You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: HỢP ĐỒNG DS VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HĐ

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG


TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015

Người thực hiện: Hồ Xuân Thảo Vy


MSSV: 2053801014313
Lớp: 118-HC45B.2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1


1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu. .............................................................................................................. 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 1
4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................................ 1
5. Kết cấu của đề tài. .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I ......................................................................................................................................... 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG ................................................................ 2
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG .................................................................................................... 2
1. Khái niệm chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................................... 2
1.1 . Khái niệm ............................................................................................................................. 2
1.2 . Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ ............................................. 2
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng .................................................. 3
CHƯƠNG II ........................................................................................................................................ 7
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG ........................................................................... 7
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ............................................................................................ 7
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ........................................................................................ 7
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ..................................................................................... 9
4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ..................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................................................ 12
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................................ 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BLLD : Bộ luật Dân sự năm 2015


2. BTTH : Bồi thường thiệt hại
3. HĐ : Hợp đồng
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng thấy, từng chứng kiến hoặc chính bản thân đã từng gặp
phải những tình huống oái oăm, những vụ việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà mình không
thể lường trước được và cũng không có bất kì một hợp đồng hay thỏa thuận trước đó. Và để giải
quyết những vụ việc đó một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất thì người ta thường chọn cách bồi
thường cho những thiệt hại, tổn thất mà mình gây ra. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một
trách nhiệm mà nó xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta hằng ngày, hằng giờ, vô cùng đa dạng
và phong phú. Chính bản thân của chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân hoặc là người gây ra
thiệt hại của một vụ việc nào đó. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như là cách ứng xử, ứng phó
cho phải phép, cho phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khi gặp phải. Và đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu.
Một số bài viết trong các tạp chí như Tạp chí Tòa án Nhân dân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
chẳng hạn như bài Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Các
quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các bài luận tốt nghiệp,…
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Về đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về xác định thiệt hại được bồi thường
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Về phạm vi nghiên cứu: Các quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là Bộ luật dân sự năm
2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và một số quy định khác liên quan…
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp và phương pháp diễn giải để có
thể đánh giá một cách tổng quát về các vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu của bài tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1 : Cơ sở lí luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chương 2 : Xác định thiệt hại được bồi thường

1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1. Khái niệm chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1 . Khái niệm


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà
trước đó không có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa
vụ thi hành hợp đồng đã kí kết.
Vd: khi bạn đang đi ngoài đường thì một con bò xổ dây và nó tấn công bạn làm bạn ngã bị
thương và hư xe. Thì bạn và người chủ của con bò không có bất kì một quan hệ hợp đồng nào cả. Vì
vậy, để giải quyết cái thiệt hại thì người chủ của con bò phải bồi thường những tổn thất về sức khỏe
và vật chất cho bạn. Thì đây chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.
Vì vậy, thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.

