phục mặc dù áp Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức
dụng mọi biện pháp cần thiết nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết
hoặc được giao kết nhưng với nội
dung hoàn toàn khác;
Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
mà không có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm
Điều kiện trọng cho một bên;
Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng cho phép, phù hợp
với tính chất của hợp đồng mà
không thể ngăn chặn, giảm thiểu
mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

34
Các bên thỏa thuận kéo dài thời Trong trường hợp hoàn cảnh thay
gian thực hiện nghĩa vụ hợp đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh
đồng. Nếu các bên không có hưởng có quyền yêu cầu bên kia
thỏa thuận hoặc không không đàm phán lại hợp đồng trong một
thỏa thuận được thì thời hạn thời hạn hợp lý.
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được Trường hợp các bên không thể
tính thêm một thời gian bằng thỏa thuận được về việc sửa đổi
thời gian xảy ra trường hợp bất hợp đồng trong một thời hạn hợp
khả kháng cộng với thời gian lý, một trong các bên có thể yêu
hợp lý để khắc phục. cầu Tòa án:
Căn cứ chấm dứt hợp đồng a) Chấm dứt hợp đồng tại một
mà không phải chịu trách thời điểm xác định;
nhiệm bồi thường thiệt hại
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng
Bên có nghĩa vụ không thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của các
đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Hậu quả pháp lý kháng thì không phải chịu trách
Tòa án chỉ được quyết định việc
nhiệm dân sự
sửa đổi hợp đồng trong trường
Không phải chịu trách nhiệm hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ
bồi thường thiệt hại trong trường gây thiệt hại lớn hơn so với các
hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện chi phí để thực hiện hợp đồng nếu
bất khả kháng. được sửa đổi.
Lưu ý: trừ khi các bên có thỏa Lưu ý: trừ khi các bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác định khác

35
Câu 2: Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
Ở chương IV về Hiệu lực của hợp đồng, tại Điều 1195 của BLDSPháp năm 2016 có
nhắc đến trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
“Art. 1195. – If a change of circumstances that was unforeseeable at the time of the
conclusion of the contract renders performance excessively onerous for a party who had
not accepted the risk of such a change, that party may ask the other contracting party to
renegotiate the contract. The first party must continue to perform his obligations during
renegotiation.
In the case of refusal or the failure of renegotiations, the parties may agree to
terminate the contract from the date and on the conditions which they determine, or by a
common agreement ask the court to set about its adaptation. In the absence of an agreement
within a reasonable time, the court may, on the request of a party, revise the contract or
put an end to it, from a date and subject to such conditions as it shall determine”30.
=> Dịch lại: Nếu một sự thay đổi hoàn cảnh không lường trước được tại thời điểm
giao kết hợp đồng làm cho một bên không chấp nhận rủi ro của sự thay đổi đó, bên đó có
thể yêu cầu bên kia thương lượng lại hợp đồng. Bên thứ nhất phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ của mình trong quá trình thương lượng lại.
Trong trường hợp bị từ chối hoặc không thương lượng lại được, các bên có thể thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng kể từ ngày và các điều kiện mà họ xác định, hoặc bằng một thỏa
thuận chung yêu cầu tòa án quy định về sự điều chỉnh của hợp đồng. Trong trường hợp
không có thỏa thuận trong một thời gian hợp lý, theo yêu cầu của một bên, tòa án có thể
sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng, kể từ ngày và tùy thuộc vào các điều kiện mà
tòa án sẽ xác định.
So sánh với Điều 420 BLDSnăm 2015 của Việt Nam thì BLDSPháp cũng quy định
tương tự với chúng ta. Cả 2 Bộ luật đều quy định rằng trong trường hợp có hoàn cảnh cơ
bản xảy ra thì bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý. Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng

30
French Civil code 2016, Art. 1195, https://www.trans-lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/, truy cập lần cuối
vào lúc 16 giờ 33 phút, ngày 11/11/2023

36
trong một thời hạn hợp lý thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết chấm dứt hoặc sửa đổi hợp
đồng sao cho cân bằng quyền và lợi ích các bên.

Câu 3: Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện
bất khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?
Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do hoàn cảnh thay
đổi cơ bản. Vì trong bản án có đề cập sau khi hội đồng xét xử xem xét toàn diện các chứng
cứ, xét thấy, dịch Covid-19 xảy ra thì các đương sự không lường trước được, trên thực tế
dịch bệnh đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường,
ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến nguyên đơn lẫn bị đơn.
Về phía bị đơn, sau khi cả nước thực hiện chỉ thị 16 vào năm 2020 thì số học sinh đến lớp
bị hạn chế dẫn đến doanh thu thấp nhưng phải chi trả lương nhân viên và các chi phí khác…
Tại cấp phúc thẩm, nguyên đơn cung cấp chứng cứ bị đơn vẫn tiếp tục kinh doanh
sau khi chấm dứt thuê nhà, đó là bị đơn vẫn nộp thuế hàng tháng, có phiếu thu tiền học phí.
Tuy vậy hồ sơ không thể hiện được thu nhập của bị đơn từ việc kinh doanh.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là
liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản).
Hướng xét xử của Tòa án là vô cùng hợp lý.
Vì việc phân biệt rõ là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi là tiền đề để
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như là đưa ra hậu quả pháp lý phù hợp. Trong
bản án, sau khi xác định là do hoàn cảnh thay đổi tòa án đã xác định bên bị đơn có quyền
yêu cầu nguyên đơn đàm phán lại hợp đồng trong thời gian hợp lý và trên thực tế phía bị
đơn có gửi các văn bản cho nguyên đơn về việc xin chấm dứt hợp đồng và phía nguyên đơn
cũng có thiện chí cho phía bị đơn chấm dứt hợp đồng khi yêu cầu phía bị đơn sơn sửa lại
nhà đúng hiện trạng ban đầu và hẹn ngày giao nhà và trước khi giao phía bị đơn đã đáp ứng
đúng điều kiện nên không cần phải bồi thường và tòa án cũng đã bảo vệ tối ưu nhất cho lợi
ích của nguyên đơn khi vẫn chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là nhận số tiền
thuê là 126.000.000 đồng.

37

You might also like