You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


----------o0o----------

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC PHẦN LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH
Đề bài: “Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hòa giải trong
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức tòa án và hệ
quả pháp lý của hòa giải trong các giai đoạn tố tụng tại tòa”
Mã số: 60

Giảng viên: Nguyễn Phương Thảo

HÀ NỘI, THÁNG 7/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----------o0o----------

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC PHẦN LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH
Đề bài: “Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hòa giải trong
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức tòa án và hệ
quả pháp lý của hòa giải trong các giai đoạn tố tụng tại tòa”
Mã số: 60

Sinh viên : ĐẶNG MINH YẾN


Lớp : K14-Kế toán
Mã sinh viên : 20010408

HÀ NỘI, THÁNG 7/2021


PHỤ LỤC:
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................1
1.1 Toà án nhân dân................................................................................................1
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................1
1.1.2 Hệ thống toà án nhân dân ở Việt Nam..........................................................1
1.2 Thế nào là tranh chấp trong kinh doanh.........................................................1
1.2.1 Khái niệm..........................................................................................................1
1.2.2 Đặc điểm...........................................................................................................2
1.3 Thế nào là giải quyết tranh chấp bằng phương thức toà án...........................2
1.3.1 Khái niệm..........................................................................................................2
1.3.2 Đặc trưng..........................................................................................................2
1.3.3 Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà
án............................................................................................................................... 2
1.4 Quy trình tố tụng dân sự...................................................................................3
PHẦN 2: QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOÀ GIẢI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG PHƯƠNG
THỨC TOÀ ÁN...........................................................................................................3
2.1 Khái niệm về hoà giải........................................................................................3
2.2 Cơ sở pháp lý.......................................................................................................3
2.3 Nguyên tắc tiến hành hoà giải...........................................................................4
2.4 Phạm vi hoà giải.................................................................................................4
2.5 Thành phần và thủ tục hòa giải........................................................................5
2.5.1 Thành phần phiên hòa giải..............................................................................5
2.5.2 Thủ tục tiến hành hòa giải..............................................................................5
PHẦN 3: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA HOÀ GIẢI TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ
TỤNG TẠI TOÀ..........................................................................................................7
3.1 Trường hợp hòa giải thành...............................................................................7
3.2 Trường hợp hòa giải không thành....................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................8
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Toà án nhân dân
1.1.1 Khái niệm[1]
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan,
tổ chức, cá nhân tôn trọng và phải nghiêm chỉnh chấp hành.
1.1.2 Hệ thống toà án nhân dân ở Việt Nam[2]

Toà án nhân dân


tối cao

Toà án nhân dân Toà án quân sự


cấp cao trung ương

Toà án nhân dân Toà án quân sự


cấp tỉnh quân khu

Toà án nhân dân Toà án quân sự


cấp huyện khu vực

1.2 Thế nào là tranh chấp trong kinh doanh


1.2.1 Khái niệm
Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn, xung đột hay bất đồng về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Đặc điểm
 Là tranh chấp (mâu thuẫn/bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một
mối quan hệ cụ thể

1
Căn cứ trên khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014.
2
Khái quát về tòa án nhân dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/gioi-thieu-ta?dDocName=TOAAN017201
1
 Xuất phát từ hoạt động kinh doanh
 Phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân
1.3 Thế nào là giải quyết tranh chấp bằng phương thức toà án
1.3.1 Khái niệm
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền
lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt và mang tính bắt buộc,
các bên không thi hành sẽ bị cưỡng chế bằng sức mạnh của Nhà nước.
1.3.2 Đặc trưng
 Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
 Đối tượng giải quyết tranh chấp: thẩm phán
 Nguyên tắc giải quyết: công khai (trừ các tranh chấp thuộc trường hợp không công
khai theo quy định của pháp luật)
 Tính ràng buộc pháp lý: tính bắt buộc nếu các bên không thi hành sẽ bị cưỡng chế
1.3.3 Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà
án
 Nguyên tắc tự định đoạt
 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
 Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
 Nguyên tắc hoà giải

2
1.4 Quy trình tố tụng dân sự

Xử lý đơn khởi kiện


* Bổ sung đơn * Trả đơn * Chuyển đơn
* Nộp tạm ứng án phí và thụ lý

Chuẩn bị xét xử
* Thu thập chứng cứ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
* Hoà giải: Công khai, tiếp nhận chứng cứ

Phiên toà sơ thẩm


* Khai mạc * Xét hỏi
* Tranh luận * Nghị án và tuyên án

Kháng cáo và xét xử phúc thẩm


* Kháng cáo bản án, quyết định của toà sơ thẩm
* Bổ sung tài liệu, chứng cứ
* Phiên toà phúc thẩm

PHẦN 2: QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HOÀ GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH
DOANH BẰNG PHƯƠNG THỨC TOÀ ÁN
2.1 Khái niệm về hoà giải
Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án
tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự
(VADS). Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí
cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các
mâu thuẩn giữa các đương sự… Do đó, nếu chế định hòa giải không được quan tâm trong
việc giải quyết VADS thì quyền và lợi ích của các bên đương sự sẽ không được bảo đảm
(Minh Nhất, 2015).
2.2 Cơ sở pháp lý
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

