You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC


BÀI TẬP Môn học:


LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
Lần 8:
HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Nhóm 2 Lớp: HC46B1
1. Phạm Hoàng Tuấn (NT) – 2153801014233
2. Huỳnh Lê Yến Nhi – 2153801014180
3. Huỳnh Thị Tuyết Nhi – 2153801014181
4. Nguyễn Văn Phú – 2153801014196
5. Nguyễn Minh Nhật – 2153801014178
6. Nguyễn Thanh Thanh Tâm – 2153801014221
7. Lê Thị Bích Ngọc – 2153801014162
8. Thóng Hỷ Tín – 2153801014226
9. Rah Lan Soni – 2153801014214
10. Lê Trung Phát – 2153801014193
11. Nguyễn Ngọc Yến Nhi – 2153801014185

Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2022


I. NHẬN ĐỊNH.
20. Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết
án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.
NHẬN ĐỊNH SAI, vì:
Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 56 BLHS gồm
có những trường hợp sau:
Thứ nhất, một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội
đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị
xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 551 của Bộ luật
này.
Thứ hai, một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với
phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung
theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Vì vậy, trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết
án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn không được quá 30 năm

22. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người
chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.
NHẬN ĐỊNH SAI, vì:
Theo khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 và Khoản 2 Điều 123 BLHS năm
2015 thì mức hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015 là 07-
15 năm. Như vậy, mức hình phạt tối đa mà người phạm tội chưa đạt phải chịu là
không quá ¾ mức phạt tù điều luật quy định là 11 năm 3 tháng.

37. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.


NHẬN ĐỊNH SAI, vì chấp hành án là việc người bị kết án phải chấp hành
theo quyết định của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên trong một số trường hợp việc chấp hành đó không đi kèm với hình phạt,
ví dụ trong bản án dân sư về tranh chấp tài sản thừa kế thì chủ thể nhận phán quyết
không thể là chủ thể chấp hành hình phạt được, trong lĩnh vực hình sự thì nếu Tòa
ra phán quyết mà trong đó người bị tuyên được miễn trách nhiệm hình sự do chưa
đủ tuổi,

1
Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt
đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải
tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

1
mất năng lực hành vi... thì việc chấp hành hình phạt không đặt ra trong trường hợp
này.

Chấp hành bản án là chấp hành toàn bộ nghĩa vụ của người phạm tội đối với
nhà nước.
Chấp hành bản án có khi bao gồm cả chấp hành hình phạt nhưng có những khi không
bao gồm chấp hành hình phạt. VD: Bản án Tòa tuyên đối với A là chấp hành hình phạt
nhưng không phải hình phạt…

39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
NHẬN ĐỊNH SAI, vì:
Án treo là miễn chấp hành hình phạt tù căn cứ theo khoản 1 Điều 65 khi xử
phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết
giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho
hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các
nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
NHẬN ĐỊNH SAI, vì:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân
của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp
hành hình phạt tù.
Án treo không chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng mà người
bị kết án nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện Điều 65 BLHS 2015, có tình tiết
giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, Người được hưởng án treo phải là người có nhân
thân tốt theo quy định tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều
65 BLHS 2015 thì được xem xét cho hưởng án treo. Ngoài các điều kiện trên thì
nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả
năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội;
không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2
II. BÀI TẬP.
Bài tập 12:
A 17 tuổi phạm tội cƯớp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Cơ sở pháp
lý.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì
bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Tuy nhiên trong tình huống này A phạm tội lúc
17 tuổi thì theo khoản 1 Điều 101 BLHS năm 2015: “Đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù
chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Theo đó, mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là: 10 x 3/4 = là 7
năm 6 tháng tù.

2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm
nào nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù.
- Theo khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015 thì:
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ
khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ
khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới
trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không
giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm”.
- Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 thì A phạm tội tại
khoản 1 Điều 168 BLHS được xác định là tội rất nghiêm trọng do cố ý. Do đó căn
theo điểm b khoản 2 Điều 107 BLHS thì người dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý đương nhiên được xoá án tích nếu từ khi chấp hành xong
hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi
hành án, người

3
đó không thực hiên hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm trong trường hợp bị
phạt tù đến 05 năm. Trong tình huống trên, A 17 tuổi thực hiện tội phạm và bị Toà
tuyên 4 năm tù nên thời hạn xoá án tích đối với A là 1 năm kể từ ngày A chấp hành
xong hình phạt chính.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được
không? Tại sao?
- Theo khoản 6 Điều 168 BLHS năm 2015: “Người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ
01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” thì đây là hình
phạt bổ sung tuy nhiên A 17 tuổi nên Tòa không thể áp dụng hình phạt bổ sung phạt
tiền đối với A theo khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 “không áp dụng hình phạt bổ
sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.

