You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Môn học: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM:

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, VI PHẠM HỢP ĐỒNG


GV hướng dẫn: Lê Thanh Hà

Lớp: 128 – QT46B Nhóm 1

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

STT MSSV HỌ VÀ TÊN GHI CHÚ


1 2153801015225 Nguyễn Quốc Toàn Nhóm trưởng
2 2153801015180 Nguyễn Thiện Nhân  
3 2153801015220 Trần Thị Mỹ Tâm  
4 2153801015221 Cao Hà Nhật Tiên  
5 2153801015191 Nguyễn Thị Thảo Nhi  
6 2153801015156 Đoàn Thị Ngân  
7 2153801015188 Nguyễn Hoàng Yến Nhi  
8 2153801015177 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt  
Mục lục
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG GÂY RA
.................................................................................................................................................................... 3
Câu 1.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồnh theo pháp luật Việt
Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?.......................................................................................3
Câu 1.2. Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn không?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?.........4
Câu 1.3. Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm gây ra được bồi
thường? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời..............................................................................................5
Câu 1.4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp
đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.....................................................................................5
Câu 1.5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không?
Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................................................................5
VẤN ĐỀ 2: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG.............................................................................................6
Câu 2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng...........................6
Câu 2.2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng...................................................7
Câu 2.3. Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt
vi phạm hợp đồng?................................................................................................................................8
Cây 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước
30%.........................................................................................................................................................8
Câu 2.5. Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng và thoả
thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?.................................................................8
Câu 2.6. Theo tòa Giám đốc Thẩm ( Hội đồng thẩm phán) thỏa thuận được nêu tại mục 4 phần
nhận định của Tòa án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng hay thỏa
thuận về mức thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?.....................................................................10
Câu 2.7: Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại mục 4 phần
Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng hay thoả
thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?..................................................11
Câu 2.8. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm phán?...11
VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG...........................................................................................13
Câu 3.1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có thể
thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.. .13
Câu 3.2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.................................................................13
Câu 3.3. Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện
hình thành sự kiện bất khả kháng......................................................................................................14
Câu 3.4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh
Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................15
Câu 3.5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho
anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán
khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử......................15
VẤN ĐỀ 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN...........................18
Câu 4.1. Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi khi thực
hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp này).......................................18
Câu 4.2. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài...........................................................................................................................19
Câu 4.3 Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện bất khả
kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?...........................................................................19
Câu 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là liên quan đến
hoàn cảnh thay đổi cơ bản).................................................................................................................20
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN
ĐÚNG HỢP ĐỒNG GÂY RA
Câu 1.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồnh theo
pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
Trả lời:
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp
đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho phía bên kia. 1
Các căn cứu phát sinh trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng:
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ (Điều 351 BLDS 2015);
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015);
- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015);
- Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều
358 BLDS 2015);
- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 BLDS 2015);
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (Điều 360 BLDS 2015).
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:
- Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho bên thiệt hại những tổn thất mà mình đã
gây ra do việc đã vi phạm nghĩa vụ dân sự. Bởi vậy, “thiệt hại có thể xem là yếu tố
bắt buộc và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hay không”. 23
- Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ: là hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có
nghĩa vụ. Hành vi này có thể là hành vi vi phạm các cam kết , thảo thuận giữa các
bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì phải
bồi thường, ngoại lệ: Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của bên có quyền hoặc
nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.4
- Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy
ra: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại thực tế xảy ra
được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra được xác định khi
hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu. Một hành vi vi
1
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 336
2
Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học BLDS 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 57.
3
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tldđ (1), tr. 339
4
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tldđ (1), tr, 343 – 344.
phạm nghĩa cụ có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại, chủ thê vi phạm phải bồi
thường toàn bộ và đầy đủ các khoản thiệt hại đó.5

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2015 về căn cứ phát sinh thiệt hại trong
hợp đồng:
- Điều 307 BLDS 2005 đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, mà chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm.
Đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần. Nói cách khác, BLDS 2015 chưa làm rõ về căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và việc bổ sung quy định là cần thiết.6
- Chính vì lí do đó, cuối cùng BLDS 2015 đã bổ sung Điều 360 với tiêu đề “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ” với nội dung là “trường hợp có
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
7
Bên cạnh đó, BLDS 2015 còn bổ sung thêm những điều khoản sau về việc thực
hiện nghĩa vụ: trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (Điều 352 BLDS 2015);
Chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 353 BLDS 2015); Hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều
354 BLDS 2015); Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 355 BLDS 2015.
- Có thể thấy, hướng sửa đổi đối với vấn đề vừa nêu trong BLDS 2015 là thuyết
phục và sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để Tòa án áp dụng giải quyết tranh chấp trong
thực tiễn xét xử về nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

