You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT
---------------  ---------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN


PHÁP TƯ PHÁP

Nhóm : 06
Lớp học phần : Pháp luật đại cương(221)_12
Giảng viên : Phạm Đức Chung

Hà Nội, 2022
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN
PHÁP TƯ PHÁP

I. Khái niệm, đặc điểm hình phạt


1. Khái niệm
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được
quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người
hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi
ích của người, pháp nhân thương mại đó (Điều 30, Bộ luật Hình sự 2015).
2. Đặc điểm
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
Thể hiện ở chỗ , hình phạt có thể tước bỏ những quyền lợi là lợi ích thiết
thân nhất của cá nhân hoặc pháp nhân, như quyền tự do; quyền tài sản; quyền
chính trị; thậm chí là quyền sống; ngoài ra hình phạt còn để lại án tích trong
một thời gian nhất định.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự
Bộ luật Hình sự là văn bản quy phạm pháp luật quy định tội phạm và hình
phạt, trong đó quy định các loại hình phạt, nội dung, điều kiện áp dụng hình
phạt.
Hệ thống hình phạt bao gồm nhiều loại hình phạt được quy định trong
phần chung và phần các tội phạm cụ thể. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt
phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tội phạm càng
nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc. Cá nhân hoặc pháp nhân phạm
tội chỉ phải chịu những hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Hình phạt do Tòa án áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại
phạm tội
Điều 30, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định Tòa án có quyền quyết định
áp dụng hình phạt. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh nhà nước,
quyết định cá nhân hoặc pháp nhân thương mại đã phạm tội có phải chịu hình
phạt hay không và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với họ là như thế nào
thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với
cá nhân, pháp nhân thương mại đã có hành vi bị pháp luật hình sự coi là tội
phạm, không áp dụng đối với người, pháp nhân khác.

2
II. Các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với người phạm tội
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Cơ sở pháp lý của hình phạt và các biện pháp tư pháp được áp dụng để có
thể xây dựng nên được những quy định, hệ thống hình phạt, các biện pháp tư
pháp , áp dụng đến đến những người phạm tội (tùy theo các mức độ khác
nhau) như sau:
+ Hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự, trong đó quy
phạm các loại hình phạt, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt, mức độ
nghiêm khắc được áp dụng tùy theo hành vi phạm tội, người phạm tội chỉ cần
chịu những hình phạt được áp dụng trong Bộ luật hình sự.
+ Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh nhà nước, quyết
định người phạm tội  có phải chịu hình phạt hay không và mức hình phạt cụ
thể áp dụng đối với người phạm tội như thế nào thông qua hoạt động xét xử
tại phiên tòa. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với cá nhân người có  hành vi bị
pháp luật hình sự  coi là tội phạm, không áp dụng đối với người khác như
người thân thích, ruột thịt của người phạm tội và hình phạt cũng không thể áp
dụng với cơ quan, tổ chức.
2. Hệ thống hình phạt
a. Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi tội phạm tòa án
chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.
(1) Cảnh cáo
Là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên phạt đối với
người bị kết án. Đây là hình phạt chính nhẹ nhất trong các hình phạt chính.
Cảnh cáo được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình
tiết giảm nhẹ.
(2) Phạt tiền
Là hình phạt buộc người hoặc pháp nhân bị kết án phải nộp một khoản
tiền nhất định xung công quỹ Nhà nước.
(3) Cải tạo không giam giữ
Là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi môi trường
sống bình thường mà buộc họ tự cải tạo dưới dự giám sát, giáo dục của cơ

3
quan, tổ chức, đơn vị quân đội hoặc cơ sở giáo dục, đào tạo từ 06 tháng đến
03 năm (Điều 36, Bộ luật Hình sự 2015).
(4) Trục xuất
Là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất là hình phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngoài và có thể áp
dụng là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung.
(5) Tù có thời hạn
Là hình phạt bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội để cải tạo
tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Thời hạn tù đối với người phạm một tội là từ ba tháng đến hai mươi năm.
Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít
nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng (Điều 38, Bộ luật Hình sự
2015).
(6) Tù chung thân
Là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
(Điều 39, Bộ luật Hình sự 2015).
(7) Tử hình
Là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng thuộc một trong các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm
tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội,
phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75
tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Ví dụ: Vụ án giết người, cướp của của Lê Văn Luyện là vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, tội của Luyện có thể tuyên án tử hình, nhưng theo luật, mức án
với bị cáo chưa đủ tuổi vị thành niên tối đa là phạt tù 18 năm, bởi vậy, không
thể tử hình Luyện vì khi thực hiện hành vi phạm tội, hắn chưa đủ 18 tuổi.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong
các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

4
người đủ 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận
hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham
ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Trong những trường hợp này thì
hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân (Điều 40, Bộ luật Hình sự
2015).
b. Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm hỗ trợ cho
hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt. Không được áp dụng độc
lập. Có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm
(1) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định
Là hình phạt cấm người bị kết án không được tiếp tục đảm nhiệm chức
vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một thời hạn nhất định kể
từ khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ khi bản án đã tuyên có hiệu lực
pháp luật mà người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị tuyên hình phạt
khác.
Thời hạn cấm từ 01 năm đến 05 năm tùy theo tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu cầu phòng ngừa chung. (Điều 41, Bộ
luật Hình sự 2015).
(2) Cấm cư trú
Là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở
một số địa phương nhất định.
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án
phạt tù không cho người bị kết án cư trú ở một số địa phương nhất định tránh
khả năng sử dụng những điều kiện của địa phương đó tiếp tục phạm tội. Địa
phương có thể bị cấm như: khu vực biên giới, hải đảo, khu công nghiệp,…
Thời hạn cấm cư trú từ một năm đến năm năm kể từ chấp hành xong hình
phạt tù (Điều 42, Bộ luật Hình sự 2015).
(3) Quản chế
Là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở
một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và
nhân dân địa phương.

5
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc
gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật
này quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt tù (Điều 43, Bộ luật Hình sự 2015).
(4) Tước một số quyền công dân
Là hình phạt cho công dân Việt Nam bị kết án được hưởng một số quyền
chính trị quan trọng của công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong một thời gian nhất định.
Các quyền có thể bị tước như: quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực
Nhà nước, quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực
lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn cấm từ 01 năm đến 05 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt
tù hoặc ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án
được hưởng án treo (Điều 44, Bộ luật Hình sự 2015).
(5) Tịch thu tài sản
Là hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu
của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 45, Bộ luật Hình sự
2015).
Nguyên tắc áp dụng hình phạt là hình phạt chính được áp dụng độc lập,
đối với mỗi tội phạm thì người thực hiện tội phạm đó chỉ bị áp dụng một hình
phạt chính, còn hình phạt bổ sung thì không được áp dụng độc lập, mà chỉ
được áp dụng kèm theo hình phạt chính nhưng đối với mỗi tội phạm lại có thể
áp dụng nhiều hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung chỉ áp dụng đối với một
số tội phạm nhất định do Bộ luật Hình sự quy định.
Ví dụ: Nguyễn Văn A, 25 tuổi, giết cháu trai 15 tuổi. Căn cứ theo Điều
153 Bộ luật Hình sự thì có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình. Ta chỉ có thể áp dụng 1 hình phạt chính cho A, hoặc phạt tù có
thời hạn, hoặc tù chung thân, hoặc tử hình, nhưng còn có thể áp dụng một
hoặc nhiều hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính cho A như: cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản
chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
3. Biện pháp tư pháp
Biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định
trong Luật Hình sự do Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với người thực

