You are on page 1of 16

1

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT…………………………………………...3
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................4
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................4
I. Khái quát chung về án phí dân sự sơ thẩm..............................................4
1.1 Khái niệm án phí dân sự sơ thẩm...............................................................4
1.2 Ý nghĩa của án phí sơ thẩm dân sự............................................................5
1.3 Cơ sở lý luận của án phí dân sự sơ thẩm...................................................6
1.3.1 Xuất phát từ đặc điểm của vụ án dân sự.................................................6
1.3.2 Xuất phát từ đặc điểm của Nhà nước......................................................6
1.3.3 Xuất phát từ nghĩa vụ công dân..............................................................7
1.3.4 Xuất phát từ thực tiễn đảm bảo yêu cầu hoạt động của Tòa án..............7
II. Các quy định của pháp luật về mức án phí dân sự sơ thẩm................7
2.1 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án không có giá
ngạch……………............................................................................................8
2.2 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch. .9
2.3 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự được
giải quyết theo thủ tục rút gọn.......................................................................10
2.4 Xác định VADS không có giá ngạch và VADS có giá ngạch trong một số
tranh chấp cụ thể điểm hình...........................................................................11
2.5 Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, chịu án phí dân sự sơ thẩm......................11
2.5.1 Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm......................................11
2.5.2 Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm...............................................................12
2.6 Trường hợp không phải nộp, không phải chịu; được miễn, giảm và thủ
tục xét miễn, giảm tạm ứng án phí.................................................................12
2.6.1 Trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, không phải chịu án
phí………......................................................................................................12
2

2.6.2 Trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí..........................13
2.6.3 Thủ tục xét miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí....................................14
2.7 Thủ tục thu – nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm...................................14
LỜI KẾT.............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..16

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ Luật tố tụng dân sự


3

VADS Vụ án dân sự
NQLNVLQ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

ĐẶT VẤN ĐỀ
4

Án phí dân sự là một nội dung hết sức quan trọng là điều kiện, tiền đề không
thể thiếu để Tòa án thụ lý giải quyết các vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự. Án phí dân sự cũng là nội dung chính cần giải quyết
từ khi thụ lý đến khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, phúc
thẩm và cả khi xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chính vì vậy, em xin chọn đề bài “Án phí dân sự sơ thẩm” để nghiên cứu những
vấn đề lý luận liên quan xoay quanh chủ đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về án phí dân sự sơ thẩm
I.1 Khái niệm án phí dân sự sơ thẩm.
Một cách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ “án phí” đó là một khoản tiền phải
chi trả để giải quyết vụ án. Theo Đại từ điển tiếng Việt, án phí được giải thích là
“số tiền chi trả cho việc xét xử một vụ án”.1 Mục đích của việc nộp án phí là để
đương sự có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền nhất định, hợp lý cho Nhà
nước khi Tòa án tiến hành giải quyết các vụ án dân sự, chứ không phải buộc
đương sự trả toàm bộ chi phí cho việc Tòa án giải quyết một vụ án dân sự. Từ
mục đích trên, cách giải thích theo Đại từ điển tiếng Việt không khái quát được
bản chất của án phí.
Theo từ điển Luật học giải thích, án phí “là khoản chi phí về xét xử một vụ án
mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định”.2 So
với định nghĩa trên, cách hiểu này bổ sung chi tiết hơn về chủ thể có nghĩa vụ
nộp án phí là các đương sự và chủ thể quy định nghĩa vụ này là các cơ quan có
thẩm quyền. Các cơ quan này sẽ dựa vào tính chất mỗi loại vụ án khác nhau để