Câu 1.2. Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn
đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trả lời:
Trong tình huống trên nếu bà Nguyễn được chăm sóc trong thời gian điều trị bởi
nhân thân thì hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của ông Lại đã ảnh hưởng và xâm
phạm tới yếu tố nhân thân của bà Lan và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo
điểm c khoản 1 Điều 590 BLDS 2015: “c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất
của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả
chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;”.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “1. Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
5
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tldđ (1), tr 344 – 345.
6
PGS.TS Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 (Sách chuyên khảo), Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 292.
7
PGS.TS Đỗ Văn Đại, tldđ (2), tr. 293
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.”. Trong trường hợp này ông Lại đã có hành vi xâm
phạm và gây thiệt hại tới sức khỏe của bà Nguyễn nên đã đủ căn cứ để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn.
Câu 1.3. Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm gây ra
được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời:
Theo khoản 2 điều 361 BLDS 2015. Những thiệt hại vật chất do vi phạm gây ra
được bồi thường là: Những tổn hại vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc giảm sút.
Câu 1.4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
BLDS 2015 cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng.
CSPL:
- Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh
thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các
lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
- Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 quy định: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa
án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có
quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Câu 1.5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần.
Vì phẫu thuật, ông Lại không thực hiện đúng theo 4 thỏa thuận ban đầu, bà Nguyễn đã bị
ảnh hưởng đến sức khỏe của mình sau nhiều lần mổ do vết thương bị sưng, đau nhức, bị
hở và chạy nước dịch và thực tế là bà Nguyễn đã mất đi núm vú bên phải. Điều này
chứng tỏ ông Lại đã vi phạm hợp đồng. Theo khoản 3 Điều 419 về thiệt hại được bồi
thường do vi phạm hợp đồng: “3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc
người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường
do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.” Vậy nên bà Nguyễn có quyền yêu
cầu ông Lại bồi thường tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
VẤN ĐỀ 2: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Câu 2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
Về phạt vi phạm hợp đồng, BLDS 2015 có 2 điểm mới so với BLDS 2005:
Điểm mới thứ nhất, về mức phạt vi phạm hợp đồng:
- Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 đã quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thoả
thuận.” Nhưng ở khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 đã có bổ sung thêm quy định khi luật
khác có quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên
quan có quy định khác”.
- Như vậy, có thể thấy, ở BLDS 2015, bên cạnh việc ghi nhận tôn trọng sự thỏa
thuận của các bên về việc phạt và mức phạt vi phạm hợp đồng từ BLDS 2005, thì ở
BLDS 2015 đã bổ sung thêm quy định nhằm giới hạn sự tự do thỏa thuận của các bên
trong việc phạt i phạm hợp đồng. Hiện nay, vẫn có nhiều luật khác điều chỉnh về mức
phạt vi phạm hợp đồng tối đa (tức các bên không hoàn toàn tự do thỏa thuận mức phạt)
như Luật xây dựng, Luật thương mại. Cụ thể, Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định:
“mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các
bên thỏa thuận, nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Khoản
2Điều 146 Luật xây dựng 2014 quy định: “Mức phạt đối với công trình sử dụng vốn nhà
nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”.

Điểm mới thứ hai, về mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt
hại:
- Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Các bên có thể thoả thuận về việc bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả
thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”
- Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc
vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa
vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
- Trước đây, khoản 3 Điều 422 BLDS 2015 đã theo hướng “các bên có thể thỏa
thuận về việc bên bi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi
thường thiệt hạ hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại, và nếu
không có thỏa thuận trước về mức phạt bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại. Ngày nay, khoản 3 Điều 318 BLDS 2015 đã bỏ đi phần “nếu không có thỏa
thuận trước về mức phạt bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” vì đây
là vấn đề bồi thường thiệt hại và đã có quy định điều chỉnh tại Điều 13 về bồi thường
thiệt hại và Điều 360 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ BLDS
2015.
Bàn về điểm khác nhau về phạt vi phạm ở hai BLDS, PGS.TS Đỗ Văn Đại đã có
nhận xét như sau: “Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS vẫn
theo hướng nếu không có thỏa thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế tài này thì thảo thuận
phạt vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có thỏa thuận về phạt vi phạm mà
không có thỏa thuận về sự kết hợp thù chỉ áp dụng phạt vi phạm). Tuy nhiên, quy định
của BLDS 2005 có cách hành văn chưa mạch lạc nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau.”8

Câu 2.2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
- Về đối tượng thực hiện: Là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
- Về hình thức: Đều được lập thành văn bản
- Về hậu quả pháp lý: Bên vi phạm bị mất một khoản tiền và không căn cứ vào thiệt
hại thực tế.

Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh V/v tranh chấp hợp đồng mua bán
Nguyên đơn: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt
Bị đơn: Công ty TNHH Tường Long
Nội dung Bản án: Giữa nguyên đơn và bị đơn có kí một hợp đồng mua bán. Do bị đơn
thay đổi đơn giá, nguyên đơn không đồng ý, hai bên không đồng ý tiếp tục hợp đồng nên
nguyên đơn yêu cầu bị đơn chịu tiền phạt cọc là 406.920.000 đồng và tiền phạt hợp đồng
đối với phần hàng chưa giao (8%) là 102.849.604 đồng.
Hướng giải quyết của Tòa án: Tòa án cho rằng phía bị đơn không từ chối thực hiện hợp
đồng, trái lại đã đi vào thực hiện hợp đồng thông qua việc giao hàng cho nguyên đơn sau
khi nhận tiền cọc. Tranh chấp phát sinh khi các bên đã đi vào giai đoạn thực hiện hợp
đồng, phía bị đơn yêu cầu thay đổi giả, hai bên thương lượng không đạt dẫn đến việc
khởi kiện đến Tòa án. Tòa án quyết định:

8
PGS.TS Đỗ Văn Đại, tldđ (2), tr. 371 – 372.
- Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ
Tân Việt.
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Buộc công ty TNHH Tường Long có trách nhiệm thanh toán cho công ty TNHH Sản
xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt là 102.849.604 đồng.
- Không chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt
về yêu cầu của Công ty TNHH Tường Long thanh toán tiền phạt cọc là 406.920.000
đồng.
Câu 2.3. Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
Trả lời:
Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc căn cứ vào đoạn :“
Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 các
bên đã thỏa thuận: Ngay sau kí hợp đồng, bên mua( Công ty Tân Việt) phải thanh toán
trước cho bên bán( Công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40%
giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công ty Tường Long giao hàng hoàn tất,
30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng. Do vậy số
tiền thanh toán đợt một số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng được xác định là
tiền đặt cọc.” Số tiền này được dùng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Cây 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản
tiền trả trước 30%.
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tòa án về khoản tiền trả trước 30% chưa hợp lý vì ban đầu
Tòa căn cứ theo Điều 358 BLDS 2005 và khoản 7 Điều 292 Luật thương mại và cho rằng
khoản tiền trả trước 30% trên là tiền đặt cọc dùng để đảm bảo thức hiện nghĩa vụ. Tuy
nhiên, sau đó Tòa án lại nhận định rằng phía bị đơn đã không từ chối thực hiện hợp đồng
mà hai bên đã đi vào thực hiện hợp đồng cho nên khoản tiền 30% được xác định là khoản
tiền dùng để thanh toán đợt giao hàng lần thứ nhất. Theo thỏa thuận thì sau khi kí hợp
đồng, Công ty Tân Việt phải thanh toán trước cho Công ty Tường Long 30% giá trị đơn
hàng gọi là tiền đặt cọc. Tiền đặt cọc là khoản tiền dùng để đảm bảo thực hiện việc thực
hiện hợp đồng, thời gian giao tài sản đặt cọc thì tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc,
khoản tiền này sẽ được trả lại cho bên đặt cọc khi hợp đồng được giao kết, thực hiện. Tuy
nhiên, muốn dùng khoản tiền đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ thì hai bên phải thỏa thuận,
trong trường hợp trên khi chưa có thỏa thuận mà bên bán đã dùng để thực hiện nghĩa vụ
thanh toán giá trị đơn hàng là chưa thật sự hợp lý. Hướng giải quyết này của Tòa án đã
không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua.
Câu 2.5. Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng
và thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?
Trả lời:
Giống nhau:
- Áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu lực;
- Đều phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng;
- Đều là biện pháp chế tài do Luật Dân sự quy định nhằm hạn chế hành vi vi phạm
hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị vi phạm.
Khác nhau:
Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại
Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm.
Mục đích chủ thể Khắc phục hậu quả thiệt hại do vi
Hạn chế vi phạm, nâng cao ý thức phạm
của chủ thể
• Phải có sự thỏa thuận của các chủ thể• Không cần có sự thỏa thuận.
về việc áp dụng biện pháp phạt hợp
đồng.
Điều kiện• Không cần có thiệt hại do hành vi vi
áp dụng phạm cũng có thể áp dụng • Khi hành vi vi phạm gây thiệt hại
cho bên bị vi phạm trong thực tế
• Hành vi vi phạm là nguyên nhân
• Có bằng chứng khẳng định hành vi
trực tiếp.
đó vi phạm hợp đồng
• Mức phạt được thỏa thuận trong hợp• Giá trị bồi thường thiệt hại bao
đồng và không được quá 8% giá trị gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
do bên vi phạm gây ra và khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đnags lẽ được hưởng nếu không
có hành vi vi phạm.
Giới hạn • Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt
áp dụng • Trường hợp thương nhân kinh doanh hại không áp dụng các biện pháp
dịch vụ giám định cấp chứng thư hạn chế tổn thất, bên vi phạm hợp
giám định có kết quả sai do lỗi vô ý đồng có quyền yêu cầu giảm bớt
của mình thì phải trả tiền phạt cho giá trị tổn thương thiệt hại bằng
khách hàng với mức phạt do các bên mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn
thoả thuận, nhưng không vượt quá chế được.
mười lần thù lao dịch vụ giám định. (Điều 302, 305 LTM 2005)
(Điều 301 LTM 2005)
Tính phổ Áp dụng phổ biến đối với các vi Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại
biến phạm hợp đồng. có thể xảy ra.
Nghĩa vụ Thỏa thuận trong hợp đồng về điều Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và
của các khoản phạt nếu vi phạm hợp đồng nghĩa vụ hạn chế tổn thất.
bên

