You are on page 1of 173

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN
HÌNH SỰ………………………………………………………………………………......1
Giới thiệu Chương 1...........................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................1
1.1.1. Xét xử vụ án hình sự.......................................................................................1
1.1.2. Xét xử trực tuyến vụ án hình sự......................................................................3
1.2. Đặc điểm của xét xử trực tuyến vụ án hình sự..................................................8
1.3. Cơ sở quy định về xét xử trực tuyến vụ án hình sự..........................................9
1.3.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................9
1.3.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................11
1.3.3. Cơ sở pháp lý................................................................................................14
1.4. Ý nghĩa của quy định xét xử trực tuyến vụ án hình sự...................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................21
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ XÉT XỬ TRỰC
TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ..............................................................................................22
Giới thiệu Chương 2.........................................................................................................22
2.1. Cơ sở lựa chọn pháp luật Trung Quốc để nghiên cứu....................................22
2.2. Pháp luật Trung Quốc về xét xử trực tuyến vụ án hình sự............................24
2.2.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................24
2.2.2. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử vụ án hình sự.........................................25
2.2.3. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự...................28
2.2.4. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................33
2.2.5. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................................33
2.2.6. Các vấn đề khác của pháp luật Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam chưa có
quy định.....................................................................................................................37
2.3. Đánh giá mô hình xét xử trực tuyến vụ án hình sự ở Trung Quốc................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................45
CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VỀ XÉT
XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ - SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT TRUNG
QUỐC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN......................................................46
Giới thiệu Chương 3.........................................................................................................46
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình sự.........46
3.1.1. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án hình sự........................46
3.1.2. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự...................54
3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................64
3.1.4. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................................67
3.2. Thực tiễn của Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình sự .........................79
3.2.1. Tổng quan những kết quả đạt được...............................................................79
3.2.2. Những hạn chế, bất cập.................................................................................84
3.3. So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình
sự với pháp luật Trung Quốc......................................................................................87
3.3.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................87
3.3.2. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử vụ án hình sự.........................................88
3.3.3. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự...................89
3.3.4. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................89
3.3.5. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự................................................................90
3.3.6. Các vấn đề khác của pháp luật Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam chưa có
quy định.....................................................................................................................91
3.4. Kiến nghị hoàn thiện ........................................................................................91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................99
KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC 3. BẢN ÁN CỦA TAND TP.HCM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tự Từ viết tắt Mô tả

1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2 BLHS Bộ luật Hình sự

3 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

4 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

5 CNTT Công nghệ thông tin

6 CHND Cộng hòa Nhân dân

7 CQĐT Cơ quan điều tra

8 HĐXX Hội đồng xét xử

9 LTTHC Luật Tố tụng hành chính

10 TAND Toà án Nhân dân

11 TANDTC Tòa án Nhân dân tối cao

12 THTT Tiến hành tố tụng

13 TGTT Tham gia tố tụng

14 TNHS Trách nhiệm hình sự

15 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

16 TTHS Tố tụng hình sự

17 VAHS Vụ án hình sự

18 VKS Viện kiểm sát


19 VKSND Viện kiểm sát Nhân dân

20 VKSNDTC Viện kiểm sát Nhân dân tối cao

21 XHCN Xã hội chủ nghĩa


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, sự phát triển khoa học - công nghệ (hay còn gọi là CNTT)
một cách nhanh chóng đã làm thay đổi cuộc sống và đột phá ở nhiều lĩnh vực. Song, tại
Việt Nam, CNTT vẫn chưa được chú trọng ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là
hoạt động xét xử. Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tư pháp đang diễn ra
khá phổ biến và ngày càng hiện đại hơn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc… Điều này đòi hỏi
nước ta phải nhanh chóng tận dụng những thành tựu về CNTT hiện đại vào hoạt động tư
pháp nói chung và xét xử nói riêng.
Kể từ năm 2020, tình trạng tồn đọng án diễn ra liên tục bởi sự tác động tiêu cực từ
đại dịch Covid-19 - dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra. Đại dịch
Covid-19 không chỉ xảy ra ở Trung Quốc (nơi ca nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện) mà còn
lan rộng đến toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, Covid-19 ảnh hưởng đến hầu
hết các lĩnh vực trong xã hội, làm ngưng trệ mọi hoạt động, trong đó có hoạt động xét xử
của Tòa án.1
Trước xu thế chung của thế giới, bối cảnh dịch bệnh đã trở thành “bàn đạp” thúc
đẩy chúng ta cấp bách phải tìm ra phương thức xét xử mới, thay thế và giải quyết những
vấn đề đang xảy ra và cần được đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó, xét xử trực tuyến đã mở
ra hướng đi mới cho Việt Nam trong việc khắc phục những hạn chế của hoạt động xét xử
cũng như đáp ứng nhu cầu cấp bách trong tình hình dịch bệnh.
Xét xử trực tuyến được xem là một hình thức mới mẻ nhưng lại vô cùng phù hợp
với mục tiêu xây dựng mô hình “Tòa án điện tử” theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW
ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chủ trương cải cách tư pháp trong các Nghị quyết
số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề
án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam theo Kế hoạch số 76/KH-BCĐ-TANDTC ngày
10/6/2021 của TANDTC. Xét xử trực tuyến không chỉ phù hợp với chủ trương của Việt
Nam mà còn phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là
cam kết của TANDTC với các tổ chức tòa án quốc tế được ghi nhận tại Tuyên bố Jakarta
do Chánh án TANDTC ký tại Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 9
ngày 07/10/2021.
Riêng hoạt động xét xử hình sự, đây là một hoạt động thể hiện quyền lực Nhà nước
đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, giúp
đảm bảo trật an toàn tự xã hội và đảm bảo thực thi pháp luật. Tội phạm là một vấn đề
1
Đỗ Đức Hồng Hà (2021), “Về hiện thực hóa phương thức xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19”,
Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/ve-hien-thuc-hoa-phuong-thuc-xet-xu-truc-tuyen-trong-boi-canh-
dai-dich-covid-19?fbclid=IwAR1-74f64Punbhbsg-24ypZoBSrlbTviZEBq_UQ3_Mz5aHfLCs5acfdWfIo] (truy
cập ngày 24/12/2021).
nghiêm trọng đòi hỏi hoạt động xét xử phải có trình tự, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo đúng
pháp luật. Do đó, xét xử trực tuyến VAHS cần phải có lộ trình và bước đi thận trọng hơn
nhằm đảm bảo quyền lực Nhà nước, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội cũng
như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Xét xử trực tuyến
vụ án hình sự: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu với
mục tiêu đưa ra hoàn thiện cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, đề tài này
cũng đóng vai trò là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, những người làm
công tác thực tiễn nói chung và những đối tượng có quan tâm đến xét xử trực tuyến
VAHS.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Sau khi thu thập và tổng hợp, nhóm tác giả nhận thấy có những tài liệu tham khảo
có liên quan đến các nội dung của đề tài này, cụ thể như sau:
* Phạm vi trong trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Về sách, tạp chí chuyên khảo:
- Lê Huỳnh Tấn Duy (2021), “Sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với hệ thống
tư pháp hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 08 (147)/2021;
- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2022), “Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01
(149)/2022.
Về công trình nghiên cứu khoa học:
- Nguyễn Minh Chăm, Phạm Thị Thùy Duyên, Nguyễn Thu Hà (2021), Áp dụng
phương thức trực tuyến trong việc giải quyết vụ án dân sự, Công trình dự thi
nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần thứ XXV, năm học 2020 - 2021,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi ngoài trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Về sách, tạp chí chuyên khảo:
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng tất yếu và những
vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp”, do Học viện Tư pháp tổ
chức ngày 17/5/2022;
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức
ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân;
- Nguyễn Thị Thu Hà, “Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự trước thách thức của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ: Những vấn
đề lý luận hiện đại về Nhà nước pháp luật, do trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 15/12/2020;
- Bùi Tiến Đạt, Nguyễn Bích Thảo, Trần Thị Trinh (2021), “Tòa án trực tuyến và
quyền xét xử công bằng: kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 20 (444) - tháng 10/2021;
- Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh (2021), “Xu hướng xét xử trực tuyến ở Hoa
Kỳ, Singapore, Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 19 (443), tháng 10/2021;
- Đoàn Nguyễn Kim Hải, Nguyễn Thương Thư (2021), “Xây dựng mô hình tòa án
điện tử tại Việt Nam”, Chuyên san Luật Gia Trẻ, số 04 (9/2021);
- Đỗ Đức Hồng Hà, Bùi Thị Tâm (2021), “Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
“đồng hành” để hiện thực hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến trong
bối cảnh đại dịch Covid-19”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, số 19 (443),
tháng 10/2021;
- Nguyen Thi Hong Nhung, Huynh Thi Nam Hai, Luu Minh Sang (2021), “E-Court
in resolving civil cases - Foreign experiences and recommendations for Vietnam”,
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management,
Vol 5 No 3;
- Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên (2021), “Xét xử trực tuyến: Giải pháp quan
trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp”, Tạp
chí TAND điện tử;
- Minh Nam (2021), “Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình: Dự thảo Nghị quyết
phiên tòa trực tuyến được triển khai một cách kỹ lưỡng, thận trọng”, Tạp chí
TAND điện tử.
Về báo điện tử:
- Hải Thư (2021), “Xu thế mở phiên toà online ở nhiều quốc gia”, Báo điện tử
VnExpress;
- Nguyễn Hiền (2021), “Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm
đúng pháp luật”, Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam;
- Lê Kiều Trinh (2021), “Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!”, Tạp chí Kinh tế Sài
gòn Online;
- Lê Đức Anh (2020), “Mô hình xét xử trực tuyến thay xét xử tập trung”, Tạp chí
TAND điện tử;
- Lê Sơn (2021), “Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng
pháp luật”, Báo điện tử Chính phủ.
Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, bài viết đã được công bố có nội
dung đề cập đến vấn đề xét xử trực tuyến VAHS mà nhóm tác giả được tiếp cận, nhóm tác
giả nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ
thống, đồng bộ và sâu sắc về vấn đề xét xử trực tuyến VAHS. Đa số các bài viết chỉ trình
bày các quy định pháp luật về xét xử trực tuyến nói chung, phân tích một khía cạnh nhất
định trong hoạt động xét xử trực tuyến mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể từ
mặt lý luận đến thực tiễn để đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp cho hoạt động xét
xử trực tuyến VAHS. Tuy nhiên, điểm chung của các bài viết là đều khẳng định sự cần
thiết của hình thức xét xử trực tuyến trong thời đại hiện nay đồng thời cung cấp những đề
xuất, kiến nghị nhằm mục đích xây dựng khung pháp lý vững chắc cho hoạt động xét xử
trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng. Đây đều là những tài liệu hữu
ích cho nhóm tác giả tham khảo. Từ những nhìn nhận này, nhóm tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu và phân tích sâu các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng hoạt
động xét xử trực tuyến VAHS ở Việt Nam kết hợp với tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc
về xét xử trực tuyến VAHS để đối chiếu, xây dựng những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhất
cho quốc gia.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Xét xử trực tuyến đang trở thành xu thế chung của thế giới trong lĩnh vực tư pháp.
Vì vậy, thông qua quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy có nhiều nguồn tài liệu đề
cập đến vấn đề xét xử trực tuyến. Cụ thể như:
- Changqing Shi, Tania Sourdin, and Bin Li (2021), “The Smart Court – A New
Pathway to Justice in China”, International Journal for Court Administration, 12
(1);
- Huang-Chih Sung (2020), “Can Online Courts Promote Access to Justice - A Case
Study of the Internet Courts in China”, Computer Law & Security Review, Vol 39;
- Peng, J., & Xiang, W. (2019), “The Rise of Smart Courts in China: Opportunities
and Challenges to the Judiciary in a Digital Age”, NAVEIÑ REET: Nordic Journal
of Law and Social Research, 1(9);
- Mimi Zou (2020), “Virtual Justice in the Time of Covid-19”, Oxford Law Faculty;
- Fredric I. Lederer & Ctr. for Legal & Ct. Tech (2021), “Virtual Hearings in
Agency Adjudication”, Draft Report for the Administrative Conference of the
United States;
- Deniz Ariturk, William E. Crozier, and Brandon L. Garrett (2020), “Virtual
Criminal Courts”, The University of Chicago Law Review Online;
- Thornburg, Elizabeth G. (2020), “Observing Online Courts: Lessons from the
Pandemic”, SMU Dedman School of Law Legal Studies Research Paper, No. 486;
- Zheng Sophia Tang (2021), “Virtual hearing in China' s smart court”, Views and
News in Private International Law;
- Jojo Fan, Priya Aswani, Sophia Li (2021), “Rules of online litigation of the
People’s Court of China launched”, Herbert Smith Freehills LLP.
Nhìn chung, đa phần các tài liệu đều đề cập đến nội dung xét xử trực tuyến nói
chung, còn những bài viết, nghiên cứu về xét xử trực tuyến VAHS thì rất hạn chế. Nội
dung nghiên cứu xoay quanh đến những quy định cơ bản của hoạt động xét xử trực tuyến
ở nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng chính là nền tảng để nhóm tác giả tham khảo khi
nghiên cứu, phân tích pháp luật nước ngoài để so sánh với pháp luật Việt Nam về hoạt
động xét xử trực tuyến VAHS.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có 03 mục tiêu như sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về xét xử trực tuyến VAHS theo quan điểm khoa
học.
Thứ hai, tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải quy định pháp luật của quốc gia khảo sát, cụ
thể là Trung Quốc và Việt Nam về xét xử trực tuyến VAHS. Trên cơ sở đó, phát hiện
những ưu điểm và hạn chế của mô hình xét xử trực tuyến VAHS ở các quốc gia này.
Thứ ba, rút ra những kinh nghiệm lập pháp từ pháp luật nước ngoài và đề xuất các
kiến nghị cho Việt Nam nhằm hoàn thiện quá trình tổ chức, nâng cao hiệu quả xét xử trực
tuyến VAHS.
* Đối tượng nghiên cứu
Nhóm tác giả định hướng nghiên cứu những đối tượng sau:
- Quy định về xét xử trực tuyến VAHS theo pháp luật Trung Quốc và Việt Nam;
- Thực tiễn thi hành trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến VAHS tại Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về xét xử trực tuyến
VAHS theo quan điểm khoa học, quy định pháp luật về xét xử trực tuyến ở các quốc gia
và thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện quy
định pháp luật cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng 04 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp lịch sử để tìm hiểu cơ sở hình thành các quy định pháp luật về xét xử
trực tuyến vụ án hình sự của pháp luật Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định pháp
luật, thực tiễn xét xử trực tuyến VAHS và đánh giá, kết luận;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phân
tích quy định pháp luật của các quốc gia và đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phương pháp thống kê số liệu, khảo sát người THTT, luật sư, giảng viên có nhiều
kinh nghiệm trong hoạt động xét xử trực tuyến VAHS ở Việt Nam để nắm rõ tình
hình thực tế và đưa ra các kiến nghị phù hợp.
Đây là những phương pháp chính yếu được thực hiện xuyên suốt thời gian nghiên
cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề và đạt được mục đích đề ra.
5. Bố cục đề tài
Bên cạnh các Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, các Phụ lục, Danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài nghiên cứu được kết cấu bởi 03 chương với những nội dung như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về xét xử trực tuyến vụ án hình sự.
Chương 2. Quy định của pháp luật Trung Quốc về xét xử trực tuyến vụ án hình sự.
Chương 3. Quy định pháp luật, thực tiễn của Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án
hình sự - So sánh với pháp luật Trung Quốc và một số kiến nghị hoàn thiện.
1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN


HÌNH SỰ
Giới thiệu Chương 1
Trong chương đầu tiên của đề tài, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu những vấn đề lý
luận chung về xét xử trực tuyến vụ án hình sự. Dựa trên nền tảng xét xử VAHS, nhóm tác
giả sẽ làm rõ khái niệm cơ bản; chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của xét xử trực tuyến
VAHS. Thông qua việc phân tích, đối chiếu những tồn đọng xảy ra khi áp dụng mô hình
xét xử truyền thống trong thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thúc
đẩy, bài viết đưa ra những cơ sở quy định về xét xử trực tuyến vụ án hình sự và ý nghĩa
của quy định này nhằm nhấn mạnh tính phù hợp, tầm quan trọng của mô hình xét xử trực
tuyến. Tóm lại, Chương 1 sẽ chứa đựng những kiến thức, thông tin nền tảng, tạo tiền đề
để nghiên cứu tốt những chương tiếp theo của đề tài này.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Xét xử vụ án hình sự
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “xét xử” được hiểu ở nghĩa chung nhất là
“Xem xét và xử các vụ án” 2; cụ thể hơn “là hoạt động do Tòa án tiến hành theo pháp luật
tố tụng, trong đó Tòa án, sau khi nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ
các tình tiết của vụ án, tiến hành giải quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các
quyết định cần thiết có liên quan”3.
Để bảo đảm phát hiện chính xác, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội 4 thì
trình tự, thủ tục TTHS phải được tiến hành chặt chẽ, khoa học, hợp lý và hợp pháp. Quá
trình giải quyết VAHS trải qua nhiều giai đoạn TTHS khác nhau và được thực hiện bởi
các cơ quan có thẩm quyền THTT. Trước hết, giai đoạn khởi tố, điều tra sẽ do CQĐT và
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành. Bước sang
giai đoạn truy tố, thẩm quyền THTT thuộc về VKS. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ được
thực hiện bởi các chủ thể khác nhau nhằm đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật. Giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng, đó chính là
giai đoạn xét xử. Đây là giai đoạn trọng tâm, mang tính quyết định của quá trình giải
quyết VAHS bởi “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. 5 Như vậy, để xác định một người có tội và phải
chịu hình phạt hay không thì phải đưa họ ra xét xử tại phiên tòa, mà trước hết là phiên tòa
hình sự sơ thẩm.
2
Hoàng Phê và tập thể tác giả (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 1148.
3
Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 418.
4
Điều 2 BLTTHS 2015.
5
Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013, Điều 13 BLTTHS 2015.
2

Hoạt động TTHS được đặc trưng bởi các chức năng cơ bản; mỗi chức năng có vị
trí, vai trò và ý nghĩa khác nhau, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau một cách
độc lập. Tuy nhiên, giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng, tương hỗ lẫn nhau
và việc thực hiện các chức năng đều tác động đến mục đích chung của TTHS. Có 3 chức
năng cơ bản: chức năng công tố (hay còn gọi là chức năng buộc tội), chức năng bào chữa
và chức năng xét xử. Trong số đó, xét xử được đánh giá là chức năng trung tâm và chỉ
xuất hiện ở giai đoạn xét xử. Theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, xét xử là hoạt động đặc trưng, thể hiện chức năng
của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất của nước ta được đảm nhiệm chức năng xét xử.
Thông qua chức năng xét xử, Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm
tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà CQĐT và VKS đã thông
qua trước khi chuyển VAHS sang Tòa án, hướng đến mục đích của pháp luật TTHS đồng
thời thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ pháp chế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật, đồng thời giáo dục mọi người
ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.6
Xét xử VAHS bao gồm 02 giai đoạn: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Xét xử
sơ thẩm bắt đầu từ khi Tòa án có thẩm quyền nhận hồ sơ vụ án, cáo trạng do VKS chuyển
sang và vào sổ thụ lý vụ án, kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật. Trong giai đoạn này, Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào quy định pháp luật
TTHS, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, tất
cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố được
đưa ra xem xét công khai thông qua việc tranh tụng. Trên cơ sở thẩm tra tính hợp pháp,
có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà CQĐT và VKS đã thông qua và kết quả sau khi
nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án một cách công khai
thông qua hoạt động xét hỏi và tranh luận, Tòa án nhân danh Nhà nước ra bản án, quyết
định một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.
Trường hợp, bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn
theo quy định của BLTTHS 2015 thì VAHS phải được xét xử lại hoặc xét lại theo chế độ
xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án là phán quyết chính thức thể hiện kết
quả của hoạt động áp dụng pháp luật và xác định sự thật khách quan của vụ án đưa ra xét
xử, có hiệu lực pháp lý bắt buộc, tác động rất lớn đến quyền và lợi ích của chủ thể TGTT,
đặc biệt là bị cáo.
Như vậy, dựa trên sự phân tích những đặc điểm trên, khái niệm xét xử vụ án hình
sự có thể hiểu như sau: Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng được
Tòa án tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định; áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án
hình sự thông qua việc xem xét, quyết định người bị buộc tội có tội hay không và trách
6
Điều 2 BLTTHS 2015.
3

nhiệm hình sự đối với họ; ra bản án, quyết định và giải quyết các vấn đề khác theo quy
định pháp luật.
1.1.2. Xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Xét xử trực tuyến vẫn đang là một khái niệm mới trong hoạt động tố tụng nói
chung và TTHS nói riêng. Từ khi BLTTHS 2015 ra đời đến trước khi Nghị quyết số
33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
(“Nghị quyết 33/2021/QH15”), pháp luật TTHS chưa có quy định về tố tụng điện tử.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp, việc ứng dụng CNTT được xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc chuyển đổi số hoạt động tố
tụng. Do đó, đến kỳ họp thứ 2, trên cơ sở đề nghị của TANDTC, Quốc hội khóa XV đã
ban hành Nghị quyết 33/2021/QH15 cho phép xét xử theo hình thức trực tuyến.7
Dù xét xử trực tuyến đang là một hình thức xét xử mới trong pháp luật tố tụng Việt
Nam nhưng các quốc gia trên thế giới có nền khoa học - công nghệ phát triển và nền tư
pháp tiến bộ từ sớm đã chú trọng tăng cường việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tư
pháp. Hệ thống Tòa án ở các quốc gia trên đã thành công trong việc xây dựng, tổ chức
nhiều phiên tòa xét xử trực tuyến và dần thay thế được hoạt động tố tụng truyền thống,
điển hình là: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.8
Theo hướng dẫn của Tòa án tối cao bang Victoria (Úc), xét xử trực tuyến được
hiểu là phiên xét xử được tổ chức bởi các phương tiện nghe nhìn mà không cần sự có mặt
trực tiếp của người tham dự.9
Tại Hoa Kỳ, một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất về Tòa án ảo được Giáo
sư Frederick I Lederer10 đưa ra vào năm 1997 như sau: “Phòng xử án là nơi xét xử đồng
thời cũng là trung tâm thông tin. Thông tin bên ngoài được tập hợp, sắp xếp và đưa vào
phòng xử án để trình bày. Sau khi được trình bày, các lý thuyết giải thích khác nhau được
tranh luận với người tìm hiểu sự thật, người mà sau đó sẽ phân tích dữ liệu theo các quy
tắc quy định (do thẩm phán xác định thông qua nghiên cứu, phân tích và diễn giải) và đưa
ra phán quyết và kết quả. Do đó, phòng xử án là trung tâm của một hệ thống trao đổi và
quản lý thông tin phức tạp. Cuối cùng, bởi vì các luật sư và thẩm phán liên tục xử lý các

7
Nguyễn Trí Tuệ (2022), “Ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trong triển khai Toà án điện
tử”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ung-dung-du-lieu-dan-cu-dinh-danh-va-
xac-thuc-dien-tu-trong-trien-khai-toa-an-dien-tu5783.html] (truy cập ngày 10/02/2022).
8
Lê Đức Anh (2020), “Mô hình xét xử trực tuyến thay xét xử tập trung”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mo-hinh-xet-xu-truc-tuyen-thay-xet-xu-tap-trung] (truy cập ngày
12/02/2022).
9
Nguyên văn tiếng Anh: A virtual hearing is a court hearing conducted by audio-visual means, where cases
are progressed without the need for participants to attend the Court in person.
Nguồn: Supreme Court of Victoria (2020), “Virtual Hearings Glossary”,
[https://www.supremecourt.vic.gov.au/law-and-practice/virtual-hearings/virtual-hearings-glossary] (truy cập
ngày 10/02/2022).
10
Giáo sư Frederick I Lederer - Giám đốc, Trung tâm Công nghệ Tòa án và Pháp lý, Hoa Kỳ.
4

‘dữ liệu’, nên Phòng xử án công nghệ cao và Phòng xử án ảo có tính khả thi để thực
hiện”.11 Có thể thấy, thuật ngữ “phòng xử án ảo” đã được nhắc đến nhưng vẫn chưa có
giải thích cho thuật ngữ trên. Tuy nhiên, điều này chứng minh rằng việc xét xử trực tuyến
ở Hoa Kỳ đã được quan tâm từ rất sớm. Cho tới khi xét xử trực tuyến đã trở thành mô
hình được áp dụng trong những năm gần đây, khái niệm về xét xử trực tuyến đã được các
bang ở Hoa Kỳ xây dựng trong Bộ hướng dẫn về hoạt động tố tụng điện tử của từng bang.
Chẳng hạn như ở bang như New York hoặc Michigan ở Hoa Kỳ đều có đề cập đến xét xử
trực tuyến là hoạt động xét xử mà một vài hoặc tất cả người tham gia phiên tòa sẽ tham
gia qua hội nghị truyền hình hoặc điện thoại thông minh.12
Theo thông báo số 21 của Tòa án bang British Columbia thuộc Canada có hiệu lực
ngày 19/01/2022, xét xử trực tuyến là quá trình tố tụng được Tòa án chỉ định tiến hành
qua điện thoại hoặc sử dụng nền tảng hội nghị truyền hình và âm thanh của Microsoft
Teams, trái ngược với thủ tục tòa án trực tiếp và những người tham gia phiên tòa sẽ tham
gia từ xa.13 Trên trang thông tin điện tử của bang Quebec – bang lớn nhất ở Canada, “Các
phiên tòa xét xử ảo giúp thẩm phán có thể xét xử một số vấn đề mà không yêu cầu các
bên phải có mặt tại tòa án. Một số phiên điều trần cũng có thể được tổ chức trong các
phòng xử án bán ảo, có nghĩa là một hoặc một số người tham gia được cho phép có mặt
tại tòa án thực tế trong khi những người khác tham gia từ xa.14
Tại Ấn Độ, theo trang thông tin điện tử của Tòa án tối cao thì tòa án trực tuyến là
một khái niệm nhằm loại bỏ sự hiện diện của đương sự hoặc luật sư tại tòa án để xét xử
các vụ việc trên nền tảng ảo. Cả đương sự và Thẩm phán đều không phải trực tiếp đến tòa

11
Nguyên văn tiếng Anh: A Courtroom is a place of adjudication, but it is also an information hub. Outside
information is assembled, sorted, and brought into the Courtroom for presentation. Once presented, various
theories of interpretation are argued to the fact-finder, who then analyses the data according to prescribed
rules (determined by the judge through research, analysis, and interpretation) and determines a verdict and
result. The Courtroom is thus the center of a complex system of information exchange and management.
Ultimately because lawyers and judges deal continuously with ‘data,’ high technology Courtrooms exist, and
Virtual Courtrooms are possible.
Nguồn: Neeraj Salodkar (2020), “Is virtual hearing an effective to in-person hearing”,
[https://blog.ipleaders.in/virtual-hearing-effective-person-hearing/] (truy cập ngày 10/02/2022).
12
“Guidance for virtual appearances”, [https://www.nycourts.gov/LegacyPDFS/COURTS/nyc/family/Guide-to-
Virtual-Appearances.pdf] (truy cập ngày 15/02/2022).
“What to expect at a virtual hearing”, Michigan Legal Help,
[https://michiganlegalhelp.org/self-help-tools/going-court/what-expect-virtual-hearing] (truy cập ngày
15/02/2022).
13
The Provincial Court of British Columbia, Notice to the profession and public Virtual Proceedings & Remote
Attendance in the Provincial Court, tr. 1 [https://www.provincialcourt.bc.ca/downloads/Practice
%20Directions/NP%2021%20Guide%20to%20Virtual%20Proceedings.pdf] (truy cập ngày 13/02/2022).
14
Nguyên văn tiếng Anh: Virtual hearings make it possible for certain matters to be heard by a judge without
requiring the parties to be present at the courthouse. Some hearings can also be held in semi-virtual
courtrooms, meaning that one or several participants authorized by the court are present in the physical
courthouse while others attend remotely.
Nguồn: “Courtrooms hearings held in virtual rooms”,
[https://www.quebec.ca/en/justice-and-civil-status/judicial-system/virtual-courtroom-hearings] (truy cập ngày
13/02/2022).
5

án để được xét xử và phán quyết một cách hiệu quả. Thông tin liên lạc sẽ chỉ ở dạng điện
tử và tuyên án và việc thanh toán thêm tiền phạt hoặc bồi thường cũng sẽ được thực hiện
trực tuyến.15
Trong nghiên cứu của tác giả Zhang Xingmei thuộc trường Đại học Luật Jilin ở
Trung Quốc đã đề cập “Phiên tòa từ xa còn được gọi là phiên tòa trực tuyến, đề cập đến
quá trình xét xử trực tuyến các thủ tục tố tụng mà không có sự hiện diện của các đối
tượng tranh tụng tại phiên tòa. Các đối tượng tham gia bằng cách sử dụng máy tính và
internet làm phương tiện truyền tải văn bản, giọng nói, hình ảnh và thông tin liên quan.” 16
Nhìn chung, có khá nhiều định nghĩa về xét xử trực tuyến được các chuyên gia
pháp lý cũng như cơ quan pháp luật của các quốc gia đưa ra, tuy nhiên dưới góc độ pháp
luật quốc tế thì vẫn chưa có một định nghĩa chung và hoàn chỉnh cho hoạt động này. Đối
với từng quốc gia, tùy vào điều kiện chính trị - văn hóa – xã hội, xét xử trực tuyến được
thể hiện dưới nhiều tên gọi và cách giải thích khác nhau, những tên gọi thông dụng như:
virtual hearing, remote trial, remote hearing court… Điểm chung nhất khi đề cập đến xét
xử trực tuyến trong các khái niệm trên là thực hiện hoạt động xét xử nhưng người tham
gia phiên tòa không cùng lúc có mặt ở phòng xử án mà tham gia thông qua một phương
tiện nghe nhìn trên nền tảng internet. Các khái niệm về xét xử trực tuyến xét theo phương
diện pháp luật quốc tế đã thể hiện được bản chất của xét xử trực tuyến là không đòi hỏi sự
gặp gỡ trực tiếp giữa bên tham gia và bên THTT. Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận thấy sự
thiếu sót ở các khái niệm, cụ thể là chưa thể hiện được nội dung của hoạt động xét xử trực
tuyến, tức khi các bên không thể cùng trực tiếp có mặt tại phòng xử án thì các hoạt động
như: hỏi, tranh luận, bào chữa…. sẽ được tiến hành như thế nào.
Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy phát triển tư pháp trực tuyến, khái
niệm về xét xử trực tuyến ở nước ta đã dần được hình thành. Một số quan điểm về khái
niệm xét xử trực tuyến được đưa ra như sau:
Tại phiên họp thứ 3, chiều ngày 21/9 của UBTVQH cho ý kiến về đề nghị của
TANDTC về tổ chức phiên tòa trực tuyến, Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung
ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, UBTVQH cần có Nghị quyết để giải thích từ
15
Nguyên văn tiếng Anh: Virtual Courts is a concept, aimed at eliminating the presence of litigant or lawyer in
the court and for adjudication of cases on a virtual platform. Neither litigant nor Judge would have to
physically visit a court for effective adjudication and resolution. Communication would only be in electronic
form and sentencing and a further payment of fine or compensation would also be accomplished online.
Nguồn: “Virtual Courts”, eCommittee, Supreme Court of India”, [https://ecommitteesci.gov.in/service/virtual-
courts/] (truy cập ngày 11/02/2022).
16
Nguyên văn Tiếng Anh: Remote court hearing, also called online court hearing, refers to the online process
of hearing proceedings without the physical presence of the subjects of litigation using computer and internet as
a medium to transmit texts, voices, images and related information.
Nguồn: Xingmei Zhang (2021), “Remote court hearing as a judicial response to the COVID-19 outbreak: An
impact assessment and suggestions for improvement”, [https://jogh.org/remote-court-hearing-as-a-judicial-
response-to-the-covid-19-outbreak-an-impact-assessment-and-suggestions-for-improvement/] (truy cập ngày
11/02/2022).
6

ngữ về việc “xét xử trực tuyến”. Theo đó, xét xử trực tuyến là một trong những hình thức
xét xử trực tiếp nhưng có sử dụng CNTT. 17 Tiếp sau đó, trong phần thảo luận trực tuyến
tại kỳ họp thứ 2 ngày 23/10/2021 của Quốc hội, đại biểu Trần Thị Thu Phước - Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trình bày:“Về lý thuyết tổ chức phiên tòa trực tuyến là hình
thức xét xử trực tiếp với sự hỗ trợ của CNTT. Các yêu cầu khác của một phiên tòa vẫn
theo quy định của pháp luật.”18 Xét thấy, cả 02 định nghĩa đã thể hiện được xét xử trực
tuyến là hình thức tố tụng ứng dụng CNTT nhưng vẫn còn mang tính bao quát, chưa thể
hiện rõ nội dung cần truyền tải. Cách giải thích này dễ gây hiểu nhầm rằng xét xử trực
tiếp tại phiên tòa và sử dụng CNTT vẫn được xem là xét xử trực tuyến.
Đến kỳ họp thứ 2 ngày 12/11/2021 của Quốc hội, Nghị quyết 33/2021/QH15 đã
được thông qua. Trong đó, phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án,
có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị
cáo, bị hại, đương sự, người TGTT khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử
án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh
và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên
tục, công khai, vào cùng một thời điểm. 19 Đồng thời, Nghị quyết cũng quy định rõ ràng
TAND được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử. 20 Tuy trong nội dung Nghị quyết
chưa đưa ra khái niệm “xét xử trực tuyến” nhưng đã giải thích thuật ngữ “phiên tòa trực
tuyến” – hình thức hoạt động xét xử của Tòa án. 21 Theo định nghĩa, phiên tòa trực tuyến
là phiên xét xử, trong đó bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác không bắt
buộc tham gia phiên tòa tại trụ sở của Tòa án mà có thể tham gia phiên tòa tại địa điểm do
Tòa quyết định và sử dụng các thiết bị số kết nối với nhau bằng mạng Internet để thực
hiện trình tự, thủ tục tố tụng.
Trong bài viết được đăng tải trên tạp chí TAND điện tử, TS. Đỗ Đức Hồng Hà
(Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội) và Th.S Phùng Văn Huyên (Chuyên viên cao
cấp, Văn phòng Quốc hội) đã xây dựng khái niệm xét xử trực tuyến cụ thể như sau: Xét
xử trực tuyến là phương thức xét xử gồm một chuỗi quy trình và thiết bị thực hiện công
tác xét xử trong đó những người tham gia phiên tòa có thể giao tiếp với nhau qua mạng

17
Quỳnh Vinh (2021), “Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu hoạt động tư pháp”,
[https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/to-chuc-phien-toa-truc-tuyen-la-nhu-cau-xu-huong-tat-yeu-hoat-
dong-tu-phap-i628941/] (truy cập ngày 12/02/2022).
18
Phương Thủy (2021), “Tổ chức phiên tòa trực tuyến – hình thức xét xử mới hiệu quả”,
[https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/to-chuc-phien-toa-truc-tuyen-hinh-thuc-xet-xu-moi-hieu-qua-
i632460/] (truy cập ngày 12/02/2022).
19
Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2021/QH15.
20
Điều 1 Nghị quyết 33/2021/QH15.
21
Phùng Văn Hải (2022), “Một số vấn đề chung về phiên tòa trực tuyến và tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến
tại Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án
hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức
ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 85.
7

(không cần phải có mặt tại phòng xử án). Xét xử trực tuyến sử dụng kết nối mạng để thực
hiện công tác xét xử. Mọi hoạt động như xem xét chứng cứ, tài liệu, xét hỏi, tranh luận...
đều được thực hiện trực tuyến qua thiết bị kết nối mạng (thường là máy tính) với một máy
chủ có lưu giữ sẵn toàn bộ tài liệu và phần mềm cần thiết để thực hiện công tác xét xử.
Người tham gia xét xử trực tuyến có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường
truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
Nội dung xét xử trực tuyến có thể được chia sẻ qua các công cụ điện tử hiện đại như máy
tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website... hoặc có thể thu được từ đĩa CD,
băng video, audio...22 Có thể thấy, đây chính là khái niệm thể hiện đầy đủ đặc điểm của
phương thức xét xử trực tuyến.
Để giải thích rõ về thuật ngữ “xét xử trực tuyến” cần tìm hiểu đến thuật ngữ có
liên quan là “Tòa án điện tử”. Tính liên quan được thể hiện thông qua việc xét xử trực
tuyến là một trong những bước đi cần thiết để cụ thể hóa việc ứng dụng CNTT vào công
tác xét xử, hướng đến việc xây dựng Tòa án điện tử theo Nghị quyết số 52 – NQ/TW
ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị. Bản chất của Tòa án điện tử là chuyển một phần hoạt
động của Tòa án từ không gian thực lên không gian số để hình thành một phương thức tố
tụng mới, trong đó cốt lõi là việc tiến hành, tối ưu hóa và phát triển trên nền tảng số một
số hoạt động: quản trị nội bộ Tòa án; công khai hoạt động của Tòa án; cung ứng cho
người dân các dịch vụ tư pháp công; hỗ trợ các tiện ích nâng cao hiệu quả hoạt động của
các chức danh tư pháp; kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của các nền tảng số quốc gia;
đặc biệt là tiến hành các hoạt động tố tụng điện tử. 23 Trong mô hình Tòa án điện tử đang
hướng đến, xét xử trực tuyến chính là một hoạt động tố tụng điện tử được đặc biệt chú
trọng bởi tính trọng tâm và quyết định của hoạt động này.
Trong bối cảnh hướng đến mục đích tìm ra phương thức tố tụng mới trên nền tảng
số, ứng dụng CNTT đã trở thành nhu cầu và xu thế không thể đảo ngược của Tòa án.
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. 24 Do đó, ngay sau
khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 33/2021/QH15 thì Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến cũng được ra đời. Đây là một bước
nhảy thể hiện hướng đi của ngành Tòa án là đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT, đưa vào

22
Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên (2021), “Xét xử trực tuyến: Giải pháp quan trọng góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-xu-truc-tuyen--giai-phap-quan-trong-gop-phan-thuc-hien-thang-
loi-nghi-quyet-cua-dang-ve-cai-cach-tu-phap#_ftn5] (truy cập ngày 15/02/2022).
23
Nguyễn Hoà Bình (2022), “Xây dựng Tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng của chiến lược cải cách tư
pháp”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/tapchi/public/index.php/bai-viet/phap-luat/xay-dung-toa-
an-dien-tu-mot-nhiem-vu-quan-trong-cua-chien-luoc-cai-cach-tu-phap5767.html] (truy cập ngày 15/02/2022).
24
Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
8

sử dụng “Nền tảng xét xử trực tuyến” - 1 trong 4 công trình về công nghệ Tòa án được
chính thức đưa vào sử dụng ngày 08/01/2022. Điều này đã khẳng định, hoạt động xét xử
trực tuyến đang được coi trọng, thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện. Ở mô hình xét xử trực
tuyến, công tác xét xử vẫn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng trong khi
một số chủ thể TGTT không bắt buộc phải có mặt tại cùng một địa điểm là trụ sở nơi Tòa
án thụ lý vụ án. Đây chính là kết quả của việc ứng dụng những thành tựu của CNTT như
thiết bị số, phần mềm, ứng dụng vào công tác xét xử. Mô hình xét xử trực tuyến VAHS
còn ứng dụng được các thành tựu CNTT hiện đại và phù hợp với chủ trương cải cách tư
pháp.
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả xây dựng khái niệm về xét xử trực tuyến vụ
án hình sự như sau: Xét xử trực tuyến vụ án hình sự là một phương thức tiến hành hoạt
động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm VAHS; trong đó Tòa án áp dụng pháp luật và ứng dụng
CNTT để giải quyết vụ án hình sự, những người tham gia phiên tòa giao tiếp với nhau
qua không gian mạng, mọi hoạt động diễn ra trong giai đoạn xét xử đều được thực hiện
thông qua thiết bị kết nối mạng và sự hỗ trợ của CNTT.
1.2. Đặc điểm của xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động xét xử đã được phân tích ở mục
1.1.1, xét xử trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng có những đặc
trưng nổi bật sau:
Thứ nhất, xét xử trực tuyến VAHS không cần tiếp xúc trực tiếp giữa những người
tham gia phiên tòa và vì vậy, họ (một số họ) không cần phải có mặt tại trụ sở của Tòa
án.25 Thông thường, trụ sở của Tòa án là nơi bố trí phòng xử án - không gian tổ chức thực
hiện hoạt động xét xử VAHS.26 Trong mô hình xét xử truyền thống, phòng xử án chính là
địa điểm các bên tham gia phiên tòa sẽ cùng tập trung và có sự đối mặt trực tiếp để tiến
hành các hoạt động tại phiên tòa. Việc trực tiếp gặp gỡ giữa cán bộ tòa án với các bị cáo,
người TGTT khác là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0,
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra những bước phát triển đột phá
trong hoạt động tố tụng. Công nghệ đã mang phòng xử án trong mô hình truyền thống -
nơi đòi hỏi sự có mặt của những người tham gia phiên tòa tại trụ sở tòa án lên một không
gian giao tiếp mới – không gian mạng (cyberspace). 27 Xét xử trực tuyến VAHS sẽ sử