6
hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu của tội phạm trong các giai đoạn tố
tụng hình sự.
Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, nhưng cũng là những biện
pháp quan trọng vì các biện pháp này khi áp dụng có khả năng tác động hỗ trợ
cho hình phạt hoặc trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho hình phạt, giúp
cho việc xử lý người phạm tội, bao gồm các biện pháp sau:
(1) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có thể bị tịch thu bao gồm:
vật, tiền, công cụ, phương tiện được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội
mà có, do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước
cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền là công cụ, phương tiện phạm tội mà tài sản đó thuộc
quyền sở hữu của người phạm tội thì sẽ bị tịch thu. Nếu tài sản đó thuộc sở
hữu của người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì
trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, trừ trường hợp người này có lỗi
trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội (Điều 47, Bộ luật
Hình sự 2015).
Ví dụ: A biết B mượn súng (loại súng tự chế) để đi cướp tài sản nhưng A
vẫn cho B mượn súng để đi cướp ngân hàng C. Khi thực hiện hành vi cướp
ngân hàng C thì B bị bắt giữ. Trường hợp này ngoài việc khẩu súng A cho B
mượn bị tịch thu, A còn bị xử lý trách nhiệm hình sự là đồng phạm với B về
tội Cướp tài sản với vai trò là người giúp sức.
(2) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai
xin lỗi
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp
buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặc tiến hành hoạt động khắc phục
những thiệt hại vật chất gây ra cho người bị hại (Điều 48 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như trước khi tội phạm xảy ra, Bộ
luật Hình sự quy định người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp người phạm tội đã làm cho tài sản
này bị hư hỏng thì phải sửa chữa. Nếu tài sản không hoàn trả lại được vì
những lý do nhất định như đã mất, thất lạc hay không còn nữa thì người phạm
tội phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
(3) Buộc công khai xin lỗi
7
Buộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội chính
thức, công khai nhận lỗi của mình về hành vi phạm tội và xin loi người bị hại
(Điều 48 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệt hại đến danh dự,
nhân phẩm... toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi người bị hại
và phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.
(4) Bắt buộc chữa bệnh
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp, buộc người đã thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội phải chữa bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tại cơ sở
điều trị chuyên khoa (Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).
Bắt buộc chữa bệnh có mục đích phòng ngừa người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần có hành vi gây thiệt hại cho
xã hội. Đồng thời, biện pháp này cũng là biểu hiện cụ thể của sự nhân đạo.
Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với:
- Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình;
- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước
khi bị kết án đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
- Người đang chấp hành hình phạt tù đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
tù.
4. Liên hệ thực tiễn
Về mặt lý luận, hiện nay trong khoa học Luật hình sự Việt Nam xung
quanh những vấn đề cần phải đánh giá thực trạng của các quy định của Bộ
Luật hình sự (BLHS) năm 1999 hiện hành về hệ thống hình phạt ra sao và
theo những chuẩn mực nào (như: khái niệm, nội dung và các mục đích của
hình phạt trong PLHS quốc gia là gì, để hệ thống hình phạt đó được coi là khả
thi thì cần phải có các tiêu chí gì và, hiệu quả của hình phạt được bảo đảm bởi
các yếu tố nào, v.v...), cũng vẫn đang còn tồn tại nhiều ý kiến và cách hiểu
khác nhau, mà vẫn chưa có một quan điểm chính thống.

8
Về mặt thực tiễn, hoạt động áp dụng PLHS (nói chung) và áp dụng hình
phạt (nói riêng) của các Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi các nhà khoa học-luật gia và các cán bộ
thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) đang công tác tại các cơ quan
bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án của nước ta cần phải tiếp tục cùng nhau
nghiên cứu để lý giải và phân tích, luận chứng và đề xuất các ý kiến với nhà
làm luật nhằm sớm khắc phục và loại trừ những bất cập-nhược điểm-hạn chế
nhất định.
5. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp lí trong quy định pháp luật
về hình phạt và các biện pháp tư pháp Việt Nam 
Thứ nhất, kiên định, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, thống
nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp. 
Thứ hai, cải cách tư pháp vì sự phát triển của đất nước. Xác định cải cách
tư pháp là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư
pháp và công tác phòng, chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo. 
Thứ ba, xây dựng nền tư pháp vì nhân dân phục vụ. Hoạt động tư pháp
phải đặt người dân vào vị trí trung tâm. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương
thức hoạt động theo hướng đảm bảo trong sạch, tinh gọn, hiệu quả. 
Thứ tư, hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng, hợp pháp của người dân thông qua hoạt động tư pháp. Tiếp tục hoàn
thiện chế định Hội thẩm nhân dân. 
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế giám sát đặc thù của cơ quan dân cử và nhân
dân đối với hoạt động tư pháp. Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông
tin hướng tới xây dựng Tòa án thông minh, Tòa án điện tử. 
Thứ sáu, đề cao vị trí, vai trò của cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong
hệ thống chính trị; xác định đây là thiết chế độc lập; có cơ chế phù hợp đảm
bảo độc lập tư pháp. 
Thứ bảy, kế thừa và phát huy kinh nghiệm cải cách tư pháp đã đạt được;
tập trung giải quyết những nhiệm vụ cải cách chưa hoàn thành; tiếp thu những
thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến. 
Thứ tám, xây dựng cơ chế phù hợp, hạn chế tác động từ những chủ thể
khác đối với hoạt động tư pháp; thực hiện nghiêm nguyên tắc “Thẩm phán,
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. 
III. Các hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương
mại phạm tội.
9
1. Cơ sở pháp lý
a. Hình phạt chính
(1) Phạt tiền
Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại là hình phạt tước một khoản tiền
của pháp nhân thương mại phạm tội để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm
của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại
phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000
đồng.
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với
pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 77, Bộ luật Hình sự 2015).
Nếu Tòa án áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại là
phạt tiền thì phải căn cứ vào khung hình phạt tiền đối với tội phạm mà pháp
nhân thương mại bị kết án để xác định mức tiền phạt cụ thể.
Ví dụ: Công ty A bị kết án về tội trốn thuế quy định tại Khoản 2 Điều 200
Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hình phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.500.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, các tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng trách nhiệm hình sự Tòa án áp dụng hình phạt cho Công ty A là
700.000.000 đồng. Nếu Công ty A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình
tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 500.000.000 đồng
hoặc dưới 100.000.000 đồng (mức tiền phạt thấp nhất của Khoản 1 Điều 200
Bộ luật Hình sự năm 2015), nhưng không được dưới 50.000.000 đồng.
Ví dụ: Vào ngày 11-7-2016, các đơn vị chức năng nhận được tin báo của
người dân về việc đã phát hiện nhiều xe ô tô chở chất thải từ nhà máy
Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đem về
chôn lấp tại phần đất thuộc trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công
ty Môi trường đô thị Kỳ Anh. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát
hiện có 276 tấn rác thải công nghiệp độc hại của Formosa đã được chôn lấp
tại đây.
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh không đủ
điều kiện và không được cơ quan chức năng cấp phép tiếp nhận, vận chuyển,
xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại nhưng đã tự ý ký
với Formosa một hợp đồng vận chuyển, xử lý bùn bánh từ xưởng xử lý nước
thải sinh hoạt, công nghiệp của dự án Formosa Hà Tĩnh. Đối chiếu với quy