1.2 . Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm mà chỉ phát sinh khi có
tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật, gây ra thiệt hại cho người khác mà hành vi đó không liên
quan đến bất cứ một hợp đồng hay thỏa thuận nào trước đó. Như ở trên đã khẳng định, thiệt hại
chính là điều kiện, là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại gồm những đặc điểm sau:
Đầu tiên, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự. Căn cứ tại Điều
584 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt
hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa người gây ra
thiệt hại và người bị thiệt hại hoặc có thể hiểu đây là trách nhiệm của người phải bồi thường đối với
người được nhận bồi thường. Và đây là quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật dân sự.
2
Thứ hai, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm mang tính tài sản và là hậu quả bất
lợi mà người gây ra thiệt hại phải gánh chịu. Vì sao lại nói như vậy, bởi vì mọi thiệt hại xảy ra trên
thực tế có thể là thiệt hại về tài sản, có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay là danh dự, nhân
phẩm, uy tín,… Dù thiệt hại có là sức khỏe, tính mạng hay danh dự thì cũng đều được bù đắp, được
bồi thường bằng một lượng tài sản nhất định và bản thân người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu
sự tổn thất về sức khỏe, tính mạng tương tự như người bị thiệt hại. Vd: Trường hợp một cá nhân gây
ra tai nạn chết người thì ngoài trách nhiệm hình sự, cá nhân đó còn phải bồi thường cho gia đình
người bị hại một khoản tiền để bù đắp cho những tổn thất mà người đó gây ra.
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra đối với một chủ thể nhất
định. Vì trên thực tế, có những hành vi dù chưa gây ra hậu quả nhưng đã phát sinh trách nhiệm khi
hành vi đó diễn ra chẳng hạn như trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu hành vi vi phạm xảy ra nhưng
không có thiệt hại thực tế thì trách nhiệm bồi thường cũng sẽ không được đặt ra.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các
biện pháp cưỡng chế. Để đảm bảo bên gây thiệt hại (tức bên có nghĩa vụ bồi thường) chấp nhận thực
hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình thì các nhà làm luật đã đưa ra những biện pháp cưỡng chế để
bảo vệ quyền lợi cho bên bị thiệt hại (tức bên được bồi thường).
Cuối cùng đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh giữa các chủ thể
chưa từng có bất cứ một quan hệ hợp đồng hoặc đã có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra
không liên quan đến những thỏa thuận trong hợp đồng. Đây cũng là đặc điểm quan trọng để phân
biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng.

1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Theo BLDS 2015, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ được quy
định tại Điều 584 gồm các điều kiện sau:
 Đối với thiệt hại do người gây ra
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Những tổn thất trên thực tế về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh
dự,… là thiệt hại do cá nhân hoặc tổ chức gây ra. Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường và phải biết
chính xác thiệt hại là bao nhiêu mới có thể ấn định mức bồi thường. Và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài HĐ được áp dụng để khôi phục lại tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại.
Thiệt hại về tài sản là những tổn thất thực tế về tài sản như là tiền, công cụ tạo ra thu nhập, súc
vật,… Vd: thiệt hại về tài sản làm suy giảm hoặc làm mất tài sản, giảm sút năng suất tạo ra sản
phẩm của công cụ đó,…
Thiệt hại về thể chất là sự giảm sút về mặt sức khỏe, mất mát về tính mạng hoặc những khiếm
khuyết về hình thể,…Những thiệt hại này sẽ làm phát sinh về vật chất bao gồm chi phí chữa trị,
chăm sóc, phục hồi và những khoản thu nhập bị mất, bị giảm sút do sức khỏe không còn như lúc
trước hoặc thiệt hại về tính mạng.

3
Thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại mà nó ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và
có thể dẫn đến những tình trạng bất ổn về tâm lý, tình cảm, làm mất lòng tin, tín nhiệm trong công
việc của người bị thiệt hại.
Chính vì vậy, thiệt hại là điều kiện đầu tiên quyết để phát sinh trách nhiệm bồi thường và là cơ sở
để Tòa án xác định trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu và cho ai.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật và được thể hiện qua hành động hoặc
không hành động. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ là những
hành vi xâm hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, uy tín, danh dự, đến quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác. Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số hành vi dù gây ra thiệt hại
những vẫn được xem là hành vi hợp pháp chẳng hạn như hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phòng
vệ chính đáng, gây thiệt hại phù hợp trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt
hại,…
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại thực
tế. Có thể hiểu thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và hành vi trái pháp luật
là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Trong khoa học pháp lý, người ta vận dụng cặp phạm trù “ ngẫu nhiên và tất nhiên” để làm tiêu
chuẩn xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra. Hành vi trái
pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có
tính quy luật. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi với những điều
kiện cụ thể khi xảy ra đã chứa đựng một khả năng hiện thực khách quan làm phát sinh ra nó.1 Và nó
có chức năng là gắn kết hai yếu tố cấu trành trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên thì việc xác
định mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong một số trường hợp rất
khó để xác định. Vì vậy, cần phải xem xét một cách cẩn trọng, phân tích và đánh giá vụ việc một
cách toàn diện và khách quan, tránh những sai sót không đáng có.
Về yếu tố lỗi của người gây thiệt hại thì các Bộ luật trước có đề cập đến lỗi cũng là một trong
những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ nhưng đến BLDS năm 2015
thì các nhà làm luật đã không còn đề cập đến yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm nữa. Tuy
nhiên, vẫn có những lưu ý đối với vai trò của yếu tố lỗi đó là: đối với trường hợp người gây ra thiệt
hại do lỗi vô ý nhưng thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế thì người đó có thể được giảm mức
bồi thường thiệt hại hoặc trường hợp do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại cũng
không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Và với những người không có khả năng nhận thức và làm
chủ hành vi của mình thì người đó cũng sẽ không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại.
 Đối với thiệt hại do tài sản gây ra
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại chính là
hoạt động của tài sản. Căn cứ theo khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 quy định: “ Trường hợp tài sản

