You are on page 1of 105

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN VĂN HUY

TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN


SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN VĂN HUY

TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN


SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số : 838 01 01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN QUỐC NGUYÊN

Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này, đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Văn Huy


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
DÂN SỰ............................................................................................................8
1.1. Khái niệm tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự........................................8
1.2. Đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự................................ 11
1.3. Ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự...................................12
1.4. Cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.......................12
1.5. Phân loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự............................15
1.6. Lược sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự......................................................................................................... 17
1.6.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1959..........................................................18
1.6.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến 1989..........................................................19
1.6.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2004..........................................................19
1.6.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2015..........................................................21
1.6.5. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay............................................................ 22
Kết luận chương 1......................................................................................... 23
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ....................25
2.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự...........................................25
2.1.1. Trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, giải thể........................................................................... 26
2.1.2. Trường hợp đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa
thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật..................31
2.1.3. Trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có
người thay thế................................................................................................. 34
2.1.4. Trường hợp cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác hoặc sự việc được
pháp luật quy định...........................................................................................36
2.1.5. Trường hợp cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập
chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ...................38
2.1.6. Trường hợp cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến việc giải quyết vụ án........................................................................42
2.1.7. Trường hợp theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản......................43
2.1.8. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật................................44
2.2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.....................................46
2.3. Thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. . .48
2.3.1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án......................................49
2.3.2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án.......................................................49
2.3.3. Sau khi tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án..............................50
2.4. Thẩm quyền ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 52
2.4.1. Trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án...................................... 52
2.4.2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án.......................................................52
2.4.3. Sau khi tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án..............................52
2.5. Quy trình tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.......................................53
2.5.1. Xác định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.........................53
2.5.2. Soạn thảo Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.................53
2.5.3. Ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.................54
2.6. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự........................................55
2.7. Hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự......................56
2.8. Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.............................................58
2.9. Kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.....................61
Kết luận chương 2......................................................................................... 65
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ..................66
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự..................................................................... 66
3.2. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật
về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự..........................................................71
3.2.1. Nguyên nhân khách quan......................................................................71
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan..........................................................................73
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự..........................................................75
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự..............................................................................75
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự..............................................................................86
Kết luận Chương 3........................................................................................89
KẾT LUẬN....................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự


BLTTDS 2004 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
BLDS 2015 : Bộ luật dân sự năm 2015
BLTTDS 2015 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
HĐTP – TANDTC : Hội đồng Thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
UBND : Ủy ban nhân dân
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VADS : Vụ án dân sự
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc Tòa án giải quyết các VADS là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các đương sự trong vụ án. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ
án, có thể xuất hiện những sự kiện pháp lý nhất định làm cho Tòa án không
thể tiếp tục tiến hành tố tụng, nếu Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành có thể sẽ
không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án và kết
quả giải quyết của vụ án. Khi đó, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Tạm đình chỉ giải quyết VADS là một chế định quan trọng được quy
định trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trải qua quá trình đấu tranh
cách mạng, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và pháp điển hóa ở nước ta, các quy
định về tạm đình chỉ giải quyết VADS đã được mở rộng và ngày càng hoàn
thiện, phù hợp với thực tiễn hơn; điển hình phải kể đến các quy định về chế
định này trong BLTTDS 2015. Bộ luật này đã kế thừa và phát triển những quy
định phù hợp với thực tiễn của các BLTTDS trước đây, hướng tới sự hoàn
thiện của các quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam; nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các
đương sự và bảo đảm tính chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều quy định mới về tạm đình chỉ giải quyết VADS
thể hiện những điểm tích cực lớn thì BLTTDS 2015 cũng đã cho thấy một số bất
cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật như: Một số quy định còn
chưa rõ ràng dẫn đến những cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất;
tình trạng các VADS bị tạm đình chỉ còn chiếm một số lượng lớn trong số các vụ
án dân sự được Tòa án thụ lý, một số nơi số lượng VADS bị tạm đình chỉ có xu
hướng tăng và có nhiều Quyết định tạm đình chỉ không đúng quy định của pháp
luật... Do đó, dẫn đến nhiều vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không
cần thiết, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự
và ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án [16].

1
Vậy, vấn đề đặt ra là: Chế định này cần được hiểu, áp dụng như thế nào
cho chính xác và thống nhất? Nó phát sinh những vướng mắc, bất cập gì?
Nguyên nhân do đâu? Giải pháp nào để giải quyết những vướng mắc, bất cập?
Thiết nghĩ, để trả lời vấn đề đặt ra nêu trên, việc nghiên cứu một cách
chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý về tạm đình chỉ giải
quyết VADS trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật; chỉ ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những vướng mắc,
bất cập; từ đó, đưa ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn các quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn là rất cần thiết.
Cho đến nay, có rất ít công trình, đề tài nghiên cứu về tạm đình chỉ giải
quyết VADS. Một số công trình, đề tài nghiên cứu đã công bố còn chưa
nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý
về tạm đình chỉ giải quyết VADS. Đặc biệt, kể từ khi BLTTDS 2015 ra đời,
chưa có công trình, đề tài nào đã công bố nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống
trên cơ sở các quy định của Bộ luật này; Bộ luật này có nhiều điểm mới tích
cực nhưng cũng không ít những hạn chế về đề tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Vì vậy, với mong muốn góp phần trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra
đối với chế định tạm đình chỉ giải quyết VADS trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Như đã nêu, hiện nay có rất ít công trình, đề tài nghiên cứu về tạm đình
chỉ giải quyết VADS. Đặc biệt là các công trình, đề tài nghiên cứu trên cơ sở các
quy định của BLTTDS 2015; chủ yếu là một số bài viết đăng trên các báo, tạp
chí, trang thông tin điện tử về chế định tạm đình chỉ giải quyết VADS như:
- Bài viết “Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn” của TS. Bùi Thị
Huyền - Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật;

2
- Bài viết “Quy định về "Đình chỉ" trong bộ luật tố tụng dân sự” của
Thạc sĩ Tống Công Cường – Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số 4 (41) năm 2007;
- Bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự” của tác giả Lê Thị Hồng
Hạnh – VKSND thành phố Hà Nội, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 09/2018;
- Bài viết “Vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện một vài quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự” của Thạc sĩ Thái Chí Bình - TAND thành phố
Châu Đốc, tỉnh An Giang đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
- Bài viết “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định Bộ luật tố
tụng Dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Liên – VKSND huyện Cát
Hải đăng trên trang thông tin điện tử của VKSND thành phố Hải Phòng;
- Bài viết “Về thời điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự” và “Hội đồng xét xử ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân
sự như thế nào?” của tác giả Ngọc Trâm đăng trên Tạp chí Tòa án;
- Bài viết “Bất cập trong tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” đăng
trên Tạp chí Kiemsat online;… Và một số bài viết liên quan khác trên internet.
Ngoài một số bài viết nêu trên, phải kể đến là đề tài Luận văn Thạc sĩ
Luật học: “Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của
Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004” của tác giả Phạm Hải Tâm. Tại đề tài này,
tác giả đã nghiên cứu về một số vấn đề lý luận cơ bản của tạm đình chỉ giải
quyết VADS; nghiên cứu về các quy định của BLTTDS 2004 và thực tiễn áp
dụng các quy định của Bộ luật này; từ đó, tác giả đã chỉ ra được một số hạn
chế của pháp luật và đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài trên rất rộng, bao gồm cả về
tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết cả VADS và việc dân sự. Do đó, đề tài này
mới chỉ nghiên cứu một cách cơ bản về một số vấn đề lý luận của tạm đình

3
chỉ giải quyết VADS và thực trạng quy định của pháp luật trên cơ sở các quy
định của BLTTDS 2004; chưa tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu, có
hệ thống và toàn diện các vấn đề về tạm đình chỉ giải quyết VADS. Hơn nữa,
đối tượng nghiên cứu của đề tài trên là các quy định của BLTTDS 2004. Do
vậy, đến nay một số kết quả nghiên cứu của đề tài trên đã không còn phù hợp,
bởi BLTTDS Việt Nam hiện hành là BLTTDS 2015 và Bộ luật này đã có
nhiều điểm mới so với BLTTDS 2004.
Tóm lại, một số bài viết và đề tài nêu trên có các góc độ tiếp cận,
nghiên cứu khác nhau về những khía cạnh nhất định của tạm đình chỉ giải
quyết VADS. Cho đến nay, chưa có một công trình, đề tài nghiên cứu nào đã
nghiên cứu một các chuyên sâu, có thệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý
về tạm đình chỉ giải quyết VADS trên cơ sở các quy định của BLTTDS 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có mục đích xây dựng cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải
quyết VADS trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tiếp đến, trên cơ sở
nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng quy định của BLTTDS 2015 về tạm
đình chỉ giải quyết VADS và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015
trong công tác giải quyết các VADS của Tòa án, tác giả chỉ ra các vướng mắc,
bất cập của vấn đề này và những nguyên nhân của vướng mắc, bất cập đó.
Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những vướng
mắc, bất cập của tạm đình chỉ giải quyết VADS; hoàn thiện các quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết
VADS trong công tác giải quyết các VADS của Tòa án.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phân tích và làm sáng tỏ một cách có hệ thống cơ sở kiến thức pháp
lý về tạm đình chỉ giải quyết VADS;

4
- Đưa ra, làm rõ các khái niệm liên quan tạm đình chỉ giải quyết VADS;
- Chỉ ra cơ sở khoa học và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết VADS;
- Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của tạm đình chỉ giải quyết VADS;
- Phân loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS;
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của BLTTDS 2015
về tạm đình chỉ giải quyết VADS; việc kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS;
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định
của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong công tác giải
quyết các VADS của Tòa án;
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn,
tác giả chỉ ra các vướng mắc, bất cập của vấn đề và nguyên nhân của những
vướng mắc, bất cập đó;
- Cuối cùng, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS và nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong công tác
giải quyết các VADS của Tòa án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản về tạm
đình chỉ giải quyết VADS; các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ
giải quyết VADS và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 về
tạm đình chỉ giải quyết VADS trong việc giải quyết các VADS của Tòa án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài Luận văn Thạc sĩ, tác giả xác định
phạm vi nghiên cứu là tập trung chủ yếu vào những vấn đề lý luận cơ bản và
các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS;
Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá các quy

5
định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS và thực tiễn áp
dụng các quy định của Bộ luật này về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong
công tác giải quyết các VADS; chỉ ra các vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
của những vướng mắc, bất cập đó.
Cuối cùng, Luận văn đưa ra các quan điểm và kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ giải
quyết VADS và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong công tác giải
quyết các VADS của Tòa án.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; phương pháp luận nghiên cứu khoa học
của khoa học pháp lý để tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong
quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh, phản
biện, thống kê xã hội học, phương pháp quy nạp, diễn dịch,...:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để giải quyết các vấn
đề về cơ sở lý luận của tạm đình chỉ giải quyết VADS, như: Bản chất, đặc
điểm, cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải quyết VADS; phân tích nội dung
các quy định của BLTTDS 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ
luật này về tạm đình chỉ giải quyết VADS ở Việt Nam;…
- Các phương pháp khác như so sánh, đánh giá, phản biện, thống kê xã
hội học được sử dụng để so sánh, đánh giá giữa các các quy định của pháp luật
có liên quan với tạm đình chỉ giải quyết VADS theo quy định của BLTTDS hiện
hành; vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét về các quy định của pháp luật hiện
hành có hợp lý hay không, chỉ ra các vướng mắc, bất cập của vấn đề này;…

6
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch được vận dụng để triển khai có hiệu
quả các vấn đề liên quan đến tạm đình chỉ giải quyết VADS, đặc biệt là các
kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thực tiễn. Cụ thể, như trên
cơ sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, tác giả dùng phương pháp
diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
6. Ý nghĩa của Luận văn
Luận văn mang ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Đây là công trình
nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý cơ bản về
tạm đình chỉ giải quyết VADS trên cơ sở các quy định của BLTTDS 2015;
đưa ra được một số kiến nghị mới so với các công trình, đề tài khác đã công
bố trước đây nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật;
Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học pháp
lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Kết
quả nghiên cứu của Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trong
công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập các môn học pháp luật;
Ngoài ra, những kiến nghị hoàn thiện pháp luật là cơ sở để các nhà lập
pháp tham khảo, vận dụng cho quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tương ứng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu của Luận văn gồm có 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị về tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.1. Khái niệm tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự


Để làm rõ được bản chất pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết VADS,
trước tiên cần làm rõ được “tạm đình chỉ” là gì và “vụ án dân sự” là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt: “Tạm đình chỉ” có nghĩa là tạm ngừng hoặc
làm cho phải tạm ngừng, không thực hiện một hoạt động nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định và chuyển sang thực hiện tiếp hoạt động đó vào
một thời điểm khác muộn hơn khi có điều kiện [41, tr. 324-887].
Trước khi BLTTDS 2004 ra đời, thuật ngữ “vụ án dân sự” đã được đề cập
trong các Pháp lệnh quy định về thủ tục tố tụng, gồm: Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp
lao động năm 1996 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VADS năm 1989. Theo
đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 chỉ đề cập đến thuật ngữ “vụ án dân
sự”, còn Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các VADS năm 1989 quy định chi tiết
về thủ tục giải quyết các VADS và VADS được hiểu là bao gồm cả những việc
có tranh chấp và việc không có tranh chấp [12, 39, 40].
Đến khi BLTTDS 2004 ra đời, Bộ luật này đã phân loại rõ trong thủ tục
tố tụng gồm có hai loại riêng biệt là VADS và việc dân sự. Cụ thể, VADS bao
gồm các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và
lao động; việc dân sự bao gồm các việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại và lao động không có tranh chấp [17]. BLTTDS 2015 –
BLTTDS hiện hành cũng phân loại như BLTTDS 2004 [18].
Trên cơ sở đó, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm về VADS
và việc dân sự như sau:
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thỉnh: “Trong hầu hết các vụ án dân sự đều
có các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự mà họ không

8
thể thương lượng tự giải quyết được, do đó họ phải yêu cầu Tòa án xem xét
giải quyết. Ngoài những vụ án nói trên, cũng còn một số vụ án mà giữa các
bên đương sự không có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ” [5, tr. 7-8].
Tiến sĩ Nguyễn Công Bình cho rằng: “Các vụ việc phát sinh từ quan hệ
pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động
do Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc
có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự,
đối với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
được gọi là việc dân sự” [4, tr.9].
Như vậy, trước đây, VADS bao gồm cả tranh chấp dân sự và việc dân
sự; kể từ khi BLTTDS 2004 ra đời cho đến nay, VADS bao gồm các tranh
chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động và kinh doanh, thương mại [25, tr. 8].
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm VADS như sau:
“Vụ án dân sự là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các
quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh,
thương mại giữa các chủ thể mà họ không thể tự giải quyết được, dẫn đến
hành vi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết và được Tòa án thụ lý”.
Theo đó, VADS là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các
quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh, thương mại.
Các tranh chấp này được coi là VADS khi được chủ thể trong các quan hệ
tranh chấp đưa ra trước Tòa án để yêu cầu giải quyết và được Tòa án thụ lý
giải quyết; việc đưa các tranh chấp đó ra trước Tòa án được gọi là khởi kiện
vụ án; chủ thể trong VADS được gọi là đương sự (gồm: cá nhân, cơ quan, tổ
chức - nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Chủ thể
của các tranh chấp có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để
khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
Vậy, “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” là gì?

9
Theo PGS.TS Trần Anh Tuấn thì: “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý
trong một thời hạn nhất định khi có căn cứ theo pháp luật quy định và khi lý
do của việc tạm đình chỉ không còn thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án
dân sự đó” [37, tr. 509].
Khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 quy định: Trong thời hạn chuẩn bị
xét xử được quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán
ra một trong các Quyết định…; trong đó có Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS. Tuy nhiên, không phải mọi VADS, Tòa án đều có thể ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS; cũng không phải Thẩm phán ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS theo ý chí chủ quan của mình. Việc Tòa
án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên cơ sở quy định
của pháp luật và chỉ khi pháp luật có quy định thì Tòa án mới ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS [38, tr. 92-93].
Quy định trên xuất phát từ thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và bảo đảm tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết
vụ án. Bởi lẽ, trong quá trình giải quyết VADS có thể xuất hiện những sự kiện
nhất định khiến cho việc giải quyết vụ án cần hoặc phải tạm ngừng, nếu Tòa
án vẫn tiến hành giải quyết vụ án trong những trường hợp này thì có thể dẫn
đến việc giải quyết vụ án phiến diện, thiếu chính xác và không đảm bảo được
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án; mặt khác, nếu Tòa án
ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thiếu cơ sở sẽ làm cho vụ án bị
kéo dài, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.
Như vậy, từ những phân tích trên, kế thừa quan điểm của các nhà
nghiên cứu, tác giả đưa ra khái niệm tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau:
“Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án tạm ngừng giải
quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định, khi lý do tạm đình
chỉ không còn thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó”.