25
Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên (2021), “Xét xử trực tuyến: Giải pháp quan trọng góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-xu-truc-tuyen--giai-phap-quan-trong-gop-phan-thuc-hien-thang-
loi-nghi-quyet-cua-dang-ve-cai-cach-tu-phap#_ftn5] (truy cập ngày 15/02/2022).
26
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án.
27
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng
CNTT, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và
thời gian.
9

dụng không gian mạng để liên kết giữa các bên tham gia phiên tòa dù không cùng đồng
thời có mặt trực tiếp tại trụ sở Tòa án. Trong đó, những người tham gia phiên tòa sử dụng
các thiết bị số như: máy tính để bàn có webcam, máy tính xách tay (laptop), điện thoại
thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet), v.v thông qua Internet truy cập vào nền
tảng kết nối phổ biến như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, v.v để truyền hình ảnh
và âm thanh, tham gia phiên tòa từ các địa điểm khác do Tòa án quy định.
Thứ hai, hoạt động diễn ra trong quá trình xét xử sẽ thực hiện trên nền tảng số với
sự hỗ trợ của CNTT. CNTT không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nền tảng kết nối để
những người tham gia phiên tòa sử dụng để giao tiếp với nhau qua mạng mà còn được
ứng dụng để thực hiện công tác xét xử. Mọi hoạt động như xem xét chứng cứ, tài liệu, xét
hỏi, tranh tụng... đều được thực hiện trực tuyến qua thiết bị kết nối mạng. Để hỗ trợ thực
hiện công tác xét xử, các thiết bị xử lý chuyên dụng cũng được sử dụng như: camera quét
nhiều góc độ, thiết bị giải mã hình ảnh, trình chiếu tài liệu, thiết bị lưu điện, v.v. Cùng với
đó là các phần mềm có chức năng quản lý thông tin, hồ sơ vụ án; điều khiển thiết bị
camera, âm thanh, trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; chức năng quay video toàn
bộ diễn biến phiên tòa; chuyển đổi giọng sang văn bản để hỗ trợ Thư ký ghi biên bản
phiên tòa28.
Thứ ba, tính liên kết giữa cán bộ tòa án và các thiết bị, phần mềm, nền tảng khoa
học – công nghệ được sử dụng. Khác với mô hình xét xử truyền thống, xét xử trực tuyến
VAHS ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học – công nghệ. Điều này dễ dẫn đến những
rủi ro về lưu trữ, bảo mật hoặc ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình xét xử khi xảy ra
sự cố. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ngoài sự liên kết giữa người với người, xét xử trực
tuyến VAHS có thêm các sự liên kết khác. Mỗi thiết bị, phần mềm được sử dụng sẽ có
chức năng riêng nhưng không tồn tại cá biệt mà luôn được đặt trong mối liên kết với các
thiết bị, phần mềm khác đang cùng được sử dụng tại phiên xét xử nhằm hỗ trợ công tác
xét xử giải quyết VAHS. Thêm vào đó, xét xử trực tuyến VAHS đòi hỏi sự kết nối giữa
người và thiết bị. Sự kết nối thể hiện qua việc cán bộ tòa án phải đạt được những yêu cầu
nhất định (năng lực, trình độ, quyền hạn) để sử dụng thiết bị và thiết bị khi sử dụng sẽ
giúp cán bộ tòa án hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những sự liên kết, kết nối là một yếu
tố để hoạt động xét xử trực tuyến VAHS đảm bảo được quy trình thống nhất, bảo mật và
tính liên tục, phòng ngừa những rủi ro hoặc sự kiện bất ngờ.
1.3. Cơ sở quy định về xét xử trực tuyến vụ án hình sự
1.3.1. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, về mặt nguyên tắc, xét xử trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến
VAHS nói riêng xuất phát từ nguyên tắc xét xử kịp thời theo quy định của pháp luật tố
28
“Toà án trực tuyến – Bước tiến trong xây dựng toà án điện tử”, [https://ucbi-global.com/tin-tuc/toa-an-truc-
tuyen-buoc-tien-trong-xay-dung-toa-an-dien-tu/] (truy cập ngày 20/02/2022).
10

tụng để đảm bảo quyền và lợi ích của người TGTT, đặc biệt là người bị buộc tội. Theo
Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013, người bị buộc tội phải được xét xử kịp thời trong
thời hạn luật định. Hiện nay, các luật, Bộ luật tố tụng hiện hành đều quy định cụ thể thời
hạn xét xử đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo
người bị buộc tội được xét xử nhanh chóng, rút ngắn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế đảm mà họ có thể bị áp dụng trong khi họ chưa bị coi là có
tội.29 Như vậy, việc không đưa các vụ án ra xét xử đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc xét xử kịp
thời vẫn chưa được bảo đảm thực hiện. Mỗi năm, các Toà án phải thụ lý khoảng 600.000
vụ việc trên cả nước. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Toà án của TANDTC, so với năm 2020, số vụ
việc đã được giải quyết vào năm 2021 giảm 107.944 vụ việc dẫn đến nhiều án còn tồn
đọng, quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. 30 Nguyên nhân của tình trạng
tồn án chủ yếu do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường nên Toà án
không thể mở phiên tòa xét xử theo kế hoạch; số lượng biên chế cán bộ, Thẩm phán chưa
đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được
yêu cầu;...31
Hơn nữa, tình trạng tồn án không chỉ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Tòa
án mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề quản lý nhà nước. Thứ nhất, án tồn đọng sẽ làm số
lượng vụ việc, vụ án cần phải giải quyết tăng lên nhiều hơn, gây áp lực cho các cán bộ,
Thẩm phán khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ hai, tồn đọng án cũng được xem vi
phạm nguyên tắc xét xử kịp thời, làm ảnh hưởng đến nghiêm minh của pháp luật, làm mất
niềm tin của người dân và tác động tiêu cực đến uy tín của cơ quan nhà nước.
Vì vậy, để khắc phục hạn chế nói trên và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án,
TANDTC đã đề ra những giải pháp quan trọng cần tập trung thực hiện trong thời gian sắp
29
Huỳnh Trung Trực (2022), “Các nguyên tắc hiến định về quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự”,
Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam, [cac-nguyen-tac-hien-dinh-ve-quyen-cua-nguoi-bi-buoc-toi-trong-to-tung-
hinh-su1650386449.html] (truy cập ngày 03/5/2022).
30
Từ ngày 01/12/2018 đến 30/11/2019, các Toà án đã thụ lý 554.269 vụ việc, đã giải quyết được 494.403 vụ
việc (đạt tỷ lệ 89,2%); số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 602.252 vụ việc, đã giải quyết được 544.604 vụ việc (đạt tỷ lệ 90,4%).
Từ 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021, các Toà án đã thụ lý 537.577 vụ việc, đã giải quyết được 436.660 vụ việc
(đạt tỷ lệ 81,2%).
Nguồn: Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2020 của TANDTC tổng kết công tác năm 2019 và nghiệm vụ trọng
tâm công tác 2020 của các Toà án.
Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác
năm 2021 của các Toà án.
Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác 2022 của các Toà
án do TANDTC ban hành ngày 08/01/2022.
31
Thái Vũ (2021), “Hội nghị triển khai công tác Toà án năm 2022: Các Toà án đã nỗ lực hoàn thành cơ bản
nhiệm vụ được giao”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/thoi-su/hoi-nghi-trien-khai-cong-
tac-toa-an-nam-2022-cac-toa-an-da-no-luc-hoan-thanh-co-ban-nhiem-vu-duoc-giao.5669.html] (truy cập ngày
27/02/2022).
11

tới. Báo cáo nhấn mạnh một trong số các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác
năm 2022 là tăng cường ứng dụng CNTT xây dựng toà án điện tử. Do đó, tổ chức phiên
tòa trực tuyến là một bước đi cụ thể, làm nền tảng cho việc hình thành tòa án điện tử.
Theo kinh nghiệm của quốc tế, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến sẽ đảm bảo sự kịp thời
và nghiêm minh của pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tòa
án. Đồng thời, góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiến định về xét xử công khai
cũng như tạo điều kiện tốt hơn để nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện quyền tư
pháp.32 Vì thế, đây là cơ sở quan trọng để hình thành các quy định về xét xử trực tuyến
nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng.
Thứ hai, cơ sở hình thành xét xử trực tuyến VAHS được xuất phát từ mục đích
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam
nói riêng. Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ không chỉ mang tính
cấp bách mà còn mang tính lâu dài. Đời sống xã hội luôn có sự chuyển đổi trong từng
thời kỳ do sự tác động của nhiều yếu tố, cùng với đó các quan hệ xã hội luôn phát sinh,
thay đổi và chấm dứt theo nhiều cách khác nhau mà hệ thống pháp luật không thể lường
trước, điều chỉnh chúng một cách toàn diện và hiệu quả. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra
là hệ thống pháp luật phải luôn được xây dựng và hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong cuộc sống, thích ứng với tình hình mới. Vì thế, xét xử trực tuyến
VAHS cũng là một trong những giải pháp để hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật
TTHS nói riêng hướng đến mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất
cả các lĩnh vực trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động
xét xử trở thành vấn đề cần được đặc biệt chú trọng. Xét xử trực tuyến các vụ án nói
chung và VAHS nói riêng hiện đang là xu hướng tất yếu, cần thiết trước sự bùng nổ công
nghệ diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, phù hợp với cam kết quốc tế. 33 Đồng thời, đây cũng là một giải pháp hiệu quả
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử của Toà án trên toàn cầu.
Thứ nhất, xét xử trực tuyến là một bước đi cụ thể của chiến lược cải cách tư pháp.
Trong quá trình lãnh đạo nhà nước, cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan
32
Ý kiến của đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) tại phiên họp Quốc hội Khoá XV, kỳ họp thứ 3, ngày
24/10/2021.
Nguồn: Văn phòng Quốc hội, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (Ghi theo băng ghi âm) - Buổi sáng ngày
24/10/2021, tr. 22.
33
“Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu”, Báo Tuổi trẻ online,
[https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-phien-toa-xet-xu-truc-tuyen-la-tat-yeu-
20210826193220792.htm] (truy cập ngày 12/02/2022).
12

trọng được Đảng ta đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW 34 bên cạnh nhiệm vụ cải cách
hoạt động lập pháp cũng như cải cách hành chính. 35 Cải cách tư pháp cũng là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng.36 Có thể thấy, cải cách tư pháp là mục tiêu được Đảng và Nhà nước rất
chú trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
trong đó hoạt động xét xử của Tòa án đóng vai trò trọng tâm của chiến lược. Vì lẽ đó,
ngày 09/6/2021, TANDTC đã ban hành Quyết định số 909/TANDTC-TCCB về việc
thành lập Ban chỉ đạo và Tổ biên tập xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân
dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” để đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như hoàn thiện, nâng cao chất
lượng hoạt động tư pháp. Tại Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân
đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” diễn ra vào ngày 11/01/2022 tại Hà Nội,
với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo có thẩm quyền, nhà khoa học và chuyên gia pháp lý,
nhiều ý kiến đóng góp và đề xuất đã được đưa ra để xây dựng một chiến lược cải cách tư
pháp mới nhằm tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW
nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng được
34
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã
đặt ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước
hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là
hoạt động xét xử có hiệu quả và hiệu lực cao. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục
tiêu trên là đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người
THTT và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất
lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Nguồn: “Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”, Hội Luật gia Việt Nam, [http://hoiluatgiavn.org.vn/nghi-quyet-so-49-nqtw-ngay-02-thang-06-nam-2005-
cua-bo-chinh-tri-ve-chien-luoc-cai-cach-tu-phap-den-nam-2020-d563.html] (truy cập ngày 12/02/2022).
35
Trương Thị Hồng Hà (2021), “Tăng cường hoạt động cải cách tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII”, Trang thông tin điện tử tổng
hợp Ban nội chính Trung ương, [https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202107/tang-cuong-hoat-dong-cai-
cach-tu-phap-duoi-su-lanh-dao-cua-dang-cong-san-viet-nam-gop-phan-thuc-hien-thang-loi-nghi-quyet-dai-hoi-
dang-lan-thu-xiii-309746/] (truy cập ngày 12/02/2022).
36
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2021 đã nhấn
mạnh mục tiêu tổng quát là nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc,
phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đồng thời đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt mục tiêu này. Nghị quyết cũng nêu rõ một
trong số các nhiệm vụ trọng tâm đó là hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy
mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã
hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức
đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Nguồn: “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
[https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/nghi-quyet-
dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663] (truy cập ngày 12/02/2022).
13

yêu cầu.37 Mặt khác, việc xây dựng Toà án điện tử cũng không trái với tinh thần của Nghị
quyết số 52-NQ/TW38. Theo đó, Nhà nước cần phải chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực. Các giải pháp cụ thể của chiến lược đòi hỏi
chúng phải phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và xu thế chung của thế giới,
trong đó vấn đề lớn được quan tâm là xây dựng nền tảng hình thành Tòa án điện tử để hội
nhập với xu hướng chung trên toàn cầu.39
Thứ hai, hiện nay xây dựng Toà án điện tử nói chung là xu thế toàn cầu, nhiều
quốc gia đã xây dựng toà án trực tuyến toàn diện, sử dụng toàn diện công nghệ kỹ thuật
số từ nộp đơn, tống đạt tài liệu; cung cấp và tiếp nhận chứng cứ điện tử đến tổ chức các
phiên họp trực tuyến, thậm chí là tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến, điển hình là Vương
quốc Anh, Canada, Trung Quốc.40 Ngoài ra còn có một số quốc gia khác cũng hoàn thành
việc xây dựng Toà án điện tử và đang trong giai đoạn tiến tới xây dựng Toà án thông
minh như Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Singapore,...41
Thứ ba, xây dựng Toà án điện tử cũng là một trong những cam kết của TANDTC
Việt Nam tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN, đến năm 2025 phải hoàn thành việc
xây dựng Toà án điện tử. Hiện nay, phần lớn các nước trong khu vực ASEAN đã thực
hiện tổ chức xét xử trực tuyến, chỉ còn Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar chưa
thực hiện.42 Vì thế, Việt Nam cũng phải tiếp thu và thực hiện cam kết này để phục vụ tốt
37
Nguyên Anh (2022), “Hội thảo khoa học về cải cách tư pháp tại Toà án nhân dân”, Cổng thông tin điện tử
TANDTC, [https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?
dDocName=TAND199972&fbclid=IwAR3Cys2h402k8nrW0Vlw7rDNODi_zBUTI66a4JSOKWg9B-
a2V4Tk2M7ItMw] (truy cập ngày 25/02/2022).
38
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham
gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
39
Các giải pháp cải cách mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 bao gồm: tập
trung vào các giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; phân định rõ quyền quản lý hành
chính của tòa án để bảo đảm quyền độc lập giữa các cấp tòa án; đổi mới, hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp
chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng chế độ xét xử độc lập, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tiếp cận công lý, tăng quyền của tòa án trong xét xử các vụ án xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích
Nhà nước, phối hợp các cơ quan liên quan, nhất là các cơ quan tố tụng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong việc thưc hiện pháp luật; nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là chức danh tư pháp, có chế độ chính sách
phù hợp dành cho cán bộ Tòa án. Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm nguồn lực để xây dựng Tòa
án chính quy, hiện đại, hoạt động hiệu quả; chú trọng phát triển Tòa án điện tử ngang tầm với trình độ phát triển
chung của thế giới…; vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động
xét xử của tòa án; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.
Nguồn: Ngọc Thành (2022), “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính Trung ương,
[https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-trung-uong/202201/cai-cach-tu-phap-tai-toa-an-nhan-dan-dap-ung-yeu-
cau-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-310545/] (truy cập ngày
13/02/2022).
40
Bùi Tiến Đạt, Nguyễn Bích Thảo, Trần Thị Trinh (2021), “Tòa án trực tuyến và quyền xét xử công bằng: kinh
nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20 (444) - tháng 10/2021, tr. 59.
41
Mai Đỉnh, Mai Thoa (2021), “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Toà án điện tử đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp”, Báo Công lý, [https://congly.vn/chuyen-doi-so-va-dinh-huong-xay-dung-toa-an-dien-tu-dap-ung-
yeu-cau-cai-cach-tu-phap-191240.html] (truy cập ngày 15/2/2022).
42
Theo Tờ trình số 185/TTr-TANDTC Dự thảo Nghị quyết về Tổ chức phiên toà trực tuyến ngày 19/10/2021
của TANDTC.
14

nhất nhu cầu của nhân dân và hội nhập quốc tế mà bước đầu tiên là tổ chức xét xử trực
tuyến.
Thứ tư, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy tiến trình xây dựng toà án điện
tử nhanh hơn. Trong giai đoạn từ năm 2020 trở đi, dưới tác động đe dọa nghiêm trọng đến
đời sống kinh tế, xã hội của hiện tượng “thiên nga đen” Covid-19 43, hoạt động xét xử của
toà án cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 44 Theo đó, trước tốc độ lây nhiễm chóng mặt của dịch
bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các yêu cầu giãn cách xã
hội được đặt ra, nhiều vụ án đến hạn nhưng không thể đưa ra xét xử theo quy định. Do
đó, buộc toà án phải hoãn xét xử nhiều vụ án. Trên thực tế, mỗi năm có đến hơn hàng
trăm ngàn VAHS được điều tra, truy tố, xét xử, do đó áp lực về đảm bảo thời hạn điều tra,
tạm giam, xét xử, tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc
tội là rất lớn.45 Điều này đòi hỏi chúng ta phải đưa ra giải pháp để các vụ án được xét xử
kịp thời, tránh dẫn đến mất niềm tin của người dân, chẳng hạn như tổ chức phiên tòa xét
xử trực tuyến.
Trước thực trạng trên, nhu cầu về khung pháp lý và hướng dẫn chi tiết mô hình xét
xử trực tuyến VAHS là vô cùng cần thiết. Có thể thấy, phương thức phiên tòa trực tuyến
hình sự là xu hướng tất yếu không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách như phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 mà còn là một bước đi cụ thể, quan trọng trong tiến trình xây dựng Toà án
điện tử theo chủ trương của Đảng và cam kết quốc tế. Việc thúc đẩy xây dựng phiên tòa
trực tuyến có ý nghĩa to lớn, góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế của mô hình
xét xử trực tiếp cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính minh bạch công tác xét xử
của Toà án trong thời gian sắp tới.

43
“Thiên nga đen” được cho là những sự kiện bất ngờ với xác suất xuất hiện cực nhỏ, nhưng đem lại tác động
cực lớn. Nói cách khác, “thiên nga đen” là một phép ẩn dụ được Nassim Nicholas Taleb sử dụng để mô tả một
sự kiện bất ngờ, có ảnh hưởng rộng lớn và thường được giải thích một cách không thích hợp để khiến nó ít ngẫu
nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó.
Nguồn: Đỗ Giang Nam, Trần Quang Cường (2021), “Thiên nga đen - Covid-19 và cơ chế điều chỉnh của pháp
luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(437) - tháng 7/2021, tr. 21.
44
Theo báo cáo về công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021, tỷ lệ giải quyết
vụ án của TAND hai cấp TPHCM giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tỷ lệ giải quyết án hình sự
giảm so với năm 2020 xuất phát từ nguyên nhân khách quan do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ tháng 3
đến tháng 4/2021, các trại giam không thực hiện việc trích xuất bị cáo, đồng thời phải thực hiện giãn cách toàn
thành phố nên kế hoạch xét xử các VAHS đều bị tạm dừng. Từ giữa tháng 4/2021 đến tháng 6/2021, TAND hai
cấp phải hoãn xét xử hơn 18.000 vụ việc đã có kế hoạch và quyết định đưa vụ án ra xét xử do đương sự bị cách
ly, phong tỏa; đương sự không tham dự phiên toà do sợ ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ tháng 6/2021 đến tháng
9/2021, tình hình dịch bệnh vẫn đang ở mức đỉnh điểm, TAND hai cấp phải hoãn tất cả các vụ án, vụ việc đã có
kế hoạch xét xử.
Nguồn: Mạnh Hoà, Văn Minh (2021), “TAND hai cấp ở TPHCM phải hoãn xét xử hơn 18.000 vụ do dịch
Covid-19”, Báo Sài Gòn giải phóng online, [https://www.sggp.org.vn/tand-hai-cap-o-tphcm-phai-hoan-xet-xu-
hon-18000-vu-do-dich-covid19-780291.html] (truy cập ngày 26/02/2022).
45
Nguyễn Hiền (2021), “Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật”, Báo Điện
tử Đài tiếng nói Việt Nam, [https://vov.vn/phap-luat/xet-xu-truc-tuyen-la-xu-huong-tat-yeu-nhung-phai-bao-
dam-dung-phap-luat-890834.vov] (truy cập ngày 15/02/2022).
15

1.3.3. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, Việt Nam đang ở trong giai đoạn thực hiện và hoàn thiện việc tổ chức
phiên tòa trực tuyến nhằm nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế về tư pháp, từng bước xây
dựng Toà án điện tử nhằm thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước dựa
trên các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, có thể kể đến Điều 6
“Tuyên bố Jakarta” tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 9 năm 2021 về việc
sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động tư pháp của các Cơ quan tư pháp ASEAN. 46
Vì thế, việc hình thành một hành lang pháp lý trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến nói
chung và phiên tòa trực tuyến xét xử VAHS nói riêng - một trong những giai đoạn quan
trọng để thiết lập Toà án điện tử là điều vô cùng cần thiết.
Trước ngày 12/11/2021, pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý quy định,
hướng dẫn phương thức xét xử trực tuyến. Tuy nhiên, chúng ta đã có những bước đầu
trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tố tụng và được ghi nhận trong các đạo luật
hiện hành về tố tụng tư pháp, cụ thể là BLTTHS 2015 quy định về nguồn chứng cứ là dữ
liệu điện tử; đối với BLTTDS 2015 và LTTHC 2015, ngoài quy định về nguồn chứng cứ
là dữ liệu điện tử,47 các luật này còn cho phép cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện
điện tử48 và nộp đơn khởi kiện đến Toà án bằng hình thức điện tử, thông qua Cổng thông
tin điện tử của Toà án49 bên cạnh phương thức trực tiếp và gửi qua dịch vụ bưu chính.
Ngoài ra, luật tố tụng còn có quy định công khai bản án có hiệu lực pháp luật trên cổng
thông tin điện tử của Toà án.50 Đây là những quy định nhằm thể chế hoá nhiệm vụ tăng
cường áp dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết
số 49-NQ/TW. Bên cạnh đó, Phó Chánh án TANDTC cho biết: “Thực tiễn cho thời gian
qua, một số Tòa án khi tổ chức phiên tòa hình sự xét xử vụ án xâm hại tình dục, vụ án
tham nhũng và một số vụ án khác có nhiều người TGTT đã cho Luật sư, bị hại, người làm
chứng… tham gia phiên toà tại phòng cách ly hoặc phòng khác với sự hỗ trợ của các thiết
bị điện tử”.51 Có thể thấy, pháp luật tố tụng Việt Nam đã có cơ sở pháp lý làm tiền đề cho
việc xây dựng Toà án điện tử cũng như việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy tiến trình hình thành phiên toà xét
xử trực tuyến nhanh hơn, tiến tới xây dựng Toà án điện tử. Trong khoảng thời gian dịch
46
Xem thêm: [https://cacj-ajp.org/web/wp-content/uploads/2021/10/Jakarta-Declaration-20211007-With-LO-
Scanned-Signatures.pdf] (truy cập ngày 20/02/2022).
47
Khoản 1 Điều 94 BLTTDS 2015, khoản 1 Điều 81 LTTHC 2015.
48
Khoản 2 Điều 173 BLTTDS 2015, khoản 2 Điều 102 LTTHC 2015.
49
Điểm c khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015, khoản 3 Điều 119 LTTHC 2015.
50
Khoản 4 Điều 269, khoản 3 Điều 315 BLTTDS 2015.
51
Tại phiên họp thứ 3, ngày 21/9/2021, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ trình bày, đề xuất tổ chức
phiên tòa trực tuyến trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nguồn: Xuân Hà (2021), “Từng bước xây dựng Toà án điện tử, Toà án số, tiến tới xây dựng và vận hành Toà án
thông minh”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/tin-quan-tam/tung-buoc-xay-dung-toa-an-
dien-tu-toa-an-so-tien-toi-xay-dung-va-van-hanh-toa-an-thong-minh] (truy cập ngày 20/02/2022).
16

bệnh lan rộng, rất nhiều tỉnh, thành phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tình
trạng tạm dừng các phiên xử, gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Trước thực
trạng trên, chiều ngày 12/11/2021, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết
33/2021/QH15 với 468/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. 52 Nghị quyết
33/2021/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Theo đó, phiên tòa trực tuyến
được hiểu là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng thiết bị điện tử và cho
phép người TGTT tham gia phiên toà ở địa điểm ngoài phòng xử án nhưng vẫn phải đảm
bảo tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục tố tụng của phiên toà. Đồng thời, Nghị quyết
này cũng quy định điều kiện để các vụ án được xét xử trực tuyến. Ngoài ra, Chánh án
TANDTC theo thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSNDTC,
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng của các cơ quan khác có
liên quan để ban hành văn bản pháp luật chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết
33/2021/QH15.
Trên cơ sở đó, Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP-BTP (“TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP”) ngày
15/12/2021 được ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực
tuyến. Mục đích của việc ban hành văn bản này nhằm hướng dẫn việc xem xét, quyết
định mở phiên tòa trực tuyến, các yêu cầu đối với phiên tòa trực tuyến, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến cũng như
việc chuẩn bị phiên tòa trực tuyến, các hoạt động tố tụng diễn ra tại phiên tòa trực tuyến.
Đây là những quy định hoàn toàn mới đối với hoạt động tố tụng, có thể gặp những
khó khăn, bất lợi trong quá trình thực thi pháp luật. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu quy
định của pháp luật các quốc gia, đồng thời dựa trên tình hình thực tiễn tổ chức phiên tòa
trực tuyến VAHS tại Việt Nam để đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về xét xử trực tuyến VAHS đồng thời tiến tới xây dựng
Toà án điện tử một cách hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
1.4. Ý nghĩa của quy định xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Xét xử trực tuyến là một cách thức THTT mới trong thời đại mới (thời kỳ chuyển
đổi số) khi số lượng người dân sử dụng Internet ở nước ta ngày càng tăng và việc sử dụng
công nghệ cũng mang lại ngày một nhiều thuận tiện. Việc xét xử trực tuyến có tác động

52
Đối với Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến: Có 475 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 468 đại
biểu tán thành (bằng 93.79% tổng số ĐBQH), có 03 đại biểu không tán thành (bằng 0.60% tổng số ĐBQH), có
04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.80% tổng số ĐBQH).
Nguồn: “Thông cáo báo chí số 16 kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XV”, Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt
Nam, [https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaxv/kyhopthu2/Pages/thong-
cao.aspx?ItemID=60617] (truy cập ngày 6/3/2022).
Hải Liên (2021), “Thông qua Nghị quyết về Tổ chức phiên toà trực tuyến”, Báo Điện tử Chính phủ,
[https://baochinhphu.vn/print/thong-qua-nghi-quyet-ve-to-chuc-phien-toa-truc-tuyen-102303821.htm], (truy cập
ngày 22/2/2022).
17

to lớn đồng thời mang lại những ý nghĩa nhất định đối với hoạt động tố tụng nói chung,
hoạt động xét xử VAHS nói riêng và các chủ thể tham gia vào hoạt động này, cũng như
mang một ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và chính trị - xã hội trong bối cảnh hiện
nay.
* Về mặt chính trị - xã hội
Về mặt chính trị, mô hình xét xử trực tuyến VAHS vừa là giải pháp phù hợp cho
định hướng phát triển của Việt Nam về việc áp dụng CNTT trong xét xử, vừa mang tính
thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Xét xử trực tuyến
VAHS mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong tiến trình thực hiện Nghị quyết
52-NQ/TW, đồng thời cũng là hình thức xét xử phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp
trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số
84-KL/TW của Bộ Chính trị.53 Phương thức xét xử mới giúp công tác cải cách hành chính
tư pháp trong nước diễn ra với một xu thế mạnh mẽ hơn, giúp cho hoạt động tư pháp bắt
nhịp với sự tiến bộ về kỹ thuật – công nghệ trên toàn cầu. Không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy
đối với các đường lối chủ trương trong nước, mô hình xét xử trực tuyến VAHS còn là cầu
nối hiệu quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực về việc thực hiện cam kết xây
dựng Toà án điện tử trước năm 2025 của TANDTC với các tổ chức Tòa án quốc tế được
ghi nhận tại Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 9 ngày 07/10/2021.
Về mặt xã hội, cuộc sống luôn có những sự kiện bất khả kháng không lường trước
được, ảnh hưởng đến đời sống của người dân như đại dịch, thảm họa tự nhiên,... Những
sự kiện này diễn ra bất ngờ có thể làm “tê liệt” các hoạt động của toàn xã hội nói chung
và hoạt động giải quyết vụ án nói riêng. Trong bối cảnh đó, mô hình xét xử trực tuyến
VAHS là một giải pháp cấp thiết và kịp thời, giúp hoạt động xét xử VAHS giữ được tiến
độ và không bị ảnh hưởng quá lớn. Xét xử trực tuyến VAHS cũng góp phần giảm tải một
khối lượng lớn công việc cho cơ quan THTT, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ
quan, cá nhân, tổ chức.
* Đối với cơ quan tiến hành tố tụng
Thứ nhất, ứng dụng CNTT vào phiên xét xử VAHS bảo đảm tính thường xuyên,
liên tục của hoạt động tư pháp, đảm bảo tính khách quan, dân chủ và công bằng trong
hoạt động xét xử tại tòa án. Với phương thức xét xử trực tuyến, năng suất giải quyết
VAHS sẽ được đẩy mạnh, giữ vững tinh thần công khai, minh bạch của hoạt động xét xử.
Toàn bộ quá trình và kết quả xét xử sẽ được ghi âm, ghi hình, hỗ trợ công tác quản lý
53
Đỗ Đức Hồng Hà, Lê Quang Hậu (2021), “Xét xử trực tuyến - giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xét xử trong đại dịch toàn cầu Covid-19”,
Trang thông tin hội đồng lý luận Trung ương, [http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/xet-xu-truc-tuyen---giai-
phap-quan-trong-thuc-hien-chu-truong-duong-loi-cua-dang-chinh-sach-phap-luat-cua-nha-nuoc-ve-cong-tac-
xet-xu-trong-dai-dich-toan-cau-covid-19.html] (truy cập ngày 27/3/2022).
18

giám sát và chỉ đạo của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, tăng tính giám sát tiến
độ giải quyết vụ án trong nội bộ từ cấp Tòa án, nâng cao minh bạch và đẩy lùi tiêu cực.
Thứ hai, CNTT có thể áp dụng được trong các giai đoạn cụ thể: công nghệ trí tuệ
nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) trợ giúp thẩm phán xử lý vụ án nhanh hơn, hệ
thống quản lý điện tử giúp lưu trữ các dữ liệu án hiệu quả hơn,...
Trong quá trình chuẩn bị xét xử VAHS, thao tác lập hồ sơ vụ án, tra cứu văn bản
pháp luật và các án lệ có liên quan, các thao tác nghiệp vụ chuyên môn được tiến hành
thủ công đều được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) thay thế. 54
Công nghệ trí tuệ nhân tạo còn cho phép thiết lập phần mềm “Trợ lý ảo” giúp các Thẩm
phán và Thư ký Tòa án nâng cao tiến độ giải quyết vụ án, công tác chuẩn bị xét xử cũng
có phần thuận tiện hơn, trợ giúp các Thẩm phán tìm kiếm các tình huống pháp lý tương tự
có tác dụng trong việc nghiên cứu án nhằm đưa ra phán quyết đúng pháp luật, nhanh
chóng và chuẩn xác.55
Trong giai đoạn xét xử VAHS, các Thẩm phán có thể được phép truy cập các hồ
sơ điện tử và thực hiện các thao tác viết án, nộp hồ sơ bản án từ xa nếu tuân thủ các quy
định về quản lý và bảo mật thông tin điện tử. Toàn bộ diễn biến phiên tòa trực tuyến còn
có thể được ghi âm, ghi hình để đưa vào kho tài liệu tham khảo cho hoạt động giải quyết
vụ án trong tương lai cũng như góp phần vào tư liệu nghiên cứu cho các cán bộ tư pháp
và các sinh viên chuyên ngành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Các hồ sơ, bản án
sau khi được xét xử với một khối lượng khổng lồ sẽ được hệ thống quản lý điện tử giúp
lưu trữ dữ liệu thay thế cho cách viết tay, nhập liệu truyền thống. Các thuật toán phân loại
và xử lý giấy tờ được đưa vào áp dụng trên hệ thống trực tuyến mang lại năng suất làm
việc cao. Cách lưu trữ tài liệu bằng phần mềm CNTT hỗ trợ như vậy rất phù hợp trong
bối cảnh số lượng hồ sơ VAHS đang ngày càng gia tăng, cho thấy hiệu không nhỏ trong
việc tinh gọn thống kê nguồn tin về hoạt động xét xử VAHS của Tòa án.56
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cũng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động cho
phiên xét xử VAHS. Thông thường, hoạt động xét xử VAHS trực tiếp sẽ cần trích xuất bị
can, bị cáo với khoảng cách địa lý rất lớn, đặc biệt là đối với các vụ án xét ở các tòa cấp
cao hay các vụ án xét xử theo lãnh thổ. Việc tổ chức nhiều điểm cầu thành phần sẽ giúp
tiết kiệm chi phí di chuyển và nhân lực hỗ trợ áp giải bị can, bị cáo tới phiên xét xử, đồng
thời giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trên đường áp giải đối với những trường hợp
54
Nguyễn Hoà Bình (2022), “Xây dựng Tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng của chiến lược cải cách tư
pháp”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/tapchi/public/index.php/bai-viet/phap-luat/xay-dung-toa-
an-dien-tu-mot-nhiem-vu-quan-trong-cua-chien-luoc-cai-cach-tu-phap5767.html] (truy cập ngày 07/02/2022).
55
Xuân Tùng (2022), “Nhìn lại 2021: Ứng dụng công nghệ thông tin - điểm nhấn trong hoạt động của Tòa án”,
Tạp chí mặt trận, [http://tapchimattran.vn/thuc-tien/nhin-lai-2021-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-diem-nhan-
trong-hoat-dong-cua-toa-an-43528.html ] (truy cập ngày 07/02/2022).
56
Đoàn Nguyễn Kim Hải, Nguyễn Thương Thư (2021), “Xây dựng mô hình Toà án điện tử tại Việt Nam”,
Chuyên san Luật gia trẻ, số 4/2019, tr. 18.
19

phải trích xuất bị can, bị cáo với quãng đường xa. Mô hình xét xử trực tuyến VAHS giúp
Thẩm phán và các cán bộ Tòa án, VKS và CQĐT có thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một
cách hiệu quả nhất bất kể ở khu vực địa lý nào.57
Thứ ba, mô hình xét xử trực tuyến giúp hệ thống Tòa án giải quyết bài toán về chi
phí vận hành, nhân lực, vật lực phát sinh từ hình thức xét xử trực tiếp, đồng thời giải
quyết được tình trạng án tồn đọng, hoãn xét xử trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
của toàn xã hội.
Mô hình xét xử trực tuyến VAHS có chi phí xây dựng ban đầu thường tốn kém bởi
các thiết bị điện tử và CNTT đi kèm, nhưng đổi lại sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân sự
vận hành trong tương lai. Các trường hợp người TGTT khác vắng mặt được giảm thiểu,
tránh gián đoạn phiên tòa và hạn chế ảnh hưởng tới những người bị tác động khi việc
hoãn phiên tòa không do lỗi của họ. Ngoài ra, mô hình này giúp tạo điều kiện để người
dân theo dõi, giám sát quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, từ đó nâng cao uy tín của
Tòa án với nhân dân.
* Đối với quyền của người tham gia tố tụng
Thứ nhất, với việc áp dụng mô hình Tòa án trực tuyến trong xét xử VAHS, các
quyền của người TGTT vẫn được đảm bảo và phù hợp với pháp luật quốc tế về nhân
quyền. Thách thức mà hệ thống tư pháp phải đối mặt nhiều nhất trong những năm vừa
qua là phải đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp cho các nhóm người dễ bị tổn thương và yếu
thế. Việc thực hiện xét xử trực tuyến được xem là một giải pháp tiến bộ về công nghệ;
bảo đảm nguyên tắc tố tụng cơ bản, đặc biệt là quyền bào chữa của bị cáo vẫn được phát
huy trong hoạt động xét xử. Hơn nữa, mô hình xét xử trực tuyến sẽ loại bỏ những rào cản
về địa lý, những hoàn cảnh khó khăn, sự kiện bất khả kháng và sự thiếu sót trong mô hình
xét xử truyền thống đã và đang làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bị cáo khi tham
gia phiên xét xử. Nhìn chung, các quyền của bị cáo vẫn được đảm bảo như quyền được
xét xử công bằng, quyền được bào chữa,... là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của pháp
luật nhân quyền quốc tế. Điều này cho thấy mô hình tòa án trực tuyến trong xét xử VAHS
vẫn phát huy tốt tinh thần dân chủ, khách quan và công bằng của hệ thống tư pháp hình
sự Việt Nam.
Thứ hai, xét xử trực tuyến VAHS giảm thiểu những tác động tiêu cực đến người
TGTT trong quá trình xét xử. Đối với đương sự, bị hại và những người TGTT khác, hình
thức xét xử truyền thống có trình tự, thủ tục tố tụng phức tạp và thời gian chờ đợi kéo dài
khiến tinh thần mệt mỏi, khiến họ chịu ảnh hưởng tâm lý khi tham gia xét xử. Đối với xét
xử trực tuyến, quá trình giải quyết vụ án nhanh chóng tạo điều kiện cho người TGTT có
57
Lê Đức Anh (2020), “Mô hình ‘Xét xử trực tuyến thay xét xử tập trung’”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/mo-hinh-xet-xu-truc-tuyen-thay-xet-xu-tap-trung] (truy cập ngày
09/02/2022).
20

thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian ngắn; cũng như giảm thiểu tâm
lý lo ngại cho đương sự khi xuất hiện tại tòa án, tạo sự bình đẳng cho các bên TGTT. Đối
với bị cáo, khi tham gia phiên tòa trực tuyến tại điểm cầu thanh phần, bị cáo sẽ giảm được
áp lực về mặt tâm lý khi không phải đứng trước mặt đối mặt với Hội đồng xét xử cũng
như một số chủ thể khác. Không chỉ vậy, hình thức trực tuyến trong xét xử còn thể hiện
tính nhân văn, nhân đạo đối với các tình huống đặc biệt của tố tụng: những vụ án có tính
nhạy cảm cao như xâm hại tình dục trẻ em hay vụ án có bị can, bị cáo là người chưa
thành niên,.... Mô hình xét xử trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho những đối tượng cần được
bảo vệ không phải trực tiếp đến phòng xử án, bảo đảm bí mật đời tư, tránh những tổn
thương về tâm lý, nhân cách, danh dự trong tương lai.
Thứ ba, xét xử trực tuyến VAHS tiết kiệm thời gian và chi phí cho người TGTT.
Tính linh động của điểm cầu thành phần sẽ hỗ trợ cho người TGTT giảm thiểu các thủ tục
và chi phí không cần thiết, đặc biệt là những người người TGTT ở các khu vực xa trung
tâm. Xét xử trực tuyến sẽ hạn chế các trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc
đến muộn gây ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Đây là những yếu tố góp phần đảm bảo
quyền và lợi ích của người TGTT trong hoạt động xét xử.
* Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của nhân dân và tinh thần trách
nhiệm của các cán bộ liên ngành
Thứ nhất, mô hình xét xử trực tuyến VAHS giúp tăng cường khả năng tiếp cận
công lý, giúp tuyên truyền pháp luật rộng rãi tới toàn dân Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu
quả trong hoạt động giám sát tư pháp của nhân dân. Quy định về việc công khai các phiên
tòa xét xử trực tuyến giúp các thông tin tư pháp đến gần hơn với nhân dân thông qua các
thiết bị điện tử, mạng lưới Internet. Việc xét xử trực tuyến làm mới mẻ hoạt động xét xử,
thu hút sự chú ý, quan tâm từ người dân hơn; đồng thời cơ chế xét xử trực tuyến cho phép
tham dự phiên tòa trực tiếp tại điểm cầu trung tâm giúp người tham dự phiên tòa nắm rõ
thủ tục, quy trình tố tụng đối với phương thức xét xử mới. Từ đó, người tham dự phiên
tòa hiểu rõ tình tiết vụ án và nhận thức được sự nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như
pháp luật được áp dụng như thế nào trong những tình huống cụ thể. Điều này giúp công
tác tuyên truyền pháp luật hiệu quả, thu hút toàn dân tham gia vào công cuộc đấu tranh và
phòng chống tội phạm. Như vậy, toàn bộ quy trình, thủ tục xét xử từng bước đều có thể
được người dân theo dõi không giới hạn góc nhìn và giám sát một cách chi tiết, kỹ lưỡng
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giám sát tư pháp của nhân dân đối với các cơ
quan có thẩm quyền THTT.
Thứ hai, khả năng tiếp cận công lý được củng cố và nâng cao, các phiên xét xử
được nhân dân tiếp cận nhiều hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy cho HĐXX và các cán bộ liên
21

ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực thi công tác công bằng, dân chủ, phán quyết
đúng người, đúng tội.
22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chính là cơ sở, nền tảng để xây
dựng nội dung của những chương tiếp theo đúng định hướng và chuyên sâu hơn. Có thể
nói chương 1 sẽ thể hiện những kiến thức cơ bản và đơn giản nhất khi tiếp cận vấn đề.
Nhận thức được điều này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phân tích những vấn
đề lý luận về xét xử trực tuyến VAHS với mục đích cung cấp cho người đọc kiến thức
nền tảng khi tiếp cận đề tài của nhóm.
Đầu tiên, xuất phát từ khái niệm xét xử VAHS kết hợp với việc hệ thống, khái
quát và nhận diện những điểm hạn chế từ các quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái
niệm xét xử trực tuyến, nhóm tác giả đã tìm hiểu những thuật ngữ có liên quan đến xét xử
trực tuyến và trên cơ sở đó mạnh dạn xây dựng khái niệm về xét xử trực tuyến VAHS cho
pháp luật Việt Nam. Khái niệm này sẽ thể hiện được chủ thể thực hiện, nội dung và mục
đích của hoạt động xét xử trực tuyến. Từ khái niệm, nhóm đã phân tích những đặc điểm
riêng biệt của mô hình xét xử trực tuyến so với mô hình xét xử truyền thống để thấy được
điểm khác biệt rõ nhất giữa hai mô hình, đó là không gian diễn ra hoạt động xét xử và
tính ứng dụng của CNTT.
Cùng với đó, để khẳng định sự tồn tại tất yếu và tính phù hợp của xét xử trực
tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng, nhóm tác giả đã phân tích 03 cơ sở
của quy định này từ lý luận đến thực tiễn và cả pháp lý.
Cuối cùng, tầm quan trọng và những điểm sáng của mô hình xét xử trực tuyến đã
được nhóm tác giả thể hiện ở phần ý nghĩa của quy định xét xử trực tuyến. Việc xây dựng
quy định về xét xử trực tuyến mà cụ thể trong phạm vi của đề tài nghiên cứu là xét xử
trực tuyến VAHS sẽ mang lại ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, ý nghĩa đối với cả chủ thể
THTT và chủ thể TGTT, ý nghĩa đối với chất lượng của hoạt động xét xử và khi đặt quy
định này trong mối liên hệ với các nguyên tắc của luật TTHS vẫn mang lại ý nghĩa nhất
định.
Nhìn chung, nhóm tác giả đã thực hiện được những mục tiêu đề ra khi xây dựng
chương 1. Tiếp theo đối với chương 2, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích quy
định pháp luật của Trung Quốc về xét xử trực tuyến VAHS.
23

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ XÉT XỬ


TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
Giới thiệu Chương 2
Trong Chương 2, nhóm tác giả sẽ phân tích chuyên sâu quy định của pháp luật
Trung Quốc về xét xử trực tuyến VAHS thông qua lần lượt các nội dung sau: điều kiện tổ
chức phiên tòa trực tuyến VAHS; các yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến VAHS;
quá trình chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS và phiên tòa trực tuyến VAHS theo pháp
luật TTHS Trung Quốc. Trên cơ sở đó, nhóm sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về mô
hình xét xử trực tuyến VAHS của Trung Quốc. Đây là những nội dung quan trọng để
nhóm tác giả so sánh, đánh giá pháp luật về xét xử trực tuyến VAHS giữa Việt Nam và
Trung Quốc đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện cho Chương 3 của đề tài.
2.1. Cơ sở lựa chọn pháp luật Trung Quốc để nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu sơ bộ thủ tục xét xử trực tuyến VAHS trong hệ thống
pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Singapore, Hàn Quốc…, nhóm tác giả
nhận thấy mỗi quốc gia đều có các đặc điểm nổi bật riêng biệt và tiến bộ về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc lựa chọn pháp luật của quốc gia nào để nghiên cứu, phân tích là một điểm
quan trọng bởi vì đề tài cần được phân tích một cách có chọn lọc để đạt chất lượng tốt
nhất. Do đó, nhóm tác giả đã quyết định tập trung nghiên cứu và phân tích pháp luật của
Trung Quốc vì những lý do như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc có lộ trình phát triển cụ thể cho việc tiến hành hiện đại hoá,
tự động hóa công tác xét xử của Toà án từ rất sớm. Ở Trung Quốc, từ năm 2005, việc sử
dụng các thiết bị công nghệ và mạng Internet để hỗ trợ cho việc xét xử đã được thực hiện.
Nhiều vụ án đã được thử nghiệm xét xử trực tuyến trong thời gian dài tại các Toà án
Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc thực sự chính thức bắt đầu mô hình “Toà án trực
tuyến” (Internet Court) vào tháng 8/2017 khi các Tòa án này được thành lập tại thành phố
Hàng Châu và sau đó thành lập tại Bắc Kinh và Quảng Châu vào tháng 9/2018. Các phiên
tòa trực tuyến này giới hạn giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại, bao gồm: tranh chấp
về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, tranh chấp tài chính liên quan đến hành vi trực
tuyến.58 Sau khi Covid-19 bùng phát vào năm 2020, Trung Quốc đã đẩy mạnh, mở rộng
phạm vi xét xử trực tuyến. Tòa án Thượng Hải đã có những hành động tích cực và chuyển
từ bị động sang chủ động. Ngày 14/02/2020, TANDTC ban hành “Thông báo về việc
tăng cường và quy định công tác tố tụng trực tuyến trong phòng, chống dịch bệnh viêm
phổi mạch vành mới” (“Thông báo tố tụng trực tuyến năm 2020”), nêu rõ phạm vi của

58
Mai Đắc Biên, Nguyễn Thị Lan Anh, Mai Thu Hằng (2022), “Xét xử trực tuyến đối với các vụ án hình sự -
Những quy định của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm từ các nước”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử
trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước” , do Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 217.
24

ứng dụng phiên tòa trực tuyến xét xử VAHS. Từ đó đến nay, dưới sự chỉ đạo của
TANDTC, Tòa án các cấp tại Trung Quốc đã tích cực thực hiện công tác xét xử trực
tuyến.59 Các cán bộ tư pháp Trung Quốc đã nhận ra rằng công nghệ là một yếu tố cần
thiết để hiện đại hóa và phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong thời kỳ hậu đại
dịch, với việc ứng dụng sâu rộng CNTT vào công tác xét xử của TAND, việc đẩy mạnh
xét xử trực tuyến một số VAHS là xu thế chung, là có cơ sở về tính hợp pháp, không vi
phạm nguyên tắc của thủ tục tố tụng và bảo vệ đầy đủ các quyền tố tụng của các bên.
Nhìn chung, việc xét xử trực tuyến đã xuất hiện và dần hoàn thiện ở Trung Quốc từ trước
khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, do đó Trung Quốc sẽ có những kinh nghiệm nhất định mà
pháp luật nước ta cần phải học hỏi.
Thứ hai, Trung Quốc là quốc gia đã xây dựng hệ thống Tòa án điện tử toàn diện,
từ thủ tục nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, giao nộp chứng cứ, hòa giải đến xét xử và
tuyên án trực tuyến.60 Mặc dù, phạm vi nghiên cứu của nhóm tác giả là thủ tục xét xử trực
tuyến, tuy nhiên việc tham khảo thêm quy định về thủ tục khác cũng sẽ giúp ích cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu được chuyên sâu hơn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nhận thấy đây là
một điểm cộng khi lựa chọn pháp luật Trung Quốc để nghiên cứu, học hỏi.
Thứ ba, quan hệ hợp tác, hữu nghị tốt đẹp giữa tư pháp hai nước Việt Nam - Trung
Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,
đều là nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con
đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung. Trong đó, quan
hệ hợp tác trong lĩnh vực tư pháp giữa hai nước cũng được đặc biệt chú trọng. TANDTC
của hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về tư pháp vào tháng 5/2018, là cơ sở để hai
nước tiếp tục trao đổi, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 61 Tại buổi hội đàm trực
tuyến với đồng chí Chu Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Trung
Quốc sáng ngày 27/12/2021, Chánh án Nguyễn Hòa Bình mong muốn phía Trung Quốc
chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm về cải cách tư pháp của Trung Quốc, trong đó có Tòa
án điện tử, tố tụng điện tử, những thành công, định hướng tương lai của Trung Quốc về
những nội dung này… Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hai bên đã nhất trí
tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về xây dựng nhà nước
pháp quyền; chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng CNTT tại Toà án, xây dựng
Toà án điện tử.62
59
Xem thêm: [https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_14425748] (truy cập ngày 09/8/2022).
60
Quy định về các thủ tục tố tụng trực tuyến (bao gồm vụ án dân sự, hình sự, hành chính) được ghi nhận trực
tiếp trong Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
61
Thành Chung (2022), “Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục chia sẻ, hợp tác trong lĩnh vực tư pháp”, Báo Điện tử
Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/viet-nam-trung-quoc-tiep-tuc-chia-se-hop-tac-trong-linh-vuc-tu-phap-
102244955.htm] (truy cập ngày 09/8/2022).
62
Cảnh Dinh (2021), “Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình hội đàm trực tuyến với Chánh án TANDTC
Trung Quốc”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/chanh-an-tandtc-nguyen-hoa-binh-hoi-dam-truc-
25

Từ các cơ sở trên, có thể thấy Trung Quốc là một quốc gia có nhiều lợi thế và kinh
nghiệm trong việc xây dựng mô hình Tòa án điện tử nói chung cũng như xây dựng quy
trình, thủ tục xét xử trực tuyến VAHS nói riêng. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác
giả muốn phân tích các quy định pháp luật về xét xử trực tuyến VAHS trong hệ thống
pháp luật Trung Quốc. Từ đó, so sánh với pháp luật và thực tiễn thi hành của Việt Nam
nhằm đưa ra kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia hiện nay.
2.2. Pháp luật Trung Quốc về xét xử trực tuyến vụ án hình sự
2.2.1. Cơ sở pháp lý
Trung Quốc là một trong những quốc gia đã và đang nỗ lực xây dựng nền tư pháp
điện tử, đẩy mạnh hoạt động tố tụng trên không gian mạng. 63 Mô hình “Tòa án trực
tuyến” được thành lập đầu tiên tại thành phố Hàng Châu vào tháng 8/2017. Sau đó, hai
tòa án trực tuyến tương tự được thành lập Bắc Kinh và Quảng Châu vào tháng 9/2018. 64
Ba Tòa án này chủ yếu giải quyết vụ án dân sự và hành chính về tranh chấp thương mại
điện tử hoặc tranh chấp liên quan đến Internet, được quy định cụ thể tại Điều 2 Quy định
về một số vấn đề liên quan đến xét xử các vụ án của Tòa án trực tuyến năm 2018 do
TANDTC Trung Quốc ban hành (“Quy định về xét xử vụ án của Tòa án trực tuyến
năm 2018”).65 Theo đó, Tòa án trực tuyến giải quyết vụ án bằng hình thức trực tuyến đối
với tất cả các thủ tục tố tụng, bao gồm thụ lý vụ án, tống đạt, hòa giải, trao đổi bằng
chứng, chuẩn bị xét xử, xét xử và tuyên án. Trường hợp có đơn yêu cầu của các bên hoặc
nhu cầu của quá trình xét xử vụ án, một số thủ tục tố tụng có thể được tiến hành trực
tiếp.66
Tuy nhiên, các bộ quy tắc về tố tụng trực tuyến được ban hành chỉ mới dừng lại ở
việc áp dụng cho ba Tòa án trực tuyến hoặc một giai đoạn cụ thể (chẳng hạn như đại dịch
Covid-19)67. Trên cơ sở đó, ngày 16/6/2021, TANDTC Trung Quốc đã ban hành Quy tắc

tuyen-voi-chan-an-tandtc-trung-quoc5588.html] (truy cập ngày 09/8/2022).


