You are on page 1of 14

MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................. i


Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Tóm tắt ........................................................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
5. Phạm vi giới hạn của đề tài ......................................................................................... 6
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát .............................................................. 6
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO .............................................................................................. 7
1.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của án treo ............................................................. 7
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 7
1.1.2 Mục đích và ý nghĩa của án treo .......................................................................... 10
1.2 Quy định của pháp luật hình sự hiện nay về án treo ............................................... 13
1.2.1 Quy định của pháp luật hình sự về điều kiện áp dụng án treo ............................. 13
1.2.2 Quy định của pháp luật hình sự về thời gian thử thách của án treo ..................... 16
1.2.3 Quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp người
được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác ......................................... 19
1.2.4 Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng
án treo ............................................................................................................................ 20
1.2.5. Những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự về án treo ........................ 20
1.3 Quy định của luật hình sự một số nước về án treo .................................................. 24
1.3.1 Quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga về án treo .................................... 24
1.3.2 Quy định của Bộ luật hình sự Trung Hoa về án treo ........................................... 25
1.3.2 Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp về án
treo………………………..24

iii
CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO VÀ
CÁC KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 29
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo ...................................................... 29
2.1.1 Tổng quan về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo ............................. 29
2.1.1.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về điều kiện cho
hưởng án treo................................................................................................................. 31
2.1.1.2 Thực tiễn của pháp luật hình sự về thời gian thử thách của án treo.................. 44
2.1.1.3 Thực tiễn của pháp luật hình sự về hình phạt bổ sung đối với người được
hưởng án treo................................................................................................................. 49
2.1.1.4. Thực tiễn của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp
người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác. .............................. 51
2.1.2 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo ............ 53
2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về án treo và biện pháp nâng
cao Hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về án treo ...................................................... 54
2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về án treo ......................... 54
2.2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự về án treo ..... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 64

iv
TÓM TẮT

Quản lý xã hội và duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ Nhà
nước nào trên thế giới. Công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện
nhiệm vụ này chính là pháp luật. Nhà nước sử dụng pháp luật hình sự để trấn áp tội
phạm, đồng thời giáo dục người phạm tội. Cùng với việc quy định các hình phạt nhằm
trừng trị các hành vi phạm tội thì luật hình sự Việt Nam còn có chế định đặc thù thể
hiện tính nhân đạo nhằm cải tạo những người trót lầm lỡ đó chính là chế định án treo.
Đề tài “Án treo theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả, ngoài phần Mở đầu,
Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, thì kết cấu gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về án treo.
Nội dung chủ yếu của chương này là nghiên cứu, phân tích khái niệm, mục đích, ý
nghĩa của án treo, các quy định của pháp luật hình sự Việt nam cũng như của một số
nước trên thế giới về án treo. Đồng thời chỉ ra những hạn chế của chế định án treo
trong pháp luật hình sự hiện nay.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo và các kiến nghị. Nội
dung chủ yếu của chương này là nêu ra thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo
hiện nay. Trên cơ sở đó chỉ ra những vướng mắt hiện nay liên quan đến chế định án
treo, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp cho việc áp dụng thật sự đạt
hiệu quả hơn.

v
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Ở nước ta, chế định án treo ra đời từ rất sớm. Ngay sau khi thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong Sắc lệnh
số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 và Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14 tháng 02 năm
1946 về tổ chức Tòa án quân sự đã có quy định về án treo. Cụ thể là tại chương IV của
Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 quy định về án treo như sau: “Nếu có
những lý do chính đáng khoan hồng; và ít tuổi, vì biết hối cải, vì nhầm lẫn…thì Tòa án
có thể cho tội nhân được hưởng án treo”.
Kế thừa quy định về án treo, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời và án treo được
quy định tại Điều 44, đến Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế Bộ luật hình sự năm 1985
thì án treo được quy định tại Điều 60, sau đó Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) ra đời, thay thế Bộ luật hình sự năm 1999, chế định án treo được quy
định tại Điều 65 được giải thích là “Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều
kiện”. Quy định này đã đi đến một mức độ hoàn chỉnh nhất định, điều này thể hiện
tính nhân đạo, khoan hồng trong chính sách hình sự, một mặt cho thấy sự nghiêm khắc
của Nhà nước đối với người bị kết án phạt tù nhưng được cho hưởng án treo. Chính vì
sự ràng buộc có điều kiện nên việc áp dụng án treo phải tuân thủ các quy định pháp
luật hình sự một cách chặt chẽ, nhưng qua thực tiễn xét xử, không ít trường hợp Hội
đồng xét xử đã lạm dụng quy định án treo để cho bị cáo được hưởng án treo một cách
tùy tiện, không đúng quy định pháp luật…
Mặc dù chế định án treo được cụ thể hóa bởi nhiều văn bản dưới luật nhưng vẫn
còn nhiều điểm chưa đầy đủ, mâu thuẫn. Chế định án treo quy định tại Điều 65 Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có rất nhiều nội dung mới so với trước
đây nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nhất định, từ quy định về thời điểm
tính thời gian thử thách, việc quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng
án treo phạm tội khác trước khi được hưởng án treo, đến việc giao người được hưởng
án treo cho nơi giám sát, giáo dục…
Như vậy, việc áp dụng án treo luôn là vấn đề được quan tâm tương đối đặc biệt
trong suốt quá trình ra đời, phát triển. Một nét nổi lên là ở mỗi giai đoạn khác nhau thì
các hướng dẫn về án treo có những điểm không thật đồng nhất với nhau, tạo ra sự nhận