1
Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn
hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, tr.34.
2
Từ điển luật học (2006), nxb Tư pháp – Nxb Từ điển Bách Khoa.
5

quy định mức án phí đương sự phải nộp chứ không dựa vào chi phí thực khi giải
quyết một vụ án dân sự cụ thể.
Theo từ điển Merriam-Webster, civil – “dân sự” được giải thích rằng: 1. Việc
có liên quan tới nhân dân hoặc liên quan đến mối quan hệ giữa nhân dân và nhà
cầm quyền. 2. Liên quan đến các quan hệ dân sự (kinh doanh, hôn nhân – gia
đình, tài sản,…), khác với các quan hệ đặc biệt (quân đội, tôn giáo).3
Sơ thẩm nghĩa là xét xử một vụ án lần đầu ở cấp thấp nhất. Như vậy có thể
hiểu rằng, thuật ngữ sơ thẩm dân sự dùng để chỉ hoạt động xét xử một vụ việc
dân sự lần đầu, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý, hòa giải, chuẩn bị xét
xử, và mở phiên tòa sơ thẩm dân sự. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là khâu cuối cùng
của sơ thẩm dân sự và tại đó tòa án sẽ xét xử để ra phán quyết về vụ việc dân sự.4
Từ đây chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về án phí dân sự sơ thẩm như
sau: Án phí dân sự sơ thẩm là một khoản tiền, chi phí mà đương sự phải nộp cho
Nhà nước theo quy định của pháp luật để giải quyết lần đầu một vụ án sự ở cấp
thấp nhất và chỉ được xử lý khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
1.2 Ý nghĩa của án phí sơ thẩm dân sự
Đối với Nhà nước, việc thu án phí đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng
của ngân sách nhà nước, giúp hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giúp giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khi mà Nhà nước còn phải chi trả cho rất
nhiều các khoản đầu tư quan trọng, như con người cũng như cơ sở vật chất của
Tòa án.
Đối với các đương sự, việc phải tuân thủ thủ tục nộp tạm ứng án phí khi đưa
ra yêu cầu và phải chịu án phí khi yêu cầu của mình không được chấp nhận giúp
họ nhận thức được rõ hậu quả pháp lý của việc đưa ra yêu cầu khởi kiện vô căn
3
“Civil”, Từ điển Merriam-Webster, <https://www.merriam-webster.com/dictionary/civil>
4
Bùi Thị Huyền (2008), Phiên tòa sơ thẩm dân sự, Những vấn đê lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.15.
6

cứ, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích của người khác. Do đó, nghĩa vụ chịu án phí
buộc đương sự phải ý thức rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham
gia tố tụng dân sự tại tòa án, từ đó có sự chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
đưa ra yêu cầu, tránh lạm dụng tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, quyền
kháng cáo, gây lãng phí cho Nhà nước khi phải bỏ ra những chi phí không cần
thiết để giải quyết những vụ việc phát sinh do lạm quyền, gây thiệt hại cho người
dân nói chung khi buộc phải tham gia tố tụng đối với những việc kiện tụng vô
căn cứ.
1.3 Cơ sở lý luận của án phí dân sự sơ thẩm
1.3.1 Xuất phát từ đặc điểm của vụ án dân sự.
Trong các vụ án, đương sự là người yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề về
tài sản hoặc liên quan đến tài sản. Vì vậy, đương sự là người có quyền, lợi ích
liên quan đến vụ án được hưởng lợi từ việc Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Việc
tòa án giải quyết vụ án dân sự suy cho cùng là để đảm bảo lợi ích của đương sự.
Vậy nên, việc các đương sự phải trả một khoản chi phí cho việc Tòa án đã hỗ trợ
bảo vệ lợi ích của họ là hợp lý.
1.3.2 Xuất phát từ đặc điểm của Nhà nước.
Trong bộ máy nhà nước, tòa án đảm nhận chức năng xét xử, thuộc nhánh
quyền tư pháp. Giống như các cơ quan khác Tòa án không trực tiếp tạo ra của cải
vật chất nhưng để tồn tại và duy trì hoạt động thì Tòa án cũng cần phải có kinh
phí. Bởi vậy, việc pháp luật quy định chế độ án phí nói chung và án phí sơ thẩm
dân sự nói riêng chính là một nguồn thu bổ sung cho ngân quỹ Nhà nước, để
đảm bảo hoạt động cho các cơ quan Nhà nước, trong đó có Tòa án.