10
Theo đó, bản chất pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết VADS là hành vi
tố tụng của Tòa án trong quá trình giải quyết VADS, dưới góc độ là một
Quyết định bằng văn bản của Tòa án; là việc Tòa án quyết định tạm ngừng
giải quyết VADS đã thụ lý trong một thời hạn nhất định khi có căn cứ theo
quy định của pháp luật, khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án sẽ tiếp
tục giải quyết vụ án đó; tạm đình chỉ giải quyết VADS không làm chấm dứt
việc giải quyết vụ án mà chỉ làm gián đoạn tạm thời tiến trình tố tụng đang
được tiến hành do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định [37, tr. 509].
1.2. Đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Thứ nhất, tạm đình chỉ giải quyết VADS là hành vi tố tụng của Tòa án
trong quá trình giải quyết VADS, dưới góc độ là một Quyết định bằng văn
bản mang tính tạm thời;
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên căn cứ do pháp
luật quy định, trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của đương sự, tính chính xác và
đúng đắn trong việc giải quyết VADS và việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ
chức trong việc giải quyết VADS;
Thứ ba, tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ làm tạm ngừng giải quyết vụ
án trong một thời hạn nhất định, không làm chấm dứt việc giải quyết vụ án và
chỉ làm gián đoạn tạm thời tiến trình tố tụng đang được tiến hành do xuất hiện
những tình tiết, sự kiện pháp lý nhất định;
Thứ tư, tính chất gián đoạn, tạm thời do tạm đình chỉ giải quyết VADS
mang lại sẽ được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục khi căn
cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn và Tòa án phải ra Quyết định tiếp
tục giải quyết vụ án trong thời hạn pháp luật quy định;
Thứ năm, trong quá trình giải quyết VADS, tạm đình chỉ giải quyết
VADS được áp dụng ở Tòa án cấp sơ thẩm;
Thứ sáu, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

11
1.3. Ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi xuất
hiện những tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết vụ án không thể tiếp tục
được, nếu Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của các đương sự. Đồng thời, kết quả giải quyết vụ án có thể sẽ
không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có thể không
được bảo đảm.
Do vậy, việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS là cần
thiết, tránh gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Đồng thời, việc
Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc tránh các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ
án, bảo đảm vụ án đó được xem xét, giải quyết khách quan và chính xác.
1.4. Cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trong vấn đề giải quyết VADS; có thể
thấy, việc quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS dựa trên các cơ sở khoa
học sau:
Thứ nhất, nhằm bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự và
người đại diện hợp pháp của đương sự
Trong việc giải quyết VADS, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm việc giải
quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng với quy định của pháp
luật nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của của đương sự. Với các
quyền năng được pháp luật trao, trong quá trình giải quyết VADS, đương sự
và người đại diện của họ thực hiện các quyền tố tụng dân sự được pháp luật
quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi xâm
phạm của chủ thể khác bằng việc tham gia tố tụng tại Tòa án như: Quyền khởi
kiện; quyền tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải; quyền tham gia phiên xét xử và tranh tụng tại Tòa án;

12
quyền kháng cáo, khiếu nại, kiến nghị… Các chủ thể có thể sử dụng quyền
năng đó như một công cụ hữu hiệu để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của
mình, chống lại các hành vi xâm phạm của chủ thể khác, đặc biệt trong trường
hợp đương sự là người yếu thế như trẻ em, phụ nữ và người mất, hạn chế
năng lực, hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...
Trong thực tiễn giải quyết các VADS, có thể xuất hiện các sự kiện làm
cho việc giải quyết vụ án không bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương
sự và người đại diện của họ như: Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ
chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức,
cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà
chưa xác định được người đại diện theo pháp luật hoặc việc đại diện hợp pháp
đã chấm dứt mà chưa có người thay thế. Trong những trường hợp này, cần
quy định Tòa án đã thụ lý VADS phải tạm ngừng giải quyết vụ án để bảo đảm
quyền tham gia tố tụng của các đương sự và người đại diện của họ [25, tr. 18].
Thứ hai, nhằm bảo đảm mối liên hệ giữa các Bản án, Quyết định của
Tòa án và bảo đảm tính chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án
Trong một số trường hợp, việc giải quyết VADS do Tòa án đã thụ lý lại
liên quan mật thiết tới kết quả giải quyết của một số vụ án khác hay một số sự
việc khác được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết
trước thì mới giải quyết được vụ án. Kết quả giải quyết của một số vụ án, sự
việc khác liên quan ấy có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, nếu
không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa
án là vi phạm pháp luật hoặc không bảo đảm được tính chính xác, đúng đắn
trong việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn như Tòa án đã thụ lý vụ án về tranh
chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
liên quan đến thửa đất đang được giải quyết về tranh chấp chia di sản thừa kế,
khi đó Tòa án phải tạm ngừng giải quyết vụ án đã thụ lý, chờ kết quả giải

13
quyết của vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế để xác định ai là người có
quyền thừa kế, sử dụng thửa đất đó; hay khi giải quyết vụ án ly hôn theo yêu
cầu của một bên (ly hôn đơn phương) với người biệt tích, thì chỉ có thể thực
hiện được sau khi có Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc
tuyên bố người biệt tích đó chết hoặc mất tích...
Trong các trường hợp như vậy, nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục tiến hành
giải quyết thì có thể sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ án không bảo đảm tính
chính xác và đúng đắn. Do vậy, Tòa án cần hoặc phải tạm ngừng tiến hành tố
tụng để chờ kết quả giải quyết của những vụ án, sự việc khác có liên quan tới
vụ án mà Tòa án đã thụ lý để bảo đảm sự khách quan, toàn diện và tính chính
xác, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án [25, tr. 19].
Thứ ba, nhằm bảo đảm trật tự công và sự phối hợp giữa các cơ quan,
tổ chức trong việc giải quyết vụ án
Nhằm giảm bớt áp lực công việc cho Tòa án, đề cao việc giải quyết tranh
chấp dân sự thông qua hòa giải, thương lượng nên trong một số trường hợp pháp
luật quy định Tòa án chỉ tiến hành thụ lý, giải quyết vụ án sau khi tranh chấp đã
được các cơ quan, tổ chức khác tiến hành hòa giải nhưng không thành, không
hòa giải được hoặc đã yêu cầu hòa giải nhưng không được hòa giải trong thời
hạn pháp luật quy định. Mối liên hệ này thuộc về trật tự công, thể hiện sự phối
hợp mềm dẻo giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp. Do vậy,
xuất phát từ việc cần hoặc phải chờ kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức khác
đối với vụ án đã được Tòa án thụ lý, thì Tòa án cũng cần hoặc phải tạm ngừng
giải quyết vụ án trong một thời hạn nhất định [25, tr. 18].
Như vậy, việc tạm ngừng tiến hành các hoạt động tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án trong một số trường hợp cần hoặc phải được thực hiện khi xuất
hiện sự kiện làm cho việc giải quyết VADS không thể tiếp tục tiến hành được,
nếu cứ tiến hành có thể sẽ dẫn đến việc không bảo đảm quyền bảo vệ, quyền
tham gia tố tụng tụng của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;

14
hay không bảo đảm được mối liên hệ giữa các Bản án, Quyết định của Tòa án
và không bảo đảm được tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án.
Do đó, việc tạm ngừng việc giải quyết VADS đã thụ lý như một lẽ tất yếu,
khách quan trong quá trình giải quyết VADS.
1.5. Phân loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trên cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải quyết VADS, có thể phân
loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS thành các nhóm cơ bản như sau:
Nhóm thứ nhất: Các căn cứ nhằm bảo đảm quyền bảo vệ và tham gia
tố tụng của đương sự và người đại diện của họ
Trong quá trình giải quyết VADS, nếu phát sinh các trường hợp như:
Đương sự là cá nhân đã chết, quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ thuộc diện được
thừa kế mà chưa có, hay chưa xác định được người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố
tụng của cá nhân đã chết; hoặc cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa
có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó là
trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp
nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được
thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động
theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó; hoặc cơ quan,
tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố
tụng của cơ quan, tổ chức đó là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức,
cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định; hoặc có đương sự là cá
nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được
người đại diện theo pháp luật; hoặc phát sinh sự kiện pháp lý làm chấm dứt đại
diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế… thì khi đó, Tòa án phải
ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Việc pháp luật quy định Tòa án đã thụ lý phải tạm ngừng giải quyết
VADS trong những trường hợp trên là để bảo đảm quyền bảo vệ, quyền được
bảo vệ và quyền tham gia tố tụng của đương sự và người đại diện của họ. Bởi

15
lẽ, trong quá trình giải quyết VADS, có thể xuất hiện các sự kiện làm cho việc
tiến hành giải quyết vụ án của Tòa án cần hoặc phải tạm ngừng, nếu Tòa án
cứ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án thì có thể sẽ không bảo đảm quyền bảo
vệ, quyền tham gia tố tụng của các đương sự và người đại diện của họ.
Nhóm thứ hai: Các căn cứ nhằm bảo đảm mối liên hệ giữa các Bản án,
Quyết định của Tòa án; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và bảo đảm
tính chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án
Trong quá trình giải quyết VADS, nếu phát sinh các trường hợp như:
Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan (vụ án: dân sự, hình sự,
hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại); hoặc kết
quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cơ sở để xác định thẩm
quyền của Tòa án, xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, xác định địa vị
pháp lý, xác định người tham gia tố tụng, xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện,
chính xác và đúng pháp luật; hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do
cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án phải là sự
việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, nếu không được cơ
quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm
pháp luật thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Quy
định này nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải
quyết vụ án, bảo đảm mối liên hệ giữa các Bản án, Quyết định của Tòa án và
bảo đảm tính chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án.
Bên canh đó, nếu phát sinh các trường hợp như: Cần thực hiện thủ tục ủy
thác tư pháp; hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp; hoặc chưa nhận
được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xét xử (kể
cả trường hợp đã gia hạn) đã hết; hoặc tuy đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháp; hoặc
cần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết

16
được vụ án thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Quy
định này nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và tính chính
xác, đúng đắn trong việc giải quyết VADS.
Ngoài ra, nếu trong quá trình giải quyết VADS, phát hiện văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu vi hiến, trái
luật và pháp luật mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật này, thì
trong thời gian chờ đợi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời kiến
nghị, Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án nhằm bảo đảm sự
tương thích pháp luật và tránh tình trạng áp dụng pháp luật sai, bảo đảm tính
chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết vụ án [37, tr. 516].
Nhóm thứ ba: Các căn cứ khác theo quy định của pháp luật
Trên thực tế, trong quá trình giải quyết VADS có thể phát sinh một số
trường hợp cần hoặc phải tạm ngừng giải quyết vụ án để bảo đảm quyền lợi
của đương sự và tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án mà
BLTTDS chưa quy định nhưng lại được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật khác; hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó; hoặc trong
các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Khi đó, Tòa án cần hoặc phải
xem xét tính phù hợp với quy định của pháp luật để ra Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết VADS. Đây là quy định mở, mang tính dự phòng của các nhà
lập pháp đối với những trường hợp phát sinh những lý do mà Tòa án cần hoặc
phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự và tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án.
1.6. Lược sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự
Để có một cái nhìn tổng thể, hệ thống về đề tạm đình chỉ giải quyết
VADS và có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố

17
tụng dân sự Việt Nam hiện hành về tạm đình chỉ giải quyết VADS, thì việc
nghiên cứu lược sử phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn
đề này là cần thiết. Từ đó, cũng có thể giúp chúng ta rút ra những bài học kinh
nghiệm, giải pháp để hoàn thiện hơn pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
Cùng với sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, các quy
định về tạm đình chỉ giải quyết VADS cũng không ngừng phát triển và hoàn
thiện hơn. Căn cứ vào các mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, việc nghiên cứu lược sử pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết VADS được thực hiện theo
các giai đoạn từ năm 1945 đến nay; cụ thể như sau:
1.6.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1959
Trong giai đoạn này, phải kể đến các Sắc lệnh như: Sắc lệnh số 13/SL
ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh số
51/SL ngày 17/4/1946, Sắc lệnh số 130/SL ngày 19/7/1946 quy định về thể
thức thi hành án, Sắc lệnh số 185/SL ngày 26/5/1948 về ấn định thẩm quyền
các Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải
cách bộ máy tư pháp là luật tố tụng, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/01/1950 quy
định về ly hôn…. Đây là các Sắc lệnh đã được áp dụng tại Tòa án để giải
quyết các vụ việc dân sự trong giai đoạn này. Ngoài ra, còn có Sắc lệnh số
47/SL ngày 10/10/1945, đã cho giữ tạm thời các luật lệ của chế độ cũ, tuy
nhiên, Sắc lệnh này đã không chỉ rõ cho giữ tạm thời các BLDS - Thương sự
tố tụng được áp dụng tại Tòa án dưới thời Pháp thuộc.
Trong những năm 1945 – 1954, ngoài các Sắc lệnh trên, gần như không có
văn bản nào quy định chính thức về các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng dân
sự - thương sự, cũng không có quy định riêng về vấn đề tạm đình chỉ giải quyết
vụ việc dân sự. Trong giai đoạn này, các Tòa án chỉ tập trung xét xử các vụ án
hình sự mà không chú trọng vào việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

18
Sau năm 1954, để chấm dứt việc áp dụng các luật lệ cũ ban hành trước
năm 1945 còn được tạm giữ theo Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945, Bộ Tư
pháp đã ra Thông tư số 19/VHH ngày 30/6/1955 và Thông tư số
2140/VHH/HS ngày 6/12/1955; TANDTC đã ra chỉ thị số 772-NC ngày
10/7/1959 đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của đế quốc, phong kiến. Tuy
nhiên, thời kỳ này có rất ít các văn bản quy định về thủ tục tố tụng dân sự đặc
biệt là những quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự [25, tr. 24-
25]. Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn vẫn cho áp dụng các luật lệ cũ được
ban hành từ thời Pháp thuộc và ban hành một số văn bản để quy định và giải
thích những vướng mắc.
1.6.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến 1989
Trong giai đoạn này, Luật tổ chức Tòa án năm 1960 và Luật tổ chức
VKSND đã được ban hành. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật tố tụng được
coi là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết VADS tại Tòa án, chủ yếu là
dưới dạng các Công văn, Chỉ thị và các Thông tư do TANDTC ban hành [33.
tr. 22]. Có thể kể đến các văn bản như: Thông tư số 1080-TC ngày 25/9/1961
của TANDTC hướng dẫn về việc thực hiện thẩm quyền mới của TAND thuộc
tỉnh, thị xã, huyện, khu phố; hay Thông tư số 2421-TC ngày 29/12/1961 của
TANDTC về việc thực hiện chế định Hội thẩm Nhân dân; đặc biệt, phải kể
đến Thông tư số 39/NCLP ngày 21/01/1972 cả TANDTC hướng dẫn việc thụ
lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về
dân sự đã quy định về vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Có thể coi những
quy định trong các Thông tư này là tiền đề cho việc xây dựng các quy định về
tạm đình chỉ giải quyết VADS [25, tr. 25].
1.6.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2004
Trong giai đoạn này, sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
VADS năm 1989 đã phản ánh đúng thời kỳ phát triển của lịch sử, đánh dấu
bước phát triển vượt bậc trong quá trình lập pháp của Nhà nước về pháp luật

19
tố tụng dân sự. Đây là văn bản pháp luật chính thức điều chỉnh các quan hệ
trong lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự, bao hàm một quy trình tố tụng khép
kín và thống nhất, được áp dụng trong công tác xét xử, giải quyết các VADS.
Pháp lệnh này đã kế thừa và phát triển những quy định về thủ tục tố tụng dân
sự trước đó. Vấn đề tạm đình chỉ giải quyết VADS được ghi nhận tại Điều 45
của Pháp lệnh này [12, Điều 45].
TANDTC cũng đã có những hướng dẫn áp dụng các quy định của Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các VADS về tạm đình chỉ như: Nghị quyết số 03/NQ-
HĐTP ngày 19/10/1990 của Hộ đồng thẩm phán - TANDTC; Công văn số
124/NCLP ngày 13/12/1991 của TANDTC giải thích một số vấn đề về thủ tục
tố tụng dân sự; Công văn số 517/NCLP ngày 09/10/1993 của TANDTC về
việc ly hôn với một bên đang ở nước ngoài [33, tr. 23-24].
Điều 45 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VADS năm 1989 đã quy
định tương đối đầy đủ và bao quát được các trường hợp Tòa án có thể Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Theo đó, Tòa án có thể ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS trong những trường hợp sau:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà chưa có người thừa kế tham gia
tố tụng;
- Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 47 của Pháp
lệnh này mà một trong các đương sự không thể có mặt vì bị ốm nặng hoặc có
lý do chính đáng khác;
- Không tìm được địa chỉ của bị đơn;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự khác; sự việc
được pháp luật quy định là phải do cơ quan tổ chức khác giải quyết trước mới
giải quyết được vụ án [12].
Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy định, hướng
dẫn tại Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của HĐTP – TANDTC
và Công văn số 101/NCLP ngày 7/5/1990 của TANDTC. Theo đó, Quyết

20
định tạm đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng
cáo, khánh nghị theo thủ tục phúc thẩm; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS của Tòa án cấp phúc thẩm có giá trị chung thẩm và có hiệu lực pháp
luật ngay kể từ thời điểm ban hành, nếu có kháng nghị sẽ được giải quyết theo
thủ tục Giám đốc thẩm; nếu có khiếu nại sẽ được giải quyết theo thủ tục giải
quyết khiếu nại.
1.6.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2015
Trong giai đoạn này, nhằm góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc giải
quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh,
thương mại và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, ngày
14/6/2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
BLTTDS tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 Khóa XI (được gọi là BLTTDS 2004).
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của 03 pháp lệnh về thủ
tục tố tụng (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VADS năm 1989, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động năm 1996) trước đó, BLTTDS 2004 đã quy định về vấn
đề tạm đình chỉ giải quyết vụ VADS tương đối đầy đủ từ Điều 189 đến Điều
194 và Điều 311 của Bộ luật này [33 tr. 25].
Theo đó, Điều 189 của BLTTDS 2004 quy định các trường hợp Tòa án
có thể Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia,
tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ
tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
- Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa
xác định được người đại diện theo pháp luật.
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được
pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải
quyết được vụ án.

21
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định [23].
Ngoài ra, vấn đề tạm đình chỉ giải quyết VADS cũng được hướng dẫn
tại các Nghị quyết của HĐTP – TANDTC như: Nghị quyết 01/2005/NQ-
HĐTP ngày 31/3/2005, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006,
Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 05/18/2006....[25, tr. 28].
Nhằm khắc phục những hạn chế trong BLTTDS 2004 và bảo đảm tính
chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết VADS, tại kỳ họp Quốc hội thứ 9
ngày 29/3/201, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung
BLTTDS 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Bộ luật này đã bổ sung thêm
căn cứ để Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án: “Cần đợi kết
quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,
chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn
giải quyết đã hết.”.
Cùng với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS 2004, HĐTP -
TANDTC đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn thực hiện như: Nghị quyết
số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012; Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012;… Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn, song
qua quá trình áp dụng thực tiễn cho thấy BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011 vẫn còn một số hạn chế nhất định, khiến việc thực thi pháp luật không
đồng nhất và gặp nhiều khó khăn.
1.6.5. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Trong giai đoạn này, Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra yêu cầu phải sửa
đổi, bổ sung toàn diện BLTTDS nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của
Đảng về cải cách Tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm bảo
đảm sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật tổ chức
TAND, khắc phục các hạn chế, tăng cường tranh tụng, bảo đảm tính công
khai, dân chủ, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia tố tụng
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của họ [33, tr. 28].

22
Trên cơ sở đó, tại Kỳ họp thứ 10 ngày 25/11/2015, Quốc hội Khóa XIII
đã thông qua BLTTDS (được gọi là BLTTDS 2015). Các vấn đề tạm đình chỉ
giải quyết VADS được quy định cụ thể tại các Điều 214, Điều 215, Điều 216
và một số Điều khác có liên quan của Bộ luật này. Về cơ bản, những quy định
tại BLTTDS này đã khắc phục được thiếu sót, hạn chế trong quy định về tạm
đình chỉ giải quyết VADS so với những quy định trước đây. Tuy nhiên, qua
quá trình áp dụng thực tiễn, BLTTDS 2015 cho thấy đã phát sinh một số
vướng mắc, bất cập về tạm đình chỉ giải quyết VADS, cần tiếp tục được
nghiên cứu để đưa ra các giải pháp khắc phục và hoàn thiện hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề này.