1
thức khác nhau trong áp dụng pháp luật về án treo. Cụ thể, khi Bộ luật hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời thì mới đây nhất Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn
áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo.
Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình áp
dụng các văn bản pháp luật hướng dẫn về án treo và trong bối cảnh cải cách tư pháp
cùng với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đang đặt ra thì việc nghiên cứu lý
luận, thực tiễn áp dụng án treo, tìm ra những khuyết điểm của chế định này, để từ đó
đề xuất nhằm hoàn thiện chế định án treo theo pháp luật hình sự, góp phần nâng cao
hiệu quả áp dụng chế định này trong công tác xét xử các vụ án án hình sự là việc làm
cần thiết.
Đó chính là những lý do để tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Án treo theo
luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Mục đích chung của luận văn là thông qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định án treo.
Mục tiêu cụ thể
Xác định rõ các vấn đề lý luậncùng với thực tiễn áp dụng chế định án treo hiện
nay của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị góp phần
hoàn thiện các quy định của Luật hình sự về án treo, đồng thời kiến nghị và đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự về án treo trong công
tác xét xử, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trước khi chọn đề tài “Án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam”, tác giả đã
nghiên cứu qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau như:
Một số sách giáo trình như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung) của
trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2010; Giáo trình của
trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (phần chung), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia năm 2010; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Đại học
Huế, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2008…Với tính chất của giáo trình, các
cuốn sách này chủ yếu đưa ra các vấn đề lý luận rất cơ bản, mang tính truyền thống,

2
chế định án treo chỉ mới cập nhật ở mức độ cơ bản.
Một số bình luận khoa học, sách chuyên khảo: “Hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam” (sách chuyên khảo) của tập thể nghiên cứu khoa học Bộ tư pháp do nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995; “Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng
hình sự” của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật; “Chế định án treo trong luật
hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản tư pháp ấn hành năm
2007…trong các cuốn sách này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách
tổng thể hoặc từng khía cạnh nào đó của chế định án treo.
Một số luận văn nghiên cứu về án treo của: Nguyễn Văn Bường (2017), Chế
định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn miền Trung và Tây Nguyên,
Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam. Luận án đã phân tích những vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý của các quy định
trong chế định án treo, tìm ra những điểm bất cập trong các quy định đó; tổng hợp số
liệu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về án treo của Tòa án nhân dân
hai cấp thuộc các tỉnh, thành phố khu vục Miền Trung và Tây Nguyên trong 10 năm,
từ năm 2007 đến năm 2016. Qua đó đánh giá những ưu điểm cũng như những bấp cập,
hạn chế trong lý luận, trong pháp luật và trong hoạt động xét xử tại khu vực này, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng án treo đối với người phạm tội.
Phạm Thanh Phương (2014), Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải
Dương, Luận văn Thạc Sỹ, khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn đã làm rõ
khái niệm, tính chất, mục đích, ý nghĩa của chế định án treo theo Luật hình sự Việt
Nam, tập trung nhất vào quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, đối chiếu, so sánh
với pháp luật của một số nước trên thế giới, đánh giá thông qua thực tiễn áp dụng tại
địa phương. Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
sửa đổi, bổ sung những quy định cụ thể trong việc áp dụng chế định đặc biệt này nhằm
phát huy tác dụng triệt để nhất của chế định án treo theo luật hình sự Việt Nam.Ngoài
ra còn có một số công trình khác liên quan như: Lê Văn Luật (2005), chế định án treo
trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc Sỹ
Luật học, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Hà Văn Hưng (2017), chế định án treo
trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa), luận văn
Thạc Sỹ, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…