Tóm tắt quyết định số 10/2020/KDTM-GDT ngày 14/08/2020 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao V/v:Tranh chấp hợp đồng phân phối độc
quyền, yêu cầu thanh toán tiền mua hàng
Nguyên đơn: Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn Bị đơn: Công ty Cổ Phần Yến
Việt. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Vũ Hoàng Lương, Võ Thái Lâm
Tháng 10/2010, Công ty Yến Sào và Công ty Yến Việt ký Hợp đồng nguyên tắc số
02/HĐNT về việc "Phân phối độc quyền ra phía Bắc". Theo đó, Công ty Yến Việt đồng ý
cho Công ty Yến Sào là nhà phân phối độc quyền trong thời hạn 10 năm đối với sản
phẩm từ yến mang nhãn hiệu Yến Việt tại khu vực phía Bắc từ Nghệ An trở ra. Tại Điều
11 của Hợp đồng, hai bên thỏa thuận: "Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nào
vi phạm các điều đã cam kết trong hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho bên kia với số tiền là 10.000.000.000 đồng".

Tuy nhiên Công ty Yến Việt đã thành lập chi nhánh tại Hà Nội và thiết lập các cửa
hàng để phân phối sản phẩm trên thị trường phía Bắc mà không trao đổi với Công ty Yến
Sào, vi phạm Hợp đồng số 02 và gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Yến Sào. Vì vậy, Công ty Yến Sào đề nghị Tòa án phải buộc Công ty
Yến Việt bồi thường do vi phạm Hợp đồng nguyên tắc số 02/HĐNT; bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng; hoàn trả số tiền mà Công ty Yến Sào ứng trước tiền đặt hàng và yêu cầu
Công ty Yến Việt chấm dứt các hoạt động phân phối sản phẩm từ yến mang nhãn hiệu
Yến Việt tại thị trường phía Bắc. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết
định hủy Quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/KDTM-GĐT ngày 9/5/2019; hủy Bản án
phúc thẩm số 01/2017/KDTM-PT ngày 11/4/2017; hủy Bản án sơ thẩm số 06/KDTM-ST
ngày 7/9/2016 và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.