63
Nguyễn Thị Hồng Anh, Nguyễn Vũ Trang Nhung, Tô Hoàng Yến Nhi (2022), “Xét xử trực tuyến: Kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-xu-truc-tuyen-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-
nam5907.html] (truy cập ngày 14/5/2022).
64
Ngô Minh Tín, Võ Thị Thanh Hà (2020), “Mô hình Tòa án trực tuyến tại Trung Quốc – Kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat-the-gioi/mo-hinh-toa-an-truc-
tuyen-tai-trung-quoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam] (truy cập ngày 06/8/2022).
65
Xem thêm: [http://gongbao.court.gov.cn/Details/7e594961f195254a863d6cc90be5cd.html] (truy cập ngày
14/5/2022).
66
Điều 1 Quy định về xét xử vụ án của Tòa án trực tuyến năm 2018.
67
Ngày 14/02/2020, TANDTC đã ban hành Thông báo về việc Tăng cường và chuẩn hóa công tác tố tụng trực
tuyến trong thời kỳ phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Coronavirus. Thông báo hướng dẫn rõ ràng về các thủ
tục tố tụng bằng hình thức trực tuyến trong giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và hành chính nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh.
Xem thêm: [http://www.scio.gov.cn/xwfbh/xwbfbh/wqfbh/42311/43074/xgzc43080/Document/
1680633/1680633.htm] (truy cập ngày 14/5/2022).
26

về tố tụng trực tuyến của TAND, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021 (“Quy tắc tố tụng trực
tuyến năm 2021”)68. Quy tắc này nhằm mục đích thúc đẩy và quy chuẩn hóa hoạt động
tố tụng trực tuyến, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người TGTT,
đảm bảo xét xử vụ án công bằng và hiệu quả cao dựa trên Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố
tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính của CHND Trung Hoa và các quy định pháp luật
có liên quan. Đây là bộ quy tắc đầu tiên quy định toàn diện về công tác tố tụng trực tuyến
đối với mọi vụ án và thủ tục tố tụng của các toà án trên toàn quốc, làm cơ sở pháp lý cho
hoạt động xét xử trực tuyến VAHS ở Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một số văn bản có liên quan có thể làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động tố tụng trực tuyến đối với VAHS như Luật Tố tụng hình sự CHND Trung Hoa năm
1979 (được sửa đổi đến năm 2018) (“Luật TTHS Trung Quốc”)69, Giải thích về việc áp
dụng Luật Tố tụng hình sự của CHND Trung Hoa (“Giải thích Luật TTHS Trung
Quốc”)70, Nội quy phòng xử án của TAND Trung Hoa (“Nội quy phòng xử án của
TAND”)71. Đây là những văn bản pháp luật chủ yếu được áp dụng cho hoạt động tố tụng
trực tuyến VAHS ở Trung Quốc.
2.2.2. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Các điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử VAHS không được giải thích chung tại một
điều luật cụ thể trong Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021 mà được ghi nhận ở một số
điều khoản của bộ quy tắc. Theo đó, VAHS được đưa ra xét xử trực tuyến phải đáp ứng
các điều kiện dưới đây:
Thứ nhất, VAHS thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy
tắc này. Cụ thể, đó là các vụ án: (i) VAHS theo thủ tục rút gọn, giảm án, tha tù; và (ii) các
VAHS không phù hợp xét xử trực tiếp vì lý do đặc biệt khác. Trong đó, VAHS được áp
dụng thủ tục rút gọn là những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp sơ thẩm, có thể bị
phạt tù có thời hạn không quá 03 năm và thỏa mãn các điều kiện: (i) tình tiết vụ án rõ
ràng và chứng cứ đầy đủ, đáng tin cậy; (ii) bị cáo nhận tội và đồng ý với việc áp dụng thủ
tục rút gọn.72
Thứ hai, có sự đồng ý của Kiểm sát viên, người bào chữa. 73 Việc xét xử trực tuyến
VAHS phải được sự đồng ý của Kiểm sát viên, người bào chữa bởi tính chất đặc khác

68
Online Litigation Rules of the People's Courts.
Xem thêm: [https://english.court.gov.cn/internetjustice.html] (truy cập ngày 14/5/2022).
69
Xem thêm: [https://www.chinalawtranslate.com/en/criminal-procedure-law-2018/#_Toc528744298] (truy cập
ngày 15/5/2022).
70
Xem thêm: [https://www.chinalawtranslate.com/spccplinterp2021/] (truy cập ngày 15/5/2022).
71
Xem thêm: [https://www.chinalawtranslate.com/en/court-rules/] (truy cập ngày 15/5/2022).
72
Điều 222 Luật TTHS Trung Quốc.
Xem thêm: [https://www.chinalawtranslate.com/en/criminal-procedure-law-2018/#_Toc528744298] (truy cập
ngày 15/5/2022).
73
Điều 37 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
27

biệt của VAHS. So với vụ án dân sự và hành chính, VAHS có những điểm khác biệt nhất
định, ngoài đương sự thì Kiểm sát viên với tư cách là người khởi tố và người bào chữa
đều có quyền tố tụng độc lập, là những chủ thể tố tụng quan trọng nên đương nhiên được
hưởng các quyền lợi tố tụng tương ứng. Vì thế, việc xét xử trực tuyến VAHS phải được
sự đồng ý của họ.74
Thứ ba, xét xử trực tuyến phải có sự đồng ý của các bên đương sự. Đây là quy
định dựa trên nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng trực tuyến nói chung và xét xử
trực tuyến nói riêng, cụ thể là nguyên tắc tự nguyện. 75 Trong đó, nguyên tắc tự nguyện áp
dụng cho hoạt động tố tụng trực tuyến nói chung và hoạt động xét xử trực tuyến nói riêng
có sự khác biệt. Đối với hoạt động tố tụng nói chung, việc áp dụng hình thức tố tụng trực
tuyến không đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các bên đương sự. 76 Theo đó, chỉ cần một bên
đương sự chủ động lựa chọn hoặc đồng ý thực hiện tố tụng trực tuyến thì các thủ tục tố
tụng tương ứng có thể được thực hiện trực tuyến. 77 Nếu bên đương sự còn lại không đồng
ý thực hiện các thủ tục tố tụng tương ứng thì các thủ tục đó sẽ được thực hiện theo hình
thức thông thường.78 Bên cạnh đó, việc đương sự chủ động lựa chọn, đồng ý thực hiện
trực tuyến đối với một phần thủ tục tố tụng thì Tòa án không được tự ý suy luận đương sự
cũng đồng ý thực hiện trực tuyến với các thủ tục tố tụng còn lại. 79 Tuy nhiên, đối với xét
xử trực tuyến nói riêng, thủ tục tố tụng này đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các bên đương sự.
Theo đó, TAND không được áp dụng hình thức xét xử trực tuyến nếu (i) các bên đương
sự đều tỏ rõ nguyện vọng không đồng ý hoặc (ii) một bên đương sự không đồng ý và có
lý do chính đáng. Như vậy, xét xử trực tuyến VAHS sẽ không được thực hiện trực tuyến
nếu có ít nhất một bên đương sự không đồng ý và có lý do chính đáng.
Đối với VAHS có thể thực hiện xét xử trực tuyến, Tòa án cần thông báo với
đương sự, người bào chữa để hỏi ý kiến về việc có đồng ý thực hiện thủ tục xét xử theo
hình thức trực tuyến hay không, đồng thời phải thông báo rõ trình tự thủ tục cụ thể, hình
thức chủ yếu, nghĩa vụ, quyền lợi, hậu quả pháp lý và cách thức thực hiện. 80 Theo đó, cần
thông báo với bị đơn, người bị kháng cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác để hỏi
ý kiến về việc có đồng ý thực hiện tố tụng trực tuyến hay không. Trong thời hạn 03 ngày,
người được thông báo đồng ý thực hiện tố tụng trực tuyến phải thực hiện đăng ký tài
74
Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309561.html] (truy cập ngày 15/5/2022).
75
Khoản 2 Điều 2 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
76
Theo tinh thần của Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021, vụ án hình sự chỉ được thực hiện trực tuyến đối với
thủ tục xét hỏi bị cáo, mở phiên tòa xét xử, tuyên án, các hoạt động tố tụng như lập hồ sơ vụ án, trao đổi chứng
cứ, xác định chứng cứ, tống đạt và ký tên sẽ không được thực hiện trực tuyến.
Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309561.html] (truy cập ngày 18/5/2022).
Điều 37 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
77
Khoản 1, 2 Điều 4 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
78
Khoản 3 Điều 4 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
79
Khoản 4 Điều 4 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
80
Điều 4 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
28

khoản, xác nhận thông tin cá nhân trên nền tảng tố tụng trực tuyến và theo dõi, cập nhật
thông tin về thủ tục tố tụng. Người được thông báo không thể hiện rõ đồng ý thực hiện tố
tụng trực tuyến, không đăng ký tài khoản trên nền tảng tố tụng trực tuyến trong thời hạn
do TAND quy định, thì những hoạt động tố tụng có liên quan đến người này thực hiện
bằng hình thức trực tiếp.81 Tuy nhiên, riêng thủ tục xét xử bằng hình thức trực tuyến đòi
hỏi phải có sự đồng ý của tất cả các bên đương sự, do đó trong trường hợp có ít nhất một
bên đương sự không đồng ý xét xử trực tuyến thì TAND không áp dụng xét xử trực
tuyến.
Thứ tư, việc xét xử trực tuyến VAHS cần được xem xét dựa trên tình hình cụ thể,
tầm ảnh hưởng xã hội của vụ án. 82 Tòa án phải xem xét toàn diện các tình tiết của vụ án
để cân nhắc áp dụng hình thức xét xử trực tuyến. Xét thấy, bộ quy tắc này chưa quy định
các điều kiện cụ thể về tình hình vụ án để được xét xử trực tuyến và hiện nay cũng chưa
có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, đối với các điều kiện vừa nêu,
Quy tắc này quy định rằng VAHS thuộc những trường hợp sau đây sẽ không được áp
dụng xét xử trực tuyến:83 (i) trường hợp cần thiết phải xác định nhân thân, đối chiếu bản
gốc, vật gốc bằng xét xử trực tiếp; (ii) tình tiết vụ án phức tạp, có nhiều tài liệu chứng cứ
mà áp dụng xét xử trực tuyến không có lợi cho việc làm rõ sự thực và áp dụng pháp luật;
(iii) vụ án có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng, được sự quan tâm rộng rãi của quần chúng
nhân dân; và (iv) các trường hợp TAND nhận thấy không thích hợp xét xử trực tuyến
khác.
Thứ năm, các điều kiện kỹ thuật phải đảm bảo cho việc xét xử trực tuyến. 84 Việc
thực hiện xét xử trực tuyến đòi hỏi TAND, đương sự phải có đủ điều kiện kỹ thuật và các
bên đương sự cũng phải có năng lực ứng dụng công nghệ kỹ thuật. 85 Trên thực tế, TAND
cần dựa trên tình hình cụ thể, xem xét toàn diện về tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng thể
chất, kiến thức, vị trí địa lý, điều kiện truy cập Internet, thiết bị liên lạc, khả năng vận
hành công nghệ và các điều kiện khác của bên đó để quyết định hình thức xét xử vụ án
(thực hiện xét xử trực tuyến hay không).86
Bên cạnh các điều kiện để áp dụng xét xử trực tuyến đối với VAHS, Quy tắc này
cũng quy định VAHS nào sẽ đương nhiên không được xét xử trực tuyến. Theo đó, vụ án
có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật nhà nước sẽ không được áp dụng hình thức xét
xử trực tuyến.87

81
Điều 10 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
82
Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
83
Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
84
Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
85
Khoản 2 Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
86
Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309561.html] (truy cập ngày 15/5/2022).
87
Khoản 5 Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
29

Tổng quan lại, VAHS thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không áp dụng xét
xử trực tuyến:88
(i) các bên đương sự đều tỏ rõ nguyện vọng không đồng ý hoặc một
bên đương sự không đồng ý và có lý do chính đáng;
(ii) các bên đương sự đều không có đầy đủ điều kiện về kỹ thuật và
năng lực để tiến hành xét xử trực tuyến;
(iii) cần thiết phải xác định nhân thân, đối chiếu bản gốc, vật gốc bằng
xét xử trực tiếp;
(iv) tình tiết vụ án phức tạp, có nhiều tài liệu chứng cứ, áp dụng xét xử
trực tuyến không có lợi cho việc làm rõ sự thực và áp dụng pháp
luật;
(v) vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật Nhà nước;
(vi) vụ án có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng, được sự quan tâm rộng rãi
của quần chúng nhân dân;
(vii) các trường hợp TAND nhận thấy không thích hợp xét xử trực tuyến
khác.
Nhìn chung, quy định pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam đối với điều
kiện tổ chức xét xử trực tuyến VAHS có nét tương đồng. Điểm chung của hai hệ thống
pháp luật này đều đòi hỏi VAHS phải đáp ứng điều kiện, tiêu chí như thiết bị, kỹ thuật,
công nghệ; tình tiết vụ án; tài liệu, chứng cứ; sự đồng ý của VKS; và vụ án không được
xét xử trực tuyến, chẳng hạn như vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật nhà
nước. Về điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự đồng ý của đương sự. Trong khi xét xử trực
tuyến VAHS ở Việt Nam không phụ thuộc vào sự đồng ý của đương sự thì đây là điều bắt
buộc ở Trung Quốc.
2.2.3. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự
* Xét xử trực tuyến bảo đảm các nguyên tắc tố tụng
Là một trong những hoạt động tố tụng trực tuyến, xét xử trực tuyến nói chung và
xét xử trực tuyến VAHS nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc chung của tố tụng trực
tuyến được TAND Trung Quốc quy định tại Điều 2 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021,
bao gồm: (i) nguyên tắc công bằng và hiệu quả cao; (ii) nguyên tắc hợp pháp và tự
nguyện; (iii) nguyên tắc đảm bảo quyền lợi; (iv) nguyên tắc thuận tiện và có lợi cho dân;
và (v) nguyên tắc an toàn, đáng tin cậy; đồng thời đảm bảo nguyên tắc công khai của hoạt
động xét xử được quy định tại Điều 27 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.

88
Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
30

Thứ nhất, nguyên tắc công bằng và hiệu quả. TAND phải đảm bảo hoạt động xét
xử trực tuyến được triển khai theo quy định pháp luật, hoàn thiện quy trình xét xử, kiện
toàn cơ chế làm việc đồng thời tăng cường đảm bảo kỹ thuật nhằm mục đích sử dụng
CNTT để nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử, đạt được sự công bằng và công lý ngày
càng nhanh hơn.
Thứ hai, nguyên tắc hợp pháp và tự nguyện. Xét xử trực tuyến được thực hiện dựa
trên sự lựa chọn của đương sự và người TGTT. Đây là quyền của đương sự và người
TGTT mà TAND phải tôn trọng. Khi chưa có sự đồng ý của đương sự và người TGTT
khác, TAND không được tiến hành các hoạt động có tính ép buộc hoặc biến tướng ép
buộc áp dụng tố tụng trực tuyến.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo quyền lợi. Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
luôn là một trong những yếu tố cơ bản mà bất kì một quá trình tố tụng nào cũng phải đảm
bảo. Vì vậy, khi mở rộng hình thức từ xét xử trực tiếp sang xét xử trực tuyến, những
quyền tố tụng của đương sự vẫn phải được đảm bảo đầy đủ. Đặc biệt, TAND phải tăng
cường thực hiện nghĩa vụ nhắc nhở, giải thích, thông báo, không được tùy tiện cắt giảm
thủ tục tố tụng và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Thứ tư, nguyên tắc thuận tiện và có lợi cho dân. TAND phải tăng cường ứng dụng
CNTT, hoàn thiện chức năng của nền tảng tố tụng trực tuyến hướng đến mục tiêu đạt
được hiệu quả giải quyết vụ án tương đương với hình thức trực tiếp đồng thời nâng cao
chất lượng phục vụ, giảm thiểu chi phí tố tụng cho đương sự. Tuy xét xử trực tuyến được
hình thành dựa trên sự ứng dụng CNTT, phát triển tại thời đại công nghệ 4.0 nhưng
không phải chỉ tập trung vào những nhóm đối tượng sử dụng thành thạo CNTT mà cần
phải đảm bảo bao quát nhu cầu tư pháp của những nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là
những nhóm đối tượng có sự hạn chế trong việc tiếp cận CNTT như người già, người tàn
tật, người chưa thành niên cần phải tăng cường chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi tương
ứng.
Thứ năm, nguyên tắc an toàn và đáng tin cậy. Là một hình thức sử dụng “không
gian mạng” làm môi trường xét xử khiến cho việc xét xử trực tuyến dễ dàng tiềm ẩn
những rủi ro bị xâm nhập, đánh cắp thông tin. Vì vậy, khi triển khai xét xử trực tuyến,
TAND phải đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu, bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân
và thông tin cá nhân được đưa ra trong quá trình tiến hành xét xử. Bên cạnh những thông
tin mang tầm vi mô thuộc về riêng một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan trong vụ án
đang được xét xử, TAND còn phải bảo vệ những thông tin ở tầm vĩ mô thuộc về quốc gia,
chính là bí mật quốc gia và an ninh quốc gia. Việc ứng dụng kỹ thuật trong quá trình xét
xử trực tuyến phải tuân theo những quy chuẩn đã được xây dựng bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, đảm bảo sử dụng kỹ thuật trung lập, nền tảng trung lập.
31

Thứ sáu, nguyên tắc công khai. Theo đó, đối với vụ án áp dụng hình thức xét xử
trực tuyến, TAND cần thực hiện công khai hoạt động xét xử theo quy định pháp luật và
các văn bản hướng dẫn. Nếu không có sự đồng ý của Tòa án, không ai được quay phim
chụp ảnh, cắt ghép, tuyên truyền nội dung âm thanh, hình ảnh liên quan đến quá trình xét
xử trực tuyến. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản được quy
định tại Điều 11 Luật TTHS Trung Quốc89. Tính công khai còn được thể hiện qua việc
bản án phải được tuyên công khai trong mọi trường hợp. 90 Việc vi phạm quy định pháp
luật về xét xử công khai là một trong những căn cứ để TAND tuyên hủy bản án gốc và
chuyển vụ án cho TAND đã xét xử sơ thẩm để tái thẩm.91
Trung Quốc đã xây dựng một nền tảng công khai tư pháp hoạt động trên Internet
và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến như thông tin về quy trình xét xử, thông tin về
hoạt động xét xử của tòa án, thông tin về tài liệu phán quyết và thông tin về công tác thi
hành được công bố theo quy định của pháp luật cho các bên, những người tham gia tố
tụng khác và công chúng.92 Không những thế, để đảm bảo được sự tham gia của công
chúng vào các phiên tòa xét xử công khai, cả trang web cung cấp dịch vụ tố tụng của
TAND tối cao và Tòa án vi mô di động đều làm cho phiên tòa xét xử công khai trở thành
một phần không thể thiếu của nền tảng tố tụng trực tuyến. Người dân có thể đăng ký và
tạo tài khoản miễn phí để đăng nhập vào nền tảng. Sau khi đăng nhập, người dân có thể
tìm thấy tất cả các dịch vụ hiện có trên trang web, bao gồm cả phát trực tiếp phiên xét xử.
Sau khi nhấp vào, người dân có thể tìm thấy vụ án mà họ muốn xem bằng cách tìm kiếm
tòa án hoặc duyệt qua “Phòng xử án trực tiếp hôm nay”. Cũng có những phiên xét xử
được ghi lại cho công chúng xem. Trái ngược với phiên điều trần truyền thống, yêu cầu
bổ sung duy nhất để người dân truy cập vào tòa án là đăng ký, yêu cầu xác minh ID thông
qua kiểm tra bảo mật 03 lần: tải lên bản quét/ảnh thẻ ID, xác minh số điện thoại di động
qua mã bảo mật và nhận dạng khuôn mặt.93

89
Điều 11. Các vụ án tại Tòa án nhân dân được xét xử công khai, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Bị cáo
có quyền bào chữa, Tòa án nhân dân có trách nhiệm bảo đảm cho bị cáo được quyền bào chữa.
90
Điều 202 Luật TTHS Trung Quốc.
91
Điều 238 Luật TTHS Trung Quốc.
92
Điều 9 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
Xem thêm: “Online Operation Rules of the People's Courts”, [https://english.court.gov.cn/lawsrules.html] (truy
cập ngày 05/8/2022).
93
Nguyên văn tiếng Anh: “Chinese online litigation has taken into account the public hearing requirement.
Both SPC litigation service website and the Movable Micro Court make open hearing an integral part of the
platform. The public can register and create an account for free to log in the platform. After log in, the public
can find all available services in the webpage, including Hearing Livestream. After click in, the pubic can find
the case that they want to watch by searching the court or browse the “Live Courtroom Today”. There are also
recorded hearing for the public to watch. In contrast to traditional hearing, the only extra requirement for the
public to access to the court is registration, which requires the verification of ID through triple security check:
uploading the scan/photo of an ID card, verifying the mobile number via security code and facial recognition.”
Nguồn: Zheng Sophia Tang (2021), “Virtual hearing in China' s smart court”,
[https://conflictoflaws.net/2021/virtual-hearing-in-chinas-smart-court/] (truy cập ngày 13/5/2022).
32

* Xét xử trực tuyến bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Về cơ sở hạ tầng thông tin, TAND các cấp xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hỗ trợ
cơ bản cần thiết cho hoạt động trực tuyến của TAND. Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm:
mạng truyền thông, lưu trữ máy tính, thiết bị đầu cuối chung và các cơ sở đặc biệt cho
những nơi quan trọng (như: trung tâm quản lý thông tin, trung tâm chỉ huy điều hành,
phòng dịch vụ tố tụng và tòa án khoa học và công nghệ). Cơ sở hạ tầng thông tin phải
cung cấp hoạt động tính toán, lưu trữ dữ liệu, truyền thông tin liên lạc, điều khiển hiển thị
và các dịch vụ khác cho các hệ thống ứng dụng khác nhau, tài nguyên dữ liệu và hỗ trợ
vận hành và bảo trì.94
Về việc vận hành và bảo trì, TAND các cấp xây dựng hệ thống bảo đảm hoạt động
và bảo trì để bảo đảm hoạt động cho hoạt động trực tuyến của TAND. Hệ thống đảm bảo
vận hành và bảo trì bao gồm: các dịch vụ vận hành và bảo trì dựa trên chất lượng và hiệu
quả, nền tảng quản lý trực quan, báo cáo chất lượng và hiệu quả hoạt động, nền tảng quản
lý khẩn cấp. Hệ thống đảm bảo vận hành và bảo trì sẽ cung cấp các dịch vụ đảm bảo vận
hành và bảo trì như: vận hành, bảo trì, phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động cho cơ
sở hạ tầng thông tin, hệ thống ứng dụng, tài nguyên dữ liệu và hệ thống đảm bảo an
ninh.95
* Xét xử trực tuyến bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân
Tất cả chủ thể tham gia tố tụng trực tuyến phải tuân thủ chặt chẽ các quy định
pháp luật về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; thực hiện nghĩa vụ về an toàn
thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân. 96 Trong đó, TAND được xác lập địa vị như là chủ
thể có quyền đối với dữ liệu và thông tin tố tụng trực tuyến nhằm đảm bảo hoạt động tố
tụng trực tuyến an toàn, chuẩn hóa và có trật tự. Theo đó, không ai được phép tiết lộ,
truyền bá và sử dụng dữ liệu tố tụng trực tuyến trái quy định trừ trường hợp TAND thực
hiện công khai theo quy định pháp luật. Nếu vi phạm, TAND có thể căn cứ tình hình cụ
thể, các quy định pháp luật và văn bản hướng dẫn về an toàn thông tin, bảo vệ thông tin
cá nhân và cản trở hoạt động tố tụng để truy cứu trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân
liên quan, nếu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở Trung Quốc hiện nay, vấn đề về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân
được quy định trong các luật hiện hành, tiêu chuẩn quốc gia và hướng dẫn của Chính
phủ.97 Tuy nhiên, Luật An ninh mạng của Trung Quốc năm 2017 (Cybersecurity Law of
the People’s Republic of China) và 02 luật bảo mật dữ liệu mới nhất của Trung Quốc là

94
Điều 11 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
95
Điều 13 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
96
Điều 38 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
97
Liisa Thomas, Julia Kadish & Kari Rollins (2021), “Update on the State of Privacy Law in China”,
[https://www.eyeonprivacy.com/2021/05/china-privacy-laws/] (truy cập ngày 13/5/2022).
33

Luật Bảo mật dữ liệu năm 2021 (Data Security Law of the People’s Republic of China)98,
Luật Bảo vệ thông tin cá nhân năm 2021 (Personal Information Protection Law of the
People’s Republic of China)99 cung cấp các quy định cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ dữ liệu
trong Luật An ninh mạng có thể xem là 03 văn bản quy phạm pháp luật cơ bản cần được
tuân thủ để đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân.
Về nền tảng xét xử trực tuyến, hoạt động xét xử trực tuyến của TAND được thực
hiện trên hệ thống cơ bản do TAND xây dựng là hệ thống xét xử thông minh. Trong đó,
hệ thống xét xử thông minh sẽ hoạt động trên mạng riêng của tòa án hoặc mạng chính phủ
điện tử; cung cấp các dịch vụ trực tuyến như: xem xét hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, điều trần,
phiên tòa xét xử, nghị án tập thể và hỗ trợ xét xử cho các thẩm phán, hỗ trợ xây dựng một
nền xét xử hiện đại hệ thống.100 Bên cạnh đó, TAND Trung Quốc cũng đồng thời xây
dựng một hệ thống cung cấp cho người dân các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ trong công tác
xét xử trực tuyến là hệ thống dịch vụ thông minh. Hệ thống dịch vụ thông minh sẽ hoạt
động trên Internet và được kết nối an toàn với mạng riêng của tòa án để cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ thực hiện hoạt động xét xử như: dịch vụ trực tuyến của tòa án nhân dân, nền
tảng tranh tụng điện tử, mạng dịch vụ tố tụng, đường dây nóng dịch vụ tố tụng 12368, hệ
thống bảo mật trực tuyến, hệ thống nhận dạng trực tuyến.101
TAND các cấp phải xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh để bảo đảm an toàn thông
tin mạng và thông tin cho hoạt động trực tuyến của TAND. Hệ thống an ninh bao gồm:
nền tảng xác thực danh tính, hệ thống bảo vệ biên giới, hệ thống trao đổi cách ly bảo mật,
hệ thống quản lý quyền hạn, hệ thống quản lý và kiểm soát an ninh, hệ thống vận hành và
bảo trì an ninh. Hệ thống đảm bảo an ninh sẽ cung cấp các dịch vụ bảo mật như bảo mật
máy chủ, xác thực danh tính, kiểm soát truy cập, phân loại và phân loại, mã hóa mật
khẩu, tường lửa, kiểm tra bảo mật và quản lý bảo mật cho các cơ sở hạ tầng thông tin
khác nhau, hệ thống ứng dụng và tài nguyên dữ liệu.102
* Xét xử trực tuyến bảo đảm tính trang nghiêm của hoạt động xét xử
Về cơ bản, nội quy của Tòa án, những quy định có liên quan đến các yêu cầu kỷ
luật, điều cấm và chuẩn mực hành vi trong hình thức xét xử truyền thống cũng được áp
dụng đối với hình thức xét xử trực tuyến. Tuy nhiên, TAND căn cứ vào đặc điểm riêng
biệt của phiên tòa trực tuyến để áp dụng những quy định có liên quan của “Nội quy phiên
98
Luật Bảo mật dữ liệu năm 2021 (Data Security Law of the People’s Republic of China,
[https://digichina.stanford.edu/work/translation-data-security-law-of-the-peoples-republic-of-china/] (truy cập
ngày 06/8/2022).
99
Luật Bảo vệ thông tin cá nhân năm 2021 (Personal Information Protection Law of the People’s Republic of
China, [https://digichina.stanford.edu/work/translation-personal-information-protection-law-of-the-peoples-
republic-of-china-effective-nov-1-2021/] (truy cập ngày 06/8/2022).
100
Điều 6 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
101
Điều 5 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
102
Điều 12 Quy chế hoạt động trực tuyến của TAND.
34

tòa Tòa án nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” một cách phù hợp. 103 Trong
trường hợp vì những lý do không liên quan đến kỹ thuật hoặc lý do khách quan khác mà
một bên không tham gia phiên tòa hoặc rút lui mà không được ủy quyền thì có thể xem là
“từ chối hầu tòa” hoặc “rút khỏi phiên tòa” và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và văn
bản hướng dẫn có liên quan. Khi xảy ra các tình huống như: đến phiên tòa không đúng
giờ, rời khỏi màn hình phiên tòa, âm thanh phiên tòa, video vẫn còn thì không còn phù
hợp để xác định trực tiếp hành vi vi phạm kỷ luật xét xử của Tòa án mà trước hết TAND
phải ra quyết định nhắc nhở, cảnh cáo và yêu cầu họ giải thích lý do.104
Trường hợp người tham gia phiên tòa trực tuyến có những hành vi cố ý vi phạm
các quy định pháp luật, làm cản trở quá trình xét xử trực tuyến, TAND có quyền xử lý
theo quy định pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan về hành vi cản trở hoạt động
tố tụng.105
2.2.4. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, giai đoạn chuẩn bị phiên tòa trực
tuyến VAHS ở Trung Quốc chưa được quy định một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Theo
Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021, những VAHS áp dụng xét xử trực tuyến, thủ tục
chuẩn bị xét xử phải được triển khai một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật và các
văn bản hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi tố tụng cho các chủ thể. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có văn bản nào hướng dẫn về các trình tự, thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa
trực tuyến trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, cụ thể về các vấn đề: thời hạn để
VKS quyết định đồng ý hay không đưa VAHS ra xét xử trực tuyến, trách nhiệm của Tòa
án trong việc triệu tập người TGTT tham gia phiên tòa trực tuyến cũng như sự phối hợp
giữa các cơ quan, cá nhân trong việc bố trí phiên tòa trực tuyến.
2.2.5. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
* Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Hình thức tham gia phiên tòa trực tuyến nói chung của các thành phần tham gia
như đương sự, bị hại, người phiên dịch,... chưa được quy định một cách rõ ràng trong
Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021. Theo bộ quy tắc, quy định về hình thức có mặt tại
phiên tòa trực tuyến VAHS của đương sự, bị cáo, người phạm tội và người làm chứng,
người giám định được ghi nhận như sau:
Đối với đương sự, bị hại, bộ quy tắc chỉ quy định rằng những người tham gia
phiên tòa trực tuyến cần lựa chọn địa điểm an tĩnh, không bị quấy nhiễu, ánh sáng phù
hợp, tín hiệu mạng Internet tốt, tương đối khép kín để không làm ảnh hưởng đến chất

103
Điều 25 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
104
Understanding and Application of “Online Litigation Rules of People's Courts”.
105
Điều 28 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
35

lượng âm thanh, hình ảnh và không khí trang nghiêm của phiên tòa. Trong những trường
hợp cần thiết, TAND có thể yêu cầu người tham gia phiên tòa đến địa điểm chỉ định để
tham gia phiên tòa trực tuyến.106 Như vậy, trừ những người TGTT được Tòa án chỉ định
địa điểm tham gia phiên tòa trực tuyến, thì đương sự, bị hại có thể lựa chọn địa điểm sao
cho đáp ứng yêu cầu nêu trên. Tuy nhiên, trường hợp cần thiết mà Tòa án yêu cầu người
TGTT đến địa điểm chỉ định để tham gia phiên tòa trực tuyến là trường hợp nào thì bộ
quy tắc vẫn chưa quy định rõ. Nhận thấy, việc chỉ định này của Tòa án cũng có ảnh
hưởng đến nguyện vọng lựa chọn địa điểm tham gia phiên tòa trực tuyến của đương sự, bị
hại, do đó cần được quy định rõ ràng để tránh gây bỏ ngỏ trong quá trình thực thi.
Đối với bị cáo, người phạm tội, việc áp dụng hình thức xét xử trực tuyến được cụ
thể hóa như sau: (i) đối với bị cáo, người phạm tội bị giam giữ, họ có thể tham gia phiên
tòa trực tuyến từ trại tạm giam hoặc nhà tù; (ii) đối với bị cáo, người phạm tội không bị
giam giữ, vì lý do đặc biệt mà không thể đến tòa thì có thể tham gia bằng hình thức trực
tuyến từ địa điểm do Toà án chỉ định. Có thể thấy, theo pháp luật Trung Quốc, bị cáo,
người phạm tội không được lựa chọn hình thức xét xử trực tuyến hay trực tiếp cũng như
địa điểm để tham gia phiên tòa trực tuyến như đương sự. Theo đó, họ chỉ có thể (i) tham
gia phiên tòa trực tuyến từ trại giam hoặc nhà tù trong trường hợp bị giam giữ; hoặc (ii)
tham gia phiên tòa trực tuyến bằng hình thức trực tiếp; trường hợp không thể đến tòa vì lý
do đặc biệt thì có thể tham gia bằng hình thức trực tuyến từ địa điểm mà Tòa án chỉ định.
Đối với người làm chứng, người giám định, theo Luật TTHS Trung Quốc, người
làm chứng có thể được triệu tập đến phiên tòa để làm chứng cho vụ án. 107 Đối với xét xử
trực tuyến, việc xuất hiện bằng hình thức trực tuyến của người làm chứng tại phiên tòa
cũng được xem là hình thức xuất hiện trước tòa để làm chứng. Do đó, Quy tắc tố tụng
trực tuyến năm 2021 quy định rằng người làm chứng tham gia phiên tòa bằng hình thức
trực tuyến ở phòng làm chứng trực tuyến tại địa điểm mà Tòa án chỉ định để đảm bảo họ
không theo dõi được quá trình xét xử hoặc bị người khác tác động. Trường hợp đương sự
không đồng ý việc người làm chứng tham gia bằng hình thức trực tuyến và có lý do chính
đáng, hoặc khi Tòa án xét thấy cần thiết thì người làm chứng có thể tham gia phiên tòa
bằng hình thức trực tiếp.108 Tuy nhiên, đối với VAHS được xét xử trực tuyến, người làm
chứng, người giám định phải tham gia bằng hình thức trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật
hoặc văn bản hướng dẫn có quy định khác.109

106
Điều 24 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
107
Điều 43 Luật TTHS Trung Quốc.
108
Điều 26 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
109
Khoản 3 Điều 37 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
36

* Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Bên cạnh điều kiện tổ chức phiên tòa và các yếu tố cần đảm bảo khi xét xử, phiên
tòa trực tuyến cũng đặt ra những yêu cầu nhất định dành cho các chủ thể khi tham gia
phiên tòa nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của hoạt động xét xử. Theo đó, TAND sẽ căn cứ
vào đặc điểm của phiên tòa trực tuyến để áp dụng các quy định có liên quan của Nội quy
phòng xử án của TAND. Người tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải tôn trọng các nghi
thức tư pháp và kỷ luật của phiên tòa, không được thực hiện các hành vi như:110
(i) vỗ tay hoặc gây tiếng ồn;
(ii) hút thuốc, ăn uống;
(iii) nghe, gọi điện thoại;
(iv) ghi âm, ghi hình, chụp ảnh hoạt động xét xử hoặc sử dụng công cụ
trao đổi thông tin trên điện thoại để tuyên truyền hoạt động xét xử;
(v) các hành vi khác gây nguy hiểm cho an ninh phòng xử án hoặc cản
trở trật tự phòng xử án.
Hoạt động xét xử VAHS không chỉ đặt ra các yêu cầu cho các chủ thể tham gia tố
tụng mà còn đặt ra những chế tài xử lý vi phạm nhất định. Nếu người tham gia tố tụng
trực tuyến cố ý vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của
Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021, làm cản trở quá trình xét xử trực tuyến thì Tòa án
có quyền xử lý theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan về hành vi
cản trở hoạt động tố tụng.111 Theo đó, các hành vi cản trở hoạt động xét xử là những hành
vi vi phạm các yêu cầu nghiêm cấm trong hoạt động xét xử trực tuyến như kỷ luật phiên
tòa, sự tham gia bằng hình thức trực tuyến của người làm chứng,... Tùy thuộc vào mức độ
của hành vi vi phạm cụ thể mà Tòa án sẽ căn cứ vào quy định có liên quan của pháp luật
tố tụng và các giải thích tư pháp để xử phạt bằng cách khiển trách, lệnh rút khỏi phiên
tòa, phạt tiền, bắt tạm giam,... Bên cạnh đó, nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.112
Bên cạnh đó, nếu đương sự không tham gia xét xử trực tuyến mà không có lý do
chính đáng sẽ bị coi là “cố ý không tham gia phiên tòa”, trừ trường hợp xuất phát từ
nguyên nhân bất khả kháng như sự cố mạng, hỏng hóc thiết bị, mất điện. Ngoài ra, trong
quá trình xét xử, nếu đương sự tự ý rút lui, đã được nhắc nhở cảnh báo mà vẫn không

110
Điều 25 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
Điều 17 Nội quy phòng xử án của TAND. Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/fabu-xiangqing-19372.html]
(truy cập ngày 18/6/2022).
Phần 6 - Kỷ luật Tòa án và các quy định khác của Giải thích Luật TTHS Trung Quốc năm 2021. Xem thêm:
[https://www.chinalawtranslate.com/spccplinterp2021/] (truy cập ngày 18/6/2022).
111
Điều 28 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
112
Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309561.html] (truy cập ngày 01/8/2022).
37

thay đổi, sẽ bị coi là “tự ý rút khỏi phiên tòa” đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật
và văn bản hướng dẫn có liên quan.113
* Phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Đối với hoạt động chuẩn bị cho phiên tòa trực tuyến VAHS, Quy tắc tố tụng trực
tuyến năm 2021 không quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân trong việc
kiểm tra các thiết bị kỹ thuật, đường truyền,... mà chỉ quy định về hai vấn đề sau: (i) xác
minh nhân thân; (ii) bố trí phiên tòa xét xử trực tuyến. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc xác minh nhân thân trong hoạt động xét xử nói chung sẽ được tiến
hành trực tuyến; trong trường hợp cần thiết thì tiến hành trực tiếp. Nhận thấy rằng, các
chủ thể muốn tham gia tố tụng thì phải thực hiện đăng ký thông tin thực trên nền tảng tố
tụng trực tuyến. Sau đó, Tòa án sẽ căn cứ vào thông tin số điện thoại, số căn cước công
dân, số hộ chiếu, mã số tín dụng xã hội thống nhất để tiến hành đối chiếu, xác nhận tính
chính xác, chân thực của thông tin và cấp tài khoản chuyên dụng cho chủ thể đăng ký.
Sau khi được cấp tài khoản chuyên dụng trên nền tảng tố tụng trực tuyến, chủ thể tố tụng
cần phải bảo quản tốt mật mã tài khoản bởi mọi hành vi thực hiện thông qua tài khoản
chuyên dụng này trên nền tảng tố tụng đều được coi là hành vi của chủ tài khoản, trừ
trường hợp có chứng cứ chứng minh việc tài khoản bị dùng đánh cắp, dùng trộm hoặc có
lỗi hệ thống xảy ra.114 Có thể thấy, việc xác minh danh tính là điều kiện tiên quyết để thực
hiện các hoạt động tố tụng trực tuyến và cần được hoàn thành một cách hiệu quả trước
khi các hoạt động tố tụng được triển khai.115 Đặc biệt, đối với các thủ tục tố tụng như hòa
giải, trao đổi chứng cứ, xét xử trực tuyến, việc xác minh nhân thân đối với chủ thể tố tụng
sẽ được xác thực lại trước khi tiến hành nhằm đảm bảo rằng danh tính của các chủ thể là
chính xác; trong trường hợp cần thiết, cần tiến hành xác minh nhân thân trực tiếp. 116
Thứ hai, về việc bố trí phiên tòa tòa trực tuyến, Tòa án cần bố trí không gian xét xử
đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết. Theo đó, Tòa án cần đảm bảo Quốc huy được đặt ở
vị trí dễ nhận biết; vị trí chỗ ngoài và biển tên của Thẩm phán phải đặt ở vị trí hợp lý để
hiển thị trong khuôn hình.
Những người tham gia phiên tòa trực tuyến cần đảm bảo địa điểm được lựa chọn
phải an tĩnh, không bị quấy nhiễu, tương đối khép kín để không làm ảnh hưởng đến hiệu
quả âm thanh; ánh sáng phải phù hợp; tín hiệu mạng Internet tốt, tương đối khép kín để
không làm ảnh hưởng đến hiệu quả âm thanh, hình ảnh và không khí trang nghiêm của
phiên tòa.

113
Điều 25 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
114
Điều 7 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
115
Xem thêm: [https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309561.html] (truy cập ngày 22/6/2022).
116
Điều 7 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
38

Bên cạnh đó, có hai vấn đề cần lưu ý như sau: 117 Một, trong trường hợp đặc biệt bắt
buộc phải tổ chức phiên tòa trực tuyến ở địa điểm khác bên ngoài Tòa án, phải có sự đồng
ý của Chánh án. Hai, trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu người tham gia
phiên tòa đến địa điểm chỉ định để tham gia phiên tòa trực tuyến. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hai nội dung nêu trên.
* Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Phiên tòa trực tuyến VAHS thực hiện các thủ tục chuẩn bị xét xử, điều tra, tranh
luận tại tòa một cách đầy đủ theo quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn để đảm
bảo các quyền lợi tố tụng của đương sự. 118 Có thể thấy Quy tắc tố tụng trực tuyến năm
2021 đã quy định trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến VAHS về cơ bản được
thực hiện theo trình tự, thủ tục thông thường, gồm: mở phiên tòa, điều tra tại tòa, tranh
luận tại tòa, nghị án và tuyên án.
Mọi hoạt động xét xử của phòng xử án phải được lập thành biên bản. Biên bản ghi
nhận hoạt động của phiên tòa đều do Thư ký lập và được Chánh án, Thư ký ký sau khi
được chủ tọa phiên tòa xem xét.119 Trong vụ án áp dụng xét xử trực tuyến, biên bản sẽ
được xây dựng theo hình thức điện tử. Biên bản điện tử sau khi được xác nhận trực tuyến
sẽ có hiệu lực pháp luật tương đương với biên bản giấy.120
Lưu ý ở Trung Quốc, tùy vào vụ án thuộc trường hợp truy tố công khai hoặc truy
tố riêng mà trình tự, thủ tục tiến hành tại phiên tòa sẽ có những yêu cầu nhất định. Về
nguyên tắc, các vụ án sẽ được truy tố công khai. Những vụ án thuộc trường hợp truy tố
riêng là những vụ án thuộc một trong 03 trường hợp sau: (i) các trường hợp cần khiếu nại
trước khi chúng được xử lý; (ii) nạn nhân có bằng chứng để chứng minh một vụ án hình
sự nhỏ hoặc (iii) những vụ án mà người bị hại có chứng cứ chứng minh hành vi của bị
cáo xâm phạm đến quyền nhân thân, tài sản của mình nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nhưng cơ quan công an VKS nhân dân không truy cứu trách nhiệm hình sự của bị cáo. 121
Điều này đã được giải thích cụ thể tại Điều 1 của Giải thích Luật TTHS Trung Quốc quy
định về các vụ án truy tố riêng do TAND trực tiếp thụ lý.