10
định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo vệ Môi trường và Khoản 1 Điều 29
của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24-04-2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận: Bùn thải bị chôn
lấp trái phép tại khu vực trang trại của ông Lê Quang Hòa đã được bốc xúc,
lưu giữ với khối lượng là 390,72 tấn (bao gồm cả đất đá bị lẫn) là chất thải
công nghiệp có lẫn chất thải nguy hại; phải được quản lý theo quy định về
chất thải nguy hại và phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, được
cấp phép xử lý theo quy định của pháp luật,…
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 02-08-2016, cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức công bố quyết định
khởi tố vụ án hành sự "Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại" theo
Điều 182A của Bộ luật Hình sự.
Vào ngày 16-02-2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định số
3744/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tư
vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh, với số tiền là 450.000.000
đồng vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong việc chôn lấp, đổ chất
thải rắn sinh hoạt, chát thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về
bảo vệ môi trường trên 100.000 kg, quy định tại Điều 20 Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
(2) Đình chỉ hoạt động có thời hạn
Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động từ 06 tháng đến 03
năm của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân
thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi
trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng
khắc phục trên thực tế.
Căn cứ vào nội dung trên thì pháp nhân thương mại thì có thể bị tòa án
đình chỉ hoạt động một hoặc một số lĩnh vực chứ không đình chỉ toàn bộ hoạt
động và các lĩnh vực này pháp nhân thương mại có khả năng khắc phục.
Thế nhưng, khó có thể đánh giá một pháp nhân thương mại có khả năng
khắc phục. Pháp nhân thương mại sẽ nêu ra những lý do để khắc phục hậu
quả để không bị tòa án áp dụng đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Vì thế, khi áp
dụng loại hình phạt này cần có căn cứ, cơ quan chuyên môn giám định, đến
tận nơi kiểm tra để xem có khả năng khắc phục không.

11
Ví dụ: Ngày 05-09-2021, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định
xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam có trụ sở
tại Cụm công nghiệp Ngũ Hùng – Thanh Giang, xã Thanh Giang, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với tổng số tiền trên 700.000.000 đồng. Đáng
chú ý, Công ty Quảng Phong Việt Nam hoạt động sản xuất chính thức từ
tháng 01/2019 nhưng không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Đối với hành vi này, Công
ty Quảng Phong Việt Nam đã bị xử phạt hành chính 220.000.000 đồng, cùng
với đó, tỉnh Hải Dương yêu cầu đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty
trong thời hạn 225 ngày (7,5 tháng) kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi
hành. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương còn chỉ rõ thêm nhiều sai phạm của Công ty
Quảng Phong Việt Nam trong quá trình hoạt động tại tỉnh Hải Dương, như: xả
nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn; không tổ chức khám sức khỏe định
kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho 160 người lao động;… Trong năm 2020, tại
doanh nghiệp xảy ra vụ hàng trăm công nhân ngộ độc thiếc, nhiều người bị hạ
Kali máu, có triệu chứng về thần kinh,…
(3) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân
thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm
tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của
nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật
tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Cũng như trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, Tòa án chỉ được
đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực nhất định chứ không được đình chỉ tất cả
các lĩnh vực nếu như pháp nhân thương mại chỉ phạm tội có liên quan đến
một hoặc một số lĩnh vực.
b. Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại
(1) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình
phạt tước quyền kinh doanh, quyền hoạt động của pháp nhân thương mại với
một số lĩnh vực trong thời hạn từ 1 năm đến 3 năm (kể từ ngày bản án có hiệu
lực pháp luật chứ ko đc cấm vĩnh viễn vì đây là hình phạt bổ sung).
Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân
thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì
có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

12
(2) Cấm huy động vốn
Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung tước quyền huy động vốn từ 01
đến 03 năm của pháp nhân thương mại bị kết án.
Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thất nếu để pháp nhân thương
mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Tòa án quyết
định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn sau:
- Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc quỹ đầu tư.
- Cấm phát hành, chào bán chứng khoán.
- Cấm huy động vốn khách hàng.
- Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.
- Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
(3) Phạt tiền khi không áp dụng hình phạt chính
Toà án ko áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại là phạt
tiền như đình chỉ hoạt động có thời hạn hay đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một
hoặc một số lĩnh vực nhất định thì mới được áp dụng hình phạt tiền là hình
phạt bổ sung.
Ví dụ: Vụ án Huỳnh Công Thiện và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tây Sài Gòn. 
Huỳnh Công Thiện (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại
Giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh), Phan Mộng Hoàng (nguyên Giám đốc
Công ty TNHH Đầu tư Phi Long) và 5 chủ doanh nghiệp khác đã có hành vi
phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với thủ đoạn sử dụng pháp nhân nhiều công ty, “vẽ” dự án kinh doanh,
lập khống hồ sơ vay vốn, Thiện đã ký 7 hợp đồng với BIDV Tây Sài Gòn,
vay gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD. Những dự án kinh doanh Thiện
mang đến ngân hàng thế chấp đều là dự án ảo (dự án trên giấy). Nhóm Thiện
dùng tiền vay từ hợp đồng sau thanh toán cho hợp đồng trước. Tính đến cuối
năm 2015, Thiện còn nợ BIDV Tây Sài Gòn 157,8 tỉ đồng cùng 421.322 USD
(tiền gốc). Trong khi tài sản thế chấp các khoản vay này chỉ được định giá là
84,5 tỉ đồng. 6 bị cáo khác là chủ doanh nghiệp đồng phạm với Thiện khi ký
nhiều giấy tờ, chứng từ hợp thức hóa hồ sơ vay tiền ngân hàng.
Về phía nhân viên ngân hàng, bị cáo Hoàng Thái Hà tư vấn, hướng dẫn
Thiện sử dụng doanh nghiệp do người khác đứng tên làm thủ tục vay vốn. Khi
13
thẩm định, Hà vẫn đánh giá những công ty trên độc lập và đồng ý ký hợp
đồng tín dụng; ký xác nhận vào biên bản kiểm tra sử dụng vốn… Hoàng Thị
Bích Hồng và Tạ Minh Nguyệt sai phạm trong quá trình thụ lý, đánh giá,
thẩm định hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau giải ngân. Hành vi
trên khiến ngân hàng giải ngân cho Thiện gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu
USD.
Tháng 10/2018, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án,
HĐXX đã tuyên phạt Huỳnh Công Thiện tù chung thân; Phan Thị Thu Huệ
(nguyên giám đốc Công ty Huệ Phát) 12 năm tù cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản”. Năm đồng phạm khác của Thiện lãnh từ 3 đến 4 năm tù về tội danh
này.
Bị cáo Hoàng Thái Hà (nguyên trưởng Phòng Quan hệ khách hàng BIDV
Tây Sài Gòn) bị phạt 8 năm tù; Hoàng Thị Bích Hồng và Tạ Minh Nguyệt
(nguyên nhân viên BIDV Tây Sài Gòn) cùng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội
“Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Ngoài
ra, hai bị cáo Huỳnh Công Thiện và Phan Thị Thu Huệ còn buộc phải bồi
thường cho BIDV Tây Sài Gòn hơn 350 tỉ đồng.
c. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại
phạm tội
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là
những biện pháp cưỡng chế tư pháp nhưng không phải hình phạt do toà án áp
dụng có tác động hỗ trợ hình phạt trong việc xử lý pháp nhân thương mại
phạm tội.
Toà án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp như sau đối với
pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82, Bộ luật Hình sự 2015):
(1) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (được quy định tại
điều 47 của Bộ luật hình sự), như là:
- Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành.
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà
có, khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội. Đối với vật, tiền là tài sản của
người khác, nếu người này là có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng
vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu. Còn nếu vật, tiền bị người
phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho
chủ sở hữu. hoặc người quản lý hợp pháp.