Kết luận Chương 1


Trong chương này, cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS đã
được xây dựng như: Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết
VADS; cơ sở khoa học và phân loại căn cứ tạm đình chỉ của tạm đình chỉ giải
quyết VADS; quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm
đình chỉ giải quyết VADS. Những vấn đề lý luận này là cơ sở trong việc hình
thành các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS và việc áp
dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này trong thực tiễn.
Theo đó, tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án tạm ngừng giải
quyết VADS khi có căn cứ do pháp luật quy định, khi lý do tạm đình chỉ
không còn thì Tòa án tiếp tục giải quyết VADS đó.
Tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ làm gián đoạn tạm thời tiến trình tố
tụng đang được tiến hành do xuất hiện những tình tiết, sự kiện pháp lý nhất
định trong một thời hạn nhất định, không làm chấm dứt việc giải quyết vụ án;
mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết
vụ án không còn và Tòa án ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án trong thời
hạn pháp luật quy định; tạm đình chỉ giải quyết VADS được áp dụng ở Tòa án

23
cấp sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Tạm đình chỉ giải quyết VADS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; hạn chế những sai lầm có thể xảy ra
trong quá trình giải quyết vụ án và bảo đảm VADS được xem xét, giải quyết
khách quan, chính xác và đúng đắn. Cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải
quyết VADS là nhằm bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố tụng của
đương sự và người đại diện hợp pháp của đương sự; bảo đảm mối liên hệ giữa
các Bản án, Quyết định của Tòa án và bảo đảm tính chính xác, đúng đắn trong
việc giải quyết vụ án và nhằm bảo đảm trật tự công, sự phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án.
Xuất phát từ ý nghĩa và cơ sở khoa học của tạm đình chỉ giải quyết
VADS, ngay từ những văn bản quy định về thủ tục tố tụng dân sự đầu tiên của
Việt Nam như Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các VADS năm 1989, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động năm 1996 đã có những quy định về tạm đình chỉ giải quyết
VADS. Đặc biệt, kể từ khi ban hành các BLTTDS 2004, BLTTDS 2004 sửa đổi,
bổ sung năm 2011 và BLTTDS 2015 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các
Bộ luật này, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ
giải quyết VADS ngày một hoàn thiện hơn, góp phần tích cực vào công cuộc cải
cách Tư pháp và việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và tính
chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án.

24
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ
TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

Trên cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS tại Chương 1 và
trong khuôn khổ là một đề tài Luận văn, tác giả xác định đối tượng và phạm vi
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình
chỉ giải quyết VADS. Do đó, tại chương này, Luận văn chỉ tập trung vào việc
nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình
chỉ giải quyết VADS trong tố tụng dân sự Việt Nam, có đối chiếu với một số quy
định trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Cơ sở để Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS là các căn
cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS do pháp luật quy định. Trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam hiện hành, các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy
định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015; các căn cứ này cũng được áp dụng
cho tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm tại Tòa án cấp phúc thẩm. Ngoài ra, tuy
BLTTDS 2015 không có quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự,
nhưng theo Điều 316 BLTTDS 2015 thì Tòa án cũng có thể áp dụng các căn cứ
tạm đình chỉ giải quyết VADS quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật này để làm
căn cứ cho tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự [8, tr. 285].
Trên cơ sở kế thừa quy định của Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các
VADS và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trước đây quy định
về tạm đình chỉ giải quyết VADS, đặc biệt là kế thừa các quy định của BLTTDS
2004 và BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 về tạm đình chỉ giải quyết
VADS; các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS đã được BLTTDS 2015 quy
định tương đối đầy đủ, cụ thể và bao quát được các trường hợp Tòa án cần hoặc
phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Về cơ bản, các

25
quy định của BLTTDS 2015 cũng đã khắc phục được những thiếu sót, hạn
chế của các quy định trước đó. BLTTDS 2015 quy định các trường hợp là căn
cứ để Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS như sau:
2.1.1. Trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể
Trường hợp này là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015: “Đương sự là cá nhân đã chết,
cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ
quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ
chức, cá nhân đó”.
- Trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cơ quan, tổ
chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó:
Căn cứ này được áp dụng khi một trong các đương sự là cá nhân đang
tham gia vào việc giải quyết vụ án đã chết mà chưa có người (bao gồm: cơ
quan, tổ chức, cá nhân) kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó. Thực
tiễn trong việc giải quyết các vụ án cho thấy, trong một số trường hợp, khi
Tòa án đang tiến hành giải quyết vụ án thì có đương sự là cá nhân chết nhưng
chưa có người thừa kế, kế thừa quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó, việc này
làm gián đoạn tiến trình tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Trường hợp khi chưa xác định được người thừa kế, kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng hoặc người thừa kế chưa sẵn sàng kế thừa quyền, nghĩa vụ tố
tụng của cá nhân đã chết để tham gia tố tụng thì Tòa án cần hoặc phải ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, để xác định và đưa người kế thừa
các quyền, nghĩa vụ của cá nhân đã chết vào tham gia tố tụng, bảo đảm quyền
tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ [25, tr. 31].
Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Đương sự trong vụ án dân
sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.”.

26
Theo đó, trong quá trình giải quyết VADS nếu có một bên đương sự
(bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là cá
nhân chết mà chưa xác định được người thừa kế, kế thừa quyền và nghĩa vụ
của đương sự đó thì Tòa án sẽ phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy,
phạm vi áp dụng tạm đình chỉ giải quyết vụ án đã được mở rộng hơn và đã
khắc phục được hạn chế so với những quy định trước đây trong Pháp lệnh thủ
tục giải quyết VADS. Trước đây, việc tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ được
áp dụng đới với trường hợp nguyên đơn và bị đơn chết, không áp dụng đối
với trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, Tòa án
cũng chỉ được ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp
đương sự chết nhưng quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ thuộc trường hợp được
thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015 quy định: “Quyền nhân thân được quy định
trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”;
Khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp đương sự là
cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ
được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.” [24].
Theo các quy định trên, trong trường hợp quyền, nghĩa vụ của đương sự
đã chết là quyền, nghĩa vụ về nhân thân thì không được kế thừa; chỉ trong
trường hợp quyền, nghĩa vụ của đương sự đã chết là quyền, nghĩa vụ về tài
sản thì mới được kế thừa, người thừa kế mới được tham gia tố tụng. Do vậy,
nếu quan hệ đương sự đang yêu cầu Tòa án giải quyết là quan hệ về tài sản,
mà trong quá trình giải quyết vụ án có đương sự bị chết, thì Tòa án phải ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; nếu quan hệ đương sự đang yêu cầu
Tòa án giải quyết là quan hệ nhân thân, mà trong quá trình giải quyết vụ án có
đương sự bị chết, thì Tòa án phải ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

27
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 217
BLTTDS 2015 thì trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã
chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; và/hoặc trường hợp cơ
quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Tòa án phải
ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án [18]. Đây là một điểm cần lưu ý để
xác định chính xác được Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án hay Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, pháp luật TTDS Việt
Nam hiện hành chưa có quy định đối với trường hợp đương sự là cá nhân chết
trong quá trình giải quyết vụ án mà quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó
thuộc diện được thừa kế nhưng không có người thừa kế hoặc có người thừa kế
nhưng người đó không được kế thừa.
Thực tiễn cho thấy, có trường hợp trong thời gian giải quyết vụ án xuất
hiện sự kiện một bên đương sự là cá nhân chết, cá nhân đó có để lại tài sản
nhưng không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người đó không
được kế thừa. Chẳng hạn như trong vụ án về kiện đòi tài sản, theo quy định
của pháp luật thì quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó được được thừa kế.
Nhưng, nếu phát sinh trường hợp cá nhân đã chết đó không có người thừa kế
để kế thừa các quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó; hoặc cá nhân đó có
người thừa kế nhưng người đó thuộc diện bị truất quyền thừa kế, do đó không
được kế thừa các quyền, nghĩa vụ tụ tụng của cá nhân đã chết. Khi đó, Tòa án
sẽ giải quyết như thế nào đối với tài sản và các quyền, nghĩa vụ tố tụng của
đương sự là cá nhân đã chết? Hiện tại, chưa có quy định nào hướng dẫn việc
áp dụng pháp luật trong trường trường hợp này.
Điều 622 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản,
từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản
mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.” [24].

28
Theo đó, trong trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà không có
người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật; hoặc có nhưng không được quyền
hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì quyền và nghĩa vụ của cá nhân đã chết
thuộc về Nhà nước. Trường hợp này, Tòa án cần có hướng dẫn chi tiết theo
hướng phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và đại diện Cơ quan
Nhà nước nhận quyền tài sản sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân
là đương sự đã chết.
- Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó:
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC thì “Trường hợp cơ quan, tổ chức đã
sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố
tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có Quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ
quan, tổ chức đó nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã
thành lập nhưng chưa có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp
luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó [14].
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức
kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp
chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 74 BLTTDS 2015.
Như vậy, căn cứ này được áp dụng trong trường hợp đương sự là cơ quan,
tổ chức đang tham gia tố tụng thì bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà
chưa xác định được người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan,
tổ chức đó để đưa vào tham gia tố tụng; khi đó, Tòa án phải ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS cho đến khi xác định được người kế thừa quyền, nghĩa
vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó và đưa vào tham gia tố tụng.

29
Việc xác định người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong trường hợp
này được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều
74 BLTTDS 2015; cụ thể:
- Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải
chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan,
tổ chức đó được xác định như sau:
+ Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức
là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan,
tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của
cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham
gia tố tụng;
+ Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình
thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó
tham gia tố tụng.
- Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao
quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa
vụ tố tụng.
- Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
- Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ
dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử
người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại

30
diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là
thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng [18].
So sánh với Điều 74 BLTTDS 2015, thì căn cứ tạm đình chỉ quy định
tại Điều 214 BLTTSD 2015 còn bỏ sót các trường hợp Tòa án phải ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS khi chưa xác định được người kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015:
Chỉ quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp đương sự là cơ
quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan,
tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá
nhân đó; không quy định trường hợp cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng
phải chấm dứt hoạt động (ví dụ: doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh
thu hồi hoặc bị Tòa án tuyên hủy Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh
nghiệp…); trường hợp tổ chức chuyển đổi hình thức tổ chức, thay đổi chủ sở
hữu của tổ chức và chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho tổ chức mới; trường hợp
tổ chức không có tư cách pháp nhân (ví dụ: doanh nghiệp tư nhân; chi nhánh,
địa điểm kinh doanh của công ty) đang tham gia quan hệ dân sự mà người đại
diện tham gia tố tụng chết. Như vậy là không phù hợp với quy định tại Điều
74 BLTTDS 2015 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
Trên thực tế có xảy ra các trường hợp trên. Vậy, khi xảy ra các trường
hợp trên thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Do đó, cần có văn bản hướng
dẫn thi hành/áp dụng một số điều của BLTTDS 2015, có bổ sung thêm các
căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS trên cho phù hợp với Điều 74 BLTTDS
2015 [8, tr. 287].
2.1.2. Trường hợp đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự,
người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật
Trong trường hợp đương sự là cá nhân có dấu hiệu tâm thần nhưng
chưa có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân
sự, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015:

31
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y
tâm thần”;
Theo đó, khi có chủ thể cho rằng một cá nhân là đương sự trong vụ án mất
năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích, hướng dẫn để chủ thể đó thực
hiện quyền yêu cầu tuyên bố cá nhân đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy
định; trường hợp chủ thể đó có yêu cầu và Tòa án thụ lý yêu cầu này thì Tòa án
áp dụng khoản d khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 để ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS, chờ kết luận giám định pháp y tâm thần [30].
Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra Quyết
định tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Cá nhân mất năng lực
hành vi dân sự không còn khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi
của mình nên họ không thể trực tiếp tham gia tố tụng để thực hiện các quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình. Do vậy, trong trường hợp này, cần có người đại
diện theo pháp luật của cá nhân đó và Tòa án phải đưa người đại diện theo
pháp luật vào tham gia tố tụng để bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố
tụng của đương sự và người đại diện của họ. Người đại diện theo pháp luật có
thể là: Cha mẹ đối với con chưa thành niên; hoặc người giám hộ đối với người
được giám hộ; hoặc người được Tòa án chỉ định đối với người bị mất năng
lực hành vi dân sự. [25, tr. 33].
Như vậy, nếu đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người
chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của họ
thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này là
phù hợp, bởi nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ việc mà chưa
có người đại diện theo pháp luật thay cá nhân đó thực hiện các quyền, nghĩa
vụ tố tụng của cá nhân đó thì sẽ không bảo đảm quyền tiếp cận công lý của

32
công dân, tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án và không bảo
đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố tụng của đương sự và người đại diện
của họ [8, tr. 287].
Điều 23 BLDS 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi
ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”.
Đây là một quy định mới so với BLDS 2005, việc bổ sung quy định này
là hợp lý, hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay cũng như phù hợp với
nhiệm vụ mà Hiến pháp năm 2013 và BLDS 2015 đề ra nhằm bảo vệ tối đa
quyền con người, quyền công dân. Bởi lẽ, trước đây, theo BLDS năm 2005,
căn cứ vào khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà được phân ra nhiều
mức độ khác nhau. Cá nhân khi đủ độ tuổi và không thuộc trường hợp mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ là những người có năng lực pháp
luật đầy đủ, là người tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng hành vi
của họ và tự chịu trách nhiệm, tự thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của
họ [21]. Điều đó không phù hợp và không bảo đảm yếu tố công bằng về
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ dân sự. Bởi, trong
trường hợp nếu cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự mà phải chịu trách nhiệm như một người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự đầy đủ là không hợp lý.
Trên thực tế, không phải mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
lúc nào cũng chỉ trong hai thái cực là đầy đủ hoặc mất năng lực hành vi dân

33
sự, mà có rất nhiều người tuy không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa đến mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự (ví dụ: người già,
người tàn tật…), nên việc bổ sung thêm đối tượng người có khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi là một điều cần thiết.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 chỉ quy định
căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp “đương sự là cá nhân
mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được
người đại diện theo pháp luật”; không quy định đối với trường hợp “đương sự
là cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định
được người đại diện theo pháp luật”. Như vậy là không phù hợp với Quy định
tại Điều 23 BLDS 2015. Trường hợp này họ cũng cần có người đại diện theo
pháp luật để tham gia tố tụng. Khi chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án
phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để xác định người đại diện
theo pháp luật của họ, bảo đảm quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người đại diện của họ.
Do vậy, cần bổ sung thêm trường hợp “đương sự là người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật” vào là một trong những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS để
tương thích với quy định tại BLDS 2015 [8, tr. 287].
2.1.3. Trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà
chưa có người thay thế
Trong việc giải quyết VADS, các đương sự có thể tự mình thực hiện các
quyền, nghĩa vụ tố tụng hoặc có thể thông qua người khác đại diện cho mình
tham gia tố tụng; hoặc trong một số trường hợp nhất định, đương sự phải có
người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Theo khoản 3 Điều 22 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC, đại diện hợp pháp
của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

34
Quan hệ đại diện có thể bị chấp dứt khi phát sinh sự kiện pháp lý nhất định,
khi chấm dứt quan hệ đại diện thì cũng chấm dứt mối quan hệ pháp luật giữa
người đại diện và người được đại diện. Theo pháp luật hiện hành, các trường
hợp chấm dứt đại diện gồm:
- Đối với trường hợp đại diện hợp pháp của đương sự là cá nhân:
+ Đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân chấm dứt khi:
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc đã được khôi phục năng
lực hành vi dân sự; người đại diện, người được đại diện chết; người đại diện
bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, mất tích hoặc chết.
+ Đại diện theo ủy quyền của đương sự là cá nhân chấm dứt khi: Hoàn
thành công việc ủy quyền theo thỏa thuận; thời hạn ủy quyền đã hết; người ủy
quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối thực hiện việc
ủy quyền; người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết; người ủy quyền
hoặc người được ủy quyền bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.
- Đối với trường hợp đại diện hợp pháp của đương sự là pháp nhân:
+ Đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi
pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Đại diện theo ủy quyền của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi:
Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành; người
được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy
quyền; người được ủy quyền hoặc người ủy quyền là pháp nhân chấm dứt tồn
tại; người được ủy quyền là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.
- Ngoài ra, BLTTDS 2015 quy định: Trường hợp đại diện theo pháp luật
của đương sự là cá nhân hoặc pháp nhân còn có thể chấm dứt đại diện khi:

35
Có căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được hoặc có căn
cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc Luật khác có liên quan.
Như vậy, khi chấm dứt ủy quyền, người đại diện không có quyền thay
người được đại diện tham gia tố tụng nữa. Do vậy, để bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự, trong trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của
đương sự mà chưa có người thay thế thì Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS. Tuy nhiên, trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp
luật của đương sự là cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà
đương sự là cá nhân được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực
hành vi dân sự thì đương sự sẽ tiếp tục tham gia tố tụng hoặc có thể ủy quyền
cho người khác tham gia tố tụng.
Ngoài ra, khi quan hệ ủy quyền chấm dứt thì đương sự hoặc người thừa
kế của đương sự sẽ tiếp tục hoặc có thể ủy quyền cho người khác đại diện
tham gia tố tụng. Vì vậy, trong trường hợp quan hệ ủy quyền đã chấm dứt
nhưng đương sự hoặc người thừa kế của đương sự lại tiếp tục tham gia tố tụng
hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, thì Tòa án vẫn tiếp tục giải
quyết vụ án mà không ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án [25, tr. 35].
2.1.4. Trường hợp cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác hoặc sự việc
được pháp luật quy định
Trường hợp này là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015: “Cần đợi kết quả giải quyết vụ
án khác hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức
khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án”.
Quy định này nhằm bảo đảm trật tự công, sự phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án; bảo đảm mối liên hệ giữa các Bản
án, Quyết định của Tòa án và bảo đảm tính chính xác, đúng đắn trong việc
giải quyết vụ án. Có thể tách căn cứ này thành hai căn cứ độc lập có sự tương
đồng về bản chất như sau [8, tr. 288]:

36
- Thứ nhất, cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan:
Đây là trường hợp vụ án đang giải quyết có liên quan đến vụ án khác có
liên quan như: Hình sự, dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại. Tòa án muốn giải quyết được vụ án phải dựa trên cơ
sở kết quả giải quyết của vụ án liên quan đó. Khi chưa có kết quả giải quyết
của các vụ án có liên quan đó, Tòa án không đủ cơ sở, căn cứ để giải quyết
VADS đã thụ lý [25, tr. 35]. Nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục giải quyết vụ án trong
trường hợp này có thể sẽ dẫn đến kết quả giải quyết vụ án không bảo đảm
được tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án.
Ví dụ: Trong vụ án về tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn A và bị đơn
B. Sau khi thụ lý vụ án mà TAND huyện C nhận được thông báo của TAND
huyện D về việc Tòa án này đang thụ lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn E
và bị đơn B về tranh chấp quyền sở hữu đối với chính thửa đất mà A đã khởi
kiện tranh chấp với B mà TAND huyện C đã thụ lý và đang giải quyết.
Trường hợp này, TAND huyện C cần ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án về tranh chấp đất đai giữa A và B để chờ kết quả giải quyết tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản đó của TAND huyện D. Căn cứ vào kết quả giải
quyết của TAND huyện D, TAND huyện C sẽ tiếp tục giải quyết vụ án về
tranh chấp đất đai theo thủ tục chung.
Như vậy, để bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc
giải quyết vụ án, bảo đảm mối liên hệ giữa các Bản án, Quyết định của Tòa án
và tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án, trong một số trường
hợp nhất định Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
- Thứ hai, sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức
khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án:
Đây là trường hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì phát hiện quan hệ
pháp luật mà đương sự yêu cầu giải quyết phải do cơ quan, tổ chức khác có
thẩm quyền giải quyết trước, nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc đã yêu cầu