117
Điều 24 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
118
Điều 22 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
119
Điều 207 Luật TTHS Trung Quốc.
120
Điều 34 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
121
Điều 210 Luật TTHS Trung Quốc.
39

2.2.6. Các vấn đề khác của pháp luật Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam chưa có
quy định
* Hậu quả pháp lý của sự đồng ý của đương sự về phiên tòa trực tuyến vụ án
hình sự
Theo pháp luật Trung Quốc, khi đương sự đã đồng ý áp dụng tranh tụng trực tuyến
nhưng lại không tham gia tố tụng trực tuyến mà không có lý do chính đáng hoặc không có
hành vi tố tụng tương ứng và cũng không đưa ra đề nghị chuyển sang thực hiện tố tụng
trực tiếp trong thời hạn hợp lý thì họ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp
luật và hướng dẫn thi hành liên quan. 122 Các hậu quả pháp lý đó bao gồm: được Tòa án
xem xét như rút đơn kiện hoặc xét xử vắng mặt. Chẳng hạn như trường hợp nguyên đơn
trong vụ kiện dân sự được khởi kiện kèm theo VAHS từ chối trình diện tại phiên tòa mà
không có lý do chính đáng sau khi được triệu tập hoặc rút khỏi phiên tòa giữa chừng mà
không được Tòa án cho phép thì được xem là rút đơn kiện. 123 Ngoài ra, trường hợp bị đơn
dân sự không phải là bị cáo hình sự từ chối trình diện tại tòa mà không có lý do chính
đáng sau khi được triệu tập hoặc rời phòng xử án giữa chừng mà không được sự cho phép
của Tòa án thì nội dung xử án dân sự có thể được xét xử vắng mặt.124
* Chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến sang xét xử truyền thống
Trong hoạt động tố tụng trực tuyến ở Trung Quốc, đối với các vụ án nói chung và
VAHS nói riêng, nếu không còn đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện xét xử trực tuyến,
phiên tòa xét xử phải được chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến sang xét xử truyền
thống. Theo Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021, việc chuyển đổi hình thức xét xử được
thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, đương sự đã đồng ý thực hiện trực tuyến đối với các thủ tục tố tụng
nhưng trong quá trình tố tụng lại đổi ý sang thực hiện thủ tục tố tụng trực tiếp. 125 Theo đó,
các đương sự đã đồng ý thực hiện trực tuyến đối với thủ tục tố tụng nhưng trong quá trình
tố tụng lại muốn đổi sang thực hiện trực tiếp thì họ phải đưa ra yêu cầu này trước khi triển
khai thủ tục tố tụng đó trong một thời hạn hợp lý. 126 Tuy nhiên, thời hạn này cụ thể như
thế nào thì bộ quy tắc vẫn chưa quy định rõ ràng. Sau khi xem xét, nếu Tòa án nhận thấy
không có hiện tượng cố ý kéo dài thời gian tố tụng thì Tòa có thể chuyển thủ tục tố tụng
tương ứng sang thực hiện trực tiếp. Như vậy, có thể hiểu rằng, đương sự đã đồng ý thực
hiện xét xử trực tuyến VAHS nhưng trong quá trình tố tụng muốn đổi sang hình thức xét

122
Điều 6 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
123
Điều 195 Giải thích Luật TTHS Trung Quốc.
124
Điều 195 Giải thích Luật TTHS Trung Quốc.
125
Điều 5 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
126
Điều 5 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
40

xử trực tiếp thì họ phải đưa ra yêu cầu trước khi triển khai thủ tục đó trong một thời hạn
hợp lý để được Tòa án xem xét và chấp nhận.
Thứ hai, cần thiết phải tiến hành xuất trình chứng cứ trực tiếp hoặc tranh luận trực
127
tiếp. Theo đó, trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng, đặc biệt là xét xử VAHS,
một bên đương sự yêu cầu đương sự khác và người TGTT khác tham gia trực tiếp thì phải
đưa ra lý do cụ thể. Nếu Tòa án nhận thấy cần thiết phải có người làm chứng trực tiếp
trước Tòa hoặc cần tiến hành xuất trình chứng cứ trực tiếp hoặc cần phải tranh luận trực
tiếp để làm sáng tỏ nội dung vụ án thì có thể chuyển thủ tục tố tụng đó sang thực hiện
trực tiếp.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện xét xử trực tuyến, nếu VAHS không còn đáp ứng
đủ các điều kiện để được thực hiện xét xử trực tuyến thì phải kịp thời chuyển sang xét xử
trực tiếp.128 Cụ thể là các trường hợp: có ít nhất một bên đương sự không đồng ý thực
hiện xét xử trực tuyến và có lý do chính đáng; các bên đương sự đều không có đủ điều
kiện về kỹ thuật và năng lực để tiến hành xét xử trực tuyến; cần thiết phải xác định nhân
thân, đối chiếu bản gốc, vật chứng bằng xét xử trực tiếp; tình tiết vụ án phức tạp, có nhiều
tài liệu chứng cứ mà việc xét xử trực tuyến sẽ không có lợi trong việc làm rõ sự thật và áp
dụng pháp luật; vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật nhà nước; vụ án có tầm
ảnh hưởng xã hội sâu rộng, được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân; các trường hợp khác
mà TAND xét thấy không thích hợp để xét xử trực tuyến. Cần lưu ý rằng, giá trị pháp lý
của quá trình xét xử trực tuyến trước khi chuyển đổi sang hình thức xét xử trực tiếp vẫn
có hiệu lực pháp luật.
* Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cho phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Đối với hoạt động tranh tụng trực tuyến, việc giao nộp các văn bản tài liệu tố tụng,
chứng cứ hoàn toàn khác so với hoạt động tranh tụng truyền thống. Quy tắc tranh tụng
trực tuyến năm 2021 đã có những quy định cụ thể và rõ ràng về hình thức giao nộp tài
liệu; giá trị pháp lý của tài liệu, chứng cứ điện tử; các yêu cầu, thủ tục của việc trao đổi
chứng cứ trực tuyến đồng bộ và không đồng bộ; và hoạt động đối chất giữa các bên. Cụ
thể như sau:
Về việc giao nộp các văn bản tài liệu tố tụng, đương sự có thể hoàn thành các tài
liệu tố tụng như đơn khởi kiện, biên bản tranh luận, đơn phản tố, ý kiến đại diện trực tiếp
trên nền tảng tố tụng trực tuyến. Đối với các văn bản tài liệu giấy hoặc tài liệu chứng cứ,
đương sự có thể chuyển hóa chúng thành tài liệu điện tử bằng các quét, chụp, sao chép và
đưa lên nền tảng tố tụng trực tuyến. Đối với tài liệu tố tụng dưới dạng điện tử, nếu đã có
sự kết nối với nền tảng tố tụng trực tuyến thì đương sự có thể chuyển trực tiếp tài liệu

127
Điều 5 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
128
Điều 21 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
41

điện tử đó sang nền tảng tố tụng trực tuyến. Trong trường hợp đương sự gặp khó khăn
trong việc giao nộp tài liệu điện tử, TAND có thể hỗ trợ chuyển hóa tài liệu thành tài liệu
điện tử và đưa vào nền tảng tố tụng trực tuyến.129
Về việc cung cấp bản gốc, vật gốc, sau khi đương sự giao nộp tài liệu tố tụng điện
tử và được Tòa án kiểm tra chấp nhận thì tài liệu điện tử đó có thể được sử dụng trực tiếp
trong tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, Tòa án cần phải yêu cầu đương sự cung
cấp bản gốc, vật gốc của tài liệu, chứng cứ nếu thuộc các trường hợp sau: 130
(i) một bên đương sự đưa ra lý do hoặc căn cứ hợp lý cho rằng tài liệu
điện tử không giống với tài liệu gốc, vật gốc;
(ii) tài liệu điện tử không hoàn chỉnh, nội dung không rõ ràng, hình thức
không hợp quy chuẩn;
(iii) quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu của TAND yêu cầu phải là bản
chính, vật gốc;
(iv) TAND nhận thấy phải là bản chính, vật gốc.
Về giá trị pháp lý, tài liệu tố tụng điện tử được coi là bản chính, bản gốc nếu đáp
ứng đủ các điều kiện sau:131
(i) các bên đương sự không có ý kiến khác về tính thống nhất giữa tài
liệu điện tử với bản chính, vật gốc;
(ii) quá trình hình thành tài liệu điện tử đã được chứng nhận bởi cơ
quan công chứng;
(iii) tài liệu điện tử đã được đưa ra ở giai đoạn tố tụng trước và được
TAND xác nhận;
(iv) tài liệu điện tử đã được đối chiếu, kiểm tra trực tuyến hoặc trực tiếp,
xác nhận trùng khớp với bản chính, vật gốc;
(v) có chứng cứ khác chứng minh tài liệu điện tử trùng khớp với tài liệu
gốc.
Về việc trao đổi chứng cứ và đối chất, Tòa án sẽ dựa trên sự đồng ý của đương sự
và tình tiết vụ án để tổ chức cho đương sự thực hiện trao đổi chứng cứ trực tuyến và đối
chất đồng bộ hoặc không đồng bộ. 132 Theo đó, trường hợp các bên đương sự lựa chọn đối
chất đồng bộ thì phải đăng nhập nền tảng tố tụng trực tuyến vào cùng thời gian mà Tòa án
đã chỉ định; và thông qua hình ảnh trực tuyến hoặc các hình thức khác để tập trung phát

129
Điều 11 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
130
Điều 12 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
131
Điều 13 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
132
Điều 14 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
42

biểu ý kiến đối chất đối với tài liệu, chứng cứ đã được đưa lên nền tảng trực tuyến hoặc
đã được tống đạt trực tiếp.
Trường hợp các bên đương sự lựa chọn đối chất không đồng bộ thì họ phải đăng
nhập vào nền tảng trực tuyến trong thời hạn hợp lý do Tòa án chỉ định để nghiên cứu tài
liệu chứng cứ đã được đưa lên nền tảng và phát biểu ý kiến đối chất.
Trong trường hợp các bên đương sự đồng ý trao đổi chứng cứ trực tuyến nhưng
không thống nhất được đối chất đồng bộ hay không đồng bộ thì áp dụng đối chất theo
hình thức đồng bộ.
Về hiệu lực pháp lý của tài liệu tố tụng điện tử, sau khi các bên đương sự trao đổi,
đối chất, Tòa án sẽ tiến hành xem xét tính chân thực, tính hợp pháp và tính liên quan của
tài liệu điện tử theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn. Các tài liệu chứng cứ
sẽ không được coi là căn cứ xác định sự thật của vụ án cho đến khi được Tòa án xác
nhận.133
Các tài liệu tố tụng điện tử mà đương sự giao nộp sẽ được lưu trữ bằng công nghệ
chuỗi khối. Sau khi được kiểm định kỹ thuật, Tòa án có thể xác định tài liệu điện tử
không bị sửa đổi sau khi giao nộp, trừ trường hợp có chứng cứ chứng minh ngược lại.134
Trường hợp đương sự có lý do, chứng cứ nghi ngờ tính chân thực của tài liệu từ
trước khi giao nộp, lưu trữ bằng công nghệ chuỗi khối, Tòa án phải tiến hành kiểm tra.
Theo đó, Tòa án căn cứ tình tiết vụ án để có thể yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ
chứng minh tính chân thực của tài liệu trước khi giao nộp và lưu trữ bằng công nghệ
chuỗi khối, đồng thời căn cứ nguồn gốc tài liệu, cơ chế hình thành, quá trình lưu trữ, công
chứng của cơ quan công chứng, ý kiến người chứng kiến để đưa ra nhận định mang tính
tổng hợp. Trường hợp đương sự không thể đưa ra chứng cứ chứng minh hoặc có giải
thích hợp lý, cũng không thể xác định thông qua việc đối chiếu với các tài liệu chứng cứ
khác, Tòa án không được xác nhận tính chân thực của tài liệu.135
Trường hợp đương sự có ý kiến nghi ngờ về độ tin cậy của tài liệu được lưu trữ
bằng công nghệ chuỗi khối và có căn cứ hợp lý, Tòa án cần kết hợp những yếu tố sau đây
để đưa ra nhận định:136
(i) nền tảng lưu trữ có đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về cung cấp dịch
vụ lưu trữ chuỗi khối do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
hay không;

133
Điều 15 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
134
Điều 16 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
135
Điều 18 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
136
Điều 17 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
43

(ii) có tồn tại quan hệ lợi ích giữa đương sự và nền tảng lưu trữ dẫn đến
việc lợi dụng kỹ thuật để can thiệp quá trình thu thập, lưu trữ chứng
cứ hay không;
(iii) hệ thống thông tin của nền tảng lưu trữ có đảm bảo các yêu cầu của
Nhà nước và của ngành về tính an toàn, độ tin cậy và tính khả dụng
hay không;
(iv) kỹ thuật và quá trình lưu trữ tài liệu có đáp ứng các yêu cầu của Nhà
nước và của ngành về môi trường hệ thống, an toàn kỹ thuật,
phương thức bảo mật, truyền dẫn thông tin, kiểm tra thông tin hay
không.
Cần lưu ý rằng, đương sự có thể đề nghị Tòa án trưng cầu ý kiến người có kiến
thức chuyên môn về kỹ thuật lưu trữ tài liệu bằng chuỗi khối. Tòa án căn cứ đề nghị của
đương sự hoặc trên cơ sở chức năng, quyền hạn có thể trưng cầu giám định tính chân thực
của việc lưu trữ tài liệu bằng chuỗi khối hoặc thu thập các chứng cứ khác để chứng
minh.137
2.3. Đánh giá mô hình xét xử trực tuyến vụ án hình sự ở Trung Quốc
Có thể thấy Trung Quốc là một trong những quốc gia đã và đang không ngừng nỗ
lực ứng dụng CNTT vào đời sống, đặc biệt là hoạt động tố tụng. Trước xu thế chung của
thế giới, Trung Quốc đã có những ưu điểm và hạn chế trong việc xây dựng nền tảng tố
tụng điện tử nói chung và hoạt động xét xử VAHS nói riêng. Tuy nhiên, việc đánh giá mô
hình tố tụng trực tuyến VAHS ở Trung Quốc cần phải được nhìn nhận một cách tổng
quan nhất sao cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành cũng như trình độ phát
triển khoa học, kỹ thuật của quốc gia này. Từ những tìm hiểu, phân tích ở chương này,
nhóm tác giả có thể đúc kết được những ưu và nhược điểm của mô hình xét xử trực tuyến
VAHS ở Trung Quốc với những nội dung sau đây.
2.3.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử VAHS cũng có điểm nổi bật về sự
đồng ý của các bên đương sự trong thủ tục xét xử so với các thủ tục còn lại. Cụ thể, trong
khi các thủ tục tố tụng như lập án, hòa giải, trao đổi chứng cứ đều được cho phép thực
hiện bán trực tuyến, tức là các bên đương sự lựa chọn và thực hiện theo hình thức trực
tuyến hoặc truyền thống mà không phụ thuộc vào lựa chọn của bên còn lại thì hoạt động
xét xử chỉ được thực hiện trực tuyến khi có sự đồng ý của tất cả các bên đương sự. Có thể
thấy, cùng dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng thủ tục xét xử trực tuyến không áp dụng
cho trường hợp có ít nhất một bên lựa chọn xét xử truyền thống trong khi các bên còn lại

137
Điều 19 Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021.
44

đồng ý xét xử trực tuyến. Đây là một quy định hợp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ và sự
kiểm soát tập trung những người TGTT trong quá trình xét xử.
Thứ hai, người già, người tàn tật, người chưa thành niên được quan tâm khi triển
khai hoạt động xét xử trực tuyến. Với đặc điểm là một hoạt động ứng dụng CNTT, xét xử
trực tuyến trở thành một mô hình khó được tiếp cận đối với các đối tượng trên bởi sẽ có
những cản trở nhất định mà trong đó cản trở lớn nhất chính là kỹ năng sử dụng CNTT.
Chính vì vậy, pháp luật Trung Quốc đã quy định TAND phải tăng cường chỉ dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi tương ứng cho người già, người tàn tật, người chưa thành niên. Hơn
thế nữa, điều này đã trở thành nội dung của một trong các nguyên tắc cần được đảm bảo
khi triển khai hoạt động tố tụng trực tuyến.
Thứ ba, tính công khai được đảm bảo tối ưu. Trung Quốc luôn hướng đến một nền
tư pháp minh bạch nên khi xây dựng một hình thức xét xử mới tồn tại song song với hình
thức xét xử truyền thống, tính công khai vẫn là một trong những yếu tố bất biến. Trong
thời đại công nghệ 4.0, Trung Quốc đã tận dụng tối đa thành tựu khoa học công nghệ để
đảm bảo tính công khai cho hoạt động tố tụng trực tuyến bằng cách xây dựng một nền
tảng tư pháp công khai hoạt động trên mạng Internet nhằm mục đích dễ dàng tiếp cận với
người dân. Nhận thấy, có một nền tảng thống nhất sẽ đảm bảo tính chính xác và kịp thời
của thông tin khi cung cấp cho người dân đồng thời hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, tuyên
truyền pháp luật.
Thứ tư, TAND các cấp vừa là chủ thể xây dựng hệ thống vừa là chủ thể chịu trách
nhiệm chính trong việc quản lý và vận hành hệ thống phục vụ cho hoạt động tố tụng trực
tuyến. Điều này có thể hiểu, việc xây dựng, vận hành và quản lý các nền tảng phục vụ cho
hoạt động xét xử trực tuyến đều có sự tham gia của TAND. Xét về mặt thuận lợi, điều
này chính là cách thức để TAND đảm bảo được tính an toàn và bảo mật cho hoạt động
mang tính nhà nước - xét xử đồng thời góp phần đảm bảo chất lượng của phiên xét xử
trực tuyến.
Thứ năm, sự tham gia trực tiếp của người làm chứng tại phiên tòa trực tuyến
VAHS đảm bảo tối đa được tính khách quan và bảo vệ sự thật vụ án. Theo đó, tại phiên
tòa trực tuyến VAHS ở Trung Quốc, người làm chứng phải tham gia bằng hình thức trực
tiếp thay vì hình thức trực tuyến ở phòng làm chứng trực tuyến như vụ án dân sự, vụ án
hành chính. Có thể thấy, so với các chứng cứ bằng tài liệu, vật chứng, lời khai của nhân
chứng lại phụ thuộc vào lời khai mang tính chủ quan của con người. 138 Việc tìm kiếm sự
thật vụ án từ lời khai của nhân chứng có thể gặp nhiều rủi ro như trí nhớ, nhận thức,... của
nhân chứng bị sai lệch theo thời gian hoặc cố ý gian dối. Tuy nhiên, việc nhân chứng có
mặt làm chứng, đưa ra lời khai trực tiếp tại Tòa án được coi là một giải pháp tốt để hạn
138
Weidong Chen () (2007), “Let Witnesses Present in the Courtroom ()”, (2007) (2) Journal of Shandong Police College (), tr. 40
45

chế, khắc phục những rủi ro nêu trên. Bởi khi nhân chứng khai trực tiếp tại phiên tòa, họ
sẽ được thẩm vấn và được kiểm tra bởi các bên tố tụng. Nếu một nhân chứng đưa ra lời
khai mâu thuẫn, Thẩm phán có thể yêu cầu họ giải thích ngay; nếu hai lời khai trực tiếp
của những người làm chứng mâu thuẫn với nhau, HĐXX có thể yêu cầu họ chất vấn lẫn
nhau.139 Bên cạnh đó, khi đối mặt trực tiếp với sự trang trọng của phiên tòa và sự uy
nghiêm của HĐXX, về tâm lý, người làm chứng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của
lời khai và có khả năng cao sẽ cung cấp sự thật vụ án. Vì thế, thay vì có mặt tại phòng
làm chứng trực tuyến thì việc có mặt trực tiếp tại phiên tòa là một trong những ưu điểm
được đánh giá cao của phiên tòa trực tuyến VAHS ở Trung Quốc.
Cuối cùng, chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến sang xét xử truyền thống là một
ưu điểm nổi bật trong hoạt động tố tụng trực tuyến ở Trung Quốc. Theo đó, nếu thuộc
trong những trường hợp mà Quy tắc tố tụng trực tuyến quy định, phiên tòa xét xử trực
tuyến sẽ được chuyển đổi sang hình thức xét xử truyền thống. Hiển nhiên, quá trình trình
xét xử trực tuyến trước đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
2.3.2. Những hạn chế
Đầu tiên, cơ sở pháp lý của mô hình tố tụng trực tuyến nói chung vẫn chưa được
ban hành đầy đủ, rõ ràng. Về mặt hình thức, các điều luật của bộ Quy tắc tố tụng trực
tuyến năm 2021 đều không có tên gọi hoặc tóm tắt khái quát nội dung của điều luật để
người đọc nhận diện, rà soát và tổng hợp vấn đề một cách nhanh chóng. Về mặt nội dung,
một số vấn đề quan trọng chưa được quy định cụ thể và cũng chưa có các văn bản hướng
dẫn để giải thích, quy định chi tiết các nội dung đó. Chẳng hạn như thời hạn để VKS đồng
ý thực hiện tố tụng trực tuyến đối với những vụ án có VKS tham gia; xét xử trực tuyến
trong trường hợp đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không
có điều kiện kỹ thuật, công nghệ để tham gia phiên tòa trực tuyến nhưng có nguyện vọng
được xét xử dưới hình thức trực tuyến; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động bố trí phiên tòa trực tuyến; triệu tập người TGTT đến phiên tòa trực
tuyến; xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa trực tuyến VAHS…
Thứ hai, giai đoạn chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS trước khi có quyết định
đưa VAHS ra xét xử chưa được quy định cụ thể. Chẳng hạn như thời hạn để lấy ý kiến
của VKS về việc đồng ý hoặc không đồng ý xét xử trực tuyến đối với các VAHS mà VKS
tham gia; việc thực hiện lấy ý kiến của Chánh án về tổ chức phiên tòa trực tuyến ở địa
điểm khác bên ngoài Tòa án; triệu tập người TGTT tham gia phiên tòa trực tuyến; sự phối
hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bố trí phiên tòa trực
tuyến. Đây là những nội dung vô cùng quan trọng để tiến hành thủ tục xét xử, do đó việc

139
Zhuhao Wang (2013), “Why Chinese witnesses do not testify at trial in criminal proceedings”, tr. 7,
[https://www.bu.edu/ilj/files/2015/03/Zhuhao-WANG_WHY-CHINESE-WITNESSES-DO-NOT-TESTIFY-
BEFORE-THE-JUDGE-IN-CRIMINAL-TRIALS.pdf] (truy cập ngày 03/8/2022).
46

quy định thiếu sót các vấn đề này là một nhược điểm trong việc thực thi mô hình tố tụng
trực tuyến của Trung Quốc.
47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Việc nghiên cứu quy định của pháp luật Trung Quốc về những quy định liên quan
đến hoạt động xét xử trực tuyến VAHS sẽ là nguồn thông tin bổ ích để xây dựng nội dung
ở Chương 3 một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, đối với chương này, nhóm tác giả đã
tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu những điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến VAHS, các
yếu tố đảm bảo của phiên tòa trực tuyến VAHS, việc chuẩn bị và tiến hành phiên tòa trực
tuyến VAHS và một số vấn đề pháp lý khác của mô hình phiên tòa trực tuyến VAHS,
đồng thời đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của mô hình này ở Trung Quốc.
Thông qua đó, nhóm tác giả sẽ so sánh pháp luật của Trung Quốc so với pháp luật Việt
Nam về thủ tục xét xử trực tuyến VAHS ở chương sau nhằm mục đích đưa ra những kiến
nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam.
Theo nhóm tác giả đã nghiên cứu tại Chương 2, pháp luật Trung Quốc về xét xử
trực tuyến VAHS cũng có những quy định tiến bộ như: sự tham gia trực tiếp tại Tòa án
của người làm chứng trong thủ tục xét xử trực tuyến VAHS và chuyển đổi hình thức xét
xử trực tuyến sang xét xử truyền thống. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của mô hình này vẫn
chưa rõ ràng, cụ thể và thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Vì thế, khi học hỏi mô hình của
Trung Quốc, chúng ta cần phải lưu ý chọn lọc kỹ càng.
Tóm lại, nhóm tác giả đã phân tích và đưa ra được quan điểm của nhóm về những
ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Trung Quốc liên quan đến thủ tục xét xử trực tuyến
VAHS. Đây là cơ sở để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện nội dung so sánh pháp luật và
kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam về xét xử trực tuyến VAHS.
48

CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VỀ
XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ - SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN
Giới thiệu Chương 3
Chương 3 sẽ tiếp tục tập trung phân tích những nội dung trọng tâm của đề tài. Bắt
đầu với những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về xét xử trực tuyến VAHS, nhóm
tác giả sẽ triển khai lần lượt các vấn đề sau: điều kiện tổ chức phiên tòa; những yếu tố cần
đảm bảo khi xét xử trực tuyến; chuẩn bị phiên tòa và phiên tòa trực tuyến VAHS. Sau đó,
nhóm tác giả sẽ khai thác, phân tích tình hình thực tiễn của Việt Nam khi hình thức xét xử
trực tuyến đối với VAHS chính thức được áp dụng; tìm hiểu những kết quả đạt được cũng
như những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng hình thức xét xử trực tuyến VAHS và
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ những phân tích trên kết hợp với những phân
tích quy định pháp luật của Trung Quốc về xét xử trực tuyến VAHS ở Chương 2, nhóm
tác giả sẽ có những so sánh, đánh giá pháp luật của Việt Nam so với pháp luật Trung
Quốc về xét xử trực tuyến VAHS và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện mô hình xét
xử trực tuyến VAHS tại Việt Nam.
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Từ những phân tích ở Chương 1, có thể thấy việc tạo ra một hành lang pháp lý về
tổ chức phiên tòa trực tuyến nói chung và phiên tòa trực tuyến VAHS nói riêng đóng vai
trò to lớn trong thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, cam kết quốc
tế của Việt Nam cũng như phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và công cuộc
chuyển đổi số đang bùng nổ mạnh mẽ. Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, Nghị quyết
33/2021/QH15 đã được ban hành và quy định về phương thức xét xử trực tuyến - một
phương thức xét xử mới và chưa được quy định trong BLTTHS 2015. Cùng với đó, một
số các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến cũng được ghi
nhận trong TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
3.1.1. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Xét xử trực tuyến là một hình thức xét xử mới, chưa có tiền lệ, chưa được quy
định trong các luật tố tụng hiện hành, do đó việc thực hiện hoạt động này cần được xem
xét, tiến hành một cách thận trọng, nhất là đối với xét xử trực tuyến VAHS. Xét xử trực
tuyến VAHS có thể được áp dụng theo 02 thủ tục là: thủ tục thông thường hoặc thủ tục
rút gọn.
Đối với VAHS được xét xử theo thủ tục thông thường, trong thời hạn chậm nhất
07 ngày trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ toạ phiên toà phải
xem xét các vấn đề sau để áp dụng hình thức xét xử trực tuyến: (i) VAHS phải thuộc
49

trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến theo quy định của Nghị quyết
33/2021/QH15; (ii) thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5
TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP; (iii) gửi thông báo bằng
văn bản cho VKS có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cho ý kiến
về việc mở phiên tòa trực tuyến; và (iv) trường hợp VAHS có đương sự, bị hại là đối
tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ để
tham gia phiên tòa trực tuyến.
Đối với vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn, trong thời hạn chậm nhất 02
ngày trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ toạ
phiên toà chỉ cần xem xét các vấn đề (i), (ii), và (iii) vừa nêu mà không cần xem xét
trường hợp (iv).140
* VAHS phải thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến theo quy
định của Nghị quyết 33/2021/QH15
Theo Điều 1 Nghị quyết này, VAHS có thể được đưa ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
theo hình thức trực tuyến nếu đáp ứng 02 điều kiện sau: vụ án có tình tiết, tính chất đơn
giản, có tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng và không thuộc trường hợp (i) VAHS
có liên quan đến bí mật nhà nước; (ii) VAHS về một trong các tội xâm phạm an ninh
quốc gia quy định tại Chương XIII của BLHS; (iii) VAHS về một trong các tội phá hoại
hoà bình, chống loài người và tội chiến tranh quy định tại Chương XXVI của BLHS;141
Thứ nhất, về VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản, có tài liệu, chứng cứ trong hồ
sơ vụ án rõ ràng. Hiện nay, chưa có văn bản quy định, hướng dẫn trực tiếp thế nào là
VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản, do đó quyết định lựa chọn hình thức xét xử sẽ phụ
thuộc vào đánh giá của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ
án.142 VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản có thể được hiểu là vụ án có hành vi phạm tội
giản đơn, không có sự câu kết, tổ chức chặt chẽ, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, vụ án
có ít hoặc không có đồng phạm, bị cáo được đưa ra xét xử về tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng,...143 Bên cạnh đó, theo nhóm tác giả, VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản cũng có
thể được hiểu là những vụ án không thuộc trường hợp phức tạp theo quy định của pháp

140
Khoản 1, 2 Điều 3 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
141
Bao gồm Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); Tội chống loài người (Điều 422); Tội
phạm chiến tranh (Điều 423); Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê (Điều 424); Tội làm lính
đánh thuê (Điều 425).
142
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 169.
143
Phùng Văn Hải (2022), “Một số vấn đề chung về phiên tòa trực tuyến và tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến
tại Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án
hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức
ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 87.
50

luật. Theo tinh thần của Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn
thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS 2003 của Hội
đồng Thẩm phán TANDTC (“Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP”), vụ án phức tạp là vụ án
thuộc một trong các trường hợp sau: (i) vụ án có nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc
phạm nhiều tội; (ii) vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc nhiều địa phương; (iii) vụ án
có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên
cứu, tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc để tham khảo ý kiến của cơ quan
chuyên môn.144 Đối với những vụ án phức tạp, người THTT cần phải tranh tụng trực tiếp
thì mới có thể làm rõ được tình tiết khách quan, bản chất của vụ án, làm cơ sở để HĐXX
tuyên một bản án đúng đắn. Ngoài ra, Toà án cũng không xét xử trực tuyến đối với các vụ
án có yếu tố nước ngoài (ví dụ như bị cáo, bị hại, đương sự, tài sản ở nước ngoài bởi đây
là những vụ án mang tính phức tạp, đòi hỏi xác minh tại nước ngoài cũng như uỷ thác tư
pháp).145 Theo BLTTHS 2015, trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu
tập đến phiên tòa thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị cáo.146
Thêm vào đó, để áp dụng hình thức xét xử trực tuyến, VAHS phải có tài liệu,
chứng cứ rõ ràng. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do
BLTTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết
vụ án.147 Chứng cứ trong hồ sơ rõ ràng được hiểu là chứng cứ được tiến hành thu thập,
kiểm tra, đánh giá theo trình tự thủ tục luật định không có sự mâu thuẫn, chồng chéo,
nhầm lẫn, đã được xác định cụ thể riêng biệt. 148 Như vậy, việc thu thập tài liệu, chứng cứ
khi xét xử trực tuyến vẫn phải đảm bảo tính khách quan, hợp pháp, liên quan đến vụ án
cũng như phải được thu thập “đầy đủ”, bảo đảm đủ để giải quyết VAHS.149
Nhận thấy, phạm vi áp dụng của việc xét xử trực tuyến theo pháp luật hiện hành
cũng đã mở rộng hơn rất nhiều so với các đề xuất ban đầu. 150 Theo Dự thảo 5 Thông tư
liên tịch quy định phối hợp trong việc thực hiện tổ chức phiên tòa trực tuyến (“Dự thảo
5”), xét xử trực tuyến VAHS có thể được áp dụng đối với hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất
144
Tiểu mục 1.3 Mục I Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP.
145
Nguyễn Hữu Thế Trạch (2022), “Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01 (149)/2022, tr. 94.
146
Khoản 2 Điều 290 BLTTHS 2015.
147
Điều 86 BLTTHS 2015.
148
Phùng Văn Hải (2022), “Một số vấn đề chung về phiên tòa trực tuyến và tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến
tại Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án
hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức
ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 87.
149
Điều 108 BLTTHS 2015.
150
Lê Đăng Khoa (2022), “Toà án trực tuyến từ ý tưởng đến hiện thực - Giải pháp hiệu quả xét xử thời Covid
hay sô diễn công lý?”, [https://www.linkedin.com/pulse/tòa-án-trực-tuyến-từ-ý-tưởng-đến-hiện-thực-giải-pháp-
hiệu-le/?published=t] (truy cập ngày 16/02/2022).
51

nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án tại
cơ sở giam giữ.151 So với các đề xuất ban đầu, Toà án hiện nay không cần phải xem xét,
đánh giá loại tội phạm152 và tình trạng giam giữ để quyết định đưa vụ án ra xét xử trực
tuyến. Theo nhóm tác giả, cách nhìn nhận như trên là phù hợp và đúng đắn bởi tính chất
cũng như các tình tiết của vụ án ảnh hưởng trực tiếp đến của hoạt động xét xử. Rõ ràng,
vụ án càng phức tạp càng đòi hỏi hoạt động xét xử phải được tiến hành một cách cẩn
trọng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Những VAHS tuy thuộc loại ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng nhưng tình tiết, tính chất của vụ án lại phức tạp thì cũng không thể đưa ra
xét xử trực tuyến. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ xem xét từng trường
hợp cụ thể để đưa ra xét xử trực tuyến theo đúng phạm vi của dự thảo Nghị quyết. 153
Thứ hai, VAHS không thuộc trường hợp không được xét xử trực tuyến theo quy
định của Nghị quyết 33/2021/QH15 bao gồm (i) VAHS có liên quan đến bí mật nhà
nước; (ii) VAHS về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương
XIII của BLHS và (iii) VAHS về một trong các tội phá hoại hoà bình, chống loài người
và tội chiến tranh quy định tại Chương XXVI của BLHS. Ngoài các VAHS theo quy định
trên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng sẽ cân nhắc lựa chọn hình thức xét xử trực tuyến
đối với các VAHS về các tội phạm liên quan đến tham nhũng, chức vụ hoặc liên quan đến
các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, dân tộc, liên quan đến người nổi tiếng,... 154 Nhìn
chung, những VAHS liên quan đến bí mật nhà nước và VAHS về một trong nhóm các tội
phạm ở Chương XIII và Chương XXVI của BLHS là những vụ án có cùng điểm chung về
tầm quan trọng của các khách thể trong xã hội. Chúng ảnh hưởng đến nền độc lập và toàn
vẹn lãnh thổ, tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Vì thế, Nghị quyết 33/2021/QH15 đưa ra quy định không xét xử trực tuyến đối với các
trường hợp này.
* Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
Đối với việc đánh giá tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật để mở phiên tòa trực
tuyến theo quy định tại Điều 4, Điều 5 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BQP-BTP, nhóm sẽ phân tích 02 nội dung như sau: (i) yêu cầu đối với các điểm
cầu; và (ii) yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ.

151
Điều 4 Dự thảo 5.
152
Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định 04 loại tội phạm, bao gồm: tội phạm ít nghiêm
trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
153
Báo cáo số 85/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên toà trực
tuyến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/11/2021.
154
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 180.
52

Thứ nhất, về yêu cầu đối với các điểm cầu. Khác với hình thức xét xử thông
thường, xét xử trực tuyến VAHS diễn ra thông qua sự kết nối, truyền dữ liệu giữa điểm
cầu trung tâm với các điểm cầu thành phần. Nói cách khác, điểm cầu chính là không gian
tổ chức phiên tòa xét xử vụ án. Trong đó, điểm cầu trung tâm được đặt tại trụ sở Tòa án
hoặc địa điểm do Toà án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số
01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án TANDTC quy định về phòng xử án
(“Thông tư 01/2017/TT-TANDTC”) và có sự tham gia của những người THTT, người
TGTT theo quy định của pháp luật, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu về trang thiết bị
hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến. 155 Tại điểm cầu trung tâm, phòng xử án của phiên tòa
trực tuyến cũng phải tuân thủ theo quy định pháp luật về nguyên tắc bố trí, hình thức và
trang thiết bị như phòng xử án của phiên tòa xét xử theo hình thức thông thường. Ngoài
ra, điểm cầu trung tâm còn phải bổ sung thêm các trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng
CNTT156 riêng biệt với các trang thiết bị thông tin thông thường khác của Toà án để phục
vụ cho việc xét xử trực tuyến. 157 Các thiết bị này cụ thể bao gồm hệ thống chiếu sáng; hệ
thống đường truyền và thiết bị mạng; hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm
thanh); thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên
tòa trực tuyến; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến;
thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên toà; thiết bị lưu trữ dữ liệu; máy chiếu vật
thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên toà; thiết bị lưu điện. 158
Khác với điểm cầu trung tâm, điểm cầu thành phần được đặt ở nơi do Toà án tổ
chức hoặc chấp nhận, có sự tham gia của các chủ thể 159 và được tổ chức theo quy định của
TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.160 Thông thường, điểm
cầu thành phần sẽ được đặt tại cơ sở giam giữ, trụ sở Tòa án khác hoặc tại một địa điểm
khác được Tòa án cho phép. Theo đó, khi đương sự tham gia phiên tòa hình sự tại điểm
cầu thành phần mà không phải là điểm cầu được đặt tại cơ sở giam giữ hoặc điểm cầu
trung tâm thì điểm cầu thành phần đó phải bảo đảm không gian lịch sự, nghiêm túc, yên
tĩnh; có ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm
hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình
chiếu; các thiết bị phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được

155
Khoản 1 Điều 2 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
156
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006, cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục
vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
157
Điểm a Khoản 1 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
158
Điểm b Khoản 1 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
159
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, các chủ
thể tham gia tố tụng bao gồm bị cáo; người bào chữa; bị hại; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;
đương sự; người tham gia tố tụng khác; cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp.
160
Khoản 2 Điều 2 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
53

thực hiện rõ nét, không gián đoạn.161 Trong trường hợp điểm cầu thành phần được đặt tại
cơ sở giam giữ, ngoài các điều kiện vừa nêu, cần phải bố trí thêm quốc huy và bục khai
báo dành cho bị cáo để bảo đảm phù hợp với quy định của Thông tư 01/2017/TT-
TANDTC. Đồng thời, vị trí của những người TGTT phải bố trí phù hợp và bảo đảm tính
trang nghiêm, an toàn.162 Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, việc bố trí vị trí cho bị cáo,
người đại diện, người bào chữa cũng phải phù hợp với quy định về phòng xử án khi giải
quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. 163 Theo
đó, phòng xử án phải bố trí bàn tròn có kiểu dáng văn phòng; bị cáo là người dưới 18 tuổi
được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ.164
Thêm vào đó, phiên tòa trực tuyến chỉ được kết nối tối đa không quá 03 điểm cầu
thành phần.165 Quy định hạn chế số lượng điểm cầu thành phần sẽ đảm bảo những người
THTT và người TGTT có thể tập trung theo dõi được toàn bộ diễn biến tại các điểm cầu
còn lại cùng một thời điểm, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các vấn đề có thể phát sinh. Mặt
khác, quy định này cũng được xem là phù hợp để giải quyết vấn đề đi lại, tạo điều kiện
cho đương sự, nhân chứng, luật sư… ở xa và gặp trở ngại khi đến trực tiếp tòa án có thể
tham gia phiên xét xử.
Thứ hai, về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ việc vận hành và quản lý hệ thống này
phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, đặt dưới sự giám sát của TANDTC,
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đặc biệt phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu.
Đây không chỉ là điều kiện cần để phiên tòa trực tuyến được tổ chức mà còn là một trong
những yếu tố cần đảm bảo xuyên suốt quá trình tổ chức phiên tòa trực tuyến VAHS sẽ
được phân tích cụ thể tại tiểu mục 3.1.2.
Theo quan điểm của nhóm tác giả, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 chỉ
điều chỉnh các hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng trong không gian mạng mà
không đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như phiên tòa xét xử trực tuyến. Tương tự, Luật An
ninh mạng năm 2018 cũng chỉ quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan. Trong khi đó, tổ chức phiên tòa trực tuyến là một hoạt động cụ thể mang
tính quyền lực nhà nước, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm an

161
Điểm b Khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
162
Điểm c Khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
163
Điểm c Khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
164
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.
165
Khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
54

toàn, an ninh thông tin trong tổ chức phiên tòa trực tuyến để tránh bị đánh cắp thông tin,
dữ liệu gây ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
* Gửi thông báo bằng văn bản cho VKS có thẩm quyền thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử cho ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến VAHS
Quy định này xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của VKS đó là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc xét xử VAHS của Tòa án, đồng thời tránh sự lạm quyền
của Tòa án trong việc quyết định mở phiên tòa trực tuyến VAHS, chẳng hạn như trường
hợp Tòa án ra quyết định mở phiên tòa trực tuyến VAHS khi chưa đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định pháp luật về mở phiên tòa trực tuyến. Chức năng kiểm sát của VKS
được thực hiện trong cả giai đoạn xét xử VAHS, do đó xét xử trực tuyến VAHS cũng
phải chịu sự kiểm sát của VKS. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, làm nền tảng cho quy
định tại điểm c Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 3 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Theo đó, trước khi ra quyết định mở phiên tòa trực tuyến
VAHS, Toà án phải gửi thông báo bằng văn bản cho VKS có thẩm quyền thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến. Trường hợp
VKS không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo hình thức xét
xử thông thường theo quy định của BLTTHS. 166 Quy định này nhằm tránh sự lạm quyền
của Toà án, buộc Toà án phải tuân thủ theo pháp luật khi lựa chọn vụ án đưa ra xét xử
trực tuyến.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng theo quy định pháp luật hiện hành, việc mở phiên
tòa trực tuyến sẽ không phụ thuộc vào đơn đề nghị hay sự đồng ý của bị cáo, đương sự.
Về vấn đề này, hiện nay có hai (02) quan điểm như sau:
(i) Quan điểm thứ nhất cho rằng việc xét xử theo hình thức thông thường hay
hình thức trực tuyến đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản và thực
hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn… theo quy định của
pháp luật tố tụng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những
người TGTT, do đó Toà án sẽ căn cứ vào Nghị quyết 33/2021/QH15 và các
điều kiện cụ thể của từng vụ án để lựa chọn hình thức xét xử mà không cần
sự đồng ý của bị cáo, đương sự167. Bên cạnh đó, nếu cho phép bị cáo, đương
sự có quyền từ chối việc mở phiên tòa trực tuyến và họ thực hiện quyền này
trên thực tế thì Nghị quyết 33/2021/QH15 sẽ khó thực thi hơn.168

166
Khoản 2 Điều 6 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
167
Theo Báo cáo số 85/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên toà
trực tuyến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/11/2021.
168
Ý kiến của đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) tại phiên họp ngày 24/10/2021, kỳ họp 2, Quốc hội Khoá
XV.
Nguồn: Văn phòng Quốc hội, Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường (Ghi theo băng ghi âm) - Buổi sáng ngày
24/10/2021, tr. 17.
55

(ii) Quan điểm thứ hai cho rằng xét xử trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc
tranh tụng - một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS. Tranh
tụng không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn được thể hiện qua thái độ, cử
chỉ, tâm lý, sự tương tác kịp thời giữa các bên trong TGTT. Hơn nữa, việc
tranh tụng sẽ tác động rất lớn đến niềm tin nội tâm của Thẩm phán cũng
như Hội đồng xét xử. Do đó, xét xử trực tuyến sẽ (i) không bảo đảm đầy đủ
quyền lợi của các bên trong tố tụng và (ii) không bảo đảm sự tiếp cận, nhận
định đầy đủ và toàn diện các tình tiết vụ án của Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân tham gia xét xử. Vì thế, cần đưa ra nguyên tắc xét xử trực tiếp
phải có sự đồng ý của các bên tham gia. 169 Hơn nữa, khi tham khảo kinh
nghiệm của quốc tế, việc tham gia xét xử của các bị cáo, đương sự không
chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền được bảo vệ lợi ích của mình trong quá
trình tranh tụng trước Tòa. Do đó, kinh nghiệm quốc tế đã ghi nhận sự tự
nguyện của các bên để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Theo quan điểm của nhóm tác giả, nhóm đồng ý với quan điểm thứ nhất dựa trên
các cơ sở như sau: Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, dù xét xử theo hình thức thông
thường hay trực tuyến thì mọi trình tự, thủ tục, thẩm quyền… đều phải tuân theo quy định
của pháp luật tố tụng, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người TGTT. Theo
đó, phiên tòa trực tuyến cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị ghi hình, trình chiếu toàn
bộ diễn biến phiên tòa và các thiết bị điện tử khác đảm bảo hình ảnh, không gian xung
quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ, rõ nét trên màn hình chiếu và âm thanh
không bị gián đoạn. Vì thế, việc tranh tụng cũng như thái độ, cử chỉ, tâm lý của các bên tố
tụng vẫn được thể hiện và quan sát đầy đủ. Vấn đề cần phải quan tâm là phải đảm bảo các
yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, đường truyền để phiên tòa được diễn ra theo đúng quy
định. Thứ hai, tổ chức phiên tòa trực tuyến là định hướng lâu dài, phù hợp với tình hình
thực tiễn và các cam kết quốc tế nhằm xây dựng Toà án điện tử để nâng cao chất lượng
hoạt động của Tòa án. Vì vậy, nếu chúng ta nhận định rằng việc mở phiên tòa trực tuyến
sẽ ảnh hưởng bất lợi đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo và đương sự và pháp luật cho
phép bị cáo, đương sự được quyền từ chối mở phiên tòa trực tuyến thì phải chăng hầu hết
các bị cáo sẽ căn cứ vào lý do này để không đồng ý tổ chức phiên tòa trực tuyến? Trong
trường hợp này, mục tiêu tiến tới xây dựng và hoàn thiện Tòa án điện tử sẽ không còn khả
thi. Tóm lại, quy định pháp luật hiện hành không cho phép bị cáo, đương sự được quyền
từ chối mở phiên tòa trực tuyến là hoàn toàn hợp lý. Điều này đặt ra yêu cầu cho người
THTT, các cơ quan tố tụng và các cơ quan khác có liên quan trong việc tổ chức phiên tòa
trực tuyến phải nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là đảm bảo được các
169
Hoàng Thuỳ, Viết Tuân (2021), “Xét xử trực tuyến chỉ nên áp dụng với vụ án ít nghiêm trọng”, Báo
VnExpress, [https://vnexpress.net/xet-xu-truc-tuyen-chi-nen-ap-dung-voi-vu-an-it-nghiem-trong-4376080.html]
(truy cập ngày 08/4/2022).
56

nguyên tắc tố tụng cơ bản, quyền và lợi ích của các bên tham gia cũng như nâng cao chất
lượng xét xử của toà án.
* Trường hợp VAHS có đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp
pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ để tham gia phiên tòa trực tuyến
Như đã đề cập tại tiểu mục 3.1.1, vấn đề này chỉ được xem xét nếu vụ án được đưa
ra xét xử theo thủ tục thông thường, vụ án đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ không cần
phải xét đến vấn đề nêu trên. Theo đó, trường hợp (i) VAHS có đương sự, bị hại TGTT
nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và (ii) họ cũng không có đủ điều kiện
về kỹ thuật, công nghệ để tham gia phiên tòa trực tuyến, thì Toà án phải giải thích cho
đương sự, bị hại biết họ quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý, tức có quyền đề nghị Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý và hỗ trợ họ tham gia
phiên tòa trực tuyến; cùng với đó, Toà án phải thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước biết để liên hệ.170 Đối tượng được trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Trợ giúp pháp lý là một chính sách nhân văn, ý nghĩa mà Đảng và Nhà nước dành
cho những đối tượng chính sách và người yếu thế có điều kiện kinh tế khó khăn, giúp họ
được tiếp cận hệ thống dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí nhằm bảo đảm quyền con người,
quyền công dân và quyền bình đẳng trước pháp luật. Theo quy định của Luật Trợ giúp
pháp lý năm 2017, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ hỗ trợ người được trợ giúp pháp lý
trên cả 03 phương diện: TGTT với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố
tụng trong các lĩnh vực pháp luật, trừ kinh doanh, thương mại. 171 Tuy nhiên, quy định này
không ghi nhận việc hỗ trợ người được trợ giúp pháp lý trong hoạt động chuẩn bị, tham
gia phiên toà. Vì vậy, xuất phát từ vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý và hạn chế nêu
trên, cơ chế xét xử trực tuyến VAHS cũng đưa ra quy định nhằm hoàn thiện, nâng cao
chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý đồng thời phù hợp với tính chất của xét xử trực
tuyến. Từ đó, các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật TTHS mới đảm bảo thực hiện một
cách đầy đủ và đạt hiệu quả cao trong hoạt động xét xử trực tuyến VAHS. Quy định này
vừa thể hiện trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời xác định
điều kiện mở phiên tòa trực tuyến nếu đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ
giúp pháp lý không có đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến.
3.1.2. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Xét xử trực tuyến đã khắc phục được những hạn chế ở mô hình xét xử truyền
thống, tối ưu hóa một số hoạt động trong công tác tố tụng. Tuy nhiên, việc áp dụng