14
(2) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai
xin lỗi
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã
được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần, Toà án buộc người phạm tội
phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
(3) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
(4) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả
tiếp tục xảy ra.
Ví dụ: Toàn cảnh vụ án Formosa Hà Tĩnh
Trong tháng 4-2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) xảy ra sự cố môi trường nghiêm
trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế-xã hội, môi
trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn
xã hội.
Qua điều tra và rà soát, các bộ ngành, cơ quan chức năng đã đi đến kết
luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm
tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà
Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế trong tháng 4 vừa qua.
Ngày 28-6-2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc
gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến
Thừa Thiên - Huế trong thời gian vừa qua; đồng thời cam kết:
(1) công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố
môi trường nghiêm trọng;
(2) thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường
biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên
11.500 tỷ đồng (500 triệu USD);
(3) khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải,
nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải
độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý

15
Nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi
trường như đã xảy ra;
(4) phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây
dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo
đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo
niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế;
(5) thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi
phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Định hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các hình phạt
và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội
a. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các
pháp nhân thương mại
Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên các quy định về “Pháp nhân
thương mại phạm tội” được áp dụng. Theo quy định này, rất nhiều hành vi vi
phạm phổ biến trước đây như việc trốn thuế, vi phạm môi trường, sa thải lao
động trái pháp luật, không đóng bảo hiểm xã hội, kinh doanh đa cấp,... doanh
nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, các nhà điều hành có
thể phải liên đới chịu trách nhiệm về những sai phạm từ doanh nghiệp của
mình gây ra.
b. Các định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của
pháp nhân thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại gắn
với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân
thương mại đảm bảo vừa răn đe, vừa khắc phục những tổn hại kinh tế do pháp
nhân gây ra.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương
mại đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy các pháp
nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
c. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại.
 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của pháp
nhân thương mại.

16
(1) Thay đổi nhận thức về tài sản và trách nhiệm pháp lý của pháp nhân
thương mại 
Quan niệm trách nhiệm pháp lý của pháp nhân hiện nay phải có sự thay
đổi, theo đó trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn không phải là đặc
trưng của pháp nhân, không thể coi đó là tiêu chí để xem xét tổ chức có tư
cách pháp nhân hay không.
(2) Quy định hợp đồng thành lập pháp nhân trong Bộ luật dân sự.
Xuất phát từ bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ
hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp
ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác
định khi giao kết hợp đồng.
(3) Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về trách nhiệm của pháp nhân
thương mại.
Cần quy định rõ, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về những giao
ước, thỏa thuận (hợp đồng) tuy do người đại diện ký kết hoặc những hành vi
khác nhưng nhân danh pháp nhân.
Bộ luật hình sự chỉ áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ
vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm qua thời gian bị phạt tù nên cần có
hướng dẫn riêng về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cho pháp nhân.
(4) Giải pháp hoàn thiện pháp luật hành chính về trách nhiệm của pháp
nhân thương mại.
Cần xác định lại thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với pháp nhân
theo hướng tăng thời gian lên gấp hai lần so với cá nhân. Điều này cũng phù
hợp với mức độ xử phạt tiền tối tối đa của pháp nhân là gấp hai lần so với cá
nhân, xuất phát từ tính chất nguy hiểm, mức độ gây hậu quả trong vi phạm
của pháp nhân.
 Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
của pháp nhân thương mại
Thứ nhất, có hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về trách nhiệm
pháp lý của pháp nhân thương mại.
Thứ hai, cần phải hiểu rõ hoạt động trong lĩnh vực của mình với mối liên
hệ trách nhiệm mà pháp luật hình sự quy định.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng
ký kinh doanh.

17
Thứ tư, tích cực đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc xác định trách
nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại.
IV. Quyết định hình phạt
1. Cơ sở pháp lý
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt và mức hình phạt
cụ thể để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
a. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội
 Căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ và quy định của Bộ luật Hình sự,
cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm
hình sự.
Việc tòa án quyết định hình phạt đối với người hoặc pháp nhân phạm tội
phải công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Điều này có ý nghĩa chính trị,
xã hội và pháp lý rất quan trọng, đồng thời là cơ sở pháp lý để thực hiện mục
đích của hình phạt.
Theo quy định tại Điều 50, Bộ luật Hình sự 2015, khi quyết định hình
phạt, tòa án bắt buộc phải dựa vào căn cứ sau để lựa chọn hình phạt phù hợp
trong khung hình phạt mà tòa án đã ra quyết định xét xử:
- Các quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể của Bộ
luật Hình sự;
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi;
- Nhân thân người phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51, Bộ luật Hình
sự 2015);
- Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52, Bộ luật Hình
sự 2015);
- Tình hình tài sản, khả năng thi hành (hình phạt tiền) của người phạm
tội.

 Tổng hợp hình phạt


Thực tiễn xét xử có trường hợp một người phạm nhiều tội hoặc có nhiều
bản án, thì hình phạt chung đối với họ được giải quyết như sau:
Thứ nhất, trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội đã
phạm những tội khác nhau mà những tội ấy chưa hết thời hiệu truy cứu trách

18
nhiệm hình sự và cũng chưa bị đưa ra xét xử và kết án lần nào nay bị tòa án
đưa ra xét xử cùng một lúc. Trường hợp này tòa án quyết định hình phạt đối
với từng tội, sau đó tổng hợp thành hình phạt chung theo nguyên tắc (Điều 55,
Bộ luật Hình sự 2015):
(1) Đối với hình phạt chính:
 Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc
cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành
hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối
với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù
có thời hạn;
 Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành
hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được
chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
 Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù
chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
 Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình
thì hình phạt chung là tử hình;
 Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản
tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
 Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
(2) Đối với hình phạt bổ sung:
 Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được
quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình
phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được
cộng lại thành hình phạt chung;
 Nếu các hình phạt là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành
tất cả các hình phạt đã tuyên.
Ví dụ:  Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và
“Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Bị cáo Đinh La Thăng
Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm
tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Quá trình
điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái

19
Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu
khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí
(PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với
PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn
cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC
để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai
mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại
cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố
Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác
trong vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thường số tiền
Nhà nước bị thất thoát.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp
luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất
thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã
mở phiên tòa sơ thẩm  tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tổng hợp hình phạt của cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành
mức án là 30 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng
phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La
Thăng, chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách
nhiệm chính.
Tháng 6/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc
thẩm, đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng
6 bị cáo đồng phạm khác.
Thứ hai, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đây là trường hợp một
người có nhiều bản án kết tội thì hình phạt chung được tổng hợp như sau
(Điều 56, Bộ luật Hình sự 2015):
 Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà
lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án
quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 55, Bộ luật Hình sự 2015.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào
thời hạn chấp hành hình phạt chung.
 Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực
hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội

20
mới, sau đó tổng hợp với từng phần hình phạt chưa chấp hành của
bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều
55, Bộ luật Hình sự 2015.
 Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có
hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng
hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp
hình phạt của các bản án.
Ví dụ: Nguyễn Văn B đang chấp hành án tại Trại giam H thuộc Bộ Công
an. Trong thời gian chấp hành án, B có hành vi cố ý gây thương tích cho
phạm nhân khác cũng đang chấp hành án tịa Trại giam H. Trường hợp này khi
xét xử hành vi phạm tội "Cố ý gây thương tích" của B thì Tòa án sẽ tổng hợp
hình phạt theo Khoản 2 Điều 56 BLHS năm 2015.
 Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận (Điều
91, Bộ luật Hình sự 2015) là "Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải
bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công
dân có ích cho xã hội".
Mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng thấp hơn so với người
thành niên, như: đối với người từ 16 đến 18 tuổi thì mức hình phạt cao nhất
không quá 18 năm tù, người từ 14 đến dưới 16 tuổi thì mức hình phạt cao
nhất không quá 12 năm tù,… (Điều 101, Bộ luật Hình sự 2015).
b. Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
 Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Tòa án căn cứ
vào quy định sau đây:
- Quy định của Bộ luật Hình sự 2015; (pháp nhân thương mại phải chịu
trách nhiệm về 33 tội phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Bộ luật
Hình sự).
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
Ví dụ: Coca Cola và Asanzo cùng trốn thuế
+ Coca: trốn thuế bằng cách khai báo lỗ trong thời gian dài (từ năm 2007 –
2012)
 Bị phạt 821 tỷ đồng.

21
+ Asanzo trốn thuế bằng cách không xuất hóa đơn, sử dụng bất hợp pháp hóa
đơn hơn 40,57 tỷ đồng => bị truy thu thuế và phạt tổng cộng là 68,57 tỷ đồng.
- Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại;
- Các tình tiết giảm nhẹ (Điều 84, Bộ luật Hình sự 2015); tăng nặng trách
nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Điều 85, Bộ luật
Hình sự 2015).
+ Tình tiết tăng nặng:
 Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội.
 Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng.
 Phạm tội 2 lần trở lên.
 Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
 Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch
bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội.
(VD: Công ty Việt Á đã lợi dụng dịch bệnh covid 19 để nâng khống
4000 tỷ giá kit test covid 19, gây bức xúc trong dư luận vào năm
2021 vừa qua).
 Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu
tội phạm.
+ Tình tiết giảm nhẹ:
 Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
 Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
 Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn.
 Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án.
 Năm, có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
 Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm
nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án
quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định tại
(Điều 86, Bộ luật Hình sự 2015):
(1) Đối với phạt hành chính:
 Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền được
cộng lại thành hình phạt chung;
 Hình phạt đã tuyên là đỉnh chỉ hoạt động thời hạn đối với từng lĩnh
vực cụ thể thì không tổng hợp;

22
 Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
(2) Đối với hình phạt bổ sung:
 Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được
quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt
đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại
thành hình phạt chung;
 Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị
kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
 Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 87, Bộ luật Hình sự
2015)
Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị
xét xử về tội phạm đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định
hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo
quy định tại Điều 86 của Bộ luật Hình sự 2015.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động
có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà
lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội
mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi
quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86, Bộ luật Hình sự 2015.
2. Thực tiễn
a. Thực tiễn các quyết định hình phạt của pháp nhân thương mại
phạm tội xử theo vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính tuy đã được điều chỉnh theo hướng nâng
mức phạt cao hơn so với trước kia, nhưng cũng không đủ sức răn đe doanh
nghiệp, tổ chức vi phạm. Trên thực tế đó hậu quả do hành vi vi phạm của
pháp nhân gây ra trong nhiều trường hợp là đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều
trường hợp pháp nhân sẽ chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm.
Ví dụ: thiệt hại do sự cố tràn dầu của tàu Neptune Aries (Singapore) ngày
03-10-1994 tại cảng Cát Lái gây thiệt hại ước tính 20 triệu USD, nhưng Tòa
án chỉ buộc công ty sở hữu tàu bồi thường hơn 3 tỷ đồng (khoảng 2 triệu
USD) và xử phạt hành chính không quá 70 triệu đồng.
Có ý kiến cho rằng nên chăng chỉ cần nâng mức phạt trong Luật xử lý vi
phạm hành chính để xử lý pháp nhân mà không cần phải quy định trách

23
nhiệm hình sự đối với pháp nhân. tuy nhiên, về bản chất hành vi vi phạm
hành chính là hành vi có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với hành vi bị coi là
tội phạm, do đó, việc nâng mức xử phạt hành chính quá cao sẽ tạo ra sự
không thống nhất trong hệ thống pháp luật.
b. Thực tiễn các quyết định hình phạt của pháp nhân thương mại
phạm tội xử lý theo vi phạm dân sự
Thực tiễn xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật của pháp nhân cho thấy một
số bất cập, hạn chế:
Thứ nhất, một trong những nguyên tắc áp dụng biện pháp buộc bồi thường
thiệt hại theo chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra yêu cầu đối
với người bị thiệt hại phải tự chứng minh mức độ thiệt hại. Trong khi đó, để
chứng minh được mức độ thiệt hại, nhất là thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm
môi trường (như ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước…) không phải là
chuyện đơn giản và không phải lúc nào thiệt hại đó cũng biểu hiện ngay lập
tức. Do vậy, nếu chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân
sự của pháp nhân vi phạm thì người dân khó có điều kiện để thực hiện quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.
Thứ hai, theo quy định hiện hành, đối với các pháp nhân là doanh nghiệp
có hành vi vi phạm có thể bị xử lý thông qua khởi kiện vụ án dân sự, nhưng
trên thực tế, do hành vi xảy ra trong một khoảng thời gian dài, với nhiều đối
tượng bị hại khác nhau nên việc xác định ai là người khởi kiện gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, theo quy định hiện hành thì việc khởi kiện đòi bồi thường
thiệt hại luôn đi kèm theo một mức án phí dân sự rất lớn. Điều này đã gây ra
nhiều cản trở cho người dân trong việc đòi bồi thường thiệt hại. Như vậy,
trước hành vi vi phạm của pháp nhân, doanh nghiệp, người dân vừa là người
bị thiệt hại lại vừa phải tự chứng minh thiệt hại trước khi đòi bồi thường. Đây
là điều bất hợp lý và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lý
không dứt điểm trong vụ kiện người dân của ba tỉnh đòi bồi thường thiệt hại
trong Vụ Vedan. Trong khi đó, nếu coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì
việc chứng minh tội phạm và xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm
của pháp nhân gây ra thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, với một quy
trình tố tụng chặt chẽ, nhanh chóng, khách quan và công bằng.
Do vậy, trong mối quan hệ về trách nhiệm chứng minh thiệt hại do pháp
nhân gây ra, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật
Hình sự thực chất là việc chuyển trách nhiệm từ trách nhiệm chứng minh từ
cá nhân người bị thiệt hại sang trách nhiệm chứng minh của Nhà nước - chủ