37
mà chưa có kết quả giải quyết, thì Tòa án sẽ ra Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu đến cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết đó. Sau khi có kết quả giải quyết, đương sự không
đồng ý hoặc không được giải quyết trong thời hạn, thì Tòa án lại tiếp tục tiến
hành giải quyết vụ án [9]. Mối liên hệ này thuộc về trật tự công, thể hiện mối
liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp.
Ví dụ 1: Đối với tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao
động [18, Điều 32]. Đây là điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, nếu đã
hòa giải mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp
luật quy định quy định thì chủ thể có thể tiến hành khởi kiện và Tòa án xem
xét thụ lý đơn khởi kiện. Nếu trong trường hợp Tòa án đã thụ lý đối với tranh
chấp này, sau đó mới phát hiện căn cứ này thì Tòa án phải ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả hòa giải.
Ví dụ 2: Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá
sản nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã
năm 2012 thì UBND cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận
đăng ký hợp tác xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu
UBND giải quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214
BLTTDS 2015 để ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án [30].
Như vậy, để bảo đảm trật tự công, thể hiện sự phối hợp mềm dẻo giữa
các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp; nhằm khuyến khích các
bên thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
giảm bớt áp lực công việc cho Tòa án,… Trong một số trường hợp nhất định,
Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
2.1.5. Trường hợp cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác
thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ

38
Đây là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015: “Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư
pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,
chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án”.
Căn cứ này được bổ sung lần đầu tiên tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS
2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và được giữ lại (có sửa đổi, bổ sung) tại điểm
đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015. Theo đó, đối với những vụ án mà việc giải
quyết vụ án phải thực hiện bằng biện pháp ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập
chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thì Tòa án
mới giải quyết được vụ án. Thời gian chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu
thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thường mất
nhiều thời gian, trong thời gian đó Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án để dành thời gian hơn vào việc giải quyết các vụ án khác. Vì vậy, việc bổ
sung căn cứ này là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn [9].
So với quy định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011), tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 bổ sung trường hợp
Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS do cần đợi kết quả thực
hiện ủy thác thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được
vụ án, bỏ quy định phụ thuộc vào điều kiện về thời hạn giải quyết vụ án. Tức
là theo quy định tại BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì phải khi
thời hạn giải quyết vụ án đã hết thì Tòa án mới có thể ra Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết VADS, còn BLTTDS 2015 thì không bị phụ thuộc bởi điều
kiện này. Cụ thể:
Theo quy định tại BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): Nếu
trong quá trình chuẩn bị xét xử Tòa án ra Quyết định ủy thác tư pháp hoặc yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án
theo quy định tại các điều 93, 94 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);
thời hạn tiến hành thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ là 30 ngày kể

39
từ ngày nhận được quyết định ủy thác; 15 ngày đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức khi nhận được yêu cầu của Tòa án hoặc VKS, nhưng đến khi hết thời
hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 179 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ
sung 2011) mà Tòa án vẫn chưa nhận được kết quả ủy thác thác pháp hoặc tài
liệu chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án, thì khi đó Tòa án mới có thể ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả, khi nào có kết quả Tòa án
sẽ ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án.
Còn theo quy định tại BLTTDS 2015: Nếu trong quá trình chuẩn bị xét
xử, Tòa án ra Quyết định ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi
cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án theo quy định
tại Điều 105, Điều 106 BLTTDS 2015 thì không cần phải chờ hết thời hạn
chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015, Tòa án có thể ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án ngay. Tuy nhiên, việc áp dụng điểm
đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 cho thấy một bất cập phát sinh, đó là dễ
dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định này để Tòa án ra Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết VADS.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 và Điều 14
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC
thì trường hợp có Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn
chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án
của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quy định này, dẫn đến nhiều vụ án bị kéo
dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết, gây ảnh hưởng đến quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thực tiễn cho thấy, không ít Tòa án lạm dụng tạm đình chỉ giải quyết
vụ án làm một trong những giải pháp tình thế và phổ biến để được tính lại từ
đầu thời hạn chuẩn bị xét xử, tránh việc giải quyết án quá hạn, nhất là vào các
tháng cuối năm, khi Tòa án tổng kết ngành và chủ yếu các Quyết định tạm

40
đình chỉ giải quyết VADS có lý do là chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu
thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Ví dụ: Ngày 20/9/2018, Chị Nông Thị Q (thường trú tại: thôn 8, xã Định
Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn với
anh Lê Chí C (anh C có cùng địa chỉ thường trú với chị Q; tuy nhiên, tại thời
điểm chị C khởi kiện, anh C đang đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc). Ngày
27/9/2018, TAND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa thụ lý vụ án. Ngày
15/10/2018, TAND huyện Yên Định ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
hôn nhân gia đình với lý do: Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp tống đạt
văn bản Thông báo thụ lý vụ án của Tòa cho anh Lê Chí C theo quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015. Trong khi đó, tại thời điểm Tòa án ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì anh C đã về Việt Nam thăm gia
đình và đang ở tại nhà một thời gian, chị Q cũng đã thông báo về việc này cho
Tòa án biết. Rõ ràng việc ủy thác tư pháp tống đạt văn bản của Tòa cho anh C
trong trường hợp này là không cần thiết, Tòa án hoàn toàn có thể tống đạt trực
tiếp cho anh C tại Việt Nam và cũng chưa hết thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án.
Theo quy định của BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với
VADS, vụ án hôn nhân và gia đình tối đa là 06 tháng, vụ án kinh doanh
thương mại, lao động tối đa là 03 tháng kể từ ngày thụ lý nên tạo áp lực rất
lớn trong công việc của Thẩm phán. Để giảm áp lực giải quyết án quá hạn,
một số Thẩm phán đã sử dụng “kế hoãn binh” là tạm đình chỉ giải quyết vụ
án. Một số căn cứ thường được sử dụng để tạm đình chỉ giải quyết vụ án như
điểm đ, điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 với lý do “Cần đợi kết quả
thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ
chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được
vụ án” hoặc “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc
đương sự đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để bổ sung, cung cấp
chứng cứ …” [45].

41
Đây là giải pháp tình thế, vì Tòa án muốn các bên hòa giải để công
nhận thỏa thuận tránh việc kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại; hoặc vào các
tháng 10, tháng 11 hàng năm, khi Tòa án tổng kết công tác ngành, tổng kết thi
đua nên Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để được tính lại từ
đầu thời hạn tố tụng, tránh việc giải quyết án quá hạn. Trong khi đó, pháp luật
không quy định rõ thời hạn đối với Quyết định tạm đình chỉ nên chính việc ra
Quyết định này ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến
quyền lợi chính đáng của đương sự [7]. Có lẽ điều này cũng đã phần nào lý
giải được việc TAND huyện Yên Định trong ví dụ trên đã ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án trong khi không cần thiết.
Do vậy, nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng tạm đình chỉ giải quyết vụ
án để kéo dài thời gian giải quyết vụ án và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể
hơn, khống chế thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời gian
nhất định, để bảo đảm về mặt thời hạn của tạm đình chỉ giải quyết vụ án và
quy định thời gian khắc phục lý do tạm đình chỉ không tính vào thời hạn
chuẩn bị xét xử [1].
2.1.6. Trường hợp cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan đến việc giải quyết vụ án
Đây là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS được quy định tại điểm e
khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015: “Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ”.
Căn cứ này mới được bổ sung, nhằm bảo đảm sự tương thích với quy
định tại Điều 221 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa án trong việc phát
hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

42
Điều 221 BLTTDS 2015 quy định: Trong quá trình giải quyết VADS, nếu
phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết VADS có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên thì Thẩm phán được phân công giải quyết báo cáo và đề nghị
Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án TANDTC
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn
bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết
thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thì Tòa án tiếp
tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung [18].
Trong thời gian chờ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời kiến nghị
của Chánh án TANDTC về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm
pháp luật bị kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thì Tòa án ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết vụ án [37, tr. 516]. Quy định này nhằm bảo đảm cho
Toà án giải quyết vụ án đúng Hiến pháp và pháp luật; thực hiện tốt nhiệm vụ
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật [15].
2.1.7. Trường hợp theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản
Đây là trường hợp tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Theo đó, Điều
41 Luật Phá sản năm 2014 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, Tòa án phải tạm đình chỉ việc giải quyết
vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ
tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự; Tòa án phải tách và
tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan
đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự [19].

43
Vì vậy, việc bổ sung căn cứ này là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm sự tương
thích với quy định của Luật Phá sản năm 2014.
2.1.8. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS quy định căn cứ tạm đình chỉ giải
quyết VADS gồm “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Đây là
quy định mở mà BLTTDS chưa quy định, nhưng đã được quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành
mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau
đó; hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; hoặc phát sinh
lý do mà Tòa án cần thiết phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
mới bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khoản 18 Điều 70 BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền “đề
nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VADS”. Theo đó, một số trường hợp
đương sự đề nghị và có thể được Tòa án chấp nhận khi đương sự đề nghị như:
Phải đi công tác nước ngoài; cần có thời gian thu thập chứng cứ; ốm đau; sinh
đẻ;...v.v, mà họ không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng được,
kèm theo đơn đề nghị là giấy tờ để chứng minh cho việc đề nghị là có căn cứ
như giấy xác nhận của cơ sở y tế, cơ quan, tổ chức cử đi công tác… [27].
Ví dụ: Ngày 30/5/2018, ông A có đơn khởi kiện vụ án dân sự về việc
tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, người bị kiện là ông B. Ngày 6/6/2018, Toà án
thụ lý vụ án. Ngày 05/10/2018, ông B có đơn xin tạm đình chỉ vụ án do đang
bị bệnh phải nằm viện điều trị trong một thời gian dài. Ngày 06/10/2018, Toà
án áp dụng điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 để ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS với lý do: Bị đơn có đơn xin tạm đình chỉ. Tuy
nhiên, ngày 01/11/2018, VKS nhận được Phiếu kiểm sát kèm theo Quyết định
tạm đình chỉ giải giải quyết vụ án nêu trên. Ngày 15/01/2019, VKS đã yêu cầu
Tòa án chuyển hồ sơ vụ án. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, VKS nhận thấy:
Ngày 05/10/2018, ông B có đơn xin tạm đình chỉ vụ án do đang bị bệnh

44
phải nằm viện điều trị trong một thời gian dài nhưng trong hồ sơ không có bất
cứ tài liệu hợp pháp nào chứng minh việc ông B đang phải nằm viện để điều
trị bệnh, Tòa án đã không xem xét đề nghị của ông B có hợp lý, phù hợp với
căn cứ được pháp luật quy định hay không đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án là không đúng quy định của pháp luật.
Trong ví dụ trên, ông B đã vận dụng quy định tại khoản 18 Điều 70
BLTTDS 2015 để thực hiện quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ
án; Tòa án vận dụng điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 để ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, mặc dù đây là quyền của
đương sự, nhưng việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án lại ảnh hưởng đến quyền
lợi của đương sự khác trong vụ án và kết quả giải quyết vụ án. Do vậy, khi
đương sự (chẳng hạn như ông B trong ví dụ trên) đề nghị Tòa án tạm đình chỉ
giải quyết vụ án thì Tòa án phải xem xét đề nghị đó có hợp lý, có phù hợp với
quy định của pháp luật không… Nếu cần thiết và phù hợp thì Tòa án mới
chấp nhận đề nghị của đương sự và ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án. Trong ví dụ trên, đề nghị của ông B chỉ có thể được chấp nhận khi ông B
có tài liệu hợp pháp chứng minh mình đang phải nằm viện điều trị bệnh một
thời gian dài, không thể tham gia tố tụng và cũng không thể ủy quyền cho
người khác tham gia tố tụng thay ông B được, nhưng Tòa án vẫn ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà không xem xét đến những điều này.
Qua phân tích ví dụ trên, cho thấy quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải
quyết VADS tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 chưa rõ ràng, cũng
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng căn cứ này nên dẫn đến nhận
thức và thực hiện pháp luật không thống nhất, có tình trạng đương sự lạm dụng
quyền này để đề nghị Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS và
tình trạng Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS không đúng quy
định của pháp luật. Điều đó, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, xâm phạm
đến quyền lợi chính đáng của các đương sự khác trong vụ án và ảnh hưởng đến

45
kết quả giải quyết vụ án. Đây là một bất cập và là một kẽ hở lớn của pháp
luật, cần phải nhanh chóng có giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật [9].
2.2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án quyết định tạm ngừng
việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Theo khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 quy định thì Tòa án ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS khi có một trong các căn cứ quy định tại
các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h của khoản này.
Tại mẫu số 41-DS và mẫu số 42-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số
01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của HĐTP – TANDTC, Nghị quyết ban
hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự, quy định về nội dung và hình thức
của Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Theo đó, Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết VADS phải bảo đảm về mặt nội dung và hình thức như sau:
1. Ghi tên Toà án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS; nếu
Toà án ra Quyết định là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ tên tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc); nếu Toà án nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, thì
ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh/thành phố nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố
Hà Nội);
2. Ghi số của Quyết định tạm đình chỉ: Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi
năm ra Quyết định, ô thứ 3 là ký hiệu riêng (ví dụ: Số: 02/2017/QĐST- HNGĐ);
3. Ghi rõ tên Quyết định là: “Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS” và ghi căn cứ pháp lý để ra Quyết định (ví dụ: Căn cứ vào các điều
214, 215 và 219 của BLTTDS 2015; Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án…);
4. Ghi lý do của việc tạm đình chỉ giải quyết VADS: Ghi cụ thể lý do
tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp nào của quy định pháp luật (ví
dụ: Xét thấy cần đợi Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hiệp Hòa
cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ
án, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015);

46
5. Ghi thông tin vụ án bị tạm đình chỉ: Ghi số, ngày/tháng/năm thụ lý vụ
án (ví dụ: Số: 196/2019/TLPT-DS ngày 01/8/2019); quan hệ tranh chấp mà Tòa
án giải quyết (ví dụ: “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”);
6. Ghi thông tin của đương sự trong vụ án: Nếu nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của
cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở cơ quan, tổ chức
đó (ghi theo đơn khởi kiện);
7. Phần cuối cùng của Quyết định phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của
Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án hoặc của các thành viên HĐXX và phải
được đóng dấu của Tòa án đang giải quyết vụ án đó [13].
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 214 BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp”; khoản 5 Điều 215 BLTTDS 2015
quy định: “Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.
Quy định trên nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân và
việc VKSND thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
đối với Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án là đúng với quy
định của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS không đúng với quy định của pháp luật thì Quyết định này có
thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi xuất
hiện những tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết vụ án không thể tiếp tục
được thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu Tòa án
vẫn tiếp tục giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
các đương sự và kết quả giải quyết vụ án sẽ không bảo đảm tính chính xác,

47
đúng đắn nên việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án là cần thiết, tránh gây thiệt
hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Việc ra Quyết định tạm đình chỉ và nội dung, hình thức của Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án cũng được quy định chặt chẽ, đầy
đủ thông tin cần thiết. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS, Tòa án phải gửi Quyết định này cho các
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp và Quyết định
này phải lưu vào hồ sơ vụ án.
So với BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thời hạn phải gửi
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS cho các đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp tho BLTTDS 2015 được rút ngắn
hơn, chỉ còn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS, BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thời hạn là 05
ngày làm việc. Quy định này nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của
đương sự và quyền kháng nghị của VKS đối với Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS [8, tr. 290].
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS không phải là một Quyết
định vô thời hạn, nó cũng không làm chấm dứt việc giải quyết vụ án mà chỉ
làm gián đoạn tiến trình tố tụng của việc giải quyết vụ án trong một thời gian
nhất định do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định thuộc các căn cứ tạm
đình chỉ được pháp luật quy định; Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm và nó sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Tòa án ra Quyết
định tiếp tục giải quyết VADS, khi đó Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án kể
từ khi ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS.
2.3. Thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS có thể được ra ở hai thời điểm, đó là trong thời
hạn chuẩn bị xét xử vụ án và tại phiên tòa xét xử vụ án ở Tòa án cấp sơ thẩm.

48
2.3.1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 219 BLTTDS 2015 thì: Trước khi mở
phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 thì: Trong thời hạn
chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm
phán ra một trong các Quyết định…, trong đó có trường hợp ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án ở Tòa án cấp sơ thẩm, nếu có
căn cứ tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật thì Tòa án phải ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 quy định còn chưa rõ ràng.
Trong thực tiễn, việc áp dụng tạm đình chỉ giải quyết VADS theo quy định
này đã phát sinh vướng mắc, đó là việc ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS vào thời điểm nào cho phù hợp? Nếu có căn cứ thì Tòa án phải ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án ngay mà không phải chờ đến khi hết
hoặc gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra Quyết định; hay phải chờ đến
khi thời hạn chuẩn bị xét xử gần hết hoặc hết thì Tòa án mới được ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án?
Do vậy, phải xem xét thời điểm nào ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án là phù hợp? Vì khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án phải ra Quyết
định tiếp tục giải quyết vụ án và thời hạn chuẩn bị xét xử bắt đầu lại từ đầu.
2.3.2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 219 BLTTDS thì: Tại phiên tòa, Hội
đồng xét xử có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Theo đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VADS, nếu có căn cứ tạm đình chỉ
giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, HĐXX phải ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, khác với việc ra Quyết định tạm đình chỉ

49
trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, đối với trường hợp này, theo quy định
tại khỏa 2 Điều 235 BLTTDS 2015 thì: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án
và lập thành văn bản.
Như vậy, nếu như việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án (trước khi mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án), là do cá nhân Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra Quyết
định; thì việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS tại phiên tòa
xét xử vụ án lại phải được HĐXX cùng thảo luận, thông qua tại phòng nghị án
và lập thành văn bản. Điều này làm nên sự khác biệt về thủ tục ra Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS ở thời điểm trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án
và ở thời điểm tại phiên tòa xét xử vụ án. Nhưng dù là ở trong thời điểm nào,
Tòa án cũng chỉ được ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS khi có căn cứ
tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
2.3.3. Sau khi tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 259 BLTTDS 2015 thì: Trong trường
hợp hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa
được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự.
Theo quy định trên, vấn đề đặt ra là sau khi có Quyết định tạm ngừng
phiên tòa, khi thời hạn tạm ngừng phiên tòa đã hết mà các lý do tạm ngừng
chưa được khắc phục thì HĐXX có phải mở phiên tòa, nghị án và công bố
Quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015 không, hay chỉ
cần hết thời hạn tạm ngừng mà các căn cứ tạm ngừng chưa được khắc phục
thì sẽ ra ngay Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án? Khi lý do để ngừng
phiên tòa đã được khắc phục thì HĐXX có phải mở lại phiên tòa để công bố
việc tiếp tục giải quyết vụ án không, hay ra ngay Quyết định tiếp tục giải
quyết vụ án, hay chỉ cần ghi vào biên bản phiên tòa?