Câu 2.6. Theo tòa Giám đốc Thẩm ( Hội đồng thẩm phán) thỏa thuận được nêu tại
mục 4 phần nhận định của Tòa án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi
phạm hợp đồng hay thỏa thuận về mức thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?
Trả lời:
Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định của
Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng. Căn cứ trong phần
Nhận định: “Nếu xác định các bên có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì Tòa án phải
làm rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm đủ các yếu tố: có hành vi vi
hạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại và bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn
thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” thì bên bị vi phạm là Công ty Yến Sào Sài Gòn
không cung cấp được chứng cứ chứng minh tổn thất, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ các
nội dung trên nhưng buộc bồi thường 4.000.000.000 đồng là không có căn cứ và không
phải là thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Câu 2.7: Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại
mục 4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi
phạm hợp đồng hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?
Vì sao?
Trả lời:
Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thỏa thuận được nêu tại mục 4
phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận về mức bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng, bởi vì Căn cứ theo Khoản 1 Điều 302 Luật Thương Mại 2005:
“Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm
hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Do đó việc Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân
cấp cao tại TP.HCM buộc công ty Yến Việt bồi thường 10.000.000.000 đồng là sự thỏa
thuận về mức bồi thường thiệt hại.
Câu 2.8. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng
thẩm phán?
Trả lời:
Hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý và thuyết phục phù hợp
với quy định của pháp luật
Hội đồng thẩm phán xác định: “Các bên thỏa thuận bên vi phạm phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm 10.000.000 đồng, tức là các bên thỏa thuận về phạt
vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, thỏa thuận này vi phạm quy định tại Điều 301 Luật
Thương mại năm 2005 về mức phạt tối đa. Tòa án cấp sơ thẩm và Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định Công ty Yến Sào và
Công ty Yến Việt có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại là không đúng, Nếu xác định các
bên có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì Tòa án phải làm rõ căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại gồm đủ các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại
thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại vè bên yêu
cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm
gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành
vi vi phạm. Trong khi chưa làm rõ các nội dung trên, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty
Yến Việt bồi thường 4.000.000.000 đồng, còn Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chhis Minh buộc Công ty Yến Việt bồi thường 10.000.000.000
đồng là đều không có căn cứ, không đúng quy định tại các điều 302, 303, 304 Luật
Thương mại năm 2005”.
Từ đó để xác định đó có phải là thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng hay không cần phải có đủ căn cứ về các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp
đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại vè bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
Câu 3.1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các
bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu
rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời:
Điều 351 BLDS 2015 không cho biết thế nào là bất khả kháng mà chỉ cho biết hệ
quả của sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên trong phần chung BLDS đã cho biết khi nào là
sự kiện bất khả kháng tại Khoản 1 Điều 156.
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 có quy định: “…Sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Qua đó ta phân tích các điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng:
- Thứ nhất: “Sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Bộ luật dân sự không quy định
cụ thể về yếu tố khách quan nhưng để coi là một sự kiện khách quan thì sự kiện
này phải vượt qua sự kiểm soát của bên thực hiện hợp đồng, như tác động của điều
kiện tự nhiên hay hành động gây thiệt hại của người thứ ba.
- Thứ hai: “Sự kiện không thể lường trước được”.
- Thứ ba: “Sự kiện không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép”.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 thì các bên có thể thỏa thuận với nhau
về trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện
đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Có thể thấy, các bên có thể thỏa thuận từ đầu về các trường hợp bất khả kháng với
mục đích là nhằm xác định trách nhiệm bồi thường, cụ thể hóa các trường hợp có thể xảy
ra mà Luật chưa quy định cụ thể.

Câu 3.2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Trả lời:
Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng trong BLDS:
- Theo Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
- Vậy thì theo Khoản 2 Điều 351 không nhắc đến cụ thể thế nào là sự kiện bất khả
kháng. Thực ra, chúng ta đã và đang có văn bản về sự kiện bất khả kháng trong
lĩnh vực hợp đồng như Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09/10/2002 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng
điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện tại Khoản 1 Điều 4 theo đó: “Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không
thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù
đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả
kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh,
phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”
- Theo Khoản 3 Điều 541 có quy định rằng: “3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến
tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì
bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Như vậy, nhìn chung tổng thể, về hệ quả pháp lý, nếu không có thỏa thuận khác hay pháp
luật có quy định khác thì những trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng trong BLDS thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự
về vi phạm của mình. Phạm vi miễn trách bao gồm cho cả những vi phạm nghiêm trọng
trong hợp đồng, bởi lẽ vi phạm ở mức độ nào thì cũng xuất phát từ nguyên nhân là “sự
kiện bất khả kháng”. Chính vì thế, mặc dù có vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, nếu rơi
vào trường hợp này, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm hợp đồng do sự kiện bất
khả kháng.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng trong luật Thương mại.
- Trong Luật thương mại cũng có trường hợp vi phạm do trường hợp bất khả kháng
hay do lỗi của bên có quyền nhưng Luật thương mại sử dụng cụm từ “miễn trách
nhiệm dân sự” thay vì “không phải chịu trách nhiệm dân sự” so với BLDS 2015.
Căn cứ theo điểm b, Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005.
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau
đây
b. Xảy ra sự kiện bất khả kháng;”
Vậy, theo Luật thương mại thì trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường.