24
thể thay mặt người dân trong việc buộc pháp nhân phải bồi thường thiệt hại.
Trở lại ví dụ: Vụ xả thải của công ty Vedan, nếu chúng ta đã quy định pháp
nhân là chủ thể của tội phạm thì chắc chắn không xảy ra tình trạng không xác
định được ai trong số hàng chục ngàn người dân là người khởi kiện; và người
dân hay cơ quan nào đứng ra xác định mức độ thiệt hại...
c. Thực tiễn các quyết định hình phạt của pháp nhân thương mại
phạm tội xử lý theo vi phạm hình sự.
Cho đến thời điểm trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực, chính
sách hình sự của nhà nước ta chỉ xử lý về hình sự đối với chủ thể phạm tội là
các cá nhân.
Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Trên thực tế, hoạt
động quản lý của các doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi cá nhân
Giám đốc hoặc người điều hành doanh nghiệp, mà trong nhiều trường hợp các
quyết định đưa ra (bao gồm cả những quyết định vi phạm) trên cơ sở bàn bạc,
biểu quyết tập thể.
Về thực chất, đây là trường hợp lãnh đạo tập thể, quyết định tập thể và
hưởng lợi tập thể. Trong những trường hợp này, vai trò của giám đốc điều
hành chỉ là người chấp hành quyết định của tập thể. Vì vậy, nếu vẫn chỉ buộc
một số cá nhân chịu trách nhiệm hình sự trong khi việc biểu quyết theo Hội
đồng và cả tập thể được hưởng lợi từ những quyết định tập thể ấy là thiếu
công bằng.
Điều này càng thấy rõ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoặc các loại hình công ty cổ phần, khi mà phần lớn chủ sở hữu thực sự của
doanh nghiệp, pháp nhân này lại không phải là người trực tiếp điều hành
doanh nghiệp. Do đó, nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hình sự chỉ xử lý cá
nhân người phạm tội như hiện nay, thì chúng ta mới chỉ xử lý đến cá nhân
người trực tiếp điều hành doanh nghiệp mà chưa xử lý những ông chủ thật sự
- người được hưởng lợi chính từ những hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
3. Giái pháp kiến nghị và hoàn thiện pháp lý
a. Đối với người phạm tội
Thứ nhất, cần mở rộng nguồn của luật hình sự trong quá trình sửa đổi Bộ
luật Hình sự. Hiện nay có các phương án sửa đổi liên quan đến nguồn của luật
hình sự đó là:
Giữ nguyên quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, đồng thời bổ sung
chế định tội phạm và hình phạt vào các văn bản pháp luật chuyên ngành trong

25
quá trình ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật chuyên
ngành đó;
Bộ luật Hình sự chỉ quy định những vấn đề chung và các tội phạm mang
tính truyền thống còn các tội phạm thuộc lĩnh vực nào thì chuyển sang quy
định luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.
Thứ hai, quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng mà không
cần phải có thêm văn bản hướng dẫn kèm theo.
Cụ thể, những hành vi phát sinh trong những lĩnh vực “phi truyền thống”
cần phải ngăn chặn kịp thời hoặc những hành vi được thực hiện bằng những
thủ đoạn phạm tội mà quan điểm định tội còn nhiều khác biệt trong các cơ
quan Tư pháp; Những hành vi phức tạp, đa dạng mà không thể quy định đầy
đủ trong Bộ luật Hình sự; Những hành vi phát sinh trong một số lĩnh vực
chuyên ngành hẹp mà Nhà nước đã có luật riêng điều chỉnh; Những hành vi
không ổn định, dễ phát sinh, thay đổi hoặc mất đi.
Thứ ba, nghiên cứu bỏ hình phạt cảnh cáo ra khỏi trong hệ thống hình phạt
Việt Nam và thay bằng hình phạt lao động công ích bắt buộc. Bởi vì tính
trừng trị, răn đe của hình phạt cảnh cáo rất thấp nên nếu áp dụng hình phạt
này sẽ không đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
Thứ tư, Bộ luật Hình sự Việt Nam cần quy định biện pháp cưỡng chế đối
với người bị kết án trong trường hợp họ không nộp phạt đúng hạn nhằm bảo
đảm khả năng thực thi của hình phạt tiền bằng việc áp dụng biện pháp cưỡng
chế trong trường hợp người phạm tội không nộp tiền phạt đúng hạn; cân nhắc
bổ sung quy định cho phép chuyển đổi loại hình phạt này thành hình phạt tù
có thời hạn trong trường hợp người phạm tội không nộp tiền phạt...
Thứ năm, nghiên cứu giảm mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn
xuống dưới 3 tháng và mức tối đa chỉ là 15 năm (nếu phạm một tội), 20 năm
(nếu phạm nhiều tội hoặc có sự chuyển đổi từ hình phạt tử hình). Với mức tối
đa của hình phạt tù có thời hạn chỉ là 20 năm vừa đủ để trừng trị người phạm
tội và răn đe, ngăn ngừa những người không vững vàng trong xã hội, góp
phần khắc phục tình trạng quá tải trong các trại giam ở Việt Nam như hiện
nay.
Thứ sáu, cần thiết quy định các hình phạt khác (không phải hình phạt tù) ở
khía cạnh là hình phạt độc lập, không phải ở dạng lựa chọn với hình phạt tù

26
trong một số trường hợp cụ thể, tạo điều kiện áp dụng hiệu quả trong thực
tiễn.
Thứ bảy, tăng cường hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự
hiện hành.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có rất nhiều điều luật thể hiện rõ tính nhân
đạo và hướng thiện. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng,
cần phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đẩy mạnh
tuyên truyền áp dụng các quy định này.
Thứ tám, nâng cao đạo đức, trách nhiệm của các chủ thể áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền là
cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án. Bên cạnh trình độ chuyên môn, đạo
đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của các chủ thể này giữ vai trò rất
quan trọng trong việc bảo đảm tính nhân đạo và hướng thiện trong áp dụng
pháp luật hình sự. Chỉ khi các chủ thể thực thi nhiệm vụ không vụ lợi, không
sợ trách nhiệm; thực thi công vụ với lương tâm, trách nhiệm cao nhất của
mình thì khi đó, tính nhân đạo và hướng thiện sẽ được thể hiện rõ nhất.
b. Đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
Một là, điều chỉnh hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội theo hướng thu hẹp hình phạt tù có thời hạn, mở rộng các hình
phạt không phải là hình phạt tù, các biện pháp tư pháp và biện pháp giám sát,
giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Việc điều chỉnh
này bao gồm điều chỉnh hệ thống hình phạt và điều chỉnh khung hình phạt của
từng tội phạm cụ thể.
Hai là, sửa đổi quy định việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội khi đảm bảo các điều kiện tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình
sự là bắt buộc chứ không còn mang tính tùy nghi. Khoản 2 Điều 91 của Bộ
luật Hình sự quy định: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần
lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật
này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện
pháp quy định tại Mục 2 Chương này”.
Đề xuất bỏ cụm từ “có thể” để loại bỏ tính tùy nghi của quy định. Việc
thay đổi này sẽ thể hiện rõ ràng tinh thần xử lý chuyển hướng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 và
các hướng dẫn của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam đang là thành viên.