3
Các bài viết đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân: “Một số suy nghĩ về chế định
án treo” của Nguyễn Khắc Công, 1991; “Vấn đề hình phạt tù nhưng cho hưởng án
treo” của Lê Văn Hung, 1994; “Vấn đề vận dụng các điều kiện cho hưởng án treo
trong Bộ luật hình sự” của Trịnh Tiến Việt, 2003; “Án treo và thực tiển áp dụng” của
Đỗ Văn Chỉnh, 2007; “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định án treo”
của Nguyễn Thị Minh Thu, 2011… các bài viết này đã làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về án treo trong luật hình sự Việt Nam.
Có thể nói các tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu trên đã phần nào làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng án treo theo Luật hình sự Việt Nam.
Tuy nhiên, so với hiện nay thì các tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu trên đã qua
thời gian quá dài, nội dung đã không còn tính thời sự, tuy có những đề xuất để hoàn
thiện chế định án treo nhưng chưa mang tính toàn diện nên hiệu quả mang lại chưa
cao. Đối với những bài viết gần đây khẳng định được giá trị về mặt lý luận và thực tiễn
nhất định…nhưng phần lớn nội dung của các bài viết chỉ mang tính định hướng hoàn
thiện một cách chung chung mà không đi sâu vào việc phân tích các vấn đề có tính hệ
thống về mặt lý luận và chỉ ra từng hạn chế để từ đó đưa ra hướng hoàn thiện của chế
định án treo, nhất là từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra
đời và có hiệu lực thi hành.
Đề tài: “Án treo theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả là một công trình
nghiên cứu chuyên sâu ở bậc cao học về so sánh, phân tích, đánh giá chế định án treo
theo pháp luật hình sự Việt Nam mà tập trung nhất là Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) đang có hiệu lực thi hành. Đồng thời chỉ ra những bất cập,
vướng mắc của chế định án treo. Từ đó, đề xuất và đưa ra giải pháp hoàn thiện chế
định này, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong công tác xét xử và thi
hành án treo.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài của mình, trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phân tích, chứng minh, tổng hợp, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, quy nạp, diễn
dịch…Luận văn đã đi từ cơ sở lý luận đến thực trạng áp dụng pháp luật để tìm ra
những ưu điểm, hạn chế, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện chế
định án treo theo Luật hình sự Việt Nam.

4
5
5. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan
đến chế định án treo, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các quy định của pháp luật có liên quan đến chế định
án treo hiện nay.
Phạm vi không gian
Ngoài phạm vi viện dẫn số liệu, dẫn chứng một số vụ án tại tỉnh Trà Vinh, luận
văn còn chọn một số vụ án điển hình ở các địa phương khác trên toàn quốc để nghiên
cứu.
Phạm vi thời gian
Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến án treo
kể từ ngày Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành
(ngày 01/01/2018) đến nay.
6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT
Đối tượng nghiên cứu
Quy định của Bộ luật hình sự và thực tiễn liên quan đến chế định án treo.
Đối tượng khảo sát
Tác giả chọn các công trình nghiên cứu, các bài viết trên Tạp chí Kiểm sát, Tạp
chí Tòa án, Báo bảo vệ pháp luật, các bản án hình sự, số liệu thống kê của Tòa án, số
liệu thống kê của Viện kiểm sát…liên quan đến chế định án treo làm đối tượng khảo
sát của luận văn.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Dựa trên mục đích và yêu cầu của đề tài, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh
mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về án treo.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về án treo và các kiến nghị.