50
Theo tinh thần của khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015 thì việc ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án
phải được HĐXX mở phiên tòa. Như vậy, việc triệu tập đương sự và mở
phiên tòa chỉ để thông báo việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc tiếp tục
giải quyết vụ án sẽ gây mất thời gian và chưa theo đúng tinh thần cải cách Tư
pháp của nhà nước ta hiện nay.
Về mẫu Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi hết thời hạn tạm
ngừng phiên tòa hay Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án, không rõ sẽ theo
mẫu nào. Bởi mẫu số 42-DS ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
là mẫu dành cho trường hợp HĐXX ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS, nhưng các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án không bao gồm khoản
2 Điều 259 BLTTDS 2015. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP cũng không có
mẫu nào về việc tiếp tục giải quyết vụ án trong trường hợp này [29].
Về hậu quả của tạm đình chỉ giải quyết VADS sau khi tạm ngừng phiên
tòa: Căn cứ khoản 1 Điều 203 BLTTDS khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì
không còn sự hoạt động của phiên tòa, thời hạn xét xử được tính lại kể từ
ngày Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật. Khi đó, Tòa
án phải thực hiện các thủ tục để giải quyết vụ án chứ không phải tiếp tục
phiên tòa xét xử vụ án. Quy định này có thể dẫn đến một số Thẩm phán ra
Quyết định đưa vụ án ra xét xử để tránh bị hết thời hạn chuẩn bị xét xử, rồi sẽ
tạm ngừng phiên tòa và hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa sẽ tiếp tục ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án [29], trên thực tế thì điều này đã xảy ra.
Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết các vụ án
bị chậm, kéo dài và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
các đương sự và các bên có liên quan khác trong vụ án.
Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy, quy định của pháp luật về thời
điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS chưa rõ ràng, dẫn
đến cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất trong thực tiễn. Cần có

51
hướng dẫn cụ thể hơn về thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS.
2.4. Thẩm quyền ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự
2.4.1. Trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Khoản 1 Điều 219 BLTTDS 2015 quy định: “Trước khi mở phiên tòa,
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án
dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”.
Theo đó, trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS khi có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214
BLTTDS 2015; đối với trường hợp đương sự có yêu cầu tạm đình chỉ giải
quyết VADS theo quy định tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS 2015 thì Tòa án
cần xem xét yêu cầu đó có phù hợp với các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ
án theo điều 214 Bộ luật này hay không để ra Quyết định.
2.4.2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Khoản 2 Điều 219 BLTTDS 2015 quy định: “Tại phiên tòa, Hội đồng
xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự.”.
Theo đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, HĐXX có thẩm quyền ra Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS khi có căn cứ tạm đình chỉ theo quy định
của pháp luật, Quyết định này phải được HĐXX thảo luận, thông qua tại
phòng nghị án và lập thành văn bản.
2.4.3. Sau khi tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 259 BLTTDS 2015 thì: Hết thời hạn
tạm ngừng phiên tòa, nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì
Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

52
Như vậy, sau khi có Quyết định tạm ngừng phiên tòa, nếu hết thời hạn tạm
ngừng (không quá 01 tháng kể từ ngày ra Quyết định tạm ngừng phiên tòa) thì
HĐXX có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Khi đó,
HĐXX mở phiên tòa và công bố Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
2.5. Quy trình tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
2.5.1. Xác định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần
nghiên cứu, xem xét VADS đang giải quyết có thuộc một trong các trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 không. Để xác định
một cách chính xác, cụ thể Thẩm phán cần căn cứ: Các tài liệu, chứng cứ
trong hồ sơ vụ án do các đương sự cung cấp và do Tòa án thu thập được; lời
khai của đương sự và lời khai của những người tham gia tố tụng khác như:
người làm chứng, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự…
Lời khai của những người tham gia tố tụng không phải là căn cứ trực
tiếp để Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên,
Thẩm phán phải căn cứ vào các lời khai này để xác định các tình tiết liên quan
đến việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án; trên cơ sở đó Thẩm phán yêu cầu các
đương sự hoặc các cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên
quan. Từ đó mới đủ cơ sở xác định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
2.5.2. Soạn thảo Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS được soạn theo mẫu số 41-
DS và mẫu số 42-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13/01/2017 của HĐTP – TANDTC; mẫu số 41-DS được sử dụng khi
Thẩm phán ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS trước khi mở
phiên tòa; mẫu số 42-DS được sử dụng khi HĐXX ban hành Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS tại phiên tòa.
Việc soạn thảo Quyết định cần theo đúng hướng dẫn đã được ghi trong
các mẫu số 41-DS và mẫu số 42-DS. Trong Phần “xét thấy” của Quyết định

53
cần nêu rõ lý do làm căn cứ tạm đình chỉ và viện dẫn điểm, khoản nào được
áp dụng trong Điều 214 BLTTDS 2015 hoặc văn bản pháp luật nào làm căn
cứ để tạm đình chỉ. Tại phiên tòa, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
phải được HĐXX thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập
thành văn bản theo khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015. Chi tiết hơn quy định
về nội dung và hình thức của Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS -
Theo trình bày tại mục “2.2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự” của Chương 2 Luận văn này.
Sau khi kiểm tra các nội dung, thông tin trong dự thảo Quyết định tạm
đình chỉ đã chính xác, phù hợp với hồ sơ vụ án; Thẩm phán ký và ban hành
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
2.5.3. Ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Sau khi Thẩm phán, HĐXX ký và ban hành Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định
định tạm đình chỉ giải quyết VADS, Tòa án phải gửi Quyết định đó cho
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp theo quy
định tài khoản 2 Điều 214 BLTTDS 2015.
Khi ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, Tòa án không
xóa tên VADS bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào
sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
và Quyết định này phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn, Tòa án
phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS và gửi Quyết định đó cho đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp; đồng thời, Quyết định
tạm đình chỉ giải quyết VADS hết hiệu lực kể từ ngày Tòa án ban hành Quyết
định tiếp tục giải quyết VADS; Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban
hành Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

54
2.6. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
So với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì thời hạn Tòa án
phải gửi Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS cho đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp theo BLTTDS 2015 rút ngắn hơn, còn
03 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Quy
định này nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng
nghị của VKS đối với Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
BLTTDS 2015 cũng đã quy định cụ thể ngày hết hiệu lực của Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS là kể từ ngày ban hành Quyết định tiếp
tục giải quyết VADS. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành
Quyết định tiếp tục giải quyết VADS [18, Điều 216].
Theo quy định tại Điều 216 BLTTDS 2015 thì thời hạn tạm đình chỉ
giải quyết vụ án không bị giới hạn về thời gian, vụ án sẽ bị tạm đình chỉ giải
quyết cho đến khi lý do tạm đình chỉ không còn. Trong khi đó, theo điểm b
khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 và Điều 14 Nghị quyết số 05/2012/NQ-
HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC thì trường hợp có Quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ
ngày Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Vậy, thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án sẽ kéo dài bao lâu?
Ví dụ: Đối với căn cứ “Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,
chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án” tại điểm đ
khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015; vấn đề đặt ra là nếu Cơ quan, tổ chức nhận
được yêu cầu của Toà án nhưng không thực hiện yêu cầu của Toà án thì thời
hạn giải quyết vụ án sẽ là bao lâu? Trong khi khoản 3 Điều 106 BLTTDS
2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng
cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu [34].
Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể hơn về thời hạn Tòa án
phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS là trong thời hạn 03 ngày làm

55
việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn và Tòa án phải
gửi Quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS
cùng cấp. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 lại không quy định rõ thời hạn Tòa án
phải gửi Quyết định tiếp tục giải quyết VADS cho đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp là bao lâu?
Như vậy, về thời hạn tạm đình chỉ giải quyết VADS, BLTTDS 2015 đã
có những quy định rõ hơn so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập, pháp luật quy định chưa rõ
ràng dẫn đến việc bị kéo dài thời gian giải quyết vụ án, xâm phạm đến quyền
lợi hợp pháp của đương sự và kết quả giải quyết vụ án.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015, đối với trường hợp
tạm đình chỉ giải quyết vụ án sau khi hết thời gian tạm ngừng phiên tòa,
trường hợp này sẽ không còn sự hoạt động của phiên tòa và thời hạn xét xử
cũng được tính lại từ đầu, kể từ ngày Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có
hiệu lực pháp luật. Tức là, khi đó, Tòa án phải thực hiện các thủ tục để giải
quyết vụ án chứ không phải chỉ là tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án như tạm
ngừng phiên tòa. Điều này sẽ dẫn đến một số Thẩm phán ra Quyết định đưa
vụ án ra xét xử để tránh bị hết thời hạn chuẩn bị xét xử, rồi sẽ tạm ngừng
phiên tòa và hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa sẽ tiếp tục ra Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án, làm cho việc giải quyết các vụ án bị kéo dài.
Qua phân tích trên, có thể thấy, quy định về thời hạn tạm đình chỉ giải
quyết VADS đã thể hiện rõ những bất cập, dẫn đến việc tùy tiện về vấn đề
thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án và làm cho thời gian giải quyết vụ án bị
kéo dài và xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án.
2.7. Hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Về cơ bản, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết VADS được
quy định tại BLTTDS 2015 đã kế thừa toàn bộ quy định về tạm đình chỉ giải
quyết VADS tại Điều 190 BLTTDS 2004:

56
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ làm tạm ngừng tiến
trình tố tụng trong một thời gian nhất định, không làm chấm dứt việc giải
quyết vụ án. Do vậy, sau khi có Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS,
Tòa án không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi vào sổ thụ lý ngày,
tháng, năm của Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS đó.
- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc và
được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án cấp sơ thẩm có
thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Ngoài ra, BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm 02 hậu quả pháp lý của việc
tạm đình chỉ giải quyết VADS, đó là:
- Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214
của Bộ luật này thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ
án phải có văn bản đề nghị Chánh án TANDTC kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này;
+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của
Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà
cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thì Tòa án tiếp tục giải quyết
vụ án theo thủ tục chung. Hậu quả này được quy định bổ sung tại khoản 3
Điều 215 BLTTDS 2015 là do Bộ luật này đã bổ sung thêm căn cứ tạm đình
chỉ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 [18, Điều 215].
- Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng vụ án, bảo đảm quyền lợi
chính đáng của đương sự và những người khác có liên quan trong VADS, tại
khoản 4 Điều 215 BLTTDS 2015 đã bổ sung hậu quả của tạm đình chỉ giải

57
quyết VADS là: Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án;
+ Sau khi có Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại
khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc
phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để
kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. Đây là một điểm đột phá của BLTTDS 2015
về hậu quả của tạm đình chỉ giải quyết VADS [18, Điều 215].
2.8. Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 216 BLTTDS 2015 thì: Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn, Tòa án
phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS và gửi Quyết định đó cho đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp; Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết VADS hết hiệu lực kể từ ngày có Quyết định tiếp tục giải quyết
VADS; Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành Quyết định tiếp
tục giải quyết VADS.
Theo đó, BLTTDS 2015 đã quy định rõ hơn về thời hạn Tòa án phải ra
Quyết định tiếp tục giải quyết VADS là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày lý do của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn; đồng thời quy
định Tòa án phải gửi Quyết định tiếp tục giải quyết VADS cho đương sự, cơ
quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp. Quy định này nhằm bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của công dân và việc VKSND thực hiện chức năng,
nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự đối với Quyết
định tiếp tục giải quyết VADS của Tòa án là đúng với quy định của pháp luật
tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo tác giả, để bảo đảm hơn quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và những người khác có liên quan trong vụ án, cần quy
định cụ thể thời hạn Tòa án phải gửi Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án cho
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và gửi cho VKS cùng cấp.

58
Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 cũng đã quy định cụ thể hơn về thời điểm
hết hiệu lực của Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, đó là kể từ khi có
Quyết định tiếp tục giải quyết VADS.
Theo quy định tại Điều 219 thì trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán
được phân công giải quyết VADS có thẩm quyền ra quyết định tiếp tục giải
quyết VADS; còn Tại phiên tòa, HĐXX có thẩm quyền ra Quyết định tiếp tục
giải quyết VADS.
Tại mẫu số 43-DS và mẫu số 44-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số
01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của HĐTP – TANDTC, ban hành một
số biểu mẫu trong tố tụng dân sự quy định về nội dung, hình thức của Quyết
đình tiếp tục giải quyết VADS như sau:
1) Ghi tên Toà án ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS; nếu Toà án
ra Quyết định là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ tên tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc); nếu Toà án nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, thì
ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh/thành phố nào (ví dụ: TAND thành phố Hà Nội);
2) Ghi số của Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án: Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra Quyết định, ô thứ 3 là ký hiệu riêng (ví dụ: Số:
02/2017/QĐST- HNGĐ);
3) Ghi rõ tên Quyết định là: “Quyết định tiếp tục giải quyết VADS” và
ghi căn cứ pháp lý để ra Quyết định (ví dụ: Căn cứ vào các Điều 216 và Điều
219 của BLTTDS 2015; Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án…);
4) Ghi lý do của việc tiếp tục giải quyết VADS: Ghi cụ thể lý do tiếp
tục giải quyết vụ án thuộc trường hợp nào của quy định pháp luật (ví dụ: Xét
thấy nguyên đơn là cá nhân đã chết, nay đã có cá nhân kế thừa quyền và nghĩa
vụ tố tụng);
5) Ghi thông tin vụ án được tiếp tục giải quyết: Ghi số, ngày/tháng/năm
thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 196/2019/TLPT-DS ngày 01/8/2019); quan hệ tranh

59
chấp mà Tòa án giải quyết (ví dụ: “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng”);
6) Ghi thông tin của đương sự trong vụ án: Nếu nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của
cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở cơ quan, tổ chức
đó (ghi theo đơn khởi kiện);
7) Phần cuối cùng của Quyết định phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của
Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án hoặc của các thành viên HĐXX và phải
được đóng dấu của Tòa án đang giải quyết vụ án đó [13].
Có thể thấy, quy định của BLTTDS 2015 đã khắc phục hạn chế của
pháp luật tố tụng trước đây (Pháp lệnh Thủ tục giải quyết VADS, BLTTDS
2004…) không quy định về việc Quyết định tiếp tục giải quyết VADS sau khi
lý do tạm đình chỉ không còn. Tuy nhiên, với quy định tại khoản 2 Điều 219
BLTTDS 2015, vấn đề đặt ra là HĐXX ra Quyết định tiếp tục giải quyết
VADS như thế nào? Có phải mở phiên tòa hay chỉ họp để ra Quyết định? Đây
chính là một trong những hạn chế của BLTTDS 2015. Về vấn đề này, hiện
nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không phải mở phiên tòa để ra Quyết
định tiếp tục giải quyết VADS. Bởi lẽ, mặc dù HĐXX ký ban hành nhưng sau
khi ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án thì thời hạn xét xử được tính lại từ
đầu, việc giải quyết vụ án còn phải tiến hành nhiều thủ tục theo quy định của
BLTTDS, chưa xét xử ngay được. Vì vậy, không cần thiết phải mở phiên tòa
mà HĐXX chỉ cần họp để ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS. Việc mở
phiên tòa sẽ gấy mất thời gian cho tất cả và tốn kém cho Ngân sách Nhà nước.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: BLTTDS quy định việc ra Quyết định
tiếp tục giải quyết VADS thuộc thẩm quyền của HĐXX; theo quy định tại
khoản 3 Điều 235 của BLTTDS 2015 thì Quyết định về các vấn đề khác được
HĐXX thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản

60
nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Do đó, HĐXX phải mở phiên
tòa để ra Quyết định.
Như vậy, dù theo quan điểm nào thì trường hợp trước đó, tại phiên tòa,
HĐXX đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn thì Tòa án
phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết VADS [36].
2.9. Kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS nếu như
không phù hợp, không đúng với quy định của pháp luật có thể dẫn đến thời
gian giải quyết vụ án bị kéo dài, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của
đương sự. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng những quy định của pháp luật về
căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS một cách cẩn trọng, phù hợp với thực
tiễn thì pháp luật cũng cần phải xây dựng những quy định nhằm bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của công dân, trao cho chủ thể của vụ án phương tiện
để kiểm sát tính chính xác, đúng đắn của việc tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Do đó, cần có quy định ghi nhận đương sự có quyền được nhận Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS, Quyết định tiếp tục giải quyết VADS của
Tòa án; đương sự có quyền kháng cáo, khiếu nại hoặc kiến nghị/đề nghị VKS
kháng nghị đối với những Quyết định này của Tòa án và VKS có quyền
kháng nghị, kiến nghị đối với những Quyết định này của Tòa án.
Khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015 quy định: “Viện kiểm sát kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu,
kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc
giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.”.
Theo quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 27 Luật tổ chức VKSND năm
2014 thì VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm sát Bản án, Quyết định của
Tòa án; kháng nghị, kiến nghị đối với Bản án, Quyết định của Tòa án có vi
phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện hoạt động tố tụng [20].

61
Khoản 4 Điều 83 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định Kiểm sát
viên khi thực hiện nhiệm vụ có quyền kiến nghị theo quy định pháp luật;
khoản 5, khoản 6 Điều 58 BLTTDS 2015 quy định Kiểm sát viên có quyền
kiểm sát Bản án, Quyết định của Tòa án; kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện
đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTDS.
Phù hợp với những quy định trên, BLTTDS 2015 đã có những quy định
cụ thể đối với việc tạm đình chỉ giải quyết VADS:
Khoản 2 Điều 214 BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa
án phải gửi Quyết định đó cho VKS cùng cấp”;
Khoản 5 Điều 215 BLTTTDS 2015 quy định: “Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
Điều 216 BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ
luật này không còn thì Tòa án phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án
dân sự và gửi Quyết định đó VKS cùng cấp.”.
Những quy định trên của BLTTDS 2015 nhằm bảo đảm quyền tiếp cận
công lý của công dân; đương sự trong vụ án có quyền khiếu nại, kiến nghị/đề
nghị VKS kháng nghị đối với Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS,
Quyết định tiếp tục giải quyết VADS của Tòa án; đồng thời cũng thể hiện
được chức năng thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự của VKS; VKS có quyền kháng nghị, kiến nghị đối với Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS, Quyết định tiếp tục giải quyết VADS của Tòa án.
Theo đó, nếu có căn cứ xác định Tòa án ban hành Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS, Quyết định tiếp tục giải quyết VADS không phù hợp,
không đúng với quy định của pháp luật, VKS xem xét kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm hoặc kiến nghị đối với những Quyết định này của Tòa án.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS 2015 thì:

62
Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sau khi có
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm
khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ
để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
Như vậy, có thể thấy rằng, BLTTDS 2015 tuy không quy định cụ thể là
sau khi ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự, Thẩm phán phải gửi VKS
các văn bản yêu cầu, nhắc nhở, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
yêu cầu của Thẩm phán nhằm kịp thời đưa vụ án ra xét xử, nhưng nội hàm
vấn đề đã chứa đựng điều đó. Bởi lẽ, xét về bản chất, việc tạm đình chỉ giải
quyết vụ án chỉ làm gián đoạn tạm thời việc giải quyết VADS do xuất hiện
tình tiết, sự kiện nhất định chứ không làm chấm dứt việc giải quyết vụ án đó.
Do đó, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát giải quyết vụ án vẫn tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thời gian tạm đình chỉ vụ án.
Ngoài ra, tại Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của
VKSND tối cao về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ việc dân sự cũng quy định, hướng dẫn chi tiết về việc kiểm sát đối với
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS [42]:
- Theo Điều 17 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của
VKSND tối cao thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn
gửi Quyết định tạm đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 214
BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại
khoản 1 Điều 214 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp
luật. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo
cáo lãnh đạo VKS xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
+ Trường hợp tại phiên tòa, khi HĐXX ra Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ. Nếu

63
phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo VKS xem xét kháng
nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị. Khi thực hiện kiểm sát việc tạm đình chỉ giải
quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát, đồng thời
kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS.
- Về kiểm sát việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm đối với Quyết định tạm đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm. Theo Điều 38
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của VKSND tối cao thì: Khi
nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên họp phúc thẩm xem xét Quyết định tạm
đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Kiểm sát viên
nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị; tài liệu, chứng cứ kèm theo; nội
dung Quyết định; căn cứ, thẩm quyền ra Quyết định.
+ Trường hợp tại phiên họp phúc thẩm xem xét Quyết định tạm đình
chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
trình bày, hỏi, tranh luận, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị và phát biểu ý kiến của
VKS theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 của Quy chế này. Kiểm sát viên
Kiểm tra biên bản phiên họp, yêu cầu ghi sửa đổi, bổ sung biên bản phiên họp
nếu cần thiết và ký xác nhận theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.
Theo đó, khi kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS,
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần kiểm sát chặt chẽ về thời hạn gửi Quyết
định, trình tự, thủ tục, nội dung; các căn cứ pháp luật được áp dụng… VKS
cùng cấp phải thực hiện nghiêm quy định sau khi nhận được Quyết định, phải
đọc kỹ để phát hiện vi phạm, trường hợp cần thiết thì phải khẩn trương xác
minh, làm rõ, mời đương sự đến làm việc để làm rõ những vi phạm, thiếu sót
của Tòa án để phục vụ cho việc xem xét kháng nghị, kiến nghị và lập phiếu
kiểm sát báo cáo lãnh đạo VKS, bảo đảm quyền lợi chính đáng của đương sự.