27
Ba là, xây dựng điều luật riêng quy định về hình phạt cảnh cáo đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội gồm các nội dung tương ứng với 02 nhóm độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cho
thống nhất với các quy định về hệ thống hình phạt. Đồng thời sửa đổi quy
định về hình phạt cảnh cáo tại Điều 34 của Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ
điều kiện “nhưng chưa đến mức miễn hình phạt” nhằm mở rộng phạm vi áp
dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Bốn là, bổ sung thêm một điều luật quy định về quyết định hình phạt trong
trường hợp đồng phạm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm tạo sự đồng
bộ giữa việc xử lý hình sự đối với người phạm tội và người dưới 18 tuổi phạm
tội.
V. Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt
1. Cơ sở pháp lý
a. Thời hiệu thi hành bản án
Thời hiệu thi hành bản án là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định bản án
có hiệu lực thi hành, nếu hết thời hạn đó mà bản án chưa được thi hành thì
không được thi hành nữa.
Theo Điều 60, Bộ luật Hình sự 2015:
- 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ
hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống.
- 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm.
- 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm.
- 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05
năm.
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại
Chương XIII, Bộ luật Hình sự 2015 “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” và
Chương XXVI, Bộ luật Hình sự 2015 “Các tội phá hoại hòa bình, chống loài
người và tội phạm chiến tranh” (Điều 61, Bộ luật Hình sự 2015).
Ví dụ: Anh Vũ Văn C cấu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại
cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt
Nam (phạm tội phản bội tổ quốc, Điều 78 BLHS), bị kết án tử hình. Tuy đã
qua 20 năm mà bản án vẫn chưa được thi hành do anh C đã chạy trốn và chưa
bị bắt lại, nhưng sau khi bị bắt thì bản án đối với anh C vẫn sẽ được thi hành.
b. Miễn chấp hành hình phạt

28
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành
hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ.
Theo Điều 62, Bộ luật Hình sự 2015:
Về nguyên tắc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật người phạm tội phải
chấp hành hình phạt đã tuyên đối với họ, tuy nhiên có những trường hợp đặc
biệt họ chưa chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt mà có lý do
đáng được khoan hồng hoặc không cần thiết buộc họ phải chấp hành hình
phạt hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt thì họ có thể được miễn chấp hành
hình phạt hoặc miễn hình phạt còn lại.
Ví dụ như: họ mắc bệnh hiểm nghèo, lập công lớn, hoàn cảnh gia đình đặc
biệt khó khăn,…
c. Giảm mức hình phạt đã tuyên
Theo Điều 63, Bộ luật Hình sự 2015:
Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù
chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có
nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề
nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định
giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Cụ thể:
(1) Điều kiện để được xét giảm là:
- Có nhiều tiến bộ trong quá trình chấp hành hình phạt.
- Đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.
- Đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời
hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12
năm đối với tù chung thân.
- Có đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
(2) Mức giảm:
- Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành
được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.
- Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và
dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành là
20 năm.
- Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt
tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã

29
chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo
đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm,…
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị kết án 5 năm tù, A đã chấp hành được 4 năm 10
tháng tù và có đủ các điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Trong trường hợp này, A có thể được giảm phần hình phạt tù còn lại (2
tháng).
Ví dụ: Nguyễn Văn B bị kết án 3 tháng tù, B đã chấp hành được một phần
ba hình phạt (1 tháng tù) và có đủ các điều kiện khác để được giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp này, B chỉ có thể được giảm đến 1
tháng 15 ngày vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 của BLHS thì B phải
đảm bảo chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên (tức là 1 tháng
15 ngày tù).
d. Án treo
Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, án treo không phải là hình phạt mà được
coi là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Theo Điều 65, Bộ luật Hình sự 2015, điều kiện để được hưởng án treo là:
- Án đã tuyên không quá ba năm tù.
- Nhân thân người bị kết án tương đối tốt.
- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù.
Người được hưởng án treo không cần phải chấp hành hình phạt tù mà phải
chịu một thời gian thử thách từ một năm đến năm năm, do Tòa án quyết định
nhưng không thấp hơn hình phạt tù. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao
người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền
địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.
Ví dụ: A bị xử phạt tù 03 năm, xét có đủ điều kiện để được hưởng án treo
và đã bị tạm giam 01 năm, thì mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là
02 năm và thời gian thử thách là 04 năm.
e. Xóa án tích
Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ việc mang án tích đối với người bị kết án.
Theo Điều 69:
- Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70
đến Điều 73 của Bộ luật Hình sự. Người được xóa án tích coi như chưa bị
kết án.

30
- Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Ví dụ: Một người bị phạt 02 năm tù về tội cướp giật tài sản, phải bồi
thường cho người bị hại 10.000.000 đồng, phải nộp án phí hình sự sơ thẩm,
án phí dân sự sơ thẩm. Như vậy, người này đã mang án tích kể từ khi Quyết
định của Tòa án có hiệu lực. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 70
BLHS 2015, người đang có án tích sẽ đương nhiên được xóa án tích, nếu hết
thời hạn 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù 02 năm, bồi thường
xong 10.000.000 đồng cho người bị hại, đã nộp đủ án phí hình sự sơ thẩm và
án phí dân sự sơ thẩm và kể từ ngày hết thời hiệu thi hành bản án, người đó
không phạm tội mới.
2. Thực tiễn và đề xuất giải pháp các quy định liên quan đến chấp
hành hình phạt
a. Miễn chấp hành hình phạt
(1) Thực tiễn
Là các điều kiện mà pháp luật quy định nhằm thực hiện chính sách khoan
hồng, nhân đạo và tạo cơ hội cho người phạm tội có cơ hội sớm hòa nhập lại
với cộng đồng và rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, các quy định mang tính định tính này do chưa được nhận thức
một cách thống nhất trong thực tiễn áp dụng nên còn tồn tại vướng mắc:
Một là, xác định trường hợp người bị kết án lập công lớn:
Theo quy định tại mục 2 của NQ 01/2007:
“Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã … có những phát  minh,
sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác
được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 
Qua quy định trên cho thấy, khái niệm có giá trị ở đây mang tính trừu
tượng. Việc đánh giá có giá trị hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, thực tế áp dụng còn tồn tại nhiều sai sót
chủ quan trong quá trình nhận xét, đánh giá người bị kết án từ đó dẫn đến việc
đề nghị người không đủ điều kiện cũng như không đề nghị người có đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hai là, xác định các điều kiện kép:

31
Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 thì người bị kết án ngoài thỏa mãn các
điều kiện cần là lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì cần phải thỏa
mãn điều kiện đủ là người đó không còn nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ vào các bệnh lý khiến người bị bệnh không thể tự mình hoạt động
được, mọi hoạt động thường nhật phải phụ thuộc vào người thân thì thông qua
thực tế nhìn nhận có thể khẳng định rằng người này không còn nguy hiểm cho
xã hội nữa.
Tuy nhiên, người phạm tội có thể làm giả bệnh án để được miễn chấp hành
hình phạt.
Ví dụ: Ông Nguyễn Lộc An, sinh năm 1965, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ
Thị trường trong nước, là người đã bị kết án 3 năm tù giam về tội buôn lậu
nhưng đã “thoát” thi hành án (đi cải tạo) bằng một bộ hồ sơ bệnh ung thư giả.
Chỉ sau 4 năm được miễn thi hành án, ông Nguyễn Lộc An đã được bổ nhiệm
chức Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và tại vị cho đến nay.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Lộc An cùng các đồng phạm đã lập hồ sơ L/C
giả nhập hơn 9.170 tấn hàng hóa, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4,197 tỷ
đồng, lãnh án 3 năm tù giam.
Ngày 24/3/2003, TAND tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định thi hành án phạt
tù đối với ông Nguyễn Lộc An và ủy thác cho TAND TP Hà Nội thi hành bản
án. Tháng 6/2003, TAND TP Hà Nội đã có quyết định thi hành án đối với ông
Nguyễn Lộc An. Tuy nhiên, quyết định này không được thi hành.
Cho đến năm 2005, ông Nguyễn Lộc An xin hoãn thi hành án vì lý do sức
khỏe. TAND TP Hà Nội đã cho giám định sức khỏe đối với ông An và sau đó
có quyết định hoãn thi hành án vì lý do ông An tổn hại 61% sức khỏe.
Tiếp đó, năm 2006, ông Nguyễn Lộc An có đơn xin miễn thi hành án vì lý
do mắc bệnh hiểm nghèo là ung thư phổi và một bộ hồ sơ bệnh tật kèm theo
để chứng minh bệnh đang ở giai đoạn "hiểm nghèo".
Căn cứ hồ sơ này, ông Đỗ Văn Nghiêm, cán bộ TAND TP Hà Nội đã trình
lãnh đạo TAND TP Hà Nội ký quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đối
với ông Nguyễn Lộc An. Tháng 6/2006, TAND TP Hà Nội đã ban hành quyết
định miễn chấp hành hình phạt tù đối với ông Nguyễn Lộc An.
Theo:https://baophapluat.vn/tro-thanh-vu-pho-sau-4-nam-thoat-an-tu-
bang-ho-so-gia-chuyen-co-mot-khong-hai-o-bo-cong-thuong-
post400653.html

