You are on page 1of 3

1.1.

2) Phân loại án treo


Án treo có thể được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
—Theo thời hạn thử thách
Đối với người bị phạt tù không quá ba năm thì sẽ được xem xét hưởng án
treo theo quyết định của Tòa án, Tòa án sẽ tuyên bố thời hạn thử thách cho
người được hưởng án treo theo quy định của pháp luật (tại khoản 1 điều 65
BLHS).
Thời hạn thử thách của người thực hiện án treo sẽ bằng hai lần hình phạt
tù, nhưng không ít hơn một năm và vượt quá năm năm.
Tùy theo các trường hợp khác nhau mà thời gian thử thách của người
hưởng án treo sẽ được xác định khác nhau.
Ví dụ: Anh A bị Tòa án tuyên án bảy tháng tù vì tội gây rối trật tự công
cộng. Căn cứ theo thời hạn thử thách của án treo, anh A có thể được hưởng án
treo với thời hạn thử thách là một năm kể từ thời điểm Tòa án tuyên án.
—Theo điều kiện kèm theo
Án treo có thể có điều kiện kèm theo hoặc không có điều kiện kèm theo.
Việc kèm theo điều kiện cho người thực hiện án treo sẽ góp phần răn đe, giáo
dục người phạm tội, giúp họ trong thời gian hưởng án treo sẽ cải tạo tốt.
Các nghĩa vụ của người được hưởng án treo bao gồm:
+Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú,
làm việc.
+Tích cực lao động, học tập.
+Chuộc lại tài sản, bồi thường thiệt hại.
+Thực hiện các biện pháp tư pháp khác do Tòa án quyết định.
Về việc không có điều kiện kèm theo thì người hưởng án treo phải có
nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được chính
quyền nơi cư trú tin tưởng.
Việc áp dụng án treo không có điều kiện kèm theo sẽ tạo điều kiện
khuyến thích, giúp đỡ người hưởng án treo khắc phục hậu quả của mình với
gia đình và cộng đồng và nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.
Việc phân loại án treo theo điều kiện kèm theo có ý nghĩa quan trọng
trong việc áp dụng pháp luật về án treo, giúp đỡ Tòa án xem xét các tình tiết
giảm nhẹ và đảm bảo tính công bằng, hợp lý khi xét xử người phạm tội.
—Theo tình trạng chấp hành án
Theo tình trạng chấp hành án sẽ được phân loại ra thành án treo đang
được chấp hành và án treo đã được xóa dấu tích”.
Án treo đang chấp hành là án treo vẫn còn đang trong thời gian thử thách,
người thực hiện án treo vẫn phải tuân thủ các quy định về luật án treo và chịu
giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Nếu trong thời gian này người được
hưởng án treo vi phạm các quy định hoặc có những hành vi tái phạm tội quá 2
lần thì sẽ được xem xét và Tòa án sẽ ra quyết định phạt tù đối với người đang
hưởng án treo.
Án treo đã được xóa dấu tích là án treo mà đã hết thời gian thử thách và
được cơ quan có thẩm quyền xóa án tích, người được hưởng án treo sẽ không
phải tuân theo các quy định về luật của án treo nữa và được xem như chưa bị
kết án, được hưởng quyền và lợi ích như người chưa bị kết án.
Việc phân loại án treo theo tình trạng chấp hành án góp phần quan trọng
trong việc áp dụng pháp luật về án treo. Giúp các cơ quan, chính quyền dễ
giám sát và theo dõi xác định rõ trách nhiệm của người được hưởng án treo
qua từng giai đoạn thử thách, từ đó đảm bảo tính công bằng.
1.1.3) Bản chất
Từ khái niệm của án treo ta có thể nhận thấy bản chất của án treo trong
bộ luật hình của Việt Nam như sau:
Án treo là biện pháp miễn chấp hình phạt tù có điều kiện dành cho người
bị phạt tù không quá ba năm người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật.
Người chịu án treo phải chịu thời gian thử thách trong khoảng một năm
đến năm năm trong thời gian đó phải chịu sự quản lí và giám sát đến từ cơ
quan chức năng hoặc những người có thẩm quyền.
Nếu trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phạm tội mới thì
phải chịu phạt tù trong bản án cho hưởng án treo trước đó và cộng thêm hình
phạt cho bản án mới phạm tội.
1.1.4) Vai trò
Án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự hoàn lương, tự nhận
ra lỗi lầm của mình trong thời gian thực hiện án treo. Với sự giúp đỡ của chính
quyền địa phương, gia đình, bạn bè, xã hội sẽ giúp cho người hưởng án treo
nhận ra một bài học và sửa đổi trong tương lai.
Bên cạnh đó án treo còn có nhiều vai trò khác trong việc hỗ trợ luật pháp
Việt Nam. Ví dụ:
Khả năng phòng ngừa tái phạm: án treo sẽ giúp cho người phạm tội có cơ
hội trở lại với cuộc sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng, từ đó hạn chế
khả năng tái phạm. Trong thời gian án treo người phạm tội cũng phải thực hiện
các nghĩa vụ theo quy định từ đó sẽ giúp cho họ có ý thức tự giác trong việc
chấp hành pháp luật
Khả năng giáo dục: án treo sẽ giúp người phạm tội nhận thức được lỗi
lầm của mình từ đó có cơ hội sửa sai, khắc phục hậu quả và hành vi của mình.
Khả năng đảm bảo sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật: án treo có thể
nói là một biện pháp vừa mang tính nhân đạo, vừa mang tính răn đe, giáo dục.
Nếu người hưởng án treo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì sẽ được xem xét
xóa bỏ tội từ đó tái hòa nhập với cộng đồng. Điều này thể hiện được sự nhân
đạo khoan hồng của pháp luật.
1.1.5) Mục đích
Ngoài mục đích để giúp người phạm tội nhanh chóng tái hòa nhập với
cộng đồng, xã hội. Án treo còn là một bản án cảnh tỉnh nhắc nhở người phạm
tội và cảnh giác đối với những người xung quanh, lấy những bài học đó để cố
gắng kìm nén bản tính bên trong con người. Án treo không chỉ thể hiện được
mặt khoan hồng của pháp luật mà còn thể hiện tính răn đe, giáo dục đối với
người được hưởng án treo. Ngoài ra nếu áp dụng đúng đắn cái quy định về án
treo có thể sẽ mang đến lợi ích tích cực về mặt kinh tế như là giảm chi phí
tương đối lớn trong việc cải tạo những người phạm tội trong các trại giam
C) Kết luận
Án treo bộ luật hình sự Việt Nam mang rất nhiều tích cực đến cho người
phạm tội, tạo điều kiện cho họ tự nhận thức được lỗi lầm của bản thân mà từ
đó sửa chữa. Không những thế còn mang tính giáo dục cao cho người được
hưởng án treo cũng như những người xung quanh. Với nhiều mặt tích cực của
mình nhưng hiện nay còn rất nhiều trường hợp dựa vào lỗ hỏng chưa được
hoàn thiện của án treo mà lạm dụng thái quá gây nên những tiêu cực không
đáng trong chế định này - những trường hợp đáng ra phải được xét xử tù giam
thì lại được cho hưởng án treo, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đối với một
phần người trong xã hội từ đó họ coi thường luật pháp và có thái độ hành vi
không tuân thủ pháp luật. Vì vậy nên phải có những quy định đổi mới chặt chẽ
thêm về án treo từ đó có thể phát triển án treo theo mặt tích cực nhất. Việc này
rất có lợi cho mặt pháp luật cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ngày
càng phát triển vững mạnh và ít tội phạm hơn.