1.3.3 Xuất phát từ nghĩa vụ công dân


7

Trong tố tụng dân sự, khi quyền và lợi ích dân sự của đương sự bị xâm hại
thì công dân có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình. Đồng
thời đương sự cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đó là phải nộp án phí dân
sự sơ thẩm.
1.3.4 Xuất phát từ thực tiễn đảm bảo yêu cầu hoạt động của Tòa án
Trên thực tế, số lượng các VADS tòa án thụ lý đang có xu hướng gia tăng
qua từng năm, tính chất các vụ án cũng ngày càng trở nên phức tạp. Trong khi
đó, tòa án vẫn phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng và đúng đắn tất cả các
vụ án đó dù đơn giản hay phức tạp.
Việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương
mại và lao động, các Tòa án đã thụ lý 496.770 vụ việc; đã giải quyết, xét xử
được 387.428 vụ việc, đạt tỷ lệ 78% so với 2018.5
Để giải quyết số lượng các vụ án ngày một gia tăng như vậy, các vấn đề về
nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất tạo nên một áp lực rất lớn cho ngành
Tòa án. Do vậy quy định khaorn đóng góp từ án phí vừa giúp cho bảo đảm kinh
phí cho hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa giúp giảm nhẹ gánh nặng công việc
cho tòa án khi các quy định của pháp luật về án phí góp phần tác động vào tâm
lý đương sự, góp phần hạn chế tình trạng khởi kiện tràn lan hay đưa ra yêu cầu
một cách tùy tiện.6
II. Các quy định của pháp luật về mức án phí dân sự sơ thẩm
II.1 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án
không có giá ngạch

5
Tòa án nhân dân tối cao (2019), Công tác Tòa án năm 2019 đạt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao,<
https://www.toaan.gov.vn/ >.
6
Phạm Thị Hoàng Anh (2019), Án phí trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật hà Nội,
tr.23.
8

Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự


không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền
cụ thể.7 Bởi do không thể thực hiện việc ‘quy đổi’ thành một số tiền cụ thể hay
không có tiêu chí để xác định giá trị bằng tiền đối với các yêu cầu nên pháp luật
chỉ quy định một mức án phí duy nhất áp dụng đối với tất cả các vụ án thuộc loại
này.
- Quy định về mức án phí:
Theo Bộ Tài chính, mức thu án phí, lệ phí tòa án trong Pháp lệnh năm 2009
được xây dựng năm 2009. Đến nay, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng khoảng 60% so
với năm 2009.8 Để phù hợp với thực tế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân liên quan, mức án phí mới đối với VADS không có giá ngạch
được quy định mới trong NQ326 năm 2017 đã tăng 60%. Cụ thể, đối với tranh
chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức thu là
300.000 đồng (quy định cũ là 200.000 đồng). Đối với tranh chấp về kinh doanh,
thương mại không có giá ngạch mức thu là 3 triệu đồng (tăng 1 triệu đồng).
- Quy định về mức tạm ứng án phí:
Nếu án phí là số tiền phải đến khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án mà
đương sự phải nộp thì tạm ứng án phí là số tiền phải nộp ngay từ khi khởi kiện.
Khác với quy định về mức tạm ứng VADS có giá ngạch 9, pháp luật quy định
mức tạm ứng án phí sơ thẩm trong VADS không có giá ngạch bằng mức án phí
sơ thẩm không có giá ngạch. 10 Nguyên nhân đầu tiên là do không thể giảm mức
án phí đối với VADS không có giá ngạch vì đây là mức thấp nhất để tính án phí.
Thứ hai, nếu việc tổ chức thi hành án đối với số tiền án phí giảm 50% như trong
7
Khoản 2 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
8
Hoàng Lâm, Dự kiến tăng thêm 60% mức án phí, lệ phí tòa án, Thời báo Tài chính, 22/02/2016,
<http://thoibaotaichinhvietnam.vn/>
9
Phân tích tại phần 2.2 của bài luận.
10
Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
9