170
Điểm d Khoản 1 Điều 3 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
171
Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
57

phương thức tố tụng hiện đại cần đảm bảo nhiều yếu tố hơn để phiên tòa trực tuyến có thể
diễn ra khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Bên cạnh yêu cầu chung, xét xử trực
tuyến phải đáp ứng những yêu cầu đặc thù. Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết
33/2021/QH15 đã đề ra 04 nội dung cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến, gồm: (i) tuân thủ
các quy định của pháp luật; (ii) bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; (iii) bảo đảm
các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và (iv) bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
* Xét xử trực tuyến vụ án hình sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Yêu cầu này buộc hoạt động xét xử trực tuyến phải lấy pháp luật làm cơ sở tối
thượng nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ, căn cứ vào quy định pháp
luật để tiến hành, không được thực hiện một cách tuỳ tiện. Theo đó, hoạt động xét xử trực
tuyến VAHS phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật hình sự và pháp luật
TTHS. Ngoài ra, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có phát sinh những vấn đề thuộc sự
điều chỉnh của các ngành luật khác như: luật dân sự, luật hành chính, luật lao động, v.v…
thì Tòa án phải có sự xem xét, áp dụng kết hợp các quy định của những ngành luật đó để
có góc nhìn đầy đủ và đúng đắn hơn về VAHS đang giải quyết; từ đó đưa ra bản án, quyết
định khách quan, đúng người, đúng tội. Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ tập
trung phân tích việc tuân thủ pháp luật TTHS của hoạt động xét xử trực tuyến dựa trên cơ
sở pháp lý chủ yếu sau: BLTTHS 2015, Nghị quyết 33/2021/QH15, TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Theo đó, tuân thủ pháp luật sẽ
thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Một là, xét xử trực tuyến VAHS đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS. 172
Những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS được ghi nhận tại Chương II BLTTHS 2015.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những nguyên tắc cần đặc biệt
chú trọng ở mô hình xét xử trực tuyến VAHS.
Đối với nguyên tắc xét xử công khai:
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ những
trường hợp đặc biệt có thể xét xử kín nhưng tuyên án công khai như: cần giữ bí mật nhà
nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời
tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.173
Theo đó, các thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến phải được tiến hành công khai
(trừ trường hợp phải xét xử kín nhưng tuyên án công khai). Phiên tòa xét xử công khai
không chỉ được tiến hành với những thành phần bắt buộc là người THTT, người TGTT

172
Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những quan điểm, phương châm mang tính định hướng, chi phối toàn
bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS và sản phẩm áp dụng pháp luật TTHS.
Xem thêm tại: Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự; Những đề xuất sửa
đổi, bổ sung”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, 24, tr. 239 – 253.
173
Điều 25 BLTTHS 2015.
58

mà còn có những người tham dự phiên tòa. Bất cứ người nào muốn tham dự phiên tòa
đều có quyền tham dự phiên tòa. Song, trong một số trường hợp nhất định, quyền tham
dự phiên tòa sẽ bị hạn chế.174 Việc hạn chế quyền tham dự phiên tòa của một người phải
dựa trên cơ sở quy định pháp luật để không vi phạm nguyên tắc xét xử công khai. Ngoài
ra, quy định về xét xử công khai đã cho phép nhà báo có thể tham gia phiên tòa phục vụ
hoạt động nghiệp vụ báo chí (như chụp hình, liên lạc trực tiếp với người THTT, người
TGTT để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật). Để tác nghiệp tại phiên tòa, nhà
báo phải xuất trình thẻ nhà báo.175 Bên cạnh đó, hoạt động đưa tin, sử dụng hình ảnh tại
phiên tòa phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để đảm bảo không xâm
phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của những chủ thể tham gia phiên tòa176.
Đối với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm:
Điều 26 BLTTHS 2015 đã ghi nhận “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” với vị
trí là một nguyên tắc cơ bản của luật TTHS.
Thứ nhất, sự có mặt đầy đủ của các thành phần tham gia phiên tòa là một trong
những yếu tố đảm bảo thực thi nguyên tắc. Kết quả tranh tụng là một trong hai căn cứ để
Tòa án ra bản án, quyết định177 đảm bảo tính khách quan và chính xác. Vì vậy, tranh tụng
phải được thực thi đúng pháp luật, đúng bản chất và không mang tính hình thức. Trước
yêu cầu đó, phiên tòa xét xử phải có mặt đầy đủ những người theo quy định từ Điều 288
đến Điều 296 BLTTHS 2015, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các bên có quyền và lợi
ích trái ngược nhau. Tuy nhiên, Tòa án có thể xét xử vắng mặt trong trường hợp vắng mặt
phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do
BLTTHS quy định.178
Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi giữa bên buộc tội và bên gỡ tội có vị thế
bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự
thật khách quan của vụ án. Các bên đều có quyền chủ động xác định các vấn đề cần
chứng minh; thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan để trình bày trước phiên tòa và đưa
ra yêu cầu, đặt câu hỏi trực tiếp, phản bác lại quan điểm của phía đối phương, khẳng định
lý lẽ của mình trước tòa.
Thứ ba, không phải mọi tài liệu, chứng cứ đều được sử dụng tại phiên tòa. Tài liệu,
chứng cứ trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến Tòa án để xét xử phải đáp ứng 02 yếu tố
174
Pháp luật TTHS quy định 02 trường hợp hạn chế quyền tham dự phiên tòa: người dưới 16 tuổi không được
vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa; người vi phạm nội quy phiên tòa sẽ bị
buộc rời khỏi phòng xử án.
Xem thêm tại Khoản 5 Điều 256 BLTTHS 2015 và Khoản 2 Điều 467 BLTTHS 2015.
175
Điểm c, d khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016.
176
Điều 32 BLDS 2015.
177
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào (i) kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và (ii) kết quả tranh
tụng tại phiên tòa (Điều 26 BLTTHS 2015).
178
Điều 26 BLTTHS 2015.
59

sau: tính đầy đủ và tính hợp pháp. Có thể thấy, tài liệu, chứng cứ là cơ sở vững chắc để
củng cố lập luận của các bên nên mọi chứng cứ có giá trị chứng minh đều phải được trình
bày, tranh luận tại phiên tòa. Qua tranh luận tại phiên tòa, các chứng cứ sẽ có điều kiện
được kiểm định lại và làm sáng tỏ thêm.
Thứ tư, đảm bảo tranh tụng trong xét xử đòi hỏi tất yếu việc xét xử phải được Tòa
án mà cụ thể là HĐXX tiến hành trực tiếp. Nguyên tắc tranh tụng trao cho bên buộc tội và
bên gỡ tội quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu
cầu để giải quyết VAHS. Tuy nhiên, đây là 02 nhóm luôn có tính đối lập lẫn nhau, mâu
thuẫn về quyền và lợi ích. Mâu thuẫn của các bên không thể tự giải quyết nếu không có
sự xuất hiện của một chủ thể trung lập đứng ra xem xét và đánh giá những tài liệu, chứng
cứ được trình bày để xác định được sự thật khách quan của VAHS. HĐXX không phải là
một trong các bên tranh tụng mà chính là chủ thể trực tiếp xét xử và giải quyết mâu thuẫn
giữa bên buộc tội và bên gỡ tội; từ đó, sự thật của vụ án sẽ dần được làm sáng tỏ. Theo
đó, HĐXX phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án; kiểm tra, xem xét đầy đủ,
toàn diện mọi tài liệu, chứng cứ đã thu thập trước và tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi
của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự; công bố biên bản, tài liệu, nghe ý kiến tranh luận của các bên. 179 Có thể hiểu,
“trực tiếp” ở đây tức việc điều hành phiên tòa, tiến hành những hoạt động tố tụng không
được thực hiện qua trung gian mà phải do HĐXX thực hiện. Bởi không một cơ quan, tổ
chức hay cá nhân nào có quyền nhân danh quyền lực Nhà nước để xét xử, kết tội đối với
người một người phạm tội ngoại trừ Tòa án. Điểm khác biệt lớn nhất ở mô hình xét xử
trực tuyến so với mô hình truyền thống là môi trường diễn ra phiên tòa xét xử được tiến
hành trên không gian mạng. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến tính trực tiếp
của hoạt động xét xử vì HĐXX vẫn trực tiếp điều hành phiên tòa như các phiên tòa bình
thường. Các bị cáo, bị hại và đương sự vẫn trực tiếp trình bày các ý kiến liên quan vụ án
và được trả lời các câu hỏi của tòa, được nghe và trả lời các câu hỏi của luật sư và được
tranh luận, đưa ra ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.180
Thứ năm, đứng giữa 02 nhóm chủ thể có quyền và lợi ích đối kháng, Tòa án phải
tôn trọng quyền tố tụng của tất cả các chủ thể, có thái độ khách quan, vô tư và công minh.
Nếu tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp đảm bảo tính đầy đủ và hợp pháp, có giá trị
khách quan trong việc chứng minh tội phạm thì HĐXX phải xem xét, đánh giá chứng cứ
trong tất cả mối liên hệ, khai thác các giá trị chứng minh để làm sáng tỏ sự thật khách
quan của VAHS, tránh coi trọng chứng cứ buộc tội mà bỏ lọt chứng cứ gỡ tội, chứng cứ
chứng minh tình tiết giảm nhẹ… Bên cạnh đó, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho

179
Khoản 1 Điều 250 BLTTHS 2015.
180
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội), tại phiên họp ngày 24/10/2021, kỳ họp 2, Quốc Hội khóa
XV.
60

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người TGTT khác thực hiện đầy đủ quyền,
nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Với vị trí như một
trọng tài, HĐXX phải đảm bảo cân chỉnh khoảng thời gian phù hợp, tạo mọi sự thuận lợi
để các bên đều có thể tận dụng cơ hội chứng minh trước Tòa về quan điểm và lập luận
của mình.
Thứ sáu, bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá
chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Nhận thấy, bản án, quyết định của Tòa án là
phán quyết cuối cùng tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể
TGTT, đặc biệt là bị cáo. Chính vì vậy, yêu cầu này được đặt ra nhằm mục đích bảo đảm
tuyên một bản án (quyết định) hợp tình, hợp lý và hợp pháp.
Đối với những nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân:
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, BLTTHS 2015 đã ghi nhận những nguyên tắc về
quyền con người, quyền công dân. Cụ thể như sau:
Theo Điều 8 BLTTHS 2015, khi THTT, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần
thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó
nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết. 181 Các cơ quan, người có
thẩm quyền THTT phải bảo đảm quyền cơ bản của công dân không bị xâm phạm, không
vì mục đích tìm ra tội phạm mà có những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền của
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là đối tượng được tôn
trọng và bảo vệ. Nhận thấy, nguyên tắc đã sử dụng cụm từ “con người”, “cá nhân” thay vì
nêu cụ thể một hoặc một nhóm đối tượng tham gia quan hệ pháp luật TTHS như bị can, bị
cáo, bị hại,... Điều này đã thể hiện tính dân chủ trong hoạt động TTHS, đặc biệt là tại
phiên tòa - nơi yêu cầu sự có mặt của nhiều thành phần tham gia, luôn luôn đề cao và tôn
trọng quyền con người, không phân biệt đó là chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp
luật TTHS hay chủ thể có liên quan đến hoạt động tố tụng, đến tội phạm. Thêm vào đó,
quyền và lợi ích ở đây phải là quyền và lợi ích hợp pháp, tức được pháp luật thừa nhận
trong các quy phạm pháp luật. Những quyền và lợi ích trái với quy định pháp luật, đối lập
với lợi ích của Nhà nước và xã hội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích đang được pháp
luật bảo vệ không phải là đối tượng của nguyên tắc này.
Bên cạnh Điều 8 BLTTHS 2015, những nguyên tắc về quyền con người, quyền
công dân còn được quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và đặc biệt là Điều 16 của
BLTTHS 2015 về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

181
Điều 8 BLTTHS 2015.
61

Quyền bào chữa là quyền chỉ thuộc về người bị buộc tội. 182 Trong phạm vi giai
đoạn xét xử VAHS, nhóm tác giả sẽ tập trung vào đối tượng là bị cáo. Đây là đối tượng
đang thuộc diện bị nghi ngờ phạm tội, chưa phải là tội phạm căn cứ theo nguyên tắc suy
đoán vô tội. Bị cáo trong giai đoạn xét xử vẫn có những phẩm chất và giá trị con người
nên không phải vì bị cáo buộc phạm tội mà các giá trị con người của họ bị mất đi. Vì vậy,
bị cáo trong giai đoạn xét xử cũng được hưởng các quyền con người cơ bản trên cương vị
bình đẳng như bất cứ cá nhân nào khác. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng những quyền
đặc thù, mà bản chất là những ưu tiên hoặc cơ chế bảo vệ đặc biệt dành cho nhóm người
này dựa trên những đặc điểm, tính chất và hoàn cảnh của họ. 183 Bào chữa là quyền pháp
luật trao cho bị cáo để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bị cáo sử dụng
quyền bào chữa để bác lại sự buộc tội, đưa ra lý lẽ và chứng cứ để chứng minh mình vô
tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình.
Ngoài việc bị cáo thực hiện quyền bào chữa, cơ quan, người có thẩm quyền THTT
có trách nhiệm bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền này. Cơ quan, người có thẩm quyền
THTT có trách nhiệm thông báo, giải thích và tạo mọi điều kiện để bị cáo có thể sử dụng
quyền bào chữa. Nếu rơi vào một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 76 BLTTHS 2015 mà bị cáo không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền
THTT phải chỉ định người bào chữa cho họ. Tại phiên tòa xét xử, nếu cơ quan, người
THTT có những dấu hiệu hạn chế quyền bào chữa của bị cáo thì đây được xem là vi
phạm quy định của pháp luật TTHS.
Hai là, xét xử trực tuyến VAHS phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định pháp
luật. Theo quan điểm của nhóm tác giả, trình tự, thủ tục là chuỗi quy trình, cách thức
pháp luật đã xây dựng cụ thể trong BLTTHS và các văn bản hướng dẫn để tiến hành hoạt
động xét xử VAHS mà chủ thể THTT, chủ thể TGTT bắt buộc tuân thủ. Trên cơ sở
BLTTHS 2015, xét xử VAHS nói chung, xét xử trực tuyến VAHS nói riêng bao gồm 02
giai đoạn: (i) chuẩn bị xét xử và (ii) phiên tòa xét xử. Tất cả các hoạt động trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử là nhằm chuẩn bị cho phiên tòa được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục và
thời hạn pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục chuẩn bị xét xử trực tuyến VAHS được quy
định từ Điều 276 đến Điều 287 BLTTHS 2015 và từ Điều 6 đến Điều 9 TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Cụ thể, khi Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn luật định, Tòa án phải mở
phiên tòa. Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa bao gồm: (i) thủ tục bắt đầu phiên tòa
(Điều 300 đến Điều 305 BLTTHS 2015); (ii) thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (Điều 306
đến Điều 325 BLTTHS 2015) và (iii) nghị án và tuyên án (Điều 326 đến Điều 329
182
Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Xem thêm tại Điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015.
183
Trần Thu Hạnh (2018), “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 34, số 3, tr. 56.
62

BLTTHS 2015) và đáp ứng thêm một số yêu cầu đặc thù đối với phương thức trực tuyến
quy định tại khoản 2 Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP. Bên cạnh đó, trường hợp VAHS đáp ứng điều kiện được xét xử theo thủ tục rút gọn
theo Điều 456 BLTTHS 2015 và được cơ quan THTT ra quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn thì hoạt động xét xử sẽ được tiến hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Trình tự, thủ tục
tiến hành xét xử trực tuyến VAHS theo thủ tục rút gọn được ghi nhận từ Điều 462 đến
Điều 465 BLTTHS 2015.
* Xét xử trực tuyến vụ án hình sự phải bảo đảm an ninh, an toàn thông tin
mạng
Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng chính là yếu tố đặc thù, mang tính tất
yếu trong xét xử trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng. Nhằm phục
vụ cho các TAND tổ chức các phiên tòa xét xử trực tuyến, một hệ thống chuyên dụng đã
được thiết kế và xây dựng đó chính là hệ thống xét xử trực tuyến. Hệ thống này gồm 02
cấu phần chính: (i) nền tảng xét xử trực tuyến dùng chung cho cho Tòa án các cấp; (ii)
trang thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến lắp đặt cho phòng xử án của
Tòa án các cấp.184 Nhóm tác giả sẽ lần lượt phân tích tính đảm bảo an ninh, an toàn thông
tin mạng trong từng cấu phần trên.
Đối với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng trong nền tảng xét xử trực
tuyến:
Nền tảng xét xử trực tuyến gồm: hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển;
phần mềm quản lý; hệ thống lưu trữ. Những hệ thống này là tổ hợp các giải pháp công
nghệ đồng bộ, thống nhất.185 Mỗi hệ thống được xây dựng với từng chức năng riêng lần
lượt là điều khiển, quản lý và lưu trữ. Việc sử dụng các hệ thống phải phù hợp với chức
năng đã được xây dựng, và hướng đến mục đích chung là phục vụ cho công tác xét xử
trực tuyến VAHS. Thêm vào đó, từng hệ thống riêng lẻ sẽ phối hợp để vận hành lần lượt
các thủ tục tố tụng tại phiên tòa, tạo sự “ăn khớp” giữa các khâu, giúp việc chia sẻ, kết nối
và trao đổi thông tin giữa các điểm cầu là như nhau, đảm bảo tối đa tính liên tục trong
hoạt động xét xử. Các hệ thống được triển khai tích hợp (cho phép tất cả hệ thống có thể
hoạt động cùng lúc), cài đặt tập trung tại Trung tâm dữ liệu TAND 186 để kết nối, quản lý
184
Khoản 1 Điều II Quyết định 50/QĐ-TANDTC của Chánh án TANDTC ban hành Hướng dẫn về trang bị, lắp
đặt thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp .
185
Khoản 2 Điều II Quyết định 50/QĐ-TANDTC của Chánh án TANDTC ban hành Hướng dẫn về trang bị, lắp
đặt thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp .
186
Theo Điều 2 Quyết định 14/QĐ-TA ngày 02/5/2012 về việc ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng hệ
thống thư điện tử và các phần mềm nội bộ của ngành Tòa án nhân dân, Trung tâm dữ liệu TAND là hệ thống
trung tâm bao gồm: môi trường tích hợp hệ thống chuyên dụng về phần cứng và các chương trình phần mềm;
nơi cung cấp các dịch vụ lưu trữ thông tin, dữ liệu và các ứng dụng đảm bảo tính an toàn trong việc trao đổi
thông tin; nơi hợp nhất dữ liệu của người sử dụng để giảm thiểu chi phí quản lý chung của CNTT.
Trung tâm dữ liệu ngành TAND đặt tại TANDTC, do Trung tâm tin học Vụ Thống kê – Tổng hợp TANDTC
quản lý, quản trị, vận hành và khai thác.
63

các phòng xử án trực tuyến trong toàn hệ thống Tòa án. 187 Ngoài ra, các điểm cầu đặt tại:
các phòng xét xử trực tuyến của Tòa án các cấp; VKS các cấp (nếu có); các trại tạm giam
của công an Thành phố trực thuộc trung ương, cấp tỉnh, cấp quận, huyện; Ủy ban nhân
dân thành phố trực thuộc trung ương, cấp tỉnh, cấp quận, huyện sẽ sử dụng đường truyền
số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước (WAN) để kết nối với hệ thống xét xử trực
tuyến của TAND.188
Đối với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng đối với trang thiết bị phục vụ tổ
chức phiên tòa xét xử trực tuyến lắp đặt cho phòng xử án của Tòa án các cấp:
Theo quy định tại mục 1 Phần III Hướng dẫn về trang bị, lắp đặt thiết bị phục vụ
tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp ban hành kèm
theo Quyết định số 50/QĐ-TANDTC của Chánh án TANDTC(“Quyết định 50/QĐ-
TANDTC”), trang thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin
nhưng hiện chưa có quy định thể hiện rõ ràng đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin sẽ được
thực hiện như thế nào. Nhóm tác giả sẽ tham khảo tinh thần của Dự thảo 4 Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sử dụng các thiết bị, máy móc đối với các hệ
thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin mạng (“Dự thảo 4”), cụ
thể như sau:
Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng, trang thiết bị phục vụ tổ chức phiên
tòa xét xử trực tuyến đáp ứng các yêu cầu cơ bản: (i) không tồn tại lỗ hổng, điểm yếu an
toàn thông tin và (ii) phải được cài đặt, cấu hình các chức năng đúng theo tài liệu mô tả
của trang thiết bị hoặc theo yêu cầu của chủ quản hệ thống. 189 Trang thiết bị phải được
kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trước khi mua sắm, đầu tư và trước khi đưa vào sử
dụng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá và xác nhận đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn
thông tin quy định tại phải được thực hiện bởi doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch
vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hoặc tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước có chức
năng, nhiệm vụ phù hợp được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định. Ngoài ra, người
được giao sử dụng thiết bị phải cam kết và ký thỏa thuận bảo đảm an toàn thông tin cho
thiết bị theo yêu cầu của chủ quản hệ thống thông tin. 190 Trong quá trình vận hành, khai
thác trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử trực tuyến nếu phát hiện được các điểm
yếu, lỗ hổng, rủi ro phải xử lý và khắc phục ngay; rà soát, cập nhật tình trạng thiết bị và
thực hiện các biện pháp khắc phục, nâng cao khả năng đảm bảo an toàn thông tin cho
trang thiết bị khi có sự thay đổi. Khi trang thiết bị được mang đi bảo hành hoặc mang ra

187
Khoản 2 Điều II Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
188
Phụ lục 02 Quyết định 50/QĐ-TANDTC về mô hình tổng thể của hệ thống xét xử trực tuyến TAND.
189
Điều 5 Dự thảo 4.
190
Điều 6, Điều 7 Dự thảo 4.
64

khỏi cơ quan thì phải thực hiện các biện pháp xử lý dữ liệu (sao lưu, xóa bỏ…) đảm bảo
thông tin được an toàn.191
* Xét xử trực tuyến vụ án hình sự phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật
Là một mô hình ứng dụng CNTT, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật là
một yếu tố không thể thiếu để hệ thống xét xử trực tuyến được vận hành. Bảo đảm điều
kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật sẽ bao gồm (i) bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất và (ii) bảo
đảm điều kiện hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể như sau:
Nhận thấy, Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
mới dừng lại ở việc liệt kê các trang thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến và yêu cầu trang
bị các thiết bị riêng biệt với trang thiết bị CNTT thông thường khác của Tòa án, chưa thể
hiện yêu cầu cụ thể (như: tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng) đối với từng trang thiết bị; Quyết
định 50/QĐ-TANDTC của Chánh án TANDTC ban hành Hướng dẫn về trang bị, lắp đặt
thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp
tuy đã có quy định chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng và cách bố trí, lắp đặt trang
thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa trực tuyến nhưng áp dụng đối với phòng xử án của Tòa
án các cấp, tức điểm cầu đặt tại Tòa án. Đối với các điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở
giam giữ hoặc nơi khác, theo quan điểm của nhóm tác giả tùy vào hiện trạng của từng nơi
sẽ trang bị, điều chỉnh vị trí, cách thức lắp đặt phù hợp nhưng phải đáp ứng được những
thiết bị tất yếu, đảm bảo yêu cầu để tiến hành những thủ tục tại phiên tòa xét xử trực
tuyến.
Ngoài việc phải trang bị đầy đủ các loại thiết bị điện tử theo quy định tại khoản 1,
điểm c khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP,
trang thiết bị điện tử được trang bị phục vụ công tác xét xử trực tuyến phải đảm bảo về
chất lượng và số lượng. Trước hết, trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tính
phổ cập rộng và phù hợp với điều kiện khí hậu khác biệt tại các vùng miền của Việt Nam;
có chính sách bảo hành theo đúng tiêu chuẩn của hãng sản xuất và thuận tiện bảo hành,
bảo trì khi có sự cố; dễ quản lý, vận hành, sử dụng và hỗ trợ từ xa. Đặc biệt, khi sử dụng
phải tương thích, kết nối và hoạt động tốt với nền tảng xét xử trực tuyến do TAND tối cao
xây dựng. Sau đó, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản mà tất cả các trang thiết bị phục vụ tổ chức
phiên tòa trực tuyến phải đảm bảo là đáp ứng chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt; công
nghệ tối ưu tiết kiệm băng thông; khả năng mở rộng dễ dàng mà không phải thay thế hệ
thống trong tương lai. Ngoài ra, đối với từng trang thiết bị cụ thể phải đáp ứng quy định
chi tiết về thông số kỹ thuật và số lượng được quy định lần lượt từ Bảng 01 đến Bảng 07
thuộc Phụ lục 1 Quyết định 50/QĐ-TANDTC. Cuối cùng, trang thiết bị được sử dụng

191
Điều 8 Dự thảo 4.
65

phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng như đã phân tích ở tiểu mục 3.1.2. Khi thiết
bị trung tâm bị sự cố phải có thiết bị dự phòng có thể tạm thời thay thế, đảm nhiệm chức
năng, vai trò của thiết bị trung tâm nhằm bảo đảm phiên tòa xét xử trực tuyến không bị
tạm ngừng.
Bên cạnh các trang thiết bị điện tử, các điểm cầu cần trang bị các trang thiết bị
khác như: tủ lắp đặt thiết bị, giá tivi, thiết bị lưu điện, phụ kiện và vật tư lắp đặt (ghen, ốc
vít, dây điện, dây mạng…). Yêu cầu về thông số kỹ thuật chi tiết của từng thiết bị được
quy định tại Bảng 09 và Bảng 10 Phụ lục 1 Quyết định 50/QĐ-TANDTC. 192 Tại các điểm
cầu hạn chế tối đa việc sử dụng quạt trần trong phòng xử án để tránh gây nhiễu âm thanh
và làm ảnh hưởng đến việc lắp đặt camera.193
Việc bố trí, lắp đặt các trang thiết bị đảm bảo phục vụ, hỗ trợ việc tiến hành phiên
tòa trực tuyến. Thiết bị Camera phải được bố trí vào các vị trí thích hợp, bảo đảm quan
sát được toàn bộ diễn biến phiên tòa; đồng thời khi một camera bị sự cố thì các camera
khác vẫn có thể bảo đảm quan sát được vị trí của camera bị hỏng để không làm ảnh
hưởng đến việc xét xử. Màn hình tivi được đặt ở các vị trí để thành phần tham gia phiên
tòa trực tuyến quan sát, theo dõi diễn biến giữa các điểm cầu. Các thiết bị âm thanh (loa,
mic) được đặt ở các vị trí bảo đảm thu và phát rõ âm thanh, không tạo hiệu ứng phản xạ
vọng âm thanh. Máy tính điều khiển và máy trình chiếu tài liệu chứng cứ lắp đặt tại vị trí
thuận tiện cho chủ thể sử dụng và quản lý, cụ thể theo Quyết định 50/QĐ-TANDTC là
bàn Thư ký phiên tòa. Đối với các thiết bị khác (thiết bị âm thanh, thiết bị lưu điện,...)
được đặt vào tủ kỹ thuật đặt trong phòng nghị án hoặc phòng xét xử tùy thuộc vào thiết
kế, kết cấu của từng phòng xử án nhằm thuận tiện cho việc điều khiển và bảo đảm tính
thẩm mỹ của phòng xử án. Ngoài ra, ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo về
mặt chất lượng hình ảnh tại phiên tòa xét xử trực tuyến. Tùy thuộc vào hiện trạng thực tế
hệ thống chiếu sáng hiện có của các phòng xử án, khi triển khai lắp đặt thiết bị camera,
các điểm cầu chủ động điều chỉnh tăng, giảm mức độ chiếu sáng hoặc thay đổi vị trí chiếu
sáng theo yêu cầu của đơn vị thi công nhằm bảo đảm cho hình ảnh trực tuyến rõ nét và
đạt chất lượng cao.194
Về hạ tầng kỹ thuật, việc truyền thông tin, dữ liệu giữa các điểm cầu phải sử dụng
đường truyền mạng nội bộ (WAN) đã lắp đặt, bàn giao cho các Tòa án. Đây là đường
truyền bắt buộc phải được lắp đặt tại các điểm cầu đặt tại các phòng xét xử trực tuyến của
Tòa án các cấp; VKS các cấp (nếu có); các trại tạm giam của công an Thành phố trực
thuộc trung ương, cấp tỉnh, cấp quận, huyện; Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung
ương, cấp tỉnh, cấp quận, huyện. Hơn nữa, phải lắp đặt đường truyền Internet với tốc độ

192
Điểm g, h, i, j Khoản 1 Điều IV Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
193
khoản 7 Điều IV Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
194
Khoản 3.2 Điều IV Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
66

tối thiểu của 01 điểm cầu thành phần lớn hơn hoặc bằng 20 Mbps để dự phòng khi xảy ra
sự cố có liên quan đến đường truyền WAN. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
có liên quan đến phiên tòa xét xử trực tuyến sẽ sử dụng đường truyền Internet để kết nối
với hệ thống xét xử trực tuyến của TAND.195
* Xét xử trực tuyến vụ án hình sự phải bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa
Việc bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa xét xử trực tuyến VAHS được thể hiện
qua các khía cạnh (i) sự tuân thủ nội quy phiên tòa của thành phần tham gia; (ii) sự giám
sát phiên tòa của lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp; và (iii) bố trí trang thiết bị an toàn,
mang tính thẩm mỹ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến phải đảm bảo tuân thủ các yêu
cầu được quy định tại Điều 11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP. Đặc biệt, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải sử dụng trang phục phù hợp theo
Nghị quyết số 1214/2016/UBTVQH13 ngày 13/6/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
về trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; giấy chứng minh Thẩm phán, giấy
chứng minh Hội thẩm.
Thứ hai, trường hợp xét thấy cần thiết, cảnh sát hỗ trợ tư pháp 196 có thể tham gia
phiên tòa xét xử trực tuyến197 với tư cách là người TGTT khác. Ngoài ra, trường hợp
phiên tòa được tổ chức công khai thì tại điểm cầu trung tâm, Tòa án có trách nhiệm chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy
định của pháp luật.198 Quy định này không nêu rõ nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa trong trường
hợp phiên tòa được tổ chức công khai nhưng việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá
nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật bao hàm cả
nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho những người tham gia phiên tòa và phòng ngừa, ngăn
chặn, xử lý các hành vi vi phạm nội quy phòng xử án. Đây là nhiệm vụ của lực lượng
Cảnh sát hỗ trợ tư pháp.199

195
Điểm k Khoản 1 Điều IV, Phụ lục 02 Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
196
Đây chính là lực lượng thuộc Công an nhân dân, có trách nhiệm bảo vệ các phiên tòa hình sự; dẫn giải người
làm chứng, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo và người đã có quyết định thi hành án theo yêu cầu của cơ quan THTT
có thẩm quyền; bảo vệ nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an nhân dân.
Xem thêm tại Thông tư 15/2003/TT-BCA ngày 10/9/2003 hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng
cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân.
197
Điểm a Khoản 2 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
198
Khoản 1 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
199
Hoàng Đức Mạnh (2022), “Vấn đề bảo vệ phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hình sự theo chức năng của lực
lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường
Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 109.
67

Thứ ba, vì là một mô hình ứng dụng CNTT nên sẽ bố trí nhiều trang thiết bị hơn
so với phiên tòa xét xử theo hình thức thông thường. Tuy nhiên việc bố trí các trang thiết
bị phải an toàn, thẩm mỹ và không làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phòng xử án.200
3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến là một khâu quan trọng của giai đoạn xét xử trực
tuyến VAHS. Thực hiện tốt việc chuẩn bị phiên tòa trực tuyến sẽ tác động tích cực đến
chất lượng hoạt động xét xử của Toà án, bảo đảm phiên tòa xét xử được diễn ra khách
quan, công bằng và tuân thủ quy định của pháp luật. Riêng đối với VAHS, việc chuẩn bị
phiên tòa trực tuyến là trách nhiệm không chỉ thuộc về Toà án, Trung tâm trợ giúp pháp
lý mà còn thuộc về cơ sở giam giữ, VKS. Do đó, đối với giai đoạn này, nhóm tác giả sẽ
phân tích các nội dung chính như sau:
* Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án
hình sự
Theo quy định pháp luật hiện hành, trong thời hạn 03 ngày đối với VAHS giải
quyết theo thủ tục thông thường, 01 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể
từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Tòa án về việc mở phiên tòa trực tuyến,
VKS phải gửi văn bản trả lời về việc cho phép mở phiên tòa trực tuyến hay không, cụ thể
như sau:201
Thứ nhất, trong trường hợp VKS xem xét, đánh giá một VAHS có đầy đủ điều
kiện để được mở phiên tòa trực tuyến thì phải gửi văn bản đồng ý cho Toà án. Hơn nữa,
nếu VKS xét thấy sự cần thiết phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên toà tại điểm cầu
thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử. Kiểm sát viên được cử tham gia
phiên toà tại điểm cầu thành phải sẽ trợ giúp, giúp việc cho Kiểm sát viên được phân
công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại điểm cầu trung tâm.
Thứ hai, trong trường hợp VKS không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến đối với
VAHS thì phiên toà xét xử vụ án đó sẽ được tổ chức theo quy định của BLTTHS. Điều
này có nghĩa là phiên toà xét xử VAHS đó được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Toà án mà
không cần phải kết nối với nhau qua các điểm cầu.
* Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án
hình sự
Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm
202
giam và có trách nhiệm trích xuất bị cáo đến địa điểm xét xử theo lệnh trích xuất của
Toà án có thẩm quyền để phục vụ hoạt động xét xử theo quy định của pháp luật. Do đó,

200
Khoản 5 Điều III Quyết định 50/QĐ-TANDTC.
201
Điều 6 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
202
Khoản 4 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
68

trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu cơ sở
giam giữ xét thấy không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm xét xử do Toà án quyết định
thì phải có văn bản đề nghị Toà án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần ngay tại cơ sở
giam giữ của mình và nêu rõ lý do không thể trích xuất bị cáo. Trong trường hợp Tòa án
cho phép tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ, cơ sở giam giữ có trách nhiệm
phải thông báo cho VKS có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử về
việc thay đổi địa điểm tổ chức điểm cầu thành phần và phải gửi lại giấy triệu tập ghi rõ
địa điểm phiên toà cho người TGTT. Bên cạnh đó, nếu phiên tòa xét xử trực tuyến VAHS
đặt điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm phối hợp
với Toà án để bố trí phiên tòa tại điểm cầu này.203
* Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức
phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Trong hoạt động tổ chức phiên tòa trực tuyến, Trung tâm trợ giúp pháp lý có trách
nhiệm đề nghị Toà án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do mình bố trí theo sự đề
nghị của đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý. Theo nội dung được
phân tích ở tiểu mục 3.1.1, đối với VAHS giải quyết theo thủ tục thông thường mà có
đương sự, bị hại tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và
không có đủ điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để mở điểm cầu thành phần thì họ có quyền
yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trợ giúp pháp lý và đồng thời hỗ trợ họ
tham gia phiên tòa trực tuyến. Như vậy, sau khi xem xét, thụ lý đơn yêu cầu của người
được trợ giúp pháp lý không có điều kiện mở điểm cầu thành phần thì Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước phải hỗ trợ họ mở điểm cầu thành phần. Cụ thể, Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu về điểm cầu thành phần, kỹ thuật, công nghệ
theo quy định tại TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP và gửi
văn bản đề nghị Toà án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do mình bố trí. 204 Trường
hợp Tòa án cho phép Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tự mình bố trí điểm cầu thành
phần, Trung tâm trợ giúp pháp lý có trách nhiệm phối hợp với Toà án bố trí điểm cầu
thành phần đó.205
* Trách nhiệm của Tòa án trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án hình
sự
Toà án là cơ quan duy nhất của một quốc gia đảm nhiệm chức năng xét xử các vụ
án nói chung và các VAHS nói riêng, do đó Toà án cũng có trách nhiệm quan trọng trong
việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Về nguyên tắc, Tòa án sẽ phải thực hiện các hoạt động
sau:
203
Điều 7 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
204
Khoản 1, 2 Điều 8 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
205
Khoản 3 Điều 8 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
69

Thứ nhất, về triệu tập người TGTT tham gia phiên tòa trực tuyến. Trong quá trình
xét xử vụ án, việc triệu tập các chủ thể tham gia phiên tòa là điều cần thiết để phiên xét
xử được diễn ra khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc của luật TTHS, đặc
biệt là nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói, liên tục. 206 Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử,
trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm
nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà sẽ ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử, bao gồm việc lựa chọn mở phiên tòa trực tuyến hay không. 207 Từ đó,
Thẩm phán chủ toạ sẽ căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử và yêu cầu của Kiểm sát
viên, người bào chữa, người TGTT khác để triệu tập những người TGTT tham gia phiên
tòa.208 Đối với giấy triệu tập người TGTT tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS, ngoài
những nội dung đã được quy định trong BLTTHS 2015, Toà án cần phải ghi rõ điểm cầu
mà họ tham gia.209 Trường hợp người TGTT được triệu tập tham gia phiên toà tại điểm
cầu thành phần, giấy triệu tập phải ghi rõ các yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
theo quy định tại Điều 11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP.210
Thứ hai, về bố trí điểm cầu trung tâm. Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm là
không gian tổ chức phiên tòa trực tuyến tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Toà án lựa
chọn, do đó về nguyên tắc thì Toà án có trách nhiệm bố trí phiên tòa trực tuyến. Các yêu
cầu về cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ trong việc bố trí phiên tòa trực tuyến
tại điểm cầu trung tâm đã được nhóm tác giả trình bày tại tiểu mục 3.1.1.
Thứ ba, về phối hợp bố trí điểm cầu thành phần với cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nhà nước. Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu Toà án cho phép cơ
sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức điểm cầu thành phần do mình
bố trí thì Toà án vẫn phải phối hợp với họ để bố trí điểm cầu thành phần đó. Tuy nhiên,
quy định này vẫn còn thiếu sót, gây vướng mắc ở chỗ thông tư liên tịch vẫn chưa quy
định trong trường hợp điểm cầu thành phần được tổ chức tại các địa điểm khác hoặc do
đương sự tự bố trí thì Toà án có trách nhiệm phối hợp mở điểm cầu đó hay không; nếu
không, trách nhiệm phối hợp sẽ thuộc về chủ thể nào? Theo quan điểm của nhóm tác giả,
206
Điều 250 BLTTHS 2015 quy định rằng việc xét xử được tiến hành bằng lời nói. HĐXX phải trực tiếp xác
định tình tiết vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người
làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Toà án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu
chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe
ý kiến của Kiểm sát , người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Việc xét xử
phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.
207
Điểm a Khoản 1 Điều 277 BLTTHS 2015, Khoản 3 Điều 3 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BQP-BTP.
208
Điều 287 BLTTHS 2015.
209
Khoản 1 Điều 9 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
210
Khoản 2 Điều 9 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
70

các điểm cầu thành phần đều được sắp xếp, tổ chức theo quy chế do Toà án đặt ra và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện, do đó Toà án là cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc
giám sát, phối hợp bố trí điểm cầu. Hơn nữa, trên thực tế đương sự cũng khó có thể đảm
bảo đầy đủ điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để tự mình bố trí điểm cầu. Vì lẽ đó, Tòa án
cần phải phối hợp với đương sự mở điểm cầu thành phần. Như vậy, có thể thấy rằng
TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP đã có sự thiếu sót trong
việc quy định trách nhiệm phối hợp tổ chức điểm cầu thành phần của Tòa án.
3.1.4. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP đã quy định về việc
thực hiện tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến với các nội dung chặt chẽ, bao gồm các nội
dung:
* Thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Thành phần tham gia phiên xét xử trực tuyến VAHS được phân chia dựa theo các
điểm cầu, bao gồm điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần. Có thể thấy, quy định về
thành phần tham gia phiên xét xử trực tuyến VAHS có sự khác biệt nhất định so với các
tiêu chí phân chia nhóm các chủ thể TGTT trong hình thức xét xử truyền thống. Thay vì
phân chia thành phần tham gia theo tư cách tố tụng như ở hình thức xét xử thông thường,
thành phần tham gia phiên tòa theo hình thức xét xử trực tuyến được phân chia dựa theo
vai trò của điểm cầu. Trong đó, phòng xử án tại điểm cầu trung tâm có vai trò trung tâm,
là nơi điều hành diễn biến phiên tòa; còn các điểm cầu thành phần sẽ hoạt động dựa theo
sự hướng dẫn từ điểm cầu trung tâm. Mục đích của việc tổ chức phiên tòa xét xử tại các
điểm cầu khác nhau nhằm thể hiện tính linh động trong hình thức xét xử trực tuyến, giúp
các thành phần tham gia không phải tập trung tại 01 địa điểm mà vẫn có thể tham gia
phiên xét xử. Điều này đòi hỏi cần phải quy định chặt chẽ về thành phần tham gia tại các
điểm cầu này.
Đối với điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia gồm có thành phần tham gia bắt
buộc và thành phần tham gia không bắt buộc.211 Thành phần tham gia bắt buộc tại điểm
cầu trung tâm bao gồm: Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên được phân
công giải quyết vụ án. Thành phần tham gia không bắt buộc tại điểm cầu trung tâm (theo
sự lựa chọn hoặc do Tòa án triệu tập) bao gồm: đương sự, bị hại; người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu
có). Nhận thấy, nhóm chủ thể tham gia bắt buộc và không bắt buộc tại điểm cầu trung
tâm thể hiện được tư cách tố tụng của họ. Cụ thể, thành phần tham gia bắt buộc là chủ thể
THTT, còn thành phần tham gia không bắt buộc là chủ thể TGTT.