3
2.3 Nguyên tắc tiến hành hoà giải
Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định hòa giải được tiến hành các
nguyên tắc sau:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của
mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
Đầu tiên, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt
các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Như vậy, khi các bên đã tự nguyện thỏa thuận
tức là các bên sẽ thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết các vấn đề của vụ án.
Khi tòa án tiến hành hòa giải ngoài sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì
việc Tòa án hòa giải còn phải đáp ứng các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa
giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự
không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội
Cuối cùng, hòa giải phải tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án,
không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhằm tránh gây
thiệt hại cho các thương nhân.
2.4 Phạm vi hoà giải
  Theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hoà giải được tiến hành
trong hầu hết các vụ án trừ những trường hợp không được hoà giải và không tiến hành
hoà giải được[3] theo quy định của pháp luật.

3
Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố
tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
4
2.5 Thành phần và thủ tục hòa giải
2.5.1 Thành phần phiên hòa giải
Theo quy định tại khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố Tụng Dân sự 2015, thành phần
tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp đóng vai người tiến hành hoà giải;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của
người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại
diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động.
Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có
ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
2.5.2 Thủ tục tiến hành hòa giải
2.5.2.1 Trước khi tiến hành phiên hòa giải
Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành
phiên họp và nội dung của phiên họp.[4]
Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia
phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt
và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ
của họ theo quy định.[5]
2.5.2.2 Khi tiến hành hòa giải
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ điều kiện tiến hành hoà giải, Thẩm phán sẽ tiến hành
phiên hoà giải để giải quyết vụ án của các đương sự.
Theo khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục tiến hành hòa giải
được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên
quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình,

4
Khoản 1 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
5
Khoản 1 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
5
phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung
tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề
xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của
mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản
đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề
xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu
cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị
đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những
vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày
hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa
thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa
thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống
nhất.
2.5.2.3 Sau khi tiến hành phiên hoà giải
Khi các bên đã đạt được thoả thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết, quyền
và lợi ích hợp pháp thì Toà án lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải.
Thư ký tòa án sẽ ghi tất cả những ý kiến, vấn đề được các bên đưa ra vào biên bản
hòa giải với những nội dung chính được quy định ở khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng
Dân sự 2015.
Ngoài ra biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của Thư ký Toà án, Thẩm
phán và các đương sự tham gia hoà giải hoà giải.
Biên bản phải được gửi ngay cho các bên có mặt trong phiên hoà giải.

6
PHẦN 3: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA HOÀ GIẢI TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TỐ TỤNG TẠI TOÀ
3.1 Trường hợp hòa giải thành
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương
sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một
Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự.[6]
Trong vụ án có nhiều đương sự không có mặt, các đương sự có mặt thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những
người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến
quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng
đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được
Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng
ý bằng văn bản.[7]
Với quy định nêu trên, rõ ràng có sự mâu thuẫn với quy định tại khoản 3 Điều 209
của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về việc cho rằng không được tiến hành phiên họp nếu
có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Như vậy, việc có ảnh hưởng
đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt hay không thì Thẩm phán vẫn tiến hành
phiên họp nếu các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp. Và với quy định nêu
trên, một lần nữa lại phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của Thẩm phán về việc thỏa
thuận của họ (các đương sự có mặt) có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự
vắng mặt hay không (Nguyễn Thái Nam, 2020).
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành có hiệu lực pháp luật ngay sau khi
được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và được thi
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm
sát cùng cấp.[8]

6
Khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
7
Khoản 3 Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
8
Khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
7
Để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến
hành hòa giải, khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định các đương sự vẫn
có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó
là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm của pháp luât, trái đạo đức xã
hội (Minh Nhất, 2015).
3.2 Trường hợp hòa giải không thành
Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử (Nguyễn Văn Dương, 2021).
Căn cứ vào khoản 2 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng
cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21
của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho
Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm
sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Minh Nhất, 2015, Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một vài ý kiến để hoàn thiện,
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1771
2. Nguyễn Văn Dương, 2021, Hòa giải dân sự là gì? Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng
dân sự?, https://luatduonggia.vn/nguyen-tac-hoa-giai-trong-to-tung-dan-su-theo-quy-
dinh-moi/ - :~:text=Khi%20vi%E1%BB%87c%20h%C3%B2a%20gi%E1%BA%A3i
%20v%E1%BB%A5,v%E1%BB%A5%20%C3%A1n%20ra%20x%C3%A9t%20x
%E1%BB%AD.
3. Nguyễn Thái Nam, 2020, Vướng mắc trong việc ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên họp, Tạp
chí Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-
trong-viec-ra-quyet-dinh-cong-nhan-su-thoa-thuan-cua-cac-duong-su-trong-truong-
hop-co-duong-su-vang-mat-tai-phien-hop

You might also like