Câu 3.3. Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các
điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 156 BLDS đã nêu khái niệm về sự kiện bất khả kháng: “Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Vậy, để xem là sự kiện bất khả kháng, cần có 3 điều kiện:
Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan. Ở đây, sự kiện dẫn đến hàng bị hư hỏng
chính là gió nhấn chìm tàu. Gió là một sự kiện khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
con người.
Thứ hai, sự kiện không thể lường trước được. Trong tình huống trên, tình huống không
đề cập đến việc gió lớn có được dự đoán trước hay không? Nếu như, anh Văn và anh
Bình dự đoán trước được việc có thể có gió lớn mà vẫn vận chuyển hàng hóa thì đây
không được xem là sự kiện bất khả kháng.
Thứ ba, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Trong bản án đề cập đến việc hàng bị hư hỏng toàn bộ, như vậy, để đi đến kết
luận hành bị hư hỏng toàn bộ, có thể đã áp dụng những biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép để khắc phục nhưng không thành công. Nhưng nếu, khi đưa ra kết luận hàng bị
hư hỏng toàn bộ khi chưa áp dụng những biệt pháp cần thiết và khả năng cho phép thể
khôi phục lại tình trạng ban đầu thì chưa đủ thõa mãn để có thể xem đây là một sự kiện
bất khả kháng.

Câu 3.4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy
hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
- Theo quy định trên, nếu giữa anh Văn và anh Bình không có thỏa thuận về việc
bồi thường do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn không phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng.
- Nếu giữa anh Văn và anh Bình có thỏa thuận về việc bồi thường do sự kiện bất
khả khảng thì anh Văn phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng như
thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên.
Câu 3.5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty
bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản
và thực tiễn xét xử.
Trả lời:
Nhìn từ góc độ văn bản: Anh Văn không được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh
toán khoản tiền này. Theo Điều 57 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 : Đối tượng bảo
hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm: “Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo
quy định của pháp luật.” và theo Điều 58 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “trách nhiệm
của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm
bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm” Trong
tình huống trên thiệt hại do sự kiện bất khả kháng chứ không phải do lỗi của anh Văn gây
ra nên anh Văn không thể yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả khoản tiền bồi thường đó cho
anh Bình.
Tuy vậy, thực tiễn xét xử vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau.
Cụ thể được nêu tại hai bản án sau:
- Bản án số 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Tóm tắt bản án số 110/2006 ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Nguyên đơn: anh Khen
Bị đơn: Công ty bảo hiểm Trà Vinh (Bảo Việt)
Nội dung: Anh Lê Văn Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy. Anh Khen có mua
bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của
mình. Trên đường vận chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây thiệt hại đến tài sản
hàng hóa. Trong hợp đồng nhận chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận chịu trách nhiệm
trường hợp này và đã bồi thường cho chủ hàng anh chở thuê số tiền 40.950.000 đồng.
Nay anh yêu cầu công ty Bảo Việt Trà Vinh phải bồi hoàn lại cho anh mà anh thay
Công ty bồi thường cho các chủ hàng anh chở thuê.Tại bán án này, Tòa án nhân dân
tỉnh Trà Vinh khẳng định việc gây thiệt hại cho các chủ hàng là do hiện tượng bất khả
kháng. Nhưng theo Tòa, anh Khen tự nguyện nhận bồi thường nên anh phải gánh chiu
hậu quả.

- Mặt khác, Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao tỉnh An Giang.
Tóm tắt Quyết định số 105/GĐT – DS ngày 30/05/2002 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao tỉnh An Giang:
Nguyên đơn: ông Khóm
Bị đơn: Công ty Bảo Việt An Giang
Nội dung: Ông Khóm nhận chuyển 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình bằng
tàu của ông. Ông Khóm tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng có
nêu rõ điều kiện bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm thì Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài
sản chuyên chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm. Trên đường vận chuyển, do mưa
gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến
79.100.000 đồng số tiền vịt. Vì ông Khóm thỏa thuận trong hợp đồng với ông
Trình, ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên.Nay ông Khóm yêu cầu Bảo Việt
hoàn trả ông số tiền nói trên.

Thiết nghĩ, để uy tín trong các quan hệ tương tự như trên, tốt hơn hết các bên nên
nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm là có hay không bảo hiểm trong trường hợp thiệt hại do
sự kiện bất khả kháng.
VẤN ĐỀ 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY
ĐỔI CƠ BẢN