211
Khoản 1 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
71

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, phương thức liệt kê các chủ thể tại điểm cầu trung
tâm của TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP có những ưu điểm
và nhược điểm nhất định. Liệt kê giúp cụ thể hóa các đối tượng, xác định rõ các chủ thể
tham gia tại điểm cầu trung tâm. Ngược lại, phương thức này có thể dẫn đến không quy
định được hết các đối tượng, bỏ sót chủ thể tham gia trong một số trường hợp. Cụ thể,
trong trường hợp cơ sở giam giữ có thể trích xuất bị cáo đến điểm cầu trung tâm theo
quyết định của Tòa án thì Khoản 1 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BQP-BTP đã quy định thiết sót thành phần tham gia là bị cáo. Quy định này được
xem là chưa thống nhất và phù hợp với yêu cầu cơ sở giam giữ phải trích xuất bị cáo đến
địa điểm do Tòa án quyết định. Đây có thể xem là một nhược điểm của hình thức liệt kê
thành phần tham gia tại quy định này.
Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai đã được phân tích tại tiểu mục
3.1.2, pháp luật đã quy định rằng trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án
có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự
phiên tòa tại điểm cầu trung tâm theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, tại điểm cầu
thành phần, ngoài thành phần tham gia bắt buộc là người THTT và người TGTT (nếu có),
phiên tòa xét xử còn có cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham dự phiên tòa.
Đối với điểm cầu thành phần, thành phần tham gia sẽ được sắp xếp theo nhóm
các địa điểm tổ chức phiên tòa. Trong đó, các địa điểm có thể trở thành điểm cầu thành
phần bao gồm trụ sở Tòa án khác, cơ sở giam giữ do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận; nơi
đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước lựa chọn và được Tòa án chấp nhận.
Các điểm cầu thành phần đều do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận cho thấy Tòa án là cơ
quan duy nhất có quyền quyết định địa điểm đặt điểm cầu thành phần.
Thứ nhất, đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ,
thành phần tham gia bao gồm: bị cáo, người bào chữa; người phiên dịch, cán bộ, chiến sỹ
thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên, công chức khác thuộc VKS (nếu có). Trường hợp
bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp của họ tham gia tại điểm
cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm.
Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác, thành phần tham gia
gồm: bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nơi đặt
điểm cầu thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc VKS
(nếu có); cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu
thấy cần thiết).212
Có thể thấy, mặc dù cùng được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 10 TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP nhưng thành phần tham gia tại cơ

212
Điểm a Khoản 2 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
72

sở giam giữ và trụ sở Tòa án khác có sự khác biệt đáng lưu ý, cụ thể là sự có mặt của
người bào chữa. Theo đó, người bào chữa được ghi nhận cụ thể ở nhóm thành phần tham
gia tại cơ sở giam giữ, còn ở điểm cầu là trụ sở Tòa án khác thì không đề cập chi tiết về
đối tượng này. Liệu rằng quy định nêu trên có gián tiếp bắt buộc người bào chữa phải
cùng điểm cầu với bị cáo trong trường hợp bị cáo tham gia phiên tòa tại điểm cầu là cơ sở
giam giữ hay không? Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng cần phải quy định bắt buộc sự có
mặt của người bào chữa ở điểm cầu thành phần mà bị cáo có thể tham gia. Nói cách khác,
người bào chữa và bị cáo cần được ở cùng một điểm cầu để đảm bảo sự riêng tư khi hai
chủ thể này có nhu cầu trao đổi riêng với nhau. Trên thực tế, giữa luật sư và khách hàng
có thể tồn tại nhiều câu chuyện muốn giữ kín trên cơ sở cam kết bảo mật, thay vì tiết lộ
cho bất kỳ bên nào khác, không quan trọng là câu chuyện đó có thực sự làm thay đổi kết
quả phán quyết cuối cùng không. Điều cần quan tâm ở đây là quyền riêng tư và quyền tự
do lựa chọn (quyền tự do lựa chọn tiết lộ thông tin) cần được đảm bảo với tư cách là
quyền con người.213 Có thể thấy, việc trao đổi giữa người bào chữa và bị cáo sẽ gặp khó
khăn nếu họ tham gia phiên tòa tại những điểm cầu khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo sự
riêng tư cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo - đối tượng bị hạn chế trong việc
lựa chọn điểm cầu, cần phải có quy định bắt buộc người bào chữa phải ở cùng điểm cầu
với bị cáo.
Thứ hai, đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự
hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn và được Tòa án chấp nhận, thành
phần tham gia bao gồm: người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự (nếu có).214 Như vậy, người tham gia tố tụng có thể bao gồm: đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người phiên dịch.
Đặc biệt, Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
đã dành riêng khoản 3 để quy định về sự tham gia của người bào chữa và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Theo đó, vụ án có người bào chữa, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ sẽ tham gia phiên tòa tại một
trong các điểm cầu mà Tòa án đã tổ chức bố trí hoặc chấp nhận. Tuy nhiên, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể gửi văn bản đề nghị Tòa án cho
phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí nếu họ không thể tham gia phiên tòa
tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận. Điểm cầu thành phần do
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong trường hợp nêu trên
phải đảm bảo quy định tại Khoản 2 Điều 4, Khoản 1 Điều 5 của TTLT 05/2021/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Có thể thấy, quy định pháp luật hiện hành chỉ
213
Lê Đăng Khoa (2022), “Toà án trực tuyến từ ý tưởng đến hiện thực - Giải pháp hiệu quả xét xử thời Covid
hay sô diễn công lý?”, [https://www.linkedin.com/pulse/tòa-án-trực-tuyến-từ-ý-tưởng-đến-hiện-thực-giải-pháp-
hiệu-le/?published=t] (truy cập ngày 20/5/2022).
214
Điểm b Khoản 2 Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
73

cho phép người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tự mở điểm cầu
thành phần trong trường hợp nhất định mà không tạo điều kiện này cho người bào chữa.
Theo quan điểm của nhóm tác giả, quy định này gián tiếp loại trừ quyền của người bào
chữa trong việc tự bố trí điểm cầu, đồng thời củng cố cho đề xuất quy định buộc người
bào chữa và bị cáo tham gia phiên tòa tại cùng điểm cầu. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 10
TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP cũng nhấn mạnh về việc
trao đổi giữa người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương
sự với bị cáo, bị hại, đương sự. Cụ thể, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được
chủ tọa phiên tòa đồng ý. Nhóm tác giả cho rằng đây là một quy định hợp lý giúp đảm
bảo an ninh, trật tự cũng như sự tôn nghiêm của phiên tòa.
* Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Bên cạnh điều kiện tổ chức phiên tòa và các yếu tố cần đảm bảo khi xét xử, phiên
tòa trực tuyến cũng đặt ra những yêu cầu nhất định dành cho các chủ thể khi tham gia
phiên tòa. Quy định này nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ diễn biến phiên tòa, đảm bảo
sự tôn nghiêm của Tòa án. Đây cũng có thể được xem như trạm kiểm soát cuối cùng cho
một phiên xét xử trực tuyến VAHS. Cụ thể như sau:215
Thứ nhất, tuân thủ quy định nội quy phòng xử án. Nội quy phòng xử án của phiên
tòa xét xử trực tuyến VAHS vẫn giữ nguyên tinh thần của nội quy phòng xử án theo hình
thức xét xử thông thường, bao gồm nội quy phiên tòa216 và một số quy định dưới đây:217
(i) Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng
và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;
(ii) Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo
đúng quy định;

215
Điều 11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
216
Đối với VAHS, nội quy phiên tòa được quy định tại Điều 256 BLTTHS 2015. Cụ thể như sau:
“Điều 256. Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện
đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của
chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo
phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên
tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý
kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với
những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.”
217
Nội quy phòng xử án được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức phiên tòa được ban hành kèm theo Thông tư
02/2017/TT-TANDTC ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa (“Quy chế tổ chức phiên tòa”).
74

(iii) Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được
thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Nếu vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chủ tọa
phiên tòa sẽ buộc người vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hoặc tạm giữ hành chính.
Trong trường hợp hành vi của người vi phạm đó đạt đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự thì HĐXX có quyền khởi tố vụ án hình sự. 218 Tuy nhiên, biện pháp buộc rời khỏi
phòng xử án hoặc khu vực xét xử lại không phù hợp đối với phiên tòa trực tuyến khi
người tham gia phiên tòa không đến trực tiếp trụ sở Tòa án mà tham gia tại điểm cầu
thành phần đặt ngoài trụ sở Tòa án. Trong trường hợp này, biện pháp trên có thể được
thực hiện thông qua việc ngắt kết nối với điểm cầu thành phần đó.219
Thứ hai, phiên tòa trực tuyến có những đặc điểm khác biệt so với phiên tòa xét xử
theo hình thức thông thường, đặc biệt là các yếu tố về thiết bị điện tử phục vụ xét xử trực
tuyến. Chính vì thế, nội quy phòng xử án truyền thống không thể bao quát được tất cả các
yêu cầu về việc sử dụng thiết bị CNTT trong phiên tòa xét xử trực tuyến nói chung và xét
xử VAHS nói riêng. Do đó, TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP đã có những quy định yêu cầu người tham gia phiên tòa phải tuân thủ, cụ thể như
sau:
(i) luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi
được yêu cầu thì mới phát biểu;
(ii) không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở
tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa;
Có thể thấy, phiên tòa trực tuyến là hình thức xét xử được thực hiện có sự kết hợp
của nền tảng trực tuyến, thiết bị điện tử. Việc sử dụng chúng trong quá trình xét xử đòi
hỏi chúng ta phải cẩn trọng để đảm bảo phiên tòa được diễn ra liên tục và nghiêm trang.
Do đó, các thiết bị điện tử phải luôn ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro và
tuyệt đối không được tạo tạp âm, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
Thứ ba, yêu cầu về giấy tờ tùy thân và tác phong trong phiên tòa xét xử trực tuyến.
Về cơ bản, những quy định này không có nhiều sự khác biệt so với nội quy phòng xử án
theo hình thức xét xử thông thường. Theo đó, đương sự, bị hại, người bào chữa, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tham gia phiên tòa trực tuyến phải
xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công
dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý để đối chiếu. Nếu đương sự ủy quyền

218
Khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức phiên tòa.
219
Nguyễn Hữu Thế Trạch (2022), “Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân, tr. 205.
75

cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền phải còn phải xuất trình thêm
văn bản ủy quyền.220 Bên cạnh đó, người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm
chỉnh; không đứng dậy hoặc rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa
cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc
phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp
phiên tòa trên không gian mạng.221
Nhìn chung, mặc dù chủ thể TGTT có thể tham gia phiên tòa ở một địa điểm ngoài
phòng xử án nhưng họ vẫn phải đảm bảo giữ trật tự, tôn trọng và tham gia phiên tòa một
cách nghiêm túc. Họ phải mặc trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự, không được tùy tiện
đứng dậy hoặc rời đi khi chưa được cho phép cũng như phải bảo mật các thông tin của
quá trình xét xử.
* Phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Công tác chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS sau khi có quyết định đưa vụ án ra
xét xử sẽ được thực hiện bởi nhiều chủ thể tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, Tòa
án vẫn là chủ thể có vai trò quan trọng nhất, chủ động, điều phối và phối hợp với các chủ
thể còn lại để chuẩn bị phiên tòa trực tuyến. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho phiên tòa
cũng được đặc biệt nhấn mạnh tại 02 thời điểm: (i) chậm nhất 01 ngày trước khi diễn ra
phiên tòa trực tuyến và (ii) chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến.
Thứ nhất, chậm nhất 01 ngày trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, Tòa án phải
kiểm tra, chuẩn bị điều kiện về hoạt động kết nối thử thành công giữa điểm cầu trung tâm
với các điểm cầu thành phần. Trước đó, Tòa án thụ lý giải quyết vụ án phải chủ động phối
hợp với trụ sở Tòa án khác hoặc cơ sở giam giữ (nơi đặt điểm cầu thành phần) trong việc
cung cấp tài khoản, mật khẩu để kết nối với hệ thống trực tuyến tại điểm cầu trung tâm. 222
Tuy nhiên, việc cử cán bộ Tòa án đến kiểm tra không gian, kỹ thuật tại điểm cầu thành
phần do đương sự, bị hại, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tự
mình bố trí lại không được quy định.
Thứ hai, chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, điểm cầu trung
tâm phải tổ chức kết nối xong với các điểm cầu thành phần (kể cả điểm cầu đặt tại nơi
đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn và được Tòa án chấp nhận)
bảo đảm các điểm cầu đều nhìn thấy hình ảnh và nghe rõ âm thanh của nhau; các chức
năng bật/tắt âm thanh đặt ở chế độ sẵn sàng hoạt động.223
Việc chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS không chỉ quy định tại Chương II -
Chuẩn bị phiên tòa mà còn được ghi nhận ở Chương III - Phiên tòa trực tuyến của TTLT
220
Khoản 5 Điều 11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
221
Khoản 4 Điều 11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
222
Khoản 1 Điều 12 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
223
Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
76

05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Câu hỏi đặt ra là quy định về


chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS được đặt ở Chương III của Thông tư có được xem là
phù hợp và không có sự trùng lặp không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần xác
định 02 thời điểm phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến nêu trên nằm ở giai đoạn nào
trong quá trình tố tụng. Theo quy định pháp luật hiện hành, trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30
ngày.224 Có thể thấy, quy định về phối hợp chuẩn bị phiên tòa tại 02 thời điểm: chậm nhất
01 ngày và chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến đều là hai thời điểm
đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, điều này đã chỉ ra sự khác biệt giữa quy
định chuẩn bị xét xử tại Chương II và Chương III của Thông tư. Cụ thể là, việc chuẩn bị
phiên tòa trực tuyến được quy định ở Chương II diễn ra trước khi có quyết định đưa vụ án
ra xét xử, còn quy định tại Chương III được áp dụng sau khi có quyết định đưa vụ án ra
xét xử. Như vậy, quy định chuẩn bị phiên tòa trực tuyến tại 02 thời điểm nêu trên được
đặt ở Chương III - Phiên tòa trực tuyến là phù hợp khi căn cứ vào thời điểm quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Nhìn chung, nhóm tác giả cho rằng Thông tư quy định cụ thể về thời
điểm và công tác chuẩn bị phiên tòa trước khi bắt đầu phiên xét xử là phù hợp, xuất phát
từ tính chất của phiên tòa trực tuyến. Bởi phiên tòa trực tuyến được diễn ra với sự kết nối
giữa các điểm cầu đặt tại các địa điểm khác nhau thông qua nền tảng điện tử, điều này đòi
hỏi các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc mở phiên tòa phải có trách
nhiệm kết nối các điểm cầu với nhau, đảm bảo hệ thống xét xử được sẵn sàng trước khi
HĐXX có mặt ở phiên tòa.
* Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Việc tiến hành phiên tòa trực tuyến VAHS cơ bản được thực hiện theo trình tự, thủ
tục chung của hình thức xét xử truyền thống được quy định tại BLTTHS, tuy nhiên vẫn
có những thủ tục thay đổi để phù hợp với tính chất trực tuyến của phiên tòa.225
Về thủ tục bắt đầu phiên tòa trực tuyến VAHS, các hoạt động được diễn ra theo
quy định tại Mục IV Chương XXI BLTTHS 2015 nhưng có một số lưu ý như sau:
Thứ nhất, việc kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên tòa sẽ được
Thư ký phiên tòa thực hiện thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông
qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tại điểm cầu thành phần, việc kiểm tra sự

224
Khoản 3 Điều 277 BLTTHS 2015.
225
Mai Đắc Biên, Nguyễn Thị Lan Anh, Mai Thu Hằng (2022), “Xét xử trực tuyến đối với các vụ án hình sự -
Những quy định của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm từ các nước”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử
trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước” , do Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 213.
77

có mặt của những người được triệu tập do công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc
cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa thực hiện, sau đó thông báo cho Thư ký phiên tòa.226
Thứ hai, khi khai mạc phiên tòa trực tuyến VAHS, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng; các
quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự vẫn được thực hiện theo quy định
pháp luật tố tụng.227
Về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa trực tuyến VAHS, các hoạt động được diễn ra
theo quy định tại Mục V Chương XXI BLTTHS 2015 nhưng cần phải lưu ý một số điểm
mới như sau:
Thứ nhất, trường hợp người TGTT tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu,
chứng cứ trong phiên xét xử trực tuyến, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ
sở giam giữ tiếp nhận tài liệu, chứng cứ và lập biên bản theo quy định tại Điều 133 và
Điều 305 của BLTTHS 2015, sau đó thực hiện sao chụp và gửi bản sao chụp cho Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa theo hình thức dữ liệu điện tử; và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại
phiên tòa cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét, quyết định.
Chủ tọa phiên tòa phải công bố (trừ trường hợp tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật
nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật
đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự), xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ
này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ. Sau khi kết thúc phiên tòa phải
chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. 228 Trong
trường hợp việc phát sinh thêm vật chứng, tài liệu có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm
tội danh, thêm đối tượng, phải trưng cầu giám định hoặc các trường hợp khác mà tại
phiên tòa không thể bổ sung thêm được thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa. 229 Tuy
nhiên, quy định này vẫn còn gây bỏ ngỏ trong trường hợp người TGTT tham gia phiên
tòa tại điểm cầu thành phần do họ tự bố trí muốn bổ sung thêm vật chứng, tài liệu thì
HĐXX sẽ tiếp nhận như thế nào, ai sẽ là người lập biên bản giao nhận chứng cứ?230
Thứ hai, toàn bộ diễn biến phiên tòa phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới
dạng dữ liệu điện tử, được lưu vào hồ sơ vụ án theo thủ tục chung. 231 Ngoài ra, biên bản
phiên tòa phải tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng, cụ thể: ghi rõ phiên

226
Điểm a Khoản 2 Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
227
Điểm b Khoản 2 Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
228
Theo Khoản 1 Điều 99 BLTTHS 2015, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
229
Khoản 2 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
230
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 174.
231
Điểm d Khoản 2 Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
78

tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án, VKS
hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần. Trường hợp có
người tham gia tố tụng đề nghị được xem biên bản phiên tòa thì Thư ký phiên tòa trình
chiếu biên bản phiên tòa cho người đề nghị và thực hiện các thủ tục khác có liên quan
(nếu có) theo quy định của pháp luật về tố tụng.232
Về thủ tục nghị án và tuyên án, các hoạt động được diễn ra theo quy định tại Mục
VI Chương XXI BLTTHS 2015, tuy nhiên Tòa án cần lưu ý trong việc ra bản án, quyết
định. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án phải tuân thủ biểu mẫu theo quy định của
pháp luật tố tụng. Phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa
diễn ra tại các điểm cầu nào; đồng thời ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án,
VKS hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần. Ngoài ra, theo
Khoản 1 Điều 326 BLTTHS, chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án, đồng
thời việc nghị án phải tiến hành tại phòng nghị án. Có thể thấy, HĐXX (gồm Thẩm phán
và Hội thẩm) là thành phần tham gia bắt buộc tại điểm cầu trung tâm, do đó phòng nghị
án sẽ được bố trí, sắp xếp tại điểm cầu trung tâm và thủ tục nghị án sẽ được thực hiện như
hình thức xét xử thông thường.
Bên cạnh đó, Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP cũng quy định về tư cách TGTT của những người hỗ trợ tổ chức phiên tòa tại điểm
cầu thành phần. Trong đó, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được xem là
người THTT, còn cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ hoặc công chức khác thuộc Tòa
án, VKS là người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, điểm a, b Khoản 2 và cả Khoản 3
Điều 10 nên bổ sung quy định sự tham gia của Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên hỗ trợ tại
điểm cầu thành phần, trừ điểm cầu đặt tại trụ sở tòa án khác đã có quy định. Mặt khác, tại
điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 nên quy định có sự tham gia của Kiểm sát viên hoặc
cán bộ ngành kiểm sát để giám sát quá trình xét xử.
* Xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động xét xử, phiên tòa trực tuyến VAHS sẽ
không thể tránh khỏi những tình huống, sự cố xảy ra bất ngờ. Để tránh gây lúng túng cho
người THTT và người TGTT, Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BQP-BTP đã quy định hướng dẫn xử lý các tình huống trong 02 trường hợp sau: (i)
hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc các sự cố
khác; và (ii) người TGTT đưa thêm vật chứng, tài liệu.
Thứ nhất, trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra
phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất
điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì HĐXX ra quyết định tạm

232
Điểm đ Khoản 2 Điều 13 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
79

ngừng phiên tòa.233 Mặc dù quy định này không nêu rõ “sự cố khác” bao gồm những sự
cố nào, nhưng có thể hiểu đây là những sự cố về CNTT (phương tiện điện tử, phần mềm
hỗ trợ) như: hư hỏng thiết bị truyền hình ảnh, âm thanh, phần mềm bị lỗi,... Tuy nhiên,
Khoản 1 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP không
quy định rằng trường hợp có sự cố đến từ điểm cầu của mình, người TGTT, công chức
Tòa án, Trung tâm trợ giúp pháp lý, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ có cần thông
báo về trục trặc kỹ thuật cho các điểm cầu còn lại không? Và nếu có, thì việc thông báo sẽ
được thực hiện như thế nào. Đối với vấn đề này, về mặt thực tiễn khách quan, khi xảy ra
trục trặc tại điểm cầu nào thì điểm cầu đó sẽ có trách nhiệm liên hệ với các điểm cầu còn
lại qua các hình thức như: liên hệ bằng điện thoại, gửi email báo cáo sự cố,... Nếu không
thể khắc phục sự cố để tiếp tục phiên tòa thì HĐXX sẽ ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Có thể thấy, bên cạnh các căn cứ tạm ngừng phiên tòa được quy định ở Điều 251
BLTTHS 2015, quy định này cũng là một trong những căn cứ tạm ngừng phiên tòa mới
để áp dụng cho phiên tòa trực tuyến VAHS.
Sau khi HĐXX ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, công chức Tòa án hoặc cán bộ,
chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ sẽ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những
người tham gia tại điểm cầu thành phần. 234 Trong đó, việc tạm ngừng phiên tòa phải được
thông báo cho người TGTT.235 Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định về việc HĐXX
thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa trực tiếp ngay tại phiên tòa nơi tổ chức điểm
cầu trung tâm theo hình thức dùng lời nói hay văn bản, mà chỉ quy định “công chức Tòa
án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa
cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần”. Bên cạnh đó cũng chưa quy định
công chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho
những người tham gia điểm cầu thành phần đặt tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý, gây khó
khăn trong việc đảm bảo thông tin được truyền tải đến người tham gia tại tất cả các điểm
cầu thành phần được xuyên suốt.236
Theo quy định pháp luật hiện hành, thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05
ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc
xét xử vụ án phải được thực hiện tiếp tục. 237 Trong trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa
mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Theo đó, nếu đến
ngày mở lại phiên tòa (sau khi có quyết định tạm ngừng phiên tòa) mà vẫn không có đủ
233
Khoản 1 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
234
Khoản 1 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
235
Khoản 2 Điều 251 BLTTHS 2015.
236
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 171.
237
Khoản 2 Điều 251 BLTTHS 2015.
80

điều kiện để tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy
quy định này vẫn chưa nêu rõ lý do không thể tổ chức lại phiên tòa để làm căn cứ hoãn
phiên tòa nhưng các điều kiện này chủ yếu có liên quan đến cơ sở vật chất, kỹ thuật
không đạt yêu cầu tại các điểm cầu.238 Chẳng hạn như chưa đảm bảo về hệ thống chiếu
sáng; hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ
trộn âm thanh); thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành
phần phiên tòa trực tuyến; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình
trực tuyến; thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa; thiết bị lưu trữ dữ liệu;
máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; thiết bị lưu điện
dành cho phòng xử án tại điểm cầu trung tâm 239; hay chưa đáp ứng điều kiện tổ chức
phiên tòa tại điểm cầu thành phần như không gian lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng
phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian
xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình chiếu; các thiết bị điện tử
phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được rõ nét, không gián
đoạn.240
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, vụ án phải được
xét xử lại từ đầu.241 Theo đó, Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa và có thể
lựa chọn hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp
luật để xét xử.242
Thứ hai, trường hợp tại phiên tòa trực tuyến VAHS, người TGTT đưa thêm vật
chứng, tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối
tượng, phải trưng cầu giám định… mà tại phiên tòa không thể bổ sung thêm chứng cứ thì
HĐXX hoãn phiên tòa.243 Đây là trường hợp vật chứng, tài liệu được bổ sung tại phiên tòa
trực tuyến VAHS để xem xét và có thể dẫn đến các trường hợp như: thay đổi tội danh,
thêm tội danh, thêm đối tượng, phải trưng cầu giám định, phải định giá tài sản… Có thể
thấy, bên cạnh các căn cứ được quy định tại Khoản 1 Điều 297 BLTTHS 2015, quy định
tại Khoản 2 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP cũng
là một trong những căn cứ hoãn phiên tòa để áp dụng cho phiên tòa trực tuyến VAHS.
Tuy nhiên, quy định này cũng chưa đề cập đến hình thức tổ chức lại phiên tòa sau khi có

238
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 171.
239
Điểm b Khoản 1 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
240
Khoản 2 Điều 4 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
241
Điều 297 BLTTHS 2015.
242
Khoản 1 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
243
Khoản 2 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
81

quyết định hoãn phiên tòa.244 Vì thế, theo quan điểm của nhóm, cần có quy định bổ sung
rằng việc lựa chọn hình thức trực tuyến hay hình thức truyền thống để xét xử lại vụ án sẽ
phụ thuộc vào lựa chọn của Tòa án.
Nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ
sung thì không hoãn phiên tòa. HĐXX sẽ xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 6
Điều 326 BLTTHS 2015.245 Theo đó, HĐXX sẽ thực hiện việc nghị án và ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ vụ án để VKS điều tra bổ sung, đồng thời thông báo
cho những người có mặt tại phiên tòa và người TGTT vắng mặt tại phiên tòa.
Nhìn chung, TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP dành
riêng một điều khoản quy định về việc xử lý tình huống trong phiên tòa trực tuyến nói
chung và phiên tòa trực tuyến VAHS nói riêng là điều cần thiết, nhằm phù hợp với hình
thức xét xử mới. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các quy định này vẫn chưa bao
quát được hết các tình huống có thể xảy ra; đặc biệt là các quy định về hạ tầng kỹ thuật,
nguồn nhân sự còn sơ sài. Vì vậy, vấn đề xử lý tình huống xảy ra trong phiên tòa trực
tuyến VAHS cần được bổ sung thêm những quy định mới cũng như những hướng dẫn chi
tiết hơn, giúp đồng bộ và thống nhất trong công tác xử lý tình huống của các cán bộ tư
pháp.
3.2. Thực tiễn của Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình sự
3.2.1. Tổng quan những kết quả đạt được
Theo tinh thần của Nghị quyết 33/2021/QH15 và các văn bản hướng dẫn, TAND
các cấp tại các tỉnh thành đã tích cực áp dụng mô hình xét xử trực tuyến trong thực tiễn
xét xử hình sự trên cơ sở vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Các phiên tòa hình sự đầu tiên sử
dụng hình thức xét xử trực tuyến đã được nhanh chóng triển khai tổ chức. Trong giai
đoạn đầu, TAND đã lựa chọn một số VAHS có ít người TGTT để có thể tổ chức phiên
tòa trực tuyến, trong phạm vi tối đa 03 điểm cầu: trung tâm tại phòng xử án, điểm cơ sở
giam giữ và tại trụ sở VKS. Trong khoảng thời gian từ 08/01/2022 246 đến 08/8/2022, trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, TAND Thành phố Thủ Đức chính là đơn vị mở đầu
việc tổ chức các phiên xử trực tuyến hình sự. 247 Sau đó, TAND các quận, huyện cũng lần

244
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 172.
245
Khoản 1 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
246
Ngày 08/01, hệ thống TAND tổ chức xét xử trực tuyến đầu tiên dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội.
Xem thêm tại: Cảnh Dinh (2022), “Chủ tịch Quốc hội chứng kiến phiên toà xét xử trực tuyến đầu tiên của hệ
thống TAND”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/phien-toa-xet-xu-truc-tuyen-dau-tien-cua-he-
thong-tand5666.html] (truy cập ngày 10/01/2022).
247
Đình Quân (2022), “Tòa án nhân dân TP Thủ Đức lần đầu tiên tổ chức xét xử trực tuyến”, Trang tin điện tử
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, [https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/toa-an-nhan-dan-tp-thu-duc-lan-dau-tien-to-
chuc-xet-xu-truc-tuyen-1491891947] (truy cập ngày: 13/05/2022)
82

lượt triển khai các phiên tòa hình sự trực tuyến đầu tiên như: TAND quận 1, TAND quận
8, TAND quận Tân Phú, TAND huyện Bình Chánh, TAND quận Bình Thạnh, TAND
quận Phú Nhuận, TAND quận 6 và TAND quận 4. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh,
TAND ở các tỉnh, thành phố khác cũng đã áp dụng hình thức trực tuyến cho hoạt động
xét xử VAHS tại địa phương như: TAND tỉnh Long An, TAND tỉnh Bạc Liêu, TAND
tỉnh Bình Định, TAND tỉnh Phú Yên, TAND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), TAND Thành
phố Huế, TAND tỉnh Quảng Ngãi, TAND tỉnh Đắk Nông, TAND tỉnh Quảng Ninh,
TAND Thành phố Thanh Hóa, TAND quận Đống Đa (thành phố Hà Nội), TAND tỉnh
Ninh Bình, TAND tỉnh Bắc Kạn và TAND tỉnh Thái Nguyên, TAND tỉnh Hà Giang....
Đây đều là những phiên tòa trực tuyến lần đầu tiên được triển khai. Vì vậy, ngoài sự tham
gia của các thành phần bắt buộc, phiên tòa trực tuyến còn có sự tham dự của lãnh đạo các
sở, ngành trong khối nội chính, tư pháp; lãnh đạo các cơ quan THTT cấp huyện, tỉnh. Sau
các phiên tòa đều sẽ có các phiên họp rút kinh nghiệm để đánh giá những việc làm được
và những vấn đề cần rút kinh nghiệm theo tinh thần chung để hoạt động xét xử trực tuyến
trở thành hoạt động tố tụng chủ yếu, có hiệu quả trong tương lai.
Nhìn chung, phiên tòa đảm bảo được tất cả tiêu chí pháp luật đặt ra. Đầu tiên,
phiên tòa dù được tổ chức trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thủ tục, quy trình, thành
phần tham gia tố tụng, quyền và lợi ích của các bị cáo. Phiên tòa trực tuyến về cơ bản đã
diễn ra thuận lợi mà không phải trích xuất bị cáo đến Tòa án; việc xét xử trực tuyến đã
đảm bảo chất lượng, tất cả tình tiết nội dung của vụ án đều được người THTT làm rõ; bị
cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác được trực tiếp theo dõi đầy đủ hình
ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi
tố tụng liên tục, công khai. Ngoài ra, phiên tòa còn kết hợp chiếu các hình ảnh hiện
trường vụ án, công bố lời khai của người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa để làm rõ hơn
các tình tiết của vụ án. Thứ hai, về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật. Về cơ bản, phòng
xét xử trực tuyến của các các điểm cầu được thiết kế gồm các Camera chuẩn Full HD
quay quét được nhiều góc độ, thiết bị giải mã hình ảnh, máy tính điều khiển, thiết bị trình
chiếu tài liệu, chứng cứ, hệ thống âm thanh, các màn hình kích thước lớn hiển thị thông
tin, hình ảnh các điểm cầu thành phần, thiết bị mạng, thiết bị lưu điện, đường truyền
mạng riêng kết nối thẳng về TANDTC. Hình ảnh toàn phiên xét xử được chia thành
khung hình tương đối rõ nét, hiển thị đồng thời, liên tục trong toàn bộ quá trình xét xử tạo
ra không gian như một phiên xét xử trực tiếp. 248 Thứ ba, về hệ thống phần mềm xét xử
trực tuyến. Hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến được thiết kế với đầy đủ các chức năng
như: chức năng quản lý thông tin, hồ sơ vụ án; chức năng điều khiển các thiết bị camera,
âm thanh, trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; chức năng ghi hình có âm thanh
248
Ngô Thị Ngọc Vân, Phạm Minh Tuyên (2022), “Thực trạng tổ chức phiên tòa trực tuyến ở Việt Nam”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng tất yếu và những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo
các chức danh tư pháp”, do Học viện Tư pháp tổ chức ngày 17/5/2022, tr. 29.
83

toàn bộ diễn biến phiên tòa xét xử trực tuyến, chức năng chuyển đổi giọng sang văn bản
để hỗ trợ Thư ký xây dựng biên bản phiên tòa. Phần mềm có giao diện đơn giản, thân
thiện, dễ sử dụng.249 Một số ví dụ về các phiên tòa hình sự trực tuyến tổ chức trên địa bàn
TP.HCM như sau:
(i) phiên tòa trực tuyến tại TAND Thành phố Thủ Đức (TP.HCM). 250 Để chuẩn bị
cho phiên tòa trực tuyến, TAND Thành phố Thủ Đức phối hợp cùng Công an Thành phố
Thủ Đức từ nhiều ngày trước đó. Một căn phòng đặc biệt bên trong nhà tạm giữ đã được
chỉnh trang và lắp đặt các hệ thống nghe, nhìn, thu, phát tín hiệu. 251 Sáng 22/3/2022,
TAND Thành phố Thủ Đức mở phiên tòa xét xử trực tuyến 04 VAHS tại điểm cầu trung
tâm là trụ sở chính TAND Thành phố Thủ Đức và điểm cầu thành phần là nhà tạm giữ
Công an Thành phố Thủ Đức. Tại điểm cầu trung tâm được trang bị hai màn hình để
HĐXX và những người tham gia phiên tòa theo dõi. Ở điểm cầu thành phần, các bị cáo
tham gia phiên tòa trực tuyến ngay tại nhà tạm giữ Công an Thành phố Thủ Đức, thông
qua màn hình; cả hai điểm cầu đều có kiểm sát viên và thư ký tham dự. Quá trình diễn ra
phiên tòa, hình ảnh và âm thanh rõ ràng, thông suốt giữa hai điểm cầu. 252 Sau khi tuyên
án, Thư ký Tòa án có mặt tại điểm cầu Công an thành phố Thủ Đức đã cho bị cáo ký xác
nhận về tình trạng âm thanh, hình ảnh trong quá trình xét xử. 253 Ghi nhận của phóng viên
Báo Công an TPHCM, cả 4 bị cáo đều ký xác nhận chất lượng phiên xét xử tốt dù tham
dự trực tuyến.
(ii) phiên tòa trực tuyến tại TAND quận 6 (TP.HCM). Sáng 31/5/2022, TAND
quận 6 (TP.HCM) mở phiên xử trực tuyến bốn VAHS đầu tiên. Đơn vị sử dụng phòng xử
số 1 làm điểm cầu trung tâm có sự tham gia của HĐXX do thẩm phán Nguyễn Thị Thùy
Liên (Chánh Tòa Hình sự) làm chủ toạ phiên toà, thư ký và kiểm sát viên. Bên ngoài,
thẩm phán, thư ký, công chức khác thuộc tòa và VKS quận 6 theo dõi, rút kinh nghiệm.
Đầu cầu còn lại hay gọi là đầu cầu thành phần được tổ chức tại Nhà tạm giữ - Công an
quận 6. Để chuẩn bị cho phiên tòa trực tuyến, thẩm phán TAND quận 6 đã phối hợp với
VKS cùng cấp để lựa chọn VAHS đảm bảo điều kiện xét xử trực tuyến theo quy định.
Đồng thời, phối hợp với lãnh đạo công an quận 6, Nhà tạm giữ - công an quận 6 lắp đặt
249
Nguyên Anh (2022), “Tòa án nhân dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động”, Cổng Thông tin điện tử TANDTC, [https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?
dDocName=TAND201271] (truy cập ngày 13/05/2022).
250
Xem thêm hình ảnh phiên tòa trực tuyến tại Phụ lục 2.
251
Đức Nam (2022), “Tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến công khai đầu tiên tại TPHCM”,
[https://congan.com.vn/tin-chinh/tham-du-phien-toa-xet-xu-truc-tuyen-dau-tien-o-tphcm_128646.html] (truy
cập ngày 13/05/2022).
252
Đình Quân (2022), “Tòa án nhân dân TP Thủ Đức lần đầu tiên tổ chức xét xử trực tuyến”, Trang tin điện tử
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, [https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/toa-an-nhan-dan-tp-thu-duc-lan-dau-tien-to-
chuc-xet-xu-truc-tuyen-1491891947] (truy cập ngày: 13/05/2022)
253
Thành Chung (2022), “TP.HCM lần đầu tiên triển khai xét xử theo hình thức trực tuyến”,
[https://www.vietnamplus.vn/tphcm-lan-dau-tien-trien-khai-xet-xu-theo-hinh-thuc-truc-tuyen/779469.vnp] (truy
cập ngày 13/05/2022).
84

hệ thống phục vụ xét xử trực tuyến. Phòng xét xử trực tuyến được đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin, dữ liệu theo quy định, như: lắp đặt camera quét nhiều góc độ, thiết bị giải
mã hình ảnh, thiết bị lưu điện, đường truyền mạng, âm thanh, trình chiếu tài liệu, chứng
cứ tại phiên tòa; chức năng quay video toàn bộ diễn biến phiên tòa;... được bố trí đảm bảo
các yêu cầu theo quy định về phòng xử án. 254 Theo Chánh án TAND quận 6, dự kiến tùy
theo thực tế các vụ án đủ điều kiện đưa ra xét xử trực tuyến, có thể 2 - 3 tháng TAND
quận 6 sẽ tổ chức phiên xử trực tuyến một lần, có phòng xét xử riêng chỉ để xét xử trực
tuyến cùng đường truyền riêng, đảm bảo cho việc xét xử. Sau 04 phiên tòa xét xử VAHS
bằng hình thức trực tuyến vào ngày 31/5/2022, sáng 29/7/2022, TAND quận 6 (TP.HCM)
tiếp tục phối hợp cùng VKSND quận 6, Công an quận 6 tổ chức thực hiện xét xử trực
tuyến 04 VAHS.255
(iii) phiên tòa trực tuyến tại TAND Quận 1 (TP.HCM). 256 Hai đơn vị TAND Quận
1 và VKSND Quận 1 đã phối hợp để lựa chọn được 05 VAHS đáp ứng quy định để đưa
ra xét xử sơ thẩm bằng hình thức trực tuyến. Để đảm bảo chất lượng công tác xét xử,
VKSND Quận 1 đã chủ động phối hợp với TAND Quận 1, Nhà tạm giữ Công an Quận 1
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hậu cần, kỹ thuật giúp hoạt động xét xử diễn ra thuận lợi và
hiệu quả. Phiên tòa diễn ra tại hai điểm cầu gồm (i) điểm cầu trung tâm là Phòng xét xử
TAND Quận 1 với thành phần tham dự gồm: Hội đồng xét xử; Thư ký phiên tòa; Kiểm
sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; người bào chữa; và (ii) điểm cầu
thành phần tại Nhà tạm giữ Công an Quận 1 có các bị cáo; Thư ký phiên tòa; cán bộ - sĩ
quan Nhà Tạm giữ Công an Quận 1; Kiểm sát viên VKSND Quận 1. Trong suốt quá trình
xét xử, việc kết nối giữa các điểm cầu luôn bảo đảm ổn định về hình ảnh, âm thanh, bảo
đảm việc xét xử đúng quy định của pháp luật, an ninh, an toàn thông tin mạng cũng như
sự tôn nghiêm của phiên tòa. Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử,
các Kiểm sát viên tham gia đã thể hiện tốt các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, chủ động xét
hỏi, tranh luận với người bào chữa đến cùng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, bảo vệ
được quan điểm truy tố của VKS. 257 Ngày 04/8/2022, TAND Quận 1 tiếp tục tổ chức xét
xử trực tuyến 06 VAHS sơ thẩm. Đây là đợt thứ 2 TAND Quận 1 tổ chức xét xử trực
tuyến. Trong đợt này, để chuẩn bị tổ chức phiên tòa trực tuyến, TAND Quận 1 đã có văn
bản đề nghị công ty điện lực hỗ trợ, đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, liên tục, không
gián đoạn tại điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần. Về đường truyền, tòa án bổ
254
Hoàng Yến (2022), “TAND quận 6 (TP.HCM) xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự đầu tiên”, Báo điện tử pháp
luật TP.HCM, [https://plo.vn/tand-quan-6-tp-hcm-xet-xu-truc-tuyen-4-vu-an-hinh-su-dau-tien-post682477.html]
(truy cập ngày 13/05/2022).
255
“TP.HCM: TAND Q.6 tiếp tục xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự”, Báo Thanh niên, [https://thanhnien.vn/tp-
hcm-tand-q-6-tiep-tuc-xet-xu-truc-tuyen-4-vu-an-hinh-su-post1483003.html] (truy cập ngày 13/05/2022).
256
Xem thêm hình ảnh phiên tòa trực tuyến tại Phụ lục 2.
257
Nhật Tân, Xuân Ấn (2022), “VKSND Quận 1 phối hợp Tòa án cùng cấp xét xử trực tuyến 5 vụ án hình sự”,
Báo điện tử Bảo vệ pháp luật, [https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/vksnd-quan-1-
phoi-hop-toa-an-cung-cap-xet-xu-truc-tuyen-5-vu-an-hinh-su-120869.html] (truy cập ngày 13/5/2022).
85

sung đường truyền hoàn toàn mới, trong đó có đường truyền chính và dự phòng, đảm bảo
không bị gián đoạn trong suốt quá trình xét xử.258
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của phần mềm Trợ lý áo chính là một bước tiến lớn,
điểm sáng trong ứng dụng CNTT của hệ thống Tòa án. Theo đơn vị phát triển phần mềm
Trợ lý ảo (Công ty Viettel), việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm
ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Năm 2021, Trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù
của Toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây
dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp
luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ…
Giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức,
huấn luyện Trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể,
hỗ trợ Thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng
loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực
tuyến…
Giai đoạn 3, từ năm 2023 đến 2030, Trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động
phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn
tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ Thẩm phán xây dựng các văn bản
tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Hiện tại, Trợ lý ảo trước mắt phục vụ cho các Thẩm phán 04 ứng dụng về tư vấn,
đó là: (i) cung cấp hệ thống pháp luật. Đối với một vụ án cụ thể, Trợ lý ảo sẽ giới thiệu
cho các Thẩm phán cần phải áp dụng pháp luật nào và việc áp dụng pháp luật chính xác
cho đến điều khoản của Bộ luật và thời hiệu của Bộ luật; (ii) trợ lý ảo giới thiệu các án lệ
các vụ án áp dụng tương tự cho các Thẩm phán tham khảo; (iii) trợ lý ảo giới thiệu các
giải đáp pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; (iv) cuối cùng là Trợ lý ảo giới
thiệu các vụ án tương tự đã được xét xử giúp cho Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo. Đây
là một tiện ích giúp cho các Thẩm phán rất lớn, làm cho việc tuân thủ pháp luật tốt hơn. 259
Những tình huống phát sinh tại phiên tòa trực tuyến hiện đều nằm trong sự kiểm
soát của TAND, được khắc phục nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến quá trình,
chất lượng của phiên xét xử. Chẳng hạn như:

258
Quang Trung (2022), “TAND Quận 1, TP. HCM tăng cường xét xử trực tuyến”,
[https://conglyxahoi.net.vn/toa-an/tand-quan-1-tp-hcm-tang-cuong-xet-xu-truc-tuyen-165196.html] (truy cập
ngày 13/5/2022).
259
“Trợ lý ảo - Đột phá ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Thẩm phán”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/tro-ly-ao-dot-pha-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-ho-tro-tham-phan6006.html] (truy cập
ngày 13/05/2022).
86

(i) tại phiên tòa hình sự trực tuyến đầu tiên của TAND Thành phố Thủ Đức được
tổ chức 22/03/2022 đã xảy ra sự cố mất điện lúc 8 giờ 40 phút. Tuy nhiên, khoảng 10
phút sau, hệ thống điện được khắc phục để tiếp tục việc xét xử.260
(ii) sáng 5/4/2022, TAND quận 1 (TP.HCM) tổ chức xét xử trực tuyến 5 vụ án.
Theo đó, điểm cầu trung tâm là TAND quận 1 và điểm cầu thành phần là nhà tạm giữ
Công an quận 1. Trong 5 vụ án TAND quận 1 đưa ra xét xử, ở vụ thứ 3, luật sư bào chữa
cho bị cáo đề nghị triệu tập người bị hại để làm rõ tỷ lệ thương tật. Song, VKS đề nghị
xét xử vắng mặt vì lời khai của người bị hại đã có trong hồ sơ vụ án, kèm camera và các
chứng cứ khác. Sau khi HĐXX hội ý đã tiếp tục xét xử vắng mặt người bị hại.261
Cuối cùng, là một hoạt động ứng dụng CNTT trong xét xử, việc đào tạo và tập
huấn cán bộ tư pháp là một trong những công tác rất được chú trọng. Theo đó, tại
TP.HCM, sáng ngày 23/02/2022, TAND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tập huấn về việc
thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, với sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức
như: Công an TP.HCM, VKSND TP.HCM, Đoàn Luật sư TP.HCM Trung tâm Trợ giúp
pháp lý Nhà nước TP.HCM, các cán bộ công chức trong hệ thống TAND hai cấp
TP.HCM…Tài liệu tập huấn là là toàn bộ các quy định hướng dẫn về việc tổ chức và thực
hiện phiên tòa trực tuyến.262 Theo khảo sát của nhóm tác giả trên địa bàn TP.HCM cho
thấy, phần lớn các cán bộ công tác tại TAND như: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư
ký tòa án,... đều đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng xét xử VAHS bằng
phương thức xét xử trực tuyến. Chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng
CNTT trong công tác xét xử trực tuyến được đánh giá ở mức bình thường đến tốt. 263
3.2.2. Những hạn chế, bất cập
* Về tố tụng
Theo đánh giá của cán bộ công tác tại TAND trên địa bàn TP.HCM, công tác xét
xử gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật bởi quy định pháp luật còn nhiều vướng
mắc.264 Chẳng hạn như quy định về thế nào là VAHS có tình tiết đơn giản. Trong thực
tiễn xét xử hiện nay, Thẩm phán sẽ phối hợp với VKSND để lựa chọn, quyết định những
260
Dương Quỳnh Trang (2022), “Đưa bị cáo đầu tiên ở TP.HCM ra xét xử trực tuyến”,
[https://zingnews.vn/dua-bi-cao-dau-tien-o-tphcm-ra-xet-xu-truc-tuyen-post1304200.html] (truy cập ngày
13/05/2022).
261
“TP.HCM: TAND Q.1 xử lý tình huống LS đề nghị triệu tập bị hại khi đang xử trực tuyến”,
[https://thanhnien.vn/tp-hcm-tand-q-1-xu-ly-tinh-huong-ls-de-nghi-trieu-tap-bi-hai-khi-dang-xu-truc-tuyen-
post1445693.html] (truy cập ngày 13/5/2022).
262
Nguyễn Bảo Trâm (2022), “TAND TP.HCM tập huấn về việc thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến”,
[http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?language=&CatPK=2&NewsPK=1085] (truy cập ngày 13/05/2022).
263
Theo khảo sát, chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét
xử trực tuyến VAHS tốt chiếm 33.3%. Chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác xét xử trực tuyến VAHS bình thường chiếm 53.3% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ
lục 1).
264
Theo khảo sát, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật bởi quy định pháp luật còn vướng mắc chiếm 46.7%
(Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).
87

VAHS phù hợp để tiến hành xét xử trực tuyến. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có
quy định thế nào là VAHS có tình tiết đơn giản. Theo đánh giá của các cán bộ giảng viên
công tác tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả đều đề xuất cần có thêm
quy định hướng dẫn về thế nào là VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản để có thể thống
nhất, đồng bộ trong quá trình áp dụng. 265 Thêm vào đó, mặc dù trình tự, thủ tục xét xử
trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông thường nhưng theo đánh giá của các
cán bộ công tác tại TAND trên địa bàn TP.HCM vẫn cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ
thể về trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến VAHS.266
* Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Nhận thấy, khi mở rộng thêm một hình thức xét xử là xét xử trực tuyến, khó khăn
về cơ sở vật chất, kỹ thuật chính là khó khăn lớn nhất, đặc biệt khi đây là hình thức được
thực hiện trên cơ sở ứng dụng CNTT. Theo sự đánh giá của các cán bộ tư pháp công tác
tại TAND TP.HCM, phần lớn đều đánh giá tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại
phục vụ cho công tác xét xử trực tuyến chỉ mới đáp ứng vừa đủ những tiêu chuẩn cơ bản
của hoạt động xét xử trực tuyến, thậm chí còn có ý kiến đánh giá tình hình cơ sở vật chất,
kỹ thuật hiện tại phục vụ cho công tác xét xử trực tuyến không đáp ứng được cho hoạt
động xét xử trực tuyến.267 Ngoài ra, ở Việt Nam, không phải địa phương nào cũng có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất. Đặc biệt là trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật và không gian
mạng còn hạn chế ở vùng miền núi, dân tộc, việc liên thông giữa Tòa án với các chủ thể
khác tham gia phiên toà, cơ sở giam giữ, phương tiện kết nối phải đảm bảo tính bảo mật,
riêng tư.268 Theo khảo sát của nhóm tác giả, các cán bộ tư pháp công tác tại TAND phần
lớn cho rằng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt
động xét xử trực tuyến mặc dù được đảm bảo nhưng còn hạn chế tại các vùng sâu vùng
xa, vùng có kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận với CNTT. Song song với đó vẫn có những
ý kiến cho rằng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng CNTT tại các
vùng sâu vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận với CNTT đang không được
đảm bảo.269 Một số dẫn chứng về khó khăn mà các phiên tòa trực tuyến gặp phải như:

265
Theo khảo sát, giảng viên cho rằng cần có thêm quy định hướng dẫn về thế nào là vụ án hình sự có tình tiết,
tính chất đơn giản chiếm 100% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 4 Phụ lục 1).
266
Theo khảo sát, có 93.3% cán bộ Tòa án cho rằng cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục
xét xử trực tuyến vụ án hình sự (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).
267
Theo khảo sát, tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ cho công tác xét xử trực tuyến chỉ đáp ứng
vừa đủ những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động xét xử trực tuyến chiếm 73.3%, không đáp ứng được cho hoạt
động xét xử trực tuyến chiếm 13.3% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).
268
Trương Trọng Kiệt, Nguyễn Nhất Vũ (2022), “Phạm vi, điều kiện và vấn đề cần chú ý đối với xét xử trực
tuyến vụ án hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, tr. 43.
269
Theo khảo sát, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng ứng dụng CNTT tại các vùng sâu vùng xa, vùng
có kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận với công nghệ thông tin có được đảm bảo nhưng hạn chế chiếm 60%,
không được đảm bảo chiếm 40% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).
88