64
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở của lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS tại Chương 1,
Chương 2 của Luận văn đã đi vào phân tích, đánh giá một cách chuyên sâu,
có thệ thống và toàn diện các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ
giải quyết VADS như: Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS; Quyết định và
thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ gải quyết VADS; thẩm quyền
ban hành Quyết định và quy trình tạm đình chỉ giải quyết VADS; thời hạn và
hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ gải quyết VADS; Quyết định tiếp tục giải
quyết VADS và Kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Qua nghiên cứu và phân tích, đối chiếu với các quy định trước đây của
BLTTDS 2004 về tạm đình chỉ giải quyết VADS cho thấy, BLTTDS 2015 đã
quy định tương đối đầy đủ và bao quát được các trường hợp Tòa án cần hoặc
phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Các quy định của BLTTDS
2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS đã kế thừa những điêm tích cực của
các quy định trước đây tại BLTTDS 2004; kết hợp với sửa đổi, bổ sung một
số quy định mới phù hợp với thực tế hơn; cho thấy sự hoàn thiện và mang lại
hiệu quả áp dụng pháp luật cao hơn của BLTTDS 2015.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết VADS cho thấy, ngoài có thêm
nhiều quy định thể hiện tính tích cực thì BLTTDS 2015 cũng đã bộc lộ những
hạn chế nhất định. Vấn đề này gây ra những vướng mắc, bất cập cho việc áp
dụng các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong
thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật để
thấy được sự tác động của những hạn chế này và chỉ ra những nguyên nhân
của nó, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục là cần thiết và là tiền đề cho việc
nghiên cứu ở Chương 3 của Luận văn.

65
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 của TANDTC về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ công tác trong việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân
sự, các Tòa án đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để các vụ việc dân sự quá
thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 30/11/2018,
chỉ còn 26 vụ quá hạn do lỗi chủ quan của Tòa án; hạn chế tối đa việc tạm
đình chỉ nhiều lần đối với một vụ án, tạm đình chỉ giải quyết vụ án không có
căn cứ; làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung
cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong
những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp
với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án [31].
Mặc dù vậy, qua tìm hiểu về tình hình giải quyết các VADS ở một số
Tòa án trên một số địa bàn trong nước, kết quả cho thấy số lượng vụ án bị tạm
đình chỉ giải quyết chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có chung một số nguyên
nhân dẫn đến việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án, kéo dài thời gian giải quyết
vụ án; điển hình:
 Tại thành phố Hà Nội
Công tác giải quyết các loại án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại và lao động năm 2018 tại TAND hai cấp ở Thành phố Hà
Nội như sau:
- Án dân sự: Thụ lý 4.778 vụ (tăng 1.151 vụ = 31,73%); giải quyết
2.568 vụ (tăng 205 vụ = 8,67%); đạt tỷ lệ giải quyết 53,75%. Án quá hạn 36
vụ (giảm 41 vụ); tạm đình chỉ 281 vụ (giảm 64 vụ); hòa giải thành, công nhận

66
thỏa thuận của các đương sự 741 vụ = 28,85% trên tổng số án dân sự đã giải
quyết [32].
- Án hôn nhân và gia đình: Thụ lý 18.765 vụ (tăng 2.856 vụ = 17,95%);
giải quyết 17.319 vụ (tăng 1.896 vụ = 12,29%); đạt tỷ lệ giải quyết 92,3%.
Án quá hạn 05 vụ (giảm 04 vụ); tạm đình chỉ 27 vụ (giảm 47 vụ); hòa giải
thành, công nhận thỏa thuận của các đương sự 12.930 vụ = 74,65% (trong đó
hòa giải thành 909 vụ) trên tổng số án hôn nhân gia đình đã giải quyết [32].
- Án kinh doanh, thương mại: Thụ lý 2.416 vụ (tăng 466 vụ = 23,89%);
giải quyết 1.237 vụ (tăng 122 vụ = 10,94%); đạt tỷ lệ giải quyết 51,2%.
Án quá hạn 32 vụ (giảm 12 vụ); tạm đình chỉ 205 vụ (giảm 155 vụ); hòa giải
thành, công nhận thỏa thuận của các đương sự 420 vụ = 33,95% trên tổng số
án kinh doanh, thương mại đã giải quyết [32].
- Án lao động: Thụ lý 142 vụ (giảm 02 vụ = 1,38%); giải quyết 93 vụ
(giảm 29 vụ = 23,77%); đạt tỷ lệ giải quyết 52,8%. Án quá hạn 01 vụ (tăng 01
vụ); tạm đình chỉ 07 vụ (giảm 01 vụ) [32].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại án trên bị tạm đình chỉ giải
quyết như: Đợi kết quả xác minh, thu thập chứng cứ từ các cơ quan khác (kết
quả giám định, kết quả định giá, kết quả đo vẽ hiện trạng nhà đất tranh chấp, ý
kiến của UBND về thủ tục cấp GCNQSDĐ...); đợi kết quả ủy thác tư pháp để
thu thập chứng cứ hoặc triệu tập đương sự đang ở nước ngoài;... Trong đó,
điển hình là công tác phối hợp của các cấp, ngành trên địa bàn thành phố
trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ chưa cao; đặc biệt có UBND không
thực hiện bất cứ yêu cầu nào của Tòa án.
 Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 06 tháng đầu năm 2018, TAND hai cấp ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã thụ lý 19.252 vụ, việc dân sự; trong số 14.033 vụ, việc chưa giải
quyết có 4.480 vụ việc đang tạm đình chỉ (chiếm tỷ lệ 31,9%), 172 vụ việc
quá hạn xét xử theo luật định [2].

67
Một số nguyên nhân chính khiến vụ, việc dân sự ở đây bị tạm đình chỉ
giải quyết như: Đợi kết quả xác minh, thu thập chứng cứ từ các cơ quan khác
(kết quả giám định, kết quả định giá, kết quả đo vẽ hiện trạng nhà đất tranh
chấp...); đợi kết quả giải quyết các vụ án khác hoặc vụ việc pháp luật quy định
phải do cơ quan khác giải quyết trước; đợi kết quả ủy thác tư pháp để thu thập
chứng cứ hoặc triệu tập đương sự đang ở nước ngoài; đợi kết quả giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp... Những nguyên nhân này làm mất rất
nhiều thời gian, dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết.
Ngoài ra để dẫn đến việc giải quyết vụ án bị chậm trễ, thời gian giảỉ
quyết vụ án kéo dài, vụ án bị tạm đình chỉ còn do một số nguyên nhân chủ
quan như: Một số Thẩm phán chưa tích cực hỗ trợ khi người dân yêu cầu tòa
án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 97 BLTTDS 2015; sự trả
lời của các cơ quan, đơn vị còn hời hợt, chung chung và vô trách nhiệm;
Chẳng hạn, trong một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, việc giám định
chữ ký, chữ viết kéo dài gần 5 năm. Câu trả lời là “chữ ký và chữ viết có một số
đặc điểm khác nhau, nhưng chưa có cơ sở kết luận giám định”, sự hời hợt vô
trách nhiệm ấy đã gây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết. Hoặc, trong vụ tranh
chấp quyền sử dụng đất, UBND huyện có Công văn trả lời Tòa án rằng “việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng theo quy định của pháp luật”; nhưng
chỉ 03 (ba) tháng sau, chính UBND huyện này lại cho rằng việc cấp GCNQSDĐ
là sai quy định và ra Quyết định thu hồi GCNQSDĐ. Trong tình huống này,
thẩm phán phải xử như thế nào? Chính những điều này dẫn đến việc giải quyết
vụ án bị kéo dài, xâm phạm đến quyền lợi của người dân… [2].
Nhìn chung, tỉ lệ giải quyết chung các loại vụ, việc ở TAND hai cấp tại
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 cao hơn so với năm 2017, nhưng tỉ lệ từng
loại án không đạt chỉ tiêu của TANDTC đề ra; số lượng các vụ án, vụ việc
tạm đình chỉ còn nhiều; chưa khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn, án tạm
đình chỉ lâu năm chưa được giải quyết; tình trạng chậm ban hành chậm gửi

68
Bản án, Quyết định cho các cơ quan liên quan hoặc chậm tống đạt văn bản tố
tụng cho người tham gia tố tụng vẫn còn tiếp diễn nhiều;… [28].
 Tại tỉnh Đồng Nai
Trong 09 tháng đầu năm 2018, TAND hai cấp ở tỉnh này đã thụ lý
13.308 vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Trong đó: Cũ là 3.457 vụ, việc;
mới là 9.851 vụ, việc; đã giải quyết là 8.851 vụ, việc (huyện 8.752 vụ, việc;
tỉnh 99 vụ, việc); hiện còn tồn 4.457 vụ, việc (huyện 4.076 vụ, việc; tỉnh 381
vụ, việc); bị tạm đình chỉ là 599 vụ, việc (huyện 377 vụ, việc; tỉnh 222 vụ,
việc). Số lượng án thụ lý nhưng có Quyết định tạm đình chỉ khá lớn, chiếm tỷ
lệ cao nhất là các vụ án tranh chấp đất đai hoặc hợp đồng mua bán… [26, 35].
Qua công tác kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ của TAND 02 (hai) cấp
ở tỉnh Đồng Nai, phát hiện: 272/599 Quyết định có vi phạm (huyện 152, tỉnh
120), chiếm 45% trên tổng số Quyết định tạm đình chỉ được Tòa án ban hành.
Vi phạm tập trung dưới những dạng:
- Vi phạm về thời hạn gửi quyết định theo Điều 214 BLTTDS;
- Vi phạm về hình thức Quyết định như: Sai mẫu, thiếu điểm khoản,
không nêu rõ lý do;
- Vi phạm trong việc ban hành Quyết định quá thời hạn chuẩn bị xét
xử quy định tại khoản 3 Điều 203 BLTTDS;
- Một số Quyết định tạm đình chỉ Tòa án đã ban hành nhưng VKS
không nhận được;
- Không ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ
không còn theo Điều 216 BLTTDS 2015 mà lại ra Quyết định tố tụng tiếp
theo như đình chỉ, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự;
- Vi phạm Điều 216 BLTTDS 2015: Chậm trễ trong việc ra Quyết
định tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình đã hết;

69
- Quá thời hạn chờ cung cấp tài liệu, chứng cứ theo qui định tại Điều
105, Điều 106 BLTTDS 2015 mà cơ quan, tổ chức không cung cấp cho Tòa
án; Tòa án cũng không thực hiện trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở theo quy
định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS [43].
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, một phần là do lượng án quá
nhiều, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp nên áp lực công việc của Thẩm
phán rất lớn. Bên cạnh đó, đa phần các án dân sự bị Tòa án các cấp tạm đình
chỉ vì chờ cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu
của Tòa án, tuy nhiên một số cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng luật định
về thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ dẫn đến chờ kết quả trả lời kéo dài.
Mặt khác, theo lãnh đạo VKSND tỉnh, qua kiểm sát còn phát hiện một
số Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS nhưng thiếu chủ động
đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức hữu quan sớm cung cấp tài liệu,
chứng cứ theo luật định dẫn đến vụ án bị kéo dài nhiều tháng, nhiều năm [26].
Như vậy, qua một vài thông tin và số liệu thực tiễn áp dụng tạm đình
chỉ giải quyết VADS ở một số Tòa án trên một số địa bàn trong nước trình
bày trên đây cho thấy:
- Nhìn chung, số lượng các VADS bị tạm đình chỉ giải quyết có xu
hướng giảm so với năm trước, tuy nhiên vẫn chiếm một số lượng lớn.
- Một số nguyên nhân dẫn đến việc Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án như: Chờ cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo
yêu cầu của Tòa án; đợi kết quả ủy thác tư pháp để thu thập chứng cứ hoặc
triệu tập đương sự đang ở nước ngoài gây mất rất nhiều thời gian…
- Thực tế đã diễn ra tình trạng một số cơ quan, tổ chức không thực hiện
đúng luật định về thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ dẫn đến chờ kết quả trả lời
kéo dài; công tác phối hợp của các cơ quan trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ
chưa cao; một số Thẩm phán chưa tích cực hỗ trợ khi người dân

70
yêu cầu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; sự trả lời của các cơ quan, đơn vị
còn hời hợt, chung chung và vô trách nhiệm...
- Qua thực tế kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS cho
thấy có một số vi phạm phổ biến trong việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án như: Vi
phạm trong việc áp dụng căn cứ pháp luật không đúng quy định hoặc ghi lý
do không rõ ràng; Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình
chỉ không còn; Vi phạm thời hạn gửi các quyết định cho VKS cùng cấp…
Những vấn đề trên, dẫn đến việc vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết,
xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của đương sự và các bên liên quan trong
vụ án. Do vậy, cần có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
3.2. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong việc áp
dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Từ những phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật tại
Chương 2 và thực tiễn việc áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết
VADS tại mục 3.1 của Chương này, Luận văn đã làm rõ những vướng mắc,
bất cập do các quy định của pháp luật mang lại trong quá trình áp dụng pháp
luật. Để dẫn đến phát sinh những vướng mắc, bất cập đó là do một số những
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề; cụ thể:
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Do các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS
còn tồn tại một số bất cập nhất định. Trong khi đó, HĐTP – TANDTC còn chậm
trễ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng để
thống nhất cách hiểu và áp dụng trong hệ thống Tòa án, tháo gỡ những vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng. Đây là nguyên nhân do sự lỏng lẻo, chưa rõ ràng,
thống nhất pháp luật mang lại và là nguyên nhân hàng đầu cần giải quyết;
- Do số lượng các VADS Tòa án thụ lý hàng năm ngày càng tăng, mỗi
Thẩm phán phải giải quyết một số lượng lớn các vụ án nên cũng không có đủ

71
điều kiện để nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án và việc áp dụng quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, các Thẩm phán lại chịu áp lực lớn mỗi dịp tổng kết
công tác năm, tổng kết thi đua vào khoảng tháng 11 hàng năm dẫn đến việc
khó tránh khỏi việc Tòa án chạy theo thành tích, tìm giải pháp tình thế đối với
án quá hạn bằng việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nguyên nhân này xuất phát chính từ yếu tố con người, quản lý hành
chính và tổ chức Tòa án chưa hợp lý, các Thẩm phán còn mắc bệnh thành
tích, thiếu trách nhiệm nghề nhiệp… từ đó dẫn đến việc lạm dụng tạm đình
chỉ giải quyết VADS để làm giải pháp tình thể, tránh án quá hạn, tính lại từ
đầu thời gian tố tụng, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, xam hại nghiêm
trọng đến quyền lợi chính đáng của đương sự;
- Nhìn chung về mặt cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Tòa án có
cải thiện, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít Tòa án vẫn còn hạn chế về
vấn đề này; chế độ lương, chính sách phúc lợi đối với cán bộ, công chức Tòa
án chưa thực sự tương xứng với tính chất, đặc thù nghề nghiệp dẫn đến một số
Thẩm phán không thực sự tận tâm, toàn lực vì công việc, thậm chí đã không ít
Thẩm phán tự từ bỏ vị trí và xin ra khỏi ngành.
Nguyên nhân này xuất phát từ chính sách của Nhà nước và từ chính các
Thẩm phán, cán bộ Tòa án. Cơ chế, chính sách Nhà nước về chế độ lương,
thưởng, phúc lợi xã hội… đối với các Thẩm phán, cán bộ Tòa án không tốt,
không tương xứng dẫn đến đời sống của họ khó khăn, từ đó họ phải tìm cách
kiếm thêm thu nhập từ việc khác, thậm chí nhận hối lộ của đương sự để tăng
thu nhập và họ khó có thể tập trung toàn lực, toàn tâm cho công việc giải
quyết vụ án của mình, thậm chí xin ra khỏi ngành. Bên cạnh đó, việc quản lý
thu chi, đầu tư vào các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công việc của Tòa
án cũng rất quan trọng; khi cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc
còn hạn chế thì các Thẩm phán, cán bộ Tòa án không có đủ điều kiện để bảo
đảm cho công việc của mình và quyền lợi của đương sự;

72
- Việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong nhiều vụ án còn khó
khăn; chế tài xử lý trách nhiệm đối với việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không
thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc phối hợp, cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án chưa nghiêm khắc, triệt để, dẫn đến việc chậm trễ trong
trả lời Tòa án và kéo dài thời gian giải quyết vụ án đến khi hết thời hạn chuẩn
bị xét xử vụ án Tòa án buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nguyên nhân này xuất phát từ sự quy định lỏng lẻo, chưa nghiêm khắc
của pháp luật trong chế tài xử lý vi phạm và thái độ tuân thủ pháp luật của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện pháp luật. Từ việc pháp
luật không có chế tài nghiêm khắc, đủ để dăn đe và tính cưỡng chế của pháp
luật dẫn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện pháp
luật đã coi thường pháp luật, không tuân thủ pháp luật, xâm hại đến quyền lợi
chính đáng của đương sự và kết quả giải quyết vụ án của Tòa án.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác kiểm sát đối với thực hiện việc tuân theo pháp luật tố tụng
dân sự của VKS chưa sát sao, chặt chẽ dẫn đến việc bỏ lọt các sai phạm của
Tòa án khi ban hành các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Việc bao che, dung túng, dễ dãi bỏ qua và làm ngơ với các sai phạm của
cấp trên đối với cấp dưới, của giữa các cơ quan với nhau và thái độ, trách nhiệm
làm việc không nghiêm túc của cơ quan Kiểm sát thực hiện chức năng, quyền
hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự để lại hậu quả nghiêm trọng,
bỏ lọt các sai phạm của Tòa án khi ban hành Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS, gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của đương sự;
- Trình độ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của một số Thẩm
phán còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử. Đây là
nguyên nhân do Thẩm phán. Thẩm phán là người đóng vai trò quyết định
chính trong việc xem xét, đánh giá, giải quyết vụ án, bảo đảm kết quả của việc
giải quyết vụ án và quyền lợi của đương sự. Thế nhưng, trong thực tiễn