Câu 4.1. Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay
đổi khi thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp này).
Trả lời:
Điểm giống nhau:
- Đều xảy ra một cách khách quan sau khi giao kết hợp đồng.
- Đều không thể lường trước được.
- Không thể khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép.
- Điểm khác nhau:
Sự kiện bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi
Sự kiện xảy ra gây thiệt hại nhưng không Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như
lớn đến mức các bên sẽ không giao kết biết trước các bên đã không giao kết hoặc
nếu biết trước. được giao kết nhưng với nội dung khác.
Vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà
mà không gây ảnh hưởng nhiều cho một không có sự thay đổi nội dung hợp đồng
bên. sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
Tóm tắt bản án số 133/2021/DS-PT ngày 08/7/2021 về “Tranh chấp hợp đồng
thuê nhà”
Nguyên đơn: Anh Phan Văn T
Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Thanh M
Nội dung: Ngày 01/8/2018, anh Phan Văn T cùng vợ là chị Nguyễn Hồng N ký hợp đồng
cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thanh M do Trần Thị Thúy A là giám đốc đồng
thời là người đại diện theo pháp luật thuê nhà tọa lạc tại số 25, đường N, khóm 3, phường
9, thành phố C, tỉnh Cà Mau để làm Trung tâm giảng dạy tiếng anh và toán tính nhanh
với thời hạn thuê và 3 năm. Sau khi kí hợp đồng đã được lập thành văn bản và công
chứng, chứng thực thì bên Công ty đã cọc 45.000.000 đồng và thỏa thuận sau khi chấm
dứt hợp đồng thì vợ chồng anh T sẽ hoàn lại tiền, nếu vi phạm thì sẽ mất cọc. Tháng
02/2020 chị A đã gửi thông báo sự kiện bất khả kháng và phía anh T đã không lấy tiền
thuê trong 3 tháng và đến ngày 28/02/2020, vợ chồng anh T lại nhận được thông báo về
việc chấm dứt hợp đồng vì lý do bất khả kháng công ty không thể tiếp tục kinh doanh và
vợ chồng anh T không đồng ý và có yêu cầu chị A chứng minh mà A không chứng minh
được. Theo thỏa thuận của hợp đồng thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông báo
chấm dứt hợp đồng thì bên yêu cầu phải có mặt để bàn giao nhà nhưng vợ chồng anh T
không liên lạc được với chị A. Khi nguyên đơn chụp lại hiện trạng căn nhà thì thấy không
còn đúng như hiện trạng ban đầu theo thỏa thuận trong hợp đồng, vợ chồng anh T đã yêu
cầu chị A khắc phục và chị A có thực hiện nhưng đến lúc giao nhà thì không đưa chìa
khóa cho vợ chồng anh T kiểm tra. Công ty A đã vi phạm hợp đồng nên đối với số tiền
đặt cọc thì vợ chồng anh T không đồng ý trả. Vợ chồng anh T đã khởi kiện yêu cầu chấm
dứt hợp đồng thuê nhà.
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc chấm dứt
hợp đồng thuê nhà, buộc chị A phải thanh toán số tiền 126.000.000 đồng cho vợ chồng
anh T, bác yêu cầu về việc bồi thường 216.000.000 đồng 1 năm tiền thuê nhà của nguyên
đơn.
Câu 4.2. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một
hệ thống pháp luật nước ngoài.
Trả lời:
Ở Đức, điều khoản về hoàn cảnh thay đổi được ghi nhận tại Điều 313 Bộ luật Dân
sự Đức với tên gọi là “Störung der Geschäftsgrundlage” (Tạm dịch là sự xâm phạm đến
nền tảng của giao dịch), theo đó có hai điều kiện để xác định: (1) Hoàn cảnh là nền tảng
bị thay đổi đáng kể sau khi hợp đồng đã ký kết; (2) Các bên lẽ ra đã không ký kết hoặc ký
kết với nội dung hoàn toàn khác nếu họ biết trước sự thay đổi đó và bên bị ảnh hưởng
không đáng phải chịu rủi ro đó. Trường hợp các bên đều cùng nhận thức sai về hoàn cảnh
là nền tảng của hợp đồng thì cũng được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Như vậy, với
Đức “nền tảng của giao dịch” chính là điểm khác biệt để xác định có hoàn cảnh cơ bản
hay không .
Theo Bộ luật Dân sự Pháp 2016, tại Điều 1195 có quy định: “Nếu xảy ra sự thay
đổi của hoàn cảnh mà không thể lường trước được tại thời điểm ký kết hợp đồng khiến
cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trở nên khó khăn quá mức và bên đó đã không
thỏa thuận về việc gánh chịu rủi ro thì có thể đề nghị bên kia đàm phán lại hợp đồng...”
Câu 4.3 Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện
bất khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?
Trả lời:
Trong vụ việc nêu trên, theo Tòa án, việc chấm dứt hợp đồng là do hoàn cảnh thay
đổi cơ bản. Trong phần Nhận định của Tòa án, quan điểm Tòa án đưa ra là: “Qua xem xét
toàn diện chứng cứ, Hội đồng xét xử nhận thấy, dịch covid-19 xảy ra thì các đương sự
không lường trước được, trên thực tế dịch bệnh đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề, làm
ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh từ đó dẫn đến
ảnh hưởng đến thu nhập của mọi người là sự thật xảy ra mà cụ thể trong vụ án này đã ảnh
hưởng đến nguyên đơn, bị đơn.” Và “Trong trường hợp này, quá trình thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì có thể thương lượng với nhau”. Có thể thấy, Tòa
án đã áp dụng khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 quy định về việc đàm phán thay đổi hợp
đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Qua xem xét, việc nguyên đơn có
thiện chí chấm dứt hợp đồng thuê nhà và nhận lại nhà, việc bị đơn đã thực hiện theo hợp
đồng việc báo trước 03 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng là phù hợp với khoản 2 Điều
420 BLDS 2015 về việc đàm phán giữa các bên nên Tòa án đã theo hướng hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.