32
(2) Đề xuất
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng.
Thứ hai, cùng với sự ra đời của Bộ luật Hình sự mới thì yêu cầu cấp thiết
nhất chính là việc ban hành những văn bản hướng dẫn mới kèm theo.
b. Giảm mức hình phạt đã tuyên
(1) Thực tiễn
Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người bị kết án cải tạo
không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp
hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi
thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành
án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành
hình phạt…”.
BLHS quy định nội dung này nhưng không có bất cứ một văn bản pháp
luật nào hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp người bị kết án đã bồi thường
một phần nghĩa vụ dân sự là bao nhiêu. Một phần nghĩa vụ dân sự là đã thực
hiện một phần hai, một phần ba hay một phần tư nghĩa vụ dân sự theo bản án,
quyết định của Tòa án. Do đó, trong quá trình xét giảm thời hạn chấp hành án
phạt tù cho phạm nhân, Hội đồng xét giảm của Tòa án rất khó khăn trong việc
xem xét yếu tố “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.
Khắc phục khó khăn trên, ngày 03 tháng 4 năm 2019, Tòa án nhân dân tối
cao đã có Công văn số 64/TANDTC-PC, trong đó có giải đáp nội dung: “Tình
tiết đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự quy định tại khoản 1 Điều
63 của Bộ luật hình sự được hiểu như thế nào?”. Tại mục 1 Phần I Công văn
số 64/TANDTC-PC nội dung này được giải đáp như sau:
Đối với trường hợp bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn hoặc tù chung thân là loại hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tử hình, nên
“đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63
của Bộ luật Hình sự được hiểu là đã bồi thường được ít nhất một phần hai
nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp, người bị kết
án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết
định của Tòa án nhưng có văn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc
có thõa thuận khác của phía bị hại (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)
thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì
cũng được coi là “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.
Nội dung hướng dẫn này còn tồn tại nhiều bất cập sau:

33
Thứ nhất, còn mang tính không công bằng giữa các phạm nhân, ở chỗ:
những phạm nhân có điều kiện kinh tế, thực hiện 50% nghĩa vụ dân sự thì mãi
mãi vẫn có lợi thế, được ưu tiên hơn những phạm nhân hoàn cảnh gia đình,
kinh tế khó khăn, không thực hiện được nghĩa vụ dân sự hoặc thực hiện nghĩa
vụ dân sự chưa được một phần hai, mặc dù chất lượng cải tạo của họ tốt hơn
những phạm nhân khác.
Thứ hai, những phạm nhân hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, không
thực hiện được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì có cố gắng phấn đấu chất
lượng cải tạo tốt đến mấy cũng không được xét giảm, không được hưởng
chính sách nhân đạo của pháp luật.
Thứ ba, chính quy định đó, làm suy giảm động lực phấn đấu cải tạo của
phạm nhân và đồng thời cũng là gánh nặng cho các Trại giam trong vấn đề
quản lý phạm nhân, vì số lượng phạm nhân không được xét giảm phải tiếp tục
cải tạo thời gian dài hơn.
(2) Đề xuất
Để khắc phục, hạn chế những bất cập nói trên và để chính sách xét giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù thực sự đảm bảo tính công bằng, dân chủ,
khách quan, đảm bảo được tính nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước,
tính nhân văn của pháp luật Việt Nam, nội dung “đã bồi thường được ít nhất
một phần hai nghĩa vụ dân sự” cần được nhận thức lại sao cho phù hợp với
thực tiễn áp dụng. Có thể áp dụng thì chỉ áp dụng trong một giới hạn nhất
định đối với các loại tội phạm kinh tế, tham ô tài sản, nhận hối lộ…

c. Án treo
(1)Thực tiễn
Quy định người được hưởng án treo phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi
làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Quy định như trên còn có cách hiểu khác nhau, là chưa cụ thể.
Ví dụ: Nguyễn Thanh D phạm tội ‘‘Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản’’ theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự, đã bồi thường khắc phục
xong toàn bộ thiệt hại, có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng, có 3
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: D là lao động tự do, công việc
không ổn định, D được chú ruột của mình có nơi cư trú rõ ràng tại phường
X, thành phố H bảo lĩnh. Trường hợp của D có 2 quan điểm xử lý.
34
Quan điểm thứ nhất:   Nguyễn Thanh D đã bồi thường khắc phục xong
toàn bộ thiệt hại, có nhân thân tốt, không có tình tiết tăng nặng, có nhiều
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, D đã được chú ruột có nơi cư trú rõ
ràng bảo lĩnh. Vì vậy, có đủ điều kiện để xử phạt D tù nhưng cho hưởng án
treo, thể hiện tính khoan hồng, nhân đạo của pháp luật hình sự.
Quan điểm thứ hai: Nguyễn Thanh D mặc dù đã bồi thường khắc phục
xong toàn bộ thiệt hại, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng D không có nơi cư
trú rõ ràng trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, không có nơi làm việc ổn
định. Nên không cho D được hưởng án treo nhưng có thể xử phạt D hình
phạt khác, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.
Theo:https://lsvn.vn/mot-so-vuong-mac-khi-xu-phat-tu-nhung-cho-
huong-an-treo.html
(2)Đề xuất
Bổ sung vào điều kiện của người được hưởng án treo cụm từ “Người
được hưởng án treo phải có nơi cư trú rõ ràng trên địa bàn đơn vị hành
chính cấp xã”. Có như thế mới cụ thể và phù hợp với các Luật khác có liên
quan.
d. Xóa án tích
(1)Thực tiễn
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 có hiệu lực pháp luật đã giao thẩm quyền xác nhận các trường hợp đủ
điều kiện đương nhiên xóa án tích cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu "Lý lịch
tư pháp" nhưng Luật Lý lịch tư pháp chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục,
thời gian và cơ chế phối hợp xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án
tích.
Công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan có liên
quan cũng như đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có trình độ nghiệp vụ
chuyên sâu về pháp luật hình sự và pháp luật về Lý lịch tư pháp. Trong khi
đó, đội ngũ cán bộ làm công tác Lý lịch tư pháp tại các Sở Tư pháp còn thiếu
về số lượng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên cũng gặp khó khăn trong
công tác này.
(2) Đề xuất

35
Quy định về trình tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xác minh các
điều kiện đương nhiên xóa án tích trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu
Lý lịch tư pháp có án tích và đã đủ thời gian đương nhiên xóa án tích nhưng
cơ sở dữ liệu của Sở Tư pháp không cập nhật thông tin về tình hình thi hành
án dân sự và thi hành án hình sự.

36

You might also like