6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO

1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ÁN TREO


1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới, chế định án treo ra đời rất sớm, khái niệm “án treo” trở thành
thuật ngữ pháp lý không lâu sau sự hình thành của lịch sử luật thành văn thế giới và nó
được sử dụng chính thức từ giữa thế kỷ thứ 19. Mặc dù có sự khác nhau về hình thức,
tên gọi…nhưng chế định án treo trong luật hình sự của nhiều nước trên thế giới đều
xác định đây là biện pháp khoan hồng, nhân đạo của chính sách pháp luật hình sự
(PLHS) trong quá trình xử lý tội phạm.
Hệ thống luật hình sự của Anh và Mỹ coi án treo là trường hợp hoãn tuyên án
kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đảm bảo bằng tiền. Luật hình sự của Bỉ,
Pháp và một số nước khác trên thế giới cũng xem án treo là việc hoãn hoặc miễn chấp
hành hình phạt. Các nước trong hệ hống xã hội chủ nghĩa trước đây, phần lớn coi án
treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Tuy nhiên, vẫn có nước
coi án treo là hình phạt chính như: Cộng hòa dân chủ Đức1, hay Thụy Điển.
Lần đầu tiên là vào năm 1859, trong lịch sử pháp luật hình sự của mình, nước
Anh quy định án treo như một biện pháp khoan hồng của Nhà nước, đối tượng áp dụng
án treo là người chưa thành niên phạm tội với sự hỗ trợ của xã hội.
Ở nước Anh, vào thời kỳ Trung cổ, án treo được sử dụng thường xuyên do hệ
thống hình luật thời đó có nhiều hình phạt rất khắc nghiệt như đánh đập, xẻo thịt mà
không phân biệt đối với người lớn hay trẻ em, cho hành vi phạm tội không có tính chất
nghiêm trọng. Thời của vua Henry VIII, có khoảng 200 tội phạm đã bị trừng phạt bằng
cái chết, mà phần đông trong số đó là vi phạm nhỏ. Sự khắc nghiệt này cuối cùng đã
dẫn đến sự bất mãn trong một số lực lượng tiến bộ của xã hội ở Anh. Nó dẫn đến sự
quan tâm đến sự phát triển của hệ thống tư pháp, kêu gọi thúc đẩy giảm bớt các hình
phạt hà khắc. Kết quả là Tòa án bắt đầu áp dụng cho tại ngoại khi người bị kết án có
“xử sự tốt”.

1
Nguyễn Khắc Công (1991), Một số suy nghĩ về chế định án treo, Tạp chí Tòa án (số 1), tr.8.

7
Từ những quy định tích cực của hệ thống hình luật ở Anh thì tiểu bang
Massachusett của Mỹ áp dụng nhiều biện pháp tương tự như: Quy định cho bị can phải
trả một khoản tiền ký quỹ để đảm bảo cho hành động “xử sự tốt”, các báo cáo và hồ sơ
lưu trữ được ghi chép đầy đủ, không buộc phạm nhân chấp hành hình phạt ngay, hoặc
hình phạt được hoãn thi hành. Tòa án cũng sử dụng các “cam kết trước tòa” và hoãn
chấp hành hình phạt như đối với chế định án treo hiện đại.
Thuật ngữ án treo cùng với khái niệm của án treo là do John Augustus, một thợ
đóng giày ở Boston đưa ra. Ông đã thuyết phục Thẩm phán của một Tòa án tại Boston
vào năm 1841 để được giám sát người đàn ông nghiện rượu và giúp ông ta đạt được sự
tỉnh táo. Sau ba tuần quyết định hình phạt cho hưởng án treo, người đàn ông này buộc
phải xuất hiện tại tòa. Cuối cùng Augustus đã dẫn người đàn ông từng nghiện rượu đến
Tòa với sự ngạc nhiên của người tham dự, do người đàn ông bị kết án này đã đạt được
sự tỉnh táo trong một thời gian ngắn. Nỗ lực của Augustus được mở rộng và ông bắt
đầu chịu trách nhiệm giám sát cho người chưa thành niên và Tòa án đã hài lòng với kết
quả của ông.
Với tư cách là một tình nguyện viên quản chế đối với người bị kết án, năm
1841-1848, Augustus đã bảo lãnh 1.946 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em được áp
dụng án treo. Năm 1859 đạo luật đầu tiên về án treo được ban hành ở tiểu bang
Massachusett, sau đó được áp dụng ở nhiều tiểu bang khác của Mỹ và nhiều quốc gia
khác trên thế giới.
Vào năm 1878, quy chế Quản chế đầu tiên tại Mỹ được thông qua ngay sau khi
Augustus chết.
Xuất phát từ sự hình thành chế định án treo, cho thấy bản chất pháp lý của án
treo được thể hiện: Là một biện pháp khoan hồng của nhà nước áp dụng đối với người
phạm tội, được thi hành dưới sự hỗ trợ và tham gia của xã hội, mục đích là giúp người
bị kết án tự cải tạo trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, ngoài tính khoan
hồng, án treo cũng có những nội dung cưỡng chế ở một biện pháp hình sự. Đó là sự
bắt buộc người được hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của án treo trong thời
gian thử thách.
Trong một bài viết của mình đăng trên Tạp chí Kiểm sát, tác giả Lê Văn Cảm
đưa ra khái niệm án treo như sau: “Án treo-biện pháp miễn CHHP tù có thời hạn do
Tòa án quyết định áp dụng đối với chủ thể bị kết án loại hình phạt đó khi có đầy đủ tất