VADS có giá ngạch đôi khi sẽ gây tốn kém không cần thiết, số tiền thu lại được
trong trường hợp đương sự không tự nguyên nộp án phí có thể còn không đủ bù
đắp cho chi phí Nhà nước bỏ ra để cưỡng chế thi hành án. Bởi vậy, mức tạm ứng
án phí được pháp luật quy định như hiện hành là hiệu quả và hợp lý.
2.2 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch
Vụ án dân sự có giá ngạch được hiểu là vụ án mà trong đó yêu cầu của
đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ
thể.11
- Quy định về mức án phí:
Mức án phí trong VADS có giá ngạch dựa vào giá trị của tài sản đang tranh
chấp, với những mức khác nhau tuy vào từng loại tranh chấp. Cụ thể, mức án phí
đối với vụ án kinh doanh thương mại là cao nhất, sau đó là vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình, cuối cùng thấp nhất là vụ án lao động. Nguyên nhân của mức
án phí cho việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại là cao nhất bởi
mục đích đặc trưng của tranh chấp này là lợi nhuận chứ không phải mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt như các vụ án khác. Đương sự trong các vụ án kinh doanh,
thương mại thường là những chủ thể có điều kiện kinh tế cao, có sự hiểu biết
pháp luật tốt hơn, do đó việc quy định mức án phí cao cũng khuyến khích các
bên tự thỏa thuận để tiết kiệm chi phí hay ưu tiên chọn các phương thức giải
quyết tranh chấp thay thế hiệu quả hơn. Ngược lại, đối với các vụ án lao động,
người lao động thường là bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động, tranh chấp
này thường xoay quanh quyền và lợi ích của họ về công việc và thu nhập, do đó
Nhà nước quy định mức án phí thấp nhất để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ
trong việc chịu án phí khi chọn Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp.
- Quy định về mức tạm ứng án phí:
11
Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
10

Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng
50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài
sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp
hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. Trong
trường hợp này, Nhà nước quy định người khởi kiện nộp trước một nửa chi phí
để đảm bảo chi trả các chi phí tố tụng ban đầu, thể hiện cam kết của đương sự sẽ
có trách nhiệm với yêu cầu cũng như ràng buộc trách nhiệm Tòa án đối với việc
giải quyết yêu cầu của đương sự.
2.3 Mức án phí, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự
được giải quyết theo thủ tục rút gọn
Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí
bằng 50% mức án phí và tạm ứng án phí quy định áp dụng cho thủ tục thông
thường. Ví dụ, đối với VADS không có giá ngạch được giải quyết theo thủ tục
rút gọn thì mức án phí và tạm ứng án phí là 150.00 đồng, còn với VADS có giá
ngạch thì mức tạm ứng án phí sẽ bằng 25% mức án phí sơ thẩm có giá ngạch mà
Tòa án sự tính theo giá trị tài sản tranh chấp. Quy định này được đưa ra để
khuyến khích các đương sự lựa chọn thủ tục giải quyết nhanh chóng đối với các
vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, các đương sự đã thừa
nhận nghĩa vụ, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết mà Tòa án không phải tiến hành
thêm các hoạt động thu thập chứng cứ.
2.4 Xác định VADS không có giá ngạch và VADS có giá ngạch trong
một số tranh chấp cụ thể điểm hình
- Trong vụ án đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ: Đây là những vụ án đã xác
định rõ về chủ sở hữu, giữa hai bên đã hình thành một thỏa thuận về việc cho
mượn tài sản, cho phép sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định. Trong
11