(i) tại TAND tỉnh Bắc Giang, phòng xét xử trực tuyến của TAND tỉnh hiện có 1
máy chiếu, 3 màn hình tivi, 2 camera, hệ thống âm thanh, ánh sáng bảo đảm… Tổng kinh
phí xây dựng, thiết kế hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, một số trang thiết bị chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn theo quy định. Ở TAND cấp huyện chưa có các phòng xét xử trực tuyến,
vì thế, đơn vị nào lựa chọn được vụ việc có thể xét xử trực tuyến phải mượn cơ sở vật
chất của TAND tỉnh. Về phía trại tạm giam, Công an tỉnh (nơi có điểm cầu dành cho bị
cáo), Thượng tá Thân Văn Tuấn (Giám thị) cho biết, trại đã sửa chữa hội trường cũ để
làm phòng xét xử trực tuyến. Khó khăn ở chỗ, nhiều phạm nhân không đồng ý xét xử theo
hình thức mới vì muốn gặp người nhà; lo ngại không theo dõi, bám sát các tài liệu, chứng
cứ xoay quanh vụ án.270
(ii) tại TAND tỉnh Hà Tĩnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện xét xử trực
tuyến tại Tòa án và các điểm cầu thành phần chưa đáp ứng yêu cầu. Tại các điểm cầu
thành phần, phải cử thêm Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án trong khi cán bộ ít; cán bộ kỹ
thuật chưa đáp ứng yêu cầu nên quá trình vận hành, kết nối các thiết bị điện tử để tổ chức
phiên tòa trực tuyến rất khó khăn. Ngoài ra cơ sở vật chất một số Tòa án cấp huyện xuống
cấp nghiêm trọng, phần lớn xây dựng từ năm 1991 – 1993 đến nay hư hỏng, xuống cấp;
phòng xét xử chật hẹp, diện tích khuôn viên nhỏ; thiết bị chưa được trang bị đồng bộ,
không đáp ứng yêu cầu công tác.271
* Về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng
Một số ứng dụng và phần mềm được sử dụng để lưu trữ dữ liệu phòng xử án có
thể không đủ an toàn. Do đó, dữ liệu nhạy cảm có thể bị chặn hoặc xóa bởi một số loại
virus tấn công, thiếu quyền riêng tư về dữ liệu thích hợp và có thể trở thành mục tiêu của
tội phạm mạng...272 Theo khảo sát của nhóm tác giả, phần lớn các cán bộ công tác tại
TAND trên địa bàn TP.HCM đều cho rằng rủi ro về bảo mật thông tin và an ninh mạng
cũng là một khó khăn lớn trong hoạt động xét xử trực tuyến.273
* Về nhân sự
Cán bộ vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi CNTT để phục vụ xét xử trực tuyến chưa
đáp ứng được được yêu cầu đặt ra. Đặt biệt là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi,

270
Mạc Yến (2022), “Khó khăn trong tổ chức phiên tòa trực tuyến”, Báo Bắc Giang,
[http://baobacgiang.com.vn/bg/phap-luat/381939/kho-khan-trong-to-chuc-phien-toa-truc-tuyen.html] (truy cập
ngày 13/05/2022).
271
“Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp không chậm trễ”, Tạp chí
TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/to-chuc-phien-toa-truc-tuyen-la-nhu-cau-phu-hop-voi-thuc-tien-dam-bao-
tu-phap-khong-cham-tre6148.html] (truy cập ngày 15/05/2022).
272
Ngô Thị Ngọc Vân (2022), “Phiên tòa trực tuyến - Xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp”, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng tất yếu và những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo các
chức danh tư pháp”, do Học viện Tư pháp tổ chức ngày 17/5/2022, tr. 16.
273
Theo khảo sát, khó khăn về rủi ro bảo mật thông tin và an ninh mạng chiếm 73.3% (Xem thêm k ết quả khảo
sát Bảng 1 Phụ lục 1).
89

hải đảo...274 Từ khảo sát các cán bộ tư pháp công tác tại TAND trên địa bàn TP.HCM,
nhóm tác giả nhận thấy vẫn còn một lượng cán bộ chưa được đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng về kỹ năng xét xử vụ án hình sự bằng phương thức xét xử trực tuyến. 275 Chưa
thành thạo về ứng dụng CNTT cũng là gây ra những hạn chế đối với công tác xét xử trực
tuyến.276 Phần lớn chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác xét xử trực tuyến được được đánh giá ở mức bình thường. Trong
khi đó, xét xử trực tuyến đã đặt ra một yêu cầu cao hơn về kiến thức, kỹ năng sử dụng
CNTT của các chủ thể THTT trong quá trình hành nghề. Cụ thể đối với Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Luật sư – các chức danh giữ vai trò quan trọng tại phiên tòa: cần có hiểu
biết về các quy định liên quan tới phiên tòa trực tuyến như phạm vi, cách thức tổ chức,
cách thức tham gia phiên tòa...; cần có kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ ở mức
độ nhất định để điều hành và tham gia phiên tòa trực tuyến; cần có kỹ năng xử lý tình
huống phát sinh trên môi trường trực tuyến (ví dụ: xử lý trong trường hợp có những trục
trặc về kỹ thuật, đường truyền; xử lý trường hợp việc truyền tải thông tin gặp khó khăn,
trường hợp người TGTT ở điểm cầu thành phần vi phạm quy định, nội quy phiên tòa...);
cần có những kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo sự tương tác phù hợp trong bối cảnh
tương tác trực tuyến có hạn chế nhất định so với trực tiếp; cần những lưu ý, điều chỉnh
sao cho hình ảnh, giọng nói của bản thân phù hợp nhất trên môi trường trực tuyến. 277 Điều
này cho thấy, chất lượng bình thường của các khóa đào tạo, tập huấn chưa thể thỏa mãn
yêu cầu về kỹ năng nâng cao phục vụ cho hoạt động xét xử trực tuyến, chưa tạo ra được
một nguồn nhân lực thật sự chất lượng để đảm bảo chất lượng tuyệt đối của hoạt động xét
xử trực tuyến.
Bên cạnh đó còn những hạn chế khác như: ý thức chấp hành phiên tòa, tranh tụng,
tính thượng tôn pháp luật của người tham gia tố tụng còn kém, nguồn kinh phí cần chi
cho hoạt động này còn bị hạn chế từ nhiều nguyên nhân như chi phí lắp đặt thiết bị công
nghệ cao, duyệt chi chậm,...278

274
Trương Trọng Kiệt, Nguyễn Nhất Vũ (2022), “Phạm vi, điều kiện và vấn đề cần chú ý đối với xét xử trực
tuyến vụ án hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, tr. 43.
275
Theo khảo sát, cán bộ công tác tại TAND chưa được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng xét xử vụ án
hình sự bằng phương thức xét xử trực tuyến VAHS chiếm 26.7% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục
1).
276
Theo khảo sát, khó khăn vì chưa thành thạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xét xử trực
tuyến chiếm 53.3% (Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).
277
Lê Thị Thúy Nga (2022), “Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Luật sư đáp ứng đòi hỏi của xét xử trực tuyến”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng
tất yếu và những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp”, do Học viện Tư pháp tổ chức
ngày 17/5/2022, tr. 45-46.
278
Theo khảo sát, khó khăn vì ý thức chấp hành phiên tòa, tranh tụng, tính thượng tôn pháp luật của người tham
gia tố tụng còn kém chiếm 33.3%. Khó khăn do nguồn kinh phí cần chi cho hoạt động này còn bị hạn chế từ
nhiều nguyên nhân như chi phí lắp đặt thiết bị công nghệ cao, duyệt chi chậm,.. chiếm 53.3% (Xem thêm k ết
90

3.3. So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình
sự với pháp luật Trung Quốc
3.3.1. Cơ sở pháp lý
Tổng quan, Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước đầu thành công trong việc
xây dựng khung pháp lý cho hoạt động xét xử trực tuyến VAHS. Điểm chung của hai
quốc gia này là chưa xây dựng một đạo luật riêng về hoạt động xét xử trực tuyến VAHS
mà chỉ mới ban hành các văn bản dưới luật, đồng thời các cơ sở pháp lý này vẫn còn thiếu
sót một số nội dung quan trọng. Cụ thể như sau:
Các quy định của Việt Nam về xét xử trực tuyến VAHS chủ yếu được ghi nhận
trong Nghị quyết 33/2021/QH15, TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP-BTP, Quyết định 50/QĐ-TANDTC và các quy định chung về xét xử trong BLTTHS
2015. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn
thi hành hoạt động xét xử trực tuyến VAHS. Trong đó, phần lớn những quy định về phiên
tòa trực tuyến được ghi nhận trong TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP-BTP. Tuy nhiên, các quy định trong Thông tư này vẫn còn nhiều hạn chế khi chưa
quy định một số nội dung cần thiết hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến
vướng mắc trong việc thực thi. Ngoài các văn bản nêu trên, còn có một số Thông tư,
Thông tư liên tịch để điều chỉnh những vấn đề cụ thể của giai đoạn xét xử hình sự.
Ở Trung Quốc, xét xử trực tuyến VAHS chủ yếu dựa trên Quy tắc tố tụng trực
tuyến năm 2021, Luật TTHS, Giải thích Luật TTHS và một số văn bản hướng dẫn khác
có liên quan. Trong đó, Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021 là văn bản pháp luật chủ đạo
hướng dẫn hoạt động tố tụng trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng.
Nhìn chung, cơ sở pháp lý của mô hình xét xử trực tuyến ở Trung Quốc vẫn còn nhiều
hạn chế về mặt hình thức và nội dung mà nhóm tác giả đã đề cập ở tiểu mục 2.3.2.
Về điểm khác biệt, so với pháp luật Trung Quốc, pháp luật Việt Nam có cơ sở
pháp lý về giai đoạn xét xử trực tuyến VAHS mang tính chuyên sâu, rõ ràng hơn. Một
mặt, pháp luật Việt Nam có quy định về trình tự thông qua hình thức xét xử trực tuyến,
trách nhiệm trong việc bố trí phiên tòa, kiểm tra thiết bị, kỹ thuật cũng như xử lý các tình
huống xảy ra tại phiên tòa nhưng pháp luật Trung Quốc thì không quy định các vấn đề
này. Mặt khác, Quy tắc tố tụng trực tuyến năm 2021 là bộ quy tắc có 39 điều nhưng lại
quy định bao quát tất cả các thủ tục từ nộp đơn khởi kiện, giao nộp chứng cứ,... đến xét
xử, tuyên án. Trong khi đó, TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-
BTP chỉ có 16 điều nhưng lại tập trung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đối với
riêng phiên tòa xét xử trực tuyến. Cuối cùng, đó là vì hiện nay Trung Quốc chủ trương
ứng dụng CNTT vào toàn bộ quá trình tố tụng, còn Việt Nam vẫn đang từng bước xây

quả khảo sát Bảng 1 Phụ lục 1).


91

dựng Tòa án điện tử với bước đầu là xây dựng mô hình xét xử trực tuyến. Từ những lý do
trên, tuy cùng mục tiêu xây dựng Tòa án điện tử nhưng hai quốc gia lại thực hiện theo hai
cách khác nhau nên cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với xét xử trực tuyến VAHS mang
tính chuyên sâu và cụ thể hơn.
3.3.2. Điều kiện tổ chức phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Nhìn chung, các quy định pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về điều kiện tổ chức
phiên tòa trực tuyến cũng có nhiều điểm tương đồng. Các quy định này cho thấy hai hệ
thống pháp luật đều đặt ra phạm vi nhất định cho VAHS để được xét xử trực tuyến, đòi
hỏi cơ sở vật chất, kỹ thuật phải đáp ứng điều kiện cần thiết phục vụ cho phiên tòa trực
tuyến, có sự đồng ý của Kiểm sát viên về việc lựa chọn hình thức truyền thống hay trực
tuyến để xét xử. Tuy các quy định này không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung cụ
thể, song đều có chung mục đích là không phải tất cả VAHS đều có thể đưa ra xét xử trực
tuyến.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cũng đặt ra một số điều kiện đối với VAHS được đưa
ra xét xử trực tuyến mà quốc gia còn lại không có quy định về vấn đề đó. Chẳng hạn như:
ở Trung Quốc, pháp luật có quy định về sự đồng ý của người bào chữa, đương sự về việc
xét xử theo hình thức trực tuyến; khả năng sử dụng công nghệ của đương sự theo các tiêu
chí như tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng thể chất, kiến thức, vị trí địa lý, điều kiện truy
cập Internet, thiết bị liên lạc, khả năng vận hành công nghệ…; VAHS thuộc trường hợp
được nhận sự quan tâm rộng rãi của quần chúng nhân dân thì không áp dụng xét xử trực
tuyến. Ở Việt Nam, pháp luật nước ta có quy định xem xét và hỗ trợ cho người thuộc diện
được trợ giúp pháp lý nếu họ không có đủ điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để tham gia
phiên tòa trực tuyến. Nhìn chung, về sự khác nhau như trên, nhóm tác giả đánh giá cao
pháp luật Việt Nam trong việc xem xét hỗ trợ các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý
khi họ không có đủ điều kiện về CNTT để tham gia phiên tòa trực tuyến. Có thể nói, đây
là một quy định mang tính nhân văn đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá
trình xây dựng Tòa án điện tử.
3.3.3. Những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Phần lớn pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về những yếu tố cần đảm bảo khi xét
xử trực tuyến VAHS đều có nhiều điểm tương đồng. Cụ thể như đảm bảo các nguyên tắc
tố tụng của pháp luật TTHS quốc gia; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; đảm
bảo an toàn thông tin mạng và đảm bảo sự trang nghiêm của phiên tòa.
Tuy nhiên, sự khác biệt nổi bật nhất về yếu tố đảm bảo áp dụng xét xử trực tuyến
VAHS giữa pháp luật hai quốc gia này là nguyên tắc tự nguyện. Theo pháp luật Việt
Nam, việc mở phiên tòa trực tuyến sẽ không phụ thuộc vào sự đồng ý hoặc đề nghị của bị
cáo, đương sự. Mặc dù sự đồng ý của đương sự, bị cáo không được ghi nhận trong các
92

văn bản pháp luật có liên quan nhưng hiện nay cũng có nhiều quan điểm tranh cãi về vấn
đề này, đã được nhóm tác giả đề cập ở tiểu mục 3.1.1. Ở Trung Quốc, sự đồng ý của
đương sự là một trong những nguyên tắc tố tụng của mô hình tố tụng trực tuyến. Theo đó,
Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện lựa chọn hình thức xét xử của đương sự và tuyệt đối
không được ép buộc họ áp dụng tố tụng trực tuyến. Nhận thấy, sự khác nhau này chủ yếu
dựa trên quan điểm của các nhà lập pháp trong mô hình tố tụng của mỗi quốc gia.
3.3.4. Chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Tổng quan, giai đoạn chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS trước khi có quyết định
đưa vụ án ra xét xử của pháp luật Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt. Pháp luật
Việt Nam quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của VKS trong việc đồng ý hay
không đồng ý xét xử trực tuyến đối với từng VAHS cụ thể, trách nhiệm của cơ sở giam
giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Tòa án trong việc phối hợp bố trí phiên tòa
trực tuyến. Trong khi đó, ở Trung Quốc, thủ tục chuẩn bị xét xử trực tuyến VAHS vẫn
đảm bảo được triển khai một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật và văn bản hướng
dẫn thi hành. Tuy nhiên, các quy định cần thiết về trách nhiệm của VKS, Tòa án đối với
phiên tòa trực tuyến trong giai đoạn này về các vấn đề phối hợp bố trí phiên tòa, triệu tập
người TGTT vẫn chưa được quy định. Tóm lại, mặc dù pháp luật Việt Nam còn tồn tại
những thiếu sót nhất định đối với các quy định trên nhưng nhóm tác giả đánh giá cao
điểm tiến bộ này so với pháp luật Trung Quốc.
3.3.5. Phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Về thành phần tham gia, điểm chung của pháp luật hai quốc gia là thành phần
tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS vẫn đảm bảo theo quy định pháp luật TTHS. Tuy
nhiên, giữa pháp luật Việt Nam và Trung Quốc có điểm khác biệt nổi bật sau, đó là pháp
luật Việt Nam quy định rõ ràng số lượng điểm cầu thành phần để dễ dàng kiểm soát trong
quá trình xét xử, tuy nhiên Trung Quốc lại không đặt ra giới hạn về địa điểm tham gia
phiên tòa trực tuyến của người TGTT. Sự khác nhau này xuất phát từ kinh nghiệm ứng
dụng CNTT vào hoạt động xét xử trực tuyến. Theo đó, từ năm 2018 Trung Quốc đã triển
khai Tòa án Internet trong việc xét xử trực tuyến. Mặc dù Tòa án Internet chỉ xét xử đối
với các vụ án dân sự và hành chính về tranh chấp thương mại điện tử hoặc tranh chấp liên
quan đến Internet, nhưng chắc chắn họ đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc
kiểm soát sự tham gia của các chủ thể từ các địa điểm khác nhau. Trong khi đó, Việt Nam
chỉ mới tiến hành thực thi hoạt động xét xử trực tuyến từ năm 2022, do đó việc cẩn trọng
đặt ra số lượng tối đa điểm cầu thành phần là điều vô cùng cần thiết tại thời điểm này.
Về yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS, pháp luật Việt Nam và
Trung Quốc vẫn kế thừa nội quy của phiên tòa truyền thống và bổ sung thêm một số quy
định mới sao cho phù hợp với mô hình xét xử trực tuyến. Theo đó, các quốc gia này đều
93

yêu cầu người TGTT tôn trọng kỷ luật phiên tòa như không được ghi âm, ghi hình quá
trình xét xử, gây tiếng ồn, thực hiện hành vi gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình xét
xử… Nếu vi phạm kỷ luật phiên tòa thì tùy theo mức độ mà xử lý theo quy định của pháp
luật.
Về phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS, nhóm tác giả đánh giá cao
pháp luật Việt Nam trong công tác kiểm tra, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật tại 02 thời
điểm: (i) chậm nhất 01 ngày trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến và (ii) chậm nhất 01
giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến nhằm mục đích kết nối thử thành công các điểm
cầu cũng như đảm bảo hệ thống xét xử sẵn sàng trước khi HĐXX có mặt ở phiên tòa.
Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc lại không ghi nhận nội dung nêu trên mà chỉ quy
định về vấn đề xác minh nhân thân và bố trí phiên tòa trực tuyến.
Về cơ bản, trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến VAHS, cả hai quốc
gia đều có điểm chung là tuân thủ theo trình tự, thủ tục xét xử truyền thống của pháp luật
nước mình. Đối với Việt Nam, phiên tòa trực tuyến VAHS bao gồm các thủ tục: bắt đầu
phiên tòa, tranh tụng, nghị án và tuyên án. Tuy có những quy định bổ sung để phù hợp
với tính chất trực tuyến của phiên tòa trực tuyến như xác minh nhân thân thông qua hệ
thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ trong phiên xét
xử,... song những quy định này vẫn chưa thực sự nổi bật. Tương tự, đối với Trung Quốc,
về cơ bản, trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến VAHS được thực hiện theo hình
thức xét xử thông thường bao gồm: mở phiên tòa, điều tra tại tòa, tranh luận tại tòa, nghị
án và tuyên án. Tóm lại, bản chất của phiên tòa trực tuyến vẫn là phiên tòa xét xử có ứng
dụng CNTT, đảm bảo theo quy định pháp luật TTHS, do đó trình tự, thủ tục xét xử trực
tuyến vẫn không thay đổi so với xét xử thông thường.
Về xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa trực tuyến VAHS, nhóm tác giả đánh
giá cao hệ thống pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này trong TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Cụ thể: nếu trước khi diễn ra
phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián
đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp
tục được thì HĐXX ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Đây là một vấn đề có thể xảy ra
trên thực tế, cần phải được quy định rõ ràng. Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc lại
không quy định điều này. Nhìn chung, tuy quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung
này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, nhưng về mặt tích cực thì nước ta sẽ khắc phục
được vấn đề này trên thực tế.
94

3.3.6. Các vấn đề khác của pháp luật Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam chưa có
quy định
Trong thủ tục xét xử trực tuyến VAHS, pháp luật Trung Quốc có ghi nhận 03 vấn
đề mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định. Cụ thể là: (i) hậu quả pháp lý của sự đồng ý
của đương sự về phiên tòa trực tuyến VAHS; (ii) chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến
sang xét xử truyền thống; (iii) chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cho phiên tòa trực tuyến VAHS.
Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật của hai quốc gia có những định hướng và nhiệm vụ
khác nhau trong quá trình xây dựng Tòa án điện tử nên nhóm tác giả sẽ chỉ tập trung vào
việc chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến sang xét xử truyền thống để đưa ra kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Đây là một quy định tiến bộ của pháp luật Trung Quốc
mà Việt Nam cần phải nghiên cứu và học hỏi.
3.4. Kiến nghị hoàn thiện
3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét
xử trực tuyến vụ án hình sự
Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Trung Quốc và
pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
dưới đây nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập và hoàn thiện những quy định về
phiên tòa trực tuyến VAHS.
* Về cơ sở pháp lý của phiên tòa trực tuyến
Xét xử trực tuyến VAHS sẽ được áp dụng cho xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
VAHS. Để phù hợp với định hướng là một hình thức xét xử tồn tại bên cạnh hình thức xét
xử truyền thống, nhóm tác giả nhận thấy cần bổ sung quy định về hình thức xét xử trực
tuyến vào Chương XX của BLTTHS là chương quy định chung của xét xử sơ thẩm và xét
xử phúc thẩm. Những quy định cụ thể về xét xử trực tuyến vẫn phải theo các văn bản
hướng dẫn.
* Về điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Thứ nhất, pháp luật cần quy định rõ thế nào là VAHS có tình tiết, tính chất đơn
giản. Dựa trên sự nghiên cứu, phân tích, tham khảo và chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu,
nhóm tác giả đề xuất nội dung sau:
VAHS có tình tiết, tính chất đơn giản là vụ án có có đủ các điều kiện: (i) có hành
vi phạm tội giản đơn, có ít hoặc không có đồng phạm; (ii) không có sự câu kết, tổ chức
chặt chẽ; (iii) người thực hiện hành vi phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng; (iv) bị can
hợp tác trong quá trình điều tra.279

279
Xem thêm kết quả khảo sát Bảng 4 Phụ lục 1.
95

Thứ hai, bổ sung thêm quy định về chuyển đổi hình thức xét xử trực tuyến sang
xét xử truyền thống. Học hỏi kinh nghiệm của pháp luật Trung Quốc, nhóm tác giả đưa ra
gợi ý về nội dung này sao cho phù hợp với tinh thần của pháp luật Việt Nam như sau:
Trong quá trình xét xử, Tòa án cần phải xem xét chuyển đổi hình thức xét xử trực
tuyến sang xét xử truyền thống nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Tòa án nhận
thấy cần phải xuất trình chứng cứ trực tiếp hoặc tranh luận trực tiếp; (ii) VAHS không
còn thuộc trường hợp được tổ chức xét xử trực tuyến theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết
33/2021/QH15; (iii) cơ sở, vật chất không đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật; (iv)
đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại không còn
đủ điều kiện về kỹ thuật và năng lực ứng dụng CNTT để tham gia phiên tòa trực tuyến.
Các hoạt động tố tụng đã hoàn thành bằng hình thức trực tuyến vẫn có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, cần bổ sung thêm trường hợp bị cáo không bị tạm giam và thuộc diện
được trợ giúp pháp lý có thể đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý xem xét, thụ lý vụ việc
và hỗ trợ mở điểm cầu thành phần. Bởi theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, bị
cáo vẫn được coi là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý nếu họ từ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi hoặc thuộc hộ nghèo. Do đó, đối với xét xử trực tuyến VAHS, nếu bị cáo không bị
tạm giam đồng thời thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì họ có quyền đề nghị Trung tâm
trợ giúp pháp lý thụ lý vụ việc và hỗ trợ mở điểm cầu thành phần.
* Về những yếu tố cần bảo đảm khi xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Một trong những yếu tố cần đảm bảo khi xét xử trực tuyến VAHS cần phải được
đặc biệt quan tâm, chú trọng là an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay,
việc đánh cắp thông tin, dữ liệu trên không gian mạng diễn ra khá phổ biến và để lại
những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu
đến các luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An toàn thông
tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018… để đảm bảo thực hiện phương thức
xét xử trực tuyến.280
* Về chuẩn bị phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Thứ nhất, cần bổ sung quy định thời hạn mà Tòa án thông báo cho Viện kiểm sát
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử biết về việc thay đổi địa điểm tổ chức điểm
cầu thành phần tại Khoản 1 Điều 7 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP-BTP.
Thứ hai, cần bổ sung quy định về thời gian cụ thể gửi văn bản đề nghị Tòa án cho
phép tổ chức điểm cầu thành phần ngay tại Trung tâm trợ giúp pháp lý sau khi có đề nghị

280
Đỗ Đức Hồng Hà (2021), “Về hiện thực hóa phương thức xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-
19”, Cổng thông tin điện tử VKSNDTC, [https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/ve-hien-thuc-hoa-phuong-thuc-xet-
xu-truc-tuyen-tro-t9610.html] (truy cập ngày 08/8/2022).
96

của đương sự, bị hại, được quy định tại Khoản 2 Điều 8 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BQP-BTP.
Thứ ba, cần phải có quy định về chế tài hoặc cam kết trước khi Tòa án đồng ý cho
phép mở điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý. Điều
này nhằm mục đích thúc đẩy và nâng cao trách nhiệm của họ trong việc phối hợp tổ chức
phiên tòa trực tuyến.
Thứ tư, cần phải có quy định trách nhiệm của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, bị hại trong việc phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành
phần tại điểm cầu do họ tự mình bố trí. Một mặt, điều này nhằm mục đích thống nhất với
các quy định Điều 6, Điều 7 và Điều 8 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BQP-BTP. Mặt khác, mặc dù điểm cầu thành phần này do họ tự lựa chọn và được
Tòa án chấp nhận, tuy nhiên việc quy định ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người
TGTT tự tổ chức điểm cầu thành phần trong việc phối hợp bố trí và kiểm tra các yêu cầu
về cơ sở vật chất, kỹ thuật sẽ đảm bảo phiên tòa diễn ra theo đúng quy định pháp luật
đồng thời đạt được chất lượng, hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất bổ sung
Điều 8a như sau:
“Điều 8a. Trách nhiệm của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, bị hại
Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại điểm cầu do mình tự bố trí.”
* Về phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
Đối với thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS:
Thứ nhất, cần thiết phải bổ sung thành phần tham gia là bị cáo tại điểm cầu trung
tâm. Từ những phân tích về thành phần tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS tại điểm cầu
trung tâm, nhóm tác giả đề xuất bổ sung đối tượng là bị cáo vào quy định tại Khoản 1
Điều 10 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP. Như vậy, quy
định hoàn chỉnh tại Khoản này sẽ là:
“Điều 10. Thành phần tham gia
1. Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm Hội đồng xét xử, Thư ký
phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án.
Đương sự, bị hại; bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;
người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại điểm cầu trung tâm
nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập.
Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của
pháp luật.”
97

Thứ hai, điểm a, b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 cần bổ sung quy định có sự tham
gia của Thư ký Toà án, Thẩm tra viên hỗ trợ tại điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam
giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý, nơi đương sự lựa chọn và được Toà án chấp nhận. Cùng
với đó, điểm b Khoản 2 và Khoản 3 cũng nên quy định sự tham gia của Kiểm sát viên
hoặc cán bộ ngành kiểm sát. Như vậy, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 TTLT
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP nên được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“2. Tại điểm cầu thành phần:
a) Đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ thì thành
phần tham gia gồm: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; bị cáo, người bào chữa; người phiên
dịch, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện
kiểm sát (nếu có). Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp
pháp của họ tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu
trung tâm.
Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác thì thành phần tham gia gồm:
bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nơi đặt điểm cầu
thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát
(nếu có); cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu
thấy cần thiết);
b) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi
đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì
thành phần tham gia gồm: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; Kiểm sát viên, công chức khác
thuộc Viện kiểm sát (nếu có); người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự (nếu có).
3. Đối với vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc
chấp nhận.
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham
gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có
văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm
cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự phải bảo
đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này. Thành
phần tham gia gồm: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có).
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được
quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý.”
98

Đối với yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến VAHS:
Có thể thấy, biện pháp buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử khi người
TGTT vi phạm nội quy, kỷ luật phiên tòa là không phù hợp trong trường hợp người tham
gia phiên tòa không đến trực tiếp trụ sở Tòa án, cụ thể là trường hợp đương sự, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong VAHS tham gia phiên tòa tại
điểm cầu do họ tự bố trí. Trong tình huống này, “buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực
xét xử” có thể được thực hiện với hình thức ngắt kết nối với điểm cầu thành phần mà
đương sự, bị hại người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tự bố trí và
biện pháp này cần quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật. 281 Thông qua sự
học hỏi từ các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đề xuất bổ sung Khoản 6 sau Khoản 5 Điều
11 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, cụ thể như sau:
“6. Nếu vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chủ tọa
phiên tòa sẽ buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử hoặc ngắt kết
nối với điểm cầu thành phần, xử phạt vi phạm hành chính hoặc tạm giữ hành chính.
Trong trường hợp hành vi của người vi phạm đó đạt đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự thì HĐXX có quyền khởi tố vụ án hình sự.”
Đối với phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến VAHS:
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy cần thiết phải bổ sung vào
văn bản hướng dẫn quy định cử cán bộ đến kiểm tra không gian và giám sát, hỗ trợ tại
điểm cầu thành phần do đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự tại thời điểm trước và trong khoảng thời gian phiên tòa trực tuyến diễn ra. Nếu
không gian điểm cầu không đạt yêu cầu, có hình ảnh phản cảm hoặc xuất hiện băng rôn
với nội dung phản động, xuyên tạc… thì HĐXX phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa
và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết về quyết định này.282
Đối với trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa trực tuyến VAHS:
Pháp luật cần quy định về trường hợp người TGTT tham gia tại điểm cầu thành
phần do mình tự bố trí bổ sung thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như thế nào. Nhóm
tác giả đề xuất trong trường hợp đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại, đương sự tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần do mình tự bố trí mà không
có mặt cán bộ Tòa án, VKS thì họ sẽ sao chụp và trình chiếu tài liệu chứng cứ cho HĐXX
xem xét. Biên bản tiếp nhận tài liệu, chứng cứ trong quá trình xét xử sẽ được thực hiện
281
Nguyễn Hữu Thế Trạch (2022), “Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát
nhân dân, tr. 205.
282
Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa hình sự trực tuyến và
phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, tr. 173.
99

bằng văn bản dưới dạng dữ liệu điện tử. Sau khi kết thúc phiên tòa, họ phải chuyển ngay
biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Đối với xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu kiến nghị bổ sung quy định trường hợp có sự cố đến
từ điểm cầu của mình, người TGTT, công chức Tòa án, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam
giữ cần kịp thời thông báo về trục trặc kỹ thuật cho các điểm cầu còn lại bằng các hình
thức như điện thoại, gửi email… Nếu không khắc phục được thì HĐXX ra quyết định tạm
ngừng phiên tòa.
Thứ hai, cần quy định Tòa án có trách nhiệm xem xét, quyết định việc mở lại
phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của
pháp luật sau khi có quyết định hoãn phiên tòa vì lý do người TGTT đưa thêm vật chứng,
tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối tượng, phải
trưng cầu giám định… mà không thể thực hiện tại phiên tòa. Do đó, nhóm tác giả đề xuất
sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 14 TTLT 05/2021/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, cụ thể như sau:
“2. Đối với vụ án hình sự tại phiên tòa người tham gia tố tụng đưa thêm vật chứng,
tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối tượng, phải
trưng cầu giám định... mà tại phiên tòa không thể bổ sung thêm chứng cứ thì Hội đồng xét
xử hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực
tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật.
Nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ
sung thì không hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo quy định tại
khoản 6 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự.”
3.4.2. Kiến nghị đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về xét xử trực tuyến vụ án hình sự
Bên cạnh những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật TTHS Việt Nam về xét
xử trực tuyến VAHS, các vấn đề về đảm bảo thực hiện quy định pháp luật cũng cần được
xem xét, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát sóng trực tiếp phiên tòa xét xử trên cổng thông tin điện tử của Tòa
án về các phiên tòa hình sự để tất cả người dân có thể theo dõi nhằm mục đích phục vụ
cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thay cho xét xử lưu động. 283 Đồng thời,
tiến hành thử nghiệm cung cấp thông tin trực tuyến cho các bên tố tụng về quá trình xét
xử như hồ sơ pháp lý, văn bản pháp lý…284
283
Phạm Minh Tuyên (2022), “Phiên tòa trực tuyến và tương lai của công lý”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về
“Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước” , do Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 16.
284
Học hỏi mô hình tố tụng trực tuyến của Trung Quốc.
100

Thứ hai, đảm bảo sử dụng các đường truyền internet có kết nối mạnh, ổn định,
tránh bị đứt quãng trong quá trình xét xử hoặc có một đường truyền, dịch vụ internet dành
riêng cho ngành Tòa án.285
Thứ ba, công chức Tòa án, cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ làm tốt công tác
tuyên truyền, giải thích cho đương sự, bị hại, bị cáo hiểu về việc tổ chức phiên tòa trực
tuyến, bảo đảm an toàn, an ninh xuyên suốt phiên tòa, nhắc nhở bị cáo thực hiện đúng yêu
cầu của Tòa án.
Thứ tư, theo quan điểm của nhóm tác giả, bước đầu xây dựng và thực hiện phiên
tòa trực tuyến cần có một đội ngũ người TGTT chuyên trách thực hiện xét xử trực tuyến
để đảm bảo chất lượng xét xử một cách tốt nhất. Thông qua đó, rút kinh nghiệm và bồi
dưỡng, đào tạo toàn bộ đội ngũ công chức, cán bộ Tòa án, VKS và cán bộ, chiến sĩ thuộc
cơ sở giam giữ trong việc tiến hành phiên tòa trực tuyến. Bởi vì về lâu dài, xét xử trực
tuyến sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn nên người THTT cần phải có kỹ năng xét xử trực
tuyến.
Cuối cùng, tuyển chọn, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng
cao, vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi CNTT để phục vụ đề án. Thường xuyên tổ chức tập
huấn nâng cao trình độ nguồn nhân lực về chuyên môn, hệ thống thông tin cần thiết.286

Nguồn: Zhuhao Wang (2021), “China’s E-Justice Revolution”, [https://judicature.duke.edu/articles/chinas-e-


justice-revolution/?fbclid=IwAR0dsjmsP8eZbHLfBLU4xXj0yQErR3oTGo9vSPka0I32afxdvIYZLr5NZ3M]
(truy cập ngày 08/8/2022).
285
Trương Trọng Kiệt, Nguyễn Nhất Vũ (2022), “Phạm vi, điều kiện và vấn đề cần chú ý đối với xét xử trực
tuyến vụ án hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, tr. 44.
286
Trương Trọng Kiệt, Nguyễn Nhất Vũ (2022), “Phạm vi, điều kiện và vấn đề cần chú ý đối với xét xử trực
tuyến vụ án hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, tr. 44.
101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
về xét xử trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng, nhóm tác giả nhận
thấy Việt Nam về cơ bản đã xây dựng được khung pháp lý cho hoạt động xét xử trực
tuyến. Những quy định trên đều đang trong giai đoạn đầu áp dụng nên thực tiễn xét xử đã
gặp phải một số hạn chế và vướng mắc. Dựa trên tình hình xét xử trực tuyến tại Việt Nam
mà nhóm tác giả tìm hiểu và nghiên cứu kết hợp với kết quả khảo sát, những hạn chế
trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến xoay quanh các vấn đề sau: (i) quy định pháp luật
còn nhiều vướng mắc, (ii) tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng tuyệt đối, đặc
biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ít được tiếp cận với
CNTT, (iii) rủi ro về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng trước sự phát triển của tội
phạm mạng và (iv) công tác đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xét
xử trực tuyến vẫn chưa được đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế, xét xử
trực tuyến vẫn đang đạt được những kết quả khả quan trong quá trình áp dụng. Điều này
cho thấy, trong tương lai cần phải khắc phục những hạn chế, giải đáp vướng mắc xảy ra
trong thực tiễn xét xử trực tuyến để mô hình xét xử trực tuyến tiếp tục được nhân rộng,
giải tỏa những căng thẳng về số lượng án cho công tác xét xử của TAND.
Kế thừa kết quả phân tích ở Chương 2, nhóm tác giả đã tiến hành so sánh pháp
luật TTHS Việt Nam về xét xử trực tuyến với pháp luật Trung Quốc. Nhìn chung, tùy vào
điều kiện ở từng quốc gia, quy định về hoạt động xét xử trực tuyến sẽ tồn tại các điểm
khác biệt nhất định. Những sự khác biệt trong quy định ở mỗi quốc gia có thể trở thành
một trong những ưu điểm hoặc hạn chế để quốc gia còn lại tiếp thu chọn lọc và hoàn
thiện hơn hệ thống quy định pháp luật nước mình. Đặc biệt là những vấn đề của pháp luật
Trung Quốc mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định.
Cuối cùng, thông qua sự tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích từ những chương trước
đến chương này kết hợp với kết quả khảo sát được thu thập trên địa bàn TP.HCM, nhóm
tác giả đã xây dựng những kiến nghị, đề xuất hướng đến mục đích giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng hình thức xét xử trực tuyến, phát triển mô hình
xét xử trực tuyến nói chung và xét xử trực tuyến VAHS nói riêng trở thành một mô hình
tồn tại lâu dài.
102