8
cả 04 điều kiện sau:
a) Thời hạn tù do Tòa án quyết định không quá 03 năm (đối với tội phạm do cố
ý) hoặc không quá 05 năm (đối với tội phạm do vô ý);
b) Tội phạm mà chủ thể bị kết án đã thực hiện phải thuộc loại tội ít nghiêm
trọng hoặc loại tội nghiêm trọng;
c) Chủ thể bị kết án phải có nhân thân tốt và nhiều tình tiết giảm nhẹ mà trong
đó bắt buộc phải có ít nhất 01 tình tiết do Bộ luật này quy đinh;
d) Nếu theo niềm tin nội tâm, tòa án xét thấy khoonmg cần bắt chủ thể bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được tuyên”.2
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến
nay, nhà làm luật không đưa ra khái niệm án treo. Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự
hiện nay cũng không đưa ra khái niệm thế nào là án treo mà chỉ quy định: “Khi xử phạt
tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm
nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án
treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ
trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự năm
2015 về án treo (Nghị quyết số 02/2018) quy định tại Điều 1 như sau: “Án treo là biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người
phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và
các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng bản chất pháp lý của án treo là biện pháp khoan
hồng, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của chính sách pháp luật hình sự Việt Nam, được
thể hiện qua việc Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù đã tuyên trong bản án đã có hiệu
lực pháp luật đối với người bị đưa ra xét xử, khi căn cứ có đủ điều kiện được hưởng án
treo theo quy định của pháp luật.
Từ những nhận thức trên cho thấy án treo có một số đặc điểm sau:
Một là, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều đó
có nghĩa là người được hưởng án treo là người phạm tội phải chịu hình phạt tù có thời

2
Lê Văn Cảm (2018), Suy ngẫm về những khái niệm cần được ghi nhận về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự
Việt Nam tương lai, Tạp chí kiểm sát, số 22, tháng 11/2018, tr. 35 - 36.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LUẬT


[1] Bộ luật hình sự (Luật số 15/1999/QH10) năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
[2] Bộ luật hình sự (Số: 100/2015/QH13) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
[3] Bộ luật hình sự (Luật số: 19/2003/QH11) năm 2003.
[4] Bộ luật hình sự (Số: 100/2015/QH13) năm 2015.
[5] Luật thi hành án hình sự (Luật số: 41/2019/QH14).
[6] Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày
14/8/2012 của Bộ Công an, bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn về việc rút ngắn thời gian thử thách
của án treo.
[7] Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày
9/2/2018 Bộ Công an, bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, về việc quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
[8] Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án
treo
[9] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
[10] Bản án hình sự sơ thẩm số 55/2019/HSST ngày 21/11/2019 của Tòa án nhân
dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[11] Nguyễn Văn Bường (2017), Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn miền trung và Tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện
Khoa học xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[12] Nguyễn Khắc Công (2005), Một số suy nghĩ về chế định án treo, Tạp chí Tòa
án nhân dân số 1/1991.
[13] Lê Văn Cảm (2018), Suy ngẫm về những khái niệm cần được ghi nhận về mặt
lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam tương lai, Tạp chí kiểm sát, số
22, tháng 11/2018, tr. 35 - 36.

64
[14] Lê Văn Hưng (1994), Vấn đề hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 6/1994.
[15] Hà Văn Hưng (2017), Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở
thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa), Luận văn Thạc Sỹ, khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[16] Phan Thanh Hoa (2019), Viện kiểm sát kháng nghị bản án vi phạm về áp dụng
chế định án treo, Tạp chí bảo vệ pháp luật, số 18 (1635), ngày 01/3/2019,
tr5
[17] Lê Văn Luật (2005), Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc Sỹ Luật học, khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[18] Phạm Thanh Phương (2014), Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải
Dương, Luận văn Thạc Sỹ, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[19] Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, tr. 315 – 317.
[20] Dương Tín (2018), Viện kiểm sát kháng nghị không cho bị cáo hưởng án treo,
Tạp chí bảo vệ pháp luật, số 100 (1613), ngày 14.12.2018, tr 15.
[21] Trịnh Tiến Việt (2003), Vấn đề vận dụng các điều kiện cho hưởng án treo trong
Bộ luật hình sự.

65

You might also like