Tài liệu tham khảo


1) Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Trung Hiền,Phó trưởng khoa Luật trường Đại học
Cần Thơ Cử nhân Trần Quang Trung, “Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện
chế định án treo”, Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, năm 2019
https://www.vkssoctrang.gov.vn/52-chitiettin4.html#:~:text=1.2%20m
%e1%bb%a5c%20%c4%91%c3%adch%20v%c3%a0%20%c3%bd%20ngh
%c4%a9a%20c%e1%bb%a7a%20%c3%a1n%20treo&text=%c3%81n%20treo
%20l%c3%a0%20m%e1%bb%99t%20b%e1%ba%a3n,ki%e1%bb%87n
%20ph%e1%ba%a1m%20t%e1%bb%99i%5b1%5d.
2) Luật sư Nguyễn Thị Xuân, “Khái niệm án treo và điền kiện để được hưởng
án treo”, Luật Minh Khuê, năm 2021.
https://luatminhkhue.vn/khai-niem-an-treo-va-dieu-kien-duoc-huong-an-
treo-.aspx
3) Phạm Lan Anh, “Thời gian thử thách trong án treo tính như thế nào? Về
việc ấn định thời gian thử thách và thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách
được xác định như thế nào?”, Thư Viện Pháp Luật, năm 2022.
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-gian-thu-thach-trong-an-treo-tinh-
nhu-the-nao-ve-viec-an-dinh-thoi-gian-thu-thach-va-thoi-diem-731189-
10958.html

You might also like