KẾT LUẬN CHUNG

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Tòa án, xét xử trực tuyến nói chung và xét
xử trực tuyến VAHS nói riêng là một bước đi không thể thiếu để hướng đến xây dựng và
phát triển, hoàn thiện mô hình Tòa án điện tử. Tuy nhiên, xét xử luôn là một hoạt động
thể hiện bản chất của nhà nước, tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
TGTT đồng thời ảnh hưởng đến quyền con người nên khi mở rộng thêm hình thức xét xử
trực tuyến mà đặc biệt là xét xử trực tuyến VAHS, chúng ta cần phải thận trọng.
Tổng quan, xét xử trực tuyến chính là một hình thức xét xử tồn tại bên cạnh hình
thức xét xử truyền thống. Vì vậy, hoạt động xét xử trực tuyến VAHS vẫn sở hữu những
đặc điểm, kế thừa và tuân thủ các quy định của hoạt động xét xử thông thường. Điểm nổi
bật cần chú ý trong hình thức xét xử trực tuyến chính là: yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật,
yếu tố an ninh, an toàn thông tin mạng, yếu tố về xử lý tình huống và yếu tố về nhân sự.
Chính sự xuất hiện của các yếu tố này đã dẫn đến sự thay đổi, bổ sung điều kiện tổ chức
phiên tòa, trách nhiệm các chủ thể có nhiệm vụ tổ chức phiên tòa và các vấn đề thuộc về
phiên tòa trực tuyến.
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định, hướng dẫn cho hoạt động xét
xử trực tuyến đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển của hình thức
xét xử mới này. Theo đó, Nhà nước luôn khuyến khích, tiếp thu các ý kiến, đóng góp của
những cơ quan, chủ thể đã áp dụng hình thức trực tuyến trong xét xử. Điều này được thể
hiện qua việc các văn bản hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật của trang thiết bị, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin đã được ban hành nhằm tạo tính đồng bộ trong công
tác xét xử trực tuyến giữa các địa phương đồng thời giải đáp cho những vướng mắc trong
giai đoạn đầu tiên áp dụng hình thức xét xử trực tuyến.
Trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả đã tìm hiểu, chắt lọc, nghiên cứu và phân tích
những nội dung lý luận và quy định pháp luật chi tiết của Việt Nam về xét xử trực tuyến
VAHS. Trên cơ sở đó kết hợp với kết quả nghiên cứu tình hình xét xử trực tuyến VAHS
trong thực tế và đối chiếu với pháp luật Trung Quốc, nhóm tác giả đã nhận thấy những
kết quả đạt được và nhược điểm trong công tác tổ chức phiên tòa trực tuyến tại Việt Nam
cũng như điểm khác biệt trong quy định giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung
Quốc. Đây chính là tiền đề cho những kiến nghị, đề xuất của nhóm tác giả đưa ra với
mong muốn hoàn thiện quy định pháp luật cho hoạt động xét xử trực tuyến VAHS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
I. Pháp luật quốc tế
1. Jakarta Declaration at the 9th Council of Asean chief justices meeting.
II. Pháp luật nước ngoài
1. Criminal Procedure Law of the People’s Republic of China 2018.
2. Interpretation on the Application of the Criminal Procedure Law of the People's
Republic of China.
3. Cybersecurity Law of the People’s Republic of China 2017.
4. Data Security Law of the People’s Republic of China 2021.
5. Personal Information Protection Law of the People’s Republic of China 2021.
6. People's Court Courtroom Rules of the People's Republic of China.
7. Online Litigation Rules of the People’s Courts.
8. Understanding and Application of “Online Litigation Rules of People's Courts”.
9. The Online Operation Rules of the People’s Courts.
II. Pháp luật Việt Nam
Luật, văn bản dưới luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm
2013.
2. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
ngày 20 tháng 06 năm 2017).
4. Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 22 tháng 07 năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung ngày 12 tháng 11 năm 2021).
5. Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
6. Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
7. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2014.
8. Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016.
9. Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017.
10. Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016.
11. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
12. Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018.
13. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018.
14. Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015.
15. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
16. Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 về tổ chức phiên tòa
trực tuyến.
17. Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 quy định chuẩn nghèo
đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
18. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 quy định về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
19. Quyết định số 50/QĐ-TANDTC ngày 14 tháng 03 năm 2022 hướng dẫn về trang
bị, lắp đặt thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của
Tòa án các cấp.
20. Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 quy định về phòng
xử án.
21. Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 ban hành Quy chế
tổ chức phiên tòa.
22. Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày
15 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa
trực tuyến.
23. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
24. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Dự thảo luật
1. Dự thảo 5 Thông tư liên tịch quy định phối hợp trong việc thực hiện tổ chức phiên
tòa trực tuyến.
2. Dự thảo 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sử dụng các thiết
bị, máy móc đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn
thông tin mạng.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Anh
1. Weidong Chen (陈卫东) (2007), “Let Witnesses Present in the Courtroom (让证人
走向法庭)”, (2007) (2) Journal of Shandong Police College (山东警察院学报).
2. Björn Ahl (2013), Chinese Courts and Criminal Procedure: Post-2013 Reforms,
Cambridge University Press.
II. Tiếng Việt
1. Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2020 của TANDTC tổng kết công tác năm 2019
và nghiệm vụ trọng tâm công tác 2020 của các Toà án.
2. Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
công tác 2022 của các Toà án do TANDTC ban hành ngày 08/01/2022.
3. Bùi Tiến Đạt, Nguyễn Bích Thảo, Trần Thị Trinh (2021), “Tòa án trực tuyến và
quyền xét xử công bằng: kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 20 (444) - tháng 10/2021.
4. Báo cáo số 85/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết về
tổ chức phiên toà trực tuyến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/11/2021.
5. Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020; phương hướng
nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Toà án.
6. Đỗ Giang Nam, Trần Quang Cường (2021), “Thiên nga đen - Covid-19 và cơ chế
điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
13(437) - tháng 7/2021.
7. Đoàn Nguyễn Kim Hải, Nguyễn Thương Thư (2021), “Xây dựng mô hình Toà án
điện tử tại Việt Nam”, Chuyên san Luật gia trẻ, số 4/2019.
8. Đào Văn Vạn (2015), “Nhận diện tội phạm có sử dụng công nghệ cao”, Tạp chí
khoa học Cảnh sát nhân dân, số 11 (9/2015).
9. Đoàn Văn Bảo, Võ Huỳnh Khuyên (2022), “Quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ
Công an tỉnh Bình Dương với Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Bình Dương trong xét
xử vụ án hình sự trực tuyến”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ
án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân
dân.
10. Hoàng Phê và tập thể tác giả (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
11. Hoàng Minh Đức, Nguyễn Phan Trung Anh (2022), “Quy định của pháp luật một
số nước trên thế giới về xét xử trực tuyến và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày
28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
12. Hoàng Đức Mạnh (2022), “Vấn đề bảo vệ phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hình
sự theo chức năng của lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
13. Lê Thị Thúy Nga (2022), “Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động đào tạo nguồn
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đáp ứng đòi hỏi của xét xử trực tuyến”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng tất yếu và những vấn đề
đặt ra cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp”, do Học viện Tư pháp tổ chức
ngày 17/5/2022.
14. Mai Đắc Biên, Nguyễn Thị Lan Anh, Mai Thu Hằng (2022), “Xét xử trực tuyến
đối với các vụ án hình sự - Những quy định của pháp luật Việt Nam và kinh
nghiệm từ các nước”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình
sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh
sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
15. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
16. Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS 2003.
17. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2022), “Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01
(149)/2022.
18. Nguyễn Phương Thảo (2015), Nguyên tắc “Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Luật, Đại học Luật TP.HCM.
19. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự;
Những đề xuất sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, 24.
20. Nguyễn Đức Mai (2019), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng hình sự (hiện hành),
NXB Chính trị quốc gia sự thật.
21. Nguyễn Văn Tuân (2020), Pháp luật Tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con
người, NXB Công an nhân dân.
22. Ngô Thị Ngọc Vân, Phạm Minh Tuyên (2022), “Thực trạng tổ chức phiên tòa trực
tuyến ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng
tất yếu và những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp”, do
Học viện Tư pháp tổ chức ngày 17/5/2022.
23. Ngô Thị Ngọc Vân (2022), “Phiên tòa trực tuyến - Xu hướng tất yếu của hoạt động
tư pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Phiên tòa trực tuyến - xu hướng tất yếu và
những vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp”, do Học viện
Tư pháp tổ chức ngày 17/5/2022.
24. Phùng Văn Hải (2022), “Một số vấn đề chung về phiên tòa trực tuyến và tổ chức
phiên tòa hình sự trực tuyến tại Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức
ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
25. Phạm Thị Tuyết Mai (2022), “Một số tình huống phát sinh khi tổ chức phiên tòa
hình sự trực tuyến và phương pháp giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét
xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”,
do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân.
26. Phạm Minh Tuyên (2022), “Phiên tòa trực tuyến và tương lai của công lý”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học về “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm của các nước”, do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày
28/5/2022 tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
27. Tờ trình số 185/TTr-TANDTC Dự thảo Nghị quyết về Tổ chức phiên toà trực
tuyến ngày 19/10/2021 của TANDTC.
28. Trần Công Phàn (2018), “Những nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 của Việt Nam nhằm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm
bảo”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát 01 (21).
29. Trần Thu Hạnh (2018), “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án
hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Luật học, tập 34, số 3.
30. Trương Trọng Kiệt, Nguyễn Nhất Vũ (2022), “Phạm vi, điều kiện và vấn đề cần
chú ý đối với xét xử trực tuyến vụ án hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xét
xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”,
do Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức ngày 28/5/2022 tại Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân.
31. Văn phòng Quốc hội, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (Ghi theo băng ghi
âm) - Buổi sáng ngày 24/10/2021.
32. Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia TPHCM.
C. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
I. Tiếng Anh
1. Zheng Sophia Tang (2021), “Virtual hearing in China' s smart court”,
[https://conflictoflaws.net/2021/virtual-hearing-in-chinas-smart-court/].
2. Liisa Thomas, Julia Kadish & Kari Rollins (2021), “Update on the State of Privacy
Law in China”, [https://www.eyeonprivacy.com/2021/05/china-privacy-laws/].
3. Zhuhao Wang (2013), “Why Chinese witnesses do not testify at trial in criminal
proceedings”, [https://www.bu.edu/ilj/files/2015/03/Zhuhao-WANG_WHY-
CHINESE-WITNESSES-DO-NOT-TESTIFY-BEFORE-THE-JUDGE-IN-
CRIMINAL-TRIALS.pdf].
4. Zhuhao Wang (2021), “China’s E-Justice Revolution”,
[https://judicature.duke.edu/articles/chinas-e-justice revolution/?
fbclid=IwAR0dsjmsP8eZbHLfBLU4xXj0yQErR3oTGo9vSPka0I32afxdvIYZLr5
NZ3M].
5. Jojo Fan, Priya Aswani, Sophia Li (2021), “Rules of online litigation of the
People’s Court of China launched”, Herbert Smith Freehills LLP,
[https://hsfnotes.com/asiadisputes/2021/07/09/rules-of-online-litigation-of-the-
peoples-court-of-china-launched/#page=1].
6. Nguyen Dang Viet, Nguyen Ngoc Ly (2022), “Vietnam’s Virtual Hearings under
new regulations: Step-by-step approaches for e-Court system”, Law Business
Research, [https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=550f213c-624b-4fd2-
afa3-3294df9ce277].
7. Yu Jian, Pan Ziqiang (2021), Practical observation, legal review and rule revision
of criminal online trial, The Paper,
[https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_14425748].
8. Guodong Du, Meng Yu (2021), “Chinese Courts on Smart Phones”, Quan sát viên
Tư pháp Trung Quốc, [https://vi.chinajusticeobserver.com/a/chinese-courts-on-
smart-phones].
9. Xingmei Zhang (2021), “Remote court hearing as a judicial response to the
COVID-19 outbreak: An impact assessment and suggestions for improvement”,
[https://jogh.org/remote-court-hearing-as-a-judicial-response-to-the-covid-19-
outbreak-an-impact-assessment-and-suggestions-for-improvement/]
II. Tiếng Việt
1. “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu”, Báo
Tuổi trẻ online, [https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-phien-toa-xet-
xu-truc-tuyen-la-tat-yeu-20210826193220792.htm].
2. Cảnh Dinh (2021), “Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình hội đàm trực tuyến với
Chánh án TANDTC Trung Quốc”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/chanh-an-tandtc-nguyen-hoa-binh-hoi-dam-truc-tuyen-voi-
chan-an-tandtc-trung-quoc5588.html].
3. Công văn số 284/CTGPL-CS&QLNV ngày 25 tháng 6 năm 2021 hướng dẫn xác
định vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà người dân tộc thiểu
số cư trú,
[https://tgpl.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/Thongtindieuhanh/Attachments/194/
cv284.signed.pdf].
4. Cảnh Dinh (2022), “Chủ tịch Quốc hội chứng kiến phiên toà xét xử trực tuyến đầu
tiên của hệ thống TAND”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/phien-
toa-xet-xu-truc-tuyen-dau-tien-cua-he-thong-tand5666.html].
5. Dương Quỳnh Trang (2022), “Đưa bị cáo đầu tiên ở TP.HCM ra xét xử trực
tuyến”, [https://zingnews.vn/dua-bi-cao-dau-tien-o-tphcm-ra-xet-xu-truc-tuyen-
post1304200.html].
6. Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên (2021), “Xét xử trực tuyến: Giải pháp quan
trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp”, Tạp
chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-xu-truc-tuyen--
giai-phap-quan-trong-gop-phan-thuc-hien-thang-loi-nghi-quyet-cua-dang-ve-cai-
cach-tu-phap#_ftn5].
7. Đỗ Đức Hồng Hà, Lê Quang Hậu (2021), “Xét xử trực tuyến - giải pháp quan
trọng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác xét xử trong đại dịch toàn cầu Covid-19”, Trang thông tin hội
đồng lý luận Trung ương, [http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/xet-xu-truc-
tuyen---giai-phap-quan-trong-thuc-hien-chu-truong-duong-loi-cua-dang-chinh-
sach-phap-luat-cua-nha-nuoc-ve-cong-tac-xet-xu-trong-dai-dich-toan-cau-covid-
19.html].
8. Đình Quân (2022), “Tòa án nhân dân TP Thủ Đức lần đầu tiên tổ chức xét xử trực
tuyến”, Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh,
[https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/toa-an-nhan-dan-tp-thu-duc-lan-dau-tien-to-chuc-
xet-xu-truc-tuyen-1491891947].
9. Đức Nam (2022), “Tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến công khai đầu tiên tại
TPHCM”, [https://congan.com.vn/tin-chinh/tham-du-phien-toa-xet-xu-truc-tuyen-
dau-tien-o-tphcm_128646.html].
10. Đỗ Đức Hồng Hà (2021), “Về hiện thực hóa phương thức xét xử trực tuyến trong
bối cảnh đại dịch Covid-19”, Cổng thông tin điện tử VKSNDTC,
[https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/ve-hien-thuc-hoa-phuong-thuc-xet-xu-truc-
tuyen-tro-t9610.html].
11. Huỳnh Trung Trực (2022), “Các nguyên tắc hiến định về quyền của người bị buộc
tội trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam, [cac-nguyen-tac-
hien-dinh-ve-quyen-cua-nguoi-bi-buoc-toi-trong-to-tung-hinh-
su1650386449.html].
12. Hải Liên (2021), “Thông qua Nghị quyết về Tổ chức phiên toà trực tuyến”, Báo
Điện tử Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/print/thong-qua-nghi-quyet-ve-to-
chuc-phien-toa-truc-tuyen-102303821.htm].
13. Hải Triều (2021), “Vụ án phức tạp nhưng có chứng cứ rõ ràng thì vẫn có thể xét xử
trực tuyến”, Báo Công an nhân dân, [https://congan.com.vn/tin-chinh/vu-an-phuc-
tap-nhung-chung-cu-ro-rang-thi-van-co-the-xet-xu-truc-tuyen_122082.html].
14. Hoàng Thuỳ, Viết Tuân (2021), “Xét xử trực tuyến chỉ nên áp dụng với vụ án ít
nghiêm trọng”, Báo VnExpress, [https://vnexpress.net/xet-xu-truc-tuyen-chi-nen-
ap-dung-voi-vu-an-it-nghiem-trong-4376080.html].
15. Hoàng Yến (2022), “TAND quận 6 (TP.HCM) xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự
đầu tiên”, Báo điện tử pháp luật TP.HCM, [https://plo.vn/tand-quan-6-tp-hcm-xet-
xu-truc-tuyen-4-vu-an-hinh-su-dau-tien-post682477.html].
16. Lê Đức Anh (2020), “Mô hình xét xử trực tuyến thay xét xử tập trung”, Tạp chí
TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mo-hinh-xet-xu-truc-
tuyen-thay-xet-xu-tap-trung].
17. Lê Đăng Khoa (2022), “Toà án trực tuyến từ ý tưởng đến hiện thực - Giải pháp
hiệu quả xét xử thời Covid hay sô diễn công lý?”,
[https://www.linkedin.com/pulse/tòa-án-trực-tuyến-từ-ý-tưởng-đến-hiện-thực-giải-
pháp-hiệu-le/?published=t].
18. Lê Ngọc Duy (2021), “Một số vấn đề lý luận về chức năng kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân”, Cổng thông tin điện tử VKSNDTC,
[https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/mot-so-van-de-ly-luan-ve-chuc-
nang-kiem-sat-hoat-d-d10-t9774.html].
19. Mai Đỉnh, Mai Thoa (2021), “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Toà án điện
tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Báo Công lý, [https://congly.vn/chuyen-doi-
so-va-dinh-huong-xay-dung-toa-an-dien-tu-dap-ung-yeu-cau-cai-cach-tu-phap-
191240.html].
20. Mạnh Hoà, Văn Minh (2021), “TAND hai cấp ở TPHCM phải hoãn xét xử hơn
18.000 vụ do dịch Covid-19”, Báo Sài Gòn giải phóng online,
[https://www.sggp.org.vn/tand-hai-cap-o-tphcm-phai-hoan-xet-xu-hon-18000-vu-
do-dich-covid19-780291.html].
21. Mạc Yến (2022), “Khó khăn trong tổ chức phiên tòa trực tuyến”, Báo Bắc Giang,
[http://baobacgiang.com.vn/bg/phap-luat/381939/kho-khan-trong-to-chuc-phien-
toa-truc-tuyen.html].
22. Nguyễn Trí Tuệ (2022), “Ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử
trong triển khai Toà án điện tử”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-
viet/phap-luat/ung-dung-du-lieu-dan-cu-dinh-danh-va-xac-thuc-dien-tu-trong-
trien-khai-toa-an-dien-tu5783.html].
23. Nguyễn Hoà Bình (2022), “Xây dựng Tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng
của chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/tapchi/public/index.php/bai-viet/phap-luat/xay-dung-toa-an-
dien-tu-mot-nhiem-vu-quan-trong-cua-chien-luoc-cai-cach-tu-phap5767.html].
24. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”, Hội Luật gia Việt Nam,
[http://hoiluatgiavn.org.vn/nghi-quyet-so-49-nqtw-ngay-02-thang-06-nam-2005-
cua-bo-chinh-tri-ve-chien-luoc-cai-cach-tu-phap-den-nam-2020-d563.html].
25. “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, [https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-
uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-
thu-xiii-cua-dang-3663].
26. Nguyên Anh (2022), “Hội thảo khoa học về cải cách tư pháp tại Toà án nhân dân”,
Cổng thông tin điện tử TANDTC,
[https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?
dDocName=TAND199972&fbclid=IwAR3Cys2h402k8nrW0Vlw7rDNODi_zBU
TI66a4JSOKWg9B-a2V4Tk2M7ItMw].
27. Ngọc Thành (2022), “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trang thông
tin điện tử tổng hợp Ban nội chính Trung ương, [https://noichinh.vn/tin-tuc-su-
kien/tin-trung-uong/202201/cai-cach-tu-phap-tai-toa-an-nhan-dan-dap-ung-yeu-
cau-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-
310545/].
28. Nguyễn Hiền (2021), “Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm
đúng pháp luật”, Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam,
[https://vov.vn/phap-luat/xet-xu-truc-tuyen-la-xu-huong-tat-yeu-nhung-phai-bao-
dam-dung-phap-luat-890834.vov].
29. Nguyễn Thị Hồng Anh, Nguyễn Vũ Trang Nhung, Tô Hoàng Yến Nhi (2022),
“Xét xử trực tuyến: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí
TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-xu-truc-tuyen-kinh-
nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam5907.html].
30. Ngô Minh Tín, Võ Thị Thanh Hà (2020), “Mô hình Tòa án trực tuyến tại Trung
Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat-the-gioi/mo-hinh-toa-an-truc-tuyen-tai-
trung-quoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam].
31. Nguyễn Giang, “Có nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hoại hoà bình,
chống loài người và tội phạm chiến tranh?”, Cổng thông tin điện tử VKSNDTC,
[co-nen-bo-hinh-phat-tu-hinh-doi-voi-cac-toi-pha-hoai-hoa-binh-chong-loai-nguoi-
va-toi-pham-chien-tranh-244.html].
32. Nguyên Anh (2022), “Tòa án nhân dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động”, Cổng Thông tin điện tử TANDTC,
[https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?
dDocName=TAND201271].
33. Nhật Tân, Xuân Ấn (2022), “VKSND Quận 1 phối hợp Tòa án cùng cấp xét xử
trực tuyến 5 vụ án hình sự”, Báo điện tử Bảo vệ pháp luật,
[https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/vksnd-quan-1-
phoi-hop-toa-an-cung-cap-xet-xu-truc-tuyen-5-vu-an-hinh-su-120869.html].
34. Nguyễn Bảo Trâm (2022), “TAND TP.HCM tập huấn về việc thi hành tổ chức
phiên tòa trực tuyến”, [http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?
language=&CatPK=2&NewsPK=1085].
35. Phương Thủy (2021), “Tổ chức phiên tòa trực tuyến – hình thức xét xử mới hiệu
quả”, [https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/to-chuc-phien-toa-truc-tuyen-
hinh-thuc-xet-xu-moi-hieu-qua-i632460/].
36. Phạm Văn Beo (2008), Luật Hình sự Việt Nam - phần các tội phạm, tr. 42
[https://amilawfirm.com/wp-content/uploads/2020/03/Luật-hình-sự-tập-2.pdf].
37. Phan Trung Hoài (2022), “Bảo đảm thực hiện tranh tụng trong xét xử, nâng cao
chất lượng tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam,
[https://lsvn.vn/bao-dam-thuc-hien-tranh-tung-trong-xet-xu-nang-cao-chat-luong-
tranh-tung-tai-phien-toa1641879110.html].
38. Quỳnh Vinh (2021), “Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu
hoạt động tư pháp”, [https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/to-chuc-phien-
toa-truc-tuyen-la-nhu-cau-xu-huong-tat-yeu-hoat-dong-tu-phap-i628941/].
39. Thái Vũ (2021), “Hội nghị triển khai công tác Toà án năm 2022: Các Toà án đã nỗ
lực hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/thoi-su/hoi-nghi-trien-khai-cong-tac-toa-an-nam-
2022-cac-toa-an-da-no-luc-hoan-thanh-co-ban-nhiem-vu-duoc-giao.5669.html].
40. Trương Thị Hồng Hà (2021), “Tăng cường hoạt động cải cách tư pháp dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XIII”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính Trung
ương, [https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202107/tang-cuong-hoat-dong-cai-
cach-tu-phap-duoi-su-lanh-dao-cua-dang-cong-san-viet-nam-gop-phan-thuc-hien-
thang-loi-nghi-quyet-dai-hoi-dang-lan-thu-xiii-309746/].
41. “Thông cáo báo chí số 16 kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XV”, Cổng thông tin điện
tử Quốc hội Việt Nam,
[https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaxv/
kyhopthu2/Pages/thong-cao.aspx?ItemID=60617].
42. Thành Chung (2022), “Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục chia sẻ, hợp tác trong lĩnh
vực tư pháp”, Báo Điện tử Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/viet-nam-trung-
quoc-tiep-tuc-chia-se-hop-tac-trong-linh-vuc-tu-phap-102244955.htm].
43. Thành Chung (2022), “TP.HCM lần đầu tiên triển khai xét xử theo hình thức trực
tuyến”, [https://www.vietnamplus.vn/tphcm-lan-dau-tien-trien-khai-xet-xu-theo-
hinh-thuc-truc-tuyen/779469.vnp].
44. “TP.HCM: TAND Q.6 tiếp tục xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự”, Báo Thanh
niên, [https://thanhnien.vn/tp-hcm-tand-q-6-tiep-tuc-xet-xu-truc-tuyen-4-vu-an-
hinh-su-post1483003.html].
45. “Trợ lý ảo - Đột phá ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Thẩm phán”, Tạp chí
TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/tro-ly-ao-dot-pha-ung-dung-cong-nghe-
thong-tin-ho-tro-tham-phan6006.html].
46. “TP.HCM: TAND Q.1 xử lý tình huống LS đề nghị triệu tập bị hại khi đang xử
trực tuyến”, [https://thanhnien.vn/tp-hcm-tand-q-1-xu-ly-tinh-huong-ls-de-nghi-
trieu-tap-bi-hai-khi-dang-xu-truc-tuyen-post1445693.html].
47. Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp
không chậm trễ”, Tạp chí TAND điện tử, [https://tapchitoaan.vn/to-chuc-phien-toa-
truc-tuyen-la-nhu-cau-phu-hop-voi-thuc-tien-dam-bao-tu-phap-khong-cham-
tre6148.html].
48. UCBI (2002), “Toà án trực tuyến – Bước tiến trong xây dựng toà án điện tử”,
[https://ucbi-global.com/tin-tuc/toa-an-truc-tuyen-buoc-tien-trong-xay-dung-toa-
an-dien-tu/].
49. Xuân Hà (2021), “Từng bước xây dựng Toà án điện tử, Toà án số, tiến tới xây
dựng và vận hành Toà án thông minh”, Tạp chí TAND điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/tin-quan-tam/tung-buoc-xay-dung-toa-an-dien-tu-
toa-an-so-tien-toi-xay-dung-va-van-hanh-toa-an-thong-minh].
50. Xuân Tùng (2022), “Nhìn lại 2021: Ứng dụng công nghệ thông tin - điểm nhấn
trong hoạt động của Tòa án”, Tạp chí mặt trận,
[http://tapchimattran.vn/thuc-tien/nhin-lai-2021-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-
diem-nhan-trong-hoat-dong-cua-toa-an-43528.html ].
51. [https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_14425748].
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI
A. Danh sách cơ quan, đơn vị, thành phần tham gia khảo sát
1. Cơ quan, đơn vị tham gia khảo sát

STT Tên cơ quan, đơn vị

1 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2 Tòa án Nhân dân Thành phố Thủ Đức, Tòa án nhân dân Quận 1

3 Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

4 Trại tạm giam của Công an Thành phố Thủ Đức

5 Nhà giam giữ Quận 1

6 Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh

7 Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

2. Thành phần tham gia khảo sát

STT Chức danh Số lượng

1 Thẩm phán 8

2 Hội thẩm nhân dân 3

3 Thư ký Tòa án 4

4 Kiểm sát viên 0

5 Cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ 0

6 Luật sư 3

7 Giảng viên 4

Tổng 22
B. Nội dung bảng khảo sát
BẢNG 1
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho cán bộ, công chức tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân)

STT Nội dung

01 Ông/bà hiện đang công tác tại đơn vị nào?

a. Tòa án b. Viện kiểm sát

02 Tại đơn vị công tác, ông/bà hiện giữ chức danh gì?

a. Thẩm phán b. Hội thẩm nhân dân

c. Thư ký Tòa án d. Kiểm sát viên

e. Khác:..........................................................................................................

03 Ông/bà đã từng tham gia giải quyết vụ án hình sự bằng phương thức xét xử
trực tuyến chưa?

a. Đã từng b. Chưa từng

04 Ông/bà đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng xét xử vụ án hình sự
bằng phương thức xét xử trực tuyến vụ án hình sự chưa?

a. Đã được đào tạo, tập huấn b. Chưa được đào tạo, tập huấn

05 Theo ông/bà, chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác xét xử trực tuyến vụ án hình sự như thế nào?

a. Tốt b. Bình thường

c. Không tốt d. Ý kiến khác:..................................


06 Theo ông/bà, hoạt động quan sát trực tiếp, xem xét, đánh giá chứng cứ, vật
chứng, thái độ, cử chỉ của bị cáo qua màn hình và âm thanh trực tuyến có bị
ảnh hưởng trong mô hình xét xử trực tuyến vụ án hình sự hay không?

a. Có, vì tín hiệu đường truyền b. Không, vì thành tựu của công nghệ
mạng, màn hình chiếu hiển thị thông tin đã hỗ trợ tối đa trong công tác
hình ảnh tại các điểm cầu thành xét xử, thậm chí mang lại những tính
phần bị hạn chế về mặt diện tích năng vượt trội giúp quan sát được chi tiết
quan sát nên việc xem xét, đánh hơn.
giá chứng cứ, vật chứng và thái
độ, cử chỉ của bị cáo gặp khó
khăn.

c. Ý kiến khác:...............................................................................................

07 Đánh giá của ông/bà về tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ cho
công tác xét xử trực tuyến?

a. Đáp ứng vượt tiêu chuẩn mà b. Chỉ đáp ứng vừa đủ những tiêu chuẩn
xét xử trực tuyến đặt ra. cơ bản của hoạt động xét xử trực tuyến.

c. Không đáp ứng được cho hoạt d. Khác:.............................................


động xét xử trực tuyến.

08 Xét xử trực tuyến vụ án hình sự không chỉ yêu cầu về điều kiện cơ sở vật
chất, kỹ thuật mà còn yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Theo
ông/bà, điều này có đang được đảm bảo tại các vùng sâu vùng xa, vùng có
kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận với công nghệ thông tin hay không?

a. Có nhưng còn hạn chế. b. Không

c. Khác:..........................................................................................................

09 Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo ông/bà có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự,
thủ tục xét xử trực tuyến vụ án hình sự không?
a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:...............................................................................................

10 Ông/bà vui lòng cho biết có thể gặp những khó khăn gì trong công tác xét xử
trực tuyến vụ án hình sự? (có thể chọn nhiều đáp án)

a. Khó khăn trong việc áp dụng b. Khó khăn vì chưa thành thạo về ứng
pháp luật bởi quy định pháp luật dụng công nghệ thông tin trong hoạt
còn vướng mắc. động xét xử trực tuyến.

c. Khó khăn vì điều kiện cơ sở d. Khó khăn vì ý thức chấp hành phiên
vật chất, kỹ thuật, công nghệ tòa, tranh tụng, tính thượng tôn pháp luật
chưa đáp ứng yêu cầu. của người tham gia tố tụng còn kém.

e. Khó khăn vì rủi ro về bảo mật f. Khó khăn do nguồn kinh phí cần chi
thông tin và an ninh mạng. cho hoạt động này còn bị hạn chế từ
nhiều nguyên nhân như chi phí lắp đặt
thiết bị công nghệ cao, duyệt chi chậm,...

g. Khác:..........................................................................................................

11 Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử thông thường, theo ông/bà
xét xử trực tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện?
BẢNG 2
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ)

STT Nội dung

01 Ông/bà đã từng tham gia phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án hình sự chưa?

a. Đã từng b. Chưa từng

02 Ông/bà đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin để hỗ trợ, phối hợp tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự
chưa?

a. Đã được đào tạo, tập huấn b. Chưa được đào tạo, tập huấn

03 Nếu đã được đào tạo, tập huấn, ông/bà vui lòng cho biết khóa học có hướng
dẫn xử lý, khắc phục các tình huống khi hệ thống trực tuyến bị gián đoạn
không?

a. Có b. Không

c. Khác:.........................................................................................................

04 Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm
tài liệu, chứng cứ, theo ông/bà việc thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu,
chứng cứ tại phiên tòa có gặp khó khăn không?

a. Có b. Không

c. Khác:.........................................................................................................

05 Đánh giá của ông/bà về tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ
cho công tác xét xử trực tuyến tại cơ sở giam giữ?

a. Đáp ứng vượt tiêu chuẩn mà xét b. Chỉ đáp ứng vừa đủ những tiêu
xử trực tuyến đặt ra. chuẩn cơ bản của hoạt động xét xử trực
tuyến.

c. Không đáp ứng được cho hoạt d. Khác:.............................................


động xét xử trực tuyến.

06 Ông/bà vui lòng cho biết, điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ có cử
chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ phiên tòa không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:.............................................................................................

07 Trường hợp tại điểm cầu thành phần mà ông/bà đang có mặt đột xuất xảy ra
tình huống làm hệ thống trực tuyến bị gián đoạn, tình huống trên sẽ được xử
lý như thế nào?

08 Ông/bà vui lòng cho biết đã gặp những khó khăn gì khi hình thức xét xử trực
tuyến vụ án hình sự được áp dụng? (có thể chọn nhiều đáp án)

a. Khó khăn trong việc áp dụng b. Khó khăn vì chưa thành thạo về ứng
pháp luật bởi quy định pháp luật dụng công nghệ thông tin trong hoạt
còn vướng mắc. động xét xử trực tuyến.

c. Khó khăn trong việc đáp ứng d. Khó khăn do nguồn kinh phí cần chi
yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, vận cho hoạt động này còn bị hạn chế từ
hành và quản lý hệ thống phiên tòa nhiều nguyên nhân như chi phí lắp đặt
trực tuyến tại cơ sở giam giữ. thiết bị công nghệ cao, duyệt chi
chậm,...

e. Khác:.........................................................................................................
BẢNG 3
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho Luật sư)

STT Nội dung

01 Ông/bà có thường tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự với tư cách
người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị
hại không?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng

c. Chưa từng

02 Theo ông/bà, khi tham gia với tư cách là người bào chữa thì sự có mặt của
ông/bà tại điểm cầu nào được cho là thuận lợi nhất?

a. Điểm cầu trung tâm b. Điểm cầu thành phần được đặt tại cơ
sở giam giữ

c. Điểm cầu thành phần đặt tại trụ d. Khác:...............................................


sở Tòa án khác

03 Theo ông bà, xét xử trực tuyến VAHS có làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
các quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay
không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

04 Theo ông/bà, việc tranh tụng trong phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hình sự
có ảnh hưởng đến niềm tin nội tâm trong việc xem xét, ra quyết định của Hội
đồng xét xử không?

a. Có b. Không
c. Ý kiến khác:..............................................................................................

05 Đánh giá của ông/bà về việc điều hành tổ chức phiên tòa trực tuyến của Tòa
án?

a. Tốt b. Chưa tốt

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

06 Đánh giá của ông/bà về tính bảo mật thông tin, riêng tư khi tiến hành xét xử
trực tuyến vụ án hình sự?

a. Tốt b. Chưa tốt

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

07 Đánh giá của ông/bà về tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ
cho công tác xét xử trực tuyến?

a. Đáp ứng vượt tiêu chuẩn mà xét b. Chỉ đáp ứng vừa đủ những tiêu
xử trực tuyến đặt ra. chuẩn cơ bản của hoạt động xét xử trực
tuyến.

c. Không đáp ứng được cho hoạt d. Khác:..............................................


động xét xử trực tuyến.

08 Ông/bà vui lòng cho biết việc tham gia tố tụng tại phiên tòa trực tuyến vụ án
hình sự thường gặp khó khăn gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

a. Khó khăn trong việc quan sát b. Khó khăn trong việc tham gia xét
thái độ của những người tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa.
tố tụng và người tiến hành tố tụng.

c. Khó khăn trong việc trao đổi với d. Khó khăn về điều kiện cơ sở, vật
bị cáo; đương sự, bị hại. chất, kỹ thuật, công nghệ.

e.Ý kiến khác:...............................................................................................


09 Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo ông/bà có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự,
thủ tục xét xử trực tuyến vụ án hình sự không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:.............................................................................................

10 Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử trực tiếp, theo ông/bà xét
xử trực tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện?
BẢNG 4
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho Giảng viên)

STT Nội dung

01 Pháp luật hiện hành chưa quy định thế nào là vụ án hình sự có tình tiết đơn
giản. Theo thầy/cô, như thế nào là vụ án hình sự có tình tiết đơn giản? (Đây
là câu hỏi tự luận)

02 Thầy/cô có đồng ý với đề xuất cần có thêm quy định hướng dẫn về thế nào là
vụ án hình sự có tình tiết, tính chất đơn giản không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:...............................................................................................

03 Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo thầy/cô có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự,
thủ tục xét xử trực tuyến vụ án hình sự không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

04 Theo thầy/cô, xét xử trực tuyến VAHS có làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
các quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay
không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:...............................................................................................

05 Trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa
trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền,
mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì HĐXX
phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Theo thầy/cô, việc tạm ngừng phiên
tòa có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự, bị hại
không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

06 Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa (sau khi có quyết định tạm ngừng
phiên tòa) mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn
phiên tòa. Theo thầy/cô, việc hoãn phiên tòa có ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của bị cáo, đương sự, bị hại không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:..............................................................................................

07 Có ý kiến cho rằng tranh tụng trực tiếp mới có thể làm rõ những tình tiết
khách quan, bản chất của vụ án. Ở mô hình xét xử trực tuyến, tranh tụng
được tiến hành trên không gian mạng, bên buộc tội và bên gỡ tội không đối
mặt trực tiếp tại Tòa án để tiến hành hoạt động tranh tụng. Theo thầy/cô, xét
xử trực tuyến có đảm bảo tranh tụng được tiến hành hiệu quả không?

a. Có b. Không

c. Ý kiến khác:...............................................................................................

08 Theo thầy/cô, sự có mặt của người bào chữa tại điểm cầu nào được cho là
thuận lợi nhất?

a. Điểm cầu trung tâm b. Điểm cầu thành phần được đặt tại cơ
sở giam giữ

c. Điểm cầu thành phần đặt tại trụ d. Khác:.............................................


sở Tòa án khác

09 Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử thông thường, theo thầy/cô
xét xử trực tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện? (Đây là câu
hỏi tự luận)
C. Kết quả khảo sát
BẢNG 1
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho cán bộ, công chức tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân)
Tổng số câu trả lời: 15
1. Ông/bà hiện đang công tác tại đơn vị nào? -TAND (15) chiếm 100%; VKSND (0).
2. Tại đơn vị công tác, ông/bà hiện giữ chức danh gì?

Thẩm phán Hội thẩm nhân dân Thư ký Tòa án


(8) (3) (4)

3. Ông/bà đã từng tham gia giải quyết vụ án hình sự bằng phương thức xét xử trực
tuyến chưa? - Đã từng (13) chiếm 86.7%; - Chưa từng (2) chiếm 13.3%.

4. Ông/bà đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng xét xử vụ án hình sự
bằng phương thức xét xử trực tuyến vụ án hình sự chưa? - Đã được đào tạo, tập huấn
(11) chiếm 73.3%; - Chưa được đào tạo, tập huấn (4) chiếm 26.7%.

5. Theo ông/bà, chất lượng của các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác xét xử trực tuyến vụ án hình sự như thế nào? - Bình thường
(8) chiếm 53.3%; - Tốt (5) chiếm 33.3%; - Khác (2) chiếm 13.4%.
Đáp án khác: Không biết

6. Theo ông/bà, hoạt động quan sát trực tiếp, xem xét, đánh giá chứng cứ, vật chứng,
thái độ, cử chỉ của bị cáo qua màn hình và âm thanh trực tuyến có bị ảnh hưởng
trong mô hình xét xử trực tuyến vụ án hình sự hay không? - Có, vì tín hiệu đường
truyền mạng, màn hình chiếu hiển thị hình ảnh tại các điểm cầu thành phần bị hạn chế về
mặt diện tích quan sát nên việc xem xét, đánh giá chứng cứ, vật chứng và thái độ, cử chỉ
của bị cáo gặp khó khăn (8) chiếm 53.3%; - Không, vì thành tựu của công nghệ thông tin
đã hỗ trợ tối đa trong công tác xét xử, thậm chí mang lại những tính năng vượt trội giúp
quan sát được chi tiết hơn (4) chiếm 26.7%; Khác (3) chiếm 20.1%.
Đáp án khác: - Thường thì khi chuẩn bị cho phiên tòa trực tuyến thì Tòa án đã kết hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt về công nghệ kỹ thuật. Tất nhiên việc quan sát
qua màn hình có phần hạn chế hơn so với quan sát mặt đối mặt tại 1 nơi (1); - Không biết
(1); - Chưa có kinh nghiệm thực tế nên không đánh giá được (1).
7. Đánh giá của ông/bà về tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ cho
công tác xét xử trực tuyến? - Chỉ đáp ứng vừa đủ những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt
động xét xử trực tuyến (11) chiếm 73.3%; - Không đáp ứng được cho hoạt động xét xử
trực tuyến (2) chiếm 13.3%; - Đáp ứng vượt tiêu chuẩn mà xét xử trực tuyến đặt ra (1)
chiếm 6.7%; - Khác (1) chiếm 6.7%.
Đáp án khác: Chưa có kinh nghiệm thực tế nên không đánh giá được.

8. Xét xử trực tuyến vụ án hình sự không chỉ yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật mà còn yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Theo ông/bà, điều này
có đang được đảm bảo tại các vùng sâu vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn, ít được
tiếp cận với công nghệ thông tin hay không? - Có nhưng còn hạn chế (9) chiếm 60%; -
Không (4) chiếm 40%.

9. Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo ông/bà có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục
xét xử trực tuyến vụ án hình sự không? - Có (14) chiếm 93.3%; - Không (1) chiếm
6.7%.

10. Ông/bà vui lòng cho biết có thể gặp những khó khăn gì trong công tác xét xử trực
tuyến vụ án hình sự? (có thể chọn nhiều đáp án) - Khó khăn về rủi ro bảo mật thông tin
và an ninh mạng (11) chiếm 73.3%; - Khó khăn vì điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công
nghệ chưa đáp ứng yêu cầu (11) chiếm 73.3%; - Khó khăn do nguồn kinh phí cần chi cho
hoạt động này còn bị hạn chế từ nhiều nguyên nhân như chi phí lắp đặt thiết bị công nghệ
cao, duyệt chi chậm,.. (8) chiếm 53.3%; - Khó khăn vì chưa thành thạo về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động xét xử trực tuyến (8) chiếm 53.3%; Khó khăn trong việc
áp dụng pháp luật bởi quy định pháp luật còn vướng mắc (7) chiếm 46.7%; Khó khăn vì ý
thức chấp hành phiên tòa, tranh tụng, tính thượng tôn pháp luật của người tham gia tố tụng
còn kém (5) chiếm 33.3%.

11. Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử thông thường, theo ông/bà xét xử
trực tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện?
- Cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể một số những vướng mắc trong quá trình
thực hiện về các khái niệm như vụ án có tính chất đơn giản. Cách xử lý các tình
huống có thể phát sinh trong quá trình tổ chức xét xử trực tuyến (ngoài 1 số tình
huống quy định tại Điều 14 TTLT 05/2021 hướng dẫn về XXTT).
- Các quy định về: (i) trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; (ii) thủ tục tố tụng;
(iii) bảo mật, an ninh mạng; (iv) trình độ người THTT, người TGTT; (v) thủ tục tố
tụng; (vi) kinh phí, thủ tục mua sắm thiết bị, tổ chức bộ máy (nhân sự, tổ chức
phòng ban, bộ phận…) phục vụ cho hoạt động này; (vii) kháng cáo, thủ tục tống
đạt.
BẢNG 2
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ)
Tổng số câu trả lời: 0
BẢNG 3
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho Luật sư)
Tổng số câu trả lời: 3
1. Ông/bà có thường tham gia phiên tòa trực tuyến vụ án hình sự với tư cách người
bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại không? -
Chưa từng (3) chiếm 100%; - Đã từng (0).

2. Theo ông/bà, khi tham gia với tư cách là người bào chữa thì sự có mặt của ông/bà
tại điểm cầu nào được cho là thuận lợi nhất? - Điểm cầu trung tâm (2) chiếm 66.7%; -
Điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ (1) chiếm 33.3%; - Điểm cầu thành phần đặt
tại trụ sở Tòa án khác (0).

3. Theo ông bà, xét xử trực tuyến VAHS có làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các
quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không? - Có
(2) chiếm 66.7%; Không (1) chiếm 33.3%.

4. Theo ông/bà, việc tranh tụng trong phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hình sự có
ảnh hưởng đến niềm tin nội tâm trong việc xem xét, ra quyết định của Hội đồng xét
xử không? - Không (2) chiếm 66.7%; Có (1) chiếm 33.3%.

5. Đánh giá của ông/bà về việc điều hành tổ chức phiên tòa trực tuyến của Tòa án? -
Chưa tốt (3) chiếm 100%; - Tốt (0).

6. Đánh giá của ông/bà về tính bảo mật thông tin, riêng tư khi tiến hành xét xử trực
tuyến vụ án hình sự? - Chưa tốt (2) chiếm 66.7%; Tốt (0); Khác (1) chiếm 33.3%.
Đáp án khác: Khó kiểm soát được phần ghi âm, ghi hình và người tham gia phiên tòa.
7. Đánh giá của ông/bà về tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại phục vụ cho
công tác xét xử trực tuyến? - Chỉ đáp ứng vừa đủ những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt
động xét xử trực tuyến (3) chiếm 100%; - Đáp ứng vượt tiêu chuẩn mà xét xử trực tuyến
đặt ra (0); - Không đáp ứng được cho hoạt động xét xử trực tuyến (0).

8. Ông/bà vui lòng cho biết việc tham gia tố tụng tại phiên tòa trực tuyến vụ án hình
sự thường gặp khó khăn gì? (có thể chọn nhiều đáp án) - Khó khăn trong việc trao đổi
với bị cáo; đương sự, bị hại (3) chiếm 100%; - Khó khăn trong việc tham gia xét hỏi, tranh
luận tại phiên tòa (2) chiếm 66.7%; - Khó khăn về điều kiện cơ sở, vật chất, kỹ thuật, công
nghệ (1) chiếm 33.3%; - Khó khăn trong việc quan sát thái độ của những người tham gia
tố tụng và người tiến hành tố tụng (1) chiếm 33.3%.

9. Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo ông/bà có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục
xét xử trực tuyến vụ án hình sự không? - Có (3) chiếm 100%; - Không (0).

10. Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử trực tiếp, theo ông/bà xét xử trực
tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện?
- Hướng dẫn cụ thể cho quy trình thủ tục diễn án, cần trang bị tốt các thiết bị công
nghệ có thể bao quát được hết phiên xử.
- Cần phổ biến hình thức này một cách rộng rãi hơn.
BẢNG 4
BẢNG KHẢO SÁT VỀ XÉT XỬ TRỰC TUYẾN VỤ ÁN HÌNH SỰ
(dành cho Giảng viên)
Tổng số câu trả lời: 4
1. Pháp luật hiện hành chưa quy định thế nào là vụ án hình sự có tình tiết đơn giản.
Theo thầy/cô, như thế nào là vụ án hình sự có tình tiết đơn giản?
- Dựa trên thực tiễn có thể hiểu trường hợp bị can khai báo thành khẩn, vụ án không
thuộc loại phức tạp, tài liệu chứng cứ rõ ràng, không cần phải chứng minh như
phạm tội quả tang chẳng hạn…
- Vụ án về tội ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm
tội rõ ràng.
- Lai lịch, chứng cứ rõ ràng, dễ thu thập. tình tiết vụ án ko phức tạp trong việc chứng
minh, người tham gia tố tụng hợp tác trong quá trình chứng minh.
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Có thể kèm theo các điều kiện về
người thực hiện hành vi phạm tội như có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Tham khảo
Điều 456 BLTTHS 2015.

2. Thầy/cô có đồng ý với đề xuất cần có thêm quy định hướng dẫn về thế nào là vụ án
hình sự có tình tiết, tính chất đơn giản không? - Có (4) chiếm 100%; - Không (0).

3. Trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến được quy định như hình thức xét xử thông
thường, theo thầy/cô có cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục
xét xử trực tuyến vụ án hình sự không? - Không (2) chiếm 50%; - Có (1) chiếm 25%;
Khác (1) chiếm 25%.
Đáp án khác: Xét xử trực tuyến chỉ là cách thức tổ chức một phiên tòa hình sự. Về
nguyên tắc, trình tự thủ tục của phiên tòa này phải giống như phiên tòa xét xử trực tiếp.
Việc hướng dẫn chỉ là hướng dẫn về cách thức tổ chức cho phù hợp, hiệu quả chứ không
thể làm thay đổi trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định

4. Theo thầy/cô, xét xử trực tuyến VAHS có làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các
quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không? -
Không (1) chiếm 25%; - Có (0); - Khác (3) chiếm 75%.
Đáp án khác: - Tùy từng trường hợp, nếu việc tổ chức đảm bảo thì những quyền của
người TGTT vẫn được đảm bảo (1); - Câu trả lời phụ thuộc vào việc tổ chức phiên tòa
trên thực tiễn như thế nào. Chắc chắn khi xét xử trực tuyến việc thực hiện các quyền của
hai chủ thể này sẽ gặp khó khăn hơn khi xét xử trực tiếp. Nhưng những khó khăn đó sẽ
giải quyết được nếu như có khung pháp lý hoàn thiện và được bảo đảm áp dụng đúng trên
thực tế (1); - Chủ yếu cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật để thuận lợi cho việc bào chữa tại tòa
(1).

5. Trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa
trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất
điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì HĐXX phải ra quyết
định tạm ngừng phiên tòa. Theo thầy/cô, việc tạm ngừng phiên tòa có ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự, bị hại không? - Không (1) chiếm
25%; - Có (0); - Khác (3) chiếm 75%.
Đáp án khác: - Có nhưng không đáng kể (1); Có thể nếu cách thức xử lý của tòa không
hợp lý (1); Việc tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp này về bản chất cũng giống như
những trường hợp tạm ngừng phiên tòa hiện nay do luật định. Đây là điều không mong
muốn. Vấn đề lưu ý đó là văn bản hướng dẫn đặt ra thêm lý do tạm ngừng phiên tòa ngoài
quy định tại Điều 251 BLTTHS 2015 (1).

6. Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa (sau khi có quyết định tạm ngừng phiên
tòa) mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Theo
thầy/cô, việc hoãn phiên tòa có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo,
đương sự, bị hại không? - Có (2) chiếm 50%; - Không (1) chiếm 25%; - Khác (1) chiếm
25%.
Đáp án khác: Về nguyên tắc, việc xét xử phải được tiến hành không bị trì hoãn một cách
vô căn cứ. BLTTHS cũng có quy định về nguyên tắc xét xử kịp thời. Kéo dài thời gian xét
xử chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các bên. Tuy nhiên cách giải quyết như trên là sự nhất
quán với quy định hiện nay của BLTTHS và cũng không còn phương án khác để lựa chọn.
Vấn đề quan trọng là phải chuẩn bị mọi điều kiện để không phải hoãn phiên tòa.

7. Có ý kiến cho rằng tranh tụng trực tiếp mới có thể làm rõ những tình tiết khách
quan, bản chất của vụ án. Ở mô hình xét xử trực tuyến, tranh tụng được tiến hành
trên không gian mạng, bên buộc tội và bên gỡ tội không đối mặt trực tiếp tại Tòa án
để tiến hành hoạt động tranh tụng. Theo thầy/cô, xét xử trực tuyến có đảm bảo tranh
tụng được tiến hành hiệu quả không? - Có (2) chiếm 50%; - Không (0); - Khác (2)
chiếm 50%.
Đáp án khác: - Vẫn có thể, phụ thuộc vào cách thức tổ chức phiên tòa. Nhưng nhìn chung
là khó hơn so với phiên tòa trực tiếp (1); - Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy
định của luật, việc tổ chức phần tranh tụng trên thực tế, năng lực điều khiển phần tranh
tụng của Thẩm phán chủ toạ,.. (1).

8. Theo thầy/cô, sự có mặt của người bào chữa tại điểm cầu nào được cho là thuận
lợi nhất? - Điểm cầu trung tâm (2) chiếm 50%; - Điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam
giữ (0); - Điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác (0); - Khác (2) chiếm 50%.
Đáp án khác: - Nếu có mặt tại điểm cầu trung tâm thì sẽ thuận lợi nhất bởi vì lời trình bày
của luật sư sẽ rõ ràng hơn về âm lượng, luật sư có thể tranh luận hoặc đưa ra tài liệu, vật
chứng cho HĐXX 1 cách trực tiếp (1); - Người bào chữa cần được bố trí gần bị cáo (1); -
Thông thường nếu người bào chữa có mặt tại điểm cầu trung tâm sẽ thuận lợi nhất vì đối
diện trực tiếp với KSV để tranh tụng. Tuy nhiên nếu bị cáo lúc này lại ở nơi giam giữ thì
người bào chữa sẽ không thể trao đổi với bị cáo (1).

9. Sau khi đã được triển khai trong thực tiễn với định hướng trở thành một hình
thức xét xử tồn tại song song với hình thức xét xử thông thường, theo thầy/cô xét xử
trực tuyến cần bổ sung những quy định gì để hoàn thiện?
- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể 1 số trường hợp như giải thích 1 số từ ngữ, khi
người bào chữa hoặc người bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương
sự bổ sung tài liệu, vật chứng tại phiên tòa thì HĐXX sẽ tiếp nhận bằng cách nào?
Sau khi tiếp nhận thì khâu xử lý tiếp theo thực hiện ra sao? Và HĐXX sẽ quyết
định ngừng hay hoãn phiên tòa? Hình thức thông báo ngừng hay hoãn sẽ thực hiện
bằng như thế nào? Xác định tài liệu, chứng cứ mới được cung cấp đó có thuộc tài
liệu bí mật nhà nước không? Có được công bố công khai hay không?
- Không ý kiến về hoàn thiện pháp luật, nhưng cần hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đảm
bảo yếu tố bảo mật trong những vụ án cần tính bảo mật, nên xem xét ý kiến của
người TGTT nếu trong trường hợp có sự lựa chọn giữa trực tiếp và trực tuyến.
- Điều này nên đưa ra sau khi các cơ quan có thẩm quyền báo cáo tổng kết rút kinh
nghiệm sau một năm triển khai quy định về XXTT trong thực tế. Về điều kiện xem
xét mở phiên toà xét xử trực tuyến nên cân nhắc bổ sung ý kiến của người tham gia
tố tụng như bị cáo, bị hại; hướng dẫn cụ thể vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản;
sửa đổi một số quy định của BLTTHS cho tương thích với các văn bản hướng
dẫn;...
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH

1. Phiên tòa trực tuyến tại TAND Thành phố Thủ Đức

Điểm cầu trung tâm tại TAND TP Thủ Đức (Nguồn: Tạp chí TAND điện tử)
HĐXX tham gia phiên tòa tại điểm cầu TAND TP Thủ Đức (Nguồn: Zingnews.vn)
Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng (Nguồn: congly.vn)

Các phóng viên và người dân theo dõi phiên tòa (Nguồn: congly.vn)
Bị cáo nghe HĐXX tuyên án tại nhà tạm giữ TP Thủ Đức (Nguồn: congly.vn)

Hệ thống ghi hình và phát tín hiệu bên trong phòng xử án tại điểm cầu Công an TP.Thủ
Đức (Nguồn: congan.com.vn)
Bị cáo sẽ theo dõi quá trình xét xử của HĐXX thông qua màn hình (Nguồn:
congan.com.vn)

(Nguồn: congan.com.vn)
Bị cáo được cho ký xác nhận chất lượng kỹ thuật của phiên xét xử (Nguồn:
congan.com.vn)

Đại diện VKS và TAND TP.Thủ Đức có mặt tại điểm cầu thành phần (CATP.Thủ Đức)
(Nguồn: congan.com.vn)
Cán bộ Đội Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp Công an TP.Thủ Đức có mặt để hỗ
trợ và bảo vệ phiên tòa (Nguồn: congan.com.vn)
2. Phiên tòa trực tuyến tại TAND Quận 1

HĐXX tại điểm cầu trụ sở TAND Quận 1 (Nguồn: conglyxahoi.net.vn)


Điểm cầu tại Nhà tạm giữ Công an Quận 1 (Nguồn: conglyxahoi.net.vn)

Màn hình trình chiếu tại điểm cầu Nhà tạm giữ Công an Quận 1 (Nguồn:
conglyxahoi.net.vn)
3. Phiên tòa trực tuyến tại TAND tỉnh Quảng Ngãi

Điểm cầu chính được đặt tại phòng xét xử TAND tỉnh Quảng Ngãi với 85 bị cáo (Nguồn:
congly.vn)
HĐXX tuyên án đối với 97 bị cáo trong vụ án (Nguồn: congly.vn)
PHỤ LỤC 3. BẢN ÁN CỦA TAND TP.HCM
1. Bản án số 108/2022/HS-ST
2. Bản án số 255/2022/HS-ST

You might also like