73
lại có không ít các Thẩm phán với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng
nghề nghiệp kém, nhiều hạn chế đã dẫn đến kết việc không đáp ứng được đủ
các yêu cầu đặt ra đối với mỗi vụ án, kết quả giải quyết vụ án không chính
xác và xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án và các
bên có liên quan;
- Công tác kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa
án cấp dưới chưa nghiêm túc, còn tình trạng bao che, dung túng và bỏ qua các
vi phạm trong việc xét xử. Nguyên nhân này xuất phát từ yếu tố con người.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp Tòa án cấp trên khi phát hiện ra các sai
phạm trong việc giải quyết vụ án nhưng đã cố tình làm ngơ, bao che, dung
túng cho các sai phạm để dẫn đến việc sai phạm nối tiếp sai phạm, xâm phạm
đến quyền lợi của đương sự và tính đúng đắn của việc giải quyết vụ án;
- Công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật của ngành Tòa án còn
nhiều hạn chế, chưa tìm ra được những giải pháp khắc phục kịp thời những
vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình giải quyết VDS. Có thể nói,
nguyên nhân này do cả yếu tố con người, trình độ của các Thẩm phán, cán bộ
có liên quan còn hạn chế và trách nhiệm nghiên cứu, tìm ra các vướng mắc và
giải pháp khắc phục còn chưa cao, làm chống đối dẫn đến kết quả của việc
tổng kết chưa làm rõ được hết các vướng mắc, bất cập của pháp luật, thực tiễn
và các sai phạm để từ đó đưa ra giải pháp hoặc phát hiện ra nhưng đưa ra giải
pháp hời hợt, hoặc cố tình làm ngơ với các vấn đề còn tồn đọng và phát sinh;
- Trình độ hiểu biết, nhận thức về pháp luật nói chung và về pháp luật
tố tụng dân sự nói riêng của người dân còn nhiều hạn chế, nên dẫn đến việc có
nhiều trường hợp Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS trái
pháp luật nhưng cũng không biết và không khiếu nại đối với Quyết định đó.
Nguyên nhân này xuất phát từ cả do con người và chính sách của Nhà nước.

74
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết
VADS tại Chương 1; thực trạng quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành để phân tích, đánh giá và chỉ ra các vướng mắc, bất cập phát
sinh của tạm đình chỉ giải quyết VADS tại Chương 2; thực tiễn áp dụng pháp
luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS và chỉ ra, làm rõ các nguyên nhân của
những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật và c áp dụng pháp luật
tại mục 3.1 của Chương 3 này, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm
đình chỉ giải quyết VADS ở Việt Nam.
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
BLTTDS 2015 đã quy định tương đối đầy đủ và chi tiết với nhiều quy
định mới, tiến bộ về tạm đình chỉ giải quyết VADS. Bên cạnh mục đích nhằm
bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân, BLTTDS 2015 còn hướng
tới bảo đảm tính khách quan, chính xác và đúng đắn của việc giải quyết các
vụ án. Song bên cạnh đó, những quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ
giải quyết VADS đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất định.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình áp dụng và thực hiện những quy
định liên của pháp luật quan đến việc về tạm đình chỉ giải quyết VADS trên
thực tế, để BLTTDS 2015 thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ
quyền lợi chính đáng của công dân và là công cụ bảo đảm tính khách quan,
chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết các VADS của Tòa án, Luận văn
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tạm đình
chỉ giải quyết VADS dựa trên nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy
định của pháp luật và chỉ ra, làm rõ những vướng mắc, bất cập trong quá trình
áp dụng pháp luật, cụ thể như sau:

75
Thứ nhất, bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS
trong trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế
hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được kế thừa
BLTTDS 2015 chỉ quy định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS
trong trường hợp “đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cơ quan, tổ chức,
cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó” mà không quy
định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp “đương sự là cá
nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án mà quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá
nhân đó thuộc diện được thừa kế nhưng không có người thừa kế hoặc có
người thừa kế nhưng người thừa kế đó không được kế thừa”.
Thực tiễn cho thấy, có trường hợp trong thời gian giải quyết vụ án về
kiện đòi tài sản, xuất hiện sự kiện là một bên đương sự là cá nhân chết và có
để lại tài sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì quyền, nghĩa vụ tố tụng
của cá nhân đó hoàn toàn được được thừa kế. Tuy nhiên, phát sinh trường hợp
cá nhân đó không có người thừa kế hoặc cá nhân đó có người thừa kế nhưng
người thừa kế lại thuộc diện bị truất quyền thừa kế, không được kế thừa các
quyền, nghĩa vụ tụ tụng của cá nhân đó. Khi đó Tòa án sẽ giải quyết sao với
tài sản và các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự là cá nhân đã chết? Hiện
tại, chưa có quy định nào hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong trường
trường hợp này.
Điều 622 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản,
từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản
mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước” [24].
Theo quy định trên, thì trong trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà
không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật; hoặc có nhưng không được
quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì quyền và nghĩa vụ của cá nhân đã
chết thuộc về Nhà nước. Do đó, trong trường hợp này Tòa án phải ra

76
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và xác định Nhà nước là chủ thể
nhận thừa kế tài sản của cá nhân đó, đại diện Nhà nước nhận thừa kế sẽ là chủ
thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân là đương sự đã chết để tham
gia tố tụng trong vụ án.
Từ phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, trước mắt cần có hướng
dẫn của HĐTP - TANDTC đối với trường hợp này để bảo đảm việc áp dụng
thống nhất quy định của BLTTDS 2015; về lâu dài, khi có điều kiện, cần sửa
đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS 2015 một cách kịp thời.
Vì vậy, để phù hợp với quy định tại Đều 622 BLDS 2015 và phù hợp
với thực tiễn giải quyết các VADS; bảo đảm quyền lợi chính đáng của đương
sự trong vụ án và tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án; tác giả
đề xuất cụ thể như sau:
- Trước mắt, HĐTP - TANDTC cần có hướng dẫn đối với trường hợp
này như sau:
“Trường hợp đương sự là cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ
án mà quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó thuộc diện được thừa kế nhưng
không có người thừa kế; hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế đó thuộc
diện không được kế thừa thì Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự. Trường hợp này, Tòa án xác định Nhà nước là chủ thể thừa kế
quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân chết, đưa đại diện Nhà nước nhận thừa
kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó vào là người tham gia tố tụng”.
Theo đó, chủ thể kế nhà là “Nhà nước” nêu trên có thể là chính quyền
địa phươn nơi đương sự là cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án mà
quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó thuộc diện được thừa kế nhưng không
có người thừa kế; hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế đó thuộc diện
không được kế thừa có tài sản để lại, nhằm thuận tiện trong việc giám sát,
quản lý tài sản và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Đại diện của chính
quyền địa phương nhận kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự là cá

77
nhân đã chết đó có thể là người đại diện theo pháp luật của chính quyền địa
phương đó.
Trong thời gian chờ điều kiện để sửa đổi, bổ sung về căn cứ tạm đình
chỉ giải quyết VADS trong BLTTDS, đối với trường hợp này, nếu không có
hướng dẫn của HĐTP – TANDTC đối với trường hợp này như trên, sẽ dễ dẫn
đến việc Tòa án lúng túng, không biết giải quyết như thế nào đối với tài sản
và các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự là cá nhân đã chết để lại; Tòa án
cũng không thể ra Quyết định đình chỉ giải quyết VADS, bởi đây cũng không
là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án được pháp luật quy định. Như vậy,
quyền lợi chính đáng của đương sự trong vụ án cũng không được bảo đảm.
- Về lâu dài, khi có điều kiện, cần bổ sung quy định về căn cứ tạm
đình chỉ giải quyết VADS tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 như sau:
“Đương sự là cá nhân đã chết trong quá trình giải quyết vụ án mà
quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó được thừa kế nhưng không có người
thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được kế thừa”.
Khi bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS đối với trường hợp
này tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015, sẽ bảo đảm được sự tương thích với
quy định của Điều 622 BLDS 2015 và phù hợp với thực tiễn hơn; đồng thời,
pháp luật cũng bao quát được hết các trường hợp là căn cứ để Tòa án tạm đình
chỉ giải quyết VADS khi xảy ra sự kiện đương sự là cá nhân đã chết. Khắc
phục được hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự về tạm đình chỉ giải quyết
VADS trước đây và hiện tại, bảo đảm hơn quyền lợi chính đáng của đương sự
và các bên có liên quan trong vụ án.
Thứ hai, bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015
So sánh với Điều 74 BLTTDS 2015 thì căn cứ tạm đình chỉ quy định
tại tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 còn bỏ sót một số trường hợp
Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS khi chưa xác định

78
được người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 214
BLTTDS 2015:
- Chỉ quy định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp:
Đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà
chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân đó;
- Không quy định đối với một số trường hợp: Đương sự là cơ quan, tổ
chức đang tham gia tố tụng phải phải chấm dứt hoạt động (ví dụ: doanh
nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh thu hồi hoặc bị Tòa án tuyên hủy Giấy
chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp…); tổ chức chuyển đổi hình thức
tổ chức, thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho
tổ chức mới; tổ chức không có tư cách pháp nhân đang tham gia quan hệ dân
sự mà người đại diện tham gia tố tụng chết (ví dụ: doanh nghiệp tư nhân; chi
nhánh, địa điểm kinh doanh của công ty).
Trong khi đó, thực tế có xảy ra các trường hợp nêu trên. Như vậy, quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 không tương thích với quy định
tại Điều 74 BLTTDS 2015 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng [8, tr. 287].
Do đó, nhằm bảo đảm sự tương thích pháp luật với Điều 74 BLTTDS
2015, tác giả đề xuất bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết
VADS tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015. Cụ thể như sau:
“Đương sự là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng
phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển
đổi hình thức tổ chức; thay đổi chủ sở hữu của tổ chức có việc chuyển giao
quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu chức mới; tổ chức không có tư cách pháp
nhân đang tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện tham gia tố tụng chết
mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của
cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”.

79
Thứ ba, bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS
trong trường hợp đương sự là cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật
Tại Điều 23 BLDS 2015 bổ sung quy định về người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc
tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám
hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” [24].
Việc bổ sung quy định trên là hợp lý, hoàn toàn phù hợp với thực tế
hiện nay cũng như phù hợp với nhiệm vụ mà Hiến pháp năm 2013 và BLDS
2015 đề ra nhằm bảo vệ tối đa quyền con người, quyền công dân. Bởi lẽ,
trong thực tế, ngoài trường hợp cá nhân đầy đủ hoặc mất năng lực hành vi dân
sự, còn có trường hợp cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không
đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự (ví dụ: người già, người tàn tật…). Trường hợp này họ cũng
cần/phải có người đại diện theo pháp luật để thay họ tham gia tố tụng. Khi
chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của cá nhân có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án để xác định người đại diện theo pháp luật của họ, bảo đảm
quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người đại diện của họ.
Tuy nhiên, Điều 214 BLTTDS 2015 chỉ quy định căn cứ tạm đình chỉ giải
quyết VADS trong trường hợp “đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân
sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp
luật”; không quy định đối với trường hợp “đương sự là cá nhân có khó khăn

80
trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật”. Như vậy là không phù hợp với Quy định tại Điều 23 BLDS 2015
[8, tr. 287].
Do đó, nhằm tương thích với quy định tại Điều 23 BLDS 2015 và phù
hợp với thực tiễn giải quyết các VADS; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng
của cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tác giả đề xuất bổ
sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS
2015 đối với trường hợp: “Đương sự là cá nhân có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật”.
Thứ tư, bổ sung quy định, hướng dẫn chi tiết về quyền của đương sự
trong việc đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VADS
Từ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn vấn đề vận dụng quyền
của đương sự để đề nghị tạm đình chỉ giải quyết VADS như phân tích tại mục
2.1.8 Chương 2 của Luận văn, thì đương sự có thể vận dụng điểm h khoản 1
Điều 214 và khoản 18 Điều 70 BLTTDS 2015 để đề nghị Tòa án tạm đình chỉ
giải quyết VADS.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mặc dù đây là quyền của đương sự, nhưng việc
tạm đình chỉ giải quyết vụ án lại ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự khác
trong vụ án và hiệu quả giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, có thể không tránh khỏi
việc một số đương sự lạm dụng quyền này để kéo dài thời gian giải quyết vụ án;
thậm chí có thể có trường hợp Tòa án vì tìm giải pháp tình thế trong việc giải
quyết án quá hạn mà chủ động bảo đương sự làm đơn đề nghị tạm đình chỉ giải
quyết vụ án để có lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy làm sao để bảo đảm
quyền lợi của các đương sự khác trong vụ án và hiệu quả giải quyết vụ án khi có
đương sự đề nghị Tòa án áp dụng tạm đình chỉ giải quyết vụ án?
Quy định này chưa rõ ràng và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể
nên dẫn đến nhận thức và thực hiện pháp luật không thống nhất, một số Thẩm
phán còn lúng túng trong việc áp dụng quy định này; có tình trạng Tòa án ra

81
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS không đúng quy định của pháp luật,
gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của
các đương sự khác trong vụ án và ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án.
Do vậy, theo quan điểm của tác giải, cần có quy định hướng dẫn cụ thể về
việc vận dụng căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS tại điểm h khoản 1 Điều 214
BLTTDS 2015 và quyền của đương sự tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS 2015
BLTTDS 2015 theo hướng: Khi đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết
vụ án thì Tòa án phải xem xét đề nghị đó có hợp lý, có phù hợp với quy định của
pháp luật tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2014 và các quy định pháp luật khác có
liên quan hay không? thời hạn đương sự đề nghị tạm đình chỉ là trong bao lâu?
việc đó có ảnh hưởng như thế nào đối với các đương sự khác và kết quả giải
quyết vụ án?… Nếu hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và không xâm
phạm lớn đến quyền lợi chính đáng của đương sự khác trong vụ án và ảnh hưởng
lớn đến kết quả giải quyết vụ án thì Tòa án mới chấp nhận đề nghị của đương sự
và ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Có thể đưa ra một số trường hợp Tòa án có thể xem xét, chấp nhận như:
Phải đi công tác nước ngoài; cần có thời gian thu thập chứng cứ; ốm đau; sinh
đẻ;... mà họ không thể tham gia tố tụng và cũng không thể ủy quyền cho người
khác tham gia tố tụng được, kèm theo đơn đề nghị là tài liệu chứng minh cho
việc đề nghị là có căn cứ như giấy xác nhận của cơ sở y tế, cơ quan, tổ chức cử
đi công tác… phải ấn định thời hạn tạm đình chỉ trong đơn đề nghị [10].
Thứ năm, bổ sung quy định hướng dẫn chi tiết về thời điểm ban
hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS
Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 thì trong quá trình
giải quyết vụ án, nếu có căn cứ tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật thì
Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thời hạn
chuẩn bị xét xử vụ án.

82
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 quy định chưa rõ ràng,
dẫn đến trong thực tiễn áp dụng tạm đình chỉ giải quyết VADS theo quy định
này đã phát sinh vướng mắc, đó là việc ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
VADS vào thời điểm nào cho phù hợp? Vấn đề này, hiện nay đang tồn tại hai
luồng quan điểm khác nhau:
(i) Quan điểm thứ nhất cho rằng, khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015 quy
định trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết VADS. Như vậy, nếu có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 214
BLTTDS 2015 thì Thẩm phán phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án mà không phải chờ đến khi hết hoặc gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo
quy định tại khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 mới ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án.
Đồng thời, những người theo quan điểm này họ cũng cho rằng, theo
quy định tại Điều 215 BLTTDS 2015 thì Tòa án không xóa tên VADS bị tạm
đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý; vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết không
được tính số liệu đã giải quyết như trước đây và trong thời gian tạm đình chỉ
giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có
trách nhiệm về việc giải quyết vụ án, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do
dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. Vì vậy, khi
giải quyết vụ án, nếu có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại
Điều 214 BLTTDS 2015 Tòa án ra ngay Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án chứ không phụ thuộc và điều kiện về thời hạn chuẩn bị xét xử [35].
(ii) Quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ việc
giải quyết vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 214 BLTTDS 2015 và khi thời
hạn chuẩn bị xét xử gần hết hoặc hết thì Tòa án mới ra Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án. Bởi trong thực tiễn xét xử, nhiều vụ án vừa thụ lý thì phát sinh
căn cứ tạm đình chỉ, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ ngay

83
dẫn đến án tồn đọng nhiều; khi lý do của việc tạm đình chỉ quyết vụ án không
còn, Tòa án ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án thì khi đó thời hạn chuẩn
bị xét xử lại bắt đầu lại từ đầu, làm cho thời gian giải quyết dứt điểm vụ án bị
kéo dài, gây bức xúc cho đương sự [35].
Như vậy, vấn đề đặt ra là Tòa án phải phải xem xét thời điểm nào ra
Quyết định cho phù hợp? Tòa án nên ra ngay Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án hay tiếp tục các thủ tục tố tụng khác cho tới khi gần hết thời hạn
chuẩn bị xét xử mới ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án? Bởi,
khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án phải ra Quyết định tiếp tục giải
quyết vụ án, khi đó thời hạn chuẩn bị xét xử bắt đầu lại từ đầu. Điều đó làm
cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài và dẫn đến quyền lợi của đương sự
không được bảo đảm, kết quả giải quyết vụ án cũng có thể bị ảnh hưởng.
Có thể thấy, cả hai quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý nhất
định: Với cách giải quyết theo quan điểm thứ nhất thì rất thuận lợi cho Tòa án
nhưng bất lợi cho đương sự do thời gian kết thúc vụ án sẽ dài; với cách giải
quyết theo quan điểm thứ hai, sẽ thuận lợi cho đương sự hơn vì trước khi ra
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì các thủ tục tố tụng khác đã được
thực hiện, do đó, thời gian từ khi ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án đến
khi kết thúc vụ án sẽ ngắn hơn.
Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, để tránh tình trạng
việc giải quyết vụ án kéo dài và bảo đảm sự linh hoạt cho Thẩm phán trong
quá trình giải quyết vụ án; về thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS, trước mắt cần có hướng dẫn của HĐTP - TANDTC để bảo đảm
việc áp dụng thống nhất quy định của BLTTDS 2015; về lâu dài, khi có điều
kiện cần phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS 2015 một
cách kịp thời. Tác giả đề xuất trước mắt cần hướng dẫn cụ thể như sau:
“Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu phát sinh một
trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS quy định tại Điều 214

84
BLTTDS, thì trước khi ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm
phán phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều
203 của BLTTDS; trường hợp vì lý do tạm đình chỉ mà không thực hiện được
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 203 của BLTTDS thì Thẩm
phán ra ngay Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS.”
Thứ sáu, sửa đổi quy định tại Điều 216 BLTTDS 2015 về Quyết định
tiếp tục giải quyết vụ án VADS
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 và Điều 14
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC,
trường hợp có Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn
chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án
của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đây chính là một trong những lý do làm cho
thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự.
Không chỉ kéo dài thời gian giải quyết vụ án mà tình trạng tạm đình chỉ
giải quyết vụ án cũng khá phổ biến; để giảm áp lực giải quyết án quá hạn,
không ít trường hợp sử dụng giải pháp tình thế là tạm đình chỉ giải quyết vụ
án để được tính lại từ đầu thời hạn tố tụng, nhất là vào các tháng cuối năm, là
thời gian tổng kết công tác năm, tổng kết thi đua của ngành Tòa án.
Theo Điều 216 BLTTDS 2015 thì thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ
án không bị giới hạn về thời gian, vụ án sẽ bị tạm đình chỉ giải quyết cho đến
khi lý do tạm đình chỉ không còn. Trong khi đó, theo điểm b khoản 1 Điều
203 BLTTDS 2015 thì khi có Quyết định tạm đình chỉ, thời hạn chuẩn bị xét
xử được tính lại từ đầu; và Bộ luật này cũng chỉ quy định Tòa án phải gửi
Quyết định tiếp tục giải quyết VADS cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện và VKS cùng cấp mà không quy định rõ thời hạn gửi.
Vấn đề này chưa rõ ràng, dẫn đến việc tùy tiện về thời hạn và làm cho
thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, xâm phạm đến quyền lợi của đương sự.