Câu 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là
liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản).
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn có căn cứ và chứng cứ thuyết phục
Tòa án nhận định: “Dịch Covid-19 xảy ra thì các đương sự không lường trước
được, trên thực tế dịch bệnh đã gây ra hâu quả hết sức nặng nề, làm ảnh hưởng đến cuộc
sống bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến thu
nhập của mọi người là sự thật xảy ra mà cụ thể trong vụ án này đã ảnh hưởng đến nguyên
đơn, bị đơn. Hiện tại nhà của nguyên đơn vẫn chưa có người thuê mà nguyên đơn còn
phải đóng tiền vay Ngân hàng; về phía bị đơn, sau khi cả nước thực hiện Chỉ thị 16 vào
năm 2020 thì số học sinh đến lớp bị hạn chế dẫn đến doanh thu thấp nhưng phải chi trả
lương nhân viên và các chi phí khác;Tại cấp phúc thẩm, nguyên đơn cung cấp chứng cứ
bị đơn vẫn tiếp tục kinh doanh sau khi chấm dứt thuê nhà, đó là bị đơn vẫn nộp thuế hàng
tháng, có phiếu thu tiền học phí, tuy vậy hồ sơ không thể hiện thu nhập của bị đơn từ hoạt
động kinh doanh. Trong trường hợp này, quá trình thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản thì các bên có thể thương lượng với nhau, tại khoản 2 Điều 420 Bộ luật dân sự
quy định:“Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có
quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời gian hợp lý”; phía bị đơn
cũng có các văn bản gửi nguyên đơn về việc xin chấm dứt hợp đồng và trên thực tế về ý
thức nguyên đơn cũng có thiện chí cho bị đơn chấm dứt hợp đồng thuê nhà, bởi vì nếu
không đồng ý nhận lại nhà thì nguyên đơn không yêu cầu bị đơn phải sơn sửa lại nhà
đúng như hiện trạng ban đầu và hẹn ngày giao nhận nhà và tại phiên tòa phúc thẩm
nguyên đơn trình bày nếu tại thời điểm tháng 6/2020 bị đơn đáp ứng đúng yêu cầu về sửa
nhà như thỏa thuận của hợp đồng thì nguyên đơn sẽ không yêu cầu bồi thường 1 năm tiền
nhà.”
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là trường hợp những điều kiện khách quan, môi trường
kinh tế - chính trị thay đổi tới mức gẩy ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một
bên, làm mất đi cân bằng kinh tế hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó
khăn và tốn kém. Trong trường hợp này, để bảo đảm sự cân bằng về lợi ích, các bên có
thể quyết định đổi điều kiện thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
Về bản chất, sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản đều là những sự
kiện khách quan mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng
và bên chịu ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể ngăn chặn
hoặc giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, về cách tiếp cận giải quyết vấn đề thì khác nhau.
Điều khoản sự kiện bất khả kháng sẽ làm cho một bên không thể thực hiện đúng và đầy
đủ nghĩa vụ trong hợp đồng, còn đối với hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì bên chịu ảnh
hưởng vẫn còn khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng sẽ gây gánh nặng tài chính
hoặc thiệt hại nghiêm trọng về mặt chi phí cho bên này, hay làm giảm một cách đáng kể
giá trị, lợi ích của nghĩa vụ mà bên còn lại được nhận. Về hậu quả pháp lý, sự kiện bất
khả kháng thường gắn liền với việc chấm dứt hiệu lực hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện
nghĩa vụ, trong khi đó hoàn cảnh thay đổi cơ bản yêu cầu các bên tiến hành sửa đổi các
điều khoản trong hợp đồng theo hướng cân bằng lại lợi ích giữa các bên để phù hợp với
hoàn cảnh hiện tại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2005:
2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Luật Thương mại 2005;
4. Luật Xây dựng 2014.
II. Sách, giáo trình tham khảo
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam.
2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam.
3. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án xuất bản lần
thứ sáu), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt nam.
4. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 – Sách
chuyên khảo, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
5. Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học BLDS 2005, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 57.

You might also like