1
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.344.
4
gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”
Không giống như trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra, trách nhiệm BTTH do tài sản
gây ra phát sinh khi có 3 điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra; có hoạt động gây thiệt hại của tài sản;
có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản với thiệt hại xảy ra2. Tuy nhiên, khi giải quyết
vấn đề bồi thường, việc xem xét mức độ lỗi của người phải bồi thường và người bị thiệt hại vẫn
được đặt ra để xác định mức bồi thường cũng như điều kiện để giảm mức bồi thường. Có như vậy
thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2
Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.157.
5
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của
mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ
pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của
mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu
là bồi thường thiệt hại. Chương I tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vấn đề đầu tiên được triển khai trong Chương I và cũng là vấn
đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung đó là khái niệm. Thông qua
khái niệm ta có thể hiểu sơ lược về bản chất của vấn đề này. Theo đó, tiếp tục đi sâu tìm hiểu về đặc
điểm và các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Qua đó, ta có thể phân biệt
được như thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong HĐ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài HĐ. Từ đó, đi sâu nghiên cứu về cách xác định thiệt hại được bồi thường theo quy định của
pháp luật.

6
CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm


Căn cứ theo quy định tại Điều 589 BLDS 2015 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Đầu tiên, đối với tài sản bị mất thì tài sản bị mất được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu không
tìm lại, không còn sở hữu tài sản đó hoặc tài sản bị thiệt hại hoàn toàn và không có khả năng sửa
chữa, thay thế, khôi phục lại được. Đối với những trường hợp tài sản bị hư hoại như vậy thì cần phải
xác định giá trị thực tế của tài sản đó để làm căn cứ buộc người gây ra thiệt hại phải chịu trách
nhiệm bồi thường toàn bộ. Và đối với những tài sản mới, chưa qua quá trình sử dụng thì đương
nhiên phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản đó, còn với những tài sản đã sử dụng thì sẽ được trừ đi
giá trị tài sản hao mòn.
Thông thường, tài sản khi bị mất hoặc hủy hoại thì sẽ dùng giá cả để tính toán mức thiệt hại thành
một số tiền và số tiền đó là cơ sở để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ( trừ khi bồi thường bằng
hiện vật). Giá cả là tiêu chuẩn xác định thiệt hại bao gồm giá trị thị trường tự do và giá theo chỉ đạo
của Nhà nước. Đối với tài sản là loại hàng hóa bán tự do trên thị trường thì giá trị của tài sản là giá
trị thị trường. Trong trường hợp tài sản thuộc loại Nhà nước thống nhất quản lý ( Vd: súng, đạn,
hoạt chất của thuốc phiện,…) thì khi tính toán thiệt hại phải căn cứ vào giá Nhà nước quy định.3
Còn đối với trường hợp tài sản bị hư hỏng tức là tài sản đó bị hư hỏng một hoặc nhiều bộ phận, bị
hỏng mốc, giảm khả năng sử dụng tài sản nhưng vẫn có thể sửa chữa, khôi phục lại tính năng sử
dụng của tài sản. Và thiệt hại bồi thường trong trường hợp này đó là những chi phí bỏ ra để sửa
chữa, phục hồi lại tình trạng ban đầu của tài sản hoặc thiệt hại do giảm giá trị tài sản mang lại trong
quá trình khai thác, sử dụng.
Bên cạnh đó thì còn các thiệt hại về tài sản chẳng hạn như những chi phí nhằm ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại, không cho thiệt hại tiếp tục xảy ra.
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Tại Điều 590 BLDS 2015 có quy định về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cụ thể như sau:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