những vụ án này, việc định giá tài sản là không cần thiết mà Tòa án chỉ cần xem
xét về các điều kiện để đòi lại tài sản đã cho mượn, cho ở nhờ, do đó nó được
xếp vào loại yêu cầu không có giá ngạch, đương sự có yêu cầu đòi lại tài sản chỉ
phải chịu án phí sơ thẩm như đối với trường hợp VADS không có giá ngạch.
- Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất: chỉ có riêng yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu
thì vụ án này được xác định là VADS không có giá ngạch. Quy định này cũng có
thể áp dụng tương tự với các yêu cầu công nhận hay tuyên bố vô hiệu các loại
hợp đồng khác như hợp đồng tặng cho, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng cho thuê
tài sản,… Nếu ngoài yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, đương sự còn đưa ra
yêu cầu giải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí
không có giá ngạch nêu trên, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi
thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp VADS có giá ngạch đối với giá
trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
2.5 Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, chịu án phí dân sự sơ thẩm
2.5.1 Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 BLTTDS 2015, nguyên đơn, bị đơn có
yêu cầu phản tố, NQLNVLQ có yêu cầu độc lập trong vụ án đều phải nộp tiền
tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc miễn nộp
tiền tạm ứng án phí. Trường hợp nguyên đơn chính là người khởi kiện thì việc
xác định chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm ứng rất rõ ràng. Nhưng trường hợp nguyên
đơn không phải người khởi kiện thì việc xác định chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm
ứng án phí lại được quy định khác. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 11 NQ326 thì
12

người đại điện cho nguyên đơn12 trong trường hợp này không phải nộp tạm ứng
án phí, nhưng liệu rằng nguyên đơn có nghĩa vụ nộp tạm ứng không? Căn cứ
theo khoản 11 Điều 26 NQ326 quy định nguyên đơn không phải chịu án phí sơ
thẩm nhưng chưa quy định rõ về nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong trường hợp
này.
2.5.2 Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của đương sự đã được quy định rõ trong điều
26 NQ32613. Nghị quyết mới chỉ quy định về việc nộp chung tạm ứng án phí sơ
thẩm, còn nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp các đương sự có cùng chung
một yêu cầu thì lại chưa có quy định rõ ràng. Cụ thể nếu tạm ứng án phí là việc
nộp chung thì án phí cuối cùng cũng được xác định là nghĩa vụ chịu chung. À
việc kết luận và thực hiện nghĩa vụ này “là liên đới hay theo phần” 14 thì vẫn
chưa được quy định rõ ràng.
2.6 Trường hợp không phải nộp, không phải chịu; được miễn, giảm và
thủ tục xét miễn, giảm tạm ứng án phí.
2.6.1 Trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, không phải chịu án
phí.
Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện VADS để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác hay đẻ bảo vệ lợi ích công cộng thì sẽ không phải
nộp tạm ứng án phí, cũng không phải chịu án phí.
12
Trường hợp nguyên đơn không phải người khởi kiện là trường hợp mà cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để
bảo vệ lợi ích cho người khác theo quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015.
13
[…] 4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp
nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được
Tòa án chấp nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án
chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án
chấp nhận.
14
Chẳng hạn, A khởi kiện đòi lại căn nhà đã cho B, C, D cùng ở nhờ, Tòa án chấp nhận yêu cầu của A và tuyên
nghĩa vụ trả lại cho đối với cả B, C, D thì nghĩa vụ chịu án phí 300.000 đồng sẽ do B, C, D liên đới nộp cho Nhà
nước hay mỗi người chỉ có nghĩa vụ nộp một phần là 100.000 đồng?.
13

Đối với trường hợp khởi kiện để bảo vệ lợi ích người khác: Vì nguyên đơn
trong trường hợp này không phải chịu án phí sơ thẩm (khoản 11 Điều 25
NQ326), nên có thể xác định những cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo
vệ lợi ích của người khác khi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo
pháp luật của nguyên đơn cũng không phải chịu án phí sơ thẩm.
Đối với trường hợp khởi kiện vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng thì
cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện cũng khong phải nộp tạm ứng án phí, chịu
án phí. Ví dụ Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản
án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án để thu hồi nợ vay trong
trường hợp ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác,…Việc khởi kiện của Ngân hàng chính sách xã hội là
nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, khởi kiện để thu hồi các khoản tiền
thuộc ngân sách nhà nước mà trước đó Nhà nước thông qua ngân hàng đã cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với mục đích xóa đói, giảm
nghèo, đảm bảo an ninh xã hội.
2.6.2 Trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
Trường hợp này được quy định tại Điều 12 NQ326, những trường hợp này
được pháp luật miễn toàn bộ hoặc giảm một phần án phí vì lý do tài chính của họ
cũng như để đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự trong TTDS. Đối với
những người do gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp
tạm ứng án phí, Nhà nước ta cũng tạo điều kiện cho họ bằng cách giảm 50%
mức tạm ứng án phí mà người đó phải nộp. Tuy vậy, những người thuộc trường
hợp này vẫn có thể phải chịu toàn bộ án phí khi có căn cứ chứng minh họ không
phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền
tạm ứng án phí; hoặc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí mà họ phải chịu.
14