4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong
khi đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý
gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
- Theo khoản 7 Điều 91 BLHS: “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi
phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” nhưng A
đã 17 tuổi nên vẫn được xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm theo Điều 53
BLHS.
- Vì A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS có hình
phạt cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân là thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
khi chưa được xóa án tích tội cướp tài sản khoản 1 Điều 168 BLHS cũng thuộc tội
phạm rất nghiêm trọng.
- Do đó theo điểm a khoản 2 Điều 53 BLHS những trường hợp tái phạm
nguy hiểm khi “đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý” thì A được
xem là tái phạm nguy hiểm.

Bài tập 17.


A phạm hai tội: giết nGƯời (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trộm cắp tài sản
(khoản 2 Điều 173 BLHS). Nay ĐƯA ra xét xử cả hai tội trong một vụ án hình sự.

1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp
dụng với A nếu:

4
- A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và
phạm tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù;
Mức tối đa của hình phạt chung: Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS
năm 2015 có thể thấy A thực hiện tội nặng hơn khi chưa đủ 18 tuổi và tội nhẹ hơn
khi đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức cao nhất quy định tại Khoản
1 điều này là 18 năm. Vậy mức tối đa của hình phạt chung áp dụng cho A là 18 năm
đối với hai tội.
- A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù
và giết người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
Mức tối đa của hình phạt chung: Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 103 BLDS
năm 2015 có thể thấy A thực hiện tội nặng hơn khi đã đủ 18 tuổi và tội nhẹ hơn khi
chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi phạm tội.
Vậy dựa vào điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 quy định về hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội thì hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung và
không vượt quá 30 năm cụ thể là 21 năm tù.

2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại
sao?
A không thuộc trường hợp có nhiều bản án vì A phạm tội nhiều lần và có hai
hành vi phạm nên thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần mà trước đó chưa được xét
xử nên được xét xử trong cùng 01 lần và chỉ có một bản án. Căn cứ quy định tại
Điều 56 BLHS 2015.

Bài tập 18.


Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới
không phải khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn
5.000 USD. X (25 tuổi) đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo
theo quy định của thủ tục hải quan và bị bắt quả tang. Do vậy, X bị truy tố và xét
xử về “tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189
BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình
phạt nhẹ hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
Nếu áp dụng Điều 54 BLHS 2015 thi chỉ có 1 phương án lựu chọn hình phạt
nhẹ hợn. Vì đây phạm tội về “tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo
khoản 1 Điều 189 BLHS 2015:

5
Tội này thỏa mãn điều kiện tại khoản 3 Điều 54 BLHS 2015: “trong trường
hợp có đủ các điều kiện quy ddiknhj tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều
luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ
nhất, thì Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do
của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Vì tại khoản 1 Điều 189 BLHS
năm 2015 có khung hình phạt và đó là khung hình phạt nhẹ nhất, cho nên giả xử đối
với phạm tội lần đầu là người giúp sức hoặc là người phạm tội ít nhất có 2 tình tiết
giảm nhẹ phải áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015. Mức hình phạt tối thiểu
được áp dụng trong phương án này là phạt tiền 20.000.000 đồng theo quy định tại
khoản 1 Điều BLHS 2015.

Dưới 20 triệu đồng nhưng không thấp hơn 1 triệu đồng


Phạt cải tạo không giam giữ
A phạm tội khoản 1 Điều 189 đủ điều kiện áp dụng theo Điều 34:

Khoản 3 Điều 54:


+ Quyết định hình phạt nhẹ hơn khoản 1 Điều 189
- Phạt tiền < 20tr nhưng không thấp hơn 1tr (Điều 35)
- Cải tạo không giam giữ
- Phạt tù
+ Chuyển sang hình phạt khác: Cảnh cáo (Điều 34, Điều 9, khoản 1 Điều 189).

2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?