sút của người bị thiệt hại;
3
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,tr. 391.
7
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm
phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo như quy định ở trên, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại. Các chi phí gồm có tiền thuốc men, tiền viện phí, tiền thuê
phương tiện đi lại, tiền bồi bổ, phục hồi sức khỏe và các chi phí thực tế khác cho người bị
hại,…và các khoản phí này thường là dựa trên biên lai thu tiền viện phí, các hóa đơn tiền thuốc,
vật liệu y tế, dụng cụ hỗ trợ,…
Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của lao động cùng loại.
Đối với trường hợp này, người bị thiệt hại có mức thu nhập thực tế không ổn định, không thể xác
định được thì sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với khoản thời gian
điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Đối với trường hợp người bị thiệt hại có mức thu nhập ổn định chẳng hạn như tiền lương trong
biên chế hay tiền công từ hợp đồng lao động thì việc xác định khoản thu nhập thực tế của người bị
thiệt hại sẽ căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước đó.
Còn đối với người bị thiệt hại có mức thu nhập giữa các tháng có sự chênh lệch khác nhau (công
việc theo thời vụ) thì việc xác định mức thu nhập thực tế sẽ được xác định bằng cách lấy mức thu
nhập trung bình của 6 tháng hoặc nếu chưa đủ thì có thể lấy tất cả các tháng liền kề trước.
Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Trong
khoảng thời gian mà người bị thiệt hại phải điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà thì đương nhiên sẽ cần
có người chăm sóc, và các khoản chi phí hợp lý cho người chăm sóc bao gồm: tiền đi lại, tiền thuê
chỗ ở nếu bệnh viện xa nhà,…Và thu nhập thực tế của người chăm sóc bị mất trong khoảng thời
gian chăm cho người bị thiệt hại được xác định như sau:

8
Trường hợp người chăm sóc người bị thiệt hại không có công việc làm ăn ổn định thì sẽ được
hưởng tiền công chăm sóc bằng với mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật
tại địa phương, nơi người bị thiệt hại cư trú.
Trường hợp người chăm sóc người bị thiệt hại có công việc và thu nhập ổn định nhưng mức thu
nhập của mỗi tháng khác nhau thì thu nhập thực tế được xác định bằng cách lấy mức thu nhập trung
bình của 6 tháng trước đó nhân với thời gian chăm sóc cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người chăm sóc dù không đi làm nhưng vẫn nhận lương, tiền công từ cơ quan, công
ty và người đó không bị mất thu nhập thực tế thì sẽ không được bồi thường về khoản tiền đó.
Đối với các trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động, không thể tự chăm sóc bản
thân, phải cần người chăm sóc thường xuyên thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường chi phí hợp
lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại bằng với mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc
người tàn tật tại địa phương, nơi người bị thiệt hại cư trú.
Ngoài các khoản chi phí ở trên thì còn có một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe
bị xâm phạm. Thông thường thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị
thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người
bị thiệt hại về sức khỏe là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 591 BLDS 2015 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt
hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng,
người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho
một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.
Bên cạnh các thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 thì thiệt hại do tính
mạng bị xâm phạm còn bao gồm:
Thứ nhất, các thiệt hại phát sinh về vật chất, về tinh thần trước khi người bị thiệt hại chết. Tức là
trong khoảng thời gian người bị thiệt hại vẫn còn đang điều trị thì các chi phí trong thời gian đó vẫn
phải được bồi thường.