2.6.3 Thủ tục xét miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí phải có đơn đề nghị
15
nộp cho Tòa án có thẩm quyền theo như quy định tại điều 14 NQ326. Về thẩm
quyền xét đơn miễn giảm theo quy định tại Điều 15 NQ326. Trước khi thụ lý vụ
án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị
miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm. Sau khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên
tòa sơ thẩm, Thẩm phán được phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn,
giảm tạm ứng án phí của các đương sự có yêu cầu. Tại phiên tòa, Hội đồng xét
xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự
có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm
tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được
miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không
miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu
rõ lý do.
2.7 Thủ tục thu – nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Trước hết, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ của người khởi
kiện, Thẩm phán được phân công xem xét liệu rằng người khởi kiện đó có thuộc
trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí không. Nếu
người khởi kiện thuộc trường hợp đó thì Thẩm phẩm tiến hành thụ lý vụ án.
Ngược lại, Thẩm phán phải dự tính số tiền tạm ứng án phó, ghi và vào giấy báo 16
15
[…] 2. Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội
dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
16
Thẩm phán sử dụng thông báo theo mẫu số 29-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày
13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, theo đó nội dung thông báo phải nêu rõ số tiền tạm ứng án phí
phải nộp, nơi nộp tiền, thời hạn nộp tiền và hậu quả của việc không nộp tiền tạm ứng án phí. Thông báo có thể
giao trực tiếp cho người khởi kiện hoặc qua bưu điện.
15

và giao cho người khởi kiện. Theo đó, người khởi kiện trong vòng 07 ngày kể từ
ngày nhận được giấy báo phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai nộp cho Tòa
án.17
Nếu người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
thì thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện cho họ kèm văn bản nêu rõ lý do trả lại do
không nộp tiền tạm ứng án phí. Nhưng trường hợp vì những lý do chính đáng 18
mà người khởi kiện nộp chậm biên lai tạm ứng án phí Tòa án sẽ yêu cầu họ nộp
lại đơn cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án.
LỜI KẾT
Án phí trong tố tụng dân sự thể hiện mối liên hệ giữa nghĩa vụ của người dân
khi đưa ra yêu cầu đối với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước khi thực hiện
yêu cầu của người dân. Pháp luật về án phí trong tố tụng dân sự được xây dựng
mang tính linh hoạt, vừa nhằm góp phần bảo đảm hoạt động của Nhà nước,
nhưng cũng vừa phải bảo đảm “thuận tiện” cho người dân, không cản trở người
dân tiếp cận công lý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật

17
Quy định tại khoản 2 Điều 195 và Điều 202 BLTTDS 2015, điểm a khoản 2 Điều 17 NQ326.
18
Quy định tại Khoản 4 Điều 17 NQ326: “… trường hợp có trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động hoặc
những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép…”
16

1. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm,


thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb. Lao động
Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb.
CAND 2019.
Luận văn thạc sĩ
1. Phạm Thị Hoàng Anh (2017), Án phí trong tố tụng dân sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Phan Văn Thế (2012), Án phí dân sự sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Bùi Thị Huyền (2008), Phiên tòa sơ thẩm dân sự, Những vấn đê lý luận
và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nộ
Bài viết, tạp chí
1. Hoàng Lâm (2016), Dự kiến tăng thêm 60% mức án phí, lệ phí tòa án,
Thời báo Tài chính, <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/>
2. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Công tác Tòa án năm 2019 đạt nhiều chỉ
tiêu Quốc hội giao,< https://www.toaan.gov.vn/ >

You might also like