85
Do vậy, trước mắt, cần có hướng dẫn của HĐTP - TANDTC để bảo đảm việc
áp dụng thống nhất quy định của BLTTDS 2015; về lâu dài, khi có điều kiện
cần có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS 2015 một cách kịp thời.
Theo đó, để rõ ràng về thời hạn của tạm đình chỉ giải quyết VADS và
tránh tình trạng việc giải quyết vụ án kéo dài trong quá trình giải quyết vụ án,
tác giả đề xuất sửa đổi Điều 216 BLTTDS 2015 như sau:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải
quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn; hoặc trong thời
hạn 12 tháng kể từ ngày Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có
hiệu lực thì Tòa án phải ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định tiếp tục giải
quyết vụ án dân sự thì Tòa án phải gửi Quyết định đó cho đương sự, cơ quan,
tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày
ban hành Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải
quyết vụ án kể từ khi ban hành Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.”
Với đề xuất trên, sẽ khống chế/ấn định thời hạn của Quyết định tạm
đình chỉ giải quyết VADS và thời hạn Tòa án phải gửi Quyết định tiếp tục giải
quyết VADS cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng
cấp trong một thời hạn nhất định. Đồng thời, hạn chế được tình trạng kéo dài
thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án làm cho thời gian giải quyết vụ án bị
kéo dài và cũng là để bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân.
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Bên cạnh một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật TTDS
Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết VADS, cần phải có các biện pháp hỗ trợ
khác nhằm đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn cũng như nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật. Do đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể

86
nhằm tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tam đình
chỉ giải quyết VADS vào thực tiễn cụ thể dưới đây:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự
Để thực hiện kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS
của Tòa án được tốt, việc kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ phải quan tâm
kiểm sát chặt chẽ cả về hình thức và nội dung của Quyết định. Khi nhận được
quyết định tạm đình chỉ của Tòa chuyển sang, VKS phải yêu cầu Tòa án
chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án để VKS nghiên cứu một cách toàn diện, bảo đảm
lý do tạm đình chỉ của Tòa án là có căn cứ, đúng pháp luật. Bảo đảm thực
hiện chức năng kiểm sát của VKS, kịp thời kháng nghị đối với quyết định tạm
đình chỉ không có căn cứ, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các
đương sự. Để làm được điều đó, VKS cần thực hiện như sau:
- Về công tác lãnh đạo đơn vị: Cần chỉ đạo phân công một đầu mối
cho cán bộ lập sổ sách theo dõi các Quyết định tạm đình chỉ, khi nhận các
Quyết định phải có ký nhận, xác định thời gian nhận và kịp thời chuyển đến
cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát Quyết định.
Bên cạnh đó, cần cử cán bộ phối hợp với Tòa án rà soát số liệu Quyết định
tạm đình chỉ và thường xuyên quan tâm, đôn đốc hoặc kiến nghị với lãnh đạo
Tòa án để có biện pháp nhanh chóng đưa ra giải quyết những vụ việc tạm đình
chỉ nhưng đã hết thời hạn hoặc lý do tạm đình chỉ không còn.
- Về trách nhiệm của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công:
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát vụ án phải lập phiếu
kiểm sát theo mẫu. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần kiểm sát
về thời hạn gửi Quyết định tạm đình chỉ cho VKS xem Tòa án có gửi Quyết
định cho VKS đúng hạn không? kiểm sát về hình thức Quyết định xem Quyết
định có đúng với mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-
HĐTP ngày 13/01/2017 của HĐTP - TANDTC không? kiểm sát về nội dung

87
của Quyết định để xác định số Quyết định, ngày thụ lý, đương sự có đúng với
thông báo thụ lý vụ án đã nhận được trước đó hay không? thẩm quyền giải
quyết có đúng không? căn cứ ra Quyết định tạm đình chỉ đúng không? [27].
Ngoài ra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần thường xuyên nghiên cứu văn bản
pháp luật để phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ công tác và cần phải nâng cao
tinh thần trách nhiệm với công việc, tham mưu cho lãnh đạo VKS những biện
pháp kiến nghị Tòa án chấn chỉnh, khắc phục kịp thời sai phạm nếu có.
Thứ hai, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án
Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết án, do đó, chất lượng và hiệu
quả của việc giải quyết vụ án phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của
Thẩm phán. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, ngoài những yêu cầu về
trình độ pháp lý, Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực
khác nhau như kinh tế, tài chính - kế toán, xây dựng, hành chính đất đai…
Tuy nhiên, cho đến nay, trong đội ngũ Thẩm phán vẫn có một số Thẩm phán
hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Do vậy, trước mắt, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ Thẩm phán,
đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các vụ án dân sự. Thực
tế giải quyết các vụ án cho thấy còn có tình trạng Thẩm phán hiểu không
đúng, chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết
VADS và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc ban hành Quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng.
Hiện nay, ngành Tòa án cũng đã có những khóa, lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ cho Thẩm phán. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng còn chưa thường xuyên, số
lượng Thẩm phán được bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong
việc giải quyết các vụ án; bên cạnh đó, kịp thời tổng kết và hướng dẫn các
Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

88
Thứ ba, cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ lương,
đãi ngộ đối với cán bộ, công chức Tòa án
Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giải
quyết vụ án; Thẩm phán, cán bộ Tòa án thực hiện công việc có tận tâm, trách
nhiệm hay không. Do đó, việc tăng cường xây dựng, trang bị cơ sở vật chất,
trang thiết bị tân tiến cho Tòa án để các Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn
trong giải quyết công việc là cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chính sách lương,
đãi ngộ tương xứng đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án để họ có thể
chuyên tâm, tận tụy với công việc của mình, bảo đảm thực thi pháp luật và
tính chính xác, đúng đắn của kết quả giải quyết vụ án.
Thứ tư, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân và việc đưa các quy định
của pháp luật vào với thực tế thực hiện pháp luật. Hiện nay, nhận thức pháp
luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng của một bộ phận người
dân còn rất hạn chế, cũng đồng nghĩa với việc một số đương sự trong một số
vụ án còn rất hạn chế nhận thức về pháp luật.
Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được tích cực, thường
xuyên trên đa dạng các hình thức như: Báo, đài phát thanh, đài truyền hình,
internet, các buổi tuyên truyền, phổ biến trực tiếp… để người dân có điều kiện
tiếp cận pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và
pháp luật tố tụng dân sự nói riêng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
người dân nói chung và các đương sự trong các VADS nói riêng.

Kết luận Chương 3


Chương 3 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp
dụng các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS và đã
chỉ ra, làm rõ được một số vướng mắc, bất cập của pháp luật trong quá trình

89
dụng pháp luật để giải quyết vụ án như: Một số quy định còn chưa rõ ràng dẫn
đến những cách hiểu, áp dụng pháp luật chưa thống nhất; có sự lạm dụng tạm
đình chỉ giải quyết vụ án để kéo dài thời gian giải quyết vụ án của Tòa án;
một số trường hợp Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS
đã bị BLTTDS 2015 đã bỏ sót; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực
hiện đúng quy định của pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu
cuầ của Tòa án;… dẫn đến hậu quả là thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài,
quyền lợi của đương sự không được bảo đảm và ảnh hưởng đến tính khách
quan, chính xác và đúng đắn của việc giải quyết vụ án.
Trên cơ sở đó, Chương 3 đã chỉ ra và làm rõ được một số nguyên nhân
của những vướng mắc, bất cập trên là do một số nguyên nhân khách quan và
chủ quan như:
- Khách quan là do: HĐTP – TANDTC còn chậm trễ trong việc xây dựng
và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng để thống nhất cách hiểu và áp dụng
trong hệ thống Tòa án, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; cơ sở
vật chất, điều kiện làm việc của các Tòa án còn hạn chế và chế độ lương, chính
sách phúc lợi đối với cán bộ, công chức Tòa án chưa tương xứng; số lượng các
VADS Tòa án thụ lý hàng năm ngày càng tăng, mỗi Thẩm phán phải giải quyết
một số lượng lớn các vụ án; chưa có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm với việc
cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc
cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án…
- Chủ quan là do: Công tác kiểm sát đối với thực hiện việc tuân theo
pháp luật tố tụng dân sự của VKS chưa sát sao, chặt chẽ; trình độ, năng lực
chuyên môn và trách nhiệm của một số Thẩm phán còn hạn chế; Công tác
kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới chưa
nghiêm túc; công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật của ngành Tòa án
còn nhiều hạn chế, chưa tìm ra được những giải pháp khắc phục kịp thời
những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình giải quyết VDS…

90
Cuối cùng, Chương 3 đã đưa ra được những kiến nghị cụ thể và mang
tính mới nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về tạm
đình chỉ giải quyết VADS như: Bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải
quyết VADS đối với một số trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, trường
hợp đương sự là cá nhân có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;
hướng dẫn về việc áp dụng quyền của đương sự để đề nghị Tòa án tạm đình
chỉ giải quyết VADS và về thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết VADS; sửa đổi quy định tại Điều 216 BLTTDS 2015 về Quyết định
tiếp tục giải quyết VADS…
Bên cạnh đó, Chương 3 của Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị liên
quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện, cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ…
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ
giải quyết VADS trong thực tiễn giải quyết các vụ án của ngành Tòa án.

91
KẾT LUẬN

Tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án tạm ngừng giải quyết
VADS khi có căn cứ do pháp luật quy định, khi lý do tạm đình chỉ không còn
thì Tòa án tiếp tục giải quyết VADS đó.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết
VADS là nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; hạn chế
những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án và bảo đảm cho
VADS được xem xét, giải quyết một cách khách quan và đúng đắn. Ngay từ
những văn bản quy định về thủ tục tố tụng dân sự đầu tiên của Việt Nam đã
có những quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS. Đặc biệt, phải kể đến là
BLTTDS 2015, các quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS tại Bộ luật này
đã có nhiều điểm mới tích cực và phù hợp với thực tiễn hơn các quy định tại
Pháp lệnh về thủ tục tố tụng dân sự và các BLTTDS trước đây.
Trên cơ sở các quy định của BLTTDS 2015, Luận văn đã nghiên cứu,
xây dựng được cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS và đạt được
những kết quả theo mục đích, nhiệm vụ đề tài đặt ra như: Phân tích làm sáng
tỏ một cách có hệ thống cơ sở kiến thức pháp lý về tạm đình chỉ giải quyết
VADS; đưa ra và phân tích khái niệm, định nghĩa về tạm đình chỉ giải quyết
VADS; chỉ ra cơ sở khoa học và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết VADS;
những đặc điểm cơ bản và phân loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Vận dụng cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS, Luận văn đã
tập trung vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quy định của
BLTTDS 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 về tạm
đình chỉ giải quyết VADS; chỉ ra các vướng mắc, bất cập của vấn đề này cùng
các nguyên nhân của vướng mắc, bất cập. Từ đó, Luận văn đã đưa ra một số
kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập và hoàn thiện các quy
định của pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải
quyết VADS trong công tác giải quyết các VADS của ngành Tòa án.

92
Luận văn mang ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Đây là công trình
nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý cơ bản về
tạm đình chỉ giải quyết VADS trên cơ sở quy định của BLTTDS 2015; đưa ra
được một số kiến nghị mới so với các công trình khác đã công bố trước đây.
Những kiến nghị tại Luận văn này sẽ là cơ sở để các nhà lập pháp tham khảo,
vận dụng cho quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Với một số kiến nghị tại Luận văn này, tác giả mong rằng có thể góp
một phần nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam,
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp
luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thực tiễn; góp phầm bảo đảm
quyền, lợi ích chính đáng của đương sự và tính khách quan, chính xác, đúng
đắn trong việc giải quyết các VADS.

93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thạc sĩ Thái Chí Bình (2014), “Vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn
thiện một vài quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Cổng thông tin điện
tử Bộ Tư pháp; truy cập tại: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-
trao-doi.aspx?ItemID=1743.
2. Ái Chân (2018), “Khoản nợ tạm đình chỉ tranh chấp dân sự”, Báo điện
tử Sài Gòn giải phóng online; truy cập tại:
http://www.sggp.org.vn/khoan-no-tam-dinh-chi-tranh-chap-dan-su-
524234.html.
3. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Đại học Luật Hà Nội (1991), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Lê Thị Hồng Hạnh (2018), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công
tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ, việc dân sự”, Tạp chí
Kiểm sát, số 9 (tháng 5/2018).
6. Tiến sĩ Bùi Thị Huyền (2016), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
7. Tiến sĩ Bùi Thị Huyền, “Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể
hơn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5 (290) - 2016.
8. Trần Thị Thu Hiền (2014), “Vướng mắc trong công tác kiểm sát việc áp
dụng quyết định tạm đình chỉ giải quyết các vụ, việc dân sự, HNGĐ,
KDTM, LĐ, HC theo khoản 6, Điều 189 BLTTDS”, Trang thông tin
điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng bình; truy cập tại:
http://vienkiemsatquangbinh.gov.vn/index.php/vi/news/Kiem-sat-vien-
viet/Vuong-mac-trong-cong-tac-kiem-sat-viec-ap-dung-quyet-dinh-tam-
dinh-chi-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-HNGD-KDTM-LD-HC-theo-
khoan-6-Dieu-189-BLTTDS-158/.

94
9. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN ngày
07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2017), Nghị quyết ban
hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
11. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số:
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy
định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ
thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ
Luật tố tụng dân sự .
12. Nguyễn Thị Liên (2016), “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy
định Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015”, Trang thông tin điện tử thành
phố Hải Phòng; truy cập
tại: http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/Default.aspx?sname=vks&sid=13
2&pageid=3105&catid=4273&id=10678&catname=Nghien-cuu-phap-
luat&title=Tam-dinh-chi-giai-quyet-vu-an--theo-quy-dinh-Bo-luat-to- tung-
Dan-su-nam-2015.
13. Anh Minh (2017), “Bất cập trong tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”,
Tạp chí Kiemsat online; truy cập tại: https://kiemsat.vn/bat-cap-trong-
tam-dinh-chi-giai-quyet-vu-an-dan-su-47018.html.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Phá sản.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ
chức viện kiểm sát nhân dân.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật
Dân sự.

95
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật
Dân sự.
21. Phạm Hải Tâm (2010), Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
22. Tố Tâm (2019), “Đột phá trong giải quyết các vụ án bị tạm đình
chỉ”, Báo Đồng Nai; truy cập tại:
http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/201901/dot-pha-trong-giai-
quyet-cac-vu-an-bi-tam-dinh-chi-2928667/.
23. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2017), “Kỹ năng kiểm sát quyết định giải
quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm”, Trang thông tin điện tử
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng, truy cập tại:
http://www.lamdong.gov.vn/vi-
VN/a/vks/nghiepvukiemsat/huongdannghiepvu/Pages/16112017.aspx.
24. Minh Thư (2019), “Tòa án nhân dân TPHCM triển khai nhiệm vụ năm
2019”, Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh; truy cập tại:
http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/tintuc/lists/posts/po
st.aspx?CategoryId=37&ItemID=61334&PublishedDate=2019-02-
01T09:30:00Z.
25. Nguyễn Hồng Thắm (2019), “Bàn về quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án khi tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Kiemsat online; truy
cập tại: https://kiemsat.vn/ban-ve-quyet-dinh-tam-dinh-chi-giai-quyet-
vu-an-khi-tam-ngung-phien-toa-so-tham-55522.html.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC
ngày 07/4/2017 về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.
27. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và
nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các Tòa án.

96
28. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Báo cáo số về Kết quả công
tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội.
29. Trần Thị Ngọc Trang (2015), Đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30. Lê Thanh Tráng (2014), “Một số vướng mắc khi áp dụng BLTTDS trong
công tác kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự”, Trang thông tin điện tử
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng; truy cập tại:
http://vksdanang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=print/tin
tuckhac/Mot-so-vuong-mac-khi-ap-dung-BLTTDS-trong-cong-tac-kiem-
sat-giai-quyet-vu-viec-dan-su-2357.
31. Ngọc Trâm (2018), “Về thời điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử; truy cập tại:
https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve-thoi-diem-ban-hanh-
quyet-dinh-tam-dinh-chi-giai-quyet-vu-an-dan-su.
32. Ngọc Trâm (2018), “Hội đồng xét xử ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ
án dân sự như thế nào?”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử; truy cập tại:
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/hoi-dong-xet-xu-ra-quyet-
dinh-tiep-tuc-giai-quyet-vu-an-dan-su-nhu-the-nao.
33. PGS.TS Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng
dân sự của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
34. Trường cán bộ Tòa án (2014), Chương trình đào tạo Thảm phán - Phần
kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
35. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Hà Nội - Đà Nẵng.

97
36. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quyết định về việc ban hành quy
chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
37. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai (2018), Chuyên đề rút kinh
nghiệm công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự, hôn nhân và gia đình năm 2018.
38. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), “Kinh nghiệm kiểm sát quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự”, Tạp chí Kiemsat online;
truy cập tại: https://kiemsat.vn/kinh-nghiem-kiem-sat-quyet-dinh-tam-
dinh-chi-giai-quyet-vu-viec-dan-su-50122.html.

98

You might also like