9
Thứ hai, chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm có: các khoản chi cho việc chôn cất chẳng hạn như
mua quan tài, chi trả cho dịch vụ tang lễ, thuê xe tang, hoa, nến, khăn, nhan đèn,…
Thứ ba, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với
những trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng là trụ cột, kinh tế chính trong gia đình thì người
gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng
mất khả năng lao động. Căn cứ theo khoản 2 Điều 593 BLDS năm 2015 quy định về Thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi
còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời
hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi
sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi
chết.
Ngoài ra, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người mà người bị
thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại sẽ được nhận một
khoản tiền bù đắp về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận,
trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định thời điểm giải quyết bồi thường.
4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể tại Điều 592 về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm.
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.
Đối với các trường hợp thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì các khoản chi phí bao gồm:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Trong đó gồm các chi phí như chi phí cần thiết
cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;
Chi phí cho việc thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc danh sự, nhân phẩm, uy tín bị

10
xâm hại, các khoản chi phí đi lại, chi phí để yêu cầu cơ quan có chức năng xác minh sự việc, cải
chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, công khai xin lỗi,…cùng các chi phí khác để hạn
chế, khắc phục thiệt hại.
Đối với khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm thì việc xác định khoản thiệt hại sẽ được xác định như đối với trường hợp sức khỏe bị xâm
phạm.
Ngoài các chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại và các khoản thu nhập bị mất hoặc thâm hụt thì
người gây ra thiệt hại còn phải bồi thường những tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại. Vì
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bị thiệt hại mà còn
ảnh hưởng đến công việc, đến tình cảm, đến gia đình,…và những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý của
người đó. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần sẽ căn cứ vào hình thức xâm phạm, hành vi
xâm phạm và mức độ lan truyền thông tin xâm phạm. Mức độ bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận,
nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị thiệt hại là không quá 10 lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định.

11
KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Từ khái niệm, đặc điểm, các điều kiện phát sinh trách nhiệm ở Chương I thì đến Chương II, ta tập
trung phân tích sâu về các thiệt hại được bồi thường ngoài hợp đồng. Như đã phân tích ở trên, các
thiệt hại được bồi thường gồm có thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và cuối cùng là thiệt hại do danh dự, nhân phẩm và uy
tính bị xâm phạm. Hiện nay pháp luật đã quy định khá chi tiết về cách xác định thiệt hại và mức bồi
thường đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong cuộc sống thường nhật,
các quan hệ pháp luật dân sự ngoài hợp đồng phát sinh một cách phổ biến giữa cá nhân với cá nhân,
giữa cá nhân với pháp nhân. Dù quan hệ pháp luật phát sinh giữa những chủ thể nào thì cũng đều
phải giải quyết căn cứ trên cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất là chế định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và xác định thiệt hại nói riêng của Bộ luật Dân sự. Việc bảo đảm
chế định này được thực hiện sẽ bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào một bên
trong quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm sự công bằng và văn minh.

12
KẾT LUẬN CHUNG

Để đảm bảo cho một xã hội có trật tự và ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những
người bị thiệt hại khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì buộc phải có một hệ thống quy
phạm được hình thành để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày. Ở Việt
Nam, chế định trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
2015. Việc bồi thường này là vấn đề thường xuyên xảy ra trong thực tiễn và việc thực hiện xong
trách nhiệm bồi thường cũng đồng thời là chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Vì đây là vấn đề
thường xuyên xảy ra nên việc ban hành các quy định này trong BLDS với ý nghĩa nhằm bảo vệ tài
sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức, pháp nhân;
Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Phòng
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật: thông qua việc áp dụng trách nhiệm, các quy định của pháp luật
giúp các chủ thể nhận thức được hậu quả bất lợi mà mình sẽ phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt
hại trái pháp luật, và do đó có tác dụng phòng ngừa.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản quy phạm pháp luật


1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Dân sự năm 2005
B. Các tài liệu tham khảo
1. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2020.
2. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh , Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2013.
3. Nguyễn Văn Hợi, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017.

You might also like