- Phạt tiền: nếu A không bị áp dụng hình phạt chính là là phạt tiền.
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên
giới.
- Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 USD
- Hướng xử lý tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Cơ sở pháp lý điểm a
khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch
thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà
có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

Bài tập 19
A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS
và bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam ĐƯợc 3 năm thì A lại phạm

6
tội cố ý gây tHUƠ̛ NG tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu khích của
NGƯời bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới, A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134
BLHS và bị xử phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho NGƯời bị hại là 50 triệu đồng.
Gia đình của A đã gởi cho gia đình NGƯời bị hại 30 triệu đồng dùng để điều trị cho
NGƯời bị hại.
Anh (chị) hãy xác định:

7
1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm không?
Trong lần phạm tội mới A bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Theo
Điều 53 BLHS quy định:
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do
cố ý.
A đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị xử phạt 15 năm tù là hành
vi phạm tội về tội phạm rất nghiệm trọng (điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS), thời điểm
A phạm tội lần thứ hai là chưa đủ thời hạn 3 năm để được đương nhiên xoá án tích
theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 70 BLHS 2015 nên bản án thứ nhất của A
được xác định là chưa được xoá án tích, tội mới là tội cố ý gây thương tích được
thực hiện thuộc trường hợp phạm tội nhất định là do cố ý.
Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình
tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung tăng nặng của
tội phạm mới.
Tái phạm, hoặc tái phạm nguy hiểm được coi là một tình tiết định khung, hay
còn có thể hiểu như là tình tiết cấu thành tội phạm. Khi tình tiết tái phạm, tái phạm
nguy hiểm đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là
tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.

2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng
nặng TNHS nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện tội phạm.
Nếu bị kích động chưa mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
người bị hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm
tội hoặc bị kích động mạnh nhưng do người khác (không phải là của người bị hại)
thì được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e khoản 1
Điều 51 BLHS 2015.

8
3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 55 Bộ Luật Hình Sự năm 2015:
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì
hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ
03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp
thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Vậy, cả 2 loại hình phạt của A đã bị kết án đều là hình phạt từ có thời hạn.
Đối với tội thứ nhất là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 3 Điều 174 BLHS
(bị xử phạt 15 năm tù) và tội thứ hai là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác theo khoản 5 Điều 134 (bị xử phạt 12 năm tù), theo khoa
học pháp lý hình sự có các phương pháp tổng hợp hình phạt sau: Phương pháp cộng
hình phạt là phương pháp cộng vào hình phạt nặng nhất một phần hoặc toàn bộ các
hình phạt đã tuyên còn lại.
Bên cạnh đó căn cứ vào khoản 2 Điều 56 BLHS năm 2015:
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện
hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp
với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt
chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
=> Tội thứ nhất: A còn nợ hình phạt là 12 năm tù (do hình phạt là 15 năm và
đã thực hiện được 3 năm).
Tội thứ hai: A tiếp tục bị tuyên thêm 12 năm tù
Vậy tổng hợp hình phạt của A là: Tù có thời hạn 24 năm. 2

4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp
hành hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần
đầu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015:
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù
chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến
bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan
thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt.

2
TS. Phan Anh Tuấn, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT, Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng Đức -
Hội Luật Gia Việt Nam, Tái bản lần thứ nhất, tr.351

9
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba
thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm
đối với tù chung thân.
Vậy căn cứ theo khoản 1 Điều 63 thì A phải chấp hành hình phạt với thời
gian là hai phần ba thời hạn đã tuyên, đồng thời có nhiều tiến bộ và đã bồi thường
một phần nghĩa vụ dân sự.
Vậy theo quan điểm của nhóm, trong thời gian chấp hành hình phạt chung
của cả 2 bản án, A phải chấp hành hình phạt thêm được 4 năm nữa thì sẽ được xét
giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu.

5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Căn cứ vào Điều 48 BLHS năm 2015 quy định về việc Trả lại tài sản, sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi:
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được
xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người
phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Vậy, biện pháp tư pháp đối với A hiện tại là:
- Công khai xin lỗi người bị hại
- Bồi thường thiệt hại.

6. Thời hạn xoá án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ
thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Căn cứ vào Điều 71: Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết
án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này.
Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của
tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị
kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp
hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện
hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ,
phạt tù nhưng được hưởng án treo;

1
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử
hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế,
cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời
hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ
khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ
ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi,
thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Vậy trường hợp của A thuộc vào điểm d khoản 2 Điều 71. Bởi Căn cứ vào
khoản 1 Điều 71 ta xác định 2 loại tội mà A mắc phải đó là tội thứ nhất là tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 3 Điều 174 BLHS (nằm ở chương XVI) và tội
thứ hai là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
theo khoản 5 Điều 134 (nằm ở chương XIII) chính vì thế, việc áp dụng điều 71 cho
tình trạng của A là hợp lý.

You might also like